Page 240 of 304 FirstFirst ... 140190230236237238239240241242243244250290 ... LastLast
Results 2,391 to 2,400 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2391
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 13

    Tạ Tỵ đi theo ban kịch truyền bá quốc ngữ được nửa năm th́ bị sốt rét nặng, phải về Liên khu Ba (vùng Thái B́nh), vẽ tranh hí họa chống Pháp trên báo Cứu Quốc Thủ Đô, sáng tác văn thơ và dạy hội họa. Tạ Tỵ kể về nhiệt t́nh cách mạng của Văn Cao:

    "Một chiều khi gần tối, bỗng Văn Cao và Nguyễn Đ́nh Thi đến thăm. Thật không ǵ vui hơn, khi nằm một ḿnh trong căn nhà vắng lại được bạn đến thăm. Văn Cao cho biết từ Liên khu 1 mới xuống công tác ở Khu 3, nhân tiện ghé chơi. (...) Nói chuyện tầm phào măi cũng chán, tôi yêu cầu Văn Cao đọc lại bài thơ "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc". Văn Cao tuy làm nhạc nhưng không có giọng hát, nhạc Văn Cao nổi tiếng nhờ tài hát của Phạm Duy, Bùi Công Kỳ v.v... Văn Cao cũng không có tài ngâm thơ, hát chèo như Hoàng Cầm, nhưng tiếng đọc thơ của Văn Cao nghe rất lạ, nghe ghê rợn như tiếng vọng từ đáy huyệt. (...) Tôi nhớ, đêm ấy Văn Cao nói với tôi:

    - Này cậu, tôi có ư định giới thiệu cậu vào Hội Nghiên Cứu Chủ Nghiă Các-Mác[62]cậu nghĩ sao? Tôi thẳng thắn trả lời, không thích chính trị, chỉ yêu nghệ thuật thôi! Trong đêm tối, tôi không nh́n thấy nét mặt Văn Cao và Nguyễn Đ́nh Thi ra sao, nhưng qua câu nói của Văn Cao:

    - Không c̣n con đường nào khác đâu, nghệ thuật cũng phải phục vụ chính trị. Tôi chỉ biết nói thế. C̣n tùy cậu. Vả lại, Hội cũng ở gần đây thôi, mất công ǵ đâu mà cậu ngại?

    Tôi không trả lời nói lảng sang truyện khác. (...) Sáng hôm sau, Thi và Văn Cao đều dậy sớm, đi ngay".[63]

    Tạ Tỵ và Phạm Duy cho biết trong thời gian đầu kháng chiến, nghệ sĩ được tương đối tự do sáng tác. Tạ Tỵ vừa vẽ tranh tuyên truyền (hí họa chống Pháp) vừa sáng tác nghệ thuật theo ư riêng ḿnh và có thể triển lăm. Phạm Duy viết:

    "Trong ba, bốn năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, những văn nghệ sĩ rời thành thị ra thôn quê đều là những người tự động tham gia cuộc chiến đấu chung và dù có gia nhập vào một tổ chức văn nghệ nào của chính quyền th́ cũng được tự do đi lại, tự do sáng tác hay tự do biểu diễn. Dù Đảng Cộng Sản đă có đề cương văn hoá từ lâu[64] quy định mọi sáng tác văn nghệ đều phải có "tính Đảng" nhưng chỉ tới khi có Đại Hội Văn Hoá lần thứ hai được tổ chức ở Bắc Kạn vào năm 1950[65] th́ mới có những đường lối văn nghệ được Ban Chấp Hành đưa ra để văn nghệ sĩ ngoài Đảng học hỏi"[66].

    Trong không khí c̣n khá dễ thở, Văn Cao trở lại Liên khu ba năm 1949, và các họa sĩ có thể tổ chức triển lăm chung, Tạ Tỵ kể: "Từ khi có Văn Cao ở gần, chúng tôi mỗi lần gặp lại bàn về chuyện làm pḥng triển lăm. Văn Cao cũng vẽ được hai tấm tranh sơn dầu. Anh cho rằng vấn đề mở Pḥng Tranh là việc nên làm v́ từ ngày kháng chiến, Liên Khu 3 chưa có Pḥng Tranh nào. Chúng tôi[67] giao việc liên lạc với chính quyền cho Văn Cao lo, c̣n tranh, có bức nào bày bức đó. (...) Văn Cao bày hai tác phẩm: Cây đàn đỏ và Đường cấm. Tôi có hai bức: Ĺa phố và Chiến tranh.

    Cả bốn bức là sơn dầu, c̣n toàn là tốc họa, bút ch́ vẽ trên giấy. Tuy vậy, pḥng Triển Lăm cũng nhiều người xem lắm, nhiều buổi phải chen lấn nhau, làm chúng tôi lên tinh thần, tuy sự trưng bày này hoàn toàn có tính cách biểu dương, chứ không bán. Có bán cũng chẳng ai mua. Sau khi pḥng triển lăm bế mạc, Văn Cao gửi tôi giữ giùm hai tác phẩm nói trên v́ lư do không ở đây lâu, nhưng sau khi tôi đă "dinh tê", đến năm 1951, quân Pháp đánh vào quê tôi, lấy đi tất cả!"[68]

    Trước đây, người ta chỉ biết bức tranh Cây đàn đỏ của Văn Cao bị phê b́nh, nhưng nội dung phê b́nh ra sao, không ai rơ. Nhờ những điều Tạ Tỵ viết về buổi phê b́nh tranh Mưa Núi của ông, chúng ta có thể đoán được cảnh phê b́nh tranh Văn Cao: "Tôi vẽ thêm được bức tranh Mưa Núi, vẫn theo kỹ thuật lập thể. Một buổi chiều, tôi nhận được giấy mời đi tham dự buổi họp của Chi Bộ Văn Nghệ Liên Khu (...) Đúng ngày, tôi mang tranh đến một ngôi làng sát chân núi, bên kia sông Đặng. Đến nơi đă có nhiều anh em, tuy vậy, tôi quen rất ít, chỉ có Phái[69], Huyền Kiêu và Lương Xuân Nhị, là bạn.(...)

    Sau vài giờ thảo luận sinh hoạt về chiều hướng sáng tác phục vụ kháng chiến, anh trưởng ban Tổ Chức (tôi không nhớ tên) đặt tác phẩm Mưa Núi của tôi trên chiếc giá bằng tre, xong mời anh em phát biểu ư kiến về tác phẩm đó. Mỗi người nói một cách, tôi phải trực tiếp giải thích, bào chữa cho tác phẩm ḿnh có "nội dung cách mạng".
    Chắc đă được sắp đặt trước, anh trưởng ban Tổ Chức cho mời một số ông bà già, con nít chăn trâu đến trước bức tranh, hỏi mỗi người về cảm tưởng của họ. Thật khốn đốn cho tôi khi phải chống đỡ với những lời phát biểu vô cùng thật thà v́ không hiểu ǵ về hội họa của những người dân quê mùa chất phác và các em bé chăn trâu, cắt cỏ. Trước cảnh huống đó, tôi muốn phát điên lên, nhưng cố nén giận, giữ vẻ mặt b́nh tĩnh tới phút chót.

    Sau cuộc phê b́nh khốn khổ, tôi dự đoán được Tổ Chức Chi Bộ Văn Nghệ muốn đối xử với tôi ra sao rồi! Phái và Huyền Kiêu thông cảm, nhưng đứng về phía thiểu số, cũng chẳng đỡ đ̣n ǵ được, đành làm ngơ. Cuộc họp chỉ có một ngày. Đáng lẽ sau khi họp xong, tôi phải ở lại vui chơi với anh em, nhưng tối hôm đó, tôi về ngay, nại cớ ngày mai phải đi gặp trưởng Cơ Quan B́nh Dân Học Vụ nhận công tác. Cũng kể từ đó, trong tôi đă dứt khoát, nếu có dịp thuận lợi là "dinh tê", chứ ở lâu không xong!"[70]

    Đó là t́nh h́nh năm 1949. Và đó là lư do khiến những hoạ sĩ như Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng... bỏ kháng chiến về thành.

    Sự "dinh tê" của văn nghệ sĩ được Vũ Bằng cảm nhận như sau: "Thế rồi tôi rinh tê. Tôi rinh, nhưng không có một chút mặc cảm, là v́ tôi quan niệm rằng Hà Nội là đất nước ḿnh, ḿnh có quyền ở đó, c̣n vấn đề hèn hay không, đó là tùy ở nhân cách của từng người"[71].



    Còn tiếp ...

  2. #2392
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nghe chuyện Hà nội ;.. ngày đó sao quên ..

    ngày 08 - 08 - 2017.. trời nắng đẹp OAT = + 18 oC...

    đêm qua, thao thức cả đêm.. cánh cửa sổ hé mở để hưởng những làn gió đem không khí đồng ruộng vào nhà.. các cháu ngủ say sưa và bà Tám cũng say giấc cùng mộng mị .. rồi c̣n thân ḿnh.. trở ḿnh thức sớm... ấm nước đung sôi và tách trà ban mai đặt lên cung kính dành cho quí ngũ đại nương trên bàn thờ... thoáng chút hương sen từ tách trà pha trong gió sớm.. không gian thật tĩnh mịch nhưng lâu lâu lại có tiếng chim cú vọng về.. rạng đông hừng sáng.. và những ánh nắng ban mai...
    Mở máy để lên mạng t́m lại chút hương xưa.. qua các thư mục trong và ngoài nước.. dù sao tôi vẫn đang mang gịng máu Việt Nam.. qua mạng xưa ;.. Nghe chuyện Hà nội... qua những bài mà bạn Tran Trụng đem về... lại nhắc tới cái thời mà dân Việt ta ngơ ngác rồi quay theo chiều biến chuyển thế giới không kịp.. nào Nhật đổ vào Đông dương qua ngả Lạng sơn rồi đến Nhật đảo chính .. rồi chính phủ Trần trọng Kim.. rồi..
    Cuộc dời Học sinh và Sinh viên cũng như bị lôi cuốn vào ṿng xoay bất tận.. thời kỳ 1936 cho đến 1943.. thời này có thể nói là yên ổn nhất.. ăn no ngủ kỹ.. an ninh xóm làng cũng tốt không có cướp bóc ., không có chống đối cầm quyền.. phải đến mùa hè 1943 th́ mới có cảnh giặc cỏ về vùng Trung du;.. thái nguyên, Bắc Kạn.. và đến 1944-45 .. giặc cỏ tràn về nhất là Thái B́nh Nam Định.. phá hại mùa màng, rồi th́ máy bay Đồng minh thả bom các đoàn xe lửa.. các tàu chở gạo ra Bắc mà tạo ra cơn đói;.. vụ chết đói năm Ất Dậu bùng lên.. tạo cớ chó các thành phần của Việt MInh ra mặt lèo lái các đoàn thẻ Thanh niên và Sinh viên.. lấy đó làm lực lượng nồng cốt cho vụ viêc tất yếu sau này; đó là cuộc biểu t́nh ở nhà hats lớn thành phoos Hà nội 19-08-1945.
    Cái nôi của Cách mạng khó có thể bắt nguồn từ nông dân mà lại bắt nguồn từ lực lượng Thanh niên và Sinh viên. Thanh niên.. Sinh viên cũng đă ra khu theo phong trào Thoats ly từ những năm 1939.. và những người tuổi trẻ .. được ăn học, thấm nhuần cái văn minh Tây phương, hiểu được quyền sống của dân qua các nhà tư tưởng như Voltaire, J.J. Rouseau, Montesqiueu.. ngay cả Victor Hugo.. và lăng mạn của Lamartine và Chateaubriand..Alpho nse Daudet... hun đúc cho ư tưởng thoát ly đ̣i quyền sống cho dân tộc.. Dựa vào sức mạnh của thanh niên sinh viên và học sinh.. đảng phái Cách mạng đă có một lực lượng trí thức không nhỏ mà lại hăng say với bầu nhiệt huyết, đứng sau lực lượng này là các nhà trí thức của cả hai phe tân và cổ học..
    Riêng nói đến bài Sinh viên hành khúc của Lưu hữu Phước sau này được cp Trần trọng Kim đưa ra làm bài quốc ca thay thế cho bài ddawng đàn cung dưới thời Bảo Dai... bài Sinh viên hành khúc trước đây khi Cp TTK mới thành lập được dùng cho phong trào " Khoẻ để Phụng sự tổ quốc..".. nay được sửa đôi như sau thay v́ Này sinh viên ơi ! đứng lên đáp lời sông núi... th́ được đổi thành : này công dân ơi ...
    cũng thời điểm tháng 03-1945.. cuộc họp mắt liên trường Trung học và Đại học tại sân trường ddaij học Hà nôi.. anh chị Nguyễn Tôn Hoàn là người đứng ra tập hợp Sinh viên và cùng đồng ca bài này .. coi như bài va chính thức của Thanh Sinh viên và học sinh ( Ghi chú ; thời kỳ trước 1945.. các cô cậu học sinh Trung học ở các lớp chuyên khoa hay tẻrminales tuôi tác cũng đă lớn..già rồi..cũng có người đă lạp gia đ́nh).

    Lại đến chuyện ngôn ngữ và phong tục ngày xưa.. v́ chót lang bang trên trang mạng của trong nước .. Trang mạng này nói về ngôn ngữ.. và nói đén các câu vè câu đói. của Văn hoá cũ xưa.. Quí Bạn có thể t́m thấy đẻ đọc và đẻ tháy cái nguy cơ và mầm mống đầu độc tuổi thơ qua các văn, con chữ đă bị Văn hoá " đỏ." bẻ cong , uốn nắm cho vừa cái khuôn " đỏ.." mà nay trở thành cái thoái hoá ngay chính các đảng vien Cộng sản.. và huỷ hoại cả cái xă hội đương thời;.. qua các bê bối tham nhũng tràm kha ngay trong đảng Cộng sản khát máu.. c̣n nhân dân th́;.. vùi đầu vào các tệ nạn xă hội.. hết cách để diễn tả rồi mà.!!
    Họ lại c̣n bô lô ba la;; kheo lên mà nói rằng các nhà xă hội học.. các bậc trí thức đỉnh cao vẫn đang băn khoăn trăn trở cho một nền giáo dục.. phair phát triển thế này.. thế kia để.. nước giàu dân mạnh !!.. Nhưng quyên mất cái căn bản cội nguồn của nề nếp văn hoá trước cái văn hoá " cào bằng giai cấp.. đồng chí bố.. đồng chí conn..!! Tôn ti trật tự dân gian th́ cào băng c̣n nề nếp cai trị th́ ngôi cao vơng lọng ban bệ đầy rẫy.. dân đi vào chỗ công quyền nay cũng phải biết điều gọi là các ông đồng chí.. và dưới lá đơn là cái phong b́ dầy hay mỏng tuỳ theo..
    Hôm nay trong nước đang có chiến dịch " đả hổ diệt ruồi..!" giống như bên Tàu.. vô h́nh chung làm lộ ra mái nóc nhà dột .. dột từ noc và dột dến nỗi không c̣n chỗ nào là không dột ..
    Xin phép ngưng v́ các cháu chúng đă dạy.. chúng dang ngồi.. lên đ̣i ông bà bế đi làm vệ sinh..../.

  3. #2393
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 13

    ● Nhân Văn Giai Phẩm: Thơ Văn Cao

    Sau khi hoà b́nh lập lại, Văn Cao không sáng tác ca khúc nữa. Ông trở lại với hội họa th́ Hoàng Cầm đến mời ông viết bài cho Giai Phẩm Mùa Xuân.

    Văn Cao nhận lời và làm thơ, v́ chỉ có thơ mới nói được những bi đát sâu lắng trong nội cảnh của tâm hồn. Với sự "đốc thúc" của Hoàng Cầm, Văn Cao dành cả mùa xuân để sáng tác trường ca Những người trên cửa biển.

    Lần này trở lại, Văn Cao như người anh cả, đứng lên chỉ mặt bọn người đă làm cho nghệ sĩ phải điêu đứng trong sáng tác từ 1949. Tác giả quốc ca hỏi tội:

    "Bao giờ nghe được bản t́nh ca

    Bao giờ b́nh yên xem một tranh tĩnh vật

    Bao giờ

    Bao giờ chúng nó đi tất cả"


    "Chúng nó" đây là những khuôn mặt đă tạo dựng nên cái xă hội có nửa mặt:

    "Một nửa thế giới

    Một nửa tâm hồn

    Một nửa thế kỷ

    Chưa khai thác xong".


    "Chúng nó" đây là những con người:

    "... những con người khôn ngoan

    Không có mồm

    Mắt không bao giờ nh́n thẳng"


    "Chúng nó" đây là những vi khuẩn đă len lỏi vào sự sống của con người:

    "Chúng nó c̣n ở lại

    Trong những tủ sách gia đ́nh

    Ở điếu thuốc trên môi những em bé mười lăm

    Từng bước chân các cô gái

    Từng con đường từng băi cỏ từng bóng tối

    Mắt quầng thâm c̣n nhỡ măi đêm"


    Và một lần nữa tác giả Tiến Quân Ca kêu gọi mọi người đứng lên bảo vệ tự do như đă từng bảo vệ tổ quốc:

    "Vào một cuộc đấu tranh mới

    Để mở tung các cánh cửa sổ

    Mở tung các cửa bể

    Và tung ra hàng loạt hàng loạt

    Những con người thật của chúng ta."[72]


    Những lời kêu gọi thiết tha trên đây của Văn Cao làm rung động những tâm hồn yêu tự do, yêu nghệ thuật và yêu đất nước. Chỉ riêng những kẻ cảm thấy ḿnh bị gọi là "chúng nó" mới động ḷng. Xuân Diệu thốt lên những lời tàn nhẫn:

    "Những tư tưởng Nhân văn-Giai phẩm luồn lách như chạch; không phải lúc nào nó cũng lộ liễu như trộn trấu, cát vào gạo cơm ta ăn, khiến ta biết ngay; mà có khi nó giấu tay rỏ thuốc độc vào những chai thuốc dán nhăn hiệu là “bổ”. Văn Cao vào hạng có bàn tay bọc nhung như thế. Sự giả dối đă thành bản chất của Văn Cao, nên những cái lạc hậu, thoái hoá của Văn Cao cứ nghiễm nhiên mặc áo chân lư và tiến bộ. (...)


    Vào đời giữa thời phát-xít Nhật đổ bộ vào Đông Dương, lúc lớn lên nhạy cảm nhất lại là lúc chủ nghĩa đế quốc Pháp Nhật toát ra cái chất cuối mùa đồi trụy nhất, phản động nhất, Văn Cao đă ngộ độc rất nặng. (...)

    Trong bài hát Trương Chi, Văn Cao gán cho người đánh cá cái khinh bạc tột độ của ḿnh, không coi nhân quần ra cái ǵ hết, chỉ có một ḿnh ḿnh trên trái đất; hơi lạnh của chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối toát ra như một âm khí nặng nề:

    Ngồi đây ta gơ mạn thuyền

    Ta ca trái đất đất c̣n riêng ta! (...)

    Những ngày đầu Cách Mạng Tháng Tám, những ư nghĩ phiêu lưu, t́m thi vị xa vời, mới lạ trong cách mạng, là một chặng đường tất yếu của tư tưởng nhiều người; mơ ước “Hải quân Việt Nam”, “Không quân Việt Nam” lúc đó cũng là một trạng thái của ḷng yêu nước.
    Nhưng ta phải giật ḿnh khi nhớ lại những lời hát:

    Ta là đàn chim bay trên mây xanh

    Mắt nh́n trong khói những kinh thành tan…

    … Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng

    Ta không trách tŕnh độ chính trị của ta và của tác giả khi đó c̣n thấp. Chúng ta giật ḿnh v́ cái lối bay để mà bay, tự say lấy ḿnh đó là tiền thân của cái lối “Hăy đi măi” của Trần Dần; chúng ta giật ḿnh hơn nữa là cái máu anh hùng chủ nghĩa làm cho Văn Cao sảng khoái nh́n thấy “những kinh thành tan” dưới bom đạn mà không chút xót thương, và “chiến công ngang trời” kia lại là của “không quân Việt Nam”, mà không nói là chiến tranh tự vệ!

    Mấy bài thơ năm 1946, 1948 của Văn Cao, có dụng ư tốt, nhưng cũng bộc lộ cái tính chất nghệ thuật của Văn Cao, thích khúc mắc, khó hiểu, thích loé lên lấp lánh, pha với sự lập dị, chộ người, toát ra một màu vị tan ră, như bài "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc", hay như bài "Ngoại ô mùa đông 46"[73]

    Ta đi trong nhà đổ

    Nghe thời gian đă nhạt khúc ân t́nh

    Tuy pḥng the chiếc áo trẻ sơ sinh

    C̣n xiêm hài dành hương phấn cũ …

    ...

    Chữ Phạn, La-tinh nhường máu tô diệt Pháp

    Gió lạnh khi qua viện tàng thư

    Cháy cong queo, b́a giữ chút di từ

    Kierkegaard, Heiddeger và Nietzsche… (...)


    Còn tiếp ...

  4. #2394
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 13

    Giả dối như một con mèo, kín nhẹn như một bàn tay âm mưu trong truyện trinh thám, bài thơ Anh có nghe thấy không? lập lờ, ấp úng, bí hiểm, hai mặt, tuy nhiên công chúng cũng hiểu nó muốn nói ǵ. Văn Cao gọi ai là “chúng nó”? Đối lập với ai là “chúng ta”?

    Bao giờ nghe được bản t́nh ca

    Bao giờ b́nh yên xem một tranh tĩnh vật

    Bao giờ

    Bao giờ chúng nó đi tất cả (...)

    Trên đất nước ta “chúng nó” là Mỹ-Diệm ở miền Nam, là tay chân Mỹ-Diệm ở miền Bắc, là bọn phá hoại Nhân văn-Giai phẩm; chúng nó là thế đấy (...)

    Những con người của chúng ta, từ Cách Mạng Tháng Tám đến nay, xuất hiện, trưởng thành dần dần và mănh liệt, để đi tới “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”, dù chúng ta có c̣n khuyết điểm, nhược điểm ǵ, cả Trái Đất cũng biết chúng ta vĩ đại!"[74]


    Lời Xuân Diệu chứng minh những điều Văn Cao viết về "chúng nó" là đúng. Xuân Diệu c̣n cho biết: Đảng chưa bao giờ hiểu nghệ thuật của Văn Cao. Tất cả những sáng tác tuyệt vời của Văn Cao đều bị Đảng coi là "thuốc độc". Tóm lại, Đảng chỉ lợi dụng bài Tiến Quân Ca.

    Nhưng Văn Cao không thuộc về Đảng. Văn Cao là nghệ sĩ của dân tộc. Nếu nhạc Văn Cao đưa người vào mộng, th́ thơ Văn Cao xoáy vào thực tại cuộc đời: phần đời thực với Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, Ngoại ô mùa đông 1946, Những người trên cửa Biển và phần nội tâm sâu xé của con người mất tự do trong các bài thơ ngắn, cô đọng đau thương những giọt nước mắt không rơi ngoài tim ḿnh như lời thơ Thanh Tâm Tuyền.

    Nhạc sĩ kỳ tài, Văn Cao c̣n là nghệ sĩ tiên phong trong hội họa và thi ca. Ngày nay khó t́m được họa phẩm của Văn Cao nhưng theo Tạ Tỵ, Văn Cao đă tự tŕnh bày b́a những bản nhạc của ḿnh bằng những bức tranh avant garde. Nếu t́m lại được những bản nhạc đó, ta có thể có ư niệm về hội họa tiên phong của Văn Cao.

    Riêng về thơ, Văn Cao âm thầm tiếp tục con đường tân tạo. Mỗi chặng sống, ông viết những tác phẩm giá trị.

    Cúi xuống lầm than của kiếp người, Văn Cao đă để lại những h́nh ảnh kinh hoàng của trận đói tháng ba năm Ất Dậu. Nếu không có Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, chúng ta không thể h́nh dung cảnh xe xác lăn trong xóm cô đầu của một Hà Nội bán linh hồn:

    "Tiếng xe ma chở vội một đêm gầy

    Xác trụy lạc rũ bên thềm lá phủ (...)

    Ta về gác chiếu chăn gào tự tử

    Trên đường tối đêm khoả thân khiêu vũ

    Kèn nhịp xa điệu múa vô luân

    Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm

    Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc

    Kiếp người tang tóc

    Loạn lạc đ̣i nơi xương chất lên xương

    Một nửa kêu than, ma đói sa trường

    C̣n một nửa lang thang t́m khoái lạc!"


    Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc song hành với Tiến quân ca, là những tiếng bi thương và hùng tráng, báo hiệu một dân tộc vùng đứng lên kháng chiến. Ngoại ô mùa đông 1946 viết về ngày toàn quốc kháng chiến, với một bút pháp độc đáo, kinh hoàng, gây hoang loạn:

    "Phố chết rồi vài mảnh rêu ngơ ngác

    The thé thất thanh giọng kêu tàn ác

    Quạ dăm con, chập choạng cánh dơi xa

    Lơ láo tường vôi, than bụi dui nhà (...)

    Cửa ô cần lao

    Cửa ô trụy lạc

    Cửa ô trầm mặc

    ...

    Mấy bức tường hồng rơi xuống cùng trâm

    Một dẫy phố nghiêng cả thành Hà Nội

    Ḍng ngơ chợ xưa máu dâng ngập lối

    Mấy xác quân thù bên cống tanh hôi

    Sọ nứt toang óc chảy lẫn với ṛi

    ...

    Xóm âm u

    thành khối đen đặc quánh

    Ơi ai ngâm ḿnh hố lạnh

    Gió mùa rú ghê người

    Trăng đông dầm khe rănh

    Lưỡi lê đậu sương rơi..."[75]


    Kháng chiến không chỉ là hào hùng, là hoa treo đầu súng. Kháng chiến c̣n là chiến tranh, chết chóc, tàn phá, kinh hoàng ... Ngoại ô mùa đông 46 là bài thơ khốc liệt nhất viết về toàn quốc kháng chiến. Trong những năm đầu, người nghệ sĩ c̣n được tự do sáng tác, mới có thể có Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc và Ngoại ô mùa đông 1946, in trên báo Tiên Phong. Đó là Văn Cao thời kháng chiến.


    Còn tiếp ...

  5. #2395
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 13

    Thời NVGP, Văn Cao viết trường ca Những người trên cửa biển, bài ca lịch sử của Hải Pḥng, gắn liền với cuộc đời Văn Cao, từ lúc sinh ra dưới thời Pháp thuộc, đến cuộc kháng chiến đẫm máu mà Văn Cao đă phụng sự hết ḿnh. Văn Cao chờ đợi một mùa xuân khi hoà b́nh lập lại. Nhưng ngày dứt chiến tranh cũng là ngày chia đôi đất nước, ngày những con bạch tuộc hiện h́nh:



    Vợ xa chồng

    Anh xa em

    Chiều Nam chiều Bắc cùng sầu

    Tiếng thức dậy niềm cô đơn nuối tiếc

    ...

    Gió băo tới đâu cũng không một lúc

    Rụng hết lá vàng

    Ngày báo hiệu mùa xuân mầm nở mầm tàn

    Có người tự nhiên tiếc bàn tay đă mất

    Từng đêm đau nhức vết đạn trên ḿnh

    ...

    Trong những ngày khó khăn chồng chất

    Kẻ thù của chúng ta xuất hiện

    Những con rồng đất khi đỏ khi xanh

    Lẫn trong hàng ngũ

    Những con bói cá

    Đậu trên những dây buồm

    Đang đo mực nướng

    Những con bạch tuộc

    Bao tay chân cố d́m một con người

    ...

    Tôi sẽ vạch từng tên từng mặt [76]


    Văn Cao trở lại vị trí chiến sĩ trừ gian. Lần này cuộc cách mạng sẽ xẩy ra trên mặt trận tư tưởng, bằng ng̣i bút. Và những kẻ sợ Văn Cao vạch mặt, chỉ tên đă hoảng loạn tinh thần, viết nên những điều cuồng dại.

    Sau Nhân Văn, Văn Cao vẫn làm thơ. Lần này thơ ông đi sâu vào nội tâm con người. Một con người:

    Có lúc

    một ḿnh một dao giữa rừng đêm không sợ hổ

    có lúc

    ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt

    có lúc

    nước mắt không thể chảy ra ngoài được[77]


    Con người bị cầm tù tư tưởng âm thầm nh́n cái chết chậm, như bức tường vô tri, nhích dần, nhích dần trên thân xác ḿnh:

    Cái bức tường lê từng bước một

    Đến gần chân chúng tôi hàng ngày

    Chúng tôi nh́n chậm chạp

    Châm chạp một cái chết

    Thời gian đang héo thời gian đang rụng[78]


    Bài thơ khóc Nguyễn Huy Tưởng, nhưng là điếu tang những người bị mất tự do. Bài thơ bị cấm trong ba mươi năm. Kiên tŕ, Văn Cao vẫn tiếp tục vẽ bằng thơ. Lần này ông phác họa chân dung một kẻ xưa kia là bạn:

    Tôi đă gặp lại anh

    Im ĺm như một bức ảnh

    Người anh dẹt như một con dao

    Gây nhiều vết thương cho bạn hữu

    Anh mang trong tôi nhiều bộ mặt

    Đâu là cái cuối cùng

    Chỉ c̣n hai con mắt

    Trắng dă không thể lừa dối[79]


    Bài Ba biến khúc tuổi 65, tổng kết cuộc đời Văn Cao trong một t́nh thế chính trị không lối thoát. Biến khúc I viết về thời kháng chiến trừ gian:

    Một người cho tôi con dao găm

    Không biết dùng làm ǵ

    đêm nh́n qua cửa sổ

    một khoảng trống đen

    tôi ném vào khoảng trống ...

    bỗng nhiên có tiếng ngă ngoài sân

    một người trúng tim đă chết

    tôi không hề biết người ấy

    tôi là kẻ không muốn giết người

    chỉ biết bóng tối

    mà tôi đă ném dao.


    Những lời tự họa đớn đau của Văn Cao đă gặp những lời tự phán kinh hoàng của Nhất Linh trong Gịng sông Thanh Thủy: Khi anh đă lọt vào guồng máy, anh sẽ phải giết người, anh sẽ có «bàn tay bẩn» (JP Sartre).


    Còn tiếp ...

  6. #2396
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 13

    Biến khúc II viết về bi kịch của người Nhân Văn:

    Tôi đi trên phố

    bỗng nhiên mọi người nh́n tôi

    một ai đó kêu lên: thằng ăn cắp

    tôi chạy

    tôi chạy

    tại sao tôi chạy?

    tôi không hiểu tôi

    cả phố đuổi theo tôi

    xe cộ đuổi theo tôi

    tôi chạy bạt mạng

    gần hết đời

    tới chỗ chỉ c̣n gục xuống

    tỉnh dậy mồ hôi chảy

    tôi lại thấy tôi là người chưa phạm tội.


    Chạy hết trọn đời, nhưng người Nhân Văn không t́m ra lối thoát. Biến khúc III, viết về mạng lưới công an trị:

    Tôi rơi vào mạng nhện

    mạng nhện cuốn lấy tôi

    không c̣n cách ǵ gỡ được...

    muốn phá cái mạng nhện

    tôi không đủ tay[80]


    Sau Nhân Văn, người ta vẫn không dám đối xử với tác giả Tiến Quân Ca như những thành viên khác của NVGP. Họ đành đưa Văn Cao vào bóng tối. Không nhắc tới. Không cho in. Không cho hát. Không cho vẽ. Trong ba mươi năm.
    Nhưng Văn Cao vẫn hiện diện. Hiện diện bằng sự vắng mặt. Người dân miền Nam vẫn nghe những tuyệt tác của Văn Cao qua tiếng hát những ca sĩ thượng thặng Thái Thanh, Hà Thanh, Khánh Ly ... Và người dân miền Bắc mỗi lần chào cờ là một lần hội ngộ với Văn Cao.

    Sau này, khi đất nước ra khỏi chế độ toàn trị, lá cờ đỏ sao vàng gắn liền với Đảng Cộng Sản sẽ không c̣n lư do tồn tại.
    Nhưng Tiến Quân Ca là xương thịt của một nghệ sĩ thiên tài, suốt đời đóng góp cho nghệ thuật chân chính và tranh đấu cho tự do của đất nước, sẽ măi măi c̣n lại. Bởi khó có tác phẩm nào thay thế được Tiến Quân Ca trong ḷng dân tộc Việt Nam.

    ..........

    Phụ lục :

    Hồi Kư của Văn Cao: Bài Tiến quân ca
    so sánh với bài Tại sao tôi viết Tiến quân ca

    Phụ lục

    Hồi Kư của Văn Cao:

    Bài Tiến quân ca :

    Sau Triển lăm Duy nhất 1944 (Salon unique), tôi về ở một căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền. Ba bức tranh sơn dầu của tôi tuy được bày vào chỗ tốt nhất của pḥng tranh -nhà Khai Trí Tiến Đức- và được các báo giới thiệu cũng không bán nổi. Hy vọng về cuộc sống bằng hội họa tại Hà Nội không thể thực hiện được. Anh bạn nhường cho tôi căn gác ấy là người đă xuất bản mấy bản nhạc đầu tiên của tôi cũng không nói đến tiền nhuận bút.

    Tôi chưa bao giờ nhận được tiền nhuận bút về các bản nhạc viết hồi đó dù đă tŕnh diễn nhiều lần ở các tỉnh từ Bắc tới Nam, tôi cũng không nhận được tiền nhuận bút về thơ và truyện ngắn. Đối với những cây bút trẻ, việc đăng báo là một vinh dự, người ta phải mua báo và c̣n phải mua thêm nhiều tờ để tặng người yêu, tặng bạn thân. Hàng ngày tôi nhờ mấy người bạn họa sĩ nuôi cơm và giúp đỡ phương tiện cho làm việc. Cuộc sống lang thang ấy không thể kéo dài nhiều ngày. Muốn t́m việc làm th́ không có chỗ. Hà Nội lúc ấy lại đang đói. Những người bạn nuôi tôi cũng gặp nhiều khó khăn.

    Căn gác 45 ấy bắt đầu đông người thêm. Mấy người bạn tôi cũng bỏ Hải Pḥng để lên đây kiếm việc. Họ đều là những bạn hướng đạo, trước đây chưa hề phải lo đến chuyện làm ăn. Những năm trước, chúng tôi thường kéo tới nhà nhau để sống hàng tháng trời bắt gia đ́nh phải nuôi hay thỉnh thoảng mang lều đi ra ngoài thành phố, về những nơi có núi đồi để cắm trại và ca hát.
    Đầu tiên chỉ có hai người tới ở chỗ tôi, sau đấy lại thêm ba người nữa và có người chỉ mới biết tôi qua bạn bè cũ. Căn gác 45 ấy biến thành một cái quán trọ của những người thất nghiệp. Hàng ngày mỗi người đi t́m bạn bè trên phố để kiếm ăn. Đêm đêm họ phải nằm trên cái sàn nhà lát gỗ. Bởi v́ tôi chỉ có một cái giường nhỏ. Chủ nhà đă cắt điện v́ tôi không có tiền trả hàng tháng. Tôi phải làm việc với một ngọn đèn dầu.

    Đă hết những câu chuyện tâm t́nh, những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. Mỗi đêm, chúng tôi chỉ nh́n thấy nhau với những bộ mặt chán chường thất vọng. Đôi lúc có những bộ mặt thấy vui hơn. Đấy là dấu hiệu thắng lợi của những người gặp may trong ngày đă kiếm được một bữa ăn ngon, hay một số tiền nhỏ do bạn bè bố thí. Chúng tôi ở với nhau không ai nghĩ đến sự giúp đỡ nhau. Mạnh ai t́m lấy việc, t́m lấy cơm ăn hàng ngày. Không chí hướng. Không mục đích.

    Buổi sáng mỗi lần ra đi, tôi thấy họ vẫn nằm ôm nhau trên sàn gác, dù nắng đă chiếu vào giữa nhà. Thấy tiếng kẹt cửa họ cũng không buồn cựa quậy. Có lúc trở về vào hai ba giờ chiều tôi vẫn thấy họ nằm như buổi sáng. Anh em thường gọi đấy là những ngày phải "gồng". Tiếng "gồng" có nghĩa là chịu đói. Tiếng "gồng" theo nghĩa vơ là chịu đ̣n. Nhóm thất nghiệp c̣n đặt thêm nhiều từ để chỉ sự đói: ép gồng, ép rệp. Những cảnh "gồng" thường diễn ra ở căn gác xép ấy.

    Người "giải gồng" -có nghĩa là giải được sự đói- giỏi nhất là tôi. Mỗi buổi sáng ra đi tôi thường không biết là sẽ đi đến đâu và sẽ làm ǵ, và chỉ cầu vào sự may mắn: may gặp bữa ăn ở nhà một người bạn, may gặp một người bạn mời ăn ở dọc đường. Nhờ những năm học vẽ tại Hà Nội, tôi có một số bạn nên gặp được nhiều may mắn.
    Nghe tiếng chân của tôi lao trên mấy bậc thang gạch, mấy anh bạn trở ḿnh nói với nhau: "Nó hôm nay lại thấy về sớm?" Tôi nh́n các bạn nằm trên sàn gác nhịn đói không biết nói ǵ thêm. Cái đói đă trói chúng tôi lại một nơi này.

    Có một lần tôi khệ nệ xách lên gác một con cá mè dài gần một sải tay. Cả bọn vùng dậy. Mặt anh nào cũng sáng hẳn lên:

    - Ở đâu ra cái của này?

    - Bà mẹ Nguyễn Đ́nh Phúc cho đấy.

    Tôi chỉ kịp ngồi thở, v́ đă phải đi bộ xách cá từ Hàng Than về. Bà mẹ nhạc sĩ ấy nay đă mất rồi, nhưng chúng tôi không thể quên ngày chúng tôi nhờ mẹ mà có một bữa đỏ lửa trên sân gác, một bữa "tiệc" với món cá luộc chấm muối chưa bao giờ ngon lành và no nê đến thế. H́nh như chỉ có một buổi tối hôm ấy thôi , có người trong chúng tôi mới kể đến những chuyện về t́nh yêu.

    Thế rồi bỗng nhiên họ rẽ nhau đi hết trong một ngày. Và căn gác bỗng lạnh vắng. Bọn họ đă t́m được công việc trong một dịp may. Một người chủ thầu chợ Hà Đông nhận tất cả làm nhân viên dán vé. Riêng tôi không thể làm nghề ấy được. Tôi ở lại một ḿnh trên căn gác vắng vào những ngày đầu thu năm 1944.



    Bài đă bị cắt:

    Tại sao tôi viết Tiến quân ca :

    Sau Triển lăm Duy nhất 1944 (Salon unique), tôi về ở một căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền. Ba bức tranh sơn dầu của tôi tuy được bày vào chỗ tốt nhất của pḥng tranh -nhà Khai Trí Tiến Đức- và được các báo khen ngợi nhưng cũng không bán nổi. Hy vọng về cuộc sống hội họa, tại Hà Nội không thể thực hiện được. Anh bạn nhường cho tôi căn gác ấy, là người đă xuất bản mấy bản nhạc đầu tiên của tôi, cũng không thấy nói đến tiền nhuận bút. Tôi chưa bao giờ nhận được tiền nhuận bút về các bản nhạc viết hồi đó dù đă tŕnh diễn nhiều lần ở các tỉnh từ Bắc tới Nam, tôi cũng không nhận được tiền nhuận bút về thơ và truyện ngắn. Đối với cây bút trẻ, việc đăng báo là một vinh dự. Người ta phải đi mua báo và c̣n mua thêm nhiều tờ để tặng người yêu, tặng bạn thân. Hàng ngày tôi nhờ mấy người bạn họa sĩ nuôi cơm và giúp đỡ phương tiện cho làm việc. Cuộc sống lang thang đó không thể kéo dài nhiều ngày. Muốn t́m việc làm th́ không có chỗ. Hà Nội lúc ấy lại đang đói.

    ..........

    Còn tiếp ...

  7. #2397
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 13

    Bài đă bị cắt:

    Tại sao tôi viết Tiến quân ca :


    Tin từ Hải Pḥng lên cho biết mẹ tôi, các em và các cháu tôi đang đói khổ. Bà đưa các đứa nhỏ ấy từ Nam Định ra Hải Pḥng, dọc đường để lạc mất đứa cháu con anh cả tôi. Nó mới lên ba. Đôi mắt nó giống như mắt con mèo con. Có thể nó nằm ở dọc đường trong đám người chết đói năm ấy. Các anh tôi cũng đang chờ tôi t́m cách giúp đỡ. Năm ấy rét hơn mọi năm. Tôi ngủ với cả quần áo. Có đêm tôi phải đốt dần bản thảo và kư họa để sưởi. Đêm năm ấy cũng dài hơn mọi năm. Những ngày đói của tôi bắt đầu.

    Tôi đă gặp lại đồng chí Vũ Quư. Anh là người vẫn theo dơi những hoạt động nghệ thuật của tôi từ mấy năm qua, và thường khuyến khích tôi sáng tác những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng, và một số ca khúc khác. Chúng tôi gặp nhau trước ga Hàng Cỏ. Chúng tôi vào một hiệu ăn. Ở đây quyết định một cuộc đời mới của tôi. Câu chuyện giữa chúng tôi thật hết sức đơn giản.

    - Văn có thể thoát ly hoạt động được chưa?

    - Được.

    - Ngày mai Văn bắt đầu nhận công tác và nhận phụ cấp hàng tháng.

    Ngày hôm sau anh đưa tôi lại nhà một đồng chí thợ giày ở đầu ngơ chợ Khâm Thiên để ăn cơm tháng và cho quyết định công tác. Đây là lần đầu tiên chấm dứt cuộc sống lang thang của tôi.

    Vũ Quư đến t́m tôi và giao công tác:

    - Hiện nay trên chiến khu thiếu bài hát, phải dùng những điệu hướng đạo. Khoá quân chính kháng Nhật sắp mở, anh hăy soạn một bài hát cho quân đội cách mạng chúng ta.

    Phải làm như thế nào đây? Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo đường phố ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ, theo thói quen, tôi cố t́m một cái ǵ để nói. T́m một âm thanh đầu tiên. Những đường phố quen thuộc ấy thường không vang một âm thanh ǵ hơn những tiếng nghe buồn bă hàng ngày. Hôm nay phố đông người hơn và ḷng tôi thấy vui hơn.
    Tôi đang chờ nhận một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang. Tôi đang chuẩn bị một hành động ǵ có thể là mạo hiểm hy sinh chứ không chuẩn bị để lại quay về làm bài hát. Thật khó nghĩ tới nghệ thuật lúc này. Tôi đi măi tới lúc đèn các phố bật sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng, loang trên mặt hồ lạnh. Họ đang đun một thứ ǵ, trong một cái ống bơ sữa ḅ. Ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong những hốc mắt. Có một đứa bé gái. Nó khoảng lên ba. Tôi ngờ ngợ như gặp lại cháu tôi. Đôi mắt nó giống như mắt con mèo con.

    Cháu bé không có mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nh́n mấy người lớn sưởi lửa. H́nh như nó không phải con cái số người đó. H́nh như nó là đứa trẻ bị lạc cũng không phải là cháu tôi. Nó đă chết thật rồi. Có thể nó đă nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam Định - Hải Pḥng. Tôi bỗng trào nước mắt, và quay đi. Đêm ấy về căn gác tôi đă viết được nét nhạc đầu tiên của bài Tiến quân ca.

    Bài hát đă làm trong thời gian không biết bao nhiêu ngày, tại căn gác hẹp số 45 Nguyễn Thượng Hiền, bên một cái cửa sổ nh́n sang căn nhà hai tầng, mấy làn cây và một màn trời xám. Ở đây thường vọng lên những tiếng xe ḅ chở xác người chết đói về phía Khâm Thiên. Ở đây hàng đêm, mất ngủ v́ gió mùa luồn vào tung khe cửa, v́ tiếng đánh chửi nhau của một gia đ́nh anh viên chức nghèo khổ, thiếu ăn, vọng qua những khe sàn gác hở. Ở đây tôi hiểu thêm nhiều chuyện đời. Ở đây đêm đêm có những tiếng gơ cửa, những tiếng gọi đêm không người đáp lại.

    Tin từ Nam Định lên, cho biết mẹ tôi và các em đă về quê và đang đói. Họ đang phải t́m mọi cách để sống qua ngày, như mọi người đang chờ đợi một cái chết thật chậm, tự ăn ḿnh như ngọn nến. Tiếng kêu cứu của mẹ tôi, các em, các cháu tôi vọng cả căn gác, cả giấc ngủ chiều hôm. Tất cả đang chờ đợi tôi t́m cách giúp đỡ. Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào. Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ, theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây tôi đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị, cho họ có thể hát được

    Đoàn quân Việt Nam đi

    chung ḷng cứu quốc

    Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa…

    Và ngọn cờ đỏ sao vàng bay giữa màu xanh của núi rừng. Nhịp điệu ngân dài của bài hát mở đầu cho tiếng cồng vang vọng.

    Đoàn quân Việt Nam đi

    Sao vàng phất phới

    Dắt giống ṇi quê hương qua nơi lầm than…

    Không, không phải chỉ có những học sinh khóa quân chính kháng Nhật đang hành quân, không phải chỉ có những đoàn chiến sĩ áo chàm đang dồn bước. Mà cả một đất nước đang chuyển ḿnh.

    Tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ Thăng Long hành khúc ca:

    "Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng"

    - Hay trong Đống Đa:

    "Tiến quân hành khúc ca

    Thét vang lừng núi xa..."

    Lời trên đă rút ngắn thành tên bài Tiến quân ca và tiếng thét ấy ở đoạn cao trào của bài hát:

    "Tiến lên! Cùng thét lên!"

    "Trí trai là đây nơi ước nguyền"

    Trên mặt bàn chỗ tôi lam việc, tờ "Cờ giải phóng" đăng những tin tức đầu tiên về những trận chiến thắng ở Vơ Nhai.

    Trước mắt tôi mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không c̣n nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều may và nhiều hy vọng.

    Và bài hát đă xong. Tôi nhớ lại nụ cười thật hài ḷng của đồng chí Vũ Quư. Da mặt anh đen xạm. Đôi mắt và nụ cười của anh lấp lánh. Tôi nhớ lại nụ cười hồn nhiên của đồng chí Nguyễn Đ́nh Thi, khi xướng âm lần đầu tiên nhạc điệu bài hát đó. Thi nói với tôi:

    - Văn ạ, chúng ḿnh thử mỗi người làm một bài về Mặt trận Việt Minh xem sao?

    Tôi không kịp trả lời, chỉ nh́n thấy đôi mắt của Thi thật lạc quan và tin tưởng. Sau này Thi làm xong bài "Diệt phát xít" trước tôi. Bài "Chiến sĩ Việt Nam" của tôi và bài "Diệt phát xít" của Nguyễn Đ́nh Thi ngày ấy không có dịp in trên tờ báo do chúng tôi cùng phụ trách.


    Còn tiếp ...

  8. #2398
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 13

    Bài đă bị cắt:

    Tại sao tôi viết Tiến quân ca :



    Tháng 11-1944, tôi tự tay viết bài Tiến quân ca lên đá in, trong trang văn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc Lập, c̣n giữ lại nét chữ viết của một anh thợ mới vào nghề.

    Một tháng sau khi báo phát hành, tôi từ cơ quan ấn loát trở về Hà Nội. Qua một đường phố nhỏ (bây giờ là đường Mai Hắc Đế) tôi chợt nghe tiếng đàn măng-đô-lin, từ một căn gác vọng xuống. Có người đang tập Tiến quân ca. Tôi dừng lại và tự nhiên thấy xúc động. Một xúc động đến với tôi hơn tất cả những tác phẩm, tôi đă được ra mắt, ở các rạp hát trước đây. Tôi nhận ra được vài chỗ nhịp điệu c̣n chưa hoàn chỉnh. Nhưng bài hát đă in ra rồi. Bài hát đă được phổ biến. Có thể những người cùng khổ, mà tôi đă gặp trên bước đường cùng khổ của tôi, lúc này đang cầm súng và đang hát.

    Tới lúc cần hành động, tôi lại bị ốm nặng, và phải đưa những vũ khí mà tôi giữ cho một đồng chí khác. Ngày 17-8-1945, tôi cố gắng đến dự một cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Ngọn cờ đỏ sao vàng được thả từ bao lơn nhà hát lớn xuống. Bài Tiến quân ca đă nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất lên, vang theo những đoạn sôi nổi. Những cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng, đă thay những băng vàng bẩn thỉu của chính phủ bù nh́n Trần Trọng Kim.

    Ngày 18-9-1945, một cuộc mít-tinh lớn, họp tại quảng trường Nhà hát lớn. Dàn đồng ca của Thiếu niên Tiền phong hát "Tiến quân ca", chào lá cờ đỏ sao vàng. Các bạn nhỏ này, ngày nay đă lớn tuổi rồi, có c̣n nhớ lại cái buổi sáng tháng Tám, nắng vàng rực rỡ ấy, nhớ lại giọng hát của họ lẫn với giọng tôi, vô cùng xúc động chào lá cờ cách mạng. Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng thét căm thù bọn đế quốc, với sự hào hùng chiến thắng của cách mạng.

    Bài "Tiến quân ca" đă là của dân tộc Việt Nam độc lập kể từ ngày hôm đó.



    7-7-1976
    Văn Cao, cuộc đời và tác phẩm - NXB Văn Học, 1996, trang 86-92




    Hồi Kư của Văn Cao:

    Bài Tiến quân ca


    Tin từ Hải Pḥng lên cho biết mẹ tôi, các em và các cháu đang đói khổ. Bà đưa các đứa nhỏ ấy từ Nam Định ra Hải Pḥng, dọc đường để lạc mất đứa cháu con anh cả tôi. Nó mới lên ba. Đôi mắt nó giống như mắt con mèo con. Có thể nó đă nằm ở dọc đường trong đám người chết đói năm ấy. Các anh tôi cũng đang chờ tôi t́m cách giúp đỡ. Năm ấy rét sớm hơn mọi năm. Tôi ngủ với cả quần áo. Có đêm tôi phải đốt dần bản thảo và kư họa để sưởi. Đêm năm ấy cũng dài hơn đêm mọi năm. Những ngày đói của tôi bắt đầu.

    Căn gác được thêm một người ở. Anh Ph.D. là bạn thân của tôi từ Hải Pḥng lên. Anh mới nhận nhiệm vụ làm giao thông của tổ chức giữa hai tỉnh Hà Nội và Hải Pḥng. Từ lâu, tôi vẫn biết Ph. D là người của đoàn thể, và thường chú ư giúp đỡ tôi. Tôi nghĩ làm cách mạng là phải bỏ văn nghệ, con đường của người làm cách mạng là phải thoát ly phải hy sinh như gương chiến đấu của các đồng chí mà tôi đă được biết qua sách báo. Nhưng tôi vẫn có thể làm khác vói việc thoát ly -tôi chỉ hiểu tổ chức đến thế- có thể là bằng sáng tác, bằng những hành động mà tôi dễ làm nhất như nhận dạy hát cho một đoàn thanh niên về những bài ca yêu nước, hay tham gia những buổi biểu diễn giúp đỡ người nghèo v.v... Tôi chỉ biết sáng tác một số ca khúc về đề tài lịch sử, kêu gọi xa xôi ḷng yêu nước. Tôi chưa dám làm một bài ca cách mạng. Và cũng chỉ có thế thôi, thanh niên học sinh và anh em hướng đạo đă khuyến khích tôi. Sự khuyến khích ấy đẩy tôi vào nghề nhạc sau này. Lần này, Ph. D. lên ở với tôi vào giữa lúc tôi đă muốn bỏ tất cả hội họa, thơ ca, âm nhạc, bỏ tất cả giấc mơ sáng tạo thường đêm đêm đan măi đan măi cái vành mũ triền miên trên đầu như một ṿng ánh sáng thần thánh.

    Một hôm, Ph. D. nói với tôi:

    - Văn có nhớ anh Vũ Quư không? Anh ấy vẫn ở Hà Nội? Văn có muốn gặp anh ấy không?

    Tôi biết đồng chí Vũ Quư trong những ngày c̣n là vận động viên bơi lội ở Hải Pḥng. Chúng tôi thường tập luyện hàng ngày trên sông Cấm. Từ khi biết anh bị mật thám Pháp bắt hụt, tôi hết sức khâm phục. Thế ra người cộng sản ấy vẫn hoạt động tại Hà Nội. Anh ấy vẫn nhớ đến tôi.





    Tin từ Hải Pḥng lên cho biết mẹ tôi, các em và các cháu tôi đang đói khổ. Bà đưa các đứa nhỏ ấy từ Nam Định ra Hải Pḥng, dọc đường để lạc mất đứa cháu con anh cả tôi. Nó mới lên ba. Đôi mắt nó giống như mắt con mèo con. Có thể nó nằm ở dọc đường trong đám người chết đói năm ấy. Các anh tôi cũng đang chờ tôi t́m cách giúp đỡ. Năm ấy rét hơn mọi năm. Tôi ngủ với cả quần áo. Có đêm tôi phải đốt dần bản thảo và kư họa để sưởi. Đêm năm ấy cũng dài hơn mọi năm. Những ngày đói của tôi bắt đầu.

    Tôi đă gặp lại đồng chí Vũ Quư. Anh là người vẫn theo dơi những hoạt động nghệ thuật của tôi từ mấy năm qua, và thường khuyến khích tôi sáng tác những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng, và một số ca khúc khác. Chúng tôi gặp nhau trước ga Hàng Cỏ. Chúng tôi vào một hiệu ăn, ở đấy quyết định một cuộc đời mới của tôi. Câu chuyện của chúng tôi thật hết sức đơn giản.

    - Văn có thể thoát ly hoạt động được chưa?

    - Được.

    - Ngày mai Văn bắt đầu nhận công tác và nhận phụ cấp hàng tháng.

    Ngày hôm sau anh đưa tôi lại nhà một đồng chí thợ giày ở đầu ngơ chợ Khâm Thiên để ăn cơm tháng và chờ quyết định công tác. Ngày đầu tiên chấm dứt cuộc sống lang thang của tôi.

    Vũ Quư đến t́m tôi và giao công tác:

    - Hiện nay trên chiến khu thiếu bài hát, nên phải dùng những điệu hướng đạo. Khoá quân chính kháng Nhật sắp mở, anh hăy soạn một bài hát cho quân đội cách mạng chúng ta.

    Phải làm như thế nào đây? Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo đường phố ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ, theo thói quen cố t́m một cái ǵ để nói, t́m một âm thanh đầu tiên. Nhưng đường phố quen thuộc ấy thường không vang một âm thanh ǵ hơn những tiếng nghe buồn bă hàng ngày. Hôm nay phố đông người hơn và ḷng tôi thấy vui hơn. Tôi đang chờ nhận một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang. Tôi đang chuẩn bị một hành động ǵ có thể là mạo hiểm hy sinh chứ không chuẩn bị để lại quay về làm bài hát. Thật khó nghĩ tới nghệ thuật lúc này. Tôi đi măi tới lúc đèn các phố bật sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng loang trên mặt hồ lạnh. Họ đang đun một thứ ǵ trong một cái ống bơ sữa ḅ. Ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong những hốc mắt. Có một đứa bé gái nó khoảng lên ba. Tôi ngờ ngợ như gặp lại cháu tôi. Đôi mắt nó giống như mắt con mèo con. Cháu bé không mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nh́n mấy người lớn sưởi lửa. H́nh như nó không phải con cái số người đó. H́nh như nó là đứa trẻ bị lạc. Không phải cháu tôi. Nó đă chết thật rồi. Có thể nó nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam Định - Hải Pḥng. Tôi bỗng trào nước mắt và quay đi. Đêm ấy về gác tôi viết được nét nhạc đầu bài Tiến Quân Ca.



    Những ngày ấy, Ph.D. sống chung với tôi. Thỉnh thoảng anh về Hải Pḥng và mang tiền bán tín phiếu do các cơ sở gửi lên. Quần chúng ủng hộ Việt Minh ngày càng nhiều. Các báo chí gửi về các cơ sở như "Cờ Giải Phóng" và "Cứu Quốc"cũng tăng thêm số lượng. Tất cả đă chất đầy mặt bàn tôi. Những tin đấu tranh ở các tỉnh được phản ảnh đầy đủ trên báo chí. Tin chiến khu được mở rộng. Tin về các đội du kích thành lập. Rồi những tặng phẩm gửi tôi có thêm cả máy ảnh, ống viễn kính, cả những b́ gạo. Mỗi vật tiếp nhận càng cho thấy sự phát triển lớn mạnh thêm của phong trào quần chúng đô thị và nông thôn. Những cột báo không đăng hết được danh sách những người ủng hộ Mặt trận.

    Tôi thường nh́n Ph. D. mỗi lần anh đóng gói đi xa và lắng nghe tiếng c̣i tàu ngoài ga Hàng Cỏ để chờ một chuyến tàu đêm. Dưới ngọn đèn dầu, bộ mặt ngăm ngăm đen của anh chỉ thấy ánh lên đôi mắt sâu và trầm lặng. Anh rất tôn trọng những phút tôi ngồi vào bàn với tập bản thảo và chờ đợi âm thanh của từng câu nhạc được nhắc đi nhắc lại. Anh là người chứng kiến sự ra đời của bài Tiến Quân Ca.

    Ngày nay tôi vẫn không sao nhớ nổi, dù nhớ đủ mọi kỷ niệm, rằng ḿnh đă soạn nhạc bằng phương tiện nào, một cây đàn ghi-ta, một măng-đô-lin hay một băng-giô. Cũng không nhớ tôi đă mượn đàn của ai và ở đâu. Có thể bài "Tiến quân ca" đă soạn trên một chiếc ghi-ta Ha-oai chăng? Bởi v́ tôi đă quen sáng tác trên cây đàn này những năm trước đây.





    Tôi đă gặp lại đồng chí Vũ Quư. Anh là người vẫn theo dơi những hoạt động nghệ thuật của tôi từ mấy năm qua, và thường khuyến khích tôi sáng tác những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng, và một số ca khúc khác. Chúng tôi gặp nhau trước ga Hàng Cỏ. Chúng tôi vào một hiệu ăn. Ở đây quyết định một cuộc đời mới của tôi. Câu chuyện giữa chúng tôi thật hết sức đơn giản.

    - Văn có thể thoát ly hoạt động được chưa?

    - Được.

    - Ngày mai Văn bắt đầu nhận công tác và nhận phụ cấp hàng tháng.

    Ngày hôm sau anh đưa tôi lại nhà một đồng chí thợ giày ở đầu ngơ chợ Khâm Thiên để ăn cơm tháng và cho quyết định công tác. Đây là lần đầu tiên chấm dứt cuộc sống lang thang của tôi.

    Vũ Quư đến t́m tôi và giao công tác:

    - Hiện nay trên chiến khu thiếu bài hát, phải dùng những điệu hướng đạo. Khoá quân chính kháng Nhật sắp mở, anh hăy soạn một bài hát cho quân đội cách mạng chúng ta.

    Phải làm như thế nào đây? Chiều hôm ấy tôi đi dọc theo đường phố ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ, theo thói quen, tôi cố t́m một cái ǵ để nói. T́m một âm thanh đầu tiên. Những đường phố quen thuộc ấy thường không vang một âm thanh ǵ hơn những tiếng nghe buồn bă hàng ngày. Hôm nay phố đông người hơn và ḷng tôi thấy vui hơn. Tôi đang chờ nhận một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang. Tôi đang chuẩn bị một hành động ǵ có thể là mạo hiểm hy sinh chứ không chuẩn bị để lại quay về làm bài hát. Thật khó nghĩ tới nghệ thuật lúc này. Tôi đi măi tới lúc đèn các phố bật sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng, loang trên mặt hồ lạnh. Họ đang đun một thứ ǵ, trong một cái ống bơ sữa ḅ. Ngọn lửa tím sẫm bập bùng trong những hốc mắt. Có một đứa bé gái. Nó khoảng lên ba. Tôi ngờ ngợ như gặp lại cháu tôi. Đôi mắt nó giống như mắt con mèo con. Cháu bé không có mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nh́n mấy người lớn sưởi lửa. H́nh như nó không phải con cái số người đó. H́nh như nó là đứa trẻ bị lạc cũng không phải là cháu tôi. Nó đă chết thật rồi. Có thể nó đă nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam Định - Hải Pḥng. Tôi bỗng trào nước mắt, và quay đi. Đêm ấy về căn gác tôi đă viết được nét nhạc đầu tiên của bài Tiến quân ca.



    Bài hát đă làm trong không biết bao nhiêu ngày tại căn gác hẹp số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền bên một cái cửa sổ nh́n sang căn nhà hai tầng, mấy lùm cây và một màu trời xám. Ở đấy thường vọng lên những tiếng xe ḅ chở xác người chết đói đi về phía Khâm Thiên. Ở đấy hàng đêm mất ngủ v́ gió mùa luồn vào từng khe cửa, v́ tiếng đánh chửi nhau của một anh viên chức nghèo khổ thiếu ăn dưới nhà vọng qua những khe sàn gác hở. Ở đấy tôi hiểu thêm nhiều chuyện đời. Ở đấy có những tiếng đập cửa, những tiếng gọi đêm không người đáp lại.

    Tin từ Nam Định lên cho biết mẹ tôi và các em đă về quê và đang bị đói. Họ đang t́m mọi cách để sống qua ngày như mọi người đang chờ một cái chết thật chậm, tự ăn ḿnh như ngọn nến. Tiếng kêu cứu của mẹ tôi, của các em, các cháu tôi vọng cả căn gác, cả giấc ngủ nhiều hôm. Tất cả đang chờ tôi t́m cách giúp đỡ. Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta trong khóa quân chính đầu tiên ấy, để biết họ hát như thế nào. Ở đây tôi đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được

    Đoàn quân Việt Minh đi

    Chung ḷng cứu quốc

    Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa

    Và ngọn cờ đỏ sao vàng bay giữa màu xanh của núi rừng. Nhịp điệu ngân dài của bài hát mở đầu cho tiếng cồng vang vọng.

    Đoàn quân Việt Minh đi

    Sao vàng phấp phới

    Dắt giống ṇi quê hương qua nơi lầm than

    Không, không phải chỉ có những học sinh khóa quân chính kháng Nhật đang hành quân, không phải chỉ có những đoàn chiến sĩ áo chàm đang dồn bước, mà cả một đất nước đang chuyển ḿnh.

    Tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ Thăng Long hành khúc ca:

    "Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng"

    hay trong Đống Đa:

    "Tiến quân hành khúc ca

    Thét vang rừng núi xa..."

    Lời trên đă rút ngắn thành tên bài Tiến quân ca và tiếng thét ấy ở đoạn cao trào của bài hát:

    "Tiến lên! Cùng thét lên!"

    "Chí trai là đây nơi ước nguyền"

    Trên mặt bàn chỗ tôi lam việc, tờ "Cờ giải phóng" đăng những tin tức đầu tiên về những trận chiến thắng ở Vơ Nhai.

    Trước mắt tôi mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không c̣n nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng.

    Và bài hát đă xong. Tôi nhớ lại nụ cười thật hài ḷng của đồng chí Vũ Quư. Da mặt anh đen xạm, đôi mắt và nụ cười của anh lấp lánh. Tôi nhớ lại nụ cười hồn nhiên của đồng chí Nguyễn Đ́nh Thi khi xướng âm lần đầu tiên nhạc điệu bài hát đó. Thi nói với tôi:

    - Văn ạ, chúng ḿnh thử mỗi người làm một bài về Mặt trận Việt Minh xem sao?

    Tôi không kịp trả lời, chỉ nh́n thấy đôi mắt của Thi thật lạc quan và tin tưởng. Sau này Thi làm xong bài "Diệt phát xít" trước tôi. Bài "Chiến sĩ Việt Nam" của tôi và bài "Diệt phát xít" của Nguyễn Đ́nh Thi ngày ấy không có dịp in trên tờ báo do chúng tôi cùng phụ trách.



    Còn tiếp ...

  9. #2399
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nghe chuyện Hà nội ;.. bới đống tro tàn.. !

    Cảm ơn những gịng chữ đă gói ghém .. ǵn giũ chút hương xưa ;.. một quê hương Hà nội...
    .. cho dến hôm nay tôi mới được biết là bài ca " Bao chiến sĩ anh hùng ".. là của tác giả ;.. Văn Cao. C̣n Diệt phát xít th́ tôi biết chắc là của Nguyễn đ́nh Thi.. nhưng cũng chỉ sau năm 1953.. khi tôi đi làm sinh viên nội trú của Đồn Thuỷ.. do một vài y công trong bịnh viện.. lân la xin thuốc quinine (trị sốt rét )... tuy nhiên bà ta không lôi kéo được tôi " thoát ly..".
    Hoom nay treen một trang mạng của Hà nội có đăng h́nh triển lăm của Hà nội xưa.. nhưng cũng chỉ cho xem 2 tấm h́nh, chắc là có giá trị cao. Riêng theo góc nh́n của tôi th́ nhiếp ảnh gia người Đức này rất là có kinh nghiệm và bức h́nh khi nh́n dến đă tháy một nơi niềm man mác nhớ lại đường xưa. Nhớ thương và buồn tiếc cho Hà nội...
    .. Tiếc thay cay quế giữa rừng..
    để cho thàng mán .. thằng mường nó.. leo..!
    Nếu là Mán hay Mường nó leo th́ thật hăy c̣n khá, nếu đă sống qua với người Thiểu số miền Bắc th́ thấy họ rất trung tín và biết điều.. Hoj hơn người Kinh ở nhiều điểm, nhất là không dối trá, lươn lẹo.. không mè nheo ĺ lợm và chửi tục tĩu..

    Hôm nay th́ khung trời Hà nội ra sao ??..
    cái tháp Rùa trên ngọn đă không c̣n bà đầm xoè( đem đén vườn hoa Cửa Nam), mà thay bằng lá cờ đỏ ủ rũ .. không gian như dừng lại.. hai ben hồ hàng dẫy cao tầng.. nh́n xuống hồ.. mặt hồ giống như một vũng lầy rộng chật ra sao ??
    Tấm ảnh nói lên bao nhiêu lời thầm th́.. biết đến bao giờ th́ những đứa con cháu chắt lưu vong có thể trở về nh́n lại dấu tích xưa ?? ./.

  10. #2400
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 13

    Ngày 17 tháng tám 1945, tôi đến dự cuộc mít-tinh của công chức Hà Nội. Lá cờ đỏ sao vàng được thả từ bao lơn nhà hát lớn xuống. Bài "Tiến quân ca" đă nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất lên vang theo những đoạn sôi nổi. Ở những cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đă thay những băng vàng của chính phủ Trần Trọng Kim. Trong một lúc, những tờ bướm in "Tiến quân ca" được phát cho từng người trong hàng ngũ các công chức dự mít-tinh.

    Tôi đă đứng lẫn vào đám đông quần chúng trước cửa nhà Hát Lớn. Tôi đă nghe giọng hát quen thuộc của bạn tôi, anh Ph.D. qua loa phóng thanh. Anh là người đă buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia và xuống cướp loa phóng thanh hát. Con người trầm lặng ấy đă có sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng ngày hôm đó, cũng là người hát trước quần chúng lần đầu tiên, và cũng là một lần duy nhất.

    Ngày 18 tháng tám 1945, đội thiếu niên tiền phong đến t́m tôi nhận nhiệm vụ mới. Tôi không biết giao việc ǵ cho các em lúc này khi chúng tôi không phải nhờ các em làm nhiệm vụ trinh sát như trước đây các em đă giúp chúng tôi hết sức thông minh và dũng cảm. Chúng ta sẽ bắt tay vào nhiệm vụ mới của cách mạng. Các em sẽ quay về với công việc học tập hàng ngày của các em. Lúc này ... lúc này chúng ta hăy tập hát. Một dàn đồng ca được thành lập ngay trong Trụ sở Hướng đạo tại phố Hàng Trống, nơi chúng tôi thường sinh hoạt với các em. Tôi đă hướng dẫn các em học bài Tiến quân ca để ngày hôm sau làm lễ chào cờ.

    Lúc ra về, một em bé khệ nệ ôm một gói khá to và nặng đến gặp tôi. Đó là một em làm việc quét dọn ở nhà in Lê Văn Tân. Tôi ngạc nhiên nh́n em mở bọc giấy ra trước mắt các đội viên: một gói truyền đơn mà em đă từng đêm trốn lại buồng máy, tự xếp chữ và in lấy được vài trăm tờ theo một khẩu hiệu em đă được xem trên báo Cứu Quốc ngày gần khởi nghĩa. Tôi chợt nh́n đôi mắt đầy tự hào của em. Đôi mắt em đẹp quá! Tôi ngờ ngợ như đă nh́n thấy đôi mắt ấy từ bao giờ. Đôi mắt của những đứa trẻ bị lạc !

    Ngày 19 tháng tám 1945, một cuộc mít-tinh lớn họp tại quảng trường Nhà hát lớn. Dàn đồng ca của Thiếu niên Tiền phong hát "Tiến quân ca" chào lá cờ đỏ sao vàng. Các bạn nhỏ này, ngày nay đă lớn tuổi rồi, có c̣n nhớ lại cái buổi sáng tháng tám nắng vàng rực rỡ ấy? Nhớ lại giọng hát của họ lẫn với giọng tôi vô cùng xúc động chào lá cờ cách mạng? Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng thét căm thù vào mặt bọn đế quốc với sự hào hùng chiến thắng của cách mạng.

    Bài "Tiến quân ca" đă là của dân tộc Việt Nam độc lập kể từ ngày hôm đó. Nay nước Việt Nam dân chủ cộng ḥa tiến lên thành nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam, bài "Tiến quân ca" hẳn c̣n vang vọng măi tác dụng của nó như thuở nó ra đời trong buổi b́nh minh kỷ nguyên mới của lịch sử đất nước.

    Văn Cao
    (Sông Hương, số 26, tháng 7&8/1987, trang 1-5)






    [1] Nguyễn Huệ Chi, Vân Long, Từ điển văn học, bộ mới, Thế Giới, 2003, mục từ Văn Cao.

    [2] Bị Việt Minh coi là gián điệp cho Nhật.

    [3] "Giữa lúc ấy (1944), th́ một người đồng hương của Văn Cao, tên là Vũ Quư v́ hoạt động cho Việt Minh ở Hải Pḥng nên bị Nhật lùng bắt. Anh ta trốn lên Hà Nội, đến ở nhờ Văn Cao và tuyên truyền cho Văn Cao theo Việt Minh. Văn Cao được giới thiệu để viết bài và vẽ tranh cho tờ báo Lao Động là cơ quan của Việt Minh xuất bản ở ngoại ô Hà Nội, đồng thời căn gác của Văn Cao được Vũ Quư dùng làm lớp học để giảng chính trị cho những thanh niên mới gia nhập đoàn thể Việt Minh" (Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, trang 220). Nhiều nơi nhầm với báo Độc Lập mà Văn Cao cộng tác năm 1947 ở Vĩnh Yên.

    [4] In trên Tiên Phong số 9, tháng 4/46.

    [5] In trên Tiên Phong tháng 8/1946

    [6] Theo hồi kư Văn Cao tựa đề Bài Tiến quân ca (Sông Hương số 26 tháng 7/1987)

    [7] Nguyễn Thụy Kha, Văn Cao người đi dọc biển, nxb Lao Động 1991, trang 65.

    [8] In trên Văn Nghệ số 2, tháng 4/1948.

    [9] Mùa đông 1947, in trên Văn Nghệ số 1, tháng 3/48.

    [10] Làm ở Tuyên Quang, 1947.

    [11] Phạm Duy, Hồi kư cách mạng kháng chiến, trang 122.

    [12] Theo Hoàng Văn Chí, v́ sợ gia đ́nh Văn Cao về thành, Việt Minh điều động Văn Cao lên Việt Bắc (Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, trang 221).

    [13] Hoàng Văn Chí, sđd, trang 221.

    [14] Hoàng Văn Chí, sđd, trang 221.

    [15] Nguyễn Thụy Kha, Văn Cao người đi dọc biển, nxb Lao Động 1991, trang 65.

    [16] Văn Cao vui và buồn sang tuổi cổ lai hy, đăng lại trên Văn Cao cuộc đời và tác phẩm, Văn Học, trang 423.

    [17] Nxb Lao Động 1991.

    [18] Nxb Thanh Niên, 2005.

    [19] Sông Hương số 26 tháng 7/1987.

    [20] Nguyễn Thụy Kha, sđd, trang 29.

    [21] In trong Thiên thai, tuyển tập nhạc Văn Cao, Trẻ, 1988, in lại trong Văn Cao cuộc đời và tác phẩm, trang 86.

    [22] Bích Thuận, Nhạc sĩ Văn Cao, tài năng và nhân cách, Thanh Niên 2005, trang 77-78.

    [23] Tạ Tỵ, Những khuôn mặt văn nghệ đă đi qua đời tôi, Thằng Mơ, Hoa Kỳ 1990, trang 39.

    [24] Tạ Tỵ, Phạm Duy c̣n đó nỗi buồn, Văn Sử Học, Sài G̣n 1971, trang 47.

    [25] Văn Cao, Bài tiến quân ca, Sông Hương số 26, tháng 7/1987.

    [26] Nguyễn Thụy Kha, Văn Cao người đi dọc biển, trang 17.

    [27] Phạm Duy, Hồi kư I, Thơ Ấu Vào Đời, trang 234-235.

    [28] Phạm Duy, Hồi kư I, trang 236-237.

    [29] Phạm Duy, Hồi kư II, Cách mạng kháng chiến, trang 49-50.

    [30] Kim Tiêu là một trong những danh ca hàng đầu trước kháng chiến đă hát nhạc Văn Cao tuyệt vời như Thái Thanh hát nhạc Pham Duy, nhưng số phận ông vô cùng bi đát. Phạm Duy nhắc đến vai tṛ của Kim Tiêu trong việc truyền bá ca khúc Văn Cao: "Trong đám nam ca sĩ lúc đó, tôi cho rằng Kim Tiêu là người hát hay nhất. Trong khi tôi vác bài Buồn tàn thu đi lưu diễn ở trong Nam th́ ở Hà Nội, chính nhờ giọng hát Kim Tiêu mà những bài Thiên Thai, Trương Chi của Văn Cao được nổi tiếng" (Phạm Duy, Hồi kư II, trang 56- 57).

    Về số phận người danh ca này, Tạ Tỵ cho biết: Kim Tiêu về thành trước ông nhiều tháng, nhưng sau v́ chống đối, bị Pháp bắt và buộc tội là Việt Minh: "Vào tù, anh vẫn không sợ, dù bị đánh đập tra khảo thế nào, anh cứ coi thường. Pháp nhốt anh vào xà-lim (Cellule), anh vẫn ca hát, những bài hát của Việt Minh. Sáng nào, anh cũng nắm chặt tay vào song sắt hát bản Tiến quân ca của Văn Cao để đánh thức mọi tù nhân khác dậy. Từ ngoài khu kháng chiến, Văn Cao được tin, cảm động lắm, làm một bài thơ bí mật đem vào Hà Nội, rồi nhờ các cán bộ t́nh báo nội thành đưa vào Hoả Ḷ cho ca sĩ Kim Tiêu. Tôi có được đọc cả bài thơ, nhưng lâu ngày, bây giờ chỉ nhớ vài câu:

    ... Người danh ca ấy nằm trong ngục

    Hà Nội nhớ tôi, hát bài ca cũ

    Tiếng ca như buổi sớm trong

    Tiếng ca vang vang phá phách

    Xà-lim nổ tung ra

    Cả Hoả Ḷ vỡ toang thành khối nhạc!...

    Câu chuyện về ca sĩ Kim Tiêu, tôi chỉ biết tới đấy, c̣n sau này, Kim Tiêu sống hay chết trong tù, tôi không hay" (Tạ Tỵ, Những khuôn mặt văn nghệ đă đi qua đời tôi, trang 114)

    Trong đoạn viết về Bến Xuân, Nguyễn Thụy Kha có nhắc đến người ca sĩ giọng vàng nhưng không (dám?) nêu tên, và sau cùng có câu "Và đau đớn nhất là chàng đă chết trong cơn đói không thể nào sống được (Nguyễn Thụy Kha, Văn Cao người đi dọc biển, trang 28). Tại sao? T́m kỹ th́ chúng tôi thấy trong tạp chí Âm Nhạc, Minh Hiền viết: "Kháng chiến, Kim Tiêu ở lại hoạt động vùng địch. Ông đă bị bắt. Trong tù, Kim Tiêu vẫn hát vang những bài cách mạng. Khi được thả, ngay giữa Hà Nội tạm chiếm, trong một liên hoan sinh viên, Kim Tiêu đă hát Sông Lô của Văn Cao mà không hề sợ sệt chút nào. Rất tiếc, sau hoà b́nh, do bị nghi ngờ được thả ra tù v́ đă khai báo, Kim Tiêu buồn chán đi lang thang. Càng buồn ông càng hát hay. Kim Tiêu đă hát đến hơi thở cuối cùng ở Ga Hàng Cỏ". (Minh Hiền, Những giọng vàng một thủa, tạp chí Âm Nhạc số 3-4-5, 1994, trang 43-44.) Bi kịch Kim Tiêu chắc hẳn c̣n nhiều u uẩn.

    [31] Phạm Duy, Hồi kư II, trang 49.

    [32] Nguyễn Thụy Kha, Văn Cao người đi dọc biển, trang 23.

    [33] Phạm Duy, Hồi kư I, trang 237-239.

    [34] Phạm Duy, Hồi kư I, trang 240-241.

    [35] Phạm Duy, Hồi Kư I, trang 247- 249.

    [36] Phạm Duy, Hồi kư I, trang 183.

    [37] Tạ Tỵ, sinh năm 1921 tại Hà Nội, là họa sĩ Việt Nam đầu tiên vẽ theo lối lập thể từ 1940. Tạ Tỵ theo kháng chiến từ những ngày đầu. Tháng 5/1950, sau khi bức tranh lập thể Mưa núi, bị phê b́nh gay gắt, ông quyết định về thành. Năm 1951, ông tổ chức cuộc triển lăm tranh lập thể đầu tiên với 60 tác phẩm tại Hà Nội. Năm 1953, bị động viên đi lớp Sĩ quan Thủ Đức. Ông tiếp tục sự nghiệp hội họa tại Sài G̣n, với hai cuộc triển lăm lớn năm 1956 và 1961. Tạ Tỵ phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà, cấp bậc sau cùng là Trung Tá.

    Sau 1975, ông bị đi cải tạo và đưa ra Bắc. 1981 được tha về. 1982, cùng gia đ́nh vượt biển. Viết hồi kư Đáy Địa ngục (nxb Thằng Mơ, 1985, Hoa Kỳ). Năm 2004, sau khi vợ ông từ trần, Tạ Tỵ trở lại sống tại Sài G̣n và mất ngày 24/8/2004. Tạ Tỵ, như Vũ Bằng nhận xét là "một nghệ sĩ "trọn vẹn", ngoài môn vẽ, viết, thơ ca, anh lại c̣n có tài về nhạc và tŕnh diễn". Ông để lại những trang hồi kư giá trị về sinh hoạt văn nghệ Việt Nam, từ tiền chiến đến thập niên 80.

    [38] Tạ Tỵ, Những khuôn mặt văn nghệ đă đi qua đời tôi, trang 18-34.

    [39] Lại Nguyên Ân, Đôi lời dẫn giải, trong Vũ Bằng, các tác phẩm mới t́m thấy, mạng Viet-studies.

    [40] Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, hồi kư, chương 4, đă có trên Internet.

    [41] Theo Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, 1945-1964, việc từng ngày

    [42] Tạ Tỵ, Những khuôn mặt văn nghệ đă đi qua đời tôi, Thằng Mơ, Hoa Kỳ, 1990, trang 41 và 47.

    [43] Phạm Duy, Hồi Kư II, Cách mạng kháng chiến, trang 30-31.

    [44] 171 phố Mongrand nay là số 45 Nguyễn Thượng Hiền.

    [45] Văn Cao, "Bài tiến quân ca", hồi kư, Sông Hương số 26, tháng 7/1987.

    [46] Trần Huy Liệu lúc ấy là Bộ Trưởng Thông Tin.

    [47] Vũ Bằng, Bốn mươi năm nói láo, Tủ sách Nam Chi, nxb Phạm Quang Khai, Sài G̣n, 1969, trang 160.

    [48] Nhất Linh viết sai chính tả: thực ra là Ḍng sông Thanh Thuỷ.

    [49] Phạm Duy, Hồi Kư II, trang 105- 107.

    [50] Trong băng ghi âm, Hoàng Cầm cho rằng Văn Cao bắn cô Hoàng Thị Nga, chắc ông lầm, v́ cả Vũ Bằng lẫn Văn Cao đều không xác định việc này.

    [51] Sước hiệu tức biệt hiệu.

    [52] Vũ Bằng, Văn Cao - Một nghệ sĩ tài hoa, Văn Học số đặc biệt Văn Cao, tháng 11/1970, Sàig̣n, in lại trong Văn Cao cuộc đời và tác phẩm, trang 173.

    [53] Doăn Ṭng thuật lại, theo ghi chép của Bích Thuận, sđd, trang 197-198.

    [54] Hoàng Phủ Ngọc Tường, Cảm nhận Văn Cao, Hợp Lưu số 8, đặc biệt Văn Cao, tháng 12/1992.

    [55] Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước con người và sự nghiệp, Trẻ, 1989.

    [56] Tô Hoài, Chiều chiều, Hội Nhà Văn, 1999, trang 195.

    [57] Nhất Linh, Gịng Sông Thanh Thủy, tập 1, trang 214.

    [58] Bản Thông tri và toàn bộ danh sách các tác phẩm, tác giả bị cấm, in trong cuốn Văn hoá Văn nghệ... Nam Việt Nam của Trần Trọng Đăng Đàn (nxb Thông Tin, 1993), phần Phụ Lục II, từ trang 697 đến 754.

    [59] Tạ Tỵ, Những khuôn mặt văn nghệ đă đi qua đời tôi, Thằng Mơ, 1990, trg 53.

    [60] Tạ Tỵ, sđd, trang 55-56.

    [61] Tạ Tỵ, sđd, trang 57.

    [62] Tức là Đảng Cộng sản, ngày 11/11/1945, tuyên bố "tự giải tán", đổi tên thành Hội nghiên cứu chủ nghiă Mác ở Đông Dương, mục đích thu phục toàn dân.

    [63] Tạ Tỵ, sđd, trang 68-69.

    [64] Tức là bản Đề Cương văn hoá Việt Nam do Trường Chinh viết năm 1943.

    [65] Tại đại hội này Hoàng Cầm phải treo cổ kịch thơ của ḿnh.

    [66] Phạm Duy, Hồi kư II, trang 111-112.

    [67] Tức là Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Lương Xuân Nhị...

    [68] Tạ Tỵ, sđd, trang 99.

    [69] Bùi Xuân Phái.

    [70] Tạ Tỵ, sđd, trang 102.

    [71] Vũ Bằng, Bốn mươi năm nói láo, trang 167.

    [72] Văn Cao, Anh có nghe thấy không, Giai Phẩm Mùa Xuân.

    [73] Bài Ngoại ô mùa đông 46 của Văn Cao đăng trên Văn Nghệ số 2, tháng 4-5/1948.

    [74] Xuân Diệu, Những tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao, in trong Dao có mài mới sắc, Văn Học, 1963, tr. 101-114. Bản điện tử của Lại Nguyên Ân, Talawas.

    [75] Văn Cao, Ngoại ô mùa đông 1946.

    [76] Văn Cao, Những ngày báo hiệu mùa xuân, Nhân Văn số 4, ra ngày 30/9/56

    [77] Bài Có lúc.

    [78] Bài Với Nguyễn Huy Tưởng.

    [79] Bài Về một người.

    [80] Bài Ba biến khúc tuổi 65.


    Mời quí vị xem tiếp chương 14 ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •