Page 249 of 304 FirstFirst ... 149199239245246247248249250251252253259299 ... LastLast
Results 2,481 to 2,490 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2481
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nghe chuyện Hà Nội ; dư âm quá khứ..!

    ngày 15 - 09 - 2017.. nwngs Thu hanh vàng.. trời se lạnh sáng sớm th́ OAT= +17 oC.. và bây giờ 11.00am OAT = +24 oC....

    nmq trở về trang mạng.. chợt thấy tin của một nhạc sĩ của thời Hà nội Tản cư 1946.. h́nh ảnh của cảnh tụ họp dân Tản cư ở chợ Đại, Đồng Quan, Cống Thần và cây cầu sắt trên gịng sông Nhuệ; cầu Chiếc..
    Tụ điểm của dân tản cư mà dân địa phương gọi là đám Tạch Tạch Sè.. sáng ra th́ cà phê thuốc lá.. rồi đến giấc ngủ trưa và chút ăn chơi buổi chiều ;.. bún chả.. Nơi chốn này đă lưu dấu chân đi của nhiều Văn- Thi- Nhạc sĩ gom lại thành nơi tạm trú và cũng từ đó những gịng kỷ niệm cho một quê hương mai này sẽ chấm dứt khi nào và ở nơi đâu ?? Sự chán nản của công cuộc Tiêu thổ kháng chiến rồi tiếp theo ladf Trường kỳ kháng chiến.. đă thiêu rụi cả làng mạc ruộng đồng, vường hoang cỏ cháy.. Trong khi Đảng bộ và Vệ quốc quân th́ đă rút hết lên mạn ngược.. may sao.. ngụi bạn vàng họ Mao chiến thắng Hoa Lục và nguồn thặng dư vũ khí tịch thu tưởng như sẽ là sắt vụn .. th́ lại có nơi cần dùng đến chúng, bán rẻ c̣n hơn dổ đi !.. và nhờ vậy mà " Cụ .." cos đồ chơi đem giao cho các Thanh niên ... để rồi có chiến thắng chấm dứt chiến tranh với sự chia cắt 2 miền Nam Bắc với con sông Bến Hải 07- 1954...
    Để giữ vững tinh thần nhân dân.. con dao mă tấu và súng đạn vô t́nh đă giết đi không biết bao nhiêu mạng người bằng cách tuyên truyền, vu oan giá hoạ.. viẹt gian .. mật thám này đọ và kết án bằng toà án nhân dân..làm dân hoảng sợ lo cho tính mạng.. Nhưng rồi cũng có cách để trối lại cái mơ ước trở về lại đất xưa.. những gịng nhạc tiểu tư sản lại lờ mờ xuất hiện...

    Hôm nay, sau khi đọc tin báo mạng, nói đến sự ra đi của nhạc sĩ Hoàng Giác.. như nhắc lại bến xưa.. Hoàng Giác sáng tác bản Ngày về .. vào khoảng năm 1946-47.. trên đường từ đoàn văn công trở về chỗ gia đ́nh đang tạm trú.. và bài hát này đă trở thành cuốn hút người nghe có đôi chút tâm tư .. rồi đến Phạm Duy với " bên cầu biên giới.." 1945'.. giờ đây phát rộng át cả sông Lô , sông Thao..

    Nhắc nhở lại chút thương đau của sự chia cắt đôi miền.. ngay từ thời mới bước chân ra khỏi thủ đô Hà nội, cảnh hoang tàn và dân thắt lưng buộc bụng.. dè xẻn nhưng ăn măi th́ núi cũng phải ṃn..ôi !! trường kỳ kháng chiến, nhưng đói quá th́ " đầu gối cũng phải ḅ..thôi !"..
    Dân Hà thành lục tục dắt díu nhau " dinh tê !!" về thành đẻ có ánh đèn điện, nh́n thấy rơ hoang tàn của tieu thổ kháng chiến... và được ngồi ăn quanh cái mâm dồng vui vẻ cả nhà.. ăn mà không c̣n sợ.. không c̣n bị chỉ trích là dân tiểu tư sản..! hay hăm doạ vạ miệng .. việt gian !

    Bước chân về đến Thủ đô th́ cảnh tượng quê hương nơi vùng quê lại ẩn hiện.. cái t́nh tự của " quê tôi.." xa xưa của thời kỳ " thoát ly..!"
    .... với cô lái đ̣- Nguyễn đ́nh Phúc hăy c̣n văng vẳng chưa xa.. lại trở về.. nhen nhums qua các bài hát '..
    nào cô hàng bước- Vũ Minh/Vũ Huân, rồi cô hàng cà phê / Canh Thân.. hay cô hái mơ- Phạm Duy, thơ Nguyễn BBins qua các bài hát '..
    nào cô hàng bước- Vũ Minh/Vũ Huân, rồi cô hàng cà phê / Canh Thân.. hay cô hái mơ- Phạm Duy, thơ Nguyễn Bính

    Giongf thi nhạc t́nh tự que hương chưa được tồn tại bao lâu th́ ập tới cái chiến thắng đau thương chia đôi đất nước 1954 , ngăn cách bằng gịng sông Bến Hải.. Ra đi rời bỏ Hà nội ở lại phía sau.. bài hát dành cho Hà nội lại trầm buồn than thở từ Hướng về Hà nôi- Hoàng Dương đến ;

    người ơi ! nước Nam của người Việt Nam..
    v́ đâu cách chia để ḷng nát tan....... ( bài hát này đuọc nghe qua tiếng hát của bạn bè nhưng không rơ tên nhạc sĩ tác giả..) .

    Chia đôi 2 mièn và quân đội Quốc gia rút về phương Nam.. trên đường dài tiếp thu vùng đất mới.. thơ và nhạc lại xuất hiện...
    em ngồi dưới gốc dừa nắng chiều lên mái tóc.. t́nh quê hương đơn sơ....
    ... anh là người lính chiến áo bạc mầu đấu tranh..
    Em mời anh dừng lại..đêm trăng ướt lá dừa.. bên nồi khoai mới luộc.. êm kể chuyện;.. t́nh quê hương đơn sơ !! Phan Lạc Tuyên +......

    Vô tới miền Nam th́ lại có gịng nhạc của An giang,, của chuyến đ̣ vĩ tuyến.. và nhất là có tiểu thuyết...
    Từ mội Chuyến đ̣ vĩ tuyến qua Gịng sông định mênh .. rồi chiếc bè nữ chúa.. khu rừng lau của Doăn quốc Sĩ ghi lại gàn như đẩy đủ một gịng sử liều cận kim của thời băo lửa đă đổ lên đầu dân Bắc kỳ...

    Tuy là xa xứ.. nhưng nhờ có bạn bè quen và nhất là các anh em cựu chiến binh annamite sang tham chiến TC1.. đă trở về thăm quê hương sau năm 1956-58.. mua được và dem qua Bỏrdeaux ... đem cho kẻ gox bài,.. để có chút h́nh dung để t́m lại được bóng dáng của Hà nội ngày ấy.

    72 năm đâu có xa ǵ chớp mắt đă lùi lại với mièn kư ức ...nay dành lại gời đến Quí Bạn đọc .../. nmq

  2. #2482
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    ● Thỉnh nguyện thư Tám điểm gửi Hội nghị Hoà b́nh năm 1919

    Hoàng Xuân Hăn cho rằng: Phan Châu Trinh viết phần Hán văn, Phan Văn Trường dịch ra Pháp văn, Nguyễn Tất Thành làm bài lục bát Việt Nam Yêu Cầu Ca[15].

    Nhưng qua văn bản, chúng tôi có thể xác định: Phan Văn Trường viết thẳng phần tiếng Pháp, Phan Châu Trinh dịch sang Hán văn. Nguyễn Tất Thành làm bài thơ lục bát. Bài thơ này, Thu Trang chụp được bản chép tay, và theo Lê Thị Kinh th́ có người xác định đấy là nét chữ của ông Hồ. Sở dĩ chúng tôi xác định Phan Văn Trường viết v́ những lư do:

    - Phan Văn Trường trong buổi diễn thuyết ngày 13/3/1914 ở trường Cao Đẳng Xă Hội, đă dùng những chữ Les revendications indigènes - Thỉnh nguyện của người bản xứ.

    - Lời văn trong bản Thỉnh Nguyện 1919 phù hợp với lối viết của Phan Văn Trường: Kín đáo, kiêu kỳ, châm biếm. Trong khi văn Phan Châu Trinh dùng lối trực bút, không châm biếm, ít ẩn nghĩa. Tây Hồ khi viết về Pháp và Tây phương thường có giọng khiêm tốn trong khi Phan Văn Trường có niềm kiêu hănh của người Phương đông.

    Sự so sánh văn bản này dựa trên đoạn đầu và đoạn cuối của bản Thỉnh Nguyện -Tám điểm chỉ là những kê khai, có thể do sự bàn bạc của nhiều người- hai đoạn văn ngắn và cô đọng chứng tỏ văn tài của tác giả. Đọc Thỉnh nguyện của người An Nam trên L'Humamité, độc giả Pháp phải chú ư v́ giá trị độc đáo của văn bản:
    Lời lẽ nhũn nhặn mà kiêu kỳ, tự xưng nước ḿnh là Đế Quốc - L'Empire d'Annam, ngụ ư coi kẻ xâm lăng là tiểu quốc.

    Tác giả t́m cách thu phục ḷng người Pháp dân chủ tiến bộ, kích động niềm tự hào dân tộc của họ, để họ thấy xấu hổ mà băi bơ chế độ thuộc địa tàn ác, không xứng đáng với truyền thống dân chủ của họ. Cách vận động này, trong bức thư ngỏ gửi Nguyễn Ái Quốc 1922, Phan Châu Trinh gọi là "cái dụng lư thuyết thâu nhân tâm của Phan", mà Tây Hồ phản bác.

    Bút pháp Phan Văn Trường có lư lẽ của một luật sư, có kiến thức của một học giả, có sự sử dụng chữ nghiă của một văn tài. Văn bản đă được gửi về Việt Nam qua nhiều ngả. Nhờ vậy, mà người Việt lấy lại niềm tự hào dân tộc. Bản Thỉnh nguyện của dân tộc An Nam trở thành bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của người Việt.

    Phủ Tống thống lo ngại và bọn thực dân bắt đầu lên tiếng phản bác trên báo chí. Phan Văn Trường bắt buộc phải trả lời. L'Humanité ngày 2/8/1919 đăng bài La question des indigènes en Indochine - Vấn đề người bản xứ tại Đông Dương của Phan Văn Trường, kư tên Nguyễn Ái Quốc.
    Sau bài viết này, vấn đề Nguyễn Ái Quốc và nhóm Yêu Nước được đem ra Hạ Viện bàn căi. Quả bom Phan Văn Trường đă ném trúng đích: lần đầu tiên một kẻ indigène dám lên tiếng ngạo nghễ đ̣i tự do dân chủ tại Pháp.


    Còn tiếp ...

  3. #2483
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    ● Xác định hai bài báo kư tên Nguyễn Ái Quốc do Phan Văn Trường viết

    Dưới đây chúng tôi tŕnh bày phương pháp xác định văn bản, bắt đầu bằng 2 văn bản kư tên Nguyễn Ái Quốc do Phan Văn Trường viết.

    Tại sao có thể xác định bài La question des indigènes en Indochine là do Phan Văn Trường viết?

    Nhờ những chi tiết sau đây:

    1/ Tác giả bài báo coi những yêu cầu trong bản Thỉnh nguyện tám điểm năm 1919 là của chính ḿnh. Ông thuật lại lập luận của đối phương cho rằng các yêu sách của ḿnh, đă gây chấn động trong giới thực dân.Đây là hiện tượng sự thực toát ra từ vô thức của ng̣i bút: chỉ Phan Văn Trường mới viết như vậy, những người khác không thể và không dám nhận bản Thỉnh Nguyện là của ḿnh v́ không do họ viết ra.

    2/ Tác giả nhắc đến bản Thỉnh Nguyện 1912, đ̣i trả tự do cho các sĩ phu bị tù Côn đảo, đăng trong Bulletin officiel de la Ligue des droits de l'homme ngày 31/10/1912. Văn bản này do Phan Văn Trường viết giùm Phan Châu Trinh. Ngoài Phan Văn Trường, ba người kia không biết rơ việc này, v́ năm 1912, Truyền, Ninh và Thành c̣n nhỏ.

    3/ Tác giả biết đích xác việc một sĩ quan cao cấp trong quân đội được lệnh tịch thu bản Thỉnh Nguyện 1919 trong tay lính thợ Việt Nam. Chỉ có Phan Văn Trường, cựu quân nhân, có đường dây trong quân đội mới dám cam đoan biết đích xác việc này.

    Về bài Phong trào cộng sản quốc tế Đông dương[16] thường được trích dẫn trong các bài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh, và được coi là "nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh", cũng có những dấu ấn cho thấy là bài viết của Phan Văn Trường, căn cứ vào nội dung đề cao văn minh phương Đông một cách ngạo nghễ:

    1/ 5000 năm trước, Hoàng Đế đă áp dụng chính sách phân phối ruộng đất.

    2/ 2205 năm trước Công Nguyên, nhà Hạ đă đặt ra chế độ cưỡng bức lao động.

    3/ 551 năm trước Công Nguyên: Khổng Tử đă khởi xướng thuyết Đại Đồng và nguyên tắc: Dân vi quư, xă tắc thứ chi, quân vi khinh. Phan Văn Trường sẽ ghi câu này dưới tên báo La Cloche fêlée, từ số 52, thay thế câu Organe de propagande démocratique - Cơ quan truyền bá dân chủ của Nguyễn An Ninh, để chứng minh rằng dân chủ phát xuất từ phương Đông.

    Năm 1921, khi Phan Văn Trường viết bài báo này, chủ nghiă cộng sản mới bắt đầu phát triển ở châu Âu, và được nhiều trí thức ngưỡng mộ, ông đưa ra ư kiến: nên phát triển chủ nghiă cộng sản ở Á Châu -để đuổi thực dân- nhưng vẫn ngụ ư cao kỳ: những nguyên tắc mà chủ nghiă cộng sản ở phương Tây của các anh đưa ra, phương Đông chúng tôi đă áp dụng từ bốn, năm ngàn năm nay rồi! Chúng tôi hiện đang mắc vào hiểm họa thực dân, hăy đợi khi nào chúng tôi đuổi được bọn thực dân, chúng tôi sẽ giúp các anh "tự giải phóng". Đó là những ư thâm trầm sâu sắc của Phan Văn Trường trong bài Phong trào cộng sản quốc tế Đông Dương.


    Còn tiếp ...

  4. #2484
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nghe chuyện Hà nội ;.. secteur Ninh B́nh....

    ngày 16 - 09 - 2017.... tiếp theo bài góp ư # 2482....ở trên.....

    thời kỳ Liên Hiệp Pháp 1946- 1954.. trong câu truyện giữa bố gà con vịt.. không biết tại sao mà ông Bẻnard hay đem các câu truyện mà người đời cho là viển vông.. phù phiếm.. ngồi ngắm Hồ Gươm..từ quán vỉa hè Taverne Royale nh́n mấy thiếu nữ da trắng da màu đến mua hoa ở mấy kiósque bán hoa nơi goc ngă tư Trường Tiền..
    ông Bernard thủng thỉnh nói đến truyện mở mng phát triển cho tương lai xa tít mù.. để rồi ông nói đến Hà nội. Hà nội hay Thang Long có vị thế đẹp.. lại trên vùng đất nếu như cứ để tự nhiên th́ dân chúng sẽ chon nơi đất bằng phẳng.. như thế đất ruộng sẽ trở thành đất thổ cư.. nhưng không tốt v́ gịng Hồng Hà gặp mùa lũ lụt th́ lại sanh cảnh úng lụt .. cho nên bên phủ Toàn Quyền cũng mới đây suy nghĩ..;
    ...
    và chú ư đến secteur Ninh B́nh Tây Nam của sông Đáy... Nơi đây tuy là đất đồi nhưng những collines này không c̣n khó khăn ǵ khi có những cơ giới giúp sức. Đà Latj làm được th́ Ninh B́nh cũng làm được.. ông giải thích tiếp.;
    Hà nội thời 1952-1954.. dân số chỉ khoảng gần 30 vạn, vấn đề dân số tăng.. sống chen chúc nhau trong những ngôi nhà cổ thấp lè tè.. rồi đến đường sá hẹp, tuy rằng chưa có đông xe cộ lưu thông, cứ nh́n ngay các con phố khi có đường tàu điện.. bề ngang bị toa tàu chiếm là bao nhiêu, đến khi có chiếc cam nhông (camion) xe ô tô tải kè ngang th́ xe đạp cũng không c̣n chỗ để lách.. nguy hiểm cho mọi người..

    ... chẳng lẽ lại dẹp hai bên vỉa hè , mà dẹp vỉa hè th́ người đi bộ.. lối đâu mà bước đi thoải mái..rồi c̣n chỗ để đỗ xe đạp... ngồi nghe ông say mê nói đến một tương lai cho Hà nội mà nhà nước không muốn xoá bỏ di tích.. danh lam thắng cảnh của cái xứ Bắc kỳ đô hộ này..

    Ông Bernard tuy chỉ là Cố vấn chuyên ngành Mật Thám Đông dương, nhưng trực thuộc bộ Thuộc địa.. ông biết nhiều và chính ông chủ trương việc di dân lập thành phố mới cho tương lai xứ Bắc kỳ.. ông cũng đă tŕnh bày ư kiến cho các ông Bollaert, hay tướng Navarre.. th́ bên quân đội ủng hộ ngay và secteur Ninh B́nh được lên bản vẽ (brouillon) sơ khởi về lộ giới và cách xếp đặt ( arrangement geographique) của một thành phố Hành chính tương lai .. c̣n Hà nội - Thăng Long là thủ đô lịch sử của nước Việt Nam....
    Ninh B́nh, Nho Quan.. và rặng núi vôi hùng vĩ.. vùng đất vững trăi cho trú đóng cả hành chính và quân sự...

    Ngày nay khu đất này đă có chủ.. h́nh như của một ông bộ đội dang khai thác đá nung vôi.. người này cũng đă xây cất lên một ngôi chùa to lớn lắm...
    Một chút kỷ niệm xưa.. c̣n sót lại trong trí nhớ... hay là gợi giấc mơ xưa ...!./. nmq

  5. #2485
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    ● Bút pháp Nguyễn Thế Truyền trên tờ Le Paria

    Ngày 1/12/1922, trên Le Paria có hai bài, một bài kư tên Nguyễn Thế Truyền, một bài kư tên Nguyễn Ái Quốc. Khảo sát hai văn bản này, có thể xác định Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc là một.

    Nguyên văn bài Một người Bôn-sơ-vich da vàng - Un Bolchevick jaune kư tên Nguyễn Thế Truyền, xin tạm dịch:

    "Nguyễn Ái Quốc có phải là một "kẻ đầy tham vọng, không nhân cách và không đại diện cho ai", như ư kiến của cái điện văn rất thực dân kia. Những lời phỉ báng như thế, hiển nhiên phản ảnh sự gập ḿnh của cái thấp hèn trước cái cao cả.

    V́ thế, đáng được trả lời.

    Tham vọng? Hẳn thế, Nguyễn Ái Quốc đầy tham vọng. Nhưng tham vọng ǵ? Tham vọng giải phóng anh em rơi vào ṿng nô lệ, bị bọn "diều hâu thực dân" bóc lột dă man. Có tham vọng nào cao quư hơn?

    Kẻ viết bài giấu tên trên báo La Dépêche Coloniale kia, v́ ngươi không biết đến nhân cách của Nguyễn Ái Quốc, nên ta cho ngươi biết.

    Trong xứ, Nguyễn Ái Quốc sống hạnh phúc bên cạnh người thân. Khi c̣n rất trẻ, một hôm thấy Pháp chặt đầu đồng bào. Quốc không hiểu tại sao. Phẫn uất, Quốc ra đi, xa lánh bất công, để có thể kêu gào: "Công lư!" ở nơi khác. (...) Hôm nay, anh cương cường tranh đấu cùng những người anh em châu Phi, châu Âu. Với nghề khiêm tốn "sửa ảnh", vất vả để kiếm sống, nhưng anh trong sạch hơn bao nhiêu quan chức, quá quan cách, ở các thuộc địa, kia.

    Ồ! Không! Quốc không hề như họ. Chẳng tiền hô hậu ủng, không diêm dúa mề đai, không cồng kềnh "ấn trát", nhưng anh mang nguyện ước của đồng bào, kỳ vọng của Dân tộc bị áp bức.

    Năm ngoái, trở lại Đông Dương, tôi được nghe những lời cảm động về anh, bí mật truyền miệng mọi người. Một cụ bà kể: tôi có hai đứa cháu bị Pháp bắt đi đầy (v́ tư tưởng); cụ hỏi tôi: "Cậu ơi, Cậu có biết Nguyễn Ái Quốc không?" - Một em bé dễ thương nhớ lại người cha, nhân sĩ nổi tiếng, bị t́nh nghi v́ tư tưởng, một ngày kia bị cảnh sát Tây lôi đi như con chó; trong đầu đầy h́nh ảnh anh hùng huyền thoại, đứa nhỏ hỏi tôi: "Nguyễn Ái Quốc có phải là người bằng xương, bằng thịt không?"

    - Này, người của La Dépêche Coloniale, ngươi không hiểu ǵ hết, ngươi đang phỉ báng một chân lư lớn lao, một sự hy sinh cao cả, ngươi hăy câm đi!"

    - Nguyễn Thế Truyền


    Còn tiếp ...

  6. #2486
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    Ngay trong câu đầu, Nguyễn Thế Truyền đă bộc lộ lối chơi chữ tài t́nh của ông, mà khi dịch không thể lột hết: Tờ báo mà ông đả kích có tên là La Dépêche Coloniale, nghiă là Tin điện thuộc địa, hay điện văn, điện tín thuộc địa... Ông bèn xé lẻ cái tên này làm hai, thành dépêche - điện văn và colonial - thực dân và viết: "Nguyễn Ái Quốc có phải là một "kẻ đầy tham vọng, không nhân cách và không đại diện cho ai", như ư kiến của cái điện văn rất thực dân kia!

    Văn phong Nguyễn Thế Truyền, nhanh, ngắn, mạnh, kiểu quyền Anh, không cho địch thủ kịp đỡ đă tung ra cú đấm khác, khác hẳn lối viết điềm đạm thâm thuư của Phan Văn Trường. Bài này, nội dung không nói lên ḷng "tôn thờ" Nguyễn Ái Quốc/Tất Thành, như Thu Trang nhận xét, mà Nguyễn Thế Truyền chỉ có ư vinh danh một người anh hùng vô h́nh, nói khác đi, một người anh hùng huyền thoại, v́ thế ông đặt vào miệng bà cụ câu: Có ai gặp Nguyễn Ái Quốc không? Đặt vào miệng đứa nhỏ câu: Nguyễn Ái Quốc có phải là người bằng xương bằng thịt không? Đó là ư chính của Nguyễn Thế Truyền: hóm hỉnh xác định Nguyễn Ái Quốc là một huyền thoại, không có thật.

    Chống Pháp không khoan nhượng, Nguyễn Thế Truyền mạnh tay -tát tổng đốc Vi Văn Định- mạnh bút, luôn luôn đánh thẳng vào thực dân với lời lẽ quyết liệt. Bài này tát tai kẻ viết bài trên báo La Dépêche Coloniale, hèn, giấu tên -có thể là người Việt- không hiểu thế nào là sự hy sinh cao cả cho một chân lư. Xác định văn phong sắc, gọn, giọng khiêu khích, châm biếm, sự kiêu kỳ và lối chơi chữ của Nguyễn Thế Truyền, và đưa ra một thông tin: khi ông về nước, giữa 1920, cái tên Nguyễn Ái Quốc đă được mọi người truyền tụng.

    Trên cùng số báo Le Paria này có bài Về vụ Siki - A propos de Siki, kư tên Nguyễn Ái Quốc, y một giọng, viết về sự kiện Siki, boxeur da đen hạ Carpentier, boxeur da trắng:

    Chúng tôi trích một đoạn, tiếng Pháp trước, để độc giả thấy bút pháp của tác giả:

    "Depuis que le colonialisme existe, des blancs ont été payés pour casser la g... aux noirs. Pour une fois, un noir a été payé pour en faire autant à un blanc. Adversaire de toute violence, nous désapprouvons l'un et l'autre procédé. Mais le fait est là, nous n'avons qu'à le constater. Constatons.

    D'un coup de poing - sinon scientifiquement envoyé, du moins formidablement placé - Siki déplaca proprement Carpentier de son piédestal pour grimper dessus lui-même.

    Le championnat de la boxe a changé de mains, mais la gloire sportive nationale n'a pas souffert, puisque Siki, enfant du Sénégal, est parconséquent, fils de France, donc Français.

    Malgré cela, il arrive que chaque fois que Carpentier triomphe, c'est naturellement par son adresse et par sa science. Mais toutes les fois qu'il est battu, c'est toujours par la force brutale d'un Dempsey ou la mauvaise jambe d'un Siki. C'est pourquoi, au match de Buffalo, on a voulu déclarer - on a même fait déjà la déclaration - que Siki, bienque gagnant, était vaincu "quand même".

    Dịch:

    "Từ khi có chế độ thực dân, người da trắng được trả tiền để đánh bể mặt người da đen. Bận này, một anh da đen lại được trả tiền để nện anh da trắng. Chống mọi bạo lực, chúng tôi không tán thành cả hai cách này. Nhưng sự kiện sờ sờ ra đó, chúng ta chỉ việc ngó qua. Xem nào.

    Một cú đấm -nếu không được gọi là khoa học, th́ ít ra th́ cũng trúng boong- Siki rành rành hạ bệ Carpentier và leo lên thế chỗ.

    Giải vô địch đánh bốc đă đổi chủ, nhưng hào quang thể tháo quốc gia không hề hấn ǵ, v́ Siki, đứa con Sénégal, tức, con Pháp, vậy, là người Pháp.

    Ấy thế mà mỗi khi Carpentier thắng th́ tất nhiên là nhờ tài trí và phương pháp khoa học của anh. C̣n lần nào thua th́ y như rằng là v́ một tên Dempsey nào đó, đánh ác hay một tên Siki nào đó, đá hiểm. V́ vậy, trong trận đấu Buffalo, người ta những muốn tuyên bố - người ta đă tuyên bố rồi - rằng Siki dù thắng, "vưỡn" bại!"

    A propos de Siki

    kư tên Nguyễn Ái Quốc

    Tháng 6/1964, Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn một nhà báo[17] với câu: "Le peuple Vietnam c'est un Un et le pays du Vietnam c'est Un" - Ông dịch từng chữ khẩu hiệu "Nước Việt Nam là Một, dân tộc Việt Nam là Một" sang tiếng Pháp, nhưng người Pháp không thể hiểu v́ họ không nói như thế và cũng không có thứ cú pháp nào lạ lùng như thế. Chắc chắn không phải với thứ tiếng Pháp thô thiển này, ông Hồ có thể viết được những bài báo kư tên Nguyễn Ái Quốc như bài Về vụ Siki hay Bản án chế độ thực dân Pháp.


    Còn tiếp ...

  7. #2487
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    ● Nguyễn An Ninh

    Nguyễn An Ninh có hai lối viết: lối tranh luận, đôi khi cũng sát phạt không kém Nguyễn Thế Truyền và lối hoà nhă gần Phan Văn Trường.

    Bài Thư gửi ông Outrey - Lettre à Monsieur Outrey kư Nguyễn Ái Quốc đăng trên Le populaire ngày 14/10/1919, là lối văn tranh luận, với những chi tiết xác định người viết là Nguyễn An Ninh và sự đụng độ kịch liệt giữa Outrey và Nguyễn An Ninh.

    Việc phát xuất từ bài Đông Dương và Triều Tiên, một sự so sánh lư thú - L'Indochine et la Corée, une intéressante comparaison, in trên báo Le populaire ngày 4/9/1919. Trong bài này Nguyễn An Ninh so sánh sự bảo hộ Triều Tiên của Nhật Bản với sự bảo hộ Đông Dương của Pháp. Ông buộc tội Pháp đă đầu độc người da vàng bằng những lời hứa hăo và dùng bọn bồi bút để ca tụng chính quyền thuộc địa. Ernest Outrey đă từng làm thống đốc Nam Kỳ và từ năm 1914, làm dân biểu, đại diện người Pháp ở Sài G̣n tại Hạ Viện.

    - Tháng 6/1919, bản Thỉnh Nguyện đưa đến Versailles và gửi cho các cơ quan có thẩm quyền và báo chí.

    - Ngày 23/6/1919, Phủ Tổng Thống yêu cầu bộ Thuộc Địa báo cáo về Nguyễn Ái Quốc và nhóm Yêu Nước.

    - Ngày 18/6/1919 báo L'Humanité - lúc đó là báo của đảng Xă Hội, đăng bản Thỉnh nguyện dưới tựa đề: Les droits des peuples- Quyền của các dân tộc.

    - Ngày 2/8/1919 L'Humanité đăng bài La question des indigènes en Indochine của Nguyễn Ái Quốc do Phan Văn Trường viết.

    - Ngày 4/9/1919 Le populaire đăng bài L'Indochine et la Corée, une intéressante comparaison kư Nguyễn Ái Quốc do Nguyễn An Ninh viết. Sự chống Pháp trên báo chí Pháp được phát động qua ng̣i bút Nguyễn Ái Quốc. T́nh h́nh sôi động.

    - Ngày 20/9/1919, P. Guesde lệnh cho Cảnh sát Cuộc gọi Nguyễn Ái Quốc đến hỏi cung và chụp ảnh, lần đầu.

    - Ngày 18/9/1919, vấn đề Nguyễn Ái Quốc được đem ra tranh luận tại Quốc hội giữa Outrey và Longuet - Moutet. Outrey chất vấn Longuet, chủ nhiệm báo Le Populaire: Đă cho đăng những bài báo của Nguyễn Ái Quốc, một kẻ thù của nước Pháp, tên này là một kẻ phiến động đă bị truy tố ở Nam Kỳ. Được tin, Nguyễn An Ninh đang nghỉ ở Biarritz viết lá thư ngỏ cho Outrey, gửi đăng trên báo Le Populaire, phản pháo mănh liệt, đồng thời xác định ḿnh là Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh viết:

    "Ông đă nói đi nói lại (ở Hạ Viện) rằng tôi bị truy nă ở Đông Dương v́ âm mưu chống Pháp. Vậy hăy cho biết, lúc nào, toà án nào, âm mưu ǵ?"

    Ernest Outrey và Nguyễn An Ninh biết rơ hành tung của nhau. Xin nhắc lại: Trong suốt thời gian từ 1911 đến 1919, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành không ai có mặt tại Nam Kỳ.

    Outrey biết Nguyễn An Ninh thuộc gia đ́nh chống Pháp hàng đầu ở Nam Kỳ: cha, mẹ, chú, cô đều là những nhà cách mạng. Khách sạn Chiêu Nam Lầu của cha Ninh là nguồn tài trợ cho phong trào Đông Du, là nơi tá túc hội viên các hội kín Đông Kinh Nghiă Thục, Cường Để[18]. Bản thân Nguyễn An Ninh cũng rất quậy, để tóc dài, hay đánh lộn với Tây và viết báo chống Pháp từ thời niên thiếu. Outrey, khi đọc văn, đoán chắc Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn An Ninh và dựa trên các thông tin đă biết, Outrey tố cáo Nguyễn Ái Quốc là người đă bị truy nă về tội chống Pháp ở Nam kỳ.

    Thành tích chống Pháp của Nguyễn An Ninh đă trở thành huyền thoại: "Thi đậu bằng Brevet Elémentaire[19]nhà ái quốc đi làm báo tiếng Pháp, do người Pháp điều khiển. Trong thời gian làm báo, dù chỉ là một cộng sự viên tầm thường, lượm tin chó cán, nhưng Ninh đă nổi tiếng rồi, v́ sự bất khuất, hay đập lộn với người Pháp, hay chưởi người Pháp.
    Chính trong thời gian nầy, trong nước xẩy ra nhiều chuyện bạo động, nào Phan Xích Long khởi nghiă, Trần Cao Vân rước vua Duy Tân rời kinh thành Huế, Lương Ngọc Quyến bạo động ở Thái Nguyên. Dù những phong trào ấy bị thất bại, song gieo vào ḷng người dân thời đó một mầm mống sâu đậm trong cơi ḷng, trong số đó có nhà ái quốc thanh niên Nguyễn An Ninh"[20].

    Sở dĩ Nguyễn An Ninh không bị bắt v́ tuổi vị thành niên, v́ vậy, Ninh mới viết Lá thư gửi ông Outrey, thách y phải t́m ra chứng cớ rằng tôi - Nguyễn Ái Quốc- bị bắt ở Nam Kỳ lúc nào, năm nào, bị bắt ở đâu, ra toà nào? Ninh đă "đáp lễ" Outrey tới nơi tới chốn.

    V́ câu thách thức này mà ta xác định được tác giả Lá thư gửi ông Outrey là Nguyễn An Ninh. Khi xác định được Nguyễn An Ninh là tác giả Lá thư gửi ông Outrey th́ tự nhiên ông là người viết bài Đông dương và Triều tiên, v́ bài này mà Outrey nhận diện được Quốc là Ninh và gây hấn.

    Người viết nào cũng để lại căn cước của ḿnh qua chữ nghiă. Cho nên dù kư tên ǵ đi nữa, người đọc tinh ư luôn luôn t́m ra bản chất và lai lịch của người viết.

    Sự xác định tác giả một số bài viết kư tên Nguyễn Ái Quốc mà chúng tôi ghi danh sách trong phần cuối chương này, dựa trên cơ sở của những chi tiết đó.


    Còn tiếp ...

  8. #2488
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    ● La France et L'Indochine

    Ngoài tài bút chiến, Nguyễn An Ninh c̣n là ng̣i bút văn chương và tư tưởng. Trong La France et L'Indochine - Nước Pháp và Đông Dương, Nguyễn An Ninh viết:

    "Trong những năm gần đây, mặc dù thực dân hết sức t́m cách giam hăm người An Nam, nhưng dưới hấp lực của phong trào thanh niên Tây du, một vài người đă có thể đến Pháp, quan sát đời sống hàng ngày và t́m hiểu bí quyết về sức mạnh vật chất của Âu Châu. Họ mang về nước tư tưởng dân chủ, tinh thần phê phán của Châu Âu; hơi thở Tây phương đă làm sống lại niềm tin và nghị lực của họ. Họ đă nhận tận tay người Pháp bản án chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Thực dân không thể ngăn cấm người An Nam biết tiếng Pháp đọc Montesquieu, Rousseau, Voltaire.

    Và, cùng một lúc, tinh thần phê phán Tây phương, giúp thanh niên An Nam ấp ủ tâm hồn dân tộc trong ḷng, giải thoát triết học Khổng Tử và Mạnh Tử khỏi lớp bụi dầy của đạo lư Khổng Mạnh suy đồi.
    Đă có một số xu hướng nổi lên, t́m cách cổ động quần chúng bỏ ư định phục thù bằng bạo lực và dấn thân vào con đường tranh đấu mới: Đ̣i hỏi những tự do căn bản để bảo tồn phẩm giá con người, đ̣i hỏi những cải cách, hoà hợp tinh thần dân chủ của dân tộc An Nam với tư tưởng Tây Phương.

    Họ không c̣n chấp nhận, như quần chúng đă phải chấp nhận, như kẻ bại trận trên chiến trường đă phải chấp nhận, cái luật chiến tranh, cái đắc ư thô bạo của kẻ thắng và sự nhục nhă của người thua. Họ cũng không c̣n chiến đấu bí mật với ḷng yêu nước thuần tuư nữa mà họ tranh đấu công khai, nhân danh nguyên tắc nhân quyền 1789. Và bọn thực dân không c̣n dám dựa trên cớ "chủ quyền nước Pháp bị đe doạ" để bắt họ đi đày hoặc xử tử.

    Như thế, chính sách người bóc lột người ở Đông Dương đă được báo trước sẽ bị phá sản.

    Hoặc là, điên cuồng v́ thất bại, bọn thực dân vẫn cố chấp áp dụng biện pháp đàn áp, tiếp tục siết chặt những nạn nhân đang vùng vẫy, mặc kệ dấu hiệu báo trước những biến cố sắp tới; như thế, thảm họa chung sẽ xẩy ra: nước Pháp mất hết quyền lợi và uy tín -"sứ mệnh giáo hoá" của Châu Âu sẽ lộ bộ mặt thật của nó- và nước An Nam, sau những kinh hoàng, thống khổ, sẽ được tự do hơn để hoàn tất sứ mệnh của ḿnh.

    Hoặc là, nước cộng hoà Pháp đến Đông Dương để thay thế bè lũ thực dân; như thế, không những, thanh danh và lợi ích của Pháp sẽ được bảo toàn, mà Pháp c̣n được hưởng sự tri ân của một dân tộc sẽ ủng hộ họ ở Châu Á.

    Cách đây khoảng 15 năm, để trả lời tiếng kêu của những người bị đàn áp, bọn thực dân đă rêu rao trên báo như sau: "Nước Pháp không đến đây với Kiếm và Luật. Chỉ có Kiếm"[21].
    Dường như, sau sáu mươi năm bị đô hộ và chịu ảnh hưởng Pháp, đất Nam Kỳ ngày nay đă được công bố là đất Pháp, vậy người An Nam có quyền đ̣i hỏi nước Pháp phải mang sang Đông Dương, không những Luật, mà cả thanh bảo Kiếm để bảo vệ Luật pháp. Sự hoà hợp giữa lư tưởng cộng hoà Pháp và tư tưởng dân chủ của một xă hội có nền móng tư tưởng Khổng Mạnh, không phải là sự tiến hoá theo quy luật tự nhiên, như thực dân tuyên truyền. Phong trào giải phóng các dân tộc ở Á Châu không phải là sự "tiến hoá" từ xă hội dă man lên xă hội Âu Châu tân tiến.

    Phải là thực dân trong nghĩa ngu xuẩn nhất mới có thể tin được "nghiă vụ giáo hoá" của những người Âu Châu sang xâm chiếm Đông Dương. Ở Ấn Độ, sự tuyên ngôn về "nghiă vụ giáo hoá" (của người) Tây phương gợi trong ḷng một Tagore ư thức giáo hoá (đến từ) Đông phương. Ở Trung Hoa, giới thanh niên đă đi học ở Âu Châu, đặt câu hỏi trên báo chí như một thách đố với Châu Âu: "Bạn có thể nói cho chúng tôi biết, nước bạn đă văn minh chưa? (...)


    Còn tiếp ...

  9. #2489
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    Về chính sách thực dân mà nước Pháp áp dụng ở Đông Dương, chúng tôi nhận thấy:

    1- Rằng, ở Đông Dương, nước Pháp chẳng những không áp dụng những nguyên tắc lớn mà họ đă tuyên thệ, mà c̣n tiêu diệt tư tưởng dân chủ của xă hội An Nam.

    2- Rằng, nước Pháp, thừa nhận tự do và quyền công dân Pháp cho những người, hôm qua, vẫn c̣n là nô lệ, nhưng lại áp đặt chế độ nô lệ ở Đông Dương cho một dân tộc tự do, đă có một nền văn minh, từ khi cư dân sống trên đất Pháp vẫn c̣n ăn lông ở lỗ (vivait dans des cités lacustres)"[22].

    Bài viết La France et L'Indochine mà chúng tôi vừa trích dịch một đoạn trên đây, có thể tóm gọn tư tưởng đấu tranh của Nguyễn An Ninh.

    Trong cuốn Nguyễn An Ninh tác phẩm[23] có in bản dịch Nước Pháp ở Đông Dương - La France en Indochine và nói rằng bản này đă in trong in tạp chí Europe, nhưng khi so sánh chúng tôi thấy không hoàn toàn giống.

    Theo Đặng Hữu Thụ, "La France en Indochine" tháng 4/1925, in 2000 bản tại nhà A et F Debeaufauve Tournefort Paris. Ninh trao cho Nguyễn Thế Truyền 150 bản để Truyền nhờ các thủy thủ Việt Nam đem về nước. Ngoài ra, sách cũng được gửi tặng một số dân biểu, nghị sĩ Pháp, Hội Nhân Quyền và báo chí viết về thuộc địa. Khi đáp tàu về nước ngày 28/5/1925 cùng Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh mang theo một số cuốn. Nhưng Bộ thuộc địa biết, đánh điện về Phủ toàn quyền, và sách đă bị tịch thu khi tàu cập bến[24].

    Mật báo của Deveze 12/1/1921, nói đến một cuốn Đông Dương, kư Nguyễn Ái Quốc, như sau:

    "Hội Ái Hữu xuất bản ở 118 Avenue Parmentier đă gởi cho ông Nguyễn Ái Quốc: "Chúng tôi đă đọc bản thảo "Indochine" hay "Máu của mỗi người" nhưng Hội không thể nhận xuất bản được v́ đă cam kết với nhiều nơi rồi. Nhưng chúng tôi sẵn sàng mời ông đến trao đổi về bản thảo đó" Dezeve ghi thêm: "Mặc dù Nguyễn Ái Quốc khẩn thiết nhưng báo L'Humanité cho rằng không thể đưa vào khuôn khổ tờ báo"[25].

    Một cuốn sách, mang tên Đông dương (1923-1924) được dịch và đưa vào Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, phải chăng đây chính là tác phẩm Indochine hay Máu của mỗi người mà Dezeve nói đến? Trần Dân Tiên viết: "Ông Nguyễn chỉ viết cuốn sách duy nhất là Bản Án Chế Độ Thực Dân", vậy ông Hồ không biết đến cuốn Đông Dương kư tên Nguyễn Ái Quốc.

    Đông dương (1923-1924), dịch in trong Hồ Chí Minh toàn tập có cùng bố cục như Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp, nhưng lời văn điềm đạm hơn, gần với lối viết của Nguyễn An Ninh và Phan Văn Trường. Điểm chung của hai tác phẩm là cùng dùng những mẩu chuyện, những nhân chứng đă có trong các bài kư tên Nguyễn Ái Quốc. Đông Dương nói đến t́nh trạng ở nước ta, c̣n Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp viết chung cho nhiều dân tộc.


    Còn tiếp ...

  10. #2490
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    ● Le Procès de la Colonisation Française _ Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp

    Cuốn Le Procès de la colonisation française đề tên tác giả Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thế Truyền viết tựa. Nhưng thực ra ai viết? Sách in năm 1925, sau khi Nguyễn Tất Thành đi Nga hai năm. 1946, in lại lần đầu ở Hà Nội.

    1/ Ngô Văn viết: "Sau khi Phan Châu Trinh khởi hành về Sàig̣n, vào tháng 5 năm 1925 một luận văn châm biếm nẩy lửa do Thư điếm Lao động (Librairie du Travail) phát hành và lập tức bị cấm ở Đông Dương. Đó là tập Bản án chế độ thực dân Pháp (Procès de la colonisation française) kư tên Nguyễn Ái Quốc, nhưng có thể là do Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền viết"[26].

    2/ Đặng Hữu Thụ kể lại giai thoại sau đây: Ông Bửi Nghi, một người bạn kể cho ông rằng Nguyễn Thế Truyền có đưa bản thảo cuốn Bản án chế độ thực dân cho ông Bửu Nghi đọc, nhờ chữa lỗi chính tả, và nói là của Nguyễn Ái Quốc viết[27]. Điều này cũng chẳng nói lên được ǵ, v́ Nguyễn Thế Truyền và nhóm Ngũ Long đă đồng ư với nhau về việc lấy Nguyễn Ái Quốc làm bút hiệu chung. Khi Nguyễn Tất Thành đă đi Nga, Nguyễn Thế Truyền vẫn c̣n kư tên Nguyễn Ái Quốc trên báo và trong bản quảng cáo sẽ ra báo Việt Nam Hồn. Vậy đó là chiến lược của cả nhóm.

    3/ Trần Dân Tiên chỉ viết một câu ngắn gọn về văn bản này: "Ông Nguyễn chỉ viết một quyển sách duy nhất là quyển "Bản án chế độ thực dân Pháp"; quyển này gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong những sách của người Pháp viết để ở thư viện quốc gia. Đầy hăng hái, ông Nguyễn viết cả vở kịch "Rồng tre"[28].

    Sự quá vắn tắt của Trần Dân Tiên rất khả nghi, tại sao ông không nói rơ là ông Nguyễn đă viết cuốn Le Procès trong hoàn cảnh nào? Nhất là cuốn sách ấy lại in sau khi ông đi Nga hai năm. Lư do dễ hiểu: có lẽ ông Hồ chưa đọc Le Procès khi viết những ḍng này năm 1948, cho nên mới có câu: "quyển này gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong những sách của người Pháp viết để ở thư viện quốc gia".
    Bởi v́ những nhân chứng kể tội ác thực dân, mô tả rơ ràng, trần trụi việc hăm hiếp, tra tấn, giết người, ở những làng mạc có tên rơ như thế, lại được in lại thành sách để trong thư viện Pháp, cho ông Hồ chép lại, th́ quả là lạ. Báo chí đối lập của Pháp có thể đưa tin này khác về tội ác chiến tranh, nhưng chắc chắn những vụ giết người kinh hoàng như vậy đă bị quân đội và chính quyền thực dân giấu nhẹm, chỉ có các nạn nhân và những người lính Việt Nam đă chứng kiến tại chỗ mới có thể biết được.


    4/ Chúng tôi tạm đưa ra giả thuyết: Nguyễn Tất Thành không có khả năng tiếng Pháp và không có đủ tài liệu sống để viết tác phẩm này. Có thể ngoài tài liệu của nhóm Yêu Nước, Nguyễn Thế Truyền c̣n tập hợp thêm những bài báo, những chứng nhân khác ở các thuộc địa, xuất hiện trên báo Le Paria, sửa đổi đôi chút rồi viết tựa. Tài liệu phong phú và cực kỳ chi tiết về sự tàn ác của chế độ thực dân trên các nước nhược tiểu, Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp có thể được coi là một sáng tác tập thể mà Nguyễn Thế Truyền làm "chủ biên" và viết lời giới thiệu.

    Phần nhân chứng về Việt Nam do lính thợ cung cấp, họ kể lại những tội ác của quân đội viễn chinh mà họ đă mục kích, những lời chứng này có thể đă được Phan Văn Trường thu lượm trong thời kỳ làm việc tại Công Binh Xưởng Toulouse.

    Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp, được viết hay soạn từ những thông tin, những đoạn, những ư tưởng đă có trong các bài kư tên Nguyễn Ái Quốc và những thông tin khác đến từ các thuộc địa châu Phi. Tác phẩm không chỉ đưa ra bộ mặt lầm than, thống khổ của một dân tộc Việt Nam mà c̣n của tất cả những người dân da màu khác đang bị đô hộ.
    V́ vậy nó có tính chất nhân loại. Khó có thể xác định ai là tác giả, v́ nội dung cho thấy bàn tay của nhiều người: Nguyễn Thế Truyền, trước tiên, v́ ông đă có công soạn thảo, chỉnh đốn, viết tựa. Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh, viết về luật pháp. Phan Văn Trường viết về công binh. Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường đều có thể khắc họa những chân dung toàn quyền và viết về các chính sách dă man của thực dân Pháp trên đất nước ta.Nhưng c̣n có những đóng góp khác của các nhà văn châu Phi, và thư từ độc giả từ các nơi gửi về... do đó Nguyễn Thế Truyền đă giữ tên tác giả chung là Nguyễn Ái Quốc.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •