Page 44 of 304 FirstFirst ... 344041424344454647485494144 ... LastLast
Results 431 to 440 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #431
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    LỀU CHÕNG - CHƯƠNG BỐN

    Chương 4 CỤ MỐI LÀM VIỆC

    Đến nay vợ chồng ông đồ Vân Tŕnh mới thật khỏi lo. Tháng trước, khi được tin cô Ngọc đi chợ về đến giữa đường bị cảm, cả hai ông bà đều hết hồn vía. Không kịp khóa tráp, khóa tủ, ông đồ vơ vội lấy lọ thuốc gió giắt vào trong ḿnh, bà đồ th́ dặn láng giềng hăy coi nhà giùm, rồi cùng hỏa tốc đến cái ngă tư gần chợ Kim Bảng. Bấy giờ cô Ngọc đă được đem lại băi cỏ dưới bóng rợp của một cây đa. Sắc mặt vẫn xám mét. Chân tay không động đậy. Nếu trên ngực không c̣n thoi thóp thở, th́ chẳng khác người chết rồi. Bà đồ mếu máo kêu khóc, hú hồn vía vang một khu đồng. Ông đồ rẽ ràng trao lọ thuốc gió cho cô Bích, con gái thứ hai của ông, và bảo cô này mở gánh hàng lấy đĩa đựng trầu, xin ít nước tiểu mài với những viên thuốc ấy. Rồi hai ông bà dùng lược ghè miệng cô Ngọc đổ vào và xoa khắp cả ḿnh mẩy cô ấy. Mặt trời tà tà, cô Ngọc tỉnh dần, nhưng vẫn loạng choạng không đứng dậy được. Chờ khi hết nắng, ông đồ mới thuê hai người gánh hai gánh hàng để bà đồ và cô Bích cùng d́u cô Ngọc về nhà. Đêm ấy và ngày hôm sau, cô Ngọc mấy lần ngất đi, gọi măi mới tỉnh. Và lúc tỉnh dậy, thỉnh thoảng lại cứ nói mê nói sảng, khi th́ xưng là cô thám, khi th́ xưng là cô bảng, y như một người ma làm. Thầy thuốc đổi bốn năm ông, bói toán cúng cấp, lễ bái chẳng thiếu đâu, bệnh trạng vẫn đâu đóng đấy. Kết cục, ông đồ phải mời cụ bảng Tiên Kiều thăm mạch và bốc thuốc cho, các chứng mới lui dần.
    Độ này cô ấy đă gần bằng cũ. Tuy mặt mũi hăy c̣n xanh xao, nhưng tinh thần th́ đă sảng khoái như thường. Từ mấy bữa trước, cô thấy trong ḿnh không c̣n tật bệnh ǵ nữa, đă xin đi chợ bán hàng, kẻo nữa nghỉ lâu mất khách. Nhưng mà ông, bà sợ cô chưa được thật khỏe, xông pha gió máy có thể lại bị cảm lại cho nên nhất định bắt cô cứ phải ở luôn trong nhà, không được đi lại dưới ánh nắng. Thậm chí cô muốn ngâm sợi, đánh suốt, dệt nốt cái "cửi" c̣n dở, ông bà cũng không bằng ḷng, v́ sợ để cô vầy nước th́ độc. Chiều ḷng cha mẹ, cô vẫn hết sức kiêng khem. Nhưng phải cả ngày quanh quẩn trong mấy gian nhà như tù giam lỏng, th́ ai mà không buồn?
    Nhiều lúc cô muốn nhắm mắt cố ngủ, cho khỏi nghĩ vẩn nghĩ vơ. Song ngủ măi cũng chán con mắt, không thể nào mà chợp đi được. Rồi th́ những mối tư tưởng luẩn quẩn ở đâu nó lại kéo đến như mớ ḅng bong, gỡ không ra, dứt đi không được. Nhất là những khi vừa mới thiu thiu, chợt bị con muỗi vo ve bên tai phải tỉnh dậy, th́ trong ḿnh cô tự thấy một trận bàng hoàng khó tả, nghĩ măi không biết ḿnh đương nằm ở chỗ nào.
    Cô rất thèm người nói chuyện. Nhưng đương mùa chợ búa cày cấy, chị em chúng bạn ai có việc nấy, không ai được thưa th́ giờ để đến tṛ chuyện với cô. Cho đến cô Bích, người em tin cậy của cô, cũng phải mải miết đi chợ, từ sáng đến tối, không được thư nhàn mấy khi. Thành ra ban ngày cũng như ban đêm, ngủ đi th́ thôi, hễ bừng mắt ra, cô lại thấy ḿnh một ḿnh ṿ vơ. V́ thế, cô cứ phải mượn cuốn Kim Vân Kiều làm bạn giải buồn. Quyển sách như cũng biết ỡm ờ trêu ngươi. Mỗi khi cô mở nó ra, nếu không đụng phải đoạn Kim Trọng gặp Thúy Kiều, th́ lại trúng vào chỗ Thúy Kiều cất lẻn sang nhà Kim Trọng. Tuy rằng cô đă hết sức trấn tĩnh, nhưng mà coi đến những câu:
    Sóng t́nh hồ đă xiêu xiêu
    Xem trong âu yếm có nhiều lả lơi..."

    Hay là:
    Tóc tơ căn vặn tấm ḷng
    Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương" .

    Th́ trong bụng cô bổi hổi, bồi hồi, h́nh như có vật nong nóng bốc lên ở ngực và cổ. Tức th́ cô liệng quyển chuyện xuống giường và nằm vắt tay lên trán để đưa tư tưởng đến chỗ mơ màng xa xăm.
    Sáng nay lúc cô băng ḿnh trở dậy, bỗng chốc hai mắt nháy rối, vuốt măi nó cũng không thuần. Rồi khi cô ăn cơm xong, vào buồng, lại một con nhện th́nh ĺnh sa thẳng xuống chỗ trước mặt. Cô toan vồ lấy để xem nó là nhện vàng hay nhện trắng, nhưng con vật ấy nhanh quá, cô vớ chưa kịp, nó đă đánh đu sợi tơ của nó và ḅ lên gần xà nhà mất rồi. "Điềm ǵ mà lạ thế này. Lành hay gở?". Câu hỏi quanh quẩn đi lại ở trong óc. Nó bắt cô phải phân vân hồi hộp, đứng ngồi không yên.
    Lật đầu giường lấy cuốn Truyện Kiều, cô hé mở ra để xem đằng nào là đầu, đằng nào là cuối. Rồi hai bàn tay chắp lại một cách cung kính, cô đưa cuốn sách lên tận ngang mặt, đặt nghiêng "bụng sách" vào thẳng sống mũi và khấn lầm rầm:
    "Lạy vua Từ Hải, lạy văi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều, tên tôi là Hoàng Thị Ngọc, ở làng Vân Tŕnh, thành tâm xin cô một quẻ...
    Vừa dứt tiếng quẻ, cô liền ngừng lại và chỉ mấp máy hai môi, không biết là nói những ǵ. Dứt hồi th́ thầm, cô bấm một ngón tay cái vào giữa cuốn sách rồi giở ra xem. Ngón tay cái của cô trúng vào chỗ này:
    "
    Bó thân về với triều đ́nh,
    Hàng thần lơ láo, phận ḿnh ra đâu?
    Áo xiêm đùm bọc lấy nhau,
    Vào luồn ra cúi, công hầu mà chi
    ".

    Đọc đi đọc lại mấy lần, cô vẫn không hiểu nàng Kiều bảo ḿnh cái ǵ!
    - Hay là ḿnh không thành tâm, cho nên cô Kiều không ứng?
    - Th́ lại bói lại quẻ nữa xem sao?
    Một lần nữa, cuốn sách bị cô đưa lên ngang trán và làm đúng những công việc vừa rồi. Rồi cô nh́n theo chỗ ngón tay đă bấm. Nó là cái ǵ?
    Vội vàng sắm sửa lễ công
    Kiệu hoa cất gió đuốc hồng ruổi sao.
    Bày hàng cổ vũ xôn xao,
    Song song đưa tới trướng đào sánh đôi".

    Mặt cô tự nhiên thấy nóng bừng bừng. Ruột gan cô tự nhiên bồn cồn như bị lửa đột. Không kịp suy nghĩ ư nghĩa của mấy câu đó, cô liền lăn đùng xuống giường và thở hừng hực như người say nắng. Cảnh tượng của đám vinh qui hôm nọ th́nh ĺnh lại hiện trước mắt. Ḱa lá cờ vàng phấp phới trước gió. Ḱa cái biển gỗ sơn son thếp vàng chói lọi dưới ánh mặt trời. Rồi một chàng trẻ tuổi cố nghiêng chiếc mũ hoa vàng cười nụ với người bên đường. Rồi một cô con gái không lấy ǵ làm xinh, đang ơng ẹo ngôi trong chiếc vơng mành mành cánh sáo. Rồi... vô số là thứ khác nữa.
    Giống như con chuồn chuồn trong mắt những người chực giở, những cảnh tượng ấy cứ dính liền với con mắt cô, xua tay nó không đi, nhắm mắt lại nó càng rơ rệt. "Số kiếp ḿnh thật không ra ǵ... Cờ đă đến tay, ai ngờ lại về kẻ khác..” Cô không định nghĩ như thế. Nhưng mấy câu ấy nó cứ vơ vẫn kéo đến và trở đi trở lại măi măi trong trí.
    Mặt mỗi lúc một nóng thêm, gan ruột mỗi lúc mỗi bồn cồn thêm, rồi th́ cô thấy xâm xâm tối mặt như lúc sắp sửa phải cảm độ trước.
    - Em đi chợ đây chị ạ! Chị có mua ǵ hay không?
    Tiếng nói thỏ thẻ th́nh ĺnh tử cửa kéo vào, làm cô mở bửng mắt ra. Cô Bích vừa đến cạnh giường với bộ mặt nhí nhảnh và tiếp:
    - Chị làm sao mà mặt đỏ bừng lên thế?
    Cô ngồi vùng đậy mà đáp:
    - Không biết làm sao từ lúc ăn cơm đến giờ, tự nhiên chị thấy hầm hập như người sắp phát sốt ấy em ạ. Em hăy ra bể múc cho chị một bát nước mưa.
    - Chết nỗi! Chị uống nước mưa có độc cho không?
    - Không độc đâu. Chị xót ruột lắm, chị muốn uống một bát nước mưa cho mát. Em cứ múc vào đây cho chị. Giấu đi, đừng để thầy mẹ trông thấy.
    Ngoan ngoăn, cô Bích trở ra. Một lát, cô ấy rón rén trở vào với một bát nước trong như nước suối. Sẽ sàng đón lấy bát nước của em, cô Ngọc uống ̣ng ọc một hơi. Nước vào đến đau, ruột gan thấy mát đến đấy. Cô Bích nhanh nhầu cất gánh đi chợ, để lại cho chị cả một gian pḥng tịch mịch và những luồng tư tưởng vẩn vơ.
    Cô toan đứng dậy ra sân để cho dứt những cái nghĩ ngợi quanh quẩn. Nhưng khi cầm gương lên soi thây hai má c̣n đỏ bừng bừng, cô lại vớ lấy quyển Kiều rồi sẽ nghiêng ḿnh xuống giường. Song cô không coi, cuốn sách vẫn úp trên ngực, hai mắt cô vẫn lờ đờ nh́n lên mái nhà.
    "Lấy chồng cho đáng tấm chồng, bơ công trang điểm má hồng răng đen...". Nghĩ vậy rồi cô lại tự gạt đi: “Sao ta lại tơ tưởng măi nhưng chuyện của người? Ơ hay, con đă mọc răng, nói năng chi nữa.”
    Thôi, trăm đường tránh chẳng phải số, số có tự nhiên sẽ có, nếu số không có, cầu cung chả được, hơi đâu mà...". rồi cô quả quyết ngồi dậy và lại cầm gương lên soi. Ngoài cổng có tiếng gậy chống lộc cộc, cô vội nhô đầu nh́n ra.

    Cụ bảng Tiên Kiều đương đủng đỉnh bước vào trong cổng với chiếc gậy trúc và một cậu bé con xách cái túi gấm theo sau. Lật đật cô vội ra sân đuổi chó và cúi đầu chào cụ bảng:
    - Lạy bác ạ?
    Cái nón dứa trên đầu sẽ gật một cái, cụ bảng tơi tả cười hỏi:
    - Con Ngọc đấy à? Mày đă bằng cũ chưa cháu? Thầy có ở nhà đấy chứ?
    Lễ phép, cô đáp:
    - Thưa bác, cháu đă gần được bằng cũ. Thầy cháu có nhà đấy ạ.
    Rồi cô nhanh nhẩu đứng ra một bên, để giữ cho con chó xồm khỏi sủa. Ông đô Vân Tŕnh vừa ở trong nhà bước ra. Hai ngài vái nhau một cái cực kỳ long trọng, rồi cùng đi vào trong thềm. Sau khi đă hạ chiếc nón dứa trao cho cậu học tṛ treo lên trên vách, cụ bảng mở túi lấy vuông khăn mặt lau qua những giọt mồ hôi trên trán, rồi cụ ngồi luôn vào phản, vừa cầm cái quạt phe phẩy, vừa cất cái giọng sang sảng:
    - Nóng quá, tôi đi đă sớm, thế mà c̣n thấy bức bối khó chịu. Nếu chậm lát nữa, có lẽ phải lăn ra đường. . .
    Ông đồ cung ghé vào phản và nói một cách vui vẻ:
    - Bác nhiều hơn tôi năm tuổi, nhưng xem ư c̣n mạnh hơn tôi. Chính tôi bây giờ đi sang bên bác, nhiều khi đă thấy mỏi chân, phải nghỉ đến hai ba chỗ. Nếu tôi bằng tuổi bác, có lẽ sẽ không đi được từ đây đến làng Tiên Kiều.
    Cụ bảng tươi cười:
    - Ừ, tôi vẫn biết bây giờ bác đă ngại đi. Sáng nay, tôi toan cho người mời bác sang chơi nói chuyện. Nhưng sợ bác vẫn biếng đi, nên tôi lại phải cố sang.
    Cụ đồ vội hỏi:
    - Bác đă có chuyện ǵ lạ!
    Cụ bảng vẫn cười:
    - Lạ th́ không lạ. Nhưng nó cũng không phải là một việc thường.
    - Việc ǵ vậy?
    - Tôi muốn đưa ông thám, ông bảng đến nhà cho bác.
    Cô Ngọc vừa xách siêu nước lên đến đầu thềm. Thoảng nghe câu đó, hai má tự nhiên đỏ bừng. Bẽn lẽn đưa siêu nước cho cậu bé con đi theo cụ bảng, và nhờ cậu ấy nhóm ḷ đun hộ, cô liền thụt vào trong buồng. Cụ đồ ngay thật hỏi lại cụ bảng:
    - Ông bảng nào? Ông thám nào? Bao giờ th́ họ lại đây?
    Cụ bảng cười gịn khanh khách.
    - Thong thả, chuyện đó hăy gác lại đó, để lúc uống rượu sẽ hay. Bây giờ chúng ta uống nước rồi thưởng một vài ván cờ cái đă.
    Ḷ nước đă nỏ. Cậu tiểu đồng quen lệ mọi ngày nhắc bàn cờ và túi quân cờ trên vách đạt lên trên án. Cụ đồ hạ bàn cờ xuống phản, vừa đổ quân cờ ra bày, vừa ngâm:
    "Kỳ cục tiêu tường hạ, "Tôn tửu lạc dư xuân."
    Rồi cụ lại tán:
    - Hai câu ấy thế mà hay đấy. Trong lúc nóng nực này chỉ đánh cờ là có thể quên sự oi bức.
    Siêu nước đă sôi, cậu nhỏ rón rén tráng qua cái ấm da chu, bỏ chè, chế nước, rót ra chén tống và chuyên vào hai chén con, rồi đệ cả bộ bàn chè lên án. Hai cụ rung đùi thưởng cái hương thơm mát của chè đầu xuân. Cuộc giải khát đă đi hết tuần thứ ba, các cụ bắt đầu quay vào bàn cờ. Cô Ngọc vẫn nằm thủ hiểm trong buồng chờ nghe những lời cụ bảng sẽ nói. Sư im lặng của gian buồng và sự hồi hộp trong quả tim bắt cô suy nghĩ đến câu cụ bảng mới nói vừa rồi. “Cớ sao bác bảng lại nói đột ngột như vậy? Hay là bác ấy đă biết tâm sự của ḿnh rồi chăng! Không có lẽ cứ như em Bích kể lại, th́ hôm nọ, trong lúc nói mê, nói sảng, ḿnh cũng xưng là cô thám, cô bảng luôn luôn. Nhưng đó chẳng qua là tiếng nói của kẻ bị mất trí khôn, chắc không .ai để ư..." Thế rồi, mồ hôi toát ra, cô tự thấy ḿnh xấu hổ như đă làm một điều vô ư trước đám đông người. Ở nhà ngoài, cuộc cờ đến lúc xô xát tiếng cười gịn giă xen lẫn với tiếng quân cờ chí chát đụng nhau, khiên cô dứt hẳn được sự nghĩ ngợi lấn quẩn.
    Bóng nóng đă ra đến cột giàn hoa, trong buồng nóng như cái hầm, cô toan đứng dậy ra vườn hóng mát, chợt trông đến cái quả trầu, cô mới nhớ ra từ năy đến giờ, quên chưa têm trâu.Sẽ sàng ngồi dậy, cô đi lấy dao bổ cau rọc trầu, têm mấy chục miếng xệp vào cơi, rồi đưa cậu nhỏ đặt giúp lên chỗ hai cụ. Bà đồ đi chợ đă về. Nhanh nhảu cô ra đón thúng để mẹ vào chào cụ bảng, rồi cô xuống bếp sửa soạn đồ rượu. Theo ư bà đồ, th́ cô c̣n phải kiêng nước, kiêng lửa vài ba ngày nữa cho được thật khỏi. Nay v́ trong nhà có khách, trời cũng đă trưa, sợ rằng một ḿnh lủng củng, hoặc giả cơm khách trễ quá, nên bà đành để con gái mó vào những việc lặt vặt.
    Cuộc cờ trên nhà đă hết hai ván, đồ chén cũng vừa làm xong. V́ nhà không có đầy tớ, cô phải rón rén lên dọn bàn cờ, rồi để mâm rượu vào đó, và bảo cậu nhỏ sang bên buồng học ăn cơm. Sau khi cụ bảng đă gửi lời cô xuống chào bà đồ, hai cụ cùng quay vào mâm. Chén rượu đă rót một lần thứ nhất, bà đồ vui vẻ ở nhà dưới lên để đáp lễ lại lời chào của ông bạn chí thân với chồng. Cụ bảng chỉ vào chiếc ghế bên cạnh và nói:
    - Mời bác hăy ngồi lên đây xơi nước, tôi có câu chuyện muốn nói với cả bác trai bác gái.
    Rồi cụ nh́n vào ông đồ:
    - Con Ngọc năm nay mười chín tuổi rồi phải không?
    Ông đồ ra vẻ ngạc nhiên:
    - Cháu nó mới có mười tám.
    Cụ bảng lẩm nhẩm bấm đốt ngón tay:
    - Được! Mười tám lại c̣n tốt hơn mười chín.
    Uống cạn chén rượu, cụ tiếp:
    - Bác đă có biết Tư Hạc học tṛ tôi chứ?
    Ông đồ lắc đầu:
    - Tôi chỉ nghe tiếng anh ta, chứ không rơ lắm. Có phải tên hắn là Đào Vân Hạc đó không?
    - Phải đó!
    - Anh ta người ở đâu nhỉ?
    - Hắn ở Quốc Oai. Con trai út cụ cống Đào Nguyên đấy mà. Trong học tṛ tôi, có hắn linh lợi hơn cả. V́ t́nh thân với cả hai bên, tôi muốn nói với hai bác gả con cháu Ngọc cho hắn.
    Vừa cầm nai rượu tự róc vào chén của ḿnh, cụ bảng vừa thêm:
    - Nếu như hai bác muốn cho con cháu được làm cô thám, cô bảng, th́ ngoài hắn ra, chắc không có người nào hơn. Tôi nói thế, không phải quá khen học tṛ của tôi. Kể ra, cái tài thám, bảng, thiên hạ vẫn không thiếu ǵ, nhưng phần nhiều họ đă cao tuổi hoặc là họ quen cố chấp câu nệ, không ai được hoạt bát như hắn.
    Ông đồ ra vẻ tơi tả:
    - Bây giờ bác nói tôi mới nhớ ra. Trong kỳ b́nh văn ở trường bác hồi đầu năm ngoái, tôi đă xem qua quyển của anh ta. Kể th́ anh ta cũng là một tay đại tài, tôi không chê một điều ǵ. Nhưng việc gả bán cho cháu th́ tôi nhường quyền bà nó.
    Rồi ông quay sang bên phía bà đồ:
    - Thế nào? Ư bà ra sao, th́ nói với bác.
    Bà đồ rẽ ràng:
    - Cụ cống mất rồi, thưa bác?
    - Phải, cụ ấy mất từ lúc Tư Hạc c̣n nhỏ.
    Bà đồ ra ư ngần ngại:
    - Trên cụ cống cũng là một nhà danh vọng ở tỉnh Đoài với nhà tôi thật là môn đương hộ đối. Tôi chỉ hiềm một điều rằng chúng tôi hiếm hoi, chỉ được hai đứa cháu gái, muôn gả chồng cho nó ở chỗ gần nhà, để khi mẹ con đi lại cho tiện.
    Cụ bảng nói vui như tết:
    - Điều đó bác không quản ngại. Từ đây lên đến quê hắn, vừa đi vừa về, chỉ hết độ già nửa ngày, có ǵ là xa. Nếu bác sợ xa, th́ tôi bắt hắn phải đến gửi rể. Việc này tự tôi chủ trương tất cả. Bởi thấy nó là mối lương duyên nên tôi muốn cướp quyền của ông tơ hồng xem sao!
    Bà đồ không c̣n lẽ ǵ từ chối, liền chuyển câu chuyện sang cho ông đồ.
    - Nếu thế th́ xin tùy ư thầy cháu. Thầy cháu bằng ḷng, tôi cũng xin vâng lời bác.
    Ông đồ khôi hài:
    - Khéo lắm. Tôi đưa cho bà, bà lại c̣n đưa cho tôi.
    Rồi ông rót rượu vào chén cụ bảng và tiếp:
    - Con tôi cũng như con bác. Tùy bác muốn gả cho ai th́ gả. Quyền ông tơ hồng bác c̣n muôn cướp huống chi quyền tôi. Có điều tôi muôn bác hăy thong thả, để tôi bảo qua với cháu.
    Cụ bảng vẫn cười:
    - Cố nhiên cũng phải hỏi ư nó chứ. Nhưng tôi xem chúng nó cũng ngoan ngoăn dễ bảo, tôi nói chắc nó phải nghe. Vậy xin bác hăy cho gọi nó ra đây để tôi bảo thẳng với nó.
    Năy giờ, cô Ngọc vẫn ngồi im lặng trong buồng, không dám đánh tiếng. Khi nghe cụ bảng nói đến câu đó, cô liền cất lẻn đi xuống nhà dưới. Bà đồ theo xuống tận nơi, và nói một cách ngọt ngào:
    - Con lên nhà khách, bác bảng muốn hỏi ǵ con đấy.
    Cô Ngọc đỏ mặt tía tai, và nói một cách nũng nịu:
    - Thôi con chả lên.
    Bà đồ tủm tỉm cười nụ :
    - Bác bảng muốn làm mối mày cho anh khóa Hạc, học tṛ của bác ấy, có thuận th́ lên mà nói với bác.
    Cô Ngọc gục đầu xuống gối và sẽ thỏ thẻ:
    - Tùy thầy, tùy mẹ, con không biết.
    Rồi cô e lệ đứng dậy và đi sang nhà hàng xóm. Bà đồ lại lên nhà khách nói với cụ bảng:
    - Thưa bác, cháu nó xấu hổ, không đám lên ạ!
    Cụ bảng lại cười:
    - Thôi được. Nó xấu hổ tức là nó đă thuận đấy. Vậy th́ hai bác nhận lời cho tôi đi thôi.
    Bà đồ cáo biệt đi xuống nhà dưới. Hai cụ gật gù đánh chén măi đến quá trưa mới xong. Cô Ngọc vẫn c̣n núp bên hàng xóm chưa về. Cậu nhỏ người nhà cụ bảng phải dọn mâm bát và lấy tăm nước.
    Mặt trời tà tà, cụ bảng mới từ biệt ra về. Trước khi đứng dậy, cụ c̣n dặn lại ông đồ:
    - Độ mấy bữa nữa, tôi sẽ lại sang nói chuyện với bác.
    --&--
    Last edited by CảThộn; 19-05-2011 at 10:05 AM.

  2. #432
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nghe Chuyện Hà Nôi

    Bác Cả ơi , chuyện Hà Nội c̣n đây nè

    Tigon
    Last edited by Tigon; 21-05-2011 at 12:18 AM.

  3. #433
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    LỀU CHÕNG - CHƯƠNG NĂM

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Bác Cả ơi , chuyện Hà Nội c̣n đây nè

    Tigon
    Thanks chi Tigon.

    CHƯƠNG NĂM - LỚP HỌC - BÌNH VĂN


    Một hồi gà gáy âm ô, làm cho Vân Hạc giật ḿnh thức giấc. Ngọn đèn trên quang lù mù sắp tắt, đọi dầu đă gần cạn khô. Không muốn làm phiền thằng nhỏ, chàng tự đứng lên rót dầu vào đèn, và dụi cái tàn đỏ ối ở đầu sợi bấc. Rồi chàng mở cửa ra sân.
    Trăng chưa lặn. Ánh vàng chênh chếch nḥm vào giàn hoa. Những bóng cây nhài, cây mộc dương leo lên thềm. Mặt thềm khoang khua như một bức tranh thủy mặc.
    Trời hăy c̣n sớm. Trống ngoài điếm mới điểm canh tư. Các nhà láng giềng vẫn im phăng phắc.
    Chàng toan vào pḥng ngủ thêm. Sực nhớ hôm nay là kỳ b́nh văn, phải đến trường sớm hơn mọi ngày, ngủ nữa, e rằng quá giấc, quá trưa, th́ đi không kịp. Chàng bèn súc miệng, rửa mặt, rồi một ḿnh đủng đỉnh dạo dưới bóng trăng.
    Trong đám ánh trăng trong vắt, thỉnh thoảng điểm một luồng gió hiu hiu, hết thảy bóng cây trước sân đều bị rung động. Chàng bỗng tưởng đến cái cảnh Trương Sinh đợi Thôi Oanh Oanh trong truyện Tây Sương liền ngâm:
    "Đăi nguyệt Tây sương hạ.
    Nghênh phong hộ bán khai.
    Cách tường hoa ảnh động.
    Nghi thị ngọc nhân lai".
    Thế rồi h́nh ảnh cô Ngọc tức th́ hiện ra trong óc Chàng khen ông đồ Vân Tŕnh cũng khéo t́m chữ đặt tên cho con. Với cái nước da trắng nơn, với cái khuôn mặt trái xoan và cái dáng bộ yểu điệu, nàng thật đáng gọi là ngọc nhân lắm. Chàng nhớ những hôm qua chợ Kim Bảng, t́nh cờ nh́n hàng nàng, bao giờ nàng cũng tươi như bông hoa, và không bao giờ mà nàng có vẻ ngoa ngoắt, trai lơ như bọn con gái kẻ chợ. Chàng tự cho rằng ḿnh lấy được nàng, tức là danh sĩ sánh với giai nhân, chăng kém ǵ những cặp vợ chồng trong tiểu thuyết.
    Nhưng chàng lại băn khoăn rằng trước kia nàng đă đính hôn với Trần Đằng Long, th́ với chàng, nàng đă là vợ chưa cưới của một người bạn. Bây giờ nếu chàng kết duyên với nàng, hoặc giả cũng bị thiên hạ chê cười. Rồi chàng tự an ủi rằng việc này do ở cụ bảng ép chàng, không phải tự chàng mà ra. Một người đạo mạo nghiêm nghị và yêu chàng, quư chàng như cụ bảng Tiên Kiều, không lẽ lại dạy học tṛ làm điều trái với danh giáo? Song chàng vẫn không hiểu v́ sao cụ bảng lại cô ghép nàng với chàng, v́ sao hôm nọ, trong khi khuyên chàng lấy nàng, cụ lại bảo rằng nếu chàng bằng ḷng cưới nàng làm vợ, tức là cứu cái đời nàng, tức là làm ơn cho Trần Đằng Long? "Hay là nàng với nghè Long ngày xưa đă có ǵ ám muội?" Chàng nghĩ như thế, rồi chàng lại tự hối hận, cho là ḿnh đă vô lễ với nàng. Chàng tin nàng là con nhà gia giáo, không khi nào lại làm những việc bất chính.
    Mặt trăng từ tử luồn vào bóng mây, bầu trời dần dần vẩn đục. Chàng bèn lững thững bước vào trong pḥng. Vừa đi, chàng vừa lẩm bẩm một ḿnh. “Có lẽ vợ chồng là duyên số thật. Ừ, xưa kia ḿnh tuy biết nàng, nhưng vẫn chẳng hề nghĩ đến nàng. Thế mà từ bữa nghe đồ Mẫn nói, nhất là từ bữa nghe cụ bảng nói đến giờ, không phút nào mà ta quên nàng. Cái đó mới lạ cho chứ! Không biết trong những lúc này, nàng có nghĩ ǵ đến ta không? Chắc có! Ta nhớ nàng, tất nhiên nàng cũng nhớ ta, nếu như cụ bảng đă ngỏ cho nàng biết cái ư định của cụ.”
    Trời sáng, Vân Hạc cắp nón vừa ra đến cổng, th́ gặp Khắc Mẫn. Hai chàng liền sánh vai cùng tới trường học.
    Trong các ḷ "rèn đúc nhân tài" bấy giờ, trường của cụ bảng Tiên Kiều là lớn hơn hết. Trừ ra mươi cậu đồng sinh là những con cháu trong nhà, học tṛ cụ bảng chỉ có hai lớp đại tập và trung tập. Trung tập hàng ngày phải đến nghe sách, hàng tuần phải học làm văn. C̣n đại tập th́ mỗi tháng tập văn hai kỳ. Kể cả đại tập và trung tập, học tṛ trong trường có tới gần ba trăm người. Vân Hạc và Khắc Mẫn đi đến cửa trường th́ các cậu học tṛ trung tập cũng vừa kéo đến.
    Sau những chiếc nón sơn quai chuỗi lần lượt úp lên các tường, cả mấy trăm người nghiêm trang ngồi sắp hàng ở các dăy ghế. Cụ bảng c̣n ở nhà trong chưa ra. Một cậu học tṛ bé con chạy đến rỉ tai Vân Hạc:
    - Thầy bảo anh b́nh văn xong rồi, phải ở lại đây, để thầy c̣n dặn ǵ đấy.
    Rồi th́ học tṛ đại tập lục tục đến dần. Rồi th́, năm gian tiền tế thênh thang như năm gian đ́nh dần dần hiện ra quang cảnh chật hẹp, kẻ ngồi người đứng lố nhố khắp trong nhà ngoài thềm.
    Trống cái thong thá điểm một hồi ba tiếng.
    Học tṛ trên các phản ghế hết thảy trở lại hàng lối nghiêm chinh. Hai cậu nhỏ tuổi lễ mễ bưng điếu bưng tráp và mang giỏ ấm, khay chén đặt lên án thư.
    Những tiếng th́ thầm xôn xao nhất tề im bặt. Cụ bảng từ nhà trong ra với một bộ khăn áo chỉnh tề. Trên các phản ghế, học tṛ răm rắp đứng dậy khắp lượt.
    Khoán thai cụ ngồi vào tấm ghế sau chiếc án thư và mở nắp tráp lấy gói thuốc lá ra cuộn. Tất cả học tṛ lại cùng răm rắp ngồi xuống. Một cậu nhó tuổi lễ phép đến trước án thư sẽ bưng bộ đồ đánh lửa ra thềm .
    Qua một hồi kỳ cạch của ḥn đá lửa đập vào thỏi sắt, lửa ở trong đá đă bắt ra lớp bùi nhùi trong cái hộp gỗ và bén vào đó, cậu ấy rón rén nhón lấy một ít bùi nhùi có lửa, tiếp vào mồi giấy, ph́ pḥ thổi cho thành ngọn, để châm sang sợi ruột gà và châm lửa vào mồi thuốc lá đă cuộn, cụ bảng ra hiệu cho các học tṛ đọc sách.
    Một câu trung tập cung kính đệ một chồng sách in lên án. Bằng một câu xin phép rất lễ độ và mấy tiếng đằng hắng rất dơng dạc, một cậu tốt giọng nhanh nhẹn mở sách ra đọc.
    Tất cả học tṛ cặm cụi mở sách ra coi.
    Theo lệ hàng ngày, mỗi buổi đều đọc đủ ba thứ sách: kinh, truyện và sử.
    Hôm nay bắt đầu đọc Kinh dịch, rồi đến sách Trung dung rồi đến cuốn Tống sử. Mỗi khi đọc hết bài cái, bài bàn của một chương nào trong sách, cả trường im lặng như tờ. Mấy trăm con.mắt đều chăm chỉ ngó vào cuốn sách của ḿnh. Mấy trăm lỗ tai đều b́nh tĩnh đợi nghe lời giảng của thầy. Bằng cái giọng sang sảng như tiếng chuông đồng, cụ bảng giảng rất rành mạch từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, từ nghĩa gần đến nghĩa xa, cụ chỉ rơ ràng lời bàn nào là phải, lời bàn nào là quấy. Cụ nói như rót vào tai học tṛ. Khi giảng đến hào lục tam của quẻ Khôn Kinh dịch, cụ đặt nồi thuốc xuống án và hỏi một cách sửng sốt:
    - Các anh nghe chương này có thấy ǵ không.
    Các cậu học tṛ đều không trả lời, v́ không hiếu ư cụ hỏi ra sao. Cụ liền nh́n vào cuốn sách và cất cao giọng:

    - "Lục tam, hàm chương khả trinh.
    Hoặc ṭng vương sự, vô thành, hữu chung.”

    Và cụ lại gặng:
    - Các anh tưởng nó có đúng với điệu lục bát trong các ca dao của ta hay không? Rồi cầm mồi thuốc hút thêm một hơi, cụ vừa rung đùi vừa tiếp:
    - Trong kinh, truyện, sử, mỗi bộ đều có một câu lục bát. Ở kinh là câu ấy rồi, c̣n ở truyện th́ là câu ǵ?
    Các cậu học tṛ cố sức lục hết trí nhớ để t́m lấy câu trả lời. Nhưng không ai nói câu nào. Cụ vuột cḥm râu bạc phơ và ngâm:

    "Phù thủy, nhất thước chi đa.
    "Cập kỳ bất trắc ngoan đà giao long..."

    Rồi cụ lại hỏi:
    - Phải câu ấy ở sách Trung dung, các anh mới đọc hôm qua đó không? Sao mà chóng quên vậy? Nếu như trời cho đỗ đạt, được sang sứ Tầu, các anh sẽ đối đáp làm sao cho khỏi nhục đến quân mệnh!
    Các câu học trỏ đều cúi gầm mặt, tỏ ra dáng bộ bẽ bàng . Cụ ngửng một lát rồi thêm:
    - C̣n câu ở sử, chắc chắn các anh cũng không thể nhớ.
    Và cụ ngân giọng:

    ”Đế sĩ Sái Xác hữu công,
    "Sử chi ṭng tự Triết tông miếu đ́nh..."

    Rồi cụ ngẩng lên nh́n các học tṛ và nói:
    - Các anh thử giở cuốn Tống Cao Tôn mà xem, câu đó ở ngay đầu sách đấy mà.
    Các câu học tṛ im lặng phục thầy là bậc nhớ sách. Cụ bảng mở giỏ, rót một chén nước nhấp giong, rồi cụ cắt nghĩa:
    - Cũng v́ có mấy câu đó cho nên từ xưa đến nay đă có nhiều người cho rằng: lối văn trên sáu dưới tám của ta gốc ở kinh, truyện và sử mà ra. Nhưng theo ư ta, th́ nói như vậy có lẽ cũng quá khiên cưỡng. Trời đă sinh ra mỗi nước có một thứ tiếng, th́ tất nhiên mỗi nước cũng phải có một điệu hát. Nếu bảo điệu hát lục bát gốc ở kinh, truyện và sử, th́ sao ở Tầu lại không có cái thể văn ấy? Tuy vậy, các cụ đời trước nói thế, bây giờ ḿnh cũng hăy hay rằng thế, để rồi kê cứu dần dần, không nên vội vàng bài bác.
    Hết cuộc chuyệnn phiếm, một cậu học tṛ thay lượt cậu trước đọc cuốn Trung dung. Rồi một cậu nữa lại tiếp cậu này đọc cuốn Tống sử. Mặt trời đă cao, cuộc nghe sách của học tṛ trung tập mới hết. Lúc này học tṛ đại tập đă đến đông đủ. Trong năm gian nhà ngột những hơi người. Cụ bảng tạm nghỉ để quạt cho ráo mồ hôi.
    Học tṛ lác đác đứng dạy ra sân hóng mát.
    Khắc Mẫn dắt Vân Hạc và mấy người nữa đến ngồi túm tụm ở dưới gốc nhăn, rồi họ thi nhau bắt Vân Hạc phải đọc những bài văn của chàng trong kỳ này cho họ nghe trước. Một cậu học tṛ đủng đỉnh đến trước Vân Hạc nh́n chàng bằng con mắt ranh mảnh và tủm tỉm cười. Vân Hạc đoán là hắn đă hiểu biết việc riêng của ḿnh, liền hỏi:
    - Mày cười cái ǵ, thằng Cung?
    Người ấy vẫn cười:
    - Mai kia tao sẽ cho mày bài thơ.
    Vân Hạc cũng cười:
    - Được! Có giỏi mày cứ làm! Nếu thơ không hay, tao sẽ nọc cổ đánh cho ba chục.
    Ngoài cổng có tiếng cười nói gịn giă. Một lũ nón dứa quai lụa bạch lần lượt từ cổng tiến vào trong sân. Các cụ nghè, cử, bạn thân của cụ bảng và là sơ khảo, phúc khảo của các quyển tập đến dự b́nh văn.
    Cụ bảng lật đật đứng dậy đón khách.
    Sau mấy cái vái trịnh trọng rước mấy ông khách lên thềm, cụ bảng vui vẻ nói:
    - Chết chửa nắng quá! Các bác đi sớm ít nữa, có mát hơn không?
    Cụ nghè Quỳnh Lâm chỉ vào cụ cử Liên Tŕ và đáp:
    - Nếu tôi không cố phá đám, th́ ông lăo này c̣n ngồi ngất ngưởng với nai rượu thuốc, chứ đă chịu đi cho đâu.
    Cụ cử Liên Tŕ mỉm cười đế đưa hai câu thơ cổ:
    ”Bách niên tam vạn lục thiên nhật,
    Nhất ẩm tu khuynh tam bách bôi".
    Các cụ cùng ngồi lên chiếc phản giữa. Ai nấy ph́ phạch quạt lấy quạt để. Nhưng vẫn không ai chịu bỏ khăn áo Cụ bảng phải sai hai cậu bé con cầm đôi quạt lông đứng hai đầu phản phẩy vào.
    Cạn ba tuần chè tầu, cụ bảng lục lại tập văn của học tṛ và chọn mấy quyển được b́nh để riêng một chồng.
    Hôm nay là kỳ tứ lục: một bài chiếu và một bài biểu. Tất cả độ hơn mười quyển được đọc. Chỉ có một quyển của Đào Vân Hạc dấu sơ dấu phúc phê ưu, dấu ngoại phê "b́nh", và năm quyển nữa ba dấu đều phê “b́nh", được đọc từ đầu đến cuối. C̣n các quyển khác, hoặc "b́nh thứ", hoặc "thứ mác" chỉ được đọc lỏi từng đoạn. Những quyển được đọc, mặt quyển đều có đề một chữ "b́nh". Những đoạn được đọc th́ ở cạnh các ḍng chữ đều có đánh dấu bằng "chấm mắt ngỗng". Soạn xong tập quyển, cụ bảng cầm trao cho mấy ông bạn:
    - Các bác coi lại. Nếu có quyển nào không đáng cho đọc, th́ xin bỏ đi.
    Mỗi cụ đón lấy vài quyển, coi qua một lượt, rồi:
    - Được cả không có quyển nào phải loại.
    Cụ nghè Quỳnh Lâm cầm quyển của Đào Vân Hạc ch́a hỏi cụ bảng:
    - Quyển này chúng tôi đă phê "ưu” cả, sao bác lại đánh xuống "b́nh”?
    Cụ bảng rẽ ràng đáp:
    - "B́nh" là phải! Các bác cho "ưu” cũng khí quá đáng. Vả lại hắn c̣n ít tuổi, phải cần mài dũa cái tính hiếu thắng. Nếu như kỳ nào cũng "ưu”, e rằng hắn sẽ coi ḿnh là thánh là trạng, không chịu học hành, ấy là có hại cho hắn.
    Rồi cụ trông xuống đám học tṛ ngồi cạnh:
    - Trưa lắm rồi, ai lên đem quyển xuống đọc đi chứ!
    Khắc Mẫn lễ phép đứng lên và tiến đến trước án thư. Cụ nghè Quỳnh Lâm đưa cho thầy cuốn văn của Đào Vân Hạc và dặn:
    - Đọc quyển này trước!
    Khắc Mẫn lĩnh quyển văn đi xuống chỗ cũ. Mài mực, tẩm một ng̣i bút thật đẫm. Một tay cầm bút, một tay. cầm quyển, thầy bắt đầu đọc bài chiếu trước. Tất cả học tṛ đều giở một tập giấy bán đặt lên đầu gối. Tai nghe văn, tay th́ viết lia viết lịa. Văn đọc đến đâu, họ phải cố viết cho kịp đến đây. Chữ thảo một lối ḷi tói như sợi xích chó. Với một giọng vừa kêu vừa trong, Khắc Mẫn đọc rất dại dễ, găy gọn, từ đoạn nọ đến đoạn kia, mạch lạc cực kỳ phân minh. Nhất là những lúc lên giọng, xuống giọng, tiếng thày càng réo rắt dịp dàng, khiến cho câu văn càng nổi.
    Cái nhà chứa gần ba trăm con người lúc ấy có vẻ nghiêm tĩnh của một ṭa cổ miếu. Ngoài tiếng b́nh văn của Khắc Mẫn và tiếng khen hay của các khảo quan, cơ hồ không c̣n có ǵ khác nữa.
    Hết bài chiếu đọc đến bài biểu. Mở đầu hai câu “phục dĩ", cụ cử Liên Tŕ và cụ nghè Quỷnh Lâm rối rít giục điểm, giục khuyên. Khắc Mẫn miệng đọc tay chép, mắt th́ nh́n vào quyển văn, cuống quít như người phường tṛ vừa hát vừa phải đánh tiếng gơ mơ.
    Đọc xong quyển của Vân. Hạc, cụ bảng lại bảo tạm nghỉ để các học tṛ uổng nước và hút thuốc lào. Những người viết chậm, tranh nhau mượn quyển Vân Hạc để họ chép lại những đoạn lúc năy phải bỏ cách quăng v́ viết không kịp. Như quên cả sự oi bức, ngườii ta xúm nhau đến hơn chục người ngó vào quyển văn.
    - Hết chương năm, phần I -

  4. #434
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    LỀU CHÕNG - CHƯƠNG NĂM

    ( tiếp theo )


    Cụ nghè Quỳnh Lâm sai người lấy chiếc ghế đẩu bắc ở bên cạnh, gọi Vân Hạc cho ngồi ở đó, tự ḿnh rót một chén nước trao cho Vân Hạc, và cụ tấm tắc khen ngợi:
    - Văn cậu khá lắm! Đỗ đến nơi rồi. Cậu phải cố đi, khoa hương này hăy lấy cho bác cái thủ khoa, rồi hội sau th́ lấy cho bác cái đ́nh nguyên nữa. Tiền tŕnh của cạu có cơ viễn đạt, bác lấy làm mừng!
    Vân Hạc chỉ lễ phép đón lấy chén nước, không dám trả lời, v́ chàng không biết trả lời thế nào. Cụ nghè quay mặt sang phía cụ bảng và thêm:
    - May được người con nối nghiệp, bác cống Đào Nguyên tuy mất cũng như c̣n sống.
    Cụ báng ngần ngừ lắc đầu:
    - Tôi chưa dám chắc như vậy. Là v́ văn chương của hắn tuy có lỗi lạc, nhưng vẫn không khỏi có chỗ cầu kỳ sính tài, lại thường vượt ra ngoài qui củ. Nếu gặp quan trường th́ hắn có thể đỗ cao. Nhưng nếu không gặp, tất nhiên sẽ bị hỏng tuột. Bao giờ hắn chừa được cái tật ấy, th́ mới có thể chắc được!
    Rồi cụ gọi các học tṛ và hỏi:
    - Các anh nghe quyển Vân Hạc thế nào? Có thấy cái bệnh ǵ không?
    Hết thảy im lặng, không có ai đáp. Cụ tiếp:
    - Văn chương anh ta tuy cũng khá đấy, nhưng phải cái tật rất lớn là có nhiều đoạn rắc rối, bướng bỉnh, không chịu theo đúng khuôn phép. Đó là một điều tối kỵ trong các lối văn cử nghiệp, nhất là thể văn tứ lục.

    Cụ cử Liên Tŕ nói xen:
    - Phải! Văn chương cầu thị bất cầu kỳ, nếu quá cầu kỳ tất nhiên không lợi trường ốc. Bởi v́, trong lúc quan trường chấm văn, người ta chấm như ăn cướp, một khắc phải chấm đến mấy chục quyển, c̣n th́ giờ đâu mà nghĩ ngấm nghĩ nghía cho ḿnh? Thói thường hễ mà dấu "sơ” đă chấm thế nào, ấy là dấu "phúc", dấu “giám" lại chấm thế ấy, nếu như ḿnh đặt một câu cầu kỳ, hoặc là ư nghĩa quá ư sâu xa, mà trong lúc vội vàng, ông sơ khảo không kịp hiểu hết, ông ấy sổ cho vài chiếc và phê cho một chữ "liệt”, th́ rồi những ông phúc khảo, giám khảo cũng lại sổ theo, và cũng phê cho vài chữ "liệt" nữa. Cái quyển đă đến ba "liệt”, ông phân khảo khó ḷng mà giám phê "b́nh" phê "ưu”. Thế là hỏng oan chứ ǵ.

    Cụ nghè Quỳnh Lâm nối lời:
    - Ấy, cụ Nguyễn Công Hoàn ngày xưa suốt đời thi hỏng cũng chỉ v́ có tật ấy.
    Hồi cụ quay ra hỏi các học tṛ:
    - Các thầy đă nghe chuyện cha con cụ Nguyễn dành nhau về một câu tứ lục hay chưa?
    Rồi không đợi học tṛ trả lời, cụ kể:
    - Cụ Nguyễn Công Hoàn là bậc danh sĩ đời Lê, văn hay, học rất uẩn súc, chỉ phải cái tật đặt cậu cầu kỳ, thành ra thi măi không đỗ. Ông Nguyễn Công Lân là con, sức học tuy c̣n kém cụ rất xa, nhưng mà văn chương hoạt bát, ngoài hai mươi tuổi đă đỗ hương cống, rồi lại đỗ luôn tiến sĩ. Khoa ấy, tôi không nhớ là khoa nào, ông Lân đă làm chủ khảo, cụ Nguyễn vẫn c̣n cắp quyển đi thi, và cũng lại hỏng như trước...
    Nói đến đấy, cụ nghè ngừng lại, để uống hớp nước nhấp giọng, rồi tiếp: .
    - Thế rồi đến khi việc trường đă xong, ông Lân về nhà thăm cha. Đầu tiên, cụ Nguyễn hỏi ngay:
    ”Khoa này có được quyển nào khá không?”. Ông con ngay thật thưa rằng: "Có một quyển khá, chỉ v́ phải câu tứ lục thất niêm., không thể lấy đỗ". Cụ Nguyễn liền gặng. "Câu tứ lục ấy thế nào? Có nhớ không?" Ông con thưa rằng có nhớ và đọc như vầy:

    ”Lưu hành chi hóa tự tây đông, nam bắc vô tư bất phụ.
    "Tạo tựu chi công tự Cảo Mân, Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng" .

    Rồi th́ ông ấy lại tiếc ngậm ngùi mà rằng: “Nếu như câu dưới, họ đảo hai chữ "Cảo Mân" ra làm "Mân Cảo", cho đúng niêm luật, th́ hai câu ấy hay biết chừng nào". Cụ Nguyễn không đợi cho con hết lời, vác gậy phang luôn chừng vài chục gậy. Và cụ nghiến răng nghiến lợi, chửi mắng tàn nhẫn. Cụ bảo ông con dốt nát như thế mà đi chấm trường, chôn sống biết bao nhiêu người...".
    Cụ nghè lại nh́n học tṛ và hỏi:
    - Các thầy có biết tại sao cụ Nguyễn phải đánh một ông chủ khảo như vậy?
    Học tṛ c̣n đương im lặng suy nghĩ, cụ nghè lại tự cắt nghĩa:
    - Th́ ra hai câu tứ lục ấy chính của cụ Nguyễn, ư cụ đặt như thế này:

    ”Lưu hành chi hóa tự Tây, Đông Nam Bắc vô tư bất phục,
    Tạo tựu chi công tự Cảo, Mân Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".

    Học tṛ nghe rồi, ai nấy sung sướng như nghĩ ra một điều mới lạ. Cụ cử Liên Tŕ nói thêm:
    - Nếu như nghĩ một chút, chắc ai cũng nhận thấy rằng: trong hai cấu đó, câu trên tất phải ngắt đến chứ "Tây", câu dưới tất phải ngắt đến chữ "Cảo". Chứ nếu chấm như kiểu ông Lân, một đằng ngắt đến chứ "Đông", một đằng ngắt đến chữ “Mân" th́ không có nghĩa ǵ cả. Bởi v́ nhà Chu khởi ở phương Tây, đóng kẻ chợ ở đất Cảo, người ta chỉ có thể nói: "Cái thói trôi đi nổi tự phương Tây, các phương Đông Nam Bắc đâu đâu cũng phục . Cái công đắp dựng gây từ xứ Cảo, các xứ Mân Kỳ Phong đều cũng dấy theo”. Chứ ai lại nói: "Cái thói trôi đi nổi tự phương Tây phương Đông... cái công đắp dựng gây từ xứ Cảo, xứ Mân?" Nhưng v́ bốn chữ Tây Đông Nam Bắc và bốn chữ Cảo Mân Kỳ Phong đặt liền với nhau, trong lúc vội vàng, câu trên người ta ngắt đến chữ Đông, th́ câu dưới người ta cũng lại ngắt đến chữ Mân, như thế, chẳng những thất niêm mà c̣n vô nghĩa nữa chứ! Ấy đó là văn chương cầu kỳ có hại như vậy. Các thầy nên biết mà tránh.
    Dứt mạnh hiểu dụ của cụ cử, mấy cậu nhỏ tuổi ngoan ngăn tiệp tuần chè tầu thứ hai. Công việc b́nh văn lại sốt sắng đi theo thứ tự cua nó. Lần này cụ bảng cho đọc đến quyển của Bùi Đốc Cung, cái người trêu ghẹo Vân Hạc lúc năy. Văn của Đốc Cung tuy không xuất sắc bằng của Vân Hạc, nhưng cũng vào bậc học cứng, lời tươi và kêu như chuông, các cụ sơ khảo, phúc khảo luôn khen “được".
    Gần trưa, tan cuộc b́nh văn.
    Cụ bảng giở dần tập quyển c̣n lại trên án, gọi tên từng người học tṛ, quyển của người nào trao trả người ấy.
    Bộ điệu khác nhau của từng người trong lúc lĩnh quyển như muốn tỏ cho kẻ ngoài biết sự hơn kém cua các học tṛ. Có ông hớn hở tươi cười với cái "thứ mác" con con. Cũng có ông vội vàng gấp tư quyển văn và bỏ vào túi một cách vội vàng để giấu cho kín cái "liệt" hay cái "thứ cộc" ở mặt quyển. Chồng quyển trên án phân phát đă hết, học tṛ lũ lượt cắp nón đi ra, để lại một ḿnh Vân Hạc v́ có lời dặn của cụ bảng phải đợi ở đó.
    Mấy cậu nhỏ tuổi rón rén lấy chậu vẩy nước, quét cho sạch cát bụi và những bă điếu, tàn đóm trong năm gian nhà. Nhà trường dần trở lại quang cảnh thanh vắng như một nơi toàn thạch. Bao nhiêu ánh nắng đều bị ngăn lại trên đám lá um tùm của mấy cây nhăn và giàn thiên lư trước thềm, trong nhà lúc nào cũng mát rời rợi.

    Sau nhà có tiếng lạch cạch.
    Một mâm đồ rượu ngất nghểu ngự trên đầu anh bếp từ từ tiến vào phản giữa. Cụ bảng mời mấy ông bạn uống rượu và cho Vân Hạc bắc ghế ngồi hầu bên cạnh. Cụ cử Liên tŕ quay lại mâm rượu và nói khôi hài:
    - Hữu tửu thực tiên sinh soạn, hữu sự đệ tử phục kỳ lăo.
    Rồi cụ cầm luôn bầu rượu đưa cho Vân Hạc để chàng rót ra các chén. Các cụ cất chén khắp lượt. Vân Hạc vẫn rụt rè giữ lễ chưa dám uống. Cụ nghè Quỳnh Lâm nhất định bắt chàng phải uống. và cũng nói giọng khôi hài:
    - ”Đương nhân bất nhượng ư sư". Cụ Khổng đă dạy như thế, cái đức "nhân" c̣n không nhường thầy, huống chi một vài chén rượu lại phải sợ thầy hay sao? Cậu cứ uống. Làm đấng tài trai, cần phải ngang tàng mới được, không nên e lệ như bọn con gái.
    Cụ cử Liên Tŕ mỉm cười:
    - Ấy, họ cũng chí làm gái ở trước mặt chúng ḿnh đó thôi. Khi mà ngồi cạnh nhà tṛ, tôi chắc mép ấy phái hết hàng hũ.
    Vân Hạc giả vờ cúi mặt để giấu cái bộ buồn cười của ḿnh. Rồi chàng xin phép các cụ và nhắc chén rượu nhấp một hớp nhỏ.

    Cụ bảng bắt đầu đem chuyện nhân duyên của chàng nói cho mấy cụ kia nghe và thêm:
    - Sở dĩ tôi phải ra công khuôn xếp việc này, cũng v́ áy náy cái cảnh vợ chồng anh đồ Vân Tŕnh vầ thương con bé cái Ngọc. Các bác có lẽ chưa rơ đâu đuôi. Con bé ấy trước kia đă nhận lấy Trần Đăng Long, về sau không hiểu v́ sao bên này lại thôi không cưới. Thế rồi cái hôm nghè Ḷng vinh qui, con Ngọc t́nh cờ đi qua, nó tiếc cái ngôi bà nghè đến nỗi ngất đi như đứa ngộ gió. Tôi đă chữa bệnh cho nó, phải dùng đến hơn mười thang "khai uất" mới khỏi. Nhưng khỏi là khỏi tạm thời mà thôi, nêu không lấy được người chồng vừa ư th́ có ngày nó sẽ phát điên phát rồ. Vợ chông bác đồ Vân Tŕnh chỉ được hai đứa con gái, nó là lớn, nếu nó mà hỏng một đời, th́ cảnh già của ông bà ấy cũng đau đớn lắm. Bởi vậy, tôi phải t́nh nguyện đi làm mối chồng cho nó.
    Cụ nghè, cụ cử tấm tắc khen là mối lương duyên và khuyên Vân Hạc nên mau mau lo việc cưới hỏi, không nên để chậm. Cụ bảng ngắt lời:
    - Cái đó đă ở tôi cả, không việc ǵ đến hắn.
    Rồi cụ nh́n sang Vân Hạc:
    - Hôm qua thầy cũng cất công sang chơi ông Vân Tŕnh nói về chuyên này. Ông đồ, bà đồ đều bằng ḷng. Công việc thế là xong. Ngày mai anh phải về quê thưa với bác cống và anh cả, anh hai...
    Vân Hạc hết sức giữ cho vẻ mặt tự nhiên, chàng chỉ im lặng mà nghe và thỉnh thoảng điểm một tiếng dạ rất khẽ, chứ không nói đi nói lại. Cụ bảng lại ngó mặt chàng:
    - Nhưng phải gửi rể kia đấy. V́ bác đồ gái chê quê nhà anh ở xa quá, có ư ngần ngừ không thuận, nên thầy phải hứa như thế.
    Cụ nghè Quỳnh Lâm tạt ngang:
    - Thế th́ cậu khóa sướng bằng vua Thuấn mất rồi. Nhưng mà cháu có muốn học ông Thuấn, chỉ nên học đến cái chỗ gửi rể ấy thôi, chớ có học hơn:o:o:o. Để cho vợ chồng bác đồ Vân Tŕnh kiếm lấy người rể nữa chứ. Cả nhà cười ầm, làm cho Vân Hạc xấu hổ đỏ mặt. Lâu lâu cụ bảng lại quay sang phía Vân Hạc:
    - C̣n một điều này, thầy phải nói trước để cho anh liệu: cái chí con Ngọc nó chỉ thích làm bà thám, bà bảng chứ không phải nó muôn làm cô khóa quèn. V́ thế, khi nó nói mê nói sảng, luôn luôn tự xưng ḿnh là cô thám, cô bảng. Rồi khi vợ chồng lấy nhau, anh phải nghĩ vào chỗ đó, làm sao cho khỏi phụ ḷng cháu tôi th́ làm.
    Cả nhà lại cùng cười vang.
    ( Hết chương 5)
    Last edited by CảThộn; 21-05-2011 at 01:52 PM.

  5. #435
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    "Như chuyện ...thần tiên"

    Sáng thứ Bẩy...
    Đọc xong đoạn chuyện trên - TX đọc rất chậm rãi - ngửng lên nhìn mảng trời xanh xa xa xuyên qua cành táo điểm lá xanh non và chi chít hoa nở rộ, nắng sớm chan hòa ngoài kia...

    Nhưng không thấy trời đất xứ người, mà thấy cái nóng oi bức quê nhà, dàn thiên lý, cây nhãn, bông sứ, ngôi trường cụ bảng Tiên Kiều, và những con người với tâm hồn trọng thánh hiền, yêu đạo lễ...

    Cũng không biết vì dân trí nước ta quá bó buộc vào hai chữ "thánh hiền" mà ...chậm khá? Và đặt để vận mạng đất nước haòn toàn vào tay vua nên mới ra nông nỗi Bắc thuộc, đô hộ?

    Hay quá là hay!
    Cám ơn bác Cả!

  6. #436
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Lời Bình của sư muội Tiếng Xưa thật là tuyệt vời

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Sáng thứ Bẩy...
    Đọc xong đoạn chuyện trên - TX đọc rất chậm rãi - ngửng lên nhìn mảng trời xanh xa xa xuyên qua cành táo điểm lá xanh non và chi chít hoa nở rộ, nắng sớm chan hòa ngoài kia...

    Nhưng không thấy trời đất xứ người, mà thấy cái nóng oi bức quê nhà, dàn thiên lý, cây nhãn, bông sứ, ngôi trường cụ bảng Tiên Kiều, và những con người với tâm hồn trọng thánh hiền, yêu đạo lễ...

    Cũng không biết vì dân trí nước ta quá bó buộc vào hai chữ "thánh hiền" mà ...chậm khá? Và đặt để vận mạng đất nước haòn toàn vào tay vua nên mới ra nông nỗi Bắc thuộc, đô hộ?

    Hay quá là hay!
    Cám ơn bác Cả!
    Lời bình của sư muội Tiếng Xưa thật tuyệt vời.
    Nghe như "tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau"
    Tiếng Xưa đúng là Danh bất hư truyền. " Tiếng Xưa" lại vang lên sang sảng của các bậc tôn sư giảng văn, như tiếng loa xướng danh các bậc tiên hiền vượt vũ môn của một thời vang bóng.
    Trên trường văn trận bút, VietLand có hai nữ tướng hậu duệ Trưng Vương đang hăng hái tích cực thi triển tài năng tối ưu.
    Ct xin bái phục. Bái phục

  7. #437
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    LỀU CHÕNG - CHƯƠNG SÁU

    Mộng Thám Bảng cưỡi rồng đã phỉ, cô Ngọc lên xe hoa
    Ơn Tôn sư dụng tâm mối lái, Hạc sướng bay lên mây.

    Ở nhà ngoài, mấy bàn tài tổ tôm đă tan. Họ mạc tới tấp giục nhau ai vào việc nấy. Đàn ông bắt nốt con lợn làm thịt. Đàn bà đi thắng đường, vo gạo, sắp sửa nấu chè thổi xôi. Ông đồ bà đồ cũng đă trở dậy để sai bảo mấy cậu học tṛ đun nước quét nhà và nhờ mấy bà cụ già bổ cau têm trầu.
    Cô Ngọc vẫn c̣n núp ở trong buồng chưa ra. Hôm nay cô chỉ phân vân hồi hộp, chứ không sốt ruột như những hôm trước. Trước kia, từ bữa ông đồ bà đồ chịu lời cụ bảng Tiên Kiều thuận gả cô cho Đào Vân Hạc, cô đă tự thấy nhân duyên của ḿnh cũng không đến nỗi hẩm hiu. Tuy rằng trước mặt chị em chúng bạn, cô vẫn chê Vân Hạc là cốc láo, là kiết xác mồng tơi, và có khi cao hứng, cô c̣n thề rằng nhất. định đi tu chứ không lấy chàng, và cũng không lấy người nào, nhưng thực ra, với chàng, cô đă măn nguyện vô cùng. Là v́ trong con mắt cô, không có người nào hơn chàng, cả đến nghè Long cũng c̣n kém chàng rất xa. Chàng rất đứng đắn nhưng không lù đù. Chàng tát ḿnh trai, nhưng không có tính bợm băi. Những lúc cô ngồi bán hàng ở chợ Kim Bảng, thường có hàng lũ học tṛ đi qua, phần nhiều họ đều ăn nói chớt nhả, hoặc là con mắt nh́n ngược nh́n xuôi chập chối như quạ đậu chuồng lợn, riêng có Vân Hạc lúc nào cũng giữ vẻ tự nhiên dù miệng chàng vẫn tươi như hoa, tiếng nói của chàng vẫn có duyên và rất dễ nghe. Đáng để cho cô vừa ḷng hơn nữa là cái tài hoa của chàng. Tuy rằng cô chưa khi nào hỏi ai, nhưng danh tiếng chàng đă khét cả tỉnh Hà Nội, nó vẫn luôn luôn bay đến tai cô một cách vô t́nh.
    Cô biết văn chàng không ưu th́ b́nh, không bao giờ phải xuống b́nh thú. Cô biết trong ba bốn trăm học tṛ cụ bảng Tiên Kiều, chàng là một người thứ nhất, không ai đè nổi. Cô biết các ông bạn của cụ bảng Tiên Kiều đều phục chàng có tài thám, bảng, sức học hơn hẳn nghè Long, tuy chàng đă ba khoa thi hương không đỗ. Tóm lại, người chàng, nết chàng, tài học của chàng, bấy nhiêu cái đă làm cho cô bồn chồn sung sướng mỗi khi nghĩ đến ngày ḿnh làm vợ chàng. Cô tin đời cô sẽ có một lần cũng như cô Thúy, chẫm chệ ngồi trên chiếc vơng mành mành cánh sáo, để hàng tổng hàng xă rước đi rước vê. Cô lại tiếc rằng ông thám, ông bảng vẫn chỉ là hàng tiến sĩ, dù chàng có đỗ thám hoa, bảng nhỡn, cô cũng không hơn cô Thúy bao nhiêu.
    Nhưng cũng có lúc tự cô lại thấy chán nản buồn bă. Là v́ cô nhớ năm trước eo người thầy bói đoán rằng số cô trắc trở về đường nhân duyên, quả nhiên sau đó đă xảy ra việc bên nhà nghè Long bỏ cô không cưới. Bây giờ cái việc cô với Vân Hạc mới là lời của cụ bảng nói với ông đồ bà đồ, chưa đâu vào đâu, chắc đâu sau này lại không có kẻ bàn ra nói vào. Xong cô cũng chưa đến nỗi thất vọng. Bởi v́ cô chắc cụ bảng Tiên Kiều là bậc người lớn, cụ đă nói sao, phải đúng như vậy, không khi nào có chuyện trẻ con như vợ chồng ông đồ Văn Khoa.
    Tuy rằng những khi đi chợ t́nh cờ giáp mặt Vân Hạc, cô thường giả vờ nh́n đi đằng khác, như không để ư đến chàng, nhưng mà trong lúc bước chân ra đi, cô lại mong được gặp chàng để thử ngắm lại dáng bộ chàng bây giờ ra sao. Tuy rằng nhưng lúc ngôi với chị em chúng bạn, bị họ đem Vân Hạc ra làm đầu đề chế cô, giễu cô, cô vẫn xấu hổ đỏ mặt, có lần đă phải phát cáu với họ nhưng mà chính cô lại muốn được họ chế ḿnh, giễu ḿnh như thế, và nếu không thế, th́ câu chuyện của họ sẽ không được cô để vào lỗ tai. Cái phút hồi hộp thứ nhất của cô hồi ấy là bữa cô vừa ở chợ về, bà đồ bảo cho cô biết cụ bảng Tiên Kiều đă xin ấn định ngày đi trầu cau. Bấy giờ cô không có can đảm để hỏi "thầy mẹ đă nhận lời chưa", nhưng cô chỉ mong được nghe bà đồ nói rằng: "Ta đă nhận lời rồi đấy". Thế rồi tứ lúc ăn hỏi, xin cưới mà đi, sự bồn chồn ở trong bụng cô lại cứ mỗi ngày mỗi tiến. Với cô lúc ấy, một ngày tức là một năm. Cái thời gian từ cuối tháng sáu đến đầu tháng tám, chỉ có hơn ba chục ngày, nhưng với cô nó đă dài như ba chục năm. Hàng ngày óc cô luôn luôn phải làm tính tŕ, hết một ngày th́ cô rút đi một ngày, hết hai ngày th́ cô rút đi hai ngày, nhưng cái chuỗi ngày chưa tới vẫn như không ngắn chút nào. Những đêm mưa ngâu rả rích, giọt mưa lách tách rơi xuống đầu thềm, và những buổi chiều gió thu hiu hắt thổi quanh nhà, bóng tà man mác in trên lá cây đều là những cái th́ khắc khó chịu cho cô hơn hết. Bây giờ những ngày sốt ruột ấy nó đă như nước chảy chậm, dần dần tiêu hết đi rồi. Cái giờ mà cô chờ đợi, đương sắp sửa tới. Chỉ một lúc nữa th́ đến giờ ngọ, họ nhà trai sẽ sang đón dâu. Từ trưa hôm qua mà đi người cô lúc nào cũng thấy rạo rực, nhất là những lúc nghe tiếng bà con làm giúp, thi nhau gọi ḿnh là cô dâu.

    Không phải cô thẹn vê sự trêu cợt của họ. Hơn một tháng nay, người ta đùa cô, chế cô đă nhiều, cô đă quen rồi. Lúc này, trước sự ỡm ờ của mọi người, cô đă thừa đủ can đảm để mà đâm ỳ ra đó. Vậy mà không biết làm sao hai tiếng cô dâu lại có sức mạnh mầu nhiệm, mỗi khi lọt vào tai cô. (Bị kiểm duyệt bỏ hồi Pháp thuộc). Cả đêm hôm qua, cô chỉ ngủ đi nửa giờ. Nhiều lúc cô đă cố nằm nhắm mắt, nhưng không thế ngủ được. Những tiếng đi lại huỳnh huỵch và nhưng tiếng nói chuyện xôn xao của một đ́nh đám linh đ́nh bắt cô phải để tất cả tâm trí vào cảnh tượng đêm mai. Trong phút này, cái tiếng đêm mai đă phải đổi ra đêm nay, óc cô vẫn cứ bộn rộn vê cảnh tượng đó. "Đúng trưa mới bắt đầu ở đây ra đi, nhanh lắm cũng phải đến nhá nhem mới tới Đào Nguyên. Thế th́ cuộc lễ tơ hồng sẽ vào ban tối". Cô tính như thế, và cô cho rằng như thế càng hay, v́ lễ tơ hồng ban tối, sẽ khỏi trơ trẽn như các đám khác làm lễ ban ngày. Cô lại tiếc từ trước đến giờ ḿnh không để ư đến các đám cưới của người trong họ. Không rơ trong lúc ngồi với chú rể mà ăn mâm cỗ cúng ông tơ hồng, cô dâu có phải uống rượu hay không? Nếu có th́ uống mấy chén? Và cô cân nhắc đến tiếng xưng hô của ḿnh phải dùng trong cái phút ấy không biết khi thoạt giáp mặt Vân Hạc, ḿnh nên gọi « anh chàng ta » là ǵ, bằng ḿnh hay bằng anh? Rồi cô nghĩ luôn đến những cử chỉ, lễ độ và những câu chuyện sẽ nói trong khi vợ chồng bắt đầu ngồi đối diện với nhau. Cô không hiểu rằng cái lúc hăy c̣n ăn uống, ḿnh nên thay bộ áo ngoài, hay cứ mặc nguyên như trước. Thể rồi hai má thấy nóng hôi hổi. (Bị kiểm duyệt bỏ hồi Pháp thuộc). Tiếng kêu giật giọng của con lợn đương bị chọc tiết, chói lói thúc vào lỗ tai, làm cô phải dứt hẳn mạch tư tưởng. Một người chị họ đi qua cửa buồng, vừa cười vừa nói the thé:
    - Gớm chửa! Cô dâu bây giờ vẫn chưa thèm dậy. Ngủ ǵ mà ngủ kỹ thế.
    Cô chưa nói sao, người ấy mở mành nḥm vào buồng và giục:
    - Thôi đi. Ngủ độ bấy nhiêu cũng đủ. Dậy đi thôi. Mặt trời đă xỏ vào mắt kia ḱa. Dậy xem gạo để đâu đong cho chúng tôi nấu cơm.
    Cô liền trả lời bằng giọng bướng bỉnh:
    - Em c̣n định ngủ thẳng đến trưa, nhưng chị đă nói th́ em xin thôi.
    Rồi cô oằn oại ngồi dậy.
    Trái với thưởng lệ mỗi ngày, hôm nay cô không chải đầu không soi gương, chỉ quấn lại qua loa cái vành khăn vấn, rồi cô bạo dạn mở cửa bước ra. Mấy người em họ đua nhau chế giễu:
    - Thưa chị đă dậy ạ!
    - Sao chị không cố ngủ thêm lúc nữa?
    Cô mỉm cười và vẫn bây bả:
    - Công việc đă có các d́ làm hộ. Tôi cần phải ngủ để lấy lưng cho đêm nay chứ! Nhưng mà c̣n đời các d́ nữa đấy. Chỉ sợ sau này các d́ lại té bằng hai tôi thôi.
    Đủng đỉnh ra bể, cô toan múc nước rửa mặt. Không biết bụng cô nghĩ ngợi ra sao, thau nước múc rồi lại bỏ không rửa. Lững. thững cô xuống nhà bếp và ngồi thụt vào đám mấy người con gái.
    Nhà trên, nhà dưới, công việc dao thớt vẫn được tiến hành một cánh tấp nập.
    Mặt trời lên khỏi ngọn cây, một loạt độ vài chục mâm vừa xong. Sau khi cái sỏ lợn đă đệ ra đ́nh nộp cheo, và mấy mâm thịnh soạn đă bưng đi cúng nhà thờ, họ mạc rộn ră bảo nhau ăn uống, để một lát nữa c̣n phải làm cỗ thết họ nhà trai.
    Cô cũng ghé vào với các chị em, ăn lếu ăn láo một vài lưng cơm. Rồi lại lẩn vào trong đám đàn bà con gái, ngồi dụi, ngồi ḍ lúc tựa vào lưng người này, lúc gục vào vai người kia, đê giấu cho kín cái vẻ khác thường trên mặt.
    Gần trưa, một cậu học tṛ bé con lúc năy bị cắt ra ngóng ở nẻo đầu làng,tất tả chạy về nói với ông đồ là họ nhà trai đă đến. Quang cảnh trong nhà mới càng túi bụi.
    Người ta thúc mấy cậu này quạt nỏ hoả ḷ cho nước chóng sôi. Người ta sai mấy cậu kia lấy chiếc phất trần phẩy qua dăy chiếu cạp điều cho sạch cát bụi. Người ta bắt hai cô con gái bưng hai cơi trầu ra tận ngă ba đón họ nhà .trai.
    Cô Ngọc vẫn cố ngồi lư dưới bếp để làm ra bộ bạo dạn. Một lát sau, ngoài cổng nghe có tiếng người ồn ào tiếp luôn đến tiếng trẻ con cười reo:
    - Chú rể đă đến!
    Mấy cô con gái lở tờ kéo ra nạp sau tường hoa cạnh cổng, đế chờ xem mặt chú rể.
    Bấy giờ cô mới lật đật chạy vội lên buông. Lúc ấy mọi người đổ xô cả ra phía cổng, ở chỗ cửa buồng không có người nào, cô bèn khép cánh cửa lại rồi đứng sau cửa nh́n ra.
    Đám con nít xúm xít ở phía sau cổng, tự nhiên giạt ra hai bên, rồi cùng chắp tay vái như bổ củi:
    - Lạy cụ ạ!
    - Lạy cụ ạ !
    Với một bó hương nghi ngút cầm tay, cụ bảng Tiên Kiều xúng xính khoác áo thụng lam đi trước, rồi đến cụ cử Liên Tŕ. Rồi đến mấy ông cụ già. Rồi đến mấy bà cụ già. Rồi đến một toán con gái. Rồi đến một bọn con trai. Rồi đến một lũ bưng tráp xách điếu, với mấy người phu khiêng vơng.
    Cô Ngọc chăm chăm nh́n không chớp mắt, chủ ư chí định coi thử Vân Hạc ăn mặc có lịch sự không. Nhưng chàng đứng lấp vào đoàn nón dứa lố nhố, cô không thể trông được rơ.
    Th́nh ĺnh một tiếng pháo nổ. Cả bọn nhà trai ùn lại khu giữa sân. Rồi đó những tiếng đ́ đùng tiếp nhau đi một hồi dài. Xác pháo bắn ra tứ tung, khói bốc đen ng̣m, mùi thuốc pháo đưa vào trong nhà khét lẹt. Khi ấy mặt cô càng nóng, bụng cô càng thấy nôn nao, cô phải lẻn vào trong giường, ngồi im.
    Họ nhà trai lục tục tiến lên nhà trên. Cụ nghè Quỳnh Lâm, cụ cử Mai Đ́nh và các ông bạn của ông đồ ở bên nhà học vừa sang. Các cụ vái nhau một lượt, rồi cụ cử Mai Đ́nh nh́n vào cụ bảng Tiên Kiều, cụ cử Liên Tŕ mà nói:
    - Té ra chúng ta hôm nay chia làm hai cánh. Các bác ăn về cánh nhà trai, chúng tôi th́ ăn vê cánh nhà gái. Cụ cử Liên Tŕ mỉm cười:
    - Phải. Tôi cũng biết các anh ăn về bên chắc.
    Cụ cử Mai Đ́nh cũng cười và tiếp:
    - Chứ ai có dại mà đi ăn về bên lép như các ngài.
    Cụ bảng Tiên Kiều nói chen:
    - Tôi can các anh đừng bẻ tay bụt ngày rằm. Cỗ bàn có thiếu ǵ gị nem!...
    Một trận cười rộ kết liễu cho cuộc bông đùa, quan viên hai họ chen nhau ngồi vào các ghế.
    Tuần trà đầu tiên đă đoạn. Cụ bảng nói với quan họ nhà gái cho người đưa rể đi lễ mấy nơi cần lễ. Một cậu pḥng của nhà trai mở tráp lấy chiếc áo tấc trao cho Vân Hạc. Mấy chục cặp mắt trong đám đồng thời đổ xô vào chàng rể mới. Vân Hạc tuy đă trơ trẽn, nhưng cũng không khỏi xấu hổ khi phải khoác tấm áo lùng thùng vào ḿnh để đi với bọn phù rể theo người nhà gái dẫn đường đến mấy nhà thờ.
    Những cô con gái rơ mặt chú rể thi nhau bàn tán b́nh phẩm; kẻ chê chú rể xấc lấc, người khen chú rể giỏi trai.
    Bà đồ tung tăng chạy lên chạy xuống, dóng dả chị em bè bạn cô Ngọc sắp sửa quần áo để đi đưa dâu. Một lát sau, chú rể lại về với bọn phù rể. Bà cống lễ phép đứng dậy nói với cụ bảng xin mời ông đồ bà đồ ngồi lên cho chú rể làm lễ. Cả hai ông bà nhất định không nhận. Bà cống nhất định chèo kéo. Một bên cố nài, một bên cố chối, câu chuyện giằng co một hồi. lâu. Kết cục cuộc ấp tốn phải nhường chỗ cho mấy mâm cỗ và mấy nai rượu.
    Sau khi đă thay phiên nhau mời chào quan viên hai họ vào tiệc, ông đồ lánh sang nhà học, bà đồ cũng đi giục giă mấy người làm giúp bưng mâm để những ông, bà, cô, cậu phải đi đưa dâu uống rượu; rồi bà vào báo cô Ngọc cùng ngồi với các chị em ăn cơm luôn thể.
    Bóng nắng chấm giọt, nhà trong nhà ngoài ăn uống đêu xong.
    Cụ bảng sai người đi mời ông đồ bà đồ tới đó để xin đón dâu. Những người vào việc vơng cáng điếu tráp tấp nập sắp sứa đồ đạc. Mấy bà cụ già trong họ cùng giục cô Ngọc đứng lên thay đổi quần áo.
    Nhưng cô bây giờ tự nhiên lại thấy bẽn lẽn xấu hổ, nấn ná cô cứ ngồi ỳ với bọn chị em. Mấy bà cụ già nóng ruột, thúc giục đến bốn năm lần, bấy giờ cô mới liều t́nh đứng dậy ra sân. Sau khi đă múc chậu nước lau qua mặt mũi, cô vào trong buồng, mở rương lấy gói quần mới, áo mới, và chiếc quai thao mới, bỏ cả ra giường. Rồi cô lật chiếu đầu giường cầm lấy chiếc gương Tư mă, nhưng lại ra bộ ngượng ngùng nửa muốn soi, nửa không muốn soi.
    Những người bạn gái xúm lại, kẻ xổ khăn, người chải đầu, người rẽ đường ngôi, rồi người lấy chiếc khăn nhiễu tam giang của cô mới mua; nắn nót vấn vào cho cô. Mặc họ vần ḿnh như vần dưa, cô không nói năng ǵ cả.
    Ngoài sân lạch tạch một tràng pháo nổ. Quan họ nhà trai đă tan một tuần trầu nước cuối cùng. Bà cống Đào Nguyên, cụ bảng Tiên Kiều có lời cáo từ.
    Rồi th́ mọi người rục rịch đứng dậy vái chào ông đồ bà đồ và bước xuống sân. Cụ nghè Quỷnh Lâm, cụ cử Mai Đ́nh và mấy ông già bà già dự cuộc đưa dâu, cùng đi luôn với họ nhà trai ra cổng.
    Cô Ngọc vẫn c̣n lúng túng trong buồng, chưa chịu thay đổi quần áo. Mấy bà nhiều tuổi trong họ phát cáu:
    - Không phải là việc trẻ con mà cứ làm nũng! Thế nào gọi là ngày lành tháng tốt? Một năm mới được một ngày. Một ngày mới được một giờ. Liệu mà sắm sửa mau lên, sắp hết giờ ngọ rồi đấy. Nếu đi lúc nào cũng được th́ ai c̣n xem giờ làm ǵ?
    Cô Ngọc đỏ bừng hai má và trả lời bằng giọng buồn rầu:
    - Các bà mắng cháu oan quá. Nào cháu có làm nũng đâu! Nhưng mà ... Cô không nói nữa và đứng phắt dậy, cởi hết cả lớp quần áo đương mặc, để thay một lượt áo mới váy mới. Rồi cô khẽ nâng chiếc gương Tư mă ngắm lại dung nhan của ḿnh, cái tuổi xuân đương dậy th́, thêm có tơ lụa trang điểm, cố nhiên vẻ yêu kiều phải rực rỡ hơn ngày thường. Cô cố giữ nguyên sắc mặt cho khỏi tươi cười, đế giấu kín cái hớn hở của sự đắc ư.
    Chị em thi nhau nói giễu: .
    - Đẹp rồi! Đáng là cô thám, cô bảng lắm rồi. Thôi đi đi chứ. Đêm có khuya ngày có rạng!
    Cô không trả lời. Ngó ra cửa buồng cô bảo Bích lấy chiếc chiếu trải ra giữa thềm. Rồi mời ông đồ bà đồ ngồi trên phản, cô rón rén bước vào trong chiếu sụp xuống lạy cha lạy mẹ mỗi người một lạy. Ông đồ vẫn thản nhiên như thưởng. Nhưng bà đồ coi bộ rất là cảm động, nước mắt dấp dính trong hai khóe mắt. Sẽ lau nước mắt, bà gượng làm bộ vui vẻ: - Thôi con đi đi? Kẻo nữa hai họ chờ đợi. Mẹ đă nói với cụ bảng, bà cống rồi đấy. Ngày mai cơm nước xong rồi, vợ chồng lại cùng về đây với thầy mẹ.
    Cô Ngọc cũng rưng rưng hai hàng nước mắt. Uể oải xỏ chân vào đôi dép cong, rồi cô thơ thẩn đứng dậy, toan quay vào buồng. Mấy cô phù dâu đứng đợi đă lâu, có ư nóng ruột, họ liền lấy chiếc nón thúng quai thao trao tay cho cô và giục:
    - Đi đi! Chùng ch́nh măi! Chị bắt anh ấy chờ đến bao giờ?
    Điềm nhiên, cô đặt chiếc nón lên đầu và buồn bă bước chân xuống thềm, rồi đi lẫn vào giữa đám con gái đó. Cái nón chênh chếch chúc về phía trước, hết sức giấu kín đôi má hồng hồng của cô, cái má đang bị nóng hổi về sự rạo rực trong tim phổi.
    Ngoài đường quan viên hai họ vẫn thúng thẳng vừa đi vừa đợi. Ra khỏi cổng làng, dâu rể và các ông già, bà già lần lượt lên vơng. Những cô con gái và những cậu con trai răm rắp đi bộ theo sau.
    Nắng tây gay gắt rọi xuống đồng lúa xanh non, như muốn thúc đám cưới đi cho rảo bước. Ngồi trên vơng, nh́n lên những người đi trước, cô sực nhớ đến câu chuyện mà ḿnh bói được độ nọ:

    « Vội vàng sắm sửa lễ công.
    Kiệu hoa đón gió, đuốc hồng ruổi sao.
    Bài hàng cổ vũ xôn xao.
    Song song đưa tới trướng đào sánh đôi. »


    Cô mỉm cười và tự hỏi ḿnh: có lẽ bốn câu ấy ứng vào cái việc hôm nay đây rồi. Rồi cô liền nghĩ tới bốn câu nữa mà cô cũng bói được trong hôm ấy và cô tự hỏi: không hiểu bốn câu này là ư làm sao?

    (Hết chương sáu)

  8. #438
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    LỀU CHÕNG - tiếp theo-

    Chương 7 ÊM ĐỀM HẠNH PHÚC - CHUẨN BỊ ĐI THI.

    Ánh nắng nhạt của trời tháng chín đă phá tan lớp sương mù bắt đầu in xuống mặt đất. Cánh đồng lúa chín tưng bừng biến thành làn biển sắc vàng. Hơi sương đọng lại ban đêm c̣n đầm đ́a trên lá cây và lóng lánh trên ngọn cỏ.
    Dáng bộ vui vẻ của một người đương được hả dạ, cô Ngọc - bây giờ có thể gọi là cô khóa Hạc - tung tăng đi trên bờ đê với chiếc thúng nhói cắp dưới sườn. Chốc chốc cô lại quay đầu về phía cổng làng để ngó xem chồng ra chưa.
    Nhưng mà chàng vẫn chưa ra.
    Thủng thẳng bước một, cô dạo tới một gốc cây đa ven đê. Và lật chiếc nón khua sơn nhôi bạc đặt ngửa xuống một đám cỏ, cô để cái thúng lên trên. Rồi vén váy áo cho khỏi ḷa x̣a, cô ngồi vào một đoạn rễ đa cạnh đó và giở thúng lấy kim chỉ và miếng mụn nhiễu, cô vừa khâu túi vừa đợi chồng.
    Sau cái đêm đuốc hoa pḥng động, cô về quê chồng lần này là hai.
    Bởi v́ từ khi xong lễ lại mặt, Vân Hạc đă cho người sang nhà trọ dọn hết sách vở đồ đạc sang nhà ông đồ Vân Tŕnh, để cùng cô hưởng cuộn đoàn viên, cho nên cô dù đă đi lấy chồng, nhưng vẫn được ở nhà với cha với mẹ. Vợ chồng ông đồ cũng muốn cho cô trọn đạo làm dâu. Cho nên cách đó ít bữa, ông bà lại bắt Vân Hạc đưa cô về làng Đào Nguyên để thăm bà cống và đi chào các ông chú bà bác trong họ.
    Cô ở nhà chồng chỉ có hai đêm một ngày, th́ bà cống Đào Nguyên giục cả vợ lẫn chồng phải sang Vân Tŕnh. Là v́ năm đó, hương thi có kỳ ân khoa, bà sợ con trai nấn ná ở nhà, hoặc giả lại sao nhăng về việc đèn sách. Chiều ư mẹ Vân Hạc phải đi ngay.

    Năm gian nhà khách của ông đồ Vân Tŕnh lúc ấy đă thành ra giang sơn riêng của vợ chồng cô. Với cái giang sơn ấy, đời cô hơn một tháng nay, có thể nói là đây nhưng thi vị. Ngày th́ đi chợ bán hàng, tối về cô lại dệt cửi. Buồng cửi của cô đối nhau với buồng học của Vân Hạc. Những lúc đêm khuya nhà vắng, bóng trăng vằng vặc rọi trước thềm, chàng học, cô th́ dệt vải, tiếng đọc sách gịn giă xen với những nhịp đều đặn của tiếng ác kêu, khiến cô luôn luôn cảm thấy cái sung sướng êm đềm của đời tuổi trẻ vô tư vô lự.
    Nhưng mà chí cô không phải có thế, cô c̣n muốn được hơn nữa. Bây giờ kỳ thi sắp tới. Chỉ c̣n cách năm ngày nữa, chàng phải trẩy trường. V́ vậy ông bà đồ bảo chàng và cô phải về Đào Nguyên để sửa lễ thờ. Vân Hạc tuy vẫn không thích việc đó, nhưng v́ chiều ḷng ông nhạc, bà nhạc, chàng cũng không muốn từ chối.
    Sáng nay cô và chàng ăn cơm sớm hơn mọi ngày. Đáng lẽ hai người cùng đi một lúc, nhưng v́ vợ chồng mới cưới cô vẫn chưa hết cái tính xấu hổ, sợ rằng đi đôi với chồng lại bị chị em chê cười. Cho nên cô mới dặn chàng đi sau để ḿnh đi trước, ra khỏi cổng làng cô sẽ vừa đi vừa đợi.
    Dưới bóng rợp mát của cây đa, mắt cô tuy nh́n vào mũi chỉ đường kim, nhưng bụng cô vẫn để cả vào lời người thầy bói mà cô bói trong phiên chợ trước. Người ta vẫn đồn lăo thầy bói đó đoán quẻ hay lắm. Hắn bảo tháng này ḿnh có tin mừng, chắt anh chàng ta thế nào cũng đỗ. Vả lại cụ bảng Tiên Kiều, cụ nghè Quỳnh Lâm và nhiều cụ khác đều nói quyệt rằng anh ta phải đỗ kia mà. Nhưng, anh ta đỗ ngay, ḿnh cũng không thích. Vợ chống lấy nhau mới già một tháng, mà chồng đă đỗ, thiên hạ sẽ bảo ḿnh không có công nuôi chồng đi học ngày nào. Ước ǵ anh ta hỏng vài khoa nữa, rồi sau hăy đỗ để ḿnh nuôi hắn cho thiên hạ biết tay". Nhưng rồi cô lại gạt đi mà rằng: "Sao ḿnh nghĩ dại dột như thế? Ǵ th́ ǵ, chứ chồng đỗ sớm vẫn có sướng hơn. Thi hương đă vậy, lại c̣n thi hội. Nếu khi ḿnh đă con bận con mọn, vác đôi vú ộ ệ mà lên ngồi vơng vinh qui, có lẽ không thú ǵ nữa".
    Cái túi khâu đă gần xong, vẫn chưa thấy bóng Vân Hạc. Cô toan đứng dậy trở về, th́ trong cổng làng một chiếc nón dứa vừa nhô ra dưới bóng nắng. Nh́n cái dáng điệu nhanh nhảu và nhẹ nhàng của người đội nón, cô nhận đích là chồng ḿnh, tức th́ cô lại ngồi xuống để khâu cho xong cái túi.

    Bóng nắng lan đến gốc đa.
    Trận gió hiu hiu thổi qua đồng lúa.
    Những bông lúa chín lướt theo chiều gió cồn cộn như một lớp sóng vàng.
    Tiếng hát đưa liềm của mấy cô thợ gặt thi nhau lên bổng xuống ch́m, réo rắt trong cánh đông bát ngát.
    Trước cảnh tượng bao la man mác, cô dừng mũi kim, mơ màng nh́n ra đám chân trời xa xa.
    - Làm ǵ mà thơ thẩn vậy?
    Tiếng hỏi th́nh ĺnh dội vào bên tai, khiến cô giật ḿnh quay lại. Vân Hạc đă sừng sững đứng ở đằng sau với một nụ cười. Chàng tiếp:
    - Đợi lâu thế hẳn nóng ruột lắm đấy nhỉ?
    Cô cũng mỉm cười và đáp:
    - Không nóng ruột. Chỉ tính quay về đấy thôi.
    - Trang điểm những ǵ mà ở nhà bây giờ mới đi?
    Vừa nói, cô vừa thu xếp cái thúng, rồi cô uốn vai, vặn ḿnh, uể oải đứng dậy. Vợ chồng liền sánh vai nhau vừa đi vừa nói những chuyện tầm phơ. Con đường tuy xa, nhưng chàng vẫn luôn đi về , cô th́ hàng ngày đi chợ đă quen, cho nên ai nấy cũng không thấy mỏi lắm.
    Mặt trời gần đến đỉnh đầu, cổng làng Đào Nguyên lù lù hiện ra ở trước mặt. Cô toan lùi lại để chồng vào trước. Nhưng chàng bảo cô cứ việc cùng đi, không phải e lệ ǵ cả. Hai người mới nhô đầu vào cổng nhà, lũ cháu thi nhau cười reo:
    - Ấy , chú tư, thím tư đă về!
    Rồi chúng đua nhau lạy chú, lạy thím và chúng xúm xít xung quanh, đứa này nắm tay, đứa kia níu lấy vạt áo của thím. Xoa đầu chúng nó khắp lượt, cô và chàng vui vẻ đi vào trước thềm. Bà cống đang ở trong nhà mừng rỡ bước ra. Cô và chàng cùng cung kính chào. Bà cống tươi cười:
    - Ừ các con đă về đấy ư? Đẻ đang cố mong đợi. Nếu như hôm nay chúng bay không về, th́ có lẽ ngày mai đẻ phải cho người đi gọi.
    Vân Hạc sửng sốt :
    - Thưa đẻ có việc ǵ ạ?
    Bà cống vội đáp:
    - Không! Có việc ǵ đâu. Vợ chồng hăy vào trong nhà mà nghỉ. Đi đường lúc nắng có mệt lắm không.
    Cô Ngọc lễ phép:
    - Thưa đẻ, cũng không nắng lắm. V́ ở trên đường có gió luôn luôn.
    Rồi cô nhẹ nhàng lên thềm và sai một đứa cháu lớn đi xuống nhà dưới lấy cho cái đĩa. Sau khi đă giở thúng lấy mấy chiếc bánh cốm bày lên trên đĩa, bưng đến trước chỗ bà cống, mời bà xơi nước, cô đem gói kẹo phân phát cho lũ trẻ con. Mấy người chị dâu nghe tiếng vợ chồng chú tư đă về, ai nấy đon đả chạy lên chào hỏi. Trong nhà vui như ngày tết. Hết một lượt chuyện hàn huyên, Vân Hạc đứng dây tung tăng vừa đi bách bộ trong nhà vừa hỏi mấy người chị dâu:
    - Anh cả đi đâu không thấy? Anh hai, anh tú độ này có về nhà không?
    Bà cống đón lời:
    - Bác cả sang chơi bên Bắc, mới đi sáng nay. C̣n anh hai và anh tú th́ hơn tháng nay không về đến nhà. Hôm qua hai anh có nhắn về rằng : hễ con có về, th́ con cứ việc sửa lễ ra thờ. Từ nay đến hôm trẩy trường, các anh ấy không về nữa. V́ thế, đẻ cứ mong ngóng vợ chồng nhà mày.
    - Con cũng đă toan không về. Nhưng v́ mẹ con bên kia giục măi, con cũng chiều ḷng, nên phải nghe lời. Lễ măi, khoa nào cũng lễ, hỏng vẫn hoàn hỏng. Quỷ thần có giúp cho ḿnh đâu, mà ḿnh cứ phải cúng các ông ấy?
    Vừa nói Vân Hạc vừa ngồi xuống ghế, vớ lấy cái điếu sai cháu châm lửa hút thuốc. Bà cống ra bộ không ưng lời con, vội gắt:
    - Cái thằng ăn nói hay chứ! Làm người th́ phải kính trọng quỷ thần. Cúng ngài không phải chỉ cốt để ngài phù hộ. Mày dốt th́ mày hỏng, trách ǵ quỷ thần? Nếu như cúng mà được đỗ, ai c̣n phải học làm ǵ.
    Co Ngọc tiếp lời mẹ chồng:
    - Ấy ở bên kia anh ấy cũng cứ nói bướng như thế. Mẹ con khuyên măi mới chịu về đấy.
    Vân Hạc mỉm cười :
    - Th́ cứ cúng, tôi có ngăn cản ǵ đâu. Nhưng thưa đẻ phải để đến ngày mai chứ?
    Bà cống rẽ ràng trả lời:
    - Gà gạo tao đă mua sẵn cả rồi. Nhưng cũng phải chờ đến sáng mai mới sửa. Việc lễ lạt không nên sửa vào buổi chiều.
    Một đứa cháu gái với bộ mặt nhễ nhại mồ hôi, xách một siêu nước từ dưới nhà bếp lên thềm. Cô Ngọc nhanh nhầu chạy ra đón lấy. Rồi cô súc ấm, tráng chén, pha mấy chén nước, đệ đến trước mặt bà cống. Bà cống cầm chồng bánh cốm đưa cho cô va nói:
    - Con đem bóc ra, để các bác uống nước cho vui.
    Chị tú chạy lại đón lấy chồng bánh và nói:
    - Để con bóc cho. Thím nó chưa biết bát đũa để đâu.
    Rồi th́ chị cầm lấy mấy cái bánh đi xuống nhà dưới. Bà cống vui vẻ bảo chị cả, chị .hai cùng sang bên ấy uống nước với ḿnh. Với mấy chị này, bà chỉ là người nàng hầu của bố chồng, nhưng lúc ấy các bà vợ cả, vợ hai cụ cống đều mất. Bà được là chủ của gia đ́nh. Cái nết hiền tứ đứng đắn của bà, đă làm cho những người dâu con cụ cống đều phải kính trọng yêu mến như một người mẹ. Đối với bà, họ giữ rất đúng lễ phép, thường thường không ai ngồi đôi cùng bà bao giờ. V́ vây, bây giờ bà tuy mời họ, họ vẫn nhất định từ chối:
    - Bà mặc chúng con.
    Chị tú đă bưng mâm bánh ở nhà dưới lên, rón rén đặt xuống bên cạnh bà cống. Một lần nữa, bà lại giục các chị dâu sang đó ăn bánh. Nể lời bà, chị hai liền đến bưng lấy một đĩa, đem sang dăy phản bên này.
    Bà cống lại gọi lũ cháu vào quanh phản ḿnh, rồi bà xắn bánh, xóc cho mỗi đứa một miếng.
    Cái tiệc đơn sơ cử hành trong một bầu không khí đầm ấm khiến cho cô Ngọc nô nức mừng thầm về nền phúc đức nhà chồng. Và cô không khỏi băn khoăn cho cảnh vắng vẻ của nhà ḿnh. Xong bữa nước, trời vừa đúng trưa. Chị cả, chị hai, ai đi làm việc nấy. Cô và chị tú cùng xuống bếp nấu cơm.
    Mặt trời tà tà, cô vào xin phép bà cống cho ḿnh và mấy đứa cháu nhỏ đi thăm mấy ông chú bác và vài chị em trong họ. Lân la hết nhà này đến nhà khác, khi cô trở về th́ trời vừa tối.

    Trong nhà hăy c̣n đầy những khách khứa, bà con trong họ nghe tin Vân Hạc mới về, người ta rủ nhau đến chơi để hói thăm về chuyện thi cử của chàng.
    Mặc chồng tiếp khách ở nhà trên, cô xuống nhà dưới, ngồi chuyện văn với mấy người chị dâu. Một lát sau khách khứa về hết. Vân Hạc cũng cùng đi chơi với họ. Bà cống cho gọi cô và mấy người kia lên cả trên nhà. Rồi bà bắt cô thắp đèn, đem truyện phật bà Quan âm kể cho cả nhà cùng nghe. Lâu nay bà vẫn thèm nghe truyện ấy, nhưng mà không có ai kể. Vả lại, bà vẫn nghe nói dâu ḿnh biết chữ, nhưng bà chưa tin, nên muốn thử xem cô có biết chữ thật không.
    Thây cô đọc được trôi chảy, đúng vần, dứt mạch, không bị ngắc ngứ chỗ nào, th́ bà rất lấy làm mừng.
    Chị hai như cũng ngạc nhiên về sự thông thái của em dâu, ngẩn nét mặt sẽ hỏi :
    - Thím đi học được bao nhiêu năm?
    Cô bấm đốt rồi đáp:
    - Tám năm tất cả. Em đi học từ năm lên sáu. V́ thầy mẹ em hiếm hoi, lúc đẻ em, thầy mẹ em không xâu lỗ tai. Đến năm em lên sáu tuổi thầy mẹ em lại bắt em để hồng mao, mặc quần trắng, giả làm con trai, học chung lớp với học tṛ trẻ con. Em học lẽo đẽo đến năm đă mười bốn tuổi, phải đi chợ coi hàng cho mẹ em, bấy giờ mới nghỉ.
    Chị em tươi cười hỏi tiếp :
    - Thế thím đă đọc được những sách ǵ?
    Cô thỏ thẻ trả lời:
    - Cũng như những học tṛ con trai, vỡ ḷng em học Tam tự kinh, rồi đến Sơ lọc vấn tân, rồi đến Minh đạo gia huấn, rồi đến ấu học ngũ ngôn thi, rồi đến Hiếu kinh, rồi đến Luận ngữ chính văn. Năm em mười tuổi, thày em mới cho em học kinh Lễ, nhưng chỉ học thiên Khúc lễ, và thiên Nữ tắc mà thôi. Hết hai thiên ấy, mỗi ngày em chỉ được viết một tờ phóng và học mấy bài thơ trong quyển Đường thi. V́ lúc ấy mà đi, ngày nào em cũng phải đánh ống, đánh suốt, tập nghề dệt vải.
    Chị cả ra bộ tần ngần:
    - Thuở nhỏ tôi cũng đi học như thím, nhưng chỉ học đến quyển Hiếu kinh th́ thôi Thế mà bây giờ không nhớ một chữ nào cả. Tôi tối dạ quá.
    Đêm đă khuya, bà cống thấy ḿnh hơi mệt. Cuộc kể truyện bị tan giữa lúc nhiều người c̣n thèm. Chị cả , chị hai, chị tú rục nịch ai vào buồng riêng của người nấy. Những đứa cháu nhỏ chầu chực từ tối đến giờ tranh nhau đ̣i được ngủ với thím tư. Vân Hạc vẫn chưa về. Bà cống bảo cô đem cả lũ cháu vào trong pḥng ḿnh cùng ngủ.

    Vừa lạ nhà, lại vừa băn khoăn không biết chồng ḿnh bê tha ở đâu, cô trằn trọc đến hết canh ba mới chợp mắt được một lát. Mấy con gà trống phành phạch vỗ cánh thi nhau gáy ở sau nhà, làm cô giật ḿnh thức giấc. Ngoài sân đă thấy có tiếng nồi xanh lạch cạch và tiếng vo gạo sàn sạt. Những người chị dâu đă dậy làm việc cả rồi. Cố nhiên cô cũng không thể nằm nữa. Sợ động giấc ngủ cua mẹ chồng, cô sẽ rón rén xuống đất và sẽ ngỏ cửa ra sân để cùng các chị bắc chơ thổi xôi, đun nước làm thịt gà.
    Bấy giờ Vân Hạc mới về. Cô toan hỏi chồng đi đâu suốt đêm. Nhưng sợ mấy người chị dâu cười ḿnh ghen bóng ghen gió, nên cô lại thôi. Trời rạng đông, tiếng gà giục giă gáy dồn. Bà cống trở dậy và xuống ngồi ở nhà bếp xem xét công việc.
    Sáng rơ. Xôi, gà đều chín. Các thức cơm canh cũng vừa làm xong. Theo lời dặn của bà cống, cơm canh để cúng ở nhà, c̣n xôi gà th́ đem cúng đ́nh và cúng nhà thờ đại tôn. Sau khi hai chơ xôi và hai con gà được đóng làm hai mâm, bà bảo cô Ngọc sắp đủ trầu rượu vào đó và đi lấy hai bông hoa hồng cắm vào hai cái mỏ gà, rồi cho người nhà bưng đi.
    Bởi vắng anh cả, Vân Hạc phải chỉnh đốn khăn áo để thắp đèn hương khấn cụ. Rồi chàng đi theo hai mâm xôi gà đi ra đ́nh lễ thánh và vào nhà thờ đại tôn lễ tổ. Bà cống dặn với:
    - Con nhớ nói với ông từ, ông trưởng khấn cho anh hai, anh tú nữa đấy.
    Vân Hạc tủm tỉm cười nụ:
    - Vâng, con đă nhớ. Nhưng không biết. con chỉ lễ đủ phận con hay phải lễ thay cả hai anh ấy?
    Bà cống cau mày:
    - Đừng nói trẻ con! Việc quỷ thần không phải chuyện đùa.
    Vân Hạc im lặng ra cổng. Bà cống cung kính đến trước bàn thờ, rẽ ràng ngồi xuống chiếc sập kê liền hương án, sẽ xổ. nửa vành khăn vấn, hạ xuống ngang với sống mũi, và ch́a hai tay nâng vành khăn ấy cho nó kḥng kḥng ở trước hai mắt, bà vừa lễ vừa khấn ông cống phù hộ các con khoa này thi cử cho may. Một hồi lầm rầm đă dứt mạch bằng ba cái gật đầu trịnh trọng, bà nghiêm. trang quay ra bảo các nàng dâu cùng vào lễ thầy và đi đánh thức lũ trẻ trở dậy, để cho chúng nó lễ ông. Ngoài cổng có tiếng chó sủa. Cả nhà đồng thời ngó ra.
    Cụ Năm, chú ruột Vân Hạc, lù lù chống gậy bước vào trong cổng với hai quan tiền vắt vai.
    Chị hai tất tả chạy ra trông chó và đón ông chú vào thềm. Bà cống chào hỏi bằng giọng vui vẻ:
    - Ông đem tiền đi đâu? Hay định cho cháu đấy chăng? .
    Cụ Năm lễ phép trả lời:
    - Vâng. Cái nghĩa làm chú th́ phải thế chứ.
    Rồi cụ đặt hai quan tiền xuống chức án thư giữa đôi tràng kỷ và tiếp:
    - Thưa bác, anh tư đi đâu? Bác đă cúng ông cống chưa đấy?
    Bà cống đáp :
    - Cháu nó ra đ́nh lễ tổ. Tôi khấn ông cháu rồi ạ!
    Cụ Năm lật đật đến trước bàn thở và nói :
    - Xin vái ông anh vậy thôi, mỏi lắm, không lễ được nữa.
    Rồi cụ chắp tay cúi đầu, vái luôn năm cái. Vân Hạc vừa về, chàng mời ông chú sang ngồi ở bên tràng kỷ. Rót một chén nước đệ đến trước mặt cụ Năm, rồi chàng chắp tay đứng hầu bên cạnh. Cụ Năm cầm chén nước lên và hỏi:
    - Hôm nào th́ anh trẩy trường.
    - Thưa chú hai nhăm tháng này!
    - Mồng một tháng sau đă phải vào trường, mà đến hai nhăm tháng này mới đi, e rằng chậm quá, anh nên đi sớm th́ hơn. Bởi v́ tới nơi c̣n phải đ́ t́m nhà trọ và phái sắp sửa các đồ cần dùng. Xong rồi cũng phải nghỉ ngơi vài ngày cho tinh thần khoan khoái, th́ khi viết văn mới được linh lợi. .
    - Thưa chú, đồ đạc cháu đă sắp sẵn ở nhà, c̣n nhà trọ th́ cháu đă có chỗ quen mọi năm,. Không phải t́m nữa. Hai nhăm tháng này đi cũng vừa.
    Cụ Năm chỉ tay vào hai quan tiền:
    - Nếu được thế th́ hay lắm. Đây chú đỡ cho vài quan, đề khi tới trường mà cho ... nhà tṛ.
    Bà cống nói xen:
    - Chết nỗi. Sao ông lại nuông cháu quá như vậy!
    Cụ Năm vừa cười vừa nói:
    - Chẳng nuông cũng đến thế thôi! Ai theo chân mà giữ chúng nó!
    Rồi cụ quay sang Vân Hạc :
    - Nhưng chơi th́ chơi, cũng phải để bụng vào việc thi cử mới được, chớ có lu bù thái quá. Bây giờ chú đă già rồi, nghiệp nhà trông vào các anh: Các anh c̣n đương niên thiếu lực cường, phải cố nối lấy gia thanh, đứng có lẹt đẹt như chú. Hễ khi tới trường, có gặp anh hai, anh tú, cũng bảo chú dặn như vậy.
    Vân Hạc vâng lời, rồi xách cả hai quan tiền đem đặt sang phản bên kia.
    Ngoài cổng lại có bóng người thập tḥ, chị cả vội vàng chạy ra đón tiếp. Bà bác, bà thím , bà cô, một lũ lô nhô tiến vào trong sân. Sau khi đă chào bà cống, cụ Năm và ghé ngồi vào chiếc phản cạnh, mỗi bà mở bọc giở ra một chuỗi tiền đen và bảo Vân Hạc:
    - Nghe tin anh sắp trẩy trường, gọi là chúng tôi mỗi người giúp anh một quan để anh thêm tiền đ̣ giang.
    Vân Hạc chưa kịp nói sao th́ một bọn nữa độ năm sáu người, vừa họ nội, vừa họ ngoại, lũ lượt kéo đến. Cũng như các bà kia, những người này cũng đem tiền đến cho Vân Hạc: người một hai quan, người năm bảy tiền. Vân Hạc cảm ơn khắp lượt rồi chàng vừa cười vừa nói :
    - Giả sử mỗi tháng đi thi một lần, th́ trong một năm, tôi có thể cưới được một người vợ nữa. (Ngọc nguýt chồng một cái thật dài!)
    Rồi chàng thu xếp các món tiền đó chồng làm một đống.
    Hai người nhà bưng cỗ đ́ cúng lúc năy đă đội cỗ trở về, bà cống giục các nàng dâu sắp sửa mâm bát để mời họ mạc uống rượu. Đàn bà con gái hết thảy đều chối là mới ăn cơm xong. Chỉ có đàn ông nhận lời. Chừng nửa buổi bữa rượu mới tan. Họ mạc lẻ tẻ ra về với câu ân cần chúc cho Vân Hạc khoa này nhất cử. Trông thấy chiều trời đă trưa, bà cống liền sai cô Ngọc đem cả số tiền bà con giúp đỡ, lấy mo bó làm hai bó. Rồi bà thúc giục con dâu, con trai phải về Vân Tŕnh v́ ngày mai c̣n phải lễ thờ ở bên ấy nữa.
    (hết chương 7)

  9. #439
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    LỀU CHÕNG - tiếp theo -

    CHƯƠNG TÁM phần một TRONG TRƯƠNG THI


    Đêm ấy không có trăng.
    Phố phường Hà Nội đă theo cảnh tượng trời đất biến thành một khối đen ś.
    Vũ trụ thu lại vùng ánh sáng của mấy cây đ́nh liệu. Gió bấc ào ào thổi. Chín mười ngọn lửa lớn bằng chín mười cái bịch hết thảy điên cuồng lồng phách như muốn lia những bó đuốc nứa nhảy vọt lên từng mịt mù. Quang cảnh trường thi hôm nay rộn ràng hơn mấy hôm trước.
    Dưới lớp mái ngói của nhà Thập đạo, mũ áo thấp thoáng hiện trước bóng đèn lồng.
    Trong mấy gian cḥi canh lơ lửng gác ở lưng trời, trống cái đi đôi với thanh la, chốc chốc lại đưa ra những tiếng oai nghiêm trịnh trọng.
    Ngoài dăy phên nứa hùng vĩ như bức tường thành quây kín lấy khu nền tường, đội lính trú pḥng rầm rập theo vó ngựa của quan giám trường đề điệu diễu từ mặt nọ đến mặt kia. Tiếng nhong nhong của nhạc ngựa ḥa với tiếng d́nh d́nh của trống quân, càng giúp cho cuộc tuần pḥng thêm vẻ cẩn mật.
    Trên nếp cổng tiền, một bức hoành biển nghiêng ḿnh nằm ghếch đầu trên đôi đồng trụ, chiều dài thườn thượt không kém một chiếc thuyền thoi. Sóng biển phủ một bức diềm nhiễu điều, chính giữa kết thành một hoa sen to bằng cái mâm, hai đầu th́ hai trái găng lớn như cái thúng lủng lẳng đu ở cạnh cột. Ḷng biển, bốn chữ "Tân hưng thịnh điển" song song đứng ngang một hàng, nét vàng lóng lánh trong nền sơn son như muốn cười với ánh lửa của trời tối.
    Từ mật tiền qua phía tả đến mặt hậu, cũng như từ mặt hậu qua phía hữu đến mặt tiền, bốn cửa của bốn vi giáp, ất, tả, hữu đều thênh thang.
    Những cái khung bảng chứa hàng mấy ngh́n tên người đều ngoảnh bộ mặt "dán giấy" ra đường, như đương ngóng các thày sĩ tử.
    Mấy chiếc ghế tréo cao chín mười bậc cùng doăi bốn chân và đứng ngất ngưởng ở ngoài các cửa như đương đợi các ông khảo quan.
    Trước hai cửa của hai vi tả hữu, cũng như trước hai cửa của hai vi giáp ất, toàn lính thể sát đo nhau đứng chực ngoài cửa với những dáng bộ rất nghiêm trang. Tấm áo nẹp xanh thân đỏ ngọn gàng nấp dưới chiếc nón dấu sơn quang dầu. Những sợi dây ṭng của chiếc tay thước khảm chai, bông bênh rủ xuống miếng ban kiên sặc sớ.
    Khoảng đầu canh ba, tiếng ồn ào bắt đầu nổi ở nẻo xa xa. Rồi nó dần dần gần lại. Rồi nó dần dần rơ thêm. Rồi nó dần dần đưa đến những đám đèn đuốc lập ḷe như đám ma chơi. Học tṛ các nơi tấp nập kéo đến cửa trường.
    Gió bấc thổi càng dữ.
    Những cây đ́nh liệu cháy càng nỏ.
    Trên miếng đất giá lạnh của trời đông, bóng người chật như đám hội.
    Có người tóc đă bạc phơ. Cũng có người hồng mao c̣n ngất nghểu trong vành khăn nhiễu. Có người không giấu sự nghèo túng, thân h́nh gầy guộc so sởi trong mảnh áo đơn. Cũng có người như muốn khoe vẻ phong lưu, quanh ḿnh quấn mấy lần áo bông sù sù, hai hàm răng c̣n run cầm cập. Có người hai vai nặng trĩu khuỷu tay c̣n đủ sức thích bên kia gạt bên nọ, len từ ngoài tít vào trong cùng. Cũng có người cất cổ không lên, lều chiếu đều bị lôi sểnh xệch ở mặt đất. Vênh cái mặt dương dương tự đắc, đó là người mới thi lần đầu.
    Vẻ lo ngại hiện đầy trên bộ trán nhăn nheo ấy là kẻ lảo đảo trường ốc.
    C̣n nữa, và c̣n nhiều nữa. tả không thể hết.
    Đêm càng khuya, học tṛ kéo ra càng nhiều. Ai vào vi nào, lật đật t́m đến của vi ấy. Dưới hàng vạn nón chóp lố nhố đứng ở bốn cửa, hàng vạn con người cùng một lối trang sức như nhau: sườn này cái chơng tre và bộ gọng lều; sườn kia, th́ bó áo tơi và cuộn áo lều, hoặc một đôi chiếu cói; trên ngực, quả bầu be và chiếc ống quyển; dưới bụng th́ cái yên mộc hay cái tráp sơn. Bấy nhiêu đồ vật, nặng có, nhẹ có, lớn có, bé có, dài có, ngắn có, hết thảy xúm lại và đu cả lên cái cổ yếu ớt của các ông thư sinh. H́nh như trời cũng bắt tội nhà nho, trước khi bước lên đường công danh, đều phải tập làm việc của bọn phụ trạo.
    Kẻ chen vào người đẩy ra, kẻ du lại, người ẩn lại dưới ánh lửa sáng, đám người dồn dập bị xô đẩy cồn cộn như lớp sóng nước triều. Tiếng gọi nhau, tiếng hỏi nhau, tiếng chào nhau, tiếng mắng nhau, tiếng căi nhau, tiếng rầm rầm nói chuyện với nhau. Các thứ tiếng ấy hợp lại, làm cho bốn khu cửa trường, ầm ầm như bốn cái chợ.
    Sang đầu canh tư, các cây đ́nh liệu đều cháy hết già một nửa. Tàn nứa đỏ ối theo ngọn gió bấc tản mác bay khắp vùng trời. Rồi từ từ, nó rơi xuống đám đầu người, xuống quăng đất không. Xuống những nơi ở tít xa xa, nếu nó không bị tắt ở trong bóng tối.
    Th́nh ĺnh trong nhà Thập đạo, kiểng đồng gióng với trống khẩu, dơng dạc đánh luôn ba hồi. Các bóng đèn lồng nhất tề lay động. Các áo thụng lam, các mũ cánh chuồn đồng thời rộn rịp như sân khấu rạp tuồng.
    Sau khi bốn ông ngự sử đă đem chức trách đàn hặc lên bốn cḥi canh, các ông khảo quan tức th́ cắt nhau mỗi người đi mỗi ngả. Cũng như mọi khoa, hai ông phân khảo phải coi hai cửa tả hữu, ông phó chủ khảo được theo chiếc biển "phụng chỉ" ra cửa vi ất. C̣n cửa vi giáp thuộc quyền ông chánh chủ khảo và lá cờ "khâm sai" của nhà vua ban.
    Dứt mấy tiếng yết hậu của trống khẩu và kiểng đồng, hai hàng đèn lồng bắt đầu ở nhà Thập đạo từ từ tiến ra. Rồi đến một đôi lọng vàng cung kính rước lá cờ khâm sai đi trước. Rồi đến ông chánh chủ khảo và bốn chiếc lọng xanh khúm núm theo sau.
    Bộ dạng quan chánh chủ khảo mới oai làm sao?
    Cái bối từ h́nh con công, cái vành đai đột chỉ vàng. cái gấu áo thêu thủy ba. cái xiêm xanh viền chân chỉ hạt bột, và đôi ủng đen có đôi bướm bạc long lanh, bấy nhiêu thứ đó hợp lại với cây hốt ngà cầm ở trước ngực và chiếc mũ gấm x̣e hai cánh ra ngoài hai tai, đủ làm cho ngài giống hệt những quan phường chèo nếu ngài có bộ râu dài như họ. Đám rước ra đến cửa vi, người lính cầm cờ khâm sai lễ phép leo lên chiếc ghế tréo và cắm cán cờ vào cái lỗ thủng sau ghế. Quan chánh chủ khảo tạm giữ cây hốt bằng một tay trái để lấy tay phải vịn vào chân ghế tréo. Rón rén bước qua các bực, và trèo lên ghế, ngài sẽ vén cái vạt sau của tấm phẩm phục, rồi ngồi vào giữa mặt ghế. Cây hốt lại được trở lại phía trước mặt ngài với sự nâng niu của hai bàn tay súng sính trong đôi tay áo rộng như cái cống. Cả sáu chiếc lọng lần lượt nhô lên trên ghế. Những cái xanh che quan chủ khảo. C̣n những cái vàng th́ che lá cờ khâm sai.
    Tiếng ồn ào ở khu cửa trường tự nhiên im bặt.
    Mấy ngh́n con mắt đều đổ dồn vào viên đại thần đứng đầu khảo quan.
    Th́nh ĺnh ở trên lưng trời có tiếng ấm óe:
    "Báo oán giả tiên nhập! Báo ân giả thứ nhập? Sĩ tử thứ thứ nhập!" Hồi loa dữ dội như muốn phá tan cái bầu tịch mịch, làm cho mọi người đều phải ngơ ngác. Dứt tiếng gầm hét, người lính đứng cạnh ghế tréo của ông chủ khảo theo miệng một người lại pḥng cũng đứng chỗ đó với một cuốn sổ trong tay ch́a loa gọi tên một người học tṛ.
    Một tiếng dạ bật lên trong đám đông.
    Một chàng thiếu mến, với cái dáng bộ liều chết, cố lách được qua " ṿng vây", để đệ các đồ kềnh càng đến khu đất trước ghế tréo của quan chủ khảo.
    Toán lính thể sát bắt đầu làm việc.
    Họ giở bó áo tơi và cuốn áo lều. Họ nḥm những cái "cái chơng", chân chơng. Họ ghé vào ống đựng quyển và quả bầu be đựng nước. Họ lần dải lưng và vuốt các gấu áo, gấu quần của chàng thiếu niên. Họ cởi tung cả bộ gọng lều. Rồi họ lục soát đến cái tráp sơn của chàng ấy đeo ở trước rốn.
    Ngoài một hộp mực, vài cái bút, vài cây sáp, một cái dùi vở, một tập giấy bản và mấy cái bánh giầy, mấy cái bánh gị, một nắm cơm, vài miếng chả trâu, vài miếng thịt rang, trong tráp không có vật ǵ khả nghi.
    Chàng thiếu niên được phép lĩnh quyển của người lại pḥng, cẩn thận cuốn lại, bỏ vào chiếc ống quyển đeo ở trước ngực, rồi tung tăng đi vào trong trường với các đồ đạc xúc xích bám quanh vai, quanh cổ. Đến lượt người khác theo tiếng loa gọi tiếng vào.
    Bọn lính thể sát lại xúm nhau lại làm các công việc như trước.
    Người này cũng không có sách thạch bản hay là văn cũ chữ "kiến" chi hết, nhưng mà các đồ lặt vặt th́ không đựng bằng tráp mà đựng bằng yên. Trong cái yên, cũng có giấy, mực, dùi, bút, thịt, chả, cơm, bánh như chàng thiếu niên vừa rồi, và c̣n hơn một bộ đồ hút thuốc phiện.
    Bọn lính thể sát bĩu môi:
    - Vào thi vẫn c̣n đèo ḅng cái của tội này, th́ lúc nào hút, lúc nào làm văn?
    Người ấy ngáp một cái dài và trả lời:
    - Có hút, văn mới hay! Nếu không hút th́ sao ra văn?
    Rồi hắn đón lấy quyển của người lại pḥng và lểu đểu đi vào trong trường.
    Tên lính cầm loa lại gọi đến tên người khác.
    Khám trong lều chơng của người này cũng không thấy thứ ǵ gian lận, nhưng trong cái yên lại có một chiếc dầm đào cỏ. Bọn lính... thể sát ngạc nhiên và hỏi:
    - Sao lại đem cái này vào trường?
    Người ấy khẽ đáp:
    - Thưa cậu tôi mắc bệnh đi kiết.
    Bọn lính không hiểu lại hỏi:
    - Đi kiết th́ dùng cái đó làm ǵ?
    Người ấy ngập ngừng:
    - Thưa cậu, để khi làm văn, lỡ ra bị mót đại tiện, th́ đào nền lều mà tương nó xuống, rồi lại vùi đi. Chứ làm thế nào? Trong trường, chỗ nào cũng có lều của học tṛ, "đi" vào đâu được?
    Bọn lính thể sát đă hiểu công dụng của cái dầm, họ liền cho phép người ấy vào trường sau khi hắn đă nhận quyển thi bỏ vào ống quyển.
    Người lính cầm loa lại bắc loa gọi:
    - Đào Vân Hạc, Sơn Tây, Đào Nguyên!
    Vân Hạc đứng ở ngoài xa, tuy có nghe thấy tên ḿnh, nhưng không thể nào mà vào được.
    Người lính cầm loa gọi đến ba lần, vẫn không thấy có người thưa, hắn bèn đặt quyển thi của Đào Vân Hạc xuống cạnh chiếc ghế của quan chủ khảo, rồi gọi đến người tiếp theo.
    Một người coi bộ rất khỏe, dạ một tiếng lớn, rồi cố xô đẩy những người chung quanh, hùng dũng đeo lều chiếu vào tận cửa trường.
    Bọn lính thể sát xúm lại lục đồ đạc.
    Các vật cần dùng của người này, không khác của mấy người trước. Riêng có thứ đồ đựng nước, không phải là quả bầu be, mà là một cái lọ sành rộng miệng.
    Ngạc nhiên, một người trong bọn liền tḥ cái que khoắng vào trong lọ, tức th́ ở dưới lọ, có vật tṛn tṛn bềnh lên mặt nước. Cái ǵ thế nhỉ? người lính đó nghiêng cái miệng lọ và móc lấy vật ấy ra. Té ra một mớ giấy bản viết chữ nhỏ như con kiến, người ta vo lại và trát sáp ong ở ngoài cho khỏi thấm nước.
    Của phi pháp liền bị tịch thu. Và cái tội "mang sách vào trường" liền tống ông học tṛ ấy ra khỏi cuộc thi cử.
    Tên người khác được nhắc đến trong miệng loa.
    Và, sau một tiếng dạ gọn gàng, một người đứng tuổi tiến đến trước mặt bọn lính thể sát với một dáng bộ lo sợ. Thấy người này có vẻ đáng ngờ, bọn lính thể sát càng lục kỹ các thứ đồ đạc. Nhưng không bắt được cái ǵ gian lận, họ đă toan tính cho đi. Th́nh ĺnh một người trong bọn họ trông thấy phía trong một cái "cái chơng" có một miếng vá, hắn bèn dùng con dao nhọn cậy tung miếng vá ấy ra. Th́ ra trong đó có để hai cuốn "Hành văn bảo kíp" -thứ sách thạch bản, chữ in nhỏ bằng hột cám- Cũng như cái ông vừa rồi, người ấy liền bị trói lại để giải ra dinh tổng đốc với tất cả đồ vật của ḿnh.
    Người lại pḥng, người lính cầm loa và bọn lính kiểm soát lại cứ tiếp tục ai làm việc nấy như thường.
    Chừng nửa canh năm, sương mù tỏa khắp bầu trời, ngọn lừa ở các cây đ́nh liệu đă lui xuống gần mặt đất ánh sáng đă hiện ra sắc úa vàng.
    Đám người và đám lều chơng ở ngoài đă chuyển hết ba phần tư vào trường, khu đất của trường chỉ c̣n lơ thơ vài trăm học tṛ. Tiếng ồn ào dần dần nhỏ bớt.
    Mặt trời mọc. Các cây đ́nh liệu cũng vừa cháy hết. Vũ trụ đă khôi phục cảnh tượng xinh đẹp và mông mênh của ban ngày.
    Mấy ngh́n học tṛ của vi giáp đă được vào trường gần hết. Bấy giờ người ta mới lại gọi đến những người lúc năy đă gọi một lần mà chưa thấy vào.
    Quyển của Vân Hạc bị đặt ở dưới cuối cùng, cho nên tên chàng phải gọi sau rốt.
    Sau khi chàng vào khỏi cửa, cánh cửa vi giáp liền bị khóa lại. Quan trường và tất cả các người tùy phái đều theo cửa chính vào nhà thập đạo. Lúc ấy tất cả học tṛ vi giáp đóng lều đă xong.
    Những chỗ gần nhà Thập dạo đă bị những người vào trước chiếm hết. Chàng toan đem lều ra đóng ở phía ngoài cùng. Nhưng khổ quá, cái khu đất ấy, lúc năy c̣n là một cơi biên thùy bỏ hoang, các ông vào trước đem bă văn chương tuôn cả ra đó, mùi theo ngọn gió đưa ra ngạt ngào, không thể nào mà chịu cho nổi. Chàng lại lếch thếch vác lều chơng đi lùng khắp các miếng đất phía trong.
    Trong một cái lều ở gần vi hữu bỗng có tiếng gọi:
    - Đào Vân Hạc? Anh t́m ai mà lật đật thế.
    Nghe rơ tiếng Nguyễn Khắc Mẫn, chàng đáp:
    - Tôi đi kiếm một chỗ đóng lều, chứ không t́m ai!
    Khắc Mẫn nói lớn:
    - Đến đây! Chỗ này c̣n rộng! Mau lên!
    Vân Hạc mừng quá, chàng vội đeo các đồ đạc lại chỗ gần lều Khắc Mẫn. Nhanh nhảu, Khắc Mẫn đỡ bộ lều chơng trên vai Vân Hạc xuống đất. Cởi hết mấy nuộc dây chằng, thày lấy sáu chiếc gọng lều cắm làm hai hàng, để cho Vân Hạc vít những đầu gọng sâu vào các ống ṛng rọc. Rồi một người trả; áo lều lợp lên, một người đem đôi áo tơi che kín hai đầu. Bốn phía góc lều đă được Khắc Mẫn đóng bốn cái cọc nho nhỏ và neo bốn chiếc gọng lều vào đó, cho khi có gió, lều khỏi lay chuyển. Vân Hạc liền đem cái chơng kê vào trong lều, rồi chàng sang lều Khắc Mẫn, giở bộ đá lửa đánh lửa hút thuốc.
    Chiếc lều bên cạnh, bỗng thấy có khói bốc nghi ngút. Vân Hạc tưởng là bị cháy, vội chạy ra coi. Nhưng không phải. Người ta đốt vàng. Ông chủ lều ấy sợ có oan hồn theo vào trường thi báo oán, nên phải dùng thứ lễ ấy tiễn họ. Chàng mỉm cười và quay vào lều của ḿnh.
    Một hồi trống cái từ trên cḥi canh giật giọng đưa xuống. Trong vi tức th́ hiện ra cảnh tượng nhốn nháo.
    Khắc Mẫn nói với sang lều Vân Hạc:
    - Có phải trống "ra đầu bài" đó không?
    Vân Hạc gật đầu:
    - Chớ c̣n trống ǵ bây giờ?
    Rồi chàng mở tráp lấy bút vạ hộp mực đem đến cái nhà lợp cót ở gần nhà Thập đạo.
    Hai chiếc lọng xanh và đôi mă tấu sáng quắc vừa rước quan giám trường đề điệu ở nhà Thập đạo đi xuống. Như hai ḍng nước chảy sau chiếc thuyền chạy mạnh, đám học tṛ đương đứng lật đật rẽ sang hai bên để cho mặt đất hở ra một con đường rộng. Bằng dáng điệu hùng dũng, ông đề điệu đi thắng đến trước cái nhà lợp cót trao tờ giấy yết đầu bài cho người lại pḥng dán lên khung bảng, rồi ngài dơng dạc quay ra và lại lên nhà Thập đạo để đi coi sóc việc trường.
    Hàng ngh́n học tṛ trong vi nhất tề xúm lại trước bảng, kẻ đọc người viết.
    Khoa này mới đổi phép thi, kỳ đệ nhất thi bằng kinh nghĩa. Hai bài truyện là:
    Luận ngữ: Tắc hà dĩ tai?
    Mạnh Tử: Vị thiên hạ đắc nhân.
    Năm bài kinh thi:
    Kinh dịch: Bạt mao dĩ kỳ vựng ch́nh cát.
    Kinh thư: Dụng nhứ tác chân tiếp.
    Kinh thi: Nam sơn hữu đài.
    Kinh lễ: Tuyển hiền dữ năng.
    Kinh Xuân thu: Cập Tề nhân minh vu U.
    Vân Hạc không chép, chàng chỉ nhẩm qua một lượt rồi trở về lều. Học tṛ ở trước nhà bảng dần dần tản mác, ai nấy trở lại, chỗ ở của ḿnh với cái dáng bộ lo ngại nhiều hơn vui vẻ.
    Trên chiếc cḥi canh ở góc vi giáp, quan ngự sử giơ chiếc tay áo lùng thùng chỉ xuống dưới vi đưa ra một hồi cho che không rơ là những tiếng ǵ. Tức th́ người anh áo nẹp kề loa vào miệng và thét:
    - Bớ truyền sĩ tử? Ai ở lều nấy, không được nhốn nháo chạy đi chạy lại.
    Nhưng mà trong vi vẫn cứ nhốn nháo như thường.
    Giây lát học tṛ vào hết các lều. Bấy giờ cả trường đều im phăng phắc. Vân Hạc lúi húi chép các đầu bài vào một mảnh giấy. Rồi chàng bó gối ngồi nghĩ không biết nên làm tất cả bảy bài hay chỉ nên làm hai bài. Bởi v́ theo phép, kỳ kinh nghĩa tuy những bảy cái đầu đề, nhưng chỉ những người kiêm trị mới làm tất cả c̣n ai chuyên kinh th́ chỉ làm hai bài: một bài truyện và một bài kinh trong bảy bài đó, muốn làm bài nào cũng được.
    Với học tṛ, chuyên kinh là lối phổ thông, c̣n kiêm trị th́ là một sự đặc biệt. Người nào đại tài, viết hai bài vẫn c̣n thừa sức, th́ họ viết cả bảy bài cho oai, người nào viết văn tuy nhanh, nhưng lời văn không được xuất sắc nếu làm hai bài sợ không đủ phê, th́ họ cũng viết bảy bài để trông vào sự rộng răi của ng̣i bút quan trường, là v́ những quyển kiêm trị, bao giờ cũng được chấm nới hơn những quyển chuyên kinh một chút. Vân Hạc mọi ngày vẫn chuyên kinh Thi và một hai khi có làm kinh Dịch, hôm nay v́ thấy mấy bài ở các kinh kia cũng không khó lắm, ư chàng cũng muốn làm cả.
    Nhưng lại sợ không đủ thời giờ, nên chàng vẫn c̣n đắn đo. Khắc Mẫn th́nh ĺnh gọi chàng và hỏi:
    - Này anh Hạc? Đầu đề khoa này ra khéo đấy nhỉ. Có phải trong bảy bài đó, trừ bài Xuân thu, sáu bài kia đều có ư nghĩa về việc "dụng nhân" cả không?
    Vân Hạc ngồi ở lều ḿnh nói sang:
    - Phải rồi! Tôi cũng nhận thấy như thế. ừ th́ đ́nh nào đám ấy, có thế mới hợp với cảnh thi cử.
    - Trong hai bài truyện, anh làm bài nào? .
    - Tôi vẫn chưa định.
    - Có tài như anh th́ nên làm bài Luận ngữ cho tỏ ra văn đàn anh, chứ tôi th́ tôi xin lạy cả nón. Với tôi, bốn chữ "Tắc hà dĩ tai" khó quá đi mất? Viết sao cho được rơ nghĩa chữ "Tắc" chữ "Tai"!
    - Nó cũng chưa khó bằng bài kinh Thi. Tôi tính kinh nghĩa mà đến "Nam sơn hữu đài" th́ ác vô hạn.
    - Thế th́ bài kinh anh làm kinh Thi hay kinh Dịch?
    - Có lẽ tôi sẽ làm cả.
    Khắc Mẫn ra vẻ ngạc nhiên:
    - Ái chà! Lại kiêm trị à? Anh định cướp lấy thủ khoa sao đây?
    Vân Hạc vừa cười vừa đáp:
    - Thủ khoa hay không chưa biết, nhưng kỳ này tôi quyết phải lấy bốn chữ "ưu". C̣n anh, anh làm bài nào?
    Khắc Mẫn nói giọng chua chát:
    - Cố nhiên là bài "Tuyển hiền dữ năng", chứ bài nào nữa. Xưa nay tôi vẫn chịu nước văn đàn em, chỉ làm kinh Lễ mà thôi, không dám đụng đến kinh Thi, kinh Dịch như anh. Nhưng theo ư tôi, xấu đều hơn tốt lỏi. Anh quyết phải lấy bốn "ưu", tôi chỉ cần bốn cái "thứ muỗi" là được. Vậy mà chưa chắc. . . chưa chắc thằng bốn "ưu" đỗ hay là thằng bốn "thứ muỗi" sẽ đỗ.
    Vân Hạc vội vàng nói lảng đằng khác:
    - Thôi đừng nói lắm, viết đi. Kẻo mà đến chiều không xong, trống cái nó thúc vào đít, lại sắp viết liều viết lĩnh.
    Ngoài trường, tiếng trống cà rùng mỗi lúc môi mau, nhạc ngựa rộn rịp đưa lại. Trên cḥi canh cửa vi tả bỗng có tiếng ấm óe làm cho hai người đều im câu chuyện để lắng tai nghe. Th́ ra bên ấy có người học tṛ vơ vẩn đứng ngoài lều, bị quan ngự sử trông thấy. ngài truyền cho lính ra lệnh dọa nạt.
    Tan cuộc ồn ào, Vân Hạc bắt đầu làm bài. Cũng như lúc tập văn ở nhà, chàng không phải giáp, nghĩ đến đâu viết luôn vào quyển đến đấy.
    Mặt trời lên khỏi đầu bức phên nứa ở phía đông trường, chàng vừa viết xong hai câu phá thừa của bài truyện, trên chiếc cḥi canh của vi giáp, vừa có trống báo hiệu "nhật trung". Chờ cho mực ráo, chàng sẽ cuộn quyển văn lại, bỏ vào ống quyển, rồi bảo Khắc Mẫn:
    - Đi ra lấy dấu nhật trung chứ anh.
    Khắc Mẫn trả lời bằng giọng luống cuống:
    - Anh đi trước! Tôi chưa viết được chữ nào cả.
    Chàng nói an ủi:
    - Được! C̣n sớm chán! Anh cứ thong thả. Đừng vội. Hễ vội th́ viết hay lầm.
    Rồi chàng thu xếp bút mực vào yên và đeo ống quyển đến nhà Thập Đạo.
    - còn tiếp -

  10. #440
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Tiếng "nước tôi"!

    Quote Originally Posted by CảThộn View Post
    (Chương sáu bẩy và tám
    Thú vị vô cùng khi đọc lại những truyện thời tiền chiến.
    Nhà văn NTT đã rất tài tình khi dùng văn nói trong văn viết, để khi đọc, người ta hình dung ngay ra đươc sự việc, tình cảm con ngừơi đang xẩy ra lúc ấy.
    "vái như bổ củi"
    -

    Bấy nhiêu đồ vật, nặng có, nhẹ có, lớn có, bé có, dài có, ngắn có, hết thảy xúm lại và đu cả lên cái cổ yếu ớt của các ông thư sinh
    cái má đang bị nóng hổi về sự rạo rực trong tim phổi.
    Giờ mới vỡ lẽ!

    Nó không có cái "mơ màng thanh thoát" hay hơi ..."quý tộc" như văn Nhất Linh, Khái Hưng, cũng không quá ảm đạm như Hoàng Đạo, Thạch Lam, hoặc ...sỗ sàng như Vũ Trọng Phụng.

    Nhớ khi ...xưa - hic...hic..- một hai năm cuối bậc trung học, TX còn đang bị "đì" dưới mái trường "xã nghiã", đã ghét cay ghét đắng giờ văn - mà vốn rất yêu thich trươc đó - nhất là đã nhen nhúm ác cảm với Ngô Tất Tố về tác phẩm Tắt Đèn và nhân vật chị Dậu. Thương thay ông NTT đã bị bọn "đỉnh cao" nó cho xếp hàng...một chân cùng cái "đỉnh" chúng đang chen nhau đứng! Và chị Dậu cũng có phần ăn ké!

    Về những địa danh miền bắc nghe rất "điệu đà" và cổ kính mang tinh thần "ngàn năm văn vật" có khác!
    Nào là Văn khoa, Văn đoài, Đào nguyên, Tiên kiều, Quỳnh lâm, Mai Đình, Liên trì, v.v...
    Địa danh miền Trung mang sắc thái miền Trung và miền Nam thì ...khỏi nói, đọc lên thì hầu như ai cũng đóan ra nó nằm ở ...chỗ nào trong "vùng ba" hay "vùng bốn chiến thuật" ngay!

    bẻ tay bụt ngày rằm
    Xin bác Cả giải thích câu tục ngữ này? lần đầu tiên được nghe.
    Last edited by Tiếng Xưa; 24-05-2011 at 08:46 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •