Page 247 of 304 FirstFirst ... 147197237243244245246247248249250251257297 ... LastLast
Results 2,461 to 2,470 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2461
    Tran Truong
    Khách

    Hội Đồng Bào Thân Ái Phong Trào Ái Quốc Đầu Tiên tại Pháp _ Chương 17

    ● Nhóm Ngũ Long

    Hồ Hữu Tường là người đầu tiên "tiết lộ bí mật" về nhóm Ngũ Long. Hồ viết theo lời Phan Văn Trường kể lại khi họ gặp nhau ở Paris năm 1930, sau khi Phan ra tù lần thứ nh́, và sắp lên đường về nước. Những lời Hồ viết dưới đây có vài chi tiết sai, nhưng đại thể là đúng: "Khi ra tù, hai cụ được Nguyễn Thế Truyền, học xong ở Toulouse lên hiệp tác. Đầu tháng bẩy cụ Tây Hồ móc nối được với Nguyễn Tất Thành, lúc đó ở London, nên viết thơ gọi về Paris. (...), Đến 1918, nhóm nầy lại được Nguyễn An Ninh ở Sài G̣n sang nhập bọn. Người ngoài cho đó là năm con Rồng, bởi người Việt xưng ḿnh là "con Rồng". Linh hồn của nhóm "Ngũ long" nầy là cụ Phan Châu Trinh.

    Và khi chường ra công chúng, nhứt là khi viết báo chống thực dân, th́ ư kiến thường do cụ Tây Hồ xướng ra, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh thảo thành tiếng Pháp, và giao cho Tất Thành đem giao cho nhà báo với một bút hiệu chung.

    Về cái bút hiệu nầy, có một giai thoại kể ra cũng buồn cười. Lúc ban đầu, các cụ chọn bút hiệu là Nguyễn Ố Pháp. Nghiă là thằng Nguyễn ghét người Pháp. Tên nầy được độc giả Pháp hoan nghinh lắm, v́ giọng nói dí dỏm của người Việt Nam, lại thêm câu văn của Ninh và Truyền gọt giũa nên có duyên. Độc giả gởi thơ đến nhà báo hỏi Nguyễn Ố Pháp là ai và tên ấy có nghiă ǵ? Các cụ buộc ḷng phải dịch cho ngay t́nh. Các bạn Pháp phản đối cái tên cực đoan dễ ghét, mà tiếng Pháp gọi là sô vanh (chauvin), và đề nghị đổi đi. Từ đó bút hiệu Nguyễn Ố Pháp bị đổi là Nguyễn Ái Quốc. Về sau bốn vị kia tách ra, tên Nguyễn Ái Quốc c̣n lại riêng cho Hồ Chí Minh"[46].

    Câu: "Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh thảo thành tiếng Pháp, và giao cho Tất Thành đem giao cho nhà báo với một bút hiệu chung", ăn khớp với sự khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quốc mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở chương sau.

    Vẫn về việc này, Lê Thị Kinh viết lại lời Phan Châu Trinh: "Cụ Phan Châu Trinh trên giường bệnh tháng 3/1926 tại Sài G̣n đă kể lại vắn tắt với cụ Nguyễn Sinh Huy: "Ban đầu, Nguyễn Ái Quốc là tên chung của nhóm, khi cảnh sát đưa giấy cho Phan Châu Trinh ở số 6 Villa des Gobelins gọi Nguyễn Ái Quốc ra tŕnh diện th́ Tất Thành mới ra nhận"[47].

    Hồ Hữu Tường cũng kể lại việc này và pha tṛ theo cách của ông: "Bộ trưởng Thuộc Địa tống trát đ̣i "Nguyễn Ái Quốc đến cấp tốc tại Bộ Thuộc Địa gặp ông bộ trưởng", nhưng lại đem trát giao tận nhà Phan Châu Trinh. Cụ Tây Hồ gọi Tất Thành đến giao tờ trát, Tất Thành cầm trát đến gặp ông bộ trưởng Pháp và câu đầu nói xỏ rằng "Nguyễn Ái Quốc là tôi. May mà trát gởi đến nhà chú tôi là Phan Châu Trinh, nên được chú tôi đưa lại. Không th́ lạc mất rồi! (...) Ngày ấy, cụ Tây Hồ xỏ Tây tế nhị xong, xuống chợ Mouffetard mua ḷng lợn về mời đủ năm Rồng xơi một tiệc "khải hoàn"[48].

    Trong thời gian từ 1919 đến 1923, nhóm Ngũ Long, qua bút hiệu chung Nguyễn Ái Quấc/Quốc, rồi từ 1923 đến 1927, chỉ c̣n lại Nguyễn Thế Truyền ở Pháp, đă tả xung hữu đột, tranh đấu quyết liệt cho sự độc lập và dân chủ của đất nước. Sự phân công có thể như sau:

    Phan Châu Trinh là nhà ái quốc lăo thành, nhưng cách tranh đấu của ông không c̣n phù hợp với hoàn cảnh mới ở bên Pháp, cho nên chỉ giữ vai lănh đạo tinh thần.

    Phan Văn Trường là nhà lănh đạo đích thực.

    Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh viết nhanh, viết mạnh.

    Nguyễn Tất Thành phụ trách phần tin tức, việc quản trị và cổ động bán báo, in truyền đơn...


    Phần lớn những người tham gia kháng chiến chống Pháp, từ Nho học đến Tây học, đều học giỏi nổi tiếng, nhưng đă gạt văn bằng sang một bên để dấn thân. Hồ Chí Minh là một trường hợp đặc biệt, dù con quan, nhưng sớm bỏ học, tŕnh độ quốc ngữ kém, tiếng Pháp sơ sài, ông đă sống rất cực khổ, làm bồi bếp trong suốt quăng đời thanh niên từ 1911 đến 1919, trước khi tới Pháp. Tại Pháp cũng chỉ có hai năm ở nhà Phan Văn Trường là khá, sau này ra Compoint, một khu nghèo nàn thợ thuyền, sống rất cơ cực, với mặc cảm sâu xa đối với các bạn đồng hành trí thức. Đó là những lư do khiến Nguyễn Tất Thành theo cộng sản, mặc dù ông chưa hiểu rơ lư thuyết cộng sản như thế nào.

    Sau này, khi lên cầm quyền, việc đầu tiên là ông sẽ bắt mọi người phải kính nể, phải gọi ông bằng "Bác", phải cúi đầu trước chân dung ông, và riêng đối với trí thức, ông sẽ dành cho họ những nhục nhằn mà ông đă phải gánh chịu trong suốt cuộc đời thanh niên.


    Còn tiếp ...

  2. #2462
    Tran Truong
    Khách

    Hội Đồng Bào Thân Ái Phong Trào Ái Quốc Đầu Tiên tại Pháp _ Chương 17

    Phụ bản

    Chúng tôi in lại bản Revendications du Peuple Annamite dưới đây, nguyên văn tiếng Pháp, bản dịch sang tiếng Việt, và bài thơ Việt Nam Yêu Cầu Ca.

    ♦ Revendications du Peuple Annamite

    Depuis la victoire des Alliés, tous les peuples assujettis frémissent d'espoir devant la perspective de l'être de droit et de justice qui doit s'ouvrir pour eux en vertu des engagements formels et solennels, pris devant le monde entier par des différentes puissances de l'entente dans la lutte de la Civilisation contre la Barbarie.

    En attendant que le principe des Nationnalités passe du domaine de l'idéal dans celui de la réalité par la reconnaissance effective du droit sacré pour les peuples de disposer d'eux-même, le peuple de l'ancien Empire Annam, aujourd'hui Indo-Chine Française, présente aux Nobles Gouvernements de l'Entente en général et à l'honorable Gouvernement Français en particulier les humbles revendications suivantes:

    1- Amnistie Générale en faveur de tous les condamnés politiques indigènes.

    2- Réforme de la justice indochinoise par l'octroi aux Indigènes des mêmes garanties judiciaires qu'aux Européens, et la suppression complète et définitive des Tribunaux d'exception qui sont des instruments de terrorisation et d'oppression contre la partie la plus honnête du peuple Annamite.

    3- Liberté de presse et d'opinion.

    4- Liberté d'association et de réunion.

    5- Liberté d'émigration et de voyage à l'étranger.

    6- Liberté d'enseignement et création dans toutes les provinces des écoles d'enseignements techniques et professionnels à l'usage des indigènes.

    7- Remplacement du Régime des lois[49].

    8- Délégation permanente d'indigènes élus auprès du Parlement Français pour le tenir au courant des désidérata indigènes.

    Le peuple Annamite, en présentant des revendications ci-dessus formulées, compte sur la justice mondiale des toutes les Puissances et se recommande en particulier à la bienveillance du Noble Peuple Français qui tient son sort entre ses mains et qui, La France étant une République, est censée d'avoir pris sous sa protection. En se réclamant de la protection du Peuple Français, Le Peuple Annamite, bien loin de s'humilier, s'honore au contraire; car il sait que le Peuple Français représente la liberté et la justice, et ne renoncera jamais à son sublime idéal de Fraternité universelle. En conséquence, en écoutant la voix des opprimés, le Peuple Français fera son devoir envers la France et envers l'Humanité.

    Pour le Groupe des Patriotes Annamites:

    Nguyễn Ái Quấc



    ♦ Thỉnh nguyện của dân tộc An Nam

    Từ khi Đồng Minh thắng trận, các cường quốc long trọng cam kết rơ ràng trước thế giới quyết tâm tranh đấu, lấy Văn Minh chống lại Hung Tàn; tất cả những dân tộc bị áp bức đều nôn nao hy vọng, trước viễn ảnh, sẽ được sống trong công bằng và luật pháp.

    Trong khi chờ đợi nguyên tắc dân tộc tự quyết, từ lư tưởng sang thực hành, bằng sự nh́n nhận thực sự quyền thiêng của mỗi dân tộc, tự định đoạt lấy số phận ḿnh; Chúng tôi, Thần dân của Đế quốc An Nam ngày trước, nay là Đông Dương Pháp, tŕnh bày với Cao Quyền Đồng Minh nói chung và Kính Quyền Pháp nói riêng, những thỉnh nguyện khiêm tốn sau đây:

    1- Đại xá tất cả tù binh chính trị bản xứ.

    2- Cải tổ luật pháp Đông Dương, bằng cách bảo đảm cho người dân bản xứ, những điều kiện về luật pháp như người Âu châu. Bỏ hẳn các toà án đặc biệt là công cụ khủng bố và đàn áp thành phần lương thiện nhất của dân tộc An Nam.

    3- Tự do báo chí và tư tưởng.

    4- Tự do lập hội và hội họp.

    5- Tự do di dân và du lịch ra nước ngoài.

    6- Tự do giáo dục và xây dựng những trường kỹ thuật và thực nghiệp tại các tỉnh cho người bản xứ.

    7- Thay thế Chế độ pháp lư.

    8- Có phái đoàn đại diện thường trực dân biểu bản xứ tại Nghị viện Pháp để thông báo những nguyện vọng của người dân bản xứ.


    Dân tộc An Nam, qua những thỉnh nguyện trên đây, tin tưởng ở công pháp quốc tế của các cường quốc và đặc biệt trông cậy vào ḷng thành của dân tộc Pháp cao quư, đang cầm vận mệnh của chúng tôi trong tay; nước Pháp là một nước Cộng hoà, cầm bằng như đă bảo hộ chúng tôi. Khi thỉnh cầu sự bảo trợ của Dân tộc Pháp, Dân tộc An Nam, không hề tự hạ ḿnh, mà ngược lại c̣n lấy làm vinh hạnh, v́ họ biết Dân tộc Pháp biểu hiện tự do và công bằng, không bao giờ từ khước lư tưởng cao cả: Tứ hải giai huynh đệ. V́ vậy, khi đáp ứng tiếng kêu của người bị áp bức, Dân tộc Pháp không những làm tṛn bổn phận đối với nước Pháp mà c̣n đối với cả Nhân loại.

    Thay mặt nhóm An Nam Yêu Nước - Nguyễn Ái Quấc.

    (Thụy Khuê dịch)


    Còn tiếp ...

  3. #2463
    Tran Truong
    Khách

    Hội Đồng Bào Thân Ái Phong Trào Ái Quốc Đầu Tiên tại Pháp _ Chương 17

    ♦ Việt-Nam yêu cầu ca

    Bằng nay gặp hội Giao hoà.

    Muôn giân hèn yếu gần xa vui t́nh.

    Cầy rằng các nước Đồng minh

    Đem gươm công lí giứt h́nh giă man

    Mấy phen công bố rơ ràng.

    Dân nào rồi cũng được trang b́nh quyền

    Việt Nam xưa cũng oai thiêng

    Mà nay đứng giới thuộc quyền Lang-sa.

    Ḷng thành tỏ nỗi sút sa.

    Giám xin đại quấc soi qua chút nào.

    1 xin tha kẻ đồng-bào.

    V́ chưng chính trị mắc vào tù giam.

    2 xin phép luột sửa sang

    Người Tây người Việt hai phương cùng đồng.

    Những toà đặc-biệt bất công

    Giám xin bỏ giứt rộng giung dân lành

    3 xin rộng phép học hành

    Mở mang kỵ nghệ, tập tành công thương

    4 xin được phép hội hàng

    5 xin nghị ngượi nói bàn tự gio


    6 xin được phép lịch giu

    Bốn phương mặc sức, năm châu mặc t́nh.

    7 xin hiến-pháp ban hành

    Trăm đều phải có thần-linh pháp quyền.

    8 xin được cử nghị-viên.

    Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ giân.

    Tám đều cặn tỏ xa gần.

    Chưng nhờ vạn quốc công giân xét t́nh

    Riêng nhờ giân Pháp công b́nh

    Đem ḷng đoái lại của ḿnh trong tay.

    Pháp giân nức tiếng xưa nay.

    Đồng-bào, bác ái sánh tày không ai.

    Nỡ nào ngảnh mặt ngơ tai.

    Để cho mấy ức triệu người bơ vơ.

    Giân Nam một giạ ước mơ

    Lâu nay tiếng núp bóng cờ tự-gio.

    Rộng xin giân Pháp xét cho

    Trước pḥ tiếng nước, sau pḥ lẽ công.

    Gịch mấy chữ quấc âm bày tỏ

    Để đồng-bào lớn nhỏ được hay.

    Hoà b́nh may gặp hồi nầy

    Tôn sùng công lí, đoạ đày gia-man

    Nay gặp hội khải hoàn hĩ hạ

    Tiếng vui mừng khắp cả đồng-giân

    Tây vui chắc đă mười phần

    Lẽ nào Nam lại chịu thân tôi đ̣i

    *

    Hẵng mở mắt mà soi cho rơ

    Nào Ai-lan, Ấn-độ, Cao-ly.

    Xưa, hèn phải bước suy vi

    Nay, gần độc lập cũng v́ giân khôn

    Hai mươi triệu quấc hồn Nam Việt

    Thế cuộc nầy phải biết mà lo

    Đồng bào, b́nh đẳng tự gio

    Xét ḿnh rồi lại đem so mấy người

    Ngổn ngang lời vắn ư giài

    Anh em đă thấu ḷng nầy cho chưa

    Nguyễn Ái Quấc






    [1] Phan Văn Trường, Une histoire de conspirateurs annamites à Paris ou la vérité sur L'Indochine - Chuyện những người An Nam âm mưu ở Paris hay Sự thật về Đông Dương, L'Insomniaque, 2003, trích dịch trang 87.

    [2] Phan Văn Trường, sđd, trang 87-88.

    [3] Quyển 3, tập 1, trang 138

    [4] Phan Văn Trường, sđd, trang 68.

    [5] Lê Thị Kinh, sđd, tập 1, quyển 3, trang 134-135.

    [6] Phan Văn Trường viết trong hồi kư là quen Phan Châu Trinh năm 1912. Vậy họ biết nhau trong những ngày đầu tháng Giêng, khi sửa soạn lập Hội.

    [7] Phan Văn Trường, sđd, trang 89.

    [8] Lê Thị Kinh, sđd, tập 2, quyển 1, trang 115.

    [9] Bản dịch in trong Lê Thị Kinh, tập 1, quyển 4, trang 250-276.

    [10] Lê Thị Kinh, sđd, tập 1, quyển 3, trang 146-147.

    [11] Lê Thị Kinh, tập 1, quyển 3, trang 148.

    [12] Theo Nguyễn Văn Vĩnh, gia đ́nh Phan Văn Trường 6 anh em, đều có học thức, tri thức, và có khuynh hướng khác nhau. Hai anh: Phan Tuấn Phong, anh cả, nhà nho, nhà văn, nhà hùng biện, nhà ái quốc theo đạo Khổng; Phan Cao Lũy, chánh thư kư toà án tối cao, theo đạo thiên chúa, và ba em: Phan Trọng Kiên, đạo Phật, người em thứ là bạn của Nguyễn Văn Vĩnh, triết gia. Và người em út Phan Văn Dương, làm trác đại tư (thiết kế) cho Sở Công Chánh, theo trường phái Epicure.

    [13] Nguyễn Văn Vĩnh, bđd.

    [14] Thiếu tá.

    [15] Tổng hợp lư lịch Phan Văn Trường, Lê Thị Kinh, sđd, Tập 2, quyển 1, trang 115.

    [16] Thu Trang, Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp, trang 43.

    [17] Theo Lê Thị Kinh, sđd, tập1, quyển 3, trang 155-157.

    [18] Hémery, sđd, trang 42.

    [19] Lê Thị Kinh, tập 1, quyển 4, trang 206-208.

    [20] Lê Thị Kinh, sđd, trang 213-214.

    [21] Thu Trang, Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925, Đông Nam Á, Paris, 1983, trang 44.

    [22] Nam Việt ấn hành 1949.

    [23] Thúy Phương, Sàig̣n, 1970.

    [24] Đông Nam Á, Paris, 1984

    [25] Tên một người Việt làm chỉ điểm cho Tây.

    [26] An ninh.

    [27] Ông đội thông ngôn.

    [28] Thu Trang, sđd, trang 54.

    [29] Được Lê Thị Kinh sưu tầm trong tập 2, quyển 2, trang 123 -150.

    [30] Hémery, sđd, trang 45.

    [31] Trong Pháp du hành tŕnh nhật kư.

    [32] Bài La France et L'indochine đăng trên Europe số 31, ra ngày 15/7/1925, tóm lược nội dung cuốn sách.

    [33] Thu Trang, sđd, trang 45.

    [34] Trần Dân Tiên, trang 44.

    [35] Hồng Hà, trang 150 và 156.

    [36] Đặng Hữu Thụ, Thân thế và sự nghiệp nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền, tác giả xuất bản, Paris, 1993, trang 40.

    [37] Thu Trang, trang 144.

    [38] Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh về nước cuối năm 1923 và Nguyễn Tất Thành đi Nga, giữa 1923.

    [39] Đặng Hữu Thụ, trang 43.

    [40] Đặng Hữu Thụ, trang 51.

    [41] Đặng Hữu Thụ, sđd, trang 19.

    [42] Thư của tổng thanh tra quân đội Đông Dương và người Đông Dương gửi toàn quyền Đông Dương ngày 12/9/1923 - Contrôleur général des troupes indochinois et des Indochinois à Gouverneur général de L'Indochine le 12/9/1923) (Slotfom Série I, Carton II - Đặng Hữu Thụ, trang124).

    [43] Thu Trang sđd, Phụ lục, chú thích 7, chương 5.

    [44] Lê Thị Kinh, Phan Châu Trinh qua các tài liệu mới, Tập 2, quyển 1, trang 122.

    [45] Thu Trang, sđd, trang 114.

    [46] Hồ Hữu Tường, 41 năm làm báo, Đông Nam Á, Paris, 1984, trang 18-19.

    [47] Lê Thị Kinh, sđd, Tập 2, quyển 1, trang 28.

    [48] Hồ Hữu Tường, sđd, trang 19-20.

    [49] Trong bản in ở cuốn sách của Vũ Ngự Chiêu & Nguyễn Thế Anh, trang 125, điều 7 này được viết như sau: Remplacement du régime des decrets par le régime des lois (Thay chế độ sắc lệnh bằng chế độ pháp lệnh). Chúng tôi dùng bản in trong sách của Thu Trang v́ có bài thơ viết tay Việt Nam Yêu Cầu Ca đính kèm. Văn bản này trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập đă được sửa hết các lỗi chính tả.


    Mời quí vị cùng các bạn trẻ đón xem chương tiếp theo 18

  4. #2464
    Tran truong
    Khách

    Nguyễn Ái Quốc lai lịch và văn bản _ Chương 18

    Bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập, 12 cuốn[1], 8410 trang, gồm:

    - 80% diễn văn, công văn chính thức, do các bí thư viết, văn phong thay đổi tùy theo sách lược chính trị mỗi thời và bút pháp từng người.

    - 5% chú thích.

    - 15% c̣n lại là văn bản gần 1000 trang, có thể chia làm hai phần: Phần dịch từ tiếng Pháp những bài kư Nguyễn Ái Quốc và phần tiếng Việt gồm những bài kư bút hiệu khác.

    Phần tiếng Việt: Gồm những bài đăng báo Việt Nam, kư C.B tập 7 và 8 - C.B là viết tắt của Của Bác, theo Bùi Tín, kư Trần Lực, tập 9 và 10 và kư Chiến Sĩ, tập 11. Loạt bài tiếng Việt phản ảnh tư chất thực tiễn, ngắn gọn, dễ hiểu, không lư thuyết lư luận, không khôi hài, có lẽ đó mới đích thực là văn viết của Hồ Chí Minh. Bài Việt Nam Yêu Cầu Ca, có thể xem là bài thơ đầu tay, phản ánh lối làm thơ nôm na của ông Hồ. Sau này, c̣n có nhiều bài khác, cùng một phong cách như thơ chúc Tết, thơ Trung Thu và thơ ngâm vịnh. Lối thơ này được in lại trong tập 3.

    Phần kư Nguyễn Ái Quốc: Khoảng 700 trang -bản CD bị cắt một số đoạn, so với sách in- là bản dịch những bài viết trên báo Pháp, từ 1919 đến 1927. Bản dịch chưa lột hết cá tính nguyên văn, nhưng cũng làm lộ phẩm chất, tư tưởng, ḷng ái quốc và chí khí của người viết. Chính loạt bài này đă "thành danh" Nguyễn Ái Quốc, xác định "tư tưởng Hồ Chí Minh", làm cho ông trở thành thần tượng ngay từ thập niên 1920-1930 của thế kỷ trước.

    Nguyên bản tiếng Pháp trên báo, được kư dưới hai dạng: Nguyễn Ái Quấc, trong thời kỳ đầu, sau Nguyễn Thế Truyền giữ lại Nguyễn Ái Quốc.

    Phần khảo này có hai mục đích:

    - Truy nguyên lai lịch bút hiệu Nguyễn Ái Quấc/Quốc.

    - Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quốc.


    Để truy nguyên lai lịch Nguyễn Ái Quốc, ta phải trở lại sự thành lập Nhóm An Nam Yêu Nước tại Toulouse.



    ● Hoạt động của Phan Văn Trường tại Công Binh Xưởng Toulouse

    Ra tù năm 1915, Phan Văn Trường tiếp tục là phần tử "nguy hiểm", luôn luôn bị theo dơi. Mật thám ḍ hỏi người giữ cửa immeuble về mọi hoạt động, giao du của ông. Trong thời gian ở Toulouse, ông không ở trong trại lính, thuê nhà ở riêng, đổi nhà 2 lần, đều ở phố Taur - Rue du Taur. V́ biết ḿnh luôn luôn bị mật thám theo dơi và vẫn tiếp tục chống Pháp, ông giấu kín việc gia đ́nh, có người vợ không giá thú, và con trai không ở cùng địa chỉ.

    Ông Khánh Kư cũng xuống Toulouse, ở số 23 đường Braqueville. Nguyễn Thế Truyền, em, chú và em họ cũng về Toulouse học.

    Thời kỳ đó, Phan Châu Trinh trải qua nhiều bất hạnh đớn đau, có lẽ không liên lạc thường xuyên với anh em trong một thời gian dài. Bà Phan Châu Trinh mất khi ông ở tù và ông cũng bị chặn tin, không hề hay biết, như trường hợp Nguyễn Thế Truyền. Ra tù, ông bị chính quyền thực dân cắt trợ cấp, hy vọng không biết tiếng Pháp, không thể xoay xở nổi, Phan sẽ phải về nước.

    Nhưng Phan học nghề ảnh với Khánh Kư và tự lập được. Ông di chuyển nhiều nơi: Chartres, Pons, Bordeaux, Le Havre, kiếm sống sung túc. Đến tháng 3/1917 Phan lâm trọng bệnh phải vào bệnh viện Cochin 2 tháng. Ra viện, tiền dành dụm đă hết, lại yếu quá không làm việc được. Châu Dật phải nghỉ học, làm việc ở siêu thị Bon Marché để nuôi cha. Marius Moutet can thiệp, Dật được học bổng trở lại, học tiếp niên khoá 1917-18, nhưng đă mắc bệnh lao v́ quá vất vả. Pháp không chữa được.

    Phan hy vọng cho con về Việt Nam thời tiết ấm hơn, Châu Dật lên tầu về nước ngày 27/9/1919 và mất ở Huế ngày 2/2/1921.

    Từ 1916, Phan Văn Trường ở Toulouse vẫn bị André Salles theo dơi nhưng không làm hại được. Đến tháng 9/1917, nhân việc Phan dịch đơn xin hồi hương cho một người thợ, mọi sự lại dấy lên lần nữa, Phan bị khám xét nhà cửa. Bộ Quốc Pḥng bắt buộc phải mở cuộc điều tra. Viên sĩ quan phụ trách t́m cách ép những người lính thợ phải khai rằng chính Phan đă "chủ mưu xúi giục" họ viết đơn xin giải ngũ.

    Thực ra, Phan chỉ dựa trên việc chính quyền thuộc địa dán áp-phích quảng cáo khắp nơi, rằng đi lính chỉ một năm rồi về, để khuyến dụ mọi người "t́nh nguyện" đi lính cho Tây. Nhưng lần này Phan không bị bắt, một phần v́ Thiếu tá chỉ huy trưởng Malacamp có thiện cảm với ông, và nhất là nhờ những người lính thợ, không những không khai mà c̣n nói chính ông Phan đă ngăn cản chúng tôi nộp đơn xin giải ngũ![2] Tướng Mas xuống gặp Phan, và sau đó mọi chuyện được dàn xếp ổn thoả.

    Sự kiện này cho thấy tinh thần tương trợ của đồng bào và nói lên bộ mặt ch́m của an ninh: Bộ Thuộc Địa vẫn nghi ngờ hoạt động bí mật của Phan Văn Trường tại Công Binh Xưởng Toulouse, họ theo dơi để diệt trừ. Phan Văn Trường trong hồi kư chỉ viết về việc ông bị theo dơi, bị nghi "oan" v́ đă dịch thư xin hồi hương cho một đồng bào, mà không hở chút ǵ về hoạt động của ông tại Toulouse[3].

    Về tội xúi giục binh lính Việt xin hồi hương, chắc không oan, v́ đó là một chiến lược: Ông muốn vận động một phong trào phản chiến trong ḷng những sĩ quan và binh lính Việt. Cũng giống như ông đă gieo vào đầu óc học sinh trường Parangon tinh thần chống Pháp tại Pháp. Và ông luôn luôn khôn khéo, không hành động ra ngoài khuôn khổ luật pháp: Việc lính thợ xin hồi hương, là đúng luật, đúng hạn kỳ một năm mà chính phủ Pháp đă hứa hẹn. Việc này Phan c̣n làm lại, trên báo L'Annam ở Sài G̣n năm 1926, kêu gọi lính Việt ở Trung Hoa, ngừng chiến đấu cho Pháp, và lần thứ hai này ông bị bắt, bị kết án cùng với một số tội trạng khác, ông phải sang Pháp tự biện hộ, nhưng vẫn bị tù năm 1929.


    Còn tiếp ...

  5. #2465
    Tran truong
    Khách

    Nguyễn Ái Quốc lai lịch và văn bản _ Chương 18

    ● Nội dung các văn bản kư tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc

    Đọc những bài báo kư tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc và hai tác phẩm Bản Án chế độ thực dân và Đông Dương (1923-1924), ta có thể hiểu được hoạt động của nhóm Người An Nam Yêu Nước tại Toulouse: Nội dung tố cáo tội ác thực dân một cách xác thực, toàn diện và ghê gớm, chứa đựng trong toàn bộ các văn bản kư Nguyễn Ái Quấc/Quốc này, cho thấy đây là một công tŕnh dài hơi đă được thu thập tài liệu một cách quy mô trong một thời gian dài, trước khi các tác giả chấp bút.

    Thời kỳ Phan Văn Trường ở Toulouse, cùng Khánh Kư là thời gian h́nh thành cuộc cách mạng bằng ng̣i bút trên báo chí Pháp từ 1919 trở về sau, với sự trợ giúp của nhóm Nguyễn Thế Truyền (sinh 1898), em Nguyễn Thế Song (1902) và chú Nguyễn Thế Phu (1900)[4], cùng ở Toulouse trong thời điểm đó và cùng giúp Nguyễn Thế Truyền trong các tờ Le Paria, Việt Nam Hồn, Phục Quốc và La Nation Annamite.

    Vậy có thể kết luận rằng từ 1916 đến 1919, tại Toulouse, nhóm An Nam Yêu Nước đă tập hợp tài liệu và nhân chứng để chuẩn bị cho cuộc tranh đấu công khai bằng ng̣i bút về sau:

    1/ Hàng ngày tiếp xúc với lính thợ và sĩ quan Việt, Phan Văn Trường đă thu thập những nhân chứng quan trọng về chính sách dă man của thực dân. Đó là kho lưu trữ lớn nhất, gồm những thông tin từ hai phía: phía chính quyền, qua hồ sơ quân đội Pháp mà Phan tiếp cận được và phía nạn nhân, qua những điều mà người lính thợ Việt Nam hàng ngày kể lại với ông, khi họ nghỉ việc ở xưởng từ 19 đến 21 giờ mới phải vào trại và có nửa ngày chủ nhật nghỉ, như Salles cho biết. V́ vậy "ê-kíp" của ông mới có thể gặp gỡ và ghi lại những nhân chứng nói về các trường hợp cụ thể tội ác thực dân đă xẩy ra ở từng nơi, từng làng.

    2/ Năm 1918, Nguyễn An Ninh từ Sài G̣n sang - trước khi đi Pháp, Ninh đă ra Hà Nội học hai năm. Ông biết rơ t́nh h́nh cả Nam lẫn Bắc. Sau này, ông c̣n về nước nhiều lần.

    3/ Năm 1919 có nhiều yếu tố hội tụ: Tháng 1, Hội Nghị Hoà B́nh khai mạc ở Versailles. Tháng 6, Nguyễn Tất Thành từ Luân Đôn sang Pháp. Bản Thỉnh Nguyện Thư do Phan Văn Trường viết, nhưng Tám điểm hẳn là một sự bàn căi tập thể, v́ Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh đều học Luật.

    4/ Nguyễn Thế Truyền sau khi học xong kỹ sư, về quê một năm từ tháng 8/1920 đến tháng 8/1921. Thời gian này, ông quan sát tác dụng của phong trào: tên Nguyễn Ái Quốc được người trong nước coi như một vị anh hùng, và khi trở lại Pháp, Nguyễn Thế Truyền đă thuật lại trong bài "Một người Bôn-Sê-Víc da vàng". Ông mở rộng địa bàn tranh đấu trên tờ Le Paria của hội Liên Hiệp Thuộc Địa cùng với các nhà văn, nhà báo Châu Phi, Madagascar. Tại trụ sở Le Paria, Nguyễn Thế Truyền thu thập thông tin, qua chứng từ của các nhà báo và của người đọc ở Châu Phi gửi về toàn soạn.

    Tất cả dữ kiện đó, tạo ra một ngân hàng thông tin, mà các tác giả sử dụng để viết những bài báo, chính ra là những bản cáo trạng, phơi bày sự thật về chính sách thực dân tại Đông Dương, dưới một bút danh bí mật Nguyễn Ố Pháp, rồi Nguyễn Ái Quấc/Quốc. Nguyễn Tất Thành là người đứng ra nhận tên Nguyễn Ái Quốc.


    Còn tiếp ...

  6. #2466
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067

    Hà Nội 1954

    Luợm được Video ghi lại Hà-Nội khi CS vào:
    1/ Hinh cờ với ngôi sao năm cánh mập,
    2/ Đi mít ting với ông Mao ông Xít,
    3/ Cảnh phố xa vắng tanh,
    4/ Chợ trời của những người bán đồ cúng như lư đồng để vào nam...

    Lê nin ông ở nước Nga,
    V́ sao ông đến vườn hoa nước này?


  7. #2467
    Tran truong
    Khách

    Nguyễn Ái Quốc lai lịch và văn bản _ Chương 18

    ● Nguyễn Tất Thành / Nguyễn Ái Quốc một lầm lẫn vô t́nh hay cố ư

    Khi viết về thời kỳ lịch sử này, hầu hết các nhà nghiên cứu Pháp-Việt đều coi Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc là ba nhân vật chính của phong trào chống Pháp. Điều đó không sai. Nhưng sự sai lầm đến từ sự kiện: Nguyễn Tất Thành là người nhận tên Nguyễn Ái Quốc nhưng không phải là tác giả những bài báo kư tên Nguyễn Ái Quốc. Sở dĩ chưa ai soi tỏ sai lầm này, v́ các lư do sau đây:

    1/ V́ Hồ Chí Minh tự nhận là Nguyễn Ái Quốc, nên không ai dám căi lời "Bác". 1948, khi viết "hồi kư" kư Trần Dân Tiên, ông Hồ cần dựa trên uy tín của Nguyễn Ái Quốc -cái tên mà người Việt đă biết, đă coi như anh hùng, qua những bài báo chống Pháp thập niên 1920 tại Pháp- để lập cho ḿnh một căn cước "lănh tụ tuyệt vời" đúng như lời Lữ Phương:
    Cuốn "tiểu sử" viết về Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên đă biểu lộ rất rơ cái nhu cầu năm 1948 mà Hồ Chí Minh và cuộc cách mạng của ông đang muốn tạo ra cho phong trào yêu nước cộng sản trước t́nh h́nh mới - một lănh tụ tuyệt vời và chỉ có lănh tụ đó mới là tuyệt vời thôi". Cho nên ông đă tạo ra các bằng chứng để biện minh Nguyễn Tất Thành chính là Nguyễn Ái Quốc.

    2/ Sự kiện này, có thể làm được năm 1948, v́ ba người trong cuộc: Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh đă qua đời. Nguyễn Thế Truyền bị bắt từ tháng 5/1941, bị đầy đi Madagascar. Đến tháng 6/1946, Moutet can thiệp, hai anh em ông Truyền mới được thả, nhưng bị quản thúc tại Sài G̣n đến 1947.
    Tóm lại, 1948, ở Việt Bắc, Hồ Chí Minh tưởng Nguyễn Thế Truyền vẫn đang bị đi đầy, nhóm Ngũ Long không c̣n ai, vậy ḿnh có thể nhận là chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Le Paria, là người lập ra nhóm An Nam Yêu Nước mà không bị ai phản bác. Đúng như dự tính của ông Hồ: không bao giờ Nguyễn Thế Truyền đả động đến việc viết chung bút hiệu. Chỉ khi cuốn hồi kư 41 năm làm báo của Hồ Hữu Tường được in ra năm 1984 tại Paris sau khi ông mất, việc này mới tỏ.

    3/ Một mặt khác, sau khi thua trận, người Pháp có mặc cảm tự ti đối với Hồ Chí Minh, mặc cảm này dường như đă thấm vào vô thức của nhiều người, kể cả các nhà nghiên cứu đứng đắn.V́ vậy, dù họ có đặt ra một số nghi vấn về tác giả Nguyễn Ái Quốc nhưng rồi vẫn mặc nhiên coi Nguyễn Ái Quốc là Hồ Chí Minh. Riêng đối với những đảng viên cộng sản Pháp như sử gia Alain Ruscio, và đặc biệt Léo Poldès, người quản lư Câu Lạc Bộ Faubourg, nơi Nguyễn Tất Thành đến học nói tiếng Pháp trước công chúng, th́ sự tôn sùng lănh tụ Hồ Chí Minh c̣n có ư "kể công" và tuyên truyền cho đảng Cộng Sản Pháp.

    4/ Nhiều nhà nghiên cứu ngoại quốc, một mặt, không biết rơ những khó khăn của một người ngoại quốc học viết tiếng Pháp, một mặt, tưởng Nguyễn Tất Thành cũng như hầu hết những thanh niên Việt sang Pháp thời ấy, đều giỏi tiếng Pháp.

    5/ Thu Trang trong cuốn Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp, rồi Thu Trang-Gaspard trong cuốn Hồ Chí Minh à Paris, và Lê Thị Kinh trong bộ Phan Châu Trinh qua các tài liệu mới, là những trường hợp đặc biệt, mặc dù hết sức trung thành với "Bác Hồ", nhưng vẫn đưa ra được những bằng chứng nghi ngờ Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Ái Quốc.

    6/ Sau cùng, sự nhầm lẫn của các nhà nghiên cứu, c̣n đến từ một sự kiện khác: việc sử dụng những báo cáo sai lầm của mật thám. Yếu tố sau cùng này là rường mối của các sai lầm mà chúng tôi gọi là sai lầm của những nhà nghiên cứu đứng đắn và sự kiện này cần được mổ xẻ, phân tích kỹ càng.


    Còn tiếp ...

  8. #2468
    Tran truong
    Khách

    Nguyễn Ái Quốc lai lịch và văn bản _ Chương 18

    ● Nguyễn Như Chuyên

    Nguyễn Như Chuyên là loại thám tử trà trộn vào hàng ngũ "địch" vẫn thấy trong các phim trinh thám. Khi chính quyền thực dân thả Phan Châu Trinh và cho ông đi Pháp, họ đă gài sẵn một thám tử đi theo hai cha con, là Nguyễn Như Chuyên, thông dịch viên ở Đông Dương, đi với tư cách "sinh viên" được học bổng 3 năm của Pháp, cùng chuyến tầu[5]. Nhiệm vụ của Chuyên có lẽ chỉ bộ trưởng, toàn quyền và một vài người được giao trách nhiệm trực tiếp biết, v́ các bộ năo an ninh dường như cũng không biết rơ, vẫn coi Chuyên là "đồng bọn" với hai ông Phan.

    Tới Pháp, Chuyên vào học trường Jules Ferry tại Versailles ít lâu rồi bỏ, thường đi về giữa Paris và Le Havre, khai là có cửa hàng ở Le Havre. Gần gụi Phan Châu Trinh, làm thông dịch cho ông, trao đổi thư từ "tâm huyết" với ông trong nhiều năm, được ông coi là đồ đệ. Chuyên ở cùng khách sạn với Phan Châu Trinh, rue l'Abbé de l'Epée, rồi rue Cujas.
    Khi Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường bị bắt, Chuyên cũng bị bắt, bị điều tra thẩm vấn hệt như "ṭng phạm" của hai ông Phan. Chuyên có mon men làm thân ông Trường nhưng ông Trường là người cực kỳ thận trọng, đă cảnh báo ông Trinh, nhưng ông Trinh không nghe. Trong hồi kư, ông Trường trách ông Trinh "khinh xuất" là như thế. Chính Nguyễn Như Chuyên đă mạo khai để hai ông Phan bị bắt về tội "phiến loạn".

    Cũng nên đọc qua một đoạn hỏi cung "c̣ mồi" của quan ba Caron với Chuyên:

    "- Hỏi: Hôm khám nhà anh 14/10/1914 ở khách sạn Flandres, 16 Cujas, thấy trong ḷ sưởi có nhiều giấy tờ đă đốt. Giấy tờ ǵ vậy?

    - Đáp: Chính là các thư của Phan Châu Trinh v́ tôi sợ nên đă đốt. Chính qua các thư đó mà tôi biết các khoản tiền chính phủ Đức giúp Phan Châu Trinh cũng như dự định nổi dậy ở Đông Dương trong đó có các thư của Phan Văn Trường về quan hệ của ông ta ở Tàu và sự giúp đỡ của Tàu cho các nhà cách mạng Đông Dương.

    - Hỏi: Anh nói thêm chi tiết về kế hoạch nổi dậy?

    - Đáp: Phải chờ cơ hội thuận tiện và chiến cuộc ở Âu châu có thể là hiệu lệnh cho cuộc nổi dậy. Quân cách mạng sẽ được các nhà cầm quyền Tàu ở biên giới cấp vũ khí tiền bạc cùng với các lănh sự Đức ở Tầu. Quan hệ với Tàu do Phan Văn Trường, c̣n Phan Châu Trinh phải quan hệ với nhà cầm quyền Đức"[6].

    Tổ chức mua súng ống là bịa đặt v́ hai ông Phan hoàn toàn chống lại bạo động cách mạng. Những câu hỏi được dàn dựng một cách ngu xuẩn: "Hôm khám nhà anh thấy đốt... tư liệu ǵ vậy? Tại sao Chuyên biết sẽ bị khám nhà mà đốt? Lại nhè đúng lúc công an sắp đến mới đốt để cho họ thấy tro? Tại sao không giữ những thư của Phan Châu Trinh nhận tiền của Đức, nếu có? Tại sao những giấy tờ Phan Văn Trường liên lạc với Tàu làm cách mạng, lại ở nhà Nguyễn Như Chuyên? Phương pháp làm việc của Caron và đồng bọn quả đúng là ô nhục như lời luật sư Moutet nhận định sau này.

    Dù là "sinh viên", Chuyên "được" giam vào ngục nhà binh Cherche-Midi ở tù chung với Phan Văn Trường! "Phan Châu Trinh cứ khen Nguyễn Như Chuyên thông minh và là chính trị gia khéo léo, chứ tôi thấy y rất tồi trong vai thám tử mà người ta giao cho hắn đóng cạnh tôi trong ngục Cherche-Midi"[7].

    Sau khi đi cung về Chuyên thuật lại với ông Trường: "Họ đă quyết định chặt đầu cả ba đấy. Đây là chiến thuật của Sarraut muốn đánh một cú vang dội. Ông phải viết thư ngay tức khắc cho thủ lănh luật sư đoàn, hay cho Quan ba Caron, hay một người có quyền thế nào khác, kêu xin cầu cứu đi". Phan Văn Trường chẳng động đậy.

    Lần cung hôm sau, ra về, y nói: "Họ đă bắt tôi phải khai là ông nhận tiền của của lănh sự Đức để mua súng vậy ông c̣n chần chừ ǵ nữa". Phan Văn Trường vẫn không nhúc nhích.

    Cuối cùng, hắn quát to bằng tiếng Pháp: "Đấy! đấy! Tôi đă bảo hắn là việc hết sức quan trọng, tôi đă khuyên hắn phải viết thư xin những vị có thẩm quyền can thiệp, mà hắn chẳng coi ra ǵ, cứ rắn như đá, dù hắn đă có hai anh em bị đi đầy"[8].

    Sau cùng, Chuyên giả điên, nhẩy vào cắn Phan Văn Trường, một người lính canh cản lại. Chuyên được chuyển vào nhà thương điên, Phan Văn Trường vẫn nghĩ đó chỉ là một vở hài kịch được dàn dựng. Cớ điên để vô hiệu hoá những lời khai man của Chuyên và có cớ xử hai ông được miễn tố. Sự miễn tố này, là công của luật sư Marius Moutet, đồng nghiệp của Phan Văn Trường tại toà Thượng thẩm, và Phan đă gặp trong hội nghị về nhân quyền ở Lille năm 1914, đă là người bảo vệ hai ông Phan, hiệu quả nhất. Quan tư Roux có can thiệp cho ông Trinh, nhưng chỉ thêm rách việc, v́ Caron nói thẳng với ông Trinh: Ông đừng tưởng cứ quen Roux mà xong đâu!

    Tại Quốc hội, tháng 2/1925, trong cuộc đối chất với Outrey, Moutet kể lại lúc c̣n đang đi lính, ông được tin Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường, bạn đồng nghiệp của ông tại toà Thượng Thẩm bị bắt. Đang đóng ở Vosges, ông đă viết nhiều thư can thiệp nhưng vô hiệu. Phải đợi đến lúc đắc cử dân biểu, về Quốc Hội, ông mới đến gặp Thủ tướng Viviani và nói rằng:
    "Tôi muốn tŕnh thủ tướng người ta đă dùng những phương pháp ô nhục. Là thủ tướng, ông cho phép tôi mở lại hồ sơ, tôi muốn chứng minh rằng nó hoàn toàn trống rỗng". Ông Viviani gọi trách nhiệm toà án binh đến và ra lệnh: "Tôi yêu cầu ông đưa ngay hồ sơ cho ông Moutet". Thưa quư vị, tôi đă mở hồ sơ và quả nó trống rỗng. Người ta bảo tôi: "Trống đấy, nhưng hồ sơ thật ở bên Đông Dương kia!"[9]

    Albert Sarraut không c̣n lối thoát. Đành phải tính cách thối lui cho khỏi mất mặt. Và có lẽ bi hài kịch Nguyễn Như Chuyên giả điên được dàn dựng trong hoàn cảnh đó.

    Ngày 2/3/1918, một mật báo cho biết: Nguyễn Như Chuyên được đưa vào nhà thương điên Bicêtre từ 22/4/1915 đến 16/4/1916 được ra. Sau khi vào bệnh viện lần thứ nh́, ngày 13/2/1918 Chuyên được ra khỏi để "đi đến Toulouse, số 23 đường Braqueville, nhà người chụp ảnh Khánh Kư, người đă cam kết nhận y để kiếm việc làm cho y"[10]. Vậy Bicêtre có lẽ là "địa chỉ tạm thời" mà Chuyên được ở với bệnh danh "trầm cảm" do bác sỹ cấp, để đánh lạc hướng, và Chuyên sẽ về Toulouse với ông Khánh Kư, để tiện bề theo dơi nhóm Yêu Nước.

    Sau chiến tranh, Phan Văn Trường trở lại Paris làm luật sư, mật thám vẫn theo dơi các thân chủ của ông, đe dọa nếu mượn Phan Văn Trường, một kẻ phiến loạn, chống nhà nước Pháp biện hộ, th́ có ngày mang họa.


    Còn tiếp ...

  9. #2469
    Tran truong
    Khách

    Nguyễn Ái Quốc lai lịch và văn bản _ Chương 18

    ● Vấn đề chỉ điểm, mật thám

    Chính quyền thuộc địa dùng nhiều mật thám người Việt, dễ len lỏi vào môi trường Việt kiều. Những người có bí danh như Jean, chuyên theo dơi Nguyễn Tất Thành hay Désiré, theo dơi Nguyễn Thế Truyền, đều là Việt. Trong số mật thám có cả các quan: Đốc Phủ Bảy là một trường hợp. Nhưng mật thám có thể đưa những thông tin sai lầm:

    Cuốn Cochinchine - Nam Kỳ[11] của Léon Werth, là một tác phẩm văn học giá trị, nói lên sự khâm phục kín đáo của Werth đối với Nguyễn An Ninh và mô tả tỷ mỷ đời sống hàng ngày ở Nam Kỳ dưới sự áp bức của bọn thực dân vô giáo dục trên một dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời nhưng cam chịu. Léon Werth kể lại câu chuyện sau đây:
    hai mật thám người Việt có nhiệm vụ theo dơi Nguyễn An Ninh ở Sài G̣n, nhưng thay v́ theo Ninh, họ lại đi theo Dejean de la Bâtie[12]. Khi Werth và Ninh rời Sài G̣n đi Lục tỉnh, mật thám vẫn tiếp tục theo dơi La Bâtie và làm báo cáo hàng ngày. Đến lúc cơ quan an ninh ở Rạch Giá đánh điện lên, Sài G̣n mới biết là nhầm, h́nh như hai người này bị đuổi![13]

    Trong năm 1919, Edouard đưa ra những bản báo cáo về Nguyễn Ái Quốc rất dài và tỉ mỉ, đặc biệt mật báo về cuộc thảo luận tối 19/12/1919 ở Villa des Gobelins[14] mà ông được dự - Edouard h́nh như là Đốc phủ Bẩy, công chức ở bộ Thuộc Địa, "chơi thân" với nhóm Yêu Nước- chép lại lời Nguyễn Ái Quốc diễn thuyết rất hùng hồn về hiện t́nh Việt Nam và thế giới, trong lúc chính sở mật thám cũng chưa biết Nguyễn Ái Quốc là ai! Đọc bản báo cáo này, người ta có thể nhận ra Nguyễn Thế Truyền v́ phù hợp với lối phát biểu của ông, nhất là chi tiết: "Nguyễn Ái Quốc" lấy tàu đi Toulouse.



    ● Theo dơi Nguyễn Ái Quốc

    Vấn đề theo dơi Nguyễn Ái Quốc rất phức tạp, v́ những lư do sau đây:

    1/ Người Pháp và người Tây phương nói chung, thường dùng Họ thay Tên. V́ vậy, đối với người Pháp, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quấc, đều là M. Nguyễn. Ấy là chưa kể các Nguyễn khác trong nhóm Yêu Nước, riêng gia đ́nh Nguyễn Thế Truyền có đến bốn năm Nguyễn.

    2/ Thời gian đầu, mật thám chưa phân biệt được 3 nhân vật chính: Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành[15]. V́ vậy, có một số mật báo hoàn toàn trái ngược nhau, ví dụ tả Nguyễn Ái Quốc là người miền Nam, tức Nguyễn An Ninh, hoặc học ở Pháp từ nhỏ, tức Nguyễn Thế Truyền. Có mật báo c̣n nhầm Nguyễn Ái Quốc với Nguyễn Chuyên[16], rồi nhầm Nguyễn Chuyên với Nguyễn Như Chuyên... Đến khi chụp được ảnh Nguyễn Tất Thành, mới vỡ lẽ. Nhưng từ bộ trưởng, toàn quyền đến thanh tra, tất cả đều cho là Thành mạo nhận.

    3/ Chính Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền cũng tung hoả mù: Truyền và Ninh cố t́nh giao các văn bản họ đă viết cho Nguyễn Tất Thành đem khoe với mật thám rằng ḿnh vừa viết xong.

    V́ thế, từ cuối 1919, đă có những bản mật báo ghi rơ: Nguyễn Ái Quốc vừa viết xong cuốn sách này, dịch cuốn sách kia... và Daniel Hémery đă dựa vào những báo cáo này để viết câu: "Cuối năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đă "sửa soạn ra cuốn sách Les Opprimés- Những Kẻ Bị Đàn Áp, có thể là sơ thảo văn bản tương lai Procès de la Colonisation - Bản Án Chế Độ Thực Dân và nghiền ngẫm dự định dịch các tác phẩm Tây phương, như L'Esprit des lois- Vạn Pháp Tinh Lư sang Quốc ngữ."[17]. Sự thể đă trở thành khôi hài: một người mới sang Pháp 6 tháng, đang học tiếng Pháp, làm sao có thể có những dự tính "đội đá vá trời" như vậy?

    Việc vở kịch Le dragon de bambou - Rồng tre, là một ví dụ. Có thể Truyền hay Ninh viết, rồi đưa Thành đem đến cho Léo Poldès, đảng viên cộng sản, người điều khiển các buổi nói chuyện ở Câu Lạc Bộ Ven Đô - Club du Faubourg, khu 17, nơi Tất Thành, từ 14/7/1921, ở ngơ Compoint gần đấy, hay đến để tập nói tiếng Pháp giữa công chúng. Léo Poldès đọc thích quá, đă giúp việc dựng kịch. Ông nhận xét về vở kịch này như sau: "Hoàn chỉnh, hóm hỉnh, đối thoại hài hước quất vun vút như roi, sống động như lối khôi hài của Aristophane"[18].

    4/ Ngày 12/10/1919, Guesde báo cáo cho bộ trưởng: "Nguyễn Ái Quốc đă được mời ra sở cảnh sát để hỏi và chụp ảnh ngày 20/9/1919. Anh ta kiên quyết khai tên là Nguyễn Ái Quốc mặc dù ta biết là khai man"[19].

    5/ Mật báo ngày 28/11/1919, mô tả khá đúng t́nh trạng hoả mù ấy: "Chúng tôi thấy ở Paris có một người An Nam h́nh như gốc Bắc, tự nhận là Nguyễn Ái Quốc. Hắn giấu kỹ danh tánh thật. Chính hắn đă kư những bản truyền đơn đ̣i tự trị ở Đông Dương. Hắn ở số 6, villa des Gobelins, nhà luật sư Phan Văn Trường, hắn chuyên về vấn đề chính trị và cả ngày ở thư viện Quốc gia, phố Richelieu, thư viện Sainte-Geneviève, Place du Panthéon, ở văn pḥng Hội Nhân Quyền, phố L'Université, hoặc nậm nọa với bọn khả nghi cùng chủng loại.

    Hắn thư từ với Phan Châu Trinh ở Pons, Phan Văn Trường và Khánh Kư hiện đang ở Mayence. T́nh báo cho biết tại nhà số 6 Villa des Gobelins bọn An Nam có khi tụ họp tới một giờ sáng, căi nhau ỏm tỏi đến nỗi láng giềng phải than phiền. (...) Các thám tử của ta theo dơi rất sát tên được gọi là Nguyễn Ái Quốc, một người đă kết thân được với hắn, sớm muộn ǵ rồi hắn cũng sẽ thổ lộ cho biết danh tánh thật"[20].


    Còn tiếp ...

  10. #2470
    Tran Truong
    Khách

    Nguyễn Ái Quốc lai lịch và văn bản _ Chương 18

    Phan Văn Trường cho biết nhà ông lúc nào cũng có vài người canh gác bên kia đường - Villa des Gobelins là một ngơ cụt nhỏ, immeuble khang trang. Vậy thám tử "t́m thấy" Nguyễn Tất Thành ở số 6 Villa des Gobelins là đương nhiên, và Tất Thành nhận ḿnh là Nguyễn Ái Quốc, cũng đương nhiên. Sự tranh luận sôi nổi có thể về đề tài những bài báo sẽ viết. Thời điểm ấy, theo Phan Văn Trường, mọi người đều đến thư viện, đọc và học, v́ không có tiền mua than củi để sưởi nhà, rất dễ nhầm người này với người kia, nhất là những người cùng tên Nguyễn.

    6/ Ngày 16/9/1920 tổng thanh tra Pierre Guesde thông tri cho Cảnh Sát Cuộc: "Phải gọi Nguyễn Ái Quốc đến hỏi lại: Tên thật là ǵ? Gốc gác ở đâu? Cha mẹ tên ǵ? ...

    V́ ở Đông Dương mọi người đều phải có thẻ căn cước, giấy thông hành, thẻ thuế thân, không thể có chuyện một người đến Pháp mà không có giấy tờ ǵ cả"[21].

    7/ Ngày 12/10/1920, Pierre Guesde viết bài tổng kết gửi lên bộ trưởng, t́nh h́nh vẫn hết sức lộn xộn: Cơ quan an ninh Pháp vẫn chưa xác định được ai là người viết những bài kư tên Nguyễn Ái Quốc, v́ họ không tin Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Ái Quốc. Chắc chắn do sự khác biệt quá lớn giữa thứ tiếng Pháp mới học của Nguyễn Tất Thành, và thứ tiếng Pháp nhuần nhuyễn tinh vi trong các bài kư tên Nguyễn Ái Quốc.

    Theo một tài liệu Vidéo của Viện Quốc Gia lưu trữ Âm thanh và H́nh ảnh Pháp INA - Institut National Audiovisuel về buổi Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn một nhà báo Pháp tháng 6/1964[22], th́ quả đúng như thế: Ông Hồ nói tiếng Pháp dở, nhiều lỗi sơ đẳng, có câu ông dịch tiếng Việt từng chữ một, người Pháp không nói như thế. Có chỗ ông không hiểu câu hỏi của phóng viên. Một tŕnh độ Pháp văn như vậy không thể viết được những bài báo kư tên Nguyễn Ái Quốc.

    Đứng trước t́nh trạng: có một "bóng ma" Nguyễn Ái Quốc rất tài t́nh được mô tả trong các bản mật báo: diễn thuyết liên miên, phát biểu trong các buổi họp của đảng Xă hội, viết sách, viết báo, dịch sách, trả lời phỏng vấn báo Triều Tiên, báo Mỹ... Và một "người thật" là Nguyễn Tất Thành tự xưng ḿnh là Nguyễn Ái Quốc, mà lại nói không thông tiếng Pháp, Pierre Guesde, tường tŕnh về sự hoang mang của mật vụ như sau:

    "Paris ngày 12 tháng 10 năm 1920

    Thưa ông Bộ Trưởng,

    (...) Trước hết, Nguyễn Ái Quốc, giấu danh tánh thật của y. Y không muốn bị lộ tung tích; y đă đổi tên nhiều lần khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác, cái tên Nguyễn Ái Quốc hiện nay chỉ đánh lừa được kẻ không biết tiếng An Nam; Nguyễn Ái Quốc có nghiă đơn thuần là "Nguyễn yêu nước". Tất cả mọi cố gắng đều dồn vào việc điều tra hộ tịch của Quốc. Những người chỉ điểm An Nam và các thanh tra an ninh đều bắt tay vào việc và trao đổi thường xuyên với Đông Dương.

    Những thông tin do Cảnh Sát Cuộc - Préfecture de Police cung cấp chẳng có ǵ chính xác (...) Trong buổi nói chuyện với ông thanh tra Cảnh Sát Trưởng, tôi đă thông báo là ông toàn quyền Đông Dương rất có lư khi nhấn mạnh đến việc cần xác định danh tánh Quốc. Tôi c̣n nói thêm: "Nguyễn Ái Quốc tự nhận ḿnh là người An Nam. Có thật thế không? Ai chứng tỏ điều đó? Y nói rằng y không có giấy tờ nào do nhà cầm quyền Đông Dương cung cấp. Y xen vào chính trị, trà trộn vào những nhóm chính trị, phát biểu trong những buổi hội họp cách mạng, và chúng ta không biết rơ đối thủ là ai! (...)"

    Sau buổi tôi nói chuyện cùng ông thanh tra, Nguyễn Ái Quốc bị gọi đến Cảnh Sát Cuộc. Người ta đă chụp h́nh và hỏi cung y. Việc này xẩy ra ngày 20 tháng 9 (20/9/1920). Những câu trả lời của Quốc được lưu trữ trong biên bản đính kèm. Y vẫn khăng khăng nhận ḿnh là Nguyễn Ái Quốc. Chúng ta chắc chắn đó là lời mạo nhận."


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •