Page 248 of 304 FirstFirst ... 148198238244245246247248249250251252258298 ... LastLast
Results 2,471 to 2,480 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2471
    Tran Truong
    Khách

    Nguyễn Ái Quốc lai lịch và văn bản _ Chương 18

    Sau buổi tôi nói chuyện cùng ông thanh tra, Nguyễn Ái Quốc bị gọi đến Cảnh Sát Cuộc. Người ta đă chụp h́nh và hỏi cung y. Việc này xẩy ra ngày 20 tháng 9 (20/9/1920). Những câu trả lời của Quốc được lưu trữ trong biên bản đính kèm. Y vẫn khăng khăng nhận ḿnh là Nguyễn Ái Quốc. Chúng ta chắc chắn đó là lời mạo nhận."

    Nhưng ngay sau đó, trong bức thư, Pierre Guesde lại viết những lời ngược lại:

    "Trong t́nh trạng hiện nay của ăng-kết, với những thông tin tiếp được từ Đông Dương, tôi nghĩ có thể xác định rằng Nguyễn Ái Quốc chẳng qua là tên Nguyễn Tất Thành, kẻ đă ở An Nam năm 1908, trong khi xẩy ra bạo loạn, và đă ở Anh trước khi đến Pháp. Mà Nguyễn Tất Thành được coi là kẻ phiến động nguy hiểm.

    Ngay từ ngày 25/7/1919, qua điện tín số 1791, chính phủ Đông Dương đă thông báo rằng một bản thỉnh nguyện có ẩn ư, gửi từ Paris, hôm 18/6, cho nhiều tờ báo ở thuộc địa, dưới cái tựa "Những thỉnh nguyện của dân tộc An nam". Bản thỉnh nguyện này, trước tên kư, có ghi: Thay mặt nhóm người An Nam yêu nước: Nguyễn Ái Quốc" (...)

    Nguyễn Ái Quốc đă liên kết với nhiều phần tử cách mạng ở Pháp và ở ngoại quốc. Y giao thiệp cùng lúc với nhóm xă hội, nhóm vô chính phủ ở Pháp và những kẻ cách mạng Trung Hoa, Triều Tiên, Nga, Ái Nhĩ Lan, v.v... Y phát biểu trong những buổi diễn thuyết của đảng Xă Hội, đáng chú ư là hôm 1 tháng 5 vừa qua (1/5/1920) và trong những cuộc đ́nh công khác nhau. Y vừa viết xong một cuốn sách trong đó y đ̣i độc lập cho Đông Dương. Chúng tôi đă có được bản cóp-pi những đoạn chính của cuốn sách này. Tài liệu đính kèm.

    Những lời trên đây chứng tỏ sự bối rối của cơ quan an ninh Pháp: Một mặt cho rằng có một Nguyễn Ái Quốc giả, tức là kẻ đến tŕnh diện, tự nhận ḿnh là Nguyễn Ái Quốc. Một mặt lại tin rằng có một Nguyễn Ái Quốc thật -qua các mật báo- người ấy mới chính là Nguyễn Ái Quốc diễn thuyết và là tác giả các văn bản.

    Thời gian từ 1919 đến tháng 5/1920, Nguyễn Ái Quốc "thật" được các chỉ điểm Pháp mô tả như một người đă "liên kết với nhiều phần tử cách mạng ở Pháp và ở ngoại quốc. Y giao thiệp cùng lúc với nhóm xă hội, nhóm vô chính phủ ở Pháp và những kẻ cách mạng Trung Hoa, Triều Tiên, Nga, Ái Nhĩ Lan, v.v... Y phát biểu trong những buổi diễn thuyết của đảng Xă hội, đáng chú ư là hôm 1 tháng 5 vừa qua (1/5/1920) và trong những cuộc đ́nh công khác nhau. Y vừa viết xong một cuốn sách trong đó y đ̣i độc lập cho Đông Dương. Chúng tôi đă có được bản cóp-pi những đoạn chính của cuốn sách này. Tài liệu đính kèm.

    Chân dung này chính là Nguyễn An Ninh, nhờ ba yếu tố: vô chính phủ, diễn thuyết liên miên và viết sách đ̣i độc lập cho Đông Dương. Nguyễn Thế Truyền lúc đó c̣n học ở Toulouse, chắc không đi về Paris thường xuyên và Nguyễn Tất Thành, mới sang, không rành tiếng Pháp, không thể diễn thuyết và viết sách tiếng Pháp được.

    Pierre Guesde viết tiếp: "Những bài báo phát xuất từ Nguyễn Ái Quốc và đồng bọn được đón nhận khá tốt trong một loại báo (đặc biệt báo L'Humanité). Chúng ta thấy những bài kư tên y trong những báo khác nhau, đặc biệt trong tờ L'Humanité ngày 2/8/1919, và trong tờ Le Populaire ngày 4 và 14/10/1919.
    Y ở số 6, villa des Gobelins, Paris, trong một nhà lầu do Phan Văn Trường thuê. Phan Văn Trường là một trong những tay phiến động nguy hiểm nhất hiện đang ở Đức cùng với Khánh Kư và François Albert, tất cả đều là bạn Nguyễn Ái Quốc cũng như Phan Châu Trinh thường trực ở nhà Nguyễn Ái Quốc và hiện đang ở đây luôn.

    Kèm đây là lá thư của Nguyễn Ái Quốc gửi cho M. Outrey, từ Biarritz, ngày 16/10/1919, cho thấy ư kiến của Nguyễn Ái Quốc về chính phủ ta như thế nào. (...) Ta có thể xác định rằng Phan Văn Trường là kẻ thông minh nhất và quỷ quyệt nhất trong nhóm. Nguyễn Ái Quốc là thư kư và là người cho Phan Văn Trường mượn tên"[23].

    Bản tường tŕnh của Pierre Guesde bị rối loạn v́ những thông tin sai lầm của thám tử, nhất là khi François Albert, một người trong nhóm Yêu Nước, bị hỏi cung cũng khai chẳng hề gặp Nguyễn Ái Quốc bao giờ.

    Thực ra những thám tử của Guesde lầm mà không lầm v́ vô t́nh, họ đă xác định được 1/3 sự thực: Nguyễn Ái Quốc chính là Nguyễn An Ninh.


    Còn tiếp ...

  2. #2472
    Tran Truong
    Khách

    Nguyễn Ái Quốc lai lịch và văn bản _ Chương 18

    Bởi v́, người mà thám tử thấy viết sách, giao thiệp với nhóm Xă Hội, nhóm Vô Chính Phủ và diễn thuyết liên miên, năm 1919-1920, chính là Nguyễn An Ninh. Người "vừa viết xong một cuốn sách trong đó y đ̣i độc lập cho Đông Dương" cũng là Nguyễn An Ninh, có thể đó là cuốn La France en Indochine. Người viết Lá thư gửi từ Biarritz cho M. Outrey cũng là Nguyễn An Ninh - Sẽ giải thích sau. Trong bản báo cáo, Pierre Guesde rất tinh tường qua những nhận xét khác của ông:

    - Một mực không tin Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Ái Quốc. Đọc các văn bản Nguyễn Ái Quốc, ông ta đoán đây là người Pháp viết tiếng Pháp. Đặc biệt ông ta chú ư đến những bài quan trọng như La question des indigènes en Indochine - Vấn đề dân bản xứ ở Đông dương do Phan Văn Trường viết; bài L'Indochine et la Corée; une intéressante comparaison - Đông Dương và Triều Tiên, một sự so sánh lư thú và bài Lettre à Monsieur Outrey - Thư gửi ông Outrey do Nguyễn An Ninh viết.

    - Ông ta xác định Phan Văn Trường là người nguy hiểm nhất.

    Tóm lại, tới ngày 12/10/1920, Pierre Guesde vẫn đinh ninh Nguyễn Tất Thành là người "gánh" cái tên Nguyễn Ái Quốc cho Phan Văn Trường. Điều này cũng không sai, nhưng Guesde cũng chỉ t́m ra 1/3 sự thật: Phan Văn Trường cũng là Nguyễn Ái Quốc.

    Trong phụ bản số 2 của bản báo cáo gửi bộ trưởng Thuộc Địa, Guesde kết luận:

    "Sau khi trao đổi với toàn quyền Đông Dương, thấy cần phải biết rơ Nguyễn Ái Quốc là ai. Ngày 20/9/1920 đă đưa giấy gọi Nguyễn Ái Quốc đến sở cảnh sát để chụp ảnh và hỏi lai lịch (kết quả kèm theo đây). Thấy rơ đây vẫn là lời khai man"[24].

    Và khi Nguyễn Tất Thành đă đi Nga, năm 1923, trong thư gửi toàn quyền Đông Dương ngày 12/9/1923 Pierre Guesde c̣n viết: "Những bài kư tên Nguyễn Ái Quốc không phải do y viết hoặc đă được sửa chữa rất nhiều. Khả năng nói và viết tiếng Pháp của tay An Nam này không đủ để viết những bài y kư tên"[25].


    Còn tiếp ...

  3. #2473
    Tran Truong
    Khách

    Nguyễn Ái Quốc lai lịch và văn bản _ Chương 18

    ● Nguyễn Tất Thành trở thành Nguyễn Ái Quốc và xin vào hội Tam Điểm

    Khi Nguyễn Tất Thành đến Paris tháng 6/1919, Hội Nghị Hoà B́nh đă khai mạc từ 18/1/1919 ở Versailles. Mục đích của hội nghị là xây dựng những quốc gia Âu Châu mới sau thế chiến. Nhóm Yêu Nước muốn lợi dụng t́nh h́nh quốc tế thuận lợi, để xác định sự hiện diện của Việt Nam, một đất nước đă bị mất chủ quyền. Có thể họ đă thảo luận với đại biểu các nước khác trong hậu trường Hội Nghị, trước khi tung bản thư Thỉnh Nguyện.

    Khi bản Thỉnh Nguyện hoàn tất, tại sao Phan Văn Trường giao cho Nguyễn Tất Thành đem đến Versailles, mà không giao cho một người khác?

    Bởi Nguyễn Tất Thành là khuôn mặt mới, vừa chân ướt chân ráo đến Paris, chưa bị mật thám bao vây. Lần xuất hiện đầu tiên này, chưa ai biết Nguyễn Tất Thành là ai.

    Nguyễn Tất Thành, xa nước từ 1911, sống vất vả trên tàu, rồi biệt lập ở Luân Đôn, vừa sang Pháp, chưa biết rơ những thông tin về t́nh h́nh trong nước, cũng không đủ kiến thức và không rành tiếng Pháp, nên chỉ có thể giữ vai tṛ khiêm tốn: học Pháp văn, giữ sổ sách chi thu, tập viết những mẩu tin, phụ trách việc in và phát truyền đơn. Không thể viết được những bài xă luận kư tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc, nhưng v́ muốn trở thành chính khách, Nguyễn Tất Thành xung phong nhận tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc.

    Việc đưa bản Thỉnh nguyện đến Versailles là chặng đầu. Xin vào hội Tam Điểm, là chặng thứ nh́. Việc này chắc chắn phải do sự sắp đặt của Phan Văn Trường -có thể Phan Văn Trường cũng có chân trong Hội Tam Điểm- v́ Nguyễn Tất Thành mới tới Paris, không thể biết rơ về hội Tam Điểm.

    Theo Pierre Brocheux: "Tháng 8/1919, Quốc đệ đơn xin vào nhóm Ernest Renan trong hội Tam Điểm (Franc-Maçonnerie), 16 Rue Cadet, nhưng không được"[26].

    -Theo Thu Trang: Ngày 14/6/1922, Nguyễn Ái Quốc được kết nạp vào hội Tam Điểm"[27]

    Tháng 8/1919, người ta chưa biết Nguyễn Tất Thành là ai. Hội Tam Điểm từ chối. Nhưng đến tháng 6/1922, ba năm sau, Nguyễn Tất Thành đă "chính thức" trở thành Nguyễn Ái Quốc, một tên tuổi trong làng báo chống thực dân. Hội Tam Điểm mới chấp nhận. Nhưng chỉ được vài tháng, Nguyễn Ái Quốc bỏ Tam Điểm, v́ sao?

    Tam Điểm là một hội kín, có truyền thống lâu đời trên thế giới, dựa trên nguyên tắc cao quư "Thân ái -Fraternité- giữa người và người". Nhưng trên thực tế, hội quy tụ những phần tử ưu tú của xă hội, có thể nắm vận mệnh các dân tộc. Người làm chính trị vào hội Tam Điểm để được bảo vệ khi gặp bất trắc. Trần Trọng Kim cũng ở trong hội Tam Điểm, v́ vậy khi làm chính trị, ông có thể nói thẳng mà không sợ chính quyền thuộc địa đàn áp.

    Có thể Phan Văn Trường đă t́m cách đưa Nguyễn Tất Thành vào hội Tam Điểm khi Thành mới tới Paris, v́ ông tin tưởng ở tương lai người thanh niên nhiệt t́nh này, và muốn có một thế lực hậu thuẫn cho Tất Thành. Nhưng khi được vào hội rồi, Nguyễn Ái Quốc/Tất Thành không chịu nổi không khí trí thức trưởng giả của hội, nhất là trong những trao đổi, Thành không thể không để lộ những trống vắng về ngôn ngữ và kiến thức của ḿnh trước các thành viên là những phần tử ưu tú của xă hội Pháp. Ngoài ra, c̣n có thể bị áp lực của đảng Cộng Sản Pháp, nên ít lâu sau Nguyễn Tất Thành đă bỏ hội Tam Điểm.

    Về việc Nguyễn Ái Quốc có giấy mời đi dự hội nghị Tours của đảng Xă Hội Pháp, cuối năm 1920, Hoàng Văn Chí cho rằng do Nguyễn Thế Truyền sắp đặt. Có lẽ không đúng, mà vẫn do Phan Văn Trường lo liệu, v́ lúc đó Nguyễn Thế Truyền đang ở Việt Nam.

    Ta cần phải biết rằng giới chính khách và trí thức Pháp -hay ở nước nào cũng vậy- không dễ thâm nhập, phải là bạn ngồi cùng ghế đại học với họ, hoặc có danh, hoặc có tài. Họ có thể tranh đấu cho cần lao, nhưng họ không làm bạn với những người cần lao, ít học. Một nghịch lư nhưng là sự thật. Vừa đến Paris, làm thợ ảnh, tiếng Pháp chưa thông, làm sao Nguyễn Tất Thành có thể gặp người này, người kia, trong chính giới Pháp? Nếu không được những trí thức thực sự như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, giới thiệu, và phải "có tên tuổi" trong làng báo như Nguyễn Ái Quốc.

    Nhờ những yếu tố này, Tất Thành/Ái Quốc mới có thể được chấp nhận trong môi trường chính trị cánh tả của Pháp. Nhưng "đội" tên Nguyễn Ái Quốc cũng là một gánh nặng, mà đôi khi chính bản thân Nguyễn Tất Thành không kham nổi. Việc t́m lối thoát đi Nga có thể cũng là một cách giải quyết hợp lư hợp t́nh.


    Còn tiếp ...

  4. #2474
    Tran Truong
    Khách

    Nguyễn Ái Quốc lai lịch và văn bản _ Chương 18

    Chú thích :

    [1] Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000.

    [2] Phan Văn Trường, sđd, trang 170-171.

    [3] V́ hồi kư Phan Văn Trường đăng từng kỳ trên báo La Cloche Fêlée từ 30/11/1925 đến 15/3/1926, chủ đích để "vạch trần chính sách thực dân" nên không phải việc ǵ cũng "công bố" được.

    [4] Nguyễn Thế Phu là con tuần phủ Nguyễn Duy Hàn người đă bị bom của Quang Phục Hội (Phan Bội Châu) giết chết, nhưng gia đ́nh Nguyễn Thế Truyền không hề nghĩ đến "thù" riêng, khi Phan Bội Bội Châu bị bắt, ông Truyền đă hết sức vận động: diễn thuyết, viết bài trên báo Le Paria và vận động Hội Nhân Quyền cứu cụ Phan khỏi án tử h́nh. Đặng Hữu Thụ ghi lại rất rơ những hoạt động của "đảng" Nguyễn Thế Truyền tại Pháp.

    [5] Theo thư của Bùi Kỷ viết cho Ngô Đức Kế, Lê Thị Kinh, sđd, tập1, quyển 3, trang 183.

    [6] Lê Thị Kinh, sđd, tập 1, quyển 4, trang 117. Thu Trang, sđd, trang 61.

    [7] Phan Văn Trường sđd, trang 141.

    [8] Phan Văn Trường, sđd, trang 144- 145-146.

    [9] Tranh luận tại quốc hội, ghi lại trên Echo Annamite ngày 11 và 12/1925, Phan Văn Trường trang 208-223.

    [10] Lê Thị Kinh, sđd, tập1, quyển 4, trang 124.

    [11] Nhà xuất bản Rieder, 1926, Viviane Hamy, 1997.

    [12] Chủ báo La cloche fêlée, người Pháp lai, đồng chí của Nguyễn An Ninh.

    [13] Cochinchine, trang 156.

    [14] Lê Thị Kinh, sđd, tập 2, quyển 1, trang 126.

    [15] Xin nhắc lại thời kỳ này hầu như mọi người đều có mặt: Nguyễn An Ninh ở Pháp từ 1918- 10/1922, chỉ về nước một lần trong hè 1920. Nguyễn Thế Truyền về nước một năm từ 8/1920 đến tháng 8/1921.

    [16] Một người họ Nguyễn trong nhóm Yêu Nước.

    [17] Daniel Hémery, Ho Chi Minh, De L'Indochine au Vietnam, Gallimard, 1990, trang 45.

    [18] Trích bài của Léo Poldès, trên báo Ici Paris Hebdo ngày 11/6/1946, in lại trong Hồ Chí Minh Le procès de la Colonisation française, L'Harmattan, 2007, trang 195. Aristophane là kịch tác gia danh tiếng của Hy Lạp.

    [19] Lê Thị Kinh, sđd, tập 2, quyển 1, trang 49

    [20] Thu Trang-Gaspard, Hồ Chí Minh à Paris, trang 82-83.

    [21] Lê Thị Kinh, sđd, tập 2, quyển 1, trang 73.

    [22] Được đưa lên Youtube, và ông Nguyễn Ngọc Quỳ ở Paris ghi lại trên mạng diendantheky ngày 16/4/2011.

    [23] Carton 87, S. III, Thu Trang - Gaspard, Hồ Chí Minh à Paris, trang 107-108.

    [24] Lê Thị Kinh, sđd, tập 2, quyển 1, trang 74.

    [25] Slotfom Série I, Carton II - Đặng Hữu Thụ, trang124.

    [26] Pierre Brocheux, Ho Chi Minh, Presses de Sciences PO, 2000, trang 110.

    [27] Thu Trang, Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp, 1911/1925, Đông Nam Á, 1983, trang 193.

  5. #2475
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    Sự khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quốc dẫn tới sự xác định vai tṛ lănh đạo phong trào Người Việt yêu nước của Phan Văn Trường trong giai đoạn đầu (1911-1920) và của Nguyễn Thế Truyền trong giai đoạn sau (1921-1927). Đó là cơ sở đầu tiên của phong trào Yêu Nước chống thực dân trên đất Pháp.

    Từ 1927, khi Nguyễn Thế Truyền về nước, phong trào Yêu Nước sẽ do nhóm Trốt-kít tiếp tục lănh đạo với Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Phan Văn Hùm, Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Thạch... Những nhà ái quốc này, tới năm 1945, sẽ bị cộng sản thủ tiêu, trừ Hồ Hữu Tường sống sót v́ trốn ở Hà Nội.

    Nguyễn Tất Thành trở thành Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, từ 1948, chính thức nhận ḿnh là Nguyễn Ái Quốc, tác giả các bài báo và xác định phong trào Người Việt Yêu Nước do ông lănh đạo, trong cuốn sách kư tên Trần Dân Tiên. Những người ái quốc đối lập chính trị với ông bị chôn vùi trong nấm mồ "phản động".

    Trong số rất ít nhà nghiên cứu t́m hiểu về giai đoạn lịch sử này có Thu Trang và Lê Thị Kinh đă t́m ra được những tài liệu hiếm quư, nhưng cả hai đều đặt trọng tâm trên Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, coi ông Hồ là "lănh tụ vĩ đại". Nhờ các công tŕnh nghiên cứu của Ngô Văn về lịch sử các nhà cách mạng Đệ Tứ và của Đặng Hữu Thụ về Nguyễn Thế Truyền, và cuốn hồi kư của Phan Văn Trường, mọi sự đă sáng tỏ hơn. Tuy nhiên hiện nay vẫn thiếu một công tŕnh nghiên cứu sâu xa về Nguyễn An Ninh tại Pháp.

    Một điểm cần phải xét lại là Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường thường được coi như những người mở đường phong trào yêu nước; nhưng vai tṛ lănh đạo thường được dành cho Phan Châu Trinh. Phan Văn Trường ít ai biết, hoặc có biết, cũng chỉ coi như người "phiên dịch" tư tưởng Phan Châu Trinh ra tiếng Pháp, cả Hồ Hữu Tường cũng lầm như thế.

    Sự thật khác hẳn: Trong thời kỳ tranh đấu ở Pháp, Phan Châu Trinh, tuy với một quá khứ can trường, tuy được dân tộc quư mến, nhưng ông đă bị vượt qua, không thể là người lănh đạo phong trào. Lư do: Phan Châu Trinh không biết tiếng Pháp.

    Khi đi Nhật, bị người Nhật hỏi: Các ông chống Pháp mà có học tiếng Pháp hay không? Cả hai cụ Phan đều ngỡ ngàng. Khi về nước, Phan Châu Trinh có viết bài cổ động học tiếng Pháp, nhưng chính bản thân ông không áp dụng. Trong 15 năm ở Pháp, v́ không chịu học tiếng Pháp, ông không tiếp nhận trực tiếp được thông tin của xă hội mà ông đang sống, luôn luôn phải qua trung gian của thông dịch, do đó có sự cách biệt sâu xa giữa ông và những người viết bài kư tên Nguyễn Ái Quốc.

    V́ không đọc được những bài báo này, ông không biết họ viết ǵ, nên ông chống lại và cho rằng viết báo tiếng Tây cho Tây đọc là vô ích, từ đó, đưa đến những đổ vỡ về sau. V́ lệ thuộc vào những người phiên dịch cho nên Phan đă tin cẩn Nguyễn Như Chuyên; ngay cả Đại úy Roux, người tận t́nh giúp đỡ từ lúc ông mới đến Pháp, cũng chỉ là một con bài được Pháp chỉ định với nhiệm vụ làm cho Phan tin vào chính quyền thuộc địa.

    Phan Văn Trường để lại cuốn hồi kư Une histoire de conspirateurs annamites à Paris ou la vérité sur L'indochine - Câu chuyện những người An Nam âm mưu (chống Pháp) tại Paris hay Sự thật về Đông dương[1]. Nội dung tác phẩm vạch rơ âm mưu thâm độc của chính quyền thực dân, trong vụ án gọi là "âm mưu chống Pháp" gán cho Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh, và bộc lộ mối tương quan giữa hai người, cho thấy đường hướng tranh đấu của họ hoàn toàn khác nhau.

    Phan Châu Trinh đả kích quan lại và triều đ́nh Huế, c̣n đối với Pháp, ông viết nhiều bản điều trần gửi Albert Sarraut với hy vọng chính quyền thuộc địa sẽ thay đổi chính sách để giúp Việt Nam lấy lại chủ quyền.

    Phan Văn Trường tuy kính trọng Phan Châu Trinh nhưng phê phán ông Trinh quá ngây thơ, cứ đến bộ thuộc địa "chầu chực" xin gặp Sarraut một cách vô ích.


    Điều này không sai v́ Phan Châu Trinh ngay từ đầu đă không nhận ra Nguyễn Như Chuyên là mật thám và những "sự tốt" của chính quyền đối với ông thực ra chỉ là sự quản thúc trá h́nh: Việc quan ba Roux, được lựa chọn trong số những người Pháp thạo tiếng Việt, để đến làm bạn với Phan ngay từ lúc mới sang, ân cần giúp đỡ, dịch cho Phan những kiến nghị gửi toàn quyền Albert Saraut cũng nằm trong chính sách ấy. Cả vụ Sarraut cho Phan ở thêm một năm, cũng là sự dàn xếp để Phan thấy rơ "ḷng tốt" của Sarraut. Những điều này khá rơ trong hai bức thư Roux gửi cho Phan từ những ngày Phan mới đến Pháp:

    1/ Bức thư đầu tiên Roux gửi Phan Châu Trinh ngày 26/5/1911 có những câu: "Theo nhời quan Thượng Thư Thuộc Địa tôi xin viết mấy chữ nầy để mời quan lớn lại chơi nhà tôi phố Odessa, số bẩy, gần "la ga Montparnasse" (...)

    Khi quan lớn mấy tôi đă gặp nhau một lần nào như thế rồi th́ chúng ta định mỗi một tuần lễ nào quan lớn mấy tôi hội nhau mấy lần, để quan lớn tỏ ra được các điều quan Thượng thư phải nghe rơ"[2].

    2/ Ngày 20/7/1911, trong bức thư thứ nh́, Roux gọi Phan là em: "Quan toàn quyền đă xem cái thư ấy rồi, lại định rằng ưng cho các điều em tỏ ra trong cái thư ấy.

    Nhưng có một điều em nên hiểu rơ là sau này: Quan Toàn Quyền Sarraut thật là một người yêu mến dân Annam lắm. Ngài ấy chưa sang ở bên Đông Dương một lần nào mà đă lo liệu dân t́nh nước ấy lắm. Ở trong bụng th́ định rằng: muốn giúp đỡ người Annam để được tấn tới và thịnh vượng.

    Quan Toàn Quyền định cho em ở bên Tây này một năm nữa, nhưng trước hết Toà Toàn Quyền nên lo liệu về việc ấy để xem cách nào nên dùng thuộc về phí tổn.

    Dẫu hoá ra ǵ th́ em nên tin cậy quan Toàn Quyền; lại em cũng nên tin cậy anh v́ anh mấy em bây giờ là như hai người b́nh đẳng, là như hai người bạn hữu thật".[3]

    Chính Roux đă đưa Phan đến tŕnh diện Pierre Guesde, lúc đó chưa làm Tổng Thanh Tra -nôm na là trùm an ninh thuộc địa- nhưng đă làm chánh văn pḥng Bộ Thuộc Địa. Trong những trao đổi thư từ giữa Guesde, Salles và thuộc hạ[4], họ đă tính buộc hai cha con Phan phải đi Neufchatel-en-Bray gần Dieppe để phân tán lực lượng Hội Đồng Bào Thân Ái ngay từ tháng 4/1912. Nhưng Phan Châu Trinh từ chối, họ không dám ép quá, sợ Phan làm ầm lên, rách việc, nên mới thôi.

    Roux có nhiệm vụ "nói tốt" và chứng minh "thực tâm" của Sarraut và chính quyền. Trong khi "thực tâm" Sarraut đối với Phan Văn Trường và Hội Đồng Bào Thân Ái ra sao, ta đă rơ. Ngay cả Ernest Babut, người đă làm báo với Phan ở Hà Nội, giúp đỡ và bênh vực Phan khi ông bị bắt năm 1908, cũng "làm việc" với chính quyền. Babut đă báo cáo với Guesde về Phan Văn Trường và "gợi ư" cho Phan Châu Trinh xin Guesde xuống Marseille làm việc ở Hội Chợ 1922, lănh lương của Pháp, gây sự nghi ngờ giữa ông Trinh và các đồng chí.
    Những "ân nhân" này, phải hiểu, trước hết họ là người Pháp, họ không thể phản bội nước Pháp của họ. Việc giúp Phan chỉ có mục đích làm cho Phan tin tưởng hơn nữa vào chính quyền thuộc địa, không "nổi lên" chống lại mà "cộng tác" và họ đă thành công.

    Riêng luật sư dân biểu đối lập Marius Moutet là người của luật pháp, v́ muốn làm sáng tỏ sự công minh của luật pháp nước ông và truy tố phương pháp ám lậu, nhầy nhụa của bọn thực dân, cho nên Moutet đă tận t́nh can thiệp cho Phan Châu Trinh, Khánh Kư, Phan Văn Trường và anh em, Phan Bội Châu, Nguyễn Thế Truyền và em... ra khỏi cảnh tù đầy, để họ được tự do bầy tỏ chính kiến của ḿnh. Tuy nhiên khi Moutet lên làm bộ trưởng, chính sách của ông đối với Việt Nam lại là một chuyện khác.


    Còn tiếp ...

  6. #2476
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    ● Phan Châu Trinh dưới mắt Phan Văn Trường

    Sự bất đồng ư kiến giữa Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh đă nhiều nơi đề cập, qua những bức thư Phan Châu Trinh viết cho Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, đă được công bố. Ở đây, chúng tôi chỉ nhắc đến ư kiến của Phan Văn Trường trong cuốn hồi kư Une histoire de conspirateurs annamites à Paris - Chuyện những người An Nam âm mưu tại Paris[5].

    Sử gia Ngô Văn cho biết: Ở thời điểm xuất hiện trên báo Chuông Rè, tác phẩm gây chấn động trong ḷng người dân nô lệ như một luồng điện giật[6]. Nội dung tác phẩm tŕnh bày hành tŕnh tư tưởng và con đường tranh đấu của Phan Văn Trường, kêu gọi người dân nô lệ phải đứng lên làm người. Đừng sợ kẻ khác. Dù phải trả giá thế nào đi chăng nữa. Phan Văn Trường thuật lại vụ án mà ông và Phan Châu Trinh bị thực dân dàn dựng để ghép hai người vào tội âm mưu lật đổ chính quyền Pháp.

    Phan Văn Trường đă dành nhiều trang hồi kư cho Phan Châu Trinh, người bạn đồng hành của ḿnh. Ông viết theo lối Tây học, có ǵ nói thẳng, cả cái hay lẫn cái dở của bạn. Một nhận xét: Phan Văn Trường không hề nhắc đến tên Nguyễn Tất Thành, mặc dù Tất Thành ở nhà ông trong 2 năm, từ tháng 6/1919 đến tháng 7/1921.

    Sự ngây thơ của Phan Châu Trinh, được phân tích khá cặn kẽ, trong chương X. Phan Văn Trường mô tả Phan Châu Trinh là người thông minh thiên bẩm, uyên bác và có kinh nghiệm sống, nói chuyện hay, nhưng dường như những ưu điểm trên đây bị sự khinh suất khó mường tượng và sự ngây thơ lạ lùng phá vỡ. Những lời lẽ hạ ḿnh đối với chính quyền thực dân trong Đầu Pháp chính phủ thư, thực vô ích.
    Phan Châu Trinh đến Pháp với con trai là Phan Châu Dật, 12 tuổi, để lại vợ và 2 con gái ở nhà. Chính phủ Pháp trợ cấp mỗi tháng 420 francs. Hai cha con ở một nhà trọ, có vài công chức cao cấp của chính quyền thuộc địa thỉnh thoảng đến thăm. Ông được đồng bào nhiệt liệt hưởng ứng, người Việt ở Paris đến chơi, nghe ông nói chuyện để thoả ḷng nhớ nước.

    Phan Văn Trường viết: "Vị nhân sĩ này tượng trưng xă hội An Nam xưa. Ông ra vào văn pḥng của bộ Thuộc Địa như một nhân vật được ưu ái tín nhiệm (personna grata), ông tŕnh bày những quan điểm chính trị, đặc biệt yêu cầu ân xá cho những người bạn cùng cảnh ngộ c̣n ở trong tù, nhưng không bao giờ ông nhận được trả lời ngoài sự im lặng khinh bỉ. Sự chăm sóc hời hợt của chính quyền thuộc địa lúc đầu, lạnh dần để cuối cùng chuyển sang ác cảm và thù nghịch"[7].

    Vẫn theo Phan Văn Trường, sự chăm sóc hời hợt này chỉ là cái cớ để dễ bề trừng phạt khi Phan Châu Trinh dám bàn (phiếm) đến chính sách chính trị ở Đông Dương, và nhất là đă cùng Phan Văn Trường, làm một bản Thỉnh Nguyện gửi hội Nhân Quyền, nhờ can thiệp cho những người bạn c̣n bị tù Côn đảo v́ biến cố 1908. Thế là một loạt báo Pháp ở Đông Dương (được lệnh) phát triển phong trào bôi nhọ, viết bài ngụ ư tiếc rằng chính quyền Đông Dương đă không để xử tử (Trinh) cho rồi, và quy kết hai người (Trinh và Trường) vào tội tổ chức cuộc nổi dậy chống Pháp tại Đông Dương.

    Sau vụ Thỉnh Nguyện Thư gửi Hội Nhân Quyền, Phan Châu Trinh vẫn c̣n được trợ cấp, ông sống rất chật vật, phải gửi con vào nội trú tỉnh nhỏ (Melun) và ông ở khách sạn, ăn cơm rẻ tiền. Mặc dù ở trong t́nh trạng khốn đốn, Phan Châu Trinh là người bền chí, ông vẫn c̣n tin vào chính quyền thực dân, ông đến bộ Thuộc Địa thường xuyên, t́m gặp những công chức cao cấp phụ trách vần đề Đông Dương để bày tỏ ḷng trung thực của ḿnh.

    Nhưng sau những hớ hênh của ông - Phan Văn Trường muốn nói đến việc Phan Châu Trinh tin cậy mật thám Nguyễn Như Chuyên, coi như môn sinh- ông và tôi bị bắt, bị giam 11 tháng. Tháng 7/1915, ra tù, đang trong chiến tranh, chính quyền thuộc địa cúp hết trợ cấp, hy vọng không biết tiếng Pháp, không có nghề, bắt buộc ông phải về xứ. Nhưng Phan Châu Trinh không về, ông ở lại, học nghề ảnh và sống ung dung.

    Sau những bài học đắng cay như thế, tưởng Phan Châu Trinh sẽ hết lạc quan, nhưng không, ông vẫn tiếp tục thái độ triết nhân của ḿnh, coi như không có chuyện ǵ xẩy ra, vẫn đến Bộ thuộc địa, t́m gặp những kẻ đă đày đọa ḿnh, và xin hội kiến Albert Sarraut hết lần này đến lần khác.


    Còn tiếp ...

  7. #2477
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    Phan Văn Trường viết: "Tạm nói mà không hề có ư miệt thị rằng, người này -vẫn bám vào chính quyền thuộc địa, bị đuổi cửa trước th́ luồn vào cửa sau- người mà chính quyền thuộc địa hai lần buộc tội âm mưu chống Pháp!
    Phan Châu Trinh là một người thông minh, một người tử tế, một người bạn tốt; nhưng những đức tính này không đủ để làm nên một người cách mạng"
    [8].

    Lời phê phán quả là nặng, nhưng nếu so với lời Phan Châu Trinh phê phán Phan Bội Châu trong bài "Nước Việt Nam mới sau khi liên hiệp với Pháp", th́ lời Phan Văn Trường cũng chưa nặng bằng.

    Hồi kư Phan Văn Trường viết năm 1923, lúc t́nh bạn hai ông đă rạn nứt v́ bất đồng chính kiến, nhất là sau vụ Phan Châu Trinh xin Guesde giới thiệu xuống Marseille làm việc ở Hội chợ, và những lá thư đả kích nhau, nhưng ông Trường vẫn bênh vực ông Trinh bị Pháp kết án oan v́ không hiểu rơ chủ trương Pháp Việt đề huề của ông Trinh, đồng thời nói lên sự khác biệt trong con đường tranh đấu của hai người và đó cũng là sự khác biệt sâu xa giữa hai phái Nho học và Tây học.

    Tinh thần Tây học này, được xác định một lần nữa trong nhận định của Hoàng Xuân Hăn. Về "Đầu Pháp chính phủ thư" của Phan Châu Trinh, Hoàng Xuân Hăn viết: "Lời lẽ trong thư kịch liệt, có thể kích thích sĩ khí, nhưng lại vô t́nh hay hữu ư ngoa ngoắt bôi nhọ quốc dân và quan lại, dường như để nhử chính quyền tin ḿnh mà nhận lời ḿnh. Kết quả là không những ư ḿnh không toại, mà thực dân đă dùng quan lại để trừ khử ông: ông bị kết án tử h́nh; rồi may nhờ Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, chỉ bị đầy ra Côn Đảo.

    Giả sử thực dân bấy giờ khôn ngoan hơn, biết thấy lợi xa mà nghe lời ông, th́ lập trường của ông trong giai đoạn nầy có lẽ sẽ có lợi cho dân ta trong quá tŕnh t́m giải phóng. Trái lại, sự thất bại của ông đă làm cho người ngày nay, khi đọc lại thư ông, chỉ có cảm tưởng ông ngây thơ về chính trị và cảm thấy tức tối khi ông mạt sát quá đáng đồng bào, mà tâng bốc vượt mức thực dân. Tuy vậy, ta không thể không nhận rằng ông có óc hiện thực, biết quan sát, phân tích và có thái độ can đảm và thẳng thắn"[9].

    Hoàng Xuân Hăn cũng như tất cả mọi người lúc đó chưa biết rơ sự thâm độc của thực dân. Mặc dù Phan công kích các quan thậm tệ, nhưng khi ông bị bắt năm 1908, chính triều đ́nh đă bênh vực ông khỏi án tử h́nh: Lê Thị Kinh t́m được các công văn chứng minh các quan trong Phủ Phụ Chính thời vua Duy Tân, đặc biệt Cao Xuân Dục và Lê Trinh đă t́m mọi cách chống lại quyết định của Khâm sứ Lévecque và Toàn quyền lâm thời Bonhoure, muốn xử tử h́nh Phan Châu Trinh[10].

  8. #2478
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nghe chuyện Hà nội ;.. sanh quán của tôi...!!

    ngày 14 - 09 - 2017.. nắng to và nhiệt độ OAT = + 24 oC... gió lặng...trên trời ;.. lơ lửng tâng mây trắng trên nền trời xanh ngắt...

    bà B. Thạch.. cung loay hoay lên mạng.. đôi lúc thở dai.. này anh lăo ;..
    -.. anh c̣n nhớ không ?? cái petit Đồ Sơn và chùa Kim Liên...
    -.. đó là vùng hồ phía bờ bắc của Hồ Tây.. có chùa Kim Liên, tuy bé mà thật là đẹp mà BT hỏi sao ǵ vậy ??
    Nghe nói nhà nước quy hoạch chỉnh trang thủ đô, muốn dọn các cơ quan qui vào một lô đất ddẹp bên Hồ Tây... c̣n các nơi bị giải toả th́ đất đem bán đấu giá đẻ lấy tiền... nói là để xât cất... ma ăn cỗ ai mà biết được !!
    -.. Đó là làm đẹp cho Thủ đô, cho có vẻ .. có thể ăn to nói lớn với quốc tế... chứ cái cảnh " gà què ăn quẩn cối xay..!" th́ măi măi Thủ đô vẫn ngột ngạt và đạp lên nhau mà đi thôi...! Trước đây cũng có nhiều ư kiến về Giăn dân ra các vùng lân cận, nhưng demography xem ra các đám " lợi ích nhóm ." không đào được nhiều lợi lộc cho nên cả đám cầm quyền bắt tay với " nhóm lợi ích!" .. đều nhằm tới các quỹ đất công ích nội thành.
    Lâu rồi lăo già cũng đă nói chuyên chơi với đám bạn già cựu chiến binh Pháp về Hà nội đông dân.. trong đó có một tên Tây già làm cho sở phát triển vùng miền.. oong này nói ngay ;...
    -.. Việc mở rộng thành phố và vùng miền thời ông D. tuy chê Pháp nhưng cũng vẫn t́m đến cơ quan phát triển đô thị và Giăn dân.. thí dụ như các vùng Kinh tế.. nhất là chung quanh Saigon.. Tài liệu này giúp cho nhà nước cai trị nh́n thấy ngay hướng mở rộng và giăn dân để tránh cho giao thông và tự phát... Nghe đến đây cũng may hôm đó trong va li hăy c̣n lót bằng một tấm bản đồ của Liên sô in ra.. năm 1990 .

    Nh́n đến bản dồ nay ông Benoit nói ngay.. hướng mở rộng mà phủ Toàn quyền sẽ làm cho Hà nội là phát triển và mở rộng về mé Nam- Tây Nam, Nam của Ba La bông Đỏ, nằm giữa hai gịng sông Đà và sông Đáy.. Thủ đô Hà nội sẽ chia làm 4 khu ; khu phố Tây, khu phố cổ, khu phố buôn bán chợ.. vaf khu phố vui vẻ... cũng giống như Paris và khu Latin.. Pháp họ muốn di dời cơ sở hành chinh, quân sự về vùng Ninh B́nh., v́ họ muốn tôn trọng vùng di tích lịch sử của Thăng Long, không muốn mở rộng hơn ... c̣n tiếp...

  9. #2479
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    ● Con đường tư tưởng của nhóm Tây học

    Nhờ sự khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quốc, ta có thể xác định Phan Văn Trường mới thực sự là thủ lănh phong trào Việt kiều yêu nước, chính ông đă xây dựng nền móng, rồi cùng Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh h́nh thành đường lối chính trị và tư tưởng chống Pháp:

    - Bằng ng̣i bút, đả kích trực tiếp thực dân bằng cách tŕnh bày những tội ác của thực dân trên báo chí Pháp. Đối lập nước Pháp cộng hoà với nước Pháp thực dân: Nói rơ tội trạng của bọn thực dân để người Pháp phải xấu hổ mà bác bỏ chính sách dă man đó đi.

    - Liên kết với các nhà văn và nhà chính trị phái tả, các báo L'Humanité và Le Populaire của đảng Xă Hội; La vie ouvrière, La revue communiste và Le Paria của đảng Cộng sản, Le libertaire của nhóm anarchiste...

    - Từ 1922 trở đi, nhóm Yêu Nước của Nguyễn Thế Truyền đă sử dụng Hội Liên Hiệp Thuộc Địa và báo Le Paria của đảng Cộng sản làm bàn đạp để kết giao với các nhà hoạt động cách mạng trên các thuộc địa Châu Phi, Madagascar, tạo thành phong trào chống thuộc địa toàn cầu.

    - Tác phẩm Le procès de la colonisation française - Bản án chế độ thực dân Pháp là thành quả của sự hợp tác này. Và cũng từ cuối năm 1923, khi mọi người đă rời khỏi Paris, Nguyễn Thế Truyền đứng mũi chịu sào với sự giúp sức của chú ruột Nguyễn Thế Phu, em ruột Nguyễn Thế Song, người cùng làng Nguyễn Thế Thạch, và các đồng chí và môn đệ như Nguyễn Văn Luận, Tạ Thu Thâu... đă mở rộng cuộc đấu tranh, không những về phía Châu Phi, Madagascar, mà c̣n viết bài kư tên Nguyễn Ái Quốc trên báo Inprekorr của Nga, ấn bản tiếng Pháp. Ư niệm "toàn cầu hoá" cuộc tranh đấu chống thực dân là của Nguyễn Thế Truyền.

    Phan Châu Trinh v́ không tiếp cận trực tiếp với tiếng Pháp, nên ông không thể hiểu được con đường chính trị này. V́ vậy, ông không tha thiết, mà c̣n chống lại việc viết báo tiếng Pháp cho người Pháp đọc. Những đề tài viết về một người boxeur da đen như Siki của Nguyễn Thế Truyền có thể là vô bổ đối với Phan Châu Trinh, nhưng đối với cuộc tranh đấu toàn diện, đó là một cái nh́n thấu suốt t́nh h́nh thế giới.

    Ngoài niềm tự hào dân tộc mănh liệt, những cây bút kư tên Nguyễn Ái Quốc luôn luôn đề cao tư tưởng phương Đông: Phan Văn Trường nghiêng về văn minh Trung Hoa, Nguyễn An Ninh nghiêng về văn minh Ấn Độ, và Nguyễn Thế Truyền nghiêng về lịch sử và văn hoá dân tộc. Đó là điểm khác biệt giữa ba người.

    Trí thức ở Pháp có truyền thống theo cánh tả. Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền muốn tranh đấu, phải dựa vào trí thức cánh tả, trong các đảng xă hội, đảng cộng sản, nhóm anarchiste ... nhờ họ làm hậu thuẫn để chống lại chính sách thực dân.

    Tuy vậy, Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh không vào đảng nào, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành vào đảng Xă Hội, rồi đảng Cộng Sản. Nhưng nên hiểu cộng sản 1920 khác với cộng sản Staline. Bản Tuyên ngôn Cộng sản của Marx - Engels mà Phan Văn Trường in trên báo La cloche fêlée, được Ngô Văn giải thích như sau: "Bản tuyên ngôn của Marx - Engels trong thời điểm 1920 rất được phổ biến, in thành sách nhỏ rẻ tiền tại Pháp, nó không chứa đựng điều ǵ có thể gây sốc, mà chỉ có thể làm cho thanh niên suy nghĩ"[11].

  10. #2480
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    ● Phan Văn Trường

    Bằng văn bản và diễn thuyết, Phan Văn Trường đả kích trực tiếp những nhân vật chủ chốt của chính sách thuộc địa như bộ trưởng, toàn quyền, và toàn bộ hệ thống cai trị thuộc địa. Ông trở lại chính sách thuộc địa Âu Châu thời La Mă, so sánh với chính sách thuộc địa Á Châu của Trung Hoa. Ông tỏ phong thái kiêu hănh về nền văn minh Đông Phương lâu đời đối diện với một nền văn minh Tây Phương non trẻ. Phan Văn Trường phân biệt rơ dân tộc Pháp mà ông quư mến và kéo làm đồng minh để chống lại bọn dă man giết người trong chính quyền thực dân.

    Ông đánh vào ḷng tự hào của dân tộc Pháp để họ phải băi bỏ chính sách thuộc địa dă man không xứng đáng với lịch sử của họ. Phan Văn Trường đối với chính quyền thực dân nguy hiểm hơn Phan Châu Trinh, bởi ông là người thận trọng, có thế lực, được trí thức Pháp biết tiếng. Ông có quốc tịch Pháp và là luật sư, ông hành động công khai theo đúng luật pháp. Khi bắt bẻ các bộ trưởng, hoặc toàn quyền, ông sử dụng các điều luật trong ngành tư pháp để gọi tội của từng người.

    Hồ Hữu Tường viết về Phan Văn Trường như sau:

    "Tôi ở chung với cụ Phan Văn Trường được hơn tuần th́ cụ về xứ [12]. Trong thời gian đó, ngày nào tôi cũng quấn quưt theo bên cụ, mà nghe cụ kể những mẩu chuyện thăng trầm của đời tranh đấu ḿnh. Cụ rất vui tính, cười hề hề, dầu cho chuyện bi đát, cụ cũng t́m thấy vài nét ngộ nghĩnh để mà trào lộng. Cụ là một bực học giả uyên thâm, các sách hay của Đông phương lẫn Tây phương cụ đều đọc cả.

    Cụ nói: "Tôi đọc được nhiều là nhờ nghèo. Mùa lạnh ở nhà rét quá chịu không nổi, mà ḿnh không đủ tiền mua than củi để sưởi. Đành vào thơ viện từ chín giờ sáng đến mười giờ tối. Gián đoạn bằng hai lượt đi ăn. Vào thơ viện, phải im phăng phắc, th́ đọc sách là việc bắt buộc.

    Triết học, kinh tế học, xă hội học, tôn giáo... sách nào căn bản, cụ đều có nghiên cứu kỹ. Luận án thi tiến sĩ luật của cụ bàn về chủ nghiă Bôn-sê-vích ở Nga[13] đem áp dụng vừa được cuộc cách mạng. Nhưng mà trong thâm tâm, cụ chê tất cả các triết gia Tây phương, ngay cả Marx nữa: Bọn nó v́ tự cao ám thị mà chẳng chịu ngó đến văn hóa Đông phương, thành chui rút vào tháp ngà, không có một cái nh́n thống quản. Riêng có anh chàng Schopenhauer khiêm tốn, đọc sách Phật, nên tác phẩm của y đọc dễ chịu hơn"[14].

    Những điều Hồ Hữu Tường viết về Phan Văn Trường được thể hiện rơ ràng trên bản Thỉnh Nguyện của dân tộc An Nam. Tháng 6/1919, bản Thỉnh Nguyện của dân tộc An Nam đưa đến Versailles và gửi cho báo chí. Ngày 18/6/1919 L'Humanité đăng bản Thỉnh Nguyện dưới tựa đề: Les droits des peuples - Quyền của các dân tộc.

    Điện tín từ phủ toàn quyền ở Hà Nội gửi sang, cho biết bản Thỉnh Nguyện cũng đă đến tay báo chí ở Việt Nam. Lập tức, cái tên Nguyễn Ái Quốc trở thành kẻ thù số một của chính quyền Pháp. Phủ Tổng Thống gửi thông tư đến bộ Thuộc Địa ra lệnh điều tra ngay lư lịch Nguyễn Ái Quốc và vấn đề Nguyễn Ái Quốc được đưa ra tranh luận ở Quốc hội.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •