Page 82 of 304 FirstFirst ... 327278798081828384858692132182 ... LastLast
Results 811 to 820 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #811
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Giông tố - đoạn kết

    Đoạn Kết



    Một buổi mùa hạ năm sau, tức là năm 1933, tại nhà một ả danh ca ở xóm Khâm Thiên, có một chầu hái long trọng, quan khách có đến ba chục ngài, do Long làm... khổ chủ. Bọn quan viên này toàn là những thiếu niên trí thức, cử nhân, tú tài, giáo sư của Đại Việt học hiệu, bạn thân hoặc sơ, hoặc cánh hẩu rỉ của Long.

    Tuỳ theo sở thích từng bọn một, họ chia nhau ra làm ba tốp, chiếm cứ cả nhà dưới, gác trong, gác ngoài. Thành thử bữa ấy, nhà hát như có ba bọn khách. Bọn thích gái tân thời và cái nhục dục nửa đời nửa đoạn, nửa nạc nửa mỡ, nửa khép nửa mở, th́ ôm nhau khiêu vũ ở nhà dưới. Bọn muốn thưởng thức cung đàn dịp phách và cưỡi phi cơ th́ đang đại bản doanh ở gác ngoài. C̣n gác trong là chỗ hẹn ḥ của những cuộc vui ăn khổ nào, của những câu vật nài lè nhè, của những lời hứa ỡm ờ nhí nhánh, của sự ghen tuông giả dối, của sự đau đớn thành thực, và của thần lưu linh.

    Pḥng này có năm bảy cái gịng đủ chăn, mền, nệm gối, b́nh phong, và những bóng điện bị giam hăm trong những khung đưa đầy đặn, không ra sáng cũng không ra tối, thật là tiện lợi cho những cặp nhân t́nh...

    Đó là một cuộc cuồng dâm dữ dội, một bữa da yến long trời lở đất đáng chép vào cuốn sử của khách làng chơi.

    Bốn chiếc xe hơi ḥm đỗ ngoài bờ hè đă đủ cam đoan với thiên hạ rằng bọn quan viên này là những tay sộp cả. Khi khách khứa kéo nhau vào độ ba phút, mụ chủ, biết chính Long là chủ tịch rồi, th́ là lập tức sai người đi đến một hiệu rượu tây, rồi một lúc nữa, một chiếc xe hơi đi giao hàng đă đỗ lù lù trước thềm, khuân vào nhà một ḥm sâm banh. Cái tiếng chơi bời của chàng rể ông nghị Hách, trong ít lâu, đă lừng lẫy khắp đất ngh́n năm văn vật.

    Long cứ từ gác ngoài vào trong, lại từ đấy xuống nhà dưới, để giữ đủ bổn phận của người lịch thiệp, đốc thúc bọn ả đào phải chiêu đăi bạn hữu của ḿnh cho ai cũng được hể hả, cho chầu hát phải vui vẻ hoàn toàn. Chàng rỉ tai cho mụ chủ những là thế này... thế này, khẽ dặn bọn chị em phải tiếp anh này ra làm sao... anh kia ra làm sao. Chàng muốn rằng không một người bạn nào của chàng lại phải sự ǵ phật ư. Mụ chủ cứ nửa đùa nửa thật mà cố gán cho Long một cô đào non, vào hạng chanh cốm, có cái tên xinh đẹp là Minh Châu, mà mụ cam đoan là hăy c̣n tân cả trăm phần trăm. V́ c̣n bận rộn tấp nập, Long cũng chưa để ư đến những câu tiến cử ngọt ngào.

    Cảnh phố xá dần dần vắng vẻ, vừa báo đêm khuya th́ trong cảnh bồng lai, dâm thần đă điểm cái giờ khai chiến. Lúc ấy trên gác ngoài anh kép đă phải đổi cái đàn dây ra đàn nguyệt, mà cô danh ca cũng đă thôi những bài hát nói gửi thư, để ca mấy cây nam ai, lẩy mẩy câu Kiều. Khói thuốc phiện bốc lên trần nhà đă xanh lè những ông trí thức đạo mạo nhất bọn cũng đă cho về những cái đứng đắn, để lôi những mỹ nhân vào ḷng mà xin ái t́nh bằng tay và môi.

    - Khổ chủ ơi khổ chủ! Vào ken c̣ 1 nữa đi!

    - Thôi, xin phép... Tôi hút đă khản cả cổ rồi!

    - Th́ một điếu nữa thôi mà? Đă nghiện ngay đâu mà sợ!

    Vốn nể bạn, Long toan quay vào nằm bên khay đèn nhưng bị Minh Châu níu áo lại:

    - Thôi đừng hút nữa em lạy ḿnh!

    - Bỏ ra nào... người ta mời như thế...

    - Không!

    Rồi Minh Châu lôi tuột Long ra ngoài gác sân. Cổ Long bị hai cánh tay ngà ngọc kéo xuống, má Long được nhận cái hôn kêu choét một tiếng.

    - Đêm nay anh ngủ lại nhé? Ngủ với em nhé? Ừ không?

    - Ừ! Chứ ai sợ ǵ!

    - Thế th́ thích quá! Em nhớ ḿnh quá. Khỉ ở đâu đây. Mấy bận trước người ta muốn giữ lại th́ cứ dăy ra, cứ nằng nặc đ̣i về! Ḿnh không yêu em hay sao?

    Long thờ thẫn đáp:

    - Yêu mê đi chứ lại không!

    Rồi d́u Minh Châu xuống nhà dưới. Lúc này cả gian pḥng đương nhào lộn quay cuồng cùng một dịp cuồng khấu. Những cô vũ nữ có những cái thân thể mũm mĩm đầy những mỹ thuật cứ việc ngả người trong cánh tay bọn kỵ binh, lắc lư những g̣ bồng đảo mà lia lịa bàn chân trên mặt sàn gỗ lim trơn bóng, uốn éo theo điệu một thứ âm nhạc lúc khoan lúc nhạt, lúc tỉ tê, lúc lại rầm rộ, cứ luôn luôn thay đổi: vàng đỏ, đỏ, nhạt, xanh thắm, xanh lơ... Nào là bài Blue sang qua sang lại, nào là bài slow-fox uyển chuyển nhẹ nhàng rồi đến bài tango huyền ảo mơ mộng rồi th́ điệu java vũ phu, vô nghĩa lư, sầm sầm như một chuyến xe lửa tốc hành, rồi th́ nhịp valse tiết mù tắp như những ngọn gió lốc, rồi th́ bài rumba dă man, ghê gớm, quỉ quái. ..

    Bọn người ngồi nghỉ, v́ mệt hay không biết nhảy gào thét như bọn hóa dại: “Một cốc Whilsky! cho một Marlel! Mau lên, lấy đây một cốc Rhum sao đỏ... Trông chán lắm! Thay đĩa kèn! Hết điệu này th́ thay đĩa kèn! Boston Jazz! Hay là Symphonie Haivaienne!”. Người ta gào thét inh ỏi xôn xao, ai cũng muốn nói to hơn người bên cạnh, nhưng không ai cần cho ai nghe rơ cả. Một thiếu niên ngồi tại một xó thỉnh thoảng lại reo lên “Satan conduil le bal!”... một cách vô duyên, cù không cười.

    Long gật mụ chủ lại, dặn:

    - Hết đĩa này th́ lại bảo hộ các ông ấy là ở gác trên các ông chờ để mở sâm banh.

    - Vâng.

    - Bảo họ lên trô đă rồi lại xuống nhẩy cho dẻo!

    Dặn xong Long lại d́u Minh Châu quay ra. Cả hai đủng đỉnh bước lên thang rồi toan vào gác trong, nhưng mới đến cửa đă phải đứng lại để khúc khích cười. Trong pḥng lúc ấy có những chuyện không bút nào tả được.

    Những giọng dạy van nhục nhă, những câu hắt hủi đây đẩy, tiếng cười hoặc rầm rộ hoặc khúc khích, tiếng khóc sụt sịt tỷ tê, thôi th́ đủ cả, bỉ nộ, ai, lạc, ái, ố, dục. Người ta nói những câu ngọt như mía, hay như thơ. Người ta đay nghiến nhau đau như đâm, rức như nện... Giai gái đương mua dâm của nhau hay là đă bán dâm cho nhau rồi, hay là đương mặc cả... Người nào tốt số th́ mua được rẻ, được chóng vánh. Kẻ nào vô phúc th́ đi rều rệ khắp chợ chẳng được, nói mỏi cả mồm. Thậm chí có kẻ mặc cả không được th́ giằng lấy, cướp giật cho kỳ được. Thành thử gian pḥng lúc ấy là một thị trường hỗn loạn có đủ các cảnh ngộ, đủ các trạng huống của bọn nô lệ dục t́nh, từ cao đẳng đến hạ đẳng, giao hợp từ nam nữ thích độ cho đến nam nữ quá độ, nào là tảo hôn, nào là vẫn hôn... Cũng có một vài vụ hăm hiếp... nữa đấy, song ṭa đại h́nh không phải xử đến.

    ... Tiếng cười, tiếng nói, lời tán thành, lời phản đối, giọng công phản, thật là oanh yến xôn xao, Long phải nói như thét:

    - Thằng nào không ra ngay... hết sâm banh th́ mặc kệ.

    Đoạn Long với Minh Châu ôm nhau đi ra gác ngoài. Bàn rượu đă bày xong. Trên tấm khăn rải trắng muốt, ba chục cái cốc pha lê để quanh ria bàn. Sáu đĩa bích quy, sáu chai rượu để trong xô kẽm hẳn hoi. Ba lọ hoa hồng tô điểm cho quang cảnh ấy. Mụ chủ rối rít thúc con em đi mời các quan viên lên cho đủ mặt. Long đứng ôm Minh Châu ở một đầu bàn, chờ... chợt tay Minh Châu nắn chỗ túi áo ở ngực Long.

    - Lọ ǵ đây, anh? Cái ǵ thế anh?

    - Không được mó vào đây!

    - À! Nước hoa anh mua cho em? Phỏng xem nào? Minh Châu vừa toan móc ra th́ Long vứt tay nó xuống trừng mắt quát:

    - Im! Đă bảo không được mó đến mà!

    Giọng gắt ấy có vẻ dữ tợn đến nỗi Minh Châu tái mặt đi, phụng phịu có ư giận. Bọn anh em lẻ tẻ đến bàn. Nhiều người quần áo xốc xếch, hoặc ca vát lỏng lẻo, đa số diện âu phục cả mà đến nỗi hoặc có áo mà không có quần, hay có quần mà không có áo, hoặc quên không cài khuy quần hoặc không có giầy, mà phải dùng đến dép và giầy cao gót của chị em. Khi đủ mặt đứng quanh bàn rồi... Long mở một chai, rót ra năm cốc gần nhất. Mụ chủ và mấy ả nữa mở những chai khác, sau Long. Bốp! Bốp! Bốp! những nút chai bắn thẳng lên trần nhà.

    Tay trái chống bàn, tay phải nâng cao cốc, Long trầm tư mặc tưởng trong ba phút, rồi lầm lầm nét mặt, nghiêm nghị nói to:

    - A la santé de tous! 2

    Hai mươi chín người nâng cốc nhắc lại câu ấy, hai mươi chín cái cổ ngửa, hai mươi chín cốc sâm banh ráo hoảnh. Người ta lại rót rượu một lần nữa. Bây giờ đến một quan viên khác nâng cao cốc, nói:

    - Bọn anh hùng hảo hán chúng ta cạn chén chúc vạn tuế cho phái phụ nữ!

    Từ đây trở đi người nào cũng nhao nhao lên:

    - Phụ nữ vạn tuế!

    - Đồ ngu! Ái t́nh vạn tuế!

    - Vạn tuế cho những anh chồng mọc sừng! Vive les cocus!

    ...

    ... - Hay, Hay! Bravo!

    - Bis! Bis! Một lần nữa!

    - Phải lắm, tuyệt! Nó ở đảng ố phụ!

    Người ta vỗ tay hoặc cười lăn cười lộn. Nút chai lại bôm bốp phụt lên trần nhà. Người ta nói một cách huyên thuyên hỗn loạn.

    ...

    ... - Satan conduit le bal! - Nàng có một vẻ đẹp tiêu hồn!

    - Thế mới biết ḷng thành khẩn đạo... Chúa công ơi!

    - Mọc sừng vạn tuế! - Rót đầy cốc cho trẫm!

    - Ái khanh ơi! nó chết.

    ...

    ... - Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ. Người yêu của ta ơi!

    - Ngủ lại sợ muỗi đốt. Ông mắc bệnh sốt rét rừng. - Muỗi nó lây trùng giang mai của mày th́ có!

    Ấy đại khái sự huyên náo là ở những lời nói, những câu hát lảm nhảm, những sự gào thét đầu Ngô ḿnh sở như thế cả. Thật là hỗn loạn rầm rĩ!...

    Long cứ lẳng lặng rót lại uống, cạn lại rót, uống đầy năm cốc và ép Minh Châu cũng cạn đúng năm cốc như thế. Người ta bắt đầu có những cái mặt đỏ bừng! Lảo đảo muốn ngă, hoặc không nói được nữa hoặc văng tục nói đểu bằng vạn trước. Long hỏi cả bọn:

    - C̣n ai muốn uống nữa không?

    Mụ chủ thưa:

    - C̣n những hai chai nữa.

    Bọn kia nhao nhao:

    - Thôi thôi!

    - Con lạy bố cả nón!

    - Tửu rồi th́ phải sắc! - ... buồn nôn! ... nôn đây!

    - Ken cờ th́ khỏi!

    Long hô mụ chủ:

    - Dọn bàn!

    Mụ chủ chưa kịp chạy đến Long đă thu một góc khăn bàn vào tay. Chàng ôm Minh Châu một tay, tay kia lôi mạnh cái khăn bàn một cái. Một tiếng loảng xoảng dữ dội; cốc pha lê, đĩa pha lê, lọ hoa, cùng nhào xuống sàn gác vỡ toang. Cả mọi người quay lại nh́n Long sợ hăi, Long ôn tồn:

    - Không, tôi chưa say đâu mà.

    Rồi lấy ở túi áo ngoài như ta rút mùi xoa ra, một tờ giấy bạc rộng khổ, giơ vào mặt mụ chủ, buông xơng:

    - Này, đây đền!

    Mụ chủ c̣n tần ngần nh́n tờ giấy bạc, sung sướng đến nỗi không nói ǵ được nữa, th́ Long lại tiện thể tay rút luôn vài ba giấy bạc rộng khổ nữa ở túi ra giúi luôn vào tay mụ mà rằng:

    - Này, đây th́ chi tiền hát một thể!

    Chị em ngơ ngác nh́n nhau. Bọn bạn hữu của Long cũng rất đỗi kinh ngạc. Mụ chủ tưởng ḿnh đương ngủ mê. Long phán:

    - Chị làm thế nào giữ được cả ba mươi ông bạn tôi th́ giữ. Mỗi một người về là trừ mười đồng! Thiếu ǵ đi gọi thêm người! Không một ông nào phải “bồ côi bồ cút” hiểu chưa?

    - Vâng, vâng.

    - Thôi, xin các ngài cho tùy thích! Ai tửu nữa cứ tửu, ai sắc nữa cứ sắc, ai yêu nữa cứ yêu! Xin phép các ngài!

    Nói đoạn Long ẵm bổng Minh Châu lên gọn trong hai cánh tay, đi... Giầy chàng nghiến ken két trên những mảnh pha lê tung tóe dưới sàn. Long qua sân đem Minh Châu vào một pḥng xép riêng, khép cửa. Lúc ấy là lúc các bạn thân ở bên ngoài được giờ nói xấu Long.

    - Rơ thực vô phúc cho nghị Hách. - Ấy là một vị anh hùng trong nghiệp phá sản! - Ờ, ờ các bác nói thế, hỏng! Những thằng có địa vị phá của phải để cho chúng nó phá của! Có thế đồng tiền mới được lưu thông, thương mại kỹ nghệ mới được nhờ. Những thằng giàu mà không phá của là bọn sát nhân! Phải bỏ tù chúng nó!

    - Chỉ thương thay cho ông đốc nhà tôi thôi! Giữ ǵn để cho thằng em rể nó phá.

    - Dễ thường bây giờ Tú Anh cũng vẫn c̣n thức đọc sách!

    - Đă hẳn! Hôm nào chả thức đến 3 giờ sáng! Mà lạ! Người đâu nhu nhược đến thế, để thằng em rể phá của như thế mà không nói ǵ cả!

    - Thằng Long nó có vẻ giám đốc hơn Tú Anh nhiều. - Vợ nó đẹp thế mà nó vẫn chơi bời thế!

    - Đầy tớ nó kêu không bao giờ nó nh́n nhận đến vợ nó cả! Thế có quái lạ không, anh em?

    - Con Tuyết đẻ non, ốm như thế, mà thằng chồng đêm nào cũng đi như thế, con Tuyết chết mất! Tiền oan nghiệp chướng ǵ đây!

    - Sự thường! Một đứa sinh trưởng ở nơi bần hàn, không cha, không mẹ, mà lại đào được mỏ th́ chỉ c̣n cách chơi bời lêu lổng. Các anh có rơ thằng Long là con nuôi của hội trẻ con vô thừa nhận hay không?

    - Thế à! Thế à! Bây giờ tao mới biết đấy! Sao nó lại lấy được con Nghị Hách?

    - Thế mới kỳ! Nghị Hách có thế mới leo lên được ghế nghị trưởng chứ? Các báo ba kỳ độ ấy chẳng khen ngậu sị lên là Nghị Hách có óc b́nh dân, có tư tưởng xă hội, đó sao?

    Họ c̣n nói nhiều... Quanh hai cái khay đèn, giai gái, từng cặp một, nằm co quắp... Người nào muốn cái khác th́ đều lôi một cô vào gác trong, hoặc xuống nhà dưới.

    Trong pḥng riêng, Long đứng nh́n Minh Châu. Con bé say quá, nằm lịm đi như chết; Long nh́n nó một lúc rồi ra khỏi pḥng, khép cửa lại.

    Chàng lảo đảo xuống nhà, ra đường. Mụ chủ hỏi:

    - Ḿnh để mặc khách ở đấy mà về đấy ư?

    - Không, tôi đi đằng này, nửa giờ sau sẽ quay lại.

    - Đoạn Long lên một chiếc xe cao su. Khi xe đến giữa phố hàng Cỏ, Long bảo đỗ. Chàng hơi ngạc nhiên khi thấy trong nhà, đèn c̣n sáng, và ngoài vệ hè lại có hai cái xe gác đê. Chàng khẽ đẩy cửa rón rén không lên bậc đá mà đi thẳng vào lối nhà chứa xe hơi. Đến chỗ cửa sổ khẽ đẩy một cánh cửa, nh́n vào.

    Tuyết nằm rên hừ hừ. Ông đồ Uẩn ngồi ghế gần đầu giường mài một miếng quế, Bà đồ, cái váy lụa ḷe x̣e, ngồi thổi ḷ than có siêu thuốc... Trên giường bên kia Mịch nằm nguyên cả áo dài, với đứa con gối đầu tay. Th́ ra họ đến chơi vừa lúc gặp Tuyết nổi bệnh nên không dám về nữa. Tuyết nằm trong chăn đơn để lộ cái mặt vêu vao trông chỉ c̣n da bọc xương.

    - Giời ơi là giời! Chồng ơi là chồng! Con ơi là con!

    Ông đồ nói:

    - Mài năm phút nữa th́ được rồi đấy!

    Bà đồ xui:

    - Mợ chả hoài hơi nghĩ con người tệ bạc!

    Tuyết nhăn nhó, oằn oại, giở ḿnh rồi lại rên lên.

    - Tôi chết mất! Tôi chết mất! Con đẻ th́ chết như thế! Chồng th́ đi suốt đêm suốt ngày! Không bao giờ nh́n nhận đến vợ! Anh tôi giết tôi mà gả tôi cho cái quân vô loài ấy! Giời ơi là giời!

    Ông đồ ôn tồn:

    - Để mai phải bảo cậu Tú Anh mới được!

    Tuyết lại rền rĩ:

    - Khốn nỗi, anh tôi đă giao hẹn là xưa kia đă bằng ḷng rồi th́ đừng bao giờ đem chuyện chồng con ra làm phiền anh tôi nữa. Tôi trách ai làm ǵ! Tôi chỉ trách tôi mà thôi! Đời thủa nhà ai lại có thứ chồng ǵ mà tối hôm lấy nhau th́ tṛ chuyện được một lúc rồi là lạnh nhạt hẳn! Øn cơm xong với nhau nó cũng vội vàng để nó lấy mũ nó ra đi! Không bao giờ nó ngồi với tôi được lấy năm phút!

    Đứng ngoài cửa sổ, Long ứa nước mắt. Chàng lẳng lặng nh́n Tuyết hồi lâu tự nhiên thấy hậm hực vội phải tức khắc rón rén quay ra.

    Long lại lên xe, bảo kéo xuống xóm.

    Vào pḥng Minh Châu lần này, Long khóa trái cửa.

    Chàng lấy hộp thuốc phiện và lọ giấm thanh giấu ở túi áo trong ra để ở bàn. Chàng đứng lên t́m ṭi, hối hận không giắt con dao con. Khi lục lọi ở ngăn kéo, may sao Long thấy có một con dao cạo.

    Long thản nhiên mở hộp thuốc rót vào một cái chén rồi đổ lọ giấm thanh, ḥa... Xong đâu đấy, Long đứng lên nhưng chẳng may vướng vào áo, chén thuốc độc đổ té xuống sàn gác. Long đứng nh́n thở dài.. Hồi lâu lặng đi như ngây như dại th́ tầm mắt chàng lại đặt vào con dao. Chàng mỉm cười, hai mắt quắc lên những ánh sáng.

    Long ra bàn giấy, lấy bút máy, xé một tờ giấy ở sổ tay ra, cắm đầu viết:

    Tôi tự tử v́ tôi sung sướng quá, đến nỗi không thấy sinh thú nữa, và có lẽ tại tôi không t́m nổi cái nghĩa đời người.

    Nguyện vọng cuối cùng của tôi là mong ông Tạ Kim Anh giám đốc Đại Việt học hiệu, tha thứ cho những tội lỗi đă phạm phải, đối với ông ta. Tôi mong ông sẽ cứu sống vợ tôi nữa, nếu ông có thể...




    Long



    Long chặn bút lên mảnh giấy ấy, cầm dao, quay, về giường. Chàng nh́n vào mặt Minh Châu. Chàng lột hết y phục của con bé ra, xong đâu đấy bỗng phải ngồi hẳn lên, bưng mặt sợ hăi.

    Trước mặt Long, đấy là Tuyết chứ không phải là Minh Châu. Thật vậy, chính Tuyết! Cái thân thể đẹp đẽ, trắng nơn, chính là của Tuyết v́ cái ǵ cũng giống hệt từ xống mũi cho đến cặp môi...! Tuyết ở ngày mà chàng đă âu yếm trong một căn pḥng ở Hotel delagare, Tuyết ở ngày mà chàng đă không ngăn nổi dục t́nh, không nghe lời Tú Anh mà đến chỗ loạn luân lần thứ nh́ - vào buổi tối tân hôn. Long dụi mắt hai ba lần rồi lại nh́n... không, không phải Minh Châu, đó là Tuyệt thật.

    Long nh́n ra tủ gương, thấy cái mặt ḿnh đáng ghê tởm lắm. Chàng nhắm nghiền mắt lại nhưng hai màng mi mắt vẫn là một thứ màn ánh huyền v́ ghê gớm trên đó cứ thấy chiếu ra cái phim Long ăn nằm với Tuyết. Trên cái màn ảnh ấy cảnh đời của Long lần lượt diễn ra từng miếng một rồi kế tiếp nhau quay và cùng quay tít như cảnh một cái cối xay, nhà Bảo anh. thị Mịch, nghị Hách, ông già âu phục vải vàng, tấn kịch gian phu dâm phụ, Tuyết, cuộc sống cuồng dâm, Tú Anh... h́nh ảnh Tú Anh hiện ra trên màn ảnh rồi không thay đổi nữa - Tú Anh, phải Tú Anh với cái mặt khinh người, lúc bắt được quả tang Mịch cứ để quần áo ngủ mà tiếp Long, Tú Anh lúc lẳng lặng giao ch́a khóa két bạc cho Long, sau khi quan phó sứ đến bắt tay chúc mừng cho Long giữa hai bà sơ. Long cố định thần, lại mở choàng mắt ra. Chàng kêu trong ḷng “Ừ! Tuyết th́ Tuyết”!... rồi chàng cúi xuống ôm gh́ lấy Minh Châu hôn vào giữa miệng nó, nhưng cái hư ảnh đă biến đi rồi. Bây giờ th́ đó lại là Minh Châu, với cái vẻ mặt rầy rạn của một gái giang hồ mà thôi.

    Long thở dài một cái. Chàng vớ lấy con dao cạo, nằm gối đầu lên cái thân thể trần truồng ấy. Lôi tay áo lót ḿnh lên giơ ra ngoài thành giường. Chỗ cổ tay trắng trẻo của Long có hai đường gân và một mạch máu nổi lên như một con giun xanh. Long để lưỡi dao cạo vào cổ tay, nghĩ đến những lúc phải bạo tay cắt tiết gà, nhắm mắt lại, nghiến răng, tay phải mạnh mẽ khía một nhát... Một tia máu phun tóe lên chiếc tủ gương.

    Long oằn oại, răy rụa, kêu ú ớ trong cổ họng, nằm xuống, vật ḿnh xuống giường th́nh th́nh!

    Giời đă lưng hửng sáng.

    Ngoài phố thằng bé mồ côi rao bánh rán nóng, bà lăo già rao bánh tây, người phu lục lộ đă rụi mắt đứng lên với cái chổi quét tường. Bọn thợ máy, nhà ga lũ lượt đi làm nện guốc xuống mặt đường lốp cốp.

    Vũ Trọng Phụng
    (Septembre 1936)
    --------------------------------
    1 Hút vài điếu.
    2 Chúc sức khỏe tất cả.
    Last edited by Vân Nương; 27-10-2011 at 01:01 PM.

  2. #812
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Vân Nương
    Giông tố - đoạn kết
    ..........
    Long nh́n ra tủ gương, thấy cái mặt ḿnh đáng ghê tởm lắm.
    ... Một tia máu phun tóe lên chiếc tủ gương.

    Long oằn oại, răy rụa, kêu ú ớ trong cổ họng, nằm xuống, vật ḿnh xuống giường th́nh th́nh!

    Đọan kết không thể khác hơn đựơc!
    Long phải chết! Không thể là ai khác!
    Long chính là một con thuyền mỏng manh trong cơn Giông Tố cuộc đời, những chịu đựng, cố gắng hết mực và cả sự đấu tranh gay gắt với cái thiện và ác trong Long cũng không thể nào vượt qua nổi những trận cuồng phong bão táp mà Long phải hứng chịu.
    Cuối cùng thì cho dù có cặp bến, con thuyền chỉ còn trơ lại trần trụi một cái xác cây khô không hơn không kém, thà là cho nó chìm xuống lòng biển còn hơn để nó mục rưã, lập lờ theo con nước!

    Các bác có phân tích gì về nhân vật Long và những hành động cuả nhân vật này xin bàn cho cả nhà nghe với?

  3. #813
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Tiếng Xưa nhân xét hay quá

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Đọan kết không thể khác hơn đựơc!
    Long phải chết! Không thể là ai khác!
    Long chính là một con thuyền mỏng manh trong cơn Giông Tố cuộc đời, những chịu đựng, cố gắng hết mực và cả sự đấu tranh gay gắt với cái thiện và ác trong Long cũng không thể nào vượt qua nổi những trận cuồng phong bão táp mà Long phải hứng chịu.
    Cuối cùng thì cho dù có cặp bến, con thuyền chỉ còn trơ lại trần trụi một cái xác cây khô không hơn không kém, thà là cho nó chìm xuống lòng biển còn hơn để nó mục rưã, lập lờ theo con nước!

    Các bác có phân tích gì về nhân vật Long và những hành động cuả nhân vật này xin bàn cho cả nhà nghe với?
    Tiếng Xưa nhân xét hay quá. Kết quả của Giông Tố th́ phải là hoang tàn, đổ nát, hỗn độn nền móng, đảo lộn luân thường, sau cùng là chết chóc. đẻ sẽ tái sinh một cuộc sống mới.
    Ṿng sao Trường Sinh trong kkhoa Tử Vi tương trưng cho chu kỳ ấy. Trường Sinh là diểm cực đại của đường sin,Tủ, tuyệt là đáy sâu, Thai là nảy mầm, Dưỡng là nuôi nấng một chu kỳ đời sống mới, vậy thôi.

  4. #814
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064
    Quote Originally Posted by Vân Nương View Post
    Tiếng Xưa nhân xét hay quá. Kết quả của Giông Tố th́ phải là hoang tàn, đổ nát, hỗn độn nền móng, đảo lộn luân thường, sau cùng là chết chóc. đẻ sẽ tái sinh một cuộc sống mới.
    Ṿng sao Trường Sinh trong kkhoa Tử Vi tương trưng cho chu kỳ ấy. Trường Sinh là diểm cực đại của đường sin,Tủ, tuyệt là đáy sâu, Thai là nảy mầm, Dưỡng là nuôi nấng một chu kỳ đời sống mới, vậy thôi.
    Xin nói rơ hơn về cḥm sao Trường Sinh trong khoa Tử Vi.
    Trong khoa Tử Vi có ba cḥm sao dăc biệt tương trưng cho ba nguồn Thiên, Địa, Nhân,biều hiện cho vũ trụ hoà hợp con người và trời, đất. Mỗi cḥm sao này có 12 vị sao. Cḥm Lộc Tồn thuộc về trời, Thái Tuế thuộc về đất, vá cḥm Trường sinh thuộc về người. Cḥm Trường sinh có 12 sao theo thứ tự là Trường Sinh= sự mới phát triển nảy nở;
    Mộc Dục = trên con đường trang điểm, trổ mă
    Quan Đới =thời kỳ học hỏi giao tiếp, phát triển khả năng
    Lâm Quan = đỗ đạt thành danh, nhập vào xă hội, thi thố tài năng
    Đế Vương = thời kỳ phát triên toàn diên cho ḿnh và cho xă hội, thời kỳ cực th́nh của sức khoẻ và trí óc.
    Suy = thời kỳ suy thoái bắt đàu.
    Bệnh = Suy thoái tiếp tục, bệnh hoạn.
    Tử = Chết.
    Mộ = thân xác tan rữa, biến hoá dưới mộ sâu.
    Tuyệt = không c̣n ǵ ở kiếp trước, Nhưng Tuyệt xứ phùng sinh
    Thai - Thai nghén mo^t chu kỳ, một dời sống mới. Mầm đa trổ ra.
    Dưỡng = mâm lai dược nuôi dưỡng cho chu kỳ mới. Đó là quan niệm Yhie6n nhân tương dữ. Con người và vũ trụ hoà hợp làm một.
    Thô thẻn vài chi tiết mua vui.
    VN
    Last edited by Vân Nương; 28-10-2011 at 09:12 AM.

  5. #815
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ban Kịch " Sống " và tiểu thuyết Giông Tố

    Nghe phỏng vấn trênTV , nghệ sĩ Tuư Hồng cùng nhóm kịch Sống , đang ráo riết tập dượt vở kịch Giông Tố để ra mắt bà con trong một thời gian gần . Vở kịch " lớn " này có lẽ là đoạn chót cuộc đời kịch sĩ của Tuư Hồng . Đêm tŕnh diễn sẽ được thâu làm DVD bán .

    Ban kịch Sống đă rất thành công với những vở kịch xă hội buồn , khi c̣n ở VN ( trước 1975)
    Mong rằng lần cuối này , Tuư Hồng sẽ đưa tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trở lại trong ḷng khách mộ điệu .

    Người xưa nói không sai " Đời cha ăn mặn , đời con khát nước ". Tuyết và Long chính là hai nạn nhân hứng chịu cái " nghiệp " mà hai ông bố đă phạm .

    Tuy nhiên , nếu tác giả để Long bỏ đi trước ngày đám cưới , đó mới chính là " tư cách " trong con người của Long , để Long khỏi phải loạn luân lần thứ hai .

    Giải quyết bằng cái chết , một lối giải quyết quá tiêu cực .

    Để xem , tiếp theo quư vị đề nghị ḿnh post tác phẩm nào của người Hà Nội đây ?

    Tigon

  6. #816
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    đề nghị tháng trước của một thành viên

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Nghe phỏng vấn trênTV , nghệ sĩ Tuư Hồng cùng nhóm kịch Sống , đang ráo riết tập dượt vở kịch Giông Tố để ra mắt bà con trong một thời gian gần . Vở kịch " lớn " này có lẽ là đoạn chót cuộc đời kịch sĩ của Tuư Hồng . Đêm tŕnh diễn sẽ được thâu làm DVD bán .

    Ban kịch Sống đă rất thành công với những vở kịch xă hội buồn , khi c̣n ở VN ( trước 1975)
    Mong rằng lần cuối này , Tuư Hồng sẽ đưa tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trở lại trong ḷng khách mộ điệu .

    Người xưa nói không sai " Đời cha ăn mặn , đời con khát nước ". Tuyết và Long chính là hai nạn nhân hứng chịu cái " nghiệp " mà hai ông bố đă phạm .

    Tuy nhiên , nếu tác giả để Long bỏ đi trước ngày đám cưới , đó mới chính là " tư cách " trong con người của Long , để Long khỏi phải loạn luân lần thứ hai .

    Giải quyết bằng cái chết , một lối giải quyết quá tiêu cực .

    Để xem , tiếp theo quư vị đề nghị ḿnh post tác phẩm nào của người Hà Nội đây ?

    Tigon
    đề nghị tháng trước của một thành viên nhưng Vân quên mất tên tác phẩm rồi. Ai nhớ xin nhắc lai giùm. Xin cám ơn.

    Nếu không Vân xin đề nghị với chị Tigon và quí vị post truyện "Người đẹp trong tranh" của Vũ Khắc Khoan. Lấy cốt truyên ở Bích Câu Kỳ Ngộ nhưng mà dưới mắt của môt GS văn chương, suối văn êm đềm duyên dáng, sáng ngời dưới ánh trăng thu.

    ( Rất tiếc Vân không t́m thấy nguồn in. Nếu được chấp thuân xin phiền chị Tigon t́m giùm. Đa tạ)

    Dề nghị 2 ;
    "Ḍng Sông Định Mệnh" Của Doăn Quốc Sỹ. Truyện này th́ có ngay.

    Vân Nương
    Last edited by Vân Nương; 30-10-2011 at 04:55 AM.

  7. #817
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Trong khi chờ quyết định - Đăng thử Ḍng Sông Định Mệnh

    Doăn Quốc Sỹ
    Ḍng Sông Định Mệnh

    MỤC LỤC [−]

    1. Khúc Quàng Của Ḍng Sông
    2. Con Sông Dài Đi T́m, Ánh Trăng Mười Sáu
    3. Hai Ngă Sông Đi Về Đâu
    4. Xa Cách
    5. Hai Nhánh Sông Gặp Gỡ
    6. Thuyền Ơi Thuyền, Thuyền Trôi Nơi Đâu...
    7. Khúc Quành Cũ Con Sông Xưa
    8. Hai Nhánh Sông Phân Ly
    9. Đêm Trăng Thuyền Về Bến Cũ
    10. Sông Đă Ra Tới Biển, Có C̣n Khúc Quành Nào Đâu

    ***

    Chương I KHÚC QUÀNH CỦA D̉NG SÔNG

    Ô - tô từ Hà Nội đến quăng đầu tĩnh Bắc Ninh th́ có một con đường đá rẽ về tay phải: dường 21. Đi sâu vào con đường đó - đi chân, đi xe đạp, đi xích lô hay đi xe hàng nhỏ nhỉnh hơn xe tắc xi một chút - chừng mười hai cây số th́ gặp con sông Đuống nước đỏ ửng có bến phà.

    Làng Thiệu được bà Ba giao cho trọng trách trông nom "em Yến" khi đi, khi ở trường, và khi về.

    Khi đi khi về, Thiệu làm đầy đủ bổn phận; nhưng khi ở trường - nghĩa là trong giờ ra chơi - th́ không bao giờ Thiệu nhớ đến Yến. Thiệu ham chơi lắm, c̣n mải đánh khăng, đánh bi, đánh đáo hay đá bóng.

    Con sông Đuống mùa nước cạn trông thật chán phè - Thiệu nghĩ như vậy - nhưng Thiệu cũng không quên rằng nhờ có mùa cạn này Thiệu mới dám xuống nước để tập bơi một ḿnh. năm lên bảy, một hôm Thày đưa Thiệu ra sông tắm, thấy Thiệu bơi mà ngạc nhiên.

    Khi về Thày nói với Mẹ:

    - Nó bơi giỏi như con nhà thuyền chài ấy mẹ nó ạ.

    Vào mùa nước, Thiệu thích đi dọc theo con đê làng ngắm cảnh sông nước mênh mông. Mỗi khi ngắm như vậy Thiệu thấy quên hết những thứ mà Thiệu vẫn thích: đánh bi, đánh khăng, đánh đáo, đá bóng. Thiệu thấy h́nh như ḿnh buồn rầu th́ phải, nhất là khi ngắm khúc quành của con sông ở tít phía xa, trước khi cả ḍng sông mất húy sau một lũy tre mờ mờ, có một cây đa vươn lên cũng mờ mờ. Về nhà hỏi Mẹ, Thiệu mới biết đó là làng Thái Lung - Thượng. Khi nghe Mẹ kể chuyện Thạch Sanh th́ Thiệu đồ rằng có lẽ cây đa làng Thái Lung -Thượng là cây đa của Thạch Sanh ngày xưa. Đến khi nghe chuyện Phạm Công Cúc Hoa, Thiệu lại đồ rằng tại băi tha ma bên kia bến phà hẳn là đêm đêm vẫn có những cảnh mẹ hiện hồn lên cho con bú như Cúc Hoa đă hiện hồn với hai con.

    Thiệu nghĩ bụng: giá sau này Mẹ có chết, rồi chôn ở ngoài đồng, đêm đến Thiệu ra ngồi bên mả khóc th́ thế nào Mẹ cũng hiện lên, Mẹ cũng ôm Thiệu, vuốt tóc Thiệu và lúc trời sắp sáng thế nào mà Mẹ chẳng đánh lừa: "Con hăy cúi xuống để Mẹ bắt chất cho con!" Thiệu sẽ không cúi xuống mà nắm lấy vạt áo Mẹ. Không hiểu làm thế Mẹ có sống lại không nhưng nhất định là Mẹ không biến vào mồ được rồi.

    Yến đi học cùng Thiệu được hai tháng th́ một buổi sáng chủ nhật kia Yến theo Thiệu ra đê ngắm sông.

    Thiệu lại nói với Yến:

    - Sông mùa cạn trông chán phèo!

    Khúc quành đằng xa nhỏ hẳn đi, Thiệu chỉ cho Yến thấy lũy tre cùng cây đa và bảo: "Đấy là làng Thái Lung-Thượng." Thiệu lơm bơm kể cho Yên nghe chuyện Thạch Sanh và kết luận: "Dưới gốc đa làng Thái Lung-Thượng cố nhiên là ngày xưa có Thạch Sanh."

    Yến hỏi:

    - Thế làng ḿnh cũng có cây đa, sao ngày xưa Thạch Sanh lại không ở?

    Thiệu gạt đi:

    - Ḿnh có phải là người cùng làng với Thạch Sanh đâu. Thạch Sanh ở làng khác chứ, càng xa càng hay, mà làng Thái Lung - Thượng xa nhất lại cách sông nữa th́ Thạch Sanh phải ở đấy chứ.

    Lúc bấy giờ Yến mới gật đầu cho là phải. Buổi chiều, Thiệu dạy Yến bơi ở gần bến phà. Thiệu buộc túm hai ống quần và cạp quần để khi d́m xuống nước, cả cái quần phồng lên như bong bóng, Yến nắm lấy quần, úp mặt xuống, hai chân đập tầm pḥng trên mặt nước. Một tuần sau Yến đă vơ vẽ bơi một ḿnh được.

    Thiệu, Yến chỉ tắm khoả thân trong mùa nước cạn năm đó.

    Hai năm sau, Thiệu, Yến vẫn cùng đi học trường làng. Thiệu học lớp Nh́, mà yến th́ theo lớp Ba, cuối năm thi "Sơ học yếu lược." Sáng hôm đó Thiệu mặc quần đùi thâm và chiếc áo trúc bâu mới, lên đê ngắm ḍng sông đang mùa nước. Lẽ ra theo ư Thày, Thiệu không được mặc áo mới đi chơi, nhưng Mẹ bảo: "Ông cứ để nó mặc cho nhàu hồ đi rồi tôi giặt."

    Xuống đến bến phà, Thiệu gặp Yến. Yến đương đứng trên cầu nổi, tay cầm que tinh nghịch cời những hoa, những quả, những cành củi trôi lướt theo ḍng sát bên cầu nổi. Lúc đó phà đă sang bên kia sông và ở bên này chưa có ai tới đợi.

    Yến hỏi:

    - Thiệu đi đâu đấy?

    Thiệu tḥ tay vào túi áo trúc bâu mới, vây vo:

    - Đi lên đê ngắm sông.

    Chỉ một thân chuối lớn đương lững thững từ xa trôi lại, Thiệu hỏi:

    - Đố Yến thân chuối kia có trôi vào khoảng hoắm của bến này không nào?

    Yến nghiêng đầu ngắm rồi đáp:

    - Chắc là có, nếu không Yến lấy que cời vào.

    Vừa lúc đó có quả ǵ như quả bưởi lướt qua gần bên ngoài.

    Yến reo:

    - Để Yến cời quả này vào đă!

    Yến hơi kiễng chân vươn người về phía trước và khom lưng để gạt quả bưởi, bất chợt mất thăng bằng ngă ṭm xuống nước. Yến chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi bị cuốn theo ḍng ngược chiều chảy sát bờ, chân đạp cuống quít trên mặt nước cố cho thân nổi lên.

    Trong một thoáng rất nhanh, Thiệu nhớ ra rằng khi mức sông lên cao, khoảng hoắm này nước vẫn chảy thành ṿng tṛn. Nhưng ủa, không thể nghĩ lan man hơn được, Yến đang bơi vụng dại theo ḍng sát bờ. Thiệu nhảy phăng xuống đón ngay cây chuối vừa giạt vào, đẩy ngay cây chuối ngược chiều nước men bên ḍng chính, phía ngoài cùng.

    Phải bơi nhanh, phải đẩy mạnh, ḿnh là đàn ông mà - Thiệu nghĩ - để khi Yến theo ḍng bên trong quành ra tới ḍng ngoài th́ đă có cái víu. A lê hấp, veo! Cây chuối đă được đẩy tới lần thứ năm và lao ra trước Yến đúng một sải tay. Khi Yến víu được cây chuối, Thiệu cũng vừa bơi tới. Thiệu phải bơi sát cây chuối và luôn luôn ẩn cây chuối vào để Yến khỏi lạng ra ḍng ngoài. Khi cả hai đều đă leo lên cầu nổi, Yến nh́n Thiệu nhoẻn miệng cười, không biết nói cám ơn.

    Thiệu đưa mắt nh́n ḍng sông bên ngoài màu nước đỏ hung dữ như mặt người say rượu có chút máu điên, rất nhiều chỗ ngầu bọt trắng như màu nước dăi pḥi ở mép bác cu Tư trong làng mỗi khi bác lên cơn ngất, tay chân giăy đành đạch (măi về sau này Thiệu mới biết rằng bác Tư mắc bệnh động kinh).

    Làm vẻ rất nghiêm trọng. Thiệu hất hàm hỏi mà không nh́n yến:

    - Yến có trông thấy ḍng sông bên ngoài không? Giá không nhanh tay đầy cây chuối kịp, Yến mà lạng người ra ngoài kia th́ có thánh cũng không cưú được.

    Không thấy Yến trả lời, Thiệu nh́n lại thấy vẻ mặt Yến lo lắng. Yến chỉ vào quần áo ướt sũng của ḿnh:

    - Làm thế nào về nhà được? Mẹ đánh chết!

    Lúc bấy giờ Thiệu mới sực nhớ ḿnh cũng sũng nước. Ôi thôi, chiếc áo trúc bâu mới may nay thành màu hồng xỉn, lại thêm mấy khoảng hoen ố lớn do nhựa chuối quệt vào. Nhưng chuyện ḿnh hăy gác đấy, c̣n tính sao cho Yến đă chứ.

    Thiệu bảo:

    - Yến hăy theo Thiệu lên đê, sắp có người lại đợi phà rồi đó.

    Thiệu bước ra khỏi cầu nổi leo nhanh lên khoảng vệ đê có mấy cây nhăn cao và mấy cây duối dại thấp. Yến cũng thoăn thoắt lên theo.

    Thiệu hỏi:

    - Thế bây giờ Yến bảo phải làm thế nào?

    Yến nói:

    - Sáng nay mẹ Yến phơi bộ quần áo thay của Yến ở giây thép ngoài vườn.

    Thiệu cam kết:

    - Để Thiệu về lấy cho.

    Thiệu cởi phăng chiếc áo trúc bâu hung hung đỏ treo lên một cành duối. Thế là Thiệu cởi trần chỉ c̣n mặc chiếc quần đùi ướt sũng và nói:

    - Thiệu sẽ chui vào vườn lấy trộm quần áo mang đây cho Yến.

    Yến giao hẹn:

    - Thiệu nhớ là quần đen, áo tím nhạt kẻ vuông.

    Thiệu đă sắp sửa chạy về trổ tài, Yến c̣n hỏi:

    - Thế nhưng Thiệu vào vườn nhà Yến bằng lối nào?

    Thiệu để ngón tay trỏ lên miệng, bí mật:

    - Có một lối Thiệu vẫn chui vào để nhặt những quả mận quả ổi rơi.

    Thiệu nói là " nhặt những quả rơi" cho lịch sự kỳ thực chính Thiệu leo lên, tuốt vội từng chùm quả, bỏ vội vào túi, rồi tuột vội xuống, lủi ra.

    Cũng may mà đi suốt trên đường từ bến cho tới khi vào vườn Thiệu không gặp Thày, Mẹ hoặc các anh chị. Thiệu vừa chui lọt vào hàng rào dâu bụt, chưa kịp đứng thẳng người, đă có tiếng quát, tiếng của bà Ba:

    - A ... a! Ông tướng Thiệu! Có phải ông chui vào định ăn trộm ổi của nhà tôi để tôi chạy sang nhà mách nào!

    Rất nhanh trí - Thiệu cũng không hiểu sao lúc đó ḿnh nhanh trí đến thế - Thiệu đáp:

    - Thưa bác, cháu t́m con quay của cháu văng vào đây.

    Rồi Thiệu làm vẻ vạch cỏ hàng rào chăm chú t́m. Khi bà Ba vào, Thiệu đưa mắt nhận ngay ra chiếc quần và chiếc áo tím kẻ ô của Yến. Chỉ một loáng, Thiệu đă lướt tới quơ được cả hai và lủi ra khỏi hàng rào. Qua cổng nhà ḿnh Thiệu thấy bóng chị Hoa, Thiệu nhảy vội xuống vệ đường khom lưng lại. Chị Hoa không thấy Thiệu. Ra tới bờ sông khi đă đưa quần áo cho Yến thay, Thiệu cũng biết quay đi. Thiệu đă lên mười, Yến lên tám rồi c̣n ǵ.

    Yến về, Thiệu cởi nốt quần đùi phơi lên bụi duối rồi nằm lẩn trong một bụi cây chờ cho quần áo khô. Thiệu len lén vào ngơ, chị Hoa trông thấy trước, giơ cả hai tay lên giời:

    - Thôi thế là tong đời cái áo mới rồi, ông mănh!

    Nhưng nước mắt chị bỗng chảy quanh v́ chị thấy Thày quắc mắt rồi nh́n quanh, ư t́m roi. Thiệu không lên nhà trên sợ gần nhà Yến quá. Thiệu lảng thẳng xuống bếp, chỉ vừa kịp đến đứng sau cối xay lúa, Thày đă tới và quất ngang đít Thiệu ba roi cật lực. Thiệu đă nghiến răng mà tuy vậy mỗi roi nhận được vẫn c̣n phải thốt ra câu:

    - "Con lạy Thày!" - Nhưng rất khẽ.

    Anh Tín - anh trưởng - c̣n hùn thêm:

    - Thày cứ đánh nữa cho từ sau nó chừa. Đúng là ngă xuống bến phà đây...

    May sao Mẹ đă xuống, Mẹ vừa thay quần áo khác cho vừa nói:

    - C̣n ham chơi, c̣n chết đ̣n con ạ. Làm sao mà khổ thế, thân lừa ưa nặng!

    Mọi người đă vào mâm cơm trưa. Thiệu hoàn toàn yên ḷng: cha, mẹ, anh, chị mắng thế là xong. may là Thiệu tinh ư xuống ngay bếp. Từ bếp cách một khoảng nhà trên, cách một cái vườn rồi mới đến nhà Yến, chắc yến không nghe thấy. Thiệu cho việc này giữ kín đáo như thế là phải, không nên để Yến thắc mắc điều ǵ.

    Buổi chiều hôm đó, chú Hai ở Hà Nội về chơi mua quà riêng cho Thiệu một bánh sô cô la lớn gồm nhiều thỏi nhỏ bọc giấy thiếc. Thiệu lấy ra một thỏi và t́m Yến, bẻ đưa cho Yến một nửa. cả hai cùng ăn ngon lành lắm. Khi ăn xong, Thiệu thấy bên mép Yến có một vệt sô cô La màu nâu xẫm. Thiệu thích vệt đó lắm, thành thử cứ mỗi lần lấy ra một thỏi sô cô la khác, Thiệu phải đi t́m Yến bằng được, bẻ cho Yến một nửa - nhiều khi quá nửa - để được thấy lại vệt sô cô la đọng bên mép Yến.
    Last edited by Vân Nương; 30-10-2011 at 09:30 AM.

  8. #818
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Ḍng Sông Định Mệnh -Chương II

    CON SÔNG DÀI ĐI T̀M ÁNH TRĂNG MƯỜI SÁU



    Năm mười ba tuổi Thiệu đỗ bằng Sơ Học bổ túc và phải lên tỉnh Bắc Ninh trọ học. Thường thường các anh em cùng làng chạc tuổi Thiệu giỏi lắm chỉ theo đuổi việc học đến Sơ Học bổ túc là phá ngang, trừ con trai và con gái hai họ : họ Lê - họ Yến, Lê thị Yến - và họ Hoàng. Hai họ này vẫn nức tiếng khắp vùng là được đất nên mới nhan nhản những ông thông, ông phán, đốc tờ, kỹ sư ... như thế.

    Thiệu không ngờ việc ḿnh được Thày cố công cho theo học đến nơi đến chốn có lư do thầm kín như sau:

    Ông Phổ - thầy Thiệu - hồi c̣n nhỏ, nhà nghèo thất học, kịp khi gia đ́nh tương đối khá, tậu được mấy mẫu ruộng tốt th́ tuổi đă cao không học được nữa. Một buổi chiều tháng Hai, làng vào đám, ông Hương Phổ - ( ông Phổ ngày đó đă mua hương, người làng thường gọi tắt là ông Hương) - có đi qua chiếu các vị chức sắc ở giữa đ́nh, trên chiếu đó có ông Phán Mỹ con quan huyện họ Hoàng, ông Thông Miễn con quan phủ họ Lê, ông giáo Minh cũng họ Lê có anh là bác sĩ hiện mở bệnh viện riêng ở Hà Nội. Ông Phán, ông Thông và ông Giáo đương mạn đàm với nhau về thi ca đến chỗ vô cùng đắc ư. Khi ông Hương Phổ đi qua, cả ba người nh́n ông rồi lại quay về nh́n nhau tiếp tục câu chuyện thơ. Ông Hương Phổ cũng cở tuổi họ, nhưng rơ ràng họ liệt ông vào hạng vô học, không thèm chú ư tới; có lẽ v́ vậy câu chuyện thơ của họ, khi trở lại, càng đượm tinh thần tri âm tri kỷ. Ông Hương Phổ không bao giờ quên được cái nhục hôm đó tuy là cái nhục rất kín đáo. Khi bà Hương sinh đứa con trai đầu ḷng- cậu Tín -ông Hương quyết định sau này nhịn ăn, nhịn mặc cho con ăn học. Ông tin rằng khi một đứa con ông đă thành tài th́ việc học sẽ thành nếp, rồi "con chị cơng con em" chẳng bao lâu chi họ Nguyễn của ông cũng nhan nhản những tú tài, cử nhân, thông phán, đốc tờ ... như họ Lê, họ Hoàng. Đáng tiếc là Tín lớn lên vào đúng những năm giời ra tai, năm th́ hạn hán, năm th́ mưa nát đất thối cỏ rồi lụt lội, năm th́ gặp nạn sâu ăn lúa, ăn đỗ, thành thử Tín cũng chỉ học đến Sơ Học bổ túc rồi phải ở nhà giúp cha mẹ. Hoa kém Tín hai tuổi c̣n kém nữa, chỉ học đến Sơ Học yếu lược là thôi. Thiệu ra đời vào năm bà Hương mở thêm một ngành hoạt động mới trong gia đ́nh, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải.

    Giấc mộng cho con ăn học thành tài của ông Hương có cơ thành tựu v́ nền kinh tế gia đ́nh nhờ thêm nghề mới đỡ bấp bênh đi nhiều. Khi Thiệu đi học trường làng gần hết cấp Sơ Học bổ túc, ông Hương đă lên tỉnh Bắc Ninh t́m nơi trọ để Thiệu tiếp tục việc học. Năm lên tỉnh học đó, Thiệu vừa mười ba tuổi. Trưa, chiều, ngày chủ nhật và ngày lễ Thiệu thường cùng các bạn tổ chức những cuộc đi chơi chùa, chơi núi nghĩa là những nơi có tiếng là danh lam thắng cảnh quanh vùng Bắc Ninh. Tuy chưa đỗ như Thiệu, Yến cũng không c̣n ở làng, Yến theo bác xuôi Hà Nội để tiếp tục đâu ở trường Hàng Cót th́ phải. Tết năm ấy Thiệu gặp Yến ở làng, Yến bây giờ đă là người Hà Nội.

    Thoạt tiên Thiệu cũng thấy hơi gờm gờm. kể ra phép đi đứng, ăn nói của Yến cũng có bạo dạn và kiểu cách hơn xưa, nhưng đối với Thiệu, Yến vẫn ngoan ngoăn không có vẻ ǵ là "làm bộ ta đây." Rồi những ngày lễ, rồi Tết năm sau, mỗi lần gặp lại Yến, Thiệu thấy Yến có lớn hơn nhưng vẫn thùy mị như ngày nào cùng cắp sách đến trường làng. Sang đến Tết năm sau nữa - năm đó Thiệu mười sáu - gặp Yến, Thiệu thấy không những Yến lớn hẳn, Thiệu c̣n khám phá được thêm một điều mà từ xưa Thiệu không để ư: Yến đẹp, đẹp lắm.

    Kế từ năm đó cả hai bắt đầu giữ ư.

    Nghĩ đến tuổi mười sáu của ḿnh, Thiệu ví với tuổi trăng tṛn. Tự nhiên Thiệu thấy kiêu hănh với tuổi đó. Chiều mười sáu tháng Giêng khi vừa tan học, Thiệu không về nhà trọ mà đạp thẳng về làng nói dối với Thày Mẹ là tối nay bài vở không có ǵ nên về quê cho tĩnh. Sự thực Thiệu cốt về quê để ngắm trăng mười sáu, Thiệu ra ngồi bờ sông từ chập tối để đón trăng ngay từ lúc trăng mới lững lững từ chân trời nhô dần lên. Bóng tối thảnh thốt hoảng chạy, một lát sau cả ḍng sông Đuống gợn sóng vàng. Dưới nắng, sông chảy phơi phới; nhưng dưới ánh trăng tiếng sông bát ngát hơn. Ḷng Thiệu tuy triền miên mà cùng thảnh thơi v́ thấy ḿnh c̣n nguyên vẹn cả mười hai tuần trăng mười sáu.

    Rồi những ngày mười sáu tháng Hai, tháng ba, tháng Tư ... hoặc gặp ngày chủ nhật hoặc không, Thiệu đều về làng để ra ngồi trên bờ đê ngắm "trăng của ḿnh". Đáng tiếc là đêm mười sáu tháng Sáu th́ mưa lớn và đêm mười sáu tháng Tám th́ băo lớn nên Thiệu chịu mất trăng. Từ đêm mười sáu tháng Chín trở đi, Thiệu bắt đầu lo sợ, lo sợ tuổi đẹp như trăng tṛn của ḿnh sắp vĩnh viễn mất. Trăng mười Bảy đă bắt đầu méo rồi. Trăng mười tám, mười chín càng ngày càng méo xệch. " Hai mươi giấc tốt, hăm mốt nửa đêm," nghĩ đến cái năm Thiệu hai mươi mốt tuổi phải chờ đến nửa đêm mới thấy trăng của ḿnh th́ thực là buồn, buồn và lạnh và ủ rũ như trăng hai mươi mốt vậy. Đến khi trăng hạ tuần từ hai mươi hai trở đi th́ c̣n thảm đạm biết mấy. màu trăng thảm đạm vơ vàng nhuộm sầu cả vạn vật như câu ca dao cổ:

    Chờ em biết đến bao giờ?

    Vạc kêu sườn núi trăng mờ đầu non.

    Nhưng xét kỹ: cho đến tuổi hăm chín, trăng héo úa mà c̣n có trăng. Thê thảm thay cho kiếp người (theo sự suy nghĩ của Thiệu lúc đó) là kể từ tuổi ba mươi trở đi - "ba mươi, mùng một ai t́m thấy trăng." Từ tuổi ba mươi trở đi là đời người bắt đầu đi vào quăng đường tăm tối, vĩnh viễn không trăng. Trời không trăng, đường trăng, tuổi không trăng. Thà chết quách! Và ư nghĩ đó càng làm Thiệu quư ba vừng trăng mười sáu c̣n lại. Đến vừng trăng cuối cùng - trăng mười sáu tháng Chạp - Thiệu quyết định thức suốt đêm. Buổi chiều tan học, Thiệu mua năm hào lạc rang ở bến ô tô rồi đạp ngược gió về làng. Chập tối Thiệu rót trộm một chút rượu của Thày rồi ra bờ đê để âu yếm nh́n vầng trăng vừa lên. Thiệu dự định tợp từng giọt rượu để tưởng như tợp từng giọt trăng: rượu, trăng và lạc. Nhưng rượu đắng quá, Thiệu không dám tợp đến lần thứ ba, đành ăn lạc thôi vậy. Trời tháng Chạp lạnh lắm, Thiệu chỉ thức và ngủ giữa tiếng dệt cửi của Mẹ; do thói quen, Thiệu hầu như loại hẳn được thứ tiếngđều đều đó ra ngoài ṿng ư thức của ḿnh. Nhưng tối nay ở bờ sông về, nghe tiếng khung cửi lên xuống, tiếng thoi đưa đều đều, Thiệu thấy âm thanh đó sao mà sầu thảm u uất. Thiệu khêu nhỏ ngọn đèn trong buồng và suốt đêm hôm đó, Thiệu ngủ phấp phỏng, thỉnh thoảng lại tung chăn vùng dậy ra hiên nh́n trăng và - không hiểu v́ một liên tưởng ǵ - nhớ tới Yến, nhớ đến nghẹn ngào.

    Khoảng nửa đêm tiếng khung cửi đă ngừng, mẹ và chị Hoa vừa đi ngủ, Thiệu rón rén ra sân ngẩng nh́n trời và nhận thấy cḥm sao Orion xế đỉnh đầu v́ ở sát ngay vừng trăng nên ba ngôi sao xếp thành hàng thẳng h́nh thắt lưng ở giữa bị mờ đi (Một ông cha ở Bắc Ninh đă dạy Thiệu t́m mấy cḥm sao chính, trong đó có cḥm sao này). Mấy lần sực dậy sau, Thiệu thấy lúc th́ trăng tỏ, lúc th́ trăng lẩn quất sau những đám mây khói vần vụ, lúc th́ một vài sợi mây quấn lơi lả quanh trăng như chiếc khăn quàng mỏng, khiến Thiệu nhớ đến bài sử đời Trần Anh Tông vừa học tuần qua và liên tưởng tới khuôn mặt ủ ê của Huyền Trân Công Chúa khi rời đất Việt sang Chiêm Quốc qua đèo Hải Vân thốt ra lời bất hủ:

    Chiều chiều ra đứng Hải Vân

    Chim kêu ghềnh đá ngẫm thân em buồn.

    Thiệu cho rằng Yến sau này không lấy Thiệu mà lại đi lấy người khác th́ cũng chẳng khác ǵ Huyền Trân Công Chúa phải lấy Chế Mân.

    Thiệu bèn lấy giấy bút viết một bức thư tỏ t́nh cùng Yến.

    Lần cuối cùng khi Thiệu sực dậy ra sân ngắm trăng th́ cḥm sao Orion đă lặn, khoảng xế đỉnh đầu giờ đây là cḥm Đại Hùng Tinh.

    Sớm hôm sau người Thiệu mệt lă phải nghỉ học. Hăm bảy Tết năm đó Yến mới ở Hà Nội về quê và Thiệu mới có dịp trao bức thơ t́nh đầu tiên, trong đó những câu lâm ly nhất Thiệu đă kín đáo gạch bút ch́ đỏ ở dưới. Không biết Yến có chú ư đọc cả bức thư nói chung và những ḍng gạch đỏ bên dưới nói riêng không, chỉ biết ngay chiều hôm đó khi Thiệu bất chợt gặp Yến ở bên nhà, Yến chỉ vội vă nói với Thiệu một câu:

    - "Đừng anh Thiệu ạ." Rồi đi về thẳng.

    Thiệu không bực ḿnh và cũng không thất vọng v́ câu đó Yến nói bằng một giọng bối rối chứ không phải là giọng hắc hủi. Nhưng Thiệu cũng chịu không hiểu sao Yến lại bảo: "Đừng anh Thiệu ạ."

    Thiệu lên đê nh́n khúc quành của con sông ở khoảng làng Thái Lung Thượng, nghĩ lại hồi hai đứa c̣n nḥ, Thiệu có lần cùng Yến đứng đây và kể chuyện Thạch Sanh cho Yến nghe. Ngày đó Thiệu nh́n ḍng sông sao mà rộng, khúc quành sao mà cách Thiệu xa xôi. Ngày nay Thiệu đă lớn, ḍng sông như nhỏ đi, khúc quánh cũng không c̣n tít mù tắt như xưa nữa. Con sông cũ h́nh như chuyển vào hồn Thiệu thấy ḷng nh́n mênh mông dạt dào.

    Măi đến chiều mừng một Tết, Thiệu mới gặp Yến. Yến theo mẹ sang bên nhà Thiệu lễ Tết. Hầu như cả hai cùng cố quên, hay cố làm như quên, chuyện cũ. Có một đều Thiệu không thể nào quên được là: vốn xưa Yến đă đẹp, nhân dịp Tết này, Yến trang điểm trông càng lộng lẫy, Yến đẹp đến nỗi Thiệu tự nhiên rầu rĩ cả người. Rầu rĩ v́ Thiệu thấy Yến đẹp như một v́ sao. Mà sao với người th́ thường cách biệt! Thiệu linh cảm thấy khó ḷng Thiệu lấy được Yến làm vợ sau này. Sớm ngày mùng ba, Yến đă đi Hà Nội, Thiệu tưởng như mất Yến từ đấy. Chín giờ đêm hôm đó, Thiệu không sao nhắm mắt ngủ được, bèn lén mở cửa ra sông. Trăng thượng tuần đă lặn, trời tối đen như những đêm hạ tuần. Tiếng pháo đă lặn, trời tối đen như những đêm hạ tuần. Tiếng pháo đă ngớt ngay từ trưa. Ở các làng xa chỉ c̣n thấp thoáng bóng đèn như những bóng ma chơi. Thoảng mùi hương trầm, Thiệu biết rằng mùi trầm Tết đó đă quyện vào áo ḿnh tự nhà, chứ ở đây th́ c̣n ai đốt trầm? Đêm không trăng Thiệu chỉ c̣n nghe tiếng sóng sông dạt dào khi xa khi gần. Con sông dài như tương tư, như thao thức và đương lần đường đi t́m ánh trăng mười sáu

    ***

  9. #819
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    .. bi kịch Hanội, vang bóng một thời...

    Quote Originally Posted by Nguời viển xứ View Post
    "Mới sáng con đ...này mở hàng làm tao xui xẽo ....cút cho khuất mắt....bà mà bán không khá hôm nay....bà chửi cả tám tổ tông nhà mày đấy...con uơi ". Nghe bùi tay không cô Tigon :D
    Kính chào quí Bạn,
    Xin đừng trách người Hà nội, người Hà nội vẫn c̣n, thế nhưng đă tản mát khắp phương trời v́ cái ǵ ? Đó là cái mà chúng ta, những con người Hà nội c̣n hiện diện hăy cùng nhau nói lên, giải thích cho thế hệ mai sau, khi các con cháu của chúng ta hiểu, đó là chúng ta đă, dù xa quê mẹ, cũng vẫn làm được một điều cho thế hệ trong nước hiểu, thông cảm và cảm thấy t́nh quê hương, dù xa cách nhưng vẫn như lẩn quẩn bên ḿnh. Xin hăy trở về Hà nội ở thời gian buôn gánh bán bưng, với tấm áo dài tứ thân, cái váy chùng, đầu chít khăn vuông mỏ quạ, cái thắt lưng xanh.. và chùm xà tích.. Phố phường di chuyển với những chiếc xe tay, với tàu điện.. cùng tiếng chuông báo leng keng ṛn ră, những đàn em cháu ríu rít gọi nhau đi học, những tà áo trắng nữ sinh nhẹ nhàng chuyển động theo gió của các cô nữ sinh... nào St Paul, nào Ste Marie,. Ste Rosaire..Trưng Vuơng ..các nam sinh từng đoàn đến ChuvănAn, Nguyễn Trăi.. Puginier.. Alberrt Sarault.. Đớ sống hiền hoà ngoài xă hội, trong gia đ́nh phần luân lư khép kín thứ bậc tôn nghiêm, từ cách "thưa.. gửi" khi đi ra khỏi nhà... cho đến khi có việc ǵ th́ "bẩm..báo.." rành rọt, người vai trên bao dung thông cảm, người vai dưới ngưỡng mộ lời khen chê, giảng nghĩa của vai trên. Tiếp xúc với xă hôi bên ngoài; khi đi ra khỏi nhà th́, quần áo cho gọn gàng, sạch sẽ, tóc tai chải,mặt mày sạch sẽ, tươi tỉnh. Khi gặp người quen, kính cẩn chào hỏi, mua bán cũng thưa gởi cho đúng cách khách hàng, người bán cũng gói hàng cẩn thận trao đưa, kèm theo câu cám ơn, mời khách lần sau lại tới mua giùm.. đai khái nó là như thế, thé mà tại sao lại mai một đi ?? thưa rằng ; 1945 khi cách mạng mùa thu tràn tới, lời nói đầu tiên làm sững sờ giai cấp đó là " đồng chí ".. ai ai cũng đồng chí, không c̣n thứ bậc gia phong luân lư, ông bà, cha mẹ.. anh em.. tất cả đều là "đồng chí ".. cũng chẳng c̣n "thưa gởi ", mà thay bằng "báo cáo... hay ư kiến,,, phản đối "làm đảo lộn cái phong hoá đông phương, .. cho đến khi Pháp trở lại 1946, Hà nội chỉ c̣n giữ được phong hoá ở trong ṿng tề, ngoài ṿng "tề", hậu phương th́.. "tiến nhanh" trong tiêu thổ kháng chiến là vận động giảm tô.. địa chủ/ nông dân vốn đă có nhiều xung khắc, nay được Cách mạng tuyên truyền... phú ông, địa chủ.. đành chạy về thành.. rồi đến cuộc rút khỏi Hà nội... dân ngoại tỉnh đă có chút kinh nghiệm về chế độ giảm tô(khởi đầu của Cải cách ruộng đất), cũng vứt bỏ cầy cuốc.. quân đội LHP/Quốc gia rút đi.. th́ đoàn dân cũng lếch thếch chạy theo phía sau. Lúc này Cách mạng đổ thừa cho đạo Thiên chúa là dân chạy theo Chúa. C̣n Hà nội ; dân các tỉnh đổ về để được đi Di cư, hội đồng An dân Hà nội lấy các trường hoc làm nơi tạm trú chờ đến lượt đi xuống Hải pḥng, rồi tất cả dân của Hà nội cũng đi Di cư, năm 1954 dân số Hà nội vào khoảng 14vạn người. Khi CS tiếp thu dân số vắng hẳn đi, dân Thanh Nghệ Tĩnh tràn về, vừa đề chiếm của cải, nhà cửa của những gia đ́nh bỏ tài sản đi Di cư, lúc này ngay như cả CS cũng bó tay v́, các người chiếm cư, phần đông là dân có Huân chương kháng chiếm, có bằng liệt sĩ.. mà lại là người nhà.. Thanh Nghệ Tĩnh. Hậu phương sau 1954 CCRD công khai ra mặt đấu tố, 1955 khủng khoảng cho các gia đ́nh trung lưu, các gia đ́nh ông Thông, ông Phán, các gia đ́nh quan lại.. nào phong trào Đảng giới thiêu hôn nhân, nào đền ơn chiến sĩ Điện biên... đến 1958 chính sách cải tạo công thương nghiệp, lần này rất qui mô,, tài sản bị tước đoạt, hơn nữa CS đuổi những gia đ́nh này phải đi kinh tế mới (giống như Pol Pot của Khmerr), bằng chưng là một số anh em đi cải tạo miền Bắc thỉnh thoang lại gặp một gia đ́nh người Hà nôi ở trong rừng sâu, hiện nay Langj sơn, Hf giang cũng vẫn c̣n hội Tương tế Hà nội hay c̣n gọi là Haf nội Trí thức tương tế. DDaay là giai đoạn hai cua CS cướp đoat tài sản của nhân dân, một lần nữa dân Thanh Nghệ Tĩnh lạ ùa về Hà nội để cướp của. Phải chăng v́ những lư do như vừa kể, dân Hà nôi trở nên "miễn là yên thân để sống", và Hà nội 2010 c̣n rất ít người dân gốc Hà nội là vậy có phải chăng ?? nmq

  10. #820
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    128

    Vang bóng một thời

    Nhắc đến "Vang bóng một thời"tôi nhớ đến những truyện ngắn của Nguyễn Tuân.Có bạn nào t́m được đem lên đây cùng đọc

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •