Page 271 of 304 FirstFirst ... 171221261267268269270271272273274275281 ... LastLast
Results 2,701 to 2,710 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2701
    Tran Truong
    Khách

    Một Cơn Gió Bụi

    Trần trọng Kim , một nhà học giả , một đời viết lách và sưu tầm , đóng góp không ít vào nền văn học nước nhà . Nhưng định mệnh trớ trêu , đã đẩy ông rơi vào cái mốc quan trọng : bước ngoặt lịch sử !!!
    Ông không thích quan trường , ông không ưa chính trị .... chỉ vì thấy tình cảnh đất nước nhiễu nhương ,lòng người ly tán . Vị nể lời của hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại , ông đứng ra thành lập chính phủ của nước Việt Nam lần đầu tiên được Độc Lập Thống Nhất , xé bỏ hiệp định Pa tơ nốt ....

    Một Cơn Gió Bụi viết dưới dạng hồi ký . Ghi lại những diễn biến lịch sử một thời đã qua , mà tác giả trải nghiệm .... Xin mời quí vị cùng các anh các chị theo dõi một chứng nhân lịch sử . Giọng văn hơi cổ xưa ....

    .................... ....



    Chương 2
    Đi Chiêu Nam Đảo (Singapour)



    Vào khoảng cuối năm Canh Th́n (1940) sau khi quân Nhật đă vào đóng ở Đông Dương rồi, có những người Nhật nói là giáo sư ở những trường cao đẳng bên Đông Kinh sang khảo cứu về văn hóa , thường đến t́m tôi hỏi về lịch sử và tôn giáo v...v... Tuy những người ấy không nói ǵ đến việc chính trị, nhưng ai cũng biết là họ đi ḍ xét t́nh ư những nhân sĩ trong nước.

    Vậy nên tôi cũng chỉ nói về mặt văn hóa mà thôi. Sau đó có những người Nhật khác cũng hay đến nói chuyện, một đôi khi có nói đến việc chính trị, tôi chối ngay rằng tôi không làm chính trị.

    Sự đi lại của những người Nhật làm cho người Pháp để ư đến tôi. Có khi thấy có người rất ám muội , đến bàn làm những việc bất chánh để giữ tôi vào tṛng pháp luật, và thường lại thấy các thám tử đứng ŕnh luôn luôn ở trước cửa.
    Trong những người Việt Nam thỉnh thoảng đi lại nhà tôi, có ông Nguyễn Trác ở Thanh Hóa, v́ ông có người con rể là ông Đặng Phúc Thông ở bên cạnh nhà tôi và lại là người vẫn quen tôi.

    Bởi vậy mà ông Trác quen tôi và đi lại nhà tôi, một đôi khi cũng nói đến hành động của người Nhật ở Đông Dương. Tôi thấy ông Trác có nhiệt tâm yêu nước th́ cũng vui ḷng tṛ chuyện và dặn ông phải cẩn thận, đừng có hấp tấp mà mắc mưu gian. Song ông tin người Nhật có thể giúp được ḿnh. Việc nh́ nhằng như thế
    một độ rồi ông đi Sài g̣n và ở trong ấy độ chừng hai tháng mới ra.

    Đă từ mấy tháng trước, có nhiều người bị bắt v́ sự giao thông với người Nhật, như Trương Kế An khai với người Pháp rằng y ra Hà Nội có gặp tôi và ngủ ở nhà tôi một đêm. Đó thật là một việc bịa đặt, v́ tôi không quen biết người ấy bao giờ và cũng không bao giờ gặp y. Hà Nội thường cũng có sự bắt bớ như thế, nhất là vào khoảng tháng mười năm 1943 có mấy người đi làm với phái bộ Nhật Bản bị bắt, người trong thành thị nôn nao cả lên.

    Lúc ấy người con gái ông Trác là bạn con tôi ra Hà Nội để chữa mắt, có đến ở nhà tôi. Chợt đến ngày 25 tháng mười, ông Nguyễn Trác ở Sài g̣n ra, có đến thăm con tôi và gặp tôi trong một chốc lát, nói chuyện qua loa vài câu, rồi ông nói vài hôm ông sẽ về Thanh Hóa.
    Độ ấy, cứ chiều chiều tôi đi đến phố Hàng Bông vào nhà in Bắc Thành của ông Lê Thăng, chữa những sách in lại. Chữa xong những bản đập, ngồi nói chuyện phiếm đến bẩy giờ, th́ tôi lại đi bộ từ phố Hàng Bông về đến Nhà Rượu với vài người bạn cùng đi một đường.

    Chiều ngày 27 tháng mười, cũng như mọi ngày, tôi về đến đầu phố Nhà Rượu th́ thấy người nhà chạy tất tả đến nói rằng: Không biết có việc ǵ mà có mấy người Nhật bảo tôi đi t́m ông. Tôi nghĩ bụng: lại mấy người mọi khi đến quấy rối chứ c̣n việc ǵ nữa. Tôi về đến nhà th́ thấy mấy người hiến binh Nhật với một người Nhật quen từ trước ngồi chờ. Họ thấy tôi liền hỏi ngay rằng:

    - Ông có biết ông Nguyễn Trác và ông Trần Văn Lai đă bị bắt từ lúc bốn giờ rưỡi rồi không?

    - Tôi không biết.

    - Người Pháp sắp bắt ông đấy.

    - Bắt th́ bắt, làm thế nào được.

    - Ông nên vào hiến binh Nhật mà lánh đi mấy ngày.

    - Tôi có làm ǵ với người Nhật mà chạy vào hiến binh Nhật?

    - Ông không thấy lính mật thám ŕnh chung quanh nhà ông hay sao?

    - Tôi vẫn biết, nhưng tôi không làm điều ǵ đáng lo sợ.

    - Ông nên nghĩ đến tương lai nước ông mà tạm lánh đi mấy ngày.

    - Tôi chẳng đi đâu cả!

    Mấy người Nhật thấy tôi nói thế tỏ vẻ tức giận, đứng dậy ra về. C̣n người Nhật quen ở lại, nói rằng:

    - Ông không vào hiến binh th́ thôi, nhưng tôi sợ đêm nay người Pháp sẽ đến bắt ông. Chi bằng ông hăy sang ở tạm bên nhà tôi gần đây. Nếu mai không có việc ǵ, th́ ông lại về.

    Lúc ấy tôi nh́n ra cửa thấy hai người giống như mật thám đứng ở ngoài ḍm vào. Tôi nghĩ bụng: Ta hăy lánh đi một đêm cũng không sao. Tôi nhận lời sang ngủ bên nhà người Nhật quen.
    Sang nhà người Nhật ấy, tôi dặn đừng cho hiến binh Nhật biết. Người Nhật ấy hứa sẽ giữ lời. Đêm nằm không ngủ được, nghĩ xa nghĩ gần: Ḿnh đă không muốn làm ǵ cả, mà lại bị người ta ngờ vực, rồi đây ra sao ? Rơ thật đất bằng nổi trận phong ba.

    Sáng hôm sau, tôi đang ở trong buồng thấy mấy người hiến binh Nhật đem xe hơi đến bảo có lệnh đón tôi về ở khách sạn của nhà binh Nhật! Nghe hai tiếng có lệnh, biết là ḿnh không sao từ chối được nữa.
    Tôi trách người Nhật quen rằng sao ông đă hứa với tôi không cho hiến binh biết, mà lại c̣n đi báo để hiến binh đến? Người ấy nói:

    - Tôi là người thường, nhỡ người Pháp biết mà đến bắt ông, th́ tôi làm thế nào bênh vực được ông. V́ vậy tôi phải cho hiến binh biết.

    Thôi đành theo số phận, tôi lên xe đi đến khách sạn của Nhật. Đến năm giờ chiều hôm ấy, thấy hiến binh Nhật đem ông Dương Bá Trạc cũng vào đấy. Ông Dương Bá Trạc là một nhà văn học, đỗ cử nhân từ thủa mới 16 tuổi, v́ t́nh nước mà bỏ không ra làm quan, theo ông Phan Bội Châu đi làm cách mệnh, đă từng phải đày ra Côn Lôn và phải cưỡng bách lưu trú mấy năm ở nam kỳ.

    Ông cùng với tôi là bạn , làm bộ Việt Nam Tự Điển ở ban văn học hội Khai Trí Tiến Đức. Tôi trông thấy ông Dương, cười bảo:

    - Sao bác lại vào đây?. Ông Dương nói:

    - Ḿnh đi ra ngoài đường định lui về quê, bị bọn hiến binh Nhật mời lên xe đưa vào đây. Nghe đâu ở ngoài phố họ bắt lung tung cả, chưa biết rơ những ai.

    Sau một lúc chuyện tṛ về t́nh cảnh của nhau, ông Dương nói:

    - Bây giờ chúng ta lâm vào cảnh này thật là khó quá. Dù rồi ra chúng ta có về nhà nữa, người Pháp cũng chẳng để yên. Chi bằng chúng ta nói với hiến binh Nhật cho chúng ta ra ngoài để gặp ông Cường Để, ta sẽ bàn cách làm việc ǵ có ích lợi cho tương lai nước nhà.

    - Ông Cường Để th́ chỉ có bác quen mà thôi, và nghe nói ông ấy đă ủy quyền cho ông Ngô Đ́nh Diệm và Huỳnh Thúc Kháng tổ chức mọi việc, tôi chạy theo ông ấy th́ có ích ǵ?


    Xem tiếp ... trang 6 ...

  2. #2702
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067

    Xin phụ một tay

    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Trần trọng Kim , một nhà học giả , một đời viết lách và sưu tầm , đóng góp không ít vào nền văn học nước nhà . Nhưng định mệnh trớ trêu , đã đẩy ông rơi vào cái mốc quan trọng : bước ngoặt lịch sử !!!
    Ông không thích quan trường , ông không ưa chính trị .... chỉ vì thấy tình cảnh đất nước nhiễu nhương ,lòng người ly tán . Vị nể lời của hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại , ông đứng ra thành lập chính phủ của nước Việt Nam lần đầu tiên được Độc Lập Thống Nhất , xé bỏ hiệp định Pa tơ nốt ....

    Một Cơn Gió Bụi viết dưới dạng hồi ký . Ghi lại những diễn biến lịch sử một thời đã qua , mà tác giả trải nghiệm .... Xin mời quí vị cùng các anh các chị theo dõi một chứng nhân lịch sử . Giọng văn hơi cổ xưa ....

    .................... ....



    Chương 2
    Đi Chiêu Nam Đảo (Singapour)



    ......

    Xem tiếp ... trang 6 ...
    Xin phụ với t/v Tran Truong. Trang nhà dưới có thêm mấy bức h́nh của những người trong cuộc.

    http://nuocnha.blogspot.com/2018/02/...ran-trong.html

  3. #2703
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by nguoi gia View Post
    Xin phụ với t/v Tran Truong. Trang nhà dưới có thêm mấy bức h́nh của những người trong cuộc.

    http://nuocnha.blogspot.com/2018/02/...ran-trong.html

    Cám ơn T/v Người Già đã đường link rất lý thú . Những khuôn mặt lịch sử , thường thì ai cũng biết tên , nghe đến, nhưng đâu biết dung nhan .Khi nào cần ,tôi sẽ lấy hình . Đa tạ

  4. #2704
    Tran Truong
    Khách

    Một Cơn Gió Bụi

    Trần trọng Kim , một nhà học giả , một đời viết lách và sưu tầm , đóng góp không ít vào nền văn học nước nhà . Nhưng định mệnh trớ trêu , đã đẩy ông rơi vào cái mốc quan trọng : bước ngoặt lịch sử !!!
    Ông không thích quan trường , ông không ưa chính trị .... chỉ vì thấy tình cảnh đất nước nhiễu nhương ,lòng người ly tán . Vị nể lời của hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại , ông đứng ra thành lập chính phủ của nước Việt Nam lần đầu tiên được Độc Lập Thống Nhất , xé bỏ hiệp định Pa tơ nốt ....

    Một Cơn Gió Bụi viết dưới dạng hồi ký . Ghi lại những diễn biến lịch sử một thời đã qua , mà tác giả trải nghiệm .... Xin mời quí vị cùng các anh các chị theo dõi một chứng nhân lịch sử . Giọng văn hơi cổ xưa ....

    .................... ....


    - Ông Cường Để là người chính phủ Nhật Bản đă giúp đỡ, ta ra cùng làm việc với ông ấy, rồi xin cùng người Nhật cho cả ông Huỳnh Thúc Kháng và ông Ngô Đ́nh Diệm ra nữa, ta sẽ lập thành một cơ quan ở hải ngoại, thu thập hết thảy những nhà cách mệnh đă ở ngoài về một chổ th́ sự hành động của ta sẽ có ư nghĩa lắm. Chẳng hơn là cứ lẩn nấp ở trong nước, để cho người Pháp chực bắt bớ.

    Tôi nghe ông Dương nói cũng bùi tai, liền bàn nhau viết thư xin người Nhật giúp chúng tôi ra ngoài. Cách mấy hôm, viên thiếu tá hiến binh Nhật ở Hà Nội đến thăm chúng tôi và nói:

    -Việc các ông xin ra ngoài là rất phải, để tôi vào Sài g̣n hỏi ư kiến tư lệnh bộ trong ấy, lệnh trên định thế nào, tôi sẽ nói cho các ông biết.

    Chúng tôi đợi ở khách sạn đến gần ba tuần lễ, viên thiếu tá mới trở về và đến nói cho chúng tôi biết: Tư lệnh bộ cho hay các ông đi đâu bây giờ cũng không tiện, chỉ có ra Chiêu Nam Đảo là yên ổn hơn cả. Các ông ra đấy rồi ông Cường Để cũng sắp về đấy cùng các người khác nữa sẽ họp nhau làm việc, rất là thuận tiện.

    Chúng tôi nghĩ , miễn là ḿnh thoát ra khỏi cái cảnh eo hẹp này là được, vậy có ra Chiêu Nam Đảo cũng chả sao. Chúng tôi nhận đi.
    Từ đó người Nhật tổ chức đưa chúng tôi vào Sài g̣n rồi đưa ra Chiêu Nam Đảo. Lúc chúng tôi ở Hà Nội đi, có người giúp cho được 5.000 đồng giao cho ông Dương giữ cả.
    Chúng tôi đi xe lửa với một toán lính Nhật vào Sài g̣n. Trước hết đến nhà hiến binh Nhật mất 12 ngày, rồi sau ở nhà của hiệu Đại Nam công ty 19 ngày. Đến ngày mùng một tháng giêng năm 1944 mới xuống tàu thủy sang Chiêu Nam Đảo.

    Sau khi chúng thôi vào Sài g̣n được tám chín ngày, xem báo biết là cái nhà khách sạn Nhật Bản chúng tôi ở trước, bị tàu bay Mỹ ném bom ngày mồng 9 tháng 12 năm 1943, đúng vào giữa cái pḥng chúng tôi ở. Ấy là trong khi nguy nan vẫn có trời tựa, chứ nếu chậm lại độ mươi ngày th́ cũng đi đời rồi.

    Kể chi những nỗi lo sợ ở dọc đường từ Hà Nội sang đến Chiêu Nam Đảo. Lúc ấy chúng tôi chỉ mong chóng đến nơi để tổ chức công việc làm của ḿnh. Người ta thường có cái tính lạ, là đang giữa lúc chiến tranh như thế, mà vẫn tưởng tượng Chiêu Nam Đảo như Singapour ngày trước, rồi dự định sẽ mời hết thảy những chính khách lưu vong ở ngoài về đấy để cùng nhau mà trù tính mọi việc.

    Ngờ đâu khi đến Chiêu Nam Đảo rồi, mới biết cái đảo khi xưa thịnh vượng bao nhiêu, th́ bây giờ tiều tụy bấy nhiêu. Ngoài cảng chỉ có lơ thơ vài chiếc tàu vận tải của Nhật, ở trong thành thị, những nhà cửa phố xá không hư hỏng mấy nhưng sự buôn bán đ́nh trệ, sự sinh hoạt mỗi ngày một nghèo ngặt, lúa gạo mỗi ngày một khan, các thực phẩm đắt đỏ không thể tưởng tượng được.

    Sự đi lại với các xứ ngoài, người Nhật kiểm soát nghiêm mật, thành ra không giao thông được với đâu cả. Lúc chúng tôi ở Sài g̣n, đă biết có hai chính khách Việt Nam ở nam bộ đă sang bên ấy, cho nên khi tàu ghé vào bến chúng tôi cứ rướn cổ để trông xem có ai là người Việt Nam ra đón ḿnh không. Trông chẳng thấy ai đă buồn bực bao nhiêu, lại thấy mấy người Nhật đưa chúng tôi đi giữa cái thái độ bí mật.

    Hỏi họ đưa chúng tôi đến chỗ nào, họ cũng không nói năng ǵ. Họ đưa ḿnh đến đâu cũng chẳng biết, trong bụng chỉ lo họ đem chúng tôi vào nhà hiến binh như ở Sài g̣n th́ cực quá. Thôi th́ đă liều th́ liều cho đến cùng.
    Sau khi qua chỗ nọ chỗ kia rồi, người Nhật mới đem chúng tôi về khách sạn Quốc Tế Phú Sĩ binh trạm ở con đường Grame Road. Đến đấy được một sự vui mừng trước tiên là sự gặp bạn đồng chí Đặng Văn Kư và Trần Văn Ân đă nghe nói từ trước. Đi ra chỗ xa lạ, tiếng tăm không biết mà gặp được người cùng xứ sở chuyện tṛ vui vẻ kể sao xiết.

    Lúc đầu c̣n hứng thú đi xem đây xem đó, và gặp mấy người Việt Nam sang làm việc, hoặc buôn bán hay làm thuyền thợ, rồi v́ sự chiến tranh mà mắc nghẽn bên ấy. Ai nấy đều vui mừng đón mời. Gặp nhau như thế làm cho chúng tôi khuây khỏa ít nhiều, song cũng không làm cho chúng tôi quên được sự nhớ nhà nhớ nước.

    Chiêu Nam Đảo là Nhật đặt ra để gọi tên đảo Singapour (Làng Sư Tử) sau khi quân Nhật đă chiếm được cả bán đảo Mă Lai. Đảo ấy có cái hải cảng rất hiểm yếu ở giữa đường hải đạo từ tây phương sang các xứ bên Thái B́nh Dương. Dân cư ở đảo ấy có đến 75% là người Trung Hoa, c̣n lại là người Mă Lai, người Ấn Độ và người Nhật.

    Việc điều khiển, pḥng bị và cai trị trước đă ở tay người Anh, sau ở cả người Nhật. Việc buôn bán và những công nghệ phần nhiều ở tay người Trung Hoa, c̣n người bản xứ chỉ làm những nghề nhỏ mọn như chài lưới và trồng trọt rau khoai phía ngoài thành thị. Phố xá trong thành thị chia làm hai khu: một khu là nơi b́nh thời buôn bán phồn thịnh có nhà cửa rộng lớn, người đông đúc, chỉ ở gần bến tàu và ven bờ biển; một khu ở phía trong có đường xá sạch sẽ, hai bên có những biệt thự của những phú thương người Anh hay người Tàu .
    Những biệt thự ấy thường làm ở sườn đồi có cây cối sầm uất và vườn tược đẹp đẽ. Ngoài một vài nơi có phong cảnh khả quan, c̣n là những nơi buôn bán và ăn chơi
    chứ không có di tích ǵ đáng xem.

    Từ khi chúng tôi vào ở khách sạn Nhật Bản ở Hà Nội cho đến khi sang tới Chiêu Nam Đảo, trong óc chúng tôi tính toán dự định bao nhiêu công việc phải làm, nào báo chí, nào ủy ban này ủy ban nọ. Hễ lúc nào trong óc nẩy ra một ư tưởng ǵ, th́ tưởng như thấy sự thực đă hiện ra trước mặt rồi. Đến khi trông rơ sự thực, th́ bao nhiêu mộng tưởng của ḿnh vẫn ngấm ngầm vuốt ve, lại biến đi đâu mất cả.

    Ở Chiêu Nam Đảo hơn một tháng chẳng thấy ǵ khác, sáng như chiều, bốn người lủi thủi với nhau. Những người mà Nhật hứa hẹn sẽ đưa ra, cũng chẳng thấy ai, nỗi chán nản ngày một tăng thêm, nghĩ ḿnh mắc vào cái cạm không sao gỡ được.

    Về đường vật chất, th́ trước bốn chúng tôi ở hai buồng lớn trong căn nhà hai tầng lên xuống dễ dàng. Từ tháng tư dương lịch trở đi, chủ khách sạn bảo chúng tôi dọn sang nhà lớn ở từng thứ năm, thang máy chỉ chạy có giờ mà thường lại hư hỏng, thành ra phần th́ nóng nực phần th́ trèo thang nhọc mệt , phần th́ thấy công việc chẳng có ǵ làm, sự ăn uống lúc đầu ngày ba bữa c̣n được sung túc, sau dần thiếu gạo, thiếu đồ ăn, có khi trong ba bữa phải hai bữa ăn ḿ bột sắn nấu với nưới sôi.

    Sự ăn uống thiếu thốn, hoàn cảnh đ́u hiu, tâm t́nh sầu muộn, lại ngày lên thang xuống thang nhọc mệt, chẳng bao lâu tôi mắc bệnh máu bốc lên đầu. Thuốc thang lại không có, chỉ có mấy ngày lấy bớt máu ra một lần. Thầy thuốc nhà binh Nhật chữa măi không khỏi, tôi phải chữa thầy thuốc ngoài.
    Có câu chuyện tự nhiên mà thành ra buồn cười: tôi đến nhà y sĩ người Trung Hoa. Ông xem xong rồi bảo tôi về ăn ít cơm và rau. Ông nói thế, thật là đúng phép, nhưng cơm đă không có đủ ăn, c̣n rau th́ t́m đâu ra.

    Thôi th́ việc sống thác phó mặc trời xanh ta cứ cư dị dĩ sĩ mệnh. Ấy là trong bụng tôi nghĩ như vậy, rồi ngày ngày tôi lấy Đường thi dịch ra Việt thi để làm việc tiêu khiển.


    Còn tiếp ...

  5. #2705
    Tran Truong
    Khách

    Một Cơn Gió Bụi

    Trần trọng Kim , một nhà học giả , một đời viết lách và sưu tầm , đóng góp không ít vào nền văn học nước nhà . Nhưng định mệnh trớ trêu , đã đẩy ông rơi vào cái mốc quan trọng : bước ngoặt lịch sử !!!
    Ông không thích quan trường , ông không ưa chính trị .... chỉ vì thấy tình cảnh đất nước nhiễu nhương ,lòng người ly tán . Vị nể lời của hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại , ông đứng ra thành lập chính phủ của nước Việt Nam lần đầu tiên được Độc Lập Thống Nhất , xé bỏ hiệp định Pa tơ nốt ....

    Một Cơn Gió Bụi viết dưới dạng hồi ký . Ghi lại những diễn biến lịch sử một thời đã qua , mà tác giả trải nghiệm .... Xin mời quí vị cùng các anh các chị theo dõi một chứng nhân lịch sử . Giọng văn hơi cổ xưa ....

    .................... ....



    Bệnh tôi chưa khỏi th́ đến lượt ông Dương Bá Trạc bắt đầu đau. Trước th́ mỗi khi tôi có cơn chóng mặt, ông trông nom thuốc thang, sau dần ông thấy trong người mỏi mệt, và một đôi khi có ho năm ba tiếng.
    Tôi hỏi , ông nói không việc ǵ. Tôi tin ở lời ông biết thuốc, và thường ai đau yếu ông vẫn bốc thuốc cho người ta. Ông vẫn gượng đi chơi, hoặc ngồi dịch Đường thi với tôi, cho nên ai cũng tưởng là bệnh xoàng.

    Chúng tôi thấy từ năm 1944 trở đi, quân Nhật đánh ở các nơi thường cứ bại trận, ở Chiêu Nam Đảo lại là nơi chiến địa, lương thực cạn khô, mà ở bên Xiêm th́ gạo thóc nhiều và nhiều người Việt Nam ở bên ấy. Ông Dương bàn với tôi rằng: Đây có nhiều điều nguy hiểm, chi bằng ta xin người Nhật cho chúng ta về Băng Cốc để dù xảy ra việc bất ngờ ǵ, ta c̣n có chỗ lui.
    Chúng tôi liền làm cái thư xin quân đội Nhật cho về Băng Cốc. Thư gửi đi được mấy ngày, bấy giờ vào khoảng tháng chín dương lịch, chủ khách sạn không hiểu
    duyên cớ ǵ lại bảo chúng tôi dọn về ở hai cái buồng cũ rộng răi và mát mẻ hơn.

    Một hôm ông Dương đang ngồi dịch thơ với tôi, tự nhiên thấy ông lên cơn nấc. Nấc măi không thôi, uống thuốc ǵ cũng không khỏi. Chúng tôi khuyên ông nên đi đến thầy thuốc nhà binh Nhật xem rơ bệnh t́nh ra sao. Ông cho là bệnh thường, không chịu đi. Sau cơn nấc cứ luôn măi cả ngày và đêm, nhọc mệt vô cùng, ông mới chịu đi đến bệnh viện cho thầy thuốc xem.

    Thầy thuốc ở bệnh viện đem chiếu điện xem phổi, th́ ra ông mắc bệnh phế nham, là bệnh ung thư ở trong phổi. Người Nhật bảo ông phải vào nằm bệnh viện, ông không muốn vào, nói rằng: sống chết có mệnh, nay vào bệnh viện ngôn ngữ không biết, có nhiều sự bất tiện. Ông Trần Văn Ân nói: Cụ cứ vào, tôi vào bệnh viện ở với cụ.Trong bốn người chúng tôi, có ông Ân biết ít nhiều tiếng Anh và tiếng Nhật. Chúng tôi nói măi, ông Dương mới chịu vào bệnh viện.

    Định đến ba giờ chiều ngày mồng 5 tháng một dương lịch th́ tư lệnh bộ Nhật Bản cho xe đến đưa ông Dương vào bệnh viện nhà binh. Bữa cơm trưa hôm ấy ông Dương với tôi đi ăn cơm, bữa ăn chỉ có mỗi người một bát ḿ làm bằng bột sắn. Tôi nuốt không trôi, phần th́ thương bạn, phần th́ ngậm ngùi về số phận.
    Lúc mới đi tuy có nhiều điều cực khổ, nhưng ḷng c̣n chứa nhiều hy vọng về công việc làm, thành ra vẫn hăng hái. Nay bao nhiêu hy vọng ấy đă thành ra ngọn khói bay tan, lại nhớ những lúc đi đường, đói no, lo sợ có nhau, giúp đỡ lẫn nhau, bây giờ chẳng may tôi đau yếu chưa khỏi mà bạn lại mắc phải cái bệnh nguy hiểm tính mệnh chưa biết ra sao.

    Hai người ngồi đối diện không nói năng ǵ mà tôi chắc rằng cũng đồng một ư nghĩ như nhau thành ra trước hai bát ḿ bột sắn, chỉ có bốn ḍng lệ tuôn mưa. Tôi nói:

    - Bệnh bác tuy nặng, nhưng chưa đến nỗi thất vọng, bác chịu khó vào bệnh viện cho người ta chữa, trời nào phụ ḷng bác. Thỉnh thoảng tôi lại vào thăm bác.

    Ông Dương nói:

    - C̣n một ít tiền đây, bác giữ lấy pḥng khi có việc ǵ mà tiêu.

    Từ khi ở Hà Nội đi ra đến bây giờ, tiền nong có bao nhiêu ông Dương vẫn giữ tôi không biết. Anh em dặn ḍ nhau xong th́ xe hơi đến, ông Trần Văn Ân đưa ông Dương vào bệnh viện.
    Lúc ấy tôi vẫn nằm một ḿnh trong pḥng khách sạn, t́nh cảnh mới thê thảm làm sao; lại nhớ bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Vi Trang đời Đường tôi vừa dịch xong:

    Than thân xa lạ quê người
    Lại cùng người cũ bên trời chia tay
    Trăng tàn quán khách sớm mai
    Tỉnh say ai cũng lệ rơi ướt đầm.

    Khi ấy có một người Việt Nam khá giả ở Chiêu Nam Đảo đă lâu, thường đem xe hơi đến đưa tôi đi chơi cho đỡ buồn. Một hôm ăn cơm tối rồi người ấy đưa tôi ra bờ biển ngồi xem trăng lên, tôi thấy cảnh , động ḷng thơ, mới vịnh một bài ngũ ngôn rằng:

    Chiêu Nam ngụ đất khách
    Hà Bắc nhớ quê hương
    Mặt biển lô nhô sóng
    Góc trời chênh chếch gương

    Thân già đau đă nản
    Bạn cũ bệnh càng thương
    Tạo hóa chơi khăm quá
    Trung trinh cũng đoạn trường!

    Tôi ít làm thơ, khi cao hứng làm một vài bài, nghe nó vẫn thật thà như thế, nên không hay làm. Dù sao nó cũng biểu lộ được chút tâm t́nh sầu muộn lúc bấy giờ.
    Khi mới vào bệnh viện, người Nhật để ông Dương ở nhà bệnh viện chung, nằm buồng riêng của các tướng hiệu, và đối đăi rất tử tế. Ông nằm ở đó được mấy ngày th́ phải đem sang nằm ở nhà bệnh truyền nhiễm.
    Bệnh nấc tuy có đỡ, nhưng bệnh phổi th́ mỗi ngày một nặng thêm. Ngày 13 tháng một, tôi cùng mấy người bạn khác vào thăm ông Dương vừa đúng ngày ông phải dọn sang pḥng riêng rộng răi mát mẻ. Chúng tôi thấy ông phải sang pḥng rộng như thế ai nấy đều lo, nhưng không dám nói ra.

    Dọn sang pḥng mới rồi, chúng tôi ngồi chơi một lúc, tôi hỏi ông Dương rằng:

    - Tôi nghe bác có người con làm y sĩ ở Sài g̣n tên là ǵ và địa chỉ ở đâu ?

    Ông nói:

    - Nó làm ở nhà thương Chợ Quán gần Sài g̣n nhưng không nên cho nó biết làm ǵ.

    Tôi biên tên và địa chỉ người con ông Dương để pḥng khi có xảy ra sự ǵ chẳng may, tôi có thể báo tin cho biết. Khi đang bối rối lo buồn như thế, vào khoảng đầu tháng chạp dương lịch, tư lệnh bộ Nhật cho viên trung úy đến nói rằng có lệnh bên Đông Dương sang cho ông Dương và tôi đi Băng Cốc.
    Tôi nói ông Dương đang đau nặng nằm ở bệnh viện, đi làm sao được. Để hỏi trong bệnh viện xem ông Dương có đi được không, th́ cùng đi cả hai người. Nếu ông Dương đi không được, th́ hăy đ́nh việc ấy lại. Thế là chuyện đi Băng Cốc ao ước măi nay lại không thành.

    Ông Trần Văn Ân, từ ngày ông Dương sang ở nhà bệnh truyền nhiễm th́ không ở trong bệnh viện nữa, chỉ ngày ngày vào thăm mà thôi. Mỗi lúc ông ở bệnh viện về cho chúng tôi biết bệnh t́nh nguy lắm.
    Qua đến ngày mồng 10 tháng chạp hồi 14 giờ rưỡi, một người lính ở tư lệnh bộ Nhật đến t́m ông Ân, bảo ông phải vào ngay bệnh viện, ông Dương nguy lắm. Nghe nói chúng tôi biết là tin dữ. Ông Trần Văn Ân và ông Đặng Văn Kư đi vào bệnh viện, tôi th́ lên cơn chóng mặt, nằm quay ra giường. Hai người vào đến nơi th́ biết ông Dương đă mất từ lúc 12 giờ rưỡi, giờ Nhật Bản tức là hồi 10 giờ rưỡi thường.

    Thế là xong một đời người chí sĩ Việt Nam, đă lăn lộn trong cuộc cách mệnh mưu sự độc lập cho nước nhà.
    Độ hơn một tháng trước, một hôm ngồi nói chuyện, ông Dương nói:

    - Tôi thường không tin sự bói toán, nhưng tôi nghiệm thấy bói Kiều lắm lúc hay lắm. Khi xưa tôi có đi thi Hương, bói một quẻ, biết là đỗ, mà rồi đỗ thiệt. Sau phải đầy ra Côn Lôn, lại một hôm bói một quẻ, đoán là sắp được về, cách mấy ngày quả được về thiệt.

    Chúng tôi nói:

    - Bây giờ ông thử bói một quẻ xem.

    Ông nói:

    - Để sáng mai.

    Sáng ngày hôm sau, ông vui mừng bảo chúng tôi:

    - Về, chúng ta sắp được về.

    - Sao ông biết?

    - Tôi vừa bói một quẻ Kiều được hai câu nầy:

    Việc nhà đă tạm thong dong
    Tinh kỳ giục dă đă mong độ về.

    Theo cái nghĩa cái câu ấy là chúng ta sắp được về.


    Xem tiếp trang 9 ...

  6. #2706
    Tran Truong
    Khách

    Một Cơn Gió Bụi

    Trần trọng Kim , một nhà học giả , một đời viết lách và sưu tầm , đóng góp không ít vào nền văn học nước nhà . Nhưng định mệnh trớ trêu , đã đẩy ông rơi vào cái mốc quan trọng : bước ngoặt lịch sử !!!
    Ông không thích quan trường , ông không ưa chính trị .... chỉ vì thấy tình cảnh đất nước nhiễu nhương ,lòng người ly tán . Vị nể lời của hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại , ông đứng ra thành lập chính phủ của nước Việt Nam lần đầu tiên được Độc Lập Thống Nhất , xé bỏ hiệp định Pa tơ nốt ....

    Một Cơn Gió Bụi viết dưới dạng hồi ký . Ghi lại những diễn biến lịch sử một thời đã qua , mà tác giả trải nghiệm .... Xin mời quí vị cùng các anh các chị theo dõi một chứng nhân lịch sử . Giọng văn hơi cổ xưa ....

    .................... ....


    Thấy ông nói thế, ai nấy đều vui vẻ mừng rỡ lắm. Kể ra đối với ông Dương th́ không đúng, mà đối với cả bọn chúng tôi th́ chỉ cách có mấy tháng là được về cả. Việc tin hay không tin ở quẻ bói là chuyện khác, đây tôi cốt lấy một chuyện cỏn con đó mà chứng thực cái ḷng mong mỏi của chúng tôi lúc ấy , là ai cũng muốn chóng được về.

    Trước ba ngày khi ông sắp mất, ông có viết một bức thư rất dài bằng chữ nho đưa cho tư lệnh bộ Nhật, nói ông chết th́ xin người Nhật cho hải táng, nghĩa là đem ném thây xuống biển. Đến khi mất rồi, tư lệnh bộ Nhật cho người đến bảo tôi rằng: Lễ hải táng phải có tàu bè mà nay đang lúc chiến tranh, tàu bè bận việc khác, rất không tiện.
    Vậy xin theo lễ nhà binh Nhật làm lễ hỏa táng ông Dương như một người chiến sĩ tử trận. Tôi nói rằng: Ông Dương một đời v́ nước tranh đấu, tuy không tử trận cũng như tử trận. Nay nhà binh Nhật đăi ông Dương như thế, chúng tôi rất cảm tạ.

    Sáng ngày 12 tháng chạp, làm lễ hỏa táng ông Dương Bá Trạc ở Chiêu Nam Đảo, đến chiều đem di hài đựng vào cái hộp, ngoài đề danh hiệu, rồi đưa thờ tại chùa Bản Nguyên Tự của Nhật Bản. Định đến ngày 16 tháng chạp tức là ngày mùng 2 tháng một năm Giáp Thân làm lễ cầu kinh ở tại chùa, có gần hết thảy người dân Việt Nam ở tại Chiêu Nam Đảo đến dự lễ.

    Riêng về phần tôi, th́ thật là sầu thảm. Lúc đi th́ hai người với nhau, nay một ḿnh tôi, lại đau yếu chưa biết sau này ra sao.

    Kể sao xiết nỗi thảm sầu.
    Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.


    Chương 3

    Đi Băng Cốc và về Sài G̣n


    Việc ông Dương xong rồi , tôi nghĩ ở lại Chiêu Nam Đảo càng đau đớn thêm, tôi bèn viết thư về tư lệnh bộ Nhật ở Sài g̣n xin cho tôi và ông Đặng Văn Kư đi về Băng Cốc c̣n để ông Trần Văn Ân ở lại Chiêu Nam Đảo.
    Chúng tôi chờ mất 15 ngày mới được tin bên Đông Dương sang cho chúng tôi đi Băng Cốc. Trước định chờ có tàu bay th́ đi ngay. Sau nói tàu bay không có phải đi xe lửa. Chúng tôi nghĩ đi lối nào cũng được, cứ đi cho xong. Ngày khởi hành đă định là mùng 5 tháng giêng năm 1945, rồi lại lần lữa đến ngày 16 mới đi được.

    Trưa ngày 16, cơm xong th́ xe hơi đến đưa ra nhà trạm xe lửa, chờ đến 3 giờ chiều xe mới chạy. Thảm cảnh của tôi là phải mang cái hộp đựng hài cốt của ông Dương đi theo. Tôi đau phải nằm trên những thùng hàng xếp trong những toa bọc sắt, nóng như cái ḷ đốt lửa. Khổ th́ khổ thật, nhưng nghĩ được ra khỏi cái địa ngục Chiêu Nam Đảo là mừng rồi.

    Vả lại chúng tôi thấy những tướng hiệu của Nhật cũng đi như thế cả, th́ ḿnh cũng an ủi mà vui ḷng. Một người hạ sĩ quan và ba người lính Nhật đưa chúng tôi đi, đều hết ḷng trông nom, đi đến đâu họ lo cơm nước không thiếu thốn ǵ. Dọc đường lại hay có báo động, mỗi khi như vậy phải chạy nấp vào trong rừng dừa , thành ra dự định trước chỉ độ 4 ngày đến nơi, mà chuyến chúng tôi đi phải đến 10 ngày.

    Đất Mă Lai từ Tân Gia Ba đến biên giới nước Xiêm, thấy những thành thị ở dọc đường xe lửa khi xưa rất phồn thịnh, c̣n ở thôn quê thấy dân cư rất lưa thưa, trông bộ nghèo khổ lắm. Đất Mă Lai phần nhiều là rừng hoang ít đồng ruộng, chỉ thấy có nhiều khu trồng cao su và dừa. Có một điều lạ, là ở bên ta thấy nói khi quân Nhật đánh lấy đất Mă Lai có nhiều chỗ bị tàn phá, thế mà dọc đường chúng tôi không trông thấy vết chiến tranh đâu cả, chỉ trừ những chỗ bị tàu bay Mỹ mới sang ném bom mà thôi.

    Th́ ra quân Anh lúc đầu không chống giữ ǵ mấy, chỉ đánh qua loa rồi rút lui. Xe lửa đi đến chỗ cách Băng Cốc độ 200 cây số, có cái cầu lớn bị tàu bay Mỹ bắn vỡ tan, xe lửa phải dừng lại rồi dỡ hàng hóa xuống để xe cam-nhong chở về Băng Cốc. Đi đến chỗ ấy, người đội và mấy người Nhật ở lại, để một trung úy đưa chúng tôi đi.

    Đến trưa ngày 24 tháng giêng th́ đến. Xe cam nhong đưa chúng tôi đến tư lệnh bộ Nhật ở Xiêm. Chúng tôi vào đấy, ngồi uống chén nước, rồi có người Nhật đi xe hơi khác đưa chúng tôi đến nhà riêng ở ngoại ô kinh thành.
    Cái nhà riêng ấy rộng răi, mát mẻ, và đă có hai người con của ông Cường Để là Tráng Liệt và Tráng Cử , ở bên Đông Dương sang ở đấy từ trước với một sĩ quan Nhật.

    Từ khi chúng tôi về ở đấy, ăn uống đầy đủ, khác hẳn với cảnh ở Chiêu Nam Đảo. Sau lại có ông Nguyễn Văn Sâm là một chính khách Việt Nam cũng chạy sang ở Băng Cốc, ngày ngày đi lại chơi với chúng tôi.
    Cái hộp đựng di hài của ông Dương Bá Trạc th́ để trong pḥng ngày đêm hương đèn thờ phụng. Song được độ chừng mươi ngày, người trung úy ở với chúng tôi về Sài g̣n. Tôi nghĩ ḿnh ở đây chưa biết ra thế nào, chi bằng nhờ người Nhật ấy đem hài cốt của ông Dương về Sài g̣n, rồi sẽ giao lại cho con ông ấy ở Chợ Quán , để chôn tạm chỗ nào đó, sau này sẽ hay.

    Tôi ngỏ lời với người trung úy Nhật, ông ấy vui ḷng nhận giúp ngay. Thế là việc ông Dương tạm yên.


    Còn tiếp ...

  7. #2707
    Tran Truong
    Khách

    Một Cơn Gió Bụi

    Trần trọng Kim , một nhà học giả , một đời viết lách và sưu tầm , đóng góp không ít vào nền văn học nước nhà . Nhưng định mệnh trớ trêu , đã đẩy ông rơi vào cái mốc quan trọng : bước ngoặt lịch sử !!!
    Ông không thích quan trường , ông không ưa chính trị .... chỉ vì thấy tình cảnh đất nước nhiễu nhương ,lòng người ly tán . Vị nể lời của hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại , ông đứng ra thành lập chính phủ của nước Việt Nam lần đầu tiên được Độc Lập Thống Nhất , xé bỏ hiệp định Pa tơ nốt ....

    Một Cơn Gió Bụi viết dưới dạng hồi ký . Ghi lại những diễn biến lịch sử một thời đã qua , mà tác giả trải nghiệm .... Xin mời quí vị cùng các anh các chị theo dõi một chứng nhân lịch sử . Giọng văn hơi cổ xưa ....

    .................... ....


    Khi chúng tôi c̣n ở Chiêu Nam Đảo định xin đi Băng Cốc, ông Dương Bá Trạc nói ông có hai người bạn đồng chí người bắc là ông Vũ Mẫn Kiến, chủ một đồn điền lớn, và ông Phạm Đ́nh Đối đi tu làm sư coi một cái chùa.
    Đến Băng Cốc, tôi liền nhờ ông Sâm đi t́m hai người ấy để gặp nói chuyện. Được mấy ngày, ông Sâm đưa tôi đến một tiệm trà gặp ông Vũ Mẫn Kiến. Ông là người trạc ngoài 60 tuổi.

    Ngồi nói chuyện mới rơ ông không phải là chủ đồn điền , nhưng có thuê được mươi mẫu ruộng để vợ con lần hồi làm ăn. Tôi trông ông Vũ Mẫn Kiến giống ông lăo nhà quê ta. Ông nói có theo ông Cường Để và ông Phan Bội Châu ra ngoài, rồi sau về Xiêm t́m cách sinh nhai. Nói đến việc chính trị th́ ông chẳng có ư kiến ǵ. Hỏi tin ông Phạm Đ́nh Đối th́ nói ông ấy đi tu ở một chùa và nay đă mất rồi.

    Vậy mà ở xa nghe nói, tưởng là các ông ấy có tổ chức, có thế lực, kỳ thực chẳng có ǵ đáng kể. Cũng như là sau tôi thấy những người cách mệnh Việt Nam ta ở bên Tàu, nghe tuyên truyền th́ tưởng là họ có cơ sở chắc chắn, lúc biết rơ sự thực, thật là buồn. Tôi kể câu chuyện ra đây cốt để người ta biết rơ sự thực, đừng có nghe nhảm tin lầm.
    Ḿnh là người một nước hèn yếu, ra ngoài không biết nương tựa vào đâu, thành ra thường hay bị cực khổ mà không làm được việc ǵ ra tṛ.

    Thành Băng Cốc, xưa kia thường gọi là thành Vọng-Các là kinh đô của nước Xiêm, một thành thị rất lớn, có thể lớn gấp năm gấp bảy lần Hà Nội, dân cư rất trù mật có đủ các thứ người, nhưng phần nhiều là người Tàu ở lâu đă nhập tịch nước Xiêm. Hạng người ấy rất hoạt động về đường kinh tế và chính trị.
    Trừ khu nhà vua, các cung điện làm theo lối cổ, nhà một tầng, mái dốc, nóc nhọn, có các kiểu trang sức đặc biệt của Xiêm. C̣n phố xá ở ngoài thành nhà vua trông giống như thành Quảng Châu hay thành Thượng Hải bên Tàu.

    Cả nước Xiêm, h́nh như chỉ ở kinh đô là có sự sinh hoạt rất náo nhiệt mà thôi, ngoài ra ở vùng thôn quê, theo dọc đường xe lửa đi từ Tân Gia Ba đến Băng Cốc, không thấy có thành thị lớn nào cả.
    Đi đến đâu cũng thấy rặt những đồng áng mênh mông cùng những ruộng vườn và rừng cây. Thỉnh thoảng thấy những hàng dừa lưa thưa với những đàn trâu ở ruộng, hoặc ở nơi ven rừng cây th́ thấy năm bảy con trâu kéo gỗ.

    Người Xiêm cùng một ṇi giống với người Tàu, tiếng nói cũng hơi giống nhau. V́ người Xiêm và người Tàu xưa kia ở mé tây tỉnh Vân Nam và mé đông Tây Tạng, đă từng lập thành nước Nam Chiếu vào khoảng đệ thất đệ bát thế kỷ.
    Sau v́ người Tàu xâm lăng mới theo sông Cửu Long xuống miền nam, lập ra các bộ lạc ở xứ Tàu và nước Xiêm ngày nay. Tính người Xiêm cũng gần như người Tàu,
    đàn ông ưa hoạt động lắm, làm ǵ được đủ ăn rồi th́ thích chơi bời, cờ bạc chớ ít cố gắng làm lụng.

    Gần hầu hết dân trong nước theo Phật giáo tiểu thặng như Cao Miên và Tàu. Ở vùng thôn quê có nhiều người Xiêm gốc tích là người Việt Nam. Phần nhiều theo đạo Gia Tô rồi, v́ xưa bên ta có sự cấm đạo họ chạy sang bên Xiêm. Đă mấy đời nay lập thành làng thành ấp ở với nhau, giữ phong tục của ta và vẫn nói trọ trẹ tiếng Việt Nam, họ tự xưng là An Nam cũ.

    Những người Xiêm An Nam cũ ấy có đến ba bốn vạn ở rải rác các miền gần biên giới chớ không có mấy người ở kinh đô. Hiện nay ở mé ngoại ô thành Băng Cốc có một khu gọi là làng Gia Long, tức là chỗ chúa Nguyễn Phúc Ánh bị Tây Sơn đánh chạy sang trú ngụ ở đây. Chỗ ấy nay có cái chùa và có một pho tượng rất lớn để
    lộ thiên.
    V́ chúng tôi sang Băng Cốc một cách bí mật, thường phải ở trong nhà ít khi đi ra ngoài, nên chỉ biết qua loa thế thôi. Chúng tôi ở Băng Cốc, bốn người ở một nhà đang vui vẻ, đến ngày mùng 6 tháng hai th́ xảy ra một việc không ngờ, làm chúng tôi lại phải chạy vào bệnh viện nhà binh của Nhật.

    Số là ông Nguyễn Văn Sâm từ khi người Nhật đem sang ở Băng Cốc, có tụ hợp những thiếu niên Việt Nam chạy sang đó, lập thành một tổ chức tiểu công nghệ làm đinh để bán cho nhà Đại Nam công ty của người Nhật, lấy tiền chi dụng. Cái tiểu công nghệ ấy đang tiến hành, th́ có một thiếu niên Việt Nam tên là Tân, nhập tịch
    dân Xiêm, cũng làm đinh nhờ ông Sâm đem bán hộ.
    Mỗi khi đến cuối tháng có tên Thuận đi lănh tiền, rồi về của ai bao nhiêu th́ đến lấy. Lần cuối cùng số tiền của tên Tân có hơn ba vạn bạc, tên Thuận lĩnh món tiền được hơn bốn vạn rồi mang cả trốn đi mất. Chuyện ấy, mấy hôm trước đă thấy ông Sâm nói nhỏ cho chúng tôi biết, nhưng vẫn tưởng là tên Thuận đi chơi đâu chưa về, chứ nó không nỡ lấy tiền của cả bọn.

    Đến khi tên Tân đi t́m măi không thấy tên Thuận, lại có ư ngờ cho ông Sâm đồng t́nh với tên Thuận rồi đem dấu chỗ nào. Tên Tân thấy ông Sâm đang đi lại chỗ chúng tôi ở, nó tưởng là tên Thuận trốn vào đó mới đi tŕnh hiến binh Xiêm đến bắt tên Thuận. Song cứ như chúng tôi biết th́ ông Sâm không có dính dáng ǵ đến việc tên Thuận lấy tiền trốn đi, mà tên Thuận cũng không bao giờ đến nhà chúng tôi.

    Chiều ngày mùng 6 tháng hai, bốn chúng tôi với ông Sâm đang ngồi nói chuyện, có cả viên đại úy Nhật ở nhà, thấy mấy người hiến binh Xiêm vào xin phép t́m tên Thuận. Viên đại úy Nhật ra tiếp một lúc , rồi thấy hai người hiến binh Xiêm và tên Tân vào chỗ chúng tôi ngồi, nói đi t́m tên Thuận. Họ nói thế rồi đi ra.
    Việc ấy xảy ra xong, chúng tôi có bảo viên đại úy Nhật rằng chúng tôi ở đây là phải dấu kín mà nay cho hiến binh Xiêm vào trông thấy như thế, nhỡ có việc ǵ th́ sao. Ông nên đi đến tư lệnh bộ mà nói rơ như thế.
    Viên đại úy Nhật ngồi nghĩ một lúc, rồi mặc quần áo ra đi, nói đến 6 giờ về ăn cơm. Đến bữa cơm chúng tôi ngồi chờ không thấy về. Măi đến 9 giờ tối mới thấy viên ấy về với ba người hiến binh Nhật đến canh nhà. Chúng tôi thấy thế bảo nhau: có một tí việc như thế làm ǵ mà phải cho lính đến canh nhà. Đoạn đến giờ chúng tôi đi ngủ.

    Vào khoảng 2 giờ sáng ngày mùng bảy chúng tôi đang ngủ, chợt nghe tiếng xe hơi và tiếng nói x́ xào, không biết rơ việc ǵ. Một lát thấy viên đại úy ở với chúng tôi vào đánh thức cả dậy, nói có sự nguy cấp, phải đi ngay. Hỏi đi đâu, viên ấy không nói. Ai nấy mắt nhắm mắt mở vội vàng mặc quần áo, rồi lên xe hơi, đi một cách bí mật đến sở hiến binh.
    Nghỉ ở đấy đến 8 giờ tối, họ đem chúng tôi đến bệnh viện nhà binh của Nhật ở ngoại ô. Bấy giờ người Nhật đem cả ông Sâm vào ở với chúng tôi trong một cái pḥng khá rộng.

    Từ đó, năm chúng tôi ở đấy cho đến khi về, không được đi ra ngoài phố như trước. Chúng tôi không hiểu tại sao người Nhật lại dùng cách pḥng bị bí mật như thế. Chúng tôi ở đấy với một đời sống tẻ ngắt, quanh quẩn trong pḥng riêng, chiều chiều ra vườn dạo chơi một lúc rồi lại về nằm, hễ có báo động tàu bay th́ chạy ra chui xuống hố.
    Đến sáng ngày 10 tháng ba năm 1945 được tin người Nhật đă đánh quân Pháp ở Đông Dương. Chúng tôi lúc ấy chẳng nghĩ ǵ cả, chỉ mong người Nhật cho chúng tôi về nước. Nhưng măi chẳng thấy tin tức ǵ khác. Chúng tôi thấy cách người Nhật đối đăi với người bản xứ làm chúng tôi thất vọng. Ai cũng mong chóng được về nhà cho yên phận mà thôi.


    Xem tiếp trang 13 ...

  8. #2708
    Tran Truong
    Khách

    Một Cơn Gió Bụi

    Trần trọng Kim , một nhà học giả , một đời viết lách và sưu tầm , đóng góp không ít vào nền văn học nước nhà . Nhưng định mệnh trớ trêu , đã đẩy ông rơi vào cái mốc quan trọng : bước ngoặt lịch sử !!!
    Ông không thích quan trường , ông không ưa chính trị .... chỉ vì thấy tình cảnh đất nước nhiễu nhương ,lòng người ly tán . Vị nể lời của hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại , ông đứng ra thành lập chính phủ của nước Việt Nam lần đầu tiên được Độc Lập Thống Nhất , xé bỏ hiệp định Pa tơ nốt ....

    Một Cơn Gió Bụi viết dưới dạng hồi ký . Ghi lại những diễn biến lịch sử một thời đã qua , mà tác giả trải nghiệm .... Xin mời quí vị cùng các anh các chị theo dõi một chứng nhân lịch sử . Giọng văn hơi cổ xưa ....

    .................... ....


    V́ cớ ǵ sau cuộc xung đột ở Lạng Sơn người Nhật đă vào đóng đô ở Đông Dương từ cuối năm 1940 đến bây giờ, và đă được người Pháp giúp đỡ cho mọi sự tiện lợi mà lại đánh quân Pháp?

    Chúng tôi xét ra là lúc đầu theo kế hoạch của người Nhật muốn bắt ép người Pháp ở Đông Dương phải hợp tác với họ để thu mọi điều tiện lợi về việc chiến tranh. Họ tính rằng nếu lúc cuối cùng mà họ được thắng lợi, th́ t́nh h́nh chính trị ở Đông Dương tự nhiên sẽ giải quyết theo ư định của họ. V́ thế cho nên trong hơn bốn năm quân Nhật đóng ở Đông Dương vẫn không khiêu khích ǵ với quân Pháp.

    Song từ khi quân Anh, Mỹ ở Thái B́nh Dương đă tấn công lấy lại được các đảo mé ngoài biển và đất Phi Luật Tân, t́nh thế nước Nhật đă nguy ngập lắm rồi. Người Nhật lúc ấy phải t́m cách đề pḥng quân Đồng Minh có đổ bộ lên Đông Dương chăng. Vả bấy giờ người Pháp ở Đông Dương ngấm ngầm tổ chức sự kháng
    chiến để tiếp ứng quân Đồng Minh.
    Người Nhật biết mưu ấy, bèn quyết ư đánh quân Pháp để thu quyền pḥng giữ cả dăy đất Đông Dương là địa thế rất quan trọng về đường hành binh ở cả vùng Nam
    Á.

    Quân Pháp lúc ấy cũng đă dự bị cả mọi đường, nhưng v́ thế lực không đủ và ḷng dân bản xứ không theo Pháp, nên thành ra thất bại. Quân Nhật lại biết xếp đặt mọi việc chu đáo hơn, nên việc tấn công của họ được thắng lợi chỉ trong khoảng mấy ngày toàn thể đất Đông Dương vào tay họ.
    Chúng tôi lúc ấy cứ chờ đợi ở Băng Cốc, chợt đến ngày 29 tháng ba có một viên trung úy ở Sài g̣n sang Băng Cốc, đến bảo chúng tôi rằng có tàu bay sang đón về. Sau hỏi ra th́ chỉ có một ḿnh tôi về.

    Tôi ngạc nhiên hỏi: Sao chỉ có một ḿnh tôi? Viên trung úy nói: Tư lệnh bộ ở Sài g̣n mời ông về hỏi việc ǵ về lịch sử. Chiều hôm ấy tư lệnh bộ Nhật ở Băng Cốc đặt tiệc đăi tất cả mấy người chúng tôi và mới nói chuyện hôm mùng 7 tháng hai trước phải đưa chúng tôi đến ở bệnh viện là v́ có tin đồn có thích khách định đến giết chúng tôi.
    Nghe nói thế chúng tôi cho là một sự tưởng tượng thôi, chứ chúng tôi có làm ǵ mà người ta phải dùng đến thủ đoạn ấy. Tiệc xong về ngủ, sáng sớm dậy, đi ra trường bay đến 9 giờ 15 máy bay cất cánh. Mười ba giờ 15 tới trường bay Tân Sơn Nhất rồi về Sài g̣n vào hàng cơm ăn cơm trưa, chờ đến giờ vào tư lệnh bộ của Nhật gặp viên đại tá coi về việc chính trị.

    Ngồi nói chuyện một lúc rồi sang gặp bên trung tướng tham mưu trưởng của bộ tư lệnh Nhật. Trung tướng nói:

    - Ông Phạm Quỳnh và các ông thượng thư cũ đă từ chức cả rồi. Vua Bảo Đại điện mời mấy người này về Huế để hỏi ư kiến.

    Trung tướng đưa tôi xem tờ giấy kê tên những người ấy là ông Hoàng Trọng Phu, Vũ Ngọc Oánh, Trịnh Bá Bích, Hoàng Xuân Hăn, Cao Xuân Cẩm và tên tôi mà lại không thấy tên ông Ngô Đ́nh Diệm. Tôi lấy làm lạ sao lại có tên tôi đứng vào đấy.
    Tôi nói với trung tướng rằng:

    - Tôi không có hoạt động ǵ, và không có phe đảng nào cả. Gọi tôi về Huế không có ích lợi ǵ. Xin cho tôi ra Hà Nội thăm nhà và uống thuốc.

    Lúc ấy tôi c̣n đau, người gầy ốm, chỉ mong về nhà yên nghỉ, dưỡng bệnh. Trung tướng nói:

    - Đó là ư của vua Bảo Đại muốn hỏi ông về việc lập chính phủ mới, ông cứ ra Huế rồi sẽ biết.

    Tôi thấy trong những người gọi về Huế có tên ông Hoàng Xuân Hăn, tôi quen lâu, có thể rơ sự t́nh, vả lại ra Huế rồi ra Hà Nội cũng một con đường. Tôi bèn nhận lời ra Huế.
    Ngồi nói chuyện với trung tướng và đại tá Nhật, có người trung úy Nhật thông ngôn bằng tiếng Pháp, độ hơn một giờ về t́nh thế nước Việt Nam. Tôi cứ thành thực nói thẳng, không kiêng dè, v́ tôi không có mưu cầu ǵ thành ra trong ḷng thản nhiên.
    Trung tướng hỏi tôi rằng:

    - Ông có quen ai ở Sài g̣n về ở tạm vài ngày trước khi đi ra Huế không? Tôi nói:

    - Đây tôi không có quen ai. Khi tôi ở Hà Nội vào có đến ở nhà của Đại Nam công ty, nếu không có điều ǵ bất tiện, th́ cho tôi ra ở đấy vài hôm.

    Trung tướng bảo trung úy đưa tôi đến nhà Tùng Hạ, chủ nhà Đại Nam công ty. Đến đấy gặp ông Tùng Hạ, nói tôi mới về và muốn phiền ông cho ở nhờ vài hôm. Ông ta nói:

    - Trước cửa nhà tôi có đảng Quốc Xă Việt Nam, có cái pḥng rộng ở trên lầu, cụ sang nghỉ đấy tiện lắm.

    Tôi hỏi thăm ông Ngô Đ́nh Diệm và ông Nguyễn Xuân Chữ là những người mấy tháng trước Nhật đă đưa vào ở Chợ Lớn. Ông nói rằng:

    - Ông Diệm về Vĩnh Long ở với anh. Ông Chữ th́ về Hà Nội được vài hôm nay rồi.

    Tôi nghĩ bụng ông Diệm và ông Chữ là hai người tư lệnh bộ Nhật đă chú ư lâu ngày, và các ông ấy lại có tổ chức và đảng phái, sao người Nhật lại không nói ǵ hết? Đang nghĩ ngợi như thế, th́ chợt thấy ông Ngô Đ́nh Diệm đến.
    Ấy là lần đầu tôi gặp mặt ông Diệm v́ trước kia tôi chỉ nghe nói thôi chứ không bao giờ gặp. Ông Diệm hỏi tôi:

    - Cụ mới về đây à? Cụ có biết tin ǵ không?. Tôi đáp:

    - Tôi mới về, chưa biết ǵ cả, chắc có tin ǵ th́ ông biết trước tôi. Người Nhật lạ quá, họ chẳng cho chúng tôi biết ǵ cả. Tôi vừa thấy trong bộ tư lệnh nói ở Huế các bộ thượng thư đă từ chức rồi. Vua Bảo Đại gọi ông Hoàng Trọng Phu vào bàn việc lập chính phủ mới.

    - Thế à? Sao người Nhật không cho tôi biết?

    Ngồi nói chuyện qua loa vài câu, rồi ông Diệm đứng dậy nói:

    - Tôi phải vào tư lệnh bộ có chút việc, sáng sớm mai tôi lại về Vĩnh Long.

    Cho đến ngày nay, tôi vẫn chưa hiểu rơ tại sao bọn ông Diệm là người của ông Cường Để ủy quyền cho tổ chức việc lập chính phủ khi có đảo chính ở Đông Dương, và lại có một số người Nhật Bản ủng hộ mà chính phủ Nhật lại bỏ rơi.
    Chỉ có một cách giải thích cái thái độ ấy là những người Nhật cầm quyền lúc đó, sau khi đánh quân Pháp rồi họ sợ đem ông Cường Để về có điều bất tiện, để vua Bảo Đại về đường chính trị lại có lợi hơn. Đă không dùng quân cờ Cường Để th́ tất nhiên phải để bọn ông Diệm ra ngoài cuộc. Đó là theo ư tôi hiểu, c̣n lẽ ǵ khác nữa, tôi không biết.

    Tôi ở lại Sài g̣n ba ngày, biết có ông Cử Bùi Khải, anh nhà tôi, nhưng tôi quên mất địa chỉ. Đi t́m người hỏi thăm đến nhà luật sư Trịnh Đ́nh Thảo là người bắc hỏi xem có biết nhà ông Cử ở đâu. Ông Thảo hết ḷng tử tế đánh xe hơi đưa tôi đi t́m. T́m được nhà ông Cử lại gặp cả cậu Bùi Nam và mấy người cháu ở đấy, thật vui vẻ vô cùng. Tôi nhờ cậu Nam đi đánh điện về Hà Nội báo tin tôi đă về cho nhà tôi biết.

    Từ hôm ở Băng Cốc về Sài g̣n, chiều nào viên đại úy ở bộ tư lệnh Nhật cũng mời đến nhà ông Tùng Hạ, chủ Đại Nam công ty ăn cơm và nói chuyện, có khi nói chuyện đến một hai giờ khuya. Mấy ngày như thế đến chiều hôm mùng 2 tháng tư, đại úy đưa tôi ra xe lửa c̣n ngồi nói chuyện đến lúc xe chạy.


    Xem tiếp trang 16 ...

  9. #2709
    Tran Truong
    Khách

    Một Cơn Gió Bụi

    Trần trọng Kim , một nhà học giả , một đời viết lách và sưu tầm , đóng góp không ít vào nền văn học nước nhà . Nhưng định mệnh trớ trêu , đã đẩy ông rơi vào cái mốc quan trọng : bước ngoặt lịch sử !!!
    Ông không thích quan trường , ông không ưa chính trị .... chỉ vì thấy tình cảnh đất nước nhiễu nhương ,lòng người ly tán . Vị nể lời của hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại , ông đứng ra thành lập chính phủ của nước Việt Nam lần đầu tiên được Độc Lập Thống Nhất , xé bỏ hiệp định Pa tơ nốt ....

    Một Cơn Gió Bụi viết dưới dạng hồi ký . Ghi lại những diễn biến lịch sử một thời đã qua , mà tác giả trải nghiệm .... Xin mời quí vị cùng các anh các chị theo dõi một chứng nhân lịch sử . Giọng văn hơi cổ xưa ....

    .................... ....


    Chương 4

    Ra Huế Lập Chính Phủ


    Sự đi từ Sài g̣n ra Huế, tư lệnh bộ Nhật nói rằng tôi đau đầu và nhiều tuổi, đi tàu bay không được, v́ phải bay cao, để đi xe lửa tiện hơn. Tôi bảo đi cách nào cũng được, miễn là đi được mà thôi. Xe lửa lúc bấy giờ chỉ có những toa hạng ba và hạng tư, chứ không có những toa hạng nhất và hạng nh́ nữa.
    Song người Nhật lấy một toa hạng nhất cũ để hai cái ghế dài cho tôi đi với viên thiếu úy và một người Nhật làm thông ngôn tiếng Việt Nam.

    Khi xe lửa nghỉ ở Nha Trang, tôi ghé vào nhà ông Đặng Phúc Thông coi xe lửa vùng ấy, và ăn cơm ở đấy. Tôi vào đấy là cốt hỏi tin tức nhà v́ bà Thông là bạn với nhà tôi. Đến sáng ngày mùng 5 tháng tư, vào hồi 10 giờ rưỡi th́ tới Huế.
    Xe lửa vừa đậu xong, thấy một người Nhật ra đón, xưng tên là Urabé, làm lănh sự Nhật ở Huế, rồi về cả nhà ông Yokohama, tối cao cố vấn Nhật. Đến tối gặp ông Hoàng Xuân Hăn mừng quá, ngồi uống chén nước và nói vài câu chuyện hàn huyên. Rồi tôi xin về nhà ông Hăn nghỉ.

    Vừa về đến nhà chưa được năm phút, thấy ông Urabé trở lại báo tin cho tôi biết là vợ con tôi ở Hà Nội đă vào đến Huế rồi. Tính ông Urabé rất vui vẻ, ông nói rằng: Kỳ quá, khi tôi trở về, đi qua sở hiến binh Nhật, nhân có tí việc ghé vào đấy thấy có một người con gái biết nói tiếng Nhật, nói định qua Xiêm t́m cha. Tôi hỏi th́
    chính là con cụ. Tôi liền đến khách sạn đón bà cụ về nhà tôi.

    Ngay lúc ấy con và rể tôi ở ngoài chạy vào, mừng rỡ khóc lóc. Hỏi ra mới biết vợ và con tôi ở Hà Nội, nghe tin tôi ở Băng Cốc, thấy Nhật Bản đảo chính rồi mà măi
    không thấy tôi, mới mầy ṃ xin phép đi sang Xiêm t́m. Đi đến Huế nghe người ta nói mang máng là tôi đă về Huế, nhân khi xe lửa nghỉ ở đấy đến tối mới chạy, bèn vào hiến binh Nhật hỏi xem tin ấy có đúng không.
    Ấy là cùng một ngày không hẹn mà tôi và vợ con tôi gặp nhau ở Huế. Vua Bảo Đại biết tin ấy, cho dọn cái nhà của viên đại úy Bon ở trước trong thành cho chúng tôi ngụ tạm. Lúc ấy tôi cũng chưa biết rơ t́nh thế ra sao, chỉ đinh ninh chờ sau khi vào yết kiến vua Bảo Đại rồi xin về Hà Nội dưỡng bệnh.

    Từ trước tôi không biết vua Bảo Đại là người như thế nào. V́ trong thời bảo hộ của nước Pháp, h́nh như ngài chán nản không làm ǵ cả, chỉ săn bắn và tập thể thao. Hôm mùng 7 tháng tư tôi vào yết kiến thấy có vẻ trang nghiêm và nói những điều rất đúng đắn. Ngài nói:

    - Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đă không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên bộ thượng thư đă tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó với mọi việc.

    Tôi tâu rằng:

    - Việc lập chính phủ, ngài nên dùng những người đă dự định từ trước, như Ngô Đ́nh Diệm chẳng hạn, để có tổ chức sẵn sàng. Tôi nay th́ phần già yếu bệnh tật, phần th́ không có đảng phái và không hoạt động về chính trị, tôi xin ngài cho tôi về nghỉ.

    Ngài nói:

    - Trẫm có điện thoại gọi cả Ngô Đ́nh Diệm về, sao không thấy về.

    Tôi tâu:

    - Khi tôi qua Sài g̣n, có gặp Ngô Đ́nh Diệm và ông ấy bảo không thấy người Nhật nói ǵ cả. Vậy hoặc có sự ǵ sai lạc chăng. Ngài cho điện lần nữa gọi ông ấy về. C̣n tôi th́ xin ngài cho ra Bắc.

    Ngài nói:

    - Vậy ông hăy ở đây nghỉ ít lâu, xem thế nào rồi hăy ra Bắc.

    Lúc ấy tôi mệt nhọc lắm, và có mấy người như bọn ông Hoàng Xuân Hăn đều bảo tôi trở lại. Tôi chờ đến gần mười ngày. Cách độ ba bốn hôm tôi lại đi hỏi ông tối cao cố vấn Nhật xem có tin ǵ về ông Diệm chưa.
    Trước th́ cố vấn Nhật nói chưa biết ông Diệm ở đâu, sau nói ông Diệm đau chưa về được. Đó là lời tối cao cố vấn, chứ tự ông Diệm không có điện riêng xác định lại.
    Vua Bảo Đại thấy t́nh thế kéo dài măi cũng sốt ruột, triệu tôi vào bảo tôi chịu khó lập chính phủ mới.

    Ngài nói:

    - Trước kia người ḿnh chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng ḿnh cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ th́ người Nhật bảo ḿnh bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên v́ nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.

    Tôi thấy vua Bảo Đại thông minh và am hiểu t́nh thế, liền tâu rằng:

    - Nếu v́ quyền lợi riêng tôi không dám nhận chức ǵ cả, xong ngài nói v́ nghĩa vụ đối với nước, th́ dù sao tôi cũng cố hết sức. Vậy xin ngài cho tôi vài ngày để tôi t́m người, hễ có thể được tôi xin tâu lại.

    Tôi ra bàn với ông Hoàng Xuân Hăn để t́m người xứng đáng làm bộ trưởng. Nguyên tắc của tôi định trước là lựa chọn những người có đủ hai điều kiện. Một: phải có đủ học thức và tư tưởng về mặt chính trị . Hai: phải có đức hạnh chắc chắn để dân chúng kính phục.

    Cách lựa chọn như thế cũng khó, v́ từ lâu nay chỉ có những người mềm lưng khéo thù phụng mới được ngôi cao, quyền cả, c̣n những người ngay chính ẩn nấp ở đâu đâu, ít khi biết được. Người xu danh trục lợi th́ rất nhiều, nhưng không phải là người đương nổi những việc trong thời kỳ khó khăn như ngày hôm nay.


    Có một điều nên nói cho rơ, là trong khi tôi chọn người lập chính phủ lúc ấy, người Nhật Bản không bao giờ hỏi tôi chọn người này người kia. Tôi được hoàn toàn tự chủ t́m lấy người mà làm việc. Và tôi đă định từ trước rằng nếu người Nhật can thiệp vào việc trong nước th́ tôi thôi ngay, không làm nữa.


    Còn tiếp ...

  10. #2710
    Tran Truong
    Khách

    Một Cơn Gió Bụi

    Trần trọng Kim , một nhà học giả , một đời viết lách và sưu tầm , đóng góp không ít vào nền văn học nước nhà . Nhưng định mệnh trớ trêu , đã đẩy ông rơi vào cái mốc quan trọng : bước ngoặt lịch sử !!!
    Ông không thích quan trường , ông không ưa chính trị .... chỉ vì thấy tình cảnh đất nước nhiễu nhương ,lòng người ly tán . Vị nể lời của hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại , ông đứng ra thành lập chính phủ của nước Việt Nam lần đầu tiên được Độc Lập Thống Nhất , xé bỏ hiệp định Pa tơ nốt ....

    Một Cơn Gió Bụi viết dưới dạng hồi ký . Ghi lại những diễn biến lịch sử một thời đã qua , mà tác giả trải nghiệm .... Xin mời quí vị cùng các anh các chị theo dõi một chứng nhân lịch sử . Giọng văn hơi cổ xưa ....

    .................... ....


    Đến ngày cuối cùng tôi chọn được đủ người rồi kê rơ danh sách các bộ trưởng như sau:

    - Trần Trọng Kim, giáo sư,
    - Nội Các Tổng Trưởng Trần Đ́nh Nam, y sĩ,
    - Nội Vụ Bộ Trưởng Trần Văn Chương, luật sư,
    - Ngoại Giao Bộ Trưởng Trịnh Đ́nh Thảo, luật sư,
    - Tư Pháp Bộ Trưởng Hoàng Xuân Hăn, toán học thạc sĩ,
    - Giáo Dục và Mỹ Nghệ Bộ Trưởng Vũ Văn Hiền, luật sư,
    - Tài Chánh Bộ Trưởng Phan Anh, luật sư,
    - Thanh Niên Bộ Trưởng Lưu Văn Lang, kỹ sư,
    - Công Chính Bộ Trưởng Vũ Ngọc Anh, y khoa bác sĩ,
    - Y Tế Bộ Trưởng Hồ Bá Khanh, y khoa bác sĩ,
    - Kinh Tế Bộ Trưởng Nguyễn Hữu Thi, cựu y sĩ, Tiếp Tế Bộ Trưởng.

    Chừng mười giờ sáng ngày 17 tháng tư năm 1945, tôi đem danh sách ấy vào tŕnh vua Bảo Đại. Vào đến nơi, tôi thấy ông Yokohama, tối cao cố vấn Nhật, đă ngồi đó rồi. Ông thấy tôi vào liền hỏi:

    - Cụ đă lập thành chính phủ rồi à?. Tôi nói:

    - Vâng, hôm nay tôi đem danh sách các bộ trưởng vào tâu tŕnh hoàng thượng để ngài chuẩn y.

    Tôi đệ tŕnh vua Bảo Đại, ngài xem xong phán rằng:

    - Được.

    Khi ấy ông Yokohama nói:

    - Xin cho tôi xem là những ai. Ông xem rồi, trả lại tôi và nói:

    - Tôi chúc mừng cụ đă chọn được người rất đứng đắn.

    Sự thực là thế, chứ không như người ta đă tưởng tượng là người Nhật Bản bắt tôi phải dùng những người của họ đă định trước.

    Sau khi lập xong chính phủ, họp hội đồng chính phủ, tôi muốn đặt chức Nội Các Phó Tổng Trưởng để pḥng khi tôi nhọc mệt, hay đi đâu vắng có người thay tôi làm việc. Tôi xem các ông bộ trưởng lúc ấy trừ ông Lưu Văn Lang ở Sài g̣n không ra nhận chức, có ông Trần Văn Chương, bộ trưởng bộ ngoại giao, là người nhiều tuổi hơn, tôi xin cử ông Chương xung chức ấy.

    Cả nội các đều ưng thuận. Việc ấy là tôi định, chứ không phải do người Nhật can thiệp. Tôi nói rơ việc ấy là v́ sau này tôi thấy có người nói: Người Nhật bắt tôi phải để ông Chương làm Nội Các Phó Tổng Trưởng. Đó cũng là một sự tưởng lầm.

    Khi tôi đứng ra lập chính phủ, không phải không hiểu t́nh thế rất khó của nước Việt Nam đối với nước Pháp, và nước Pháp với các nước Đồng Minh. Sự biến xảy ra ở nước Việt Nam, nguyên là một nước có văn hóa có chế độ phân minh, nhân khi trong nước suy nhược, người Pháp sang lấy vơ lực bắt phải chịu cuộc bảo hộ của người Pháp.
    Dù có hiệp ước của triều đ́nh Việt Nam đă kư với người Pháp, chẳng qua cũng chỉ là một tờ hiệp ước cưỡng bách mà thôi. Và chính người Pháp về sau cũng đă không
    giữ đúng những điều kư trong hiệp ước ấy. Nay nước Pháp thất bại, để người Nhật chiếm giữ mất cả quyền lợi, vua Bảo Đại đă đứng lên tuyên bố độc lập th́ nghĩa vụ của người Việt Nam là ai nấy đều phải cố sức làm việc giúp nước, rồi sau t́nh thế thay đổi thế nào sẽ có cuộc điều đ́nh cho đúng công lư và đúng phong trào hiện thời.


    Theo lư tưởng ấy, nên ngay từ lúc đầu trong lời tuyên bố của chính phủ, tôi đă nói những công việc quốc dân phải lo để gầy lại nền tự chủ nước nhà mà thôi, chứ không nói về việc chiến tranh của nước Nhật với các nước Đồng Minh, chủ ư muốn tránh sự người Nhật có thể lôi kéo người ḿnh vào cuộc chiến tranh của họ. Lúc chính phủ chúng tôi mới lập ra, bao nhiêu chính quyền của người Pháp giữ trước , và việc cai trị ở các tỉnh đều do viên tối cao cố vấn Nhật tạm thời quyết định.

    Những văn thư và tờ tŕnh báo, các cơ quan ở tỉnh đều gửi qua bên pḥng tối cao cố vấn.
    Những dinh thự của các bộ trưởng, thượng thư cũ đều chật hẹp, dột nát, dơ bẩn, không ở và làm việc được. Vậy trước hết, phải lo t́m nhà và các sở làm việc.
    Khi c̣n chính phủ bảo hộ th́ có hai chính phủ, mọi việc quan hệ đến chính trị trong nước th́ do chính phủ bảo hộ định đoạt. Chính phủ Nam Triều có vua và triều đ́nh, nhưng chỉ đặt ra để thi hành những mệnh lệnh của chính phủ bảo hộ mà thôi, chứ không có quyền hành ǵ cả.

    Nay phải hợp nhất cả hai chính phủ này, bắt các quan ở các tỉnh chỉ được trực tiếp với chính phủ Việt Nam mà thôi, và cấm không cho gửi văn thư về sở tối cao cố vấn Nhật nữa.
    May lúc đó được viên tối cao cố vấn Nhật là ông Yokohama, một người am hiểu t́nh thế và nhă nhặn, cho nên mọi việc cũng giải quyết được dễ dàng.
    Đem lại sự thống nhất trong việc cai trị như thế mà cũng mất hơn một tháng mới xong.

    Ấy là chỉ nói việc sửa đổi cai trị thôi, c̣n các cơ quan trọng yếu như công an, sở tuyên truyền công văn hăy c̣n ở
    trong tay người Nhật cả.
    Quan lại ở các tỉnh, phần nhiều là những tham quan ô lại chỉ quen sự thi hành mệnh lệnh của người Pháp, chứ không mấy người có đủ tư cách làm người công chức một nước tự chủ.

    Muốn thay đổi các quan lại là một chuyện rất khó. Những người làm chính trị nói huyên thuyên th́ nhiều, song những người chín chắn biết suy nghĩ và biết cách đối lại với dân chúng cho êm ái th́ ít.
    Việc chính trị là một việc rất phức tạp, cần phải có nhiều lịch duyệt và tài cán mới làm được. Nay muốn thay đổi các quan lại, th́ phải từ từ lựa chọn nhân viên cho xứng đáng, chứ đem người mới , làm việc lại dở hơn người cũ, th́ chỉ làm rối việc chứ không có ích ǵ.

    Tuy thế, nhưng chỗ nào có viên tỉnh trưởng bất lực lắm, chúng tôi cố t́m trong những nhân vật mới, xem ai có thể làm được đem ra thay. Hăy làm thử như thế một vài nơi xem hiệu quả thế nào. Nhưng xét ra hiệu quả mong đợi cũng không được mỹ măn lắm.
    Chính sách của chúng tôi lúc bấy giờ, v́ t́nh thế chưa được vững chắc nên phải đi từ từ, không làm điên đảo hết cả, sợ gây ra rối loạn.

    Việc quan hệ nhất về đường nội trị lúc ấy là phải lo sự vận tải để tiếp tế miền bắc, dân t́nh đói khổ người chết đói hàng ngàn hàng vạn. V́ vậy chúng tôi ra Bộ Tiếp Tế chuyên coi việc vận tải thóc gạo trong nam ra bắc.
    Bộ ấy không đạt được mục đích của chính phủ v́ sự vận tải khó khăn quá, đường xe lửa bị hư hỏng, thuyền bè đi ngoài bể bị tàu ngầm đánh và bị cướp bóc mất cả.
    Việc binh bị trong nước là việc quan trọng đến vận mạng cả nước, mà lúc ấy quân lính và súng ống không có. Kinh đô Huế có tất cả hơn một trăm lính bảo an, tức lính khố xanh cũ, và sáu bảy chục khẩu súng cũ đạn cũ, bắn mười phát th́ năm sáu phát không nổ.

    Các tỉnh cũng vậy, mỗi tỉnh có độ 50 lính bảo an, các phủ huyện th́ độ chừng vài chục người. Việc pḥng bị do quân Nhật đảm nhiệm hết. V́ lẽ đó và các lẽ khác nữa mà lúc đầu chúng tôi không đặt bộ quốc pḥng.
    Một là trong khi quân Nhật đang đóng ở trong nước, nếu ḿnh đặt bộ quốc pḥng th́ chỉ có danh không có thực, và người Nhật có thể lợi dụng bắt người ḿnh đi đánh giặc với họ.
    Hai là trước khi ḿnh có đủ binh lính và binh khí, ta hăy nên gây cái tinh thần binh bị, th́ rồi quân đội ḿnh mới có khí thế.

    Nhiều người ở ngoài không hiểu ư chúng tôi buông lời bài xích rằng sao có chính phủ mà không có bộ quốc pḥng. Họ không biết rơ t́nh thế lúc bấy giờ bắt chúng tôi phải trù tính mọi việc cho chu đáo, tránh làm những việc hớ hênh có hại cho dân cho nước.
    Không có bộ quốc pḥng, nhưng lại có bộ thanh niên, lập ra các đạo thanh niên tiền tuyến, để một ngày kia thành những đội quân có tinh thần mạnh mẽ.



    Xem tiếp trang 19 ....

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •