Page 263 of 304 FirstFirst ... 163213253259260261262263264265266267273 ... LastLast
Results 2,621 to 2,630 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2621
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    …Chuyên chính với địch th́ bao nhiêu cũng chưa đủ và từ trước đến nay chúng ta có lúc nào buông lỏng đâu mà phải hô hào? C̣n chuyên chính với nhân dân th́ cần xét kỹ. Nếu không hậu quả sẽ tai hại lớn. Nguyên nhân sâu xa của những biến cố ở Ba Lan và Hung ga ri là v́ thiếu dân chủ, tại sao lại hiểu ra là v́ thiếu chuyên chính?
    Giáo sư Trần Đức Thảo viết trong bài Nỗ lực phát triển tự do dân chủ , báo Nhân Văn số 3 :

    Sau khi chúng ta đă đánh bại đế quốc và hoàn thành Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc, chính bệnh quan liêu, bè phái, sùng bái cá nhân là những di tích của chế độ cũ trong tổ chức mới. Đấu tranh chống những bệnh ấy là nhiệm vụ của nhân dân và đường lối của Đảng, một trọng tâm công tác để đẩy mạnh công cuộc kiến thiết kinh tế và văn hóa, nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xă hội.

    …Trong nhiệm vụ thực hiện phương châm của Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô, đặng hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam, hưởng ứng phong trào phát triển tự do dân chủ trong những nước dân chủ nhân dân anh em, người trí thức Việt Nam có phần trách nhiệm quan trọng. Người trí thức hoạt động văn hóa, cần tự do như khí trời để thở. Có tự do mới đẩy mạnh được sáng tác văn nghệ, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật. Phát triển tự do là nhu cầu thiết thân đồng thời cũng là nhiệm vụ số 1 của người trí thức cũng như của toàn dân.

    Trong bài Nội dung xă hội và h́nh thức tự do , Giai phẩm Mùa Đông tập I ông viết cụ thể hơn về nguồn gốc của căn bệnh sai lầm như sau:

    …Cơ cấu của bộ máy lănh đạo có hướng một chiều, rất nặng về tổ chức và phương tiện đả thông, cưỡng bách , mà những ư kiến phê b́nh của nhân dân hay cấp dưới th́ lại hoàn toàn để cho cấp trên quyết định có nên xét đến và thảo luận hay không, cho nên những bệnh quan liêu, bè phái, sùng bái cá nhân trong tổ chức lănh đạo đă có điều kiện khách quan để phát triển, đẩy mạnh tác phong đàn áp tư tưởng, phớt qua quy tắc dân chủ, biến những ư kiến chủ quan thành lập trường bất di bất dịch.
    Nhờ những sự kiện ấy mà những phần tử lạc hậu bảo thủ, đă ngăn cản ư kiến của quần chúng, cản trở việc sửa chữa sai lầm, cho đến lúc tác hại lớn quá, cơ sở đă bị tổn thương nặng nề, chỉnh đốn tổ chức ở huyện và tỉnh phát triển theo một thứ chủ nghĩa nông dân lưu manh hóa. Rơ ràng những phần tử quan liêu bè phái đă lấy thành kiến của họ làm đường lối lịch sử , biến những sai lầm của họ thành bánh xe vô t́nh của lịch sử. Một bộ máy hùng mạnh, xây dựng để diệt kẻ thù, đến lúc không thấy thù th́ lại quay về bạn, lấy bạn làm thù mà đập phá bừa băi.

    …Không có lư do ǵ mà không tin tưởng ở nhân dân, không tin tưởng rằng những thắc mắc đề ra, những ư kiến phê b́nh căn bản là nhằm phục vụ mục đích chung, lấy kinh nghiệm thực tiễn mà sửa chữa sai lầm, chấn chỉnh tổ chức, cải tiến chính sách. Những ư kiến ấy phát biểu tự do có thể phạm vào địa vị, thành kiến hoặc thói quen của một số người trong tổ chức lănh đạo, nhưng nhất định đấy không phải là thoát ly lănh đạo, mà chính là củng cố lănh đạo.

    Về pháp luật :

    Luật sư Nguyễn Mạnh Tường qua bài phát biểu rất quan trọng trước Mặt trận Tổ quốc Hà Nội ngày 30- 10- 1956 đă phân tích những sai lầm của chính quyền đi từ sai lầm CCRĐ ở nông thôn sang sai lầm trong chế độ mậu dịch ở thị thành,, tất cả nằm trong bản chất thiếu dân chủ. Ông chỉ ra nguồn gốc các sai lầm đó và tŕnh bày những nguyên tắc để sửa sạng lại bộ máy pháp luật, chính trị của đất nước (17).

    Ông phê phán khẩu hiệu Thà chết 10 người oan c̣n hơn để sót một địch không những quá tả một cách vô lư mà c̣n phản lại cách mạng.
    Ông nhắc lại những nguyên tắc cơ bản của pháp lư đă không được áp dụng trong CCRĐ:

    -Không phạt các tội đă lâu ngày mà bây giờ mới khám phá ra.
    – Chỉ một ḿnh phạm nhân chịu trách nhiệm của việc ḿnh làm, không có trách nhiệm chung của vợ con, gia đ́nh.
    – Muốn kết án một người phải có bằng cớ xác đáng.
    – Thủ tục điều tra xét xử phải đảm bảo quyền lợi của bị tố nhân. Bị tố nhân có quyền nhờ luật sư bào chữa cho ḿnh.

    Sở dĩ có sai lầm như vậy v́ 3 nguyên nhân:

    Quan điểm ta- địch, thù-bạn mơ hồ
    Bất chấp pháp luật
    Bất chấp chuyên môn.

    Nguyễn Mạnh Tường cho rằng lẽ ra Quốc hội là cơ quan lập pháp nhưng lại bị quan niệm rằng đó chỉ có quyền thông qua các chính sách mà thôi.


    Còn tiếp ...

  2. #2622
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

  3. #2623
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    Ông đề nghị hướng sửa chữa sai lầm , là phải xây dựng một chế độ pháp trị chân chính, một chế độ dân chủ thực sự. Ông khẳng định :

    Một chế độ dân chủ thực sự trong đó người dân được làm chủ trên đất nước không những trong hiến pháp mà cả trong thực tế nữa.
    Lịch sử các phong trào cách mạng trong hơn một thế kỷ nay, chưa bao giờ, chưa ai có thể ngăn cản được một phong trào quần chúng đ̣i tự do dân chủ.


    Về Văn hóa, văn học nghệ thuật :

    Đào Duy Anh , Đặng Văn Ngữ trong trả lời phỏng vấn của báo Nhân Văn (18) nhấn mạnh đến việc thực hành dân chủ cho đội ngũ những người nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học, đội ngũ bác sĩ, trí thức cần được đầu tư phù hợp, cần có quan niệm đúng về vai tṛ chuyên môn, có phương pháp đánh giá đúng thực chất người trí thức, tránh lănh đạo thô bạo bằng chính trị. Các ông đ̣i công tác chuyên môn cơ bản phải do những người chuyên môn phụ trách (19).

    Làn sóng phê b́nh sai lầm trong lănh đạo văn nghệ vô cùng mạnh mẽ. Những phát súng đầu tiên lại xuất phát từ Pḥng văn nghệ Quân đội , nơi quản lư cả một đội ngũ VNS hùng hậu bằng chế độ chính ủy.

    Từ tháng 4- 1955 Trần Dần cùng với Đỗ Nhuận, Hoàng Tích Linh, Hoàng Cầm, Tử Phác, Trúc Lâm…gửi Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hóa lên Tổng cục chinh trị. Bản Dự thảo yêu cầu để cho văn nghệ sĩ tự do sáng tác, trả lănh đạo văn nghệ cho văn nghệ sĩ, đ̣i thành lập một chi hội văn nghệ trực thuộc Hội Văn nghệ không qua Cục tuyên huấn và Tổng cục chính trị, bỏ hệ thống chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội, bỏ mọi chế độ quân sự hiện hành trong văn nghệ quân đội.

    Sau đó là sự kiện Tử Phác, Trần Dần bị bắt giam, Trần Dần dùng dao lam cứa cổ tự tử, viết thư gửi Nguyễn Chí Thanh. Ông Thanh phải ra lệnh thả hai người. Việc bắt giam hai người, Hoàng Cầm chứng kiến Tố Hữu ra lệnh cho Văn Phác: Bắt nó về, tống giam nó!

    Với bài Phê b́nh lănh đạo văn nghệ (20) Phan Khôi không ngần ngại phê phán tác phong lănh đạo văn nghệ quan liêu, hách dịch, bè phái, sùng bái cá nhân của Trường Chinh, Tố Hữu, Hoài Thanh, Nguyễn Đ́nh Thi.

    Phan Khôi cho rằng từ khi vể Hà Nội trong văn nghệ đă h́nh thành hai phe lănh đạo văn nghệ và quần chúng văn nghệ mà Lănh đạo văn nghệ đă xâm phạm mỗi ngày một hơn vào quyền riêng nghệ thuật của văn nghệ sĩ đặc biệt là việc ép buộc văn nghệ sĩ một cách nghiệt ngă phải phục vụ đúng đường lối chính trị. Với việc Hồ Chí Minh viết truyện mẫu cho các nhà văn viết theo, ông nhận xét:

    Nhược bằng bắt mọi người phải viết theo một lối với ḿnh, th́ rồi đến một ngày kia, hàng trăm thứ hoa cúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết.

    Ông chất vấn việc Hội Văn nghệ tổ chức phê phán bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần mang tính ấu trĩ quy chụp, đàn áp.
    Phan Khôi được mời tham gia Ban giám khảo Giải thưởng văn học 1954- 1955 để làm v́. Ông tố cáo sự thối nát của Ban Giám khảo, những người như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tưởng có tác phẩm dự thi mà đều ở Ban sơ khảo và Ban chung khảo, đều được giải thưởng mà chất lượng tác phẩm của họ không xứng đáng với giải.

    Cùng với Khan Khôi, Trương Tửu cũng quyết liệt phê phán Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lănh đạo văn nghệ (21). Xin nói rơ hơn là trong nghị quyết của Hội nghị TƯ 10 tháng 10-1856 cũng nhấn mạnh việc chống sùng bái cá nhân đang rất nặng nề trong đảng, trong đó có việc sùng bái Hồ chí Minh.

    Trương Tửu xác định bệnh sùng bái cá nhân là một bệnh phổ biến trong giới lănh đạo văn nghệ…Tôi không nói đó là bệnh của văn nghệ sĩ, v́ rằng hôm qua cũng như hôm nay , người văn nghệ sĩ tự trọng không bao giờ thừa nhận sự sùng bái cá nhân. Nghệ thuật là sáng tạo, là tự do. Sùng bái cá nhân là phục tùng mù quáng, là nô lệ. Hai thứ đó như nước với lửa, có cái này th́ không có cái kia được.

    Trương Tửu nêu lên tấm gương không chịu sùng bái cá nhân của Tô Ngọc Vân, Sĩ Ngọc đối với Trường Chinh. Ông quy tội cho số lănh đạo văn nghệ:

    Giống như bọn thầy bùa phong kiến, các nhà lănh đạo văn nghệ của chúng ta muốn yểm tất cả tâm hồn cứng rắn và tự do cho đến trở thành những ḥn đất thó tṛn méo mặc dầu tay kẻ nặn. Những lá bùa của họ chế tạo ra kể cũng đă khá nhiều: mất lập trường, phạm chính sách,phá đoàn kết, phá tổ chức, vô kỷ luật, chống Đảng, địch lợi dụng, có vấn đề, bất măn cá nhân, óc địa vị,v,v… c̣n ǵ nữa?

    Theo ông chính lănh đạo đă tạo ra một t́nh trạng u ám trong văn nghệ:

    Một số văn nghệ sĩ non gan…biến thành những tên thư lại văn nghệ xu nịnh trục lợi. Một số khác trốn vào thái độ tiêu cực, chán nản công tác, tâm tư trĩu nặng hờn oán và uất ức. Một số khác nữa cất kín cá tính và nghệ thuật xuống đáy ba lô, yên lặng làm bổn phận một người công dân kháng chiến bằng bút, bằng màu sắc, bằng dây đàn, bằng sân khấu- đánh giặc đă!C̣n một số không khuất phục, kịch liệt phê phán tác phong và đường lối lănh đạo của thường vụ Hội th́ bị chụp mũ, bị chèn ép, bị trù, bị hành hạ, bị gạt sang một bên…

    Trương Tửu đề nghị:

    Đă đến lúc phải sa thải những nhà lănh đạo thiếu tư cách mà quần chúng tuyệt đối không tin tưởng nữa để quần chúng văn nghệ tự tay ḿnh điều khiển công việc chuyên môn của ḿnh một cách thực sự dân chủ.
    Đă đến lúc phải thanh toán lối đàn áp tự do tư tưởng, khinh miệt quần chúng, mệnh lệnh, độc đoán, bè phái chủ nghĩa do bệnh sùng bái cá nhân đẻ ra, để mở đường cho trăm hoa đua nở, trăm nhà đua nói.


    Trương Tửu kêu gọi trả lại sự tự do cho văn nghệ sĩ:

    Muốn sáng tạo ra một thế giới độc đáo, văn nghệ sĩ phải có một cái nh́n độc đáo, một nhận thức độc đáo về thực tại, một trí tưởng tượng độc đáo, một lối nói độc đáo. Phải duy tŕ bảo vệ tính độc đáo ấy không để một sức mạnh bên ngoài nào xâm phậm đến hay làm cho mất đi.
    Phải tự do nh́n sự thực, tự do xúc cảm, tự do suy nghĩ, tự do tưởng tượng, tự do vận dụng ngôn ngữ nghệ thuật- để có thể phản ánh hiện thực một cách trung thành.Tự do ở đây có nghĩa là: chống lại mọi áp bức tư tưởng, mọi mệnh lệnh, mọi công thức, mọi quyền uy bắt ḿnh nói điều minh không muốn nói,nghĩ diều ḿnh không muốn nghĩ, nhận là đúng điều ḿnh cho là sai, không yêu những cái mà ḿnh ghét, không ca tụng những cái mà ḿnh phản đối. Không có tự do ấy, sự sáng tác của văn nghệ sĩ sẽ giả tạo.



    Còn tiếp ...

  4. #2624
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    Cũng với tinh thần phê phán các sai lầm của lănh đạo văn nghệ, đề nghị các giải pháp cho tự do sáng tác c̣n có các bài của:

    Hoàng Huế : Một bản đề án về Đại hội Văn nghệ lần thứ hai.
    Trần Duy: Phấn đấu cho trăm hoa đua nở. Thành thật đấu tranh cho tự do dân chủ. Góp ư kiến về phần tự do dân chủ trong Nghị quyết T.Ư lần thứ mười.
    Chu Ngọc: Nguyễn Sơn , người đi đầu trong đường lối văn nghệ rộng răi.
    Sĩ Ngọc: Làm cho hoa nở bốn mùa.
    Ngọc và T. Hồng: Phê b́nh lănh đạo sinh viên.

    Dương Viết Á: Những bóng mây đen đă bay qua. Chúng ta hăy giữ lấy ánh sáng mới.
    Văn Tâm: Những người ấy muốn ǵ.
    Bùi Quang Đoài: Chủ nghĩa nhân văn của ông Hoàng Xuân Nhị
    H.L: Không có lí ǵ mà không tán thành Trăm hoa đua nở.
    Trần Công: Chống bè phái trong văn nghệ.
    Trần Công: Mấy ư kiến về vấn đề lănh đạo ở Pḥng văn nghệ quân đội.

    Người Quan sát: Một đợt học tập và đấu tranh của giới văn nghệ. Bài học Ba Lan và Hung ga ri.
    Trần Lê Văn: Chúng ta đă bàn tới những vấn đề ǵ trong Đại hội?. Cần mở rộng phê b́nh để đẩy văn nghệ tiến lên.

    C̣n một số bài về điện ảnh của Cao Nhị, Vũ Phạm Từ, Phạm Kỳ Nam, Phan Vũ, Chu Ngọc, Trần Công, Nắng Mai Hồng, Trần Thịnh…

    Trần Công: Tiến tới thành lập Hội của những người công tác điện ảnh.( ST1)
    Nắng Mai Hồng: Cần xét lại quan niệm của những người lănh đạo nghệ thuật điện ảnh.( ST 1+2)
    Cao Nhị: Nửa tháng liên hoan phim Liên Xô: Mấy bộ phim dở. (NV 5)

    Như vậy sau văn học những phản ứng mạnh mẽ ở trên đă làm nóng diễn đàn điện ảnh. Lúc đó Ban vận động thành lập Hội Điện ảnh đă hoạt động nhưng măi đến năm 1970 những người làm điện ảnh mới có hội nghề nghiệp của ḿnh. Có hai lí do :

    Thứ nhất các ĐCS theo lí thuyết của Lê nin đề cao điện ảnh là vũ khí số một của nghệ thuật vô sản. Họ luôn luôn nắm chặt vũ khí này cho đến hiện nay cả về chỉ đạo và cả về đầu tư.

    Thứ hai là sau NVGP điện ảnh phải hứng chịu tiếp cơn băo thứ hai lớn hơn là Vụ án xét lại. Hầu hêt các nghệ sĩ và quản lư điện ảnh đều được đào tạo ở Liên Xô về, nhiều người đă bị coi là có tư tưởng xét lại. Chỉ sau khi giải quyết xong vụ án xét lại 1968 th́ đến tháng 1- 1970 Hội Điện Ảnh mới được thành lập.
    Trên lĩnh vực sáng tác phong trào NVGP c̣n có các tác phẩm tiêu biểu như sau:

    Thụy An: Truyện ngắn Trường hợp ṭng quân của thiếu úy Lâm, Bich xu ra.
    Nguyễn Bính:Thơ Tỉnh giấc chiêm bao.
    Văn Cao:Trường ca Những người trên cửa biển. Thơ Anh có nghe thấy không.
    Hoàng Cầm: Bút kí Con người Trần Dần. Trường ca Tiếng hát quan họ. Kịch thơ Tiếng hát.
    Phùng Cung: Truyện ngắn Con ngựa già của chúa Trịnh
    Trần Dần: Trường ca Nhất định thắng. Hăy đi măi.

    Trần Duy: Truyện ngắn Những người khổng lồ. Tiếng sáo tiền kiếp.
    Lê Đạt: Thơ Nhân câu chuyện mấy người tự tử. Cửa hàng Lê Đạt.
    Minh Hoàng: Truyện ngắn Đống máy
    Phan Khôi: Tạp văn Ông b́nh vôi. Truyện ngắn Ông Năm Chuột.
    Hữu Loan: Thơ Những thằng nịnh hót.

    Như Mai: Truyện ngắn Thi sĩ máy
    Phùng Quán: Thơ Chống tham ô lăng phí. Lời mẹ dặn.
    Trần Lê văn: Tùy bút Bức thư gửi một người bạn cũ.

    Vậy đặc điểm của cuộc cách mạng văn học NVGP là ǵ? Về nội dung:

    Trong lúc đa số văn nghệ sĩ đang băn khoăn không biết viết về cuộc sống hiện tại như thế nào để không trái với yêu cầu tuyên truyền, viết tiếp về kháng chiến th́ khó viết, các tác giả NVGP chủ trương sáng tác của ḿnh trực tiếp phản ánh những vấn đề cấp thiết của xă hội với thái độ thẳng thắn, trung thực. Họ cho rằng nếu với thái độ đó văn học sẽ giúp ích nhiều cho nhân dân, cho Đảng, cho nhà nước.

    Họ không né tránh sự đau khổ của nhân dân, nghèo túng, oan ức trong cải cách ruộng đất, sự bế tắc của người nghệ sĩ. Họ lên án các tật xấu của cán bộ, nạn tham ô lăng phí, trong đó có cán bộ lănh đạo văn nghệ, chỉ đạo chính trị thô bạo, sùng bái cấp trên, bè phái, áp bức cấp dưới và nhân dân, làm ảnh hưởng đến sáng tạo, đến chất lượng nghệ thuật. Họ góp ư thẳng thắn về các chủ trương chính sách không hợp với ḷng dân đang làm tổn thương ḷng tin vào chế độ mới.


    Còn tiếp ...

  5. #2625
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    Họ tố cáo với Đảng những kẻ thù mới đó, những con người đang làm hại sự nghiệp của Đảng, khẳng định đây là một cuộc đấu tranh mới đầy quyết liệt:

    Chúng nó c̣n ở lại
    Trong những áo dài đen nham hiểm
    Bẻ cổ bẻ chân đeo tội ác cho người
    Chúng nó c̣n ở lại
    Trong những tủ sách gia đ́nh

    * *
    *
    Ở những điếu thuốc trên môi những em bé mười lăm
    Từng bước chân cô gái
    Từng con đường băi cỏ bóng tối
    Mắt quầng thâm c̣n nhớ măi đêm
    Chúng nó c̣n ở lại

    * *
    *
    Trong những tuổi bốn mươi
    Đang đi vào cuộc sống
    Như nấm mọc trên những thân gỗ mục
    Văn Cao- ( Anh có nghe thấy không)


    Trong những ngày khó khăn chồng chất
    Kẻ thù của chúng ta xuất hiện
    Những con rồng đất khi đỏ khi xanh
    Lẫn trong hàng ngũ
    Những con bói cá

    * *
    *

    Đậu trên những dây buồm
    Đang đo mực nước
    Những con bạch tuộc
    Bao tay chân cố d́m một con người
    Đất nước đang lên da lên thịt

    * *
    *

    Đất nước c̣n đang nhỏ máu ngày ngày
    Ta muốn gói cuộc đời gọn gàng như trái vải
    Đă thấy loài sâu nằm tṛn trong cuống
    Chúng muốn các em nhỏ mới biết đi phải rụng
    Ṃn mỏi dần sức vỡ đất khai hoang

    * *
    *

    Làm rỗng những con người lụi dần niềm hy vọng
    Héo dần mầm sáng taọ mất phẩm giá con người
    Chúng nó ở bên ta trong ta lén lút
    Đào rỗng từng kho tiền gạo thuốc men
    Tôi đă thấy từng mặt từng tên xâu chuỗi

    * *
    *

    Tôi sẽ vạch mặt từng tên
    Văn Cao- (Trường ca Những người trên cửa biển)



    Họ cũng sớm lên án sự can thiệp thô bạo vào đời sống riêng tư con người:

    Chế độ ta không cấm họ yêu nhau
    Mà sao họ chết?
    Người công an đứng ngă tư
    đường phố
    Chỉ huy

    * *
    *

    bên trái
    bên phải
    Xe chạy
    Xe dừng
    Rất cần cho việc giao thông

    * *
    *

    Nhưng đem bục công an
    máy móc
    đặt giữa tim người
    Bắt t́nh cảm ngược xuôi
    Theo đúng luật đi đường nhà nước

    * *
    *
    Có thể gây rất nhiều chua xót
    ngoài đời
    Lê Đạt- (Nhân câu chuyện mấy người tự tử)


    Với ngày nay những câu thơ trên là rất b́nh thường nhưng vào lúc đó nó bị cắt xén, suy diễn gán ghép kết tội, làm cho những người lănh đạo cả tin vào đội ngũ thư lại mất b́nh tĩnh. Cũng như vậy, kể cả câu Tôi bước đi . Không thấy phố , không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. đă bị cắt ra khỏi kết cấu của bài thơ dài Nhất định thắng và gán cho ư nghĩa phản động.
    Câu thơ này là tâm trạng tác giả lúc cuộc sống khó khăn nhất. Cuối bài thơ lúc miền Bắc vượt qua khó khăn, với tinh thần nhất định thắng tác giả lại thấy :

    Nắng lên đỏ phố đỏ cờ
    Đỏ cả buồng tim lá phổi.

    Trong nội dung các tác phẩm này, có thể thấy tính chất thật, cuộc sống thật của đời sống nhân dân. Các sáng tác NVGP cũng giống như lời các bài hát của Phạm Duy trong giai đoạn đầu kháng chiến như Bà mẹ Gio Linh, Nương chiều, Đường về miền Trung...đầy hơi thở cuộc sống , không chung chung như các bài thơ, các nhạc phẩm của các văn nghệ sĩ kháng chiến khác.
    Hiện thực mà văn học NVGP biểu hiện rơ ràng trái ngược với thứ hiện thực của văn học kháng chiến, nó là cho văn học trở lại với đời sống nhân dân, làm nên nhựa sống cho người nghệ sĩ.


    Còn tiếp ...

  6. #2626
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    Về Nghệ thuật:

    Các nhà văn NVGP muốn tạo ra sự chuyển biến về h́nh thức sáng tạo. Trước hết về thể thơ họ tiếp tục mở rộng thể thơ tự do mà trong kháng chiến Nguyễn Đ́nh Thi đă từng bị phê phán nhưng Hoàng Cầm đă thành công rực rỡ với Bên kia sông Đuống. Mạnh mẽ hơn họ c̣n thể nghiệm lối thơ bậc thang của Maiacopski. Mức độ thành công có khác nhau, nhưng ở Trần Dần có lúc đă có thành công, nhất là với Trường ca Việt Bắc.
    Đây!
    Việt Bắc!
    Sông Lô
    nước xanh
    tṛng trành mảnh nguyệt!
    B́nh Ca
    Sương xuống
    lạc
    con đ̣!

    Cần thấy ở việc học tập thơ Maia ngoài ư đồ cách tân nghệ thuật, Trần Dần, Lê Đạt c̣n muốn thơ phải có tính chiến đấu quyết liệt như Maia.
    Ở một hướng cách tân khác Văn Cao, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Phùng Quán cũng có nhiều thành công.

    Về bút pháp, văn xuôi NVGP đă không c̣n là lối văn tả thực, tường thuật đơn giản. Nó thực sự đă có những ẩn dụ, biểu tượng có ư nghĩa sâu sắc mà trong văn học kháng chiến c̣n vắng bóng. Các h́nh tượng nghệ thuật của họ đă tiến tới sự khái quát nghệ thuật, đa nghĩa, mang ẩn dụ tư tưởng . Đó là các truyện ngắnTiếng sáo tiền kiếp, Những người khổng lồ của Trần Duy, Ông Năm Chuột của Phan Khôi, Con ngựa già của Chúa Trịnh của Phùng Cung, Em bé làm văn của Trần Dần, tiểu luận Ông b́nh vôi của Phan Khôi, Thi sĩ máy của Như Mai…

    Từ các ẩn dụ của NVGP người ta nhận ra thái độ phê phán đường lối lănh đạo văn nghệ của ĐCSVN, các căn bệnh của bộ máy lănh đạo văn nghệ, của cán bộ chính trị, bất cập của các chính sách cộng sản trại lính áp dụng vào đời sống thời b́nh, tinh thần dũng cảm chống cái xấu, cái ác, khát vọng tự do dân chủ và cả sự thất vọng về bi kịch tiền định của thân phận nghệ sĩ.

    Trong thời kỳ đấu tranh với NVGP, các đồng nghiệp đă tấn công quyết liệt vào bút pháp của NVGP. Họ kết tội NVGP xỏ xiên mượn xưa nói nay, mượn thú vật nói người, lấy cũ nói mới...
    Sự quy kết này đă được lấy làm chuẩn mực trong một thời gian dài cho phương pháp phê b́nh gọi là hiện thực xă hội chủ nghĩa, tạo ra các vụ phát hiện phê phán nhiều tác phẩm tiêu cực trong các thời kỳ tiếp theo đă làm thui chột các ư tưởng thể nghiệm nghệ thuật, ư tưởng sáng tạo h́nh thức thể hiện của một thế hệ văn nghệ sĩ trên tất cả các thể loại văn học nghệ thuật văn chương, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh…

    Như vậy các nhà văn NVGP đă có ư thức làm mới một nền văn học đă bị xơ cứng v́ chủ trương phục vụ tuyên truyền, v́ bị lănh đạo quan liêu g̣ ép mệnh lệnh trong 9 năm kháng chiến. Nh́n lại sáng tác của các nhà thơ tiền chiến như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Nguyễn Xuân Sanh, Anh Thơ… trong thời kỳ này dễ nhận thấy họ vẫn c̣n bế tắc c̣n chưa viết lại được nhuần nhuyễn.

    Vào thời điểm đó trên thế giới cũng bước vào một cuộc cách mạng văn học với sự xuất hiện của các trào lưu hiện đại mới. Ở Sài G̣n, những văn nghệ sĩ trẻ di cư từ Hà Nội vào đă lập nên nhóm văn học Sáng Tạo, nhóm trí thức Bách Khoa đă tạo ra cuộc cách mạng ngôn ngữ thơ ca trừu tượng và văn học hiện sinh. Phải nói rằng ngôn ngữ văn học miền Nam đă đi trước hiện đại hóa so với ngôn ngữ văn học miền Bắc mấy chục năm. Phải chăng đó là hậu quả của việc thủ tiêu cuộc cách mạng văn học của NVGP?

    Thành quả của cuộc cách mạng văn học của NVGP tiếc rằng chưa gây được ảnh hưởng rộng lớn trong một thời gian ngắn ngủi. Nó tạo ra sự hoảng sợ ở những văn nghệ sĩ bảo thủ quen viết theo chỉ thị cấp trên. Nó đă đặt ra cho nền văn học miền Bắc những tiền đề quan trọng, để lại ảnh hưởng đến nhiều thế hệ văn nghệ sĩ mặc dù ngay sau đó nó bị che phủ trong bóng tối.

    Những nhà văn chủ chốt của nó vẫn không chịu thoái lui. Họ cố thủ trong lô cốt cá nhân của riêng ḿnh, vật lộn với nghèo túng, đói khát, vẫn tiếp tục thể nghiệm và đă biến ư tưởng thành hiện thực, cuối cùng dù muộn màng đă được ghi nhận là những nhà cách tân thành công thơ hiện đại Việt Nam . Đó là những Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Đặng Đ́nh Hưng…

    Cũng như các trào lưu dân chủ ở các nước XHCN khác tất cả các tư tưởng sáng tác của NVGP đều bị quy kết ám chỉ, đả kích, là phá hoại phản động. Cũng như Hồ Phong, Đinh Linh, cũng như Tru khơ rai, Paxternac, Xonjênitxin, Lu cat, Owen, Kớt slơ.. mà sau này đến thời kỳ cải tổ, đổi mới người ta phải trả lại danh dự cho họ.
    Tư tưởng của họ phù hợp với các tiêu chí chung về tiến bộ xă hội của nhân loại, của một xă hội văn minh, một xă hội con người được tự do tư tưởng, một nền nghệ thuật được tự do sáng tạo…



    Còn tiếp ...

  7. #2627
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    4-Tính chất và h́nh thái hoạt động

    Trong các văn bản và phát biểu cá nhân người ta kết tội NVGP là tổ chức phản động , hoạt động gián điệp, nhận tiền và được chỉ đạo của nước ngoài, dùng văn học nghệ thuật hoạt động phản tuyên truyền , kích động quần chúng nổi loạn lật đổ chính quyền.


    Về tư tưởng th́ ở trên đă tŕnh bày cho chúng ta thấy rơ những đ̣i hỏi cải cách dân chủ của họ là phù hợp với tiến tŕnh lịch sử. Nếu ĐCSVN đi theo con đường đó th́ có thể khủng hoảng đă không thể xảy ra, đất nước không ở t́nh trạng như hiện nay. Có người lấy việc giải phóng miền Nam để biện minh cho việc đàn áp NVGP là chính đáng.
    Nhưng sau khi có sự sụp đổ của phe XHCN, sau khi nước Đức thống nhất th́ lư do này khó đứng vững.
    Về tập thể hàng trăm trí thức, văn nghệ sỹ với nhân thân đă biết ở trên và nhất là đa số là những trí tuệ tài năng hàng đầu ở miền Bắc th́ không thể nói rằng họ là một tập thể mù quáng. Bây giờ th́ lịch sử đă chứng minh rằng những điều họ dám nói ra lúc đó đă đi trước 30 năm.

    Qua các tài liệu và các cuộc phỏng vấn sau này có thể đánh giá như sau:

    NVGP không phải là một tổ chức v́ thực sự không có một ngọn cờ nào chỉ đạo, điều khiển NVGP. Nó là một xu thế, cùng bùng lên ở nhiều lĩnh vực, được nhiều người hưởng ứng quy tụ xung quanh nhóm sáng tác chính của báo Nhân Văn và tạp chí Giai Phẩm. Theo lời các chủ chốt thì dường như chỉ có hai người là Nguyễn Hữu Đang và Lê Đạt có tính chất thủ lĩnh về tinh thần, c̣n trong công việc th́ thường xuyên họ mâu thuẫn với nhau.
    Họ không có một nghị quyết, một chương tŕnh hành động cụ thể, một mô h́nh tổ chức nào. Theo ông Trần Duy họ luôn luôn trong t́nh trạng căi nhau về chủ trương, không ai bảo được ai (22).

    NVGP không hoạt động gián điệp. Cái tội gọi là hoạt động gián điệp ở đây là sự gán ghép suy diễn buộc tội. Nguyễn Hữu Đang không liên quan ǵ đến những người Pháp c̣n ở Hà Nội. C̣n Thụy An th́ được một cơ quan giao nhiệm vụ nắm ư đồ của mấy người Pháp đối với t́nh h́nh Hà Nội lúc đó. Sau đó những lời báo cáo của bà trở thành chứng cứ buộc tội bà hoạt động gián điệp. Họ cũng không có tài liệu bí mật để chuyển giao cho cái gọi là cơ quan t́nh báo Pháp.

    NVGP không nhận tiền của nước ngoài

    Có một nguồn giúp đỡ cho tạp chí Giai Phẩm là NXB Minh Đức. Chủ nhân của nó là Trần Thiếu Bảo con một gia đ́nh khá giả ở Thái B́nh, trước 1945 có nhà in ở Hà Nội. Ông Bảo có tham gia VHCQ, tản cư về Thái B́nh sau tháng 12- 1946 là Ủy viên BCH HVHCQ Khu III, sau tản cư vào vùng tự do Thanh Hóa lại lập Nhà xuất bản Minh Đức có Nguyễn Hữu Đang giúp, xuất bản sách kháng chiến cho đến 1954 th́ mang nhà xuất bản này về Hà Nội.

    C̣n nguồn tài chính cho báo Nhân Văn th́ do các cá nhân tự vay góp tiền để làm báo. Ông Trần Duy, Thư kư ṭa soạn báo cho biết:

    Có người nói rằng tôi nhận tiền của Durand, tôi có nói với mọi người là tôi không biết ông Durand. Hơn nữa nếu nói ông Durand là một nhà trí thức th́ người trí thức Pháp không bao giờ làm mật thám đâu. Trí thức Pháp là trí thức Pháp nhiều khi họ c̣n chống cả mật thám. Tôi không tin ông Durand, một nhà nghiên cứu về mỹ thuật Việt Nam, về cổ học Việt Nam mà lại là mật thám.

    Có người lại cho rằng tôi nhận tiền của Ủy Ban Quốc Tế. Tôi bảo tôi không biết Ủy Ban Quốc Tế nằm ở đâu mà tôi nhận tiền. Trong quá tŕnh làm báo tôi không tiếp xúc với một người châu Âu nào cả, một người ngoại quốc nào hết… Nghĩa là Nhân Văn tay trắng không có một đồng xu nào cả, từ khi nó lên là tay trắng, và khi đổ th́ cũng chẳng có một đồng xu nào trong quỹ cả.(23)

    5-Kết luận về bản chất NVGP. Niềm tin của tác giả

    Vậy bản chất của NVGP là ǵ?

    NVGP là một đợt bột phát trào lưu tư tưởng dân chủ ở miền Bắc Việt Nam có tiền đề ngay từ khi h́nh thành nhà nước VNDCCH lưỡng sinh giữa DCTS và toàn trị cộng sản tiến dần đến mô h́nh kiểu chủ nghĩa Mao, phát sinh trên nhiều lĩnh vực đời sống xă hội nhưng mạnh mẽ nhất là lĩnh vực ngôn luận mà lực lượng hăng hái nhất là trí thức khoa học xă hội và văn nghệ sỹ, tập trung xung quanh hai ấn phẩm là báo Nhân Văn và tập san Giai Phẩm.

    Có lẽ cần phải cho mọi người nghe ư kiến của Ông Nguyễn Hữu Đang trả lời Thụy Khuê ngày tháng 9- 1995 khi bà hỏi thực chất của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm là ǵ :

    Thực chất phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, nếu đứng về mặt chính trị, th́ đó là một cuộc đấu tranh của một số người trí thức, văn nghệ sĩ và một số đảng viên về chính trị nữa, là chống, không phải chống đảng cộng sản đâu, mà là chống cái chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Staline và chủ nghĩa Mao trạch Đông đưa đến nhiều hiện tượng- nói là chuyên chính th́ chưa đủ- phải nói là cực quyền toàn trị, nó gay gắt ghê lắm…Nó gay gắt ghê lắm!

    Tác giả là người đă được đọc lại toàn bộ hồ sơ nghiệp vụ chuyên án NVGP, tiếp xúc với hầu hết thành viên chủ chốt của vụ án, một số văn nghệ sỹ tham gia vào đấu tranh với NVGP, tiếp xúc sớm nhất với các tài liệu nghiên cứu, các bài viết về NVGP từ nước ngoài, tiếp xúc tương đồi đầy đủ các bài viết về các nhân vật NVGP ở trong nước từ sau đổi mới.
    Tác giả tin rằng NVGP không phải là một vụ án gián điêp phản động. Các văn nghệ sỹ trí thức NVGP không có mục đích lật đổ chế độ. Họ chỉ mong muốn ĐCSVN, chính phủ sửa chữa những sai lầm và xây dựng ngay một nền dân chủ pháp trị, một đời sống tinh thần có tự do tư tưởng, một đời sống văn học nghệ thuật tự do sáng tạo.

    C̣n vụ án được đem xét xử công khai có thể nói đấy là một vụ án xử v́ mục đích chính trị chưa đủ chứng cứ cấu thành tội danh hoạt động gián điệp mà động cơ của nó có thể có sự lợi dụng để khuất lấp tai tiếng và bảo vệ vị trí của chính những người lănh đạo Đảng đă mắc sai lầm trong CCRĐ.


    Còn tiếp ...

  8. #2628
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    6-Nhận xét về các biện pháp đấu tranh chống NVGP, những người đấu tranh

    Các biệp pháp áp dụng để đấu tranh chống NVGP được gọi là biện pháp tổng hợp, là chế độ thông thường đối với các vụ án chính trị có quy mô lớn của các nước XHCN. Gồm như sau:

    -Huy động hầu hêt các phương tiện thông tin đại chúng của chính quyền tham gia phê phán. Báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, Quân Đội Nhân dân, Tạp chí Học Tập, Tạp chí Văn Nghệ, Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Văn Nghệ Quân Đội, Tạp chí Điện Ảnh… Đặc trưng của các cơ quan ngôn luận cộng sản là chỉ cho phép sự phê b́nh chính thống, không cho phép người bị phê b́nh được nói lại.

    -Huy động các cơ quan quản lư trí thức, văn nghệ sỹ tổ chức các cuộc kiểm thảo, phê b́nh đấu tố những người tham gia NVGP, sau khi đấu tố đương sự phải viết bản tự thú tội để công khai hóa trên các phương tiện tuyên truyền.

    -Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ của hệ thống công an.

    -Sử dụng các biện pháp quản lư hành chính như khai trừ Đảng, khai trừ BCH khai trừ hội viên các hội VHNT, treo bút không cho xuất bản tác phẩm có thời hạn hoặc vĩnh viễn, cách chức, chuyển công tác, hạ lương, đưa ra khỏi biên chế, bắt buộc cư trú ở những vùng xa Hà Nội, đưa đi cải tạo bằng lao động chân tay ở nông trường, nhà máy, hợp tác xă nông nghiệp…

    – Ngoài ra gia đ́nh các đối tượng c̣n phải chịu sự đối xử khắc nghiêt của các cơ quan quản lư xă hội và toàn xă hội như việc học hành, thi cử, phân công công tác, lấy vợ lấy chồng…

    Đáng lẽ có những h́nh thức kỷ luật chỉ có thời hạn vài ba năm nhưng cuối cùng kéo dài cho tới thời kỳ đổi mới. Các đối tượng hết hạn tù và quản chế đang là công dân b́nh thường nhưng vẫn bị quản lư như người mất quyền công dân.
    Nói chung là cái biện pháp tổng hợp ấy có một mănh lực vô h́nh ghê gớm, nó làm tê liệt ṃn mỏi sức lực và tinh thần của một bộ phận trí thức tinh hoa trong thời gian dài 30 năm.


    Việc đấu tranh đă tạo ra nhiều bi hài kịch cho các trí thức văn nghệ sỹ, tạo ra những vêt thương đau đớn giữa thầy và tṛ (24), giữa những người bạn thân cùng chiến đấu trong một chiến hào ngày hôm qua (25), giữa vợ chồng, cha con, anh em (26), giữa con cháu với chú bác ruột (27). Những vết thương ấy cũng kéo dài suốt ba mươi năm, cá biệt tổn thương c̣n tới ngày nay.

    Trong số các quan hệ làm cho vấn đề NVGP phức tạp lên, nghiêm trọng hơn có thể c̣n có sự thù ghét cá nhân như quan hệ Trường Chinh- Nguyễn Hữu Đang, quan hệ Tố Hữu- Hữu Loan, Tố Hữu- Phùng Quán, Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt..và các tham vọng cá nhân như đă nói ở phần trên…(28)
    Một đảng viên cộng sản châu Âu đă có nhiều năm sống ở Việt Nam trong cả kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đă ví rằng vụ NVGP và vụ án Xét lại sau này là hai cơn băo lớn quét qua bầu trời trí thức Việt Nam.

    IV- Hậu Nhân Văn Giai Phẩm

    Nhân văn Giai Phẩm tuy bị dập tắt nhưng nó có sức sống bất diệt, cứ âm thầm tha thiết chảy dưới bề mặt của chế độ toàn trị. Những ǵ tinh túy của nó đă kết tinh lại để rồi đến khi cởi trói các bảo vật ấy lại được sống tiếp cuộc sống công khai giữa xă hội.

    1-Thời kỳ 1960- 1986

    Trong thời gian dài các tác phẩm của các thành viên chủ chốt NVGP không được in ấn công khai trên mặt sách báo. Họ được trả một chút lương , để làm công việc dịch thuật. Các văn bản do họ thực hiện không được mang tên thật. Tranh vẽ mang tên người khác, thơ và truyện nếu phù hợp với đường lối tuyên truyền có thể xuất bản được th́ mang tên một người cụ thể khác.

    Đó là sáng tác thuê, họ chỉ được một phần nhuận bút. Nguyễn Hữu Đang th́ được trợ cấp lĩnh qua đơn vị nghiệp vụ công an. Người nào ra khỏi biên chế th́ tự kiếm sống. Có như Tử Phác đă rơi vào hoàn cảnh cực kỳ thê thảm.

    Tuy vậy họ vẫn sáng tác , tất nhiên là cảm hứng sáng tác bị thu hẹp và gắn liền với tâm trạng cá nhân. Đáng chú ư nhất là các trường hợp Phùng Cung, Hoàng Cầm, Phùng Quán.

    Phùng Cung sinh năm 1928 tại Vĩnh Yên, tham gia kháng chiến chống Pháp, sau ḥa b́nh bố ông bị quy sai địa chủ bị chêt trong tù, ông công tác ở Văn pḥng Hội Nhà văn. Khi có phong trào NVGP ông cho đăng truyện ngắn Con ngựa già của Chúa Trịnh trên báo Nhân Văn số 4. Thời gian này ông bị đ́nh chỉ công tác, kiểm điểm. Tháng 5- 1961 ông bị bắt , bị giam đến đầu 1973 mới được thả ra. Trong các bản thảo của Phùng Cung có khoảng chục truyện ngắn mang nội dung phê phán gay gắt CCRĐ, cuộc sống hiện tại, tha nhân của cán bộ, văn nghệ sĩ…Năm 2003 tuyển tập tác phẩm của ông được xuất bản tại Mỹ gồm tập thơ Xem Đêm đă xuất bản trong nước, 10 truyện ngắn và tập thơ Trăng Ngục với những bài thơ ông viết trong 12 năm tù đầy. Ông đă mất năm 1997.



    Còn tiếp ...

  9. #2629
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    Sau thời gian đi cải tạo lao động, Hoàng Cầm trở về Bắc Ninh quê hương ông. Vượt qua những dằn vặt đau đớn di chấn của vụ NVGP ông sống đằm ḿnh vào văn hóa Kinh Bắc cái mạch nguồn đă cho ông làm nên Bên kia sông Đuống. Tập thơ liên ḥan Về Kinh Bắc có thể nói là một lâu đài thơ ca tráng lệ có không gian văn hóa cổ kính ḥa trộn với tâm linh hiện đại, những ẩn ức về thân phận con người cùng với khát vọng sống của nó.

    Về Kinh Bắc là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ ca của Hoàng Cầm, tiếc rằng 35 năm sau nó mới được ra mắt bạn đọc, sau khi Hoàng Cầm phải ngồi tù 1 năm rưỡi cùng người bạn thơ Hoàng Hưng ngồi tù 39 tháng v́ hệ lụy tập thơ. Trong thời gian 35 năm ấy một vài bài của Về Kinh Bắc, đặc biệt là Lá diêu bông đă được giới yêu thơ, thanh niên Hà Nội chuyền tay nhau cùng bản nhạc phổ lời bài thơ, tôi biết chính xác có bài của nhạc sĩ Ngọc Thanh, nhạc sĩ Lê Yên, sau này có bài của nhạc sĩ Phạm Duy.
    Chuyện t́nh của Lá diêu bông cũng như Quả vườn ổi, Cây tam cúc, Cỏ Bồng thi chỉ là một phương tiện thể hiện, đặt các bài thơ ấy trong bối cảnh 1958- 1960 mới hiểu được chủ nghĩa nhân văn, ám ảnh thân phận người nghệ sĩ, nỗi thất vọng to lớn giữa lư tưởng và cuộc đời của một thế hệ nhà văn…Ông vừa mới mất ngày 6- 5- 2010.

    Hành tŕnh tư tưởng của Phùng Quán thực ra đơn giản. Suốt đời ông ca ngợi lư tưởng, kêu gọi người ta chiến đấu cho độc lập dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân. Nhưng tính bộc trực, ḷng nhiệt thành khi đăng bài trên NVGP đă làm ông chịu nhiều oan ức. Vừa câu cá trộm ở hồ Tây để sống ông phải viết hàng trăm truyên thiếu nhi, truyện tranh cho các nhà xuất bản với bút danh mới hoặc mượn tên người khác.

    Trong nhiều năm ông đă hoàn thành bộ tiểu thuyết 3 tập gần 1000 trang về quăng đời niên thiếu chiến đấu trong đơn vị bộ đội do Đàm Quang Trung chỉ huy với tên Tuổi thơ dữ dội xuất bản lần đầu ở Huế với bút danh Đào Phương. Tuổi thơ dữ dội được Giải thưởng của Hội Nhà văn năm 1987. Ông đă mất năm 1995.

    Văn Cao gần như không công bố thơ của ḿnh trên báo, chỉ chuyên làm b́a sách và vẽ minh họa cho các báo. Bắt đầu đổi mới ông công bố bài thơ dài Năm buổi sáng không có trong sự thật trên tạp chí Sông Hương tạo ra sự ngạc nhiên của dư luận. Ông đă mất năm 1995.

    Đặng Đ́nh Hưng cũng âm thầm thể nghiệm một thể thơ hiện đại trên chất liệu chính cuộc sống ṃn mỏi, tù túng của ông, sau này in thành tập Ô Mai và Bến Lạ.
    Tôi lại đi…
    Jiữa cái nong h́nh dáng lưng tôi, một bảng đen trước mặt, một ṿng phấn dưới chân, zính zính… những con 8 lộn zọc nhẵn thín nam châm gói tronghatj thóc zống của không biết

    … Tôi hề biết
    / kể cả quả mít nứt
    Tôi đă t́m ở sau cái gương/ cũng không có j́ hết
    Tôi đă tiếp đau thương những nhỏ nhỏ
    thường thường
    Đă húp ra đi từng bát những nhạt nhạt
    mềm mềm
    ,và rất ngon

    Ông đă mất năm 1990 tại thành phố HCM.

    Trân Duy từ bỏ văn chương tuy không phải nghề chính nhưng ông cũng được đánh giá cao với truyện ngắn Tiếng sáo tiền kiếp trên Giai phẩm Mùa Thu tập I. Ông chuyên tâm với tranh lụa mà đề tài là các di tích văn hóa lịch sử, các danh thắng và có được một bộ sưu tập có giá trị. Ông được khôi phục Hội viên Hội nghệ sĩ tạo h́nh năm 1988, mở Triển lăm tranh năm 1991. Gần đây ông lại tái xuất giang hồ với vài truyện ngắn và đoạt ngay giải thưởng truyện hay trong năm của báo Văn Nghệ.

    Nguyễn Hữu Đang ra tù từ năm 1973 nhưng bị quản chế kéo dài ở quê ông Vũ Thư Thái B́nh. Ông nghiên cứu về triết học Trung Quốc, đặc biệt là Lăo Trang, về Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô. Ông có viết, đăng một số bài báo về Hội truyền bá quốc ngữ, về Văn hóa Cứu quốc, về điện ảnh trước 1945 và một vài truyện ngắn. Ông đă mất năm 2007.

    Thụy An cũng ra tù từ 1973, an trí tại quê làng Ḥa Xá Hà Tây, sau chuyển vào thành phố Hồ chí Minh sống với con cháu. Có nguồn nói rằng trong thời gian ở tù bà có làm được một số bài thơ nhưng chưa thấy công bố. Con trai của bà là Bùi Thụy Băng ở Ca Na Đa đă công bố cuốn hồi kư về bà. Bà đă mất năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Nói thêm về Thụy An: Bà đă có mặt trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan xứng đáng với tư cách là một nhà văn nữ viết tiểu thuyết. Bà c̣n là một nhà báo có năng lực, dũng cảm đấu tranh cho nữ quyền, từng là Chủ nhiệm báo Đàn bà mới, Quyền Tổng Giám đốc Việt tấn xă, là hội viên HNVVN khóa I 1957.

    Trần Dần là người tỏ ra bền bỉ và dẻo dai kiên tŕ với đường lối thơ cách tân siêu thực theo một kế hoạch nghiêm túc. Ông có nhiều tập thơ sau này đă in trong Trần Dần Thơ năm 2008, tiểu thuyết thơ Cổng Tỉnh xuất bản 1994 được Giải thưởng HNVVN năm 1995, tiểu thuyết Những ngă tư, những cột đèn, Một ngày Cẩm Phả…Ông đă mất năm 1997.

    Lê Đạt sau thời gian dịch sách và đọc sách phương Tây đă tập trung vào cách tân h́nh thức thơ mà sau đổi mới ông đă in thành tập Bóng chữ gây nhiều tranh căi. Đồng thời ông c̣n sáng tác truyện ngắn phần lớn mượn đề tài lịch sử hoặc phương Tây. Ông đă mất năm 2008.


    Còn tiếp ...

  10. #2630
    Tran Truong
    Khách

    VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH _LÊ HOÀI NGUYÊN (Thái Kế Toại )

    Các nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ khác bị xử lư nhẹ hơn vẫn tiếp tục sáng tác và công bố tác phẩm như bộ tứ Nguyễn Tư Nghiêm – Dương Bích Liên- Nguyễn Sáng – Bùi Xuân Phái, Nguyễn Bính, Trần Lê Văn, Huy Phương, Thái Vũ ( Bùi Quang Đoài), Phan Vũ, Quang Dũng, Hoàng Tố Nguyên, Yến Lan, Nguyễn Thành Long, Hải Bằng, Nguyễn Văn Tư, Phạm Kỳ Nam, Văn Tâm, Hoàng Yến …

    Có một số người sau NVGP không hoặc hầu như không sáng tác hoặc không công bố tác phẩm cho đến thời kỳ đổi mới như Nhuyễn Khắc Dực, Chu Ngọc, Sĩ Ngọc, Lê Đại Thanh, Hữu Loan, Thanh Châu, Hoàng Tích Linh, Trần Công, Trần Thịnh, Hoàng Huế, Thúc Hà, Trương Tửu…

    Trong thời gian này có một sự kiện đáng chú ư là ở Hà Nội xuất hiện một nhóm văn nghệ sĩ trẻ lấy tên là nhóm Văn nghệ chân đất với tuyên ngôn nêu gương các đàn anh NVGP, đ̣i tự do sáng tác và thể nghiệm nghệ thuật.
    Nhóm này chỉ sinh hoạt bí mật, tùy hứng chưa có tổ chức nhưng đến năm 1983 một thành viên là Diệu Tô Minh làm việc ở Đài Phát thanh TNVN vượt biên và công bố trước một ṭa án nhân quyền ở Paris bản Tuyên ngôn của nhóm Văn Nghệ Chân đất, tài liệu Một nền thơ ly khai chủ nghĩa xă hội ở Hà Nội, trong đó có nhiều người sau này đă trở thành hội viên HNVHN, HNVVN như Lê Huy Quang, Chu Hoạch, Phan Đan, Lương Vĩnh…(29)

    2-Thời kỳ 1987 đến nay


    Sau khi có Nghị quyêt 05 của Bộ Chính trị ĐCSVN Về đổi mới công tác quản lí văn học nghệ thuật trong t́nh h́nh hiện nay vấn đề NVGP đă được đặt ra ở góc độ xem xét phục hồi hội tịch cho số người bị khai trừ có thời hạn nhưng kéo dài vô thời hạn, đồng thời giải quyết chế độ chính sách như cấp nhà, nâng lương cho một số người.
    Nguyễn Hữu Đang được tự do đi lại,được bố trí chuyển lên Hà Nội được cấp nhà ở. Tất cả những người tham gia NVGP được công bố tác phẩm nếu như tác phẩm của họ không vi phạm các điều cấm theo quy định. Họ tham gia vào các sinh hoạt văn học nghệ thuật b́nh thường. Và không thấy trong hoạt động của họ có vấn đề ǵ phức tạp như thời kỳ NVGP trước đây.

    Các ông Văn Cao, Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán, Hữu Loan, Lê Đại Thanh, Phùng Cung, Đặng Đ́nh Hưng, Trần Đức Thảo Trần Duy…lần lượt cho in tác phẩm taị các nhà xuất bản trong nước. Có quy mô và bề thế là tuyển tập của các ông Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán, Trương Tửu, Phan Khôi…

    Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT đă được trao cho các ông Văn Cao, Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Nguyễn Bính, Lộng Chương, Đặng Văn Ngữ…

    Giải thưởng Nhà nước về VHNT đă được trao cho các ông Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán, Yến Lan, Phạm Kỳ Nam, Nguyễn Thành Long … và nhiều ông khác.
    Dư luận đ̣i hỏi ĐCSVN, Nhà nước không nên mập mờ mà phải bày tỏ công khai việc đánh giá lại vụ NVGP cùng những sai lầm trong xử lư vụ án này.
    Việc chiêu tuyết cho các nhân vật c̣n lại vẫn được tiếp tục như đối với Phan Khôi,Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường, Hữu Loan, Thụy An, Tử Phác, Trần Thiếu Bảo, Phan Tại…

    3-Nguồn tư liệu và các kết quả nghiên cứu về NVGP

    Đă sinh ra một tập quán kỳ lạ trong giới VHNT và NCKHXH là người ta né tránh NVGP suốt thời gian dài đến 55 năm. Cho đến nay tôi chưa thấy trong nước có bất cứ bài viết có hệ thống hoặc công tŕnh nghiên cứu nào về NVGP đă được công bố. V́ thế tài liệu về các ấn phẩm NVGP bị rơi rụng gần hết. Tài liệu của các cá nhân NVGP th́ đă bị tịch thu hoặc đem giao nộp, các gia đ́nh không dám tàng trữ, chỉ các thư viện quốc gia mới được bảo quản và cũng không phục vụ bạn đọc.


    Chỉ c̣n trong hồ sơ công an một số ấn phẩm và một số bản thảo thời kỳ NVGP và sau NVGP.
    Ví dụ khi tác giả đang phụ trách công tác về chuyên đề NVGP đă trao lại cho ông Lê Đạt bản thảo bài Cửa hàng Lê Đạt, trao lại cho ông Nguyễn Hữu Đang bức ảnh có ông đứng trên lễ đài Độc Lập cùng Hồ Chủ tịch ngày 2- 9- 1945, trao lại cho Trần Dần bản thảo tiểu thuyết thơ Cổng Tỉnh, bản thảo tiểu thuyết Những ngă tư, những cột đèn…

    Mới đây ông Lại Nguyên Ân đi t́m dấu vết của tờ Sáng Tạo cũng cho biết rằng tại Thư viện Quốc gia cũng không t́m thấy 2 số báo hiếm hoi này. Mà nội dung của nó hầu như không được đề cập đến trong các bài nghiên cứu ở nước ngoài.
    Vậy có thể một số ấn phẩm NVGP c̣n nằm rải rác trong một số cá nhân, người chơi sách, bán sách cũ từ thời NVGP.



    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •