Page 241 of 304 FirstFirst ... 141191231237238239240241242243244245251291 ... LastLast
Results 2,401 to 2,410 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2401
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 14

    Phùng Cung (1928-1998)

    Phùng Cung đại diện cho tất cả những người bị tù không có án, thậm chí không có lư do, hoặc lư do mơ hồ, khó hiểu, trong danh sách hàng trăm người bị xử lư nặng, hoặc hàng ngàn người đă "liên hệ" xa gần với NVGP. Mỗi cá nhân là một trường hợp, một chân dung bị xoá, bị đưa đi biệt tích, trong cô đơn, đau khổ.

    Phùng Cung cũng là khuôn mặt văn nghệ sĩ cuối cùng trong nhóm NVGP mà chúng tôi đề cập trong loạt chân dung, trước khi bước sang địa hạt trí thức. Nhưng không có nghiă là những người khác không có giá trị: Mỗi con người đă góp phần vào việc đấu tranh cho dân chủ của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến ngày nay là một giá trị, một biệt cách. Chỉ riêng trong phong trào NVGP không thôi, sự can trường của Hữu Loan không giống sự can trường của Phùng Cung. Ḷng nhiệt t́nh của Phùng Quán không dễ ai sánh được. Sự đóng góp của Bùi Xuân Phái không giống Nguyễn Sáng. Kịch của Hoàng Tích Linh không giống kịch của Chu Ngọc. Mỗi văn nghệ sĩ là một chân dung mà kư ức lịch sử văn học sẽ không thể bỏ qua.

    Sau này, khi nhắc đến Phùng Cung, người ta thường cho rằng ông bị tù v́ truyện "Con ngựa già của chúa Trịnh". Sự thực phức tạp hơn nhiều, nó nằm trong toàn bộ thái độ sống và sáng tác của Phùng Cung. Chúng tôi cố gắng t́m hiểu những nguyên do sâu xa đă đưa Phùng Cung vào ṿng tù tội và bị theo dơi suốt đời. Nguyên do ấy có thể tóm tắt như sau:

    • Một tinh thần bất khuất không đầu hàng bạo lực cách mạng.

    • Một sự nghiệp thơ văn chống lại chiến tranh và xây dựng văn hoá dân tộc.



    ● Tiểu sử Phùng Cung


    Những chi tiết đáng tin cậy nhất về Phùng Cung nằm trong bài Nhà thơ Phùng Cung của Phùng Hà Phủ, con trai Phùng Cung, nay đă qua đời.

    Phùng Cung sinh ngày 18/7/1928 tại làng Kim Lân, xă Hồng Châu, huyện Yên Lạc, Vĩnh Yên. Mất ngày 9/5/1998 tại Hà Nội. Quê tổ xă Cam Lâm, quận Đường Lâm, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây. Vĩnh Yên, quê sinh và Hà Tây, quê tổ của Phùng Cung đều thuộc tỉnh Sơn Tây. Họ Phùng ở Cam Lâm ḍng dơi Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương.

    Con trưởng một gia đ́nh giàu có, đông con, được gửi đi trọ học ở Sơn Tây, đỗ bằng Trung Học - Brevet. Tháng 4/45, Nhật đảo chính Pháp, Phùng Cung trở lại quê nhà.

    Tháng 9/45, Phùng Cung, 17 tuổi, được bầu làm chủ tịch liên xă Hồng Châu-Liên Châu. Tên xă do ông đặt và tên ấy vẫn c̣n giữ đến ngày nay. Phùng Cung làm chủ tịch xă được 2 năm.

    Tháng 10/1947, Pháp chiếm Tông và Sơn Tây, Phùng Cung chạy lên Việt Bắc cùng mấy anh em trai. Tại quê nhà, gia đ́nh bị liên lụy v́ có con đi làm cách mạng.

    Phùng Hà Phủ viết: "Khi lên chiến khu, bố tôi làm công tác thông tin ở liên khu 10 Việt Bắc, cơ quan thông tin của ông Nguyễn Tấn Gi Trọng (bác sĩ Trọng sau này làm công tác chuyên môn tại trường Đại học Y Dược Hà Nội và là người giúp mẹ tôi theo học lớp dược tá khi ḥa b́nh lập lại). Sau một thời gian làm tại liên khu 10, bố tôi mới chuyển sang an toàn khu và làm công tác văn nghệ, cùng sống và làm việc với các ông Ngô Tất Tố, Phan Khôi, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài,... cho đến khi ḥa b́nh lập lại (1954) th́ cùng với cơ quan Hội văn nghệ về tiếp quản thủ đô Hà Nội"[1].

    Trong thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất, gia đ́nh bị quy vào thành phần địa chủ cường hào. Cha ông bị đem ra đấu tố, rồi bị đưa lên giam giữ ở trại C̣ Nỉ - Thái Nguyên. Khi ấy, Phùng Cung đang làm việc trong cơ quan văn nghệ kháng chiến ở Tuyên Quang. Phùng Hà Phủ viết: "Khi bố tôi hay tin, bố rất nóng ḷng chuyện nhà và muốn quay về xem sự thể ra sao. Những bạn bè thân trong cơ quan biết chuyện như ông Tô Hoài (lúc này đang phụ trách công tác Đảng - Đoàn của Cơ quan văn nghệ) đều khuyên nên thật b́nh tĩnh, chờ Đảng sẽ sửa sai.
    Trong một lần kết hợp đi công tác, bố tôi có t́m lên thăm và những mong gặp mặt để tiếp tế cho cụ. Nhưng tới nơi th́ được một người bạn tù già cùng lán với cụ, chưa kịp nói câu nào vội vă dẫn bố lên khu đồi trọc phía sau trại giam và chỉ cho bố lùm đất mà ngọn sắn làm dấu mới héo lá. Quá bất ngờ trước cái chết của cụ, bố tôi quay ngay về Hà Nội, bố rất buồn, suy nghĩ nhiều và tránh mọi sự tiếp xúc với bên ngoài."[2]

    1954, Phùng Cung làm việc tại Hội Văn Nghệ.

    1956, tham gia phong trào NVGP với truyện ngắn Con ngựa già của chúa Trịnh[3].

    Theo Phùng Hà Phủ, tháng 5/1961 công an đến nhà bắt Phùng Cung. Theo Nguyễn Hữu Hiệu, đó là ngày "19 tháng Chạp năm Canh Tư" tức ngày 4/2/1961. Ông bị tịch thu tất cả bản thảo và bị giam vào Hỏa Ḷ Hà Nội. Rồi bị chuyển đi các trại Bất Bạt (Sơn Tây), Yên B́nh (Yên Bái) và Phong Quang (Lào Cai), bị tù 12 năm, với 11 năm biệt giam, không có án.
    Trong suốt thời gian từ khi ông tham gia NVGP năm 1956 đến tháng 5/61, khi ông bị bắt, Phùng Cung vẫn sáng tác đều, không hề nhụt tay trong sự lên án chế độ.

    Tháng 11/1972 được tha về. Phùng Cung làm nghề thợ đinh, vẫn âm thầm sáng tác, vẫn bị công an đến thăm ḍ và kiểm soát. Ông phải chép bản thảo làm nhiều bản gửi nhiều nơi. Phùng Cung mất năm 1998 tại Hà Nội.


    Còn tiếp ...

  2. #2402
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 14

    ● Sáng tác chui, bản thảo gửi

    1- Nguyễn Chí Thiện gặp Phùng Cung tại trại Phong Quang, năm 1970, Phùng Cung đang nằm bệnh xá v́ bị lao phổi. Nguyễn Chí Thiện hỏi Phùng Cung:

    "- Anh tù đă 10 năm rồi, anh sáng tác được nhiều không?

    Anh Cung lắc đầu:

    - Mấy năm đầu rầu rĩ, lo nghĩ về vợ con, không làm ǵ được. Sau đó có viết một số truyện ngắn trong đầu, nhưng không nhớ nổi. Đành chuyển sang thơ. Làm cũng được ít thôi, độ vài chục bài"[4].

    2- Phùng Quán viết: "Được trả lại tự do, việc đầu tiên là anh cùng với vợ sửa lễ "Tạ ơn cao rộng cho được sống để trở về quê quán". Rồi yên phận hẩm hiu, anh tránh thật xa mùi bút mực. Anh xoay trần làm nghề đập đinh, phụ với vợ thêm nghề bánh rán, nuôi ba đứa con trai đang sức ăn, sức lớn. Song h́nh như mùi dầu nhờn, gỉ sắt, mỡ rán vẫn không át được mùi bút mực. Những lúc rảnh tay, anh ngồi buồn thiu, thỉnh thoảng chấm ngón tay vào đáy chén trà cặn, viết một từ ǵ đó lên mặt bàn"[5].

    3- Về việc bản thảo và giữ ǵn bản thảo, Ngô Minh thuật chuyện được Phùng Quán dẫn đến gặp Phùng Cung lần đầu, năm 1986: "... rồi ông đứng lên mở ngăn kéo bàn lục t́m hồi lâu mới lấy ra một tập vở bé bằng bàn tay, b́a bọc giấy xi măng cáu bẩn, cầm đến đưa cho Phùng Quán: "Sau mười hai năm khổ ải, ḿnh về với vợ con là mừng. Nghĩ đến tù đày là sợ lắm."
    Phùng Cung trầm ngâm: "Quán ạ, ḿnh cố quên hết văn chương. Nhưng không sao quên được. Đêm ngủ thơ nó cứ kéo về trong mộng. Thế là ḿnh thủng thẳng ghi lại từng ngày. Như là viết nhật kư. Đây là những bài thơ nho nhỏ về chuyện quê nhà. Nhưng bây giờ th́ gay rồi. Hôm qua chú công an khu vực đến chơi nhà, bỗng dưng chú cười hỏi: "Chào bác Phùng Cung, nghe nói dạo này bác lại viết thơ nữa à?". Chỉ câu hỏi vui thế mà làm ḿnh nổi da gà. Sợ quá. Tập thơ này toàn h́nh ảnh quê, ḿnh viết để giải khuây, không có "chuyện ǵ" trong đó cả. Nhưng nếu mà họ thu mất th́ tiếc lắm. Nên Quán cứ giữ hộ cho ḿnh cho chắc.”(...)

    Phùng Quán đưa cho tôi xem tập thơ chép tay. Tập vở mỏng, giấy học tṛ đen hùn. Trong đó mỗi trang chép một đến hai bài thơ, bài nào cũng ngắn, có bài chỉ hai ba câu, bốn năm câu giống như thơ Haiku của Nhật Bản, nét chữ Phùng Cung viết bằng bút ch́ rất nắn nót, hoa tay, nhưng không ghi tên tác giả. Tôi liếc bài thơ hai câu đầu tiên nhan đề là “Bèo”, bỗng nổi da gà: Thơ ghê quá, bất ngờ quá:

    Lênh đênh muôn dặm nước non

    Dạt vào ao cạn vẫn c̣n lênh đênh (...)

    Trên đường về lại Hồ Tây, tôi bảo anh Quán: “Anh để em giữ tập thơ này cho. Anh giữ cùng chưa chắc an toàn”. Anh Phùng Quán đồng ư. Thế là tôi mang vào Huế. (...)

    Tôi đă chọn hai chùm thơ Phùng Cung và đưa tập thơ viết bút ch́ của Phùng Cung cho nhà văn Nguyễn Khắc Phê, lúc đó là phó Tổng biên tập Sông Hương, sau này một giai đoạn là Tổng biên tập. Tạp chí Sông Hương năm 1988 đă hai lần giới thiệu thơ Phùng Cung với những bài như "Nghiêng lụy", "Bèo", "Người làng", "Chiếc lá rụng", "Cô lái đ̣", rút trong tập thơ chép tay bằng bút ch́ ấy. (...)

    Một lần nữ nhà văn Hà Khánh Linh ở Huế ra Hà Nội, anh Phùng Quán cũng dắt đến thăm nhà thơ Phùng Cung ở Bưởi. Buổi trưa hôm đó Phùng Cung, Phùng Quán và ông Nguyễn Hữu Đang mời cơm nữ sĩ Hà Khánh Linh. Tại bữa cơm ấy Phùng Cung cũng đưa cho Hà Khánh Linh một tập thơ chép tay như thế, nhưng viết bằng bút mực, chứ không phải bút ch́ (...) Mới hay, gửi cho bạn bè giữ hộ là cách “lưu trữ” thơ của Phùng Cung. Ông phải chép thành nhiều bản để đề pḥng bị mất"[6].


    Còn tiếp ...

  3. #2403
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 14

    ● Xuất hiện lại trên văn đàn

    Như vậy, lần đầu tiên Phùng Cung xuất hiện trở lại, là trên báo Sông Hương ở Huế năm 1988, với các bài thơ Nghiêng lụy, Bèo, Người làng, Chiếc lá rụng, Cô lái đ̣.

    Nguyễn Hữu Hiệu, hay về nước, đă gặp Phùng Cung và nhiều nhà văn NVGP. Ông đem bản thảo của Phùng Cung ra hải ngoại: Bài Dạ Kư được đăng lần đầu trên tạp chí Khởi Hành của Viên Linh[7] năm 1996, tiếp đó là Ván cờ khai xuân[8] và Pḥng tuyên truyền địa ngục[9].

    Năm 1995, nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin in tập Xem đêm của Phùng Cung, gồm 200 bài thơ, là nhờ Quang Huy: "Tập thơ Xem đêm được in ra có phần cổ vũ, trợ giúp không nhỏ về tài chính của ông Đang và sự nhiệt t́nh của ông Quán. Ngoài ra cũng phải kể đến sự quư trọng và can thiệp trong khâu kiểm duyệt bài của nhà thơ Quang Huy, giám đốc nhà xuất bản đồng thời là người viết tựa cho cuốn sách này"[10].

    Năm năm sau khi Phùng Cung qua đời, Lâm Thu Vân cho in tại hải ngoại, cuốn Phùng Cung truyện và thơ chưa hề xuất bản[11] gồm tập thơ Trăng ngục (35 bài làm trong tù, từ 1961 đến 1972) và 11 truyện ngắn (10 truyện mới và Con ngựa già của chúa Trịnh). Năm sau, sách tái bản dưới tựa Phùng Cung Trăng ngục[12] có thêm 74 bài thơ trích trong Xem đêm.

    Về tập Xem đêm, Nguyễn Hữu Đang viết: "Khi đón nhận nó với cái tên ngộ nghĩnh Xem Đêm, tôi nghĩ ngay đến một câu của thi hào cổ đại Horace như đă "ứng" vào trường hợp này: "Tôi sẽ không chết tất cả" (nguyên văn tiếng La Tinh Non omnis moriar, ngụ ư sau khi thi sĩ qua đời, tác phẩm của ông là một phần con người ông sẽ c̣n sống măi), Phùng Cung cũng hoàn toàn tin tưởng lạc quan ở sức sống lâu dài của thơ ông như Horace nghĩ về thơ ḿnh. Và cố nhiên bấy lâu ông hằng mong thơ ông chóng thoát ly bản thảo để sức sống kia được thử thách và cống hiến"[13].

    Thơ Phùng Cung in được là nhờ Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang, những người bạn "trong cuộc" và vài người "ngoài cuộc" như Quang Huy và nhóm Sông Hương ở Huế gồm Ngô Minh, Hà Khánh Linh và Nguyễn Khắc Phê ủng hộ. C̣n sĩ phu Bắc Hà th́ sao?

    Xem đêm ra mắt độc giả trong nước từ 1995. Về mặt giá trị văn học, thơ Phùng Cung không thua ǵ những tập thơ khác của các nhà thơ NVGP đă được in ra. Nhưng "giới sành thơ" ngoài Bắc không ai nhắc đến Phùng Cung. Từ điển văn học cũng không có mục từ Phùng Cung trong khi Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đ́nh Hưng, Phùng Quán, có. Phải chăng v́ Phùng Cung chưa bao giờ được chính thức "xoá án"? Chưa bao giờ được công khai "hồi phục" như những thành viên khác của NVGP ?

    Nhưng c̣n một lư do nữa, có lẽ quan trọng hơn: là mọi người ngại, không nhắc đến Phùng Cung, không phải v́ Xem đêm, mà v́ nội dung toàn bộ tác phẩm của Phùng Cung, dù chưa in ở trong nước, nhưng đă có nhiều người biết hoặc đă đọc qua.

    Cái khiến người ta ngại, chính là tư tưởng của Phùng Cung. Một tư tưởng độc đáo và ngược hướng với người cùng thời, kể cả các thành viên NVGP, trên nhiều địa hạt: Bảo tồn văn hoá, ḷng ái quốc, cách mạng mùa thu, kháng chiến chống Pháp, chiến tranh Nam-Bắc, t́nh nước và t́nh người.

    Chưa một nhà thơ, nhà văn nào dám đi xa như thế, viết những lời đả kích mănh liệt như thế về quốc ca, quốc thiều, về cách mạng mùa thu, về chính sách văn hoá của Đảng Cộng Sản, về những tín điều đă mê hoặc người Việt Nam trong suốt thế kỷ qua. Và đó là lư do chính khiến Phùng Cung bị 12 năm tù. Rồi khi được thả, ông vẫn bị gạt ra ngoài ṿng "chấp nhận" của nhiều người trong và ngoài đảng.

    T́m hiểu Phùng Cung là t́m hiểu ḍng tư tưởng yêu nước đối lập với các quan niệm chính thống và đi ngược lại niềm tự hào dân tộc cố hữu, nhưng là kim chỉ nam cho một dân tộc mới: sự chuyển giáo dục chiến tranh và giáo dục hận thù thành giáo dục hoà b́nh và giáo dục văn hoá.


    Còn tiếp ...

  4. #2404
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 14

    ● Phùng Cung và lớp chỉnh huấn Thái Hà

    NVGP bị dẹp cuối tháng 12/1956. Trong năm 57, mọi việc "b́nh thường" trở lại. Đến tháng 2/1958 sự thanh trừng mới bắt đầu với hai "lớp học" ở ấp Thái Hà.

    1- Trần Dần ghi trong nhật kư một số dữ kiện về Phùng Cung, trước ngày "đi học":

    27/2/58 PhCung: Tự dưng học hành đến nơi mà Liên Hiệp Hội lại cho PhCung nghỉ công tác. PhCung lo. Không hiểu sao. Có phải v́ các ông ấy sợ ḿnh ở đấy đâm lộ chuyện hay không? Hay là v́ cái "giả vía", các ông ấy mới cho ḿnh là cái thằng mất dậy? Đă mất dậy th́ thôi, không dậy cho nữa, để mà biết tay!

    Tôi hỏi PhCung xem cái "giả vía" ấy có ǵ?

    PhCung cười h́ h́, kể lại:

    - Cũng chả có ǵ h́... Có một chỗ ḿnh bảo là cái "đảng mạ", h́, nghiă là cái thứ mạ, ḿnh gọi là "đảng mạ", dùng tiếng quê vậy cho nó vui, h́... Lại có chỗ ḿnh định ca ngợi các đồng chí chuyên gia, th́ ḿnh cũng dùng tiếng quê, bảo là "các ông ấy béo mà phương phi như tây đoan", "cái đệm các ông ấy nằm mà bà con ta nằm th́ ngủ không biết khi nào trở dậy được", h́, ḿnh cứ nói tiếng quê vậy, để bà con nhân dân ta đọc cho nó vui... h́...

    Tôi lo dựng tóc gáy:

    Anh viết thế mà anh bảo là tiếng quê! Anh có bị đánh mất xác cũng không oan...

    Về sau tôi hỏi HtLinh [14] Linh bảo:

    - Cái thằng, nó cứ có cái lối thế. Nó cho rằng viết phải đả cái ǵ một tí th́ mới oai. Anh em khỏi cười.

    - Ai bảo nó thế?

    - Ấy thế mới khỉ!... Nó cứ nghĩ như thế cơ chứ![15]

    Vậy, trước lớp Thái Hà, Phùng Cung vẫn sáng tác đều và vẫn châm biếm Đảng.

    2- Phùng Hà Phủ viết: "Cũng khoảng thời gian này,[16] bố tôi bị đ́nh chỉ công tác để làm kiểm thảo. Bố tôi ít đến cơ quan và chỉ viết ở nhà, một số bạn thân của bố tôi thường lui tới như Trần Dần, Hoàng Cầm, Đặng Đ́nh Hưng..."[17]

    3- Phùng Quán cho biết về những truyện ngắn Phùng Cung viết trong thời kỳ này:

    "Anh c̣n một tập truyện ngắn, đâu như tám truyện th́ phải, cũng một ḍng "ngựa, voi", chưa kịp ra mắt bạn đọc th́ đă bị cái khách quan khắc nghiệt "bảo lưu" cùng với tài năng của tác giả. Truyện nào viết xong anh cũng đưa tôi đọc. Truyện nào cũng làm tôi say mê v́ vẻ đẹp của ngôn từ. Cái kho ngôn từ dân dă của anh dường như vô tận. So với tất cả văn xuôi của tôi đă in ra, tôi có cảm giác ḿnh là người nước ngoài viết tiếng Việt"[18].

    Tóm lại, từ tháng 12/1956, khi NVGP bị đóng cửa, đến tháng 5/61, khi Phùng Cung bị bắt, ông vẫn sáng tác và các bạn đều đọc. Theo Tô Hoài, bài Dạ Kư lúc bấy giờ đă nổi tiếng lắm[19].

    4- Phùng Cung là đảng viên, vào đảng ở Việt Bắc, chưa rơ năm nào. Vậy ông phải đi cả hai lớp chỉnh huấn Thái Hà. Tuy nhiên chưa bị tội nặng, v́ ở lớp này, Hoàng Cầm, Lê Đạt đều "bao che" Phùng Cung, một nhà văn trẻ. Hoàng Cầm viết trong bài "tự thú" như sau: "Tôi đi động viên Phùng Cung viết chuyện, và khi Phùng Cung viết "Con ngựa già của Chúa Trịnh" đưa tôi xem bản thảo đầu tiên, tôi có góp ư kiến vào việc diễn tả: "Chỗ con ngựa vào cung Vua, nên tả cho đáng ghét hơn". Khi Phùng Cung đưa bản thảo lần thứ hai, tôi chữa văn và thêm nhiều câu diễn tả cảnh đẹp, diễn tả con ngựa càng ngày càng béo"[20].

    Lê Đạt viết: "Tôi lại viết “lời toà soạn” cho chuyện “Con ngựa già” của Phùng Cung đả kích và vu khống lănh đạo văn nghệ không chú ư đến các nhà văn trẻ".[21]

    Hai lời "thú nhận" trên đây chứng tỏ Hoàng Cầm, Lê Đạt trong lớp Thái Hà, nhận ḿnh chủ mưu, Phùng Cung chỉ là đàn em.

    5- Về Thái độ của Phùng Cung ở Thái Hà ấp, Trần Dần ghi:

    29/4/58 Phùng Cung

    - Nhục lắm. Mẹ nó. Ḿnh xin về nhà có được không nhỉ? (...) Có nên xin ra biên chế không? Tôi nh́n PhCung, ái ngại cho anh quá. Đâu như trong khi học tập, anh ta "hỗn" quá, bị đuổi khỏi lớp làm sao ấy... Tôi khuyên anh, rằng nên đầu hàng đi; rằng chỉ có một con đường, "họ" là chân lư, ḿnh đầu hàng, là phải; rằng không nên xin ra biên chế, lúc này việc ấy có thể là một sự tiến công của tư tưởng thù địch; rằng không nên coi là nhục, oan ức ǵ nữa, mà cứ nghĩ lại xem tổng cộng cái bồ chữ ḿnh đă chửi vào lănh đạo nó to như thế nào, c̣n oan và nhục ǵ nữa? PhCung xem ư không thông ǵ lắm. Tôi thấy khổ! Một con người có cái gan "tử v́ đạo" là PhCung, than ôi, cái đạo anh định chết v́ nó chính là cái đạo phản cách mạng, sao mà anh chưa tỉnh ngộ ra hử anh?"[22]

    Tại lớp Chỉnh huấn Thái Hà, Phùng Cung đă có thái độ cứng rắn, không đầu hàng, "tử v́ đạo" như Trần Dần ghi.


    Còn tiếp ...

  5. #2405
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 14

    6- Về t́nh trạng tự kiểm thảo của mọi người sau lớp Thái Hà, Trần Dần ghi:

    Ngày 7/5/58 Kiểm thảo sáng tác. Đảng đoàn HNVăn để cả một tuần này, để cho Nhân Văn viết lại cái phần kiểm thảo sáng tác! Theo như đồng chí NxSanh[23] nói, th́ tuần trước, phần đó viết chưa sâu, v́ thiếu thời giờ, th́ tuần này viết lại cho kỹ. Mà phải viết sao cho có thể dùng in công khai được. Sau khi mọi người đă nộp cái của quốc cấm, nghiă là cả một đống những Nhân Văn Giai Phẩm rồi, th́ tập trung ở cả một pḥng, viết kiểm thảo (...) Anh nào anh nấy lăn vào viết.

    Lắm h́nh dung từ, lắm tiếng tự phê dao búa! (...) Tôi cũng không kém. Bao nhiêu h́nh dung từ phản cách mạng, phản động, phản Đảng, phản bội, chống chế độ, xét lại, tờ-rốt-kít. Không c̣n thiếu chữ ǵ. Giặc bút, viên đạn xét lại, mũi tên độc địa của chủ nghĩa cá nhân đồi trụy, chủ nghĩa vô chính phủ và đầu óc làm phản v.v... Tôi sáng tác thêm nhiều chữ nữa để mà miêu tả chân tướng ḿnh, cho nó hết ḷng một thể. Chắc các đồng chí lănh đạo đọc một loạt kiểm thảo bọn tôi lần này th́ phải bựt cười lắm đấy! "Trước kia th́ nói nhẹ chúng cũng không nghe. Bây giờ th́ chúng lại c̣n tự sỉ vả gấp triệu lần sự phê b́nh của lănh đạo!"[24]

    7- Về h́nh phạt và tâm trạng chung, Trần Dần ghi:

    Ngày 12/5/58, T́nh h́nh :

    Cuộc đấu tranh cứ lộn đi lộn lại từ B[25] sang A[26] lại A sang B, báo chí cứ xoay đi xoay lại măi, cứ như một cái nồi khổng lồ của vô sản chuyên chính, ninh đi ninh lại cho nó dừ cái chủ nghiă xét lại ra.

    Tôi chịu cái h́nh phạt ấy, nhẫn nại và đau khổ. H́nh phạt của một người bị bung dừ. Không c̣n cách nào. Đây không phải là một sự trừng trị cá nhân; mà đây là "chúng ta" trừng trị một phong trào, một trào lưu tư tưởng của chủ nghiă xét lại ... Tôi vừa là một tội nhân. Vừa phải cố tách ḿnh ra, làm một đao phủ thủ, hành hạ cái chủ nghĩa xét lại có thực trong tôi và đám Nhân Văn"[27].

    8- Về sự phải tố bạn để thoát thân, Trần Dần kể:

    21/5/58 "Thực ra, trước khi HCầm báo cáo, tôi dự định là giữ VCao và ĐđHưng lại, như là "giữ một nửa thành phố, chỉ đầu hàng một nửa" (...). Nên báo cáo tổ, bị hỏi, bị dồn, bị truy nữa, tôi vẫn giấu quanh, không chịu thúc thủ cái một nửa thành phố đó! Đến lúc HCầm báo cáo, tức HCầm "rendre"[28] hai ông bạn quư đó rồi. PhVũ lên tố thêm VCao. LĐạt th́ chỉ xác nhận, tố thêm tí tỉnh, c̣n bao che ĐdHưng nhiều. Hơn nữa, qua báo cáo HCầm và LĐạt, th́ tôi "được" đưa lên mũi nhọn, "được" hội trường chờ đợi rất ghê!

    Băo lúc ấy chầu chực trên đầu lâu tôi!

    Tôi phải tính kế, vừa thoát thân, vừa thoát cho 4 thằng đang bị dồn đánh ghê gớm (TD, HC, LĐ, TPh)[29] vừa để sao cho VCao, ĐdH hiểu ḿnh, qua cái ư ngầm của bản báo cáo!

    Cụ thể, tức là tôi nghĩ rằng: "Bây giờ chỉ c̣n con đường duy nhất, là đầu hàng Đảng. Không có con đường khác. Mà đă hàng th́ hàng thực sự, về sau mới thực sự trời êm bể lặng được. Thế nào là hàng thực sự? Hàng thực sự là: mỗi người phải ra mà gánh lấy cái phần băo, do chính trách nhiệm ḿnh gây ra! 4 thằng đang chịu cái trận băo đó rồi, c̣n hai ông anh VCao, ĐdHưng th́ xin nhờ đến vai hai ông, mang vác lấy cái phần của các ông! (...)

    Thực tế đă chứng minh cho giá trị chủ trương đó. Quả nhiên: ngay trong lớp học, băo cũng đă ngàn đi dần dần trên đầu 4 thằng, và sau khi chuyển mạnh sang đầu 2 thằng kia ít bữa, rồi nó cũng ngàn đi.

    Đến sau lớp học nữa, thằng nào cũng đều được sống trong một không khí được giải vây tương đối dễ thở. Với thời gian chắc nó sẽ càng dễ thở hơn.

    Chỉ có cái là trong bộ 6[30] th́ có một sự phân hoá của trách móc, hằn thù... HCầm có vẻ khổ! LĐạt tự cho ḿnh là oai nhất, "đúng nhất, vừa mức nhất, không vấy cho ai!", LĐạt cho tôi là "quá mức!", ĐdHưng th́ kẻ cả: "Tất nhiên có chuyện đó, nhưng đă thuộc lịch sử rồi. TPhác khó hiểu, vừa ghét HCầm, vừa ghét VCao mà vẫn nối lại một phần, c̣n đối tôi th́ lại bảo là: "anh ghê nhất, anh giỏi nhất!"[31]

    Đoạn nhật kư Trần Dần trên đây và đoạn Hoàng Cầm kể lại trong băng ghi âm về buổi "báo cáo điển h́nh" hơn 10 tiếng đồng hồ của ông tại Thái Hà ấp, hoàn toàn ăn khớp với nhau. Trần Dần giải thích tại sao phải đầu hàng trước hệ thống cưỡng bách thẩm vấn, cho biết điều kiện viết những bản tự thú và sự bắt buộc phải tố bạn để cứu ḿnh. Trần Dần đă vạch trần chế độ toàn trị trong vài hàng nhật kư: Sự tan nát t́nh bạn và sự giẻ rách hoá con người.


    Còn tiếp ...

  6. #2406
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 14

    ● Phùng Cung bị bắt

    1- Trần Duy viết:

    "Chính việc anh Phùng Cung bị bắt làm tôi rất lo sợ và đau buồn, v́ Phùng Cung không tham gia Nhân văn ngoài bài viết "Con ngựa già của Chúa Trịnh" nhằm vào một nhân vật có tên tuổi trong Hội Nhà Văn (Nguyễn Tuân). Nhưng v́ anh Phùng Cung có một số bài viết đầu tay đă chuyển cho một số đàn anh xem để biết, rồi không hiểu bằng cách nào đó những bản thảo ấy lại vào tay lănh đạo (tôi không được đọc những bài viết ấy) (...)

    Tôi nhớ một cuộc họp tại trụ sở Hội Nhà Văn ở đường Nguyễn Du năm 1957 dưới sự chủ tọa của Hà Minh Tuân, Nguyên Hồng … người đến họp có đông văn nghệ sĩ, trong đó có Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Dần …, qua những câu hỏi, những lời xác minh của các anh Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Dần th́ đúng Phùng Cung là tác giả của những bài viết kể trên, và như vậy bản án đă úp lên đời Phùng Cung một tội trạng.
    Tôi c̣n nhớ câu của Nguyên Hồng nói sau khi kết thúc buổi họp: "Các anh lúc b́nh thường đối xử với nhau có vẻ trí thức lắm, nhưng lúc có sự việc xảy ra th́ các anh đối xử với nhau không bằng lũ chăn trâu!". Ra đến cổng anh Nguyên Hồng vỗ vào vai tôi và bảo: "Đă biết sợ chưa!".

    Quả t́nh tôi rất sợ, tất nhiên sợ về pháp luật là chính nhưng sợ hơn nữa là nhân tâm con người, sự tàn nhẫn của những con người đă bán rẻ nhân phẩm của ḿnh để tự cứu ḿnh, giẫm lên sinh mạng của những người khác để tự thoát thân"[32].,

    Theo Trần Duy, Phùng Cung bị tố năm 1957 và Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Dần là ba người tố. Nhưng so sánh với những tài liệu khác, không thấy nơi nào ghi 1957 có việc tố Phùng Cung.
    1957 là năm tương đối yên tĩnh.
    1958, tại lớp chỉnh huấn Thái Hà, Hoàng Cầm và Lê Đạt c̣n cố "gỡ tội" cho Phùng Cung. Vậy việc tố Phùng Cung, nếu có, phải xẩy ra vào khoảng 1960-1961, trước khi ông bị bắt, bị tịch thu bản thảo. Tóm lại Trần Duy đă nhớ nhầm năm.

    2- Phùng Hà Phủ viết:

    "Một buổi sáng như thường lệ, khi mẹ tôi đi làm (lúc đó hai anh em tôi c̣n nhỏ, chưa đến tuổi đi học), th́ ở nhà, căn hộ mà gia đ́nh tôi ở bị công an mang xe ô tô đến vây bắt khám xét. Sau khi khám nhà và tịch thu toàn bộ sách vở, tài liệu, bố tôi bị đưa ngay vào giam ở nhà tù Hỏa Ḷ (Hà Nội). Đó là tháng 5/1961. Kể từ ngày đó măi cho đến thời gian chuẩn bị kư hiệp định Paris (1973), tức là 12 năm sau, bố tôi mới được tha về nhà. Thời gian đầu bố tôi bị giam ở Hỏa Ḷ (Hà Nội), sau đó đưa lên Bất Bạt (Sơn Tây), rồi Yên B́nh (Yên Bái), Phong Quang (Lào Cai)".

    "Bố tôi bị bắt và giam giữ nhưng không có án mà gọi là đi tập trung cải tạo (...)

    Sau này lúc măn hạn tù, mẹ tôi mới biết bố tôi luôn là đối tượng bị giam cấm cố trong xà lim, bị hạn chế tôi đa tiếp xúc với thân nhân.


    Nhớ lại theo bố tôi kể "khi xẩy ra chuyện", buổi sáng đó bố tôi được triệu tập tới cơ quan để họp. Đến nơi thấy mọi người xung quanh đều có ư lảng tránh ḿnh, thậm chí không dám mời nhau uống chén nước. Ngay cả những bạn rất thân và thường lui tới nhà cũng t́m cách lánh mặt. Ngay sau đó bố tôi bị đem ra kiểm điểm trước cuộc họp, mà thực chất gần như một buổi đấu tố thời "cải cách" của Liên Hiệp Hội Văn Học Nghệ Thuật (gồm cả đại diện bên văn nghệ quân đội).

    Chủ tŕ cuộc đấu tố gồm các ông Vơ Hồng Cương, Nguyễn Đ́nh Thi, Chế Lan Viên, Hoài Thanh ... Cảm tưởng đau xót và ngỡ ngàng nhất đối với bố tôi là những bạn thường ngày chơi thân với bố tôi như vậy đều tham gia vào việc "đấu tố". Ngày hôm đó, ông Trần Dần là người đứng lên "tố" để hai ông Lê Đạt và Hoàng Cầm làm chứng dối.
    Tội chính mà bố tôi bị "tố" là mang ḷng hận thù cách mạng sau cái chết của bố ḿnh. Lôi kéo người khác cùng về hùa để lăng mạ lănh đạo và c̣n viết nhiều chuyện chưa in khác - Tất cả nội dung đều tập trung vào lănh tụ và Đảng Cộng Sản như: Dạ kư, Chiếc mũ lông, Quản thổi, Kép Nghế ... Việc bố tôi bị bắt sau đó là do tham gia làm báo Nhân Văn nhưng theo mẹ tôi c̣n nhiều lư do khác nữa (...)

    Từ ngày ra tù bố tôi sống như người bị câm, hầu như không quan hệ với ai ngay trong các bạn văn quen biết cũ. Những người trực tiếp "tố" bố tôi ngày xưa đều cảm thấy hối hận về việc làm của ḿnh và xin lỗi bố tôi."[33]

    Phùng Hà Phủ, không ghi rơ ngày "xẩy ra chuyện" -khi đó hai anh em mới 4 và 2 tuổi- chỉ ghi lại những ǵ trong kư ức nghe cha mẹ kể lại. Buổi đấu tố này, những người chủ tŕ khác với buổi Trần Duy kể lại, nhưng có những chi tiết đúng như Nguyễn Hữu Hiệu viết trên báo Khởi Hành.

    3- Nguyễn Hữu Hiệu viết:

    "Theo lệ thường, mỗi năm, hội viên Hội Nhà Văn phải viết bá cáo, tự thuật, tự đánh giá ḿnh đọc trước lănh đạo.

    Trong đợt học tập cuối năm 1960, tổ học tập gồm bọn bốn người cứng đầu kia[34]bị trực tiếp đặt dưới quyền tổ trưởng Vơ Hồng Chương[35]. Trong đợt học tập này T.D.[36] được lănh đạo viết bản tố cáo dài gần 40 trang viết tay chữ nhỏ như kiến. Phùng Cung bị đấu hai buổi trước đông đảo văn nghệ sĩ tại trụ sở Hội Nhà Văn; bị tố cáo là tên phản động ngoan cố nhất của "Nhân Văn Giai Phẩm".

    Chế Lan Viên, cuối cùng, mới đứng lên đề nghị phải lập tức điều công an đến khám nhà và bắt Phùng Cung.

    Nỗi đau nhục bị phản bội chưa qua th́ họa khám nhà đă đến.Ngày 19 tháng Chạp năm Canh Tư 1960 [tức là ngày 4/2/1961] công an vây kín ngơ, xồng xộc vào nhà, lục soát, dầy xéo lung tung, tịch thu toàn bộ bản thảo gồm trên ba chục truyện ngắn và rất nhiều thơ. Phùng Cung bị đưa vào Hỏa Ḷ Hà Nội.

    Sau đó, ông bị đưa đi biệt giam qua các trại Bất Bạt (Sơn Tây), Yên B́nh (Yên Bái), Bảo Thắng (Lào Kai) từ đầu 1961 đến cuối 1972. Suốt trong mười một năm bị biệt giam, Phùng Cung bị lao nặng và nhiều bệnh trầm kha khác. Khi được phóng thích ông vẫn bị quản chế rất chặt tại địa phương.(...)

    Khi làn sóng Dân chủ đích thực -giấc mơ đời của Phùng Cung- dâng lên đe dọa nhận ch́m Liên Xô "Thành đồng của Cách Mạng" th́ Phùng Cung không được làm "bất cứ việc ǵ liên quan đến chữ nghĩa" kể cả việc làm gia sư.
    Đều đặn hàng tuần công an đến nhà thăm hỏi sức khoẻ, ngồi ́ trong nhà khiến không ai dám bén mảng tới. Đông Âu sụp đổ, h́nh thức quản chế cũng theo đà "đổi mới" theo, nghiă là công an vẫn đến thăm hỏi như xưa nhưng nhẹ nhàng và ít thường xuyên hơn. Hiện Phùng Cung đang sống lây lất với gia đ́nh tại một căn nhà âm u, lụp xụp tại vùng Quần Ngựa ngoại thành cũ"[37].

    Nguyễn Hữu Hiệu viết rất rơ ràng, đúng trật tự lô-gíc, chắc chắn ông đă nghe Phùng Cung kể lại. Tóm lại, có 2 buổi đấu tố Phùng Cung cuối năm 1960, Trần Duy được dự buổi có Hà Minh Tuân và Nguyên Hồng chủ tŕ.


    Còn tiếp ...

  7. #2407
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 14

    Hoàng Cầm kể chuyện Phùng Cung

    Trong băng ghi âm, Hoàng Cầm nói về việc Phùng Cung bị bắt như sau:

    Theo tôi, trong truyện Con ngựa già của chúa Trịnh, Phùng Cung ám chỉ một số người, như Nguyễn Công Hoan, Chính Hữu, Nguyễn Đ́nh Thi ... trước kia có tài, bây giờ đi hầu hạ một cách đê tiện, chẳng khác ǵ con ngựa kéo xe cho bà Phi, ông Chúa. V́ bài đó, Phùng Cung mua sự căm ghét của những người mà anh ám chỉ. Truyện này không phải anh chủ ư đem đăng ở Nhân Văn, mà hoàn toàn là do tôi, v́ anh quư mến tôi nên những ǵ viết xong anh thường đem cho tôi đọc và sửa. Việc đăng bài ở Nhân Văn là hoàn toàn do tôi.

    Sau vụ NVGP, năm 1958, mọi người đă đi cải tạo đợt đầu rồi, nhưng người ta vẫn cho Phùng Cung làm việc ở Hội Nhà Văn, chứ không đuổi. Chỉ cho làm việc lặt vặt quét dọn nhà cửa, rửa ấm chén ... với lương nhân viên hành chính độ 40 đồng.

    C̣n hai anh Trần Dần và Lê Đạt, sau khi đi chăn ḅ ở Chí Linh với Tử Phác và Đặng Đ́nh Hưng về, năm 1959 chưa được cơ quan sắp xếp đi lao động chỗ khác, nhưng bắt buộc mỗi buổi sáng phải đến Hội Nhà Văn. Có Phùng Cung ở đấy, họ lại hội họp tṛ chuyện. Mà ba ông này thảo luận văn nghệ, th́ có khi họ nói to, ví dụ anh Phùng Cung cứ chê cái thứ văn giẻ rách của hai ông Nguyễn Đ́nh Thi, Hoàng Trung Thông, cả hai đều là lănh đạo Hội Nhà Văn. V́ vậy họ thù. Ông Nguyễn Đ́nh Thi lúc ấy là tổng thư kư, ông ghét cay ghét đắng Phùng Cung.

    Sau khi đóng cửa Nhân Văn đến năm 1960, anh viết được độ 20 truyện ngắn[38], tôi đọc khoảng 10 truyện, tất nhiên không sắc nước bằng Con ngựa già của chúa Trịnh, nhưng đều có những nét rất đặc biệt, mang tâm trạng bi phẫn. Lại có truyện rất humour, trào lộng và sâu sắc. Tôi và Lê Đạt mượn độ dăm ngày rồi trả lại, riêng anh Trần Dần mượn hơn một tháng.
    Thế mà không hiểu làm sao, hai ông Nguyễn Đ́nh Thi và Hoàng Trung Thông lại biết là anh vẫn viết văn chửi chế độ. Theo Phùng Cung, th́ chính hai ông này gửi công văn sang Sở Công An Hà Nội, bảo Phùng Cung là phần tử xấu, nhờ Công An xử lư cho nghiêm. Phùng Cung nói với tôi: "Hai thằng khốn nạn, khi tôi làm thư kư công đoàn, tôi lo cho tất cả mọi gia đ́nh anh em, sao nó nỡ đối xử với ḿnh như vậy!" Tôi bảo: "Chắc nó ghét cậu chứ ǵ!"

    Công an bịa chuyện có đơn khiếu nại của một thiếu nữ hàng xóm bị anh hăm hiếp, nên họ gọi anh lên để điều tra. Có lệnh khám nhà, bắt và tịch thu toàn bộ bản thảo, bản nháp các tác phẩm của anh. Tóm lại, chỉ có ba người mượn đọc là tôi, Lê Đạt và Trần Dần, mà tại sao anh bị bắt.

    Sau này tôi nghe chị Thoa, vợ anh kể lại: Anh vẫn khăng khăng nghĩ như thế suốt măi đến sau này, tức là trong 30 năm trời, anh cho rằng Trần Dần đă đem nộp tập truyện ngắn của anh cho Ban Tuyên Huấn hay Bộ Công An. V́ thế các ông Thông và Thi mới biết và làm công văn gửi Bộ Công An nên anh bị bắt. Anh rất thù Trần Dần.

    Tôi nói thế nào cũng không nghe, anh luôn luôn trả lời: "Ông đừng nhắc chuyện ấy với tôi, tôi không muốn nghe đến cái tên ấy nữa, thằng bán bạn, thằng phản bạn". V́ Trần Dần giữ một tháng mới trả, rồi anh bị bắt, nên anh nghi, anh nghĩ ra thế thôi, chứ c̣n Trần Dần có làm ǵ hay không th́ làm sao ai biết được. Riêng tôi và Lê Đạt đều nghĩ rằng Trần Dần không thể làm cái việc như thế, v́ có làm như thế cũng không gỡ lại được những kỷ luật mà người ta đă giáng xuống đầu anh. Những nghi ngờ nó gậm nhấm tâm hồn anh Cung, anh khổ quá nên anh gần như có lời nguyền là không bao giờ anh gặp lại Trần Dần nữa, lời nguyền đó anh nói với vợ anh.

    Khi anh bị giam, tôi không dám viết thư v́ sợ quản giáo kiểm soát, để phân trần cho Trần Dần. Tôi biết anh không nghi cho tôi, v́ tính nết tôi anh quá hiểu, khi làm thư kư công đoàn, anh đă giúp đỡ vợ chồng tôi nhiều lắm, chính anh làm đơn cho tôi có hộ khẩu ở Lư Quốc Sư. Tôi chỉ nhắn chị Thoa mỗi lần lên thăm anh, nói hộ rằng: "Tôi đă hỏi anh Dần, anh ấy bảo là ḿnh đọc rất chậm, có khi nghiền ngẫm 2, 3 ngày một truyện, mà anh ấy viết có phải để in ấn ǵ đâu, nên ḿnh không vội, chứ không cho ai mượn cả. Vậy Cung đừng nên hiểu làm như thế mà anh em thù ghét nhau vô lư lắm, tôi nhờ chị ấy nói thế".

    Nhưng về chị ấy kể: "Anh vẫn khăng khăng, chuyện này không thể tha thứ được, Trần Dần với tôi là kẻ thù rồi, anh Cầm đừng thanh minh vô ích".


    Còn tiếp ...

  8. #2408
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 14

    Đến khi được về, anh vẫn thế, anh bảo: "Dù anh Trần Dần không phải như thế, nhưng cái chuyện kia nó đă ăn vào đầu tôi rồi, tôi yêu cầu anh đừng nhắc đến nữa, càng nhắc càng gợi sự đau ḷng". Thế là tôi không dám nhắc đến nữa. Trong anh em có ǵ mâu thuẫn với nhau, như Văn Cao và Lê Đạt, có lần mâu thuẫn với Đặng Đ́nh Hưng về vấn đề văn nghệ, tôi luôn t́m cách giảng hoà, nhưng lần này, trong 30 năm, tôi không làm được.

    Măi đến lúc sắp kỷ niệm ông Đang 80 tuổi, tất cả anh em xúm lại, cùng họp nhau ở nhà Phùng Quán bên cạnh Hồ Tây, th́ lúc bấy giờ Phùng Cung mới đưa tay bắt tay Trần Dần: "Thôi thế nhé Dần, thôi không có chuyện ǵ với nhau nữa nhé!" Trần Dần chỉ nói: "Không phải lỗi tại tôi". Nhưng Phùng Cung không thân với Trần Dần được nữa nên cũng không đi lại. Phùng Cung ở gần nhà ông Đang, kết nghĩa anh em, v́ cùng đi tù, tôn ông là anh cả, Phùng Cung, rồi đến Phùng Quán, là ba anh em kết nghiă.

    Khi anh bị đi tù, chị Thoa lên thăm trên trại giam, từ Lào Cai phải đi thêm 40 cây số nữa, rồi rẽ đường rừng 10 cây số mới đến chỗ anh ở. Hai lần đầu nhất định không tiếp, anh đóng vai tàn nhẫn, cố ư để người vợ trẻ đẹp, trung hậu của anh phải giận, phải nản chí mà về đi lấy chồng khác. Khi về chị kể lại, th́ tôi khuyên: Anh phẫn chí mới làm như thế, lần sau lên thăm, chị xin quản giáo cho phép ở lại, làm việc ǵ cũng được, miễn là được gặp chồng.

    Chị nghe tôi, lần sau chị xin quản giáo cho ở lại, chờ 2 ngày, th́ anh phải tiếp, nhưng anh khuyên vợ: "Em nên về nhà nuôi con, lập lại cuộc đời v́ anh đi tù không biết ngày nào ra, có khi chết trong tù". Chị bảo: "Em quỳ xuống chân anh ấy em khóc, anh đừng nghĩ như thế, anh đă bị như thế này th́ cố gắng làm việc, theo đúng kỷ luật, rồi thế nào cũng có ngày về." Nhưng anh ấy kiên quyết: "Em về lấy chồng đi!"

    Nhưng chị ấy cứ kiên tŕ lên thăm, vài lần sau, anh ấy mới thuận, vợ chồng lại chuyện tṛ âu yếm như trước.

    Đến khi được về, sau này anh kể với tôi: Ḿnh bị giam trong rừng thuộc huyện Hoàng Xu Ph́, trong suốt 12 năm, không một ngày nào trông thấy mảnh trời xanh, v́ ở rừng, chỉ thấy trời âm u qua kẽ lá. Đến khi được về, ra đến đường cái, bấy giờ mới biết mảnh trời xanh, anh như người bị mê sảng, mất phương hướng, mặc dù trời nắng, người anh run lên, không biết đây là đâu, lạc cả hồn đi, không biết ḿnh ở thế giới nào.

    Tôi nhớ anh được về vào năm 1972 th́ phải, B52 đang đánh Hà Nội trong 12 ngày. Anh về Hà Nội vắng ngắt, đèn pḥng thủ lờ mờ, đèn báo động, về đến nhà cửa khoá không biết vợ con sơ tán ở đâu. Đêm ấy anh phải ngủ ngoài hiên và dự trận B52 ném bom ầm ầm.

    Hôm tôi và bà vợ xuống thăm, chị khóc gọi: "Anh Cung ơi, anh Cầm, chị Yến xuống thăm ḿnh đây này!" Tôi chưa nh́n thấy anh, không phải v́ mắt tôi cận thị mà v́ cái pḥng tôi tối, không biết anh đứng đâu, mà chị Cung lại gọi, th́ hoá ra, khi định thần lại, tôi thấy anh đứng trong góc nhà, ngay cạnh tủ chè, kề bức tường. Một bóng ma!

    Người nhợt nhạt, anh nói thều thào như sắp chết. Tôi phải hỏi lại chị: "Cô Thoa ơi! Chú ấy nói ǵ đấy?" Chị Thoa trả lời: "Em cũng chả nghe rơ đâu, nh́n mồm th́ em đoán là anh ấy nói rất vui trông thấy anh chị xuống thăm!" Tôi chạy lại ôm hai cánh tay anh, thương vô cùng, người đúng như một hồn ma, gầy g̣, sờ thịt nhăo ra, đi lần từng bước, không nói được một câu nào cho ra lời. Nếu tôi không đăng bài Con ngựa già của chúa Trịnh, trên Nhân Văn th́ anh đâu đến nỗi này!"[39]


    Còn tiếp ...

  9. #2409
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 14

    ● Lệnh bắt Phùng Cung

    Tổng hợp những thông tin của Hoàng Cầm, Phùng Hà Phủ, Nguyễn Hữu Hiệu và Trần Duy, chúng ta có thể h́nh dung các sự kiện đă xẩy ra như sau:

    Việc Phùng Cung nghi Trần Dần sẽ măi măi là một nghi vấn khó giải đáp, trừ khi có những tài liệu mới. Nhưng không loại trừ khả năng lănh đạo biết việc này từ một nguồn tin khác. Hoàng Cầm không nhắc đến hai buổi học tập đánh Phùng Cung, có lẽ ông tránh kể lại việc này.

    Tóm lại, có thể tóm tắt sự kiện như sau:

    Lănh đạo biết việc Phùng Cung viết văn chống Đảng. Một mặt, giao cho Nguyễn Đ́nh Thi và Hoàng Trung Thông chính thức yêu cầu công an Hà Nội bắt. Một mặt, giao cho Chế Lan Viên tổ chức các buổi hội thảo đánh Phùng Cung. Vậy, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông và Nguyễn Đ́nh Thi, ba người ghét Phùng Cung, đều được Tố Hữu ra lệnh tổ chức bắt Phùng Cung.

    Trong đợt học tập cuối năm 1960, T.D. tức Trần Dần, được chỉ định viết bản tố cáo dầy gần 40 trang, (Trần Dần từng xác nhận việc bắt buộc phải khai các bạn, để thoát). Sau bài tố của Trần Dần, Hoàng Cầm và Lê Đạt, phải đứng lên phụ họa, xác định các tác phẩm mà Phùng Cung viết trong mấy năm qua ngụ ư chống đảng là có thật.

    Nhưng bi kịch này có thể đă được dàn dựng trước, v́ những yếu tố sau:

    1- Sau lớp Thái Hà, Phùng Cung vẫn tiếp tục sáng tác và tụ họp với Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt. Thái độ ngông nghênh này làm gai mắt lănh đạo. Nguyễn Hữu Hiệu viết:

    "Quả thật sau đợt học tập này, những anh em "Nhân Văn" hầu hết đều không dám qua lại nhà nhau, có chạm mặt ở cơ quan cũng không dám chào hỏi nhau, len lén cúi đầu sợ sệt. Riêng có bọn "chúng nó bốn thằng" là Phùng Cung, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt vẫn bất chấp, ngang nhiên quấn quưt, trao đổi văn chương, chuyện tṛ rôm rả, nhất là khi gặp nhau tại trụ sở Hội Nhà Văn 84 Nguyễn Du. Thái độ ngông nghênh này làm gai mắt lănh đạo. Khi nào Công an chịu bỏ qua?"[40]

    2- Bài Dạ Kư đă "nổi tiếng" lắm trong giới văn học và công an lúc đó. Tô Hoài viết:

    "Nghe nói Phùng Cung hay chén chú chén anh với đám Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, được phong chức "tay truyện ngắn hay nhất Đông Dương". Chắc là ở chiếu la đà với nhau, ăn nói càng ganh nhau, ngổ ngáo, bạt mạng. Đương viết tập Dạ Kư đă nghe đồn là tài lắm, dữ lắm"[41].

    3- Cuối 1960, khi Phùng Cung bị gọi lên kiểm thảo, bộ ba Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt đă bị đánh tan nát rồi. Trần Dần, Lê Đạt, phải đi chăn ḅ, chăn trâu, bị cách ly, bị coi là "hai tên nhà thơ phản động nhất nước". Trong hoàn cảnh ấy, liệu họ có quyền từ chối khi được lệnh phải tố Phùng Cung hay không?

    4- Việc tố này, chẳng qua là một sự dàn cảnh, để cho mọi người thấy rơ "bộ mặt tồi tệ của bọn Nhân Văn", "bọn chúng tố cáo lẫn nhau", để Chế Lan Viên có cớ ra lệnh khám nhà và bắt tên phản động ngoan cố nhất của Nhân Văn Giai Phẩm".

    5- Chế Lan Viên đă đóng đúng vai tṛ Tố Hữu trong việc bắt Trần Dần, nhưng một cách "đường đường chính chính", không ám lậu như Tố Hữu.

    6- Ba người nắm hồ sơ và hoạt động đắc lực nhất trong vụ thanh trừng NVGP là Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông và Đào Vũ. Nhưng Chế Lan Viên khôn khéo hơn hai người kia, không viết bài đánh nên không có văn bản "để đời".

    7- Chế Lan Viên thù Phùng Cung v́ bài Dạ Kư, trong đó Phùng Cung vẽ biếm họa một số chân dung văn học, đặc biệt bốn vị "tứ bất tử": Tố Hữu, Chế Lan Viên, Hoài Thanh và Nguyễn Đ́nh Thi, lại có thêm "đương kim vô địch khôn" Tô Hoài, tuy Phùng Cung châm biếm cả các bạn đồng hành Quang Dũng, Văn Cao, Hoàng Cầm, Lê Đạt.


    Còn tiếp ...

  10. #2410
    Tran Truong
    Khách

    Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc _ Thụy Khuê _ Chương 14

    8- Chế Lan Viên không thể thích bức chân dung "nhà thơ giả thiểu số" chuyên dùng khoa "Phật vận" tức là "lấy tiếng chó làm chuẩn để cân đong đánh giá sự gian ngay" mà Phùng Cung viết về ḿnh. Bài Dạ Kư đối với bốn vị lănh đạo văn nghệ "tứ bất tử" là không thể chấp nhận được. Đặc biệt với Chế Lan Viên, sự "phạm thượng" có thể sánh ngang vụ Việt Bắc đối với Tố Hữu.

    9- Phùng Cung bị bắt, bị tịch thu toàn bộ bản thảo gồm trên ba chục truyện ngắn và rất nhiều thơ - theo Nguyễn Hữu Hiệu. Vậy những bản thảo này hiện ở đâu? Từ khi được tha về cho đến lúc mất, Phùng Cung chỉ viết lại hay sửa lại được 10 truyện ngắn, in năm 2003 tại hải ngoại.


    ● Dạ Kư, tai họa của Phùng Cung


    Dạ Kư là cái họa lớn của Phùng Cung, lớn hơn Con ngựa già của chúa Trịnh. Trong Cát bụi chân ai, đoạn viết về Phùng Cung, giọng Tô Hoài vẫn c̣n cay đắng:

    "Phùng Cung công tác chạy hiệu ở văn pḥng cơ quan hội văn nghệ từ trên Tuyên Quang. Ở rừng những việc tủn mủn không tên, sổ sách công văn, giữ thư viện, làm lán mới, đi chặt củi, vác gạo, khiêng người ốm ra trạm xá, thui chó liên hoan (...) Phùng Cung ở cơ quan nào dạt đến, không nhớ. Chơi vui, cũng không để ư, kể cả việc hệ trọng khi tôi nhờ Phùng Cung đi đưa chị Nam Cao xuống Hoàng Đan t́m mộ anh ấy.
    Đọc truyện ngắn "Con ngựa già của chúa Trịnh" của Phùng Cung đăng trên báo Nhân Văn tôi cũng gật gù đại khái "thằng này viết được. Nhưng c̣n hộc máu ra mới nên cơm cháo đấy, con ạ". Cũng điếu đóm tập tành như ḿnh ngày xưa, đâu đă mà có sừng có mỏ ngay.

    Phùng Cung bị bắt khi "nhân văn, nhân vơ" đă được dọn dẹp êm ắng, đă tàn. Nghe nói Phùng Cung hay chén chú chén anh với đám Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, được phong chức "tay truyện ngắn nhất Đông Dương". Chắc là ở chiếu la đà với nhau, ăn nói càng ganh nhau, ngổ ngáo, bạt mạng. Đương viết tập Dạ Kư đă nghe đồn là tài lắm, dữ lắm". Tôi không thể tưởng tượng một Phùng Cung thế nào (...) anh chàng mặt xanh xám vỏ dưa hấu về vệt vết nặn trứng cá, cứ ngồi lừ rừ bên bàn đọc sách, có lúc găi ghẻ hay lúi húi làm ǵ, con mắt đo đỏ mà tinh vặt, như chú mèo vờ lù rù ŕnh chuột.(...)

    Lại bao nhiêu năm sau. Chặp tối, một người bước vào cửa. Dáng cù rù, mặt tái ngoét, không phải Phùng Cung mà là cái bóng Phùng Cung trên tờ giấy tẩy ch́ mờ mờ.

    - Phùng Cung phải không?

    - Tôi đây.

    - C̣n sống về được à?

    - Cũng không hiểu tại sao anh ạ.

    (...)

    - Anh có biết tôi phải tù bao nhiêu năm?

    - Không biết.

    - Vâng tù biệt giam mười một năm.

    Đă tù, lại biệt giam, lại bệnh lao, thế mà không chết rũ tù. Thế nào, người tù biệt giam mười một năm vẫn hiện được về. Lại lâu lắm không gặp gỡ. Ngỡ như Phùng Cung đă làm sao. Nhưng một hôm, có người sở Công an đến nhờ tôi kư chứng nhận quăng công tác ở cơ quan sau cùng Phùng Cung làm việc, trước khi phải tù.

    Tôi hỏi người công an trẻ tuổi cầm giấy.

    - Chứng nhận để làm ǵ?

    - Có liên tục công tác mới đủ năm cầm sổ hưu. Thủ tục ạ.

    - Liên tục cả ở cơ quan nhà tù?

    Anh công an cười hồn nhiên, chào"cám ơn bác".

    Gần đây, nghe Phùng Cung đă chuyển lên ở trên Quần Ngựa. Nghe nói đă khấm khá, làm nhà mới. Lại thấy bảo đương viết, viết hồi kư-hay tiếp tục Dạ kư, sau hơn ba mươi năm, hả đời? Định có hôm nào lên chơi, vẫn chưa đi được"[42].

    Những ḍng trên đây phản ảnh khá rơ t́nh cảm Tô Hoài dành cho cái xóm "nhà lá" mà ông gọi mỉa là "nhân văn, nhân vơ". Đặc biệt Phùng Cung, hồi trẻ, được ông tả: "anh chàng mặt xanh xám vỏ dưa hấu về vệt vết nặn trứng cá, cứ ngồi lừ rừ bên bàn đọc sách, có lúc găi ghẻ hay lúi húi làm ǵ, con mắt đo đỏ mà tinh vặt, như chú mèo vờ lù rù ŕnh chuột".
    Phùng Cung làm việc dưới quyền ông ở Việt Bắc, chỉ được ông giao cho việc vặt, đại loại "công tác chạy hiệu", làm "những việc tủn mủn", "đi chặt củi, vác gạo, khiêng người ốm ra trạm xá, thui chó liên hoan" ... Việc quan trọng nhất được ông sai là "đưa chị Nam Cao xuống Hoàng Đan t́m mộ anh ấy". Và khi đọc Con ngựa già của chúa Trịnh, Tô Hoài nghĩ "thằng này viết được. Nhưng c̣n hộc máu ra mới nên cơm cháo đấy, con ạ".

    Sau khi đi tù 12 năm, về, đến thăm, Tô Hoài rủa thầm "Đă tù, lại biệt giam, lại bệnh lao, thế mà không chết rũ tù". Ấy thế mà vẫn không chừa, vẫn lại chứng nào tật ấy: "Lại thấy bảo đương viết, viết hồi kư-hay tiếp tục Dạ kư, sau hơn ba mươi năm, hả đời?"

    Những ḍng này viết năm 1990, hơn bốn mươi năm sau khi NVGP bị dẹp, mà giọng Tô Hoài vẫn chưa thôi miệt thị và hằn học, như vậy đủ biết mấy trang Dạ Kư của Phùng Cung, nặng nợ đến thế nào.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •