Page 223 of 304 FirstFirst ... 123173213219220221222223224225226227233273 ... LastLast
Results 2,221 to 2,230 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2221
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    Nói chuyện với nhà thơ Lê Đạt

    Tháng giêng năm 1956, Giai Phẩm Mùa Xuân ra đời, mở đầu phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Nhưng thực sự phong trào đă manh nha trước đó, ở thời điểm nào ? Do những đóng góp tích cực của những ai ? Phong trào phát triển rất nhanh và đă đạt được những thành quả ra sao ?
    Gần 50 năm trôi qua, đă đến lúc phải trả lại công bằng cho quá khứ, mở lại hồ sơ NVGP. Và lần đầu tiên, trên đài RFI, trong bảy chương tŕnh, từ 8/5/2004 đến 19/6/2004, thính giả trong và ngoài nước được nghe lịch sử của phong trào qua tiếng nói uy tín của nhà thơ Lê Đạt, một trong những thành viên cột trụ đă xây dựng Giai Phẩm Mùa Xuân và Nhân Văn. Những chương tŕnh phát thanh này, đă được ghi lại và in trên tạp chí Hợp Lưu, số 81, tháng 2 và 3/2005, tại Hoa Kỳ. Bản in này đă được nhà thơ Lê Đạt đọc lại và sửa chữa những sai lầm trên bản Hợp Lưu.

    ● Sự h́nh thành Giai Phẩm Mùa Xuân

    Hầu như tất cả các tài liệu đều thống nhất ở một điểm: Phong trào NVGP bắt đầu hiện diện trên công luận với sự ra đời của Giai Phẩm Mùa Xuân, nhưng trong "nội bộ" những người chủ trương giai phẩm này, những diễn biến đă xẩy ra như thế nào, tại sao lại có Giai Phẩm Mùa Xuân ? Đó là những câu hỏi mà nhà thơ Lê Đạt sẽ trả lời.

    - TK: Thưa anh Lê Đạt, nguyên do nào đă khiến anh trở thành một trong những người chủ chốt của phong trào NVGP?

    - LĐ: Tôi là một học sinh yêu nước cho nên khi Cách Mạng thành công th́ tôi tham gia Cách Mạng ngay. Từ khi tham gia Cách Mạng, hầu như tôi đều hoạt động ở ngành Tuyên Huấn, rồi sau này lên làm việc ở Tuyên Huấn Trung Ương[1] trực tiếp theo dơi phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục. V́ thế, tôi có nhiều điều kiện để tiếp xúc với tất cả anh em văn nghệ, từ lănh đạo đến những anh em b́nh thường. Tôi cũng suy nghĩ rất nhiều về phong trào văn nghệ v́ xưa nay tôi vẫn là người thích làm thơ.

    Năm 1950, khi ở chiến dịch Lào Cai, tôi có dịp gặp một nhà thơ mà tôi chưa biết mặt, nhưng biết tên từ lâu, đó là anh Trần Dần. Trần Dần, tuy thơ th́ chưa làm nhiều, nhưng là một người nổi tiếng v́ những ư kiến độc đáo và kỳ cục của anh ta về thơ. Cho nên, khi gặp Trần Dần ở Lào Cai, chúng tôi đă bàn rất nhiều về thơ ca Việt Nam, và đi đến một nhất trí như thế này: anh Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng, nhưng thi pháp của anh ấy, căn bản vẫn chưa ra khỏi thi pháp thời kỳ thơ mới năm 1930, và tôi với Trần Dần nghĩ rằng: chính ḿnh phải làm một cái ǵ để đổi mới nền thi ca Việt Nam. Đó là từ năm 1950.

    Chị nên nhớ lúc bấy giờ là đang kháng chiến mà đi kháng chiến th́ người ta bận tâm nhiều về chuyện đánh nhau, ít người nghĩ đến thơ như lũ hâm này, phải nói như thế ! Tôi với Dần nói với nhau về Rimbaud, về Baudelaire, về Mallarmé ... về nhiều thứ lắm, nhưng tập trung nhiều nhất về Maïakovski, tại v́ Maïakovski lúc bấy giờ đang là ngôi sao sáng trên nền trời văn học cách mạng. Xong nói rồi cũng để đấy thôi, mỗi người lại đi theo công việc của ḿnh.
    Đến năm 1954, khi ḥa b́nh trở lại, chúng tôi gặp nhau ở Hà Nội, lại bàn tiếp giấc mộng thơ mới đó. Khi ấy, Trần Dần đă viết xong Người người lớp lớp và đang gặp khó khăn trong quân đội, về vấn đề các văn nghệ sĩ trong quân đội đấu tranh đ̣i có một kỷ luật sống, cho thích hợp với thời kỳ ḥa b́nh. Lúc đó, Trần Dần cũng bị o ép rất ghê, anh Dần có bàn với tôi rằng: "Có lẽ ta nên tổ chức một buổi phê b́nh thơ Việt Bắc". Tôi hoan nghênh lắm. V́ vậy, Trần Dần tổ chức một cuộc phê b́nh thơ Tố Hữu ở trong quân đội.

    - TK: Thưa anh, như vậy có thể nói là tất cả đều bắt đầu từ việc phê b́nh thơ Tố Hữu trong quân đội. Nhưng lúc đó anh không ở trong quân đội, phải không ạ?

    - LĐ: Lúc đó tôi đang học lớp tiếp quản để về tiếp quản khu 300 ngày ở Quảng Ninh. Trần Dần có nói với tôi rằng: "Thôi cậu đến "viện trợ" cho ḿnh một tí, v́ trong quân đội nó trật tự lắm. Hôm này có các ông quan to th́ chắc là mọi người không dám phát biểu". Trần Dần cũng biết tính tôi là khi tôi nói th́ tôi cũng không sợ ǵ ai cả. Hôm đến, tôi đă thấy ông Nguyễn Chí Thanh ngồi đấy rồi.
    Hoàng Yến lên nói về thơ Tố Hữu và bảo rằng thơ Tố Hữu bây giờ "nhỏ" hơn thơ Tố Hữu thời trước, th́ đó cũng là một cách nói thôi. Sau đó, khi anh Thanh lên diễn đàn th́ tôi thấy không khí im lặng cả, không ai nói ǵ nữa. Trần Dần đá chân tôi bảo: "Thôi, thế cậu lên đi."

    Tôi lên nói một bài về thơ Tố Hữu và tôi có nhắc đến sự sùng bái chủ tịch Hồ Chí Minh của Tố Hữu. Cuộc trao đổi ấy rất vui vẻ rồi ông Thanh cũng không nói ǵ nữa. Căn cứ trên cuộc thảo luận ấy th́ anh em thấy là có thể có đủ bài để viết trên tạp chí Văn Nghệ mà lúc đó tôi là thường trực. Sau đó tôi có lên tŕnh bày với anh Tố Hữu về tờ báo Văn Nghệ.
    Đă lâu lắm rồi anh em không gặp nhau. Phải nói rằng, tôi quan hệ với anh Tố Hữu từ thời kháng chiến, quan hệ rất tốt, nhưng mà từ ḥa b́nh th́ có hơi xa nhau. Lần này, sau khi nói chuyện một lúc, anh Tố Hữu có nói với tôi: "Ông vốn là người nhậy cảm mà tôi thấy có tập Việt Bắc mà ông không cho phê b́nh th́ như thế là độ này Lê Đạt nhạy cảm hơi kém rồi."

    Lúc ấy, trong túi tôi đă có bài Hoàng Yến phê b́nh Việt Bắc, tôi chỉ cười, không nói ǵ cả và tôi nghĩ bụng: Vâng, chắc anh sẽ xem được một loạt những bài phê b́nh Việt Bắc nhưng có lẽ ngoài ư muốn của anh! Sau đó ra về tôi in bài của Hoàng Yến và tiếp đó là một loạt những bài phê b́nh Việt Bắc. Th́ tôi chắc là việc đó gây cho anh Tố Hữu nhiều bực tức lắm, tại v́ các lời phê b́nh ấy thường thường là chê, mà ở nước Việt Nam người ta chưa quen chê anh Tố Hữu bao giờ cả.
    Về vụ phê b́nh Việt Bắc th́ tôi được sự ủng hộ của anh Nguyễn Hữu Đang v́ Đang lúc ấy đang ở trong ṭa soạn báo Văn Nghệ với tôi. Vụ Việt Bắc ấy kéo dài độ hơn một tháng, sau mọi người thấy là nên thôi, tại v́ ông Lành[2] cũng không chịu thua mà chúng tôi cũng không thắng, nhưng chắc là thơ ông Lành bắt đầu bị đặt vấn đề. Từ đó quan hệ của tôi với anh Lành h́nh như hơi khó khăn hơn.

    - TK: Từ vụ phê b́nh thơ Việt Bắc của Tố Hữu đến việc thành lập Giai Phẩm Mùa Xuân, mọi chuyện diễn tiến ra như thế nào, thưa anh?

    - LĐ: Sau vụ Việt Bắc, đến vụ Trần Dần. Dần lúc ấy có quan hệ với chị Khuê là vợ anh ấy bây giờ; chị Khuê là một người công giáo, cho nên người ta nghĩ rằng đó là một người công giáo cài lại làm gián điệp để tranh thủ anh Dần. V́ Trần Dần lúc đó c̣n ở trong quân đội nên Dần bị kỷ luật và người ta cấm trại không cho ra nữa. Đó là lần anh Dần bị giữ lần thứ nhất, không bị giam. Trần Dần, sau đó, cũng được ra và rồi hai người, như trong truyện cổ tích, cũng lấy được nhau.

    Trần Dần ra rồi, chúng tôi mới nghĩ đến chuyện này: bây giờ làm sao mà in được một tập thơ, trái với nguyên tắc lúc bấy giờ - nguyên tắc bấy giờ là tất cả các bài đều bị kiểm duyệt. Tôi chủ trương tập này phải là một tập , tự do sáng tác hoàn toàn, tức là mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm về bài của ḿnh và không có kiểm duyệt ǵ cả. Tôi có bàn với Dần, Cầm, với Văn Cao, Tử Phác và mấy anh hội họa nữa là Sỹ Ngọc và Nguyễn Sáng.
    Lúc đó th́ chưa t́m được chữ ǵ hay lắm. Tôi cũng không thích chữ Giai Phẩm tại chữ Giai Phẩm có vẻ Tự Lực Văn Đoàn, nghe chữ ấy nó sang trọng quá tôi không thích. Nhưng lúc đó anh Minh Đức, nhà xuất bản và anh Đang đều thích chữ ấy. Trước tôi định cái tít là "Thơ năm người", nhưng mọi người bảo thế là "gây sự" quá, th́ sau cũng đành lấy chữ Giai Phẩm.

    Ngay lúc đó xẩy ra vấn đề Phùng Quán: Phùng Quán th́ không dính dáng ǵ đến lớp chúng tôi cả. Phùng Quán lúc ấy -theo lối nói Việt Nam- mới chỉ là "đàn em" thôi, thế nhưng Phùng Quán đang nổi tiếng v́ quyển Vượt Côn Đảo, tác phẩm chứng tỏ Phùng Quán có óc tưởng tượng rất phong phú. Một hôm Phùng Quán đến tôi chơi, tôi thấy một anh bộ đội trẻ, xưng với tôi: em là Phùng Quán. Trong lúc anh em ngồi chơi nói chuyện với nhau, Phùng Quán có đọc cho tôi nghe mấy bài thơ, trong đó có bài Công nhân hót rác, nghe tôi cũng thấy vui lắm.

    Tôi bảo: "Các anh sắp ra một quyển Giai Phẩm Mùa Xuân, thế Quán có muốn tham gia không?" Tôi không ngờ lời nói đùa ấy đă rẽ Quán sang một bước ngoặt của đời Quán. Quán nói rằng: "Em thích lắm, tất cả các anh em đều quư cả, để em tham gia với." Tôi lấy bài của Quán, nhưng khi đến bàn với anh em th́ tôi gặp sự phản đối, nhất là anh Văn Cao. Anh Văn Cao nói rằng: "Quán nó không thể ngồi cùng chiếu với ḿnh được!" Tôi cười, tôi nói với anh Văn Cao rằng: "Đây là chỗ anh em với nhau chứ không phải chiếu tiên chỉ, thứ chỉ ǵ mà chúng ta đối với nhau trật tự quá như thế".
    Tôi không ngờ câu nói đùa đó sau sẽ cứ đeo bám anh Văn Cao suốt một cuộc đời. Và từ đó người ta đều gọi anh Văn Cao là tiên chỉ. Ư kiến của tôi dĩ nhiên được cả mọi người ủng hộ, th́ anh Văn Cao phải thua thôi. V́ thế trong Giai Phẩm Mùa Xuân lại có một người rất trẻ là Phùng Quán.

    - TK: Thưa anh, trước khi tiếp tục câu chuyện, xin anh xác định lại một lần nữa: Phong trào của các anh là tự phát chứ không dính dáng ǵ đến Liên Xô và Trung Quốc cả.

    - LĐ: Hoàn toàn không có dính dáng ǵ đến Liên Xô và Trung Quốc cả. Tại v́, như tôi đă nói, lúc đó anh em đang bàn với nhau làm một tuyển tập tự do sáng tác cơ mà. Giai Phẩm Mùa Xuân ra -nếu tôi nhớ không lầm- tháng giêng năm 1956, mà đến tháng 5/1956 mới có phong trào Trăm Hoa Đua Nở ở Trung Quốc. Vậy không có lư do ǵ một phong trào có sau lại ảnh hưởng đến phong trào có trước cả. Và lúc đó phải nói thật là chúng tôi cũng chưa nghĩ ǵ sâu xa lắm đâu, lúc đó tôi c̣n quá trẻ, chị Thụy Khuê ạ, tôi mới 26, 27 tuổi, tôi chỉ nghĩ rằng: anh em bây giờ ở trong điều kiện ḥa b́nh th́ phải chống lại vấn đề kiểm duyệt, nó khe khắt quá và hai là chống lại thứ văn nghệ độc tôn, thực hiện tự do sáng tác, tôi thấy vấn đề rất đơn giản: mỗi anh sáng tác một bài và chịu trách nhiệm bài viết của ḿnh.

    Chúng tôi cũng chưa nghĩ là ḿnh làm cái việc tày trời như thế, chuyện ấy nó sẽ đến sau, cho nên tôi cũng chẳng bận tâm ǵ đến Trăm Hoa Đua Nở, tôi cũng chẳng bận tâm ǵ đến ông Hồ Phong. Nhưng nếu nói đến một ảnh hưởng ǵ của Nga, th́ đó không phải là ảnh hưởng phong trào nào của Nga, mà là ảnh hưởng một nhà thơ Nga mà tôi rất yêu mến, đó là Maïakovski. Cho nên, không thể gọi là ảnh hưởng phong trào này, hay phong trào kia được.
    Ngoài ra, anh Cầm th́ cũng không ảnh hưởng ǵ Maïa cả, chỉ có tôi với Dần là ảnh hưởng Maïa thôi, nhất là Văn Cao cũng chẳng ảnh hưởng Maïa, lại có cả Nguyễn Sáng và Sỹ Ngọc là những người của hội họa. Mà anh Sáng có làm một bài thơ th́ xin lỗi, rất trung b́nh. Cho nên anh em là vui với nhau để chứng tỏ rằng những người nghệ sĩ, những người sáng tác có quyền sáng tác một cách tự do.


    Còn tiếp ...

  2. #2222
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nghe chuyện Hà nội;.. nói vậy.. mà không phải vậy ..!

    ngày 22 - 05 - 2017... trời vẫn sụt sùi mưa... c̣n Vĩnh Long thf ve sầu ca hát ra rả....

    nguồn tin mà lăo hủ gởi lên cho thấy cái mặt sau của lời nói, đó là..; sau khi đọc các góp ư đến từ khắp nơi.. chúng ta chỉ thấy một trực diện, chứ c̣n cái ẩn ư th́ lại chưa thấy !.. Cái ẩn ư dấu sau là cái ǵ ??... và như một lời báo dộng, cảnh giác..
    Xin thưa ngay rằng là;.. cái móc nối với đám mà lăo hủ tạm gọi là " dormant cells..". chúng đă sang đây.. nằm chờ thời , sống ngay trong cộng đồng Việt Tỵ nạn và dược đám " xanh vỏ đỏ ḷng ".. nuôi che..

    V́ cái nạn Cộng sản, với lăo hủ, chúng cần bị " đập thẳng vào những ǵ chúng nói, chúng làm.. để chúng hết c̣n khoe mẽ..làm sao cho chúng mở mắt ra nghe và hiểu được ḷng dân, chỉ khi nào dân có ḷng tin xác thực th́ mới có truyện " tḥ tay ra bắt.."
    .Chứ c̣n như chúng nói;.. nghi ngờ rằng chỉ là cái bẫy giương lên để bắt các con mồi.. một hành động ; lưu manh chính trị !

    Hăy làm tốt đi, làm sao cho dân được sinh sống thuận hoà đi chứ chưa nói đến hạnh phúc.. sống sao cho có văn hoá, đạo đức của con người chứ không phải noi gương theo bất cứ h́nh tượng nào của ".đảng.." đang hay đă bày đặt ra để tôn thờ.. Giáo dục căn bản cho trẻ thơ không phải là Giáo dục " nhồi sọ..!" mà là Gíao cho trở thành công dân tốt .

    Đó là những hạt thóc giống c̣n sót lại trong bồ của thời xa xưa vậy ../.

  3. #2223
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    ● Sự h́nh thành Giai Phẩm Mùa Xuân ( tiếp theo ... )

    - TK: Sau khi Giai Phẩm Mùa Xuân ra đời, tác dụng của nó đối với người đọc như thế nào?

    - LĐ: In ra được một tuần th́ thấy ảnh hưởng của nó ghê gớm quá, tôi với anh Trần Dần cũng không ngờ. Đi đâu lúc bấy giờ cũng thấy người ta nói đến câu thơ của Trần Dần:

    Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà

    Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ

    và câu thơ của tôi mà sau này cụ Phan Khôi cụ đă b́nh luận. Sau này tôi sẽ nói về chuyện đó. Nhưng mà đồng thời giông băo cũng đă bắt đầu thấy xuất hiện ở trên ṿm trời rồi. Hôm tôi đến Hội, tôi gặp cụ Phan Khôi. Cụ Phan Khôi bảo: "Này, gay go đấy nhé!" Tôi bảo: "Cái ǵ mà gay go hở cụ?"

    - Hôm nọ Tố Hữu đến đây phê phán Giai Phẩm Mùa Xuân nặng lắm và nói rằng: "Lũ này là lũ phản động", th́ tôi có nói rằng: "Phản động hay không phản động chưa biết, cứ biết rằng người ta nói ḿnh không bằng ḷng th́ ḿnh viết, rồi để cho người ta trả lời", th́ Tố Hữu nói ngay rằng: "Thừa giấy cho chúng nó viết à?" Phan Khôi không nói ǵ nữa. Phan Khôi bảo tôi: "Cẩn thận!"
    Rồi chúng tôi chia tay nhau.


    Lúc đó đi đâu cũng thấy người ta nói đến Giai Phẩm Mùa Xuân. Bấy giờ là gần Tết rồi và hôm ấy, vào khoảng độ 28 Tết, trên đường đi tôi gặp một người liên lạc của tôi, đang chạy xe đạp đi các phố để t́m tôi, bảo rằng: "Anh Tố Hữu có điện đi t́m anh và nói rằng mời anh lên Tuyên Huấn để kiểm thảo". Phản ứng đầu tiên là tôi rất bực ḿnh. Tôi cũng là một người như mọi người khác, th́ phải để cho tôi ăn Tết chứ? Tôi bảo với cậu liên lạc: "Bây giờ em về, em cứ nói với cơ quan là không t́m thấy anh, rồi sau Tết anh sẽ lên".

    Tôi nghỉ ăn Tết xong, mùng 5 Tết tôi lên gặp Tố Hữu. Lên, th́ lúc ấy Tố Hữu ở trên gác, một anh chánh văn pḥng xuống gặp tôi, nói rằng: "Anh đợi một lúc, anh Tố Hữu sẽ xuống!" Tôi phải nhắc lại với chị một lần nữa: Tôi là người trong suốt thời kháng chiến ở Tuyên Huấn, cho nên tôi về Tuyên Huấn như là tôi về nhà tôi vậy. Nhưng mà tôi thấy sao hôm nay về nhà ḿnh, ngạc nhiên lắm, cái nhà không phải là nhà ḿnh nữa, trông nó lạnh lùng mà nó khác hẳn rồi.

    Trong lúc ngồi ghế đợi, tôi thấy quyển Giai Phẩm Mùa Xuân để trên bàn, bài Nhất định thắng của Trần Dần với rất nhiều câu hỏi của anh Lành -Tố Hữu- đánh bằng bút bi đỏ, ở chung quanh. Nói ghê lắm. C̣n bài Mới của tôi, th́ bên cạnh câu: Bay cho cao, bay cho xa, anh Tố Hữu có đề câu hỏi: Bay đi đâu? Có phải bay vào miền Nam không? Tôi thấy t́nh h́nh gay go rồi: Ḿnh làm chuyện sáng tác nhưng tự nhiên các ông ấy lại gắn vào cái chính trị, ngoài ư muốn của ḿnh. Nhưng lúc ấy tôi chưa sợ. Tôi không có lư do ǵ mà sợ cả. Tôi vẫn tin ở sự trong sáng của ḿnh và lúc ấy tôi vẫn tin vào sự trong sáng của Đảng.

    Giai Phẩm Mùa Xuân ra vào tháng giêng, tháng hai, th́ như thế là vào khoảng cuối tháng hai tôi đă bị gọi lên Tuyên Huấn, chị thấy tác động nó rất nhanh. Lúc đó, anh Tố Hữu đi trên gác xuống, lần này anh Tố Hữu gặp tôi khác lắm, không chào hỏi ǵ cả. Và anh rút bao thuốc lá Trung Quốc trong túi ra, anh ấy hút mà không mời tôi.
    Câu đầu tiên anh nói với tôi rất lạnh lùng: "Các anh muốn ǵ?". Tôi hơi bực ḿnh, tôi trả lời: "Chúng tôi chẳng muốn ǵ cả, chúng tôi chỉ muốn làm văn nghệ. Anh Tố Hữu này, chúng ta vẫn c̣n là đồng chí với nhau, cho nên anh không thể xử sự với tôi như người ngoài được. Có ǵ anh cứ nói một cách b́nh tĩnh."
    Lúc ấy anh Tố Hữu nghĩ thế nào, mới rút một điếu thuốc lá mời tôi và chúng tôi bắt đầu nói chuyện. Câu đầu tiên mà anh Tố Hữu nói là: "Tôi rất lo cho tương lai chính trị của anh. Anh th́ c̣n là người ở trong nội bộ, c̣n Trần Dần hỏng rồi. Chúng tôi đă có tài liệu rằng Trần Dần là có bàn tay của địch dúng vào. V́ anh c̣n là người của nội bộ cho nên chúng tôi mời anh đến đây kiểm điểm. Anh phải ở lại đây 15 ngày để kiểm điểm và để thấy rơ bộ mặt phản động của Trần Dần."

    Thế là tôi ở lại đấy ăn cái Tết kiểm thảo 15 hôm. Tôi không phải làm việc ǵ cả, tức là theo cái cách ở Việt Nam người ta làm, anh cứ ngồi đấy "suy nghĩ" về những lỗi lầm của anh. Anh viết về những sai sót của anh. Lẽ dĩ nhiên, lúc đó anh Lành cũng không gây áp lực ǵ nhiều lắm đối với tôi.
    Tôi có nói với anh Lành thế này: "Tôi không thể căn cứ vào tác phẩm của anh Dần mà đi đến kết luận anh ấy là phản động được. Dù anh có kéo dài nửa tháng hay một tháng cũng thế thôi: Không thể căn cứ vào tác phẩm của ai mà kết tội người ta là phản động được. Phản động là thuộc phạm vi của công an". Trong 15 ngày th́ có một cuộc hội nghị rất lớn, hầu hết các nhân vật sừng sỏ nhất của Tuyên Huấn, nào là anh Kỉnh này, Kỉnh là trung ương ủy viên và là phó ban Tuyên Huấn, Nguyễn Chương này. Nguyễn Chương, anh em quen gọi là Xứ Chương, là một cán bộ kỳ cựu sừng sỏ về lư luận - sau này cuộc tranh luận giữa Xứ Chương và Nguyễn Hữu Đang trên báo được rất nhiều độc giả lưu ư. Cả thiếu tướng Lê Trưởng, ... nhiều, nhiều lắm.

    Cuộc họp rất to, mà ở bên này chỉ có tôi thôi - cười. Một người th́ không thể nào căi lại được tất cả mọi người. Nhưng tôi căi được một điểm duy nhất mà tôi có thể căi lại, và tôi cho là đúng, đó là:" Tôi không thể nào căn cứ vào một văn bản mà kết luận một người là phản động được". Lúc đó anh Tố Hữu nói: "Thôi được rồi, để anh suy nghĩ thêm, nhưng tổ chức đă có tài liệu." Th́ tôi nói: "Tổ chức đă có tài liệu th́ tôi c̣n phải kiểm điểm ǵ nữa."

    Tóm lại, cuộc đấu tranh rất căng thẳng. Sau đó, tôi được thả về v́ đến đấy coi như đă xong và anh Dần cũng đă bị bắt rồi. Tức là cùng lúc tôi bị gọi lên kiểm điểm ở Tuyên huấn th́ anh Dần bị bắt ở chỗ Cải Cách Ruộng Đất. Trần Dần bị bắt cùng với Tử Phác, trong khi hai người đang đi thực tế học tập về chính sách Cải Cách Ruộng Đất. Ba hôm sau, anh Dần cứa cổ tự tử, người ta buộc phải giải quyết vấn đề tức là cho anh Dần ra bệnh viện để chạy chữa và khuyên anh ấy không nên làm như thế. V́ vậy trong h́nh của Trần Dần trên báo Nhân Văn, Nguyễn Sáng có vẽ một vết sẹo ở cổ, chính là cái vết tự tử bằng mince lame trong cuộc bị bắt ấy. Rồi Giai Phẩm Mùa Xuân bị tịch thu và tự nhiên người ta gọi chúng tôi là nhóm Giai Phẩm Mùa Xuân.


    ● Sự thành lập Nhân Văn và vai tṛ của Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang và Thụy An

    Nếu Giai Phẩm Mùa Xuân là một nhóm văn nghệ sĩ thuần túy, th́ tờ Nhân Văn có những khuôn mặt chính trị. Sự buộc tội nặng nề nhất của nhà cầm quyền hướng về "những tên đầu sỏ" Phan Khôi, Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Lê Đạt ... Nhưng sự thật ra sao? Ai là "đầu sỏ"? Phan Khôi, Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo ... làm ǵ trong tờ Nhân Văn? Lần đầu tiên Lê Đạt trả lời công khai về những sự kiện này.

    - TK: Có thể nói giai đoạn thứ nh́ của phong trào NVGP bắt đầu từ sự ra đời của tờ Nhân Văn, vậy thưa anh, báo Nhân Văn đă ra đời trong hoàn cảnh nào, ở thời điểm nào và do ai chủ xướng?

    - LĐ: Tháng 5 năm 1956, bắt đầu ở Trung Quốc có phong trào Trăm Hoa Đua Nở th́ ở Việt Nam, ít lâu sau, cũng bắt đầu có cuộc học tập văn nghệ về vấn đề dân chủ. Trong cuộc học tập[3], anh em phê phán văn nghệ rất nhiều, trong đó nổi bật lên vai tṛ của anh Nguyễn Hữu Đang. Và tôi phải nói về anh Đang như thế này: Anh Đang là người hoạt động lâu năm ở trong Đảng, nhưng đă từ lâu -h́nh như có cái ǵ không bằng ḷng mà trong danh từ của chúng tôi người ta thường gọi là "bất măn"- anh không hoạt động nữa.

    Lúc bấy giờ Nguyễn Huy Tưởng có đón anh ấy ra để làm báo Văn Nghệ, cùng với tôi. Trong buổi học tập văn nghệ đó, anh Đang có đọc một bài tham luận rất hùng hồn về những sai lầm của lănh đạo văn nghệ. Lúc đó Đang có nói một câu với Nguyễn Đ́nh Thi -Nguyễn Đ́nh Thi lúc ấy là một trong những người chịu trách nhiệm tờ Văn Nghệ- Đang nói rằng: "Thế nào tao cũng ra một tờ báo, tờ báo chưa biết tên là ǵ, tao th́ không làm được nhưng để cho bọn Giai Phẩm Mùa Xuân nó làm". Đó là lời nói của Đang như thế.
    Trong tất cả các anh em Giai Phẩm Mùa Xuân chỉ có tôi là biết Đang thôi, nhưng do việc họp văn nghệ như thế th́ Đang cũng dần dần biết anh em chúng tôi nhiều hơn, tiếp xúc với nhóm Giai Phẩm Mùa Xuân nhiều hơn, nhưng Đang cũng chỉ thân với tôi thôi. Thế c̣n Trần Dần, Văn Cao, và các anh em ... cũng không thân ǵ với Đang lắm. Đang nói với tôi: "Thế nào cũng phải ra báo và ra báo th́ chắc là tụi mày phải làm thôi."

    V́ t́nh h́nh Trung Quốc họ làm như thế, cho nên ở Việt Nam cũng có cởi mở hơn về vấn đề dân chủ, tháng 9 năm 1956, cho tái bản Giai Phẩm Mùa Xuân. Như thế bước đầu, có thể gọi là một thắng lợi. Và trong t́nh h́nh sôi sục như thế Đang có đề nghị ra một tờ báo, tờ báo này chính là tờ Nhân Văn.
    Tờ Nhân Văn th́ không do tôi đặt tên, điều đó chắc là rơ ràng rồi. Và khi Giai Phẩm Mùa Xuân được tái bản th́ lập tức nó đẻ ra một loạt những giai phẩm khác: Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Đông và bên phía sinh viên, là tờ Đất Mới. Tức là lúc đó tự nó h́nh thành một phong trào rộng lớn của trí thức miền Bắc: Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Đông, Đất Mới ... V́ người ta tôn trọng Giai Phẩm Mùa Xuân mà thực tế cũng là thế, nên người ta vẫn cho rằng, chính cái gốc của tất cả những giai phẩm này cũng như của Đất Mới là Giai Phẩm Mùa Xuân.

    Lúc đó, anh Minh Đức có nói với tôi rằng: "Hay là bây giờ anh chịu trách nhiệm Tổng biên tập tất cả các giai phẩm này", th́ tôi nói: "Tôi bận quá, tôi không thể làm được". Sau đó các anh ấy làm với nhau thôi, một phần là anh Đang, một phần là các anh ấy làm, tôi không làm.

    - TK: Thưa anh, tất cả các Giai Phẩm Mùa Xuân, Mùa Thu, Đất Mới, ... này ra đời, là một hiện tượng bộc phát hay là có sự bàn bạc chung giữa các anh chị em tham gia phong trào NVGP?

    - LĐ: Cái đó không phải bàn bạc ǵ với nhau, nhưng tự nhiên nó h́nh thành một phong trào đ̣i hỏi dân chủ và cách tân văn hóa ở miền Bắc, tập trung chung quanh Giai Phẩm Mùa Xuân và nhóm đại học do anh Đào Duy Anh, anh Trương Tửu, anh Trần Đức Thảo ... và tôi thấy t́nh h́nh lúc ấy bắt đầu khó khăn. Tại v́ lúc mới chỉ là một tập Giai Phẩm Mùa Xuân th́ được, nhưng đến khi nó trở thành phong trào rộng lớn như thế này, th́ chắc là phải suy nghĩ một cách kỹ lưỡng hơn. Thú thật, sau Giai Phẩm Mùa Xuân, chúng tôi cũng có phần hơi mệt. Hơn nữa chúng tôi cũng chưa chuẩn bị tư tưởng sẵn sàng cho việc ra đời một tờ báo.

    Nhưng cuộc đời nó vẫn thế, ḿnh làm là một chuyện, rồi cuộc đời nó đẩy đưa ḿnh đi. Những Giai Phẩm Mùa Thu, Mùa Đông cũng vẫn tiếp tục việc của Giai Phẩm Mùa Xuân, với những bài này, bài khác rồi chị sẽ đọc sau, trong các tài liệu ... Điểm chính là phong trào đă phát triển và cái này th́ đúng là có ảnh hưởng Trăm Hoa Đua Nở của Trung Quốc : V́ phong trào Trăm Hoa Đua Nở của Trung Quốc làm cho Việt Nam phải suy nghĩ về chính sách văn học nghệ thuật của ḿnh; chắc chắn đó là có ảnh hưởng, ḿnh không nên phủ nhận cái ảnh hưởng của người ta. Nhưng ảnh hưởng sinh ra Giai Phẩm th́ không có, tôi muốn nhấn mạnh ở chỗ ấy.


    Còn tiếp ...

  4. #2224
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    - TK: Tóm lại Giai Phẩm Mùa Xuân ra đời vào tháng giêng năm 1956, sau đó bị tịch thu; nhờ có phong trào Trăm Hoa Đua Nở ở Trung Quốc mà tháng 9/1956, Giai Phẩm Mùa Xuân được tái bản, đồng thời có thêm Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Đông, Đất Mới và tờ Nhân Văn. Xin anh nói về sự thành lập tờ Nhân Văn như thế nào và ban biên tập có những ai ?

    - LĐ: Xong tờ Giai Phẩm Mùa Xuân th́ t́nh trạng anh em như thế này: Bấy giờ anh Dần mới sinh cháu thứ nhất - tức là cháu Kha bây giờ và tôi cũng bắt đầu lập gia đ́nh, thành ra chúng tôi đều có những lo lắng mới cả. Mà trong anh em cũng có một nhận định chung: Vai tṛ của ḿnh như thế cũng là xong, ḿnh đă làm xong Giai Phẩm Mùa Xuân th́ cũng có thể nghỉ được.

    Đến lúc ra báo Nhân Văn, cũng lại có nhiều khó khăn lắm. Anh Dần muốn trực tiếp lo chuyện gia đ́nh v́ anh ấy gặp nhiều khó khăn quá: bị bắt, rồi lại phải lo cho con cái. C̣n tôi lúc đó, tôi cũng muốn nghỉ. Anh Đang lại không thuộc nhóm Giai Phẩm Mùa Xuân, anh Đang là một cán bộ chính trị cũ, anh ấy chỉ biết tôi thôi, thế c̣n quan hệ với anh em Giai Phẩm Mùa Xuân, anh Đang lại không có. Mà các anh ở Giai Phẩm Mùa Xuân cũng không thích anh Đang. Chúng tôi mới quyết định thế này: Anh Cầm đang rỗi răi, bèn giao -Nhân Văn- cho anh Cầm, tách anh Cầm ra làm việc chung với anh Đang.

    Về số 1 Nhân Văn, nguồn gốc cái tên Nhân Văn, bây giờ kể lại, có hơi phức tạp, v́ tôi không hiểu là ai nói đúng. Tôi nghĩ rằng các anh ấy cũng chẳng nói dối đâu, nhưng chắc là trí nhớ của các anh không phục vụ các anh một cách trung thành: Anh Cầm th́ nói rằng tên Nhân Văn là do anh ấy nghĩ ra. C̣n anh Đang cũng nói Nhân Văn do anh ấy nghĩ ra, thực t́nh tôi cũng không hiểu như thế nào, nhưng có một điều khẳng định là tôi không nghĩ ra tên tờ Nhân Văn. Cái ấy th́ rơ. C̣n mọi việc cứ để các anh tỉnh trí nghĩ lại. Mà tôi thấy việc ấy cũng chẳng đáng ǵ - cười.
    Nhưng sau, thấy tờ Nhân Văn lung tung quá, nhiều người t́m đến, có những nhà xuất bản ở nhiều nơi cũng ủng hộ tiền nong, mọi thứ, rất nhiều. Tự nhiên trở thành một phong trào rất lớn. Lúc ấy, các anh Giai Phẩm mới nói: "Thế này th́ chắc là Lê Đạt phải vào rồi", tại v́ các anh vẫn nghĩ rằng tôi là người có cái nh́n quán xuyến, c̣n Cầm th́ chắc là không làm xuể. Anh em nói thế, th́ tôi cũng đành vào thôi.

    Vào một cái, th́ anh Đang đặt luôn vấn đề: "Cậu đứng tên nhé!" Tôi nói rằng: "Cậu là đảng viên đă bỏ sinh hoạt, cậu c̣n chẳng đứng tên, ḿnh là đảng viên đương sinh hoạt th́ đứng tên làm sao được?" Sau hai anh em bàn với nhau - sáng kiến này là của Đang - Đang bảo: "Hay là mời cụ Phan Khôi? Mà cụ Phan Khôi cũng lại không thân ǵ với Đang lắm.
    Thế là anh Hoàng Cầm được cử đến mời cụ Phan Khôi. Phan Khôi khẳng khái nhận lời ngay. V́ cụ Phan Khôi với tôi vốn có những quan hệ đặc biệt và cụ biết tôi là một trong những người phụ trách chính của tờ báo, cho nên tôi phải đến gặp cụ. Tôi nói với cụ Phan Khôi rằng: "Tôi phải nói thật với bác, tổ chức của báo th́ nó không như một tờ báo chính thống đâu, nó lung tung lắm, cho nên tôi không thể nào đem tất cả các bài đến để cho bác duyệt được, với tư cách bác là chủ nhiệm tờ báo."

    Thế là ông Phan Khôi trợn mắt lên, nh́n tôi và nói rằng: "Ông buồn cười thật! Tôi đứng ra để chịu trách nhiệm, c̣n các ông làm chứ tôi làm thế nào được!" Riêng việc ấy tôi rất phục ông. Tôi rất trọng thái độ của Phan Khôi. Mặc dầu Phan Khôi không có lănh đạo trực tiếp ǵ tờ Nhân Văn, nhưng trong thâm tâm tôi, bao giờ tôi cũng coi ông là người lănh đạo tờ Nhân Văn. Do thái độ tự trọng của ông ấy. Một thái độ tốt như thế. Chứ c̣n báo chí cứ nói rằng Phan Khôi lănh đạo Nhân Văn th́ quả thật là ông Phan Khôi không làm ǵ trong tờ Nhân Văn cả, cái đó là rơ ràng.
    Nhưng mà nguyên việc một người dám đứng lên chịu trách nhiệm một việc tầy đ́nh như thế, th́ việc ấy đáng phải đề cao mới được. Nhưng cái ǵ cũng phải rơ ràng: Ông Phan Khôi không dính ǵ đến công việc hàng ngày của báo Nhân Văn. Có việc ǵ lớn lắm tôi mới nói với ông ấy thôi, c̣n mọi việc là do chúng tôi làm cả.

    - TK: Nhưng tờ Nhân Văn số 1 có đăng bài Phê b́nh lănh đạo văn nghệ[4] của Phan Khôi, bài này cũng mạnh lắm chứ ạ?

    - LĐ: Vâng, về ông Phan Khôi, th́ chắc chắn là ông ấy chịu trách nhiệm về bài viết của ông ấy. Mà Phan Khôi từ xưa đến nay vốn là người viết văn th́ ai cũng biết là ông ấy nói rất mạnh, mà đă nói th́ không bao giờ ông ấy rụt tay rồi. Nhưng, ư tôi muốn nói thế này: trong tờ Nhân Văn số 1, có một bài của ông Phan Khôi[5], một bài của Hoàng Cầm nói về Trần Dần và bài thơ Những người tự tử của tôi đăng như bài xă luận. Đó là ba bài sau này gây nhiều tiếng vang nhất ở Hà Nội.
    Nhất là bài Những người tự tử. Tôi nói thế không phải để hạ thấp vai tṛ của ông Phan Khôi, mà tôi nói thế là tôi đề cao vai tṛ của ông Phan Khôi rất ghê, nhưng đồng thời ḿnh cũng phải rơ ràng, không nên có những lẫn lộn trong những người làm việc, chắc là chị hiểu ư tôi chứ?

    - TK: Dạ. C̣n một người nữa mà trong cuốn Bọn Nhân Văn Giai Phẩm Trước Ṭa Án Dư Luận in năm 1959, họ coi là một trong những thủ phạm rất nguy hiểm, đó là chị Thụy An. Theo anh vai tṛ của Thụy An trong phong trào NVGP là như thế nào? Bởi v́ cho đến nay th́ mỗi người nói một khác, thí dụ như anh Nguyễn Hữu Đang có lần anh bảo: bà ấy không thuộc phong trào NVGP, vậy theo anh, chị Thụy An đă làm ǵ trong phong trào NVGP?

    - LĐ: Tôi phải đính chính một điểm mà mọi người đều hiểu lầm: Chị Thụy An chưa bao giờ ở trong NVGP cả, đó là dứt khoát. Tại v́ khi tôi thay mặt anh em làm NVGP th́ tôi có đề ra mấy nguyên tắc mà tôi cho là rất nghiêm khắc:
    Một là, tất cả những người viết cho NVGP phải đều là những người kháng chiến trở về. Lẽ dĩ nhiên không phải ḿnh phân biệt đối xử ǵ giữa anh em kháng chiến với anh em trong thành đâu, nhưng vấn đề Nhân Văn nó là vấn đề nguy hiểm, nếu có anh em trong thành viết, người ta sẽ dễ gây những lẫn lộn lắm.
    Hai là, không được nhận bất cứ số tiền nào của tất cả các nhà xuất bản. Tại v́ lúc đó các nhà xuất bản đến ủng hộ tiền rất nhiều. Lẽ dĩ nhiên chị Thụy An là bạn của tôi mà tôi rất kính trọng nhưng chị Thụy An là người ở trong thành.

    - TK: Anh vừa nói là các anh không lấy tiền của bất cứ nhà xuất bản nào muốn giúp đỡ Nhân Văn, như vậy anh Trần Thiếu Bảo, chủ nhà xuất bản Minh Đức phải là một người nhiều tiền lắm mới có thể bỏ ra để in Nhân Văn, Giai Phẩm và các tờ báo khác chứ?

    - LĐ: Đó là một sự lầm lẫn. Anh Trần Thiếu Bảo cũng không có nhiều tiền ǵ cả. Anh ta cũng là người tháo vát thôi. Mà anh ta từ kháng chiến về, Trần Thiếu Bảo chỉ có cái vỏ thôi, chứ Trần Thiếu Bảo làm ǵ có tiền ! - cười.
    Nếu anh ấy có tiền th́ anh ấy đă rũ tù rồi. Anh ấy có một xu nào đâu! - cười.

    Nhưng anh này giỏi lắm, anh ấy đi mua chịu giấy, việc nhà in anh ấy rất giỏi. Hơn nữa anh Trần Thiếu Bảo là một nhà in ở kháng chiến về. Việc quản trị tờ Nhân Văn là do anh Đang lo, tôi không có th́ giờ lo việc ấy, nhưng nguyên tắc là như thế này: nói chung là chúng tôi đều mua chịu giấy báo. Anh em đi vay nợ để mua giấy và in chịu, rồi bán báo xong lấy tiền giả nợ. Ḿnh không lấy tiền nhưng ḿnh lấy sự ủng hộ. Và việc ấy phải nói đến vai tṛ của anh Đang. Anh Đang trước đă hoạt động trong giới văn hóa nội thành, cho nên anh ấy quen rất nhiều những người làm văn hóa và những cơ sở in ấn ở nội thành. Về nguyên tắc th́ đề ra như thế, c̣n có vi phạm hay không th́ cái đó tôi cũng chưa kiểm tra được một cách rơ rệt lắm.

    - TK: Bây giờ trở lại câu chuyện chị Thụy An một chút. Thưa anh người ta buộc chị Thụy An vào những tội ǵ?

    - LĐ: Tôi nhắc lại một lần nữa là chị Thụy An chưa bao giờ ở trong nhóm NVGP cả. Nhưng chị Thụy An rất thân với anh em trong NVGP và đặc biệt là thân với tôi. Người ta buộc tội chị Thụy An, người ta cứ buộc tội mập mờ thế thôi, "tội chính" của chị Thụy An là thế này: Là gián điệp cài lại để lũng đoạn nhóm NVGP. Nhưng từ khi tôi biết chị ấy, th́ tôi cũng chẳng thấy chị ấy viết bài nào cho NVGP cả. Thế mà chị ấy đối với tôi th́ lại rất quư, chị ấy luôn luôn mua đồ đạc cho tôi, cho vợ con tôi, và tôi cũng chẳng thấy chị ấy bàn với tôi về việc viết một bài nào cho NVGP cả. Thế cho nên việc ấy, tôi cũng cho là một cái oan rất lớn.

    - TK: Người ta buộc tội chị ấy là gián điệp, nhưng theo anh, anh rất thân với chị ấy th́ anh thấy chị ấy có là gián điệp không?

    - LĐ: Tôi có thể bảo đảm 100% chị ấy không phải là gián điệp. Tại v́ thế này: Nếu là gián điệp th́ phải có chứng cớ chứ! Chị nhận tiền của ai? Nhận tiền ở đâu? Liên lạc với ai? Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy đó là một câu hỏi mà nhà nước chưa trả lời tôi được. Chưa có chứng cớ th́ làm sao có thể kết luận người ta là gián điệp được. Th́ cứ cho tôi là người mù mờ đi, tôi bị chị mua chuộc đi. Tôi nhớ lại tất cả cuộc đời của tôi, th́ chị ấy chưa mua chuộc tôi lần nào cả. Và chị ấy chỉ giúp đỡ tôi rất nhiều. Cho nên đến bây giờ tôi thấy là: Riêng về trường hợp chị Thụy An, tôi vẫn rất ân hận. Tại v́ chúng tôi đă được phục hồi nhưng chị Thụy An chưa được phục hồi ǵ cả.
    Mà một trong những tội lớn nhất của chị ấy là mua chuộc tôi. Th́ như các bạn đă biết, tôi chưa từng cảm thấy bị mua chuộc mà chắc cũng chưa ai mua chuộc được tôi. Cho nên tôi thấy riêng tôi bây giờ nói những lời này, tôi vẫn khao khát và thiết tha có một dịp nào đó, người ta phục hồi chị Thụy An một cách chính thức. Không có th́ riêng tôi, tôi đối với chị Thụy An, tôi vẫn cho là món nợ.

    C̣n về chị Thụy An, tôi phải nói thế này: Chị Thụy An là một người rất giỏi. Chị ấy là một trong những cây bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Chị Thụy An c̣n nói kín hở cho tôi biết rằng chị ấy đă từng tham gia kháng chiến! Việc liên lạc với kháng chiến trong thời ấy th́ ḿnh mất mối là chuyện b́nh thường, mà mất mối th́ ḿnh không thể chứng minh được.
    Bây giờ cũng đă lâu rồi, đă gần 50 năm rồi. Tôi thấy chúng ta có thể mở những kho tài liệu ra để buộc tội hoặc minh oan cho một người cho rơ ràng và khi ḿnh đặt rơ ràng về phận vị rồi th́ ḿnh phải trả lại danh dự cho người ta. Rồi lúc đó chúng ta hăy bàn đến vấn đề chị Thụy An có đóng góp ǵ trong cái phong trào thời ấy. Như thế, chúng ta mới có đủ b́nh tĩnh hơn để bàn về vấn đề này. Riêng tôi th́ không bao giờ tôi quên công của chị Thụy An đối với tôi cả.


    Còn tiếp ...

  5. #2225
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    ● Nội dung báo Nhân Văn và sự đ́nh bản tờ Nhân Văn

    Ba "điểm nóng" trong tờ Nhân Văn số 1:

    Bức tranh Nguyễn Sáng vẽ Trần Dần với vết sẹo ở cổ .
    Bài "Con người Trần Dần" của Hoàng Cầm .
    Bài thơ dài "Nhân câu chuyện mấy người tự tử" của Lê Đạt đăng trọn một trang báo lớn.

    Đó là ba yếu tố sau này trở thành biểu tượng của Nhân Văn số 1. Một mặt khác, Nhân Văn c̣n có những bài xă luận chính trị, đ̣i hỏi tự do dân chủ, kư tên Người Quan Sát. Vậy Người Quan Sát là ai? Nguyễn Hữu Đang và Lê Đạt là hai thành viên của Nhân Văn bị buộc tội nặng nhất, trong một bản cáo trạng, người ta xác định Lê Đạt :"Là một người chủ chốt của báo Nhân Văn, tham mưu cho cả tờ báo, tự tay sửa chữa nhiều bài, đả kích chế độ ta rất là cay độc". Nhà thơ Lê Đạt sẽ nói rơ vai tṛ của ông và ông Nguyễn Hữu Đang trong tờ Nhân Văn và lư do nào đă khiến Nhân Văn bị đóng cửa.

    - TK: Thưa anh, khi báo Nhân Văn số 1 ra đời th́ dư luận công chúng đă đón nhận nó như thế nào?

    - LĐ: Đời tôi chưa bao giờ tôi thấy một tờ báo được hoan nghênh như thế. Tức là khi số 1 Nhân Văn in xong, được đưa từ nhà in Xuân Thu đến Nhà Hát Lớn - vào khoảng độ gần 2 cây số, th́ có khi người bán báo phải đi đi về về đến 10 lần để lấy báo, tại v́ hết ngay và người ta chen ra đường mua; thậm chí người ta đưa tiền ra mà không ai lấy tiền trả lại cả!
    Lúc đó tôi đứng đấy tôi nh́n th́ mới thấy đúng là "ngày hội của quần chúng". Đúng là ngày hội của quần chúng thật, tức là: không thể đi được! Bản thân tôi, tôi cũng không đi được. Cứ ra th́ người ta lấy hết báo, lại vào, cứ liên tục như thế mà chẳng phải quảng cáo ǵ cả. Sau khi báo Nhân Văn số 1 ra rồi, đi đâu tôi cũng thấy người ta nhắc lại hai câu thơ của tôi:

    Đem bục công an đặt giữa trái tim người
    Bắt t́nh cảm ngược xuôi ,
    theo đúng luật đi đường nhà nước

    Nhất là sinh viên ủng hộ rất nhiều. Nhân Văn số 1 lập tức là phải in lại sau đâu có một hai ngày ǵ đó. H́nh như báo nhà nước lúc đó cũng chưa có chuẩn bị đối phó trước một hiện tượng đột ngột như thế, sau này, sự đối phó đến sau, lúc đó tất cả các báo, nhất là báo Nhân Dân, thường xuyên phản pháo.
    Trên báo Nhân Dân đă đành, c̣n các đoàn thể khác cũng đều học tập vấn đề Nhân Văn. Nhưng v́ lúc đó t́nh h́nh bên Trung Quốc vẫn chưa có ǵ thay đổi cả, vẫn "trăm hoa đua nở", vẫn "trăm nhà đua tiếng" thành ra ở Việt Nam, người ta vẫn vừa nghe ngóng, lại cũng thấy rằng bên Trung Quốc chưa động tĩnh ǵ cho nên họ vẫn để cho Nhân Văn ra tiếp.

    - TK: Thưa anh, anh và anh Đang bị kết tội khá nặng nề về tờ Nhân Văn, người ta coi anh là một trong những cột trụ. Vậy xin anh cho biết thật rơ , anh đă làm ǵ trong tờ Nhân Văn, về vai tṛ của anh và anh Đang.

    - LĐ: Đến mấy số sau th́ t́nh h́nh càng ngày càng phức tạp, lúc đó không thể nào dừng lại ở vấn đề văn nghệ được nữa; v́ t́nh h́nh đấu tranh ở Đông Âu đang nổi lên, Nhân Văn phải có ư kiến. Thế là chúng tôi phải ra hẳn một số về Ba Lan - Hung Ga Ri và một số về Ba Lan. Những số đó tôi phải làm hết sức vất vả.

    Bây giờ phải nói về việc tôi làm trong báo Nhân Văn: v́ tôi nhận trách nhiệm với anh em Giai Phẩm, là tôi lo về phần chính trị của báo Nhân Văn. Mà ở trong mục chính trị, th́ phải chú ư nhất đến bài xă luận của anh Nguyễn Hữu Đang. Tôi không hiểu anh Đang nghĩ ǵ, nhưng anh Đang có cách làm việc rất đặc biệt và tôi thấy chưa ai làm việc như thế cả, tức là anh thường viết bài xă luận rất lâu, mỗi lần gặp , anh chỉ đưa cho tôi một mẩu, đến lúc báo sắp sửa lên khuôn, anh mới đưa mẩu cuối cùng. Tôi không biết anh ấy nghĩ ǵ, nhưng anh ấy nói rằng: "Ḿnh viết khó khăn lắm".

    V́ thế đêm nào in báo tôi cũng phải thức để đợi xem câu chót của bài xă luận anh ấy như thế nào, thành ra rất vất vả. Mà anh em căi nhau ở nhà in rất dữ, rất nhiều, nhưng không thể làm thế nào hơn được, tại v́ cách làm việc của anh ấy như thế th́ tôi cũng phải chịu thôi. Đến số Ba Lan - Hung Ga Ri th́ Đảng và nhà nước đă khó chịu lắm rồi. Cái bài nói về bài học Ba Lan , Hung Ga Ri tuy kư tên là Người Quan Sát nhưng chính là tôi viết. Tôi với Đang đều kư tên là Người Quan Sát cả, nhưng về hai bài[6] ấy, anh Đang có nói: "Toa viết th́ toa phải nhận", vậy tôi xin chính thức nhận ở đây! - cười.

    - TK: Trong hai bài đó anh đă viết những ǵ?

    - LĐ: Lúc bấy giờ quan niệm của Đảng cũng như của phe cộng sản là như thế này: Bọn Mỹ và bọn phản động chúng nó kích động th́ mới xẩy ra vụ Ba Lan - Hung Ga Ri; th́ tôi nói đại ư rằng: "Cái đó không phải, tức là xuất phát tự ta, ta bậy quá cho nên tụi kia mới nhúng vào được, chứ nếu ta tử tế th́ không việc ǵ nó nhúng vào được cả. Cho nên, việc thứ nhất ta không nên sợ v́ chúng nó can thiệp mà ta không chỉnh đốn việc của ta".
    Đó là việc mà mọi người trong các báo chính thức rất khó chịu và họ vẫn cho tôi là lẫn lộn ta địch. Nhất là bấy giờ đại sứ Ba Lan cũng viết thư phản đối tôi, nói là: "Ông lẫn lộn giữa Ba Lan và Hung Ga Ri. Hung Ga Ri khác, Ba Lan khác." Cho nên t́nh h́nh lúc đó phức tạp lắm chứ không phải là đơn giản.

    Nhưng đến bây giờ tôi cũng không thay đổi ư kiến: "Nếu ḿnh không làm bậy th́ đế quốc và những thế lực thù địch cũng không làm ǵ được cả. Bậy là chính tự ta". Đấy tôi xin trả lời chị tóm tắt bài tôi viết như thế, tức là đi ngược lại với nhận định của Đảng lúc bấy giờ.

    - TK: Thưa anh, báo Nhân Văn số 6 là số đưa đến sự đóng cửa của tờ Nhân Văn, vậy bài ǵ trong số 6 đă đưa đến cơ sự này?

    - LĐ: Số 6 th́ thế này. Số 6 th́ anh Đang cũng như thường lệ, anh ấy vẫn đưa cho tôi từng mẩu một. Tôi có xem đến các chỗ, kể cả biểu t́nh, nhất là về quyền được biểu t́nh th́ tôi đă xem kỹ lại. Về vấn đề biểu t́nh th́ tôi thấy cái quyền biểu t́nh cũng đơn giản thôi: v́ trong các nước Cộng Ḥa Xă Hội th́ bao giờ cũng có biểu t́nh, quyền biểu t́nh là b́nh thường.
    Tôi xem kỹ lại và tôi hỏi Đang: "Ông viết thế này, ông đă nghĩ kỹ chưa?" Đang liền đưa cho tôi xem bản hiến pháp Trung Quốc, tôi cũng thấy là đúng, có những chữ ấy thật, mà lúc đó tôi cũng vội quá, không kịp nghĩ đến một ẩn ư ǵ của anh Đang, và tôi cũng không biết anh ấy có ẩn ư hay không. Cái đó chỉ có anh Đang biết thôi, ḿnh làm báo th́ ḿnh chỉ xem lại, nếu không có lỗi ǵ th́ ḿnh phải cho thông qua. Và tôi cũng đồng ư cho thông qua bài xă luận ấy.

    Thế nhưng cái bài xă luận ấy khi đang in sous presse th́ bị ách lại. Và ở trên nói rằng Nguyễn Hữu Đang hô hào biểu t́nh. Lúc đó, riêng tôi, tôi phản đối ư kiến đó: đấy là ḿnh đang nói về hiến pháp Trung Quốc cơ mà, chứ có phải ḿnh nói đến vấn đề chung chung đâu. Không nói về ư định tác giả, cái ư định của tác giả th́ biết thế nào được? Nhưng trên giấy trắng mực đen, tôi chưa thấy có ǵ chứng tỏ Nguyễn Hữu Đang hô hào biểu t́nh cả. Và tờ báo ấy, chính bị ngừng lại là v́ câu của Nguyễn Hữu Đang viết trong bài xă luận.

    - TK: Anh c̣n nhớ rơ nội dung câu anh Đang viết trong bài xă luận ấy là như thế nào không ạ?

    - LĐ: Tôi không nhớ, nhưng mà thế này này: Chu Ân Lai có nói rằng: Hiến pháp Trung Quốc công nhận quyền tự do, dân chủ rộng răi của nhân dân, kể cả quyền biểu t́nh. Th́ tôi xem lại hiến pháp Trung Quốc cũng có thật, mà Chu Ân Lai cũng có nói thật, nhưng mà không biết cái ẩn ư là như thế nào. Lúc đó, một là, tôi vội quá, tại v́ bao giờ tôi cũng cập rập. Hai là, có khi anh Đang anh ấy vô t́nh cũng nên.
    Ḿnh không nên đổ tội cho người ta một cách không có bằng cớ ǵ cả. Thế th́ sau đó báo bị ách lại ngay. Và tôi thấy tất cả các nơi đă bắt đầu nói rằng: Tờ Nhân Văn công khai hô hào nhân dân biểu t́nh. Lúc ấy tôi cũng phản đối rất ghê. Như thế là tờ báo ra được 5 số, tức là đời sống của nó cũng chỉ có độ ba, bốn tháng thôi nhưng nó đă để lại một ấn tượng rất lớn trong đời sống văn hóa của nhân dân Việt Nam.

    - TK: Thưa anh, tóm lại tờ Nhân Văn bị đóng cửa chỉ v́ bài viết của anh Nguyễn Hữu Đang hay c̣n có những lư do ǵ khác nữa?

    - LĐ: Theo tôi bài của anh Nguyễn Hữu Đang chỉ là cái cớ thôi, chứ c̣n người ta định đóng tờ Nhân Văn từ lâu rồi. Nhưng nếu anh Đang không có chủ ư ǵ, th́ riêng việc đó, theo tôi, viết báo như thế cũng là một sơ hở. Bao giờ người ta cũng căn cứ vào cái sơ hở người ta đánh thôi, chứ c̣n người ta đă định từ lâu rồi. Sau tờ báo, cũng chả có ai biểu t́nh ǵ cả; v́ thế tôi cũng cho là cái cớ thôi. Người ta đă định đoạt số phận của tờ này từ lâu lắm rồi. Tôi thấy tất cả các công đoàn, tất cả các cơ quan đều học tập về báo Nhân Văn từ trước khi người ta đóng cửa cơ mà, và mọi người đều nói tờ báo đó là phản động.

    - TK: Như vậy là trong lúc anh làm tờ Nhân Văn anh c̣n làm cả tờ Văn Nghệ nữa?

    - LĐ: Vâng, tôi vẫn làm tờ Văn Nghệ. Về điểm này tôi muốn nói với chị một chuyện hơi buồn cười mà cũng không ra ǵ. Tức là khi đưa tờ Nhân Văn ra quảng cáo ở ngoài đường -Đang th́ bao giờ cũng thích quảng cáo- tôi đă nói rằng: "Không thể quảng cáo tên tôi được". Nhưng họ cứ quảng cáo tên tôi ầm lên ở ngoài đường. Tôi mới bảo Đang: "Tại sao cậu lại không tuân thủ ... " Th́ Đang nói: "Thế th́ tao xóa đi vậy". Nó bèn xóa nham nhở - cười. Vẫn c̣n tên tôi ở ngoài đường - cười.

    Thế là hôm ấy tôi đến -có cả Chế Lan Viên, có Nguyễn Công Hoan, có Bùi Hiển ... đứng ở 51 Trần Hưng Đạo- trụ sở hội Văn Nghệ. Tôi đi vào, Chế Lan Viên gọi: "Lê Đạt vào đây." Tôi vừa vào, Chế Lan Viên bảo: "Mày đứng đằng sau mày lănh đạo tờ Nhân Văn phải không?" Tôi bảo: "Không, nó xóa tên tao rồi." Chế Lan Viên bảo: "Nó xóa tên mày mà nó đăng bài thơ của mày cả một trang báo à?" Chế Lan Viên vốn là người thô lỗ, chửi luôn: "Tiên sư thằng nào lănh đạo mà giấu mặt" - cười.

    Đấy, chị thấy không khí rất căng thẳng. Căng thẳng lắm. Nhưng mà tôi vẫn b́nh thường, công việc tôi, tôi vẫn làm, nhưng anh em khó chịu với tôi lắm, ở cái hội nghị Đảng nào, người ta cũng nêu tên tôi ra, tôi trở thành một phần tử indésirable (bất hảo). Nhưng người ta cũng chưa có thái độ ǵ cụ thể đối với tôi cả. Đến khi Nhân Văn bị cấm rồi, th́ ở bên Trung Quốc người ta vẫn tiếp tục phong trào dân chủ; lúc ấy, Đảng và nhà nước thấy rằng: Cho là các tờ Nhân Văn, Giai Phẩm nó quá đáng đi, th́ đóng cửa lại, nhưng bây giờ cũng phải thu xếp sao cho ổn thỏa. Và như thế họ thu xếp để tôi không làm báo Văn Nghệ nữa, về Hội Nhà Văn làm ở đối ngoại. Trần Dần cũng đă ra khỏi quân đội rồi, về Hội Nhà Văn làm ban sáng tác.

    Mà lại buồn cười thế này: Khi thành lập Hội Nhà Văn, vào tháng 4 năm 1957, th́ khi bầu ban chấp hành - lẽ dĩ nhiên là ban chấp hành cũng không có quyền ǵ - lại có cả Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh mà ai cũng biết là cả hai đều tham gia Nhân Văn. Như thế để biết là, lúc ấy, ở trên cũng chưa có một chủ trương nào dứt khoát cả, v́ họ c̣n mở rộng để cho Hoàng Cầm và Hoàng Tích Linh vào ban chấp hành Hội Nhà Văn cơ mà.
    Th́ đủ biết rằng lúc ấy họ chưa có chủ trương đánh đấm ǵ dứt khoát cả, h́nh như họ vẫn muốn là: thôi, bây giờ đoàn kết nhau lại để làm một cái ǵ tốt đẹp hơn, th́ chính Hội Nhà Văn này sẽ cho ra đời tờ báo Văn đó.

    - TK: Có phải v́ Đảng bắt đóng cửa tờ Nhân Văn cho nên Đảng cho ra tờ báo Văn để thay thế tờ Nhân Văn, có phải như vậy không thưa anh?

    - LĐ: Không, không, cái đó không phải chị ạ. Để tôi nói rơ ràng, cái đó không phải đâu. Đảng - chị nghĩ hơi phức tạp quá và hơi tế nhị quá - chắc là Đảng không có những bận tâm phức tạp và tế nhị như thế ! Tức là sau đó th́ tờ Nhân Văn bị cấm. Nhưng chị nhớ là lúc đó ở bên Trung Quốc người ta vẫn tiếp tục phong trào "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", và tôi xin nhắc lại là tháng 4 năm 1957 có hội nghị thành lập Hội Nhà Văn.
    Lẽ dĩ nhiên là tờ Nhân Văn bị cấm nhưng những anh em Nhân Văn th́ vẫn chưa bị ǵ lắm, như tôi chẳng hạn, tôi đang chịu trách nhiệm tờ Văn Nghệ th́ người ta chuyển tôi sang làm ban đối ngoại của Hội Nhà Văn thôi, tức là lúc bấy giờ tôi chỉ không được dính ǵ đến báo chí nữa, chứ chưa có một lời phê phán nghiêm khắc ǵ.

    Khi thành lập Hội Nhà Văn th́ Hội cho ra tờ báo Văn, và mặc dầu, lúc đó tôi ở Hội Nhà Văn, nhưng tôi cũng không tham gia ǵ vào tờ báo. Lư do thế này: Tôi không thích ông Nguyên Hồng và Nguyên Hồng cũng không thích tôi. Lúc ấy Nguyên Hồng lại là thư kư ṭa soạn của tờ báo Văn và Tô Hoài là tổng thư kư Hội Nhà Văn, kiêm giám đốc nhà xuất bản. Lẽ dĩ nhiên là họ cũng chẳng cần ǵ đến tôi.


    Còn tiếp ...

  6. #2226
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    - TK: Thưa anh, trong tờ Văn c̣n có cả Nguyễn Công Hoan và Nguyễn Tuân nữa và h́nh như Nguyễn Tuân có viết bài ǵ trên tờ Văn, nên sau đó cũng bị lôi thôi ?[7]

    - LĐ: Về Nguyễn Tuân và Nguyễn Công Hoan th́ phải nói như thế này: Nguyễn Công Hoan và Nguyễn Tuân rất hẩu với Tô Hoài. Mà ông Tuân th́ tính ông ấy khó tính, thỉnh thoảng ông ấy hay bặc sặc, thế thôi. Khi báo Văn ra, có một chuyện ǵ đó căi nhau với báo Học Tập, báo Học Tập là báo của Đảng, Nguyễn Tuân có viết một bài trả lời trên báo Văn.
    Căi nhau th́ tôi cho cũng là chuyện b́nh thường thôi, nhưng lúc đó t́nh h́nh nó xẩy ra như thế này:
    Tháng 5 năm 1957 ra báo Văn. Cuối năm 1957 Trung Quốc đánh phái hữu, nếu tôi nhớ không lầm th́ như thế. Lúc đó Đảng mới có thái độ dứt khoát: Người ta nói rằng báo Văn là hậu thân của báo Nhân Văn và như thế phải có một cuộc học tập đấu tranh để làm tuyệt hết tất cả. Tức là họ bảo: ở Hội Nhà Văn, tuy Nhân Văn đă chết nhưng nọc độc của Nhân Văn vẫn c̣n. Cho nên đến rằm tháng giêng năm 1958 th́ có lớp Thái Hà đấu tranh chống NVGP .

    Tôi phải nói với chị rằng NVGP đă chết từ tháng 12 năm 1956 tức là người ta đánh như thế -nói theo kiểu pháp luật- là sai, đă hồi tố, không ai đánh một việc đă xong rồi. Tức là như thế này: Tháng hai năm 1958 tổ chức lớp Thái Hà để đấu tranh chống Nhân Văn , mà số 6 Nhân Văn th́ đă chết từ tháng 12 năm 1956 rồi.

    - TK: Từ khi Nhân Văn bị đóng cửa đến lúc anh đi dự lớp Thái Hà, trong suốt thời gian đó anh làm ǵ ?

    - LĐ: Khi thành lập Hội Nhà Văn th́ báo Nhân Văn đă đóng cửa rồi, và thành lập Hội Nhà Văn ấy , trên khẩu hiệu đoàn kết mọi người, trong đó một số anh em Nhân Văn cũ cũng tham gia, như anh Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh, và họ ra tờ báo Văn, th́ báo Văn họ làm với nhau, chứ tôi không dính ǵ đến báo Văn cả, mà anh em Nhân Văn th́ đă tan nát mỗi người một nơi.
    Và tôi phải nói với chị điều này nữa:
    Tháng 5/1957, khi ra tờ báo Văn th́ tôi vẫn c̣n có chân trong Đảng. Đến tháng 7/1957 tôi viết một bài thơ dài tên là Cửa hàng Lê Đạt, giữa lúc cao trào Cải Tạo Tư Sản đang lên ở miền Bắc. Bài Cửa hàng Lê Đạt chưa in th́ đă có nhiều người đồn lắm rồi, đi đâu người ta cũng x́ xào: "Lê Đạt nó sắp sửa nổ một trái bom". Lúc ấy, đang in ở nhà Xuân Thu th́ tôi thấy Việt Dung - là một cán bộ của sở Văn Hóa - bảo tôi :

    - Sao lúc nào cậu cũng lôi thôi thế !

    - Cái ǵ mà lôi thôi?

    - Nó cấm rồi?

    - Cấm cái ǵ?

    - Thế cậu không biết à? Nó biểu t́nh rồi. Nó ngừng không in quyển của cậu nữa.

    Tôi chạy xuống thấy bản thảo người ta cũng đă lấy đi rồi, gỡ hết cả chữ, không c̣n ǵ nữa. Tức là khi đang in sous presse, th́ người ta vận động công nhân - chả biết có vận động không - tự nhiên thấy công nhân đứng lên phản đối, ngừng, không in nữa, và nói rằng: "Tác phẩm này đi ngược với quyền lợi của công nhân !"

    Sau cái bài Cửa hàng Lê Đạt ấy, người ta vu tôi là ǵ? Là giữa cao trào Cải Tạo Tư Sản mà Lê Đạt viết bài Cửa hàng Lê Đạt là tiếp tay với bọn tư sản. Lập tức người ta triệu tập tôi đến hội nghị chi bộ. Lúc này tôi chính thức bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản Việt nam, tức là vào khoảng tháng 7 năm 1957.

    Sở dĩ tôi phải nói rơ chỗ đó v́ thế này: Đợt đấu tranh Thái Hà có hai lớp. Theo thói thường của Đảng, bao giờ họ cũng tổ chức hai lớp: Một lớp vào tháng hai, năm 1958, để chuẩn bị cho các đảng viên. Và lớp thứ hai, tháng ba, năm 1958 cho tất cả mọi người. Thái Hà là chỗ gần lăng ông Hoàng Cao Khải, đó là trường công đoàn và ở đó người ta tổ chức một lớp đấu tranh ghê gớm nhất đối với NVGP. Sau này mọi người đều nhắc đến nó và gọi là lớp Thái Hà.


    ● Lớp đấu tranh Thái Hà và quyết định kỷ luật đối với Nhân Văn Giai Phẩm

    Trong các tài liệu chính thức, lớp đấu tranh Thái Hà được gọi là hội nghị: "Đầu năm 1958, có hai cuộc hội nghị của anh chị em công tác văn nghệ, nghiên cứu nghị quyết của Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, kết hợp với hai bản tuyên ngôn và tuyên bố của hội nghị các đảng Cộng Sản và các đảng công nhân họp ở Mạc Tư Khoa, cuối năm 1957. Hội nghị đầu, tháng 2 năm 1958, gồm có 172 người dự. Hội nghị sau, tháng 3 năm 1958, gồm có 304 người dự. Qua hai cuộc hội nghị ấy, tất cả những nhân vật bỉ ổi đă được phát hiện"[8]

    Nhưng trong thực tế, nội dung "hội nghị" này là ǵ ? Lê Đạt, chứng nhân không thể loại trừ, sẽ thuật lại quang cảnh những ǵ đă xẩy ra.

    - TK: Thưa anh, về mặt thực tế th́ có thể nói là sau khi Trung Quốc đánh phái hữu, bên Việt Nam mới bắt đầu tổ chức lớp Thái Hà?

    - LĐ: Cuối năm 1957, như Thụy Khuê đă biết, Trung Quốc bắt đầu đánh phái hữu th́ tháng 2 năm 1958, ở Việt nam, người ta bắt đầu tổ chức cái lớp gọi là lớp đấu tranh Thái Hà để chống phong trào NVGP. Lúc ấy Nhân Văn đă đóng cửa được hơn một năm rồi, tức là đánh là đánh lại đấy thôi. Lớp đầu tiên tổ chức cho các đảng viên, v́ tôi không c̣n là đảng viên nữa th́ dĩ nhiên là tôi không được đi học. Lớp đó có Văn Cao, Đặng Đ́nh Hưng ... tức là người ta vận động các đảng viên khác phát hiện tất cả những tội của những đảng viên tham gia NVGP đă đành rồi, nhưng c̣n để phát hiện cả những tội của những người chưa tham gia Nhân Văn, của quần chúng, v́ vậy người ta phải làm trong buổi trước.

    Tôi thấy lớp đó đă gay go lắm, v́ tôi gặp Đặng Đ́nh Hưng mà Đặng Đ́nh Hưng không dám nói ǵ cả, chỉ bảo: "Gay lắm! Gay lắm!" Văn Cao cũng không nói ǵ cả, th́ tôi biết là gió đă thổi mạnh lắm rồi. Hôm đó là ngày mùng 2 (tức là trước Tết Âm lịch), tôi đến Hội Nhà Văn th́ thấy không khí đă khác lắm.
    Gặp Tô Hoài, Tô Hoài bảo: "Tí nữa tao ra tao nói chuyện với mày". Tôi hẹn Tô Hoài ở hàng cà phê mà hai người vẫn gặp nhau, nhưng tôi đến th́ Tô Hoài cũng không đến nữa, tôi biết là t́nh h́nh căng lắm. Căng lắm rồi. Đến tháng ba (tức là sau Tết) năm 1958, họ tổ chức một cuộc họp rộng răi cho tất cả những anh em NVGP.

    Tôi phải nhắc lại với chị thế này: "Không phải là chị Thụy An, anh Trần Duy và ông Phan Khôi không chịu đi học, ở đấy người ta chia ra: Những người nào hoạt động chính trị mà người ta cho là có tính chất phản động, là những phần tử xấu th́ người ta không cho đi học lớp ấy, Phan Khôi, Thụy An, Trần Duy không được học. Chỉ có những văn nghệ sĩ mà người ta cho là những người v́ quan điểm lầm lạc, được Đảng chiếu cố cải tạo giúp đỡ, th́ mới được đi học lớp ấy thôi. Cho nên đi học lớp ấy gay go thế cũng là một ưu tiên."

    - TK: Thưa anh, trong lớp học ấy mọi người phải làm những ǵ?

    - LĐ: Khi tôi đến, anh Tố Hữu nói ngay thế này: "Các anh làm th́ sai rất nhiều, nhưng mà Đảng thấy các anh c̣n trẻ và đều là những người kháng chiến cả cho nên Đảng vẫn tin rằng các anh c̣n ở lại được hàng ngũ của kháng chiến. Nhưng ở lại hay không ở lại là tùy các anh. Đảng lúc nào cũng sẵn sàng, nhưng các anh có muốn ở lại hay không mà thôi".
    Tôi chưa thấy một cuộc họp nào gay gắt như thế. Đây không phải là một cuộc học tập mà là một cuộc đấu tranh, nó khác hẳn các cuộc học tập khác.

    Trong những ngày đầu, người ta vạch tất cả "những tội" của những người trong NVGP, ai nhớ được ǵ th́ nói ra ..., nó như là một cái tụi ... tố cáo nhau - cười!
    Tôi kể với chị, ví dụ một chuyện: Trong một bữa ăn uống ở cuối Tết, tính Tử Phác vẫn hay gây gỗ với người này người khác, th́ tôi mới nói rằng: "Thôi, năm mới, mẹo mới." Thế là người ta cũng mang ra cái hội nghị ấy, người ta bảo: "Năm mới, mẹo mới là cái ǵ? Mẹo mới chỉ là mẹo chống Đảng chứ ǵ, th́ phải nói ra!" - cười.

    Cho nên mọi việc phức tạp vô cùng, nó gây một không khí rất căng thẳng. Nó không c̣n là một cuộc học tập nữa cho nên phải gọi là cuộc đấu tranh. Trong khi "học" như thế th́ công an đi ra đi vào rất nhiều, mà đi một cách rơ ràng cho ḿnh trông thấy chứ không phải người ta kín đáo ǵ !
    Sau khi tất cả mọi người đều đă "phát hiện các tội" của Nhân Văn xong rồi, th́ mới đến lượt Nhân Văn, từng người một, nhận tội. Lúc đó người ta cũng nói một cách lịch sự là tự kiểm điểm thôi.

    Tôi nói như thế này là để chị thấy t́nh h́nh găng như thế nào. Tức là một hôm Sỹ Ngọc đi với Nguyễn Huy Tưởng, Sỹ Ngọc nói rằng: "Như thế này tức là ḿnh lỗi lầm nhiều quá, chắc là ḿnh cũng không trở lại hoạt động văn nghệ được nữa đâu!" . Th́ Nguyễn Huy Tưởng -vốn là người tốt- anh ấy nói: "Không! Đấu tranh có ǵ sai th́ ta sửa, c̣n anh em vẫn là anh em, nghệ thuật vẫn là nghệ thuật chứ!" . Th́ Nguyễn Khải đứng lên, Nguyễn Khải phản đối, Nguyễn Khải nói: "Tôi thấy quan điểm của đồng chí Nguyễn Huy Tưởng rất mơ hồ, đây không phải là cuộc đấu tranh giữa anh em nội bộ, đây là cuộc đấu tranh giữa ta và địch".

    Hay là một buổi khác, vừa lên lớp th́ anh Vơ Hồng Cương là một người trong học ủy, lên nói rằng: "Tôi phải báo cho các đồng chí biết một tin rất mừng là hôm qua đồng chí Tám Danh -đồng chí Tám Danh là một đồng chí nghệ nhân ở miền Nam- trước thái độ ngoan cố của Lê Đạt, tức quá, đă vác búa đi t́m để đánh. Nhưng may mà học ủy phát hiện kịp thời nên đă ngăn chặn kịp thời cái hành động đó".

    Đấy, không khí luôn luôn bị hun nóng như thế. Nhưng chúng tôi ở đó, th́ ... ḿnh nghĩ măi cũng chẳng thấy thêm được cái tội ǵ cả - cười!
    Bi kịch của chúng tôi lúc bấy giờ là như thế này: Không phải sợ - sợ th́ chưa chắc đă sợ, lẽ dĩ nhiên là trong chúng tôi cũng có anh sợ, ví dụ như anh Hoàng Cầm chẳng hạn, anh ấy rất sợ, nhưng tôi, tôi chưa nghĩ đến chuyện sợ - tôi nghĩ bây giờ họ "đ̣i hỏi" nhiều quá ḿnh chưa nghĩ ra cái tội nào to để cho họ có thể bằng ḷng được.
    Mà nếu họ không bằng ḷng th́ không biết họ kéo ḿnh đến bao giờ, chỗ đó là cái lo nhất của tôi. V́ kiểm điểm lại th́ tôi thấy ḿnh không có tội ǵ ghê gớm, có tính chất ... "hấp dẫn" - cười ... để họ không thể nào tha thứ cho ḿnh được cả.

    Không khí rất căng thẳng, tôi nói thế này để chị biết nó căng thẳng như thế nào: Văn Cao đă đi lớp trước rồi, lớp cho đảng viên hồi tháng 2, th́ sau đó, họ cũng kéo tất cả trở lại lớp sau để đánh tiếp. Tôi xin nhắc lại: tức là trong lớp trước, họ học tập đảng viên phát hiện quần chúng, để họ đánh; nhưng bây giờ, ở lớp thứ hai này: quần chúng lại phát hiện trở lại, để nếu đảng viên có ǵ, họ lôi ra đánh tiếp luôn, chị có rơ ư tôi không? Thế th́ tôi thấy Văn Cao -hôm ấy trời nóng- Văn Cao mặc áo sơ mi to phồng thế mà sau khi nó tố những khuyết điểm của Văn Cao, tôi thấy cái áo sơ mi cứ dính dần, dính dần, dính dần ... nó toát hết cả mồ hôi, nó dính như một cái áo lót cơ mà ... Đấy, chị thấy không khí căng thẳng như thế nào.


    Còn tiếp ...

  7. #2227
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    - TK: Rút cục anh đă nhận những tội ǵ để cho họ bằng ḷng?

    - LĐ: Tức là như thế này: Bây giờ anh làm trong tổ, tổ thông qua bài khai của anh. Bài của anh lại phải đưa ra hội trường, hội trường thông qua th́ anh mới được xong. Nếu không th́ anh cứ việc tiếp tục lại. Coi như xong, nhưng chưa thành khẩn, th́ lại phải viết tiếp. Ḿnh cứ phải viết tiếp, viết tiếp... măi, mà ḿnh chỉ có từng ấy ư th́ làm sao viết thêm được măi!
    Sau đó, chắc là Dần nó cũng đồng ư với tôi -lúc ấy, anh em không trao đổi được với nhau, nó theo dơi ghê lắm- là ḿnh cứ nhận phắt cái tội "cướp cờ của ông Tố Hữu" cho xong đi, chắc là nó cũng thông qua thôi. Khi tôi nhận đến chỗ ấy th́ mọi người bảo: "Lê Đạt c̣n ngoan cố nhiều nhưng cũng được cái tương đối "thành khẩn" - cười. Thế là họ cho tôi nghỉ!

    Trong lúc kiểm thảo như thế, th́ người ta loan tin, người ta nói rằng: "Công an đă bắt Nguyễn Hữu Đang!" Cái anh Đang này cũng là người hoạt động mà sao dại dột thế! Ông ấy lại nhờ người mang một lá thư về Hải Pḥng để bố trí cho ông ấy vào Nam.
    Cái thằng dại dột quá! Thế là nó bắt được cái thư ấy. V́ chính người đưa thư ấy là người của công an. Thế là họ đồn ầm lên: "Sự liên hệ giữa Nhân Văn và bọn Mỹ Diệm là đă rơ ràng rồi. Nguyễn Hữu Đang trong lúc không c̣n đường thoát nữa, liên lạc với trong ấy và chúng ta đă bắt được Nguyễn Hữu Đang rồi, bắt vào ngày bao nhiêu, bao nhiêu"... Tất cả mọi người vỗ tay hoan hô, hoan hô... Tức là một sức ép rất ghê gớm, chị ạ.

    Những tuần trước th́ tuần nào cũng được về nhà, nhưng đến tuần cuối cùng th́ không được về nhà nữa, tức là làm liên tục, ai làm xong mới được về nhà. Tôi và Dần rồi cũng làm xong cả. Trên đường ra về, anh Tố Hữu có đợi tôi ở cửa, lúc bấy giờ đă lạnh lùng lắm rồi. Anh Tố Hữu có nói với tôi thế này: "Tội của anh cũng nặng như tội Nguyễn Hữu Đang. Lẽ ra anh cũng bị đi tù. Nhưng mà Đảng v́ nghĩ đến anh, chiếu cố đến anh c̣n trẻ, có khả năng và c̣n có thể giúp ích được cho đời nữa nên Đảng khoan hồng với anh thôi , chứ anh-đừng-nên-nghĩ-rằng-anh-tội-nhẹ!"
    Đó là lời dặn ḍ của Tố Hữu với tôi trước khi tôi về.

    - TK: Tóm lại cuộc đấu tranh như vậy kéo dài trong bao lâu?

    - LĐ: Một tháng.

    - TK: Và trong suốt một tháng ấy là cứ ngày nào, ngày nào cũng ...

    - LĐ: ... lên phát hiện tội. Cứ phát hiện tội, tức là ḿnh có ǵ th́ ḿnh báo cáo; c̣n người ta, người ta phát hiện tội của ḿnh. Nó là một thứ đấu tranh đấy mà. Đấu tranh rất gay gắt. Và lẽ dĩ nhiên, nói là cả lớp, nhưng người ta chỉ tập trung vào một vài người thôi, trong số đó có tôi cho nên vất vả lắm.

    - TK: Cái cách "phát hiện" ấy như thế nào? Tất cả mọi người đều viết ra giấy hay là ... có nói miệng nữa?

    - LĐ: Không! Không! Tất cả mọi người đều đứng lên phát hiện chứ. Phát hiện th́ có thư kư ghi hết và bản thân ḿnh cũng phải ghi. Rồi sau căn cứ trên cái phát hiện của người ta, ḿnh về tổ, ḿnh phát hiện cái khuyết điểm của ḿnh, cái tội của ḿnh và sau đó ḿnh phải làm bài kiểm điểm rất dài về toàn bộ thời gian mà ḿnh tham gia Nhân Văn.
    Người ta phát hiện, thế c̣n ḿnh không được nói nữa. Đông Tây người ta phát hiện ầm ầm, ầm ầm, làm sao mà ḿnh có quyền, nhất là không được căi ǵ. Tôi nói một ví dụ, xin lỗi chị, ví dụ như là có một anh -bây giờ tôi không muốn nói tên- lên phát hiện tôi: "Lê Đạt là một tên rất phản động, buổi sáng nào anh ta cũng đến cơ quan, rồi anh ta xé báo Nhân Dân anh ta đi vệ sinh" - cười.

    Tôi không thể nói rằng: "Bấy giờ tôi không có giấy -thời ấy chưa có giấy toa-lét- th́ tôi phải..." - cười.
    Thế là mọi người "Đả đảo! Đả đảo!" Nó cũng kỳ. Mà chị c̣n lạ ǵ tôi nữa, tôi vốn là người, không phải là người can đảm ǵ nhưng trong tôi vốn là người hài hước - cười v́ tôi hay cười, và v́ cái cười của tôi cho nên người ta hay ghét lắm. Người ta vẫn cho tôi là người ngoan cố, cho nên người ta sai người đi đánh là v́ thế - cười.

    - TK: Thưa anh, trong không khí đấu tranh gay gắt như thế có ai bênh anh không?

    - LĐ: Tôi vẫn quư trọng Nguyễn Huy Tưởng. Tôi nhắc lại, tháng ba (tức là sau Tết) năm 58 th́ có lớp đấu tranh Thái Hà, th́ mùng ba Tết năm ấy, tôi có hẹn lên ăn cơm ở nhà Tô Hoài, trên Bưởi. Lên th́ lúc đó th́ đă gay go lắm, tôi có gặp Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân, Bổng. Bổng lúc đó mặt đă lạnh lùng. Bổng tham gia ban lănh đạo.
    Mà ăn uống với nhau th́ lúc đó đă làng tàng lắm rồi, chị bảo không khí lúc đó th́ c̣n ăn uống ǵ nữa, mặc dầu Tô Hoài cũng làm cho ra vẻ. Th́ Tưởng có nói một câu mà tôi rất cảm động, trên đường về, Tưởng nói rằng: "Tôi thấy các ông lư luận buồn cười. Các ông lư luận thế nào chứ moa không thể tin thằng Lê Đạt nó phản động được. Nó ở với moa bao nhiêu lâu, moa c̣n lạ̣ ǵ nó nữa, bây giờ các ông có lư luận thế nào , moa cũng không thể tin là thằng Lê Đạt nó phản động được!"

    Tôi thấy riêng về Tưởng: một là, tư tưởng Tưởng rất tốt. Hai là, sau trận NVGP, Tưởng tỉnh ngộ ra nhiều lắm. "Một thằng như thế mà anh làm sao bảo nó phản động được!" Tưởng nói như thế ngay mặt Nguyễn Văn Bổng. Và Nguyễn Văn Bổng là người trong ban lănh đạo lớp học tập ấy. Nhất là nói lúc bấy giờ rất nguy hiểm. Đó là con người Nguyễn Huy Tưởng mà tôi rất quư.

    - TK: Sau lớp đấu tranh Thái Hà, th́ tâm trạng của anh như thế nào? Nếu phải làm lại th́ anh có dám làm NVGP nữa không?

    - LĐ: Xong, tức là người ta xác định được như thế là chúng tôi đều là những người có tội cả. Và như thế nghĩa là ở trên báo Nhân Dân, đăng tải trên một tirage rất rộng khắp nước, ở đâu người ta cũng nói đến Trần Dần - Lê Đạt là hai tên thơ phản động nhất nước. Như thế tự nhiên nó gây một áp lực rất ghê đối với gia đ́nh tôi, đối với bản thân tôi. Tôi phải nói, lúc ấy, ngay ông già tôi cũng khuyên: "Con không nên về nhà nữa". C̣n vợ tôi th́ rất lo.

    Trong những buổi đấu tranh cuối cùng ấy, lúc nào thấy tôi không về, luôn luôn sợ là tôi bị bắt rồi. Chị không thể tưởng tượng được không khí căng thẳng như thế nào. Nhưng lúc đó, nói tôi sợ th́ cũng không đúng, mà nói tôi không sợ th́ cũng không đúng. V́ tôi nghĩ trong thâm tâm là ḿnh cũng chẳng làm ǵ có tội cả. Vả lại lúc đó tôi cũng chưa nghĩ được, chưa nghiên cứu được tất cả những vụ xử án ghê gớm của Đảng như sau này tôi nghiên cứu, cho nên lắm lúc tôi cứ tự hỏi rằng: "Nếu mà ḿnh nghiên cứu trước, th́ không biết ḿnh có dám làm Nhân Văn không?" Chắc là tôi cũng vẫn sẽ làm, nhưng chắc là ḿnh làm cẩn thận hơn. Chắc là có.

    Tại v́ lúc ấy tôi nghĩ rằng ḿnh chẳng làm ǵ bậy cả. Nếu không có ǵ bậy, mà một cái Đảng là Đảng tử tế, mà lại bắt những người không làm bậy, th́ không bao giờ tôi nghĩ lại có chuyện xẩy ra như thế cả. Măi sau này, có thời gian, tôi mới nghiên cứu tất cả những vụ án xử ở bên Liên Xô và cả mọi thứ, và khi tôi có kinh nghiệm, th́ lúc đó đă xong rồi, tôi đă làm rồi. Nhưng mà tôi chắc là nếu lúc đầu tôi biết chuyện sẽ xẩy ra như thế, th́ tôi cũng sợ nhiều hơn và chắc tôi sẽ làm một cách cẩn thận hơn.

    - TK: Sau đó các anh bị kỷ luật như thế nào ạ?

    - LĐ: Sau đó th́ mọi người được về, và lẽ dĩ nhiên anh Tố Hữu trong bản tổng kết nói là: "Chúng ta đă thắng lợi. Hơn 100 anh em đi th́ được 100 anh em về. Đảng như thế vẫn bao dung cho tất cả". Tiếp đó, theo quyết định của Hội Nhà Văn tôi bị khai trừ ba năm. Nặng nhất có tôi, anh Trần Dần, anh Đặng Đ́nh Hưng, anh Tử Phác. Anh Cầm th́ bị hai năm, anh Phùng Quán một năm.

    Lúc đó ḿnh cũng rất ngây thơ, phải nói như thế. Ḿnh tin là sau ba năm th́ ḿnh sẽ trở về với văn nghệ, và tôi tin là với khả năng của ḿnh, ḿnh có thể đuổi lại được thời kỳ đă mất, cũng chẳng đáng bao lâu. Tôi, với Trần Dần, Tử Phác về trại Chí Linh, nơi đồng bào khu V ra ngoài này tập kết, khai hoang ở Chí Linh.
    Anh tổ trưởng là bố của Ư Nhi: anh Hoàng Châu Kư. Đầu tiên, họ không nhận, họ nói rằng: "Chúng tôi ra ngoài này là để đấu tranh cho thống nhất chứ có phải đi giữ tù đâu!" Thế là ở trên tổ chức lại phải cử người về nói rằng: "Không! Đây cũng là những đồng chí ḿnh, do lập trường không vững thành ra Đảng vẫn muốn cải tạo, thấy đây tổ chức tốt th́ về".

    Và tôi về th́ tôi bị -nói như thời ấy là tôi được- được lao động một cách vất vả ngay, tức là đi chăn ḅ, đi khai hoang, làm tất cả mọi thứ lao động ḿnh chưa quen, chưa quen tí nào cả. Thời ấy tôi c̣n trẻ lắm, tôi mới 26, 27 tuổi thôi, thành ra tôi cũng không sợ ǵ những thứ lao động vất vả ấy cả. Tôi chăn ḅ rất khá. H́nh như là nông trường thấy tôi có "năng khiếu" cho nên họ cứ để tôi chăn ḅ măi. Tôi có thể chăn được 30 con ḅ cơ mà.

    Nhưng lúc đó th́ tất cả đất nước đối với tôi đă khác rồi. Tôi không c̣n là người công dân b́nh thường của đất nước Việt Nam nữa v́ đi đâu người ta cũng nói đến Trần Dần - Lê Đạt như hai kẻ phản động. Vợ tôi th́ rất khổ.
    Theo lời vợ tôi kể lại, sáng nào dậy cũng chỉ muốn chui xuống đất thôi, v́ bắt đầu dậy là bắt đầu học tập về Trần Dần - Lê Đạt rồi. Vợ tôi làm việc ở cơ quan, mà ở tập thể lúc nào người ta cũng nói đến Trần Dần - Lê Đạt, ư của cơ quan là muốn vợ tôi phải bỏ tôi. Tôi phải nói với chị thế này: Vợ tôi là diễn viên xuất sắc nhất của Đoàn Kịch Nói Cách Mạng của Trung Ương. Vợ tôi là Nguyễn Thị Thúy, mà người ta vẫn gọi một cách văn chương là Thúy Thúy. Thế Lữ, Nguyễn Huy Tưởng... tất cả những đạo diễn xuất sắc đều khen vợ tôi ghê lắm. Tưởng th́ bốc lắm, Tưởng nói là: "Cô ấy đúng là một tài năng".

    Cho nên vợ tôi rất khổ. Ngày nào cũng phải kiểm điểm và thỉnh thoảng họ đến lục ba-lô xem có giấy tờ ǵ của Lê Đạt c̣n giấu ở đấy không. Vợ tôi lúc ấy c̣n trẻ lắm, mới 18, 19 tuổi ấy mà. Anh của cô ấy là một thiếu tá, mà lần nào đến thăm em cũng cho liên lạc đến chứ không dám bước chân vào nhà tôi! Tức là nó ở trong một sự cô đơn hoàn toàn, mà chắc là tôi th́ c̣n chịu đựng được chứ vợ tôi -tôi chắc bây giờ hỏi nó về NVGP th́ nó cũng chẳng biết là cái ǵ- cái tai vạ ụp xuống đầu nó nặng quá, lúc ấy mới chưa 20 tuổi và đang bắt đầu vào cái nghiệp sân khấu. Như thế riêng tôi, tôi đă làm hỏng sự nghiệp sân khấu của vợ tôi.


    Còn tiếp ...

  8. #2228
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    ● Kỷ luật 3 năm kéo dài 40 năm

    Lịch sử phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, trong nhiều tuần qua lần đầu tiên được mở ngỏ trên làn sóng RFI, qua lời nhà thơ Lê Đạt: Hôm nay, nhà thơ nói đến giai đoạn kỷ luật, giai đoạn bi kịch của đời ông, nhưng đồng thời cũng là bi kịch chung của một lớp người đă hệ lụy với Nhân Văn.

    - TK: Thưa anh, sau khi bị kỷ luật, anh đă đi lao động với một tâm trạng như thế nào?

    - LĐ: Lúc đầu mới đi th́ ḿnh cũng lao động, cũng hăm hở. Ḿnh hăm hở v́ chắc là hai năm th́ xong. Thế nhưng mà hai năm rồi cũng không thấy ai nói ǵ về vấn đề đó cả và lại tiếp tục hai năm nữa rồi dần dần nó phai nhạt đi không ai nhắc đến chuyện đó nữa. Th́ thời gian disponibilité -thời gian mà phải đi, lúc nào người ta gọi đi lao động cũng được- thời gian đó kéo dài 10 năm. Lẽ dĩ nhiên là trong 10 năm ấy, không phải lúc nào cũng đi. Người ta gọi đi, rồi người ta lại cho ḿnh về; về rồi, họ lại kéo ḿnh đi, nghĩa là trong 10 năm là thời gian ḿnh phải dành cho việc đi lao động cải tạo. Thế c̣n sau này hết 10 năm th́ ở nhà.
    Nhưng mà ở nhà th́ ... Tôi không ngờ nó kéo dài đến thế: cả thời kỳ đi lao động lẫn thời kỳ "cấm" là gần 40 năm chị ạ
    . Ḿnh thấy nó đằng đẵng mà ḿnh coi như là số mệnh thôi.

    Lúc bấy giờ tôi mới càng ngày càng thấy đó là một sự ghê gớm. Tôi có viết trong bài bút kư "Vào 21" ấy, là ḿnh chẳng biết ḿnh là ai nữa. Mỗi người phải có cái vị trí trong xă hội, hoặc anh là địch th́ địch hẳn đi, hoặc anh là ta th́ ta hẳn đi. Nhưng tôi là tí ta, tí địch, tí cán bộ, tí tù, nó chẳng ra cái ǵ rơ ràng cả, mà tôi thấy nó gây nhiều ám ảnh ghê lắm chị ạ.
    Tôi thí dụ cái này để chị thấy: Khi nhà tôi về "biểu diễn", gọi là biểu diễn th́ lúc ấy nó không cho biểu diễn nữa rồi, thế nhưng cũng phải đi, mang theo hai đứa con nhỏ, một đứa đă lớn, một đứa mới đẻ. Đi th́, tôi có về Hải Pḥng tôi thăm, mang chứng minh thư về, nhất định nó không cho vào khách sạn, nó bảo là: "Ông phải có giấy đi công tác th́ mới được vào khách sạn". Ḿnh là cái thằng "phản động" th́ c̣n "công tác" ǵ nữa? Mà, như thế là hai người phải ngồi ghế đá ở công viên giữa đêm khuya, lúc ấy tôi có làm một câu thơ:

    Hai vợ chồng ghế đá trăng suông

    cảng cấm c̣i tàu u ú
    gió oà

    đất nước mẹ ḿnh hay mẹ ghẻ?

    Tôi không hiểu cái đất nước ấy, nó đối với tôi như thế nào? Mẹ ghẻ hay mẹ đẻ? Mẹ đẻ th́ không đối với con cái như thế! Sau đó tôi lại đi về. Th́ thấy rằng nó dằng dai mà nó hành hạ ḿnh suốt cuộc đời như thế nào. Hoặc ví dụ, trong tôi, có lúc cũng thành cái người như lên bệnh thần kinh ấy. Bởi v́, đi đâu, vào cái cơ quan nào nó cũng hỏi giấy. Th́ công việc đầu tiên của cái anh Nhân Văn là phải chuẩn bị giấy tờ cho cẩn thận. Một hôm có ông dâu gia mời tôi đi ăn cưới. Đi tới nửa đường, tôi thấy ḿnh quên không mang giấy cưới, lại quay về nhà lấy cái giấy cưới để nhỡ người ta có hỏi giấy tờ th́ ḿnh đưa cho nó ... cho nó ... đúng -cười- "thủ tục".

    Như thế cái đó nó ảnh hưởng đến con người rất ghê gớm, và làm cho ḿnh hèn hạ đi rất nhiều. Tôi không biết rằng những người cầm quyền ở đất nước Việt Nam có nghĩ đến việc ấy không? Có lẽ họ chỉ nghĩ ḿnh không tù đầy, ḿnh để cho họ tự do như thế, th́ chắc là ḿnh không xử sự tệ hại quá đối với họ. Nhưng mà họ không biết như thế là một sự rất tệ hại, họ làm hỏng một con người. Lúc bấy giờ, nếu tôi không có sự cưỡng lại th́ tôi là một người vứt đi, thành một cái giẻ rách. Tôi cho cái việc giẻ-rách-hóa-con-người đó , chính quyền phải chịu trách nhiệm.

    - TK: Trong thời gian anh đi lao động như vậy, ở nhà chị và các cháu sống như thế nào?

    - LĐ: Lẽ dĩ nhiên là người ta phải sống thôi, nếu người ta không muốn chết. Trong những thời gian như thế, vợ tôi vẫn đi làm, vẫn có một số tiền để nuôi con, hai là nhà nước vẫn trợ cấp cho tôi một số tiền tối thiểu để tôi có thể sống được, tức là sống một cách rất vất vả. Nhà tôi vẫn là công nhân viên nhà nước th́ nó không có thể đuổi ra được. Nhưng mà nó không giao cho việc ǵ, tức là nó bắt chạy đạo cụ này, rồi lo những phục trang ... mà những việc ấy, thời xưa vợ tôi không bao giờ phải làm cả.
    Thế c̣n vai nó không giao cho nữa, c̣n luôn luôn bị kiểm thảo lên, kiểm thảo xuống. Mà vợ tôi không quen, bây giờ vợ tôi bị suy nhược thần kinh rất nặng.
    Chắc lúc nào có th́ giờ tôi sẽ gửi chị một bài thơ mà tôi chưa muốn chị xem bây giờ, bài "Vợ Nhân Văn", để chị biết cảnh sống lúc đó như thế nào. Lẽ dĩ nhiên là lúc ấy ở miền Bắc ai sống cũng khổ cả chứ không phải riêng tôi, nhưng mà, phải nói thế này, nó khổ quá, đến nỗi một hôm, có nhà thơ là một anh bộ đội, thấy tôi khổ quá, anh ấy mới bảo: "Tiền th́ em không thể góp cho anh được, vậy em chạy cho anh một cái thẻ thương binh".

    Có thẻ thương binh thời đó th́ mua ǵ cũng được ưu tiên. Mà tôi mua cái thẻ thương binh ấy cũng chẳng để mua cái ǵ cả, tức là, lúc bấy giờ ở gần bờ sông, cách nhà tôi vào khoảng độ hai cây số, có một cơ sở công nhân, thường thường khi họ giết lợn ... ḷng họ ăn hết rồi, c̣n cái nước ḷng họ bán ra; bán ra th́ xếp hàng đông ghê lắm. Thế th́ ḿnh mua cái nước ḷng ấy, ḿnh về cho rau cỏ vào th́ con cái nó ăn được. Sau cùng, tôi nghĩ rằng tôi cũng không dùng lậu cái thẻ thương binh ấy tại v́ chính tôi cũng là một thương binh, tôi là thứ thương binh mà ta bắn thôi. Anh em cũng thương tôi, nhưng họ cũng nghèo lắm, chỉ có cách như thế này, tức là họ t́m những tài liệu cho ḿnh dịch, dịch đủ các thứ tài liệu, tôi dịch cả về vật lư, về triết học, về cả tự động học nữa, vừa học, vừa dịch. Như thế là một năm dịch sáu tháng th́ có thể sống được, tức là sống một cách vất vả.

    - TK: C̣n xă hội chung quanh, mọi người đối với anh như thế nào?

    - LĐ: Xă hội th́ nói chung là chẳng biết trong thâm tâm họ như thế nào. Tôi thấy anh Vũ Hoàng Chương, anh ấy nói là:

    Lũ chúng ta lạc loài dăm bẩy đứa

    Bị quê hương ruồng bỏ, giống ṇi khinh

    th́ chắc là anh cũng chỉ nói văn chương thế thôi, chứ anh ấy chưa biết thực tế nó như thế nào là sự ruồng bỏ của xă hội. Mà trong một xă hội toàn trị, ai người ta cũng sợ liên quan với ḿnh. Nói theo kiểu Việt Nam, người ta sợ lây hủi cả. Thế nên nhiều bạn bè tôi, tôi đi ở vỉa hè bên này, họ trông thấy từ xa, họ đổi sang vỉa hè bên kia. Bởi vậy tôi có nói rằng: Tôi cũng đổi vỉa hè và phấn đấu làm người mất tích.

    Lúc đầu, thực ra tôi cũng chưa xác định được là ḿnh đúng hay sai, tôi phải nói thật với chị như thế. Ḿnh nghĩ không biết có phải do cái sai lầm của ḿnh mà ḿnh ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh thống nhất đất nước không? Mà những người miền Nam -tập kết ra Bắc- họ đối với ḿnh, họ ghét như thế? Hai là, ḿnh là một người yêu nước và là một người đi theo Cách Mạng th́ ḿnh làm thế là đúng hay sai? Những cái đó nó dằn vặt rất ghê.
    Mà bao quanh một áp lực rất ghê gớm: tức là không có nơi nào người ta nhận ḿnh cả. Nghĩa là ḿnh h́nh như là không có đất đứng ở chính cái xă hội đă đẻ ra ḿnh. Bây giờ tôi nói với chị cái này nhé: Anh vào một cơ quan, vào cơ quan th́ nhất định là có kẻ thường trực ở đấy. Thường trực hỏi chị: Anh vào có công tác ǵ?
    Lần trước tôi đă nói với chị đó:

    Tôi mơ một giấc mơ đáng sợ,

    Khu phố cả ngôi nhà tôi ở,

    Mặt sắt chữ vàng nền đỏ

    Không phận sự miễn vào.

    Tôi cho cái đó là ghê gớm nhất mà tôi phải trải qua trong thời gian ấy. Nếu ḿnh không cứng rắn th́ tôi cũng trở thành người điên hoặc tự tử mà chết rồi. Chị có hỏi tôi nhiều lần là trong thời kỳ ấy, tôi có căm thù ai không? Th́ sự căm thù trong tôi cũng không nhiều lắm nhưng sự-khinh-bỉ trong tôi rất nhiều. Mà tôi cho sự khinh bỉ ấy đă giúp tôi trải qua những năm tháng cay đắng nhất của đời tôi. Tại v́ tôi thấy rằng ḿnh chẳng làm ǵ sai cả mà sao xă hội đối với ḿnh một cách tàn nhẫn thế!

    Như thế nhất định là hai bên phải có một bên sai, mà tôi cho rằng người đáng khinh bỉ không phải là tôi, th́ tôi thấy ḿnh phải làm ǵ chứ không thể không làm ǵ được, thế nên tôi cố sống như một người tử tế, học hành, tôi vẫn học hành một cách chăm chỉ, viết lách, làm tất cả mọi việc, ḿnh không thể buông tuồng được. Mà tôi có một câu nói khá nổi tiếng, được nhiều người biết đến: Nếu xă hội không dùng ḿnh th́, nhất là, ḿnh phải dùng ḿnh. Không việc ǵ ḿnh phải lệ thuộc vào xă hội. Và tôi nhắc lại, tức là lúc đó cả nước đều khổ: Ví dụ một năm th́ mới được một cái may-ô, và người ta đă có một câu rất mỉa mai: "Cho may-ô mới được phần may-ô", ai cũng khổ cả, cho nên cái khổ vật chất ấy không đáng ǵ, ḿnh vẫn xoay xở được, nhưng cái khổ về tinh thần th́ cực kỳ. Cực kỳ.


    Còn tiếp ...

  9. #2229
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    - TK: Thưa anh, trong hoàn cảnh như vậy th́ có thể nói là c̣n bạn nữa hay không?

    - LĐ: À bạn, lúc đó ḿnh phải xét lại nhiều thứ lắm chị ạ. Ḿnh phải xét lại nhiều thứ lắm. Có những người bạn ngày trước, bây giờ người ta không gặp ḿnh nữa. Như tôi đă nói với chị, ngay trong anh em, t́nh bạn cũng thay đổi rất nhiều rồi. Tại v́ chị c̣n lạ̣ ǵ nữa, trong một nhóm người làm việc chung với nhau, th́ khi người ta áp dụng kỷ luật, người ta cũng phân hóa ra người kỷ luật nhiều, người kỷ luật ít, và tự nó, nó đẻ ra những cách xử đối khác nhau. V́ thế cho nên tôi không muốn đi vào chi tiết, nhưng tôi có thể nói với chị rằng ngay một người rất thân với tôi ngày xưa là anh Văn Cao, tôi cũng không biết rằng anh Văn Cao, trong thời gian sau này có c̣n là bạn của tôi nữa không. Đấy là cái người gần tôi nhất.

    - TK: Tại sao lại đến nỗi như thế? Anh có thể nói rơ hơn một chút không?

    - LĐ: Anh Văn Cao th́ anh ấy, một là, anh ấy không cùng lứa với chúng tôi, mặc dầu là bạn rất thân, nhưng anh ấy là lớp trước, và hai là, anh ấy lại là người có nhiều bài hát cách mạng và là tác giả Tiến Quân Ca, cho nên ư kiến của trên là vẫn giữ anh ấy lại. Cho nên anh Văn Cao vẫn ở trong Đảng chứ có bị khai trừ đâu. Anh Văn Cao chưa bao giờ bị khai trừ cả.
    Thế, và cũng là đi lao động, anh Văn Cao đi lao động th́ cũng đi với anh Tuân, anh Tưởng, đi với những người sang trọng cả, lên vùng Điện Biên Phủ; nhưng v́ anh ấy bị chảy máu dạ dày, anh ấy về. Như thế là, ở trong người anh Văn Cao, anh ấy tự thấy ḿnh được đối xử một cách đặc biệt và như thế trong anh em, nó có một sự phân hóa.

    Tôi không biết rằng anh Văn Cao có ... nói không, hay là anh có khuyến khích cái việc nói không, nhưng mà trong một thời gian sau Nhân Văn, th́ có những dư luận nói rằng ông Văn Cao không thân ǵ với ông Lê Đạt, ông Trần Dần cả; hai ông Trần Dần và Lê Đạt là bạ vào cái Tiến Quân Ca của ông ấy thôi. Th́ cái đó làm tôi rất giận, tôi không muốn nói đến chuyện giữa cá nhân như thế nào, nhưng để chị thấy là không khí lúc bấy giờ nó không c̣n như ngày xưa nữa. Và có thể đó là một cuộc chia tay rất lâu dài. Thật buồn.

    - TK: Thế c̣n anh Xuân Diệu? V́ lư do ǵ mà anh Xuân Diệu lại viết bài đánh anh một cách tàn tệ như thế?

    - LĐ: À vâng, anh Xuân Diệu th́ chuyện như thế này. Anh Xuân Diệu là người bao giờ cũng có ư làm trưởng môn một môn phái. Thế nhưng, anh ấy thấy rằng từ Cách Mạng trở ra th́ vị trí anh ấy yếu lắm v́ thơ anh ấy rất kém. Những bài Ngọn cờ tổ quốc với cái ǵ non sông ấy, thơ tồi quá. Mà trong những người chê anh ấy th́ có tôi với Nguyễn Đ́nh Thi, cho nên anh ấy ghét tôi với Thi lắm.

    Anh ấy đă nói trong cái hội nghị ấy là: "Tôi cho việc không chơi với Lê Đạt là một nguyên tắc". Thế cho nên anh Diệu đối với tôi, anh ấy rất ghét. Nhưng mà anh ấy không thể ghét tôi được tại v́ lúc ấy th́ anh ấy là đảng viên mới, mà tôi lại là người chịu trách nhiệm theo dơi về văn hóa văn nghệ, cho nên đối với tôi, có ghét th́ anh ấy cũng để trong bụng thôi.
    Tôi nói cho chị một chuyện này: Người ta bố trí cho anh Xuân Diệu ngay cạnh giường của tôi, nằm ngủ cùng với tôi để anh ấy "giúp đỡ xây dựng" tôi. Trong một buổi họp, anh Xuân Diệu đă nói như thế này cơ mà - để chị biết là nó tàn tệ như thế nào - anh ấy nói rằng: "Bây giờ tôi phải nói với các đồng chí rằng tội của tôi cũng không đáng bao nhiêu mà đêm nào tôi cũng trằn trọc không ngủ được. Nhưng tội Lê Đạt nó tầy đ́nh như thế mà tôi cứ thấy nó nằm xuống giường là nó ngủ ngay!" - cười.

    Tôi thấy nhiều người phải quay mặt đi, chắc là hơi xấu hổ - cười.
    Đấy, cái t́nh h́nh nó ghê gớm thế. Xuân Diệu, tại v́ Xuân Diệu thấy ở tôi và Trần Dần là hai người cạnh tranh nhất trong vấn đề thơ, cho nên đặc biệt Xuân Diệu ghét Trần Dần và tôi, và đặc biệt ghét tôi nhất tại v́ tính tôi là người hay nói mà tôi lại thân với Thi. Cho nên thái độ anh Xuân Diệu đối với tôi quá đáng, chắc cũng v́ thế mà thôi.
    Và tôi phải nói với chị thế này,tức là sau khi Nhân Văn bị đánh rồi th́ tất cả những người làm thơ năm 1930 tức là anh Huy Cận, anh Xuân Diệu và anh Chế Lan Viên tập trung xung quanh anh Tố Hữu và lúc bấy giờ rơ ràng là nền thơ Việt Nam hẫng một nhịp cầu và nó lại trở lại cái vai tṛ chế ngự của thơ mới năm 1930 mà chính anh Tố Hữu chủ xướng.

    - TK: Anh vừa mới bảo là anh và anh Nguyễn Đ́nh Thi thân nhau vậy mà sao anh Thi cũng đánh anh tàn bạo không kém ǵ Tố Hữu?

    - LĐ: Thi là một người thân với tôi từ trước. Trong kháng chiến th́ Thi không phải là người được trọng vọng ǵ. Tất cả mọi việc trong thời kháng chiến là quyền trong tay Nguyễn Huy Tưởng, Thi chỉ đi hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, Thi có quyền ǵ đâu ! Thi một lần đă nói với tôi rằng: "Có lẽ sau này nó phải t́m những bản thảo của ḿnh ở trong sọt rác để nó in".
    Anh Tố Hữu cứ đưa anh Thi đi hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, coi như là cải tạo đó. Thế th́ sau cái tố khổ trong quân đội, Nguyễn Đ́nh Thi có viết một quyển gọi là Mẹ con đồng chí Chanh, một tập thơ lục bát về nỗi khổ sở của người nông dân. Hồi đó, tôi c̣n ở Tuyên Huấn, nhà anh Tố Hữu ở trên đồi cao, nhà tôi ở dưới.

    Tôi thấy Tố Hữu có vẻ vui vẻ lắm, tay cầm một quyển sách nhỏ mà có nhiều khuyên tṛn lắm, gặp tôi anh ấy nói: "Này, Lê Đạt này, thằng Thi giờ nó tiến bộ lắm." Tôi trông cái quyển ấy tôi biết ngay rồi, tại v́ chữ Thi nó nhỏ như chữ đàn bà ấy mà khuyên tṛn nhiều lắm. "Nó viết Mẹ con đồng chí Chanh tiến bộ lắm, ông xem xem, có ǵ ông chữa rồi ông đưa in." Tôi lật qua xem, tôi thấy lục bát rất kém - cười.

    Tôi vẫn biết là Thi làm sao làm được lục bát. Từ thơ không vần chuyển sang lục bát khó khăn lắm. Tôi rất buồn. Tôi có nói lại với anh Tố Hữu: "Không, anh đă xem rồi tôi cứ đem đi in thôi." Thế là từ đó Thi mới được ông Tố Hữu chú ư tới và sau đó Tố Hữu mới kéo Thi về đi với Karmel để quay phim, quay phim Việt Nam thắng lợi, phim Liên Xô. Sau đó, Thi mới được đi cùng với Karmel sang Liên Xô . Khi Thi đang ở Liên Xô th́ ở nhà xảy ra vụ Nhân Văn Giai Phẩm. V́ anh Hoài Thanh anh ấy đánh kém quá, lúc bấy giờ Tố Hữu mới gọi Nguyễn Đ́nh Thi về.

    Thi lúc đầu c̣n tử tế, gọi tôi đến. Buổi tối hôm đó, tôi c̣n nhớ, gọi đến Quán Sứ th́ Thi nói rằng: "Tao với mày từ xưa vẫn là anh em mà bây giờ tao có nhiệm vụ là phải viết về mày. Tao thấy rằng lời nói đọi máu, tao thấy nó khó khăn quá th́ tao định hỏi mày xem vấn đề thế nào?" Tôi trả lời Thi: "Không, vấn đề bây giờ nó đă đến thế này rồi, cậu muốn viết thế nào th́ cậu viết. Ḿnh cũng không có ư kiến ǵ cả!" Thế là mấy hôm sau tôi thấy bài của Nguyễn Đ́nh Thi, tôi thấy nó cũng chẳng viết ǵ hơn những người khác, mà nó chửi ḿnh quá chó ! - cười.

    Tôi thất vọng về cái anh này lắm. Cho đến bây giờ, cũng như phần lớn tất cả những người văn nghệ có lương tâm ở Việt Nam, đều nói rằng: "Thi đă bước lên lưng Nhân Văn Giai Phẩm mà làm tổng thư kư lâu năm của Hội Nhà Văn Việt Nam". Và tôi-cũng-nghĩ-như-thế. Nhưng tôi vẫn ao ước gặp được những sự kiện rơ ràng chứng tỏ rằng ḿnh lầm lẫn.

    - TK: Theo anh ước lượng th́ nạn nhân của vụ NVGP vào khoảng độ bao nhiêu người?

    - LĐ: Lần trước chị có hỏi tôi rằng Nhân Văn có nhiều người bị ra ṭa không? Lúc ấy tôi trả lời không nhiều, như thế là đúng. Tại v́ không có nhiều người bị đưa ra ṭa, bị lên án. Tức là bị kết án chính thức th́ không nhiều, chỉ khoảng độ một chục người. Nhưng ở đất nước Việt Nam, những người đau khổ v́ Nhân Văn chắc rất nhiều, không thể đếm xuể được.

    Những người ủng hộ, những sinh viên ... đều là những phần tử ưu tú của đất nước hay là những cán bộ người ta cũng khao khát một tí dân chủ. Tất cả những ai, chỉ cần có một tờ Nhân Văn, đọc một tờ Nhân Văn hay là gửi tiền đến Nhân Văn, th́ sau đó, khi Nhân Văn bị đánh rồi, th́ người đó coi như bị vào sổ đen hết. Có thể là anh phải chuyển công tác, có thể anh phải đi lao động, tôi đă gặp rất nhiều sinh viên, những cô sinh viên trẻ, phải đi lao động rất lâu năm v́ đă đọc Nhân Văn, th́ cái số người ấy tôi không đếm xuể được.
    Nếu mà chị có làm chương tŕnh lại th́ chị phải t́m cách bổ sung số người ấy. Những người mà tôi nói đến, chỉ là những người chính thức thôi, c̣n bao nhiêu người vô danh, cái đau khổ vô danh cũng là đau khổ chứ, có phải chỉ cái đau khổ của những người có tên tuổi mới là đau khổ đâu? Tôi th́ dĩ nhiên rồi, tại v́ tôi có tên tuổi, nhưng chắc là tôi cũng không thể đau khổ bằng họ được.

    Chính bây giờ tôi cũng vẫn tự hỏi: "Không biết là đối với họ ḿnh có tội ǵ không?" Đành rằng trong một cuộc đấu tranh cho cái mới, th́ chúng ta mỗi người phải chịu một ít. Nhưng họ, đúng là họ không có ư thức ǵ cả, họ chỉ ham muốn, ham muốn tự do, mà ham muốn th́ không có ǵ sai lầm; đọc một tờ báo, gửi một cái viện trợ ... mà sau này nó kéo, nó kéo có khi cả một đời ...
    Cho nên đến bây giờ tôi vẫn không biết là công ḿnh nhiều hay tội ḿnh nhiều và lúc nào tôi cũng nghĩ đến họ. Nếu chị có nói, có viết th́ chị phải nói, viết rất nhiều đến những người ấy mà tôi cho là đông lắm, không thể đếm xuể được.

    Ở Việt Nam không có ǵ rơ ràng cả. Cái chữ rất neutre mà lại rất gay go, người ta gọi là liên quan. Liên quan là dính líu đấy thôi. Nhưng mà anh đă liên quan là anh ... gay go lắm. Liên quan với Nhân Văn, liên quan với địa chủ, liên quan với tư sản ... th́ tất cả những người này cũng là một thứ liên quan mới; liên quan với Nhân Văn là khổ lắm, nhất là lớp sinh viên trẻ, đi lao động, đi cải tạo ... mà có phải chỉ Hà Nội đâu, ở những các nơi, các tỉnh đều có người ủng hộ cả. Th́ những người đó ḿnh không bao giờ biết thân phận họ ra sao.


    Còn tiếp ...

  10. #2230
    Tran Truong
    Khách

    Vụ án Nhân văn giai phẩm hay những nhà văn phản kháng ?

    ● Thân phận Hoàng Cầm, Nguyễn Tuân , Nguyễn Bính, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh

    Khi t́m hiểu về phong trào NVGP, chúng ta không thể không t́m lại một số những khuôn mặt nhà văn, nhà trí thức, đă tham gia phong trào như Hoàng Cầm, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh ... mà c̣n cả những khuôn mặt nhà văn cùng thời đă xa gần liên hệ với họ như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan ... Những nhà văn nhà trí thức này đă có một thái độ sống như thế nào? Với lối nói thẳng, nói thật, nhà thơ Lê Đạt sẽ phác họa vài nét sống động về một số nhà thơ, nhà văn, một thời hệ lụy với Nhân Văn, với văn chương và tư tưởng.

    - TK: Thưa anh, người đầu tiên xin được hỏi anh là một người bạn rất thân của anh, đó là anh Hoàng Cầm. Xin anh nói về anh Hoàng Cầm.

    - LĐ: Anh Hoàng Cầm th́ cũng có một cái oan nghiệt, tức là trong tất cả anh em Nhân Văn và một số người chung quanh anh Hoàng Cầm đều cho rằng: trong những lúc đấu tranh th́ thông thường là anh ấy nhát sợ.
    Theo tôi th́ cũng không nên đ̣i hỏi một nhà thơ phải đặc biệt can đảm làm ǵ. Cốt nhất là đ̣i hỏi nhà thơ cái can-đảm-chữ là quan trọng. Riêng tôi, tôi cho rằng Hoàng Cầm, về chữ là một người can đảm. Tại v́ anh ấy cứ b́nh tĩnh đi con đường của anh ấy. Chị phải biết cái ảnh hưởng của anh Dần và anh Hưng là ghê gớm lắm. Anh Hưng và anh Dần chê thơ anh Hoàng Cầm rất ghê: Thơ anh Cầm là b́nh dân này, thơ không bác học này ... tất cả mọi thứ.

    Nhưng tôi thấy anh Cầm anh ấy có cái tốt là anh ấy không nói ǵ cả. Anh Cầm th́ không có lư luận, nhưng anh ấy b́nh tĩnh đi con đường của anh ấy. Tôi thấy điểm ấy cũng là điểm đáng trọng lắm. Thường thường ở trong nước người ta vẫn cho tôi là bênh anh Hoàng Cầm, nhưng tôi nói chuyện này để tùy chị kết luận xem tôi có bênh hay không là tùy chị: Thời ấy, anh Cầm vừa bị bắt sau vụ Kinh Bắc. Bị giam cũng đâu 5, 6 tháng ǵ đó[9]. Khi anh ấy trở về th́ tôi thấy anh Cầm, nói xin lỗi, đúng là một cái rẻ rách.

    Tôi gặp anh ấy trong một căn nhà, đó là một cái nhà sâu, rất tối mà lại ẩm thấp. Vào, tôi thấy bóng một người ngồi -mà ta gọi là ngồi đầu gối quá tai đó- trông rất buồn, ngồi hút thuốc lào. Như thói thường, gặp một người bạn th́ bao giờ tôi cũng rất cẩn thận, v́ tôi cũng chưa biết anh ấy như thế nào, tôi nói rằng: "Thôi, bây giờ chuyện đă xong rồi, cái ǵ ḿnh thấy là sai lầm th́ ḿnh nhận là sai lầm, cái ǵ ḿnh đúng th́ ḿnh cứ giữ lấy chẳng việc ǵ ḿnh phải thay đổi cả."
    Th́ Cầm nói với tôi một cách rất thành khẩn: "Không những ḿnh sai lầm mà ḿnh c̣n có tội nữa." Tôi rất buồn và lúc đó tôi nghĩ chắc là Cầm không bao giờ c̣n có thể viết được nữa. Tôi mất một người bạn. Thế rồi Phùng Quán đến, Phùng Quán nó viết một câu thơ "Có con sông Đuống tiễn đưa anh" ǵ đó. Thơ Phùng Quán bao giờ cũng hùng hồn. Tôi nói với Quán: "Bây giờ những lời hùng hồn ấy đều vô ích cả, hẵng để cho anh ấy có th́ giờ suy nghĩ."

    Thỉnh thoảng chúng tôi cứ lạ̣i thăm. Và vẫn bị ám ảnh bởi cái bóng tối và bóng của anh Hoàng Cầm ấy, tôi lại nhớ đến bài thơ Cha tôi mà tôi viết ngày trước, "bóng và người như nhau", tôi không tin rằng Cầm có thể viết được nữa.
    Khoảng độ 5, 6 tháng sau, tôi đến, th́ Cầm đưa cho tôi một bài thơ, thơ c̣n chuệch choạc nhưng tôi thấy những câu chữ cũng được lắm và một năm sau tôi thấy anh ấy lại làm thơ b́nh thường và tôi cho một người làm thơ can đảm như thế là đủ. Can đảm để giữ cái bản chất của ḿnh.

    Anh Cầm anh ấy vẫn cho là thế này: Anh em th́ chúng nó học nhiều hơn ḿnh, nó mô-đéc hơn ḿnh, ḿnh th́ hơi cổ . Nhưng cái tự ti ấy không đủ để anh ấy thay đổi thi pháp của anh ấy. Tôi cho đó là ḷng can đảm. Khi một người đă rũ xuống như một cái rẻ rách ấy, th́ tôi tin anh không thể viết được nữa, vậy mà sau một thời gian cũng chỉ gần một năm giời anh lại trở lại làm thơ và có những bài thơ rất hay th́ tôi cho một người làm thơ chỉ cần can-đảm-chữ là đủ.
    Tại v́ anh có phải là đặc công hay là anh có phải đi đánh cọp, đi bắt cướp ǵ đâu mà cần một người can đảm. Tôi thấy người làm thơ chỉ cần can-đảm-chữ mà thôi.

    - TK: Trong phong trào NVGP của các anh , th́ có thể nói là anh, anh Trần Dần, anh Đặng Đ́nh Hưng đều đi con đường t́m ṭi cái mới. Chỉ riêng có anh Hoàng Cầm là không triệt để đi t́m cái mới. Vậy anh nghĩ ǵ về thơ của anh Hoàng Cầm?

    - LĐ: Về điểm này tôi với Trần Dần và Đặng Đ́nh Hưng tranh luận rất nhiều. Riêng tôi th́ tôi nghĩ rằng anh Hoàng Cầm là một nhà thơ b́nh dân mà ở trong Kinh Bắc nhiều chỗ anh ấy cũng đạt tới chỗ bác học. Có những câu thơ rất hay mà nó bâng khuâng lắm. Đơn giản nhưng bâng khuâng.
    Tôi kể lại một câu chuyện mà tôi đă kể khi viết về 75 năm Hoàng Cầm: hôm ấy tôi gặp Nguyễn Bính, Nguyễn Bính th́ mọi người đều cho là người khinh bạc. Nguyễn Bính khinh bạc lắm. Nhưng Nguyễn Bính đối với tôi lại rất tốt, tôi không biết tại sao thế. Độ ấy Nguyễn Bính c̣n làm báo Trăm Hoa, th́ cứ buổi chiều thứ bảy là Nguyễn Bính đi đến các đại lư bán báo để thu tiền. Lúc nào được tiền th́ Nguyễn Bính cũng rủ tôi đến Mă Mây ăn thịt chó.

    Lúc ấy tôi đang khó khăn lắm, thời kỳ Nhân Văn mà. Một hôm uống rượu xong, tôi hỏi Nguyễn Bính: "Sau cậu là ai? Cái trường phái thơ b́nh dân ấy, sau cậu là ai?" th́ Nguyễn Bính nói ngay không nghĩ ngợi ǵ cả: "Sau tao là thằng Cầm." Tôi cũng mỉm cười thôi, không nói ǵ cả. Uống rượu một lúc th́ Nguyễn Bính lúc đó đă say lắm rồi, mặt đỏ, đặt chén rượu xuống chỉ vào mặt tôi: "Thằng này là thằng khốn nạn. Tí nữa tao mắc lừa mày. Thằng Cầm cũng bằng tao!" - cười.

    Th́ để thấy rằng những người anh em mà người ta tưởng là khác xa nhau, người ta tưởng là mâu thuẫn với nhau, nhưng mà họ liên tài với nhau lắm. Lẽ dĩ nhiên Nguyễn Bính là một thế giới, và Nguyễn Bính nổi tiếng, nhưng Hoàng Cầm cũng nổi tiếng không thua ǵ Nguyễn Bính cả. Nhưng qua đó th́ thấy ǵ? Thấy rằng những nhà thơ lớn thường thường họ liên tài và những sự mâu thuẫn của họ chỉ là những mâu thuẫn lặt vặt thôi. Chỉ có những nhà thơ xoàng mới ghen ghét nhau thôi.

    - TK: C̣n một người nữa cũng có những nét rất đặc biệt trên văn đàn đó là Nguyễn Tuân nhưng chưa có dịp nào để hỏi anh về Nguyễn Tuân, vậy th́ hôm nay anh nghĩ sao về Nguyễn Tuân?

    - LĐ: Về Nguyễn Tuân tôi nghĩ như thế này: Anh Tuân là một người mà tôi rất kính trọng, tôi rất kính trọng cái thời mà anh ấy viết trước Cách Mạng, tức là thời kỳ Vang bóng một thời và những bút kư của anh Tuân tôi thích lắm. Tôi sợ rằng khi người ta đánh giá về anh Tuân, đánh giá nhiều lúc cũng không đúng, mà bản thân anh Tuân nhiều lúc cũng không đúng lắm.
    Ví dụ tôi thấy một nhà văn cho rằng trong những kư sự sau này, anh Tuân đă đem lại được dấu ấn của sự sang trọng. Tôi không thấy sang trọng ǵ cả. Tôi thấy những bài kư sự của anh Tuân sau này yếu. Những bài đánh Mỹ của anh ấy tôi thấy không có ǵ là sang trọng cả. Nhưng về anh Tuân th́ tôi thấy thế này: Anh Tuân v́ được mọi người quư trọng quá, cho nên anh Tuân trở thành một người ích kỷ và chính cái ích kỷ ấy hạn chế khả năng của anh ấy.

    Tôi kể lại đây một chuyện của Nguyễn Sáng để chị biết rằng Nguyễn Sáng cũng là một người tinh tế lắm. Tức là có một mâu thuẫn ǵ đó, tôi không tiện kể ở đây, giữa Nguyễn Sáng và Nguyễn Tuân, v́ hai người rất thân với nhau; sau đó th́ Nguyễn Tuân có nhắn một người đến nói với Nguyễn Sáng rằng: "Trong cái sai lầm ấy th́ toa cũng có khuyết điểm chứ!" Nói với Nguyễn Sáng như thế. Th́ Nguyễn Sáng trả lời thế này này: "Nguyễn Tuân là người không viết được tiểu thuyết, không xây dựng được nhân vật cho nên không hiểu thế thái nhân t́nh. Không chơi với Nguyễn Tuân."

    Để biết rằng như thế là những người nghệ sĩ họ hiểu nhau lắm. Hai là, tôi nói thế này , không biết có phải là vô lễ với anh Tuân không, nhưng mà tôi cứ nói: tôi thấy anh ấy hơi điệu bộ quá. Và h́nh như là anh Tuân đă mất quá nhiều thời giờ để sắm cái vai Nguyễn Tuân trong cuộc đời ḿnh. Giá thời gian ấy anh dùng để viết hoặc để suy nghĩ th́ chắc là anh có thể làm được cho đời nhiều thứ hơn.
    Nói như thế không phải là tôi đánh giá thấp anh Tuân đâu, Nguyễn Tuân là một trong những người tôi quư nhất trong nền văn học Việt Nam. Nhưng mà quư không có nghĩa là xuề x̣a tất cả về những cái ǵ ḿnh không bằng ḷng về anh ta. Tôi thấy anh Tuân đúng là anh ấy diễn nhiều quá. Và tôi sợ không phải chỉ có ḿnh anh Tuân. Tôi không muốn nhắc tên những người bạn của tôi, nhưng nhiều người bạn của tôi cũng bận diễn quá. H́nh như khi cái vinh quang nó khoác cho ḿnh thành một nhân vật, th́ ḿnh sẽ để rất nhiều thời giờ để sắm vai cái nhân vật ấy, hơn là ḿnh sống với bản chất nghệ sĩ của ḿnh. Tôi cho đó là bi kịch của anh Tuân.

    - TK: Trường hợp Nguyễn Công Hoan hơi khác. Trong thời kỳ NVGP, Nguyễn Công Hoan có thái độ không được hay lắm. Nhưng ở ngoài cuộc sống th́ ông Nguyễn là người thế nào hở anh?
    - LĐ: Anh Nguyễn Công Hoan mà chơi với anh ấy th́ rất dễ chịu. Anh ấy tính vui vẻ mà chúng tôi vẫn gọi là bon papa. Anh Hoan là người rất đơn giản. Anh đă từng khuyên các nhà văn trẻ là: "Moa viết văn hay như thế moa có cần đọc ǵ đâu!" - cười.
    Cho nên đối với anh Hoan, ḿnh cũng kính trọng như là một bon papa ấy thôi, chứ anh Hoan th́ không có suy tư ǵ sâu xa về văn học. Tôi đă nghe anh ấy nói: "Moa có đọc ǵ đâu!" Anh Hoan là một người sống đơn giản lắm, rất đơn giản. Mà tôi cũng không hiểu tại sao anh ấy viết được những truyện như thế.

    Theo tôi th́ ngoài những nói năng của anh ấy trong thời kỳ NVGP nó không được lịch sự lắm, th́ đó cũng là một người mà tôi kính trọng. Tại v́ đến khi anh ấy nhận thức ra, th́ anh ấy cũng dám nói chứ không phải anh ấy không dám nói, anh ấy cũng không phải là người mũ ni che tai đâu. Thường thường Nguyễn Công Hoan gặp tôi th́ bao giờ cũng tỏ thái độ thông cảm hơn là người khác.

    - TK: Thưa anh, trong phong trào NVGP có hai nhóm, một nhóm như anh, anh Hoàng Cầm, anh Trần Dần ... thuộc về nhóm văn nghệ sĩ tranh đấu bên phía Hội Nhà Văn. C̣n một nhóm nữa gồm những nhà trí thức, sinh viên, tranh đấu bên đại học, với những tên tuổi như Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường v.v... Vậy sự liên hệ giữa hai nhóm này như thế nào và vai tṛ một người như Trần Đức Thảo trong tờ Nhân Văn là thế nào?

    - LĐ: Hai bên cũng không liên hệ với nhau nhiều và thường thường liên hệ với nhau qua anh Đang. C̣n liên hệ trực tiếp với tôi th́ ít nhưng mà thế này: Anh Thảo th́ hầu như không tham gia nội bộ Nhân Văn, nhưng anh viết bài cho Nhân Văn và anh ấy có đến dự họp báo Nhân Văn. Thảo gây một ấn tượng rất lớn với anh em Nhân Văn, v́ anh Thảo đă có tiếng từ trước, người ta đồn anh này đă căi nhau với Sartre, anh này là một nhà triết học đỗ thủ khoa ... ở nước Pháp v.v... cho nên, anh ấy mang đằng sau anh một cái bóng rất to.

    Tôi thấy anh em đều tôn trọng anh Thảo. Mà anh Thảo lại có một cách nói rất khiến người ta lưu ư: anh ấy nói một cách rất trừu tượng, h́nh như anh không ở trong cái vấn đề, anh nói nó như cái vấn đề ở đâu đấy. Tôi c̣n nhớ buổi hôm ấy họp về một vấn đề quan trọng lắm: Nhân Văn đă đến số 5 rồi, c̣n tiếp tục nữa hay không? Bởi v́ chung quanh, các công nhân rồi tất cả người ta đánh ầm ầm, ầm ầm ...
    Bạn tôi đều nói: "Bây giờ nó học tập ghê lắm rồi, sắp sửa đánh to lắm". Th́ anh Thảo có đến, anh h́nh như không bận tâm ǵ, anh nói rằng: "Toa rất buồn cười, họ đă đánh đâu mà ta lại rút lui. Đợi khi nào họ đánh hăy hay, chứ họ đă đánh đâu mà lại rút lui, có khi họ đánh vờ th́ sao?" Những cái ư của anh Thảo tỏ ra anh là người rất b́nh tĩnh, h́nh như anh ở ngoài tất cả những vùng đánh đấm bon chen ấy: anh Thảo gây một ấn tượng rất mạnh trong buổi họp hôm ấy.

    Sau này tôi c̣n tiếp xúc với anh Thảo nhiều lần, tại v́ anh em vẫn tiếp tục chơi với nhau, nhưng tôi có cảm giác là anh Thảo luôn luôn bị hantise de persécution (ám ảnh bị hành hạ, bị theo dơi). Anh Thảo là người có lập luận rất chặt chẽ và chính cái chặt chẽ đó là một ưu điểm và là nhược điểm của anh ấy. H́nh như anh ấy không chú ư ǵ đến cuộc đời , mà anh chú ư đến lập luận của anh nhiều hơn.
    Tôi nhớ một hôm đang trên đường đi, anh Thảo rủ tôi về nhà. Anh bảo: "Lê Đạt về đây ḿnh cho xem cái tài liệu hay ghê lắm". Thế là tôi về nhà anh ấy, một căn nhà bẩn thỉu, lộn xộn, không có ai chăm sóc ǵ cả. Bên cạnh ông bố già đang ngâm thơ - cười.

    Thảo đưa tôi một tài liệu hơn 20 trang, nói rằng: "Đây toa xem xem thế nào. Moa chứng minh rằng Tố Hữu là một tay DB[10] cài lại" -thằng DB tức là thằng mật thám Pháp cài lại- Th́ tôi thấy anh chứng minh một cách rất chặt chẽ, anh nói rằng thời xưa, khi Tố Hữu ở trong tù ở Thừa Thiên, đă liên lạc với bố của Trần Duy, lúc đó là phủ thừa ở Thừa Thiên như thế nào; thế rồi tại sao khi Tố Hữu đi lên Điện Biên Phủ đi theo với thằng Pháp mà không có ai cả.
    Anh ấy chứng minh một lúc th́ xem ra Tố Hữu hoàn toàn là thằng DB. Tôi xem xong trả lại anh Thảo, tôi nói rằng: "Ḿnh không thích cái này lắm!" - cười.
    Thảo có ư không bằng ḷng. Đó là một chuyện về anh Thảo. Anh ấy luôn luôn có những lập luận như thế và luôn luôn bị ám ảnh là có người theo dơi.

    Từ độ ấy thỉnh thoảng chúng tôi cùng ra thư viện dịch để kiếm tiền. Lúc đó Mỹ đă ném bom đến Hà Nội rồi, tất cả các cơ quan đều sơ tán hết. Thư viện cũng sơ tán, c̣n ít anh em thôi, th́ thường thường khi gặp nhau Thảo thường rủ tôi ra đằng sau thư viện để nói chuyện cho kín, Thảo nói rằng: "Toa với moa ra ngoài này nói chuyện cho kín không có công an. Nhiều công an lắm!" Tôi nói chuyện xong hai ba lần, sau tôi mới bảo Thảo: "Ông có biết cái cơ quan mà chúng ta nói chuyện trước cửa là của ai không? Nó là công an. Sở công an dọn về đấy rồi!" - cười.

    Tôi có cảm giác là sau này óc anh ấy không được b́nh tĩnh như hồi tôi gặp. Cho nên những việc anh ấy làm sau này, tôi thấy là đáng tiếc nhưng cũng có thể hiểu được. Là một người luôn luôn suy nghĩ, dằn vặt, anh ấy sống rất cô đơn. Và tôi phải nói với chị như thế này: Anh Thảo về nước với một ư định rất rơ rệt chứ không phải là anh ấy không có ư định đâu: anh về nước với ư định trở thành nhà lư luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam, v́ thế cho nên sau này thỉnh thoảng anh ấy vẫn c̣n bênh vực Lê-nin cũng là nằm ở trong ư định ban đầu thôi.
    Nhưng anh ấy không biết rằng người Việt Nam không bao giờ coi một nhà triết học là một nhà lư luận cả. Chỉ có lănh tụ với nhà chính trị mới là nhà lư luận mác-xít, anh Thảo không thể là nhà lư luận được. Tôi cho đó cũng là cái vỡ mộng của anh ấy.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •