Page 243 of 304 FirstFirst ... 143193233239240241242243244245246247253293 ... LastLast
Results 2,421 to 2,430 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2421
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 14

    ● Xem đêm

    Là tập thơ của người Việt cổ, "người Rừng", thơ Đường Lâm thi chí, của Bố Cái bị cầm tù trên Bất Bạt. Tất cả đă bị tàn phá, từ thân cây ngọn cỏ, đến cả đọt sương, đến cả tâm hồn, đến cả khổ đau và hạnh phúc, cũng không c̣n như xưa ... Xem đêm là một h́nh tượng mới, một hành động chữ mới, mỗi chữ là tinh cầu, chỉ cần vài câu đă gói trọn bầu trời nhật nguyệt thực sau Nhân Văn.
    Ở Hoàng Cầm là những đêm kim, đêm mộc, đêm thủy, đêm hoả, đêm thổ. Ở Phùng Cung là nghe đêm, xem đêm ... Xem đêm là một vũ trụ không ánh sáng của những số kiếp bọt bèo, những người bị tù chung thân v́ tội chữ:

    Lênh đênh muôn dặm nước non

    Dạt vào ao cạn vẫn c̣n lênh đênh

    (Bèo)

    Xem đêm là sự đậm đặc của những con chữ nguyên chất, con chữ quê mùa, chưa bị văn minh xâm lấn, chưa bị lừa lọc tấn công, chưa bị chủ nghiă nhiễm độc, chưa bị chuẩn hoá theo một mẫu mực nào. Trong đêm miên viễn ấy, người và vật nhập quyện vào nhau trong một trạng thái dung hợp vật chất, tinh thần. Thơ cô đọng như Đường thi, một vài chữ đủ gánh cả phận người. Sự giao thoa giữa vật thể, tiếng động, không gian là đặc tính của Đường Lâm thi chí:

    Đêm về khuya

    Trăng ngả màu hoa lư

    Tiếng gọi đ̣ căng chỉ ngang sông

    (Đ̣ khuya)

    Đêm, trăng, hoa lư, tiếng gọi đ̣, sông... là những yếu tố của một cảnh đêm có thể chất hoàn toàn khác nhau. Nhờ một hành động chữ, chúng đă hoá mộng. Để được sống lại trong một không gian khác, để tạo ra nghịch cảnh của một đời người. Sự cô đơn tuyệt đối của con người bị cô lập suốt đời, được nhà thơ biểu hiện dưới một màn trăng đêm không người, mà có "tiếng gọi đ̣" như "con nhện vô h́nh" giăng nối hai bờ xa cách.
    Hai quang cảnh, một của thiên nhiên hiện thực, diễm ảo: Đêm về khuya trăng ngả màu hoa lư và một của tâm thức cô đơn tuyệt đối Tiếng gọi đ̣ căng chỉ ngang sông, của kẻ bị cách ly, lưu đầy, bị đoạt tự do và cướp ánh sáng mà Nguyễn Mạnh Tường gọi là Un Excommunié - Kẻ bị khai trừ.

    Nhưng tất cả nghịch cảnh, cách ly, đều đă có mà đều đă không. Đă xẩy ra và đă không c̣n nữa: sắc sắc không không, như một sự giao thoa triết học Đông Tây phi thường, mới lạ. Một bài thơ khác:

    Quất măi nước sôi

    Trà đau nát bă

    Không đổi giọng Tân Cương

    (Trà)

    Đây chính là thơ Đường Lâm nói chí. Chỉ có ba "nhân vật": Trà, nước, giọng, ba yếu tố thuần khiết của một cuộc thiết trà. Bỗng chữ quất hiện lên như một hung thần và chữ Tân Cương sừng sững như một người Rừng, một chí lớn, một sự cương cường , mới bị giam hăm ở Tân Cương, trại tập trung các trí thức Trung Hoa bị Mao Trạch Đông đày đi gánh phân, biến cuộc thiết trà thành một cuộc tra vấn tàn phũ, mà kẻ thẩm tra quất trà đến nát bă nhưng trà sĩ vẫn không khai, không đổi giọng bất khuất.
    Thơ Phùng Cung có chí Phùng Hưng. Một bài thơ về mẹ:

    Mồ hôi mẹ

    Tháng ngày đăm đăm

    nhỏ giọt

    Con níu giọt mồ hôi

    Đứng dậy làm người

    (Mẹ)


    Còn tiếp ...

  2. #2422
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 14

    Một giọt mồ hôi mẹ, đủ tác thành khí phách con. Chữ đi từ núi Tản, mỗi chữ là một giọt thép. Đọc thơ ấy, sẽ hiểu tại sao con người ấy bị biệt giam 11 năm. Bởi không có phép ǵ "cải tạo" được tâm hồn và chí khí của ngọn Ba V́. Vẫn về người phụ nữ, lần này là người vợ:

    Lưng áo em

    Ngoang vôi trắng xóa

    Cái trắng này vắt tận trong xương

    - Mồ hôi xương

    Chân dung người vợ cũng toát ra cái can trường trắng của đất Mê Linh. Sự can trường dũng cảm hàng ngày của người vợ phải đương đầu với miếng cơm manh áo, để nuôi con, để tồn tại. Và một tinh thần phản chiến, kiên cường và dứt khoát, rùng rợn, trong cung cách Đường thi:

    Mỗi chiến thắng

    Một lần gươm tắm rượu

    Ruồi vẫn qua lùng máu

    sa trường

    - Gươm báu


    Bài Nghe đêm gói trọn nỗi cô đơn cuối đời của con người bị lưu đầy, v́ chữ nghiă, từ tuổi thanh niên đến lúc đầu bạc:

    Đêm chợt nghe

    Trong gối vọng tiếng ru

    Lắng tai mới rơ

    Tiếng tóc ḿnh chuyển bạc

    - Nghe đêm

    Đó là sự cô đơn của kẻ một ḿnh một ngựa trên hành tŕnh mở nước và dựng nước về phía văn hóa, t́nh nước và t́nh người.



    [1] Phùng Hà Phủ, Nhà thơ Phùng Cung, in trong cuốn Phùng Cung truyện và thơ chưa hề xuất bản (Văn Nghệ, California 2003); in lại trong cuốn Phùng Cung (Trung Tâm Dân Chủ Cho Việt Nam, Canada 2004) và Talawas.

    [2] Phùng Hà Phủ, bđd.

    [3] Đăng trên Nhân Văn số 4.

    [4] Nguyễn Chí Thiện viết về Phùng Cung, Phùng Cung truyện và thơ, Văn Nghệ, 2003, phụ lục, trang 397.

    [5] Phùng Quán, Hằng Nga thức dậy, tài liệu Talawas.

    [6] Ngô Minh, Phùng Cung trong tôi, Huế, 3-2008, tài liệu Talawas.

    [7] Khởi Hành bộ mới, số 1 và 2, tháng 11 và 12/1996.

    [8] Khởi Hành số 4, tháng 2/1997.

    [9] Khởi Hành số 7 và 8, tháng 6 và 7/ 1997.

    [10] Phùng Hà Phủ, bđd.

    [11] Văn Nghệ Cali, 2003.

    [12] Trung Tâm Dân Chủ Cho Việt Nam, 2004.

    [13] Nguyễn Hữu Đang, Con người Phùng Cung và những bài thơ hay trong tập Xem Đêm, Hợp Lưu số 94, tháng 4-5/2007.

    [14] Hoàng Tích Linh.

    [15] Trần Dần ghi, Văn Nghệ, 2001, trang 238-239.

    [16] Tức là thời gian báo Nhân Văn bị cấm.

    [17] Phùng Hà Phủ, bđd.

    [18] Phùng Quán, Hằng Nga thức dậy, tài liệu Talawas.

    [19] Theo Tô Hoài, trong Cát bụi chân ai.

    [20] Những lời thú nhận của Hoàng Cầm, Văn Nghệ, số 12, tháng 5 năm 1958.

    [21] Những lời thú nhận của Lê Đạt, Văn Nghệ, số 12, tháng 5 năm 1958.

    [22] Trần Dần ghi, trang 253.

    [23] Nguyễn Xuân Sanh.

    [24] Trần Dần ghi, trang 257.

    [25] B là văn nghệ sĩ, theo cách xếp hạng của Đảng.

    [26] A là trí thức.

    [27] Trần Dần ghi, trang 260.

    [28] Tức là khai.

    [29] Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Tử Phác.

    [30] Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Văn Cao, Tử Phác, Đặng Đ́nh Hưng.

    [31] Trần Dần ghi, trang 267-268.

    [32] Trần Duy, Một câu hỏi c̣n chưa được trả lời, đăng ngày 10/7/2009, mạng Talawas.

    [33] Trích Phùng Cung truyện và thơ, Văn Nghệ, California 2003.

    [34] Tức là Phùng Cung, Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt.

    [35] Chắc là Vơ Hồng Cương.

    [36] T.D. chắc là Trần Dần.

    [37] Nguyễn Hữu Hiệu, Phùng Cung, Khởi Hành, Bộ mới số 1, tháng 11/1996, trang 7.

    [38] Có chỗ ông nói là hơn 10 truyện.

    [39] Theo băng ghi âm Hoàng Cầm nói chuyện vói bạn bè.

    [40] Nguyễn Hữu Hiệu, bđd.

    [41] Tô Hoài, Cát bụi chân ai, Hồng Lĩnh, California, 1993.

    [42] Cát bụi chân ai, Hồng Lĩnh, California, 1993, trang 120-123.

    [43] Nay là Hà Tây, thuộc Hà Nội.

    [44] Sơn Tây là vùng rộng lớn, cuối thế kỷ XIX bao trùm nhiều tỉnh và thị trấn ngày nay: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây và một phần Hoà B́nh và Tuyên Quang. Sơn Tây có hai huyện quan trọng: Phúc Thọ và Bạch Hạc. Huyện Bạch Hạc, Việt Tŕ, thuộc phủ Vĩnh Tường, trung tâm Sơn Tây, là đất Phong Châu, kinh đô nước Văn Lang. Sông Lô và Sông Thao gặp nhau ở Ngă Ba Bạch Hạc. Huyện Phúc Thọ, thuộc phủ Quảng Oai, đời Hán là đất Mê Linh, nơi Hai Bà sinh trưởng và đóng đô. Có Hát giang, tức sông Đáy. Có xă Cam Lâm thuộc quận Đường Lâm là nơi sinh của Phùng Hưng và Ngô Quyền. Có đền Phùng Vương và Ngô Vương ở xă Cam Lâm. Có miếu Hai Bà ở xă Hát Môn. Hai huyện Tùng Thiên và Bất Bạt có núi Ba V́ (Sơn Tinh Thuỷ Tinh), ba ngọn rất cao, h́nh tṛn như cái tán, lớn nhất đất Bắc.

    [45] Gồm hai huyện Phúc Thọ và Minh Nghiă, thuộc phủ Quảng Oai.

    [46] Theo Ngô Th́ Sĩ và Phan Huy Chú, Đường Lâm là đất hai huyện Hoài An, (nay là huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây) và Mỹ Lương (nay là đất các huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây và Lương Sơn, Kim Bôi, tỉnh Hoà B́nh).

    [47] Phùng Cung truyện và thơ chưa hề xuất bản Văn Nghệ, California 2003, trang 312.

    [48] Mạt kiếp, Phùng Cung truyện và thơ chưa hề xuất bản, Văn Nghệ, California 2003, trích dẫn từ trang 27 đến 67.

    [49] Biệt tích, sđd, trang 155.

    [50] Mộ phách, sđd, trang 204.

    [51] Ngày 17/8 ở đây có ư nghiă chính trị: 17/8/1945, trong buổi mít-tinh của công chức, bài Tiến Quân Ca được Phạm Duy "cướp micro" hát lần đầu tại nhà Hát Lớn, Hà Nội. 19/8/1945, Việt Minh "cướp chính quyền", bài Tiến Quân Ca được dàn đồng ca Thiếu niên Tiền phong do Văn Cao điều khiển hát tại Nhà Hát Lớn.

    [52] Các trích đoạn tên đây rút trong Mộ phách, sđd, từ trang 205 đến trang 234.

    [53] Dạ kư, sđd, trang 286.


    Mời qúi vị cùng các bạn trẻ đón xem chương 15

  3. #2423
    tran truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 15

    Cuộc cách mạng hiện đại đầu thế kỷ XX

    Trở lại những năm đầu thế kỷ XX, sau thất bại liên tiếp của các phong trào cần vương[1] và văn thân[2] một thế hệ kháng chiến mới h́nh thành với những trí thức khoa bảng nho học, trong hai chuyển động lớn: Phong trào Đông Du (1906-1908) do Phan Bội Châu lănh đạo và phong trào Duy Tân (1905-1908) do Phan Châu Trinh, Trần Quư Cáp và Huỳnh Thúc Kháng chủ xướng.
    Hai phong trào này phát động tinh thần yêu nước, phát sinh h́nh thức kháng chiến hiện đại của các trí thức nho học, nguồn gốc của các tổ chức chống Pháp sau này.

    Một phong trào thứ ba, ít được biết đến, v́ phần lớn văn bản viết tiếng Pháp, trên đất Pháp. Những người chủ chốt như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh không theo cộng sản, và hậu duệ của họ là nhóm Đệ tứ, đă bị cộng sản tiêu diệt từ 1945.
    Đó là phong trào chống Pháp của các trí thức Tây học, xuất thân trường Pháp, chống Pháp trên báo chí tiếng Pháp, tại Paris và tại Sài G̣n. Phong trào này do Phan Văn Trường khởi xướng ở Paris, năm 1912, với hội Đồng Bào Thân Ái, cùng với Phan Châu Trinh.

    Sau được ba thanh niên Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành tiếp sức, họ được đồng bào gọi là nhóm Ngũ Long, đă có ảnh hưởng lớn trong việc chống thực dân, tại Pháp những năm 1920, dưới bút hiệu chung Nguyễn Ái Quấc. Sau họ là nhóm Đệ tứ, gồm những đệ tử của Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường, Huỳnh Văn Phương... tiếp tục tranh đấu đến 1945.

    Trong thời kỳ đầu, những khuynh hướng chống Pháp không đối kháng nhau mà cùng hoạt động chung. Đến 1945 mới bị phân liệt, Việt Minh thanh trừng các đảng phái đối lập, thủ tiêu nhóm Trốt-kít - trừ Hồ Hữu Tường ở Hà Nội nên thoát. Sau khi lên cầm quyền, Hồ Chí Minh, không những gạt bỏ các thành phần đối lập ra ngoài lịch sử chính thống mà c̣n gán cho họ nhăn hiệu phản quốc.
    Phan Khôi và Hồ Chí Minh gắn bó với cả ba phong trào nói trên, lịch sử của họ giải mă những câu hỏi:

    - Trong khi hầu hết các thành viên khác của NVGP, vẫn kính nể "bác Hồ", tại sao Phan Khôi lại "dám" đả kích công khai thần tượng Hồ Chí Minh?
    - Sau NVGP, lệnh nhục mạ và bôi nhọ Phan Khôi trong nhiều thập niên đến từ đâu và bởi ai? Sự nhục mạ này dẫn đến cái chết bí ẩn gần như bức tử của Phan Khôi năm 1959.

    Phan Khôi và Nguyễn Tất Thành, hai thanh niên nho học được Phan Châu Trinh trông cậy sẽ "kế nghiệp" ḿnh. Năm 1922, thất vọng v́ Nguyễn Tất Thành chọn con đường cộng sản và không chịu về nước, Phan Châu Trinh viết bức thư công khai gửi Nguyễn Ái Quốc, gần như đoạn tuyệt.

    Năm 1925, về nước, Phan Châu Trinh trao di sản tinh thần cho Phan Khôi. Cuộc đời Phan Khôi gắn bó với lịch sử đấu tranh bất bạo động của phong trào Duy Tân, theo truyền thống Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch (1852-1895). V́ vậy, muốn t́m hiểu tư tưởng của Phan Khôi, cần phải nh́n lại hành tŕnh cách mạng hiện đại chống Pháp đầu thế kỷ XX. Bắt đầu với Phan Bội Châu.


    Còn tiếp ...

  4. #2424
    tran truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 15

    ● Phan Bội Châu (1867- 1940)

    Phan Bội Châu sinh ngày 26/12/1867, tại làng Đan Nhiệm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mất ngày 29/10/1940, tại Huế. Là cha đẻ của nền cách mạng hiện đại trong thế kỷ XX. Chính trị gia, nhưng cũng là nhà văn nhà thơ lớn, văn chương Phan Bội Châu có khả năng thúc giục con người đứng lên cứu nước. Về văn thơ yêu nước, không tác giả nào sánh kịp Phan Bội Châu.
    Mỗi tác phẩm là một chặng đường. Tác phẩm nào cũng quyền biến cũng "sai bảo" con người phải hành động trước cái nhục nô lệ, mất nước. Trong khi các nhà cách mạng khác t́m cách đánh vào địch thủ, tức là thực dân Pháp, hay bọn quan trường thối nát, th́ Phan Bội Châu, trước hết, đánh vào ḷng người.

    Và chính cái ḷng người được thúc giục vùng dậy ấy, sẽ đứng lên cứu nước. Phan Bội Châu cũng như các nhà nho cùng thời thường viết bằng Hán văn và khi dịch ra quốc ngữ, theo Huỳnh Thúc Kháng, cái hay đă mất đi một nửa, vậy mà ngày nay đọc cụ Phan chúng ta vẫn c̣n thấy xúc động gai người. Phan Bội Châu xứng đáng ngôi vị cha già của dân tộc.

    Khi Phan ra đời, năm 1867, nước đă mất ba tỉnh Nam Kỳ. Chín tuổi, Phan "tập trận" theo kiểu "b́nh Tây". Năm 19 tuổi, cùng Trần Văn Lương lập đảng "Sĩ tử cần vương đội", khoảng 100 người, mưu "việc lớn".
    Pháp đánh Nghệ An, "đội sĩ tử" tan vỡ. Phan ở nhà trông nom cha trong 9 năm và dạy học, nhưng vẫn thầm mưu việc nước. 1900, cha mất, bắt đầu hoạt động: liên kết với các đồng chí của Phan Đ́nh Phùng. Cùng Phan Bá Ngọc -con trai Phan Đ́nh Phùng- và dư đảng Văn Thân, tổ chức đánh thành Nghệ An, nhân ngày 14/7/1901, ngày quốc khánh Pháp, nhưng không thành.

    Cuối 1902, Phan ra Bắc gặp Đề Thám lần đầu. Mùa xuân 1903, gặp Tiểu La Nguyễn Thành cựu đảng viên Cần Vương ở Quảng Nam. Nguyễn Thành khuyên Phan nên tôn vinh một ḍng dơi đế vương để có chính nghiă. Phan yết kiến Kỳ Ngoại Hầu Cường Để[3]. Hầu chấp nhận. 1903, Phan viết bản Lưu Cầu huyết lệ tân thư [4] để ḍ phản ứng của sĩ phu và thuyết phục quan trường. Văn bản có 5 phần: Nêu sự tủi nhục của người dân mất nước - Mở mang dân trí, mưu đồ phục quốc - Phục hưng dân tộc - Đào tạo nhân tài - Kỳ vọng vào các hào kiệt.

    Cuối 1903, Phan vào Nam vận động. Đầu 1904, trở về Quảng Nam họp với Nguyễn Thành và Kỳ Ngoại Hầu rồi lại ra Bắc gặp Đề Thám, quyết định mở đại hội. Giữa tháng 5/1904, khai hội tại Nam Thành sơn trang, nhà trên núi của Nguyễn Thành với Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và 20 người tâm huyết, bí mật lập Duy Tân hội, tôn Cường Để làm Hội chủ, chủ trương ba điểm: Chiêu mộ đảng viên - Phát sinh bạo động - Cầu ngoại viện.

    Không thể nhờ Tàu v́ Tàu đă theo Pháp. Tăng Bạt Hổ đă sang Nhật nhiều lần, biết tiếng Nhật, đề nghị nhờ Nhật. Ngày 23/2/1905, Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ và Đặng Tử Kính bí mật đi Hương Cảng rồi sang Nhật. Gặp Lương Khải Siêu. Lương khuyên: Quư quốc đừng lo không được độc lập mà chỉ lo dân không đủ (khả năng để) độc lập. Có thể nhờ Lưỡng-Quảng viện trợ lương thực và khí giới, nhưng nếu (dân) không có thực lực th́ cũng hỏng.

    Thực lực tức là: Dân trí, dân khí và nhân tài. Phan nói đến việc cầu viện Nhật, Lương gạt đi: "Quân Nhật đă một lần vào nước rồi, th́ không thể đuổi nó ra được". Lời khuyên của Lương Khải Siêu thật là sâu sắc. Lương giới thiệu Phan với Khuyển Dưỡng Nghị và Đại Ôi, những nhà lănh đạo chính trị cấp tiến của Nhật Bản. Đại, Khuyển rất dè dặt: "Chúng tôi có thể giúp lương thực, c̣n giúp khí giới th́ phải tuyên chiến với Pháp, điều rất khó".

    Phan thất vọng. Lương khuyên hai giải pháp: Dùng lời văn để thức tỉnh ḷng dân và đánh động dư luận thế giới. Về nước cổ động thanh niên xuất dương du học, xây dựng vững nền tảng: dân trí, dân khí và nhân tài. Nghe Lương, Phan viết Việt Nam Vong Quốc Sử (1905), nhờ Lương in hộ. Cuối tháng 7/1905, Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính lén đem 50 bản Việt Nam Vong Quốc Sử về nước. Tác phẩm có tác động như quả bom thứ nh́ sau Lưu Cầu huyết lệ tân thư.

    1905 c̣n là cái mốc quan trọng trong t́nh h́nh thế giới: Nhật thắng Nga tại eo biển Đối Mă, người da vàng lấy lại niềm tin, biết có thể thắng được người da trắng đang làm chủ thế giới.


    Còn tiếp ...

  5. #2425
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 15

    Phan Bội Châu về nước với mục đích đem Cường Để và một số sinh viên sang Nhật. Tháng 8/1905, Phan họp với Đặng Nguyên Cẩn[5] trong một chiếc thuyền trên sông Lam, rồi gặp Ngô Đức Kế, thủ lănh phong trào Duy Tân và Đông Du Nghệ-Tĩnh ở Nghèn, bàn việc kinh tài cho phong trào Đông Du. Tháng 4/1906, Đặng Nguyên Cẩn và Ngô Đức Kế bắt tay xây dựng các cơ sở thương mại: Triêu Dương thương quán được thành lập khoảng tháng 11/1906, và các Nông hội, các Học hội khác lần lượt ra đời.

    Phan lại lên đường sang Nhật. Gặp lại Lương Khải Siêu, nói đến những khó khăn về việc t́m sinh viên và kiếm trợ cấp. Lương khuyên nên có một bài văn cổ động việc này, Phan viết "Khuyến quốc dân tư trợ du học văn - Khuyên dân đóng góp cho việc du học, Lương in giùm ngàn trang để gửi về nước. Một lần nữa, tác phẩm của Phan Bội Châu lại gây xao động ḷng dân: dân chúng đóng góp và sinh viên bắt đầu t́m đường sang Nhật.

    Khuyển giới thiệu Phan với Tôn Dật Tiên. Hội đàm 2 lần. Tôn khuyên Phan nên bỏ quân chủ chuyển sang dân chủ, nên liên kết với đảng Quốc Dân Trung Hoa để cùng tranh đấu, nhưng không đi đến thoả thuận nào.
    Đầu năm 1906, Phan Bội Châu trở về Hương Cảng đón Kỳ Ngoại Hầu. Hai thủ lănh đă ở hải ngoại, Duy Tân hội có thể công khai, in rơ chương tŕnh hành động, với ba tiêu chỉ: Đánh đổ Pháp - Khôi phục Việt Nam - Kiến thiết nhà nước quân chủ lập hiến. Lần này Phan đă chuyển sang con đường lập hiến.

    Tháng 2/1906, Phan Bội Châu gặp Phan Châu Trinh tại nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Châu. Rồi cùng sang Nhật. Thời gian ở chung tại Nhật, hai người đă tranh luận sôi nổi về đường lối cứu nước, nhưng hai hướng đi đối lập, không thể dung hoà.

    Phan Bội Châu: "Cụ th́ muốn đánh đổ quân chủ, mà cốt vun trồng nền tảng dân quyền. Dựa vào Pháp mà đánh đổ quân chủ. C̣n ư tôi th́ muốn đánh đổ người Pháp trước, chờ nước ḿnh độc lập rồi, mới bàn đến việc khác. V́ thế, đương lúc đánh với Pháp, phải lợi dụng quân chủ. (...) Cụ th́ muốn dựa vào Pháp đánh đổ vua, tôi ưng theo lối bài Pháp phục Việt, sở dĩ mâu thuẫn với nhau là như thế"[6].

    Phan Châu Trinh: "Một là đảng "cách mạng", một là đảng "tự trị". Nguồn phát khởi đảng "cách mạng" là Phan Bội Châu. Đảng "tự trị" người phát khởi là Phan mỗ mỗ- Phan Bội Châu chủ trương bạo động- Tôi xướng thuyết dựa vào người Pháp để tự lập"[7].

    Tuy hai lănh tụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có hai đường hướng chính trị đối lập, nhưng phần lớn trí thức nho học như Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, Lương Văn Can, Nguyễn An Khương ... ủng hộ cả hai phong trào: Đông Du và Duy Tân.
    Sau hai tháng ở Nhật, Phan Châu Trinh thấy không thể nhờ Nhật, ông về nước, xúc tiến việc mở rộng phong trào Duy Tân, và từ đây con đường của hai người chia hai ngả. Phan Bội Châu trở lại Hoành Tân, thảo Hải ngoại huyết thư và viết Kính cáo toàn quốc phụ lăo văn thay lời Cường Để, hiệu triệu đồng bào. Lại một lần nữa, ng̣i bút Phan Bội Châu tác dụng lên quần chúng, nhất là người dân Nam Kỳ rất gắn bó với triều Nguyễn, sự đóng góp cho Duy Tân Hội và Kỳ Ngoại Hầu cao nhất trong nước.

    Năm 1908, cách mạng Việt Nam chịu những tổn thất nặng nề: Ở trong nước, phong trào Trung Kỳ dân biến, chống thuế ở miền Trung, do ảnh hưởng Hải ngoại huyết thư của Phan Bội Châu và phong trào cúp tóc của Phan Châu Trinh, bị đàn áp dă man.

    Đông Kinh Nghiă Thục và một loạt các trường học, hăng buôn kinh tài cho Duy Tân và Đông Du bị đóng cửa. Các lănh tụ Duy Tân và Đông Du: Nguyễn Thành, Trần Quư Cáp, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn ... đồng loạt bị bắt, bị đi đầy. Riêng Trần Quư Cáp, thầy học của Phan Khôi, bị xử chém ở chợ Cạn tỉnh Khánh Hoà. Cái chết bi thảm của Trần Quư Cáp có lẽ là một trong những lư do khiến Phan Khôi sau này phê b́nh gay gắt tính chất bạo động của các cuộc nổi dậy chống Pháp: Trung kỳ dân biến (1908) và Xô-Viết Nghệ-Tĩnh (1930-31).


    Còn tiếp ...

  6. #2426
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 15

    Tháng 3/1909, Nhật bắt tay với Pháp, trục xuất Phan Bội Châu, Cường Để và các sinh viên du học. Phan phải lánh sang Trung Hoa. 1911, Cách mạng Tân Hợi của Tôn Dật Tiên thành công, đem lại nguồn hy vọng mới. Tháng 11/1911, Phan tuyên bố "thủ tiêu" Duy Tân Hội lập Việt Nam Quang Phục hội (Khôi phục Việt Nam). Mua vũ khí và chuyển sang chiến đấu vơ trang để khôi phục lănh thổ.

    1913, nhiều vụ bạo động xẩy ra ở trong nước do Quang Phục Hội lănh đạo nhưng không đem lại kết quả mong muốn. Pháp đàn áp gắt gao. Quần chúng trước ủng hộ Phan Bội Châu, nay ngần ngại. Ảnh hưởng đấu tranh bất bạo động của Phan Châu Trinh, một thời bị lu mờ v́ Phan Bội Châu, nay trở lại.

    Phan Bội Châu không chỉ là nhà chính trị mà c̣n là nhà văn, nhà thơ lỗi lạc. Tác phẩm của ông khơi động tinh thần ái quốc của toàn dân. Từ Phan Bội Châu phát sinh ḍng cách mạng bạo động: Lương Ngọc Quyến[8], Nguyễn Thái Học, Nguyễn Hải Thần, Hồ Chí Minh, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam...

    Phan Châu Trinh chủ trương duy tân, dân chủ, tự lực, tự cường. Từ ông, phát xuất các phong trào tranh đấu bất bạo động: Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường, Phan Khôi...


    ● Phan Châu Trinh (1872-1926) và phong trào Duy Tân

    Phong trào Duy Tân chủ trương bất bạo động, khôi phục đất nước bằng nâng cao dân trí, cải tổ mọi mặt xă hội: kinh tế, giáo dục và văn hoá, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở trường dạy học hiện đại, dạy quốc ngữ, bỏ từ chương, thêm khoa học và sinh ngữ. Chọn nền chính trị dân chủ.

    Phan Châu Trinh sinh ngày 9/9/1872, tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Cha là Phan Văn B́nh, một vơ quan ở biên giới vùng núi. Mẹ là Lê Thị Chung. Thiếu thời, Phan theo cha học vơ và tham dự phong trào Cần Vương. Năm 1887, cha bị lănh đạo nghi ngờ, xử tử. Phan được anh cả là Phan Văn Cừ trông nom, trở về đi học.
    Đậu cử nhân năm 1900, phó bảng, 1901. Bạn học cùng khoá với Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quư Cáp, Nguyễn Đ́nh Hiến, Ngô Đức Kế, Nguyễn Sinh Huy (cha Nguyễn Tất Thành). Tất cả đều đỗ đạt cao. Năm 1903, Phan được bổ làm Thừa Biện Bộ Lễ. Nhưng ông chỉ làm việc hơn một năm rồi xin từ chức.

    Tháng 2/1905, Phan Châu Trinh cùng Trần Quư Cáp (1874-1908), Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) rủ nhau đi Nam. Qua B́nh Định, gặp kỳ thi, cả ba mạo danh vào thi. Đề thi là Chí thành thông thánh[9], Phan làm bài thơ Chí thành thông thánh c̣n Trần và Huỳnh làm bài phú Danh sơn lương ngọc[10]. Hai tác phẩm sẽ được quảng bá rộng răi trong quần chúng và phát động phong trào Duy Tân[11].

    Huỳnh Thúc Kháng chỉ ghi chuyến đi Nam là chuyến "đi chơi, đi du lịch", kỳ thực lúc đó ba người t́m đường sang Nhật. Nguyễn Tử Trực khai: "Họ được biết tin có tầu Nhật cập bến Khánh Hoà và họ muốn t́m đường Đông Du và v́ vậy phải cải trang thành thương nhân lên tầu bán hàng để rồi theo tầu về phía Đông; họ không ngờ rằng khi đến đó, chỉ thấy có tầu Nga mà không có tầu Nhật; họ bèn quay trở về để đi Phan Thiết và t́m đường để đi về phía Đông"[12].

    Vào B́nh Thuận. Trần và Huỳnh xem xét t́nh h́nh rồi về Quảng. Phan bị ốm ở lại Phan Thiết. Ốm chỉ là cớ, v́ theo Hồ Tá Khanh: "Thời cơ đó rất thuận tiện cho Phan Châu Trinh ở lại mấy tháng bàn bạc với anh em và hoạt động ngay. Trước mắt nhà cầm quyền Pháp, bọn quan lại triều đ́nh không dám hó hé. Thư xă được lập ngay trong năm 1905 mà diễn giả đầu tiên là cụ Tây Hồ ... Liên Thành ra mắt năm 1906 và năm 1907 trường Dục Thanh mở cửa"[13]. Đó là những cơ sở đầu tiên của phong trào Duy Tân trên đất nước.

    Sở dĩ phong trào Duy Tân phát triển được, v́ đó là thời toàn quyền Paul Beau (1902-1908), người đă từng làm đại sứ ở Trung Hoa. Từ khi nhậm chức, Beau hết sức cải tổ chính trị, mở thêm các trường Pháp-Việt và Đại học đầu tiên ở Đông Dương[14]. Toàn quyền Antoine Klobukovski kế nhiệm (1908-1910) áp dụng một chính sách hà khắc hơn nhiều.

    Cuối 1905, Phan Châu Trinh ra Bắc, liên lạc với Lương Văn Can và các thân sĩ Bắc Hà để lập cơ sở Duy Tân ở Bắc (sẽ là trường Đông Kinh Nghiă Thục), gặp Đề Thám, sang Quảng Châu gặp Phan Bội Châu rồi hai người cùng sang Nhật. Quan sát t́nh h́nh chính trị và dân trí nước Nhật, bàn luận với Phan Bội Châu, biết không cùng chí hướng: Phan Châu Trinh về nước, xúc tiến con đường duy tân.

    Về nước tháng 6/1906. Phan Châu Trinh gửi cho toàn quyền Beau bản "Đầu Pháp chính phủ thư"[15], lên án gắt gao triều đ́nh và quan lại. Phan hoạt động không ngừng: phát động phong trào cắt tóc ngắn, liên lạc với các sĩ phu, t́m sự ủng hộ của các nhân vật quan trọng như Hoàng Cao Khải, phó vương kinh lược sứ Bắc Kỳ và nhà tỷ phú Bạch Thái Bưởi[16], tham gia xây dựng Đông Kinh nghiă thục...[17]


    Còn tiếp ...

  7. #2427
    tran truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 15

    ● Đông Kinh nghiă thục và Trung Kỳ dân biến

    Ở số 10 Hàng Đào[18] năm 1906, là cửa hiệu của bà Lương Văn Can, nhưng trên gác, là nơi hội họp của các nhà cách mạng mà thủ lănh là Lương Văn Can. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, đều đến luận bàn với họ mỗi khi ra Bắc. Đó là trụ sở Đông Kinh Nghiă Thục.

    Đông Kinh là tên kinh đô Thăng Long thời nhà Hồ. Nghiă Thục là dạy không tốn tiền. Chọn tên Đông Kinh là đă ngụ ư theo sự duy tân của Hồ Quư Ly và cả cách mạng Hồ Quư Ly nữa. Bởi Đông Kinh nghiă thục, chủ trương cả hai đường: cách mạng bạo động và duy tân văn hoá, của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh[19].
    Nhiều nho sĩ góp tiền và dạy không công - ngày 2 bữa cơm và ngủ ngay tại trường.
    Các lớp dạy miễn phí. Tiểu học: Việt văn. Trung và Đại học thêm Hán và Pháp văn. Một tháng 2 lần diễn thuyết. Bỏ lối học từ chương khoa cử. Trần Hữu Dực và Nguyễn Quyền đứng đơn xin mở trường[20], Lương Văn Can, hiệu trưởng. Nguyễn Quyền, giám học.

    Tháng 3/1907, mở hai lớp đầu tiên. Tháng 5/1907 mới chính thức được giấy phép. Số học sinh gia tăng rất nhanh. Đào Trinh Nhất đă học, cho biết có khoảng hơn ngàn[21] và Nguyễn Văn Vĩnh cũng viết: "Bài nói chuyện cuối cùng của tôi về trường Đại học cho Việt Nam đă được trên 500 người nghe"[22]. Trường có ban tu thư để soạn sách và dịch sách lấy. Có máy in. Các sách của trường in ra không c̣n dấu vết, nhưng những bài ca ái quốc c̣n truyền lại. Cuốn Hải Ngoại huyết thư của Phan Bội Châu đă được trường quảng bá khắp nước.

    Đông Kinh Nghiă Thục phát động phong trào yêu nước, phổ biến các bài ca yêu nước như Thiết Tiền Ca của thầy đồ Tây Tựu, và qua các buổi diễn thuyết. "Các giáo sư như Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền, Nguyễn Văn Vĩnh thay phiên nhau đăng đàn, nhưng nhà hùng biện nhất vẫn là cụ Tây Hồ. Mỗi lần ở Quảng Nam ra th́ cụ đều lại Nghiă thục để diễn thuyết"[23]. Tất nhiên chính quyền thuộc địa phải t́m cách dẹp.
    Tháng 1/1908, trường bị thu giấp phép[24].

    Hoạt động chưa được một năm, nhưng ảnh hưởng của Đông Kinh Nghiă Thục rất quan trọng trong thế kỷ XX: Đó là cái nôi đầu tiên xây dựng nền Việt học.
    Đông Kinh Nghiă Thục bị đóng cửa tháng giêng, đến tháng 4/1908, khởi phát phong trào Trung Kỳ dân biến: dân chúng nổi dậy chống thuế. Bạo động. Khâm sứ Trung Kỳ Lévecque, Toàn quyền lâm thời Bonhoure và sau đó toàn quyền Klobukovski thẳng tay đàn áp, mượn cớ dẹp luôn Duy Tân và Đông Du: Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế.
    Trong tư liệu mới về Phan Châu Trinh, bà Lê Thị Kinh tức Phan Thị Minh, cháu ngoại cụ Phan t́m thấy các chứng cớ chứng minh chính khâm sứ Trung Kỳ Lévecque đích thân chỉ đạo việc đàn áp cùng với toàn quyền lâm thời Bonhoure, quyết định kết án tử h́nh Phan Châu Trinh, nhưng nhờ Phủ Phụ chính, đặc biệt các quan thượng thư Cao Xuân Dục và Lê Trinh chống lại Lévecque, đổi án tử h́nh sang đầy Lao Bảo, Lévecque-Bonhoure đổi thành Côn Đảo.
    Sau vụ Phan Châu Trinh, Lévecque không cho đưa Trần Quư Cáp vào Huế để phủ Phụ Chính xử nữa, mà giam ông ở Khánh Hoà, rồi lệnh cho quan lại Khánh Hoà chém ngay, không để cho triều đ́nh kịp can thiệp. Từ trước đến nay chúng ta vẫn tưởng nhờ Ernest Babut vận động Hội Nhân Quyền can thiệp mà Phan Châu Trinh thoát án tử h́nh.

    Ngày 1/4/1911, Phan Châu Trinh và con trai là Phan Châu Dật rời Sài G̣n. Ngày 27/4/1911, tàu đến Marseille, đi xe lửa tốc hành lên Paris, ở hôtel rue Gay Lussac từ 27/4 đến 2/5. Sau đó chuyển đến kư túc xá Guyau của sinh viên, số 32 rue Vouillé[25]. Châu Dật học ở Montparnasse. Tháng 4/1913, Phan Châu Trinh trọ ở hôtel rue l'Abbé de l'Epée, Paris5e. Tháng 10/1913, ông dọn sang hôtel rue Cujas, Paris 5e.
    Tại Paris, Phan viết Trung Kỳ dân biến thỷ mạt kư điều trần với chính phủ Pháp nỗi đau khổ của người dân, v́ sưu cao thuế nặng mà phải nổi lên chống thuế, rồi bị đàn áp dă man, mong chính quyền thuộc địa thay đổi chính sách.

    Từ đây, kháng chiến chống Pháp bước sang giai đoạn thứ ba: đ̣i tự do dân chủ và độc lập bằng ng̣i bút. Phan Văn Trường khởi động tại Pháp năm 1912, lập Hội Đồng bào Thân Ái, cùng Phan Châu Trinh lănh đạo phong trào Việt kiều. Tháng 6/1919, Phan Văn Trường viết Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam, kư tên Nguyễn Ái Quấc, gửi Hội Nghị Hoà B́nh Versailles, công khai đ̣i tự do dân chủ. Phong trào chống Pháp tại Pháp bắt đầu.
    Những người chủ chốt được gọi là Ngũ Long gồm Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành.


    Còn tiếp ...

  8. #2428
    tran truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 15

    ● Phan Văn Trường (1878-1933)
    Nhờ hồi kư Une histoire de conspirateurs annamites à Paris ou la vérité sur L'Indochine - Chuyện những người An Nam âm mưu ở Paris hay sự thật về Đông Dương của Phan Văn Trường, do sử gia Ngô Văn sưu tầm, in lại ở Paris, nxb l'Insomniaque, 2003, ta được biết thêm nhiều sự kiện mới về Phan Văn Trường.

    Phan Văn Trường sinh năm 1878 tại làng Đông Ngạc, tỉnh Hà Đông, trong một gia đ́nh 6 anh em. Con ông Phan Huy Quang và bà Phan Thị Nghiêm. Học trường Ḍng, rồi trường thông ngôn. Làm phán sự ở Toà Sứ. Viên chánh văn pḥng Toà Thống Sứ nhận xét: "Được giao làm các công bố chính thức, Trường hoàn thành nhiệm vụ rất cẩn thận và khéo léo. Có trí thông minh thực vô song, Trường sẽ là một phán sự cực giỏi có thể thay hẳn một viên chức người Âu". Nhưng sau đó thêm vào: "Có những biểu hiệu cứng đầu rất rơ rệt và những hành động gần như vô kỷ luật"[26].

    Năm 1908, đậu ngạch tham tá, biệt phái sang Paris làm giáo sư phụ giảng tiếng Việt[27] tại trường Ngôn Ngữ Đông Phương[28] và học Luật. Ông đi Pháp theo nghị định ngày 8/11/1908 của phủ Toàn quyền. Ông nhập Pháp tịch ngày 18/3/1911.
    Năm 1912, xong cử nhân, ông ghi tên vào luật sư đoàn, tập sự tại toà Thượng Thẩm Paris. 1912, ông gặp Phan Châu Trinh, lập hội Đồng Bào Thân Ái, cơ sở đầu tiên của Việt kiều yêu nước tại Pháp. V́ hoạt động này, đầu tháng 1/1913, khế ước dạy học của ông bị huỷ.

    Từ tháng 4/1913, Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu tổ chức nhiều cuộc bạo động ở Bắc và Trung. Ngày 26/4/1913, nhân vụ ném bom tại một quán cà phê, hai sỹ quan Pháp bị chết ở Hà Nội, chính quyền bảo hộ bắt người anh cả của ông là Phan Tuấn Phong -trí thức nho học- và con trai 13 tuổi là Phan Trắc Cư. Ngày 30/6/1913, khám nhà em trai ông là Phan Trọng Kiên lấy cớ t́m được ở nhà ông Kiên những thư từ liên lạc với ông Trường. Hai anh em và Cư bị đầy chung thân biệt xứ sang Nouvelle-Calédonie. Nhiều năm sau, nhờ luật sư Marius Moutet can thiệp, mới được trở về.

    Ngày 31/10/1913, Bộ Thuộc Địa gài bẫy, dùng lá thư của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ở Đức gửi Phan Châu Trinh, để kết tội hai ông Phan liên lạc với Việt Nam Quang Phục Hội, năm sau sẽ buộc tội hai ông "âm mưu chống nhà nước Pháp" qua bản khai (man) của Nguyễn Như Chuyên. Chuyên đi cùng tàu với Phan Châu Trinh sang Pháp, ở cùng khách sạn với Phan Châu Trinh, rue L'Abbé de l'Épée, rồi Cujas, có nhiệm vụ theo dơi Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường.

    Ngày 13/3/1914, Phan Văn Trường được mời dự Hội thảo về vấn đề Đông Dương ở trường Cao Đẳng Xă Hội[29], Albert Sarraut[30] lo ngại, can thiệp với Bộ Thuộc Địa, không cho Phan Văn Trường diễn thuyết nhưng không thành. Phan Văn Trường nói về đề tài: Les revendications indigènes - Những thỉnh nguyện của người bản xứ[31].
    Bài diễn văn không nhắm trực tiếp vào những đ̣i hỏi độc lập dân chủ, v́ ông biết đ̣i lúc này vô ích, nhưng ông phê b́nh đến nguồn cội của chính sách thực dân kiểu Âu châu từ thời La Mă, rồi so sánh và đối chất với hệ thống đô hộ kiểu Tàu, là nguồn cội xuất phát đế quốc An Nam. Bài diễn thuyết làm chính quyền thực dân lo ngại.

    Thế chiến bùng nổ. Cuối tháng 7/1914, lệnh tổng động viên, v́ có quốc tịch Pháp, Phan Văn Trường bị gọi đi lính. Ngày 12/9/1914, đang đóng ở Chartres, ông bị đưa về Paris, giam trong binh ngục Cherche-Midi. Phan Châu Trinh bị bắt ngày 15/9/1914, bị giam tại ngục Santé. Lư do giả là lá thư của Cường Để. Lư do thực là Hội Đồng Bào Thân Ái, đă được dự thẩm toà án binh, quan ba[32] Caron viết ra: "Ngày 22/8/1914 có công văn của Bộ trưởng thuộc địa gửi cho Bộ trưởng quốc pḥng thông báo: Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường trong hai năm qua đă kích động sinh viên và đồng bào thù ghét chính phủ Pháp và đưa họ vào một tổ chức có mầm mống phản loạn"[33].

    Trong bản hỏi cung ngày 8/4/1915, Nguyễn Như Chuyên khai hết những "âm mưu chống phá chính quyền" của hai ông Phan với những "bằng chứng": ông Trường sang Anh nhiều lần t́m cách liên lạc với cách mạng Trung Hoa, ông Trinh được chính phủ Đức cho tiền để mua súng đạn, tổ chức lật đổ chính quyền Pháp tại Việt Nam[34], điều này hoàn toàn bịa đặt, v́ Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh đều chống cách mạng bạo động. Dù là "sinh viên", Nguyễn Như Chuyên cũng "bị" bắt giam vào binh ngục cùng Phan Văn Trường, Chuyên dụ ông Trường muốn thoát án tử h́nh, phải viết đơn cầu cứu Thủ lănh Luật sư đoàn hay dự thẩm Caron, nhưng Phan không viết.

    Tháng 7/1915, nhờ luật sư dân biểu đảng Xă hội Marius Moutet, đồng nghiệp của Phan tại toà Thượng thẩm, yêu cầu Thủ tướng Pháp can thiệp cho ông xem hồ sơ, bởi v́ nó trống. Albert Sarraut phải nhượng bộ. Toà tuyên miễn tố. Lệnh thả kư ngày 13/7/1915. Ngay khi ra tù, Phan Văn Trường biết từ đây ḿnh có thể bị bắt và bị án tử h́nh bất cứ lúc nào, ông dặn Moutet mọi việc hậu sự.
    Phan Văn Trường được gửi về Công Binh Xưởng Toulouse, làm thông ngôn cho lính thợ. Tại đây, ông vẫn bị Bộ Thuộc Địa, do André Salles chủ mưu -sẽ nói rơ hơn ở các chương sau- thâm thù Phan Văn Trường về việc trường Parangon và Hội Đồng Bào Thân Ái, tiếp tục theo dơi. Tháng 2/1916, Salles lại viết thư yêu cầu Bộ Quốc Pḥng mở lại ăng-kết về ông, nhưng không có kết quả.

    Đến tháng 6/1917, nhân việc viết đơn xin giăi ngũ cho một binh sĩ, Phan lại bị truy tố về tội "chủ mưu xui giục" công binh Việt Nam viết đơn xin giải ngũ[35]. Nhưng ông được thiếu tá chỉ huy Malacamp bênh vực. Tướng Mas đến Toulouse gặp Phan Văn Trường, sau đó Bộ Quốc Pḥng trả lời dứt khoát Bộ Thuộc Địa, không chuyển Phan Văn Trường đi đâu hết v́ không có bằng cớ ǵ cả.
    Trong thời gian ở Toulouse, Phan kết bạn với Louise Vert -không ở chung- ở số 58 Rue Côte Pavé, sinh con trai Robert Phan, nhưng biết ḿnh làm chính trị, có thể bị bắt bất cứ lúc nào, ông giấu tung tích vợ con. Bà liên lạc với ông qua địa chỉ ông Khánh Kư.

    Tháng 4/1919, được giải ngũ, ông trở lại ở Paris. Luôn luôn bị mật thám theo dơi. Từ lúc này, địa chỉ số 6 villa des Gobelins, quận 13, Paris, nhà Phan Văn Trường, được coi là "trụ sở" của Hội Người An Nam Yêu Nước.
    Tháng 6/1919 ông viết bản Les revendications du peuple annamite - Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam, kư tên Nguyễn Ái Quấc, đưa Nguyễn Tất Thành đem đến Hội Nghị Hoà B́nh ở Versailles. Bản thỉnh nguyện không được Hội Nghị Hoà B́nh lưu ư, nhưng làm cho chính quyền Pháp nổi giận, sẽ được ghi lại như văn bản đầu tiên đ̣i tự do dân chủ của người Việt gửi đến chính phủ Pháp và Đồng Minh.

    Từ cuối 1919 đến giữa 1922 Phan Văn Trường thường sang Rhénanie biện hộ tại toà án binh Mayence. Đây là vùng đất Đức, thuộc Pháp từ 1793 đến 1914 Đức mới lấy lại. Ông sang đây căi ở toá án binh, v́ ở Paris không thể làm việc được: thân chủ ông bị mật thám theo dơi và đe doạ. Ngày 3/6/1922, ông tŕnh luận án tiến sĩ, đề tài Essai sur le Code Gia Long - Khảo luận về Luật Gia Long.

    Phan Văn Trường rời Pháp ngày 22/12/1923, đến Sài G̣n ngày 21/1/1924. Ra Bắc thăm gia đ́nh, rồi trở vào Sài G̣n ngày 6/2/1925. Mở văn pḥng chung với luật sư Paul Monin, nổi tiếng bảo vệ người An Nam, ở số 119 đường Mac-Mahon. Ông diễn thuyết và viết báo, cộng tác với Nguyễn An Ninh làm báo la Cloche Fêlée - Chuông Rè, cùng nhau viết nhiều bài chỉ trích chính quyền Pháp, nhưng Ninh để cho Trường kư, v́ Trường có quốc tịch Pháp, thực dân không dám thẳng tay trừng trị như Ninh[36].
    Ngày 26/11/1925, Phan Văn Trường thay Dejean de la Bâtie làm giám đốc tờ Chuông Rè[37]. Với các bài viết và các buổi diễn thuyết, nhóm Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, rồi sau này Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm... khuynh đảo t́nh h́nh chính trị tại Nam Kỳ.
    Phan Châu Trinh lên đường về nước ngày 18/5/1925 cùng Nguyễn An Ninh và mất ngày 24/3/1926 tại Sài G̣n.

    V́ tội tổ chức mít-tinh ở Vườn Xoài, Ninh bị bắt ngày 20/3/1926. Bốn ngày sau Phan Châu Trinh mất. Phan Văn Trường tiếp tục tờ Chuông Rè, mở rộng với nhóm Đệ tứ và đổi thành L'Annam từ 1/5/1926. L'Annam ra tới tháng 2/1928 phải đ́nh bản, v́ Phan Văn Trường bị toà Tiểu h́nh Sài G̣n kết án 2 năm tù ngày 27/3/1928[38] với những "tội" sau đây:

    1- Báo An Nam năm 1926, đăng bản kêu gọi Hội Quốc Liên của báo Việt Nam Hồn và đảng Phục Việt[39] đ̣i quyền độc lập cho Việt Nam.
    2- Đăng một bài trích báo L'Humanité Paris, xúi giục quân lính Việt Nam ở Trung Hoa bất tuân lệnh.
    3- Cổ động dân chúng làm lễ truy điệu Lương Văn Can.

    Toà Thượng Thẩm y án. Phan Văn Trường chống lên toà Phá Án Paris và sang Pháp để tự biện hộ. Toà Phá Án y án. Phan Văn Trường vào tù tháng 6/1929. Luật sư Marius Moutet, dân biểu đảng Xă Hội, vận động ân xá. Phan Văn Trường được trả tự do tháng 2/1930. Ông về nước, mở pḥng cố vấn pháp luật tại Sài G̣n. 1933 ông ra Bắc thăm gia đ́nh và mất tại nhà anh là Phan Cao Lũy, 25 phố Gambetta -Trần Hưng Đạo, Hà Nội, ngày 22/4/1933 v́ bệnh đau gan[40].


    Còn tiếp ...

  9. #2429
    tran truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 15

    ● Nguyễn Thế Truyền (1898-1969)

    Nguyễn Thế Truyền là khuôn mặt thứ nh́ sau Phan Văn Trường trong nhóm Ngũ Long. Nhờ cuốn Thân thế và sự nghiệp nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền của Đặng Hữu Thụ, chúng ta có thể biết rơ về Nguyễn Thế Truyền.
    Nguyễn Thế Truyền sinh ngày 17/12/1898 tại làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định trong một gia đ́nh khoa bảng nổi tiếng. Cha là Nguyễn Duy Nhạc. Ông là Nguyễn Duy Hàn, tuần phủ Thái B́nh, bị hạ sát ngày 12/4/1913, v́ bom của Phan Văn Tráng, trong Quang Phục Hội (Phan Bội Châu). Năm 1910, 12 tuổi, Truyền được phó công sứ Thái B́nh Dupuy đem về Pháp du học. Vào nội trú trường Parangon[41] (trực thuộc Alliances françaises[42]) lúc đó do André Salles, cựu thanh tra thuộc địa, làm hiệu trưởng. Trường Parangon có mục đích đào tạo trẻ em thuộc địa trở thành "công dân tốt" trung thành với mẫu quốc.

    Là học sinh xuất sắc, Nguyễn Thế Truyền liên tiếp được học bổng của Alliances françaises từ 1913 đến 1922. Năm 1915, đậu Brevet Supérieur, về nước một năm, học thêm Hán văn, rồi trở lại Pháp học tiếp kỹ sư hóa học (1916-1920) ở Toulouse.
    Tháng 8/1920, sau khi tốt nghiệp kỹ sư, về nước một năm, học tiếp Hán văn. Tháng 8/1921 trở lại Paris, sửa soạn luận án tiến sĩ, học thêm triết và đậu cử nhân triết năm 1922.

    Khi mới trở lại Paris, Nguyễn Thế Truyền ở số 3 Champollion, Paris 5e.
    Đầu năm 1922, ông đến ở nhà Phan Văn Trường, số 6 villa des Gobelins - Từ cuối 1919 đến 1922, Phan Văn Trường hay đi Đức, biện hộ tại toà án binh Mayence. Khi Phan Văn Trường về lại Pháp, Nguyễn Thế Truyền mướn nhà số 6 rue Saint Louis en l'Ile, Paris. Kết duyên với cô La Tour, y tá, sống chung từ cuối 1922, có bốn con.

    Nguyễn Thế Truyền là một con rồng lớn trong nhóm Ngũ Long, ông đă khuynh đảo chính sách thực dân bằng ng̣i bút, đặc biệt trên tờ Le Paria, với sự cộng tác của Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Phu - chú của Truyền.
    Nguyễn Thế Truyền vào đảng Xă Hội, rồi đảng Cộng Sản[43]. Năm 1925, ông làm phó tổng thư kư hội Liên Hiệp Thuộc Địa - Union intercoloniale và chủ bút tờ Le Paria - Người cùng khổ. Năm 1926, ông rời Le Paria, ra báo Việt Nam Hồn. Tháng 5/1927, ông tách khỏi bộ phận thuộc địa của đảng Cộng Sản Pháp và lập đảng Việt Nam Độc Lập[44].

    Báo Việt Nam Hồn ra công khai được tám số[45] th́ bị Albert Sarraut, lúc đó là tổng trưởng Nội Vụ, ra lệnh cấm. Vẫn lén lút ra. Sau đổi tên là Hồn Việt Nam, ra được bốn số, rồi đổi là Việt Nam từ tháng 9/1927. Từ khi Việt Nam Hồn bị cấm, Truyền ra công khai tờ Phục Quốc. Hai tờ Le Paria và Việt Nam Hồn mà Nguyễn Thế Truyền là linh hồn, đă ảnh hưởng sâu xa đến cách mạng Việt Nam. Ngày 7/12/1927 Nguyễn Thế Truyền và gia đ́nh cùng Nguyễn An Ninh lên tàu về nước. Nguyễn Văn Luận thay thế quán xuyến mọi việc. Gia đ́nh Nguyễn Thế Truyền về Sài G̣n ở nhà Nguyễn An Ninh một tháng, ra Huế thăm Phan Bội Châu 3 ngày, rồi đi Vinh thăm bà d́ ruột.

    Đầu tháng 3/1928, trở về quê làng Hành Thiện ở ít lâu rồi lên Nam Định cư ngụ số 22 đường Sài G̣n[46]. Lúc đó cha ông là Nguyễn Duy Nhạc đang làm tri phủ Quốc Oai, Sơn Tây, Nguyễn Thế Truyền từ chối mọi đề nghị làm việc với Pháp, sống bằng phần ruộng gia đ́nh, tự trông nom mùa màng, giúp Nguyễn Thế Song, đă về mở xưởng sửa chữa máy móc và xe hơi ở Hà Nội, để sống và kinh tài cho đảng Việt Nam Độc Lập. Xưởng bị mật thám xét, thợ thuyền bị đe dọa, khách hàng bị tra hỏi, giữa năm 1928 phải đóng cửa. Nguyễn Thế Truyền viết sách về các phong trào ái quốc, bằng tiếng Pháp, nhờ một nhà nho dịch sang chữ Hán và quốc ngữ, đem sang Trung Hoa in[47] nhưng chắc bị tịch thu, không c̣n dấu vết.

    Nguyễn Thế Truyền t́m cách liên lạc với Nguyễn Hải Thần và Đặng Hữu Bằng -người Hành Thiện- đệ tử Phan Bội Châu, sĩ quan cao cấp trong quân đội Trung Hoa và giáo sư trường vơ bị Hoàng Phố. Tin này bị lộ, Truyền bị bắt 1933. Bà Truyền nhờ hội Chống Thực Dân can thiệp, mới được thả. Trong thời gian ở Bắc, Nguyễn Thế Truyền làm ba việc khiến người dân bị trị khâm phục: Tát Tổng đốc Vi Văn Định - Kiện chính quyền bảo hộ Bắc Kỳ - Bắt viên chánh cẩm Pháp tại Nam Định phải xin lỗi trước mặt công sứ Nam Định. Không thành công trong việc xây dựng đảng Việt Nam Độc Lập tại Việt Nam v́ hoàn toàn bị theo dơi và cô lập và trong khi ông vắng mặt th́ đảng ở Pháp bị giải tán.

    Nguyễn Thế Truyền quyết định trở lại Pháp, ngày 26/3/1934 đến Marseille. Tại Paris, để sinh sống, ông bán báo rong. Diễn thuyết và viết báo. Xác định lập trường: Việt Nam không chấp nhận chủ nghiă vô sản chuyên chính v́ các nhà lănh đạo đệ tam hay đệ tứ đều tuân theo mệnh lệnh của Staline, Trotsky. Ở Việt Nam từ xưa đến nay, không có giai cấp rơ rệt, ai học giỏi th́ đỗ ra làm quan. Không có chuyện cha truyền con nối. Không có giai cấp bóc lột. Không cần đấu tranh giai cấp.
    Chủ nghĩa cải cách của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh cũng không đi xa được v́ những cải cách mà người Pháp đưa ra chỉ có tính cách vặt vănh, không khi nào thực dân bỏ quyền lợi của họ ở Việt Nam. Chỉ có chủ nghiă quốc gia, nặng về nhân trị, không bài ngoại, là thích hợp với dân tộc.

    Nguyễn Thế Truyền hoạt động cho Liên Minh chống chính sách thuộc địa -Fédération anticolonialiste do Marius Moutet và Joseph Lagrosillière sáng lập năm 1935. Ông thành lập Tập Đoàn Đông dương -Rassemblement Indochinois năm 1936. Vận động các tổ chức nhân quyền, các ủy ban đ̣i ân xá chính trị phạm, bênh vực Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu... bị giam ở Sài G̣n. Hoạt động đến hết 1938 mới về nước. Từ 1934 đến 1937, vợ con ông vẫn ở Nam Định, do cha mẹ ông trông nom. Khi hai con gái ông xin học bổng th́ bị bác v́ tên là Nguyễn Trưng Trắc, Nguyễn Trưng Nhị, bị coi là "những con rắn nhỏ" lớn lên sẽ đánh Pháp như Trắc, Nhị đánh Tàu.
    Vợ con ông bị nhóm thực dân ở Nam Định kỳ thị và thù ghét. Tháng 3/1937, bà nhận làm y tá, nghề cũ, tại trường Yersin và đem các con vào Đà Lạt. Sau khi bà mất các con ông được các linh mục đỡ đầu. Trưng Trắc sau làm tu sĩ ở Pháp. Trưng Nhị, giáo sư triết ở Anh. Quốc Tuấn học âm nhạc tại Tây Đức, Thế Hào học về cơ khí ở Pháp.

    Nguyễn Thế Truyền không gặp lại vợ con khi về nước. Vợ ông mất giữa năm 1940, các con báo tin cho ông nhưng nhà cầm quyền chặn thư. Sau biết tin, ông xin vào Đà Lạt nhưng không được phép. Ông và Nguyễn Thế Song bị Pháp bắt ở Nam Định[48] theo quyết định của toàn quyền ngày 3/5/1941 bị đưa lên Sơn La, và cuối 1941, bị đầy sang an trí ở Madagascar, tới tháng 6/1946, Marius Moutet mới can thiệp được cho hai anh em trở lại Việt Nam, nhưng bị quản thúc tại Sài G̣n đến giữa 1947.
    Nguyễn Thế Truyền mất ngày 19/9/1969 tại Sài G̣n. Mộ của ông ở nghiă trang Hội G̣ Công tương tế, gần phi trường Tân Sơn Nhất, sau bị chính quyền cộng sản san bằng[49].


    Còn tiếp ...

  10. #2430
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 15

    ● Nguyễn An Ninh (1900-1943)

    Hai gia đ́nh cách mạng lớn thế kỷ XX là gia đ́nh cụ Lương Văn Can ở Bắc và cụ Nguyễn An Khương trong Nam. Không những hai cụ là những nhà nho lănh đạo phong trào Duy Tân và Đông Du ở Bắc và Nam, mà c̣n là thân phụ của hai người anh hùng: Lương Ngọc Quyến - Nguyễn An Ninh, tiêu biểu cho hai khuynh hướng cách mạng: bạo động của Phan Bội Châu và bất bạo động của Phan Châu Trinh.

    Nguyễn An Ninh sinh ngày 5/9/1900 tại Chợ Lớn. Gia đ́nh gốc Quán Tre, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Cha là Nguyễn An Khương, mẹ là Trương Thị Ngự, chú Nguyễn An Cư và bác Nguyễn Thị Xuyên, đều tham gia cách mạng. Đại diện Đông Kinh Nghiă Thục trong Nam, Nguyễn An Khương lập khách sạn Chiêu Nam Lầu tài trợ cho Duy Tân và Đông Du. Dịch sách chữ Hán sang tiếng Việt. Viết bài trên Nông Cổ Mín Đàm cổ động ḷng yêu nước. Nguyễn An Cư, là nhà văn, nhà nho uyên thâm, thày thuốc Nam nổi tiếng.

    Nguyễn An Ninh nhận hai nền giáo dục từ nhỏ: Hán học, do cha và cô ruột dạy và Pháp văn ở trường Sở Cọp, gần Vườn Bách Thú, rồi sau vào trường Ḍng Taberd và lycée Chasseloup - Laubat. Làm báo tiếng Pháp rất sớm khi vừa xong bằng Brevet Élémentaire - Thành Chung. Nổi tiếng bất khuất, chửi Tây, đánh Tây. Thủa nhỏ có tật nói cà lăm, nhưng tự luyện khỏi cà lăm.
    Khi ở Paris, ngày nghỉ thường ra ngoại ô, vào rừng luyện giọng hàng giờ, sau trở thành nhà diễn thuyết hùng hồn, lôi cuốn. Năm 1916, Ninh ra Hà Nội học y khoa, sáu tháng sau bỏ qua Luật. 1918, Ninh về Sài G̣n, rồi sang Pháp học tiếp Luật. 1920, đậu cử nhân Luật[50]. Đậu xong cử nhân, cha gọi về nước cưới vợ. V́ Ninh đánh hai người Pháp có thái độ hỗn xược trong rạp xi-nê, trước mặt ông anh rể tương lai, ông này sợ quá, huỷ bỏ lễ cưới[51]. Tháng 7/1920, Ninh đi Pháp lần thứ nh́, chuẩn bị làm luận án tiến sĩ Luật.

    Tháng 10/1922, Ninh về nước sau khi đi Âu Châu (Anh và Ư), diễn thuyết nhiều lần tại Hội Khuyến Học Nam Kỳ, đả kích chính sách thực dân, phát huy tinh thần dân chủ, được thanh niên hưởng ứng. Tháng 2/1923, Ninh trở lại Pháp, viết báo, mời Phan Văn Trường về nước làm báo. Tháng 8/1923, Ninh về nước. Tháng 12/1923, ông Trường về nước.

    Đêm 15/10/1923, Nguyễn An Ninh diễn thuyết ở hội Khuyến Học Sài G̣n, bài Cao Vọng Thanh Niên, có tiếng vang lớn, thống đốc Nam Kỳ Cognacq gọi Ninh lên cảnh cáo. Ngày 10/12/1923, phát hành số 1, báo La Cloche fêlée - Chuông rè, toà soạn đặt tại số 29 đường Pierre Flandin - Bà Huyện Thanh Quan[52] do Nguyễn An Ninh sáng lập, Dejean de la Bâtie làm chủ nhiệm.
    La Cloche fêlée là cơ quan ngôn luận đầu tiên chống Pháp công khai và mănh liệt tại Việt Nam. Nguyễn An Ninh viết bài, lên trang, đưa in và tự ḿnh đem báo đi bán. Báo viết tiếng Pháp, đánh thẳng vào các chính sách thực dân. Đến số 19, ra ngày 14/7/1924, báo phải tạm ngưng[53]. Cuối năm 1924, Nguyễn An Ninh kết hôn với cô Trương Thị Sáu.

    Tháng 1/1925, Nguyễn An Ninh lại sang Pháp, ở Pháp gần một năm, lần này đón Phan Châu Trinh về nước[54]. Ngô Văn cho biết: "Trước khi lên đường ba hôm, Ninh và Trinh tham dự cuộc mít tinh tập hợp hơn 800 người Pháp và Đông Dương tại hội trường Hội Bác Học- Hôtel des Sociétes savantes". Kết quả cùng kư một quyết nghị gửi chính phủ Pháp[55], đ̣i tự do, dân chủ cho Việt Nam, tương tự bản Thỉnh Nguyện Thư tám điểm của Phan Văn Trường.

    Một mật báo viết: "Phan Châu Trinh đă xuống tàu hôm 28/5/1925 về Sài G̣n (...) Cùng chuyến tàu có tên phiến loạn chống Pháp là Nguyễn An Ninh cùng về. Cũng có quyển France en Indochine [56] chống Pháp một cách đáng ghét đă được đem về trong chuyến này. Yêu cầu không được phổ biến quyển sách này. Xin làm mọi cách để ngăn cấm"[57].

    Tờ Chuông rè im lặng 20 tháng, khi Phan Bội Châu bị bắt đưa về Hà Nội, bị đưa ra toà ngày 23/11/1925 về tội "phiến loạn", Nguyễn An Ninh tung trở lại Chuông rè ngày 26/11/1925[58], phát động chiến dịch bảo vệ Phan Bội Châu cùng với Đông Pháp Thời Báo. Nguyễn Thế Truyền ở Pháp lập tức vận động Hội Liên Hiệp Thuộc Địa, tổ chức mít tinh lớn tại hội trường Hội Bác Học từ 9/10/1925, ứng khẩu diễn thuyết hùng hồn cảm động và viết trọn hai số Le Paria 36 và 37 về Phan Bội Châu[59].

    Ngày 24/12/1925, toàn quyền Varenne phải thả Phan Bội Châu, đưa về an trí ở Huế. 8/8/1927, Nguyễn An Ninh sang Pháp đón Nguyễn Thế Truyền về nước ngày 7/12/1927.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •