Page 69 of 304 FirstFirst ... 195965666768697071727379119169 ... LastLast
Results 681 to 690 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #681
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Buổi chợ cuối...

    Chương 13

    ĐỜI VẪN VUI, VẪN ĐẸP

    Liên lo lắng bảo Văn:

    − Gần mười hai giờ rồi mà nhà tôi chưa về... Hay là nhà tôi lại nói dối tôi đây?

    Văn trả lời bằng một giọng quả quyết:

    − Không, chị đừng lo! Tôi chắc chắn thế nào anh Minh cũng về!

    Liên vẫn chưa tin, hỏi:

    − Nhưng sao hôm nay nhà báo lại làm việc trưa thế?

    − Chị tính, ở nhà báo họ làm việc th́ có bao giờ có th́ giờ nhất định đâu!

    Liên im lặng thở dài. Văn lại nói tiếp:

    − Chị vẫn không tin tôi phải không? Tôi đă bảo anh Minh sắp về rồi. Nếu tôi nói sai... Nếu anh Minh không về th́ tôi xin...

    Liên ph́ cười ngắt lời hỏi:

    − Th́ anh xin sao?

    Văn cũng cười. Chàng bỏ dở câu đang nói v́ không biết chắp nối làm sao cho ổn thỏa nên mới dùng nụ cười để che dấu, mà cười thật to để cố khỏa lấp lấy sự hổ thẹn. Nguyên-văn những ǵ chàng định nói là: “Nếu anh Minh không về th́ tôi xin đền chị anh Minh khác”. Vốn chỉ là một câu nói b́nh thường để pha tṛ trấn an người khác, nhưng chỉ v́ Văn chợt nghĩ đến ư nghĩa về luân lư của câu nói đó mà chàng cho là tư tưởng bất chính nên vừa cảm thấy thẹn, vừa thấy buồn cười. Nếu nói rằng Văn ‘có tật giật ḿnh’ th́ có lẽ oan cho chàng lắm. Nhưng nguyên do cũng là v́ chàng có cảm t́nh nhiều với Liên từ hồi nào mặc dù không có tà ư. Văn vẫn yêu thương Liên, nhưng bằng một cách khác ḥa hợp giữa con tim và lư trí. Chàng đă vượt qua bao nhiêu thử thách và sau cùng vẫn giữ được t́nh bằng hữu của bạn, và ḷng kính phục của người chàng từng yêu thầm mến trộm...

    Về phần Liên th́ nàng rất thơ ngây và hồn nhiên nên không hề có ư nghĩ xa xôi nào cả. Nàng chỉ chú ư đến chuyện chồng nàng là Minh liệu có về lại nhà không hay lại chứng nào tật ấy bỏ đi biệt tăm như trước. Mặc dù tin tưởng lời Văn, song Liên vẫn không khỏi lo sợ suy nghĩ vẩn vơ. Sáng hôm nay trước khi ra đi đến ṭa soạn nhà báo, Minh dặn Liên ở nhà chuẩn-bị một bữa cơm thật tươm tất để thết đăi Văn, người bạn thân quư nhất trên đời của hai vợ chồng. Thấy chồng vui vẻ, nét mặt tươi cười thành thật, Liên gật đầu tán thành, chẳng chút nghi ngờ. Nhưng Minh vừa đi khỏi th́ tự nhiên nàng lại bắt đầu hối hận. Liên tự trách là tại sao nàng lại để cho Minh đi như thế. Nàng suy tính lẽ ra phải giữ chồng ở nhà mấy hôm đă, để cho chàng quen dần lại với thói quen, nếp sống giản dị của gia đ́nh như lúc trước.

    Không dằn nổi sự lo lắng, Liên nhớn nhác nói với Văn:

    − Hay là... hay là nhà tôi...

    Một ư tưởng ghê gớm mới vưà vụt qua trong đầu Văn nên chàng hiểu ngay Liên định nói ǵ, tuy Liên không dám nói hết câu. Cái bàn đèn thuốc phiện trong gian nhà đơn sơ kia lại hiện ra trước mắt hai người. Dù vậy, Văn cũng cố gắng t́m lời an ủi:

    − Không đâu chị ạ. Anh Minh là một người tính t́nh vui vẻ hoạt bát. Không khi nào anh ấy lại vùi đầu vào cái thú vô bổ ấy đâu.

    Một tràng cười ha hả từ đâu vang lên đáp lại lời nói của Văn. Hai người giật ḿnh cùng nh́n ra ngoài một lượt. Minh đứng sừng sững trước thềm từ bao giờ. Chàng vỗ tay, cười nói:

    − Đúng! Ai lại đam mê cái thú vô bổ ấy bao giờ!

    Liên mừng quưnh, đứng dậy reo lên:

    − Ồ, ḿnh đă về!

    Liên bỗng cúi mặt v́ xúc động. Lâu lắm rồi, nàng mới được nói lại những lời âu yếm đó. Hiểu ư Liên, Minh cười nói:

    − Chẳng về th́ đi đâu?

    Văn cười nói:

    − Đấy chị xem, tôi nói có sai đâu!

    Liên lấy làm ân hận đă ngờ oan cho chồng. Nàng cố nở một nụ cười như để xin lỗi.

    − Thôi, để tôi đi dọn cơm đồng thời hâm lại các món ăn. Chắc là nguội hết cả rồi.

    Minh cười âu yếm:

    − Tại Minh đấy mà.

    Mỗi lần Minh hay Liên xưng tên với nhau đều có mục-đích cả. Hai người muốn nhắc lại cho nhau kỷ-niệm êm đềm thời thơ ấu lúc hai người c̣n ngây thơ, chưa biết yêu là ǵ. V́ vậy, lần này khi nghe Minh xưng tên như vậy, Liên thật không c̣n ǵ sung sướng hơn dược. Má nàng ửng hồng lên, trông xinh xắn như bất cứ lúc nào.

    Ngồi đối diện với Văn, Minh có vẻ ngượng nghịu. Chàng chỉ sợ bạn nhắc lại những thời kỳ chơi bời lêu lổng vô trách-nhiệm của ḿnh. Mà Văn cũng không dám nh́n thẳng vào mặt Minh. Chính bản thân chàng cũng vừa trải qua một cơn khủng hoảng. Những ư nghĩ vu vơ dù không c̣n làm phiền Văn nữa nhưng vẫn quay quẩn quanh chàng như để nhắc nhở chàng là thiếu chút nữa là chàng không c̣n dám gặp mặt bạn.

    Minh là người đầu tiên phá vỡ bầu không khí im lặng, chàng thân mật hỏi:

    − Anh nghỉ hè chưa?

    − Cũng sắp rồi anh ạ! Th́ đại khái vẫn như thời nào khi chúng ta c̣n đi học với nhau đó thôi. Gần đến hè th́ chỉ đến lớp cho có lệ chứ có học ǵ nữa đâu.

    − Ồ! Mới có một năm mà tôi tưởng như đă lâu lắm rồi!

    Bao nhiêu sự việc xảy ra trong vỏn vẹn một năm vụt qua và hiện ra rơ ràng trong kư-ức của Minh. Chàng thi đậu bằng Thành-Chung; chàng bị mù; chàng viết báo kiếm tiền; chàng đi bệnh-viện chữa mắt... Trong thời kỳ ấy, h́nh ảnh hai người thân yêu lúc nào cũng sát cánh bên ḿnh là vợ chàng và bạn chàng. Nhưng nghĩ đến những ǵ xảy ra sau đó khi chàng hết bị mù, Minh không khỏi hổ thẹn với luơng tâm. Để quên hẳn cái dĩ-văng ê chề đó, không ǵ bằng là vui với những ǵ hiện-tại chàng đang có và nhắm hướng đi thẳng về tương-lai. Minh liền gợi chuyện:

    − Năm nay nghỉ hè anh có định đi chơi đâu không?

    − Không, anh ạ. Lúc trước, tôi có ư định về quê chơi nhưng rồi nghĩ lại thôi.

    Những ǵ Văn nói là sự thật. Chàng có ư tốt đối với Minh, muốn ở gần bên Minh để an ủi, khuyến khích bạn, hy-vọng bạn ḿnh sẽ quên đi quăng đời u tối đó. Nhưng thật ra, Văn c̣n một lư do nữa mà chính chàng cũng không dám tự thú nhận; là chàng đă thích và quen với lối sống êm đềm, cởi mở âu yếm của một gia đ́nh một đôi bạn trẻ mà chàng coi như gia đ́nh của chàng.

    Có lẽ Văn đă t́m ra được chân-lư về ‘yêu’. Chữ ‘yêu’ rất bao la rộng lớn. Ngoài chuyện yêu đương trai gái, yêu tha thiết, yêu nồng thắm, yêu điên cuồng, yêu vội yêu vàng, yêu vơ yêu vẩn, con người vẫn có thể yêu những cái tŕu mến, những cái dịu dàng êm đềm, cũng như những sự hy-sinh đi kèm trong đó...

    Vừa lúc ấy, Liên tươi cười bưng lên một mâm cơm thịnh-soạn, khói bay nghi ngút. Cả ba người cùng ngồi xuống dùng bữa. Bữa cơm thật đặc-biệt. Ngoài những thức ăn tươm tất ra c̣n có thêm một chai rượu. Đó là do Liên mua trên phố hồi sáng. Đối với nàng, bữa ăn này cón lớn hơn một buổi tiệc mừng nữa. Vừa là để mừng vợ chồng nàng đoàn tụ lại sau cơn sóng gió, vừa là để tỏ chút ḷng tri ân cùng người bạn tốt hiếm có đă hết ḷng v́ gia đ́nh nàng... Chuếnh choáng hơi men, ba người vui cười tṛ chuyện, kể nhau nghe bao nhiêu sự việc xảy ra trong một năm qua... Sau khi nói ra hết ra được những ǵ làm chàng đau khổ bấy lâu nay, Minh như trút bỏ được gánh nặng. Chàng cười thoải mái nói với Văn:

    − Anh Văn ạ. Trong đời sống không thiếu ǵ lạc thú. Song một khi ḿnh vướng vào cái lạc thú nào không hợp với tính t́nh của ḿnh th́ ḿnh đương nhiên sẽ chán ngay. Nhưng khổ nỗi là khi ḿnh chán nó rồi ḿnh lắm lúc tưởng rằng trên đời này chẳng c̣n ǵ gọi là thú nữa cả!

    Liên không hiểu Minh muốn nói ǵ. Nàng cau mặt nh́n chồng. Như đọc được ư nghĩ của Liên, Minh liền giải thích:

    − V́ lẽ đó mà kẻ trót đam mê rồi sinh ra chán nản có thể tự hủy hoại cuộc đời ḿnh, chẳng hạn như t́m quên trong khói thuốc phiện...

    Liên bỗng lo sợ, ngắt lời:

    − Thuốc phiện có chóng nghiện không ḿnh nhỉ?

    Minh cười đáp:

    − Ḿnh đừng lo! Anh không nghiện đâu. Anh không thể nào nghiện được!

    − Nhưng nếu ḿnh cứ hút măi th́ biết đâu được!

    − Một ông giáo ắt không có quyền nghiện thuốc phiện phải không anh Văn?

    Văn chưa kịp trả lời, Liên đă hỏi vội:

    − Ông giáo nào thế, ḿnh?

    Minh cười, đáp:

    − Ông giáo Minh! À, quên chưa nói anh Văn với ḿnh rằng tôi đă đệ đơn xin bổ giáo học.

    Văn ngơ ngác hỏi:

    − Anh không ở Hà-Nội nữa à? Và không c̣n viết giúp báo ‘Đời Nay’ nữa sao?

    − Tôi muốn xa Hà-Nội một vài năm để quên đi cái đời văn-sĩ!

    Liên nghe nói xa Hà-Nội th́ tươi hẳn nét mặt, hớn hở nói:

    − Phải đấy ḿnh ạ! Có lẽ nên đi xa t́m một cái ǵ đổi mới coi bộ thú hơn nhiều!

    − Cũng chẳng thú ǵ lắm đâu!... Mà ḱa anh Văn, sao anh buồn thiu chảy dài thế kia?

    Văn gượng cười:

    − Tôi c̣n mải ăn nên đâu có để ư tiếp chuyện anh chị.

    Liên nói:

    − Phải đấy! Ḿnh nên ăn cái đă rồi hẵng nói chuyện sau.

    Nhưng Văn vẫn buồn rầu, mặt chàng ủ rũ. Minh thấy bạn không được vui bèn ân cần hỏi han:

    − Anh sao vậy?

    − Tôi có sao đâu.


    Còn tiếp....

  2. #682
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Gánh, gánh, gánh tới nhà , tới nhà....

    Tiếp theo Chương 13.

    Thật ra, Văn rất buồn khi nghe tin Minh đột nhiên lại xin đi dạy học rời xa Hà-Nội. Chàng sinh ra chán nản. Sau mấy giây yên lặng, chàng mới lên tiếng bảo Minh:

    − Theo tôi thấy th́ giá mà anh cứ ở đây tiếp tục viết văn th́ hơn... Anh đang nổi tiếng trong nghề viết văn, sao lại bỏ theo nghề dạy học?

    − Anh ạ, tinh-thần tôi hiện tại mỏi mệt lắm rồi, thật khó ḷng mà viết được nữa!

    Văn nói gằn từng tiếng một, giọng có vẻ gay gắt:

    − Tôi hiểu anh rồi! Hóa ra anh cũng chỉ tầm thường như trăm ngh́n người khác mà thôi! Lúc nào cũng chỉ yêu thích những nghề nào được thiên-hạ trọng vọng, bất luận có phải dùng đến trí óc hay kiến-thức hay không cũng chẳng cần! Phải mà, ngày hai buổi đi làm, cuối tháng lănh lương, chẳng cần phải ngồi nặn óc! Nhàn rỗi lắm! Đó là chưa kể lúc nào cũng được gọi là ‘thầy’!

    Minh ngồi lặng thinh không đáp. Văn vẫn c̣n hậm hực, chàng tiếp tục nói:

    − Nếu như anh không nghĩ thế th́ tôi xin hỏi anh: tại sao anh lại bỏ cái nghề viết văn soạn sách?

    Minh cố gượng cười:

    − Ai bảo anh rằng tôi sẽ bỏ...

    Không đợi Minh nói hết câu Văn đă cắt ngang:

    − Thế th́ tại sao lại xin đi dạy học?

    − Chẳng lẽ đi dạy học mà không viết được văn à?

    − Thôi, tôi xin anh! Đă bận bịu vào học tṛ th́ chẳng khác nào bận bịu vào con cái. Th́ giờ đâu để anh viết văn nữa? Thôi, tôi hiểu anh rồi! Được người ta mến mộ khen ngợi, anh lại sợ phải đem hết sức ra làm việc để xứng đáng măi với lời khen! Chẳng qua là anh kiêu ngạo, tự đắc và tự phụ!

    Minh cười hỏi:

    − C̣n ǵ nữa?

    − C̣n lười biếng và ‘rẻ tiền’ nữa chứ sao! Anh muốn rời xa làng văn giữa lúc anh đang nổi tiếng để gieo ấn tượng vào độc-giả là nếu anh c̣n viết nữa th́ văn của anh sẽ c̣n hay biết chừng nào, và đồng thời cũng để cho thiên-hạ luyến tiếc nữa, có đúng không? Cái tṛ này xưa như trái đất rồi!

    Giữa lúc ấy, Liên đem nước lên mời. Thấy Văn lớn tiếng gay gắt, Liên hỏi:

    − Cái ǵ mà hai anh sừng sộ với nhau thế?

    Minh cười đáp:

    − Không phải ḿnh ạ. Chỉ v́ anh xin đi dạy học nên anh Văn không đồng ư nên t́m cách thuyết-phục anh trở lại nghề viết văn đó thôi.

    Câu nói của Minh vô t́nh như rót thêm dầu vào lửa làm Văn càng tức tối hơn. Chàng ‘hừ’ một tiếng, lắc đầu nói:

    − Tôi không ngờ là qua cơn sóng gió anh lại trở nên hèn yếu đến như thế!

    Nghe Văn quở trách, Minh không giận mà trái lại như tỉnh ngộ:

    − Cũng chưa muộn đâu anh. Tôi đệ đơn được th́ cũng xin rút đơn được vậy. Mà cho dù rút đơn không kịp, tới lúc đó tôi không đi cũng có sao đâu.

    Liên ngạc-nhiên hỏi:

    − Sao lại không đi?

    Minh nghiêm-trang bảo vợ:

    − Ḿnh để anh nói chuyện với anh Văn.

    Văn như không lưu ư đến câu hỏi của Liên, chàng nh́n Minh nói tiếp:

    − Tôi hy-vọng là anh chưa quên chí nguyện của anh như anh ít nhất một lần đă nói qua với tôi. Tôi c̣n nhớ lần đó anh bảo tôi là: sinh trưởng trong tầng lớp b́nh dân, anh xem là một trách nhiệm phải đem tài nghệ văn-chương để nâng tŕnh-độ văn-hóa của lớp b́nh dân lên cao hơn. Tôi có ngờ đâu một người như anh đang thương yêu tha thiết giới b́nh-dân mà chỉ v́ mới nếm qua cái thú nhục dục của đám trưởng-giả đă biến tư tưởng của anh thành trưởng-giả!

    Minh cười ngất, nắm lấy tay bạn:

    − Tôi mù th́ anh và vợ tôi đă hết sức nâng đỡ, t́m đủ mọi cách lấy lại ánh sáng cho tôi. Nhưng cái ánh sáng của tinh-thần th́ phải nhờ đến anh nhiều lần mà tôi mới c̣n được. Từ nay nó sẽ vĩnh viễn ở với tôi mà không bao giờ xa tôi nữa. Và tôi cũng sẽ luôn luôn ở gần anh mà nhận lời khuyên bảo của anh.

    Văn cảm động đến chảy nước mắt. Những lời gay gắt của chàng không ngoài mục đích giữ bạn ở lại Hà-Nội, nhưng chẳng ngờ lại trở thành những lời khuyên có giá-trị, được Minh xem như những lời vàng ngọc nhắc nhở bổn phận và trách-nhiệm của ḿnh.

    Liên ngập-ngừng hỏi:

    − Ḿnh không đi dạy học nữa à?

    Minh nh́n Liên tha thiết nói:

    − Đúng vậy. Anh sẽ không đi dạy học nữa. Anh sẽ viết truyện để ca tụng những tính t́nh mộc mạc, ngây thơ tốt đẹp của các cô hàng hoa cũng như hầu hết những cô gái quê... những cô gái như em, nhu ḿ nhẫn nại, dễ tha thứ và hết sức thương yêu chồng. Bây giờ em mang rượu ra đây! Anh muốn được cùng Liên, vợ anh và Văn, bạn anh nâng ly để ghi nhớ măi ơn sâu của hai người.

    Như sực nhớ ra điều ǵ, Minh ngần ngừ một chút rồi nói tiếp:

    − Trước khi chúng ta nâng ly, anh xin Liên hăy đi t́m số báo có đăng bài thứ nhất của anh. Đó là bài: ‘Cảm tưởng của một người mù’. Em hăy đem bài đó ra đây đọc lại cho anh nghe được không?

    Liên đưa mắt nh́n Văn rồi hỏi chồng:

    − Lấy bản nháp được không ḿnh?

    − Không, lấy tờ báo hay hơn.

    Liên ngập ngừng ái ngại:

    − Nhưng tờ báo...

    − Mất rồi phải không? Anh đă dặn em số báo ấy phải giữ cẩn thận cho anh, sao bất cẩn thế?

    − Không mất, nhưng...

    Đă từ lâu Văn vẫn mong có dịp để tỏ cho Minh biết hành-động cao thượng của Liên. Đây đúng là một cơ hội tốt, chàng cười ôn tồn đỡ lời cho Liên:

    − Không mất nhưng không có bài của anh!

    Minh kinh-ngạc hỏi:

    − Không có bài ‘Cảm tưởng ...?”.

    − Không có!

    − Thật là lạ!

    Bấy giờ, Văn mới chịu giải thích rơ rệt:

    − Chẳng có ǵ là lạ hết! Hôm ấy chỉ v́ chị ấy thương anh nên lấy bản nháp ra đọc mà nói dối anh rằng bài của anh được đăng trên báo.

    Minh nghe bạn nói mà muốn trào nước mắt ra ngoài. Rồi như người điên, chàng cất tiếng hát nghêu ngao làm Liên lo lắng tưởng chàng say ruợu. Nhưng sự thật không phải thế. Chỉ v́ hiểu rơ thêm được ḷng tốt của vợ và bạn mà chàng cảm thấy ḷng nao nao, và v́ quá vui nên chàng làm thế. Hạnh-phúc êm đềm, đầm thắm mà chàng tưởng đă mất bỗng đâu trở lại và xem ra c̣n dịu dàng hơn trước rất nhiều.

    Nâng ly với chồng và bạn chồng xong, Liên cảm thấy hừng đôi má. Nàng đưa mắt trông ra vườn. Những bông huệ trắng khẽ rung rinh dưới luồng gió mát trông tựa như đàn bướm tung tăng vui đùa...

    Một ngày quang đăng bắt đầu. Một cuộc đời mới trong nếp nhà tranh đầy hoa và ánh sáng. Có ba người nh́n nhau, sung sướng cười vang...


    [SIZE=7]HẾT...CHUYỆN![/SIZE]

  3. #683
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Chờ măi mà chưa chịu cho biết đoạn cuối ?

    Đang xem chương tŕnh biểu t́nh " Thắp Sáng Niềm Tin " ở khu tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ bên Cali . Không khí thật hùng tráng , khí thế thật hào hùng . Người đông như kiến với ánh nến bập bùng , không thể biết là có bao nhiêu người tham dự , chỉ biết là đông , đông lắm !

    Nguyên Khang mở đầu buổi thắp nến với bài hát Đêm Nguyện Cầu , mọi người thắp lên ngọn nến niềm tin . Nến trên tay , và ngọn nến trong ḷng mỗi người . Thật cảm động không thể diễn tả được .

    Chủ Nhật này , thành phố New Orleans cũng sẽ biểu t́nh với cùng mục đích hợp thông với toàn thể người Việt Hải Ngoại : Chống Tàu , Diệt Cộng .

    Chủ đề của cuộc biểu t́nh sẽ là " Đáp Lời Sông Núi " . Hy vọng tiếng vang sẽ lan tới VN , để mọi người trong nước biết phải làm ǵ , để nắm tay người Hải Ngoại , đáp lời sông núi . Ông xă Tigon sẽ lại làm MC , hướng dẫn cuộc biểu t́nh. Và ngày đó , dĩ nhiên là Tigon sẽ vắng mặt trên Vietland ḿnh .
    Tigon
    Cộng đồng ở Orange County làm buổi lễ ngya tại tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ thật là ý nghĩa!

    Ngọn lửa Niềm tin cuả chúng ta dù có lúc tưởng chừng ...leo lét đến thật buồn, nhưng không bao giờ tắt, vì đó là một niềm tin vào CHÍNH NGHIÃ và LẼ PHẢI CUẢ TRỜI ĐẤT.
    Ngay khi chúng ta ra đi thì "niềm tin" ấy chắc chắn sẽ vẫn tồn tại cùng các thế hệ con cháu, bởi lòng quyết tâm cuả những người đi trước, và chính là những việc làm có thể bị cho là vô ích ngaỳ hôm nay!

    Chị Tigon, hai chữ "Vietland ḿnh " cuả chị dùng làm em bỗng ...khựng lại.
    Vietland nào?
    Có thật còn là "Viêtland mình"?
    Em đang phân vân.

  4. #684
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post

    Chị Tigon, hai chữ "Vietland ḿnh " cuả chị dùng làm em bỗng ...khựng lại.
    Vietland nào?
    Có thật còn là "Viêtland mình"?
    Em đang phân vân.

    Em tôi ơi ,

    Ngày nào ḿnh c̣n hiện diện trên VL này , th́ VL vẫn là Vietland ḿnh .

    Nếu không , chị em ḿnh đă rút lui rồi .

    Chị viết , không phải chỉ để bên này lắn ranh đọc , mà những tin tức chị Post lên , là muốn gửi gấm sang phía bên kia .

    " Giữ vững niềm tin " là chủ trương của nhóm chị tại New Orleans .

    Ḿnh không tự giữa vững niềm tin , th́ làm sao trao nó lại cho các thế hệ sau ?

    Tigon

    Đoạn cuối của câu chuyện " Vietland " :

    Một ngày quang đăng bắt đầu. Một cuộc đời mới trong nếp nhà tranh đầy hoa và ánh sáng. Mọi người nh́n nhau, sung sướng cười vang...


    HẾT...CHUYỆN!
    Last edited by Tigon; 17-09-2011 at 06:52 AM.

  5. #685
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Em tôi ơi ,

    .................... .............
    " Giữ vững niềm tin " là chủ trương của nhóm chị tại New Orleans .

    Ḿnh không tự giữa vững niềm tin , th́ làm sao trao nó lại cho các thế hệ sau ?

    Tigon
    Cám ơn chị đã nhắn nhủ.
    Đang chuẩn bị cờ, biểu ngữ cho ngày Chủ Nhật tới đây, lần naỳ do các cháu thanh niên sinh viên phát động và thế hệ cha anh chỉ đi theo tiếp sức và hỗ trợ.
    Vâng, mình phải tiếp tục, với bất cứ giá nào!

  6. #686
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Cầu Thê Húc - Biểu tượng nét đẹp văn hóa người Hà Nội



    Cầu Thê Húc - một biểu tượng cho nét đẹp văn hóa của người Hà Nội, nhưng chưa hẳn ai cũng biết về ư nghĩa của cây cầu, cũng như kiến trúc của cây cầu có một không hai này.

    Cầu đón nắng ban mai


    Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cho biết, cầu Thê Húc-Hà Nội màu son, như dải lụa đào, vắt qua làn nước xanh của Hồ Hoàn Kiếm bên cạnh những liễu rủ, cành đa cổ tích, nối phố xá ồn ào với đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc tĩnh lặng.

    Năm 1865, Thần Siêu tức nhà giáo, quan án sát Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu bổ ngôi chùa nhỏ trên đảo Ngọc, ông cho bắc cây cầu son làm lối vào đền, mà h́nh dáng vẫn c̣n đến ngày nay. Gần một thế kỷ rưỡi trôi qua, cầu gỗ ngày xưa đă được thay bằng ximăng cốt sắt nhưng vẫn mang dáng dấp cây cầu son đỏ cổ xưa kia. Du khách đến Hà Nội rất thích thú khi bước lên những tấm ván gỗ cầu Thê Húc cong cong, đặt hai bàn tay lên lan can, phóng tầm mắt xuống hướng nam ngắm tháp Rùa trầm mặc.

    Từ khi Hồ Hoàn Kiếm c̣n là Tả Vọng và Hữu Vọng, đường vào đảo Ngọc chỉ có chiếc cầu tre rung rung mặt sóng, mà ta vẫn có thể gặp những con cầu như thế trên vùng Nam Bộ lắm mương máng. Đúng như ca dao, sóng nước chỉ rộng ngang tầm dải yếm. Xưa nay, dải yếm bao giờ cũng có sức hút lạ kỳ, từ dải yếm bắc cầu đến dải yếm hoa đào hoa lư. Chính v́ thế, cây cầu này cũng nhỏ, đẹp như dải yếm đào bên hồ.

    Ông Nguyễn Vinh Phúc cho rằng, sở dĩ chiếc cầu được gắn liền với màu sơn đỏ bởi lẽ: Cầu Thê Húc hướng về phía Đông, hướng về phía Mặt Trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí ấy. Với ư nghĩa đó, nên xưa nay cây cầu mang màu đỏ - màu của sự sống, của mọi nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến nay.

    Cầu Thê Húc được coi là biểu tượng của thần Mặt Trời. Cầu bằng gỗ, cột gỗ đỡ cầu, chân choăi ra, tự ghim vào ḷng hồ, tay vịn cũng có những chữ nhân bắt chéo, chia ra từng ô nhỏ gần giống như ô tướng sĩ bàn cờ người ngày hội. Cầu có thiết kế cong cong và uốn luợn như h́nh con tôm.

    Cầu gỗ của miền Bắc Bộ

    Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Hùng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết chiếc cầu Thê Húc lúc đầu làm rất đơn sơ. Nó chỉ là chiếc cầu ao, đóng mấy cái cọc tre nhỏ làm trụ, phía trên rải mấy tấm gỗ mỏng để đi lại. Thực chất ban đầu đây là chiếc cầu ao dùng làm nơi rửa chân cho người dân quanh vùng. Cầu được làm thẳng tắp và chưa có độ cong nào như bây giờ. Giờ đây, cây cầu được làm cong, uốn lượn như h́nh con tôm cũng làm tăng thêm độ thẩm mỹ của cầu. Tuy nhiên, nhiều người chê nếu cong nhiều sẽ làm khuất đi h́nh dáng và thế của cầu nếu nh́n từ xa.

    Cầu Thê Húc ban đầu được làm theo nét văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đó là đặc điểm gia đ́nh nào cũng có một chiếc ao và làm cầu ao để mỗi khi đi làm đồng về thuận tiện cho việc rửa chân, giặt giũ quần áo.

    Kết cấu cầu Thê Húc mang nhiều nét kiến trúc cổ xưa. Nó được phỏng theo h́nh một chiếc nhà gỗ của người dân vùng châu thổ Sông Hồng. Nếu như làm nhà cần có mộng, trụ giá, cột, khóa giang... như bộ khung nhà th́ cầu Thê Húc cũng được thiết kế như vậy. Trên là nhà, dưới là cầu, "thượng gia, hạ kiều," những ngôi chùa ngoài ao hồ nổi tiếng hiện nay cũng được thiết kế dựa trên kiến trúc cầu Thê Húc như cầu Ngói ở Huế, khu du lịch Hội An, chùa Thầy ở Sài Sơn, Hà Nội...

    Đă từng bị găy

    Ông Hùng cho hay, những loại gỗ được làm trên cầu Thê Húc hiện nay được đánh giá là những loại gỗ tứ quư như đinh, lim, sến, táu. Điểm quan trọng nhất làm cầu là trụ cầu, phải chọn được những thân cây đinh, lim to chắc, tuổi thọ của những cây gỗ này cũng phải cao mới chịu được lực và chống được độ mục nát trong môi trường nước. Ở giữa cầu cũng được lát bằng lớp hỗ lim rắn chắc. Hai bên thành cầu được làm pha trộn bởi gỗ sến và táu vừa cứng rắn, vừa dẻo dai.

    Cũng theo ông Hùng, cây cầu Long Biên dù là dấu ấn của nền văn minh Pháp quốc cũng đang bị xuống cấp, tương lai gần sắp thành bảo tàng, không thể hoạt động được nữa huống hồ ǵ cây cầu Thê Húc chỉ làm bằng gỗ. Kết cấu cây cầu Thê Húc được thiết kế chất liệu bằng gỗ, xét về tuổi thọ không thể vững chắc bằng bêtông, cốt thép.

    Năm 1953, nhiều người đi du xuân qua cầu nên cầu bị găy. Cây cầu hiện nay đă được sửa lại và làm bằng trụ ximăng./.


    (Bee.net.vn/Vietnam+)

  7. #687
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tigon có mặt hôm ấy

    Năm 1953, nhiều người đi du xuân qua cầu nên cầu bị găy. Cây cầu hiện nay đă được sửa lại và làm bằng trụ ximăng./.
    Lúc ấy vào khoảng gần trưa , c̣n trong Tết , Tigon đang cùng anh họ ( Học đệ Tứ Chu Văn An ) , chạy chơi lượm búp đa thổi bong bóng , th́ nghe nhiều tiếng kêu cứu ở phía cầu vào đền Ngọc Sơn .

    Thế là hai anh em chạy vội đến , chen lấn cho vào được bên trong ṿng rào người để xem :cả mấy chục người quần là áo lụa , đang lội lơm bơm dưới chân cầu , la cứu om ṣm .

    V́ mực nước ở đó rất thấp , tới bụng là cùng , nên không ai chết đuối , tất cả đều được kéo lên .

    Báo chí Hà Nội đăng tin : Cầu lâu ngày không được tu sửa nên đă bị mục . Khi có quá nhiều người lên cầu , để vào Đền Ngọc Sơn , cầu sập .

    Đó cũng là một kỷ niệm khó quên khi xa Hà Nội .

    Tigon

  8. #688
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Đền Ngọc Sơn

    Bước qua cầu Thê Húc , sẽ vào đến Đền Ngọc Sơn :

    Trong các di tích hồ Gươm nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội, người ta vẫn thường nhắc tới Đền Ngọc Sơn như một nơi liêng thiêng và luôn đồng hành cùng mọi sự thăng trầm của Thủ đô Hà Nội.

    Chính v́ lẽ đó, không có vị khách nào tới Hà Nội mà không ghé thăm quần thể kiến trúc độc đáo này.

    Đền nằm trên đảo Ngọc (c̣n gọi là Ngọc Sơn), một g̣ đất nổi giữa Hồ Gươm, cách Tháp Rùa một quăng không xa.

    Theo văn bia của đền ghi lại, đền Ngọc Sơn được khởi xây vào mùa Thu năm 1841. Ngôi đền được tu sửa công phu nhất vào năm 1865, do Nguyễn Văn Siêu - nhà nho lỗi lạc của đất Thăng Long đứng ra lo liệu.

    Nhiều công tŕnh ư nghĩa cũng được h́nh thành vào lần tu sửa này tạo nên bộ mặt hài ḥa của kiến trúc đền Ngọc Sơn, gồm đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên.


    Cầu Thê Húc, cây cầu với cái tên mang ư nghĩa là đón những ánh nắng ban mai đă trở thành h́nh ảnh tiêu biểu của quần thể kiến trúc Hồ Gươm nói chung và đền Ngọc Sơn nói riêng.

    Cây cầu bằng gỗ sơn son với 15 nhịp, 32 chân cột tṛn nổi bật trên nền nước xanh ngăn ngắt của Hồ Gươm, nối liền từ đường cái quan đến cổng đền.

    Cổng đền có tên là Đắc Nguyệt Lâu với lối kiến trúc hai tầng đẹp mắt vẫn c̣n giữ nguyên nét cổ kính cho tới ngày nay. Bên trong là đền chính gồm hai khu nối nhau. Khu thứ nhất hướng về phía Bắc thờ Đức Đại vương Trần Hưng Đạo và Đức Văn Xương Đế Quân. Phía Nam là đ́nh Trấn Ba có kiến trúc thanh thoát và đậm chất thơ.

    Ngoài ra, trong đền Ngọc Sơn c̣n thờ cả đức Phật A Di Đà. Điều này vừa thể hiện đời sống tâm linh phong phú của người dân vừa là minh chứng rơ nét cho sự chung sống ḥa hợp giữa các tôn giáo trên cùng một đất nước Việt Nam.

    Báo Ảnh Việt Nam

  9. #689
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674








    Kiến trúc và lối bài trí bên trong ngôi đền vẫn c̣n giữ được nét cổ kính, thâm nghiêm như xưa.

  10. #690
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tháp Bút bên đền Ngọc Sơn.



    Tháp Bút được xây bằng đá, trên có tạc ba chữ “tả thanh thiên” (viết lên trời xanh), trên đỉnh là h́nh ngọn bút lông vươn lên trời cao. Đài Nghiên là một nghiên mực bằng đá được đội lên bởi ba con cóc. Nếu Văn Miếu-Quốc Tử Giám nổi tiếng với h́nh ảnh rùa đội bia th́ kiến trúc cóc đội nghiên này mang lại một nét đặc sắc khá thú vị cho khu đền Ngọc Sơn.

    Tháp Bút - đài Nghiên từ xưa vẫn luôn được coi như biểu tượng linh thiêng gắn liền với văn chương, thi cử. Nhiều sỹ tử t́m đến đây cầu một chút may mắn để vững tâm hơn trong con đường học hành của ḿnh.

    Báo Ảnh Việt Nam

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •