Page 260 of 304 FirstFirst ... 160210250256257258259260261262263264270 ... LastLast
Results 2,591 to 2,600 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2591
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix Dans La Nuit Cải Cách Ruộng Đất và Cải Tạo Tư Sản _ Chương 24

    Sau buổi tổng dượt, Hiên và Lan đều kinh hoàng.

    Họ th́ thầm hỏi nhau:

    - Chẳng biết Đảng âm mưu ǵ đây? Đảng chơi cái tṛ ǵ đây?

    - Một tṛ không tinh vi, không tế nhị, phô bầy sự trơ tráo vô liêm sỉ. Những người chính trị đă cùng nhau thoả thuận như thế. Họ sáng chế ra một thứ tội ác mới: tội bóc lột và đổ lên đầu giai cấp mà họ muốn trừ khử, tiêu diệt tận rễ, giai cấp giàu có. Phương pháp giản tiện và nhanh chóng nhất là tập trung những sở hữu chủ động sản và bất động sản lại và nă súng liên thanh vào như một số nước đă làm trong thế chiến thứ nh́. Nhưng làm như vậy sẽ phạm tội ác chống nhân loại và sự trả thù của các dân tộc sẽ kinh hồn đối với bọn đao phủ.

    V́ vậy họ chọn dùng khí giới luật pháp để đạt mục đích mà không bị trừng phạt. Do đó mà có cả: Tội ác, toà án và bản án! Nhưng sự mạo nhận pháp luật này không đánh lừa được ai: mọi người đều biết tỏng những ư đồ xấu xa của những kẻ chủ mưu tiêu diệt hàng triệu người vô tội, mở trong tâm hồn người Việt một vết thương há miệng có thể không bao giờ lành!"[20]


    Đó là những lời phê b́nh cuối cùng của Hiên, trước khi kịch mở màn. Sau bữa ăn tối, buổi đấu tố diễn ra đúng như đă được tập diễn:

    "Ăn vội vàng cơm tối, rửa bát xong, Năng và Thủy gặp lại nhau trên đường cùng đến chùa, duyệt lại lần chót buổi tŕnh diễn sẽ bắt đầu khi trời vừa tối. Khi họ tới nơi, tất cả đă đâu vào đấy. Ba vị thẩm phán nhân dân do Đảng chỉ định đă có mặt, hăng hái đợi lên diễn đàn. Theo nhận xét của Thủy, hai phụ nữ vào vai dễ dàng v́ họ chuyên căi lộn với bạn hàng và những con mẹ lắm điều ngoài chợ, họ sành sỏi ngôn ngữ hàng tôm hàng cá và tối ưu trong việc vận dụng tiếng chửi thề.

    Họ c̣n biết đủ tṛ lườm nguưt và la làng. Ngược lại người đàn ông có vẻ rụt rè sợ sệt, bối rối. Những Thanh Niên Cộng Sản được chiêu mộ trong vùng, khoảng hai chục người, sẵn sàng ném mệnh lệnh cho khán giả, và ḥ hét những khẩu hiệu thích ứng, tay nắm chặt những bó đuốc chốc nữa sẽ đốt lên để soi tỏ sân khấu. Chưa bao giờ xóm này tổ chức một cuộc liên hoan như vậy. Tất cả những người hiếu kỳ bị tính cách dị thường của ngày hội lôi cuốn, đều không hiểu sự khác biệt giữa buổi diễn tuồng và một toà án quyết định số phận một con người! Trong khi chờ đợi, trẻ con chơi diều và những người đàn bà nhà quê thi nhau nói huyên thiên chả đâu vào đâu cả"[21].

    Trong cảnh trí lễ hội, nạn nhân được đưa ra đấu trường:

    "Đêm vừa xuống, bỗng một thứ im lặng nặng nề đổ xuống kềm chặt mọi người. Bọn Thanh Niên vội vă châm đuốc, các vị thẩm phán vội vàng an tọa sau chiếc bàn phủ khăn màu. Ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn dầu tố cáo nét xương xẩu trên những khuôn mặt hóp má.

    Bị cáo đến, bước nặng nề, ṿng c̣ng sắt xích chân đập vào sân gạch vang âm ghê rợn. Áo quần hoen ố bùn và máu. Mặt sưng vù điểm những vết bầm tím quanh hai mắt mở hé. Tội nhân khó nhọc bước đi giữa hai người gác, một cầm gậy, một cầm gươm phường tuồng tuốt trần. Đoàn tùy tùng ô nhục hộ tống , bị can chân lảo đảo bước chỉ chực ngă. Hai nữ thẩm phán theo đúng lệnh đứng dậy chửi phủ đầu:

    - Thằng khốn nạn kia, mày đóng kịch để những kẻ yếu bóng vía thương hại mày, nhưng không qua mặt được bà mày đâu! Ngày trước, khi bà mày đến xin bố thí bát cơm cho con bà sắp chết đói chết bệnh, mày đứng trên ngôi cao, nh́n bà từ đầu đến chân, rồi ra lệnh cho con gái thả chó đuổi ăn mày. Đồ tồi bại, lúc ấy mày đâu ngờ có ngày sẽ bị bà xử tội, tử h́nh đấy con ạ!"[22]

    Buổi đấu tố đạt thành quả mỹ măn.

    Nhưng sau đó, ông tổng bí thư nhận được bản phúc tŕnh của Năng và Tụy, một cán bộ khác của Đội Cải Cách, nội dung tố cáo hành động của viên đội trưởng Đội Cải Cách, nhấn mạnh đến sự kiện viên đội trưởng tuy theo cách mạng từ lâu nhưng trong những buổi học tập chính trị, lại có những lời lẽ đáng ngờ, chủ yếu là sau khi giải thích ư nghiă cuộc Cải Cách Ruộng Đất, hắn c̣n chêm vào: nếu ta làm cách mạng để đoạt lại phẩm giá con người cho thành phần bị bóc lột th́ ta cũng không thể coi kẻ bóc lột là con vật. Khi trừng trị họ rồi th́ cũng phải cho họ cái quyền làm người.

    Nếu hắn chỉ phát biểu trong nội bộ, th́ ta cũng có thể làm ngơ v́ không nên để cho bên ngoài biết có sự bất đồng nội bộ, nhưng ngày hôm qua hắn làm nổ một x́ căng đan lớn giữa công chúng. Mặc dù hai bồi thẩm phụ nữ đă rất xuất sắc trong vai tṛ của ḿnh, khiến bị cáo phải ṿng tay, cúi đầu, nhắm mắt, nhục nhă, đi không vững, nhưng chưa ngă. Nhưng khi chánh án tuyên bố tử h́nh, v́ bị sốc mạnh, cộng thêm bị đánh và bỏ đói trong nhiều ngày, hắn đưa tay lên chặn tim rồi ngă lăn đùng ra đất.

    Bản phúc tŕnh viết: "Người đầu tiên đến cứu kẻ hấp hối là đội trưởng Đội Cải Cách, đă bế xốc hắn lên đưa vào trong chùa". Một x́ căng đan không thể tha thứ được. Tổng bí thư chấp thuận ư kiến của Năng và Tụy.

    Sau vụ thanh trừng đội trưởng Đội Cải Cách, bị quy là có nguồn gốc "quốc gia", không c̣n một tiếng nói lương tri nào dám đứng lên chống lại những tàn ác trong Cải Cách Ruộng Đất nữa. Năng và Thủy toàn thắng trong nghĩa vụ. Từ đây, Năng sẽ được tổng bí thư tin dùng.


    Còn tiếp ...

  2. #2592
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix Dans La Nuit Cải Cách Ruộng Đất và Cải Tạo Tư Sản _ Chương 24

    ● Cải Tạo Tư Sản

    Sau Cải Cách Ruộng Đất, Hiên và Lan trở về Hà Nội và họ làm lễ cưới. Lương hai người sống chật vật, không đủ tiền thuê nhà, phải ở nhờ cha mẹ Lan. Ông Cát là công chức thời thuộc địa về hưu. "Sau một đời tằn tiện, hai ông bà có được căn nhà nhỏ số 13 phố Hàng Giấy. Hai tầng, mỗi tầng 28 mét vuông. Tầng dưới cho một tiệm hớt tóc thuê.
    Dưới thời Pháp thuộc, lương một người thư kư trong chính quyền Pháp, cần kiệm sống được ba người. Khi ông Cát về hưu, số tiền cho thuê tầng dưới cộng với lương hưu đủ ba người ăn tiêu tằn tiện. Nhưng sau khi chính phủ kháng chiến về Hà Nội, quỹ lương hưu cũng rời Hà Nội, tất cả những người về hưu bị cắt nguồn lợi tức chính thức cuối cùng, giúp họ có bát cơm hàng ngày. Ông bà Cát phải thắt lưng buộc bụng, nếu không c̣n món tiền thuê của tiệm hớt tóc nữa họ sẽ phải ăn xin"[23].

    Trong câu lạc bộ đói, những bạn đồng hành của ông Cát có những người tứ cố vô thân:

    "Đó là những người không gia đ́nh, vừa chôn vợ xong, không con, hay con cái đă chết trong chiến tranh. Người ta bố thí cho họ một góc bếp, đêm lạnh như những mũi kim châm giết người chọc thủng da thịt. Sáng ra, người ta thấy họ co quắp trong tấm chăn thủng, chiếc chiếu rách. Thời gian đầu, những người bạn cùng khốn , nhịn ăn bóp chắt chút tiền góp mua cho họ chiếc quan tài.
    Rồi sau, những người bạn ăn mày đó cũng chỉ hai ba ngày mới có miếng cơm vào miệng, không ai c̣n khả năng đóng góp ǵ nữa. Những xác bị chất đống trên xe ba gác, rồi quẳng vào hố công cộng, như thời cả nước chết đói trước đây! Chỉ vài người như ba, nhờ có tư nhà cho thuê là c̣n sống". Người cha già lau những giọt lệ cay đắng chảy từ khoé mắt"[24].

    Ông bà Cát c̣n chút may mắn hơn họ, nhưng cũng không yên thân được lâu.

    "Một thời gian sau, người cha già nhận được "giấy mời" đi dự hội nghị Cải Tạo Tư Sản ở Hà Nội. Có những "giấy mời" không thể chối từ (...) Người thuyết tŕnh không ai khác hơn là Năng (...) Hôm nay với tư cách phó chủ tịch Ủy Ban Hành Chính Hà Nội, Năng, khéo léo ban cho những "kẻ thù của dân tộc" hai chữ "đồng chí", nhắc lại công lao giải phóng dân tộc và đưa đất nước lên hàng quốc tế của Đảng, trước khi vào chính đề:

    "... Trên b́nh diện nguyên tắc, các đồng chí cũng biết rằng chủ nghiă cộng sản quyết tâm chiến đấu chống tất cả mọi h́nh thức bóc lột. Chế độ của chúng ta chỉ cho phép người lao động sống, và phải sống bằng kết quả việc làm của ḿnh. Chúng ta chiến đấu kịch liệt chống những kư sinh trùng xă hội sống không làm việc mà nhờ chiếm đoạt kết quả lao động của người khác! Nhờ ăn cắp hay bóc lột.

    Ví dụ kẻ bóc lột, có một toà nhà: nó có quyền ở cùng với gia đ́nh. Nhưng một khi nó cho thuê một phần hay cả nhà để lấy tiền sống, là nó đă bóc lột, bởi v́ nó không sống bằng việc làm mà sống bằng lợi tức thu được. Xă hội cộng sản không có chỗ cho kẻ bóc lột, chỉ có người lao động mới được vinh dự hưởng mọi quyền lợi trong xă hội này. Trong trật tự chính trị mới này, không có chỗ cho bọn kư sinh, cũng không có chỗ cho bọn bóc lột. Chúng ta kịch liệt chống lại những cái ác và không sờn ḷng quyết chí trừ khử tận rễ (...)

    Tôi xin nhắc lại với các đồng chí rằng Đảng ta, sau khi lấy lại nền độc lập và tự do, đă trân trọng cam kết sẽ đem lại thịnh vượng và hạnh phúc cho dân tộc và đă quyết định phát động cuộc chiến một mất một c̣n với sự bóc lột dưới mọi h́nh thức.

    Thế nghiă là ǵ? Nghiă là tất cả lợi tức trái phép từ việc cho thuê nhà, thuê đất kiếm lời, đến cán bộ ăn đút lót bán chữ kư, bán đặc ân, đều bị luật pháp trừng trị...


    Luật chứng nhận hợp pháp tiền cho thuê nhà, xuất thân và mang tính cách tư bản chủ nghiă. Chúng ta băi bỏ luật này từ hôm nay. Ở chế độ ta, chính trị đi trước pháp luật và chỉ cho luật pháp con đường phải đi. Chính trị là lệnh đầu và lệnh cuối của tất cả. Tôi xin lưu ư các đồng chí rằng, ngay một nghị quyết được thảo dưới định chế của một bộ luật cũ và được bộ luật ấy công nhận giá trị, cũng sẽ bị tước bỏ giá trị của nó nếu chính trị quyết định khác.

    Thậm chí, một biện pháp chính trị có thể có tác dụng hồi tố chống lại quan niệm của luật gia tư bản. Trong trường hợp mà chúng ta đang xét, sự hồi tố của quyết định chính trị, bắt buộc những người chủ nhà phải trả lại những số tiền thuê nhà đă thu được trong quá khứ. Có thể họ đă mua vàng với những số tiền này: vậy vàng hay tiền mặt c̣n lưu trữ trong nhà phải được trả lại cho Nhà Nước.

    Các đồng chí đừng vội hoảng, Đảng ước định rằng, sau khi các đồng chí đă trả hết số vàng và tiền mặt c̣n giữ, các đồng chí cũng chẳng chết đói đâu mà sợ. Các đồng chí vẫn c̣n đủ để sống một đời sang trọng gần như trước. Dĩ nhiên là từ nay, các đồng chí sẽ bị tịch thu hết bất động sản, chỉ được giữ đúng một diện tích để ở với gia đ́nh. Chỗ c̣n lại sẽ được cơ quan thành phố quản lư và tất cả quyền sở hữu đều bị hủy bỏ! (...)


    Còn tiếp ...

  3. #2593
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix Dans La Nuit Cải Cách Ruộng Đất và Cải Tạo Tư Sản _ Chương 24

    Xin nhắc lại rằng trong tất cả xă hội loài người, hai yếu tố cấu thành chung thân xung đột nhau là cá nhân và tập thể. (...)

    Chiến thắng mà cha ông ta hằng mơ ước sở dĩ chúng ta đạt được là bởi v́ chúng ta nghe theo tiếng gọi của Đảng, chấp nhận hy sinh xương máu. Đảng độc quyền lănh đạo và quyết định rằng chính trị là trên hết, trên các luật lệ, trên cả luật pháp và đạo đức, nhất là nếu chúng tán dương cá nhân chủ nghiă và cá nhân con người.

    Khả năng của cá nhân bị giới hạn trong thời gian và không gian, bị giảm hiệu năng v́ luôn luôn bị lôi kéo trong đam mê và tội lỗi, làm sao có thể ganh đua với sức mạnh vô song, khôn lường của một tập thể đă được sự chỉ đạo của một quyền lực sáng suốt và có ư thức? Nhất là khi cá nhân chủ nghiă cho phép những hoạt động đi ngược lại con đường chính trị của tập thể, ví dụ, nó chấp nhận quyền bóc lột, trong việc nhận tiền thuê nhà! Chính v́ t́nh trạng này mà Đảng ban bố sắc lệnh Cải Tạo Tư Sản để triệt hạ quyền bóc lột mà chủ nhà được hưởng.

    Thưa các đồng chí, vấn đề trước mặt các đồng chí thật rơ ràng: Chịu ở măi địa vị bóc lột, ngửa tay nhận tiền puốc-boa trái phép, nhục nhă, thêm sự căm thù của người thuê? Hay ngược lại, quyết định lấy lại phẩm cách con người, người lao động trong một nước tự do, độc lập, theo Đảng, tuân lệnh Đảng, cùng góp phần với Đảng trong công cuộc đấu tranh giai cấp? Đảng mở ra trước mặt các đồng chí con đường vinh quang và hạnh phúc trong sự xây dựng xă hội chủ nghiă, bằng cách tiêu diệt hoàn toàn sự bóc lột trong xă hội ta.

    Nay, Đảng dạy rằng sự bóc lột chỉ biến mất nếu ta thi hành chính sách tập trung tất cả của cải, bất luận thứ ǵ, thậm chí, tập trung cả mọi phương tiện và trung tâm sản xuất kỹ nghệ cũng như thương mại. Chắc chắn các đồng chí sẽ mất sự hưởng thụ quyền sở hữu nhà cửa. Tôi đồng ư đối với một số đông, sẽ là khó khăn đấy. Nhưng các đồng chí và thế hệ con cháu sẽ thắng lợi v́ đă lấy lại được phẩm chất của một công dân b́nh đẳng, trong một quốc gia tự do và độc lập! Tôi bảo đảm: không bao giờ các đồng chí sẽ phải hối tiếc đă theo Đảng, đă tuân thủ những mệnh lệnh của Đảng!"

    Diễn giả ngừng. Đảo mắt khắp pḥng. Có thể, v́ thói quen, trong những cuộc họp khác, y đợi những tràng pháo tay của một cử toạ đă được huấn luyện trước?

    Nhưng lần này, một sự im lặng chết chóc chào đón lời y. Trong mắt một số sở hữu chủ lớn, ngời lên một tia sáng: Phải chăng đó là sự tức giận, sự căm thù, hay là để diễn tả cơn cuồng nộ báo oán, hay một quyết định yếm thế giữ khoảng cách với cộng sản và nếu cần th́ bỏ xứ ra đi? Mọi ức đoán đều khả thể.

    Ngược lại, phản ứng của những người chủ nhỏ giống nhau, không thể lầm lẫn được bởi trên mặt họ hiện nên những nét nặng nề đau khổ, tất cả đều rưng rưng nước mắt. Họ đă bị mất phần lương hưu, chỉ sống bằng món tiền nhỏ mọn, nhờ cho thuê lại một vài mét vuông phần nhà đang ở. Bây giờ, tất cả mọi diện tích cho thuê, lớn nhỏ, đều bị giật khỏi chủ nhà, để cho Nhà Nước quản lư, và tất cả người thuê phải được một cơ quan hành chính chấp nhận, cơ quan này thu tiền nhà và trả vào quỹ Nhà Nước; những chủ nhà nhỏ, độc thân, không có gia đ́nh, không được hưởng bất cứ trợ cấp hay sự giúp đỡ nào, thấy trước mắt h́nh ảnh khủng khiếp của cái đói một khi đă tiêu hết tiền tháng trước.
    Cơn ác mộng chết chóc mỗi đêm ám ảnh cướp giấc ngủ. Có người c̣n đủ sức, lê gót đến bờ sông gieo ḿnh xuống nước rút ngắn nợ đời. Có người, co quắp, mặt không c̣n thịt, hai g̣ má hơm sâu hoắm, rơi xuống vỉa hè ngủ giấc cuối cùng. Có người giữ phép lịch sự và chững chạc tới phút chót, mặc bộ quần áo cũ lành lặn nhất nằm dài trên sân căn nhà nát, một phần đă cho thuê, nhường chỗ của ḿnh cho một kẻ trú đêm. Sáng ra người ta khám phá những xác chết không gia đ́nh ấy quận tṛn trong manh chiếu rách thay quan tài và được vất trong hố công cộng. Sự bóc lột của thực dân chấm dứt không kèn không trống như thế![25]

    "Bỗng nhiên trên báo chí hàng ngày, con số tai nạn lưu thông vọt lên cao như tên bắn và kỳ lạ là tất cả những nạn nhân bị xe hơi cán thường là những người già gầy trơ xương. Chưa bao giờ người ta vớt được trên sông Hồng nhiều xác ốm o đầu bạc như thế. Ấy là chưa kể đến những người sáu bẩy chục tuổi, không chịu được cái sốc bị mất phần lợi tức nhỏ nhoi giúp họ có miếng lấp bụng đói đang reo: đầu óc rối loạn, áo quần rách rưới, họ bỏ chiếc ghế bố đi rong khắp phố phường vừa đi vừa nói lảm nhảm, không ai hiểu, trước khi ngă lăn đùng bên một bờ dốc"[26].


    Sau khi thuật cho con nghe t́nh h́nh chung của các bạn ḿnh, người cha già kết luận:

    "Cuộc cải tạo tư sản do Đảng ban hành để chấm dứt sự bóc lột dưới tất cả mọi h́nh thức để xây dựng xă hội chủ nghiă, đă chiếm đoạt quyền sống của cha mẹ. Chưa bao giờ ở nước ta và trong cả lịch sử loài người, một chính quyền dám khẳng định sự áp chế vô nhân đạo đến độ không đoái hoài đến nỗi đau khổ cá nhân và gia đ́nh như thế; chưa bao giờ, kể cả trong lúc thác loạn điên khùng nhất, một bạo chúa dám động đến quyền sở hữu cá nhân và đập vỡ viên gạch nền móng của xă hội loài người.
    Con người chỉ làm việc để bảo đảm quyền sống. Trong số những giấc mơ thúc đẩy họ sốt sắng theo đuổi những cố gắng là có mái ấm gia đ́nh. Khác với một số loài vật dă man tụ tập thành lũ, thành bầy, con người luôn luôn cảm thấy cần phải cá nhân hoá sự hiện hữu của ḿnh. Nếu hắn làm việc, là để có một đời sống cá nhân theo sở thích của hắn, để sống những ngày b́nh yên trong ḷng một gia đ́nh với người vợ hắn đă chọn và những đứa con sinh ra từ máu mủ của ḿnh. Hắn chỉ mong ước có một mái nhà cho những người thân yêu trú ngụ, với họ, hắn sẽ học hỏi, xây đắp, làm nẩy nở nhân cách, để cho cuộc đời hắn đạt cái ư nghiă cao nhất và đầy đủ nhất.

    Đối với hắn, quyền sở hữu cá nhân đối với gia đ́nh và mái nhà, cũng cần thiết như khí trời để thở, như bát cơm để ăn. Chính v́ thế mà con người khác loài vật, chính v́ thế mà văn minh tiến bộ. Ngay từ lúc nhà cầm quyền khởi sự đấu tranh chống sở hữu cá nhân nhà cửa, hướng đ̣n đánh vào cá nhân, nhân danh tập thể, họ phải biết rằng họ đă phá vỡ cơ sở căn bản của xă hội, đă đánh sập nền móng Nhà Nước, do đó phá vỡ bệ trụ tŕ quyền uy của họ"[27].


    Còn tiếp ...

  4. #2594
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix Dans La Nuit Cải Cách Ruộng Đất và Cải Tạo Tư Sản _ Chương 24

    Chú thích :


    [1] Heinz Schütte, Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua đua nở ở Việt Nam 1954-1960, bản dịch từ tiếng Đức của Talawas.

    [2] Chỉnh là chỉnh đốn tư tưởng và tác phong. Chỉnh Quân cho quân đội, Chỉnh Đảng cho đảng viên, và Chỉnh Phong cho người ngoài đảng.

    [3] Rèn luyện cán bộ và chỉnh đốn cơ quan.

    [4] Trường Chinh "phỏng theo" nội dung Đấu tranh giai cấp trong Luận Cương chính trị của Đảng, do Trần Phú soạn năm 1930, đại ư: Tất cả giai cấp tư sản đều phản động dù là bộ phận "hiệp tác" với đế quốc hay bộ phận "thỏa hiệp" với đế quốc. Thoả hiệp như: bọn Huỳnh Thúc Kháng, bọn Phạm Quỳnh, bọn Ngọ Báo... Các đảng phái tiểu tư sản như Quốc Dân Đảng, Nguyễn An Ninh... đều dính dáng đến bọn địa chủ và tư bản... (Văn kiện đảng toàn tập, Tập 2, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, trang 88-103, dẫn theo Lữ Phương, sđd).

    [5] Như lời ông Hồ đă hứa, sẽ tŕnh bầy ở dưới.

    [6] Tô là địa tô viết tắt, địa tô là tiền hay hiện vật người thuê đất -tá điền- phải giả cho người chủ đất - địa chủ.

    [7] Theo Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản, nxb Chân Trời Mới, 1962, từ trang 181 đến 263.

    [8] "Bài nói tại Hội nghị nông vận và dân vận toàn quốc", Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7, trang 25-26.

    [9] Trích dịch trang 16-17.

    [10] Trang 20- 21.

    [11] Trang 22.

    [12] Trang 25- 26.

    [13] Trang 27-28.

    [14] Trang 28-29.

    [15] Trang 30.

    [16] Trang 32-33-34.

    [17] Trang 34-35.

    [18] Trang 35.

    [19] Trang 36- 37.

    [20] Trang 39.

    [21] Trang 39.

    [22] Trang 40.

    [23] Trang 47-48.

    [24] Trang 50.

    [25] Trang 55-56-58.

    [26] Trang 73.

    [27] Trang 59.

  5. #2595
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix dans la nuit _ Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị _ Chương 25

    Trong phần hai của tiểu thuyết Une voix dans la nuit, Nguyễn Mạnh Tường dùng h́nh thức đối thoại để mô tả cuộc chiến một mất một c̣n giữa người cộng sản và người trí thức, qua các cuộc nói chuyện tay đôi giữa Năng và Tổng Bí Thư; giữa Hiên và Đắc; giữa luật sư Mạn và bác sĩ Xuân. Người đọc tinh ư sẽ nhận ra Hiên và Mạn là h́nh ảnh Nguyễn Mạnh Tường, Đắc là Nguyễn Hữu Đang, người đến mời Nguyễn Mạnh Tường tham gia phong trào NVGP, và Xuân chính là bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên, người được chánh án Châu -Đặng Châu Tuệ- mời vào đảng Xă Hội cùng một lúc với Nguyễn Mạnh Tường.

    Tổng Bí Thư xuất hiện hai lần trong tiểu thuyết, lần đầu sau khi hoàn tất chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất -trên thực tế, trước tháng 10/1956, Trường Chinh làm Tổng Bí Thư, từ tháng 10/1956 đến tháng 9/1960, Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch kiêm Tổng Bí Thư- và lần thứ nh́, khi Đảng quyết định làm đám ma cho hai đảng Xă hội và Dân chủ[1] lúc đó Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí Thư.

    H́nh thức đối thoại này mở cửa vào nội bộ của hai phía cộng sản và trí thức, trong quá tŕnh hành động từ 1945 đến 1990, cho thấy họ hiểu rơ nhau đến mức độ nào, đồng thời xác định: Sự căm thù trí thức tuy là sản phẩm Mác-Lê-Mao, nhưng khi được áp dụng ở Việt Nam, đă trở thành sản phẩm Việt, khó có thể quy trách nhiệm cho Nga Tàu.

    Chúng tôi trích dịch những đoạn mấu chốt, không b́nh luận, để ngôn ngữ Nguyễn Mạnh Tường trực tiếp đi vào tim óc người đọc.



    ● Người trí thức Việt Nam dưới mắt người cộng sản

    "Vị Tổng Bí Thư bước xuống bậc cuối của nấc thang danh dự đón Năng được ông triệu tập đến tư dinh để đàm luận một vấn đề quan trọng. Vừa ngồi xuống bộ salon, nhắp ngụm trà ướp sen, ông chủ nhà đi ngay vào đề:

    - Tôi mời đồng chí đến để cùng thảo luận về vấn đề trí thức. Sau khi giải quyết vấn đề Cải Cách Ruộng Đất, đánh bại tầng lớp địa chủ và sau khi thực hành Cải Tạo Tư Sản, chấm dứt sự bóc lột của bọn tư sản thành thị, đă đến lúc chúng ta phải đánh vào vấn đề trí thức.

    Không ai chối căi được sự quan trọng của chất xám trong thế giới tân tiến. Thế kỷ chúng ta đă chứng kiến những thành quả sáng ngời của khoa học trong mọi địa hạt. Người trí thức đă đạt địa vị cao quư trong xă hội và được hưởng sự kính trọng và khâm phục của cả nhân loại. Các đoàn thể trí thức mở rộng chi bộ, thế lực, liên đới nhau trong vũ trụ, bảo vệ quyền lợi của họ trước dư luận thế giới. Vậy sự khôn khéo khuyên chúng ta phải cẩn thận cực kỳ trong mối quan hệ với từng lớp trí thức, tránh tất cả mọi bực ḿnh, mọi kết án đến từ dư luận thế giới. Nhưng trước khi đi thẳng vào vấn đề, chúng ta cần phải khảo sát khái niệm trí thức Việt Nam.

    - Đồng chí Tổng Bí Thư hoàn toàn có lư, trí thức Việt Nam có những dấu ấn đặc thù khiến họ có một chỗ đứng riêng trong thế giới chung của trí thức.

    - Theo đồng chí, những dấu ấn đặc thù ấy là ǵ? Từ nhiều năm nay đồng chí đă có dịp tiếp xúc với trí thức. Trong tất cả chúng ta, chỉ có đồng chí là duy nhất được hưởng đặc điểm này.

    - Tôi rất tiếc sẽ làm đồng chí Tổng Bí Thư thất vọng. Tuy đă giao dịch nhiều với trí thức, nhưng tôi không dám nói là biết rơ họ.

    - Tại sao? Tôi tưởng cứ gặp luôn th́ khắc biết rơ người.

    - Dạ đúng, nhưng chỉ đối với những người không phải là trí thức. Chúng ta chỉ có thể biết rơ những người ta giao dịch nếu họ không t́m cách giấu ta, hoặc có thể nói, họ sống đúng theo bản chất của họ, nghiă là, thẳng thắn phô bày cá tính, lột trần nét tự nhiên của họ. Những người cộng sản là như thế, họ thoải mái xử sự như những vị chúa tể. C̣n bọn trí thức, ngược lại, sống khép kín, không để lộ tâm tư.

    Họ đứng nghiêm thẳng hàng theo đúng nghi thức, tránh gây chú ư. Trong các hội nghị hay các chỗ tụ họp đông đảo, họ cũng hô khẩu hiệu, cũng giơ tay, giơ nắm đấm, y hệt mọi người; giữ cùng một vẻ tôn kính khi nói với người cộng sản cũng như khi nói về những Đảng viên. Nhưng ta đừng ngây thơ tin rằng họ thật t́nh. Bởi nhát gan, bởi sợ bị đánh, bởi ghê tởm nhà tù, mà họ trở thành bậc thầy của nghệ thuật đóng kịch, nhưng đây không phải là sự đạo đức giả, mà là sự tự vệ.

    C̣n khi bắt buộc phải phát biểu ư kiến trên diễn đàn, trong nội dung và ngôn ngữ bài diễn văn, trong lối phát âm, hướng nh́n, họ luôn luôn khăng khít hướng về biểu tượng búa liềm. Một người ngoại cuộc quan sát, sẽ tưởng đó là một Đảng viên thực thụ, nhất là bao giờ họ cũng kết luận bằng công thức nghi lễ: Chủ Nghiă Cộng Sản muôn năm!

    Sự căm thù chính trị của họ sánh ngang với sự sợ công an. Trước hết họ muốn bảo vệ sự b́nh an của tâm hồn và nếu được, không tham dự những cuộc mít-tinh hoặc chỉ có mặt trong chốc lát, đủ để cho người ta thấy sự hiện diện. Trong những hội họp công việc, họ lắng nghe tranh căi, nhưng hầu như không bao giờ lên tiếng, hoặc nếu bị mời phát biểu, th́ họ luôn luôn đồng ư với những nhà lănh đạo cộng sản. Ta không thể chê trách ǵ họ được, trừ cái sự chẳng được tích sự ǵ!"[2]


    Còn tiếp ...

  6. #2596
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix dans la nuit _ Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị _ Chương 25

    Sau khi phân tích hành động và tâm lư trí thức, Năng định nghiă trí thức, phân biệt rạch ṛi trí thức thực và giả:

    "Ở đây, tôi muốn nói những nhà trí thức đích thực, đối cực toàn diện với những trí thức giả mạo, ngực bơm phồng những tước hiệu chẳng ai kiểm chứng tính chân xác, những bằng cấp tạp nham mà giới thẩm quyền cũng chẳng thèm xem là thật hay giả, nhưng khi được một vị lănh đạo bảo lănh, th́ tức khắc là có giá, kẻ mang bằng được hưởng tất cả lợi thế, vinh dự và giá trị của nó được giới văn hoá chính thức công nhận! (...)

    Ở những nhà trí thức đích thực, nhân cách đi đôi với văn hoá. Văn hóa ở đây không có nghiă là kiến thức. Có những người đầy kiến thức, là chuyên viên hàng đầu trong địa hạt hoạt động của ḿnh, nhưng họ vẫn vô văn hoá, bởi lối nh́n về con người, về vạn vật của họ ấu trĩ vô cùng. Sự nhận thức thực tế xă hội và con người của họ ngây ngô lạ lùng! Họ thiếu cái ǵ? Thiếu sự phán đoán được rèn luyện qua sách vở, thiếu sự giao tiếp với con người, thiếu tiếp cận những vấn đề của cuộc sống, thiếu trao đổi tư tưởng với người khác, thiếu sự suy nghĩ sâu xa và đúng đắn về những thành công và thất bại mà kinh nghiệm sống đem lại. (...)


    Nhờ nhân cách và văn hoá mà người trí thức, trung quân trong thời phong kiến, có uy tín đối với quần chúng và được vương quyền nể trọng. Sau khi trúng những kỳ thi tuyển khó khăn, đỗ, ra làm quan cai trị dân là họ hoàn tất nhiệm vụ của ḿnh. Dưới thời Pháp thuộc, giai cấp quan lại bị mất uy tín v́ sa vào ṿng thối nát hối lộ, mất đi cái hào quang xưa, trở thành cái bia cho báo chí và quần chúng chế giễu, phỉ báng. Nhưng lớp trí thức mới được đào tạo từ những trường hay đại học Pháp, lại nhận được di sản kính trọng mà những thế hệ xưa đă từng vinh dự được hưởng. Thêm một sự kiện mới nữa: Những trí thức tân học đích thực này đă tiếp nhận tinh thần dân chủ Pháp thoát thai từ cách mạng 1789. Họ không xa lạ ǵ với những quyền tự nhiên của con người.

    Thưa đồng chí Tổng Bí Thư, cái nguy hiểm là ở chỗ đó: Con trùng dân chủ và nhân quyền đă thấm vào máu, nhất là tầng lớp quan lại xuất thân từ đại học Luật mới mở những năm gần đây. Dĩ nhiên có người vẫn c̣n chịu ảnh hưởng truyền thống cũ, có người là nạn nhân những di tật người trước để lại, nhưng trong đáy ḷng họ, vẫn le lói ngọn lửa dân chủ"[3].

    Trước những phân tích sáng suốt và minh bạch của Năng, Tổng Bí Thư trả lời:

    - Tuy nhiên họ đều phục tùng cách mạng cả và họ đă phục vụ những lănh đạo biết khai thác kiến thức và khả năng của họ. Họ đă giúp Đảng trong việc khởi thảo chế độ mới và xây dựng nhà nước Việt Nam mới, đứng trong hàng ngũ những nước dân chủ nhân dân.

    - Xin đồng chí Tổng Bí Thư đừng nhầm! Nếu những người mà chúng ta nói ở đây quy phục cách mạng, là bởi v́ họ bị lôi cuốn theo cái đà dân tộc để phá vỡ guồng máy bóc lột của thực dân và để phục hồi nền độc lập cho xứ sở. Tôi tin rằng không một ai chiến đấu trong hàng ngũ chúng ta không biết rằng, một khi độc lập rồi, chúng ta sẽ dừng lại ở đấy mà không tiếp tục tiến lên con đường cộng sản; con đường này ít người biết rơ những yếu tố cơ bản, ngay cả những người có học. Những kẻ xấu miệng nói thẳng rằng chúng ta bịp bợm. Nhưng có hề ǵ? Chúng ta không thể cứu kẻ không muốn cứu.

    - Trong thâm tâm tôi thường tự hỏi rằng Hồ Chí Minh đă đem dân tộc bước qua con sông được xem là biên thùy của cộng sản; nhưng con người, nhân cách và cuộc đời của bác vẫn c̣n là một bí mật mà lịch sử sẽ phải giải quyết. Là con quan, trong tuổi thơ và tuổi thanh niên, bác đă nhận được một nền giáo dục cổ truyền của nhà nho. Những người yêu nước mà bác có dịp gần cận ở Paris lại chẳng có ǵ là cộng sản.

    Vậy bởi con đường bí mật nào mà ân sủng cộng sản đă đến với bác? Những kẻ hoài nghi cho là một phép lạ. Nhưng Đảng không hoài nghi niềm tin cộng sản của bác. C̣n về phía kia, nhân dân vẫn luôn luôn tin vào khía cạnh truyền thống của bác. Về phần bác, bác cũng không làm ǵ để soi rơ bí ẩn này. Bên này hay bên kia đều bám vào định kiến của ḿnh và vị lănh tụ chơi và thắng trên cả hai b́nh diện. Điều lạ lùng là cả hai phía, thay v́ đâm chém nhau, lại hoà hợp trong việc thờ phụng người anh hùng và c̣n tô vẽ thêm huyền thoại nữa.

    - Hồ Chủ Tịch dường như đă thực hiện được sự đồng nhất hai cái tương phản: Trí thức và quần chúng gặp nhau trong cùng một sự tôn sùng. Nhưng nếu nhân dân cùng bước sau Đảng, bầy tỏ ḷng tin vào chủ nghiă cộng sản, th́ tự hỏi những người trí thức trong tận đáy ḷng họ có chia sẻ niềm tin của nhân dân đối với chủ nghiă cộng sản hay không?
    Hay là thái độ của họ chẳng qua chỉ là v́ sợ bị ngược đăi và bị khai trừ. Điều khiến chúng ta cần đặt vấn đề, là họ bị nhiễm độc con trùng dân chủ và các quyền tự nhiên của con người. Tôi không tin họ có thể chấp thuận vai tṛ lănh đạo của giai cấp thợ thuyền; chấp nhận Đảng lănh đạo Nhà Nước và tất cả mọi hoạt động kinh tế của xứ sở; chấp nhận Đảng sử dụng độc quyền chính trị, loại hết những tổ chức khác; chấp nhận Đảng đảm nhận lănh đạo hành chính và luật pháp, cả các địa hạt văn chương, văn hoá, nghệ thuật!

    - Dĩ nhiên rồi, thử nh́n lại toàn thể những phản đối mà bọn trí thức nuôi dưỡng chống lại chúng ta, là ta thấy họ không cam chịu quyền lực tuyệt đối mà Đảng nắm giữ không chia cho Nhà Nước và Chính Phủ trong sự phức tạp của phân quyền: hành chính, luật pháp, kinh tế, giáo dục, văn chương và nghệ thuật.

    Tệ hơn nữa, chúng ta đă triệt hạ cá nhân và thay thế bằng tập thể, chúng ta đă ban hành sắc lệnh băi bỏ sở hữu cá nhân để thay bằng sở hữu tập thể.
    Chúng ta đă đưa giai cấp thợ thuyền lên cầm quyền thay cho trí thức bị truất địa vị cao quư và bị lột ṿng nguyệt quế trước quần chúng.

    Chúng ta đă hoàn thành sự nghiệp cách mạng, không chỉ trong cấu trúc xă hội mà c̣n trong cả việc cấu trúc lại trí tuệ và các hoạt động trí óc của con người. Dù muốn dù không, chúng ta đă phá sập nền móng suy nghĩ và hành động theo lối truyền thống và tổ chức lại trên những nền tảng mới. Vậy sự chống đối của tầng lớp trí thức là tất nhiên.
    Sở dĩ họ chưa bùng nổ ḷng thù hận chống lại cộng sản, và tung ra những cuộc xung đột phá hoại trật tự công cộng và an ninh xă hội, là chỉ v́ họ sợ bị rơi vào nanh vuốt của công an và pháp luật. Vậy chúng ta đă hiểu tại sao bọn trí thức lại cứ bo bo thận trọng ngậm miệng; sự khôn ngoan khuyên họ đừng biểu lộ mạnh mẽ, nên thận trọng từ tốn, nên tuân theo quy lệ. Đảng bị dồn vào một vị trí khó khăn: Đảng không thể hoá cải những kẻ trí thức này về với Đảng, mà cũng không thể trừng phạt họ v́ thiếu vắng tất cả mọi hành động phá hoại.

    - Thưa đồng chí Tổng Bí Thư, đồng chí đă nhận thấy rằng bức tường yên lặng mà bọn trí thức ẩn náu chỉ là cái pháo đài pḥng thủ, do sự bi quan của những kẻ chiến bại xây dựng, để che chở cho chúng, khỏi cuộc tấn công không ngừng của chủ nghiă cộng sản vinh quang, rạng ngời ánh sáng. Theo đồng chí Tổng Bí Thư, chúng ta sẽ phải chọn con đường chính trị nào đối diện với sự kháng cự mănh liệt này? Ở đây, thật không có nhiều khả năng lựa chọn. Chính trị bị đặt trước một giao thế duy nhất: hoặc là ta cứ để nguyên sự việc như vậy, kéo dài t́nh trạng này, hoặc là ta thi hành biện pháp mạnh, tức là trừng trị những kẻ mà chúng ta coi là thủ phạm, kẻ thù của chế độ, những kẻ khả nghi có manh tâm đối lập, cho chúng một bài học đích đáng.

    - Đồng chí có đo lường trước hậu quả của một biện pháp như thế, tiếng vang của nó trong xă hội và trong quần chúng ra sao, bởi v́ ta chưa kiếm ra được tội ǵ cụ thể của bọn người mà ta sẽ trừng phạt. Không lẽ lại buộc tội sự im lặng!

    - Đồng chí Tổng Bí Thư hoàn toàn có lư. Chúng ta tự hào là một dân tộc văn minh, có toà án, có luật h́nh sự, không thể kết án mà không có bằng chứng! V́ vậy ta sẽ lập mưu cho bọn trí thức rơi vào bẫy khiến chúng không thể thoát được. Đó là một thủ đoạn quỷ quyệt, nhưng cứu cánh biện minh cho phương tiện! Hiện tôi chưa thấy rơ ràng, nhưng đại thể là ta quyến rũ chúng bằng miếng mồi dân chủ, làm chúng vấp ngă trong cái lưới to đặt trên hố bẫy hổ, chúng ta chỉ việc tóm lấy và đeo c̣ng cả bọn!"[4]


    Còn tiếp ...

  7. #2597
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix dans la nuit _ Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị _ Chương 25

    ● Người cộng sản dưới mắt người trí thức

    Sau những bàn bạc giữa Năng và Tổng Bí Thư về một chiến lược đối đầu với trí thức, Nguyễn Mạnh Tường quay ống kính về phía trí thức: Một đêm, Hiên và Đắc, bí mật gặp nhau để bàn về khẩu hiệu "Trăm Hoa Đua Nở" vừa được ban hành ở Trung Quốc và ngọn gió đang thổi đến Việt Nam. Hiên thận trọng nói:

    - Rút từ những kinh nghiệm quá khứ chúng ta phải rất thận trọng với tất cả những sản phẩm nhập cảng từ nước Tầu. Nhưng việc đầu tiên là phải phân tích cái khẩu hiệu này để liệt kê nội dung và hậu quả của nó.

    - Công thức này riêng tôi thấy quá sáng tỏ. C̣n có nghiă ǵ ngoài sự tự do cho trăm hoa đua nở, để mọi người cất cao tiếng nói, khác hẳn thời tự do bị bịt miệng đă qua.

    - Mới nh́n th́ anh có vẻ có lư. Nhưng chúng ta đừng vội kết luận rằng tự do và dân chủ đă toàn thắng. Trước hết, Đảng có đủ thẩm quyền cấm trăm hoa đua nở không? Có chứ! Đảng chỉ việc cấm trồng hoa. Vậy mà bây giờ Đảng lại cho trồng hoa, nhưng Đảng không thể cấm hoa nở, Đảng bắt buộc phải chấp nhận trăm hoa đua nở. Vậy cái việc cho phép trồng hoa và để cho hoa nở này có nghiă ǵ? Rất có thể chỉ để tuyên bố công khai rằng Đảng không c̣n là kẻ thù của cái đẹp dưới tất cả mọi h́nh thức và tất cả sắc thái của nó, chăng?"[5] Rồi Hiên phân tích sâu xa các khía cạnh của vấn đề và kết luận:

    "Theo quan điểm của tôi, mỗi chế độ có những phần tử bất hảo mà họ muốn loại trừ. (...) Nhưng những kẻ trú ẩn trong im lặng khó có thể ḍ ra được. Sự im lặng mà họ bo bo ǵn giữ, che chở cho họ hữu hiệu chẳng khác ǵ chiếc áo đỡ đạn chống lại bọn trộm cướp. Nay, phương tiện duy nhất làm họ bỏ cái vỏ này là găi trúng chỗ ngứa.

    Tụi bay khao khát tự do ư? Ta sẽ giải khát cho bay bằng cách cho tự do sáng tác. Tụi bay muốn chơi tṛ chính trị ư? Th́ cứ chơi! Ta cho chúng bay mặc sức diễn thuyết những xác tín và những chương tŕnh hành động của bay bằng máy phóng thanh... Đó là cái bẫy ta giương ra cho bọn ngây thơ tin vào ḷng ngay thẳng và sự thành thật của chính quyền cộng sản. Một khi tụi bay đă tự phát giác bản chất, lộ diện cái trần truồng mà trước đây được im lặng che đậy, th́ dễ như bỡn, ta sẽ làm cho tụi bay bất động măi măi trong cơi yên lặng đời đời!"[6]Sau khi "đọc" rơ tư tưởng của Năng và Tổng Bí Thư, Hiên phân tích hành tŕnh và tâm lư người cách mạng:

    "Điều đầu tiên mà mọi người đều biết là sự thất học mà những người cách mạng phải chịu thiệt tḥi. Thiếu điều kiện để học hành tới nơi tới chốn, những người vô sản Việt Nam đói khổ vô cùng, khi không có cơm ăn, làm sao có thể học được? Con đường duy nhất mở ra trước mắt là làm cách mạng. Những người may mắn nhất, trải muôn ngh́n hiểm nguy, xuyên rừng, leo núi, chắp nối được với vô sản Trung quốc đang tranh đấu chống tư sản. Vậy nhận xét đầu tiên là người cách mạng Việt Nam đau bệnh vô học! Hậu quả của t́nh trạng này như thế nào?

    Lẽ dĩ nhiên, họ không thể đọc những kinh điển Mác-xít, Lê-nin-nít trực tiếp qua văn bản, nên phải học lỏm nhờ sự sốt sắng của những người có khả năng, nhưng những người này cũng không đủ kiến thức để hiểu những vấn đề vô cùng đa dạng và phức tạp. Dầu sao đi nữa, những bí mật của thuật cai trị con người thoát khỏi tầm tay của họ. Kinh nghiệm cho thấy những người mắc bệnh mặc cảm thường bị cả tự ti lẫn tự tôn, hai mặc cảm bổ sung cho nhau, tiếp sức cho nhau, là hai mặt của cùng một trạng thái tinh thần. Người cộng sản vô học tự cảm thấy bị tổn thương khi tiếp xúc với người trí thức có văn hoá. Nhưng một khi lấy lại toàn bộ địa vị bề trên của ḿnh, vị thủ lĩnh lập tức dùng quyền lực giáng đ̣n sấm sét xuống những kẻ bị nghi là thiếu kính trọng ông ta.

    V́ thế, sau những hiểu lầm bi đát phát sinh từ những thành kiến vô lư, cộng sản thù ghét trí thức. Người cộng sản tưởng tượng rằng người trí thức khinh bỉ họ v́ họ vô học. Người trí thức th́ tin rằng người cộng sản say sưa quyền lực, dùng sự chuyên chế bạo ngược để củng cố và bảo tồn quyền lực của ḿnh. Theo chỗ tôi biết, không có một cuộc đàm luận nào được tổ chức để hai phía nh́n rơ mặt nhau, giải thích, để hiểu nhau và đi đến chỗ cộng lực xây dựng đất nước. Đó là một giấc mộng đẹp, và như tất cả các giấc mộng, không thể thực hiện được. Chướng ngại vật là dân chủ"[7].


    Còn tiếp ...

  8. #2598
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix dans la nuit _ Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị _ Chương 25

    ● Lư do thành lập Nhân Văn Giai Phẩm

    Đắc tiếp lời:

    - Như anh vừa nói, chúng ta là một bọn mưu phản. Một nhóm trí thức âm mưu đ̣i dân chủ. Ở nước khác, những cuộc hội thảo trí thức hay ư thức hệ được tổ chức giữa ban ngày, hoặc trên báo, hoặc trong những buổi họp mặt công cộng. Ở nước ta, sự cấm đoán đè nặng lên người trí thức, chính quyền chỉ chấp nhận một thái dộ duy nhất: quỳ gối, cúi đầu, ngậm miệng. Tất cả mọi tiếng nói cất lên cùng đồng thanh nhất trí hô khẩu hiệu trung thành với Đảng.

    Trong điều kiện đó, người cầm quyền có thể yên vị trị v́ và hô hoán với bàn dân thiên hạ rằng ở Việt Nam tất cả đều V̀ dân, DO dân! (POUR le peuple, PAR le peuple!) Quần chúng th́ quỳ mọp tung hô: Đảng thắng lợi! Đảng muôn năm! (...) Vậy ta thử hỏi: cái ǵ DO dân làm? Tất cả những biện pháp lập hiến và hành chánh, tất cả những quyết định, những nghị quyết mà dân chúng phải thi hành, không do người dân làm ra, mà do những cơ quan, những hội, những viện, mà TẤT CẢ mọi thành viên đều là cộng sản hoặc phục ṭng cộng sản và áp dụng triệt để mệnh lệnh của Đảng.
    Vậy làm sao ta có thể chấp nhận rằng tất cả đều DO dân làm mà không khỏi chau mày? Đó là sự dối trá hiển nhiên, vô liêm sỉ, chỉ được chấp nhận bởi một số nhỏ những kẻ yếu tinh thần, say sưa ảo tưởng về Đảng hoặc hy vọng được Đảng nhận làm đầy tớ.

    - Vậy th́ phải làm thế nào? Hiên hỏi.

    - Chúng tôi thành lập một nhóm nhỏ trí thức trong đó có vài người trong đảng. Không phải để tranh đấu đánh đổ chế độ, mà chỉ để đạt được một số cải cách giúp mọi người dễ thở hơn. Mặc dù mục đích khiêm nhượng -ít nhất dưới mắt anh em- chúng tôi làm theo cách của cộng sản: nghiă là trong bóng tối. Chỉ gặp nhau hai người một, không bao giờ ở trong nhà v́ những bức tường thường có tai mà hẹn ở công viên hoặc trên vỉa hè thành phố. Dĩ nhiên là không có ủy ban lănh đạo, và không giữ tài liệu ǵ trong túi hoặc trong nhà để có thể phương hại đến bản thân.

    - Bây giờ tôi hiểu rồi. Vậy tôi có thể làm ǵ giúp các anh?

    - Anh là một trí thức tầm cỡ: anh có văn hoá cao, lại không màng đến tiền bạc và vinh dự, sự liêm khiết của anh, phẩm cách của anh đă nổi tiếng trong đám chúng ta. Anh em hân hạnh muốn biết ư kiến của anh đối với những vấn đề mà anh em đang thắc mắc. Anh nghĩ sao về chế độ chúng ta đang sống?

    Hiên im lặng trầm ngâm một lúc rồi trả lời:

    Nếu lưu tâm đến thực tế hàng ngày đang quy định đời sống dân tộc và quan sát kỹ càng , chúng ta có thể nhận thấy chế độ này có ba tính cách đặc thù:

    1/ Cá nhân chủ nghiă bị hạ bệ và khai trừ. Tập thể lên ngôi và làm bá chủ trong tất cả mọi lănh vực hoạt động.

    2/ Đảng đảm nhiệm chỉ đạo và điều khiển tất cả.

    3/ Chúng ta sống trong sự vắng mặt của tất cả mọi thứ tự do đương nhiên và quyền con người.


    Vậy sẽ rất bổ ích nếu chúng ta khảo sát từng tính chất một và phân tích giá trị của nó[8].


    Còn tiếp ...

  9. #2599
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix dans la nuit _ Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị _ Chương 25

    ● Cá nhân và tập thể

    Để giải thích sự xung đột giữa những cặp phạm trù: Cá nhân và tập thể, trí thức và cộng sản, Hiên nhắc lại sự xâm nhập cá nhân chủ nghiă vào Việt Nam:

    "Trước tiên, phải công nhận rằng cá nhân và cá nhân chủ nghiă không phải là sản phẩm Việt Nam mà được nhập cảng từ Pháp, nó phát sinh từ cách mạng 1789.

    Trong xă hội cổ truyền của ta, tập thể gia đ́nh ngự trị. Tất cả mọi thành viên trong gia đ́nh sống chung dưới một mái nhà, cùng làm việc trên một mảnh đất, ăn chung một mâm cơm. Kết quả nẩy sinh một sức mạnh chung là tổng hợp những sức mạnh của mỗi cá nhân trong gia đ́nh, và sợi dây liên lạc máu mủ cùng lợi ích vật chất và kinh tế cũng không bị lỏng lẻo, suy yếu.

    Cá nhân chủ nghiă, được nhập cảng, đă đến nước ta từ khi Pháp xâm chiếm; bởi v́ nó thúc đẩy và kích động sản xuất, bởi v́ nó tác động trực tiếp tới lợi ích cá nhân, tới tính ích kỷ của người lao động cho nên nó kích thích mọi cố gắng (...)

    V́ vậy, khi chính quyền Pháp đem kinh tế thị trường vào cùng với chủ nghĩa kinh tế cá nhân, hệ thống mới này chinh phục ngay xă hội ta, v́ nó biểu hiệu một mô h́nh hoạt động vô cùng cao hơn hệ thống hiện hành. Những thành phố sinh sôi nẩy nở, kinh tế thành thị mở rộng tiểu công nghệ, tiểu sản xuất kỹ nghệ và thương mại.

    Trong điều kiện mới này, sự sản xuất nông nghiệp trong kinh tế nông thôn suy đồi dần, tập thể gia đ́nh bị giải tán. Con cái bỏ cha mẹ lên tỉnh làm việc, và không có ǵ ngạc nhiên khi thấy cá nhân chủ nghiă đă tiến những bước khổng lồ"[9].

    Trở lại vấn đề văn hoá, Hiên nói tiếp:

    "Văn hóa là tinh chất của cá nhân, nó ưu đăi sự nẩy nở cá nhân chủ nghĩa nơi người trí thức. Trong thời phong kiến, mẫu người có văn hoá điển h́nh là ông quan cai trị. Nhưng ông ta được tôn kính không phải v́ chức năng mà v́ sự học rộng, v́ cái nhă độ trong phong cách, v́ sự lịch lăm trong ngôn ngữ và sự minh triết trong cách xử thế.

    Khi kinh tế thực dân ngự trị đất nước, điều khiển những phương tiện sản xuất và bất động sản tư nhân, th́ cá nhân chủ nghiă thắng lợi trên mọi phương diện. Những người trí thức tân tiến mà văn hoá đă cá nhân hoá trí tuệ, chễm chệ trong tiện nghi của căn nhà mới. Tuy nhiên, nhờ sự tự trọng và biết trọng danh dự, họ giữ vững được lương tri của ḿnh và tôn trọng ư thức quần chúng, cộng thêm cái uy tín của sự hiểu rộng, người trí thức vẫn được quần chúng ngưỡng mộ".

    Hiên kết luận: "Vấn đề trọng đại của nước ta và dân tộc ta là vấn đề xung đột giữa văn hoá và chính trị.

    Sự xung đột này có thật và hiện hữu, phải liệt kê những lư do phát sinh. Mặc dù trí thức được vinh danh trong xă hội phong kiến, chế độ cộng sản đă quay ngược t́nh thế và t́m cách trói họ vào cột bêu đầu tội phạm, để công chúng nguyền rủa; trách họ không tha thiết đến số phận người dân, chui đầu vào những thú khoái lạc dâm ô, tự khép kín trong những tháp ngà mà cảm khoái nghệ thuật ngăn cản không cho họ nghe thấy tiếng thở than của lớp người cùng khốn. Sự hủ bại sâu xa của người trí thức, là do cá nhân chủ nghiă, nó đă giới hạn tầm nh́n của con người, đă ngăn chặn họ thừa nhận sự hiện diện của quần chúng b́nh dân, của tập thể lao động vất vả ngày đêm để đảm bảo tiện nghi đời sống. Cái cá nhân chủ nghĩa của bọn trí thức đáng bêu thây, sỉ nhục.

    Nhưng chiến dịch phỉ báng những người có văn hoá cũng chỉ kéo được một số trí thức khốn khổ, bị sợ hăi và tham vọng bám riết, tới quỳ mọp dưới chân chính quyền, c̣n phần đông đều giữ vững quan điểm, giữ được sự tôn trọng và quư mến của quần chúng thành thị"[10].

    Hiên nói tiếp: "Theo tôi, người cộng sản thấy người trí thức là đại diện quan trọng nhất, đủ tư cách nhất, thậm chí là hiện thân của chủ nghiă cá nhân. Thế mà chúng ta lại biết rằng chủ nghiă cá nhân là đối cực của chủ nghiă cộng sản, giữa hai thực thể này đă có cuộc đấu tranh quyết liệt chỉ ngừng khi một bên bị triệt hạ hoàn toàn. Mọi người cũng lại biết rằng người trí thức không thể chịu được bất cứ sự hỗn tạp, chung lộn nào, bởi chung lộn là bắt buộc phải chung đụng với những phần tử mà ḿnh không thích.
    Một mặt khác, người trí thức cho rằng cái xác định con người, là nhân cách riêng của nó: mỗi cá thể là một nhân cách. Con người thay đổi và có nhiều mặt[11], chính tính cách đa diện là dấu ấn đặc biệt của con người. Chúng ta đă thấy dưới thời phát xít Hitler và Mussoloni, khi những thực thể sống động là con người phải mặc cùng một loạt đồng phục, cùng bước một nhịp, cùng hô một khẩu hiệu, cùng có một cử chỉ, th́ những thực thể ấy đă trở thành người máy, sự tự động đă thay thế cho sự biến đổi, máy móc thay thế cho đời sống! Nhưng cuối cùng, không ai thành công trong sự máy móc hoá dân tộc ḿnh măi măi.

    Hơn nữa, sự thù nghịch của cộng sản đối với trí thức c̣n được giải thích bằng sự gắn bó không thể tiêu diệt (l'attachement indéfectible), không thể khước từ (irréfragable) của trí thức đối với những giá trị dân chủ. Vậy từ đâu mà có sự gắn bó này? Là bởi v́, trong mối song quan (dilemme): chính quyền - dân chúng, không một người trí thức nào lựa chọn chính quyền, trừ phi họ bị những tham vọng đê tiện dẫn dắt. Ta đứng về phía dân chúng bởi v́ chính ta là người dân. Chế độ dân chủ cho tới bây giờ là h́nh thức chính quyền duy nhất thực hành công bằng và công lư, làm việc cho dân. Uy tín của chế độ này đă khiến chính những chế độ cộng sản cũng không ngừng tự xưng ḿnh là dân chủ, là làm việc cho dân![12]


    Còn tiếp ...

  10. #2600
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix dans la nuit _ Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị _ Chương 25

    ● Trí thức và cộng sản: ngày và đêm

    Đào sâu hơn nữa vào sự xung đột giữa cộng sản và trí thức, Hiên nói tiếp: "Sự xung đột giữa đôi bên không thể giải quyết được bởi v́ nó đụng tới bản chất và lư do tồn tại của chủ nghiă cộng sản. Thực thế, hai quan niệm về đời sống và về con người, chống nhau trong một sự ḱnh địch chỉ có thể biến mất khi chế độ cộng sản xụp đổ!


    Trước hết, chủ nghiă tập thể đặt nền móng trên một quan niệm toán học về con người. Theo đó, con người không là ǵ cả, chỉ một con số trừu tượng, có thể thay người này bằng người kia, hệt như một người lính thuộc quân số của một đơn vị nhà binh dưới mắt người chỉ huy. Tên, tuổi, trọng lượng, tầm vóc, của mỗi người không quan trọng, chỉ có tổng số lính là đáng kể! Thế mà cá nhân chủ nghiă lại nhấn mạnh đến chất lượng của cá thể, tức là những dấu hiệu đặc thù phân biệt người này với người kia trong cùng một chủng loại và tuyên bố mỗi con người là một thực thể khác nhau.

    Chủ nghiă tập thể, không tha thiết ǵ đến con người và từ chối sự khác biệt giữa người và người. Con người được chính quyền tạo ra để sử dụng đă gây tổn thất nặng nề cho cá nhân, yếu tố mà tập thể không thèm biết đến sự hiện hữu.

    Ngược lại, cá nhân chủ nghiă đưa con người lên mức quan tâm hàng đầu. Con người tự lấy ḿnh làm cứu cánh, không phải là phương tiện để phục vụ bất kỳ một cái ǵ. Cây người phải được vun trồng cho nở hoa và đơm trái. Để đạt tới mục đích này, cần phải học, phải biết rơ con người, biết tất cả những dấu hiệu khác biệt của nhân cách qua những yếu tố tối giản của cá tính.


    V́ vậy, chủ nghiă tập thể và chủ nghiă cá nhân đối nghịch như ngày với đêm: có cái này th́ không thể có cái kia: hai bên không bao giờ gặp nhau. Chủ nghiă cộng sản tập thể không bao giờ hiểu được chủ nghĩa cá nhân của người trí thức.

    Dân chủ là chiến trường thứ nh́ giữa trí thức và cộng sản. Ở thời điểm người cộng sản tranh đấu bí mật, họ dựa trên dân, nhờ dân nuôi dưỡng và che chở khỏi sự lùng bắt của mật thám. Từ khi lên nắm chính quyền, họ luôn luôn cam đoan trung thành đối với những ân nhân xưa, tuyên bố nguyện ước tranh đấu cho dân và làm tất cả v́ dân. Nhưng đó chỉ là những lời hứa hăo và cái hố càng ngày càng đào sâu giữa người dân và chính quyền cộng sản. Người trí thức, từ ḷng dân tộc mà ra, tự cảm thấy ḿnh có sứ mệnh dân chủ.

    Người cộng sản khi lên cầm quyền, từ chối thay đổi khẩu hiệu, tiếp tục tuyên bố: V́ dân. Do dân. Nhưng cái dân tộc mà họ vin vào đó, biết rơ hơn ai hết rằng chẳng có cái ǵ do dân làm cả, lư do hiển nhiên là dân không có quyền bầu những đại biểu của ḿnh trong chính quyền và v́ vậy dân không có quyền biểu quyết những chính sách được áp dụng ở trong nước.

    Quốc hội và tất cả những cơ quan cầm quyền, trong mọi lănh vực hoạt động, đều tràn đầy cộng sản, từ ủy ban chỉ đạo tới ủy viên b́nh thường, không có một cái ǵ làm ở trong nước mà không qua sự chỉ đạo và kiểm soát của những người cộng sản hoặc những người sắp vào đảng, họ đánh nhau để chiếm chỗ, ra sức ngoan ngoăn, dễ bảo, tận tụy với Đảng. Biểu thức "Do dân" v́ vậy không có ư nghiă ǵ.

    Trực diện với độc quyền mở vào con đường lộng hành, bất công, bất b́nh đẳng và những đàn áp đủ mọi h́nh thức, giấc mơ duy nhất để an ủi là quay về với dân chủ (...)

    Những người trí thức bị nghi ngờ nuôi dưỡng hy vọng dân chủ trong ḷng, bị coi là những kẻ thù của chế độ. Để cấp cho những h́nh phạt mà họ quyết định ở toà án một cái bề ngoài hợp pháp, những kẻ cầm quyền trở thành luật gia ngẫu hứng, bịa ra một tội ác không có ở bất cứ bộ luật nào, là tội "phản động". Tất cả mọi người trí thức không chia sẻ đường lối cộng sản đều bị coi là "kẻ phản động" và bị giáng từ 10 đến 20 năm tù. Những quyền tự do cơ bản và nhân quyền, phản ảnh kích thước văn minh của một nước bằng sự đề cao danh dự và phẩm cách con người, không được biết đến ở Việt Nam[13].


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •