Page 262 of 304 FirstFirst ... 162212252258259260261262263264265266272 ... LastLast
Results 2,611 to 2,620 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2611
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    Tiếp theo mọi người c̣n nhớ sau này , trong những ngày mấp mé bờ vực chiến tranh của nước Việt Nam , mới tiếp tục xuất hiện nhóm thơ Dạ Đài của Trần Dần, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch… Trong Bản Tuyên Ngôn Tượng Trưng nhóm Dạ Đài đă nói rơ thái độ phủ định văn học giai đoạn cũ và không dấu diếm ư đồ muốn tạo ra một ḍng văn học mới:

    V́ thế, cái thi ca cổ rích, cái thi ca tĩnh của tiền nhân ngâm vịnh, của bọn lăng mạn khóc bạn chẳng làm chúng ta quên, ví chẳng có thể đẩy đưa chúng ta theo những nhịp điệu bồng bềnh của bản thanh âm hoàn vũ.

    Thế cho nên chúng tôi – thi sĩ tượng trưng – chúng tôi sẽ đón về đây tất cả những thế giới quay cuồng, chúng tôi sẽ bắt một vầng trăng phải lặn, một ánh sao phải mờ đi, một chế độ phải tàn vong và một bài thơ phải vô cùng linh động.

    Trần Dần thủ lĩnh của nhóm Dạ Đài sau mười năm, ở một ngă ba, ngă tư thời đại lại đă được trời đất cho nguồn cảm hứng về một cuộc lột xác cho nền văn học.
    Hẳn là Trần Dần đă mang cái khát vọng sôi sục ấy vào các trường ca Cách mạng Tháng Tám, Đi- Việt Bắc, Nhất định thắng… và lôi cuốn các người bạn cùng theo. Trong nhật kư Ghi 1954 ông viết:

    Lúc tôi muốn một thứ Thơ dễ dăi. Lúc một thứ Thơ không có vần. Lúc một thứ Thơ như một hạt ngọc. Lúc một thứ Thơ kể chuyện. Lúc một thứ Thơ gồ ghề. Lúc một thứ Thơ hiền lành, có cái khỏe của những bắp thịt hồng. Lúc một thứ Thơ na ná như của anh lính, nó mát mà lành, nó hiền mà khỏe, nó thực tế. Lúc là một thứ Thơ na ná như bài nói của anh cán bộ, nó đả thông, nó giục giă, nó lư luận.

    Tôi thích Thơ thời sự, theo sát cái hồi hộp, lo lắng của Đảng tôi, dân tôi, triệu triệu quả tim dân chúng và quân đội, chiến sĩ và cán bộ, lănh tụ và quần chúng.
    Tôi lại cũng thích Thơ không thời sự, Thơ bao trùm đất nước và thời gian, Thơ ăn lấn sang mọi thế kỉ, và Thơ nhập cả vào cái biện chứng bao la của sự vật.
    V́ vậy bây giờ tôi muốn một thứ Thơ nào đó lấy đề tài ngay ở nhịp đập trước mắt của trái tim dân tộc Việt Nam.

    Nhưng trong đề tài đó tôi đào măi đào măi tới khi tôi t́m thấy quả tim Nhân Loại. Đó là thực sự mà cũng là ư muốn của tôi. Quả tim dân tộc tôi có nghĩa là quả tim Nhân Loại. Nhịp đập của nó là nhịp đi của Biện Chứng. Cái ngày hôm nay là dồn ép của hàng triệu năm về trước và mở ra triệu thế kỷ về sau. Tôi muốn một thứ Thơ nào đó vạch ra được sự thực đó.
    Hạt bụi, sợi tóc mây là cả một vũ trụ. Một khoảnh khắc là cả lịch sử của trần gian. Một thắc mắc của em là tất cả lo âu nhân loại.
    Qua những ḍng này không ai có thể nghĩ đó là một quan niệm suy đồi. Thời đại đă cho Trần Dần một quan niệm thơ ca mới mẻ và rất biện chứng, rất tích cực đối với cuộc sống.

    Như vậy có lẽ trước tiên NVGP đi từ cảm hứng của một cuộc cách tân văn học, bị kích thích bởi thời cuộc Việt Nam 1954- 1956. Tuy vậy, vẫn phải nói thêm rằng nếu không có cái thời cuộc đó sẽ không có NVGP!

    Trong NVGP trào lưu tư tưởng chính trị và trào lưu tư tưởng văn học gặp nhau đă tạo ra một sức mạnh xă hội to lớn làm chính quyền nh́n thấy một nguy cơ đe dọa nguy hiểm cần phải loại bỏ hơn là để nó tồn tại. Lúc ấy miền Bắc Việt Nam chưa hẳn là chưa đủ điều kiện để làm một cuộc cải cách dân chủ, một cuộc cải cách văn học. Nhưng đáng tiếc cơ hội bị bỏ lỡ v́ tham vọng của bộ phận tả khuynh của ĐCSVN muốn ngay lập tức thống nhất đất nước, thủ tiêu chính quyền phía bên kia bằng vũ lực. Tham vọng này gặp được bộ phận những người chủ trương, tổ chức thực hiện CCRĐ lấy nguy cơ dân chủ để biện minh cho đường lối và hậu quả việc làm của họ.

    Hai mươi năm sau khi NVGP bị đánh dẹp, 1979 văn nghệ Việt Nam lại lâm vào bế tắc khi chuyển giai đoạn thời chiến sang thời b́nh. Nhà văn Nguyên Ngọc với sự giúp đỡ của các chiến hữu đồng nghiệp miền Trung đă viết bản Đề cương đề dẫn thảo luận ở Hội nghị đảng viên bàn về sáng tác văn học. ĐCĐD đă thẳng thắn nói ra những mặt yếu kém bế tắc của nền văn học Việt Nam lúc đó ( trừ văn học miền Nam dưới chế độ cộng ḥa) và đưa ra mấy vấn đề bức thiết có ư nghĩa cách tân trong đó có vấn đề dân chủ, tự do sáng tác.

    Tất nhiên là sự diễn đạt của Nguyên Ngọc c̣n ở mức độ lễ phép, phải đạo nhưng ngay lập tức ông đă bị Tố Hữu cách chức Bí thư đảng đoàn HNVVN. ĐC ĐD bị các phần tử bảo thủ cơ hội phê phán kịch liệt nhưng năm 2010 trong khi viết lịch sử HNVVN các ông Hồng Diệu, Hữu Nhuận, Thái Kế Toại, Lê Quang Trang… đă coi ĐCĐD là hiện tượng tiền đổi mới của văn học Việt Nam.

    Ba mươi năm sau, bị tác động bởi cuộc cách mạng dân chủ lần thứ hai của phe xă hội chủ nghĩa, đứng trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng, ĐCSVN mới đưa ra sách lược đổi mới. Trường Chinh đă làm được việc khởi xướng đổi mới, nền kinh tế đất nước đă có ít nhiều thay đổi, nhưng về chính trị th́ đó là cuộc đổi mới nửa vời phụ thuộc vào các bước đi của ĐCS Trung Quốc. V́ thế những di sản văn hóa Maoist mà Trường Chinh đă áp đặt lên đất nước từ 70 năm nay dù đang hoen rỉ nhưng bộ khung của nó th́ vẫn c̣n tù hăm đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam.


    Còn tiếp ...

  2. #2612
    Tran Truong
    Khách
    4- Các điều kiện nảy sinh NVGP

    Mặc dù chủ nghĩa Mao đă được chính thức thừa nhận trong cương lĩnh ĐCSVN tại Đại hội lần thứ II tháng 2- 1951 nhưng do các điều kiện của thời kỳ đó nội bộ lănh đạo Đảng vẫn c̣n bị ràng buộc bởi các sự kiện sau:

    Họ c̣n đang choáng váng về hậu quả của sai lầm do CCRĐ gây ra, Đảng phải công khai xin lỗi nhân dân, Tổng bí thư Trường Chinh phải từ chức, một số cán bộ lănh đạo CCRĐ bị kỷ luật (13). Đảng buộc phải lên tiếng công khai thừa nhận sai lầm về đường lối, về các căn bệnh trầm trọng trong đảng và trong bộ máy chính quyền, phải đưa ra việc mở rộng tự do dân chủ cho các tầng lớp nhân dân.

    Họ c̣n bị ràng buộc những điều kiện để hy vọng tiếp tục quá tŕnh hiệp thương thống nhất đất nước và giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử cho nên phải cố gắng tạo bộ mặt sạch sẽ cho chính thể VNDCCH như tiếp tục "sử dụng" nhiều nhân sĩ trí thức trong Chính phủ, Quốc hội, ban hành các đạo luật có tính chất dân chủ cởi mở như Luật tự do báo chí, tự do xuất bản, tự do hội họp, tự do lập hội…Cho đến giữa năm 1957 HCM vẫn c̣n tính đến khả năng Việt Nam xin gia nhập Khối Liên hiệp Pháp (14).

    Những người cộng sản Việt Nam, tuy có mức độ khác nhau nhưng đều chịu ảnh hưởng chung của khối XHCN về quá tŕnh dân chủ hóa đặc biệt là từ ĐCS Liên Xô và sau là ĐCS Trung Quốc. Đối với các nước XHCN lúc đó dân chủ hóa là đ̣i hỏi cấp bách nhưng chưa chín mùi, thế giới đang ở trạng thái chiến tranh lạnh. V́ thế dẫn đến việc hành động dân chủ hóa trong trạng thái mâu thuẫn nội bộ và ngập ngừng, dẫn đến thất bại khi bị phe bảo thủ lật lại thế cờ.

    Quá tŕnh chập chờn này được phản ánh vào cách hành động nửa vời của Khơ rút sốp, quá tŕnh giải quyết vụTrăm hoa đua nở ở Trung Quốc và vụ NVGP ở Việt Nam. Có một vài nhận định rằng Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh dùng thủ đoạn làm cho trí thức văn nghệ sĩ mắc bẫy rồi tiêu diệt. Đó là nhận định chưa đúng về bản chất h́nh thái dân chủ hóa trong ḷng XHCN.
    Đặc điểm này c̣n được phản ánh rơ ràng hơn với vụ hạ bệ Khơ Rút Sốp năm 1964, Trung Quốc trong vụ Thiên An Môn năm 1989 với việc hạ bệ hai Tổng bí thư ĐCSTQ có tư tưởng cải cách là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, với vụ hạ bệ Trần Xuân Bách, Trần Độ ở Việt Nam năm 1990.

    Các đặc điểm này có thể càng làm rơ thêm điều kiện xuất hiện của Phong trào NVGP, ư nghĩa chính trị tốt đẹp của nó. Các nhà văn, trí thức NVGP đă dũng cảm làm trọn sứ mệnh công dân của họ. Các mục tiêu mà họ hướng tới đều là mục tiêu tất yếu của ĐCSVN, trong khuynh hướng cải cách do chính ĐCSVN đề ra, muốn cùng đảng thực hiện xây dựng một xă hội dân chủ. Nhiều người trong NVGP là đảng viên và có cả vị trí, chức vụ quản lư văn hóa văn nghệ.

    V́ vậy không việc ǵ phải né tránh ư nghĩa và mục đích chính trị của phong trào NVGP khi người ta có trong tay các văn bản nghị quyết của ĐCSVN trong thời ḱ đó. Bi kịch của NVGP là do một số người có trách nhiệm về công tác tư tưởng được giao xem xét vụ NVGP đă v́ mục đich cá nhân dùng các thủ đoạn mờ ám lừa dối Ban lănh đạo và đảng viên của đảng đi ngược lại tinh thần chỉ đạo của Trung ương đảng, biến NVGP từ một hiện tượng bất đồng chính kiến mâu thuẫn nội bộ thành một vụ án chính trị gián điệp phản động có mục đích lật đổ chính quyền.

    Có thể t́m thấy sự tương phản này trong chính Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai tháng 2-1957. Thư của Ban chấp hành trung ương Đảng lao động Việt Nam gửi Đại hội đă đánh giá t́nh h́nh văn nghệ như sau:
    Thật vậy sự lănh đạo của Đảng về mặt văn nghệ đă có những thiếu sót về đường lối chính sách. Và bên cạnh những cố gắng, cơ quan trực tiếp phụ trách văn nghệ đă có những lệch lạc, như coi nhẹ việc lănh đạo tư tưởng trong ḥa b́nh, hẹp ḥi trong lănh đạo sáng tác, cô độc có tính bè phái trong lănh đạo về tổ chức. Những khuyết điểm ấy đă được thẳng thắn phê b́nh và cần phải kiên quyết sửa chữa.

    Về phần các bạn văn nghệ sĩ th́ hiện nay c̣n những khuyết điểm về mặt tư tưởng và nghệ thuật cần phải khắc phục, ví dụ như: lập trường cách mạng chưa được dứt khoát, rơ ràng, sự hiểu biết về đời sống nhân dân chưa được sâu sắc, c̣n phạm chủ nghĩa h́nh thức, chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa sơ lược trong sáng tác.
    Nói về phương hướng xây dựng nền văn nghệ bức thư nêu:

    Sau cùng một điều quan trọng là đoàn kết nhất trí tất cả những người công tác văn học yêu nước và tiến bộ thành một mặt trận rộng răi và chặt chẽ dưới sụ lănh đạo của Đảng và đứng trong Mặt trận dân tộc thống nhất của ta. Những nhà văn nghệ yêu nước và tiến bộ miền Bắc và miền Nam, ở trong nước cũng như ở ngoài nước, không phân biệt dân tộc, khuynh hướng chính trị và tôn giáo, không phân biệt Bắc Nam, kháng chiến hay không kháng chiến, không phân biệt khuynh hướng nghệ thuật, không phân biệt cũ, mới, gái , trai, già, trẻ, các nhà văn nghệ nổi tiếng cũng như các nghệ sĩ dân gian, tất cả đoàn kết hơn nữa, thành một đội quân văn hóa mạnh mẽ, đông đảo, dũng cảm và nhất trí, để phục vụ Tổ quốc và nhân dân đắc lực hơn.

    Bức thư này không có một ḍng nào chỉ trích về Nhân Văn Giai Phẩm. Thế mà trong bài phát biểu của Trường Chinh với tư cách cá nhân ông ta đă kết tội NVGP rất nặng nề:

    Tính chất nguy hại nhất của báo ” Nhân văn” chính là ở chỗ nó nêu chiêu bài theo chủ nghĩa Mác-Lê nin mà sự thật đă xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lê nin, nói là chịu sự lănh đạo của Đảng mà mà kỳ thực đả kích sự lănh đạo đó, rêu rao là bảo vệ chế độ nhưng cố nhằm bôi đen chế độ. Tính chất nguy hại của báo đó c̣n ở chỗ nó dựa vào những ư kiến tự phê b́nh đúng đắn của Đảng rồi bơm to lên để nịnh dân, và hành động phá hoại về mặt tư tưởng, nghệ thuật và dần dần đi tới phá hoại về mặt chính trị nữa.

    Kết quả bầu cử Ban chấp hành Hội liên hiệp VHNT và sau đó Ban chấp hành các hội chuyên ngành khá nhiều nhân vật có tên tuổi của phong trào NVGP đều trúng cử, chứng tỏ ư kiến của Trường Chinh không áp đảo được giới văn nghệ sĩ. Nhiều người vẫn hy vọng vào một cuộc chuyển biến về dân chủ trong đời sống văn học nghệ thuật. Không ai nghĩ rằng đó chỉ là khúc dạo đầu của Trường Chinh chuẩn bị cho một kế hoach nham hiểm hơn với đầy đủ các thủ đoạn Maoism sau đó để đưa NVGP ra trước vành móng ngựa.
    Lẽ ra với những tội ác mà CCRĐ đă gây ra, ở một đất nước có luật pháp thực sự, Trường Chinh và các cộng sự đă phải bị khai trừ đảng hoặc ra đứng trước vành móng ngựa. Và nếu như ngọn cờ của chủ nghĩa Maoism ở Việt Nam bị đốn gục từ ngày ấy th́ cái giá dân tộc Việt Nam phải trả cho Trung Quốc có lẽ không đắt như hiện nay.



    Còn tiếp ...

  3. #2613
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    III- DIỄN BIẾN VỤ NVGP

    1- Biên niên sự kiện :

    Năm 1953:

    – Stalin qua đời ngày 5 – 3 – 1953
    – Ngày 17- 6 – 1953 dân chúng biểu t́nh tại Cộng ḥa dân chủ Đức. B. Brecht và J. R Becher phê phán chính sách văn nghệ chuyên chính của Đảng và nhà nước.
    – Trần Dần bị phê b́nh giảng sai chính sách văn nghệ của Đảng trong khóa đào tạo cán bộ văn công do ông phụ trách.
    – Luật Cải cách ruộng đất được ban hành từ tháng 12-1953 nhưng trước đó ĐCSVN đă tổ chức cuộc chỉnh huấn lớn kéo dài sang tới 1954 để đưa khí thế CCRĐ của Trung Quốc vào cán bộ trí thức. Một số nơi đă tiến hành thí điểm. Ở miền Nam Lê Duẩn phản đối chủ trương CCRĐ và đă tiến hành theo cách của ḿnh.

    Năm 1954:

    – Chiến thắng Điện Biên Phủ.
    – Cải cách ruộng đất. Sau đó cán bộ và dân chúng c̣n bàn luận đến ngày nay về việc xử bắn địa chủ đầu tiên ở chiến khu là bà Nguyễn Thị Năm một người có nhiều con tham gia kháng chiến có người là chính ủy trung đoàn, đă hiến 100 lạng vàng cho chính phủ, đă nuôi Hồ Chí Minh, Bộ chính trị và nhiều đơn vị quân đội. Sự kiện này tạo ra ấn tượng kinh hăi về sự bất nhân, lật lọng của Hồ Chí Minh và các cộng sự của ông.

    Cải cách ruộng đất đă xử lý đấu tố, xử bắn gần nửa triệu địa chủ, gần trăm ngàn đảng viên, gây điêu đứng cho hàng triệu người là con em của những gia đ́nh này. Điều quan trọng là CCRĐ đă tàn phá các quan hệ đạo đức, xă hội truyền thống của làng xóm miền Bắc.

    – Hiệp định Giơ ne vơ. Chính phủ Việt Nam Cộng ḥa thành lập tại Sài G̣n.
    – 700.000 ngàn người miền Bắc di cư vào Nam trong đó có nhiều trí thức văn nghệ sĩ có tên tuổi. Đó là một cuộc lựa chọn-nhận đường, phân hóa có ư nghĩa lịch sử với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, c̣n có ư nghĩa văn học lâu dài. Vũ Khắc Khoan viết các truyện ngắn Thần Tháp Rùa, Trương Chi, Thiên Thai, Người Đẹp Trong Tranh với chủ đề về sự phân vân của trí thức Hà Nội đi t́m một căn bản tư tưởng. Tại sao lại cứ bắt tôi phải hoặc là đen hoặc là trắng.
    – Tháng 7 Hồ Phong công bố thư ngỏ gửi BCHTƯĐCSTQ phê phán năm lưỡi dao đâm vào óc các nhà văn cách mạng.

    – 10- 10 Chính phủ kháng chiến tiếp quản Hà Nội
    – Trần Dần và Đỗ Nhuận, Hoàng Xuân Tùy được cử đi Trung Quốc viết lời b́nh cho phim tài liệu về Điện Biên Phủ. Đến 12- 12 trở về Hà Nội. Có thể không khí yêu cầu cải cách dân chủ ở Trung Quốc đă có ảnh hưởng đến Trần Dần và Đỗ Nhuận.

    Năm 1955:

    – Tháng 1 Hồ Phong công khai tự phê b́nh, đến tháng 5 th́ bị bắt và bị kết án cải tạo.
    – 63 nhà văn Hung Ga Ry lên tiếng phản đối chế độ độc quyền.

    – Ngày 4-3-1855 Pḥng Văn nghệ quân đội do Trần Dần, Tử Phác cùng Hoàng Cầm Lê Đạt tổ chức Thảo luận phê b́nh tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
    – 11-3-1955 Báo Văn Nghệ số 65 công bố mở ” tự do diễn đàn” thảo luận về tập thơ Việt Bắc. Mở đầu bằng việc đăng bài Tập thơ ” Việt Bắc” có hiện thực không? Của Hoàng Yến. Tranh luận kéo dài đến tháng 8-1955 với sự căng thẳng của hai nhóm.

    Nhóm Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Hoàng Yến…cho thơ Tố Hữu nghèo vốn sống thực tế, đơn điệu, ủy mị. Nhóm của Nguyễn Đ́nh Thi, Tú Mỡ, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông… ca ngợi thơ Tố Hữu là ngọn cờ đầu của thơ kháng chiến Việt Nam . Tháng 3-1956 tập thơ Việt Bắc vẫn được Giải Nhất Giải thưởng văn học của Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954-1955. Cuộc thảo luận này sau được coi như là một cái mốc mở đầu cho phong trào NVGP. Nhóm phản đối thơ Tố Hữu sau trở thành lực lượng chủ chốt của phong trào NVGP, nhóm ủng hộ Tố Hữu trở thành lục lượng ṇng cốt đánh NVGP. C̣n Tố Hữu th́ đă nhân việc NVGP thẳng tay với những kẻ đă dám hạ bệ ḿnh.

    – Tháng 4 Trần Dần cùng Đỗ Nhuận, Hoàng Tích Linh, Tử Phác, Hoàng Cầm, Trúc Lâm… đệ tŕnh Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hóa lên Tổng cục chính trị yêu cầu tự do sáng tác, trả quyền lănh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ, thủ tiêu hệ thống chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội, sửa đổi chính sách văn nghệ trong quân đội.
    – Bị phê b́nh Trần Dần viết đơn xin ra khỏi Đảng, xin giải ngũ đồng thời quyết định kết hôn với bà Bùi Thị Khuê gia đ́nh Thiên chúa giáo di cư bất chấp sự phản đối của quân đội.
    – Trần Dần bị giam tại doanh trại từ 13- 6 đến 14- 9 để kiểm thảo, sau đó tham gia cải cách ruộng đất đợt 5 tại Bắc Ninh.
    – Ngày 2- 9- 1955 tuần báo Trăm Hoa do Nguyễn Mạnh Phác làm Chủ nhiệm ra số I , báo tồn tại đến tháng 5 – 1956. Báo này có đăng 3 bài phê b́nh tập thơ Ngôi sao của Xuân Diệu.
    – Măi đến 20- 9- 1955 Chính phủ mới thành lập Bộ Văn hóa trên cơ sở Bộ Tuyên truyền.

    Năm 1956:

    – Tháng 1 Hoàng Cầm, Lê Đạt chủ trương xuất bản sách dạng tạp chí Giai Phẩm Mùa Xuân với các tác phẩm: Làm thơ và Mới – Gửi Vũ, Mỗi ngày mỗi lớn- Gửi kế hoạch nhà nước 1956 của Lê Đạt,Mùa xuân đến rồi đây, Thơ qua đài phát thanh của Hoàng Cầm, Anh có nghe thấy không của Văn Cao, Nhất định thắng, Lăo Rồngcủa Trần Dần, Thi sĩ và công nhân của Phùng Quán, Hoa đào vẫn nở của Nguyễn Sáng, Sổ tay của Sỹ Ngọc và sự cộng tác của Tô Vũ…
    – Ngay lập tức GPMX bị tịch thu.
    – Lê Đạt bị gọi lên Ban Tuyên huấn kiểm điểm.



    Còn tiếp ...

  4. #2614
    Tran Truong
    Khách
    – Hội Văn nghệ tổ chức Hội nghị phê b́nh bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần với 150 văn nghệ sĩ tham dự. Trần Dần bị kết án là đồ đệ của Hồ Phong, mất lập trường giai cấp, đi ngược lại đường lối văn nghệ của Đảng.
    – Trần Dần và Tử Phác bị giam ba tháng tại Hỏa Ḷ Hà Nội. Trần Dần dùng dao lam cứa cổ tự tử, được tướng Nguyễn Chí Thanh can thiệp thả hai người.
    – Hoài Thanh viết bài Vạch trần tính chất phản động trong bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần đăng trên báo Văn Nghệ số 110 ra ngày 7- 3- 1956.

    – Ngày 24- 2- 1956 Đại hội XX ĐCSLX công bố các tội ác của Stalin. Chủ tịch Hội nhà văn Liên Xô Pha đê ép tự sát. Liên Xô phục hồi danh dự cho các văn nghệ sĩ bị kết án và bị giết dưới thời Stalin. Văn nghệ Liên Xô gọi thời kỳ này là luồng gió ấm, sinh ra một thế hệ văn nghệ sĩ tài năng xuất sắc như Paxtecnhac, Xônjenitsin, Ép tu senko, Tru khơ rai, Bôn đa suc, Vôznêxenxky, Rôtdextvenxky, Aimatôp…với các tác phẩm như Bác sĩ Jivago, Đàn sếu bay qua, Hai người lính, Người thứ 41, Không thể sống bằng bánh ḿ, Ngày của binh nhất Ivan…

    – Dư luận văn nghệ sĩ bất b́nh về việc trao Giải thưởng văn nghệ 1954- 1955. Một số nhà văn cho là chấm giải theo bè phái, những người trong Ban giám khảo tự chấm giải cho ḿnh, nhiều tác phẩm chưa xứng đáng với giải, trong đó có tác phẩm của Tố Hữu, Xuân Diệu, Hoài Thanh, nguyễn Huy Tưởng, Trần Kim Trắc, Hồ Khải Đại…Có nhiều tác phẩm có tiếng vang rộng răi trong kháng chiến không được giải.

    – Vấn đề sai lầm CCRĐ đang được đặt ra, trở thành bức xúc lớn của xă hội, nhất là làm sôi sục bầu không khí ở nông thôn.
    – Ngày 26- 5 Mao Trạch Đông phát động phong trào Trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng.
    – Ngày 28- 6 các cuộc biểu t́nh ở Ba Lan.
    – Tại Việt Nam ĐCS ngả theo khuynh hướng nới rộng tự do. Nguyễn Hữu Đang lúc đó là Biên tập của tạp chí Văn Nghệ được giao tổ chức lớp học dân chủ 18 ngày của Hội Văn nghệ. Văn nghệ sĩ chỉ trích gay gắt đường lối lănh đạo văn nghệ của Đảng. Tố Hữu, Nguyễn Đ́nh Thi thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng và hứa hẹn sửa chữa. Hoài Thanh viết bài nhận lỗi tả khuynh trong phê b́nh Trần Dần. Sau đó đến tháng 10 Thường vụ Hội Văn Nghệ Việt Nam ra thông báo nhận sai lầm trong việc phê b́nh bài thơ Nhất định thắng.

    – Tháng 7- 1956 kết thúc CCRĐ.
    – Tháng 9 Hội nghị lần thứ 10 BCHTƯ đánh giá di hại cuộc CCRĐ rất nặng nề, bàn về sửa chữa sai lầm trong CCRĐ, nhấn mạnh việc tăng cường mở rộng tự do dân chủ cho nhân dân. Trường Chinh từ chức Tổng bí thư ĐCSVN. Kỷ luật Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Hồ Viết Thắng…Vơ Nguyên Giáp thay mặt Hồ Chí Minh xin lỗi nhân dân về sai lầm trong CCRĐ.

    – Ngày 29- 8 Giai phẩm Mùa thu tập I ra đời với các bài Phê b́nh lănh đạo văn nghệ của Phan Khôi, Tỉnh giấc chiêm bao của Nguyễn Bính, Tiếng sáo tiền kiếp của Trần Duy, Nhật kư đêm hè của Huy Phương, Bức thư gửi một người bạn cũ của Trần Lê Văn…

    – Ngày 15- 9 ra mắt báo Nhân Văn ra số 1 do Phan Khôi làm Chủ nhiệm, Trần Duy làm Thư kư ṭa soạn, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Lê Đạt làm Biên tập. Có bài Phỏng vấn Nguyễn Mạnh Tường về vấn đề nỗ lực mở rộng tự do và dân chủ, Nhân câu chuyện mấy người tự tử của Lê Đạt, Con người Trần Dần của Hoàng Cầm, Chống bè phái trong văn nghệ của Trần Công, tranh minh họa của Nguyễn Sáng.

    – Báo Nhân Văn 15 ngày một kỳ ra tiếp số 2 vào ngày 30- 9- 1956 với các bài Phỏng vấn Đào Duy Anh về mở rộng tự do dân chủ,Phấn đấu cho Trăm hoa đua nở của Trần Duy, Trả lời Nguyễn Chương và báo Nhân dân của Nguyễn Hữu Đang…
    – Giai phẩm Mùa thu tập II với các bài Bệnh sùng bái cá nhân của Trương Tửu, Ông b́nh vôi của Phan Khôi, Những người khổng lồ của Trần Duy, Chống tham ô lăng phí của Phùng Quán…
    – Tập thơ Cửa Biển xuất bản có các trường ca Tiếng hát quan họ của Hoàng Cầm, Những ngày trên cửa biển của Văn Cao, Cách mạng Tháng Tám của Trần Dần và các bài thơ Máy, Đụng long mạch, Cha tôi … của Lê Đạt .

    – Ngày 8- 10 tái bản Giai phẩm Mùa xuân.
    – Ngày 15- 10 Báo Nhân Văn ra số 3. Kỷ niệm ngày Vũ Trọng Phụng mất và các bài Nỗ lực phát triển tự do dân chủ của Trần Đức Thảo, Phỏng vấn bác sĩ Đặng Văn Ngữ về mở rộng tự do và dân chủ…
    – Tướng Nguyễn Sơn người bạn của văn nghệ sĩ kháng chiến Khu Bốn qua đời.

    – Ngày 20- 10 báo Trăm Hoa bộ mới do nhà thơ Nguyễn Bính làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút ra số I, phát hành được 11 số, đến tháng 1- 1957 th́ đ́nh bản. Trên báo này có bài V́ những sai lầm nghiêm trọng cần phải xét lại toàn bộ Giải thưởng văn học 1954- 1955 của chính Nguyễn Bính, bài bênh vực bài thơ Chiếc lược của Thụy An sáng tác theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch mà các báo không nhận đăng, bài Chúng tôi đề nghị bỏ lệ khai báo trong chính sách quản lư hộ khẩu, Thông báo của Hội nghị TƯ 10 về sai lầm trong CCRĐ, bài Để phát triển chế độ ta, phải bảo đảm cho nhân dân được tham gia quản lư kiểm soát tích cực mọi công việc của nhà nước…

    – Ngày 30- 10 Giai Phẩm Mùa Thu tập III với các bài Văn nghệ và chính trị của Trương Tửu, Muốn phát triển học thuật của Đào Duy Anh và bài của Phan Khôi, Phùng Quán, Chu Ngọc, Nguyễn Mạnh Tường…

    – Cũng ngày này Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường đọc bài tham luận rất quan trọng Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất xây dựng quan điểm lănh đạo tại cuộc họp của Trung ương Mặt trận Tổ quốc, Hà Nội.
    – Tháng 11 nổ ra bạo loạn của giáo dân Thiên chúa giáo tại Quỳnh Lưu Nghệ An.


    – Bạo loạn tại Hung Ga Ri, Chính phủ dân chủ Nagy tuyên bố Hung Ga Ry trung lập. Liên Xô đưa quân vào Hung Ga Ry, cuộc tắm máu phong trào dân chủ xảy ra ở Bu đa pet. Các nhà văn cộng sản có tên tuổi ở Châu Âu Laxness, Sartre, Beauvoir, Vercors… lên tiếng phản đối Liên Xô.
    – Tại Sài G̣n, ra đời nhóm văn học Sáng Tạo gồm Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doăn Quốc Sỹ… Nhóm này chủ yếu gồm các nhà văn trẻ từ miền Bắc vào đă làm thành công cuộc cách mạng ngôn ngữ thơ ca hiện đại ở Việt Nam thế kỷ XX.


    Còn tiếp ...

  5. #2615
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    – Ngày 5- 11 báo Nhân Văn số 4 với bài Cần chính quy hơn nữa của Nguyễn Hữu Đang, Thành thật đấu tranh cho dân chủ của Trần Duy, Con ngựa già của chúa Trịnh của Phùng Cung, Những ngày báo hiệu mùa xuân của Văn Cao, Sự thật về vụ xúc phạm thi sĩ Nguyễn Bính và báo Trăm Hoa của Người Quan sát…
    – Cũng ngày này xuất hiện thêm tờ Sáng Tạo , báo Điện ảnh- Sân khấu của nhóm Sáng Tạo với Ban biên tập gồm Hoàng Tích Linh, Trần Công, Cao Nhị, Thanh Châu, Nắng Mai Hồng, Trúc Lâm, Phan Vũ, Phan Tại, Nguyễn Đ́nh Phúc, Sỹ Ngọc, Phạm Kỳ Nam, Trung Sơn, Vũ Phạm Từ, Anh Tâm, Lửa Mới, Nguyễn Sáng.

    – Ngày 10- 11 Tập san Đất mới tập I – Chuyện sinh viên được NXB Minh Đức xuất bản với bài Phê b́nh lănh đạo sinh viên của Q.Ngọc và T.Hồng, các bài của Dương Viết Á, Nguyễn Bao, Bùi Quang Đoài, Thúc Hà, Văn Tâm, Lê Tự Gia, Nguyễn Đức Tiếu.
    – Ngày 20- 11 báo Nhân Văn số 5 với các bài Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và Hiến pháp Trung Hoa bảo đảm tự do dân chủ thế nào? của Nguyễn Hữu Đang, Bài học Ba Lan và Hung Ga Ri của Lê Đạt ký Người Quan Sát…
    – Tháng 12- 1956 Ra mắt Giai Phẩm Mùa Đông tập I với các bài :Tư tưởng tự do của văn nghệ sĩ và sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Bôn- sê- vích của Trương Tửu, Nội dung xă hội và h́nh thức tự do của Trần Đức Thảo và bài của Trần Dần, Hoàng Cầm, Tử Phác, Sĩ Ngọc, Trúc Lâm, Hữu Loan, Trần Công, Nguyễn Mạnh Tường.

    – Ngày 15- 12- 1956 báo Nhân Văn số 6 đang in bị đ́nh chỉ. Ngày 18- 12 chỉ thị ngừng phát hành báo Nhân Văn và Giai phẩm cùng các ấn phẩm khác của nhóm NVGP, đóng cửa NXB Minh Đức, tịch thu các số báo cũ, cảnh cáo những người c̣n lưu giữ và phân phối các báo này. Một chiến dịch báo chí đă được tung ra để hạ uy tín các tờ báo và những người trong nhóm NVGP.
    – Cuối tháng 12- 1956 Tập san Tự do diễn đàn do NXB Minh Đức phát hành bị cấm. TDDĐ có các bài Qua sai lầm của Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lănh đạo của Nguyễn Mạnh Tường, Tại sao quần chúng nhân dân tha thiết với cuộc đấu tranh văn nghệ? Của Nguyễn Hữu Đang, Nhiệm vụ của văn học không phải là giải thích chính sách của Phan Ngọc, Chú bé làm văn của Trần Dần, Vài ư nghĩ sau khi đọc bài thơ Động Long Mạch của Hoàng Cầm, Sinh hoạt văn hóa của Trương Tửu- Trần Đức Thảo.

    Năm 1957:

    – Ngày 24- 1- 1957 Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa I thông qua các Luật về quyền tự do hội họp, Luật về quyền tự do lập hội, Luật quyền tự do báo chí...Đến kỳ họp thứ 7 tháng 9- 1957 lại thông qua Luật về quyền tự do xuất bản… Các luật này một mặt thể hiện tinh thần tự do tư tưởng, văn học nghệ thuật báo chí, thừa nhận tự do báo chí xuất bản tư nhân nhưng mặt khác lại có những điều cấm kỵ để các cơ quan quyền lực dựa vào hành xử với những người muốn mở rộng giới hạn của tự do dân chủ.
    – Trong dịp Tết 1957 NXB Minh Đức c̣n xuất bản cuốn Sách Tết coi như tiếp tục của Giai Phẩm với các tác phẩm của Quang Dũng, Trần Lê Văn, Huy Phương, Lê Đại Thanh, Hoàng Tich Linh, Tô Vũ, Tử Phác, Thanh Châu, Hữu Loan, Lưu Quang Thuận, Trần Công, Trần Dần, Hồng Lực, Trần Thịnh, Trúc Lâm, Tạ Hữu Thiện, Lộng Chương, Hoàng Huế, Phan Khôi, Sỹ Ngọc, Cao Nhị, Trần Huyền Trân, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Khắc Dực, Nguyễn Sáng, Hoàng Cầm.

    -Ngày 20 đến 28- 2- 1957 Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ II tại Hà Nội với gần 500 đại biểu. Trường Chinh sau thất bại của CCRĐ đang muốn t́m một sự kiện để lật lại thế cờ trong Đảng, kêu gọi đấu tranh đập nát luận điệu phản động Nhân Văn Giai phẩm. Thành lập Hội Liên hiệp văn học Nghệ thuật Việt Nam. Trong Ban chấp hành vẫn có một số người tham gia, liên quan NVGP như hai Phó Tổng thư kư Văn Cao, Lương Xuân Nhị…Ở nhiều Hội khác các ông Nguyễn Sáng, Nguyễn Văn Tư, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh, Nguyễn văn Tỵ,…vẫn trúng Ban chấp hành.

    – Riêng Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Tô Hoài làm Tổng thư kư. Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh vẫn trúng BCH. Báo Văn cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn ra số I từ 10- 5 do Nguyễn Công Hoan làm Chủ bút, Nguyễn Tuân là Phó Chủ bút, Nguyên Hồng làm Tổng thư kư ṭa soạn. Nhà xuất bản Hội Nhà văn cũng được thành lập do Tô Hoài làm Giám đốc, Hoàng Cầm làm Phó Giám đốc.

    Như vậy việc đánh NVGP đợt II đă kết thúc nhưng chưa có kết quả khả quan. Tại các Hội VHNT một số người có vai tṛ tích cực trong NVGP vẫn c̣n được đồng nghiệp tín nhiệm bầu vào các vị trí cao, bất chấp những tai tiếng họ đă gây ra trên mặt các số Nhân Văn và Giai Phẩm và sức ép từ lời kêu gọi của Trường Chinh. Bản thân Trường Chinh cũng không thể đẩy cao hơn tốc độ cuộc chiến chống NVGP v́ ông ta không c̣n đầy đủ quyền lực như trước nữa.
    Mặt khác Liên Xô và Trung Quốc sau khi dẹp xong vụ Ba Lan- Hung Ga Ry vẫn chưa tiến đến đỉnh dao động, chưa dứt khoát tiến công vào những văn nghệ sĩ trí thức bị gọi là phái hữu.

    Bản thân những người NVGP vẫn c̣n được sự ủng hộ của lănh đạo báo Văn , họ vẫn có thể tiếp tục đăng các sáng tác mới trên báo này. Vào tháng 7 tháng 8- 1957 khi tạp chí Học Tập, cơ quan ngôn luận của ĐCSVN lên tiếng phê phán báo Văn, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Tô Hoài c̣n đứng ra tranh luận bảo vệ quan điểm dân chủ của ḿnh.

    – Ảnh hưởng của trào lưu NVGP c̣n lan sang một tờ báo nhà nước vừa ra đời là tờ bán nguyệt san Điện Ảnh, số 1 ra ngày 20- 7- 1957. Trong 10 số đầu báo Điện Ảnh vẫn c̣n phê phán bệnh công thức sơ lược của phim Liên Xô và Trung Quốc để phải kiểm điểm công khai trong số Tết 1958.
    – Ngày 27- 9 báo Văn số 21 in bài Lời mẹ dặn của Phùng Quán.
    – Ngày 15- 11 báo Văn số 28 in bài thơ Hăy đi măi của Trần Dần

    – Trong thời gian này tại Trung Quốc, chiến dịch chống phái hữu đă bắt đầu. Một số nhà văn bị phê phán: Trần Xí Hà, Đặng Thác… Nữ nhà văn Đinh Linh người được Giải thưởng văn học Stalin với tiểu thuyết Mùa xuân trên sông Tang Càn bị khai trừ khỏi ĐCSTQ, sau đó bà bị ngồi tù cho tới năm 1975.

    – Trong thời gian này Hồ Chí Minh đi thăm Liên Xô, Mông Cổ, CHDCND Triều Tiên có ghé thăm Bắc Kinh, chứng kiến và có thể học hỏi các kinh nghiệm tổ chức phong trào đánh phái hữu . Việt Nam cử Tố Hữu, Huy Cận và Hà Xuân Trường sang học tập kinh nghiệm, chính sách của Trung Quốc.
    – Các chiến dịch chỉnh huấn văn nghệ diễn ra ở Liên Xô, Ba Lan, CHDC Đức.
    – Tại Sài G̣n nhóm trí thức Bách Khoa của Vơ Phiến, Vũ Hạnh, Nguyễn Hiến Lê, nguyễn Ngu Ư…ra đời.



    Còn tiếp ...

  6. #2616
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    Năm 1958:

    – Ngày 6- 1- 1958 ĐCSVN ra Nghị quyết 30 về việc chấn chỉnh công tác văn nghệ. Nghị quyết này là một điển h́nh cho t́nh trạng cực đoan về lănh đạo văn nghệ của ĐCSVN, sau này nó gần như bị loại bỏ không thấy đưa vào các tập văn kiện lănh đạo văn hóa văn nghệ của Đảng.
    – Ngày 10- 1- 1958 báo Văn số 36 in truyện ngắn Ông Năm Chuột của Phan Khôi. Đây là số báo Văn làm giọt nước tràn ly. Đến số 37 báo bị đ́nh bản. Từ đây kết thúc thời kỳ phát ngôn công khai của nhóm NVGP. Năm 1958 là năm đen tối của họ, đấu tố, kỷ luật, ngồi tù, cải tạo lao động…

    – Từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2- 1958 Lớp học đấu tranh tư tưởng lần thứ 1 tại Thái Hà ấp với 272 văn nghệ sĩ đảng viên tham dự.
    – Từ 3- 3 đến 14- 4 Lớp học đấu tranh tư tưởng lần 2 cũng tại Thái Hà ấp với 304 cán bộ văn hóa văn nghệ tham dự. Trong khi họp th́ ngày 10-4 công an Hà Nội bắt giam Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Trần Thiếu Bảo..
    Cách tổ chức hai lớp học này là dùng thủ đoạn đấu tố và áp lực tâm lư tập thể, sự vu cáo bịa đặt tội lỗi cho những thành viên nhóm NVGP. Kết quả là không cần điều tra người ta đă có đầy đủ tội trạng của các nhân vật để quyết định bắt họ, kỷ luật họ.

    – Ngày 4- 6 Hội nghị Ban chấp hành Hội Liên hiệp VHNTVN họp tổng kết cuộc đấu tranh chống NVGP. Tố Hữu đọc báo cáo Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân Văn- Giai Phẩm trên mặt trận văn nghệ (15). Bản báo cáo này là nhát gươm chính thức kết liễu số phận Nhân Văn Giai Phẩm trên công luận với sự hằn học ghê gớm của một tên đao phủ chứ không phải của một nhà thơ với đồng nghiệp của ḿnh. Ông ta viết: Đường lối thứ hai, là đường lối văn nghệ của những phần tử phản động mà đại biểu là bọn cầm đầu nhóm phá hoại Nhân Văn Giai Phẩm . Đó là đường lối làm đồi trụy văn nghệ sĩ, đường lối đen tối phản cách mạng.

    – Ngày 5- 6 Nghị quyết với chữ kư của 800 văn nghệ sĩ nhưng không có danh sách hoan nghênh kết quả thắng lợi của cuộc đấu tranh chống NVGP.
    – Ngày 2- 7 Ban chấp hành mới của Hội Nhà văn Việt Nam bầu Tổng thư kí mới là Nguyễn Đ́nh Thi. Chủ tịch BCH nguyễn Công Hoan, Phó Chủ tịch Tú Mỡ, Tổng thư kư Tô Hoài chỉ c̣n là Ủy viên Ban thường vụ.
    Phó Tổng thư kư Nguyễn Xuân Sanh , Ủy viên thường vụ Nguyên Hồng, Tế Hanh, Đoàn Giỏi chỉ c̣n là Ủy viên BCH. Hoài Thanh được bổ xung vào Ban chấp hành và vào thẳng Ban thường vụ. NXB Hội Nhà văn sát nhập vào NXB Văn học của Bộ Văn hóa. NXB này cũng bị kết tội đă xuất bản một số tác phẩm bị coi là non yếu về tư tưởng, một số tác phẩm từ trước 1945 thiếu chọn lọc, hoặc xuất bản một số tác phẩm nước ngoài có ư tuyên truyền cho tư tưởng trái với chủ nghĩa hiện thực xă hội chủ nghĩa.

    – Ngày 7- 7 Thông báo kỷ luật các văn nghệ sĩ đă tham gia NVGP. Hoàng Cầm bị cảnh cáo, khai trừ khỏi BCH HNV, khai trừ 1 năm khỏi HNV. Cho Hoàng Tích Linh rút khỏi BCH. Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An bị khai trừ vĩnh viễn khỏi HNV. Khai trừ trong thời hạn 3 năm đối với Lê Đạt, Trần Dần. Khai trừ 1 năm khỏi HNV đối với Phùng Quán. Cảnh cáo một số người:
    – Hội Mỹ thuật cảnh cáo Sĩ Ngọc, cho Sĩ Ngọc và Nguyễn Sáng rút khỏi BCH. Khai trừ Trần Duy khỏi HMT.
    – Hội Nhạc sĩ cho Văn Cao, Nguyễn Văn Tư rút khỏi BCH.Khai trừ 3 năm Tử Phác, Đặng Đ́nh Hưng ra khỏi HNS.
    – Tại các đợt học tập chỉnh huấn tại các trường Sư phạm và Tổng hợp Hà Nội các Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Trương Tửu, Trần Đức Thảo cũng bị đưa ra cho giáo viên và sinh viên đấu tố, bị miễn nhiệm thôi giảng dạy.

    Ngoài ra c̣n nhiều người khác cũng chịu kỷ luật như Cao Xuân Hạo, Phan Ngọc, Cao Xuân Huy, …Một số sinh viên cũng bị kỷ luật như Bùi Quang Đoài ( Thái Vũ), Văn Tâm, Phan Kế Hoành, Hà Thúc Chỉ ( Thúc Hà )…

    – Một số trí thức là nhân sĩ đă có thái độ ủng hộ NVGP cũng chịu các h́nh thức đối xử như Dương Đức Hiền, Vũ Đ́nh Ḥe, Đỗ Đức Dục, Hoàng Văn Đức, Đặng văn Ngữ, Nguyễn Tấn Gi Trọng…Ngoài ra tại các địa phương những giáo viên, cán bộ , học sinh có hưởng ứng NVGP mua báo NVGP đều bị xử lư với nhiều hinh thức.
    – Trong ṿng ba đến sáu tháng các VNS đi cải tạo lao động tại các nhà máy, nông trường, hợp tác xă…Một số người phải cư trú lâu dài tại các địa phương như Hoàng Tố Nguyên, Nguyễn Bính, Hải Bằng, Trần Lê Văn, Nguyễn Khắc Dực…


    Còn tiếp ...

  7. #2617
    Tran truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    Năm 1959:

    – Tiếp tục các đợt lao động cải tạo
    – Phan Khôi từ trần ngày 16 tháng Giêng 1959 thọ 73 tuổi.
    – Sau khi báo Văn bị đ́nh bản, báo Văn Học ra đời do Nguyễn Đ́nh Thi làm Chủ nhiệm. Báo Văn Học không thuộc Hội Nhà văn quản lí mà do HLHVHNTVN. Hội NVVN bị tước hết cơ quan ngôn luận xuất bản cho tới sau 1975.
    – Nhà xuất bản Hội Nhà văn bị sáp nhập vào Nhà xuất bản Văn Học của Bộ Văn hóa.

    – Nhất Linh thành lập nhóm Văn Hóa Ngày Nay ở Sài G̣n.
    – Mao Trạch Đông phát động chiến dịch Đại nhảy vọt.
    – Pasternak nhà văn Xô viết đầu tiên được Giải thưởng văn học Nobel, không được sang Thụy Điển nhận giải.
    – Ngày 10- 12- 1959 Ṭa án nhân dân Hà Nội khai mạc phiên ṭa xử Vụ án gián điệp hoạt động phá hoại hiện hành.
    – Nội dung bản án kết tội như sau:

    Chúng là những tên gián điệp phản cách mạng, phá hoại hiện hành,hoạt động có tổ chức, thực hiện âm mưu của địch, tiến hành những hoạt động chiến tranh tâm lư đê hèn nhất, những hoạt động phá hoại thâm độc nhất, để cuối cùng lật đổ chế độ chúng ta ở miền Bắc.

    – Kết quả tuyên án như sau:

    Nguyễn Hữu Đang 15 năm tù giam, 5 năm quản chế sau khi ra tù.
    Lưu Thị Yến tức Thụy An 15 năm tù giam, 5 năm quản chế sau khi ra tù,
    Trần Thiếu Bảo tức Minh Đức 10 năm tù giam, 5 năm quản chế sau khi ra tù.
    Phan Tại 6 năm tù giam, 3 năm quản chế.
    Lê Nguyên Chí 5 năm tù giam, 3 năm quản chế.

    Năm 1960:

    – Bắt đầu xung đột hai nước lớn trong phe XHCN Liên Xô và Trung Quốc.
    – Đại hội ĐCSVN lần thứ III. Lê Duẩn được bầu làm Tổng bí thư. Trường Chinh chỉ c̣n phụ trách công tác lư luận và Tạp chí Học Tập.

    Năm 1961:

    – Phùng Cung bị bắt. Lư do: Tiếp tục sáng tác các truyện ngắn có nội dung bất măn, chống đối, phản động.

    Năm 1968:

    – Vụ án xét lại chống Đảng. Bắt giam Hoàng Minh Chính, Vũ Đ́nh Huỳnh, Đặng Kim Giang, Trần Minh Việt, Trần Thư, Vũ Thư Hiên, Lê Trọng Nghĩa, Huy Vân…Nhiều văn nghệ sĩ nhất là những người đi học ở Liên Xô về hoặc có quan hệ với Liên Xô bị đưa vào diện phân biệt đối xử.

    Năm 1973:

    -Thụy An, Nguyễn Hữu Đang ra tù.
    – Phùng Cung ra tù.

    Năm 1982:

    -Hoàng Cầm bị bắt cùng Hoàng Hưng v́ việc định đưa tập thơ Về Kinh Bắc ra nước ngoài. Hoàng Cầm bị giam 18 tháng, Hoàng Hưng bị giam 39 tháng.


    Còn tiếp ...

  8. #2618
    Tran truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    Năm 1986:

    – Đại hội ĐCSVN lần thứ VI với đường lối đổi mới, cởi trói cho VHNT.
    – Trần Độ được cử làm Trưởng ban Văn hóa văn nghệ trung ương.
    – Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gặp gỡ văn nghệ sĩ, trí thức tiêu biểu, với lời phát biểu nổi tiếng: Hăy tự cứu ḿnh trước khi trời cứu. Có một số người đặt vấn đề xem xét lại vụ NVGP.

    – Nghị quyết 05 Bộ Chính trị ĐCSVN : Đổi mới và nâng cao tŕnh độ lănh đạo, quản lư văn học nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới.
    – Công an và các ban ngành liên quan tiến hành làm chính sách cho các đối tượng NVGP. Tác giả viết báo cáo về t́nh h́nh các đối tượng NVGP và đề xuất phương hướng giải quyết chế độ chính sách.
    – Phục hồi hội tịch cho Trần Duy, Trần Dần, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh, Lê Đạt, Phùng Quán. Giải quyết chế độ lương hưu cho Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung.

    Năm 1987:

    – Hoàng Cầm in tập thơ trở lại đầu tiên Mưa Thuận Thành, NXB Văn hóa.
    – Phùng Quán in trở lại công khai đầu tiên trên báo Quảng Nam- Đà Nẵng Trường ca Cây Cà.

    Năm 1988:

    -Văn Cao xuất bản tập thơ Lá, NXB Tác phẩm mới, với sự ủy nhiệm cho các thi hữu đàn em Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo tuyển chọn biên tập.
    – Nguyễn Hữu Đang được chuyển lên Hà Nội, được cấp nhà.

    Năm 1991:

    – Tháng 4 , BCHTƯ ĐCSVN ra thông báo về hai vụ án NVGP và Xét lại chống Đảng. Quan điểm của Đảng là không thừa nhận sai lầm, vẫn đánh giá hai vụ án như trước đây.
    – Trần Dần xuất hiện trở lại với tập thơ Bài thơ Việt Bắc, NXB Hội Nhà văn
    – Từ 23-11 đến 10- 12 Hội Nghệ sĩ tạo h́nh Việt Nam mở Triển lăm tranh Trần Duy tại Nhà triển lăm tranh 16 Ngô Quyền Hà Nội.

    Năm 1992:

    – Lần đầu tiên in Kỷ yếu nhà văn Việt Nam , danh sách có tên Phan Khôi
    – Hoàng Cầm xuất bản kịch thơ Kiều Loan

    Năm 1993:

    – Hoàng Cầm xuất bản Bên kia sông Đuống, NXB Văn hóa

    Năm 1994:

    – Lê Đạt xuất bản tác phẩm trở lại đầu tiên Bóng chữ, NXB Hội Nhà văn.
    – Hoàng Cầm in được tập thơ Về Kinh Bắc, NXB Văn Học.
    -NXB Văn Học in Tuyển tập Văn Cao
    -Trần Dần in Tiểu thuyết thơ Cổng Tỉnh, NXB Hội Nhà văn.

    Năm 1995:

    -Phùng Cung xuất hiện trở lại lần đầu tiên với tập thơ Xem Đêm, NXB Văn hóa – Thông tin.
    – NXB Hội Nhà văn in Tuyển tập thơ Phùng Quán.

    Năm 1996:

    Tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho Đặng Văn Ngữ, Cao Xuân Huy, Văn Cao, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng.

    Năm 1997:

    – Bắt đầu in lại các tác phẩm cũ trước 1945 của Phan Khôi. Đáng chú ư là Lại Nguyên Ân đă sưu tầm và cho xuất bản Tác phẩm đăng báo hàng năm của Phan Khôi, các tập 1928, 1929, 1930, 1931…
    – Bắt đầu in một vài tác phẩm mới của Trần Đức Thảo.

    Năm 2000:

    Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Ngyễn Bính, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sỹ Ngọc, Lộng Chương, Nguyễn Văn Tư.

    Năm 2001- 2002 :

    – NXB hội Nhà văn in Hoàng Cầm Tác phẩm 3 tập.

    Năm 2003:

    – NXB Văn hóa- Thông tin xuất bản cuốn Nguyễn Bách Khoa- Khoa học văn chương. (NBK là một bút danh của Trương Tửu).

    Năm 2007:

    – Tặng Giải thưởng Nhà nước cho Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán, Yến Lan, Phạm Kỳ Nam.
    -NXB Lao Động xuất bản TRƯƠNG TỬU- Tuyển tập nghiên cứu phê b́nh 1088 trang khổ 16-24.

    Năm 2008:

    – Tuyển tập Trần Dần Thơ 492 trang khổ 15-23 được NXB Đà Nẵng xuất bản. Gồm tất cả những bài thơ tiêu biểu của ông, kể cả các bài đă in trong báo NV- GP. Cơ quan chức năng can thiệp, bị công luận phản đối, sau xử phạt vi phạm hành chính.
    – Tại Ngày Thơ Việt Nam ở Văn Miếu có Cây Thơ Thanh Tâm Tuyền.

    Năm 2009:

    – Tuyển tập thơ Lê Đạt Đường Chữ 644 trang khổ 16-24 do NXB Hội Nhà văn in. Cũng gồm tất cả các bài thơ đă in và bị cấm trong thời kỳ NVGP.


    Còn tiếp ...

  9. #2619
    Tran truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )[

    Năm 2010:

    – Tháng 4 tại Đại hội cơ sở các Chi hội Điện ảnh lực lượng vũ trang các đại biểu Nguyễn Thành Lập, Lê Thi, Thái Kế Toại lên tiếng đề nghị xem xét tới những nghệ sĩ điện ảnh đă tham gia NVGP như Phạm Kỳ Nam, Phan Vũ, Hồng Lực, Trần Công, Trần Thịnh, Cao Nhị, Vũ Phạm Từ, Nắng Mai Hồng…
    – Chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức viết Biên niên sự kiện và Lịch sử Hội bàn đến việc viết về NVGP như thế nào.
    – Trước Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII BCH khóa VII ra quyết định kết nạp lại nhà văn Trương Tửu. Trước đó, từ Kỷ yếu 1992 nhà văn Phan Khôi đă mặc nhiên có tên trong danh sách hội viên HNVVN. C̣n Thụy An chưa được phục hồi hội viên HNVVN.

    2- Nhận xét nhân sự

    Số người gọi là tham gia NVGP tại Hà Nội do Bộ Công an và Công an Hà Nội quản lí do tác giả thống kê được gồm khoảng 170 người. Số bị xử lí nặng khoảng gần 100 người, c̣n số bị đưa vào danh sách để phân lọai xử lí tính trên toàn miền Bắc ở tất cả các lĩnh vực phải tới hàng ngàn người (16). Bởi v́ các ấn phẩm của phong trào NVGP đă được đón nhận nồng nhiệt, được hưởng ứng không chỉ ở Hà Nội, mà xuống đến tận các vùng nông thôn miền núi.

    Tác giả ở Tiền Hải Thái B́nh có người thầy học là ông Trịnh Hồng Phát con cả của nhà nho Trịnh Đ́nh Rư là sinh viên văn ĐHTH HN do hưởng ứng tập san Đất Mới phải về Tiền Hải dạy cấp II. Tác giả có người cậu thứ hai dạy cấp I thời đó là Tô Nhật Mỹ đă cho đọc báo Văn, cho đến nay tác giả vẫn c̣n giữ ấn tượng về số báo Văn in truyện Ông Năm Chuột.
    Đa số họ là trí thức văn nghệ sĩ có tài năng đă tham gia tích cực trong kháng chiến chống Pháp, nhiều người c̣n tham gia hoạt động cách mạng từ thời Văn hóa Cứu quốc.

    Theo thống kê của tác giả trong số 64 đối tượng chính là văn nghệ sĩ có tên tuổi chỉ riêng trong lĩnh vực VHNT, chưa tính số trí thức bên ngành giáo dục đă có :

    -23 người là hội viên Hội viên Hội Nhà văn
    – 4 người là Hội viên Hội Sân khấu
    – 6 người sau là Hội viên Hội Điện ảnh
    – 12 người là Hội viên Hội Mỹ thuật
    – 4 người là hội viên Hội nhạc sĩ

    3- Nhận xét nội dung tư tưởng các tác phẩm của nhóm NVGP

    Có người nói rằng cách thức tiến hành đánh NVGP mô phỏng lại cách Trung Quốc đấu tố phái hữu. Có thể chính Hồ Chí Minh đă chứng kiến việc này ở Bắc Kinh và Tố Hữu, Huy Cận, Hà Xuân Trường mang các bài học của Trung Quốc về áp dụng ở Việt Nam. Đặc biệt là h́nh thức chỉnh huấn đấu tố tập thể, tra tấn tinh thần để đối tượng tự nhận tội. Các văn bản phê phán đều mang màu sắc CCRĐ rất rơ với các quan điểm tả khuynh về chính trị, nặng về mạt sát mạ lỵ, quy kêt chụp mũ, thậm chí có chỗ vu khống, bịa đặt trắng trợn.

    Trong các bài tham luận, phát biểu trích dẫn văn bản th́ cắt xén, suy luận xuyên tạc ư nghiă chủ quan của tác phẩm. Các bản tự kiểm điểm do sức ép nặng nề về tâm lư và để nhanh chóng thoát khỏi các h́nh thức tra tấn về tinh thần đều nhận tội quá lên, tự xỉ vả ḿnh và đồng nghiệp. V́ thế khi người ta muốn t́m hiểu sự thật trong các văn bản này nên thận trọng và phải đối chiếu với các nguồn thông tin khác.


    Còn tiếp ...

  10. #2620
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    Kết tội nhóm NVGP có 3 nguồn chính thức như sau:

    -Nghị quyết 30 của BCTĐCSVN ngày 6- 1- 1958 về việc chấn chỉnh công tác văn nghệ.
    – Báo cáo tổng kết cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân Văn- Giai Phẩm của Tố Hữu taị Hội nghị Ban chấp hành Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam ngày 4- 6- 1958.
    – Bản án của Ṭa án nhân dân Hà Nội ngày 19- 1- 1960 xử vụ gián điệp Nguyễn Hữu Đang, Thụy An.

    Dù có cách đánh lạc hướng nhưng cáo trạng đều toát lên tinh thần các đối tượng dùng báo chí, văn nghệ sĩ kích động tư tưởng chống chế độ tức là tinh thần của một vụ án văn học chứ chưa phải là một vụ án h́nh sự về an ninh quốc gia.
    Gác lại một bên, các quy kết, trào lưu tư tưởng NVGP có những ǵ?

    Cốt lơi của NVGP vẫn là vấn đề dân chủ, câu hỏi muôn thưở đối với các xă hội toàn trị. Nhu cầu về một cuộc sống có tự do dân chủ lúc ấy là khát vọng chung cho tất cả các tầng lớp nhân dân miền Bắc, nhưng nó được biểu hiện một cách mănh liệt ở những trí thức có nhiều ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản, ở những văn nghệ sỹ công thần, nhạy cảm, dũng cảm và lăng mạn.
    Rơ rệt nhất là ở các lĩnh vực sau:

    Về chính trị :Mấy ḍng ra mắt báo Nhân Văn số 1 viết:
    Vào lúc Đảng và Chính phủ đang có kế hoạch phát triển văn hóa, cải thiện sinh hoạt xă hội, chúng tôi cho ra tờ báo Nhân Văn để đóng góp một phần nhỏ mọn vào công việc đó.
    V́ vậy nên phần ngôn luận chủ yếu của nó được nêu lên là: văn hóa và xă hội.

    Ngoài ra, trong nước nay mai sẽ có Đại hội Văn nghệ toàn quốc. Báo Nhân Văn cũng coi trọng việc ấy, dành một phần tờ báo cho việc thảo luận các vấn đề văn nghệ để góp phần xây dựng Đại hội.
    Tóm lại, báo Nhân Văn đứng dưới sự lănh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác- Lênin với tinh thần thực tiễn, để xúc tiến công cuộc củng cố miền Bắc, thống nhất nước nhà, để dọn đường đi đến thực hiện chủ nghĩa xă hội, theo như ư muốn của Đảng cũng là ư muốn của nhân dân cả nước.
    Nguyễn Hữu Đang viết trong bài Cần phải chính quy hơn nữa, báo Nhân Văn số 4:

    Ḥa b́nh lập lại đă hai năm, dù cuộc đấu tranh thống nhất đất nước có phức tạp, gay go thế nào th́ cũng không thể coi miền bắc như ở một hoàn cảnh bất thường để duy tŕ măi một nền pháp trị hẳn hoi.
    …Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có chế độ binh dịch hợp lư, công an hỏi giấp giá thú đôi vợ chông ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu ŕnh bên cửa sổ khiến người ta mất ăn mất ngủ, cán bộ thuế tụ tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người ở nhà rộng phải nhường một phần cho cán bộ hay cơ quan ở.

    Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một ngành rất quan trọng noí đ̣i thông qua những bài báo nói đến ḿnh, làm như một bộ phận của Nhà nước lại có quyền phục hồi chế độ kiểm duyệt mà chính nhà nước đă băi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đă làm những việc vu cáo và đe dọa chính trị trắng trợn, ngăn cản việc mua đọc báo Nhân Văn, hành hung báo Trăm hoa v.v…

    Tưởng đă đến lúc nhân dân phải tích cực bảo vệ chế độ bằng cách tố cáo những hành động phi pháp ở bất cứ trường hợp nào đă có luật lệ rồi.
    Về mặt xúc tiến xây dựng ngay một chế độ pháp trị đầy đủ tinh vi, chúng tôi đề nghị:

    1- Thi hành Hiến pháp ( hoặc là Hiến pháp 1946 sửa đổi cho thích hợp với hoàn cảnh ngày nay, hoặc là Hiến pháp mới sẽ đặt ra), Trên cơ sở Hiến pháp, Quốc hội sẽ biểu quyết các đạo luật thay cho các sắc lệnh và nhiều văn kiện khác.
    2- Quốc hội họp đều sáu tháng một kỳ. Không có lư do trong hoàn cảnh ḥa b́nh mà công việc của Quốc hội vẫn khoán trắng cho một Ban thường trực gần như không hoạt động ǵ.
    3-Chấn chỉnh ngành tư pháp, chủ yếu là tăng quyền hành thực sự của Bộ tư pháp.
    Trong bài Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và Hiến pháp Trung Hoa bảo đảm tự do dân chủ thế nào? Ông lại viết:

    Hiến pháp 1946 của ta sau khi được Quốc hội thông qua liền bị hoăn thi hành v́ t́nh h́nh trong nước nghiêm trọng. Nhưng từ sau Hiệp định Giơ ne vơ, t́nh h́nh miền Bắc, mặc dầu c̣n nhiều khó khăn kinh tế và cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất gau go phức tạp, cũng phải coi là đă trở lại b́nh thường rồi. vậy chúng ta có thể đề ra hoặc việc thi hành Hiến pháp 1946 sửa đổi lại, hoặc việc đặt một Hiến pháp mới.

    … Ở đây tôi chỉ muốn cả quyết một điều là dù Hiến pháp sẽ được ban bố có nội dung thế nào đi nữa, cái phần bảo đảm tự do dân chủ của nó về căn bản vẫn không thể thay đổi so với Hiến pháp 1946. V́ đó là một điều kiện ” không có không được” của một chính thể dân chủ.
    …Chúng ta thấy các quyền tự do dân chủ bị hạn chế quá nhiều. Và chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh nghị quyết của hội nghị lần thứ 10 của Trung ương Đảng Lao động đă nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng tự do dân chủ.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •