Page 71 of 304 FirstFirst ... 216167686970717273747581121171 ... LastLast
Results 701 to 710 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #701
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Tổ bố

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Chỉ có "hoc trò" thì mới ...phạng ngay la "Tổ ...bố"!
    Người ta mà nhanh trí và không rắn mắt thì đã chào:
    "LẬY ..TỔ ...PHỤ ạ!.

    Mừng ...máy bác cả đã khỏe lại!
    Cám ơn hiền muội Tiếng Xưa.
    Có như vậy mới vui, một phút "pha tṛ" để thư giăn phải không ạ.
    Đến như cụ Nguyễn công Trứ cũng đă phán:

    Ban ngày quan lớn như thần,
    Ban đêm quan lớn tần mần như ma
    Ban ngày quan lớn như cha
    Ban đêm quan lớn ngầy ngà như con...


    Lúc cụ Trứ vào nam đén Tháp Bà ở Nha Trang thấy có thờ hai vât tương trưng cho âm dương, hay phái nam, phái nữ. Cụ đă chê theo nhăn quan khổng Mạnh của nhà nho, mà quên đi rắng năm 1049 chùa Diên Hựu, tức chùa Một Cột dược xây lấy ư của Am Dương, dung hợp ván hoá của Bà La Môn, Phật, và Không giáo.


    Diều ư nhị buồn cười ở đây là chữ "Tổ bố". Tổ bố là tĩnh từ chỉ cái gỉ to ( to tổ bố) kếch xù v.v.
    Cái đáng cười là cái ngây ngô của tuổi trẻ trong cách học án học nói vậy đó.
    Thân mền
    CT

  2. #702
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chào Tái Ngộ

    Xa VL có 2 ngày , mà tưởng chừng như lâu lắm .

    Hôm kia đi biểu t́nh , bị trúng nắng , mệt quá .

    Vừa mất tiếng , vừa nhức đầu , ho ...

    Bây giờ mới bớt một chút .

    Đă vậy mà c̣n phải lo cho cô em bị người ta đụng xe . Cô ta th́ mới qua không lâu , tiếng Anh không rành lắm . C̣n ḿnh th́ bị cảm nắng tắt tiếng , nói nghe thều thào như sắp chết , nói ǵ cũng phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần , thật là phiền .

    Mai khoẻ hơn sẽ post bài mới

    Cáo lỗi cùng các bạn

    Tigon

  3. #703
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Nhất nhật bất kiến như tam thu hề.

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Xa VL có 2 ngày , mà tưởng chừng như lâu lắm .

    Hôm kia đi biểu t́nh , bị trúng nắng , mệt quá .

    Vừa mất tiếng , vừa nhức đầu , ho ...

    Bây giờ mới bớt một chút .

    Đă vậy mà c̣n phải lo cho cô em bị người ta đụng xe . Cô ta th́ mới qua không lâu , tiếng Anh không rành lắm . C̣n ḿnh th́ bị cảm nắng tắt tiếng , nói nghe thều thào như sắp chết , nói ǵ cũng phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần , thật là phiền .

    Mai khoẻ hơn sẽ post bài mới

    Cáo lỗi cùng các bạn

    Tigon
    Xin chị Tigon cứ yên tâm tĩnh dưỡng.
    Mấy tuần vừa qua, CT cũng trải qua nhièu ngày u ám. Cái máy PC vần ươn ḿnh.
    Cụ Nguyễn Du kinh nghiệm đoạn đường "chiến binh" này nên mới bảo:

    Ba thu dọn lại một ngày ..dài ghê
    Mây Tần khoá kín song the
    Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao...

    Hi hi
    Chúc chị chóng hồi sức để tả xung, hữu đột, trừ gian, diệt bạo...

  4. #704
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Xa VL có 2 ngày , mà tưởng chừng như lâu lắm .

    Hôm kia đi biểu t́nh , bị trúng nắng , mệt quá .

    Vừa mất tiếng , vừa nhức đầu , ho ...

    Bây giờ mới bớt một chút .

    Đă vậy mà c̣n phải lo cho cô em bị người ta đụng xe . Cô ta th́ mới qua không lâu , tiếng Anh không rành lắm . C̣n ḿnh th́ bị cảm nắng tắt tiếng , nói nghe thều thào như sắp chết , nói ǵ cũng phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần , thật là phiền .

    Mai khoẻ hơn sẽ post bài mới

    Cáo lỗi cùng các bạn

    Tigon
    Em gởi PM cho chị mà không đươc?
    Chủ nhật 18/9 vừa qua em cũng có tham gia biểu tình trước tòa lãnh sự chệt cộng cuả thanh niên sinh viên trong cộng đồng tổ chức, hát và hô khẩu hiệu hơn 2 giờ đồng hồ, thật là cũng ...hả dạ phần nào.
    Đoàn người cứ chĩa loa về phía toà nhà của chúng mà phất cờ Vàng, hô vang một góc trời!
    Được ngaỳ trời tốt cũng ..."khí thế" hơn.

    Chị giữ gìn sức khỏe nhe. Đường chắc không...còn dài!

  5. #705
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    GIÔNG TỐ của Vũ Trọng Phụng

    Theo lời yêu cầu của một số thân hữu , Tigon và nhóm Hà Nội sẽ khởi đăng truyền dài " Giông Tố " của Vũ Trọng Phụng , một tiểu thuyết gia nổi tiếng của Hà Nội năm nào .

    tigon sẽ post Chương đầu , và anh Cả Thộn sẽ phụ trách tiếp những trang sau

    GIÔNG TỐ

    CHUONG I


    Mặt trăng rất to và rất tṛn, chiếu vằng vặc... cánh đồng lúa chín như một tấm thảm vàng. Con đường quan lộ rải nhựa, như một con rắn bóng nhễ nhại, nằm uốn khúc trên tấm thảm ấy. Những làng mạc xa xa hiện ra những nét vẽ thẳng đen ś.

    Đó là vào tháng mười, năm 1932.

    Giữa lúc đêm khuya tịch mịch ấy, trên con đường quan lộ, mà thỉnh thoảng mới có một vài cây xoan không lá khẳng khiu và tiều tụy như thứ cây trong những bức họa về “cảnh chết”, một chiếc xe ḥm phăng phăng chạy hết tốc lực, thân xe chỉ là một cái chấm đen bóng, c̣n hai ngọn đèn sáng quắc chiếu dài hàng nửa cây số th́ như hai cái tên vun vút bay dưới ánh trăng.

    Xe đương phăng phăng chạy th́ đến gần một chỗ ngoặt mà bên đường có một lớp quán gạch và một cây đa cổ thụ, bỗng dần dần chậm lại, rồi đứng hẳn.

    Khi xe đă đứng dừng lại lâu rồi, người ta c̣n thấy sự cố sức của người tài xế mở máy śnh sịch mấy lần nữa mà xe vẫn không nhúc nhích được một ly. Rồi th́ từ xe bước xuống, hai người tài xế hấp tấp ra mũi xe, lật miếng sắt che máy ra, loay hoay kiểm điểm bộ máy. Trong khi hai người chưa t́m được cỗ xe chết v́ lẽ ǵ, th́ từ trong ḥm kính thấy đưa ra một câu hỏi gắt rất ngắn, nhưng cũng đủ làm cho cả hai run lập cập.

    - Thế nào?

    Vài phút im lặng, rồi người tài xế chính ấp úng đáp:

    - Bẩm quan, con đă thấy rồi. Cái ống cao su dẫn ét xăng có một đoạn nát nhủn, đến nỗi xăng chảy cả ra ngoài nhưng mà xuống không thoát.

    - ...! Sao không liệu mà thay vào cái chuyến chữa hôm nọ đi?...

    Dứt lời “chửi”, “quan” bước xuống xe và sập cửa xe rất mạnh để tỏ ư giận dữ. Đó là một người gần 50 thân thể vạm vỡ, hơi lùn, trước mặt có một cặp kính trắng gọng vàng, trên môi có một ít râu lún phún kiểu tây, cái mũ dạ đen h́nh quả dưa, cái áo đen bóng một khuy, cái quần đen, rọc trắng, đôi giày láng mũi nhọn và bóng lộn, làm cho lăo có cái vẻ sang trọng mà quê kệch, cái vẻ rất khó tả của những anh trọc phú học làm người văn minh...

    Tài xế chính và phụ, cả hai đều sợ hăi lắm, cứ việc châu đầu vào cái ḥm máy, lúc đánh diêm soi, lúc sờ soạng như xẩm t́m gậy, chứ không dám quay lại nh́n đến ông chủ, lúc ấy đứng dạng háng giữa đường, hai tay khoanh trước ngực, đầu hơi cúi xuống phía trước mặt, cặp mắt gườm gườm hứa một sự trừng trị đáng sợ.

    Bị chủ mắng tài xế chính khẽ quát người phụ:

    - Cầm lấy cái mùi xoa này, buộc nối vào hai đầu dây cao su! Mau lên! Mà quấn rơ chặt cho nó thật kín chứ!

    Rồi người tài xế chính lại lên ngồi mở máy thử. Cái xe kêu śnh sịch một lúc lâu rồi lại thôi. Mấy bận đều thế cả, hai người càng hấp tấp bao nhiêu, càng gia công vất vả bao nhiêu th́ cái xe càng bướng bỉnh, càng ỳ ra bấy nhiêu. Lăo chủ cười nhạt mà rằng:

    - Tội chúng mày đáng chết cả đó, các con ạ!

    Hai anh làm công đưa mắt nh́n nhau lo sợ, chứ không dám nói ǵ. Lăo chủ lại tiếp:

    - Chúng mày để ông ngủ đường th́ khốn cả đó!

    - Lạy quan, chẳng may như thế này, quan thương cho.

    Tài xế chính van lơn như vậy rồi lại ra hiệu ngầm cho người phụ ḿnh cứ việc vờ vịt loay hoay chữa một cách vô hiệu cái bộ máy hầu như không thể chữa được ấy.

    Lăo chủ hỏi:

    - Thế c̣n bao nhiêu cây nữa đến Hà Nội?

    Anh phụ lái nhanh nhảu thưa:

    - Bẩm chỉ c̣n độ bốn mươi cây.

    - Hừ!

    Lăo chủ hừ một cái đi đi lại lại trên đường bực tức cực điểm.

    Nguyên lăo ta là một ông đồn điền giàu có đă khét tiếng miền trung thổ, bữa nay đương đêm khuya về thủ đô, là v́ muốn để sáng sớm hôm sau có đủ thời giờ đến một cửa hiệu kim hoàn, mua một thứ hàng quư giá, để mừng một ông tổng đốc được đệ nhị đẳng Bắc đầu bội tinh. Cho nên khi thấy xe bị liệt máy như thế ở giữa đường, đương đêm khuya, không c̣n biết cầu cứu vào đâu nữa th́ lăo băn khoăn và bực tức, băn khoăn về nỗi sợ đến mừng chậm hơn những người khác th́ mất vẻ long trọng, và bực tức về nỗi từ khi lăo ta giàu có đến phú gia địch quốc, từ một anh cai phu mỏ lên đến bậc nhân dân đại biểu, th́ chưa hề có một sự ǵ trái ư lăo mà lăo lại phải chịu. Lần này là lần đầu, lăo phải chịu thua cái máy xe hơi.

    Lăo đi đi lại lại như cuồng chân, như con hổ trong cũi sắt, nghĩ đến những cái má hồng mơn mởn, những cánh tay trắng như ngà ngọc của mấy cô đào ở Hà Nội... nếu tài xế của lăo đă biết lo liệu từ trước cho cái xe lúc nào cũng lành lặn hoàn toàn. Vậy mà bây giờ lăo phải thơ thẩn giữa nơi đồng không mông quạnh ngắm trăng suông, nh́n sương tỏa, nghe giun kêu dế khóc, bên cạnh những

    tiếng búa gơ vào sắt cành cạch, những tiếng śnh sịch của một cái xe hơi khó tính cứ muốn chạy lại thôi...

    - Tao cho chúng mày nửa giờ sau nữa đấy!

    Nói rồi, lăo nhằm phía cây đa mà đi thẳng trên một con đường nhỏ, qua cánh đồng, đi dạo chơi cho tiêu diệt th́ giờ, cũng không có mục đích ǵ khác...

    Mặt trăng lúc này th́ mảng mây to lướt qua che đi thành thử trời đất tối sầm hẳn lại. Sương xuống dầy quá, làm ướt cả áo của lăo. Giữa cánh đồng thấy tản mạn những cục lửa xanh, lửa đỏ trên mặt đất lúc cháy lúc tắt, như ma trơi. Tiếng côn trùng tỉ tê, ri rỉ, làm cho lăo ta bắt đầu cảm thấy sự im lặng, hiểu rơ được ư nghĩa sự vắng tanh và thôi cũng không nện mạnh gót giầy xuống đường lộp cộp nữa. Hai tay đút túi quần, lăo cúi đầu xuống mà đi, có vẻ ngẫm nghĩ như một nhà triết học... Chợt thấy về phía trước mặt có tiếng cười khúc khích... Lăo ngẩng lên, thấy bốn năm đống rạ lù lù tiến đến. Th́ ra một bọn thợ cấy đi gánh rạ đêm. Ngần ấy người cười nói chuyện tṛ vui vẻ lắm.

    Lăo đứng tránh ra một bên.

    Những đống rạ cũng lù lù tiến đến.

    Đám mây to đă buông tha mặt trăng ra rồi. Trời đất lại sáng quang v́ cái ánh trăng lạnh lẽo.

    Bọn thợ cấy thấy có một người ăn mặc tây đứng đấy th́ thôi không chuyện tṛ ǵ với nhau nữa, chỉ len lén rón rén đi qua. Bà lăo già đi đầu khẽ thưa.

    - Quan lớn làm ơn nánh cho chúng con đi một thị.

    Lăo bèn làm ra cái bộ thương người mà hỏi cả lũ:

    - Các người đi làm đồng khuya nhỉ? Mùa màng có khá không?

    Một người trong bọn đáp một câu oán hận:

    - Bẩm quan, lúa bị sâu cắn ráo cả, không đủ tiền thuê ạ.

    Bà lăo già đi đầu qua rồi th́ đến một mụ trông bẩn thỉu. Mụ thứ ba trông cũng xấu xí. Người gánh cái gánh rạ thứ tư là một ông lăo râu đă bạc, cái đầu trọc quấn trong miếng vải nâu trông như một cái mơ nhà chùa, gánh thứ năm th́ do một cô ả mà quần áo trông gọn ghẽ hơn hết thảy.

    Lăo trố mắt nh́n... Cô ả gánh rạ hơi cúi nghiêng mặt để đưa mắt nh́n trộm. Ánh sáng trăng tuy leo lét, song cũng đủ khiến cho hai con mắt rất tinh tường của nhà điền chủ nom thấy rơ hai cái má phúng phính, một cặp môi nhỏ và dầy, cái cằm tṛn trĩnh và hơi lẹm trong cái vành khăn mỏ quạ bằng láng thâm. Khi cô ả gánh rạ đi qua, nghĩa là cái mặt đă khuất sau đống rạ tṛn, nhà điền chủ lại trông theo cái váy nâu cũn cỡn, do một đường lạt khíu giữa, cho nó chẽn đến nửa đùi, một bộ đùi phốp pháp

    trắng nơn, trông rất đáng yêu, mặc ḷng từ bụng đến bàn chân đều có một lớp bùn trắng, mỏng, khô, đông lại, đă nứt ra thành từng miếng nhỏ, sắp rơi xuống...

    Nhà tư bản đứng trông cái bộ đùi thôn nữ ấy một cách tần ngần trong đến vài phút, đoạn như định thần lại, thoăn thoắt bước theo mà nói bằng một giọng rất ân cần:

    - Này chị gánh cái gánh lại chỗ xe ô tô kia, tôi mua một ít cho.

    Thấy lời nói lạ tai ấy, chị nhà quê đứng lại, nửa tin, nửa ngờ.

    Lăo này nhanh nhảu dùng đến cái giọng hách dịch:

    - Xe nổ lốp, người ta phải mua rạ để nhồi vào bánh, mà có sẵn rạ lại không bán hay sao? Alê mau lên gánh lại, quan lớn trả cho tiền một nửa gánh! C̣n các bà già kia có muốn chờ th́ cứ đi đủng đỉnh lại một tí, chị ấy đem lại chỗ xe đây kia thôi.

    Nói xong, lăo khôn ngoan bước nhanh về chỗ cái xe. Bọn thợ gặt cũng đủng đỉnh lên đến đường cái quan th́ đặt gánh, ngồi phệt xuống đất, cẳng xoạc ra và hai tay bó làm một. C̣n chị nhà quê ngây thơ th́ thoăn thoắt gánh gánh rạ thẳng tiến đến cái xe hơi, trong đó quan đă chễm chệ lên ngồi và bật đèn sáng quắc lên rồi.

    Hai anh tài xế quay lại, ngừng tay, nh́n ông chủ như có ư đợi lệnh ǵ th́ lăo chủ quát:

    - Chúng mày ngẩn người ra làm ǵ thế? Chúng mày định để ông ngủ đêm trên xe này phải không?

    Thế là cả hai lại quay đầu vào bộ máy. Một anh vẫn c̣n có gan khẽ nói:

    - Bẩm quan, con đă cắt được một đoạn dây ở chỗ khác để thay vào đây rồi. Chậm lắm th́ cũng chỉ nửa giờ nữa là xe chạy được.

    Lời ông chủ:

    - Ông cho chúng mày một giờ nữa!

    Nói xong, lăo chủ quay lại sau lưng nh́n qua miếng kính hậu ở ḥm xe th́ thấy bọn thợ gặt đặt gánh ngồi chờ ở chỗ cách xa ô tô những ba mươi thước c̣n cô bán rạ th́ đă đến đứng bên cửa xe.

    - Thưa quan, quan dùng hết cả gánh, hay độ bao nhiêu con tháo...

    - À, con bán cho quan lớn một bên nhé! Tháo đi rồi quan cho tiền.

    Trong lúc cô ả lúi húi tháo một bên quang th́ nhà điền chủ ló đầu ra, đôi mắt phong t́nh ngắm nghía không chớp...

    - Bẩm con gạt rạ ở bên đường đó ạ.

    - Ừ, để rồi quan cho tiền.

    Vờ t́m ví da trong túi áo, nhà điền chủ mắt vẫn lẳng lơ nh́n chị nhà quê cho măi đến khi cầm trong tay cái ví rồi mà vẫn không lấy tiền ra vội, lại hỏi:

    - Con tính bao nhiêu?

    - Bẩm quan chả mấy tí, quan cho mấy xu cũng được ạ.

    - Được lắm! Con ngoan ngoăn lắm, để ta thưởng cho nhiều tiền! Con hăy lên xe này để quan đóng cửa không rét quan... Ta đang đến tiềm đây.

    Chị nhà quê nh́n đến những đệm dạ đẹp đẽ, những chỗ kền mạ bóng nhoáng, con búp bê Nhật hay hay, treo ở bên miếng kính, ngọn đèn nhỏ sáng chói lọi trên nóc xe, thấy nó sạch sẽ quá, sang trọng quá, không dám bước lên. Nhưng mà quan đă với ra định đóng cửa xe, chị đành liều mà bước lên vậy. Quan đóng cửa đánh sập một cái rồi lại hỏi:

    - Thế con làm vất vả như thế th́ mỗi ngày được bao nhiêu?

    - Bẩm chỉ được mỗi ngày sáu xu và hai bát gạo.

    - Khổ nhỉ! Thế để quan cho năm đồng con may áo mặc tết nhé! Đây này, năm cái giấy bạc một đồng đấy, con đem về mà mua nhiêu, mua xă cho chồng.

    - Con xin quan lớn, cảm ơn quan lớn.

    - A, nhưng mà con đă có chồng rồi hay là chưa?

    Chị nhà quê cúi mặt không đáp, buộc tiền vào thắt lưng xong đứng lên.

    - Thôi lạy quan, quan cho con xuống kẻo họ đợi.

    - Ấy khoan đă! Mặt con tái đi thế kia, khéo không th́ trúng phong rồi đó, để quan lấy cho một tị dầu trong này mà bôi rồi về th́ về.

    Nhà điền chủ nói xong lấy ở áo ra một lọ ǵ nhỏ, để đầu ngón tay vào miệng lọ lắc một cái, rồi quờ tay vào trán chị nhà quê. Chị này cứ để yên và co ro khép đôi đùi lại, kéo cái váy xuống.

    ...

    - Giời ơi! Con lạy ông, ông buông con ra!

    Giọng quan vẫn ngọt ngào:

    - Con im, không được cưỡng... - Giời ơi, lạy ông! Ông đừng làm hại một đời tôi!

    - Im ngay! Quan sẽ cho nhiều tiền... - Bỏ ra! Ái.

    - Im cho ngoan nào... - Ối giời đất ơi! Ối làng nước...

    Hai anh tài xế khôn ngoan và trung thành muốn át những tiếng ấy, cứ việc gơ búa th́nh th́nh vào một bộ phận nào đó trong động cơ...

    Măi đến lúc ông điền chủ ngồi lên bật đèn, chị nhà quê vẫn nằm đờ trong xe, hai tay bưng mặt, ngất đi. Lăo này cúi xuống, hôn một cái hôn cuối cùng, lôi cái váy xuống, nhấc chị nhà quê ngồi dậy, mở cửa xe mà đẩy người ta xuống...

    - Thôi, con về với họ mau lên không họ chờ.

    Chị nhà quê bị đùn ra th́ ngồi phịch xuống đất, vẫn rũ người ra khóc: “Ối cha mẹ ơi! Ôi cha mẹ...”. Lăo này thản nhiên đóng sập cửa lại.

    Rồi quát hỏi:

    - Xong chưa?

    Hai anh tài xế cuống quít gơ một hồi nữa rồi anh phụ trèo lên mở cửa thử máy. Chợt có tiếng nổ ghê gớm của một lũ người cùng kêu một lượt:

    - Ối làng nước ơi! Ối làng nước ơi! Người ta giết người!!!

    Nhà điền chủ quay lại nh́n th́ đó là mấy người đàn bà đứng cách xa xe, nhưng mà chỉ kêu choáng lên thôi chứ không dám bén mảng đến. C̣n chị nhà quê vừa mất tân tiết th́ vẫn ngồi sệt dưới đất, bên cạnh đống rạ, mà kêu, mà rên...

    Động cơ xe hơi nổ śnh śnh.

    Đằng xa thấy một hồi tù và rúc lên.

    Cánh cửa sập một cái, anh ét lên nốt xe...

    Ở sau có tiếng lào xào: - “Ta hay Tây? Ta hay Tây?” Nhà điền chủ quay lại lần nữa th́ đó là một bọn người có tay thước, áo tơi, quần xắn gọn, ư chừng là bọn tuần.

    Xe bắt đầu từ từ chạy...

    Trước hai vệt ánh sáng của đèn pha thấy hiện ra một người áo tây cộc, mũ khách bịt kín tai, giày trắng đế cao su, đứng giữa đường giơ hai tay ra chắn xe, ra hiệu bắt dừng lại.

    Anh tài xế ngừng đà xe, quay nh́n chủ.

    Lăo này điềm nhiên phán:

    - Cứ mở hết máy, tội vạ đâu tao chịu!

    Thế là chiếc xe hơi cứ nhằm cái bóng người đứng dang tay mà đâm thẳng, theo cái tốc lực sáu mươi cây số một giờ.

  6. #706
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chương 2

    Trong cái nhà gianh ba gian của ông đồ Uẩn, hôm ấy có đông nghịt những khách khứa. Ngoài số thân bằng cố hữu đến hỏi thăm cô Mịch bị nạn đêm trước, lại có cả bọn lư dịch trong làng đến thúc giục ông đồ thảo đơn kiện lên tŕnh quan trên. Bà đồ phải nghỉ việc đồng áng để ở nhà bếp nước thết khách. Mấy bà già, mấy cô gái ở hàng xóm cũng sang làm giúp, y như nhà có giỗ tổ vậy. C̣n cô Mịch th́ nằm ốm liệt giường, song bọn con giai trong làng cứ há mồm ra mà cười, sau khi đồn đại nhau rằng ấy là cô bé ấy làm ra thế cho đỡ ngượng đó mà thôi. Bà Uẩn đặt lên chiếu một mâm đầy những thịt cá rồi th́ ông đồ xoa tay nói: “Bẩm các cụ thương tôi lại hỏi thăm cháu và lo việc cho thế này, thật cảm kích quá, vậy xin mời các cụ dùng cơm ngay đây cho tiện để c̣n lên quan kẻo cụ nào cũng lại phải về nhà th́ lích kích quá”. Chứ “các cụ” đây chỉ ông chánh hội, ông phó hội, ông lư trưởng, ông phó lư, nghĩa là mấy ông tuổi mới độ 40 cả mà thôi chứ không ai già nua tuổi tác ǵ, song ông đồ Uẩn dùng lối xưng hô ấy

    là bởi cái tập quán ở chốn hương thôn. Bốn ông này đă ngồi chễm chệ bốn góc giường, nhưng chưa muốn cầm đũa vội, c̣n ra ư đợi ông trương tuần, một người anh em đồng tông với... khổ chủ, lúc ấy lên huyện tŕnh quan. Ông đồ nài:

    - Mời bốn cụ chánh phó cứ việc cho, rồi chú cháu th́ về ăn với tôi cũng được.

    Bốn ông kia c̣n dùng dằng, may sao đă thấy một giọng oang oác từ ngoài cổng tre:

    - Thôi cứ việc kiện đi là được!

    Đó là ông trương tuần đă về. Mọi người xúm lại hỏi han, ồn ào đến nỗi không c̣n ai nghe hiểu ai muốn nói ǵ nữa.

    Ông Trương tuần lên họp cỗ, rồi sau một hồi mời mọc nhau lào xào, mới kịp nói rành rọt cho cả nhà nghe:

    - Tôi vào hầu cụ lại, kể hết đầu đuôi th́ cụ vội thưa lên quan, và quan bảo bây giờ bác đồ tôi có thể đệ đơn kiện kẻ vô danh, mà riêng tôi th́ thay mặt cho cả làng mà rất có thể kiện cái ông chủ nào đó, ở chỗ chiếc ô tô ấy, sao thấy hiệu lại không dừng. Quan bảo cứ làm đơn cho rành mạch th́ có thể vịn vào cớ suưt nữa xe đè phải người mà buộc chủ xe vào tội mưu sát được. Quan huyện là người tân học, xem ra ư sốt sắng về việc này lắm, chắc thế nào quan cũng xét xử rất công minh.

    Ông chánh hội vỗ đùi rất mạnh, múa tay nói:

    - Cái kiện này thế nào cũng phải được! V́ rằng điều can hệ là biển số xe th́ nom thấy rồi, có phải không, ông Trương?

    Ông Trương ngần ngừ mà rằng: - Nhớ thoang thoáng thôi ạ. Lúc ấy tôi cũng hốt hoảng lắm, không biết là số xe th́: hai vạn bốn ngh́n tám trăm bẩy mươi nhăm, hay là hai vạn bốn ngh́n tám trăm mười lăm.

    Ông lư trưởng trầm tĩnh làm ra ḿnh hiểu pháp luật:

    - Ḿnh có nhớ đích xác th́ hăy khai số xe. Bằng mơ hồ th́ thà kiện kẻ vô danh c̣n hơn, kẻo không nhỡ trùng số xe của một người nào khác th́ rồi khốn cả đấy.

    Nhưng ông phó hội tức khắc nổi giận mà rằng:

    - Việc ǵ mà khốn cả? Ông bảo việc ǵ mà khốn cả? Tôi th́ tôi tưởng nếu ông Trương đă nh́n thấy như thế th́ cứ việc khai trong đơn cả hai số xe, mà không rơ đích xác là số nào! Có phải thế không, hở các cụ? Ta chỉ nhầm mà không rơ là con 7 hay con số 1 mà thôi! Ta cứ việc khai như thế, để nhà chức trách tiện điều tra chứ việc ǵ mà sợ!

    Ông phó lư ngăn lại:

    - Thôi đi, ngộ nhỡ quan trên khiển trách ông Trương, làm sao đi tuần mà gặp việc như thế, có một hàng số xe cũng không nhớ, th́ có phải khổ cả không? Cái điều ấy ta phải suy nghĩ lắm mới được.

    Nói rồi th́ ông này từ tốn rót đầy năm cốc rượu. Năm ông mời nhau, ngửa cổ nốc một hơi cạn đoạn ông chánh hội xắn tay áo, giơ một quả đấm lên trần nhà hăng hái nói:

    - Thôi các ông không phải bàn ra tán vào! Nói lắm chỉ nát chuyện! Ông Trương lúc ấy mà không nhanh chân chạy né sang một bên đường th́ tất mất mạng rồi, tất nhiên đến quan thống sứ đi nữa cũng không nỡ nào bắt ông ta phải nhớ kỹ số xe... Vậy th́ ta cứ kiện! Mà thằng chánh này xin thề với cả làng này, nếu thằng chánh này không kiện nổi cái thằng cha dâm ác nào đó, th́ thằng chánh này đem mẹ nó triện đồng mà lên trả lại quan trên.

    Mấy chục người quây quần nhau trong gian nhà, ai cũng tái mặt đi v́ kính phục, không ai dám nói ǵ nữa. Ông chánh đứng lên, cao lênh khênh giữa đường, lại múa tay mà rằng:

    - Không th́ nhục lắm, xấu hổ lắm! Mà nhục cho cả làng! Nhục cho cả cái làng này, các cụ đă biết chưa?

    Cử chỉ ấy làm cho ông đồ Uẩn cũng đâm ra sợ xanh mắt. Ông đồ ngăn một cách vô nghĩa lư thế này:

    - Thôi, cụ chánh! Xin cụ đừng nóng nảy quá thế. Việc đă xảy ra rồi, ta cứ b́nh tĩnh mà nghĩ đến việc thảo đơn kiện rồi sửa soạn vào quan.

    Một người hỏi:

    - À, thế nhưng mà quan truyền thế nào? Quan có bảo ǵ ông Trương đấy không?

    Ông Trương hớn hở đáp một cách sung sướng:

    - Có lắm chứ! Quan bảo tôi rằng: muốn kiện hay không th́ tùy, nhưng mà cứ bảo thằng chánh hội với thằng lư trưởng lên đây tao bảo. Quan lại bảo thêm phải giữ cẩn thận 5 cái giấy bạc một đồng mà lăo chủ xe ấy đưa cho con Mịch th́ mới có tang chứng được. A, bác đồ, thế cái số tiền ấy đâu? Đừng có tiêu đi mất đấy nhé!

    - Không, tuy nhà tôi lúc nào cũng túng thật nhưng mà ai lại tiêu như thế?

    Giữa lúc ấy, bà đồ Uẩn mở pḥng con gái ra, sưng mặt lên mà cự ông trương tuần:

    - Này, tôi xin ông! Ông khinh bỉ nhà tôi vừa vừa chứ! Tôi nghèo thực đấy, nhưng không khi nào lại khốn nạn đến như thế đâu! Tôi chưa đến lúc phải cho con gái tôi đi làm đĩ! Dù sao đi nữa th́ con giai tôi cũng vẫn gửi cho tôi mỗi tháng một số tiền.

    Ông đồ nhảy lên mặt đất, như giẫm phải đống kiến lửa, tru tréo:

    - Thôi đi, tôi xin con gái già! Con gái già đừng có thêm điều đẻ chuyện, không có mà tôi điên tiết lên bây giờ đấy.

    Từ buồng bên cạnh cũng thấy giọng của cô Mịch:

    - Khổ lắm u ơi! Con sung sướng ǵ mà u c̣n phải lắm nhời, lắm điều như thế nữa!

    Ấy thế là ồn ào lên một hồi. Mỗi người vào một lời, thành thử nhà như là có cuộc loạn đả. Sau nửa giờ vỡ chợ, kẻ khuyên can lại to tiếng hơn kẻ gây sự, hàng chục cái mồm đàn ông đàn bà, già và trẻ, phân bè kéo đảng nhau mà nói kháy nhau, chọc tức nhau. Ông chánh hội phải vớ lấy một cái gậy mà rằng:

    - Thôi cả đấy nhé! Cấm không ai được nói nửa nhời đấy, kẻo không có mà thằng này phang cả cho một lượt chứ chẳng từ ai đâu! Lại không biết người ta bận? Lại không biết người ta chỉ chốc nữa là phải lên quan à? Cút cả đi cho các cụ làm việc!

    Sau câu hát cai quyền ấy, lại nghe thấy tiếng “lên quan”, th́ không một ai dám nói ǵ nữa. Quá nửa người làng rủ nhau len lét ra về. Bà đồ vào pḥng con gái, lặng im. Sáu người kia dọn giường dọn bàn rồi ông đồ nằm ḅ ra thảo đơn kiện.

    Ông lư trưởng nói:

    - Cái kiện này to lắm! Tôi không được mục kích nên không dám chắc nhưng mà cứ theo như lời bác Trương nói th́ dễ thường chủ xe là lăo Nghị Hách ở tỉnh miền trên ấy chứ chẳng phải xa lạ đâu!

    - Thằng cha có hai chục con vợ lẽ trong đồn điền ấy à?

    - Phải.

    - Cái thằng cha bỏ bă rượu vào ruộng lương dân rồi báo nhà đoan và chỉ bởi một thủ đoạn ấy đă tậu được ba trăm mẫu ruộng rất rẻ tiền ấy à?

    - Chính thế.

    - Cái thằng cha độc ác đánh chết người làm rồi vứt xác người ta xuống giếng, mà khai người ta tự tử ấy à?

    - Nó đấy?

    - Thế nào? Thế th́ phải kiện cho nó bỏ mẹ nó đi chứ?

    Ông Lư b́nh tĩnh đáp ông Chánh:

    - Nào biết là rồi nó bỏ mẹ hay chúng ḿnh bỏ mẹ!

    Ông đồ vứt bút xuống chiếu, ngồi lên mà rằng.

    - Ông nói đến chó cũng không nghe được.

    Ông Lư vẫn b́nh tĩnh một cách khả ố:

    - Chó không nghe được nhưng mà tôi nghe được! Đây nhé: lăo nghị ấy có năm trăm mẫu đồn điền trên tỉnh này, một cái mỏ than ở Quảng Yên này, ba chục nóc nhà tây ở Hà Nội, bốn chục nóc nhà nữa ở Hải Pḥng này, bạc nhà nó cứ gọi gà ăn không hết, vậy ông có đủ tiền chọi nhau với nó không? Vô phúc thời đáo tụng đ́nh ông ạ.

    Ông phó hội cự ông lư:

    - Chả nhẽ nó hiếp con gái làng mà không kiện à? Sao ông cứ bàn ngang thế?

    - Tôi không bàn ngang mà cũng không ngăn trở ǵ ai hết. Ai có tiền có sức cứ việc theo kiện. Nhưng tôi mong rằng cứ để ông đồ kiện về con gái ông ấy bị hiếp mà thôi.

    Ông chánh ngồi lên ngay ngắn mà rằng:

    - À, thế mà lúc năy ông cứ tự do ngồi vào đánh chén! Ông tưởng cụ đồ làm bữa rượu ấy để cho ông ăn không đấy à? Ông phải biết nghĩa lư cái mâm rượu ấy mới được chứ!

    - Thôi, ông say rồi, tôi không dám nói nữa.

    - Ông bảo ai say? Ông bảo ai say?

    - Ḱa, chết chửa ḱa! Sao lại thế, hai ông?

    - Tôi chỉ muốn bảo một ḿnh ông đồ kiện thôi cũng đủ, chứ không việc ǵ mà phải có cả lá đơn của làng cũng đứng kiện. Trương tuần không chết chẹt th́ không việc ǵ đến làng, mà cả làng phải đứng kiện. Tự nhiên trêu người ta để rồi người ta thù cho cả lũ ấy à?

    - Thế ông có biết quan truyền ra sao không?

    - Mặc! Ông quyết không kư vào đơn.

    - Ông mặc th́ kệ ông? Đây có bốn người kư rồi. Chánh hội, phó hội, phó lư, trương tuần, kư cả rồi. C̣n ông là lư trưởng mà không kư th́ cũng không ai cần. Ông là đồ hèn nhát! Ông không muốn lên quan th́ ông về đi.

    Tuy thế, ông lư trưởng cũng không về. Ông cứ ngồi nguyên chỗ, chờ cho đến nửa giờ sau khi hai lá đơn kiện

    thảo xong rồi th́ ông cũng kư. Mọi người đều được bằng ḷng th́ lại đến lượt bà đồ Uẩn ra ngăn:

    - Thôi, các cụ ạ! Nào biết rồi có ăn thua ǵ không mà kiện với tụng, rồi nay quan gọi, mai quan gọi, chỉ tổ mất cả công việc làm ăn. Phương ngôn đă có câu: Vô phúc đáo tụng đ́nh.

    Ông đồ phải làm ầm ĩ lên một hồi nữa rồi người ta mới quyết định kéo nhau lên quan.

    Làng Quỳnh Thôn cách xa huyện lỵ chừng mười cây số. Bà đồ Uẩn phải mở cái ḥm khóa chuông lấy nốt ba đồng bạc chinh ra trao ông đồ. Đó là cả vốn liếng của một cái gia đ́nh của một thầy đồ có dưới cái roi mây của ḿnh, đúng sáu đứa trẻ thuộc hạng nửa người, nửa ngợm, và nửa đười ươi. Tiền xe pháo mà thừa th́ chẳng kể, chứ nếu lại ăn hết vào chỗ ấy th́ rồi người ta không biết trông vào đâu mà ăn cho đến tết nguyên đán.

    Thị Mịch đă phải gắng gượng ngồi dậy...

    Đến lúc thấy mẹ thúc giục, cô bé phải mặc đến cái áo bông, cái quần thâm là những cái để dành riêng cho ngày đ́nh đám. Cô Mịch tuy nghe thấy bảo lên để quan khám, nhưng chưa hiểu khám là thế nào. Cho nên cô cứ việc theo mẹ ra đi.

    Cả bọn lôi thôi, lốc thốc, kéo nhau ra khỏi làng. Trước những cặp mắt toét mà c̣n ṭ ṃ của bọn giai làng, trước những cái mồm cười rất khả ố, cô Mịch cúi gầm mặt xuống

    đất, vịn vào tay mẹ mà đi. C̣n bà đồ th́ coi bộ đăm đăm, chiêu chiêu của một tín đồ đạo Gia tô, đi vào cái hàng sẽ dẫn lên cây thập tự, hoặc sẽ bị chết chém ở thời vua Minh Mệnh vậy.

    Qua một cánh đồng ngót hai cây số mới thấy đường cái quan. Lên chỗ một cái quán mái gianh rồi, ông chánh hội mời cả bọn nghỉ chân để cho một anh phu xe đi gọi thêm mấy cái xe khác nữa đến cho đủ.

    Tám người c̣n ngồi chờ th́ thấy từ xa tiến đến một thiếu niên áo sa tanh, giầy ban, khăn lượt, áo dạ khoác ngoài, trông sang trọng lắm. Thiếu niên tiến đến chỗ tám người, nghiêng đầu chào cả lũ mà rằng:

    - Tôi hỏi thăm các ông có phải làng có ông đồ Uẩn dạy học th́ chính là cái rặng tre đây kia rồi, có phải không ạ?

    - Phải đấy. Nhưng mà ngài t́m ai trong làng?

    Lời ông đồ hỏi.

    - Tôi muốn t́m chính ông đồ.

    - Để có việc ǵ thế ạ?

    - Nguyên tôi là phóng viên một nhà báo...

    - Bẩm thế sao nữa ạ?

    - Tôi thấy đồn đêm qua, h́nh như có một việc chẳng may xẩy ra cho con gái ông đồ.

    - Thế ngài ở báo nào vậy?

    - Tôi giúp việc cho một tờ báo tên là Lưỡng kỳ, nghĩa là một tờ báo hàng ngày to nhất Đông Dương.

    Ông chánh hội sốt ruột nói phăng ngay:

    - Các ông nhà báo hỏi chuyện để lấy tin chứ c̣n làm ǵ nữa! Ông nhận quách đi cho có được không! Chính ông đồ Uẩn đấy ngài ạ. Chúng tôi là lư dịch trong làng cùng ông ấy đi lên quan đây.

    Thiếu niên nghiêm giọng:

    - Nếu việc là đích xác th́ chúng tôi xin hết sức công kích kẻ làm bậy, mà bênh vực người yếu thế, mặc ḷng kẻ làm bậy, là người quyền thế như thế nào.

    Giữa lúc ấy, anh phu xe đă đi gọi thêm được hai chiếc xe.

    Ông đồ Uẩn hỏi thiếu niên:

    - Thế ngài là người ở Hà Nội về hay là người vùng này?

    - Tôi là con ông chủ ty rượu ở ngay huyện.

    - Ồ thế th́ hay lắm, mời ngài lên xe về huyện, chúng ta chúng ta chuyện tṛ ở dọc đường.

    Tất cả có ba cái xe mà những chín người. Anh phu kêu chỉ gọi về được có thế thôi cả bọn đành phải ngồi ba người một xe. Cái xe cuối cùng kéo ông đồ, bà đồ và cô Mịch.

    Cái đám rước ngoạn mục ấy bắt đầu khởi hành. Ba anh phu xe cắm cổ kéo... Cùng đường, người ta thấy ông chánh hội và nhà viết báo là hai người có những giọng hùng hồn,

    hết ḷng v́ nước v́ dân. Sau một giờ đồng hồ th́ đến huyện.

    Huyện Cúc Lâm ở vào chốn ấy quang cảnh cũng như trăm ngh́n huyện khác. Ở một phố kéo dài hai bên đường quan lộ, huyện có nhà bưu điện, nhà thương, nhà đoan và một nhà lô cốt. Phố xá lơ thơ một ít nhà gạch hai tầng giữa những cái nhà gianh.

    Đến cửa huyện, bốn tay lư dịch trong làng nói ǵ với bác lính khố xanh, để cho bác này chạy vào một lúc rồi chạy ra bảo:

    - Quan cho vào cả!

    Quan huyện c̣n trẻ lắm, trông chỉ mới ngoài hai mươi tuổi thôi, đương ngồi cặm cụi viết.

    Bốn ông lư dịch vừa phủ phục dưới đất, quan đă giơ tay ngăn:

    - Thôi, ta tha cho!

    Viên đề lại rón rén để hai lá đơn trên bàn. Quan cúi xuống đọc đơn. Sự im lặng trong huyện đường khiến cho quan càng oai vệ lắm. Bỗng quan ngừng lại, hất hàm bảo một lính lệ:

    - Dắt hai người đàn bà kia sang nhà thương để quan đốc khám nghiệm!

    Tên lính lệ ra hiệu cho bà đồ và cô Mịch lại quay ra để theo gót ḿnh.

    Quan xem đơn một lúc rồi ngẩng đầu lên hỏi:

    - Thế các thầy lư dịch phải gọi ba bà già với ông cụ gánh rạ ấy lên đây kư vào đơn làm chứng nhé? Chiều ngày mai th́ lên cả đây, hiểu chưa?

    Bọn lư dịch giậm dạ vang huyện đường. Vừa lúc này thấy viên cai lệ từ ngoài nhanh nhẹn lẻn đi vào để lên bàn giấy quan một tấm danh thiếp:

    Quan trầm ngâm một lát, hỏi:

    - Trong bọn này ai là trương tuần Quỳnh Thôn?

    Bác trương xích ra, kêu:

    - Bẩm con,

    Quan khẽ bảo:

    - Thử vờ ra xem có phải chính cái ô tô ấy không rồi lại vào đây.

    Bác trương ra cửa huyện đường một lát rồi quay vào, kêu lên:

    - Bẩm quan lớn, chính đấy ạ.

    Quan phán:

    - Lệ đâu! Dắt bọn này ra cửa sau huyện mà cho về. Lư dịch th́ rồi chiều mai phải viện đủ chứng tá đến. C̣n anh cai th́ ra bảo rằng quan tôi cho vào.

    Ba phút sau, khi bọn ông đồ Uẩn đă thảo ra rồi th́ quan huyện chỉ thấy một người đàn bà, một mỹ nhân nữa, quần áo tân thời, sang trọng bệ vệ, bước vào, cười nói rất tự nhiên mà rằng:

    - Lạy quan lớn ạ! Chúng tôi phải dùng thiếp của ông nghị tôi th́ chắc quan mới cho vào ngay. Vậy xin lỗi quan lớn nhé! Tôi thay mặt ông nghị Hách tôi, đến thưa với quan lớn một chuyện ... Thế ngài có bằng ḷng tiếp tôi không nào?

    C̣n tiếp...

  7. #707
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    COpy Giông Tố không được

    CHi Tigon ơi,
    CT hôm nay vào Giông Tố định copy chương 3 mà không được.
    H́nh như trang web này copy proteced ?
    Nhưng tại sao chị làm th́ được ?
    Chỉ tui với. email nha.
    Thanks.

  8. #708
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by CảThộn View Post
    CHi Tigon ơi,
    CT hôm nay vào Giông Tố định copy chương 3 mà không được.
    H́nh như trang web này copy proteced ?
    Nhưng tại sao chị làm th́ được ?
    Chỉ tui với. email nha.
    Thanks.
    Tigon đang ngồi gơ bên cửa sổ lầu 6 của Hotel , nh́n ra biển Gulfport của Mississippi .
    Hồi chiều mưa lớn , bầu trời c̣n u ám , đêm không trăng không sao , nên băi biển buồn lắm , không một khách văng lai .

    Nếu đến đây vào ngày trời quang , ban đêm nh́n xuống mặt biển , sẽ thấy nàng Thơ bay nhẩy trước mắt , khó mà kềm ḷng , kềm bút .

    Nhưng tại sao chị làm th́ được ?
    Th́ đọc thần chú " úm bà là ..." là bao nhiêu chữ ḿnh muốn , tự động nhảy vào khu Chuyện Hà Nội của Vietland liền í mà .

    Tigon

  9. #709
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    GiO^ng To^' - Chuong 3

    Chương 3
    Cái ấp của nhà triệu phú Tạ Đ́nh Hách thật là đồ sộ nhất tỉnh, đến dinh quan Công sứ cũng không to tát bằng. Ấp ở cách tỉnh lỵ năm cây số, làm trên một ngọn đồi cao một trăm thước, diện tích ước độ mười mẫu ta. Chung quanh ấp, nghĩa là sườn đồi, th́ giồng toàn một giống cà phê, khiến cho khách bộ hành từ đằng xa đă thấy một quả núi nhỏ xanh đen mà trên ngọn là ba ṭa nhà tây, ṭa giữa th́ ba tầng, hai ṭa bên th́ hai tầng, trông kiên cố và oai nghiêm như một trại binh vậy. Điểm lơ thơ bên cạnh những ṭa nhà ấy, là những cây gạo, cây muỗm cổ thụ, những cây ngô đồng và những cây thông. Chung quanh ba ṭa nhà có vườn hoa th́ là một ṿng tṛn rào găng cao tới hai đầu người và dày độ hai thước. Cồng chính của ấp, xây bằng xi măng cốt sắt, là một cái thể môn kiểu Nhật Bản trên có đề bốn chữ nó tỏ rơ cái linh hồn ông chủ: Tiểu vạn trường thành. Từ cổng ấp, nghĩa là từ lưng chừng đồi mà xuống đến đường quan lộ, th́ có một

    con đường nhỏ cũng rải đá và đổ nhựa kỹ càng cũng như đường thuộc địa.

    Trong ấp cái ǵ cũng ngăn nắp lắm. Trước cái ṭa nhà ba tầng mà người ta phải leo lên bằng mười sáu bực thềm đá là cái sân rộng rải cuội, có những luống hoa hoặc cỏ tóc tiên, có một cái bể tṛn xây nền xi măng sâu ba thước, mà chung quanh là một đường lan can gỗ chạm và sơn son thiếp vàng. Trong bể thả sen, v́ bể lúc nào cũng nhiều nước. Ba đường máng kẽm bắt chung quanh mái ba ṭa nhà rồi ăn ngầm dưới lớp cuộc ở sân dẫn nước mưa vào bể. Chung quanh bể là một lượt liễu yểu điệu như những thiếu nữ đứng xơa tóc châu đầu nh́n xuống mặt nước. Cách ba gốc liễu một, lại có một cái ghế đá như ở những công viên. Cách năm góc một, lại có một chuồng chim, đầy những con vành khuyên, ri ca, bay ở trên để cho một đôi trĩ, lông đuôi dài lê thê từ tốn đi lại ở dưới. Những luống hoa đều đắp theo những h́nh vẽ kỷ hà học: tṛn, bán nguyệt, lục lăng. Những cây hoa tây, ta, và tàu, trong những luống hoa, đều giống thành những h́nh chữ hỉ, chữ thọ, hoặc những chữ T.Đ.H là những chữ đầu về tên họ nhà đại phú. Những cái đôn sứ h́nh trống, h́nh voi phục, bày rải rác trong cái sân trước, cũng đă vào số hai trăm.

    Sau ṭa nhà ba tầng là sân cỏ có loáng thoáng những cây cau và thông. Giữa sân là một cái nhà giống như nhà kèn các tỉnh, mái bằng đá đen trên tám cột h́nh bát giác,

    trên nóc có ba chữ hán: Nghinh phong đ́nh... Trong Nghinh phong đ́nh sẵn có bàn ghế để chủ nhân giải khát với khách khứa, vào những ngày hè nóng nực.

    Từ cái sân này đi măi vào năm trăm thước nữa đến một khu bốn gian nhà gạch một tầng, xây bên cạnh một cái sân tṛn, rào bằng lưới thép, bên trong inh ỏi những tiếng gà Nhật Bản, gà tây... Bốn gian nhà ấy là chỗ nuôi lợn, ḅ, dê, thỏ và là chỗ ở của những anh bếp, thợ vườn. Từ khu này lại đi hai trăm thước nữa th́ đến một nơi cây cối um tùm phảng phất như lăng. Giữa đám lá xanh rậm rạp ấy, nhoi lên một cái sinh phần bằng cẩm thạch, lối bài trí và kiến trúc theo kiểu Xiêm La, để mai sau chủ nhân gửi nắm xương tàn.

    Xem lối ăn ở như vậy th́ thật là đế vương. Là v́ riêng cái ṭa nhà ba tầng ở giữa ấp th́ tầng dưới là pḥng khách, tầng gác nh́ là pḥng ăn, mà gác ba mới là chỗ làm việc và pḥng nghỉ của nhà tư bản. C̣n hai ṭa nhà hai tầng ở hai bên th́ một là để cho gia đ́nh họ mạc, hoặc các bạn thân đến ăn ở, và một nữa là nhà tờ, những pḥng ngủ đồ đạc rất sang trọng nhưng mà chỉ đề pḥng xa. Thành thử bọn gia nhân gồm có quản gia, tài xế, thư kư ấp, đều được mặc sức tung hoành như những người nhà của ông chủ.

    Tóm lại một câu th́ ấp Tiểu vạn trương thanh là một ṭa lâu đài hẳn hoi, v́ cách ăn ở của chủ nhân khiến ta

    phải tưởng tượng đến cách ăn ở của những vị công hầu, khanh tướng, trong những tiểu thuyết Tàu vậy.

    Buổi sáng hôm ấy, mười một cô nàng hầu của nhà triệu phú, không phải đi coi đồn điền. Bốn hôm trước, Tạ Đ́nh Hách, trước khi ra đi, vào lúc đêm khuya, có nói với mấy người rằng sẽ không có mặt ở ấp độ một tuần lễ, v́ sau khi về Hà Nội mừng ông bạn tổng đốc th́ sẽ xuống Hải Pḥng có việc với bà cả, rồi tiện đường đi thăm mỏ ở Quảng Yên. Vậy mà mới sáng hôm nay lại có một bức điện tín đánh về rằng nội chiều nay th́ “quan” về, nên chỉ mười một cô ả kia lại được ở nhà sửa soạn hầu hạ một ông chồng mà họ khiếp sợ như một vị bạo chúa. V́ chung mỗi người đều có một cái tiểu sử về nhân duyên kỳ lạ và đặc biệt cả, nên ai cũng hiểu rơ cái địa vị của ḿnh, thật chả khác địa vị của một cung phi, mặc ḷng họ không là cung phi. Thôi th́ ai cũng hết sức tự tô lục chuốt hồng, chiều chuộng nịnh hót đức lang quân, ngơ hầu được với luôn th́ đă đủ là hân hạnh. Ngày th́ họ là những tay quản gia đồn điền của ông chủ. Đêm đến họ là vợ... Mà những ngày chẳng may mà bà cả ở Cảng về thăm th́ họ chỉ là những người đi hái chè, đi giồng cà phê, lương mỗi ngày mỗi người được 15 xu. Cách cư xử và ăn ở của họ trong ấp, thật giống với cái đời của những cô ả đào.

    Trong số mười một cô ấy, có tám cô gái quê một trăm phần trăm, và ba cô là gái giang hồ lượm lặt, sau mấy

    cuộc dạ yến ở Hà Nội, Nam Định, hoặc Hải Pḥng của nhà tư bản, có mười cô được ông chủ đặt tên cho là: Phú, Quư, Thọ, Khang, Ninh, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. C̣n một mụ, trạc độ 40 tuổi, giám đốc bọn ấy và giữ ch́a khóa két trong nhà, chi lương cho thợ gặt và gia nhân, nghĩa là người được ông điền chủ tin cậy nhất, th́ vẫn giữ nguyên tên cũ là cô Kiểm, nguyên xưa cô này đă lấy một ông tây kiểm lâm một đêm, ông Nghị Hách xuống Cảng, trong một lúc rỗi việc, đă đến một khách sạn nọ thuê buồng. Thằng hồi săm gọi đến Kiểm lâm phu nhân. Thế rồi th́... Ít lâu về sau, cô Kiểm về làm cô nàng hầu cả của quan nghị.

    - Gớm chửa ḱa! Các bà lớn c̣n ườn xác ra măi thế! Dậy đi thôi chứ! Quan cũng sắp về rồi đấy!

    Tay cầm một chùm ch́a khóa, tóc vấn trần, chân dép dừa quai nhung, co ro trong một cái áo len rất đẹp, cô Kiểm nói dơng như vậy, rồi đứng sừng sững trước cửa pḥng, một cái pḥng rộng răi có kê tám cái giường tây gỗ, chân màn đủ cả như trong một cái pḥng hộ sinh. Lúc ấy cũng chỉ c̣n có vài ba cô nằm ngủ li b́ thôi, song cái tính nói chùm nói lớp là thói quen của cô Kiểm. Tức th́ cô Tín vùng dậy, sang cái giường bên cạnh đập vào những đống chăn bông bồm bộp mà rằng:

    - Các chị ơi, quá ngọ rồi mà quan cũng sắp về rồi dậy đi, mau lên!

    Lúc ấy cô Quí, cô Ninh, cô Nhân đă ngồi trước bàn kẻ chải đầu, kẻ đánh phấn. C̣n cô Phú, cô Thọ, cô Trí th́ vẫn uể oải trong chăn với mấy tờ báo, mấy cuốn truyện ngôn t́nh. Riêng có cô Lễ, một cô mặt trông ngây thơ có cái vẻ đẹp nâu sồng th́ ngồi riêng biệt một cái bàn và đương học: e o eo, êu êu, iu ui...

    Thấy có người gọi, cô Khang và cô Nghĩa tung chăn ngồi lên ngáp dài mà rằng: “Hôm nay có phải làm lụng ǵ đâu mà phải dậy sớm?”

    Cô Kiểm lạnh lùng:

    - Thưa hai bà lớn, cũng không sớm là mấy nữa đâu ạ.

    Nghe thấy vậy, hai cô ngồi nhỏm lên. Mười lăm phút sau, cảnh tượng trong pḥng đổi hẳn. Đó là những cái quần trắng, áo di lê, áo len, khăn nhung, thắt lưng hoa đào, và những dép quai nhung hoạt động trong pḥng trước những cái tủ áo, bàn rửa mặt, - không khí một nhà ả đào, lúc đă đến giờ trang điểm, đợi khách làng chơi. Nếu chủ nhân mà ở nhà th́ dù sao cũng phải sẵn có đàn bà để chủ nhân ông sai bảo việc vặt, hoặc ngứa mồm th́ hôn một cái, ngứa tay th́ sờ soạng một cái cấu véo một cái...

    Cô Kiểm lại đứng bên cạnh cô Lễ, khẽ hỏi:

    - Thế nào, mấy hôm nay em có được sạch sẽ không?

    Cô Lễ len lét thưa

    - Dạ sạch sẽ lắm ạ.

    - Thế có nhớ đến hộp táo tàu đấy hay là không?

    ...

    Chợt có tiếng động cơ xe hơi, trước c̣n văng vẳng, sau thấy mỗi phút một rơ dần. Một hồi c̣i điện như tiếng lợn hét, rúc vang lên. Cả pḥng nhao nhao.

    - Quan về! Xe quan đă về thật.

    Một số đông các cô, những cô quần trùng áo dài rồi xô nhau chạy ra hành lang, nh́n xuống sân. Một cô kêu:

    - Không phải xe ông. À, à! Xe cậu cả! Cậu tú lên chơi, chúng mày ạ.

    Một cô khác reo:

    - Cậu lên chơi đấy à? Thế có ông ở trong xe không? Ồ! Cậu tú lên chơi! Chúng ta ra đón đi, các chị ơi!

    Nói rồi th́, trừ cô Lễ là chưa hiểu phong tục trong nhà nên ngồi lại, cả lũ kéo nhau xuống. Cô Kiểm, trong tay vẫn có chùm ch́a khóa, đi đầu. Cô đến ngay bên xe, và trước khi người thiếu niên xuống xe, đă kính cẩn vái dài một cái.

    - Lạy cậu ạ! Cậu mới lên chơi.

    - Không dám, chào các cô. Ông hiện ở nhà nào bây giờ?

    - Bẩm cậu, quan ông chưa về. Nhưng mà cũng sắp về rồi đấy ạ. Đă có tê-lê-gam báo là trưa hôm nay th́ quan ông về.

    Thiếu niên bước xuống xe. Đó là một người nhỏ nhắn, trắng trẻo, rất đẹp giai nhưng chỉ tiếc lỗi lại hơi có vẻ đàn bà. Quần áo tây lịch sự. Nét mặt như đương có sự ǵ không vui.

    Cô Kiểm đon đả:

    - Xin mời cậu Tú sang bên ṭa nhà trái này kia ạ.

    Thiếu niên lừ lừ theo. Đến pḥng khách quay lại nói với cô Kiểm:

    - Cô để tôi ngồi một ḿnh. Không ai phải tiếp tôi cả.

    - Bẩm để liệu mời cậu xơi cơm trưa với quan ông chứ? Thế...

    Một câu đáp gắt gỏng cắt lời đon đả ấy:

    - Vâng!

    Cô Kiểm và cả bọn bẽn lẽn kéo nhau vào một pḥng c̣n thiếu niên vào ngồi ở pḥng khách, lấy ở túi áo một tờ báo Lưỡng kỳ ra, cắm mặt xuống xem, không biết lượt này đă là lượt thứ mấy.

    THỜI SỰ CÁC TỈNH

    Phải chăng là một vụ cưỡng dâm?

    báo th́ Thị M. con gái ông đồ, đêm ấy đi gặt rạ cùng với mấy người làng, đă bị nhà tai to mặt lớn (?) kia gọi đến chỗ xe hơi ḥm của ông, rồi Thị bị cưỡng dâm. Sau cuộc cẩu hợp, con dê già kia vứt cho cô bé đáng thương, năm cái giấy bạc một đồng ư chừng đền bù cho cả một cuộc đời bị làm hại. Cô bé lúc ấy v́ ngộ phải gió độc nên đă ốm trầm trọng. Tuần tráng nghe thấy tiếng kêu rên, chạy ra toan bắt, song con dê già phóng xe đi thẳng! Thật là một việc rất dă man. Nghe đâu con dê già kia sẽ chẳng bao lâu bị truy tố trước pháp luật, v́ tuần tráng có trông thấy số xe. Bản báo chờ cuộc điều tra của nhà chức trách sẽ nêu lên đây cái tên tuổi đáng lưu truyền sử xanh của con dê già ấy. Hiện gờ cô bé bị hiếp đă được điều dưỡng tại nhà thương. Và được tin ǵ bản báo sẽ đăng tiếp.

    Đọc xong, thiếu niên lấy khăn tay ra lau mấy giọt mồ hôi trên trán. Vừa lúc ấy, lại thấy tiếng c̣i xe hơi vang động lên. Thiếu niên vội cất tờ báo vào túi áo, đứng lên chắp tay sau lưng lăo Tạ Đ́nh Hách xuống xe bước vào nhà...

    - Ồ, Anh đấy à? Anh ơi, thầy mong nhớ mày quá! Mày lên đây chơi th́ ở cho lâu nhé! Thế nào, cái trường tư của mày có đông học tṛ không? Độ này mày có nhận được thư của đẻ mày không? Mày có xuống Hải Pḥng đấy không? Giời ơi, tao sướng quá! Tao vừa đi Hà Nội, và có lại t́m

    mày mấy lượt đều không gặp. Thế mày ở đây nghỉ vài hôm nhé!

    - Không! Thưa ông, tôi không phải lên đây để chơi...

    Cha thấy con lănh đạm như vậy th́ đứng tưng hửng. Măi một lúc mới hỏi:

    - Thế mày lên có việc ǵ?

    Con rút tờ báo, lạnh lùng giơ cho cha:

    - Xin ông hăy đọc xem người ta nói ǵ ông đây!

    Lăo Hách chỉ đọc ba phút đă vứt tờ báo xuống đất, ra ư giận dữ:

    - Những thằng làm báo là những thằng nói láo! Mày mà cũng đi tin...

    Nhưng người con lăo giơ tay ngăn và b́nh tĩnh nói một cách đáng sợ:

    - Không, thưa ông! Người ta đă nói thật! Là v́ ngoài cuộc điều tra của nhà báo, c̣n có cuộc điều tra của tôi, thằng con ông! Sau cái việc bậy bạ ấy, ông c̣n phái con đào Lan về, toan hối lộ lăo huyện, nhưng mà ông đă thất bại. Ông có biết rằng nhiều người thù oán ông lắm rồi không? Ông muốn từ tôi th́ xin cứ từ, nhưng mà để cho tôi nói vài lời đă! Tôi đă đến lúc không nín được rồi.

    - Không! Tao chẳng hiếp ai, cưỡng ai. Lúc xe ăng ban(1)

    tao buồn, gọi nó lại... Tao đă trả nó 5 đồng.

    - ... Thưa ông nó đă được giấy nhận thực bị ông làm mất tân.

    - Thật quả tao không ngờ nó lại là con gái tân...

    - Thưa ông, ông là cha tôi, điều đó lúc nào tôi cũng nhớ lắm. Tôi chịu ơn ông đă nhiều lắm, nhưng mà ông đă làm nhiều điều bỉ ổi lắm. Ông đẻ ra tôi th́ ông có quyền cho tôi sống hoặc bắt tôi chết... Thưa ông, xin ông cho tôi chết. Ông giết tôi đi.

    Nhà đại phú cúi đầu hổ thẹn hồi lâu... Sau cùng ngẩng lên, cái mặt vẫn trân trân..

    - Ô hay! Sao mày dở hơi thế? Th́ tao mua con bé ấy làm hầu là cùng chứ ǵ?

    He^t Chuong 3.

  10. #710
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    GIÔNG TỐ của Vũ Trọng Phụng

    Chương 4


    Người bồi chạy lên gác một lúc, rồi xuống bảo với ông nghị Hách: “Cụ lớn cho phép quan cứ lên”. Khi lăo này vào th́ quan công sứ đương ngồi làm việc ở bàn giấy, bên cạnh một cái ḷ sưởi đầy những củi và đỏ rực những lửa.

    Quan là một người đă cao tuổi, ở thuộc địa đă trên ba mươi năm, đă được ḷng dân không phải v́ một chính sách giả dối, không phải v́ những bài diễn văn kêu vang và rỗng tuếch, không phải v́ đă đem những giọt nước mắt cá sấu ra huyễn hoặc, lừa dối dân ngu nhưng chính bởi quan là một bậc hiền nhân quân tử rất ít có ở đời. Ngoài những giờ bận việc cai trị, quan thường đọc sách, viết văn. V́ rất giỏi chữ Hán, quan đă xuất bản được một quyển sách khảo cứu về cách dùng binh của Trần Hưng Đạo. Do lẽ đó, quan công sứ nói tiếng An Nam cũng thạo và cũng dễ nghe.

    Cái ḷng nhân từ của quân th́ hầu như thành một câu cách ngôn đă truyền tụng. Những người trí thức, cả những nhà viết báo rất hoài nghi, cũng phải nhận ngài là người

    hiếm có, sống ở thuộc địa đă nửa đời người, mà vẫn giữ được những quan niệm về sự tự do cá nhân rất rộng răi, vẫn biểu lộ được cái tinh thần đáng trọng của hạng trí thức nước Pháp, chứ không nhiễm phải tính nết của phái thực dân bằng dùi khui.

    Một buổi kia, có việc ra nhà giây thép, quan cứ cuốc bộ mà lử khử đi như những người tây thường. Qua một phố nọ, có một trường tư thục, một lũ trẻ em đùa nghịch đá bóng, làm cho quả bóng trúng đánh bốp một cái vào ngực quan. Một vệt bùn to tướng in ngay vào ve áo, chỗ có cái cuống mề đay Bắc đẩu, Quan vào trường. Viên đốc học trường tư sợ tái mặt như mọi người phải lo sợ vào một trường hợp như thế. Nhưng mà quan công sứ cứ khoan thai cầm khăn mặt bông phủi áo, rửa tay vào chậu nước rồi ôn tồn bảo viên đốc: “Ông phải bảo học tṛ của ông, ra cái băi cỏ ở cạnh chợ mà đá bóng, chứ thể thao ở giữa phố như thế th́ rồi có những tai nạn xe cộ xảy ra”. Thế rồi quan lại ra đi, nét mặt vẫn hiền hậu, như không có việc ǵ xảy ra cả.

    Một lần khác, xe hơi của quan vừa ở thủ đô về, người tài xế đương lái ṿng để vào sân ṭa sứ, th́ có một mụ nhà quê tay cầm một lá đơn đến quỳ ngay trước xe. Mấy anh lính khố xanh toan giơ cao cái roi mây th́ quan công sứ ra hiệu ngăn lại hỏi... “Đơn kêu của bà có rơ ràng không?” người đàn bà kêu lải nhải một hồi th́ quan

    truyền: “Thôi, cứ về rồi quan sẽ xét xử”. Nguyên do đó là một mụ đi ṃ cua bắt ốc, bị làng bắt vạ v́ chưa hết tang chồng mà đă có mang. Theo như trong đơn, th́ mụ đă bị một bọn bô lăo trong làng, lôi những hủ tục ra để hành hạ mụ, chứ thật ra, mụ đă hết tang từ vài tháng trước khi có mang. Ấy thế là quan viết thư trả lời cái mụ ṃ cua ấy rằng: “Thưa bà, bản chức đă xét đơn của bà rồi. Nếu bà c̣n có tang ông ấy th́ theo luật Gia Long, có chửa như vậy là có lỗi. C̣n nếu bà đă đoạn tang rồi th́ không ai được phép bắt vạ bà, nếu bà viện được đủ chứng cớ là đă hết tang th́ cứ lên ṭa mà tŕnh bày, bản chức sẽ trị tội những kẻ nhũng lạm”. Một bức thư của một vị quan đầu tỉnh mà lại có cái luận điệu lễ phép với một mụ ṃ cua đến bực ấy, đă làm cho các quan tổng đốc, bố chánh, tri phủ phải nhăn mặt lại. Rồi bọn bô lăo trong làng sợ hăi đến hết vía mà đền lại cái vạ. Hai chuyện này đủ là chứng cớ rằng quan công sứ tỉnh có nghị Hách hồi ấy, là người dễ dàng biết bao nhiêu.

    Đêm nay, ngồi làm việc, hai chân quan đi giầy da đen, cổ quan quấn một cái khăn quan dầy sụ, lông chiên tua tủa bịt đến cả cằm. Bộ râu bạc ba cḥm và cái trán hói đến bóng lộn của quan, khiến ngài có vẻ đường bệ oai nghiêm lắm.

    Nghị Hách, mặc ḷng mặc bộ áo trào vào ngày dạ tiệc, cũng chấp tay vái dài lưng cúi thật khom, mà rằng:

    - Bẩm lạy cụ lớn ạ.

    Quan công sứ đặt bút xuống bàn, giơ tay đón:

    - Chào ông Nghị. Ông đến thăm tôi hay có việc ǵ can hệ? Ông nghị ngồi đây... Tôi đương viết một bài triết lư về Đông phương cho một tờ báo ở Ba lê đây... Ông Nghị có rét không? Tôi bây giờ yếu lắm, không có sức chống rét nữa. Ông Nghị uống nước chè hay uống rượu mạnh nhé?

    - Bẩm vâng, con xin phép hầu cụ lớn một cốc. Cảm ơn cụ lớn lắm.

    - À, thế ông Nghị có việc ǵ cần tôi giúp đấy chứ?

    - Bẩm cụ lớn, không ạ. Bẩm chúng con thấy cụ lớn cũng dễ dàng, lại hay tiếp người bản xứ, cho nên con sang thăm và hầu chuyện, và xem cụ lớn có điều ǵ chỉ bảo không, thế thôi ạ.

    Quan công sứ bấm cái chuông điện. người bồi ló vào.

    - Đem cho tôi khay rượu Anis(1) lên nhé. Bà lớn đi nghỉ chưa? Này bồi, hôm nay mày để con Toby cắn chết mất một con gà sống thiến, như thế là tôi không bằng ḷng đâu. Nó là chó săn th́ lúc nào cũng phải xích nó lại. Nếu mày cứ quên lời tôi nào th́ rồi tôi sẽ nói với bà lớn không thưởng cho mày nhiều tiền tiêu tết nữa!

    Người bồi chịu quở rồi lẳng lặng quay ra. Năm phút sau đem một cái khay có một chai, hai cốc lặng lẽ để ở bàn. Chờ khi người bồi xuống rồi, nghị Hách mới nói:

    - Bẩm cụ lớn, thế cụ lớn bà độ này vẫn mạnh khỏe chứ ạ?

    Quan công sứ gật gù mà rằng:

    - Ồ ồ! Vợ tôi yếu lắm, ông nghị ạ. Vợ tôi cứ muốn đ̣i về nghỉ ở Nice(1). Có lẽ ít lâu nữa th́ tôi phải để vợ tôi về nghỉ một ḿnh, sáu tháng, rồi lại sang.

    - Bẩm cụ lớn, như vậy th́ tốn kém nhiều tiền lắm,

    - Chính thế đấy, ông nghị ạ. Bây giờ ai cũng nên tiết kiệm. Phủ toàn quyền đă có tờ thông tư cho các quan phải dè dặt chi tiêu, theo chính sách tiết kiệm. V́ rằng cái nạn khủng hoảng kinh tế mỗi ngày một nặng thêm...

    - Bẩm do đó mà mới có những việc như ở Hà Tĩnh, Nghệ An vừa rồi, chắc cụ lớn có để ư.

    Quan công sứ uống một hớp rượu rồi nói rằng.

    - Phải, giữa lúc kinh tế này, cái nghề cai trị dân thật là khó khăn...

    - Bẩm... như cụ lớn đă cai trị tỉnh nào th́ quyết không bao giờ dân lại như thế. Cụ lớn thương dân lắm.

    - Dân họ cũng hiểu cho tôi đấy chứ?

    - Bẩm vâng. Ḷng thương dân của cụ lớn th́ không ai là không cảm phục. Nhưng mà c̣n những tay phiến loạn chúng xúi giục.

    - Vừa rồi, sen đầm ở đây phải bắt bớ mấy vụ, là v́ có mấy tay ở nơi khác lại, trốn tránh ở đây mà thôi, chứ tôi tin rằng dưới quyền cai trị của tôi, không một ai làm loạn cả.

    - Bẩm cụ lớn, cái ấy th́ đă đành. Nhưng mà có nhiều cái người ta không thể ngờ trước được.

    Quan công sứ gật gù hồi lâu mà rằng:

    - Chính phủ bảo hộ lo thế nào cho dân khỏi đói th́ không sợ ǵ nữa.

    - Bẩm cụ lớn, chính thế đấy ạ. Nhưng bọn nghiệp chủ chúng con dạo này, thật lấy làm khổ sở v́ cái phong trào cộng sản. Trong cái mỏ ở Quảng Yên của con, vừa rồi suưt nữa th́ có nạn phu đ́nh công. Mà ngay ở đồn điền của con trên tỉnh này th́ nông dân, ít lâu nay con thấy họ bắt đầu trở nên bướng bỉnh lắm.

    - Tôi vẫn biết thế. Nhưng cái đó không hề ǵ. Nếu ông nghị cũng biết đăi nông dân và tá điền cho phải chăng, th́ không bao giờ phải lo ngại ǵ nữa. Tôi quyết rằng dân dưới quyền tôi, họ không đói khổ th́ không khi nào họ lại làm xằng.

    - Bẩm cụ lớn, vậy mà con th́ con thấy rằng phong trào ấy đă bắt đầu lan đến tỉnh ta.

    Quan công sứ giật nẩy ḿnh lên, trợn mắt hỏi:

    - Đă lan đến tỉnh ta, ông bảo!

    - Bẩm cụ lớn, h́nh như thế. - Có cái ǵ là chứng cớ không?

    - Bẩm, toàn dân tỉnh này đă bắt đầu nói xấu và vu oan cho con. Bẩm cụ lớn, chắc là họ chỉ nhắm mắt nghe theo bọn phiến loạn chúng mớm nhời mà thôi. Họ vu cho con là giết người, là hiếp tróc đàn bà con gái, là bóp hầu, bóp cổ bọn dân nghèo, thôi th́ đủ những tội ác. Họ hết sức gieo cái mầm thù ghét người giàu có, cho lan rộng trong đám công dân. Kể ngay bọn tá điền làm việc trong đồn điền của con th́ chúng cũng đă bắt đầu đ̣i tăng lương, ấy là lương con phát cho chúng cũng đă cao lắm. Bẩm cụ lớn, con thấy rằng cái phong trào ấy sắp sửa lan đến tỉnh ta. Vậy con xin lấy tư cách một người dân biểu mà tŕnh báo để cụ lớn tiện đường cai trị cho tỉnh yên ổn.

    - Ông nghị đă làm phải lắm, ông nghị nhận đây những lời khen của tôi nhé! Để tôi phải thông báo cho ông giám binh. Ông nghị cứ yên tâm, chính phủ bảo hộ bao giờ cũng có trách nhiệm giữ cuộc trị an, bảo toàn tính mệnh và tài sản cho dân, trừng trị kẻ phiến loạn.

    - Bẩm lạy cụ lớn, con ngồi cũng đă lâu, vậy xin phép cáo từ để cụ lớn làm việc.

    - Phải, chào ông nghị! Chúc ông nghị ngủ ngon.

    - Bẩm lạy cụ lớn.

    Giữa lúc ấy, đồng hồ đánh chín tiếng boong boong nghị Hách bước xuống thang, c̣n nghe thấy quan công sứ mắng người bồi: “Sao mày không chất củi vào? Tôi c̣n làm việc khuya, mày lười như thế tôi không bằng ḷng chút nào cả”. Người phu bồi tiễn nghị Hách ra cửa dinh một cách sợ hăi. Khi bước lên xe hơi, ông nghị lại được bác lính khố xanh nghiêm nghị bồng súng lên đánh thích một cái để chào!

    Xe hơi śnh sịch chạy đi, nhà tư bản bảo người tài xế “Đến dinh ông tổng đốc”. Năm phút sau, xe đă đỗ trước một cái tam quan. Lại một người lính bồng súng lên chào, cho xe hơi tiến thẳng qua sân vào tới bực đá Nghị Hách chưa kịp nói ǵ th́ một bác lính đă chạy tọt vào, rồi chạy ra: “Bẩm mời quan lớn vào cụ lớn c̣n thức đấy ạ”.

    Lúc nghị Hách vào đến pḥng khách th́ vừa thấy cụ lớn bà vội ngồi dậy, tay cầm một cái tráp mà chạy tọt vào nhà trong. C̣n cụ lớn ông th́ đương ngồi ở sập.

    - Bẩm lạy cụ lớn ạ.

    - Không dám, lạy quan lớn, quan lớn có việc ǵ cần mà đến chơi khuya thế?

    - Bẩm cụ lớn, chúng tôi sang xem cụ lớn có thiếu chân tổ tôm nào...

    - Quan lớn ngồi chơi. Độ này chẳng ai đánh chác ǵ cả. Quan bố th́ khó ở, bà lục lộ th́ thích đồng bóng, gọi họp

    rơ khó quá. Độ này quan lớn mạnh khỏe đấy chứ? Lính đâu! Pha trà đi mày!

    Pḥng bên cạnh có tiếng dạ giậm vang lên. Nghị Hách ngồi lên sập, kéo ḿnh về cái điếu ông rồi nói nhỏ:

    - Thế nào? Cụ lớn vừa rồi có gặp quan tuần Hà tôi lại nhà cụ Thượng đấy không? Cụ lớn có đả động ǵ việc ấy giúp tôi không?

    - Có, có! Chú nó lấy làm vui ḷng lắm.

    - Thật vậy ư? Quan tuần Hà vui ḷng nữa kia ư? Liệu cụ lớn xem rồi, việc ấy có thành được không?

    - Chết chưa, làm ǵ mà không thành? Quan lớn thông gia với chú tuần nó th́ th́ môn đăng hộ đối lắm rồi, mà cậu tú Anh với con cháu Nga nó kết bạn với nhau th́ c̣n đôi nào đẹp bằng nữa?

    - Bẩm thế trăm điều xin trông cậy cả vào cụ lớn.

    Cụ tổng đốc cười khà khà mà rằng:

    - Chỗ tôi với quan lớn th́ c̣n ngại ǵ? “Trăm điều hăy cứ trông vào một ta”!

    - Ha ha ha! Vâng! Đa tạ cụ lớn vạn bội! Mà tôi muốn việc chóng xong.

    - Được rồi. Muốn chóng xong th́ sẽ chóng xong.

    Từ đây trở đi, mặt nghị Hách lộ một vẻ buồn khó tả. Đến một khắc, cứ trầm ngâm nghĩ ngợi, quên cả đáp lời ông tổng đốc.

    - Ḱa, sao quan lớn như có điều ǵ buồn bực thế? Cái tin mừng như thế không đủ làm cho quan lớn vui lên một chút nhỉ?

    Nghị Hách hoảng hốt cười chữa mà rằng:

    - Xin lỗi cụ lớn, tôi đang nghĩ đến việc quan huyện Cúc Lâm muốn kiếm chuyện với tôi đấy ạ. Ông ta vẫn có hiềm khích ǵ với tôi không biết, mà mới đây đă xui dân đi kiện tôi. Xem ra quan huyện là người tân học cho nên chính sách cai trị nhầm lắm.

    - Ồ lạ! Thằng huyện Cúc Lâm gây sự với quan lớn? Để tôi bảo nó, được!

    - Ông ta cậy ḿnh đỗ luật khoa tiến sĩ, nên hợm hĩnh đến nỗi làm hỏng cả mọi trật tự của quan trường.

    Cụ lớn tổng đốc nghe đến đó rồi lại nghĩ đến cái bước làm quan tắt của ḿnh th́ sa sầm nét mặt xuống...

    - Cái thằng ấy láo thế à? Để rồi tôi trị cho nó một trận. Nó lại không biết là quan lớn sẽ thông gia với em ruột tôi hay sao?

    - Vâng tôi chỉ mong ông huyện Cúc Lâm biết cho như thế.

    - Được ạ!

    - Thôi đă khuya...

    - Ấy ngồi chơi đă!

    - Bẩm để cụ lớn đi nghỉ... Bẩm lạy cụ lớn.

    - Không dám, lạy quan lớn ạ.

    Một hồi gót giầy, rồi tiếng nổ của động cơ xe hơi. Chiếc xe giật lùi ṿng một ṿng rồi từ dinh quan tổng đốc chạy phăng ra, lại qua một cái bồng súng của bác lính khố xanh đứng gác.

    Mười phút sau, cái xe ấy lên cái dốc cổng Tiểu vạn trường thành.

    Trong ấp, gia nhân đă ngủ gần hết, trừ trên một tầng gác ṭa nhà trái là c̣n tưng bừng ánh đèn măng sông. Nghị Hách cho tài xế đánh xe hơi vào nhà chứa xe, đoạn một ḿnh cuốc bộ xuống khu nhà cạnh cái sân gà vịt. Đêm đă khuya, những cây đèn trong ấp đă cạn bấc, lụi dần, nên hiện ra như những cục lửa đỏ ối, ở hai bên lối đi. Mặt trăng mới chênh chếch bắt đầu lên, nên trời đất c̣n tối mù mịt.

    Gần đến gian nhà nhỏ th́ ông chủ nện khẽ gót giầy... Một bóng người ló ra cửa th́ ông chủ hỏi:

    - Xong chưa?

    Một giọng ồ ồ đáp lại:

    - Bẩm xong đă lâu, rước quan vào xem.

    - Chúng nó ngủ cả chưa?

    - Bẩm không c̣n đứa nào biết trời đất là ǵ nữa. Con chờ quan măi.

    Ông chủ vào nhà. Cánh cửa bị đóng lại. Ngọn đèn dầu được vặn to lên. Ánh lửa bên trong thông phong được khêu to th́ chiếu thẳng vào một cái mặt đáng sợ: đôi lông mày đậm mà chạy tuột xuống đuôi mắt, cái cằm to tướng dưới má nổi bành bạnh và một bên má có một cái sẹo dài chạy ngang qua. Người có cái mặt hung ác ấy cầm đèn từ bàn ra soi vào giường.

    - Khô chư?

    - Khô đă u.

    - Độ 2 giờ đêm hăy ra đi, mà nhớ những lời ta dặn đó...

    - Bẩm vâng. Nhưng mà hiện th́ con run lắm, sợ lắm.

    - Có thế thôi mà run cái ǵ? Cố đi, ta sẽ có thưởng.

    - Bẩm vâng.

    - Một ít ở sau huyện, một ít ở pḥng hội đồn làng Quỳnh Thôn.

    - Bẩm vâng.

    - Ông chủ lẳng lặng ra khỏi gian nhà đi qua cái vườn tối tăm, rồi về cái pḥng gác có một mâm cỗ linh đ́nh và mười một người đàn bà ngồi đợi.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 9 users browsing this thread. (0 members and 9 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •