Page 86 of 304 FirstFirst ... 367682838485868788899096136186 ... LastLast
Results 851 to 860 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #851
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Ḍng sông không có thuyền

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    "Suzanne càng Việt hóa, câu hỏi trên càng khẩn cấp. Cho đến một ngày kia ngày làm kể kỷ niệm đệ nhất chu niên trường Mỹ Thuật Việt Nam, t́nh cờ nói chuyện với một sinh viên ngành điêu khắc, Thiệu được biết Yến ở Huế. Nàng đă tái giá, chồng nàng hiện là giáo sư Đại Học ngoài đó, nàng đă có thêm một con và mở hiệu bào chế ở một phố đông trông ra bờ sông Hương. "

    "Nàng đă tái giá " là thế nào ?

    Tigon
    Thế chị Tigon muốn "nhánh sông Yến" măi măi quanh hiu vơi bóng trăng suông ư?
    Trong khi "nhánh sông Thiệu" đă bâng khuâng duyên mới, mượn tấm thân của suzanne để gửi Yến vào.
    Để công bằng tác giả phải cho cái phần đời của "nhánh sông Yến" không cô đơn.
    Chắc vậy! Ư kiến hiền muội Tiếng Xưa thế nào?

  2. #852
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thế chị Tigon muốn "nhánh sông Yến" măi măi quanh hiu vơi bóng trăng suông ư?
    Trong khi "nhánh sông Thiệu" đă bâng khuâng duyên mới, mượn tấm thân của suzanne để gửi Yến vào.
    Để công bằng tác giả phải cho cái phần đời của "nhánh sông Yến" không cô đơn.
    Chắc vậy!
    Yến chưa lấy ai trước , sao gọi là TÁI GIÁ ?

    Tigon

    * Tái giá là lấy chồng lần nữa , sau khi chồng chết .

  3. #853
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Vài thí dụ

    * Sang ngang = Bỏ người t́nh , đi lấy chồng

    * Tái hôn = Bỏ chồng , lấy chồng khác

    * Tái giá = Chồng chết , lấy chồng khác


    Người đàn bà , nếu bất hạnh , có thể có cả 3 cơ hội trên .

    Tigon

  4. #854
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Yến đa lấy chông

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Yến chưa lấy ai trước , sao gọi là TÁI GIÁ ?

    Tigon

    * Tái giá là lấy chồng lần nữa , sau khi chồng chết .
    Đầu chuong III :
    Theo học trường Mỹ Thuật đến năm thứ ba th́ vào đầu năm đó chị Hoa về nhà chồng. Vợ chồng anh Tín trông nom ruộng nương cũng khá, mấy năm liền được mùa cả. Chị Tín đă sinh con trai đầu ḷng, Thiệu lên vai chú. Nhưng tới đầu thu, Thiệu chịu hai cái tang ḷng cùng đau đớn ngang nhau: trường Mỹ Thuật tạm đóng cửa và Yến lên xe hoa. Kể từ ngày bà Ba nhận trầu cau của "người kia," mối t́nh của Thiệu hoàn toàn tan vỡ, nhưng dẫu sao Yến chưa lên xe hoa th́ Thiệu vẫn thấy rằng tuy không thuộc về ḿnh nhưng Yến cũng chưa thuộc hẳn về ai. Đến nay thật là hết, Yến đi vào màu hồng của đêm tân hôn mà màu hồng đó trở thành màu máu loang trong tim THiệu."
    Rồi sau khi di cư vào Nam Thiêu găp Yến tai tiêm thuốc tây của Yến dường Bonard. Yến cho biết Yên đa có 2 con, và chồng chết đa hai năm. v.v.

  5. #855
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Break Time : Trường Thơ Hương Xưa





    Mai sau dù có thế nào

    Đốt ḷ hương lửa tưởng người t́nh xưa



    Đỗ Hùng



  6. #856
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Mai sau

    Quote Originally Posted by Tigon View Post




    Mai sau dù có thế nào

    Đốt ḷ hương lửa tưởng người t́nh xưa



    Đỗ Hùng


    Mai sau dù có thẫn thờ
    Dở trang Hà Nội nhớ về Ḍng Sông
    Ba sinh nguồn cội tương phùng
    Sông Cầu, sông Đuống, sông Hồng t́m nhau.

    VN

  7. #857
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    ... thơ..

    Quote Originally Posted by Vân Nương View Post
    Mai sau dù có thẫn thờ
    Dở trang Hà Nội nhớ về Ḍng Sông
    Ba sinh nguồn cội tương phùng
    Sông Cầu, sông Đuống, sông Hồng t́m nhau.

    VN
    Hai câu thơ này làm cho nmq nhớ đến hai câu trong Kiều ;
    .... mai sau dù có bao giờ
    đốt ḷ hương cũ, soi tơ phím này !!! Nguyễn Du

  8. #858
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by Vân Nương View Post
    Thế chị Tigon muốn "nhánh sông Yến" măi măi quanh hiu vơi bóng trăng suông ư?
    Trong khi "nhánh sông Thiệu" đă bâng khuâng duyên mới, mượn tấm thân của suzanne để gửi Yến vào.
    Để công bằng tác giả phải cho cái phần đời của "nhánh sông Yến" không cô đơn.
    Chắc vậy! Ư kiến hiền muội Tiếng Xưa thế nào?
    Kết cuộc lý tưởng quá!

    Có phải vì Yến và Thiệu quen nhau từ bé thơ, nên mãi mãi hai người vẫn gắn bó trong phạm vi cuả cái thời điểm ấy, mà không có những suy nghĩ hay quyết định một cách trưởng thành?
    Đọc lại đọan trùng phùng cuả Y và T cũng thấy nó ...trẻ con làm sao, rồi sự giận hờn cũng rất là ...trẻ con nốt!
    Hoàn cảnh đã đưa đẩy mọi thuận tiện cho họ, nhưng cũng như đưá trẻ con, không thể nắm chặt được chùm bong bóng mầu sắc mà người ta cho nó, và nó đã để bay mất....

  9. #859
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Nghĩ thân đến bước lạc loài

    Dọc tới đoạn kết, thấy Thiệu yêu Suzanne mà vẫn yêu, vẫn nhớ Yến năo nùng, khiến VN liên tưởng dến tâm sự Kiều khi đă bán ḿnh :

    Nghĩ thân đến bước lạc loài,
    Nhị đào thà bẻ cho người t́nh chung.

    Hay hơn thế nữa, tâm sự những người Việt bỏ quê hương, sống trên các đất nước tạm dung, lây lất và kéo dài hàng nhiều thập kỷ, với những mối t́nh dị chủng, tóc vàng, da trắng, mắt xanh như Suzanne. Tuy các nàng nói tiếng Việt rất sơi. Tuy vẫn các món ăn thuần tuư Việt Nam. Nhưng mà gạo" Thái Lan dù thơm dẻo đến đâu chăng nữa cũng chẳng bao giờ thơm ngon hương vị bằng gạo dự hương hay tám thơm ngày xưa. Suzanne không hề dược Thiệu cứu khi té xuống gịng sông. Vui th́ vui gượng kẻo mà, Ai tri âm đó mặn mà với ai.

  10. #860
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Khởi đăng : Người Đẹp Trong Tranh

    Truyện ngăn của Vũ Khắc Khoan


    Gửi Ḥa, 1939...

    Sương chiều dâng lên đă kín khung song. B́nh rượu đă vơi gần nửa mà hai chú cháu vẫn chưa vào chuyện.

    Trần Công nh́n cháu, ngập ngừng rồi lại nâng chén. Tú Uyên cúi đầu yên lặng. Chàng biết là ông chú lặn lội từ Sơn Nam lên Kẻ Chợ không phải là chỉ để uống một bữa rượu với chàng. Gia dĩ, gió may đă thổi, luống cúc nảy chồi, trời trở sang thu, kỳ thi sắp tới, chú chàng nhất đán không thể v́ một câu chuyện giao tế thường t́nh mà bỏ đám học tṛ đang sửa soạn vào kỳ khảo hạch.

    Tiếng một tiếng ngỗng vẳng trên không. Trần Công rùng ḿnh. Ông với chiếc điếu, chậm răi nhồi thuốc rồi châm đóm. Khói thuốc lào miền Tiên Lăng tỏa ấm gian pḥng. Tú Uyên biết là ông chú sắp vào câu chuyện.

    Ông chú nói rằng:

    "Mai th́ chú xuôi sớm. C̣n trông cho họ kịp kỳ khảo hạch. Mà nhà cũng neo người. Anh biết đấy..."

    Trần Công ngừng lại giây lát, đủ để Tú Uyên thấy thoáng hiện lên trên nền kư ức một nếp nhà ba gian hai chái, những hàng cau thẳng tắp, một giàn thiên lư, những pho sách dưới ánh trăng, một ấm trà thơm buổi sớm, rặng tre xào xạc, ngơ tối đom đóm lập ḷe, những bước đi thầm lặng của một người thím đă luống tuổi mà vẫn chưa một lần sinh nở.

    Tú Uyên thấy ḷng se lại. Chàng thấy cần phải làm một cái ǵ, có thể làm bất cứ cái ǵ để an ủi một ông chú đă nuôi chàng từ tấm bé, từ khi cha mẹ chàng mắc bạo bệnh quy tiên. Chàng với b́nh rượu rót đầy chén Trần Công. Trần Công đỡ lấy chén rượu rồi nói tiếp:

    "Ít lâu nay chú thấy trong ḿnh không được như xưa. Chú sợ những khi bất thần trái tiết trở trời. Mà họ nhà ta chỉ c̣n có chú và... anh".

    Tú Uyên chợt hiểu rơ câu chuyện. Th́ ra là chuyện lập gia đ́nh. Chàng định lên tiếng th́ Trần Công đă giơ tay ngăn lại:

    "Để chú nói nốt... Bố cháu th́ mất sớm. Mẹ cháu cũng vậy. Cái việc chung thân của cháu giờ đây là chú phải lo. Lần này lên đây, chú đă có ư định".

    Thế rồi ông nói tiếp đến tên một người thiếu nữ. Ông khen ngợi gia thế và tài sắc của nàng. Ông viện ra tất cả chữ nghĩa của thánh hiền để nêu cao cái nghĩa thiêng liêng của việc tề gia. Ông gợi đến cái viễn ảnh cô quạnh và xót xa của một ḍng họ không người nối dơi.

    Nhưng đến khi trống ṿm canh cửa Nam điểm vào canh một, một ngọn bạch lạp được thắp lên th́ ông không nói nữa. V́ từ năy tuy vẫn đối diện mà Tú Uyên như không để ư đến lời nói của chú, mắt nh́n qua song, tâm tư hút hẳn vào ḷng một đêm đầu thu trở lạnh, lộng âm thanh heo hút của gió và lá khô xào xạc rụng ngoài vườn.

    Gian pḥng trở nên tịch mịch khác thường, một già một trẻ, mỗi người một tâm sự. Ánh nến chập chờn, g̣ má người thư sinh cao thêm lên, tṛng mắt của chàng thăm thẳm. Trên khuôn mặt đó, Trần Công cố t́m lại những nét ngây thơ của một Tú Uyên vô tư lự, mười ba tuổi đă lầu thông kinh sử, miệng cười là hoa hồng hàm tiếu, mắt long lanh như sao Hôm sao Mai. Trần Công lắc đầu: người đối điện không c̣n là cháu ông nữa. Đó là một con người lạ mà tâm hồn chắc đang nung nấu những suy tư thắc mắc nó vượt khỏi tầm thông cảm của một người chất phác như ông.

    Tú Uyên bỗng nh́n thẳng vào chú. Giọng chàng thiết tha:

    "Cháu muốn thưa với chú một điều: Chú đừng giận th́ cháu mới dám nói..."

    Rồi chàng ngập ngừng nói tiếp:

    "Thưa chú... có bao giờ... chú nghĩ đến sắc đẹp của một người đàn bà?"

    Câu hỏi đột ngột, lạ lùng quá sức tưởng tượng của Trần Công. Ông lặng người trong giây lát. Rồi ông nhớ lại ngày trước, những buổi du nhai nhộn nhịp, đêm Thăng Long tưng bừng hội Hoa đăng, một chàng tân khoa xênh xang áo gấm, một tà áo lụa thiên thanh thấp thoáng sau một cánh cổng khép hờ. Duyên kỳ ngộ là duyên đẹp ba sinh. Người thục nữ yểu điệu đă trở nên người vợ hiền.

    Ông định thần:

    "Anh hỏi thế là có ư ǵ, chú chưa hiểu..."

    "Thưa chú, cháu biết là câu hỏi đă quá đường đột. Nhưng mấy tháng nay, cháu nghĩ đă nhiều. Cháu nghĩ đến những áng thơ hay, những nét vẽ tài t́nh và những người đẹp trên đời, Vương Duy, Lư Bạch và Tây Thi, Bao Tự, Dương Quư Phi..."

    Lúc bấy giờ Tú Uyên đă mất hẳn vẻ trầm tư. Tṛng mắt long lanh như vừa bắt gặp một vài dáng h́nh là lạ thấp thoáng ngoài song. Giọng nói trở nên thắm thiết, tâm sự nung nấu từ lâu, giờ đây, gặp dịp, gặp người để mà lời lời kể lể, Trần Công yên lặng ngồi nghe, Tú Uyên nói tiếp:

    "Cháu nghĩ đến khúc Thanh B́nh điệu, Lư Bạch đối diện Dương Quư Phi..."

    Bất giác Trần Công khẽ đọc:

    Vân tưởng y thường hoa tưởng dung
    Xuân phong phất hạm lộ hoa nồng...

    Lời thơ như vọng về từ một nẻo xa xôi hun hút. Gian pḥng rung rinh ánh nến bỗng chốc bàng bạc không khí Thịnh Đường, người thơ chưa dứt một cơn say lại đă chập chờn mê tỉnh trước cái sắc đẹp năo nùng của người thiếu phụ.

    Tú Uyên sang sảng ngâm theo:

    Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến
    Hội hướng dao dài nguyệt hạ phùng.

    Trần Công trầm ngâm giây lát rồi mới nói:

    "Lời thơ như chén ngọc chạm mâm vàng. Cái kỳ thú trong thơ là do nơi cảm hứng vô biên trong ḷng thi sĩ. Tại sao đọc thơ cổ nhân cháu lại nghĩ đến sắc đẹp của một phu nhân?"

    Tú Uyên ngập ngừng:

    "Cháu thiết tưởng dù sao th́ sắc đẹp của mỹ nhân cũng là cái cớ để cho cảm hứng bắt nguồn. Huống hồ lời thơ óng chuốt, hơi thơ đầm ấm như ánh sáng mùa xuân, họ Lư chắc không thể nào vô t́nh trước nhan sắc của Dương Quư Phi".

    Trần Công lặng lẽ châm đóm. Năm xưa sinh thời Tiên Đế, khi c̣n là một sĩ tử ngày ngày ngồi nghe giảng văn ở Quốc Tử Giám, ông đâu có những thắc mắc như bọn thiếu niên ngày nay? Ông thấy cần phải lập nghiêm, nên cất tiếng giữa khói thuốc tỏa ra trắng xóa.

    "Câu chuyện văn thơ đă rơ như ánh trăng rằm. Anh không nên nghĩ quẩn mà quên việc học hành. Chú tiếc rằng hội Tao Đàn của Tiên Đế không c̣n tồn tại, cho nên lũ các anh ngày nay mới thiếu người d́u dắt".

    Trần Công không ngờ Tú Uyên đă cắt lời ông. Tú Uyên sắm nắm:

    "Thưa chú, cháu thiết tưởng cái việc lập hội Tao Đàn không phải là hoàn toàn đắc sách cho việc văn chương".

    Trần Công trừng mắt:

    "Anh nói thế là có ư ǵ?"

    "Thưa chú, theo ư cháu, nếu có thứ văn chương quan hệ tới chính trị và luân lư thường t́nh có thể dùng quy tắc để mà khuôn nắn th́ cũng có thứ văn chương, lời như cánh con bằng, từ như sóng ngoài khơi, hội Tao Đàn nào mà g̣ bó nổi?"

    Lúc bấy giờ, Trần Công không c̣n giữ nổi được b́nh tĩnh. Giọng ông run lên:

    "Vậy thế ra tất cả những lời ngâm vịnh của Tiên Đế, anh đều cho là không đáng kể hay sao? Anh mắc tội mạn thượng mà không biết đấy! Cũng may chỉ có anh với tôi, chứ nếu lọt vào tai người ngoài th́ tội anh là đáng chém".

    Tú Uyên cúi đầu. Chàng biết rằng phải dùng đến chữ "tôi" để nói chuyện với cháu là ông chú đă quá giận. Chàng yên lặng giây lâu rồi mới kính cẩn lên tiếng:

    "Thưa chú, cháu biết là đáng tội chết. Nhưng v́ ḷng thành muốn hiểu, nên mới dám đường đột trực ngôn. Tiên Đế là một bực anh quân, là ân nhân của kẻ sĩ. Cái công của ngài đối với giang sơn đất nước thật cao như trời, rộng như biển cả. Nhưng... ngài là một bực thi nhân..."

    "Ra đến bây giờ anh mới nhận..."

    "Cho nên ép uổng văn chương, làm thơ khẩu khí cũng là một việc bất đắc dĩ của ngài. Chỉ những lúc hồn thơ lai láng, từ thơ phiêu diêu, lại gặp duyên kỳ ngộ như Lư Bạch thuở trước..."

    Tú Uyên bỗng ngừng lời. Chàng vừa nhớ ra một câu chuyện cũ. Mắt chàng tươi hẳn lên:

    "Chú c̣n nhớ câu chuyện ngâm vịnh tại chiều Ngọc Liên năm xưa? Cháu cho đấy mới là những vần thơ đắc ư của ngài..."

    Trần Công cười thầm trong bụng. Ông quên sao được câu chuyện cũ, câu chuyện gặp gỡ giữa Tiên Đế và người tiên?

    Ông gật gù nh́n cháu, cơn giận tiêu tan với gió lạnh đầu thu vẫn đang xào xạc ngoài vườn. Nhưng... những vần thơ đắc ư của Tiên Đế là những vần thơ nào?

    Ông nói:

    "Tiên Đế ngự chơi chùa Ngọc Liên, nghe thấy một ni cô ngâm một câu kệ:

    Ở đây mến cảnh mến thầy
    Tuy vui đạo Phật, chưa khuây ḷng trần.

    Ngài có truyền ni cô lấy câu kệ đó làm đầu đề... nhưng anh vừa nói đến những vần thơ của ngài, anh c̣n nhớ không?"

    Tú Uyên bèn cất tiếng, trầm trầm lời thơ ngân lên trong yên lặng của gian pḥng:

    Gió thông đưa kệ tan niềm tục
    Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời.

    Trần Công ngẩn người, không chịu:

    "Hai câu đó là của ni cô..."

    Tú Uyên vẫn b́nh tĩnh:

    "Thưa chú, người đời thường hay hồ đồ mà truyền lầm chuyện cũ. Họ chỉ biết cái khẩu khí của Tiên Đế qua những bài thơ xướng họa trong hội Tao Đàn. C̣n cái tâm hồn thi nhân phiêu diêu của ngài th́ ít có người thông cảm. Ngài gặp người tiên và hồn thơ nảy tứ. Cháu cho đó là những vần thơ đắc ư nhất của ngài.

    Trần Công không biết nói ǵ. Lời giải của cháu ông tuy đột ngột, lạ lùng mà không hoàn toàn vô lư. Tiên Đế và người ni cô. Một thi nhân và một mỹ nhân. Vả lại Tiên Đế cũng đă với người đẹp ngồi cùng xe để về cung...

    Giọng ông già đượm sầu hoài cổ:

    "Đến nửa đường th́ người tiên chợt biến..."

    Tú Uyên tiếp lời:

    "Nhưng Vọng Tiên Các vẫn c̣n".

    C̣n tiếp
    Last edited by Vân Nương; 17-11-2011 at 10:44 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 12 users browsing this thread. (0 members and 12 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •