Page 224 of 304 FirstFirst ... 124174214220221222223224225226227228234274 ... LastLast
Results 2,231 to 2,240 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2231
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    - TK: C̣n hai nhà trí thức nổi tiếng trong phong trào nữa là Nguyễn Mạnh Tường và Đào Duy Anh, anh có gần gụi họ không, xin anh cho vài nét về họ.

    - LĐ: Về anh Nguyễn Mạnh Tường th́ tôi cũng không gần lắm. Tôi biết một chuyện này: anh Tường là một người rất tốt. Tại v́ sau khi mọi việc xong xuôi rồi th́ anh Tường là người dạy cháu Vũ, con anh Dần, về Pháp văn rất chu đáo, mà sở dĩ Vũ sau này nó sang Pháp một cách thuận lợi như thế, một phần công lớn là do anh Tường, mà anh Tường dạy cũng không lấy tiền, tại v́ Trần Dần làm ǵ đủ tiền mà cho Vũ học anh Tường, cho nên anh Tường đối với những người ngày xưa, anh ấy cũng có ư rất tốt.
    Thế c̣n anh Đào Duy Anh th́, anh Đào Duy Anh là một người như thế này: Anh Đào Duy Anh là một người cẩn thận, cẩn thận, giữ ǵn, trong danh từ Việt Nam người ta nói đơn giản là hơi nhát - cười.

    Anh Đào Duy Anh sau khi Nhân Văn xong th́ anh ấy làm việc trong ngành sử, rồi cũng không có ǵ liên lạc với nhau nữa. Thời trước th́ vẫn gặp nhau, thỉnh thoảng gặp nhau, nhưng v́ Đào Duy Anh là một người lớn tuổi, tôi chỉ đáng tuổi con anh ấy thôi, mà đằng sau anh ấy là cả chồng tự vị cao lớn như thế, chắc sức tôi cũng không đủ vác những tự vị của anh ấy. Nhưng tôi vẫn nhớ một chuyện về Đào Duy Anh mà tôi muốn kể với chị, để thấy cái t́nh cảm của những người Nhân Văn như thế nào.
    Tức là đă lâu lắm, mấy chục năm tôi không gặp anh Đào Duy Anh nữa, tại v́ nhà anh ấy ở rất xa, mà anh ấy lại thuộc thế hệ khác, ḿnh chẳng có ǵ để bàn với anh ấy cả. Và hai là, anh ấy không muốn tiếp xúc với những người Nhân Văn cũ, anh rất ngại. Sau này, v́ t́nh h́nh nó mở ra, hôm ấy Mặt Trận Tổ Quốc tổ chức ngày sinh nhật thật trọng thể 80 năm của Đào Duy Anh.

    Chị c̣n lạ ǵ tôi, tôi không thích đến những cuộc đông đảo như vậy bao giờ, tính tôi như thế. Tôi đang đắn đo lắm, th́ anh Đào Duy Anh mới nói với em anh ấy là Đào Phan, Đào Phan là bạn tôi, rằng: "Thế nào cũng bảo Lê Đạt tới". Anh ấy nói như thế th́ nhất định là tôi phải tới rồi. Đào Phan có dẫn tôi đến chỗ Đào Duy Anh, đông lắm, mọi người , những học tṛ rồi là những người lâu lắm mới lại gặp, khi Đào Duy Anh xuất hiện th́ mọi người quư lắm, tôi có đến chào anh Đào Duy Anh th́ anh Đào Duy Anh quay lại ngay. Tôi nói: "Chào bác, thế nào bác c̣n nhớ tôi không?" Th́ anh Đào Duy Anh có nói một câu mà tôi rất cảm động: "Làm sao mà quên được, bục công an chứ ǵ!"

    Lúc ấy tôi mới biết là trong mấy chục năm nay ông ấy không bao giờ quên ḿnh cả! Đấy là cái quan hệ giữa tôi và anh Đào Duy Anh. Như thế những người ở trong Nhân Văn, mặc dù không gần gũi nhau như trước nữa nhưng trong thâm tâm người ta vẫn dành một chỗ nào nhất định để đối xử với nhau. Đó là một t́nh bạn rất hiếm ở một nước như nước Việt Nam.

    ● Những lời cuối của Lê Đạt về Nguyễn Hữu Đang

    Ngày 8/2/2007 Nguyễn Hữu Đang từ trần, chúng tôi điện thoại về Hà Nội để ghi những lời của Hoàng Cầm và Lê Đạt nói về Nguyễn Hữu Đang. Và đây là những lời Lê Đạt nhớ bạn.

    - TK: Thưa anh Lê Đạt, anh với anh Đang, mặc dù tuổi tác khác nhau nhưng lại rất thân nhau, vậy xin anh cho biết về con người của anh Đang.

    - LĐ: Tôi biết tiếng anh Đang đă lâu rồi, nhưng khi anh Đang ở Khu IV, th́ tôi lại ở trên Việt Bắc. Đến khoảng trước năm 54, anh Đang về làm biên tập tờ Văn Nghệ với tôi, và sau báo Văn Nghệ, th́ lại tiếp tục làm tờ Nhân Văn với nhau; trong thời gian ấy, chúng tôi rất thân nhau v́ anh Đang sống một ḿnh cho nên hai anh em có thể gặp nhau ngày đêm bất kể lúc nào để bàn luận công việc. Anh Đang rất trực tính, cái ǵ cũng nói thẳng với nhau được.
    Tôi kể một chuyện này để chị thấy: thời kỳ tôi mới vào báo Văn Nghệ, anh Xuân Diệu cũng ở trong báo Văn Nghệ. Lúc ấy anh Xuân Diệu đang làm thư kư toà soạn th́ bị bệnh vào nằm bệnh viện, tôi làm thay. Anh Xuân Diệu rất khó chịu với tôi, anh ấy nói với anh Tưởng[11] là không nên để Lê Đạt làm, v́ nó chủ quan lắm, bài của ḿnh cũng bị nó gạt luôn, Lê Đạt c̣n quá trẻ để làm việc ấy. Anh Tưởng hỏi: "Thế th́ để ai làm?" Anh Diệu bảo việc ấy để Đang làm.

    Anh Tưởng rất nể anh Đang, nhưng khi anh Tưởng vừa nói là không , để tôi làm th́ anh Đang mắng luôn: "Sao cậu phong kiến thế, để nó làm. Nó làm hơn tớ nhiều. Tớ không làm đâu". Anh Đang rất ủng hộ tôi, mà anh em đối với nhau rất vui vẻ. Anh Đang là người rất nghệ sĩ, có vẻ hắc thế thôi nhưng rất nghệ sĩ, bề ngoài là người cứng rắn nhưng tâm hồn rất mềm yếu. Tôi đă trông thấy anh Đang nh́n một em bé chơi dưới nắng trong nửa tiếng đồng hồ, một cách rất say mê. Về văn nghệ ư kiến của anh ấy rất xác đáng và nhất là về hội họa, anh rất tinh. Chỉ có là anh ấy chưa làm thơ thôi, chứ anh ấy rất hiểu văn nghệ.

    - TK: Thưa anh, trong suốt thời gian từ 1973 sau khi ra tù, rồi bị quản thúc ở Thái B́nh cho đến sau này, anh Đang có viết được nhiều không ạ?

    - LĐ: Anh Đang lúc ấy có một việc rất hay mà tôi tiếc là anh đă không làm được: anh có ư muốn xem lại Nam Hoa Kinh của Trang Tử. Một người như anh Đang, làm cách mạng, sau khi bị tù đày mà nghiên cứu Nam Hoa Kinh, tôi chắc là sẽ có nhiều điểm hay lắm. Nhưng thời kỳ ở Thái B́nh, anh quá khổ, thời kỳ giun dế , mà Quán[12] nói đó, quá khổ. Người ta phải có điều kiện vật chất tối thiểu th́ mới có thể đọc sách, nghiên cứu được chị ạ.

    Sau khi anh Đang được trở về Hà Nội, tôi rất hy vọng là anh Đang sẽ làm được chuyện ấy. Nhưng lúc đó th́ lại có một việc khác xảy ra là người này, người kia mời. Cho nên anh mất rất nhiều th́ giờ giao tiếp, tôi có nhắc anh một vài lần, rồi sau cũng không dám nhắc nữa, v́ ḿnh cũng phải thông cảm với cái khổ của anh. Anh có viết được không? Tôi không rơ, nhưng nếu anh viết chắc là có nhiều ư kiến độc đáo lắm. Bởi v́ những lúc nói chuyện với nhau, tôi đă thấy anh có những ư kiến rất đặc biệt. Một người đi từ chủ nghĩa Cộng Sản, sang Lăo Tử, Trang Tử, th́ tôi chắc phải có nhiều cái hay lắm, nhất là anh Đang là người có nhiều ư kiến độc đáo. Nhưng làm thế nào được, đó là cuộc đời.

    - TK: Thưa anh, nếu sau này giới trẻ muốn t́m hiểu về anh Đang th́ nên giữ lại h́nh ảnh ǵ của anh Đang?

    - LĐ: Cuộc đời anh Đang là cuộc đời khổ sở. Anh Đang bị nhiều thiệt tḥi, lúc trẻ anh bận công tác cho văn hóa, công tác tổ chức, công tác cách mạng, cho nên anh không viết được nhiều. Sau này khổ sở, rồi cuộc đời đưa đẩy, anh không viết được, cho nên cái viết của anh hầu như không để lại ǵ nhiều. Đó là điều rất đáng tiếc. Thế hệ sau khó biết Nguyễn Hữu Đang, khó hiểu Nguyễn Hữu Đang, bởi v́ khi đă chết đi, người ta chỉ có thể quen nhau qua trước tác thôi, qua tác phẩm thôi, mà anh Đang viết rất ít. Nhưng tôi vẫn tin là người ta không quên được anh Đang, một người hoạt động văn hóa xuất sắc, tận tâm. Anh Đang có công rất nhiều trong việc Truyền Bá Quốc Ngữ, tôi cho đó là điểm phải đề cao về anh Đang. Tôi tin rằng khi nói đến tiếng Việt, người ta không thể quên được Nguyễn Hữu Đang.

    ● Sự t́m ṭi một con đường mới cho thơ ca Lê Đạt

    Lê Đạt là một trong những nhà thơ lớn có công cách tân thi ca Việt Nam , nửa sau thế kỷ XX, cùng với Thanh Tâm Tuyền, Đặng Đ́nh Hưng, Trần Dần ... Trừ Thanh Tâm Tuyền ở miền Nam, c̣n ba người miền Bắc thuộc phong trào NVGP. Tại sao như vậy? Đó là câu hỏi mà thế hệ mai sau c̣n nhiều dịp để t́m lời giải đáp. Ở đây, nhà thơ Lê Đạt sẽ nói về hành tŕnh cách tân thơ của ông bên cạnh hai người bạn: Trần Dần và Đặng Đ́nh Hưng.

    - TK: Thưa anh, có thể nói sự thay đổi thi pháp của anh là kết quả của một hành tŕnh dài, bắt đầu từ việc đọc sách ở thư viện thập niên 70. Vậy trước tiên xin anh kể lại việc đọc sách này.

    - LĐ: Đọc ở thư viện khó lắm chị ạ, thư viện khoa học xă hội nhiều sách hay nhưng chỉ dành riêng cho những người làm việc nhà nước, cán bộ nghiên cứu thôi. Tôi lúc ấy đă về hẳn rồi, tuy vẫn c̣n kỷ luật nhưng không phải cái mười năm lưu lạc giang hồ nữa. Tôi phải nói khéo với cơ quan cho tôi xin một cái giấy vào thư viện tôi đọc, tại v́ đă lâu lắm rồi tôi không được đọc sách.
    Lúc đó cũng may rằng anh em Việt kiều ở Paris vừa biếu Việt Nam một loạt sách về hoạt động văn hóa những năm 50 của Pháp, tức là những năm sôi nổi nhất trong sinh hoạt trí tuệ Pháp, nào là phái cấu trúc, nào là phái phê b́nh mới, Roland Barthes ... th́ tôi phải cố gắng xin cái giấy phép. Xin cũng khó lắm chị ạ. Đọc sách ở nước Việt Nam khó lắm chứ có phải dễ đâu. Đáng nhẽ mọi người vào, là cứ xin giấy rồi vào thôi. C̣n giấy tôi xin th́ cũng phải độ bẩy hôm người ta mới trả lời là ông đọc được. Tôi đă được đọc sách và tôi cho đó là những ngày hạnh phúc nhất đời tôi.

    Tôi đọc mười giờ một ngày: buổi sáng tôi ăn sớm rồi tôi đọc đến trưa, trưa xong tôi lại tiếp tục đọc đến chiều, về nhà tôi phải ăn cơm nguội cơ mà. Cho nên lúc đó ở Hà Nội nó đă đồn là ông Lê Đạt giàu lắm v́ lúc đó không ai ra thư viện đọc sách để học cả, mà người ta chỉ ra thư viện đọc sách để dịch. Một người suốt ngày ở thư viện là phải dịch được nhiều tiền lắm!

    Tôi đọc lại những sách thuở nhỏ tôi đă đọc và tôi đọc cả những sách đang sôi nổi lúc bấy giờ ví dụ như về structuralisme (cấu trúc luận), về linguistique (ngôn ngữ học), về nouvelle poésie française (thơ mới của Pháp) v.v... Tôi cho đó là những năm tốt đẹp nhất của đời tôi, lâu lắm tôi mới được đọc như thế. Sau đó th́ thư viện họ quen tôi và họ đối với tôi rất tử tế. Lúc ấy anh Thảo cũng ra, anh Trần Dần th́ đâu người ta thuê anh ấy dịch Althusser, anh ấy cũng ra thư viện đó để dịch, thế là ba anh em lại gặp nhau và lúc đó ở Hà Nội người ta đă sơ tán cả rồi.

    Một hôm tôi đến mượn sách th́ chị thủ thư rất buồn, bảo: "Bây giờ ban giám đốc vừa ra một cái lệnh bác không được đọc sách nước ngoài nữa, chỉ đọc sách tiếng Việt thôi". Sau tôi mới hỏi ra th́ là thế này: Người phụ trách thư viện là một ông thiếu tá vừa chuyển ngành, ông ấy nghĩ bụng là bây giờ mọi người đều đi sơ tán th́ c̣n ai học hành ǵ nữa, chỉ thấy mấy anh NVGP trong này, chắc chúng nó bàn chuyện bậy bạ ǵ cho nên việc thứ nhất là: thôi, không cho chúng nó đọc nữa. Nhưng Thảo th́ có cái giấy ở trên, đang nghiên cứu về hiện tượng học đó, th́ anh ấy vẫn được đọc. C̣n tôi không có giấy đặc biệt ǵ cả th́ họ không cho tôi đọc tiếng Pháp nữa. Tôi phải rời thư viện ấy, sau khi tôi đă đọc coi như gần hết thư viện đó rồi, th́ để chị biết là ở Việt Nam đọc sách cũng khó khăn lắm.

    - TK: Như vậy có thể nói rằng chính sự đọc sách ở thư viện đă dẫn anh đến chỗ quyết định phải thay đổi thi pháp của ḿnh, thưa anh có phải như vậy không?

    - LĐ: Không, quyết định ấy có từ lâu rồi. Quyết định từ lâu rồi. Tức là sau Nhân Văn, tôi không được làm thơ nữa, không được in thơ nữa cho nên tôi đă nghĩ rất nhiều về thơ của ḿnh, tôi phải t́m một cách khác. Dần dần tôi đă đi xa, càng ngày càng xa Maïakovski: Tại v́ tôi thấy chính Maïakovski là người đă đóng góp rất nhiều vào cái sai lầm của chủ nghĩa Cộng Sản, cho nên càng ngày tôi càng tách xa Maïakovski nhưng chưa t́m được cách nào để đi cả.

    Lúc bấy giờ th́ những anh em cũ như Trần Dần, Đặng Đ́nh Hưng ... Đặng Đ́nh Hưng, sau năm 60, do sự giúp đỡ của Trần Dần, th́ Đặng Đ́nh Hưng đă có một số những thành tựu nhất định. Anh Dần, anh Hưng, các anh ấy đinh ninh đă t́m thấy đường rồi, c̣n tôi vẫn chưa t́m thấy đường ǵ cả. Tôi nhớ có một hôm, năm ấy vào khoảng năm 65, ba người uống rượu với nhau, Hưng không biết là tỉnh hay say, hay là giả say th́ không biết, mới nói rằng: "Cậu không bao giờ có thể làm thơ hay được cả tại v́ cậu tỉnh quá". Th́ tôi đứng dậy nói: "Cũng có thể ḿnh không thể làm thơ hay được nữa, nhưng mà ḿnh không muốn mất cái sự tỉnh táo". Và tôi chia tay với họ. Sự chia tay ấy chắc mọi người không biết được, tại v́ chỉ chia tay trong ba người thôi.

    Nhưng lúc ấy tôi rất buồn, tại v́ chỉ c̣n có ba người thôi mà không trụ được với nhau, lại phải chia tay. Mà tôi nhất định không thể ở lại được nữa. Tại v́ ở lại th́ hoặc là tôi theo họ, mà tôi không thích. Lúc bấy giờ tôi buồn lắm. Trong bốn, năm năm trời tôi không làm bài thơ nào cả, chỉ làm những cái mà người ta gọi là tập, exercices, con con nhưng không làm bài thơ nào cả.

    Thường thường là cứ đến ngày Noël, anh em hay gặp nhau; gặp nhau th́ làm một bữa rượu, ngồi uống rượu. Những buổi đó bao giờ cũng có đủ: tôi, anh Dần, anh Hưng và anh Hoàng Cầm. Uống rượu được một lúc th́ anh Hoàng Cầm thường đọc bài đề từ của Chu Mạnh Trinh mà Hoài Nam Tử dịch trong đó có một câu rất nổi tiếng là Cánh hoa rụng chọn ǵ đất sạch đó. Anh Cầm ngâm bài ấy cực hay và rất buồn. Sau đó th́ các ông ấy uống rượu, uống rượu rồi bàn hết khôn rồi ra dại. Thường những lúc ấy tôi hay đứng dậy, lặng lẽ một ḿnh tôi bỏ về. Bỏ về như vậy làm anh em khó chịu nhưng tôi thấy không thể tiếp tục măi như thế được. Trong đám ấy, lúc bấy giờ tôi lại trở nên một kẻ bị bỏ rơi, mà tôi cũng chưa biết là ḿnh sẽ đi đến đâu cả, con đường trước mắt chưa biết thế nào, nhưng chắc chắn là tôi không đi con đường của hai anh ấy.

    - TK: Xin anh nói về con đường đi của hai anh Trần Dần và Đặng Đ́nh Hưng.

    - LĐ: Tôi thấy anh Dần từ xưa đến nay vẫn là người mê chữ từ lâu rồi, cho nên anh Dần vẫn tiếp tục con đường của anh ấy. C̣n anh Hưng anh ấy ở âm nhạc sang cho nên anh ấy có lợi thế rất nhiều v́ không bị ám ảnh bởi văn phạm ngôn ngữ như tôi. Anh ấy gặp anh Dần th́ hai anh sẵn sàng đi con đường của ḿnh, tức là con đường sau này chị đă thấy trong thơ Đặng Đ́nh Hưng đó; nhưng lúc đầu th́ anh Đặng Đ́nh Hưng chưa làm thơ văn xuôi như thế, sau này mới dần dần đi về văn xuôi, do anh ấy không bị -người ta gọi là- hạn chế ǵ, bởi cái văn phạm của những người làm thơ lâu như tôi. V́ từ nhạc sang cho nên anh ấy rất dễ dăi và anh ấy thanh thoát lắm.
    Anh Dần th́ có nhiều khó khăn, tại v́ anh Dần là một người t́m ṭi. Tôi vẫn cho anh Dần là một người có nhiều ưu điểm và nhược điểm của một anh trưởng môn. Anh ấy hay đề ra lư luận trước để anh ấy theo sau, thí dụ anh ấy đề ra lư luận của cái Mùa sạch ấy, anh ấy theo một lư luận như thế, rồi anh ấy cứ làm như thế. Cái đó là ưu điểm của anh ấy, tức là anh gây được một ấn tượng mạnh, nhưng nhiều lúc, nếu chị đọc cẩn thận, nhiều lúc chị cũng thấy là nó hơi khiên cưỡng. Thế nhưng anh Dần cứ tiếp tục đi. Anh ấy với anh Hưng làm cả thơ vẽ ... anh Dần làm nhiều thơ lắm. Nhưng tôi thấy rằng cái đó không hợp với tôi.


    Còn tiếp ...

  2. #2232
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    - TK: Thưa anh, có thể nói rằng giữa hai anh Đặng Đ́nh Hưng và Trần Dần cũng có sự khác biệt: sự t́m kiếm của anh Đặng Đ́nh Hưng đă được thể hiện khá rơ ràng qua hai tập Ô mai và Bến lạ, c̣n anh Trần Dần, qua những ǵ đă in, người ta chưa thấy rơ được những t́m kiếm của anh Trần Dần. Tập Cổng tỉnh cho thấy sự giàu có trong ngôn ngữ thơ Trần Dần, nhưng vẫn c̣n là một cấu trúc thơ tương đối cổ điển. C̣n tập Mùa sạch, mới chỉ là một thứ thử nghiệm, exercice, chưa thể nói là xong, là một tập thơ hoàn chỉnh. Vậy theo anh, cần phải làm thế nào để giới thiệu toàn diện sự t́m ṭi thơ của Trần Dần?

    - LĐ: Cái này th́ tôi có hứa với Trần Dần một điều mà tôi chưa làm được, tức là tôi sẽ đọc lại tất cả thơ Trần Dần, tại v́, như chị biết là, sau này, tôi đi t́m con đường của tôi th́ tôi cũng không gần anh Dần như ngày xưa nữa, thế và khi tôi đề nghị với anh Dần như thế này th́ anh ấy cũng không đồng ư: "Bây giờ th́ cậu cũng yếu rồi, cậu yếu rồi th́ để ḿnh chọn cho cậu toàn tập, với tất cả những t́m ṭi của cậu để người ta có một cái nh́n chung về tất cả những t́m ṭi của Trần Dần".
    Nhưng anh Dần muốn in tập Cổng tỉnh th́ tôi cũng phải chiều anh ấy thôi. Nhưng chắc là thế nào cũng có một lần tôi phải prendre en main (đích thân làm) chuyện này, tôi sẽ đọc lại hết thơ của anh Trần Dần và tôi sẽ cố gắng làm sao mà xuất bản một tuyển tập của anh ấy, chọn trong cái toàn tập của anh ấy, để mọi người có thể thấy được cái t́m ṭi của anh ấy như thế nào.

    Về anh Dần th́ rất khó chị ạ, v́ mọi người nghe tiếng anh ấy rất nhiều, mà tiếng anh ấy rất to. Tôi rất sợ những tiếng to. Tôi đă nói với Dương Tường đấy, với một người như Dần th́ không nên dùng những chữ to quá, như những kim tự tháp, hay ... ǵ ǵ, nghe nó mệt quá. Với những người ấy càng cần phải dùng những ǵ gần gũi hơn. Tôi rất tiếc. Tôi có nói với cháu Vũ, tức là con anh Trần Dần: "Có lẽ hôm nào hai bác cháu ḿnh phải làm cái việc ấy, tức là chọn lại tất cả các tác phẩm của bố cháu, và tŕnh bày trong tất cả quá tŕnh nó đi như thế nào, để mọi người biết là bố cháu đă t́m ṭi như thế nào".
    Tôi phải nói, anh Dần cũng có cái này không thuận lợi là từ năm bẩy mươi mấy anh ấy đă bị nhũn năo rồi. Lúc mới nhũn năo anh c̣n làm được, nhúc nhắc được nhưng mà bệnh ấy cứ dần dần lan ra cho nên độ nhạy bén của anh ấy cũng sút đi, thành ra bây giờ tôi coi đấy là cái nợ mà tôi phải trả đối với anh Trần Dần. Lúc nào, khi tôi đă xem hết, th́ có lẽ tôi sẽ trả lời chị một cách thỏa đáng hơn.

    - TK: Bây giờ xin anh kể về công việc t́m ṭi thi pháp mới của anh. Anh đă đi theo con đường tư tưởng như thế nào?

    - LĐ: Th́ tôi cứ đọc, đọc lung tung hết, nhất là tôi đọc lại Freud, đọc lại ... rất nhiều và tôi chú ư nhất đến cái vô thức. Tôi cho là thơ của thế kỷ XVIII nặng về trí tuệ, đến thế kỷ XIX nó trả lại cho con người một dimension (chiều kích) nữa, là dimension về t́nh cảm. Nhưng thế kỷ XIX chỉ đứng ở đấy thôi và đến thế kỷ XX nó mới trả lại cho con người một dimension nữa, tôi cho cái dimension ấy là vô thức, tôi đọc lại Freud rất nhiều. Tuy rằng Freud tôi đă đọc từ khi đi học nhưng cũng chỉ đọc một cách vội vă thôi, bây giờ ḿnh đọc lại; sau tôi cũng rất thích Lacan, rồi đọc những Barthes th́ ông ấy đều nói tức là phải có một cái ǵ nó autre (khác), một cái vô thức, mà lúc ấy th́ tôi cũng chưa biết vô thức là như thế nào cả.

    Lúc ấy tôi thấy các ông structuraliste (nhà cấu trúc học) nói về ngôn ngữ học, mà kiến thức của ḿnh về ngôn ngữ học kém quá, tôi lại phải lên thư viện trên gác, là thư viện khoa học tự nhiên, tôi đọc ngôn ngữ học, tôi đọc Saussure như thế nào, vất vả lắm. Cả khi người ta đặt dịch điều khiển học tôi lại phải t́m hiểu cibernétique (tự động học). Tôi lên thư viện trên gác, những ǵ ḿnh không hiểu th́ hỏi những người quen trên ấy, như thế là trong thời gian đó ḿnh học được rất nhiều, rồi khi nào nó thành h́nh, tôi cũng không rơ. Chị là người duy nhất mà nói về thơ tôi rơ ràng hơn tôi.
    Tôi nói thật đấy, v́ khi làm, tôi cũng mù mờ cả thế thôi, tôi chỉ nghe, chỉ dựa vào một câu của Lacan, tức là: "L'inconscient est structuré comme un langage" (Vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ). Tóm lại, tôi t́m học ngôn ngữ rất nhiều, nhưng càng ngày tôi càng thấy làm thơ là chống lại ngôn ngữ học, cụ thể là ngữ pháp. Làm thơ nô lệ ngữ pháp là thơ vứt đi. Aragon đă tỏ ra rất sâu sắc khi phát biểu "Tất cả bắt đầu bằng một lỗi ngữ pháp".

    Chính tôi làm lúc đầu cũng run tay lắm, tại v́ ḿnh thấy tự nhiên ḿnh nói một thứ ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ của mọi người. Ở Dần tôi c̣n thấy cái ngôn ngữ là ngôn ngữ của mọi người. Điểm đầu tiên là tôi không đưa thơ cho Dần và Hưng xem như ngày xưa nữa, tại v́ tôi nghĩ: đưa cho họ cũng chẳng có tích sự ǵ, họ lại góp ư, có khi ḿnh lại phải theo ư kiến của họ mà ḿnh chưa tin th́ làm sao ḿnh theo họ được. Sau này, khi tôi in mấy bài rồi -khi đă phục hồi rồi- th́ Dần có lên gặp tôi, nói rằng: "Được, nhưng mà hơi kỹ quá". Tôi cũng không hiểu là anh ấy có ư ǵ, tôi cũng không hỏi nữa, mà lúc ấy tôi đă thành h́nh rồi, tôi chắc không ai thay đổi tôi được nữa.

    Tóm lại là tôi thấy cần phải có vô thức, và tôi đi t́m nó. Tôi không có cái đinh ninh của người trưởng môn, cho nên lúc nào tôi cũng lo lắng, hồi hộp, chắc chị biết đó. Cho nên đến khi tôi đọc bài Tạo sinh của chị th́ tôi mới lại tiếp tục nghiên cứu lại những bài mà tôi được đọc để cho nó sáng tỏ ra - cười.
    Không, tôi nói thật đó -cười- chứ c̣n khi tôi viết th́ đúng là tôi cũng không có nghĩ ǵ. Lẽ dĩ nhiên tôi là một người nặng về lư luận, cũng như anh em đều cho tôi là một người lư luận rồi, nhưng mà nói một cách rơ ràng, formuler (bày tỏ) một cách rơ ràng như thế th́ đúng là lúc đó tôi cũng chưa formuler được. Tôi đă đọc Saint John Perse, tôi đọc René Char, tôi đọc Francis Ponge, nhất là Ponge, tôi đọc rất nhiều. Tôi thấy công lao của Ponge về vấn đề ngôn ngữ nhiều lắm. Nhưng mà theo tôi, th́ ḿnh phải đi xa hơn họ. Trong lúc đó tôi đọc cả Nouvelle Poésie Française, tôi cũng đọc lại thơ Đường rất nhiều và trong thơ Đường nhiều cái rất hay mà tôi thấy nó rất hiện đại cho nên trong thâm tâm tôi, tôi vẫn muốn làm thế nào mà có thể kết hợp được thơ Á Đông với thơ Tây phương.

    Đó là một chủ trương, nhưng tôi không biết chủ trương ấy phải thực hiện như thế nào thôi. Tôi không thích một số người, trước th́ cái ǵ cũng ca ngợi Tây phương hết lời; đến khi người Tây phương ca ngợi Á Đông th́ quay lại cho Tây phương là vứt đi, chỉ có Á Đông mới là sang trọng. Tôi cho rằng Á Đông cũng sang trọng mà Tây phương cũng sang trọng, nhưng ḿnh phải biết đúng chỗ nào thôi. Cho nên điều mong muốn nhất của đời tôi -không biết có thực hiện được không- là làm sao tôi có thể làm được những câu thơ mang tất cả những t́m ṭi của Tây phương kết hợp với những t́m ṭi của Đông phương, th́ đó là con đường thơ của tôi. Đến đâu th́ chưa biết.

    - TK: Thưa anh, thơ anh c̣n một đặc điểm khác hẳn thơ của những người khác, đó là anh dùng ít chữ lắm và thơ anh không rơ nghĩa như thơ những người khác. Cho nên đọc thơ anh không phải là dễ. Vậy xin anh giải thích thêm một chút về vấn đề này.

    - LĐ: Tôi đă nói với chị cái đạt được ấy nhiều khi nó cũng vô thức lắm. Tôi rất thèm muốn được có cái hữu thức sáng suốt như anh Trần Dần, vốn tôi lại không có. Nhưng trong khi suy nghĩ để t́m cái vô thức ấy, th́ tôi đọc rất nhiều, như trên tôi vừa nói, không những tôi đọc thơ Đường, đọc Nouvelle Poésie Pháp, mà tôi c̣n đọc rất nhiều ca dao, và đặc biệt là những bài hát trẻ con. Tôi mới thấy rằng: chữ nghĩa h́nh như người ta tách nó ra khỏi nguồn gốc sinh thành của nó nhiều quá. V́ thế cho nên chị thấy trong thơ tôi có rất nhiều nguyên âm, như thể là chữ (của tôi) nó nấn ná lắm, nó chưa muốn ra khỏi cái nôi của mẹ nó.
    Tôi vẫn cho rằng rạch ṛi là bệnh xấu của thơ. Tôi thấy h́nh như chữ nó gần gụi với nhau lắm và nó không muốn chia tay nhau ở trên một trang giấy, thành ra, chị xem, thơ tôi hay lẫn lộn và hay có nhiều nguyên âm. Tôi vẫn cho rằng: mỗi câu thơ ấy, thường những chữ nó đều ở ngă ba, ngă tư chữ cả. Khi đọc những ngôn ngữ cổ, tôi thấy ngôn ngữ cổ rất ít tiếng, đôi khi một tiếng có hai nghĩa trái ngược hẳn nhau, tôi rất thích thứ ngôn ngữ như thế, tại v́ h́nh như ngôn ngữ càng ngày càng muốn rạch ṛi quá.

    Riêng tôi, tôi vẫn nghĩ h́nh như cái chữ khi nó ra khỏi im lặng, nó vẫn tiếp tục sự im lặng đó. Không biết khi đọc thơ tôi chị có thấy thế không, nhưng mà thơ tôi, những cái chữ nó ra, h́nh như nó đều bất đắc dĩ cả và nó nối tiếp cái im lặng mà ở trong đó nó thoát thai ra. V́ thế đọc thơ tôi nhiều người nói câu này, không biết chị có đồng ư không: "Thơ như một người nói nhịu ấy". Mà nếu nói nhịu như thế th́ hay tại v́, chắc là như chị cũng biết Freud phát hiện được cái vô thức là do nghiên cứu cái nói nhịu ấy thôi. Th́ tôi cho rằng qua cái nói nhịu ấy, may ra mọi người phát hiện được cái vô thức của ḿnh th́ cũng rất tốt.

    - TK: Xin anh một lời kết cho toàn bộ câu chuyện dài về NVGP của chúng ta.

    - LĐ: Tôi muốn nói mấy điểm thế này chị ạ, chị thấy thời gian sống của Nhân Văn không lâu, chỉ có mấy tháng giời thôi, mà cũng chỉ có mấy số báo thôi, nhưng làm sao nó để lại một ảnh hưởng sâu đậm như thế? Làm sao chỉ có mấy người -lúc bắt đầu Giai Phẩm Mùa Xuân chỉ có mấy người- mà mấy người cũng rất trẻ, sau đó phong trào Nhân Văn trở thành một phong trào rộng lớn, một bên là phong trào sinh viên rất đông, hai là một số giáo sư đại học, tất cả hợp thành giới trí thức nói chung. Mà chẳng có bộ máy ǵ cả, chẳng có quyền lợi ǵ cả, không hứa hẹn ǵ cả, chẳng có huân chương cho ai cả, chỉ có một đám người như thế đứng lên, th́ cái đó là điều làm cho ḿnh phải suy nghĩ.

    Như thế mới thấy là cái khao khát của những người trí thức muốn đóng góp cho đất nước rất sâu sắc. Lúc bấy giờ mọi người đều đóng góp, có được tiền nong ǵ đâu, mà đóng góp lúc ấy rất nguy hiểm. Th́ tôi thấy những người lănh đạo nước Việt Nam phải lưu ư: Tại làm sao, thời ấy, một nhóm người rất nhỏ có thể huy động được nhiều trí thức như thế ? Làm sao một bộ máy lớn như bộ máy nhà nước mà không huy động được trí thức trong vấn đề xây dựng đất nước, bây giờ ?

    Nếu những người lănh đạo đất nước bỏ tất cả những bực dọc, bỏ tất cả những định kiến đi, mà suy nghĩ về vấn đề NVGP, tôi chắc họ cũng học được rất nhiều, nhất là bây giờ người ta đang nói nhiều đến chất xám. Chất xám trở thành cái vốn rất lớn, nhưng sự huy động chất xám chưa được bao nhiêu cả. Thế mà làm sao thời kỳ Nhân Văn chỉ có một nhóm người, lại huy động được cái chất xám lớn lao như thế? Mà chỉ trong một thời gian ngắn đă trở thành một lực lượng thực sự. Nếu những người có thẩm quyền của nước Việt Nam bây giờ thực sự suy nghĩ về NVGP, để làm sao có thể huy động được giới trí thức lớn lao như vậy th́ đất nước sẽ khá hơn nhiều.

    Tại sao bây giờ tất cả những người ở trong nước lại tránh nói đến vấn đề NVGP? Nó là vấn đề lịch sử đă qua rồi. Chúng ta có thể rút kinh nghiệm cho những ngày tới. Tôi thấy việc ấy nên làm lắm. Không ai có thể tịch thu được lịch sử cả, tại v́ lịch sử sống dài hơn một con người, lịch sử sống dài hơn một chế độ. Thà ḿnh biết trước, ḿnh làm cho nó thỏa đáng, có lịch sự bao nhiêu không? Bây giờ cứ để cho đến lúc mà ... Thường thường khi người ta rút kinh nghiệm lịch sử th́ bao giờ cũng quá muộn.

    - TK: Xin thành thật cảm ơn nhà thơ Lê Đạt.

    Toàn bộ buổi nói chuyện với nhà thơ Lê Đạt, thu thanh ngày 13/4/1999 tại Paris và phát thanh nhiều kỳ trên đài RFI từ 8/5/2004 đến 19/6/2004.



    [1] Ngày nay là Uỷ Ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương.
    [2] Tên thật của Tố Hữu.
    [3] tức là đợt học tập 18 ngày trong tháng 8/1956.
    [4] Thực ra bài Phê b́nh lănh đạo văn nghệ của Phan Khôi đăng trên Giai Phẩm Mùa Thu, tập I.
    [5] Bài này không quan trọng, Phan Khôi trả lời báo Cách mạng quốc gia, một tờ báo của chính phủ miền Nam có ư mỉa mai Phan Khôi theo Việt Cộng.
    [6] Lê Đạt nói 2 bài: như vậy một bài đăng Nhân Văn Số 5 chúng ta đă biết, c̣n bài đăng số 6, bị đ́nh lại ở nhà in.
    [7] Thực ra th́ báoVăn số 36, bị đ́nh bản v́ bài Ông Năm Chuột của Phan Khôi.
    [8] BNVGPTTADL, nxb Sự Thật, Hà Nội, 1959, trg 309.
    [9] Thực ra Hoàng Cầm bị giam 18 tháng.
    [10] Deuxième Bureau là Pḥng Nh́.
    [11] Nguyễn Huy Tưởng.
    [12] Phùng Quán.

  3. #2233
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    Nói chuyện với nhà thơ Hoàng Cầm


    Những buổi nói chuyện với nhà thơ Hoàng Cầm về đời văn của ông từ thời thơ ấu qua những giai đoạn cách mạng kháng chiến, thời kỳ NVGP, thời kỳ đổi mới đến ngày nay, được thu thanh nhiều lần qua điện thoại viễn liên Paris-Hà Nội và phát thanh trong nhiều dịp khác nhau trên đài RFI, lần đầu tiên ngày 14/1/96 và gần đây nhất, đầu năm 2007 khi Nguyễn Hữu Đang qua đời.

    Phần ông nói về NVGP đă được ghi lại trên Hợp Lưu số 81 số đặc biệt về NVGP tháng 2-3/2005 và về Nguyễn Hữu Đang, trên HL số 94, tháng 4-5/2007, số tưởng niệm Nguyễn Hữu Đang.

    Chúng tôi soạn lại và ghi toàn bộ các cuộc nói chuyện với Hoàng Cầm, không theo tŕnh tự phát sóng mà theo tŕnh tự những diễn biến đă xẩy ra trong đời Hoàng Cầm, để bạn đọc có thể nh́n thấy những dữ kiện nối tiếp nhau.
    Nói chuyện với Hoàng Cầm, điện thoại thường không bị cắt, trừ lần cuối, ghi âm ngày 8/2/2007, Nguyễn Hữu Đang vừa mất, Hoàng Cầm muốn kể lại rơ ràng hơn về Nguyễn Hữu Đang và NVGP, nhưng thu thanh được gần một giờ, v́ thấy ông mệt, chúng tôi hẹn lại ngày hôm sau, nhưng từ ngày sau, điện thoại bị nhiễu không thể tiếp tục thu được giọng ông nữa. Đó là lần cuối cùng chúng tôi được tiếp xúc với nhà thơ Hoàng Cầm.



    ● Thời thơ ấu và cảm hứng thi ca

    - TK: Thưa anh Hoàng Cầm, trở lại những ngày anh bắt đầu làm thơ, anh đă đến với thơ trong trường hợp như thế nào ạ?

    - HC: Bây giờ tôi mới nghiệm ra là h́nh như tôi là thơ bẩm sinh th́ phải, h́nh như là thơ đă nhập vào người tôi từ lúc tôi c̣n là cái bào thai. Không biết là có đúng không. Mà ngay từ khi tôi biết được khách quan tức là có ư thức được rằng ḿnh đang ở đâu, bố mẹ ḿnh thế nào, rồi chung quanh ḿnh thế nào, tức là từ năm lên 5 tuổi.
    Lúc bấy giờ gia đ́nh tôi ở môt phố xép, bên cạnh đường số 1, c̣n 6 cây số nữa mới đến thị xă Bắc Giang. Nhà tôi có một cái tủ thuốc của ông bố tôi làm cụ lang chữa bệnh, với lại một cái bồ hàng xén của bà mẹ tôi, thường thường là gánh đi bán ở các chợ chung quanh mấy xă đó, là huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang.

    Sống nghèo nàn như thế thôi. Không hiểu sao khi tôi lớn lên một chút thôi, tức là từ năm lên 5 tuổi, luôn luôn tôi cứ mơ mộng về những đám mây, nó cứ đi, nó cứ bay rồi nó về một ngọn núi xa xa là dăy núi Nham Biền ở tỉnh Bắc Giang đấy. Đằng sau đường xe lửa đi độ vài trăm mét th́ có một con ng̣i, khi mùa nước lũ nó cũng to, mùa khô th́ có thể lội qua được. Tôi hay ra bờ con ng̣i đó. Ḿnh cứ mơ mơ màng màng vào con sông đó, cái ng̣i đó, cứ trôi mà không biết trôi về đâu. Có khi ḿnh thả những con thuyền, lấy một cái lá đa bó nó lại như h́nh con thuyền ấy, rồi ḿnh thả cho nó trôi. Để muốn nói rằng, thời thơ ấu của tôi cho đến khi tôi học hết tú tài th́ cái nghiệp thơ đă định vào người tôi từ quá sớm.
    Mà tôi sống rất cô đơn, ở một xóm quê, cứ thơ thẩn trên cái đường làng hiu hắt như thế cho đến bây giờ 77 tuổi, tức là 70 năm. Bởi v́ tôi cũng bắt đầu làm câu thơ đầu tiên vào năm lên tám tuổi. Cái nghiệp thơ ấy nó cứ theo đuổi tôi suốt bảy chục năm. Có thể nói là không có một ngày nào, tôi buông rời được cái hồn thơ của tôi.

    - TK: Anh có thói quen làm thơ vào những lúc như thế nào? Ban ngày hay ban đêm? Hay là phải những giờ phút đặc biệt mà anh có cảm hứng?

    - HC: Không hiểu làm sao mà cái hồn thơ của tôi nó cứ luôn luôn đêm nào cũng thế, nó cứ thao thức ở trong người. Có lúc th́ bật ra được bài thơ. Mà không chăng nữa th́ nó cũng vẫn là những giấc mê hoặc những mơ mộng, hoặc những nguyện vọng, những ao ước. Nó luôn luôn bám lấy tôi, nhất là về ban đêm. Và cũng phải nói một điều là từ lúc biết làm thơ, chưa bao giờ tôi làm thơ ban ngày hay chưa bao giờ tôi làm thơ theo một chủ đề định sẵn. Cứ tự nhiên nó đến, rồi tự nhiên nó đi.

    Không hề có một sự cố gắng t́m ṭi chữ nghĩa hay bố cục ǵ cả. Tất nhiên là cảm xúc đầu tiên có ghi ra giấy, sau đó là cái thời gian phải nâng cao lên, tức là chọn chữ hoặc thay đổi chữ nọ, nhịp kia ... th́ tất nhiên phải làm. Và cái giai đoạn này nó đă bắt đầu ngay từ lúc c̣n thơ ấu.

    - TK: Nếu bây giờ tóm tắt lại thời thơ ấu của anh trong mấy nét chính th́ anh thấy có những mấu chốt nào cần ghi lại?

    - HC: Thời thơ ấu th́ chỉ tóm tắt lại như thế này: Cái thời thơ ấu có bốn vấn đề lớn: Một là cái tuổi thơ, thấy cô đơn ngay từ bé. Điểm thứ hai: tuổi thơ sớm phát triển dục tính, tức là biết yêu từ năm lên tám. Đặc điểm thứ ba, anh muốn nói đến một nhà xuất bản -tức là nhà xuất bản Tân Dân- v́ từ thời thơ ấu cho đến khi hết đi học, đang học tú tài, anh đă tham gia nghề văn rồi. Đó là một nhà xuất bản lớn của ông Vũ Đ́nh Long, và cho đến bây giờ th́ anh nhận định rằng đó là một nhà xuất bản rất có công với văn học Việt Nam, là một.

    Thứ hai nữa, là cách đối xử với văn nghệ sĩ, ông Long đối xử một cách tử tế, vừa công bằng, vừa hợp lư _ Nhưng đồng thời cũng có t́nh nữa, đó là điểm thứ ba. Điểm thứ tư, cái khuynh hướng của anh lúc ấy là khuynh hướng làm thơ, có thể nói là quá sớm đi. Như người ta, lúc bắt đầu mới vào nghiệp văn thơ, thường làm lung tung cả chứ chưa ấn định được; ngược lại, ở Hoàng Cầm, thơ là cái nó bắt vào ngay. Từ lúc lên tám, lên chín, cái hướng về thơ đă h́nh thành một cách khá rơ nét. Đó là bốn đặc điểm của thời kỳ thứ nhất.

    - TK: Thưa anh, sang thời kỳ thứ hai là thời kỳ trưởng thành, sự nghiệp thi ca của anh bắt đầu như thế nào?

    - HC: Sang thời kỳ thứ hai là thời kỳ Cách Mạng và Kháng Chiến, có hai tác phẩm đánh dấu thời kỳ bấy giờ. Một là về thơ, nhưng thơ lại đi sau một ngành khác tức là ngành Kịch Thơ và anh rất say mê kịch thơ. Cho nên đă viết từ năm 1937 -lúc bấy giờ anh mới học năm thứ ba trường Cao Đẳng Tiểu Học ở Bắc Ninh- th́ anh đă viết kịch thơ đầu tiên tức là kịch Hận Nam Quan, kịch thơ đầu tiên và diễn ngay ở trong lớp. Đến năm 1942, viết một vở kịch thơ mà cho đến bây giờ, kể cả các người ở sân khấu, các nhà nghiên cứu, các nhà phê b́nh, đều đánh giá là vở kịch thơ xuất sắc nhất của Hoàng Cầm, đó là Kiều Loan, viết năm 1942.

    Nhưng vở kịch thơ ấy có một số phận khá long đong, nghĩa là từ lúc viết đến lúc in ra lần thứ nhất, là đúng nửa thế kỷ: Viết năm 1942 mà măi đến năm 1992 mới in được toàn bộ. C̣n về diễn th́ chỉ diễn được đúng một buổi ở Nhà Hát Lớn Hà Nội, vào khoảng cuối tháng 11 năm 1946. Vừa diễn xong th́ có lệnh phải hoăn, v́ lúc bấy giờ chiến tranh Việt Pháp sắp nổ ra và t́nh h́nh Hà Nội lúc bấy giờ rất căng thẳng: luôn luôn có những vụ bắt cóc, những vụ nổ súng, nổ lựu đạn, v.v... tức là cuối tháng 11 cho đến 19 tháng 12 th́ nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc.

    Cũng v́ cái kịch thơ đó, mà viên chánh sứ người Pháp tên là Luciani đă ra lệnh trục xuất Hoàng Cầm khỏi tỉnh Bắc Giang. Khi về Hà Nội, lại đưa vở kịch ra pḥng kiểm duyệt, th́ cũng lại một viên chức cao cấp của Pháp tên là Cousseau, sau này người ta bảo, hắn là chủ nhiệm pḥng Tuyên Truyền và Báo chí, Chef de l'IFP tức là Information Presse et Propagande, kiểm duyệt bỏ cả bốn hồi kịch thơ. Đó là giai đoạn Cách Mạng và Kháng Chiến, bắt đầu bằng Kịch Thơ.

    - TK: Thưa anh, như vậy tức là Thơ Hoàng Cầm đến sau Kịch thơ và có thể nói rằng những bài thơ đầu tiên của anh gắn bó với kháng chiến và nó đánh dấu cho một giai đoạn lịch sử.

    - HC: Có thể nói là những bài thơ ấy đánh dấu cái thời kỳ cả nước chống thực dân Pháp, đó là bài Bên Kia Sông Đuống, nó cùng thời với những bài Tây Tiến của Quang Dũng, rồi độ hai năm sau, tới bài Màu tím hoa sim của Hữu Loan. Rồi một ít lâu nữa th́ đến bài trường ca Việt Bắc của Trần Dần. Lúc bấy giờ anh Lê Đạt chỉ mới bắt đầu -làm thơ- v́ anh ấy trước tiên là cán bộ Tuyên Huấn. Đầu tiên anh ấy là bí thư riêng về văn nghệ cho ông Trường Chinh. Đến năm 49 th́ Trường Chinh cử Lê Đạt sang làm trợ lư cho ông Tố Hữu v́ ông Tố Hữu được đảng phân công phụ trách toàn bộ vấn đề văn nghệ của thời kỳ kháng chiến.

    Nhưng một ḿnh ông ấy th́ khó mà lănh đạo được những văn nghệ sĩ nổi tiếng và sừng sỏ -có thể dùng một từ như thế- như Nguyễn Tuân, rồi Tú Mỡ, Nguyễn Xuân Khóat, Đoàn Phú Tứ ...v.v... tức là những người đă có tiếng tăm lớn rồi.
    Rồi th́ cả những nhà văn cũng xuất hiện, như là những nhà văn rất có tài như Nam Cao chẳng hạn, th́ với một lực lượng văn nghệ sĩ như thế, mà lănh đạo, theo ư ông Trường Chinh -cái này là anh Lê Đạt nói chuyện với anh về sau này- th́ sợ rằng ông Tố Hữu không đủ lực để lănh đạo một số văn nghệ sĩ vừa có tài và vừa có tên tuổi như thế, cho nên mới cử anh Lê Đạt sang làm trợ lư cho ông Tố Hữu, đấy là năm 49, và cử anh Đặng Đ́nh Hưng thành lập Đoàn Văn Công Nhân Dân Trung Ương.

    Bởi v́ lúc bấy ǵờ đoàn Văn Công Quân Đội do Hoàng Cầm phụ trách là có 200 diễn viên, toàn là những diễn viên ưu tú tập họp lại chung quanh Tổng Cục Chính Trị. Hoàng Cầm phụ trách đoàn đó có từ năm 1952. Ông Trường Chinh thấy thế nên có ư kiến rằng: Quân đội có đoàn văn công lớn như thế, mạnh như thế th́ ngoài nhân dân cũng phải có một đoàn tương tự. Ông Trường Chinh bèn giao cho Đặng Đ́nh Hưng đứng ra lănh đạo một đoàn.

    Đoàn ấy gồm những diễn viên, những nhà đạo diễn nổi tiếng như Thế Lữ ... có những tác giả như Thế Lữ, Lưu Quang Thuận, rồi thêm những tác giả âm nhạc như Lê Yên, Trọng Bằng ..v.v... Đó là một đoàn rất lớn và gồm những diễn viên trứ danh như Song Kim, Trúc Quỳnh ..v.v... Anh Đặng Đ́nh Hưng lại được phân công ra làm đoàn trưởng kiêm chính trị viên đoàn Văn Công Nhân Dân Trung Ương, ấy là từ năm 52. Đấy là sơ qua lịch sử của vài đoàn văn công như thế.


    Còn tiếp ...

  4. #2234
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    - TK: Thời ấy anh có ba bài thơ nổi tiếng, đó là Đêm Liên Hoan, Tâm Sự Đêm Giao Thừa và Bên Kia Sông Đuống. Thưa anh, anh đă sáng tác những bài thơ này trong những hoàn cảnh như thế nào?

    - HC: Đầu tiên là bài Đêm Liên Hoan, là sau khi cả hai vợ chồng Hoàng Cầm và Tuyết Khanh, lúc ấy Tuyết Khanh đă có mang Kiều Loan được ba, bốn tháng rồi, th́ lúc bấy giờ hai vợ chồng nhập quân đội vào giữa năm 47, Tuyết Khanh vẫn hát và ngâm thơ trong lửa trại cũng có mà trên sân khấu cũng có. Đến tháng thứ 7, thứ 8 mới nghỉ. Hoàng Cầm có làm bài thơ đầu tiên khi mới vào quân đội là bài Đêm Liên Hoan.
    Làm bài Đêm Liên Hoan như thế nào? Phải nói là có một cuộc gặp gỡ giữa hai tiểu đoàn quân đội tức là tiểu đoàn miền ngược gồm các chiến sĩ miền núi, và một tiểu đoàn miền xuôi tức là những chiến sĩ nông dân các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh. Hai tiểu đoàn chủ lực gặp nhau kéo dài tới hơn 10 ngày để tập luyện, trao đổi kinh nghiệm chiến đấu để trở thành những tiểu đoàn chủ lực vững vàng của Việt Bắc.

    Cuộc gặp gỡ đó anh gọi là Liên Hoan. Chữ liên hoan này không phải do Hoàng Cầm đặt ra mà chính là của pḥng chính trị lúc bấy giờ người ta gọi như thế, là có những cuộc liên hoan tức là vui chung giữa các tiểu đoàn với nhau. Chính người trưởng pḥng chính trị lúc bấy giờ có mời anh lên nói chuyện và yêu cầu anh hẳn hoi, là anh làm thế nào làm cho bài thơ để động viên hai tiểu đoàn đó trong cuộc gặp gỡ độ mươi ngày để họ phấn chấn, phấn khởi tinh thần để tập luyện, để trao đổi kinh nghiệm chiến đấu. Lúc bấy giờ mới vào quân đội th́ người ta hào hùng lắm. Người ta rất hào hùng và tinh thần yêu nước ngự trị toàn bộ văn nghệ sĩ đi kháng chiến lúc bấy giờ.

    Lúc bấy giờ thực sự là cũng chưa hiểu đảng là thế nào, mà với cụ Hồ th́ cũng chỉ cho cụ là người lănh tụ làm thế nào để lo được cái độc lập cho dân tộc, thế thôi, chứ cũng không hiểu đảng Cộng Sản, thậm chí sách cộng sản Hoàng Cầm cũng không đọc ǵ cả. Thậm chí đến cái mức như thế này cơ mà: Ví dụ khi đi công tác th́ có anh ở ban hành chính, anh ấy bảo: "Anh lên chỗ hành chính mà lấy công tác phí đi". Hoàng Cầm không hiểu chữ công tác phí là thế nào. Tại sao lại công tác? Tại sao lại phí?
    Thế rồi đến những chữ mà bây giờ quá ư là quen thuộc, ví dụ như chữ thường xuyên chẳng hạn, lúc bấy giờ cũng rất lạ tai. Chữ công tác này, chữ thường xuyên này, chữ khai hội này, những chữ mà sau này thành quen nhưng mới đầu th́ chính Hoàng Cầm cũng bỡ ngỡ, bảo quái, sao lại công tác, lại công tác phí? Thế rồi sinh hoạt, lại sinh hoạt phí. Tức là những từ ở bên Trung quốc nó nhập cảng vào, thành ra nghe lúc đầu rất bỡ ngỡ, sau mới quen. Thế đủ biết rằng lúc đầu ấy, phần lớn văn nghệ sĩ, hay nói riêng Hoàng Cầm, trong người chỉ có mỗi một cái hào hùng, khí tiết phải đánh giặc.

    - TK: Theo anh th́ v́ sao, cái động lực nào đă thúc đẩy thanh niên thời ấy xung phong đi chống Pháp với một tâm trạng hào hùng như vậy?

    - HC: Bởi v́ riêng cá nhân Hoàng Cầm, đối với Pháp, th́ cũng đă cực kỳ không có cảm t́nh. Tại sao? Bởi v́ nh́n chung th́ anh ta cậy mạnh đến cai trị nước ḿnh. Mà quả thật mắt ḿnh trông thấy, ḿnh nghe thấy toàn những chuyện dân đói khổ. Nhất là năm 45 đấy, chính mắt ḿnh trông thấy người chết đói đầy đường, rải rác khắp từ Hà Nội ra các ngả đường. Xác người chết đói đầy ra và ḿnh xúc cảm lắm về những chuyện ấy. Nhưng đất nước đau khổ như thế nào mà bây giờ thực dân Pháp lại c̣n muốn quay trở lại để ngự trị, để thống trị ở cái đất nước này th́ không được, không ai có thể chấp nhận điều đó được.

    Cho nên khi mới đi kháng chiến với một tâm trạng đầy khí phách, hào hùng nên anh mới viết bài Đêm Liên Hoan phản ánh đúng tinh thần văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Rồi thanh niên hoặc trí thức nói chung, như Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Trung, rồi các giáo sư như Đặng Văn Ngữ và nhiều văn nghệ sĩ ở các ngành khác, cả các giáo viên cấp ba, cấp hai, ai cũng rất hào hứng đi đánh giặc. Thậm chí là tự tay ḿnh đốt nhà ḿnh, tự tay ḿnh phá đi, nhất quyết không để cho giặc chiếm đóng. Và lên rừng sẵn sàng ăn cơm với muối, không có cả gạo nữa th́ sẵn sàng ăn cả củ mài.

    Thậm chí là anh đây này, Hoàng Cầm đây này, bảy ngày ăn ǵ nào? Đố biết ... Ăn ... Ăn cái củ nâu ấy mà. Củ nâu để nhuộm ấy, lấy cái củ nâu non, bởi v́ củ mài đào cũng hết rồi, ở các rừng măng, nứa đấy. Măng nứa, măng mai này là ăn văn hết rồi. Mà đói quá, bởi v́ năm 49 là năm đói nhất đấy , mà chính ra vợ Hoàng Cầm là một, con gái Hoàng Cầm là hai, chỉ v́ đói, ăn lung tung cả mới sinh bệnh mà chết. Hai mẹ con chết liền trong một tuần lễ trong lúc tản cư năm 49 đấy. Th́ gia đ́nh anh đă đóng góp cái máu đó là hai người: vợ và con.
    Rồi đến năm 52, đóng góp một giọt máu nữa cho kháng chiến chống Pháp là người em ruột của Hoàng Cầm, nó cũng rất có tài về văn nghệ. Nó làm đạo diễn kịch được, viết kịch được, đặc biệt là diễn cũng rất khá.

    Hoàng Cầm đă cử nó làm đại đội trưởng một đội văn công Tây Bắc, tức là Sơn La, Lào Kai, Lai Châu thuộc quân đội, gọi là đội Văn Công Tây Bắc. Cậu ấy đi đánh phỉ và bị phỉ nó sát hại, cả một đội văn công 12 người, chết hết. Nhà chỉ có hai anh em, người em cũng đi bộ đội như người anh và đă hi sinh năm 52. Nghĩa là gia đ́nh anh đóng góp vào cuộc kháng chiến đó: một người vợ, một đứa con gái và một người em ruột. C̣n bản thân anh th́ trèo đèo, lội suối khắp các mặt trận, chỗ nào cũng đem cái đoàn văn công của ḿnh đi biểu diễn. Đóng góp vào cuộc kháng chiến như vậy, ngoài sáng tác của ḿnh.

    ● Bên kia sông Đuống

    - TK: Thưa anh, kỳ trước anh đă nói về hoàn cảnh sáng tác bài thơ đầu tiên trong thời kỳ kháng chiến đó là bài Đêm Liên Hoan, bây giờ xin anh kể tiếp về hai bài Tâm Sự Đêm Giao Thừa và Bên Kia Sông Đuống.

    - HC: Bài đầu tiên là bài Đêm Liên Hoan, th́ chỉ trong ṿng nửa tháng bài ấy nó truyền tụng khắp các đơn vị ở Việt Bắc. Sau đó đến bài thứ hai là bài Phạm Duy có vẻ mê lắm đấy, ông ấy bảo đó là một bài thơ mà chưa bao giờ có ai làm, là đem cái sinh lư, cái thân thể con người vào trong thơ được, tức là bài Tâm Sự Đêm Giao Thừa :
    Người lính ấy gác đêm 30 Tết, nhớ nhà muốn mừng tuổi cho con, không biết mừng tuổi cái ǵ, anh ta tưởng tượng và anh ta nghĩ rằng giá ḿnh lập được chiến công mà cái tin ấy nó đồn đến tai vợ ḿnh, th́ vợ ḿnh dù là xanh xao gầy c̣m, không có sữa cho con bú, nhưng nghe thấy tin chồng lập chiến công, th́ sữa sẽ căng lên đầu vú, "máu chẩy mạnh trong người, vợ tôi cho con bú, con uống mạnh từng hơi, đứa bé no rồi ngủ, xuân ấm nồng trên môi." Đó là bài Tâm Sự Đêm Giao Thừa, bài thơ thứ hai được người ta chép, lính chép rồi thuộc khá nhiều.

    Đến bài thứ ba là bài Bên Kia Sông Đuống th́ cũng do một đêm, có ba anh cán bộ chỉ huy của tiểu đoàn, gọi là tiểu đoàn Thiên Đức -Thiên Đức là tên chữ của con sông Đuống- lên bộ chỉ huy ở Thái Nguyên báo cáo về t́nh h́nh lúc bấy giờ Pháp đă chiếm ḥan toàn bờ Nam sống Đuống tức là hữu ngạn -sông Đuống nó chảy từ sông Hồng, nối sông Hồng xuống đến Phả Lại- Pháp chiếm toàn bộ miền Nam sống Đuống tức là bốn huyện Gia Lâm, Thuận Thành là huyện của Hoàng Cầm, rồi đến Gia B́nh, Lang Tài xuống đến Phả Lại. Chiếm toàn bộ mảnh đất ấy để làm ǵ? Để làm hành lang an toàn cho đường số 5, là con đường Hải Pḥng lên Hà Nội.

    Thế th́ tiểu đoàn Thiên Đức ấy, là tiểu đoàn dân lập. Một anh người làng Hoàng Cầm, anh Vương Văn Trà, anh ấy tự lập ra tiểu đoàn đó, dân nuôi, vẫn cầy ruộng, vẫn làm đồng áng nhưng có những giờ tập luyện quân sự. Rồi sau tiểu đoàn đó đi đánh Pháp th́ đánh bằng ǵ? Có phải dàn trận ra mà đánh được đâu, lúc bấy giờ vơ khí làm ǵ có nhiều, cả tiểu đoàn may lắm mới được mười khẩu súng trường, với mấy cái súng ngắn, chưa có vơ khí ǵ ghê gớm lắm, toàn giáo mác, gậy gộc. Thế mà cái tiểu đoàn đó làm cho địch cũng xiêu liêu suốt từ đầu năm 47 cho đến hết mùa xuân 48. Đến tháng tư năm 48 địch mới chiếm được hết cái vùng mà tiểu đoàn đó hoạt động, tức là bên kia sông Đuống.

    - TK: Lúc đó anh đang làm ǵ? Và công tác của anh có liên lạc thế nào với cuộc chiến ở sông Đuống này ạ?

    - HC: Th́ anh đang ở với ṭa soạn quân báo Việt Bắc, do anh Nguyên Hồng là tổng biên tập. Hoàng Cầm vẫn phụ trách một đội văn công nho nhỏ, gồm chưa đến ba chục người. Đội văn công đó ở một xóm, gần xóm của ṭa báo này. Nhưng anh cứ thích, đêm th́ cứ thích sang ngủ với anh Nguyên Hồng, với anh em trong ṭa soạn, chuyện tṛ hợp hơn.
    Thế th́ đêm hôm ấy là đêm ông Lê Quảng Bá, chỉ huy trưởng mời anh sang nghe báo cáo. Có anh Vương Văn Trà là người chỉ huy tiểu đoàn Thiên Đức ấy và mấy anh chỉ huy phó, lên báo cáo. Hoàng Cầm nghe từ chín rưỡi cho đến gần khoảng độ một giờ khuya, anh ấy báo cáo hết những trận đánh và những cái địch tràn lên chiếm hữu ngạn, tức bờ nam sông Đuống như thế nào. Anh ấy báo cáo rất tỉ mỉ, từng làng một, chỗ nào đánh nhau to, chỗ nào nó đă giết bao nhiêu thanh niên, bắt đi bao nhiêu phụ nữ, v.v... và tôi cho là chính xác nữa, bởi v́ anh ấy chỉ huy cả tiểu đoàn, cái tiểu đoàn ấy đánh giặc rất dũng cảm và nhiều thành tích lắm. Nhưng dù sao th́ nó cũng bị thiệt hại, bị thương vong cho nên lúc bấy giờ phải lên bộ chỉ huy xin ư kiến để củng cố lại và xin thêm trang bị.

    - TK: Thưa anh, bài thơ phát xuất từ động lực ǵ? Là do sự đ̣i hỏi của ủy ban chính trị hay là nó bột phát tự chính anh?

    - HC: Trong khi anh ấy báo cáo th́ trong người của người làm thơ này nó ngổn ngang, phải nói là ngổn ngang. Đến khi anh ấy báo cáo xong rồi, ḿnh thẫn thờ đi về nhà ḿnh, cách đó độ non một cây số. Về th́ anh Nguyên Hồng đă ngủ say và nói chung anh em đều ngủ say cả, lúc bấy giờ đă đến 1 giờ sáng rồi. Bấy giờ người ḿnh nó như một cái ǵ nó ngổn ngang, không thể nói nó là cái ǵ được. Chuyện căm thù có, giận dữ có, nhưng cái nổi trội nhất trong tâm trạng ḿnh lúc bấy giờ là sự nhớ thương và đau xót, v́ tiếc một vùng đất đẹp như thế, vùng đất cổ xưa mà người ta vẫn gọi là Luy Lâu, nó gần như một cái thủ đô của thời kỳ Bắc thuộc, tức là trong gần một ngh́n năm, th́ cái chỗ ấy, vùng đất ấy, được coi như là thủ đô của cả đất nước này.
    Bởi v́ ông Kinh Dương Vương, ông tổ của dân tộc này, định cư ở đấy, phải nói thế. Bởi v́, ngay trong huyện anh hiện nay c̣n có miếu đền, miếu của ông ấy lớn lắm và rất âm u, rất cổ kính, thờ Kinh Dương Vương.

    Rồi th́ đấy lại là đất mà văn hóa phát triển bắt đầu ở đấy. Đạo Phật từ Ấn Độ sang, cũng ở đấy, xuất phát từ điểm đấy. Rồi đạo Lăo, đạo Khổng mà đại biểu là ông Sĩ Vương, Sĩ Nhiếp, đem chữ Hán truyền bá sang Việt Nam th́ cũng ở đấy từ thế kỷ thứ hai, đạo Phật th́ từ thế kỷ thứ nhất. Phải nói là cả cái vùng mà bây giờ là huyện Thuận Thành, tức là huyện của Hoàng Cầm đấy, đó là một cái nôi về văn hóa, nhưng đồng thời nó là xuất phát điểm của sự xây dựng đất nước là huyện Thuận Thành, trước gọi là Luy Lâu.


    Còn tiếp ...

  5. #2235
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    - TK: Thưa anh, tất cả những suy nghĩ về lịch sử dân tộc, về con người đó đă tràn ra trong bài thơ như thế nào?

    - HC: Th́ mọi người đă ngủ say, ḿnh chỉ c̣n có mỗi ngọn đuốc, ngọn đèn bằng cái lá sở, cây sở, cuộn lá lại, đốt lên, th́ khói mù lên trên, ở dưới sáng. Ḿnh cứ ngồi đấy thôi, không ngủ được, v́ có nằm ḿnh cũng biết là nằm cũng không ngủ được. Cứ ngồi hút thuốc lào vặt. Lúc bấy giờ khuya lắm, có lẽ đến hơn hai giờ sáng. Bốn bề yên tĩnh, thỉnh thoảng nghe thấy một tiếng gà gáy xa xa hay tiếng con hoẵng trong rừng, rất xa, mà vắng lặng như thế th́ chợt ở bên tai nó vẳng lên như là một tiếng hát, như là một tiếng kêu, như là một tiếng than thở, mà lại giọng nữ, nó vẳng lên ở ngay bên tai ḿnh. Mà không phải là tiếng người mẹ ḿnh, không phải là tiếng vợ ḿnh, không phải tiếng người yêu nào cả, nhưng rơ ràng là giọng nữ, rất trong trẻo lanh lảnh đọc rất chầm chậm mà có âm điệu như thế này:

    Em ơi, buồn làm chi

    Anh đưa em về sông Đuống

    Ngày xưa cát trắng phẳng ĺ ...

    Đại khái đọc cũng chậm như thế và cũng có tiết điệu như thế. Th́ Hoàng Cầm cũng đă có kinh nghiệm là nếu mà lười, không ghi ngay đi th́ chỉ ba phút sau, bốn phút sau thôi, muốn nhớ lại không thể nào nhớ nổi một từ nào hết. Cho nên là ghi ngay. Có ba câu ấy th́ ḿnh phải ghi ngay. Thế nhưng mà không ngờ rằng ghi xong được ba câu ấy th́ nó giống như là một nhát cuốc, cuốc vào cái bờ mà người ta ngăn nước ư mà, như một cái đập chẳng hạn, th́ nước nó trào ra, nó trôi rất nhanh. Tất cả những cảm xúc về quê hương, về số phận con người, về người thân của ḿnh, người yêu của ḿnh, lúc bấy giờ nó dồn dập trào ra, thậm chí là anh sợ viết không kịp nữa cơ mà.
    Ḿnh viết rất nhanh, ḿnh viết ngoáy, chữ nọ đè lấp lên chữ kia cũng được. Th́ cứ viết như thế một mạch và cũng có lúc nó ngừng lại một chút th́ cũng hút được một điếu thuốc lào, nhưng mà cái mạch đó nó cứ c̣n nguyên ở trong người ḿnh và sau đó nó lại tiếp tục chảy. Viết như thế vào khoảng độ đến lúc bấy giờ đă nghe thấy tiếng gà gáy sáng rồi, nghĩa là vào khoảng bốn rưỡi, th́ đến câu cuối cùng. Tại làm sao ḿnh biết là câu cuối cùng? Bởi v́ đến câu ấy th́ trong người thấy nó nhẹ hết đi.

    Bao giờ về bên kia sông Đuống

    Anh lại t́m em

    Em mặc yếm thắm

    Em thắt lụa hồng

    Em đi trẩy hội non sông

    Cười mê ánh sáng muôn ḷng xuân xanh.

    - TK: Anh đă sáng tác xong rồi, th́ làm ǵ? Từ lúc xong bài thơ đến lúc bài thơ truyền đi khắp nơi th́ truyền bằng ǵ?

    - HC: Th́ lúc bấy giờ đặt bút xuống và xuống bếp đun lại một nồi nước chè tươi cho nó nóng lên. Lên đến nơi th́ thấy Nguyên Hồng đă có vẻ cựa quậy mà gà th́ đă bắt đầu dồn dập gáy sáng tức là 5 giờ rồi. Tang tảng sáng rồi. Th́ Nguyên Hồng có thói quen là khi ngủ dậy, anh ấy cứ thế chân đất chạy ra sân tập thể dục, thở ph́ phà ph́ pḥ rồi giơ chân, giơ tay rất ồn ào và có thể nói là rất bắng nhắng nữa cơ, nghĩa là đấm đá ngoài không khí. Th́ đấy là một thói quen của ông Nguyên Hồng, cái thói quen rất đáng yêu. Thế lúc bấy giờ anh mới nói rằng là: "Này, Hồng ơi! Có thơ mới đây, mới làm xong đêm nay đây, có nghe không?"

    Nguyên Hồng khi nghe nói đến thơ th́ anh ấy thích lắm. "Có à? Có thơ à? Ờ, vào nghe ngay nhé!" Anh ấy đấm đá không khí một vài cái nữa là vào. Vào th́ anh đọc được ba câu hay bốn câu ǵ đó, th́ Nguyên Hồng bắt đầu khóc. Đầu tiên c̣n sụt xịt thôi, nhưng càng đọc th́ anh ta càng nức nở khóc, khóc như là một người, xin lỗi Thụy Khuê nhé, như một người phụ nữ bị chồng đánh ấy!
    Bù lu bù loa, khóc khổ khóc sở, nước mắt dàn giụa cả, rồi lấy vạt áo, lấy tay quệt như trẻ con, trông rất thương nhưng rất đáng yêu. Nhưng bởi v́ ḿnh đă quen với cái tính rất mau nước mắt của Nguyên Hồng đấy, cho nên ḿnh cứ đọc, c̣n việc ông khóc, ông cứ khóc và cuối cùng đọc xong bài thơ cũng phải hết 15 phút th́ Nguyên Hồng vẫn cứ khóc sụt xịt rồi sau mới mếu máo nói thế này chứ: "Thôi hôm nay Hoàng Cầm cố nhé, cố chép cho ḿnh làm ba bản nhé, để ḿnh gửi đi nhé!"

    Thế là đúng cả ngày hôm sau ḿnh phải chép thật. Cứ thế mà chép và gửi đi ba nơi, một là báo Sự Thật tức là báo Nhân Dân bây giờ. Hai là báo Vệ Quốc Quân, bây giờ là báo Quân Đội Nhân Dân. Ba là Hội Văn Nghệ, có một người phụ trách vấn đề văn nghệ thôi là anh Nguyễn Huy Tưởng ở Việt Bắc. Th́ đấy, gửi đi ba nơi ấy bởi v́ anh Nguyên Hồng có một cái liên lạc riêng th́ anh ấy gửi đi nhanh được. Nhưng hai tháng sau không ngờ cái chỗ mà ḿnh không gửi lại đăng bài đó, tức là tháng 6/1948 tờ báo Cứu Quốc do hai anh Tô Hoài và Như Phong đảm đương, cái tờ báo từ Hà Nội chuyển cả máy in vào rừng sâu lắm, ḿnh chả biết ở chỗ nào, chỉ biết là có liên lạc nó đưa đi thôi. Tức là tháng 6 năm 1948 th́ bài thơ ấy xuất hiện trên tờ báo Cứu Quốc.

    - TK: Đối với anh th́ Bên Kia Sông Đuống có chỗ đứng như thế nào trong toàn bộ tác phẩm của anh?

    - HC: Khi bài thơ xuất hiện trên báo Cứu Quốc, lúc bấy giờ in bằng giấy bản, cái giấy bản của ta dùng vào -nói xin lỗi- giấy vệ sinh ấy. Nhưng mà lúc bấy giờ in vào cái tờ báo như thế th́ phải nói rằng Hoàng Cầm cảm động vô cùng, khi thấy chữ ḿnh mới viết độ hai tháng nay thôi, bây giờ tất cả như là quê hương nó hiện lên trang giấy này. Cầm tờ báo mà dưng dưng muốn khóc. Đấy là chỉ có một lần in, ấy là lần đầu. Rồi về sau suốt kháng chiến chống Pháp không in nữa th́ chỉ truyền khẩu, truyền khẩu suốt từ Việt Bắc xuống tới khu ba, rồi vào đến khu bốn, rồi vào đến Phạm Duy là ông ấy thuộc hết cả từ Đêm Liên Hoan cho đến Bên Kia Sông Đuống, th́ ông ấy cứ như thế ông ấy đi ngâm ở các nơi ở khu bốn ấy trong năm 48 đấy.
    Rồi bài ấy nó lại vào đến tận Phú Quốc, rồi cả Côn Đảo nữa. Bởi v́ sau này những chiến sĩ ở đấy được tha về, họ đều có kể lại là được nghe sông Đuống từ ở trong ấy là quăng cuối năm 48. Đó là bài mà cho đến nay vẫn sống được ở trong ḷng những người, tất nhiên là những người già, tuổi từ 70 đến 80, mà nhất là trước kia đi bộ đội. Th́ đó, anh nghĩ rằng dù sao nó cũng là cái thành công của anh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

    Đó là thành công đầu tiên, cùng với hai bài kia là gộp lại. Tức là có nửa năm 47 sang đầu năm 48 th́ anh được ba bài thơ đó, nó đánh dấu thời kỳ đầu của kháng chiến trường kỳ, th́ cảm động lắm và cho đến bây giờ những bà con Việt kiều ở nước ngoài về, nếu máy bay hạ cánh xuống Nội Bài, khi nó xuống thấp rồi th́ ai ngồi gần cửa người ta chỉ trỏ chỗ không biết con sông Đuống nằm ở đâu? Có người cứ nói bừa đi: Kia ḱa, nó nằm ở kia ḱa, nó ngoằn ngoèo ở chỗ giữa kia ḱa, th́ đấy là con sông Đuống.
    Những chuyện đó nó làm cho ḿnh hết sức cảm động, cũng là nhờ quê hương, nhờ đất nước của ḿnh, đă làm cho ḿnh có được một bài thơ, cũng nhờ trời, nhờ phật, nhờ quê hương mà cho đến hôm nay nó vẫn c̣n sống, nó vẫn c̣n sống được ở trong ḷng người ta, chứ nó chưa chết. Th́ đó là một cái mà anh rất lấy là tự hào và sung sướng.

    ● Thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm

    - TK: Thưa anh Hoàng Cầm, sau hiệp định Genève, về Hà Nội anh làm ǵ ạ?

    - HC: Lúc bấy giờ tôi ở quân đội về tiếp quản thủ đô, tôi phụ trách một đoàn văn công. Lúc bấy giờ văn công quân đội chia làm ba đoàn: Thủ Đô, Khu Ba và Khu Bốn. Tôi phụ trách đoàn 1, về tiếp quản Hà Nội. Trong giai đoạn đầu của cuộc tiếp quản thủ đô, độ 3 tháng, th́ việc làm thơ của tôi cũng không tiến hành được bao nhiêu, bởi v́ công việc của đoàn văn công choán khá nhiều thời giờ.
    Nhưng đến Tết, cái Tết năm 1955 sang 1956, tôi và anh Lê Đạt bàn nhau là bây giờ ta phải tiến hành một cuộc đổi mới thơ đi. Mà tiến hành đổi mới thơ th́ trên các báo của nhà nước nó chật chỗ quá, ḿnh không thể mở rộng được những ư kiến của ḿnh. Lúc bấy giờ nhà nước vẫn để cho các nhà in tư nhân cũng như các nhà xuất bản tư nhân được hoạt động. Thế th́ có nhà xuất bản Minh Đức mà người chủ là anh Trần Thiếu Bảo, đă từng là một nhà xuất bản đi theo kháng chiến chống Pháp, ở Khu Bốn, anh ấy đặt trụ sở ở Thanh Hóa. Trong thời ấy anh ấy đă in nhiều sách phục vụ kháng chiến chống Pháp.

    Về ḥa b́nh, anh lại tiếp tục công việc xuất bản. Anh ấy cũng không có vốn ǵ lớn lắm, đi vay bè bạn thôi, cũng có thể thỉnh thoảng ra được một vài quyển sách có ích cho lúc bấy giờ. Chúng tôi mới đề nghị với anh Minh Đức là in một tập văn thơ vào mùa xuân năm 56. Cái số đó chúng tôi định ra vào dịp Tết âm lịch tức là sang năm 56 rồi.

    - TK: Thưa anh, Giai Phẩm Mùa Xuân có những ai cộng tác?

    - HC: Cái Giai Phẩm Mùa Xuân ấy chỉ có mỗi tôi và anh Lê Đạt thôi, bởi v́ lúc bấy giờ anh Trần Dần và anh Tử Phác là hai người bạn thân mà cũng là những người muốn đổi mới văn học nghệ thuật, th́ hai anh ấy đi công tác Cải Cách Ruộng Đất , cách Hà Nội 12 cây số tức là ở bên Yên Viên, không có nhà. Chỉ có tôi với anh Lê Đạt làm. Tập hợp được một số anh em viết bài cho, ví dụ như anh Trần Lê Văn, anh Quang Dũng, anh Hữu Loan, anh Phùng Quán, anh Văn Cao ... Lúc bấy giờ tôi và cả anh Lê Đạt đều có giữ bản thảo một bài thơ dài của anh Trần Dần tức là bài Nhất định thắng.

    Chúng tôi lấy bài đó làm cái xương sống đă, rồi mỗi anh em lại thêm vào đó một số bài. Th́ anh em có giao cho tôi nhiệm vụ là thúc đẩy anh Văn Cao làm thơ, bởi v́ từ ngày về Hà Nội anh Văn Cao cũng thôi không làm ca khúc nữa mà anh ấy chuyển sang vẽ. Tất nhiên vẽ cũng là một cách tự biểu hiện ḿnh. Nhưng tôi thấy rằng khả năng làm thơ của anh Văn Cao có thể vẫn c̣n nhiều.
    Tôi và cả anh Lê Đạt đều biết là anh ấy có khả năng thơ. Bởi v́ trước 45, anh ấy có một số bài thơ cũng khá, ví dụ bài Chiếc xe xác đi qua phường Dạ Lạc chẳng hạn. Đó là một bài thơ có nhiều suy nghĩ mới ở trong thơ ca, mặc dầu cả bài c̣n nhiều ảnh hưởng rơi rớt của Vũ Hoàng Chương hoặc của Tự Lực Văn Đoàn. Chúng tôi biết thế, cho nên thúc đẩy anh ấy làm thơ chứ không phải là v́ một lẽ ǵ đâu. Mà chính là v́ anh ấy cạn kiệt cảm xúc âm nhạc. Đấy là theo ư nghĩ riêng của tôi. Có thể tôi sai.

    Nhưng tôi cứ nói thật ư nghĩ riêng của tôi lúc bấy giờ không phải là Văn Cao lười, mà cũng không phải là v́ một lẽ ǵ khác mà chính là v́ anh ấy cạn kiệt cảm xúc âm nhạc. Thế th́ lúc bấy giờ tôi với anh Lê Đạt cứ đùn đẩy nhau về cái việc đối với Văn Cao. Anh Lê Đạt bảo là anh ấy chưa có tiếng tăm ǵ và trong số bạn chơi với nhau th́ anh ấy là người ít tuổi nhất, tất nhiên là chưa có uy tín ǵ trong số anh em về mặt sáng tác cả. Cho nên anh ấy không muốn thúc đẩy Văn Cao, anh ấy bảo là sợ anh Văn Cao bảo là hỗn, mày nhỏ tuổi thế mà mày thúc đẩy ǵ tao.
    Thế! Hoặc giả anh Văn Cao có thể có ư nghĩ ǵ khác nữa chăng, thành ra anh Lê Đạt giao cho tôi, anh ấy bảo: Bởi v́ tôi đối với anh Văn Cao là ngang vai phải lứa th́ có thể thúc đẩy anh ấy được. Tôi đành phải nhận. V́ tôi biết là Văn Cao cũng khó lắm, bởi v́ anh ấy đă thích một cái ǵ đấy th́ khó lay chuyển anh ấy lắm. Anh ấy đang thích vẽ mà. Sau đó tôi đến thúc đẩy một tuần th́ quả nhiên anh ấy cũng làm được một bài đăng ở Giai Phẩm Mùa Xuân tức là bài Anh có nghe thấy không.

    - TK: Như vậy là trong số Giai Phẩm Mùa Xuân 56 th́ chỉ có một bài thơ của anh Văn Cao, thế c̣n những bài khác là của những ai?

    - HC: Anh Văn Cao có một bài ấy thôi. C̣n anh Lê Đạt th́ cũng làm đâu ba bốn bài, những bài thơ ngắn. Ví dụ như là bài Đụng long mạch hoặc là bài Công nhân làm cầu ǵ đó, tôi quên mất đầu đề rồi. Nhưng chúng tôi dựa vào bài Nhất định thắng của anh Trần Dần là chính, th́ đă có thể ra được một tập sách. Cộng với một bài nghiên cứu về dân ca của anh Tử Phác. Một bài thơ Quang Dũng. Một bài tản văn của anh Trần Lê Văn. Và một vài bài nữa của anh Hữu Loan, Phùng Quán ... th́ chúng tôi đă tập hợp được và đưa in luôn[1].

    Như thế là quyển Giai Phẩm Mùa Xuân ra trước Tết âm lịch năm 1956. Anh Tử Phác và anh Trần Dần không biết là quyển sách ấy ra bởi v́ các anh ấy bận công tác ở xa Hà Nội và công tác cải cách ruộng đất lúc bấy giờ đang ở cao trào cho nên các anh ấy không có quan hệ ǵ với chúng tôi ở Hà Nội cả. Thành ra chúng tôi cứ ra cái đó và bài thơ của anh Trần Dần cứ xuất hiện bởi v́ chúng tôi đều có bản thảo. Sau khi xuất bản tập đó được độ một tuần th́ cả hai anh Tử Phác và Trần Dần đều bị một tai nạn tức là cả hai anh đều bị bắt.
    Cái thời gian bắt các anh ấy cũng nhanh chóng, v́ cũng có những cái t́nh cờ, hoặc cũng có những sự việc cụ thể, chứ không phải giam giữ ǵ lâu lắm. Sau đó, anh Trần Dần lại về công tác ở Pḥng Văn Nghệ Quân Đội, nghĩa là vẫn chưa ra khỏi quân đội, cả anh Phùng Quán nữa, cũng đang ở trong quân đội. Chỉ có tôi là ra khỏi quân đội cuối năm 55. Chính v́ tôi ra khỏi quân đội th́ tôi mới làm Giai Phẩm Mùa Xuân cùng với anh Lê Đạt bởi v́ anh Lê Đạt lúc đó là biên tập viên của báo Văn Nghệ. Lúc bấy giờ chưa có Hội Nhà Văn mà nói chung gọi là Hội Văn Nghệ thôi, và anh Lê Đạt vẫn là một cán bộ của Tuyên Huấn Trung Ương.

    Khi tôi ra khỏi quân đội rồi th́ không bị g̣ bó bởi những công việc và kỷ luật của quân đội nữa, thành ra tôi tự do hơn một chút, v́ thế mới ra được Giai Phẩm Mùa Xuân. Nhưng điều không ngờ là chính Giai Phẩm Mùa Xuân đó lại gây ra tai nạn cho hai anh Tử Phác và Trần Dần. Chuyện này tôi có nói rồi, h́nh như tôi có nói một phần ở trong bài Con người Trần Dần đăng ở số 1 báo Nhân Văn, năm 56. Sau này tôi có thể viết nó kỹ hơn, đầy đủ hơn những diễn biến của vụ đó.
    Sau khi tờ Giai Phẩm Mùa Xuân được giải quyết rồi, tức là thu hồi này, rồi th́ anh ấy bị kỷ luật một thời gian ngắn, rồi sau lại ra làm việc, th́ các công việc mọi người cứ đâu lại làm đấy. Tôi vẫn phụ trách phó giám đốc nhà xuất bản Văn Nghệ. Anh Trần Dần vẫn ở quân đội cũng như anh Tử Phác và Phùng Quán. Anh Lê Đạt vẫn làm việc ở Tuyên Huấn, lúc bấy giờ lại c̣n là bí thư chi bộ của tuần báo Văn Nghệ nữa, đấy là anh Lê Đạt. Mọi công việc nhà nước vẫn tiến hành b́nh thường.


    Còn tiếp ...

  6. #2236
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nghe chuyện Hà nội ;.. đôi gịng tiếc nuối ....!

    ngày 28 - 05 - 2017.. trời nắng đẹp...

    Xin cảm ơn những bài tŕnh bày về Nhân văn giai phẩm.. tiếc nuối cho phong hoá xa xưa..

    Vâng, nmq có chút hoài cổ... hoài cổ v́ một lẽ.. vứt cái cũ dể đổi lấy cái mới.. mà chẳng may cái mới lại tồi tệ.. thảm hại hơn cái cũ vừa mới đạp đổ nó đi..
    Nhắc lại một thời thơ văn Tiền chiến, giai đoạn đầu là từ 1930 trở đo th́ chỉ có ít khởi đầu . Sau khi phong trào đồng Vọng/Hải pḥng với Nguyễn xuân Khoát..Văn Cao..nền văn học, nhất là thi nhạc chưa có ǵ xuất sắc.. cho đến khi về thành 1945.. cái khí thế Cách mạng bùng dậy, làm thức tỉnh dân chúng, tinh thần hồ hởi, nhưng chẳng may cái vui chưa được bao lau lại cảnh tiền hết gạo không !! dân chúng lếch thếch dắt nhau đi tản cư (1946)...
    Mọi người ngở rằng;.. sẽ có phép Thần của lư tưởng Cộng sản sẽ mang lại cơm no áo ấm, sung sướng như thần tiên sau khi bước chân vô tiếp quản Hà nội(10-10-1954.. Cái thời gian kháng chiến thần thánh và đầy những giấc mơ qua đi nhanh chóng, các chàng thanh niên thi sĩ đă ngẩn ngơ..
    ......chỉ thấy mưa sa trên hàng cờ đỏ..... và hứa hẹn thiên đường,,, che đậy cho thoái hoá do độc đảng cầm quyền..

    Phản ánh được t́m ngay trong những vần thơ tiếc nuối của nhiều văn nghệ sĩ.. từ Hoàng Cầm không c̣n ben kia sông Đướng t́m em đang vui chơi trên băi cát phẳng ĺ.. đẻ rồi sau đó ngỏ lời hứa hẹn ;... lá Diêu bông... ai t́m được lá diêu bông;... chị sẽ lấy làm chồng !!
    Phải chăng lá diêu bông chính là sự Tự do dân chủ th́ văn nghệ sĩ sẽ hết ḷng cộng tác ???????
    và kết quả ra sao ?? sau 42 năm trôi qua ....
    chưa t́m được th́ nỗi niềm thương tiếc vẫn c̣n u uất, phía bên này;... trong "Năm cửa ô xưa.-Tạ Tỵ..",... và ngày hôm nay.. ra sao ??
    Không c̣n có lời lẽ nào biện bạch cho thông suốt rồi chăng?? hay là đợi ... nước mắm hư thối... thôi đành ăn X́ dầu cũng xong mà.. có phải không ?? ./. nmq

  7. #2237
    tran truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Nguyễn Mạnh Quốc View Post
    ngày 28 - 05 - 2017.. trời nắng đẹp...

    Xin cảm ơn những bài tŕnh bày về Nhân văn giai phẩm.. tiếc nuối cho phong hoá xa xưa..

    Vâng, nmq có chút hoài cổ... hoài cổ v́ một lẽ.. vứt cái cũ dể đổi lấy cái mới.. mà chẳng may cái mới lại tồi tệ.. thảm hại hơn cái cũ vừa mới đạp đổ nó đi..
    Nhắc lại một thời thơ văn Tiền chiến, giai đoạn đầu là từ 1930 trở đo th́ chỉ có ít khởi đầu . Sau khi phong trào đồng Vọng/Hải pḥng với Nguyễn xuân Khoát..Văn Cao..nền văn học, nhất là thi nhạc chưa có ǵ xuất sắc.. cho đến khi về thành 1945.. cái khí thế Cách mạng bùng dậy, làm thức tỉnh dân chúng, tinh thần hồ hởi, nhưng chẳng may cái vui chưa được bao lau lại cảnh tiền hết gạo không !! dân chúng lếch thếch dắt nhau đi tản cư (1946)...
    Mọi người ngở rằng;.. sẽ có phép Thần của lư tưởng Cộng sản sẽ mang lại cơm no áo ấm, sung sướng như thần tiên sau khi bước chân vô tiếp quản Hà nội(10-10-1954.. Cái thời gian kháng chiến thần thánh và đầy những giấc mơ qua đi nhanh chóng, các chàng thanh niên thi sĩ đă ngẩn ngơ..
    ......chỉ thấy mưa sa trên hàng cờ đỏ..... và hứa hẹn thiên đường,,, che đậy cho thoái hoá do độc đảng cầm quyền..

    Phản ánh được t́m ngay trong những vần thơ tiếc nuối của nhiều văn nghệ sĩ.. từ Hoàng Cầm không c̣n ben kia sông Đướng t́m em đang vui chơi trên băi cát phẳng ĺ.. đẻ rồi sau đó ngỏ lời hứa hẹn ;... lá Diêu bông... ai t́m được lá diêu bông;... chị sẽ lấy làm chồng !!
    Phải chăng lá diêu bông chính là sự Tự do dân chủ th́ văn nghệ sĩ sẽ hết ḷng cộng tác ???????
    và kết quả ra sao ?? sau 42 năm trôi qua ....
    chưa t́m được th́ nỗi niềm thương tiếc vẫn c̣n u uất, phía bên này;... trong "Năm cửa ô xưa.-Tạ Tỵ..",... và ngày hôm nay.. ra sao ??
    Không c̣n có lời lẽ nào biện bạch cho thông suốt rồi chăng?? hay là đợi ... nước mắm hư thối... thôi đành ăn X́ dầu cũng xong mà.. có phải không ?? ./. nmq

    Vụ án Nhân Văn Giai Phẩm được post , chỉ với mục đích cho mọi người thấy rằng : Đó là bản án khai tử Trí Thức Việt Nam . Sau vụ án ,Việt Nam chỉ còn loại xu nịnh , tâng bốc phỉ quyền cộng sản ; cụ Phan Khôi đã phải nói VN bây giờ chỉ sản xuất ,đào tạo rặt một loài hoa , đó là hoa cứt lợn !

    Hiện nay trong nước nói đến Nhân Văn Giai Phẩm rất ít người biết đến ! Lê Đạt nói: CS đă giẻ rách hóa con người ! Biến con người thành hèn hạ !

  8. #2238
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    - TK: Nhiều người cho rằng hồi ấy các anh chủ tương Giai Phẩm Mùa Xuân là do ảnh hưởng t́nh h́nh Liên Xô và Trung Quốc, nhất là từ phong trào Trăm Hoa Đua Nở của Trung Quốc, thưa anh, việc ấy có đúng không?

    - HC: T́nh h́nh thế giới bắt đầu có những biến chuyển về mặt văn học, ở Liên Xô ông Khrouchtchev làm một cuộc chống tệ sùng bái cá nhân, cụ thể là chống những sai lầm của Staline. Ở Trung Quốc có việc chống phái hữu, rồi th́ những ǵ ǵ đó mà chúng tôi không được đọc báo, nhất là việc Trung Quốc, th́ cũng chỉ nghe tin tức chung chung thôi chứ không được theo dơi kỹ lắm.
    Đấy là vào khoảng tháng 5, tháng 6 năm 56, tức là Giai Phẩm chúng tôi ra rồi, ra từ đầu năm cơ. Gần đây, Lê Đạt đi Pháp về, có nói rằng anh ấy có phản đối cái nhầm của ông Boudarel khi viết rằng Nhân Văn chúng tôi chịu ảnh hưởng Trăm Hoa Đua Nở của Trung Quốc. Cái đó ông Boudarel rất nhầm. Bởi v́ chúng tôi đă có ư định cải cách, hoặc canh tân thi pháp, đổi mới thi ca từ đầu năm 1956.

    Lúc bấy giờ chúng tôi chưa hề biết chuyện ở bên Trung Quốc về văn học có những cái ǵ, có những phong trào ǵ. Măi sau mới có cái Trăm Hoa Đua Nở, rồi đến chuyện đấu tranh chống phái hữu. Mà phái hữu trong văn nghệ Trung Quốc th́ có Đinh Linh và Trần Sĩ Hà là nổi bật lên. Chúng tôi chỉ nghe tin một cách sơ sài thế thôi. C̣n nội dung là ǵ th́ chúng tôi không biết lắm.
    Vậy th́ chúng tôi không hề chịu ảnh hưởng cái chuyện Trăm Hoa Đua Nở của Mao Trạch Đông đưa ra, mà Giai Phẩm Mùa Xuân của chúng tôi ra là hoàn toàn tự ư muốn riêng của ḿnh và cái ư muốn đó là muốn cách tân thơ ca, đem lại luồng gió mới, không khí mới cho thơ ca chứ không chịu ảnh hưởng ai cả. Đó là một cái mà hôm nay, nhân thể đây tôi nhấn mạnh như vậy.

    - TK: Thưa anh, c̣n tờ Nhân Văn, tờ Nhân Văn đă ra đời trong hoàn cảnh nào?

    - HC: Nhân Văn ra số đầu tiên khoảng tháng 9 năm 1956 tức là cách Giai Phẩm Mùa Xuân tám, chín tháng. Thế rồi đến Nhân Văn th́ anh Nguyễn Hữu Đang là người sinh ra báo Nhân Văn, tôi là người đặt tên cho tờ báo. Nhưng đồng thời sau đó cũng lại chính ḿnh phải làm tất cả mọi viêc của tờ báo. Phụ thêm th́ có anh Lê Đạt. Thế c̣n anh Trần Dần th́ v́ anh ấy cũng yếu và những công việc của một tờ báo th́ anh ấy cũng không làm được. Việc mà tại sao nó ra, tại sao lại xuất hiện tờ Nhân Văn, lúc đầu nó như thế nào, th́ tất nhiên là sau này tôi cũng sẽ lược thuật thôi.

    Chuyện đó nó phức tạp và sau này dù có thuật lại, th́ chúng tôi cũng chỉ thuật lại những nét chính. Cái tôi đi sâu vào vẫn là những bước đi của thơ ca, nó gặp những trở ngại ǵ, những trắc trở ǵ? Có những thuận lợi ǵ? Và những anh em nào hoan nghênh, anh em nào tán thành, anh em nào phản đối? Nhưng cái chính vẫn là vấn đề thơ ca thôi, thơ ca của chúng tôi. Thơ ca của cái nhóm anh em thân với nhau đấy, nhưng tất nhiên mỗi người một phong cách và có nhiều quan điểm cũng không giống nhau đâu.
    Thế nhưng mà cái thống nhất với nhau được là thơ ca một thời gian bị tŕ trệ bởi ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn và Thơ Mới trước cách mạng tháng tám, vẫn c̣n nặng nề. Nhất là ư anh Trần Dần và anh Lê Đạt là từ lâu, ngay từ trước khi về Hà Nội năm 54, rồi sau khi về Hà Nội, hai anh ấy là hai người hăng hái nhất trong việc muốn đổi mới thơ ca, làm cho nó đừng tŕ trệ nữa, dù rằng ta phải học tập ở các nhà thơ bên Châu Âu mà thay đổi cái của ḿnh, miễn là ḿnh giữ được cái độc đáo riêng của ḿnh.

    - TK: Thưa anh, tóm lại, mục đích chính của các anh trong thời điểm NVGP là làm ǵ? Là đ̣i hỏi tự do sáng tác hay c̣n đ̣i cái ǵ khác?

    - HC: Lúc đầu chúng tôi vẫn chủ trương là không nói chuyện ǵ về chính trị, cũng không có bài báo nào bàn về chính trị lắm. Nếu có th́ chỉ nhắc qua vài chuyện có liên quan đến văn nghệ thôi. C̣n cái chính là đấu tranh để làm thế nào xây dựng được một nền văn nghệ dân chủ. Có dân chủ có tự do trong giới văn nghệ. Cũng như là có dân chủ trong hoạt động văn nghệ.
    Chúng tôi chỉ nhằm mục đích ấy thôi. Mục đích là đấu tranh để đạt được dân chủ và tự do trong sáng tác văn học và nghệ thuật. Thế nhưng t́nh h́nh thế giới lúc bấy giờ rất phức tạp và trong nước có những vấn đề rất nghiêm trọng, cho nên báo Nhân Văn cũng không thể tồn tại lâu được, mà chỉ ra được 5 số. Đến số 6, bài xong cả rồi nhưng mà cũng không in nổi, không in được và không ra được.

    Thế rồi th́ bị đóng cửa. Nhưng đóng cửa xong th́ mọi việc vẫn trở lại có vẻ như là b́nh thường. Bởi v́ đóng cửa Nhân Văn xong, th́ sang năm 57 thành lập Hội Nhà Văn riêng, Hội Nhạc Sĩ riêng, Hội Sân Khấu, Hội Mỹ Thuật riêng. Tháng 4 năm 57 thành lập Hội Nhà Văn th́ tôi cũng lại được bầu vào ban chấp hành Hội. Công việc th́ vẫn phụ trách phó giám đốc nhà xuất bản, bấy giờ đổi tên là nhà xuất bản Hội Nhà Văn, do anh Tô Hoài, tôi và anh Đoàn Giỏi, ba người cùng chịu trách nhiệm. Hoạt động b́nh thường như thế cho đến hết năm 57.

    ● Từ Nhân Văn đến thời kỳ đổi mới.

    - TK: Thưa anh, tờ Nhân văn ra được 5 số th́ phải đóng cửa và mọi việc vẫn trở lại có vẻ như là b́nh thường, nhưng sau đó th́ t́nh h́nh xảy ra như thế nào ạ?

    - HC: Sang đầu 58, v́ ở bên Trung Quốc có việc đấu tranh rất gay gắt chống hữu phái trong văn nghệ, nhưng chúng tôi cũng lại chỉ biết một cách hết sức sơ sài, là h́nh như có mấy nhà văn cũng đ̣i tự do, đ̣i dân chủ ǵ đó. Đặc biệt có hai người là Đinh Linh và Trần Sĩ Hà là hai nhà văn có tiếng lúc bấy giờ, coi như cầm đầu phái hữu trong giới văn nghệ của Trung Quốc.
    Th́ có một cuộc đấu tranh gay gắt với những người cầm đầu đó. Ở bên ta, tôi nhớ chắc là anh Huy Cận và một người nữa, Lưu Trọng Lư hay là Hà Xuân Trường ǵ đó, tôi không nhớ rơ tên người thứ nh́, cũng được cử sang tham quan để rút kinh nghiệm đem về. Khi các anh ấy về th́ lập tức ở bên này mở ra một lớp gọi là lớp học chính trị, nhưng chính là để đấu, đấu tranh quyết liệt với tư tưởng NVGP.

    Tức là chống tư tưởng mà lúc bấy giờ người ta cho là "tư tưởng phá hoại chống Đảng", mà tiếng thông thường là "phản động". Đấy là đầu năm 58. Và sau một cuộc đấu tranh rất gay go, rất quyết liệt như thế trong ṿng độ gần hai tháng th́ quyết định kỷ luật một số nhà văn, một số họa sĩ và nhạc sĩ đă tham gia phong trào NVGP.
    Riêng cái kỷ luật của chúng tôi bên Hội Nhà Văn th́ khai trừ ba năm , anh Trần Dần, anh Lê Đạt, và bên Hội Âm Nhạc th́ có anh Đặng Đ́nh Hưng, anh Tử Phác cùng chịu chung một kỷ luật là khai trừ khỏi Hội trong ba năm.

    Và trong thời gian bị khai trừ th́ phải đi lao động để cải tạo tư tưởng theo giai cấp vô sản, thấm nhuần tư tưởng nông công binh, để thực hiện trong sáng tác của ḿnh. Suốt năm 58, 59 đến 60 nữa, trong thời gian ba năm kỷ luật đó th́ phải đi lao động. Chỉ có tôi và Phùng Quán, thời hạn nhẹ hơn, tức là khai trừ khỏi Hội Nhà Văn có một năm thôi.
    Riêng tôi, th́ khai trừ khỏi ban chấp hành, thôi giữ chức giám đốc nhà xuất bản Văn Nghệ. Ghi trên giấy trắng mực đen th́ chỉ có thế thôi.
    Và đi lao động, th́ cũng đi lao động như mọi người. Ví dụ như anh Trần Dần, anh Lê Đạt, anh Tử Phác, anh Đặng Đ́nh Hưng, trong 6 tháng đầu tiên lao động cả ngày, tức là 8 tiếng, các anh về nông trường Chí Linh chăn ḅ, chăn trâu.

    C̣n tôi, Phùng Quán, Trần Lê Văn và Quang Dũng, th́ về cái tổ mà anh Hoàng Trung Thông làm tổ trưởng, tức là anh Hoàng Trung Thông là bộ phận lănh đạo một cái đội đi về Thái B́nh, ở một hợp tác xă nông nghiệp mới thành lập. V́ ở nông thôn, nhất là ở miền Bắc, sau đợt Cải Cách Ruộng Đất, là đến đợt đưa nông thôn tiến lên hợp tác hóa.
    Lúc bấy giờ từ bắc vĩ tuyến 17 ra, là hợp tác hóa nông nghiệp. Chúng tôi đi về cái hợp tác xă như thế và lao động có một nửa ngày thôi. C̣n nửa ngày th́ có thể đi chơi với các gia đ́nh nông dân, rồi đi t́m hiểu t́nh h́nh thực tế v.v... Mặc dầu cái lao động nửa ngày của tôi hay cả ngày của bốn anh kia là bắt buộc, nhưng mà bắt buộc cũng trong tinh thần văn nghệ thôi, chứ không g̣ bó ghê gớm như bọn bị đi tù khổ sai. Phải nói cho nó công bằng và rơ ràng như vậy.

    C̣n những anh nhẹ nữa, như anh Quang Dũng, anh Trần Lê Văn, anh Hữu Loan chẳng hạn, th́ hầu như chỉ cảnh cáo ghi lư lịch của hội viên thôi, nghĩa là một cái kỷ luật rất nhẹ. Nhưng lúc bấy giờ anh Hữu Loan có nhiều bực bội cá nhân cho nên anh ấy nhất định không ăn lương của hội nữa. C̣n tôi và Phùng Quán th́ vẫn có trợ cấp của hội, coi như một thứ lương nho nhỏ thôi, để đi lao động, chứ anh Hữu Loan th́ thôi hẳn, không lĩnh lương và không làm ǵ ở hội nữa. Và anh ấy lao động ở đâu th́ đấy là việc của anh ấy, chứ anh ấy không đi theo các chỉ đạo của Hội Nhà Văn.

    -TK: Thưa anh, trong lúc ấy các anh có viết lách ǵ không ạ?

    - HC: Nội dung kỷ luật lúc đầu th́ chỉ như thế thôi. Nhưng rồi cái kỷ luật đó nó kéo quá dài. Sau ba năm rồi th́ anh Trần Dần và cả anh Lê Đạt nữa, có sáng tác khá nhiều, riêng tôi th́ cũng sáng tác tập Về Kinh Bắc. Phùng Quán cũng viết nhiều truyện ngắn và làm thơ nữa, nhưng mà cũng không in ở đâu được cả. Không hiểu lư do làm sao, nhưng đưa đến nhà xuất bản nào hay ṭa báo nào cho nó đăng th́ đều bị từ chối.
    Rồi lặng lẽ ḿnh cũng tự biết là có lẽ khó khăn lắm, th́ ḿnh cứ sáng tác để đấy thôi, cho vào ngăn kéo rồi một vài anh em đọc với nhau, chứ không truyền bá đi đâu cả. Xong rồi dần dần thời gian cứ thế kéo đi, nó kéo thế nào mà cho đến năm 88. Tức là kỷ luật từ năm 58, đến khi hết kỷ luật, Hội Nhà Văn công bố hẳn hoi là năm 88. Ba mươi năm.

    Chúng tôi, tức là Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm, lúc bấy giờ anh Tử Phác mất rồi, chỉ c̣n Đặng Đ́nh Hưng và cả những anh em bị cảnh cáo trước kia như Quang Dũng hay Trần Lê Văn, th́ các anh ấy không bị kỷ luật ǵ, vẫn có thể in sách, in báo được từ trước, riêng Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm và Đặng Đ́nh Hưng là bốn người đó không được in một cái ǵ cả, suốt từ năm 58 đến năm 88. Thế nghĩa là tṛn 30 năm.

    - TK: Thưa anh, sau thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, anh đă làm ǵ để sinh sống?

    - HC: Tôi nhắc lại: trong ṿng 30 năm, tức là kỷ luật bắt đầu từ 1958 đến 1988 th́ phục hồi, nghĩa là 30 năm tôi không thể đem ng̣i bút của ḿnh kiếm được một đồng xu nào hết. Thế th́ phải đi lao động chân tay. Tôi với anh Trần Dần, đă từng kéo xe ḅ. Lúc th́ anh này cầm càng, anh kia đẩy, cứ thay phiên nhau như thế. Chỉ mới đi được hai hôm, cả Trần Dần và tôi đều ốm, tức là sốt, rồi nó đau hết ḿnh mẩy và trận ốm ấy kéo dài có khi hàng tuần lễ. Sau không chịu được lao động chân tay nữa, đành phải đi kiếm ăn bằng cách, ví dụ như anh Trần Dần được một người bạn giúp cho đi tô màu ảnh.

    Lúc bấy giờ chưa có máy ảnh màu đâu. Ai thích ảnh màu th́ cứ chụp đen trắng, xong Trần Dần cứ ngồi bôi thuốc, bôi cái má hồng, bôi cái môi son, bôi cái áo hoa nọ kia, nghĩa là bôi màu vào ảnh để kiếm ăn. Mỗi cái ảnh như thế được một hào hay hào rưỡi ǵ đó. Nghĩa là cứ thế suốt ngày ngồi cặm cụi tô màu vào ảnh. C̣n tôi th́ đi làm phim đèn chiếu. Viết những lời thuyết minh để kể chuyện chiến sĩ thi đua, hoặc là người tốt, việc tốt, hoặc là an toàn lao động v.v... Những đề tài như thế th́ cũng vẫn cứ làm, để kiếm được mỗi tối ba đồng.

    - TK: Xin anh cho biết rơ hơn về việc anh làm phim đèn chiếu như thế nào và anh c̣n giữ một vài kỷ niệm ǵ về việc ấy không?

    - HC: Có một hôm anh Phùng Quán đến chơi vào khoảng 7 giờ. Phùng Quán hỏi: "Anh sắp đi đâu đấy?" Tôi bảo là tôi sắp đi chiếu phim đây. Th́ Phùng Quán hỏi: Phim ǵ? Tôi bảo phim đèn chiếu. Phùng Quán cũng chẳng hiểu phim đèn chiếu nó thế nào, mới theo tôi đi. Xuống sân một xí nghiệp th́ người ta mắc cái máy ở đấy, rồi th́ cũng có écran. Họ bắt đóng hết các cửa ra vào nhà máy và bắt buộc công nhân phải xem. Bởi v́ đây là một bài học về an toàn lao động.
    Phim chính tôi làm, an toàn lao động, thuyết minh bằng lời thơ, có lúc bằng văn xuôi. Đầu tiên là công nhân nó tức lắm, v́ công đoàn bắt nó phải ở lại xem mà: Úi giời ơi ! Ở giữa cái thành phố Hà Nội này mà lại chiếu những phim -ngày xưa người ta gọi là ống nḥm ấy mà- nó cứ keng keng keng gọi ra xem ống nḥm ở bờ hồ. Cái này nó cũng y như thế thôi.

    Chỉ có là nó chiếu lên màn ảnh to, chiếu ảnh lên, rồi nó phóng to lên. Thế rồi thuyết minh, y như ngày xưa xem ống nḥm ở ngoài bờ hồ, nó bảo: Này! Đây quan toàn quyền Pasquier đi kinh lư đây! A lô! A lô! Đây là Quốc Trưởng Bảo Đại ... thế này thế kia ... Đây ! Vua Bảo Đại, Hoàng đế Bảo Đại đi thăm tỉnh Thanh Hóa đây !
    Ngày trước th́ nó như thế! Tức là mỗi cái ảnh nó bật ra, th́ cứ chổng mông ra mà nh́n vào cái ống nḥm, trẻ con là thích lắm! Cứ bỏ vào đấy một xu th́ được xem khoảng một vài chục cái ảnh. C̣n cái này nó chỉ khác tí là nó chiếu lên écran, có lời thuyết minh một tí.

    Đầu tiên công nhân nó phản đối, nhưng cũng không thể làm thế nào được, bởi v́ đây là kỷ luật bắt buộc phải xem để học tập về an toàn lao động. Nhưng đến khi tôi bắt đầu cất tiếng thuyết minh và đến chỗ tôi bắt đầu cất giọng ngâm thơ lên th́ họ bắt đầu chú ư và im lặng, chứ lúc đầu họ phá phách ghê lắm. Cứ ầm ầm, ầm ầm. Thế rồi dần dần họ theo dơi phim cho đến hết và khi ra về có vẻ rất măn nguyện.
    Họ bảo: "Ờ, tưởng cái ǵ chứ phim đèn chiếu xem cũng được đấy nhỉ! Mà lại hay đấy nhỉ!" Th́ đấy! Đi kiếm ăn như thế và Phùng Quán dự từ đầu đến cuối. Đến khi về th́ tôi bảo: "Ḿnh có ba đồng đây này, mời Phùng Quán đi ăn phở với ḿnh." Bát phở chỉ có 5 hào thôi. Phùng Quán bảo: "Không, đáng nhẽ em phải mời anh chứ! Anh làm ǵ có tiền, khổ thế mà anh mời em. Thôi, thế th́ mỗi anh em ta làm một ly rượu suông vậy."

    Mỗi ly rượu có 5 xu ấy mà. Rẽ vào một hàng, mỗi anh em uống một ly rượu suông. Phùng Quán nói một câu thế này: "Trời đất ơi ! Nhà thơ nổi tiếng nhất nước thế này mà đi làm cái phim đèn chiếu! Cái ống nḥm ngày xưa! Em nghĩ nó tủi thân lắm, anh ạ". Ḿnh bảo chả có cái ǵ là tủi cả! Ḿnh lao động b́nh thường như một con người b́nh thường. Ḿnh kiếm ăn, có cái ǵ mà tủi mới buồn! Chả có cái ǵ đáng buồn cả! Tôi lại phải nói với Phùng Quán như vậy. Đấy là những kỷ niệm về thời bấy giờ.


    Còn tiếp ...

  9. #2239
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    - TK: Thưa anh, việc sáng tác ở thời kỳ kỷ luật và sau kỷ luật của các anh ra sao?

    - HC: Chính lúc bấy giờ là lúc anh em lại viết được rất nhiều. Không phải là có một cái kỷ luật ǵ cấm sáng tác cả. Cấm không được in báo, xuất bản sách. Cấm xuất hiện cái tên của ḿnh. Lúc bấy giờ tôi phải trông vào bà vợ. Như ở trong tập Về Kinh Bắc mà tôi đă viết đấy: Bà vợ rất tốt, chịu đựng kham khổ, hy sinh cho chồng con. Lúc bấy giờ tôi tập trung được t́nh cảm và suy nghĩ của ḿnh liền trong năm tháng trời viết xong tập thơ Về Kinh Bắc. Trần Dần cũng trong ṿng nửa năm ấy viết được Cổng tỉnh. Lê Đạt làm một loạt thơ về quê hương của ḿnh, thuở thơ ấu của anh ấy tức là thời kỳ Yên Bái đấy, những bài thơ như là Lăo núi, Ông lăo chăn dê hay là Ông phó cả ngựa đều đă có bắt nguồn ngay thời bấy giờ.
    Chỉ có là về sau này anh ấy hoàn chỉnh lại thôi. Thế nghĩa là anh em không hề ngừng sáng tác, chỉ không được in thôi. Không được xuất bản. Đấy là năm 59. Sang năm 60 trở đi th́ lại bắt đầu đi lao động. Anh Trần Dần và tôi lại vào cái xí nghiệp nhà máy gỗ Hà Nội, anh Trần Dần làm thợ cưa, c̣n tôi th́ đứng máy, ở cái máy cưa.

    - TK: Thưa anh, về công việc sáng tác sau giai đoạn 60 th́ ra sao?

    - HC: Về cái việc sáng tác, th́ sau khi anh Trần Dần làm xong Cổng tỉnh, anh Đặng Đ́nh Hưng viết tập thơ đầu tiên trong cuộc đời anh ấy, đó là một tập thơ cực kỳ giá trị, tức là cái Đầu ô, hay cái Cửa ô, chưa xuất bản đâu nhưng mà đấy mới thật là thơ Đặng Đ́nh Hưng. Tôi th́ Về Kinh Bắc, anh Trần Dần sau Cổng tỉnh lại tiếp tục, vào khoảng ngoài năm 60, 61-62 ǵ đó, anh ấy lại viết một tập thơ nữa là Mùa sạch. Và anh Lê Đạt vẫn làm những bài thơ lẻ hoặc những bài thơ dài, mới phác thảo thôi, nhưng vẫn làm việc đều đều suốt từ năm 60 trở đi.

    Cho đến năm 75, số tác phẩm viết ra mà chưa được in ở mỗi người khá nhiều. Không hề ngồi chơi không. Riêng anh Văn Cao th́ lúc bấy giờ anh ấy có khuynh hướng muốn trở thành họa sĩ, anh ấy đi vẽ những minh họa, minh họa sách rồi minh họa trên báo. Riêng về thơ th́ anh ấy không làm nữa. Cho đến khi phục hồi, lúc bấy giờ đều già cả rồi và Văn Cao th́ cũng không c̣n một t́nh cảm nào say đắm về thơ như trước. Anh ấy vẫn làm thơ, nhưng riêng tôi th́ ḿnh thấy là thơ Văn Cao như thế, so với thời kỳ Cửa biển tức là Những người trên cửa biển ấy, th́ xuống. Đến cái Cửa biển th́ tôi cho là đến cái đỉnh cao của Văn Cao. Về sau, anh ấy vẫn làm nhưng không bằng Những người trên cửa biển.

    Anh Trần Dần th́ liên tục làm và anh ấy t́m ṭi nhiều cách lắm. Sau đó anh ấy đi vào thơ mini, tức là có khi chỉ có một câu, hai câu, rất ngắn mà nó chứa đựng những tư duy rất hay và đặc biệt là ít lời, rất nhiều cảm xúc, rất nhiều trí tuệ.
    Anh Lê Đạt vô cùng chịu khó học tập. Có khi anh ấy vào thư viện suốt cả tháng, anh ấy ở thư viện đến 10 giờ đồng hồ một ngày, đọc sách rồi nghiên cứu t́m ṭi các thứ thơ văn cổ kim đông tây. Học rồi về nhà anh ấy làm, có khi làm bài ngắn, có khi bài dài v.v... Và cuối cùng ra được tập Bóng chữ đấy. Nó chứng minh sự làm việc của anh Lê Đạt rất công phu.

    Anh Trần Dần cũng bị tật, sau khi bị cảm một trận năm 1974, anh ấy hơi liệt liệt, nhưng vẫn sáng tác thơ như thường, chịu khó t́m lắm. Gần đây, anh ấy sưu tập lại, rút ra ở tất cả thơ của anh ấy những chỗ nào hay nhất để đưa vào từng vấn đề của một tư duy thơ, gọi là lẩy Trần Dần. Anh tự lẩy. Anh ấy đă cố đưa ra một thế giới gọi là thế giới Trần Dần, cái univers Trần Dần, th́ tôi đă thấp thóang thấy nó hiện ra qua cái lẩy Trần Dần.

    Tóm lại, sự làm việc của anh em thời kỳ hậu Nhân Văn, tức là thời kỳ 58, 59, 60 cho đến 75 gần như là không ai nghỉ một tháng, một ngày nào mà không lo về việc thơ ca cả. Chỉ có từ 75 về sau này, t́nh h́nh nó cũng có đổi khác, nhất là đến năm 88, được phục hồi, chính thức trở lại sinh hoạt Hội Nhà Văn, cái đà sáng tác ở mỗi người nó lại dâng lên, th́ anh Lê Đạt cũng làm nhiều. Anh Trần Dần bắt đầu làm được một ít th́ chẳng may anh ấy lại bị bệnh khá nặng, cho nên độ hai năm nay anh ấy không làm được ǵ nữa.

    - TK: Trước anh có dự định viết một cuốn hồi kư, dự định ấy hôm nay đă đi đến đâu rồi?

    - HC: Đầu tiên tôi cũng đă dự định, dự định từ lâu rồi, định viết một cuốn Mémoire khoảng 1000 trang từ năm 1990. Lúc bấy giờ tôi cần có một người trợ giúp ḿnh, không những là về mặt viết lách v.v... mà kể cả về t́nh cảm. Bởi v́ từ sau khi tôi mất người vợ năm 1985, đời sống t́nh cảm tôi bị hẫng hụt, phải nói là một cách ghê gớm. Sau đó, tôi bị gần như là một thứ bệnh tâm thần cho đến năm 87, th́ nhờ các bạn, nhất là anh Dương Tường, anh Lê Đạt, kể cả anh Trần Dần và một số bạn trẻ nữa như là Thụy Kha, Trịnh Thanh Sơn ... tôi đă dần dần hồi phục sức khoẻ và nhất là tránh được cái bệnh tâm thần của tôi mà các bác sĩ cho là nó vào cái dạng trầm uất.

    - TK: Thưa anh, tại sao anh lại bị bệnh và bệnh trạng của anh, thực sự nó như thế nào?

    - HC: Tức là sau khi tôi bị giam cầm 18 tháng[2], từ đó đến khi được về th́ những bác sĩ quen của tôi họ đều thống nhất một điểm là tâm thần của tôi tự nhiên nó bị ở hai dạng: trước tiên là hoảng loạn, thứ hai là trầm uất. Thật ra th́ cũng không có ǵ là ghê gớm lắm, cũng không xé quần, xé áo, không đi ra ngoài đường, không chửi bới hay làm những ǵ ầm ĩ cả, bởi v́ chỉ là hoảng loạn thôi. Hoảng loạn một cách hết sức lặng lẽ.

    Ví dụ nghe một tiếng c̣i ô-tô và một cái ǵ như là frein ô-tô rít lên ở ngoài cửa -mà lúc bấy giờ tôi ở tít tận trong nhà cơ- nhưng khi nghe thấy như thế, vào lúc độ gần nửa đêm chẳng hạn, th́ tự nhiên tôi co rúm lại và hết sức sợ hăi. Nó như là một cái bản năng đấy, t́m chỗ trốn. Quả nhiên là tôi đă có nhiều lần chui xuống gầm giường v́ những hoảng loạn như thế. Hay nghe tiếng giày cộp cộp và thóang thấy một bóng áo, như áo quân đội hay áo cảnh sát hay của một người thương binh nào đó, chỉ cần một cái bóng, một cái màu quần áo thôi, th́ tôi cũng hoảng rồi. Người ta gọi là bệnh hoảng loạn. Chứ sự thực th́ lúc ấy chẳng có ai dọa nạt, chẳng có ai làm ǵ ḿnh cả.
    Thứ hai là dạng trầm uất. Có khi cả ngày tôi không nói một lời. Bạn bè đến, tôi vẫn cứ tỉnh táo đi pha trà mời mọi người có vẻ lịch sự lắm. Nhưng đến khi người ta hỏi tôi về bất cứ cái ǵ đó th́ tôi không trả lời hoặc là trả lời gióng một.

    - TK: Thưa anh, lúc anh bị bệnh nặng như thế là thời kỳ nào hả anh?

    - HC: Là năm 87[3]. Có độ 7, 8 anh em nhà văn trẻ như là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh, v.v... ở trong Huế ra chơi, họ đến nhà anh Phùng Quán. Họ nhờ anh Phùng Quán đưa xuống thăm tôi. Tôi cũng vẫn có vẻ như vui mừng được gặp những người anh em xưa nay người ta mến ḿnh th́ cũng vẫn giữ một thái độ thân ái thôi.
    Nhưng đến khi Hoàng Phủ Ngọc Tường hỏi rằng: Anh có dự định sáng tác ǵ nữa không, th́ tôi lắc đầu không trả lời thành tiếng ǵ cả. Lắc đầu. Cứ lắc đầu hoài. Thế rồi họ hỏi cái ǵ tôi cũng lắc đầu. Chỉ lắc đầu mà tôi không nói ǵ hết. Phùng Quán thấy thế cho rằng tôi suy sụp ḥan toàn về tinh thần. Đó là đầu năm 87. Phùng Quán có vẻ bực tức cái chuyện ấy lắm mới chạy đến nhà anh Lê Đạt, bảo anh Lê Đạt: "Bây giờ anh Hoàng Cầm bị t́nh trạng như thế này th́ chỉ có anh mới giúp anh ấy được, chứ em trông thấy thế này th́ em sợ lắm, và em nghĩ rằng một tài năng như anh Hoàng Cầm mà bị như thế này th́ chúng ta sẽ hết sức thiệt tḥi, anh ấy không c̣n có thể viết một cái ǵ được nữa."

    Lê Đạt th́ vững vàng hơn. Lê Đạt chỉ bảo Phùng Quán rằng: "Rồi cái đó nó cũng sẽ qua đi. Tôi tin rằng Hoàng Cầm không bao giờ là người sẽ suy sụp." Phùng Quán vẫn không tin Lê Đạt, bèn về viết một bài, nó cũng không phải là thơ, là một ư kiến, có vần, có điệu, coi như một bài thơ, nó thế này này:

    Tôi tin núi tàn
    Tôi tin sông lấp
    Tôi không thể nào tin
    Một nhà thơ như anh
    Lại ngă ḷng suy sụp.
    Một nhà thơ đă từng viết những câu thơ lẫm liệt
    Trong tiểu đội của anh những ai c̣n ai mất
    Không. Không ai c̣n ai mất
    Ai cũng chết mà thôi
    Người sau kẻ trước lao vào giặc
    Giữ vững ngh́n thu một giống ṇi.
    Rồi lại đến một cái điệp khúc:
    Tôi không tin một nhà thơ như anh
    lại ngă ḷng suy sụp.
    Trên thế gian có ngh́n nhà thơ lớn
    Trên thế gian có ngh́n con sông lớn
    Nhưng chỉ có một ḍng nhờ thơ mà vang vọng
    Nhờ thơ mà vinh danh
    Đó là con sông Đuống quê anh
    Mà anh xót xa như bàn tay anh rụng
    Tôi tin chắc như đinh đóng cột
    Sau này anh chết đi
    Theo sau linh cữu anh
    Ngoài bạn hữu gia đ́nh có cả con sông Đuống.
    Sông Đuống mặc đại tang khóc bên bồi bên lở
    Sóng vỗ bờ nức nở
    Đời đời chịu tang anh.
    Tôi không tin một nhà thơ như anh
    lại ngă ḷng suy sụp.

    Phùng Quán viết to bài thơ đó lên một tờ giấy rất to như là tờ giấy lấy ở bao xi măng ra và anh ấy xuống treo ngay ở nhà tôi. Th́ tôi cũng cứ mặc, thế thôi. Cả thời gian ấy tôi vẫn cứ ở trong t́nh trạng đó. Măi về sau, cuối năm 87, nhất là sang năm 88, trong một cuộc họp bàn ban chấp hành Hội Nhà Văn, có bàn đến việc phục hồi những nhà văn bị kỷ luật trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Sau đó, nhờ các bạn kéo tôi đi chơi vào những chỗ mà người ta yêu mến ḿnh, dần dần nhờ những sự săn sóc đó mà tôi trở lại viết được. Và cái mà tôi viết được ngay là bài Mưa Thuận Thành.


    Còn tiếp ...

  10. #2240
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    - TK: Về việc phục hồi, trong hoàn cảnh nào và ở thời điểm nào anh đă được phục hồi?

    - HC: Năm 1988 đấy. Hôm mà báo Văn Nghệ tổ chức 40 năm thành lập báo Văn Nghệ, lúc bấy giờ là dưới sự điều khiển của anh Nguyên Ngọc. Họ có tổ chức hai buổi ra mắt độc giả. Hôm đó tôi được mời, và họ yêu cầu anh đọc cho một hay hai bài thơ; th́ phần lớn đều yêu cầu bài Bên kia sông Đuống. Bài đó bị vùi đi lâu quá, cho nên bây giờ họ hết sức tha thiết yêu cầu như thế.
    Nhưng mà tôi, tôi đă có chủ định rồi, tôi nhất định không đọc bài Bên kia sông Đuống và tôi đọc hai bài thơ mới là bài Mưa Thuận Thành và bài Lá diêu bông, hai bài ḥan toàn xa lạ. Tôi muốn gây một effet mới, th́ họ tán thành ngay. Tôi đọc xong bài Mưa Thuận Thành, đến bài Lá diêu bông, v́ muốn nhấn mạnh cho nên tôi đọc một lần và ngâm một lần. Tôi vốn cũng nổi tiếng về ngâm nữa, cho nên người ta thích.

    Tôi lại ngâm bài đó với một giọng vừa trữ t́nh, vừa mang hồn bài hát quan họ và lại pha một chút nhạc ca trù, v́ từ thời niên thiếu, tôi đă quen với ca trù rồi. Đến khi tôi ngâm xong bài Lá diêu bông th́ nó biến cái hội trường thành như một cuộc mít-tinh ǵ đó, mà tất cả nhằm vào tôi. Đến ngày hôm sau, ra cái hội trường lớn hơn tức là hội trường của Cung Văn Hóa - bấy giờ c̣n gọi là Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việt-Xô- khi họ nói đến tên tôi là lại nổi lên một trận vỗ tay đến nỗi là tôi phải trốn tiếng vỗ tay đó. Không hiểu làm sao mà lúc bấy giờ tôi cứ ngường ngượng.

    Khi tôi lên sân khấu rồi, tiếng vỗ tay vẫn tiếp tục. Chợt có một lúc, tôi như chợt khóc lên, như là nước mắt ở đâu đó nó trào ra. Không phải là giọt nước mắt vui mừng v́ cái vinh quang nó trở lại với ḿnh. Không! Tuyệt nhiên không phải cái đó mà lại là t́nh cảm này: Lúc bấy giờ tôi chợt nhớ đến bà vợ tôi là bà Lê Hoàng Yến. Nếu không có bà Lê Hoàng Yến th́ không có tập Về Kinh Bắc. Mà Về Kinh Bắc tôi viết ngay cuối năm 59, tức là chỉ có một năm sau khi thi hành kỷ luật - kỷ luật là 58-59- đối với tôi th́ đúng là oeuvre clé (tác phẩm chủ yếu).
    Thành ra tôi nhớ đến bà vợ tôi đă qua đời trong cảnh vô cùng nghèo đói, phải chạy ăn từng bữa một, từng dúm gạo một. Tiền thức ăn th́ cũng không có, bữa cơm nào hai vợ chồng cũng phải nhịn bớt đi, nghĩa là đáng lẽ ḿnh ăn ba bát, ăn có một bát, để nhường cho các con ăn. Bà vợ tôi chết vào những ngày như thế, mà lại chết vào năm 85 ấy, lúc tôi đang bị cái bệnh tâm thần, đang ở cái dạng trầm uất và hoảng loạn như thế.

    V́ bà ấy phải chạy từng ngày bữa ăn của gia đ́nh. Gia đ́nh th́ đông. Mỗi một tháng lại phải lên tŕnh diện một lần mới được người ta cấp cho 12 cân gạo. Rồi lại phải đi lên sở lương thực để lấy giấy chứng nhận nọ kia, rồi bấy giờ mới lại sang pḥng tài chính để thanh toán tiền, xong rồi xuống chỗ bán hàng, xếp hàng chờ đợi.
    Tóm lại là muốn được 12 cân gạo, bà vợ tôi vất vả đến mức là nó lên một trận huyết áp rất đột ngột, chỉ mới có từ chập tối hơi sôn sốt, rồi bà ấy đi nằm, mà giữa mùa nực, bà ấy thấy có cái ǵ ren rét, tôi đă phải đắp cho bà ấy một cái chăn lớn. Đến 4 giờ sáng th́ người cứng ra và liệt nửa người. 9 giờ th́ đem đi cấp cứu và đến chiều hôm sau qua đời.
    Thành ra đến lúc lên sân khấu, cái vinh quang nó trở lại với tôi một cách quá sức tưởng tượng, th́ chợt h́nh ảnh vợ tôi đă chịu tất cả mọi khổ sở trong ṿng 30 năm, tṛn 30 năm, tức là kỷ luật bắt đầu từ 1958 đến 1988 th́ phục hồi. Nghĩa là trong 30 năm, tôi không thể đem cái ng̣i bút của ḿnh kiếm được một đồng nào hết.

    - TK: Thưa anh, sau buổi liên hoan do tờ Văn Nghệ tổ chức đánh dấu việc anh đă được chính thức phục hồi, th́ sau đó anh làm ǵ, và nếu anh viết th́ những điều anh viết có in được không ạ?

    - HC: Sau cái buổi ấy rồi th́ tôi cũng tiếp tục sáng tác và chuẩn bị in các tập thơ. Đầu tiên là định in ngay tập thơ Về Kinh Bắc, v́ nhiều nhà xuất bản đă biết tên tập thơ đó. Khổ cái là tôi mất hết bản thảo. Bị tịch thu, rồi th́ chỗ nào có th́ người ta cũng phải giấu đi, chứ không th́ mắc tội ǵ đó. Tôi không làm thế nào mà nhớ hết cả tập thơ 48 bài, chỉ nhớ được độ mươi bài ngăn ngắn thôi. Thế nhưng đến các nhà xuất bản th́ cũng không ai dám in. Nhà xuất bản Văn Học, nhà xuất bản Hội Nhà Văn -lúc bấy giờ c̣n tên là nhà xuất bản Tác Phẩm Mới- nhà xuất bản Phụ Nữ ... tất cả đều rất quư, rất thích nhưng không ai dám xuất bản cả.

    Tôi mới nói chuyện chơi với anh Quang Huy, giám đốc nhà xuất bản Văn Hóa, và đưa cho anh ấy xem một tập thơ, toàn những bài mới làm, mà toàn là thơ t́nh thôi, chứ không có dính dáng ǵ đến cái tập Về Kinh Bắc cả, bởi v́ tôi biết rằng nếu c̣n dính dáng đến tập thơ ấy th́ không ai cho ḿnh in. Đọc xong anh ấy bảo: "Thôi anh để cho tôi in tập Mưa Thuận Thành này nhưng phải yêu cầu anh cho một số bài nổi tiếng mà anh đă đăng báo rồi như Lá diêu bông, Cây tam cúc, Qua vườn ổi, Cỏ bồng thi, Tắm đêm, Về với ta, v.v..., tức là vào khoảng độ 7, 8 bài, mà là những bài anh em đă rất quen thuộc ngấm ngầm trong suốt 30 năm".

    Tôi bảo: "Cái này th́ ông phải đối phó với cơ quan chính quyền thôi". Anh Quang Huy bảo: "Được rồi, tôi sẽ có cách". Quả nhiên khi anh ấy in, tôi cũng đưa vào đấy 8 bài trong tập Về Kinh Bắc. Th́ cuối cùng đúng là anh ấy phải tiếp mấy cán bộ đại diện cho cơ quan công an của trung ương, hỏi anh ấy tại sao in tập này, lại có lẫn mấy bài ở trong tập Về Kinh Bắc. Rồi họ yêu cầu cho mượn bản thảo và cho xem cả bản sắp chữ, bản morasse. Anh Quang Huy vẫn thực hiện đúng ư kiến của trên, nhưng anh ấy có yêu cầu thế này: "Các anh mượn, chúng tôi rất vui ḷng, nhưng các anh phải trả lại tôi để tôi in cho đúng kế hoạch của nhà xuất bản, nếu không th́ nhà xuất bản chúng tôi phá sản, chúng tôi lỗ vốn đấy".

    Nhưng có một điều là anh Quang Huy, người chủ trương in tập Mưa Thuận Thành, dù sao anh ấy cũng có cái dè dặt. Thành ra đáng lẽ có thể in được độ 2000 cuốn th́ vẫn bán hết, anh ấy dè dặt chỉ in 1000 cuốn thôi. Thành ra người ta đến hỏi anh ấy quá nhiều, anh ấy lại không muốn tái bản mà c̣n nói một câu đùa đùa là: "Thôi, thơ Hoàng Cầm th́ cứ để cho người ta tḥm thèm th́ thích hơn." Ví dụ như Kiều Loan là kịch thơ viết năm 1942, th́ đến năm 1992 mới có thể xuất bản được, vừa đúng nửa thế kỷ! Cũng như Về Kinh Bắc viết năm 59 th́ năm 94 mới xuất bản, 35 năm!

    Thế c̣n những bài thơ mới viết từ năm 87, tức là bắt đầu thời kỳ đổi mới, và những bài thơ mới ra th́ in được ngay. Điều đó chứng tỏ rằng từ sau khi đổi mới, có lẽ sức viết của ḿnh bị dồn nén lại trong 30 năm, cho nên đến lúc này nó lại bật ra, giống như cái ḷ-xo, nó bật lên th́ tất nhiên nó bật mạnh. Cho nên những tác phẩm của tôi viết từ năm 87 đến bây giờ, nhiều bài có cái sức bật mà trong dư luận anh em cho rằng tôi vẫn c̣n giữ được cái sức trẻ trong sáng tác của ḿnh, giữ được cái thanh xuân trong câu chữ, trong nhịp điệu, trong cảm nghĩ của ḿnh.
    Đó cũng là điều may mắn cho tôi. Nhưng đó cũng là đương nhiên v́ nó đă bị dồn nén 30 năm th́ khi nó bật ra nó phải bật được nhiều. Tôi cũng rất mừng cho bản thân ḿnh mặc dầu tuổi cũng đă cao và sức khỏe càng ngày càng yếu, nhưng khi nào xúc cảm đến th́ sáng tác nó lại bật ra như thường.

    - TK: Thưa anh, từ thời kỳ đổi mới đến bây giờ th́ cuộc sống và sáng tác của các anh đă thay đổi như thế nào?

    - HC: Từ đổi mới đến bây giờ tức là từ 1987 cho đến nay th́ tất cả mọi người lại tiếp tục đi vào con đường sáng tác và nhất là anh Lê Đạt th́ cái đổi mới thơ ca ở anh Lê Đạt thấy rất rơ rệt. Người ta thấy công lao của anh Lê Đạt trong cuộc đổi mới thơ ca, về thi pháp cũng như về tư duy, cảm xúc. Thi ca của anh ấy rơ ràng có nhiều đổi mới. Mặc nhiên, cũng nhiều dư luận khác nhau, có người chê, người khen th́ đó là tất yếu. Nhưng tất cả mọi người đều thấy rằng anh Lê Đạt rất có công trong việc đổi mới thi pháp và có những suy nghĩ mới, có cảm xúc mới trong thơ.

    C̣n riêng tôi, th́ từ năm được phục hồi, tôi vẫn không ngừng sáng tác. Ngoài Về Kinh Bắc tôi viết năm 59, mà đến năm xuất bản là năm 94, tức là 35 năm! 35 năm nó vẫn nằm ở trong ngăn kéo nhưng đồng thời nó cũng không thể nào cứ ở trong ngăn kéo được, bởi v́ đă là thơ thật ấy th́ nó có cánh nó bay. Mặc dầu nó bay một cách hết sức lặng lẽ, nhiều khi có vẻ phải trốn tránh, nhưng nó vẫn cứ bay ở trong một số người yêu thơ, nhất là sinh viên và thanh niên ở Hà Nội, Sài G̣n, Huế. Từ năm 87, 88 tôi vẫn sáng tác rất đều.

    - TK: Anh nhận xét như thế nào những sáng tác mới nhất của anh, và xin anh đọc cho thính giả nghe một trong những bài thơ vừa viết xong.

    - HC: Có điểm này là trong một vài năm nay, không hiểu làm sao thơ của tôi nó buồn một cách, tôi tưởng tượng như là cái vũ trụ này nó sắp tan đi đâu đấy. Nó có cái đó thật ở trong hồn ḿnh, cho nên bài nào cũng có vài "hơi" như thế: một cái hơi thở, không biết gọi là cái ǵ, nó như là một sự tan, như một cái hơi tan vào gió, một cái ǵ đấy tan vào nước. Và chỗ nào cũng có một cái ǵ như là tan.
    Đấy là một cảm giác tất yếu thôi bởi v́ tâm hồn người già thường hay bị một cái ǵ như tan ra, gọi là cuộc sống, v́ cuộc sống của ḿnh cũng đă khổ quá rồi. Đến lúc già nó cũng tạm yên, nhưng đến tuổi này rồi th́ thấy cái ǵ cũng tan loăng hết, không đọng lại được, những cái như t́nh yêu, thương nhớ ... nhất là những t́nh cảm nam nữ, t́nh cảm vợ chồng, t́nh cảm bạn hữu ... Tôi cứ bị như một cái ǵ nó tan, không trụ lại được, cứ bị cái đau khổ đó trong vài ba năm nay. Thế tôi hăy đọc một đoạn nhé, bài này cứ gọi là vô đề cái đă:

    Vô đề

    Biển xanh ánh phật mười phương
    Hương sen dậy sáng
    Ôm trắng ngh́n mây
    Vạn kiếp dăi dầu
    Oan nghiệt rên la bi thống
    Nước mắt dàn bốn đại dương đau
    Chiến tranh ư?
    Bạo lực cơ cầu
    Đói hành hạ
    Rét dày ṿ số kiếp
    Người với người cắn nhau đau tội nghiệp
    T́nh với t́nh biền biệt những ĺa xa


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •