Results 1 to 8 of 8

Thread: Một nhân chứng lịch sử nữa ra đi

  1. #1
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    Một nhân chứng lịch sử nữa ra đi

    Hôm 11.10.2013, ông Cao Xuân Vỹ, một nhân chứng lịch sử của VNCH đă qua đời tại tư gia ở Orange County, California, hưởng thọ 93 tuổi.
    Trước khi ông Ngô Đ́nh Diệm về chấp chánh và trong khi ông Diệm cầm quyền, có rất nhiều nhân vật nổi tiếng đă tham gia chính quyền của ông Điệm hay Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng. Chúng tôi xin kể tên một số nhân vật cốt cán:
    Trong chính quyền: Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Văn Đỗ, Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thông, Trần Trung Dung, Bùi Văn Thinh, Phạm Xuân Thái, Trần Hữu Phương, Trần Chánh Thành, Nguyễn Hữu Châu, Lương Trọng Tường, Nguyễn Dương Đôn, Trần Ngọc Liễn, Phạm Duy Khiêm, Hồ Thông Minh, Bùi Kiện Tín, Huỳnh Văn Nhiệm, v.v.
    Trong ban lănh đạo Đảng Cần Lao có trụ sở ở số 23 đường Phùng Khắc Khoan, Quận 1, Sài G̣n: Trần Văn Trai, Phạm Văn Nhu, Lư Trung Dung, Trần Kim Tuyến, Vơ Như Nguyện, Lương Như Ủy, Lê Văn Đồng, Thái Mạnh Tiến, Huỳnh Văn Lang, Bùi Kiện Thành, Cao Xuân Vỹ, Đỗ La Lam, v.v.
    Nhưng sau khi ông Điệm và ông Nhu bị giết, người ta chỉ thấy c̣n một người duy nhất tự nhận ḿnh là đảng viên Đảng Cần Lao, tiếp tục công khai đứng ra tuyên dương không mệt mỏi những công trạng mà ông Diệm đă làm cho đất nước nhưng bị Mỹ giết v́ không đồng ư để cho Mỹ đem quân vào miền Nam Việt Nam, người đó là ông Cao Xuân Vỹ. Vậy ông Cao Xuân Vỹ là ai?
    VÀI NÉT VỀ ÔNG CAO XUÂN VỸ
    Ông Cao Xuân Vỹ sinh ngày 1.2.1920 tại làng Thịnh Mỹ, xă Cao Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông thuộc ḍng dơi của ông Cao Xuân Dục (1843 – 1923) vốn là Thượng Thư Bộ Học (1905) dưới thời vua Thành Thái và Cơ Mật Viện Đại Thần - Phụ Chính Đại Thần dưới thời vua Duy Tân. Theo gia phả, ông Cao Xuân Dục sinh ông Cao Xuân Tiếu, ông Tiếu sinh ông Cao Xuân Tảo và ông Tảo sinh ông Cao Xuân Vỹ.
    Lúc nhỏ ông Vỹ học trung học tại Nghệ An và đại học tại Hà Nội, nhưng học chưa xong th́ năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền, ông phải nghỉ học. Năm 1946, khi thương lượng với Pháp bất thành, ngày 18.12.1946 Việt Minh ra lệnh tản cư, rút khỏi thành phố Hà Nội. Ông Cao Xuân Vỹ đă cùng với 36 trí thức, sinh viên và thanh niên tản cư về Liên Khu IV gồm các tỉnh Thanh Ḥa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông Vỹ cho biết những người cùng đi với ông lúc đó có các ông Trần Chánh Thành, Trần Hữu Dương, Hồ Đắc Điềm, Phạm Thành Vinh, Nguyễn Duy Quang, Phan Huy Xương (anh của bác sĩ Phan Huy Đán tức Phan Quang Đán), Tôn Thất Trạch v.v...
    Đầu năm 1953, theo lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông, Việt Minh bắt đầu thi hành chế độ giảm tô và cải cách ruộng đất, nhiều địa chủ và trí thức bị giết nên ông và nhiều người phải t́m cách trốn khỏi Liên Khu IV. Nhờ có người chú họ ở trong tổ chức Việt Minh cấp cho một giấy thông hành, ông trốn qua Phú Nhạc, Phát Diệm, nơi có khu an toàn của người Công Giáo. Từ đó ông ra Hà Nội và gặp lại các ông Đặng Văn Sung, Phan Huy Quát… là những người đă từng hoạt động chung với ông thời 1945.
    Cuối năm 1953 ông vào Sài G̣n gặp lại ông Trần Chánh Thành. Lúc đó ông Thành đang tập sự hành nghề luật sư với Luật Sư Trương Đ́nh Du, làm tờ báo Xă Hội với ông Ngô Đ́nh Nhu và tham gia Phong Trào Đoàn Kết Quốc Gia v́ Ḥa B́nh do ông Nhu thành lập. Ông Thành đă giới thiệu ông với ông Nhu.
    Ngày 16.6.1954 Quốc Trưởng Bảo Đại kư Sắc Lệnh cử ông Ngô Đ́nh Diệm làm Thủ Tướng thay ông Bửu Lộc. Ngày 25.6.1954 ông Diệm về nước chấp chánh. Ngày 6.7.1954, Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm thành lập chính phủ và ngày 7.7.1954 bắt đầu nhận chức.
    Tháng 8 năm 1954, Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng được chính thức thành lập. Ông Cao Xuân Vỹ gia nhập tổ chức này. Ban lănh đạo Đảng có 5 pḥng. Ông Vỹ tham gia vào Pḥng 4 đặc trách về kinh tài. Pḥng 4 có 5 người là các ông Huỳnh Văn Lang, Bùi Kiện Thành, Cao Xuân Vỹ và Đỗ La Lam.
    Trước năm 1945, ông Cao Xuân Vỹ có dự một khóa huấn luyện về thể dục và thể thao ở Phan Thiết do Tổng Cục Thể Dục, Thể Thao và Thanh Niên tổ chức. Đây là tổ chức thuộc quyền điều hành của Thiếu Tá Maurice Ducoroy, Tổng Ủy Viên Thể Thao và Thanh Niên tại Đông Dương của Pháp. Do đó, năm 1958 ông Diệm đă cử ông Vỹ đi làm Tổng Giám Đốc Thanh Niên và Thể Thao trực thuộc Bộ Lao Động và Thanh Niên do ông Nguyễn Tăng Nguyên làm Tổng Trưởng. Khi ông Nhu thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Ḥa, ông Nhu làm Thủ Lănh, c̣n ông Cao Xuân Vỹ làm Phó Thủ Lănh kiêm Trưởng Đoàn. Trong thực tế, việc tổ chức và điều hành Thanh Niên Cộng Ḥa đều do ông Vỹ.
    MỘT NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ
    Thời ông Ngô Đ́nh Diệm cầm quyền, tôi c̣n là một sinh viên nên không biết được chính xác những chuyện ǵ đă thật sự xảy ra bên trong chính quyền. Nhưng phương pháp luật học và kinh nghiệm trong ngành luật đă chỉ cho tôi cách thức truy tầm và đánh giá các tài liệu lịch sử.
    Bộ “Foreign Relations of the United States” (FRUS) do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lần lượt ấn hành gồm mấy chục cuốn, công bố hầu hết các văn kiện liên hệ đến cuộc chiến Việt Nam từ 1945 đến 1967 là những tài liệu chính đă giúp chúng ta nắm vững chính sách từng giai đoạn của Hoa Kỳ và các sự việc đă xảy ra. Hàng chục ngàn trang tài liệu được giải mă tiếp theo đă giúp làm sáng tỏ hơn nhiều bí ấn của lịch sử.
    Căn cứ vào các tài liệu này, chúng tôi bắt đầu phỏng vấn các nhân chứng xem những điều mô tả trong sử liệu có thật sự đúng như vậy không, những chuyện ǵ sử liệu chưa nói hết hay nói không đúng, v.v. Ông Cao Xuân Vỹ là một trong những người giúp tôi rất nhiều trong việc t́m hiểu các biến cố dưới thời Đệ Nhất Cộng Ḥa. Ṛng ră trong 15 năm, tôi phải lui tới gặp ông nhiều lần để làm sáng tỏ một số vấn đề. Có những vấn đề ông không nắm vững, ông đă giới thiệu các nhân chứng khác cho tôi phỏng vấn.
    Từ việc ông Điệm được Bảo Đại đưa về chấp chánh, đến việc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ quyết định Pháp phải rời khỏi miền Nam, truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp, thành lập một chế độ độc đảng như Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Đài Loan ở miền Nam Việt Nam để chống Cộng Sản… đến việc giết ông Diệm để đổ quân vào miền Nam, đều được đem ra thảo luận. Rất nhiều sự kiện do sử liệu tiết lộ hoàn hoán khác với những ǵ thường được viết trên báo chí hay sách vở.
    Có hai câu chuyện do ông Vỹ tiết lộ đă gây nhiều tranh luận, đó là việc ông Ngô Đ́nh Nhu đi gặp Phạm Hùng ở B́nh Tuy và việc ông Ngô Đ́nh Diệm rời khỏi Dinh Gia Long tối 1.11.1963. Chúng tôi xin nói qua hai vấn đề này.
    CHUYỆN ÔNG NHU GẶP PHẠM HÙNG
    Chuyện ông Ngô Đ́nh Nhu gặp Phạm Hùng tại B́nh Tuy được Tướng Trần Văn Đôn viết trong cuốn “Việt Nam nhân chứng” xuất bản năm 1989. Nhưng Tướng Đôn viết sai cả ngày tháng lẫn sự kiện v́ ông chỉ “nghe nói”. Chuyện này được ông Cao Xuân Vỹ kể lại cho ông Minh Vơ nghe trong cuộc phỏng vấn ngày 14.6.2012 khi đầu óc ông không c̣n minh mẫn v́ tuổi già.
    Cuối năm 1962, Hà Nội được tin Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào Việt Nam nên t́m cách thỏa hiệp với chính phủ Ngô Đ́nh Diệm để ngăn chận sự can thiệp này. Diễn biến của cuộc vận động này đă được nói rất rơ trong cuốn “The War of The Vanquished” của Mieczyslaw Maneli và cuốn “A Death in November. The Struggle for Indochina” của bà Ellen J. Hammer, nhất là trong phúc tŕnh ngày 26.9.1963 của CIA. Căn cứ vào các tài liệu đó, chúng tôi có phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ về việc ông tháp tùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở B́nh Tuy. Câu chuyện ông kể lại không gióng những ǵ đang được nhóm Giao Điểm lưu truyền.
    Chính ông Mieczyslaw Maneli, Trưởng Đoàn Ba Lan trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến là người làm trung gian giữa hai bên. Người đứng ra thúc đẩy chuyện này là Tổng Thống De Gaule qua Đại Sứ Lalouette của Pháp ở Sài G̣n. Nhưng ông Nhu biết rơ âm mưu của Hà Nội, nên cuối cùng ông nói rằng “Người Mỹ là người duy nhất trên trái đất dám giúp Nam Việt Nam” (The Americam are the only people on the earth who dare to help South Vietnam) và ông từ chối đề nghị của Tổng Thống De Gaule.
    Đại Sứ Lalouette rất thất vọng khi nghe tin này. V́ đoán chắc Mỹ sắp loại bỏ ông Diệm và ông Nhu, ông đă nói với ông Maneli:
    “Nếu ông ta (ông Nhu) không từ bỏ những ảo ảnh này, ông ta sẽ mất. Đó là một sai lầm thê thảm.”
    (If he does not rid himself of these illusions, he will be lost. It is a tragic mistake.)
    Đại Sứ Lalouette đă tiên đoán rất chính xác. Ông Ngô Đ́nh Nhu v́ không c̣n con đường nào khác là bám theo Mỹ nhưng lại muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia nên đă bị giết.
    CHUYỆN RỜI KHỎI DINH GIA LONG
    Ông Vỹ kể lại khi cuộc giao tranh bắt đầu, ông Nhu khuyên ông Diệm nên rời khỏi Dinh Gia Long một thời gian, nhưng ông Diệm nói: “Tổng Thống không có đi trốn”. Bổng ông Cabot Lodge gọi đến nói với ông Diệm rằng ông lo cho sự an toàn của Tổng Thống và nói nếu ông có thể làm ǵ xin cứ gọi ông. Ông Diệm liền trả lời: “Tôi đang cố gắng tái lập trật tự”.
    Sau khi nói chuyện với ông Cabot Lodge, ông Diệm cho gọi ông Nhu vào và bảo: “Đi th́ đi!”
    Chuyện xẩy ra quá bất ngờ nên ông Cao Xuân Vỹ trở tay không kịp. Ông liền gọi điện thoại cho Trung Tá Nguyễn Hữu Phước, Phó Đô Trưởng Nội An, bảo đem đến Ṭa Đô Chánh ngay một chiếc xe. Trung Tá Phước tưởng ông Vỹ cần xe chờ đồ nên cho Đại Úy Trang Khánh Hưng lái một chiếc xe fourgonnette đến. Ông Vỹ bảo tắt máy xe rồi cùng Đại Úy Hưng đẩy băng qua đường Pasteur, vào cửa bên hông của Dinh Gia Long để tránh sự chú ư của các binh sĩ trong dinh.
    Ông Diệm bảo ông già Ẩn lên lấy chiếc cặp cho ông. Khi đi ra xe, ông Diệm c̣n lầu bầu: “ĐI NHƯ RI LÀ MẤT NƯỚC!”. Không ngờ lời nói đó đă trở thành một lời tiên tri!
    Ông Vỹ bàn với Trung Tá Phước về nơi đầu tiên ông Diệm và ông Nhu sẽ đến là Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên Quận 5 (khu Đại Thế Giới cũ) ở Chợ Lớn. Trung Tá Phước liền báo tin cho ông Vũ Tiến Tuân, Đô Trưởng Sài G̣n biết. Nhưng ông Tuân thấy ông Diệm không thể ở lâu nơi đó được nên gọi ông Mă Tuyên, Phó Thủ Lănh Thanh Niên Cộng Hoà Quận 5 và đề nghị cho ông Diệm và ông Nhu tạm ở nhà ông Mă Tuyên. Ông Tuyên đồng ư ngay.
    Đại Úy Thọ cho biết: Tổng Thống Diệm, ông Nhu, Đại Úy Bằng, ông Cao Xuân Vỹ và anh ta chui ra khỏi hầm. Theo sau c̣n có Đại Úy Lê Châu Lộc và Đại Úy Lê Công Hoàn. Tất cả đi ra mặt tiền đường Gia Long. Một chiếc xe “deux cheveaux” loại fourgonnette đă đậu sẵn. Đại Úy Thọ lên ngồi ghế cạnh tài xế. Ông Cao Xuân Vỹ mở cửa sau. Tổng Thống Diệm lên xe trước, ngồi xuống sàn phía bên tài xế, ông Nhu lên sau và ngồi xuống sàn phía bên Đại Úy Thọ.
    Ông Cao Xuân Vỹ cho biết v́ thấy xe không có ghế ngồi, ông đă vội chạy vào Dinh lấy cái nệm, nhưng khi ông trở ra th́ xe đă chạy mất rồi. Lúc đó là khoảng 7 giờ 30 tối. Như vậy trên xe chỉ có 4 người: Ông Diệm, ông Nhu, tài xế và Đại Úy Thọ.
    Xe ra ngả đường Pasteur, nhưng v́ đường Pasteur một chiều không thể chạy ngược xuống đường Lê Lợi được, nên những người đi theo sau xe phải đẩy xe ngang qua đường Pasteur để vào Toà Đô Chánh bằng cửa bên hông, rồi từ đó tài xế lái xe ra cửa trước ở đường Lê Thánh Tôn và quẹo vào đường Nguyễn Huệ phía trước rạp Cinéma Rex, sau đó quẹo phải vào đường Lê Lợi. Xe chạy về phía đường Trần Hưng Đạo, đến đường Đồng Khánh rồi vào Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên Quận 5, nơi đang đặt bộ tư lệnh tiền phương của Trung Tá Phước. Theo sau xe Tổng Thống là một chiếc xe Dodge 4x4, chở các dụng cụ truyền tin để Thổng Thông có thể liên lạc với những nơi khác.
    Câu chuyện c̣n dài, chúng tôi sẽ kể vào một dịp khác.
    NGUYỆN VỌNG CHƯA THÀNH
    Ông Vỹ cho biết sau khi ông Diệm bị giết, Tướng Mai Hữu Xuân đă ra lệnh bắt ông và những người khác có liên hệ đến chế độ Ngô Đ́nh Diêm. Ông bị tra tấn rất dă man, nhưng họ không hỏi ǵ về những công việc đă làm, mà chỉ hỏi tiền bạc đang được cất giữ ở đâu. Họ cho ông biết muốn được thả ra phải nộp 20 triệu. Ông không có tiền nộp nên bị giam đến năm 1967, khi cuộc bạo loạn của Phật Giáo bị dẹp tan, ông và nhiều người khác mới được thả. Hầu hết những người khác cũng bị như ông, ngoại trừ những người chạy tiền như Nguyễn Cao Thăng, Bùi Kiện Tín, v.v.
    Ra hải ngoại, ông Vỹ lập Hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại và làm Chủ Tịch cho đến ngày ông qua đời. Năm nào vào đầu tháng 11, ông cũng tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và các chiến sĩ quốc gia vị quốc vong thân.
    Mặc dầu là “cận thần” của nhà Ngô, ông Cao Xuân Vỹ đồng ư với chúng tôi rằng bây giờ những tài liệu lịch sử đă được công bố hết rồi nên những chiến dịch chống Ngô hay bênh Ngô đều trở thành vô nghĩa. Công việc bây giờ là phải làm sáng tỏ lịch sử: T́m hiểu xem người Mỹ đă xây dựng rồi phá sập chề độ Ngô Đ́nh Diệm như thế nào để rút kinh nghiệm lịch sử. Ông mong tôi xuất bản một tập sách viết theo đường lối đó. Nhưng rất tiếc tập sách chưa ra mắt th́ ông đă ra đi.
    “Chân thật nghĩ là chân thật, phi chân biết là phi chân, cứ tư duy một cách đứng đắn, người như thế mau đạt đến chân thật.”
    Xin dùng lời kinh Pháp Cú này để tiễn đưa ông.

    Ngày 17.10.2013
    Lữ Giang

  2. #2
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Theo ông LG th́ ông CXV có cho biết , ông bị tra tấn dả man để hỏi tiền bạc đang được cất giử ở đâu ...
    Và qua 50 năm không thấy ai nói t́m được chứng tích một đồng bạc của TT Ngô Đ́nh Diệm cất giử ở đâu dưới h́nh thức nào .
    Một vị lảnh đạo liêm khiết như vậy mà bị hại bởi nhửng tên bẩn thiểu như Dương văn Minh , Mai hửu Xuân th́ quả thật trời đày người Việt chúng ta .
    Ngh́n đời sau , hai vị TT Ngô Đ́nh Diệm và Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu , dân tộc VN không bao giờ quên các vị .

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ông Vỹ cho biết sau khi ông Diệm bị giết, Tướng Mai Hữu Xuân đă ra lệnh bắt ông và những người khác có liên hệ đến chế độ Ngô Đ́nh Diêm. Ông bị tra tấn rất dă man, nhưng họ không hỏi ǵ về những công việc đă làm, mà chỉ hỏi tiền bạc đang được cất giữ ở đâu. Họ cho ông biết muốn được thả ra phải nộp 20 triệu. Ông không có tiền nộp nên bị giam đến năm 1967, khi cuộc bạo loạn của Phật Giáo bị dẹp tan, ông và nhiều người khác mới được thả. Hầu hết những người khác cũng bị như ông, ngoại trừ những người chạy tiền như Nguyễn Cao Thăng, Bùi Kiện Tín, v.v.
    Tướng hạm Mai Hữu Xuân này c̣n sống không bà con ?

    Th́ ra chúng làm Cắt Mạng chỉ để thu vào đầy túi ? Bọn khốn nạn

  4. #4
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Exactly

    Cứ bắt người của chế độ củ tra khảo hỏi kho tàng châu báu cất giấu nơi đâu ..Chứng tỏ lư do chánh để phản tướng DVM chủ trương đăo chánh chế độ NDD chỉ là đi kiếm thêm đồng xu bỏ túi ..

    Nhờ có loại tướng ngu và tham (cũng đa từng nhám tay tịch thu tài săn pha Bẩy Viễn B́nh Xuyên) như vậy nên tụi CIA mẽo mới khoái chí múa mai 21 năm rồng ră tại miền Nam để mất căn cứ quân sự Cam Ranh của chúng (đă có trong tay ngon lành nhờ Tonkinoise réolution) kể ra CIA cũng tài giỏi đó .

  5. #5
    Member
    Join Date
    30-07-2011
    Posts
    513
    Chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm với D̉ng Chúa Cứu Thế

    – Sài G̣n – Một linh mục cao niên mới cho chúng tôi một bản sao của tác phẩm Đời một phóng viên và những ngày chung sống với Chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm của Văn Bia do Lê Hồng xuất bản.

    Đây là một tác phẩm hay và công phu, tuy nhiên vẫn cần được đánh giá lại tính chính xác của những sự kiện lịch sử.

    VRNs xin lược qua một vài đoạn nói về Ḍng Chúa Cứu Thế và Cụ Ngô Đ́nh Diệm, Tổng thống Đệ nhất Cộng ḥa tại Việt Nam.

    Tác giả Văn Bia mở đầu chương 1 như sau:

    “Nhà ḍng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng Saigon là nơi tôi gặp ông Ngô Đ́nh Diệm lần đầu tiên vào khoảng năm 1947, trong một căn pḥng nhỏ mà trước đó vài năm, chính tôi cũng đă có tạm trú đôi ngày, để chờ chuyến xe lửa ra Huế, đi học tu trở lại lần thứ hai. Pḥng nầy nằm bên cạnh pḥng khách phía tay mặt. Nhà ḍng thiết lập hai pḥng khách kế cận hai bên tiền sảnh để các Cha tiếp khách. Ở cuối tiền sảnh, đằng sau cửa kín mít là hành lang dọc ngang chia đôi ṭa nhà, dẫn qua các cửa pḥng các tu sĩ.

    Ông Diệm ở ẩn trong một căn pḥng, sống đời yên lặng của một tu sĩ, cũng luôn luôn mặc áo dài thâm quần trắng. Có ai t́nh cờ gặp chắc cũng tưởng đây là một người trong nhà ḍng.

    Tôi h́nh dung cách ông được tiếp đăi ở đó giống như trước kia tôi đă hưởng qua trong mấy ngày, như vào giờ cơm được một thầy giúp việc mang ẩm thực đến, có chuông bấm gọi mỗi khi cần việc ǵ, v.v…”.

    Lư do tác giả có cơ hội gặp Chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm là: “Lúc vừa rời bỏ Chiến Khu, tôi chạy ngay xuống Saigon, chui vô nhà ḍng Chúa Cứu Thế, t́m Cha Yến, người nhỏ nhắn, gốc Cái Mơn. Tôi chưa kịp mở miệng thốt ra tiếng nào th́ Cha đă liên tục nói: – Con vừa ở Khu về phải không? Đừng có đi đâu nữa hết. Nguy hiểm lắm. Mật thám nó chốp con bây giờ. Để Cha cho con ở lại đây cho an toàn”.

    Tác giả Văn Bia biết cha Phêrô Nguyễn Hoàng Yến (11.11.1907 – 24.03.1985) là do trước đó ông đă từng là chú đệ tử DCCT ở Huế, từ lúc mới lên 9 tuổi.

    Duyên cớ để tác giả gặp và sau này được làm việc với Chí sĩ Ngô Định Diệm cũng do cha Hoàng Yên làm cầu nối. “Một ngày nọ, Cha Yến đưa tôi mấy chục bạc, nói: – Con liệu mua được mớ sách ǵ trong Khu của tụi Cộng Sản cho cụ Diệm được không? Cụ Diệm là nhà ái quốc…”.

    Và “sau đó không bao lâu, Cha Yến đưa tôi tới ông Diệm, nói là cụ Diệm muốn gặp tôi và Cha khuyên tôi nên làm việc giúp Cụ”.

    Tác giả mô tả về Chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm khi thấy ông lần đầu:

    “Ông Diệm có vẻ thầy tu. Cũng cái dáng dấp hiền hậu nghiêm trang của một tu sĩ. So với một ông cụ râu ria mà tôi đă h́nh dung sẵn trong đầu trước khi đi gặp ông, người mặc chiếc áo dài thâm tôi vừa đối diện c̣n quá trẻ như hạng con cháu. Cho nên mặc dầu đă được giới thiệu trước rơ ràng là cụ, tôi vẫn ngượng miệng đến mức không dám dùng lối xưng hô nghe quá già lăo như vậy cho một người quá lắm là một cựu đồng môn lớn tuổi hơn tôi, nên gọi bằng ông thôi.

    Tôi đối đáp với ông rất tự nhiên. Nói chuyện thoải mái c̣n hơn thầy tṛ. Tôi nhớ hoài những lời đầu tiên tôi nói với ông Diệm, nó quê mùa và khờ khạo đến mức xấc xược như thế nầy (nguyên văn):

    - Tôi biết ông không phải là người phản quốc nên tôi sẵn sàng làm việc cho ông.

    Trời đất quỷ thần ơi, sao tôi dám thốt ra như vậy. Và càng ngạc nhiên hơn, là sau đó ông Diệm lại thâu dùng tôi, thường chuyện văn với nhau thân mật. Nhiều lần ông c̣n nói với tôi:

    - Anh làm thư kư cho tôi hỉ?

    Tôi nhớ sở dĩ đă quá bạo miệng v́ tôi quan niệm vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp lúc ấy, ai chống lại Kháng Chiến (Việt Minh), là phản quốc. Tôi đă liên lạc vô Khu mua sách vở tài liệu về cho ông Diệm không phải là hành động cung cấp tài liệu cho địch v́ ông Diệm đâu phải theo Pháp, đâu phải phản quốc. Chắc ông Diệm hiểu ư tôi nên chẳng giận tôi. Có chê tôi ăn nói vụng về vô duyên th́ có”.

    Theo tác giả Văn Bia, các Cha ḍng Chúa Cứu Thế cố sức bảo mật cho Cụ Diệm bằng mọi cách.

    “Có lần nọ, trong đám đi vào pḥng Thánh nằm dọc theo hành lang để thay đồ đi giúp lễ Chúa Nhựt ở nhà nguyện nối liền cạnh đó, một đệ tử tên Thọ là cháu Cha Vàng bất ngờ nói to lên, giọng kinh ngạc:

    - Ủa, sao có ông Ngô Đ́nh Diệm làm việc trong nầy.

    Anh Thọ vừa nói vừa chỉ cho các bạn đồng dự thấy một người mặc áo dài đen đang lui cui lau sàn nhà bỗng xây lưng xách chổi và thùng nước đi te te về phía xa trên hành lang. Đệ tử Thọ là người đă ở Huế, có để ư và biết mặt ông Diệm từ hồi anh c̣n ở ngoài đó.

    Trong tu viện, các thầy giúp việc làm nội trợ, cũng mặc áo ḍng và đeo xâu chuỗi dài ḷng tḥng giống như các Cha. Cách phân biệt duy nhứt là các Cha mang cổ áo trắng. Ngay sau lễ, Cha Henri Lộc có phân trần với các đệ tử rằng cháu Cha Vàng đă nhận dạng không đúng.

    Không phải đó là lần duy nhứt ông Diệm đóng vai lao công để hưởng bầu không khí an toàn trầm lặng trong tu viện. Trong thời gian lưu vong ở Hoa Kỳ (1950-1953), ông lặng lẽ sống suốt mấy năm nữa trong một nhà ḍng khác, cũng làm người giúp việc khiêm nhường, hằng ngày lau quét dọn dẹp”.

    Cũng theo Văn Bia, Chí sĩ họ Ngô mang nặng ân t́nh với DCCT: “Năm 1960, trong dịp đi kinh lư Đà Lạt, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm có đưa cả phái đoàn gồm Bộ Trưởng và nhiều sĩ quan cao cấp đến viếng thăm nhà ḍng Chúa Cứu Thế có mở trường đại học cho tu sĩ và trại gà Scala nổi tiếng tại đó. Ông Diệm đă tặng cho nhà ḍng trọn tháng lương Tổng Thống của ông với lời nói đại để như sau mà chắc các quan khách không lưu ư và không biết rơ ǵ nhiều. Ông nói là ḍng Chúa Cứu Thế đă cưu mang ông nên ông mới được có ngày hôm nay”.

    V́ là hồi kư, nên tác giả cũng cho biết việc tri ân Nhà Ḍng không chỉ có Chí sĩ yêu nước, mà chính ông cũng vậy và c̣n qua Nhà Ḍng ông được những người bạn đồng học đệ tử DCCT trợ giúp: “Ơn tôi chịu nặng nhứt của nhà ḍng không phải chỉ có vậy. C̣n to lớn hơn vô cùng. Các bạn học của tôi trong nhà ḍng Chúa Cứu Thế như Chung Tấn Cang, Trần Văn Trung, Huỳnh Văn Lạc, Nguyễn Văn Hưởng, v.v. Nhiều lắm. Người làm Đề Đốc, kẻ Trung Tướng, Thiếu Tướng, Bộ Trưởng, v.v., kể cũng đều nhờ có học ở nhà ḍng. Phần tôi, tôi biết rằng nếu tôi không được nhà ḍng giáo dục cho có được một lương tâm lư tưởng của nhà ḍng th́ tôi đă thuộc hạng xấu xa nhứt trong xă hội; và cầm viết th́ đă là một cây viết tán tận lương tâm. Suốt đời kư giả của tôi luôn luôn biết trọng ng̣i viết của ḿnh là nhờ công giáo huấn nhiều năm trong Đệ Tử viện của nhà ḍng Chúa Cứu Thế”.

    Cũng theo Văn Bia, “Nhà ḍng Chúa Cứu Thế Huế không phải chỉ đón tiếp có một nhà chí sĩ cách mạng Việt Nam là Ngô Đ́nh Diệm mà thôi đâu. C̣n một nhà ái quốc cách mạng lớn nữa là chí sĩ Phan Bội Châu (Sào Nam) bị Pháp bắt an trí tại Bến Ngự gần đó, cũng đă có vào nhà ḍng diễn thuyết cho các đệ tử chúng tôi nghe. Cựu hoàng Bảo Đại không có ở đó song có gởi con là thái tử Bảo Long vào học nội trú cho qua những năm bất ổn”.

    Thời Nhật chiếm đóng, các cha DCCT người Canada bị bắt, các cha Việt Nam bắt đầu điều hành Nhà Ḍng. Các cha đă phải mở trại nuôi heo để có cái ăn cho cả trăm chú đệ tử và cả Nhà Ḍng. Cũng trong bối cảnh này, tác giả lại được gặp Cụ Ngô. Tác giả Văn Bia kể như sau:

    “Ngoài trại heo quy mô bên kia cầu An Cựu, nhà ḍng Chúa Cứu Thế Huế có xây một trại heo nữa ở sân sau, nhỏ hơn nhiều. Ông Ngô Đ́nh Diệm gánh cháo heo từ nhà bếp ra đó chừng năm chục thước. Tôi nghĩ ông đă từ trại heo nầy thoát thân qua biệt thự của người anh là Ngô Đ́nh Khôi cất bên cạnh bờ sông An Cựu cách đó vài trăm thước. Khuôn viên nhà ḍng cách đất biệt thự có một con đường. Nếu ông Khôi có hợp tác với Nhựt Bổn như tôi nghe nói, và v́ đó mà sau bị Việt Minh giết, th́ ông Diệm ẩn náu tại đó an toàn. Song tôi c̣n nghi ông Diệm rất cẩn thận, có thể dùng chỗ trú vững hơn, ở cách đó không xa, là Cung An Định, lâu đài của bà Từ Cung (Đoan Huy Hoàng Thái Hậu)”.

  6. #6
    Member thuongdan's Avatar
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    682
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Tướng hạm Mai Hữu Xuân này c̣n sống không bà con ?

    Th́ ra chúng làm Cắt Mạng chỉ để thu vào đầy túi ? Bọn khốn nạn

    Trích đọan trong bài -Tội ác của những tên phản tướng-

    ... " Khi xe đến gần đường rầy xe lửa th́ dừng lại trước cổng xe đă được đóng lại v́ đang có đoàn xe lửa đi qua. Đại Úy Nhung từ chiếc xe Jeep nhảy qua chiến M113 có chở ông Diệm và ông Nhu và la lớn: “Xuống! Xuống!”

    Các binh sĩ trên xe M113 nhảy xuống hết. Nhân chứng vừa nhảy xuống đất th́ nghe nhiều tiếng súng nổ…

    Những lời tiết lộ của nhân chứng này cho chúng ta thêm những yếu tố mới, nhất là đoạn hai ông bị đưa vào Tổng Nha Cảnh Sát để tra tấn và khảo của.

    Tṛ khảo của này là một “sở trường” của Tướng Mai Hữu Xuân. Sự tiết lộ này đă giúp giải thích tại sao hai ông bị trói tay ra phía sau lưng, trên mặt ông Diệm có nhiều vết bầm và trên người ông Nhu có nhiều lát dao đâm.

    Nguyễn Văn Nhung chỉ leo lên xe M113 trong một thời gian ngắn, không thể gây ra tất cả những thứ đó được.

    Sau khi thi hành xong lệnh của chủ và lănh tiền công, “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” cấu xé nhau về chức quyền và tiền bạc, đưa tới mất mất chủ quyền quốc gia, rồi đến mất nước.

    Bây giờ ở nơi các địa tầng “naraca”, Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Ngọc Lắm, Nguyễn Văn Quan, Nguyễn Văn Nhung… đang cùng với hai “ông thầy” Henry Cabot Lodge, Lucien Emile Conein nghiền ngẩm về lời nguyền rủa của Tổng Thống Johnson.

    Nghe nói trong những năm cuối cùng, Mai Hữu Xuân đă phát điên, thỉnh thoảng quỳ quay vào tường, chấp tay van lạy: “Xin cụ tha cho con!”.


    Nơi chốn trần gian, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang… không dám bước ra nh́n ánh sáng, Tôn Thất Đính thất thểu như một bóng ma"... (hết trích)

  7. #7
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by thuongdan View Post
    Trích đọan trong bài -Tội ác của những tên phản tướng-

    ... " Khi xe đến gần đường rầy xe lửa th́ dừng lại trước cổng xe đă được đóng lại v́ đang có đoàn xe lửa đi qua. Đại Úy Nhung từ chiếc xe Jeep nhảy qua chiến M113 có chở ông Diệm và ông Nhu và la lớn: “Xuống! Xuống!”

    Các binh sĩ trên xe M113 nhảy xuống hết. Nhân chứng vừa nhảy xuống đất th́ nghe nhiều tiếng súng nổ…

    Những lời tiết lộ của nhân chứng này cho chúng ta thêm những yếu tố mới, nhất là đoạn hai ông bị đưa vào Tổng Nha Cảnh Sát để tra tấn và khảo của.

    Tṛ khảo của này là một “sở trường” của Tướng Mai Hữu Xuân. Sự tiết lộ này đă giúp giải thích tại sao hai ông bị trói tay ra phía sau lưng, trên mặt ông Diệm có nhiều vết bầm và trên người ông Nhu có nhiều lát dao đâm.

    Nguyễn Văn Nhung chỉ leo lên xe M113 trong một thời gian ngắn, không thể gây ra tất cả những thứ đó được.

    Sau khi thi hành xong lệnh của chủ và lănh tiền công, “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” cấu xé nhau về chức quyền và tiền bạc, đưa tới mất mất chủ quyền quốc gia, rồi đến mất nước.

    Bây giờ ở nơi các địa tầng “naraca”, Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Ngọc Lắm, Nguyễn Văn Quan, Nguyễn Văn Nhung… đang cùng với hai “ông thầy” Henry Cabot Lodge, Lucien Emile Conein nghiền ngẩm về lời nguyền rủa của Tổng Thống Johnson.
    Khía cạnh thứ nhất :

    Nói lên một thế hệ tướng Việt v́ ham của ($$$$$$$) nghe lời CIA mới làm chuyện phản bội đi đảo chánh ông Chủ của ḿnh ..Chỗ này khác xa với các tướng Nhật .. Sau khi Nhật đầu hàng , nếu MỸ khg muốn mang tiếng đem Nhật Hoàng Hirohito ra xử tử coi có vẻ trả thù trắng trợn quá đi, Mỹ cũng có thể đi theo cái plan rải tiền này ra mua chuộc các tướng Nhật và dư sức tuyên truyền rằng Hirohito nhồi sọ họ vào con đường "hiếu chiến", cần nên diệt con nguời "Hoàng gia" này thiết lập một hệ thống dân chủ không Vua chúa .. ..vv và ..vv.


    Nhưng bản tánh các tướng người Nhật họ nào tham lam ba cái đồng xu từ Mỹ răi ra (nguợc lại cái đám phản tướng DVM lại khoái).. thà ăn ḿ gói sống qua ngày (nên nhớ sau tháng 8- 1945 nước Nhật rơi vào ṿng kinh tế loại "ăn ḿ gói" để sống thoi thóp qua ngày, trong khi đó các phản tướng của DVM ăn bổng lộc của NDD ngon lành nào có "ăn ḿ gói" để sống đâu !) ) chớ khg làm chuyện phản chủ dưới bất cứ prétext nào ngay cả pretext "in the name of religion".(như theo motto của các phản tướng chủ trương :"cứu bồ Phật giáo bị đàn áp")

    Cho nên tụi CIA "tầm con cháu" ngày nay, vẫn nh́n vào cái đám tướng tá này mà khinh bỉ .

    Khiá cạnh thứ nh́ :

    Nói lên nước Mỹ có lọai Policy rất láu cá, loại "chợ đen", nhắm mắt (khi TT Mỹ tuyên bố «em chả biết... em chả biết ǵ ráo ...) cho phép CIA lộng quyền giở những tṛ lên plan bí mật đi hạ thủ các lănh tụ xứ khác , tuy plan này khg chính thức được đem ra pass bởi lưỡng viện Mỹ ,để trở thành "chính sách Quốc Gia" nhưng cũng đươc xem là loại láu cá trá h́nh via bàn tay CIA .
    Last edited by Viet xưa; 25-10-2013 at 04:52 AM.

  8. #8
    Member
    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    613
    Kính Bác.

    Quote Originally Posted by Viet xưa View Post
    Khía cạnh thứ nhất :

    Nói lên một thế hệ tướng Việt v́ ham của ($$$$$$$) nghe lời CIA mới làm chuyện phản bội đi đăo(đảo) chánh ông Chủ của ḿnh ..Chổ(chỗ) này khác xa với các tướng Nhật .. Sau khi Nhật đầu hàng , nếu MỸ khg muốn mang tiếng đem Nhật Hoàng Hirohito ra xữ(xử) tử coi có vẽ(vẻ) trả thù trắng trợn quá đi, Mỹ cũng có thể đi theo cái plan răi(rải) tiền này ra mua chuộc các tướng Nhật và dư sức tuyên truyền rằng Hirohito nhồi sọ họ vào con đường "hiếu chiến", cần nên diệt con nguời "Hoàng gia" này thiết lập một hệ thống dân chủ không Vua chúa .. ..vv và ..vv.


    Nhưng bản tánh các tướng người Nhật họ nào tham lam ba cái đồng xu từ Mỹ răi(rải) ra (nguợc lại cái đám phản tướng DVM lại khoái).. thà ăn ḿ gói sống qua ngày (nên nhớ sau tháng 8- 1945 nước Nhật rơi vào ṿng kinh tế loại "ăn ḿ gói" để sống thoi thóp qua ngày, trong khi đó các phản tướng của DVM ăn bổng lộc của NDD ngon lành nào có "ăn ḿ gói" để sống đâu !) ) chớ khg làm chuyện phản chủ dưới bất cứ prétext nào ngay cả pretext "in the name of religion".(như theo motto của các phản tướng chủ trương :"cứu bồ Phật giáo bị đàn áp")

    Cho nên tụi CIA "tầm con cháu" ngày nay, vẫn nh́n vào cái đám tướng tá này mà khinh bĩ(bỉ) .

    Khía cạnh thứ nh́ :

    Nói lên nước Mỹ có lọai Policy rất láu cá, loại "chợ đen", nhắm mắt (khi TT Mỹ tuyên bố «em chả biết... em chả biết ǵ ráo ...) cho phép CIA lộng quyền giở những tṛ lên plan bí mật đi hạ thủ các lảnh(lănh) tụ xứ khác , tuy plan này khg chính thức được đem ra pass bởi lưỡng viện Mỹ ,để trở thành "chính sách Quốc Gia" nhưng cũng đươc xem là loại láu cá trá h́nh via bàn tay CIA .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 17-10-2011, 02:32 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 19-07-2011, 02:54 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-07-2011, 02:53 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 08-05-2011, 12:42 PM
  5. Replies: 15
    Last Post: 22-01-2011, 01:58 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •