Page 274 of 304 FirstFirst ... 174224264270271272273274275276277278284 ... LastLast
Results 2,731 to 2,740 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2731
    Tran Truong
    Khách

    Một Cơn Gió Bụi

    Trần trọng Kim , một nhà học giả , một đời viết lách và sưu tầm , đóng góp không ít vào nền văn học nước nhà . Nhưng định mệnh trớ trêu , đã đẩy ông rơi vào cái mốc quan trọng : bước ngoặt lịch sử !!!
    Ông không thích quan trường , ông không ưa chính trị .... chỉ vì thấy tình cảnh đất nước nhiễu nhương ,lòng người ly tán . Vị nể lời của hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại , ông đứng ra thành lập chính phủ của nước Việt Nam lần đầu tiên được Độc Lập Thống Nhất , xé bỏ hiệp định Pa tơ nốt ....

    Một Cơn Gió Bụi viết dưới dạng hồi ký . Ghi lại những diễn biến lịch sử một thời đã qua , mà tác giả trải nghiệm .... Xin mời quí vị cùng các anh các chị theo dõi một chứng nhân lịch sử . Giọng văn hơi cổ xưa ....

    .................... ....


    Tôi hỏi như thế là v́ tôi vẫn không tin lời ông Cousseau nói, vả lại có một người quen của ông ấy nói với tôi rằng: ông Cousseau nói với người ta rằng: Ông Kim đừng mơ tưởng. Tôi mơ tưởng cái ǵ?
    Tôi về nếu mà người Pháp thành thực, th́ là việc giúp nước trong lúc nguy nan, ngược bằng có ư lừa dối th́ thôi, chứ tôi có mưu cầu danh lợi ǵ đâu mà bảo đừng mơ tưởng.

    Việc đă định rồi th́ cứ về. Sáng ngày mùng 2 tháng hai năm 1947 chúng tôi xuống tàu Champollion, đến ngày mùng 5 đến Sài g̣n, nhưng đến sáng mùng 6 mới lên bờ.
    Trước khi đi ông Cousseau đă giao hẹn về đến Sài g̣n sẽ có nhà ở. Nhưng từ khi đến nơi xem ra bộ , ông lúng túng, tôi bảo ở đây tôi quen ông Trịnh Đ́nh Thảo, chúng tôi hăy tạm lên ở đấy. Thế là chúng tôi thuê xe về cả nhà ông Thảo.

    Ông Trịnh Đ́nh Thảo từ khi ở Huế về, đóng cửa trong nhà, không làm việc ǵ cả. Bất th́nh ĺnh thấy chúng tôi kéo đến, rất lấy làm ngạc nhiên và lo sợ. Lo sợ là không biết chúng tôi về làm ǵ. Sau khi tôi nói chuyện t́nh đầu cho ông nghe, ông mới yên bụng.
    Ở đấy được vài hôm, ông Cousseau nói chưa t́m được nhà. Ông Quảng và ông Đán đi t́m chỗ khác ở. Nhà tôi t́m thấy người anh ruột là ông cử Bùi Khải rồi cũng về đó ở.

    Tôi ở lại nhà ông Thảo, v́ tôi về Sài g̣n là đă giao hẹn từ trước nên giữ kín đừng cho ai biết, chờ đến khi biết rơ sự thực rồi trở sang Hương Cảng, bấy giờ có làm việc ǵ mới làm. Thế mà cách mấy hôm đă có người đến t́m tôi. Tôi phải từ chối không tiếp ai cả.
    Mấy hôm sau nữa, ông Pignon lúc ấy làm ủy viên coi việc chính trị, đến gặp tôi ở nhà ông Thảo, ngồi nói chuyện rất ôn ḥa và cho tôi biết ông cũng đồng ư về mấy điều tôi đă đưa cho ông Cousseau khi ở bên Hương Cảng, nhưng v́ cao cấp ủy viên Pháp là trung tướng D' argenlieu phải về Pháp, chờ cho đến khi ông trở sang mới nói chuyện được.

    Tôi có nhắc lại chuyện cho tôi được gặp những người như ông Hiến, ông Hăn và ông Khiêm, th́ ông Pignon nói rồi sẽ đưa những người ấy vào gặp tôi. Nói thế
    nhưng rồi sau chẳng thấy ai cả.
    Tôi xem cái t́nh thế trong nước phía bên người Pháp, th́ có mấy phái. Có phái th́ muốn lập lại chủ quyền như trước, chỉ thay đổi có cái tên gọi mà thôi. Có phái th́ muốn chủ trương sự lập Đông Cung mới 11 tuổi lên làm vua, để bà Hoàng Hậu nhiếp chính. Có phái th́ muốn ít ra cũng tách nước nam bộ đặt dưới quyền điều khiển ngấm ngầm của họ.

    Rồi mỗi phái có một bọn người Việt Nam, v́ quyền lợi riêng cũng phụ họa thêm vào. Song những người Việt Nam ấy là một thiểu số ít ỏi lắm, mỗi khi họ muốn hội họp để biểu t́nh ǵ đó, chỉ thấy có độ vài ba trăm người là cùng.
    Phía bên người Việt Nam th́ có phái Việt Minh, phái quốc gia và cái phái tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Cao Đài giáo và Ḥa Hảo giáo v...v... Song hoạt động hơn cả là phái Việt Minh, nào tuyên truyền, nào thóa mạ, nào ám sát là việc họ thường làm rất táo bạo và hăng hái. Cái phái khác tuy không ưa Việt Minh, nhưng cũng v́ Việt Minh có cái danh nghĩa chống Pháp để đ̣i lại nền độc lập, cho nên có nhiều người khuynh hướng về mặt trận kháng chiến.

    Tôi nghe thấy nhiều người nói rằng: Chúng tôi chẳng ưa ǵ cộng sản, nhưng họ đă có cái tổ chức để kháng chiến, th́ hăy đi kháng chiến đă, rồi sau nếu mà thành công, th́ ta sẽ liệu với nhau, chứ cúi đầu làm nô lệ cho Pháp như trước, thà chết th́ thôi chứ không bao giờ chịu.
    C̣n một phần hoặc v́ quá ghét Việt Minh hoặc v́ Việt Minh áp chế để chuyên giữ độc quyền, cho nên thành ra có phe nọ đảng kia, chia rẽ giết hại lẫn nhau.

    Ông Nguyễn Văn Sâm trước là người đă được bổ làm nam bộ khâm sai, thường đến gặp tôi nói chuyện. Tôi nói với ông rằng:

    - Theo cái t́nh thế này, th́ làm thế nào rồi ta cũng phải điều đ́nh với nước Pháp mới xong việc. Xong muốn cho sự điều đ́nh có lợi cho nước nhà th́ người trong nước phải đoàn kết chặt chẻ với nhau mới được. Nếu không th́ chỉ mắc mưu người ta lợi dụng rồi chẳng được ǵ cả.

    Ông Sâm nói:

    - Ḿnh muốn đoàn kết nhưng Việt Minh đâu có thật ḷng đoàn kết! Họ chỉ muốn ḿnh theo họ để làm tay sai cho họ củng cố địa vị mà thi hành cái chủ nghĩa cộng sản của họ, chứ thực ra họ có thiết ǵ đến quốc gia. Như vậy th́ đoàn kết sao được.

    Tôi thấy thế rất lấy làm buồn và chán nản.
    Người Pháp th́ không hiểu cái tâm lư của người Việt Nam, lại ỷ thế có sức mạnh, muốn làm cho người ta sợ, nào bắt bớ, nào cướp bóc, dâm hiếp, rồi nói chiến tranh là chiến tranh. Làm như thế, cái ḷng phẫn uất của người ta càng ngày càng tăng thêm lên. Họ không biết rằng sự sợ có giới hạn, khi đă quá lắm, khi người ta đâm liều, mà đă liều th́ không có ǵ ngăn cản được nữa.

    Một bên th́ gian ác, hiểm độc ai cũng biết, nhưng lại mượn được cái danh nghĩa rơ ràng. Một bên th́ quyền mưu giả dối, mà lại bạo ngược tàn ác, trái với ḷng người. Như thế làm thế nào mà đem lại ḥa b́nh được.
    Theo cái tư tưởng của người đời xưa bên Á Đông ta, có câu rằng: Công thành bất như công tâm, nghĩa là đánh thành tŕ không bằng đánh lấy ḷng người. Người Pháp chỉ biết lấy vơ lực mà đàn áp, chứ không biết cách làm cho người ta kính phục. Những người họ đem ra làm việc với họ phần nhiều là những người xu nịnh, chỉ muốn thừa thời cơ mà làm sang làm giàu, chứ không nghĩ ǵ đến liêm sỉ, tiết nghĩa.

    Những người ấy người Pháp có thể sai khiến, nhưng đối với dân chúng trong nước, không những là không có uy tín ǵ, mà lại gây thêm cái ḷng oán ghét. V́ người Pháp làm những việc thất sách như thế cho nên cái thế Việt Minh vẫn mạnh và giữ vững được mặt trận kháng chiến.
    Có người Pháp nói rằng: Nếu người Việt Nam không mến người Pháp, sao những nơi thuộc quyền kiểm soát, dân cư càng ngày càng đông hơn trước. Họ lấy thí dụ như khu Sài g̣n, Chợ Lớn trước khi có sự chiến tranh chỉ có 500.000 người mà đến năm 1949 có đến 1.500.000 người.

    Đó không phải là cái chứng xác đáng về sự ḷng dân mến người Pháp. Người ta về chỗ thành thị thuộc người Pháp kiểm soát cũng bị nhiều sự bắt bớ cực khổ, nhưng chỉ có bị một bên thôi, c̣n ở phía thuộc quyền Việt Minh kiểm soát th́ đă bị Việt Minh đàn áp, lại bị quân Pháp đến đánh phá, bắn giết, thành một cổ đôi tṛng, cho nên người ta phải t́m đến chỗ hại ít mà lánh ḿnh.
    Hăy hỏi những người thường ở những nơi thành thị, th́ ai cũng nói ở chỗ bị một cái khổ c̣n hơn ở chỗ bị hai cái khổ. Tựu trung trong những người về ở chỗ đô hội đó, cũng có một số người v́ quyền lợi muốn theo Pháp, nhưng không phải là ai cũng mến Pháp mà về.

    Khi tôi c̣n chờ đợi ở nhà ông Thảo, có người Pháp đến bảo tôi rằng:

    - Chính phủ ở đây có tiền, có nhà in sẵn sàng, cụ nên ra mặt làm việc đi.

    Tôi nói:

    - Tôi về đây cốt để biết rơ cái ư định người Pháp và xem t́nh h́nh trong nước thế nào, rồi ra nói cho cựu hoàng Bảo Đại biết, lúc ấy có làm ǵ hay không mới quyết định được.

    Người Pháp thấy tôi không chịu làm ǵ, bèn nói nọ nói kia. Một hôm tôi thấy trong một tờ báo Sài g̣n, đăng một đoạn rằng: người Pháp đem tôi về, là cốt để tôi không mưu mô bên cạnh ông Bảo Đại. Cái ư ấy có lẽ đúng sự thực. V́ xem ư người Pháp lúc ấy là muốn lợi dụng ông Bảo Đại, mà để tôi gần ông sợ có điều bất tiện, nên mới hứa hẹn đủ mọi điều để đem tôi về.
    Nếu có lợi dụng được th́ dùng mà không th́ để cho xa cách ông Bảo Đại ra, rồi đưa những người thân tín của họ ra làm việc cho dễ. Tôi lại thấy bao nhiêu điều hứa hẹn của ông Cousseau là không có ǵ cả.

    Những người tôi muốn gặp đều không có ai, mà lại thấy những người như ông Phan Văn Giáo, ông Trần Đ́nh Quế, thường muốn đến gặp tôi, tôi không tiếp ai cả. Rồi đến những người cùng về với tôi như ông Đinh Xuân Quảng và ông Phan Huy Đán đều đi làm việc với ông Quế và ông Giáo.
    Khi tôi mới về Sài g̣n, tôi có đến gặp ông cố đạo Moreau do ông Bảo Đại giới thiệu, nói chuyện rất tử tế. Tôi nói:

    - Cựu hoàng Bảo Đại có cái thư riêng, bảo tôi đưa tận tay cho bà Didelot, nhờ cố giới thiệu hộ.

    Cố nói:

    - Bà ấy bây giờ ở Đà Lạt, độ một tuần lễ nữa mới về. Khi nào bà ấy về, sẽ báo cho ông biết.

    Độ hơn một tuần lễ sau, tôi nghe nói bà ấy đă về, tôi cho người hỏi cố Moreau, cố nói:

    - Bà ấy đă về nhưng bận lắm, không biết bà ấy có tiếp được không.

    Cố lại thêm rằng:

    - Bà ấy chỉ yêu cháu bà ấy thôi.


    Xem tiếp trang 61 ...

  2. #2732
    Tran Truong
    Khách

    Một Cơn Gió Bụi

    Trần trọng Kim , một nhà học giả , một đời viết lách và sưu tầm , đóng góp không ít vào nền văn học nước nhà . Nhưng định mệnh trớ trêu , đã đẩy ông rơi vào cái mốc quan trọng : bước ngoặt lịch sử !!!
    Ông không thích quan trường , ông không ưa chính trị .... chỉ vì thấy tình cảnh đất nước nhiễu nhương ,lòng người ly tán . Vị nể lời của hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại , ông đứng ra thành lập chính phủ của nước Việt Nam lần đầu tiên được Độc Lập Thống Nhất , xé bỏ hiệp định Pa tơ nốt ....

    Một Cơn Gió Bụi viết dưới dạng hồi ký . Ghi lại những diễn biến lịch sử một thời đã qua , mà tác giả trải nghiệm .... Xin mời quí vị cùng các anh các chị theo dõi một chứng nhân lịch sử . Giọng văn hơi cổ xưa ....

    .................... ....



    Khi ấy có ông Phạm Khắc Ḥe, nguyên đổng lư văn pḥng của vua Bảo Đại trước, đang ở Sài g̣n, tôi nhờ ông Ḥe đến hỏi bà ấy xem bà ấy có tiếp th́ tôi đến đưa cái thư của ông Bảo Đại cho bà ấy. Ông Ḥe đi rồi về nói rằng: Bà ấy nói không tiếp người làm việc chính trị, nhưng ông Kim có muốn gặp th́ chỉ tiếp trong năm phút thôi.
    Tôi sở dĩ muốn gặp bà Didelot là v́ có cái thư của ông Bảo Đại nhờ tôi đưa tận tay cho bà ấy, chứ có cầu cạnh ǵ đâu. Tôi thấy thái độ của bà ấy như thế, tôi không đến và nhờ ông Ḥe đem cái thư ấy lại cho bà ấy. Tôi kể cái chuyện lặt vặt ấy là v́ có một sự ǵ u ẩn mà tôi chưa rơ.

    Có một điều tôi lấy làm lạ rằng là ở Sài g̣n dưới quyền kiểm soát của người Pháp mà lại có nhiều báo chí Việt Nam công nhiên ra mặt bênh vực Việt Minh. Có người viết trong báo rằng: Tôi lấy làm hân hạnh được là người của Việt Minh.
    Tôi hỏi sao ở đây người Pháp đối với những báo ấy lại rộng răi như thế? Người ta chỉ cười mà không đáp lại.
    Việc làm của người Pháp thật là ngoắc ngoéo khó hiểu. Họ đánh nhau với Việt Minh mà lại dung túng người của Việt Minh. Họ nói muốn điều đ́nh với những người trong phái quốc gia, mà lại cản trở việc làm của phái quốc gia.

    Trong phái này có ông Nguyễn Văn Sâm ra mặt chống Việt Minh, th́ bị người Pháp ghét và bị Việt Minh hăm dọa. Khi tôi gặp ông, tôi khuyên ông rằng:

    - Tôi xem t́nh thế khó lắm, ông có làm việc ǵ phải thận trọng, đừng có khinh xuất mà mắc mưu gian.

    Ông Sâm nói:

    - Tôi cũng biết thế, nhưng không lẽ vận nước gian nan mà ḿnh ngồi nh́n, thà chúng ta cứ đứng ra thành lập mặt trận quốc gia thống nhất để cho người ngoài biết trong sự hành động kháng chiến không phải ai cũng là Việt Minh cộng sản hết cả. Rồi đây chúng tôi sẽ tái bản tờ báo Quần Chúng đă bị đóng cửa từ trước, để bày tỏ ư định chúng tôi.

    Tôi nói:

    - Việc ấy tùy ông, nhưng không nên vội vàng nông nỗi mà hại cho việc các ông làm. C̣n tôi th́ đă nhất định không dính dáng đến việc ǵ cả.

    Hải quân trung tướng D Argenlieu về Pháp bị cất chức, chính phủ Pháp cử ông Bollaert sang thay. Khi ông sang đến nơi, th́ đổi ông Pignon đi làm ủy viên nước Pháp ở Cao Miên, để ông Didier Michel quyền chức ủy viên coi việc chính trị, tôi thấy ủy viên nước Pháp muốn thay đổi chính sách, tôi nghĩ ḿnh đă định không làm ǵ nữa, ở lâu nhà ông Thảo vô ích và có điều không tiện, tôi bèn về nhà ông Bùi Khải.

    Bấy giờ là ngày 29 tháng tư năm 1947. Cao cấp ủy viên Bollaert sang hứa hẹn lờ mờ chưa rơ là ư định của chính phủ Pháp là thế nào. Sau khi ông đi kinh lư các nơi ông cho ông Paul Mus, giám đốc trường hải ngoại nước Pháp, đi gặp ông Hồ Chí Minh để thương thuyết, nhưng h́nh như muốn bắt Việt Minh đầu hàng. Thành ra không xong.
    Cao cấp ủy viên lại về Pháp được toàn quyền hành động để đem lại cuộc ḥa b́nh ở Đông Dương. Ông trở sang, định ra Hà Nội đọc bài diễn văn ấy ở Hà Đông, đại ư nói sẽ cho nước Việt Nam thống nhất và được độc lập trong liên hiệp Pháp theo mấy điều kiện, và cái điều kiện quan trọng nhất là bắt quân Việt Minh phải nộp khí giới mà đầu hàng.

    Thế là bao nhiêu hy vọng của mấy người c̣n tin tưởng ở cái chính sách mới của ông Bollaert mất hết.
    Ngày mùng 8 tháng năm, mấy hôm trước khi ông Bollaert ra bắc, ông Didier Michel hẹn đến gặp tôi ở nhà ông Thảo. Hai lần trước tôi gặp ông Pignon, câu chuyện không có ǵ, nhưng c̣n có ư vị, lần này tôi gặp ông Didier Michel th́ nhạt nhẽo lắm. Ông nói:

    - Sao ông không ra hành động đi, ông c̣n đợi ǵ nữa ?

    Tôi nói:

    - Hành động ǵ? Cái mục đích của tôi về đây là để biết rơ cái ư chính phủ Pháp định đối với Việt Nam thế nào rồi tôi ra nói cho ông Bảo Đại biết, và đến nay tôi chưa thấy ǵ là rơ rệt cả.

    - Ông không đọc những lời diễn văn của ông Ramadier, thủ tướng nước Pháp, và những lời bố cáo của ông Bollaert đă nói à?

    - Tôi có đọc, nhưng đó chỉ là lời diễn văn thôi, chứ chả có ǵ là thiết thực.

    - Thế th́ ông muốn thế nào?

    - Tôi muốn có sự thành thật rơ ràng rồi mới có thể làm việc được.

    - Bây giờ tôi vội về có việc, để sau ta sẽ nói chuyện.

    Từ đó rồi thôi, tôi không gặp người Pháp nào nữa, rồi thấy có những người như ông Phan Văn Giáo, Trần Đ́nh Quế và những người khác, hoặc ở nam hoặc ở trung, hay ở bắc, tấp nập đi lại Sài g̣n -Hương Cảng-Sài g̣n.
    Ông Nguyễn Văn Sâm cũng sang Hương Cảng gặp ông Bảo Đại, đến khi trở về được mấy ngày th́ bị ám sát. Ông vốn là người ôn ḥa trầm tĩnh, ngay chính và hết ḷng lo việc nước. Nhưng v́ ông quá tin người ta xúi dục làm việc vội vàng quá thành ra bị tai vạ, thật là đáng thương tiếc.

    Qua đầu năm 1948 ở Nam Kỳ cộng ḥa quốc, Lê Văn Hoạch phải từ chức. Người Pháp đưa thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân về thay. Ông Xuân nhận chức chủ tịch ít lâu rồi để Trần Văn Hữu lên thay và đứng ra lập Việt Nam Trung Ương lâm thời chính phủ. Đến ngày mùng 5 tháng sáu năm 1948 th́ có hội nghị giữa ông Bollaert và ông Bảo Đại ở vịnh Hạ Long, chuẩn định sự hứa hẹn cho nước Việt Nam được thống nhất và độc lập ở trong khối liên hiệp Pháp.

    Xong cuộc hội nghị ở vịnh Hạ Long, ông Bảo Đại về từ biệt Hương Cảng, đi qua nước Anh chữa mắt, rồi về ở Thụy Sĩ. Đến khi người Pháp đem cựu hoàng hậu và các con sang Pháp th́ về ở nhà riêng ở thành Cannes gần Nice.
    Khi thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân lên làm chủ tịch trung ương lâm thời chính phủ, có viết thư mời tôi về làm cố vấn, nhưng v́ tôi già yếu và lại có bệnh tật, tự biết không làm được việc ǵ ích lợi cho thế cục, nên tôi từ chối. Lúc ấy tôi đă ở Nam Vang được mấy tháng rồi.


    Xem tiếp trang 62 ...

  3. #2733
    Tran Truong
    Khách

    Một Cơn Gió Bụi

    Trần trọng Kim , một nhà học giả , một đời viết lách và sưu tầm , đóng góp không ít vào nền văn học nước nhà . Nhưng định mệnh trớ trêu , đã đẩy ông rơi vào cái mốc quan trọng : bước ngoặt lịch sử !!!
    Ông không thích quan trường , ông không ưa chính trị .... chỉ vì thấy tình cảnh đất nước nhiễu nhương ,lòng người ly tán . Vị nể lời của hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại , ông đứng ra thành lập chính phủ của nước Việt Nam lần đầu tiên được Độc Lập Thống Nhất , xé bỏ hiệp định Pa tơ nốt ....

    Một Cơn Gió Bụi viết dưới dạng hồi ký . Ghi lại những diễn biến lịch sử một thời đã qua , mà tác giả trải nghiệm .... Xin mời quí vị cùng các anh các chị theo dõi một chứng nhân lịch sử . Giọng văn hơi cổ xưa ....

    .................... ....



    Chương 12
    Lên Nam Vang


    Khi tôi về Sài g̣n, trong lưng chỉ c̣n có 20 đồng bạc Đông Dương. Ông Cousseau thấy vậy có đưa tiền, nhưng tôi không lấy. Sau tôi gặp những người quen biết có giúp đỡ ít nhiều để mua thuốc thang và may vá lặt vặt. Tôi đến nhờ ông cử Bùi Khải, ông v́ t́nh anh em, tiếp đăi một cách thành thực và tử tế, các cháu đều hết ḷng kính mến.
    Nhưng v́ cả gia quyến bốn năm người đến ở đấy lâu ngày, ăn không ngồi rồi, nghĩ cũng khó coi. Con gái tôi biết tiếng Anh, có nhiều người muốn học, định đi thuê
    nhà để dạy học, nhưng không thuê được nhà. Sài g̣n cũng như ở bên Tàu, cái nạn khan nhà thật là điêu đứng. Muốn thuê một cái nhà nhỏ, ít ra cũng phải trả tiền trà mất một vài vạn bạc, th́ lấy tiền đâu .

    Sau hai vợ chồng con tôi gặp những người quen nói ở trên Nam Vang, bên Cao Miên, cơm gạo rẻ và dễ thuê nhà, chúng nó mới xin giấy lên Nam Vang. Lên ở nhà khách sạn được mấy ngày chẳng may con tôi bị bỏng suưt chết. Nhờ có những người quen biết trông nom giúp đỡ nên không việc ǵ.
    Nhà ở Nam Vang lại có phần khó thuê hơn ở Sài g̣n, thành ra nhà vẫn chưa thuê được, con tôi phải về ở nhà ông Phạm Chí Tùng trong khi chờ đợi có nhà ở.

    Ông Phạm Chí Tùng là người rất hiền hậu, thấy con tôi lên ở nơi xa lạ, hết ḷng giúp đỡ, coi như anh em trong nhà vậy.
    Con tôi đi Nam Vang chờ đến ba tháng, nhờ ông Pignon can thiệp mấy lần, hội đồng coi việc nhà cửa mới thuê cho được một căn nhà, mở lớp dạy học tiếng Anh, lần hồi cũng đủ ăn tiêu.
    Tôi ở Sài g̣n, có cóp nhặt những sách của tôi, định t́m nhà xuất bản cho in lại. Lúc ấy tôi gặp ông Trần Văn Văn đến thăm tôi. Khi tôi ở Huế, ông có ra làm việc ở bộ kinh tế với ông Hồ Tá Khanh, cho nên đă quen từ trước. Ông thấy tôi ở trong cái hoàn cảnh rất eo hẹp, ông liền cho tôi vay một món tiền khá lớn và ông nhận việc t́m nhà xuất bản để in những sách của tôi.

    Trong lúc nguy nan, gặp được người bạn như ông Trần Văn Văn đến thăm tôi thật là ít có. Ấy cũng là một sự may mắn, nhờ trời dun dủi làm cho đỡ được bao nỗi đau buồn khổ năo.
    Vào khoảng tháng chín năm 1947, th́ cậu Bùi Nam, anh em nhà tôi ở Hà Nội vào Sài g̣n thăm chúng tôi, biết rơ tin tức người nhà. Lúc ấy nhạc mẫu tôi đau nặng chưa biết thế nào, cậu Nam được tin vội vàng ra ngay, ra đến nơi buổi trưa, th́ buổi chiều mẹ tôi mất. T́nh mẹ con, nỗi đau đớn, nhà tôi rất sầu khổ. Cái sầu khổ lúc ấy lại có phần tăng thêm là v́ phải khi loạn lạc, ḿnh phiêu lưu ở đất khách quê người, không thấy được mặt mẹ trong phút cuối cùng.

    Sau tôi nghĩ ở Sài g̣n cũng ngồi không mà con th́ ở trên Nam Vang một ḿnh, ngày dạy học vất vả, bỏ cháu không ai trông coi. Nhà tôi muốn lên ở trên ấy, để cha mẹ con cái cùng ở một chỗ. Vậy nên chúng tôi định qua tết nguyên đán năm Mậu Tư (1948) th́ lên Nam Vang.
    Đến quăng đầu tháng ba năm 1948, th́ rể tôi về đón chúng tôi, rồi đến ngày mùng 6 tháng ba tức là ngày 26 tháng giêng năm Mậu Tư, chúng tôi lên xe hơi chở hành khách lên Nam Vang.

    Lên đến nơi một tuần lễ, tôi đến gặp ông Pignon là ủy viên nước Pháp, xin cái giấy được lưu trú ở đất Cao Miên. V́ ở xứ ấy bấy giờ, những người Việt Nam đi lại rất khó mà ai muốn ở lâu phải có giấy cho ở mới được. Ông Pignon chuyện tṛ một cách vui vẻ và cho giấy một cách rất dễ dàng.
    Ở Nam Vang được yên ổn hơn Sài g̣n, ngày đêm tự do, không có cấm đoán ǵ cả, chỉ phải nóng nực khó chịu. Tôi lên đây nhờ có ông Phạm Chí Tùng và mấy người khác cho mượn sách vở, nhất là những sách vở nói về đạo Phật và đạo Ấn Độ, tôi xem cũng nguôi được nhiều điều phiền năo. Mỗi khi trời mát mẻ, chiều đến tôi chống cái gậy ra đứng bờ sông trông nước chảy, mà nghĩ cuộc đời cũng xoay vần trôi nổi có khác ǵ ḍng nước chảy xuôi.

    Cuộc đời của tôi đi đến đấy đối với người ngoài cho là thật hiu quạnh, song tự tôi lại thấy có nhiều thú vị hơn là những lúc phải lo toan làm công việc nọ kia, giống như người đóng tuồng ra sân khấu, nhảy múa nhọc mệt rồi hết tṛ, đâu lại vào đấy. Đàng này ngồi yên một chỗ, ngắm rơ tṛ đời và tự ḿnh tỉnh sát để biết cái tâm t́nh của ḿnh.
    Tôi nhớ lại câu cổ nhân đă nói: Hiếu danh bất như đào danh, đào danh bất như vô danh. Muốn có danh không bằng trốn danh, trốn danh không bằng không có danh.
    Người có trí tuệ mà biết giữ ḿnh ở chỗ vô danh là bậc cao sĩ tuyệt bậc, nhưng ḿnh đă trót đeo lấy cái danh vào ḿnh, th́ phải t́m cách trốn danh vậy.

    Danh với lợi ở đời là những cái mồi nó dử ḿnh vào cạm bẫy để hành hạ cái thân ḿnh, chung quy chỉ là một cuộc mộng ảo, chẳng có ǵ là thực. Khi đă mắc vào th́ lắm lúc lại phải đi vào những nơi hôi thối, phải bưng mắt bịt mũi, thật là khổ.
    Tôi nương náu ở đây chờ cho t́nh thế yên yên, th́ thu xếp về bắc, là nơi có bà con, bạn bè để khi vui buồn có nhau, c̣n hơn là chỗ xa lạ.
    Đến tháng ba năm 1949, thấy ông Bảo Đại đă điều đ́nh với chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam được thống nhất và độc lập trong khối liên hiệp Pháp, đại khái theo cái nguyên tắc ông Bảo Đại và tôi đă đưa cho người Pháp khi chúng tôi c̣n ở Hương Cảng.

    Giá hai năm trước, chính phủ Pháp đi hẳn vào con đường ấy, có lẽ đỡ được bao nhiêu th́ giờ và sự tổn hại. Song cái tính con người ta bao giờ cũng thế, cứ để cho đến khi bất đắc dĩ mới chịu làm những việc phải làm, c̣n th́ cứ muốn bám lấy cái lợi một lúc, rồi cứ xoay quanh măi thành ra hư hỏng việc lớn. Ḷng tham của người ta không có bờ bến, nếu không đem cái ḷng công minh chính trực mà ngăn ngừa ḷng tư dục, th́ thường hay có những sự tàn ác, gây ra nhiều nỗi đau buồn.*

    Việc ông Bảo Đại điều đ́nh đă được kết quả, như thế cũng đă lợi cho nước Việt Nam rồi nhưng đó mới là phần giao kết, cần phải chờ đợi sự thực hành xem có đúng lời giao kết hay không.
    Khi sự độc lập và sự thống nhất đă thực hiện rơ ràng rồi, th́ ông Bảo Đại phải có cái chính sách cương quyết và biết lựa chọn lấy những người ngay chính đứng đắn ra giúp ông mà làm mọi việc. Nếu lại để cho những người muốn thừa cơ hội mà làm giàu làm sang, th́ khó ḷng mà đem lại ḷng tín nhiệm của dân chúng.

    Việc thành bại sau này, là một bên ở cái ḷng thành thực của người Pháp, một bên là cái chính sách ngay thẳng của ông Bảo Đại.


    Còn tiếp ...

    ---------------------

    *_ Câu trên dành cho csVN chẳng sai . Nhất định đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào đẩ đất nước tan tác dân tình điêu linh . Nay chẳng cái gì ra cái gì !!! Đạo đức băng hoại , mọi thứ suy thoái ....

  4. #2734
    Tran Truong
    Khách

    Một Cơn Gió Bụi

    Trần trọng Kim , một nhà học giả , một đời viết lách và sưu tầm , đóng góp không ít vào nền văn học nước nhà . Nhưng định mệnh trớ trêu , đã đẩy ông rơi vào cái mốc quan trọng : bước ngoặt lịch sử !!!
    Ông không thích quan trường , ông không ưa chính trị .... chỉ vì thấy tình cảnh đất nước nhiễu nhương ,lòng người ly tán . Vị nể lời của hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại , ông đứng ra thành lập chính phủ của nước Việt Nam lần đầu tiên được Độc Lập Thống Nhất , xé bỏ hiệp định Pa tơ nốt ....

    Một Cơn Gió Bụi viết dưới dạng hồi ký . Ghi lại những diễn biến lịch sử một thời đã qua , mà tác giả trải nghiệm .... Xin mời quí vị cùng các anh các chị theo dõi một chứng nhân lịch sử . Giọng văn hơi cổ xưa ....

    .................... ....


    Tôi nay già rồi, không có hăng hái làm được việc ǵ nữa. Tôi chỉ mong được yên ổn, để về nghỉ ngơi cho trọn tuổi già, ấy là cái sở nguyện chân thực của tôi. Vả trong quăng đường tôi vừa đi qua, trải bao những cảnh huống đau buồn khổ sở, may như Trời Phật cứu giúp, tôi duy tŕ được đến bây giờ, mà không trụy lạc vào đâu cả, thật là cái phúc lớn vậy.
    Cho nên tôi thường nhớ bài thơ của một nhà thi sĩ Ấn Độ mà người ta dịch ra tiếng Pháp như sau này:

    La barque à la dérive Au millieu du fleuve de vie, Périlleux et fouetté de vent, Ma barque, sans rames, ballotte, Flottait à la dérive, Mais ton invisible main, Secourable dt pitoyable, A giudé la barque sans voiles Parmi les rochers, au milleu des orages, Jusqúau rivage de sécurité

    Tôi lược lấy ư trong bài thơ ấy mà dịch ra bài thơ song thất lục bát sau này:

    Chiếc thuyền vô trạo

    Sông nhân thế nước trôi cuồn cuộn,
    Giữa ḍng sông gió cuốn ào ào.
    Chiếc thuyền vô trạo lao đao,
    Lênh đênh đây đó biết đâu bến bờ.
    Tay tế độ trong cơ huyền bí,
    Thuyền không buồm e lệ ngoài khơi,
    Đưa qua sóng gió thác ng̣i,
    Đến bên bến nọ là nơi yên lành.

    Nhân khi ngồi rỗi tôi giở quyển nhật kư ra xem rồi viết thành cuốn sách này để sau ai xem th́ biết rơ sự t́nh và công việc của tôi làm trong mấy năm đây đó.
    Bản tâm là tôi viết truyện riêng của tôi, song tôi phải nói đến chính trị của chính phủ Việt Minh và sự hành động của người Pháp ở Đông Dương, là v́ những việc ấy quan hệ với nhau, không nói không ai hiểu manh mối việc tôi làm thế nào.

    Việc người Pháp làm ở Đông Dương có nhiều lầm lỗi, ngay từ lúc đầu không chịu thay đổi cái thái độ với người Việt Nam, cứ tưởng lấy vơ lực mà đàn áp và dùng quyền mưu mà lừa dối để đem người ta vào tṛng như ư ḿnh muốn, không biết rằng ḷng người đă thay đổi, nhân trí đă biến thiên, không thể lấy thế lực mà bắt người ta đi lại con đường cũ được.

    Phàm cái quyền mưu lừa dối là chỉ dùng được khi người ta không biết, nhưng khi người ta biết rơ cái mưu thuật của ḿnh th́ cái mưu thuật ấy không có công hiệu nữa.
    Người Pháp lại có cái tính hay cậy sức mạnh của ḿnh rồi có khi có xảy ra việc ǵ, th́ để cho quân lính đi tàn phá giết hại, có ư muốn cho người ta sợ. Cái phương pháp ấy đối với cái tâm lư của dân tộc khác thể nào tôi không biết, nhưng đối với dân tộc Việt Nam mà chỉ dùng sức mạnh để tàn phá, th́ sự tàn phá càng tàn nhẫn bao nhiêu, sự thù oán ghét giận lại càng tăng thêm bấy nhiêu.

    Theo cái tâm lư người Việt Nam, th́ người ta ưa cái chính sách trong sạch ngay chính, không có phá bậy giết càn. Hễ người Pháp không hiểu chỗ ấy, th́ bề ngoài thế nào mặc ḷng, bề trong không ai phục, th́ làm việc ǵ rồi cũng thất bại. V́ vậy cho nên việc người Pháp muốn đem lại sự ḥa b́nh ở xứ Đông Dương, mà cứ ngoắt ngoéo không cho nước Việt Nam độc lập và thống nhất, lại không thành thực thi hành những điều giao kết, th́ khó ḷng mà giải quyết được cái t́nh thế ngày nay.

    Về phương diện chính trị của người Việt Nam th́ chính phủ Việt Minh đă thất sách từ lúc đầu, chưa ǵ đă đem áp dụng cái chủ nghĩa cộng sản một cách đường đột quá, thành ra ở trong th́ dân t́nh ta thán, mà ở ngoài th́ không có ai muốn giúp đỡ. Trước th́ họ trông cậy ở nước Nga và ở đảng cộng sản ở bên Pháp, sau th́ nước Nga v́ xa cách không giúp được họ việc ǵ, đảng cộng sản bên Pháp thất thế, thành ra ḿnh cô lập, thế bất đắc dĩ nên phải lập ra mặt trận kháng chiến.

    Chính phủ Việt Minh tuy biết lợi dụng cái ḷng ái quốc của quốc dân và nhờ có sự tổ chức chu đáo và sự tuyên truyền khôn khéo, nhưng vẫn không đủ sức để ngăn cản được sự tiến hành của quân địch. Cái chủ nghĩa cộng sản về đường luận thuyết cũng có điều bảo thủ, như là muốn chữa những điều bất công trong xă hội, nhưng về đường kinh tế, th́ lại áp chế quá, làm lắm điều hà khốc và dùng những thủ đoạn quỷ quyệt giả dối, khiến người ta mất ḷng tin cậy.

    Đem cái bất công b́nh nọ mà phá cái bất công b́nh kia th́ dù có thắng lợi đi nữa, cũng không chắc đă vững bền.
    Trong việc làm của Việt Minh cộng sản có hai điều trở ngại. Một là đem cái phương sách hành động ở các nước bạn tây phương sang thi hành ở Việt Nam, có nhiều điều không thích hợp với hoàn cảnh và tính t́nh của nhiều người trong nước cho nên thành ra có nhiều chỗ trái ngược. Đó là một điều trở ngại khá lớn. Hai là v́ cái vị trí nước Việt Nam ở trong cái phạm vi Anh Mỹ theo cái hiện t́nh bây giờ, thế nào người ta cũng không để đất này thành cộng hóa. Chỉ trừ khi nào trống mái rơ rệt, th́ thiên hạ hoặc là đều bị cộng hóa cả, hoặc là đều sống ở trong cái chế độ tư bản cả.

    Lúc ấy dù muốn hay không cũng chẳng làm ǵ được. Trong khi hai cái lư tưởng c̣n đối lập, th́ ḿnh chưa sao thoát khỏi cái thế lực của Anh Mỹ. Như vậy ḿnh cố chấp muốn cộng hóa, th́ tất là chỉ có phần thiệt hại mà thôi, chứ khó ḷng thành công được.

    Đă hay rằng đảng cộng sản có cái tính cách tôn giáo, phải mê và tin, tin là chỉ có ḿnh là phải, c̣n người ta là sai lầm hết cả, song những người làm chính trị có quan hệ đến vận mệnh một nước, phải hiểu thời thế mà tùy cơ ứng biến. Theo ư tôi th́ đó là chỗ những người cầm quyền trong đảng Việt Minh phải liệu mà hành động.


    Dù hay dở thế nào mặc ḷng, đảng Việt Minh đă có cái công lớn tổ chức được cuộc kháng chiến ấy mà nước Pháp phải cho nước Việt Nam được độc lập và thống nhất. Song trong cái t́nh thế quốc tế hiện thời, th́ đảng Việt Minh chỉ làm được đến đấy thôi, không làm hơn được nữa. Nếu cố chấp muốn làm cho được như ư muốn th́ chỉ làm khổ dân hại nước mà không chắc đạt được cái ư của họ.

    Vả cái mục đích ấy định đi đến đâu ? Tại sao người ḿnh đă phơi xương đổ máu trong sáu bảy mươi năm trời từ khi có cuộc bảo hộ của nước Pháp đến giờ? Có phải là tại người ḿnh muốn sống cái đời sống tự chủ của ḿnh, chứ không làm nô lệ ai không? Lẽ nào ta lại theo một cái lư tưởng chưa thực hiện được mà đem ḿnh làm nô lệ một dân tộc khác.
    Dù ta có say mê một lư tưởng nào nữa, th́ cũng nên đi từ từ để cho thời gian dũa ṃn bớt góc cạnh có thể gây ra nhiều đau khổ. Đời chưa đủ khổ hay sao, mà c̣n muốn gây thêm ra nữa.
    Hiện nay đảng Việt Minh có nước cờ đánh rất cao, là tự ḿnh lui bước đi, để cho đảng chân chính quốc gia đứng ra thực hiện sự độc lập và thống nhất của nước nhà, rồi lập thành một chính thể theo đúng cái nghĩa dân chủ đang thịnh hành ngày nay. Cho các đảng phái được công nhiên lấy nghĩa lư mà tranh đấu trên trường ngôn luận, nhưng không được dùng vơ lực mà tranh quyền cướp thế.

    Làm được như thế, tất nhiên là họ giúp cho nước Việt Nam sẽ có cái địa vị rơ ràng trong quốc tế, không ai xâm phạm được nữa. Khi ấy mọi người trong nước phải quả quyết đi vào con đường kiến thiết, ai nấy đem hết tài lực của ḿnh mà học tập và làm việc để đem nước đến cái tŕnh độ cường thịnh như các nước khác.
    Cứ như thiển kiến của tôi, th́ đó là cái phương sách cứu nước rất ngay thẳng và có phần mau chóng hơn cả, không biết các bậc cao minh trong nước nghĩ sao?

    Tôi đem cái ư kiến ấy mà phô bày ra đây, là theo cái t́nh thế hiện thực mà nói, chứ không phải là một điều mơ tưởng. Mà cũng không phải là tôi thiên vị chủ nghĩa nào, hay đảng phái nào, tôi đă nhứt quyết không mưu cầu danh lợi ǵ hết, chỉ mong người trong nước bỏ bớt cái ḷng tư tâm tư lợi mà ra sức giúp cho nước nhà chóng được yên ổn và thịnh vượng, để cùng với thế giới đi lên con đường tiến bộ.
    Cũng bởi tấm ḷng v́ dân v́ nước ấy và thấy khi quốc gia gian nan, không lẽ ngồi nh́n, nên tôi tự biết ḿnh đă già yếu kém cỏi không làm ǵ được, nhưng ít ra cũng theo cái lương tâm mà đem những sự tôi đă biết và đă thấy mà phô bầy ra, để mọi người suy xét cho đúng sự thực. Dù ai có bảo đó là lời nói của một anh hủ nho, tôi cũng cam tâm mà tự cho ḿnh đối với cái tâm của ḿnh đă làm hết bổn phận làm người vậy.

    Hết .

  5. #2735
    Tran Truong
    Khách
    Qúi vị cùng các anh chị đã đọc hết Hồi ký của cụ Trần trọng Kim , biết qua một giai đoạn quan trọng của lịch sử nước nhà Ta đọc để suy ngẫm , chứ không đọc để tin tưởng vào những điều đã đọc . Vì không ai có thể viết hoàn toàn đúng , cũng như không ai có thể viết hoàn toàn đầy đủ .Sau đây mời quí vị cùng anh chị xem thêm phần phụ lục ,có thêm dữ kiện , để hiểu vì sao đất nước mình tang thương như ngày nay .


    Một cơn gió bụi (Trần Trọng Kim, 1949) (62) by Kho tàng kiến thức lịch sử qua ảnh, on Flickr

    Một cơn gió bụi (Trần Trọng Kim, 1949) (63) by Kho tàng kiến thức lịch sử qua ảnh, on Flickr

    Một cơn gió bụi (Trần Trọng Kim, 1949) (64) by Kho tàng kiến thức lịch sử qua ảnh, on Flickr

    Một cơn gió bụi (Trần Trọng Kim, 1949) (65) by Kho tàng kiến thức lịch sử qua ảnh, on Flickr


    Còn tiếp ...

  6. #2736

  7. #2737

  8. #2738

  9. #2739

  10. #2740

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •