Page 261 of 304 FirstFirst ... 161211251257258259260261262263264265271 ... LastLast
Results 2,601 to 2,610 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2601
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix dans la nuit _ Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị _ Chương 25

    ● Đảng Xă Hội và Đảng Dân Chủ

    Nguyễn Mạnh Tường, thành viên của đảng Xă Hội, xoay ống kính vào hậu trường chính trị của sự ra đời và xoá sổ hai đảng Xă Hội và Dân Chủ. Năng được triệu tập đến dinh Tổng Bí Thư, để bàn về việc dẹp hai đảng Xă Hội và Dân Chủ, đă được dựng nên trong thời kháng chiến. Đầu tiên hết, Tổng Bí Thư giải thích nguồn cội sự ra đời của hai đảng để Năng nắm rơ t́nh h́nh:

    "- Như đồng chí đă biết, Đảng ta đă lập ra đảng Xă Hội và đảng Dân Chủ. Đảng Xă Hội dành cho bọn trí thức và đảng Dân Chủ dành cho bọn tư sản. Đồng chí cũng biết rằng Đảng không làm điều ǵ mà không cân nhắc kỹ. Những người mác-xít cố chấp có thể trách ta đă xây dựng những đảng phái sai trật hẳn với quan niệm mác-xít của một đảng chính trị.

    Rằng hai đảng này không đáp ứng đúng đ̣i hỏi mác-xít, chúng ta xin lỗi, nhưng ta có cái lư của ta. Trước cách mạng, trường Pháp đă đào tạo ra nhiều thế hệ trí thức đă theo ta trong kháng chiến. Nhưng trong 10 năm kháng chiến, trường Pháp c̣n đào tạo thêm những thế hệ trí thức khác. Khi trở về Hà Nội, một số đă bỏ ta, đi làm, đi học ở nước ngoài. Đối với những kẻ ở lại, ta không thể bỏ rơi họ. Trước hết, v́ lợi ích của chính họ, giúp họ theo kịp những tiến bộ của nhân dân dưới sự lănh đạo của ta.

    Rồi khi trở về Hà Nội sau mười năm kháng chiến, ta vấp phải một tầng lớp dân chúng đă quá quen nghe nói đến tự do và nhân quyền; v́ không muốn lộ bộ mặt chậm tiến, nên ta phải nói cùng thứ ngôn ngữ với bọn thực dân Pháp cũ. Ta phải giả đ̣ tôn trọng quyền của người dân được lập những đảng phái chính trị để bảo vệ quyền lợi của họ.
    Sau cùng, về mặt đối ngoại, chúng ta phải bảo đảm với dư luận thế giới, về những tự do chính trị mà chúng ta sẽ cho dân hưởng sau khi người Pháp đi khỏi. Nhưng dĩ nhiên là dưới cái bề mặt phỉnh gạt ấy, chúng ta không thể mất cảnh giác, mà phải tiếp tục điều khiển hai cái đảng mà chúng ta gọi là "anh em" từ lúc mới dựng chúng nên và trong suốt thời gian chúng c̣n hoạt động.

    Ta đă khuyến khích một vài trí thức nổi tiếng cái ư lập hai đảng. Vậy là dưới sự thúc đẩy của ta và nhờ sự cố vấn của ta mà hai cái đảng này được khai sinh trong đời sống chính trị và chập chững bước đầu. Chính ta cấp ngân quỹ cho hai đảng anh em. Chính ta đă gài trong mỗi đảng những uỷ viên chính trị có nhiệm vụ theo dơi hoạt động của chúng để báo cáo kịp thời cho ta biết những chệch hướng hay những lệch lạc có thể xẩy ra, và trực tiếp truyền lệnh của ta cho chúng thi hành. Bây giờ, đồng chí hăy báo cáo cho tôi biết sự hoạt động của chúng mà đồng chí có trách nhiệm theo dơi.

    - Xin báo cáo đồng chí Tổng Bí Thư: t́nh h́nh là lạc quan. Hai đảng anh em cư xử rất được. Những ủy viên chính trị mà ta gài vào đă làm việc thật tuyệt vời. Ngay khi đến, họ đă biết kết hợp cương với nhu, họ đă làm cho hai uỷ ban trung ương và hai chủ tịch của hai đảng này hiểu rơ rằng không có một văn kiện chính thức nào - diễn thuyết, thông điệp, tuyên ngôn, diễn văn khai mạc hay bế mạc - có thể được kư mà không qua ư kiến của họ.
    Không có một cuộc trả lời phỏng vấn nào mà không có họ chứng kiến. Bọn kia tuân thủ răm rắp. Hai tên tổng bí thư cũng như toàn thể đảng viên của hai cái đảng này đều là kháng chiến cũ. Chúng đă được giáo dục tốt. Không màu. Không mùi. Vô hại. Có miệng nhưng câm như hến. Tránh liên quan. Cung kính tuyệt đối trước lănh đạo! Đối với chúng, ta có thể yên tâm ngủ kḥ.

    Nhưng tôi có bổn phận phải báo cáo đồng chí Tổng Bí Thư cái mặt trái của mề đai. Trước hết, số đảng viên quá ít. Ngoài phố họ cười ầm lên, mỗi đảng không được một trăm mống! Điều bất hạnh là trong cái đảng Xă Hội mệnh danh "trí thức", chỉ có độ mươi mống trí thức chính hiệu! Chỗ c̣n lại là giáo viên tiểu học, thợ thủ công, cán bộ hạng xoàng, được đưa vào để gồng số đảng viên. Trong cái đảng Dân Chủ, số tư sản có chút vốn chỉ độ hai, ba mạng, phần c̣n lại toàn bọn buôn bán lẹt đẹt, cán bộ tép riu. Để được vào hai đảng này, chỉ cần xuất tŕnh phẩm trật kháng chiến!

    Bọn chúng được cấp giấy hạnh kiểm tốt, chứng nhận tận tụy với Đảng cầm quyền mà chúng khoe là "anh em". Uy tín của chúng đối với quần chúng là zê-rô, chúng cũng chẳng có ảnh hưởng chính trị ǵ, mặc dù những tên cầm đầu vênh vang trên ô tô nhà nước và trong những buổi hội họp công cộng, chúng được nhận những chức vụ mà ta dùng cho lănh đạo Đảng ta, nhưng của chúng chỉ để gáy.
    Đúng là một vở tuồng mà ta cho chúng diễn và chúng đóng tṛ hề này rất cần mẫn chăm chỉ. Mặc tất cả những cung kính mà ta dành cho chúng trong những lễ nghi chính thức, những kẻ xấu miệng vẫn gọi chúng là con rối, là bù nh́n, họ kêu ầm lên: "Giễu! Sao Đảng chẳng chọn những diễn viên khôi hài hơn, dệt những con rối tức cười hơn để giải trí!"


    Còn tiếp ...

  2. #2602
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix dans la nuit _ Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị _ Chương 25

    - Nếu chúng ta quyết định dẹp hai cái đảng này và ra sắc lệnh chấm dứt tṛ hề, đồng chí có thấy bất tiện không?

    - Nếu được phép nói thật, tôi sẽ thú thực với đồng chí Tổng Bí Thư rằng xây dựng một cái đảng đă là tế nhị, mà giải tán một cái đảng lại c̣n vô cùng tế nhị hơn. Nhất là trong hoàn cảnh hiện thời! Dù bọn nhà tṛ có giễu dở đến đâu, dù vở tuồng có nhạt nhẽo thế nào, công chúng đă có thói quen xem chúng múa may trên sân khấu, chơi tṛ hề và làm phụ diễn hài hước cho khán giả cười bể bụng. Không hiếm người than phiền chế độ ta hà khắc bởi chính trị len vào khắp cả và cơ hội được cười thả cửa quá hiếm. Hai đảng "anh em" bộ điệu nghiêm trọng không hề nao núng, chấp hành hết sảy công tác nhái mà ta dạy, kích thích khán giả ph́ cười, nhưng trước bàn dân thiên hạ, mọi người lại phải ôm bụng nhịn, về nhà mới dám xả láng với bà con bè bạn.

    - Những lời đồng chí vừa nói khiến ta càng dứt khoát quyết định không làm tṛ hề cho thiên hạ nữa. Thực ra, Đảng cũng ớn việc cứ giơ sườn ra cho chúng chế giễu, nhạo báng làm mất uy tín. Chúng ta rất nhạy cảm với sự châm biếm và không ǵ làm chúng ta đau ḷng hơn là thấy quần chúng giễu ta và những nhân vật chỉ có một tội ác duy nhất là đă vâng mệnh ta một cách dễ bảo không ngờ, thậm chí bất ngờ! Khi ta hạ màn, trả họ về với những bận rộn hàng ngày, phẩm giá của những người "anh em" đă sốt sắng tự hạ ḿnh để phục vụ ta, sẽ đỡ bị sứt mẻ và Đảng ta sẽ lấy lại được cái uy tín mà những sai phạm đă ít nhiều làm tổn hại.

    Ngoài ra, như đồng chí cũng đă biết, gần đây ở một vài nước châu Âu đă bắt đầu có mầm mống phong trào đa nguyên. Bổn phận của chúng ta là phải trang bị một ư thức chính xác về mối nguy cơ này cho Đảng.

    Lấy cớ rằng mỗi đầu người có một ư kiến, và chính sự đối chất giữa các ư kiến khác nhau sẽ nẩy sinh ra sự thật, rằng sự độc quyền một đảng, bất cứ giá trị của đảng viên như thế nào, cũng dẫn thẳng đến sự chuyên chế, độc tài; bọn chúng đề nghị chúng ta cho phát triển sự đa đảng. (...)

    Chúng ta không đặt ḿnh vào địa vị đối lập với chân lư và tiến bộ. Nhưng chúng ta từ chối làm kẻ Bị Lừa Bịp, tin lời Lường Gạt của bọn Lang Băm. Những điều mà chúng đề nghị tưởng mới mẻ ǵ, thực ra đă cũ mèm từ hai thế kỷ: chế độ đại nghị! Một chế độ chính trị cũ rích.

    Dưới mắt những người cộng sản chúng ta, chủ nghiă đa nguyên là một tṛ hề nực cười nhất. Bắt đầu bằng cuộc bầu cử. Trong đó kẻ nào chửi bới đối phương một cách hèn hạ nhất sẽ thắng, người ta sáng chế ra những dối trá nếu cần, để hạ địch thủ. C̣n về chương tŕnh hành động, người ta đua nhau ném ra những lời hứa biết trước là không thể giữ được. Có quan hệ ǵ? Miễn là được bầu. Một khi đă qua cầu rồi th́ không kẻ nào quay nh́n phía sau, nhớ lại những điều lường gạt đă tung ra để lấy phiếu. Cử tri đóng vai ngố rừng trong tṛ bịp bợm này. (...)

    Làm sao một chính quyền thối nát ngay từ đầu có thể làm tṛn phận sự? Lại càng khó khăn hơn khi chính quyền này bị chia cắt làm ba: Lập Pháp chiếm ưu thế, được chọn thành phần Cầm Quyền (Hành Pháp), rồi tới phiên Hành Pháp chọn nhân viên của Tư Pháp. Đúng lô gích th́ Lập Pháp mạnh thế, bởi được dân bầu trực tiếp, có quyền chỉ định thành phần Cầm Quyền. Rủi thay, quyền của họ chỉ dừng ở đó. Họ không có quyền kiểm soát hữu hiệu và thường trực hoạt động của nhà Cầm Quyền, và họ cũng không có quyền hội họp hàng ngày, phải đợi được triệu tập trong những điều kiện pháp định.

    Về Tư Pháp, người ta nh́n nhận nó có quyền độc lập khi thi hành nhiệm vụ, nhưng cũng không thể chối căi là ngành này gồm những công chức, phụ thuộc vào nhà Cầm Quyền để được thăng quan tiến chức, vậy họ phải t́m cách ở trong ân sủng của nhà Cầm Quyền, điều này có nghiă ǵ, ai mà chẳng biết (...)

    Thấy ông Tổng Bí Thư có vẻ lạc đề, hăng hái trong việc "mô tả" chế độ đại nghị, Năng t́m cách đưa ông trở lại đề tài quan trọng trước mắt là làm sập tiệm hai cái đảng Xă Hội và Dân Chủ:

    - Thưa đồng chí Tổng Bí Thư, nếu đồng chí cho phép dùng thứ ngôn ngữ h́nh ảnh, tôi xin so sánh hai đảng này như hai cái nhà cḥi được dựng trong hội chợ và tháo rỡ khi tan hội. Để thu hút khách xem, có một kẻ cầm loa rêu rao khoác lác những điểm lạ thường trên thân chú lùn, người khổng lồ, hoặc người đàn bà ḿnh cây, ở trong cḥi. Nhưng đám đông cứ tỉnh bơ, bởi chủ nhà cḥi làm ăn dở quá. Ngược lại, Đảng ta gợi h́nh ảnh một toà lâu đài vĩ đại mà nền móng thách đố sự vận chuyển nhiều thế kỷ, đầy tràn một xă hội công an hoá và một lớp hầu cận kiểu cách (personnel stylé).

    Ở đây ta làm tốt công việc, dưới quyền điều khiển của những xếp thông minh, nh́n suốt hiện tại đến tương lai, bước ra ngoài phạm vi lâu đài để ôm lấy toàn thể đất nước và ra khỏi bọn cư dân để đến với toàn thể nhân dân!

    - Này đồng chí, ư ta muốn đạp đổ luôn hai cái nhà cḥi của đảng Xă Hội và đảng Dân Chủ. Bởi chúng huỷ hoại cảnh đẹp, làm xấu tầm nh́n, gây sốc cho cảm quan. Vậy theo đồng chí, nếu hai cái nhà cḥi này biến mất có làm dư luận bất b́nh không?

    - Tôi chắc là không. Hai cái đảng này thiếu đảng viên và không có một ảnh hưởng nào trong xă hội. Dĩ nhiên ai cũng biết bọn đảng viên của hai cái đảng này vô hại, không mùi, không màu, và người ta cũng biết chúng là con hoang của Đảng ta, không ai chú ư đến sự hiện diện của chúng! V́ chẳng ai để ư đến sự có mặt của chúng cho nên cũng chẳng ai thấy sự biến mất của chúng! Nhưng tôi vẫn chưa hiểu tại sao chúng ta lại từ chối quyền sống cho hai cái đảng này? Chúng chỉ chiếm một chỗ rất nhỏ, chỉ mở miệng để hô khẩu hiệu và hót muôn năm, vạn tuế Đảng.

    - Chúng ta đă phạm sai lầm khi khai sinh ra chúng và đă để chúng héo ṃn không cho chúng quyền hiện hữu, không cho chúng quyền cộng tác với chúng ta, cùng làm việc cho hạnh phúc vĩnh cửu chung. Trong những điều kiện như thế, ta nhận thấy rằng hài kịch đă kéo dài quá lâu mà chẳng có lợi lộc ǵ cho ta và nhất là cho lũ con rối mà ta đă tạo ra! Lư do trọng đại hơn, chính là chúng ta phải hết sức cảnh giác v́ trên thế giới mới xuất hiện một phong trào, dưới nhăn hiệu bảo vệ dân chủ, kích thích sự sinh xôi nẩy nở các đảng phái chính trị để chặn đứng con đường chuyên chế vinh quang của đảng cộng sản!

    - Thưa đồng chí Tổng Bí Thư, làm sao mà đồng chí không có lư cho được. Một khi những căn nhà cḥi đă bị tiêu diệt, chỉ cần vài nhát chổi là xoá sạch dấu vết. Trong tất cả mọi gia đ́nh người ta đều quên tiệt bọn con hoang.

    Với sự cho phép của đồng chí Tổng Bí Thư, chúng tôi sẽ t́m cách tổ chức cho chúng một đám ma trọng thể để chứng tỏ ḷng ngưỡng mộ của chúng ta đối với hai cái đảng "anh em" mà sự dễ bảo xứng đáng được hưởng những lời khen thưởng của tất cả những chủ nhân ông đang thiếu kẻ hầu người hạ!"[14]


    Còn tiếp ...

  3. #2603
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix dans la nuit _ Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị _ Chương 25

    ● Đám ma đảng Dân Chủ và Xă Hội

    "Buổi chiều đó, Đảng Cộng sản tổ chức tại nhà hát Hà Nội đám ma hai đảng anh em: đảng Xă Hội và đảng Dân Chủ.

    Trên sân khấu, những chiếc ghế bành được dành cho chóp bu ba đảng. Khách mời bước vào nhà hát chói mắt v́ sự lạm phát màu sắc: màu đỏ choé lên khắp các băng vải trúc bâu giăng trên tường, chữ vàng óng dán trên vải tán dương sự vinh quang của bộ ba mác-xít Mác - Enghen - Lênin, của chủ tịch Hồ và con đường chính trị của Đảng.

    Nhưng lần này, những băng-rôn cất tiếng ca tụng sự đoàn kết, t́nh hữu nghị anh em ba đảng. Điều thiếu nhất là không khí đưa ma, đáng lư phải làm cho cử tọa nghiêm chỉnh lên tới độ u ám đau buồn. Nhưng người ta cứ cười nói tự nhiên như không. Tất cả đều cho thấy, nếu như người ta không thích thú, th́ cũng chẳng ai buồn bă ǵ cho cái chết của hai đảng con hoang.
    Mấy tay giễu dở c̣n tuyên bố rằng quét sạch hai đảng anh em khỏi sân khấu chính trị, chúng ta để dành được món tiền to đă trợ cấp cho chúng. Một kẻ khác chêm vào: Ôi may mắn thay! Từ nay, trong những buổi họp công cộng cũng như trong ra-đi-ô hay trên truyền h́nh, ta chỉ phải chịu (trận) diễn văn của Đảng cầm quyền và được tha bổng khỏi diễn văn nhái của hai đảng anh em. Tổng cộng, chúng ta không phải rỏ một giọt nước mắt nào cho số phận người quá cố, ngược lại, chúng ta được cười hể hả v́ thoát khỏi bọn rách việc!"[15]

    Trong buổi lễ, chẳng ai nghe diễn văn chính thức, riêng các thành viên của hai đảng mới chết, ghé tai nhau th́ thầm những giai thoại, những bi hài kịch mà họ đă trải qua.

    "Sự kết án tử h́nh đảng Xă Hội mà đảng cộng sản là cha đẻ, là vú nuôi, không gây một tiếng vang nào trong giới trí thức Việt Nam. Nó sống hay chết, người trí thức cũng không mất ăn mất ngủ v́ nó!

    Mỗi năm, vào ngày 3 tháng 2, sinh nhật Đảng Cộng Sản, là ngày lễ quốc khánh. Chính quyền không ban sắc lệnh ǵ về việc này, nhưng tất cả các tổ chức, không loại trừ h́nh thức nào, dưới sự hướng dẫn của Đảng Cộng Sản, đều hết sức vinh hạnh được long trọng tổ chức những buổi họp mặt để ca tụng vinh quang và thắng lợi của Đảng Cộng Sản trong quá khứ và chúc mừng Đảng tương lai ngày càng sáng lạn hơn.

    Một cái đảng cầm đầu một dân tộc; dân tộc này, ít ra ngoài mặt, tung hô niềm tin vào Đảng, quỳ mọp trước Đảng để thề nguyện trung thành, v́ lợi mà cũng v́ hèn, sợ bị hành hạ, bị trừng phạt dưới mọi h́nh thức, đó là cảnh tượng bầy ra trước mắt những người cộng sản cầm quyền. Trước thành công tuyệt vời đă đạt được, họ ngủ yên măn nguyện v́ đă thoả ḷng ham muốn, đă toại nguyện ước ao"[16].


    Còn tiếp ...

  4. #2604
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix dans la nuit _ Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị _ Chương 25

    ● Đối thoại giữa hai trí thức, thành viên đảng Xă Hội

    "Hai người, bác sĩ y khoa Xuân và luật khoa tiến sĩ Mạn đi từ từ xuống bậc thềm, dáng mơ mộng. Hai thành viên của cái đảng Xă Hội bị giết và chôn hôm nay trao đổi kỷ niệm với nhau.

    - Anh c̣n nhớ thời ở Hà Nam, cách Hà Nội sáu mươi cây số trong Liên Khu Hai không? Gia đ́nh tôi trú ngụ trong nhà một địa chủ. Tôi chữa mắt cho bệnh nhân và dạy nhăn khoa trong trung tâm huấn luyện y khoa bên kia sông Đáy.

    - C̣n tôi, luật sư Mạn trả lời, gia đ́nh tôi được một gia đ́nh công giáo ở Bích Tri đón nhận. Mỗi tháng tôi bị gọi lên toà án Binh làm luật sư căi cho bị can. Một hôm đồng chí Châu là Chánh Án Toà Đại H́nh đến chơi. Ông ta cho biết có đảng Xă Hội Việt Nam mới được dựng nên ít lâu nay:

    "Chúng tôi biết ông rất kỵ cái việc vào Đảng Cộng Sản v́ ông không thích làm chính trị, nên tôi mời ông vào đảng Xă Hội. Đảng này không có kỷ luật chặt chẽ: không có tiểu tổ và không phải họp hàng tuần. Đảng này, đúng như tên gọi của nó, có bổn phận xây dựng tại Việt Nam một chủ nghiă xă hội, loại bỏ sự bóc lột trong kinh tế và xă hội, bảo đảm ưu thế của người lao động, dù chân tay hay trí óc. Tôi không đi vào chi tiết nhưng có thể bảo đảm với ông rằng đây là một đảng tiến bộ phù hợp với người trí thức. Cũng xin nói thêm là đă được một học giả nổi tiếng là cụ Bùi Kỷ gia nhập".

    - Châu cũng nói với tôi những điều tương tự. Tôi cũng được người ta cho biết là không nên từ chối lời mời của Đảng cầm quyền. Nhất là nếu ḿnh chẳng được ǵ th́ cũng chẳng mất ǵ.

    - Chúng ta có thể tự hỏi v́ lư do ǵ Đảng cầm quyền đă cảm thấy sự cần thiết phải xây dựng hai đảng "anh em". Theo ư tôi, lư do chính là những người cầm quyền không muốn và không thể để cho bọn trí thức và bọn tư sản lọt ra ngoài ṿng kiểm soát của họ. Những đảng anh em được tạo ra nhằm mục đích "nhốt trại chính trị" (encaserner politiquement) tầng lớp trí thức. Không một cá nhân, không một nhóm người nào có thể để cho tự do được. Sự tự do bị cấm ở Việt Nam. (La liberté est intredite au Vietnam).

    - Tôi c̣n thấy một lư do khác: Phong trào thúc đẩy trí thức và tư sản về Hà Nội đoàn tụ với bà con ngày càng không cưỡng lại được. V́ lẽ ǵ? Trước hết v́ sự bất ổn do máy bay oanh tạc và đêm hôm bị lính com-măng-đô lẻn vào cướp của giết người. Sau cùng là sự kiểm soát quá tỷ mỷ của những người cầm quyền cộng sản, công an nổi, công an ch́m, thêm sự đói khổ cùng cực v́ kiếm sống ở chiến khu vô cùng khó khăn. Chẳng một người chồng nào dù kiên nhẫn và chịu đựng đến đâu, có thể đeo măi bên cạnh lũ vợ con không ngừng than van khóc lóc ngày đêm. Kiệt lực, anh ta đành đầu hàng, thuê một chiếc thuyền tam bản chở cả gia đ́nh lúc nhúc ngược sông Đáy về tới Đông Quan, cửa thành Hà Nội. Đảng Xă Hội có thể tập trung phong trào này, chận đứng nó lại và giữ những người trí thức c̣n lại không cho bỏ vào thành. (...)

    - Làm sao có thể quên được sự thống khổ mà chúng ta đă trải qua trên hành tŕnh đi tới nơi hẹn mà chúng ta được các nhà lănh đạo mời, tại một căn nhà lá biệt lập ở phía nam Phủ Lư, chỗ con đường rẽ hai, ngă phải đi Ninh B́nh và ngă trái về Nam Định (?)(...) Tôi chắc mái tranh người ta hẹn chỉ là nơi trú của những người canh đêm. Khi bước vào, sự bần cùng dơ dáy tởm lợm đến khó chịu.
    Trên nền đất, một cái chiếu rách được trải ra. Vách đất há hốc đầy lỗ thủng lớn. Trên bức vách trong cùng, một giải băng vải đỏ ḥ hét những chữ vàng: "Đảng Cộng Sản Việt Nam muôn năm!" Lá cờ Liên Xô với dấu hiệu búa liềm đối diện với cờ Việt Nam sao vàng trên nền đỏ. Ba vị thánh mác-xít ngự trị vai kề vai với chủ tịch Hồ. Ba đồng chí cộng sản trong đó có Châu, đón và giải nghĩa cho biết là chúng ta được mời đến để làm lễ tuyên thệ với Đảng Cộng Sản và Đảng Xă Hội. Họ yêu cầu chúng ta phải thề vâng lệnh và trung thành với cả hai đảng; chúng ta giơ tay phải và thề. Buổi lễ đơn giản khốn cùng không gây cho chúng ta ấn tượng ǵ. Nếu ngày nay chúng ta nhớ lại chỉ bởi v́ cái đám táng của hai đảng Xă Hội và Dân Chủ vừa được tổ chức với những nghi thức đập vào mắt. (...)

    - Tôi nghĩ rằng người ta đă rắp tâm cho chúng ta biết trước những ǵ có thể chờ đợi ở đảng Xă Hội. Người ta muốn nhấn mạnh rằng tổ chức này chỉ là bà con nghèo mà người ta giữ trong nhà v́ ḷng từ thiện, chỉ được hưởng phần cơm thừa canh cặn, chỉ có nhiệm vụ hầu hạ và tuyệt đối gọi dạ bảo vâng. Họ mời ta là để cho biết không nên có ảo tưởng ǵ về vai tṛ của ḿnh!

    - Dĩ nhiên là chúng ta hiểu rơ điều đó. Và nếu ngày hôm nay cái đám tang mà chúng ta đau buồn đến dự được trọng thể như thế này, lư do quan trọng là để, trái với những ǵ đă xẩy ra trong hơn một thập kỷ, người ta muốn thổi phồng tầm quan trọng của đảng Xă Hội, cho nó một vai tṛ mà nó chưa bao giờ có. Trong bối cảnh chế độ đa nguyên đang mở rộng và thắng thế trên thế giới, nước Việt Nam muốn chống lại bằng một sự khước từ dứt khoát, quả quyết. Người ta đă làm một tṛ bịp bợm lớn lao: Phần "Quan Trọng" của đảng Xă Hội đă tự nguyện tự huỷ để củng cố và mở rộng đảng Cộng Sản mà độc quyền lănh đạo đă được xây dựng trong sự thoả hiệp nhất trí giữa các đảng phái dân tộc. Bộ dạng trịnh trọng ngày hôm nay là để công bố cho mọi người biết cái chết tự chọn của các đảng phái "anh em" và sự độc quyền lănh đạo của Đảng Cộng Sản.

    Khá khen cho cho những nhà lănh đạo trong thủ đoạn quỷ quyệt của họ, ngày trước họ dựng nên và ngày nay họ tiêu diệt hai đảng anh em. Một sự thực mà đến măi bây giờ chúng ta mới hiểu và cuối cùng chúng ta đă hiểu rằng chính quyền cộng sản không bao giờ sai lầm, ngay cả khi họ không có quyền hảnh xử như họ đă làm![17]


    Còn tiếp ...

  5. #2605
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix dans la nuit _ Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị _ Chương 25

    ● Độc quyền lănh đạo

    Sau khi đi dự buổi lễ vinh thăng Đảng Cộng Sản nhân ngày kỷ niệm sinh nhật 3/2, Đắc và Hiên dừng lại ở một công viên th́ thầm tṛ chuyện. Hiên hỏi:

    - Anh nghĩ sao về việc kết án tử h́nh hai đảng anh em mà đảng Cộng Sản là cha đẻ và cha nuôi?

    - Thực ra th́ tôi thấy không cần phải bóp cổ hai đứa con mà đảng Cộng Sản đă cho ra đời. Đó là những hài nhi ngoan ngoăn khó b́, giữ tṛ con rối tuyệt vời. Những máy người này được vô dầu mỡ tốt đến độ chúng chạy hay như những người máy. Đó là những máy hát thời xưa chỉ biết đọc những đĩa cũ. Mặc dù hai đảng anh em biểu thị rơ đặc điểm câm và ỳ, nhưng chúng vẫn là những đảng chính trị có thể làm lợi cho phong trào đa nguyên đa đảng. V́ vậy, đảng Cộng Sản Việt Nam thấy cần phải khẳng định sự độc quyền lănh đạo.

    - Đi từ thực tế Việt Nam, chúng ta thử tŕnh bầy sự độc quyền lănh đạo của Đảng Cộng Sản:

    Một cái đảng giữ độc quyền lănh đạo khai trừ tất cả những đảng khác, là h́nh ảnh một kỵ sỹ phi ngựa một ḿnh. Quyền lực của nó là tuyệt đối, nó không lệ thuộc vào bất kỳ điều kiện nào. Nó không cần ai làm cố vấn, không cần hỏi ư kiến người khác. Không thể làm ǵ nếu không có lệnh của nó và tất cả mọi lệnh mà nó ban ra phải được thi hành.
    Nó không chịu bất cứ sự kiểm soát nào. Nó cho phép, thậm chí khuyến khích tung hô những cái hay mà nó làm, nhưng cấm phán đoán và phê b́nh những cái dở do nó gây ra. Luật pháp diễn tả ư nguyện của dân, nhưng cái đảng này ở trên luật pháp và ở trên dân. Không một thẩm quyền nào có thể xử án cái đảng, bởi v́ nó không thể tạo ra một toà án để xử chính nó. Nó có thể ra lệnh cho thuộc dân của nó phải tự kiểm thảo, nhưng bản thân nó không làm. Không có con đường kháng cáo nào chống lại một trong những quyết định bị dân kêu ca của nó. Chỉ có nước chờ sự phán xét của Thượng Đế! Nhưng cái đảng c̣n ở trên Thượng Đế!

    Khuyết tật cơ bản của chế độ này là kẻ cầm quyền, khi cần quyết định, không thể lựa trong một số biện pháp khác nhau đă được tuyển chọn, mà hắn chỉ có một biện pháp duy nhất là của chính hắn, mà chưa chắc đă hay.

    Người ta có thể phản bác rằng lănh tụ thế nào chả hỏi ư kiến những nhân vật trong Bộ Chính Trị, trong Ban Bí Thư, trong Ủy Ban Trung Ương Đảng. Nhưng đừng nên quên rằng, trong Đảng bao trùm một không khí kỷ luật sắt và sự lo sợ bị trừng phạt và tham vọng được thăng quan tiến chức và được hưởng đủ loại ân huệ bổng lộc, từ nhà ở, lương bổng, đến những công vụ béo bở ở nước ngoài, rồi những lợi lộc mà con cái được hưởng, và sự sợ hăi cũng như tham vọng làm tê liệt cái lưỡi của hơn một người cộng sản và giải thích tại sao tất cả những thuộc hạ khi được Lănh Tụ hỏi ư kiến luôn luôn nghiêng ḿnh với nụ cười và tuyên bố kinh ngạc trước thiên tài và sự thông bác của Lănh Tụ!

    Người dân cũng vậy, không thể nào khác, một khi có vinh hạnh được Đảng hỏi đến!

    Lănh Tụ có thể than thở như Moïse: "Tôi đầy quyền lực nhưng cô đơn", nhưng hắn không thể đợi một sự cứu trợ nào của Thượng Đế bởi v́ chính hắn là Thượng Đế trong xứ sở của hắn. Hắn bị cấm cố chung thân trong cô đơn!

    Hai cuộc Cải Cách Ruộng Đất và Cải Tạo Tư Sản dẫn tới sự tịch thu đơn thuần ruộng đất trong tay địa chủ ở thôn quê và nhà cửa trong tay gia chủ ở thị thành.

    Cuộc cách mạng hoàn tất năm 1945 tự nhận là vô sản. Những người cách mạng vô sản không những thiếu văn hoá trí thức, lại cũng không có động sản và bất động sản nữa, có nghiă là họ không thể cai trị một xứ sở, điều khiển một dân tộc. Không thể đ̣i hỏi ǵ ở những người bụng rỗng, quần áo rách, không có cơm ăn, không có nhà trú qua đêm.
    Khi người ta thiếu tiền, người ta lấy ở chỗ có. Đó là ăn cắp và trong một xă hội có luật, có cảnh sát, th́ sẽ bị bắt, bị tù. Nhưng những người cách mạng vô sản nào có coi luật lệ ra ǵ: họ chỉ cần tuyên bố trắng rằng sở hữu là ăn cắp! Rằng những người có đất có nhà đồng loă với phản động, rằng tất cả đều phải biết câu: lấy của kẻ cắp, không phải là ăn cắp! Về phương diện kỹ thuật th́ chỉ cần ban sắc lệnh băi bỏ sở hữu cá nhân. Là xong![18]


    Còn tiếp ...

  6. #2606
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix dans la nuit _ Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị _ Chương 25

    ● Vai tṛ của Quốc hội

    Hiên và Đắc, hai trí thức đích thực c̣n sống tới thập niên 90, nhận định hiện t́nh sau "đổi mới":

    "Luật được "bầu" ở Quốc Hội. Nay cái quốc hội này gồm trăm phần trăm cộng sản chính thức và cộng sản ngầm (crypto communistes) luôn luôn bày tỏ, xác nhận sự trung thành triệt để đối với chính quyền. Cũng có thể mức độ văn hoá của những thành viên trong quốc hội không cho phép họ đề xuất những cuộc thảo luận và phê b́nh quá khó khăn về kinh tế và luật pháp. Cái quốc hội này được coi là đại diện của dân nhưng nó lại là đại diện của Đảng, và tất cả những điều luật được nó biểu quyết đều do chính quyền gợi ư hay làm ra!

    Đảng và Nhà Nước điều khiển Quốc hội, ngự trên tất cả luật pháp. Quốc Hội lập pháp không đảm trách bất cứ một chức năng chính trị nào, nó không can dự vào việc thành lập chính phủ, cũng không lật đổ chính phủ bằng cách bỏ phiếu bất tín nhiệm. Những người cầm quyền, như vậy, không thể bị tố cáo trước pháp luật, họ ở trên pháp luật và công lư.
    Trong tất cả các nước văn minh, nguyên tắc thiêng liêng thần thánh là phải tôn trọng sự độc lập của quan toà trong khi họ thi hành nhiệm vụ. Vậy mà ở Việt Nam, các thẩm phán trước khi quyết định tuyên án phải hỏi ư kiến người cầm đầu Đảng. Nhưng nếu đối với phần đông thiên hạ, công lư chẳng có trên đời, th́ ở đây câu này lại càng đúng hơn nữa: thẩm quyền công lư không bao trùm những tội ác lớn nhỏ của những người cầm quyền. Cho nên sự vô trách nhiệm của họ thật toàn diện, trọn vẹn, không chỉ trong địa hạt chính trị mà cả pháp lư (...).

    Bây giờ chúng ta đă biết thế nào là sự độc quyền cai trị ở đó sự tuyệt đối vô trách nhiệm trải rộng trên mọi địa hạt! Trong môi trường xă hội như thế, nếu cái vi mô đi cạnh cái vĩ mô th́ chắc chắn cái vĩ mô sẽ nuốt chửng cái vi mô, không cho nó cơ hội sống theo ư muốn, theo sở thích, mà buộc nó phải chịu theo kỷ luật tập thể, tổ chức cuộc đời bằng cách bắt chước người khác, không được tỏ ư kiến riêng về một lối sống, một ư thích cá nhân nào.

    Xă hội là một trại lính mênh mông và kỷ luật tập thể áp dụng cho tất cả. Xin một giấy phép đặc biệt để ra trại vô cùng khó khăn và trong đời sống hàng ngày, triệt để cấm diễn tả tự do ư kiến của ḿnh, nhất là ư kiến phê phán cấp trên và những người có chức quyền. Tất cả những ai vô t́nh hay cố ư vi phạm kỷ luật tập thể, sẽ bị kết tội có khuynh hướng "phản động" và bị trừng phạt nặng nề.
    Người ta không ra lệnh cho dân phải mặc đồng phục, chỉ v́ sự đói khổ đă bắt họ mặc cái đồng phục tôi đ̣i. Nhưng người ta có thể cưỡng bức nhét vào mọi đầu óc, sự tôn thờ cùng một sắc độ chính trị, chấp nhận cùng một thái độ trí thức, cùng tôn sùng những thánh thần cộng sản. Một tiếng kèn trổi lên, tất cả bắt đầu cùng bước, cùng cất giọng đồng ca!

    Người ta dạy dân tín điều Mác-xít xưa nay Việt Nam không ai biết, c̣n thực hành th́ người dân chỉ biết những cấm điều phải tuyệt đối tuân theo, mặc dù trong những diễn văn gửi đến cử tọa quốc tế, các lănh đạo chối tiệt, bảo ở Việt Nam làm ǵ có cấm. Ví dụ người ta hay nói đến dân chủ, nhưng những quyền tự do đương nhiên và quyền con người th́ không được biết đến ở Việt Nam. Hay quyền tự do ư kiến, có trong tất cả các nước dân chủ, cũng không được biết ở Việt Nam. Cấm phê b́nh chỉ trích những người cầm quyền trong Đảng và những quyết định của họ, cấm cả sự không tán thành (...)

    Tất cả báo chí, dù ở đâu, tuyệt đối không dám có một bài viết, bài báo ngắn hay bản tin để lộ một ư kiến xấu đối với những người cầm quyền hay đối với đường lối chính trị của Đảng. Một sự kiểm duyệt tỷ mỷ, cẩn mật, đầy cảnh giác không bao giờ cho in những ḍng chữ khiếp đảm như thế"[19].

    Phải công nhận rằng Đảng đă kiến trúc sự độc quyền lănh đạo một cách hoàn hảo! Đó là một công tŕnh bất hủ không thể khám phá ra một vết rạn nhỏ và sự thiết bị cũng tuyệt vời đến nỗi không một con kiến nào có thể lọt qua mà không bị bắt quả tang trong tầm thấy của người gác (détenteur) và qua mắt ống chuẩn trực (collimateur)!"[20]

    Về hiện t́nh kinh tế thị trường định hướng xă hội chũ nghiă: "Có người kết luận: Như thế chế độ cộng sản chỉ kéo dài ở Việt Nam trong có một thế hệ. Con cái những nhà cách mạng tiên phong đă trở thành những nhà tư bản chính cống, giết cha về mặt chính trị. (...)

    Nay, độc quyền đảng trị cho phép tất cả cán bộ cộng sản được quyền ban những quyết định có trọng lượng vàng: Một chữ kư dưới cái giấy chứng nhận mang lại cho người kư một phong b́ đầy đô la, đưa tận tay, kín đáo, vắng bặt những con mắt hiếu kỳ ô uế, câm tiệt những x́ xào của kẻ xấu miệng"[21].



    Còn tiếp ...

  7. #2607
    Tran Truong
    Khách

    Une Voix dans la nuit _ Vấn Đề Trí Thức và Độc Tài Đảng Trị _ Chương 25

    Une voix dans la nuit, tác phẩm áp chót của Nguyễn Mạnh Tường, viết xong ngày 19/3/1993, ở tuổi 84-85, cho tới nay là cuốn sách có hệ thống, khúc chiết và sâu xa nhất bao trùm toàn bộ hành tŕnh thiết lập chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam.

    Hiện nay, mọi người dường như đă "thích nghi" với "chế độ kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghiă".

    Ngậm miệng là điều kiện cần và đủ để thành công mọi mặt, từ công việc làm ăn đến thăng quan tiến chức. Từ miếng giấy thông hành về nước, đến việc dạy học, việc mở hội thảo ở Việt Nam.

    Ngoại trừ những khuôn mặt can trường đă vào tù, tinh thần trí thức hướng dẫn xă hội và dân tộc đến b́nh đẳng tự do, dân chủ, đă bị dẹp tan, gần như diệt chủng, kể cả những "trí thức" đă đi du học, làm việc ở nước ngoài, đă được giải thưởng quốc tế, cũng lộn về để nhận ân sủng, phẩm hàm, nhà cửa.


    Thông điệp Nguyễn Mạnh Tường để lại cho chúng ta, mạnh mẽ và dứt khoát: Sống không chỉ có ăn mặc, có nhà cửa, có phẩm hàm, địa vị, mà c̣n phải có văn hoá, tư tưởng. Phải đ̣i cho được quyền làm người. Cho chính ḿnh và cho người khác. Nếu không, con người sẽ chẳng khác ǵ con vật.

    Paris ngày 17/9/2011

    Bổ sung lần cuối ngày 23/11/2012

    Thụy Khuê



    [1] Trên thực tế, đảng Dân Chủ thành lập ngày 30/6/1944, giải thể ngày 20/10/1988; đảng Xă Hội thành lập ngày 22/7/1946, giải thể ngày 15/10/1988.

    [2] Trang 62- 63.

    [3] Trang 63-64-65.

    [4] Trang 63-64-65-67.

    [5] Trang 68.

    [6] Trang 68-69.

    [7] Trang 70.

    [8] Trang 70-71.

    [9] Trang 72.

    [10] Trang 74-75.

    [11] Con người thay đổi và có nhiều mặt NMT lấy lại câu: L'homme est ondoyant et divers" của Montaigne.

    [12] Trang 77.

    [13] Trang 80-81.

    [14] Trang 85-86-86 bis-87.

    [15] Trang 87.

    [16] Trang 95.

    [17] Trang 95.

    [18] Trang 96-97.

    [19] Trang 100- 101.

    [20] Trang 99.

    [21] Trang 102.




    © 1984-2012 Thụy Khuê

  8. #2608
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    Bàn về Nhân Văn Giai Phẩm là điều cấm kỵ trong nước . Nhà cầm quyền csVn muốn chôn nó như đã chôn sáu tờ báo NVGP năm 1956 , và không cho ai bàn tán về nó từ dạo đó tới mãi mãi về sau .

    Cho nên hỏi về NVGP ở miền Bắc , đa phần đều không biết , không nghe gì về nó cả . Nếu ai có nghe về nó , thì chỉ nghe những gì đảng csVN phán xét về nó,kết tội , bôi xấu ....
    Vì vậy bắt buộc phải dùng tài liệu từ trong nước gởi chui , chuyển lậu ra ngoài để tìm hiểu phần nào ngọn ngành vụ trấn áp tiêu diệt nền Văn hóa nhân bản Việt , để thay vào bằng văn hoá đảng ... hực lửa căm thù và tràn đầy giả dối !

    Xin giới thiệu ,tuỳ bạn đọc thẩm xét .


    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại)

    I – Mấy vấn đề có tính phương pháp luận
    Hiện nay c̣n tồn tại nhiều cách đánh giá về vụ Nhân Văn-Giai Phẩm. Có người cực đoan cho rằng cốt lơi đây là vụ án chính trị phản động không dính líu ǵ đến văn học, mà chỉ có một số anh em văn nghệ sĩ bị lôi kéo vào, Đảng và nhà nước đă không xử án văn nghệ sĩ (1). Người th́ cho là một vụ án văn học, thuần túy oan sai về văn học, để đàn áp văn nghệ sĩ, nhà nước đă biến một vụ việc văn học thành một vụ án chính trị. (2).Tât nhiên là để bảo vệ các khuynh hướng, để đánh giá đúng thực chất của Nhân Văn Giai Phẩm không phải dễ dàng, mà phản bác hoàn toàn cũng cần hết sức thận trọng.

    Với tất cả những ǵ đă xảy ra xem xét vụ Nhân Văn Giai Phẩm nên được đánh giá dưới góc độ là một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách tân văn học không thành th́ đúng hơn. Để đi t́m cách cắt nghĩa nó. Ǵn giữ những ǵ nó đặt ra, nó để lại cho đời sống chính trị, cho nền văn học nước nhà. C̣n nếu coi là vụ án chính trị phản động th́ không cần tốn giấy mực để viết về nó trong lịch sử văn học làm ǵ.

    Xem xét từ cốt lơi các vấn đề chủ yếu, tức là hồn cốt vụ án, tức là h́nh thái của nó, các điều kiện lịch sử của nó, các nhân vật của nó, các vấn đề nó đặt ra cho xă hội đều thực sự là tư tưởng và văn học.
    Vài vấn đề về phương pháp luận:

    – Đánh giá Nhân Văn Giai Phẩm như một trào lưu văn học nhưng vẫn phải ghi nhận rằng không có thứ văn học thuần túy văn học. Từ trong thuộc tính của văn học Nhà văn bao giờ cũng là người nhạy cảm và có trách nhiệm trước các vấn đề của thời đại, của dân tộc ḿnh. Như vậy văn học mang tính chính trị theo ư nghĩa đó. Một trào lưu văn học ra đời, trước đó nó đă chịu tác động của thời cuộc, của chính trị. Chính v́ lí do đó văn học xứng đáng là một loại h́nh cao cấp trong các loại h́nh văn học nghệ thuật.

    – Đánh giá NVGP trong tiến tŕnh tư tưởng Việt Nam từ 1945- 1948- 1954- 1960 cho đến 1986- và nay 2010. Tiến tŕnh tư tưởng cách mạng VN có đặc điểm riêng, khi du nhập chủ nghĩa Mác Lênin. Trước khi ngả hẳn , thuần hóa chủ nghĩa Mao, nó có trạng thái lưỡng phân và giao tranh giữa tư tưởng dân chủ với tư tưởng cộng sản, tư tưởng toàn trị với tư tưởng pháp quyền (3).

    – Các vấn đề của NVGP đặt ra đều có nguồn gốc từ các thời kỳ trước đó trong tiến tŕnh cách mạng, tiến tŕnh văn học Việt Nam. NVGP xuất hiện vào lúc hội đủ điều kiện cả khách quan và chủ quan. V́ mang tính tất yếu, những ǵ mà NVGP chưa làm xong th́ các thế hệ sau sẽ phải tiếp tục thực hiện sứ mệnh của nó.

    – Đánh giá bản chất của NVGP c̣n phải dựa trên tập quán hành xử chính trị của hệ thống XHCN, của xă hội VN trên cơ sở thể chế hiện hành. Tức là không thể tin cậy vào các lượng thông tin chính thống, v́ loại thông tin đó đă bị biến dạng và thường là không phản ánh trung thực, toàn diện bối cảnh xă hội lúc đó, không phản ánh đúng bản chất các con người, sự việc lúc đó. Cần phải tiếp cận NVGP từ nhiều phía, nhiều nguồn tư liệu khác nhau trong và ngoài nước, quan trọng nhất là thông tin của những người trong cuộc, thậm chí cả ở những tác phẩm văn học nghệ thuật sau này phản ánh về thời kỳ này.

    – Xem xét vụ NVGP phải lấy việc xem xét nội dung văn bản văn học của nó làm chính, cái nội dung ấy phản ánh t́nh trạng văn học lúc đó thế nào, chứ không lệ thuộc vào việc nhà nước công bố nó là chống đối, tức chống đối là không có giá trị văn học. Từ trước đến nay những người viết về NVGP gần như theo quan niệm này và đă không xem xét giá trị văn học của các sáng tác của nó trong tiến tŕnh văn học Việt Nam, cùng tham vọng đổi mới nền văn học miền Bắc của nó.

    Trước hết có thể khái quát như sau:

    NVGP trước hết là một trào lưu tư tưởng, một cuộc cách mạng văn học đ̣i hỏi dân chủ hóa ở miền Bắc Việt Nam năm 1954- 1960 có nguồn gốc và đă xảy ra trong nội bộ Đảng CSVN, trong bộ máy Chính phủ Kháng chiến chống Pháp do Hồ Chí Minh lănh đạo trong quá tŕnh đi từ chủ nghĩa dân chủ tư sản đến chủ nghĩa cộng sản h́nh thái Mao Trạch Đông ( 1948 – 1954), bùng phát vào thời điểm đặc biệt 1955-1957 trên các lĩnh vực triết học, tư tưởng, pháp luật, giáo dục, văn học nghệ thuật, báo chí .

    Chủ yếu trên các ấn phẩm báo Nhân Văn , Sáng Tạo, Trăm Hoa, Tự Do Diễn Đàn, Đất Mới- Chuyện Sinh Viên, Văn… và các sách dạng tạp chí Giai Phẩm Mùa Xuân, Giai Phẩm Mùa Thu, Giai phẩm Mùa Đông, Sách Tết, Vũ Trọng Phụng…do khởi xướng hầu hết là số văn nghệ sỹ, trí thức tài năng, có nhiều công lao trong kháng chiến chống Pháp, trong quân đội , bị đàn áp và xét xử công khai bằng một vụ án Tổ chức chính trị hoạt động gián điệp lật đổ chính quyền nhân dân với cái tên Nhân Văn- Giai Phẩm.
    Tiếp theo là việc xử lư bằng các h́nh thức trừng phạt nội bộ với hàng trăm giáo sư, thày giáo, sinh viên, nhà văn, nghệ sỹ điện ảnh sân khấu, nhạc sỹ, họa sỹ, kiến trúc sư, phóng viên, xuất bản , cán bộ lănh đạo, nhân viên một số bộ ngành, cơ quan nhà nước…

    Sau khi bị đàn áp, NVGP không chết ngay lập tức, nó c̣n tồn tại dai dẳng trong một số sáng tác của Phùng Cung, Hoàng Cầm , Trần Dần, Lê Đạt, Hữu Loan…thậm chí cả Nguyễn Chí Thiện (4), nhóm Văn nghệ Chân đất ở Hà Nội những năm 70- 80 (5),cho đến vụ Hoàng Cầm, Hoàng Hưng bị bắt năm 1982 (6), cho đến lúc Đổi mới, trao Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh cho một số nhân vật chủ chốt của vụ NVGP 50 năm về trước.

    C̣n mục tiêu tự do tư tưởng, tự do sáng tác, dân chủ xă hội pháp quyền, cách tân nghệ thuật mà NVGP đă đặt ra th́ vẫn đang là câu hỏi cho các thế hệ người Việt Nam cho đến hôm nay…
    Để có thể xem xét vụ NVGP một cách thỏa đáng , không bị ràng buộc về khía cạnh vụ án chính trị, tôi chọn cách nh́n nó với tư cách là một trào lưu tư tưởng, một cuộc cách mạng văn học.



    Còn tiếp ...

  9. #2609
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    II – Các tiền đề dẫn đến vụ NVGP

    1- Bối cảnh chính trị Việt Nam 1945- 1954 và những tác động của quá tŕnh Mao hóa hệ tư tưởng phản ánh vào đời sống văn học nghệ thuật.
    Phản ánh của các sử gia Việt Nam về Cách mạng Tháng Tám 1945 và giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp là một cách viết sử đơn giản, dường như chỉ lấy mục đích tường thuật các chiến thắng quân sự của chính phủ Hồ Chí Minh với nguồn sử liệu nghèo nàn, một phía, hoặc với những đánh giá không khách quan, thao tác tư duy lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê nin.

    Khác với các sử gia Việt Nam, các sử gia nước ngoài, chủ yếu là phương Tây , có nguồn tư liệu từ hai phía, nhất là hồ sơ của Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ, Đông Âu, hồ sơ các cuộc phỏng vấn trực tiếp các cá nhân tham gia các sự kiện lịch sử, từ chỗ đứng khách quan với phương pháp tư duy phức tạp hơn họ có thể nh́n ra sự thật tiến tŕnh lịch sử đó dưới nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là sự vận động của hệ tư tưởng ở những người cộng sản Việt Nam đă tạo ra t́nh trạng phân hóa nội bộ trong giới lănh đạo và quần chúng, tạo ra các chính sách trước sau mâu thuẫn, các màu sắc chính trị đối ngoại, các vụ án kiểu như NVGP (7)…

    Có hai điểm làm cho quá tŕnh Mao hóa hệ tư tưởng ở VN dùng dằng ở trạng thái lưỡng phân trong một thời gian dài:

    – Một là trong thời điểm 1945 Việt Minh giành được chính quyền trong tương quan cùng có nhiều lực lượng quốc gia yêu nước tham gia. VM không đủ thế lực quản lư đất nước khi họ chưa có được sự công nhận, hậu thuẫn của phe XHCN, HCM vẫn c̣n phải tính toán con đường tồn tại trong khối Liên hiệp Pháp. Xu thế này phản ánh trong chính bản Tuyên ngôn độc lập do HCM đọc tai Ba Đ́nh ngày 2- 9- 1945 và trong thành phần chính phủ liên hiệp sau đó.

    Ngay cả khi cuộc chiến toàn quốc đă nổ ra, 19- 12- 1946, VM lập một chính phủ mới hoàn toàn là của họ nhưng vẫn c̣n một tỷ lệ lớn là thành phần trí thức do Pháp đào tạo, đă từng cộng tác với chính phủ Trần Trọng Kim, thuộc các đảng Dân chủ và Xă hội, trong đó có các nhân sự chủ chốt của các ngành tư pháp, y tế, giáo dục, xă hội, thậm chí cả một phần công an, quân đội nữa.
    Phương án muốn duy tŕ bộ mặt khả ái của chính sách cai trị để đi theo khối Liên hiệp Pháp c̣n được đẩy mạnh vào các thời điểm giữa năm 1947, giữa năm 1957 khi miền Bắc VN vẫn c̣n hy vọng hiệp thương thống nhất đất nước(8).

    – Quá tŕnh xây dựng nhà nước VNDCCH theo hướng dân chủ bị biến dạng và bị phá vỡ bởi sự thắng lợi của CNXH châu Á ở Trung Quốc. Không phải HCM không thấy hết mặt trái của chủ nghĩa Mao nhưng do rất cần nguồn viện trợ và do Stalin không mặn mà với ông, giao hẳn trách nhiệm cho cách mạng Trung Quốc giúp đỡ cách mạng Việt Nam, ông phải mở cửa cho các cố vấn cộng sản Trung Quốc mang theo chủ nghĩa Mao xâm nhập vào đất nước.
    Điều này dẫn đến sự lệ thuộc của cộng sản Việt Nam vào cộng sản Trung Quốc, tạo cơ hội cho Mao áp đặt hệ tư tưởng của ông ta lên Hồ Chí Minh và những người cộng sản Việt Nam (9).

    Bề mặt của quá tŕnh này thể hiện ở các mâu thuẫn trong nội bộ cộng sản Việt Nam, các cuộc thanh trừng phe phái lúc th́ phe thân Liên Xô, lúc phe thân Trung Quốc, ở các cuộc chỉnh huấn, cải cách ruộng đất, tranh luận về văn học, luật pháp, tư pháp, ở các cuộc thanh trừng những trí thức kiên tŕ với tư tưởng dân chủ mới hoặc CNXH chân chính như Vũ Đ́nh Ḥe, Vũ Trọng Khánh, Nguyễn Mạnh Tường, Dương Đức Hiền, Nguyễn Hữu Đang… Lĩnh vực giải hóa luật pháp và NVGP là điển h́nh của quá tŕnh đó.

    Đối với văn nghệ do cộng sản Việt Nam lănh đạo Trường Chinh là người đă đưa các quan điểm văn nghệ của Mao Trạch Đông vào hoạt động Văn hóa Cứu quốc từ năm 1943, kiên tŕ bảo vệ nó cho tới khi đổi mới, đă tạo ra rất nhiều vụ án văn nghệ khác nữa, là nhân tố chính làm cho nền văn nghệ Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền nhưng tụt hậu so với sự phát triển chung của văn nghệ nhân loại.

    Trong thời kỳ ban đầu Trường Chinh không thể chi phối được mọi hoạt động của VHCQ do đa số những người thực hiện là các trí thức có ảnh hưởng tư tưởng DCTS. Do điều kiện kháng chiến, VM không thể thành lập bộ máy văn hóa riêng để áp đặt đường lối của ḿnh. Đọc Một nền văn hóa mới của Nguyễn Hữu Đang , Nguyễn Đ́nh Thi viết xong tháng 6-1945 để tŕnh bày trong Hội nghị Quốc dân Tân Trào tháng 8-1945, xuất bản tại Hà Nội cuối 1945, người ta thấy điểm khác biệt cơ bản giữa hai ông và Trường Chinh là yếu tố tư tưởng Dân chủ.

    Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đ́nh Thi quan niệm:

    …để thực hiện nền văn hóa mới, trước hết chúng ta phải củng cố nền độc lập hoàn toàn và thực hiện chính thể dân chủ cộng ḥa triệt để.
    …Ban bố triệt để quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận, chính là cởi mở cho văn hóa trở nên sầm uất, và đem một luồng sinh khí mạnh mẽ thổi vào cái văn hóa bao lâu phải sống trong những pḥng ngục chật hẹp, thiếu ánh sáng,thiếu hơi nóng của mặt trời. Sách vở và báo chí được xuất bản tự do, nền văn nghệ của ta mới có thể dồi dào phong phú.


    C̣n Trường Chinh th́ xuyên suốt các văn kiện từ khởi thủy cho đến sau này đều dựa trên các nguyên lư văn nghệ của Mao Trạch Đông, bắt văn nghệ phục vụ chính trị, lấy mục tiêu sáng tạo văn nghệ là phục vụ công nông binh, phục vụ tuyên truyền như là một mệnh lệnh tuyệt đối cho văn nghệ sĩ. Chưa bao giờ thấy ông đưa ra các yếu tố tự do tư tưởng, tự do sáng tác, tự do ngôn luận làm điều kiện cho sự thành công của nền văn hóa xă hội chủ nghĩa.

    Ấy là chưa nói đến phương pháp lập luận của Trường Chinh đầy chất ngụy biện, giả dối, phản khoa học, thực dụng về chính trị. Rất nhiều mệnh đề của ông khi đưa vào vận hành quản lư văn nghệ đều đi ngược lại với tinh thần của nó. Và chính bản thân ông trong một số trường hợp cụ thể đối với một số tác phẩm đă thể hiện thái độ hẹp ḥi, thiển cận, quy chụp, trù dập văn nghệ sĩ.


    Còn tiếp ...

  10. #2610
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    Mâu thuẫn đă bộc lộ ra giữa Nguyễn Hữu Đang và Trường Chinh ngay từ lúc tổ chức Hội nghị VHCQ toàn quốc tháng 10 năm 1946 và có thể nói kết thúc bằng Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ II xóa bỏ VHCQ, thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam hoàn toàn theo quỹ đạo của đường lối văn nghệ Maoist vào thời điểm tháng 7- 1948 (10).
    Từ thời điểm này sự rạn nứt trong đội ngũ văn nghệ kháng chiến càng trở nên trầm trọng hơn. Nhiều người bắt đầu bỏ về thành, số lượng nhiều hơn khi các cuộc chỉnh huấn theo kiểu Mao mở ra (11). Số này sau trở thành lực lượng ṇng cốt của văn nghệ Sài G̣n : Tạ Tỵ, Mai Thảo, Nguyễn Đức Quỳnh, Nguyễn Tiến Lăng, Nguyễn Mạnh Côn, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Doăn Quốc Sỹ, Phạm Duy, Vơ Phiến, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Lê Văn Vũ Bắc Tiến …

    Trong số VNS ở lại vùng kháng chiến các cuộc tranh luận về tự do sáng tác và dân chủ vẫn c̣n diễn ra với các ông Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường, Tô Ngọc Vân, Văn Cao, Sỹ Ngọc…Có khi trở thành đ̣n đánh nhau công khai như việc phê b́nh thơ không vần của Nguyễn Đ́nh Thi, tranh lập thể của Văn Cao, Tạ Tỵ…Tuy vậy trong bộ máy của Chính phủ kháng chiến HCM vẫn không có Bộ Văn hóa, Hội Văn nghệ đă phải làm thay chức năng cho bộ này cho tới tháng 2- 1955.
    Đa số văn nghệ sĩ trong kháng chiến đều gia nhập quân đội và thuộc quản lư của Pḥng Văn nghệ quân đội với các chính sách văn nghệ được quân sự hóa dưới sự lănh đạo của các chính ủy.

    Hy vọng về một cuộc sống thoải mái hơn về vật chất và tinh thần sau khi ḥa b́nh lập lại bị héo úa bởi cuộc Cải cách ruộng đất và những khó khăn trong đời sống, do cách thức quản lư xă hội như hộ khẩu, cải tạo tư sản, thương nghiệp quốc doanh… Trong văn nghệ đó là tệ lănh đạo chính trị thô bạo, ép buộc tuyên truyền một chiều, tệ bè phái cơ hội, tác phong lănh đạo hống hách, sáng tác đơn giản sơ lược …

    2 – Bối cảnh quốc tế, cuộc cách mạng dân chủ lần thứ nhất của phe XHCN tác động đến CMDC ở Việt Nam.


    Sau 1945 không phải Liên Xô đă hoàn toàn chi phối được chính quyền các nước Đông Âu. Ở một vài nước vẫn c̣n chính phủ DCTS. Đến đầu những năm 50 các cuộc chính biến cộng sản ở các nước này nổ ra lật đổ các chính phủ DCTS th́ mới có được một hệ thống XHCN thuần nhất theo sự lănh đạo của Stalin.

    Cũng như ở Liên Xô toàn bộ các nước XHCN dưới sự chỉ đạo của Stalin đă bộc lộ các mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ lănh đạo các ĐCS, giữa nhân dân, trí thức, văn nghệ sĩ với ĐCS về các vấn đề pháp quyền dân chủ. Nhiều cuộc đàn áp nội bộ nhằm vào trí thức, văn nghệ sĩ, những người bất đồng chính kiến…
    Chỉ đợi đến lúc Stalin chết thần tượng Stalin mới bị hạ bệ, bị kết tội về những tội ác đă gây ra trong thời kỳ cai trị Liên Xô bằng chế độ độc tài và các cuộc thanh trừng nội bộ đẫm máu.

    Trong Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 2- 1956 Tổng bí thư Khơ Rút sốp đă đọc báo cáo tổng kết các tội ác thời Stalin và đề xuất chiến lược mới cho phe XHCN chung sống ḥa b́nh cũng có nghĩa là mở ra cho các nước xă hội chủ nghĩa một thời kỳ dân chủ (12).

    Không phải đợi đến khi Khơ Rút Sốp chính thức tuyên bố, ở các nước XHCN đều đă có các yếu tố đ̣i hỏi phải cải cách dân chủ. Nhưng tiếc rằng khi hoa dân chủ nở rộ ngọn sóng dân chủ đă làm cho các ĐCS ở đây lo sợ về nguy cơ khủng hoảng. Các phần tử bảo thủ đă t́m mọi cách làm cho những người khởi xướng, ủng hộ cải cách do dự rồi lật ngược thế cờ.
    Một số cuộc nổi dậy bị đàn áp, các văn nghệ sĩ cấp tiến bị xử lư, thậm chí bị kết tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Có thể gọi đó là Cuộc cách mạng dân chủ XHCN lần thứ nhất. Sau hai mươi năm cuộc Cách mạng dân chủ lần thứ hai đă nổ ra cũng khởi đầu từ Liên Xô với ngọn cờ Công khai- Cải tổ của Goóc Ba Chốp Tổng bí thư ĐCSLX và đă dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống XHCN .

    Vậy cuộc cải cách dân chủ lần thứ nhất ở Việt Nam chính là Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm một trào lưu tư tưởng, trong đó theo truyền thống Á Đông đặc trưng cơ bản của nó là phản ứng về ngôn từ chứ không phải là một vụ bạo loạn. Tất nhiên khi yêu cầu cách mạng này đặt lên vai văn học th́ từ bên trong văn học xuất hiện những yêu cầu thay đổi về h́nh thức để đáp ứng yêu cầu xă hội.

    3- Bối cảnh văn nghệ miền Bắc 1945- 1954.

    Nền văn hóa Việt Nam vốn từ một nền văn hóa nho giáo tŕ trệ trong nhiều thế kỷ trung cận đại bắt đầu được hiện đại hóa với chữ quốc ngữ từ giữa thế kỷ XIX, phát triển từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với các cuộc khai sáng, đỉnh cao là du nhập báo chí, hội họa, mỹ thuật, âm nhạc Tây Âu, để có âm nhạc tiền chiến, Thơ Mới và Tự Lực Văn Đoàn.
    Hai phong trào văn học này làm cho văn học Việt Nam vươn tới một nền văn học có các phương pháp sáng tác của văn học hiện đại thế giới cả về ngôn ngữ, nhân vật, thi pháp biểu hiện, chủ nghĩa cá nhân…

    Nếu nói về tiến tŕnh văn học, Cách mạng Tháng Tám 1945 đă làm gián đoạn, nếu không nói là đứt đoạn quá tŕnh hiện đại hóa của văn học Việt Nam. Ở đây không nói toàn bộ nền văn học mà là bộ phận văn học do những người cộng sản Việt Nam thực hiện quản lý
    .

    Các chính sách về VHVN của ĐCSVN bị ảnh hường nặng nề chủ nghĩa Mao, sau nữa là chủ nghĩa Lê nin, Stalin đă đoạn tuyệt gần như hoàn toàn với quá khứ , nhất là bộ phận di sản văn nghệ quan trọng nhất, 1930- 1945, đă tuyệt đối hóa chức năng tuyên truyền, lấy quần chúng công nông binh làm mục tiêu , làm thước đo giá trị của văn nghệ, đă thủ tiêu mọi ư tưởng thể hiện nghệ thuật bằng kư hiệu nghệ thuật của người nghệ sĩ.
    Chính v́ vậy người ta mới cường điệu việc t́m đường, nhận đường cho văn nghệ sĩ, gọi nó cuộc lột xác đau đớn, là cuộc sáng tạo mới với câu tuyên ngôn giết chết cái cũ trong con người họ.

    Chính v́ thế, văn nghệ kháng chiến đă đánh mất nhiều tài năng trong các cuộc chỉnh huấn, các cuộc phê b́nh tâm hồn tiểu tư sản hoặc phê b́nh mạt sát các loại h́nh nghệ thuật hiện đại. Một bộ phận đáng kể trí thức, văn nghệ sĩ có tư tưởng tự do trong đó đa số là gốc Bắc đă ly khai văn nghệ kháng chiến. C̣n các văn nghệ sĩ tiền chiến th́ co ḿnh lại, hoang mang không biết viết cái ǵ, vẽ cái ǵ. Lớp văn nghệ sĩ do công nông binh sinh ra chưa thể trở thành những cây bút có tầm vóc. Nh́n vào chất lượng các Giải thưởng văn nghệ trong kháng chiến th́ thấy rơ điều đó, có thể gọi là xuất sắc với vài bài thơ, một vài tiểu thuyết có phần đơn giản.

    Bước sang giai đoạn ḥa b́nh trong khi bộ máy quản lý vẫn c̣n đang theo quán tính cũ, th́ cuộc sống đă đặt ra những vấn đề mới.
    Cách mạng đă chuyển giai đoạn.

    Thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xă hội, ai cũng biết là một thời kỳ có nhiều biến chuyển sâu sắc triệt để hơn tất cả các thời kỳ cách mạng trước. Cuộc sống thay đổi rất nhanh và một điều làm cho nhiệm vụ của nhà văn trở nên phức tạp hơn, là công cuộc cải tạo xă hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xă hội ở miền Bắc c̣n đương tiến hành, khó phân biệt trong đó cái ǵ đương xây dựng chưa xong, và cái ǵ đương đổ sụp…
    (Nh́n lại bước đường đă qua, Tuyển tập Như Phong).

    Trong bối cảnh văn học riêng của miền Bắc là như thế, trong bối cảnh văn học thế giới, văn học Sài G̣n đang chuyển sang các chủ nghĩa hiện đại, bối cảnh cuộc cách mạng dân chủ của toàn phe XHCN tất các văn nghệ sĩ phải đặt ra việc cách tân văn học cả nội dung và h́nh thức. Đặc biệt của NVGP là sứ mệnh cải cách lại do chính những trí thức, văn nghệ sĩ con đẻ của cách mạng, những người đă ở tuyến đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp khởi xướng.

    Nếu cố thoát ra khỏi lối ṃn, nh́n theo tiến tŕnh phát triển văn học thế giới, có thể thấy rằng ở Việt Nam nhóm thơ Xuân Thu Nhă Tập của Nguyễn Xuân Sanh đă báo hiệu sự bế tắc của chủ nghĩa lăng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán để chuyển qua chủ nghĩa siêu thực. Đó không phải là ḍng văn học tiêu cực mà là tích cực theo ư nghĩa nó là một cố gắng của những nhà văn đi t́m lối thoát đưa văn học Việt Nam tiến lên một tŕnh độ tư duy cao hơn.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •