Page 4 of 9 FirstFirst 12345678 ... LastLast
Results 31 to 40 of 83

Thread: ANH HÙNG VÀ KẺ BỘI PHẢN" TRONG QUÂN LỰC VNCH,” MỘT TIẾNG NÓI MỚI VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

  1. #31
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Buổi họp mặt bỏ túi của gia đ́nh Thiếu Sinh Quân đón tiếp TSQ Trần Ngọc Huế (K-18) người hùng trận Hạ Lào:

    Hôm Chủ Nhật, 21 tháng 11, 10, là ngày Houston đi bỏ phiếu chọn vị đại diện Cộng Đồng NVQG Houston.

    12 giờ trưa, chúng tôi được mời tham dự buổi cơm thu gọn của gia đ́nh Thiếu Sinh Quân Houston- khoảng 15 người - do Hội Trưởng TSQ Hồ sắc tổ chức tại nhà hàng Thiên Phú, để chào mừng TSQ Trung Tá Trần Ngọc Huế, khóa 18. Chị Huế đă qui tiên hai năm trước, anh Huế về từ Virginia, tham dự đại hội khóa 18, dĩ nhiên chỉ có một ḿnh.

    Chúng tôi có dịp ôn lại kỷ niệm cũ hơn 40 năm về trước. Anh nhắc đến căn nhà ba má tôi mua cho làm quà cưới, trong ngày tôi lên xe hoa, ở đường Trương Minh Giảng, Sàig̣n. . .

    Sau bao nhiên năm, tôi không ngờ anh c̣n sống, để thành một nhân vật chính trong Hồi Kư của một kư giả Hoa Kỳ đă viết về một trận đánh mà thời gian này, anh Huế là cấp chỉ huy, c̣n ông kia lúc đó là phóng viên chiến trường

    Anh Huế cho biết Hồi Kư này, trong tương lai sẽ quay thành phim. Tôi đề nghị phân nửa số tiền được trả, anh nên gửi tặng cho anh em TPB ở quê nhà, anh đồng ư ngay lập tức.

    Dịp này, anh Huế kể cho nghe những ngày tù tội sau trận Hạ Lào (1971). Tưởng chết v́ bị thương nặng, rồi bị bắt làm tù binh, đưa ra Bắc. Bằng giọng Huế, từ tốn, khoan thai, anh dẫn đưa chúng tôi ngược trong rừng già của đất Lào, sang cái lạnh khắc nghiệt của rừng núi Bắc Việt với những ngày ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, đi chăn ḅ, vô vọng, không mong có ngày trở về, gặp lại vợ con (13 năm tù). Nghe mà thương cho chiến sĩ VNCH!

    Rồi anh kể cho nghe những giai thoại về t́nh cảm gắn bó các Thiếu Sinh Quân trải qua trong đời binh nghiệp của anh, để nhấn mạnh rằng, truyền thống của Gia đ́nh TSQ là luôn đoàn kết, anh nói em nghe, tuân giữ kỷ luật, v́ được huấn luyện chung một mái trường từ thời thơ ấu.

    Tôi không lạ ǵ truyền thống bảo bọc, nâng đỡ của gia ñ́nh Thiếu Sinh Quân. Nhà tôi ngày trước, trong khu phi trường Tân Sơn Nhất … Thiếu Sinh Quân Hoàng Vũ Thái – Khóa 18 (Sĩ quan An Ninh Phủ Thủ Tướng - Nguyêễ n Cao Kỳ) được cấp nhà (trong khu tư dinh Thủ Tướng) có xe, có giấy phép đi lại trong giờ giới nghiêm, nên nhà tôi luôn có chỗ ở, có phương tiện di chuyển cho bất chứ TSQ nào về thành phố, trong số đó có một vị khá nổi tiếng, cố Đại Tá Lê Huấn, khóa 18. Mỗi lần họp khóa, anh chị ở miền Trung vào, đều ở nhà tôi.

    Năm 1971, anh Lê Huấn hy sinh tại Hạ Lào trong cuộc hành quân Lam Sơn 719.

    Viết đến đây, tôi nhớ đến chị Lê Huấn, không biết bây giờ ra sao? Năm 1982 khi tôi sắp sửa xuống tầu vượt biển, chị nắm tay tôi khóc và nhắn gửi nhiều điều. . . . Bànj tay chị nhám, khô, v́ đứng nấu bếp cho một tổ hợp May Mặc của CSVN trong suốt bẩy năm dài.

    Ôi, kể sao cho xiết, thân phận đắng cay của một quả phụ VNCH sau năm 1975. . .

    Sau bữa ăn, anh Traàn Ngọc Huế ngồi bấm độn, xem quẻ dịch, đoán thử ai sẽ đắc cử chức vụ Chủ tịch Cộng Đồng Houston kỳ này, bà Nha Sĩ hay là bà Luật Sư.

    Chúng tôi lắng nghe anh luận bàn sang khoa Tử Vi..

    Cám ơn TSQ Trần Ngọc Huế, đă tạo cơ duyên, cho một kỷ niệm lư thú, của một ngày cuối tuần nơi đất khách./.

    Hoàng Minh Thúy
    (Chủ nhiệm Tạp chí Xây Dựng, Houston, Texas)

  2. #32
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ông Trần Ngọc Huế và những ngày kinh hoàng tại Huế trong Tết Mậu Thân

    Quân đội Bắc Việt chọn tấn công miền Nam đúng vào giờ giao thừa, và xem đó là một trong những bí mật của trận Mậu Thân. Đại Tướng Quân Đội Bắc Việt Vơ Nguyên Giáp nhấn mạnh, trận Mậu Thân có ba điểm bất ngờ, là mục tiêu, qui mô, và trên hết là thời điểm, đúng giao thừa:

    “Ra đến cầu Tràng Tiền th́ thấy xe tăng hai bên đường. Tôi nghe người lớn nói với nhau: Không biết chuyện ǵ xảy ra tối nay.”

    Mà thật là như vậy, tối hôm ấy, mọi chuyện bắt đầu xảy ra.

    Bộ Đội Bắc Việt đă có mặt trong thành phố Huế từ sáng sớm mùng Một Tết. Ông Trần Ngọc Huế, vào thời điểm đó, là Đại Đội Trưởng Đại Đội Hắc Báo thuộc Sư Đoàn Một Bộ Binh, kể lại rằng cho đến buổi tối, khi phía Bắc Việt bắt đầu tấn công, ông mới trực tiếp nh́n thấy bộ đội đặc công di chuyển vào sân bay Thành Nội. Ông thừa nhận, quân đội Bắc Việt có ưu điểm là giữ bí mật:

    “Tối đó, sau khi bố trí đơn vị, tôi về nhà. Đến khuya th́ một trung úy của tôi lái xe đi tuần. Tôi nói, mai về sớm để đón tôi vào đơn vị. Đến khuya th́ phía Bắc Việt bắt đầu đánh. Tôi mặc áo quần rồi lấy chiếc xe đạp ra đi. Trên đường đi, tôi thấy Đặc Công tiến vào sân bay Thành Nội. Họ đi lúp xúp, tôi nh́n kỹ, thấy không phải ḿnh. Khi thấy họ ngụy trang đi quẹo vào phi trường. Tôi đi chầm chậm sau đó, rồi băng qua cống Vĩnh Lợi rồi đánh kẻng báo động.”

    Đến 2 giờ 33 phút sáng ngày mồng Hai, những trái đạn pháo đầu tiên bắt đầu bắn vào phi trường Tây Lộc, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Một Bộ Binh và một số địa điểm tại Quận 3 thuộc thị xă Huế.

    Ông Trần Ngọc Huế nhớ lại, có thời điểm, Đặc Công của phía Bắc Việt đă vào đến bên trong Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Một Bộ Binh, cách pḥng tướng tư lệnh Ngô Quang Trưởng chỉ có 30 mét, và tướng Trưởng cũng đang có mặt tại đó:

    “Đặc công đă vào trong bộ tư lệnh Sư Đoàn Một rồi. Lúc đó là 10 giờ sáng, chuẩn bị mở đường máu vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn để giữ an ninh cho bộ tư lệnh. Đặc công chỉ c̣n cách văn pḥng tướng Trưởng 30 mét.”

    http://www.chinhviet.net/08TaiLieu/2...yKinhHoang.htm

  3. #33
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tr/Tá Trần Ngọc Huế Tham dự chiến dịch Hạ Lào (2/1971)


    Do t́nh h́nh thay đổi bất lợi ở mặt trận Hạ Lào, ngày 28 tháng 2/1971, Trung tướng Hoàng Xuân Lăm quyết định thay SD ND bằng SD 1 BB làm đơn vị chính đánh vào Tchépone.

    Ngày 2 tháng 3/1971, TD 2/2 BB của Thiếu tá Trần Ngọc Huế, TD 3/2 BB của Thiếu tá Nguyễn Tri Tấn và một ban tiền trạm của TRD 2 BB được trực thăng vận đến Khe Sanh để chuẩn bị nhảy vào Tchépone, sau khi các tiểu đoàn của TRD 1 BB liên tiếp thiết lập các cứ điểm dây chuyền Lolo, Liz và Sophia sườn mặt nam đường số 9.

    Ngày 6 tháng 3, TD 2/2 và 3/2 BB nhảy vào cứ điểm Hope ở hướng bắc Tchépone chỉ gặp một vài kháng cự nhỏ. Sau khi đổ quân, TD 2/2 BB bung ra lục soát và tiến vào Tchépone. Đến ngày 8 tháng 3/1971, TD 2/2 BB báo cáo đă tiến chiếm mục tiêu.

    Lạc quan v́ những chống trả yếu ớt của địch ở chung quanh Tchépone, Tổng thống Thiệu cùng Tướng Lăm quyết định kéo dài nhiệm vụ của Trung đoàn 1 và 2 BB thêm 10 ngày nữa. Sau hai ngày ở Tchépone, thay v́ được trực thăng vận rút về như kế hoạch nguyên thủy, Tướng Lăm ra lệnh cho hai TD 2/2 và 3/2 BB tiến sâu về phía nam, vượt sông Tchépone, rồi hành quân lục soát về hướng các cứ điểm Sophia, Liz, và Lolo. Tại đây họ sẽ nhập chung với các tiểu đoàn của TRD 1 BB, rồi được trực thăng vận về khu vục đường 914 để phá hủy Binh trạm 33, một vị trí khoảng 9km hướng tây nam căn cứ Bản Đông. Sau khi hành quân ở đó từ 7 đến 10 ngày, các đơn vị của SD 1 BB sẽ theo thứ tự rút về biên giới Việt Nam.

    Ngày 11 tháng 3/1971, từ băi đáp cứ điểm Liz, TD 2/2 BB được trực thăng vận đến băi đáp Brown, ở hướng đông nam căn cứ Lolo, gần khu vực đường 914. Tại đây Tiểu đoàn bung ra lục soát về phía nam cho đến ngày 14 tháng 3/1971. Nhưng đây cũng là ngày Cộng quân đồng loạt tấn công vào tất cả căn cứ hỏa lực ở phía nam đường số 9 của SD 1 BB và LD 147 TQLC (căn cứ Delta). Cộng quân tung Sư đoàn 2 và 324B CSBV, cộng với hai binh trạm (tương đương một trung đoàn) để ngăn chận mọi kế hoạch rút quân của QLVNCH.

    Từ 6 giờ sáng ngày 14, cứ điểm Lolo và chung quanh phía nam Tchépone, bốn tiểu đoàn của Trung đoàn 1 BB bị Cộng quân tấn công liên tục. Đến ngày 17 tháng 3, TRD 1 BB quyết định phải di tản. TD 4/1 BB ở lại chận hậu cho ba tiểu đoàn bạn được trực thăng vận trước. Đến lượt TD 4/1 BB, các phi tuần B-52 đánh bom cách vị trí Tiểu đoàn chừng 500 mét để ngăn chận những đợt xung phong của Cộng quân. Tuy nhiên chỉ có 83 quân nhân thoát khỏi Lolo, Tiểu đoàn trưởng và Tiểu đoàn phó TD 4/1 BB ở lại cứ điểm vĩnh viễn.

    Cùng ngày ở khu vực đường 914, bốn tiểu đoàn của Trung đoàn 2 BB cũng chuẩn bị rời mặt trận. Ngày 18 tháng 3/1971, TD 5/2 BB được bốc về Khe Sanh trước, trong khi ba Tiểu đoàn 2/2, 3/2 và TD 4/2 BB được lệnh di chuyển theo hướng đông về cứ điểm Delta 1 để tiếp tục được di tản.

    Trên đường, ba tiểu đoàn chạm địch liên tục. Khi biết không thể tiến về điểm hẹn, Thiếu tá Trần Ngọc Huế cho TD 2/2 BB nằm lại dàn quân chuẩn bị tử thủ. Tối đêm 19 tháng 3/1971, Cộng quân tấn công bằng pháo và hỏa tiễn, tiếp theo là bộ binh có trang bị súng phun lữa.


    Trưa ngày 20 tháng 3/1971, TRD 2 BB xin Bộ Tư lệnh Tiền phương ở Khe Sanh bằng mọi cách phải di tản ba tiểu đoàn c̣n lại. Nhưng với mọi phi vụ yểm trợ trong ngày, trực thăng cũng chỉ bốc được Tiểu đoàn 3/2 BB, hai Tiểu đoàn 2/2 và 4/2 BB phải chờ những phi vụ di tản ngày hôm sau.

    Ngày hôm sau 21 tháng 3/1971 là một ngày quá trễ cho Thiếu tá Huế và những quân nhân Tiểu đoàn 2/2 BB. Trong cuộc tấn công bằng pháo và hỏa tiễn của Cộng quân đêm 20 tháng 3, Thiếu tá Huế bị trúng đạn súng cối. Khi lính chuẩn bị đến khiêng ông rút đi, biết rằng ḿnh sẽ là một gánh nặng cho toán quân, Thiếu tá Huế từ chối. Ông ra lệnh cho họ đánh mở đường máu. Tiểu đoàn phó Nguyễn Hữu Cước chào tạm biệt vị Tiểu đoàn trưởng, hướng dẩn nhóm binh sĩ 60 người c̣n lại rút quân.

    http://www.mekongrepublic.com/vietna...rt=1A&PageNr=6

  4. #34
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cuối đời của ông Phạm Văn Đính

    Chiến tranh chấm dứt ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    Tháng 5 năm 1983, sau gần 12 năm bị cầm tù trong các nhà tù Cộng sản kể từ năm 1972 tại Lào, cựu tr/tá quân lực VNCH Trần đ́nh Huế đă được thả về với gia đ́nh.

    Ngày 7 tháng 11 năm 1991, ông Huế và gia đ́nh lên máy bay rời khỏi Việt Nam để đến Hoa Kỳ, định cư tại Falls Church, tiểu bang Virginia. Tại đây, vợ chồng ông Huế cùng với 3 người con gái đă bắt đầu một cuộc sống mới sau 20 năm chiến tranh, chia ly, tuyệt vọng và thiếu thốn.

    Về phần viên cựu trung tá ( cả quân lực VNCH lẫn quân đội nhân dân Việt Nam ) Phạm văn Đính, sau khi chiến tranh chấm dứt đă trở về đời sống dân sự, định cư ở thành phố Huế quê hương của cả ông Đính lẫn ông Huế.

    Ông Đính vẫn tham gia chính quyền mới với chức vụ nhỏ trong một cơ quan chuyên trách về thể thao, rồi sau đó là một cơ quan kinh tế.

    Năm 1989, ông Đính “từ quan”, ra làm doanh nghiệp riêng. Ông mở một công ty vận chuyển nhỏ có tính cách gia đ́nh cùng với các con.

    Năm 2001, tương đối thành công trong doanh nghiệp của ḿnh, ông Phạm văn Đính đến Mỹ, theo lời mời của sử gia Andrew Wiest để trả lời những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến phần đời quan trọng nhất của ông Đính, và nhất là về quyết định đầu hàng của ông.

    Trong khi ở chính trên quê hương của ḿnh, với chính quyền mà ông đă đầu hàng, tiết kiệm biết bao sinh mạng của cả hai bên tham chiến, ông Đính không được phép kể về sự kiện ấy.

    Khi đến Mỹ, ông Đính cũng không được những người từng một thời là chiến hữu của ông, cấp chỉ huy của ông, thuộc quyền của ông, chấp nhận. Họ gọi ông là kẻ phản bội.

    Trở về nước, ông Đính đă qua đời năm 2007 v́ tai biến mạch máu năo.

    Cho đến chết, bàn tay ông ch́a ra với những chiến hữu năm xưa vẫn không có ai nắm lấy.



    http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,62353,63856

  5. #35
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Hai cựu cố vấn Hoa Kỳ chụp h́nh chung hai cựu chiến sĩ đại đội Hắc Báo năm xưa. (H́nh: Thiện Giao/RFA)

    Trong buổi ra mắt tác phẩm nghiên cứu lịch sử về chiến tranh Việt Nam của giáo sư Andew Wiest tại thành phố Falls Church có thể được xem là cơ hội để những người bạn cũ, những đồng đội cũ, của hơn 40 năm trước gặp lại nhau.

  6. #36
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tác giả cuốn "Việt Nam , Một Quân Đội Bị Bỏ Quên"
    trả lời phỏng vấn RFA

    Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

    Quyển sách viết bằng Anh Ngữ mang nhan đề “Việt Nam , Một Quân Đội Bị Bỏ Quên: Anh Hùng Và Kẻ Phản Bội Trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa” do Giáo Sư Tiến Sĩ Sử Học Andrew Wiest viết, mới được ra mắt hôm Chủ Nhật vừa rồi. Ngay sau buổi ra mắt sách, Tiến Sĩ Wiest đă dành cho Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây.

    Nguyễn Khanh: Là người chào đời trong thập niên 60, ông đâu có liên hệ ǵ với cuộc chiến Việt Nam . Tại sao ông lại viết quyển sách về cuộc chiến ông không hề liên quan?


    Tiến sĩ Andrew Wiest: Mặc dù lúc đó tôi c̣n quá nhỏ, nhưng phải nói là tôi lớn lên với cuộc chiến Việt Nam . Lúc đó truyền h́nh, báo chí lúc nào cũng nói đến cuộc chiến, và cuộc chiến này có ảnh hưởng sâu đậm với những người lớn tuổi hơn tôi.

    Đây là cuộc chiến mang nhiều bí mật. Một cuộc chiến hầu như không được giảng dậy trong lớp học, không được viết thành sách để những thế hệ sau này có thể hiểu những chuyện ǵ đă xảy ra, một cuộc chiến mà theo tôi, h́nh như chính người Mỹ muốn quên đi, quên càng nhanh càng tốt, không ai muốn nói tới nó. Chính những bí mật đó đă khiến tôi chú ư đến cuộc chiến Việt Nam .

    Khi tôi quyết định theo học các lớp sử quân sự, tôi hy vọng sẽ được giảng dậy về cuộc chiến này, nhưng chẳng ai nói tới cả. Tôi có cảm tưởng là mọi người muốn bảo tôi rằng quên nó đi, đừng nhắc tới làm ǵ, và điều đó lại làm tôi càng phải chú ư hơn.

    Nguyễn Khanh: như vậy, phải chăng qua quyển sách này, ông muốn cho người đọc một cáinh́n, một hiểu biết đúng về cuộc chiến? Một cái nh́n, một hiểu biết cân bằng hơn?

    Tiến sĩ Andrew Wiest: tôi hy vọng như vậy. Trong quyển sách, tôi có tŕnh bày là quân đội miền Nam Việt Nam không được sử sách nhắc đến ǵ mấy, hoặc là quân đội miền Nam Việt Nam không được tŕnh bày một cách cặn kẽ trước người đọc Mỹ. V́ thế trong quyển sách này, tôi giới thiệu đến người đọc hai nhân vật của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, một anh hùng, một phản bội, và hy vọng từ đó tất cả mọi người nh́n cuộc chiến dưới những góc nh́n khác nhau.

    Tôi cũng hy vọng là h́nh ảnh tương phản tuyệt đối và đặc biệt này, anh hùng tuyệt đối, phản bội cũng tuyệt đối, sẽ giúp tôi tŕnh bày câu chuyện trong một khung cảnh báo quát hơn.

    Nguyễn Khanh: nhưng thưa Giáo Sư, cuộc chiến kết thúc đă gần 33 năm rồi, các vết thương có lẽ cũng đă lành. Ở thời điểm như vậy mà ông vẫn bỏ th́ giờ để viết về một cuộc chiến chính ông nói mọi người đều muốn quên?

    Tiến sĩ Andrew Wiest: phải thành thật mà nói với ông rằng trong bối cảnh chiến tranh thời đó, th́ câu chuyện mà tôi t́m được là một câu chuyện tuyệt vời. Khi lớn lên, tôi được đọc biết bao nhiêu chuyện tuyệt diệu nói về cuộc thế chiến thứ Hai, từ chuyện trốn thoát khỏi ngục từ Đức Quốc Xă, cho đến những câu chuyện anh hùng ở trận chiến Normandy, kể cả chuyện những kẻ phản bội đồng đội.

    Khi nghe được câu chuyện của ông Phạm Văn Đính và chuyện của ông Trần Ngọc Huế, tôi cũng chỉ mong ḿnh kể lại được một câu chuyện đầy sống động liên quan đến cuộc chiến Việt Nam, về cuộc chiến bị quên lăng.

    Những người thật sự liên hệ đến cuộc chiến này chính là những người Việt Nam bị bỏ quên. Họ chiến đấu hết sức ḿnh, chiến đấu dũng cảm hơn cả những người đă tham gia các cuộc chiến trước đó. Họ đă chiến đấu trong niềm tự hào của những kẻ anh hùng, và họ cũng đă chiến đấu trong những nỗi khốn cùng của người không may lâm vào cuộc chiến.

    Là một sử gia, tôi quyết định t́m cho được những ǵ mới về chiến tranh Việt Nam, y hệt như những người đi t́m cái mới khi muốn viết về trận thế chiến thứ Nhất. Có cả tỷ tỷ quyển sách viết về trận thế chiến thứ nhất rồi, trong khi cuộc chiến Việt Nam th́ chưa, nên tôi mừng v́ t́m thấy được một viên hột xoàn quư giá nằm dưới đáy sông. Thành ra, tôi viết quyển sách với một niềm hứng thú

    Nguyễn Khanh: phải chăng v́ thế mà một phần quyển sách được ông đặt là “Việt Nam : Một Quân Đội Bị Bỏ Quên”? Tại sao họ lại bị bỏ quên và họ bị bỏ quên như thế nào?

    Tiến sĩ Andrew Wiest: câu hỏi của ông hay quá!!! Thật ra tựa lúc đầu tôi đề nghị với nhà xuất bản là “Con Đường Danh Dự” v́ có một quyển sách thật hay đă được quay thành phim viết về Thế Chiến Thứ Nhất mang nhan đề là “Con Đường Vinh Quang”. Tôi dùng “Con Đường Danh Dự” v́ muốn tŕnh bày cho người đọc thấy cả hai nhân vật, một anh hùng, một phản bội đều mang trong ḷng ư tưởng “danh dự”, và để cho người đọc phán quyết xem ai là người có thể tin được

    Khi tôi gửi quyển sách đến nhà xuất bản, th́ người chịu trách nhiệm đọc và chọn quyển sách nói rằng tựa do tôi đặt không giúp người đọc biết là quyển sách họ cầm trong tay nói về cuộc chiến Việt Nam, cần phải có một cái tựa khác để độc giả biết ngay quyển sách của tôi nói về chuyện ǵ. Cuối cùng, chúng tôi đồng ư “Việt Nam : Một Quân Đội Bị Bỏ Quên” là một tựa sách hay, và chúng tôi cũng đồng ư dùng cả lá cờ vàng 3 sọc đỏ chạy ngay trên b́a quyển sách để tạo lôi cuốn.

    C̣n về câu hỏi ông đặt ra quân đội này đă bị bỏ quên như thế nào? Thưa ông, họ bị bỏ quên v́ chẳng ai viết về họ cả. Thế giới Tây Phương không ai muốn viết, muốn nhắc về họ. Qua tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, điều tôi t́m thấy là một lịch sử đấu tranh anh hùng mà hầu như người khác, chẳng mấy ai biết.

    Nguyễn Khanh: và đó là thông điệp mà ông muốn gửi đến người đọc???

    Tiến sĩ Andrew Wiest: tôi nghĩ đây là một thông điệp mạnh mẽ được gửi đến người đọc. Đương nhiên trong cộng đồng người miền Nam , quân đội này không bao giờ bị bỏ quên. Đó là một quân đội trong quá khứ có một sức sống mănh liệt, và sức sống này vẫn c̣n hiện diện với họ ngày hôm nay cũng như trong tương lai.

    Tôi xin kể cho ông nghe một câu chuyện. Mới đây, khi đến thành phố Adelai ở Australia, tôi ghé thăm Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam và nh́n thấy người lính Australia bên cạnh người lính Miền Nam, nh́n thấy lá cờ Australia bên cạnh lá cờ Miền Nam Việt Nam. Nếu đến Đài Tưởng Niệm ở thủ đô Washington, ông thấy tất cả đều là h́nh ảnh của người lính Mỹ. Tôi có thể nói là với nhân dân Hoa Kỳ, điều họ nhớ đến là quân đội Mỹ đă từng chiến đấu ở Việt Nam, nhớ những kinh nghiệm từ bài học Việt Nam. Và đó là lư do tại sao tôi lại dùng từ “bị bỏ quên”.

    Nguyễn Khanh: tôi có cảm tưởng ông đang muốn làm điều mà tôi xin được gọi là sửa lại lịch sử cho đúng. Thưa ông, có phải như vậy không?

    Tiến sĩ Andrew Wiest: tôi không dùng từ “sửa lại lịch sử” mà tôi muốn dùng từ “đóng góp thêm”. Lịch sử cuộc chiến Việt Nam thường chỉ được tŕnh bầy ở bề nổi, không được tŕnh bầy ở bề sâu. Tôi nghĩ rằng không phải chỉ quyển sách này, mà những quyển sách khác viết về nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, nguyên nhân khu vực, nguyên nhân toàn cầu, nếu người viết thoát được cải vỏ bọc Mỹ Quốc, th́ người viết sẽ có được cái nh́n sâu rộng hơn. Tôi tin đó là hướng mà tôi đang đi.

    Nguyễn Khanh: sau quyển sách ra mắt ngày hôm nay, quyển sách kế tiếp ông sẽ viết về đề tài ǵ? Liệu có phải là cuộc chiến Việt Nam nữa không?

    Tiến sĩ Andrew Wiest: tôi cũng hy vọng như vậy. Như ông thấy, tôi mất 7 năm trời mới hoàn tất được quyển sách này. Có thể là lần này tôi may mắn t́m được một câu chuyện thật tuyệt vời để kể lại với người đọc, đưa ra được những chứng cớ xác đáng để các nhà sử học dùng làm tài liệu nghiên cứu. Là một nhà sử học, đó là mục tiêu tôi đặt hàng đầu: các nhà sử học khác có tài liệu đích thực để tham khảo, và người đọc có được một quyển sách hay để đọc.

    Nếu viết thêm về cuộc chiến Việt Nam, có thể tôi sẽ viết về những người đă được tưởng thưởng các huy chương cao quư của quân đội Hoa Kỳ, như huy chương Sao Bạc, Sao Đồng. T́m tài liệu chắc không khó, nhưng viết ra theo cái nh́n của người viết sử th́ rất khó. Tôi không muốn viết một quyển sách để sau đó nghe mọi người bảo quyển sách đọc th́ hay, nhưng chẳng có ǵ để đóng góp cho kho tàng sử liệu cả.

    Ngay cả chuyện các cố vấn Mỹ cũng là đề tài đáng viết. Sách nói về cuộc chiến đều là sách nói về các trận đánh, và không ai nói về vai tṛ của các cố vấn Hoa Kỳ cả. Họ cũng thuộc thành phần bị bỏ quên, và tôi tin đó là một quyển sách đáng viết.

    Nguyễn Khanh: cám ơn Tiến Sĩ Wiest.


    https://sites.google.com/site/cqnucc...-qun-i-b-b-qun

  7. #37
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngay cả chuyện các cố vấn Mỹ cũng là đề tài đáng viết. Sách nói về cuộc chiến đều là sách nói về các trận đánh, và không ai nói về vai tṛ của các cố vấn Hoa Kỳ cả. Họ cũng thuộc thành phần bị bỏ quên, và tôi tin đó là một quyển sách đáng viết.

    Đúng vậy . H́nh như chưa có một cuốn sách nào viết riêng về vai tṛ của các cố vấn Hoa Kỳ, họ cũng thuộc thành phần bị bỏ quên

  8. #38
    Member thuongdan's Avatar
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    682
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Cuối đời của ông Phạm Văn Đính

    Chiến tranh chấm dứt ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    Tháng 5 năm 1983, sau gần 12 năm bị cầm tù trong các nhà tù Cộng sản kể từ năm 1972 tại Lào, cựu tr/tá quân lực VNCH Trần đ́nh Huế đă được thả về với gia đ́nh.

    Ngày 7 tháng 11 năm 1991, ông Huế và gia đ́nh lên máy bay rời khỏi Việt Nam để đến Hoa Kỳ, định cư tại Falls Church, tiểu bang Virginia. Tại đây, vợ chồng ông Huế cùng với 3 người con gái đă bắt đầu một cuộc sống mới sau 20 năm chiến tranh, chia ly, tuyệt vọng và thiếu thốn.

    Về phần viên cựu trung tá ( cả quân lực VNCH lẫn quân đội nhân dân Việt Nam ) Phạm văn Đính, sau khi chiến tranh chấm dứt đă trở về đời sống dân sự, định cư ở thành phố Huế quê hương của cả ông Đính lẫn ông Huế.

    Ông Đính vẫn tham gia chính quyền mới với chức vụ nhỏ trong một cơ quan chuyên trách về thể thao, rồi sau đó là một cơ quan kinh tế.

    Năm 1989, ông Đính “từ quan”, ra làm doanh nghiệp riêng. Ông mở một công ty vận chuyển nhỏ có tính cách gia đ́nh cùng với các con.

    Năm 2001, tương đối thành công trong doanh nghiệp của ḿnh, ông Phạm văn Đính đến Mỹ, theo lời mời của sử gia Andrew Wiest để trả lời những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến phần đời quan trọng nhất của ông Đính, và nhất là về quyết định đầu hàng của ông.

    Trong khi ở chính trên quê hương của ḿnh, với chính quyền mà ông đă đầu hàng, tiết kiệm biết bao sinh mạng của cả hai bên tham chiến, ông Đính không được phép kể về sự kiện ấy.

    Khi đến Mỹ, ông Đính cũng không được những người từng một thời là chiến hữu của ông, cấp chỉ huy của ông, thuộc quyền của ông, chấp nhận. Họ gọi ông là kẻ phản bội.

    Trở về nước, ông Đính đă qua đời năm 2007 v́ tai biến mạch máu năo.

    Cho đến chết, bàn tay ông ch́a ra với những chiến hữu năm xưa vẫn không có ai nắm lấy.

    http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,62353,63856
    Một thời gian ngắn sau khi chiến tranh chấm dứt, ông Đính vẫn c̣n được VC cho mang quân phục và đeo lon trung tá đến các trại tù binh Cồn Tiên, Ái Tử ở tỉnh Quảng Trị, nơi giam giữ các sĩ quan QLVNCH để diễn tṛ tuyên truyền theo chỉ thị cấp trên mà ông ấy đă thần phục.
    Như quả chanh đă vắt cạn nước, sau đó ông Đính được chúng cho giữ một chức vụ cỏn con là trông coi sân vận động Tự Do Huế do sở thể dục thể thao B́nh Trị Thiên quản lư.

    thuongdan

  9. #39
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by thuongdan View Post
    Một thời gian ngắn sau khi chiến tranh chấm dứt, ông Đính vẫn c̣n được VC cho mang quân phục và đeo lon trung tá đến các trại tù binh Cồn Tiên, Ái Tử ở tỉnh Quảng Trị, nơi giam giữ các sĩ quan QLVNCH để diễn tṛ tuyên truyền theo chỉ thị cấp trên mà ông ấy đă thần phục.
    Như quả chanh đă vắt cạn nước, sau đó ông Đính được chúng cho giữ một chức vụ cỏn con là trông coi sân vận động Tự Do Huế do sở thể dục thể thao B́nh Trị Thiên quản lư.

    thuongdan
    Không ngạc nhiên chút nào , đó chính là cách dùng người của cộng Sản VN .

    Hơn nữa , một tên phản bội th́ ai dám tin cậy .

  10. #40
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyện Tṛ Cùng Đồng Đội:

    Anh hùng và bội phản

    Huy Phương

    Trước tháng 4 năm 1972, Trung Tá Trần Ngọc Huế và Trung Tá Phạm văn Đính đều là hai anh hùng của Quân Lực VNCH, cả hai đều đă từng chỉ huy đơn vị tinh nhuệ của SĐ IBB là Đại Đội Hắc Báo.

    Năm 1971, Trung Tá Trần Ngọc Huế là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 2/2 đánh vào Shépone trong cuộc hành quân Lam Sơn 719.

    Vị trí của ông đă bị cộng sản tràn ngập và ông bị bắt làm tù binh và bị đưa ra Bắc và ở trong nhà tù 13 năm.

    Kẻ bội phản là cựu Trung Tá Phạm Văn Đính, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 56 (Sư Đoàn 3BB) tại căn cứ Tân Lâm (Carrol), cuối tháng 4, 1972 đă đầu hàng trước quân đội, không những chỉ đầu hàng mà Trung Tá Đính đă theo giặc, v́ sau đó ông đă lên đài phát thanh Hà Nội kêu gọi các chiến hữu ngày trước của ông buông súng theo “cách mạng” và đeo “quân hàm” trung tá của “Quân Đội Nhân Dân”.

    Ông “được” cộng sản cho làm “quản giáo” tại một trại tù (học tập cải tạo) đang giam giữ những chiến hữu của ông ngày trước.

    Sau tháng 4, 1975, ông “Trung Tá” Phạm Văn Đính vào miền Nam, nhưng sau đó không nghe nói ông nắm đơn vị nào trong quân đội Bắc Việt. Tôi nghĩ dù ngày nay miền Nam đă bị cộng sản thôn tính, dân chúng Huế-Thừa Thiên cũng như người miền Nam đă nh́n ông với đôi mắt ghẻ lạnh, cho đến khi ông qua đời, không biết ông có ngượng ngùng với cái cấp bậc trung tá ông đeo trên cổ áo hay không.

    Sau năm 1975, tôi nghe những người cộng sản gọi những nhân vật trong hàng ngũ “chiêu hồi” là những kẻ “đầu hàng phản bội”, không biết họ dùng danh từ ǵ để gọi ông Trung Tá Phạm Văn Đính.

    Andrew Wiest là một giáo sư sử học tại Đại Học Southern Mississippi, tác giả nhiều cuốn sách về chiến tranh, trong đó đă có hai cuốn viết về Việt Nam như “The Vietnam War, 1956-1975” (2002), “Rolling Thunder in a Gentle Land: The Vietnam War Revisited” (2006).

    Năm nay (2008), ông vừa xuất bản một cuốn sách nhan đề “Vietnam's Forgotten Army- Heroisme anh Betrayal in the ARVN” để nói đến hai nhân vật Trần Ngọc Huế và Phạm Văn Đính.

    Thoạt đầu người ta giới thiệu Trung Tá Phạm Văn Đính với ông, cuộc đời của một sĩ quan xuất sắc của VNCH trở thành một kẻ bỏ súng chạy theo địch quân là một đề tài khá hấp dẫn để trở thành một cuốn sách hay về chiến tranh Việt Nam.

    Giáo Sư Andrew Wiest đă mời ông Phạm Văn Đính sang New Orleans Hoa Kỳ và tổ chức các buổi nói chuyện tại các đại học Hoa Kỳ về đề tài chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên ông đă được sự góp ư của nhiều giới chức Hoa Kỳ hủy bỏ dự định này.

    Các sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ hiện nay đă từng là cố vấn trong các đơn vị mà ông Phạm Văn Đính phục vụ trước kia, đă giới thiệu đến tác giả Andrew Wiest, Trung Tá Trần Ngọc Huế, đă xuất thân từ những đơn vị tương tự như ông Đính, nhưng đă xứng đáng hơn với danh vị anh hùng.

    Cuốn sách được hoàn tất với cuộc đời của hai Trung Tá Trần Ngọc Huế và Phạm Văn Đính với những chiến trận lớn tại Vùng I Chiến Thuật mà cả hai đều đă đổ máu cho miền Nam nhưng về sau quyết định của hai người đă đưa họ về những lối rẽ khác nhau.

    Ở trong trại tù tập trung của cộng sản dựng lên đầy dẫy ở hai miền Nam Bắc sau tháng 4 năm 1975, các chiến hữu ngày trước của chúng ta cũng đă có rất nhiều anh hùng nhưng không thiếu kẻ bội phản.

    Những anh hùng của chúng ta đă đứng thẳng trước kẻ thù, có người đă chấp nhận gông cùm và đă có người hiên ngang trước cái chết.

    Trong khi đó có những người gọi là bạn tù của chúng ta đă cam tâm chịu sự sai khiến của bọn cai tù, nhận những chức vụ “tay sai” để hành hạ, đánh đập anh em không thương tiếc, hoặc hèn hạ làm những tên chỉ điểm, mà chúng ta thường gọi chúng là “ăng ten”.

    Ra hải ngoại, những người cựu tù nhân chính trị cũng đă nhận định rơ, ai là anh hùng mà ai là những kẻ đầu hàng phản bội trong các nhà tù cộng sản trước đây, chỉ tiếc là những những người này cũng cùng đi một chuyến tàu với chúng ta đến đây, lẫn lộn trong cộng đồng này.

    Tuy đă tha thứ nhưng thực là chúng ta không bao giờ quên những khuôn mặt này, và hy vọng họ sẽ thức tỉnh và biết thế nào là và sự khinh rẻ của đồng đội hay đồng bào dành cho những hành vị bội phản, nhất là trong bối cảnh của cộng đồng tỵ nạn cộng sản hiện nay đang manh nha những thái độ đầu hàng hay thỏa hiệp đáng khinh miệt.

    http://anhhungvaphanboi.blogspot.com...-boi-phan.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 21
    Last Post: 28-11-2012, 01:27 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 07-07-2012, 07:04 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 08-08-2011, 10:54 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 09-07-2011, 06:02 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 03-12-2010, 02:52 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •