Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 16

Thread: Tổng thống Ngô đ́nh Diệm và chính sách đối với Hoa Kiều

  1. #1
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Tổng thống Ngô đ́nh Diệm và chính sách đối với Hoa Kiều

    Khi Mao Trạch Đông thành công cuộc cách mạng năm 1949, ngay sau đó đă dơng dạc tuyên bố với thế giới, là chính quyền Trung Quốc có quyền can thiệp lên mọi quốc gia để bảo vệ công dân của ḿnh. Thế giới đă đồng loạt phản đối về lời tuyên bố ngạo ngược này, khiến giữa thập niên 1950 chính phủ Trung Quốc phải rút lại lời tuyên bố.

    Riêng tại Miền Bắc Việt Nam, ông Hồ Chí Minh hết sức lỏng lẻo trong việc quản lư người Hoa. Vào năm 1955 giữa Hà Nội và Bắc Kinh có thống nhất với nhau rằng, người Hoa do nhà cầm quyền Hà Nội quản lư, và được hưởng mọi quyền lợi như người dân Việt. Nhưng không phải chịu nghĩa vụ quân sự.

    Trái lại, tại Miền Nam vào năm 1956, chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đă bắt buộc tất cả người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam, hoặc bị trục xuất. Chính sách quản lư chặt chẽ người Hoa này đă khiến giới cầm quyền Bắc Kinh phải lên tiếng phản đối vào năm 1957, v́ cho rằng “sự xâm phạm các quyền hợp pháp của người Hoa”. Tuy nhiên, Chính phủ Đệ Nhất Cộng Ḥa vẫn cứng rắn không thay đổi lập trường.

    Từ đó cho thấy rằng, việc quản lư hay lỏng lẻo với người Hoa là một điều hết sức quan trọng. Việc quản lư không chỉ tạo điều kiện cho người Hoa ḥa nhập đồng nhất với người Việt để cùng nhau xây dựng xă hội, tuân thủ kỷ cương của chế độ, mà c̣n bảo đảm được mặt an ninh quốc pḥng lâu dài cho quốc gia xă tắc. Đó là nhăn quan viễn kiến của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm nh́n về tầm ảnh hưởng của quốc gia khổng lồ phương Bắc. Và mối lo ngại của ông đă biến thành sự thật cho 50 năm sau, khi ông Thủ tướng cộng sản Việt Nam mở toang cửa khẩu để rước đại họa vào cho quốc gia Việt Nam như hiện nay

    Đứng trước hiện t́nh chính trị của quốc gia, một cận ảnh chính trị đen tối sẽ chụp lên đầu dân tộc Việt Nam. Nhưng không ai có thể đứng ra cáng đáng công cuộc giữ nước trước sự độc tài của giới đương quyền Việt Nam. Đồng thời, tinh thần đoàn kết quốc gia cũng bị xói ṃn và t́nh tự dân tộc bị lở sập th́ lịch sử minh chứng đúng đắn rằng: Tinh thần lănh đạo quốc gia độc lập của ông Ngô đ́nh Diệm là thượng sách.

    Thật khó thay và biết đến bao giờ, Người Việt, Nước Việt kết tinh và hội tụ được một vị lănh đạo mà nhân thân không bị một chút tỳ xước trong hạnh kiểm, hay trong chủ trương chính sách đă không phụ thuộc ngoại bang. Đồng ư rằng, chính thể Cộng Ḥa do ông Ngô Đ́nh Diệm thành lập và lănh đạo chưa hoàn chỉnh về mọi mặt. Nhưng rất đầy đủ nhiều yếu tố để khẳng định rằng, đó là Mô h́nh, là Kiểu mẫu cho đảng cộng sản Việt Nam thực hiện để mở ra một trang sử mới cho Việt tộc. Hay, nói một cách đích thực hơn là, để quốc gia Việt Nam tránh được nguy cơ mất nước về tay phương Bắc, th́ cần phải có một con người đầy đủ uy tính và bản lĩnh chính trị như Ngô Đ́nh Diệm, và một “bộ óc trăm năm” như Ngô Đ́nh Nhu.

    Nhân Húy Nhật của Nhị Vị v́ ái quốc mà vong thân, xin kính cẩn nghiêng ḿnh và Trọng kính: Vĩnh Biệt Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu.

    © Nguyễn Duy Thành

    © Đàn Chim Việt

    (http://luongtamconggiao.wordpress.co...minh%E2%80%9D/)

  2. #2
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Chính sách đối với Hoa Kiều cuả TT Ngô đ́nh Diệm theo sách khảo cứu .

    Người Hoa tại miền Nam thời Đệ I Cộng Ḥa.

    Sau năm 1954, Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm không công nhận những đặc quyền mà người Pháp
    dành cho người Hoa sinh sống ở miền Nam. Trong những năm đầu, sau khi tạm giải quyết
    những vấn đề an ninh trật tự trong nước, chính phủ Ngô đ́nh Diệm đặt trọng tâm vào vấn đề an
    sinh xă hội và phát triển kinh tế. Ngoài việc tái định cư hơn 800,000 người Bắc di cư, chính
    phủ kêu gọi người Việt và những cộng đồng sắc tộc lớn như người Hoa, người Khmer, người
    Thượng ở cao nguyên tiếp tay với chính quyền mới xây dựng đất nước. Lúc đó dân số người
    Hoa khoảng 800,000 đang nắm giữ những khâu quan trọng trong nền kinh tế miền Nam, họ t́m cách bảo vệ các đặc quyền đặc lợi được hưởng từ thời Pháp thuộc.

    Để tránh t́nh trạng lệ thuộc ngoại bang, chính phủ muốn tất cả những hoạt động kinh tế phải do
    người Việt nắm lấy. Hai lănh vực quan trọng nhứt của nền kinh tế là kỹ nghệ và thương mại
    .
    Thời Pháp thuộc, kỹ nghệ thuộc đặc quyền của người Pháp, thương mại là sở trường của người
    Hoa. Doanh nhân Việt Nam hoàn toàn vắng bóng v́ thiếu khả năng và kinh nghiệm. Chánh phủ
    Ngô Đ́nh Diệm đề ra hai biện pháp:

    -Kêu gọi người Hoa tham gia nhiều hơ vào lănh vực kỹ nghệ,
    - Biến người Hoa thành công dân Việt Nam bằng cách buộc họ gia nhập quốc tịch Việt Nam.
    Ông Diệm muốn mọi người Hoa sinh sống tại miền Nam phải chia sẻ một phần trách nhiệm dân sự như bao công dân khác trong một nước vừa mới độc lập.

    Dụ số 52 ban hành ngày 29-08-1956 qui định Hoa kiều sinh sống tại miền Nam phải mang
    quốc tịch Việt. Khi có quốc tịch, họ được tự do cư trú, giao dịch, đi lại và buôn bán. Người Hoa
    phải Việt hóa tên họ như Trịnh, Quách, Lâm Vương v.v....và không được xưng tên ngoại quốc hay tên gọi riêng như Chú,A, Chế...kể cả bí danh trong các văn kiện chánh thức. Tên hiệu cácsở doanh nghiệp hay văn hóa phải viết bằng Việt ngữ.

    Dụ số 53 ban hành ngày 6-09-1956 cấm người ngoại quốc không được làm 11 nghề như buônbán cá thịt, chạp phô, than củi, nhiên liệu, tơ sợi, trung gian mua bán, kim loại, lương thực,
    chuyên chở, xay gạo và dịch vụ. Đạo dụ nầy đặc biệt nhắm vào thành phần chủ nhân, thương
    gia người Hoa. Thành phần kỹ nghệ gia hay người Hoa lai Việt hay có vợ Việt vẫn được tiếp tục kinh doanh dưới tên vợ hay tên bà con người Việt.

    Ngày 24-10-1956 thủ tướng Ngô đ́nh Diệm đắc cử tổng thống, chương tŕnh Việt hóa sinh hoạtkinh tế càng đẩy mạnh, nhứt là tại các địa phương. Tại Chợ Lớn trong tháng 10-1956 có 976 tiệm của Hoa kiều bị đóng cửa, 2860 người mất việc. Tại Sài G̣n, cảnh sát bắt giữ nhiều người Hoa, tịch thu thẻ căn cước Đài Loan và tự động cấp thẻ căn cước Việt Nam cho họ. Tại Mỹ Tho có 300 xí nghiệp bị đóng cửa, những tiệm tạp hóa do Hoa kiều sở hữu phải t́mcho ra người thay thế trong ṿng một tháng. Thủ Dầu Một gắt gao hơn, 25 hàng thịt phải dẹp trong ṿng 24 giờ, 13 tiệm vải, 9 tiệm tạp hóa phải đóng cửa trong ṿng 72 giờ, 20 chủ tiệm Hoa kiều khác phải đổi nghề sau 18 ngày. Những h́nh thức cưỡng ép người Hoa trên đây xảy khắp nước.

    Dĩ nhiên người Hoa phản đối kich liệt v́ họ chưa chuẩn bị t́nh thần để sống dưới sự quản trị của người Việt. Có ba lư do để họ không chịu hợp tác
    Last edited by Nhân Dân Tự Vệ; 27-10-2013 at 03:46 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    - Đa số họ là thương gia không muốn chuyển sang kỹ nghệ, một lănh vực họ chưa có nhiều kinh nghiệm.
    - Hai chánh phủ Saig̣n và Đài Bắc chưa có một thỏa thuận nào về quốc tịch của người Hoa tại Việt Nam..
    - Họ cho rằng hai đạo dụ trên có tính cách bài Hoa. Họ muốn được tự ḿnh lựa chọn quốc tịch hơn là bị cưỡ ng ép. Họ không muốn trở thành công dân Việt Nam với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ, trong đó họ ngại nhứt là bổn phận thi hành quân dịch. Có lẽ kinh nghiệm chiến tranh Nguyễn Ánh - Tây Sơn và cuộc nổi dậy của Lê văn Khôi thời vua Minh Mạng cho họ thấy rằng thái độ khôn ngoan nhứt là tránh không tham gia vào các cuộc tranh chấp giữa các bên Việt Nam.

    Lúc đầu họ nghĩ rằng chánh phủ Việt Nam không dám làm mạnh. Hoa kiều đang nắm giữ những khâu kinh tế quan trọng và miền Nam cần Đài Loan hợp tác trong công cuộc chống cộng. Chánh phủ Đài Loan và người Hoa tại Hồng Kông và Đông Nam Á ủng hộ họ rất mạnh.
    Sự đối đầu căng thẳng đă có hậu quả là toàn bộ kinh tế người Hoa bị ngưng trệ làm kinh tế Việt
    Nam cũng bị thiệt hại không ít. Hàng chục ngàn người Hoa xin hồi hương về Đài Loan. Hàng tỉ
    đồng bạc bị rút ra khỏi ngân hàng. Nhiều h́nh thức chuyển ngân và chuyển người bất hợp ra
    nước ngoài đă được phát hiện. Hàng hóa các chợ bị thiếu thốn. Người bán thịt chuyển sang làm
    thịt nguội, người bán vải hay bán các thứ hàng khác th́ tích trử để sau đó tuôn ra bán chợ đen.
    Mặc cảm yếu kém vẫn c̣n ngự trị trong giới doanh nhân Việt, rất ít người dám xuất vốn lớn để
    đầu tư. Những gia đ́nh giàu có thường đầu tư vào đất đai, ruộng vườn hay chuyển ngân ra
    ngoại quốc và t́m cách cho thân nhân xuất ngoại. Chính quyền và tư nhân Việt Nam không thể
    tổ chức mạng lưới thu mua và phân phối như người Hoa v́ thiếu cơ sở, vốn liếng và nhứt là
    thiếu kinh nghiệm.

    Tại các tỉnh người Hoa không được phép cho nông dân vay để làm mùa, nông dân cũng không
    biết vay mượn và bán lúa nơi đâu. Có một thời gian quân nhân, công chức được lịnh đứng ra
    làm thế người Hoa, nhưng hiệu quả kinh tế không cao v́ thiếu nghiệp vụ chuyên môn, nạn
    tham nhũng gây phiền hà, tiền bạc thanh toán chậm chạp, nông dân không mấy hưởng ứng.
    Hàng thủy sản trở nên khan hiếm, ngư dân có cá không tự ḿnh bán được cho người tiêu thụ,
    người nuôi heo thiếu cám và không bán được thịt. Thị trường than củi, vật liệu gia dụng và
    nhiều thứ cần thiết cho đời sống người dân không ít th́ nhiều bị xáo trộn.

    Sàig̣n năm 1956 có 400,000 người thất nghiệp. Toàn quốc năm 1959 có 1,5 triệu người không
    có việc làm. Riêng người Hoa trong 3 ngành nghề than củi, sắt thép và chạp phô đă có 50,000
    người thất nghiệp. Lạm phát gia tăng, giá gạo gia tăng, lợi tứcgia đ́nh suy giảm, nhiều gia đ́nh
    lâm vào hoàn cảnh khốn đốn.

    Về phía người Hoa càng gặp nhiều khó khăn. Chế độ bang trưởng bị băi bỏ năm 1948, Hội Ái Liên bị cấm hoạt động năm 1956, Văn pḥng Thương Mại Chợ Lớn không người lănh đạo, cộng đồng họ thiếu vắng một giai cấp trung gian lănh đạo tại chỗ. Về Đài Loan chỉ là lựa chọn thứ hai, v́ gia đ́nh họ nhiều đời quen sống ở đây và tài sản có ra đi cũng không đem theo được. C̣n về Hoa Lục họ lại càng không muốn.

    Dư luận nước ngoài càng gây bất lợi cho chánh phủ. Các báo Hoa ngữ tại Đông Nam Á và Hồng Kông lên tiếng đă kích kịch liệt. Hồng Kông từ chối mua 40,000 tấn gạo đặt mua từ trước, số gạo nầy chở qua Singapore cũng bị từ chối. Người Hoa có lối làm ăn liên lập với người đồng chủng của họ tại các quốc gia trong vùng. Những người Hoa nầy cũng đóng một vai tṛ quan trọng trong việc vận hành nên kinh tế các nước sở tại. Nay th́ họ liên kết với nhau tẩy chay hành hóa Việt Nam và ngưng việc đến Việt Nam t́m kiếm thị trường. Khi công du

  4. #4
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    Hoa Kỳ tháng 5 -1957, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm được chính phủ Mỹ khuyến cáo là liên minh chống cộng Á Châu đang ủng hộ Việt Nam sẽ không thể tốt đẹp nếu Việt Nam tiếp tục giữ nguyên chánh sách kỳ thị nầy. Tháng 3-1958, Bộ trưởng ngoại giao Đài Loan viếng thăm Saig̣n cũng lên tiếng ủng hộ quyền chọn lựa quốc tịch của Hoa kiều.

    Sự đối đầu đă gây thiệt hại cho cả hai bên. Sau hai năm gay cấn, cả chánh phủ lẫn người Hoa đều thấy sự vô lư của ḿnh và cùng nhận thức rơ vai tṛ hổ tương giữa sinh hoạt cộng đồng và sinh hoạt quốc gia. Vả lại lúc nầy tổng Thống Diệm cũng bớt lo âu về những biến động kinh tế do Hoa kiều tạo ra: gia đ́nh nhà Ngô, đảng Cần Lao và các cơ quan ngoại vi của chế độ nắm giữ được các ngành dịch vụ kinh tế quan trọng.

    Tháng 5 - 1958 Tổng thống Ngô đ́nh Diệm công du Đài Loan thảo luận về vấn đề Hoa kiều sinh sống ở Việt Nam và chủ quyền hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó quan hệ hai nước b́nh thường trở lại, chánh phủ nới lỏng sự cấm đoán, nhiều người Hoa gia nhập quốc tịch Việt Nam.
    Một số người Hoa c̣n cho rằng sống ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Một số nhân vật thân tín của chánh quyền quan hệ trực tiếp với các thương gia gốc Hoa để ḥa giải, lần lần sự hợp tác của hai bên trở lại b́nh thường, người Hoa được phép kinh doanh trở lại, ngân quỷ quốc gia thu thêm thuế khóa, nền kinh tế quốc gia bắt đầu cất cánh trở lại

    (http://www.dongnaicuulongucchau.org....taimiennam.pdf)

  5. #5
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm với chủ quyền biển đảo và hiểm hoạ Hán hoá.

    XIN TRÂN TRỌNG NHẮC LẠI QUAN ĐIỂM CUẢ TỔNG THỐNG NGÔ Đ̀NH DIỆM VỀ CHỦ QUYỂN BIÊN ĐẢO VÀ HIỂM HOẠ HÁN HOÁ


    Tháng 5 - 1958 Tổng thống Ngô đ́nh Diệm công du Đài Loan thảo luận về vấn đề Hoa kiều sinh sống ở Việt Nam và chủ quyền hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó quan hệ hai nước b́nh thường trở lại, chánh phủ nới lỏng sự cấm đoán, nhiều người Hoa gia nhập quốc tịch Việt Nam.
    Một số người Hoa c̣n cho rằng sống ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Một số nhân vật thân tín của chánh quyền quan hệ trực tiếp với các thương gia gốc Hoa để ḥa giải, lần lần sự hợp tác của hai bên trở lại b́nh thường, người Hoa được phép kinh doanh trở lại, ngân quỷ quốc gia thu thêm thuế khóa, nền kinh tế quốc gia bắt đầu cất cánh trở lại

  6. #6
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Chính sách đối với Hoa Kiều cuả TT Ngô đ́nh Diệm theo sự thuật lại cuả báo Cộng Sản trong nước.

    CHÍNH SÁCH CỦA NGÔ Đ̀NH DIỆM CHỐNG LẠI HOA KIỀU NĂM 1956


    Đài Loan yêu cầu Mỹ can thiệp để ông Diệm rút lại quyết định đánh vào Hoa Kiều tại Nam Việt

    Sau ngày thanh toán xong Ba Cụt, B́nh Xuyên và dập tắt âm mưu chống đối vơ trang của hai giáo phái Ḥa Hảo và Cao Đài, dân chúng người Hoa tại Việt Nam là cái đích nhắm duy nhất c̣n lại của chính quyền Diệm. Hành động cương quyết buộc độ một triệu người Hoa sinh sống tại Việt Nam phải nhập quốc tịch Việt Nam, nghĩa là trực tiếp bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ Việt Nam Cộng ḥa có thể đẩy số người Hoa đông đảo này vào tay chính phủ Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh, đồng minh của chính phủ cụ Hồ. Nhưng cái nguyên lư phương Tây không thể đem áp dụng cho người phương Đông.

    Tháng 8.1956, quyết định đánh vào cộng đồng người Hoa tại Việt Nam có mục đích là thu được một mối lợi cấp tốc. Ông Liebman, người đặc trách các vấn đề đối ngoại của chính phủ Đài Bắc của Tưởng Giới Thạch có nói là Diệm có tâm địa thù ghét người Hoa. Đối với Ngô Đ́nh Nhu, việc cấm người Hoa hoạt động trong 11 ngành nghề là một phương cách tối ưu để thực hiện việc tước bỏ quyền tư hữu rất có lợi cho chính quyền Diệm.

    Mặt khác, một thỏa hiệp với Bắc Việt chỉ là một dự án dài hạn. Kư giả Mỹ Robert Alden của tờ New York Times số ra ngày 9.10.1956, bênh vực chính sách của Diệm đối với người Hoa, cho rằng việc Diệm cho phép người Hoa tại Việt Nam được đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam là một đặc ân, v́ số người này được hưởng một quy chế giống hệt như người Việt trong nước. Người Hoa chỉ có việc đăng kư nhập tịch công dân Việt Nam là họ sẽ được tự do theo đuổi các hoạt động nghề nghiệp như trước đó.

    Kư giả Alden đưa ra một tin tức sai khi cho rằng những biện pháp đầu tiên của Diệm là nhắm vào những người cộng sản, và những người này thật sự bị ảnh hưởng. Giai đoạn kế tiếp, theo Alden, nhắm vào những giáo phái phong kiến và nhóm B́nh Xuyên sống ngoài ṿng pháp luật. Khi mà các nhóm này hoàn toàn bị loại, ông Diệm cho là đă đến lúc chấm dứt sự hiện hữu của một cộng đồng người Hoa sống lẫn lộn với người Việt.

    Chính quyền khi ban hành quyết định đánh vào Hoa kiều chỉ tạo thêm những kẻ thù mới. Những sắc lệnh mới cấm người Hoa không mang quốc tịch Việt Nam không được hoạt động trong 11 ngành nghề quan trọng như: vận tải, buôn bán lẻ cho tới bấy giờ thường do Hoa kiều đảm nhận.

    Những luật mới ban hành là một đ̣n mạnh nhắm vào cộng đồng người Hoa. Một số người này hoảng hốt lật đật rút tiền gửi ngân hàng ra, khiến người Hoa đổ xô đến các quầy phát tiền tại các ngân hàng. Một số Hoa kiều quá cẩn thận đă rời Việt Nam sang Campuchia làm ăn.
    Những nhà công nghiệp và thương gia người Hoa đă thao túng nền kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á. Năm 1956, có độ 16 triệu người Hoa làm ăn sinh sống tại Phi Luật Tân, Miến Diện, Indonesia và Bruney. Tại Phi Luật Tân, việc buôn bán cơm dừa khô thuộc độc quyền của Hoa kiều, số Hoa kiều chiếm phân nửa dân số tại Mă Lai, làm chủ phần lớn các vườn cao su và mỏ thiếc tại quốc gia này.

    Hai trăm năm chục ngàn Hoa kiều sinh sống tại Campuchia trước khi số người Hoa tị nạn từ Việt Nam đến gia tăng gấp đôi con số này, và gần phân nửa dân số Thái Lan là người gốc Hoa. Những liên hệ chặt chẽ kết liền tất cả các cộng đồng này và gần như thao túng nền kinh tế tại các quốc gia mà họ sinh sống với sự thản nhiên của các chính quyền sở tại hoặc các chính quyền thực dân cũ trước năm 1945.

    Chính quyền Diệm xem các cộng đồng người Hoa tại Đông Nam Á như là các đạo quân thứ năm của Bắc Kinh
    . Những Hoa kiều sinh sống tại Đông Dương từ nhiều đời nay bị ganh ghét do sự làm ăn phát đạt của họ. Diệm và Nhu bắt chước Hitler, xem những Hoa kiều như là những người Do Thái tại Nam Việt.

    Một sắc lệnh của chính phủ Diệm kư ngày 21.8.1956 quy định tất cả những trẻ em người Hoa sinh ra tại Nam Việt từ nay mang quốc tịch Việt Nam và mang tên Việt Nam. Người phương Tây khó hiểu ư nghĩa của sắc lệnh này. Nhiều người Mỹ rất thiết tha giữ ǵn tên họ của ḿnh do sự hănh diện về ḍng giống của họ, c̣n với người Hoa, tên họ dính liền với gốc rễ của họ và với việc thờ phụng tổ tiên.

    Một điểm đặc biệt của sắc lệnh này, ngoài việc chỉ nhắm vào người Hoa, mà c̣n có tính cách hồi tố, nghĩa là không chỉ những người Hoa sinh ra tại Nam Việt sẽ là người Việt mà luôn cả tất cả những người Hoa đă sinh ra tại Việt Nam từ bao đời trước, ngay cả những cụ già trên 80 tuổi cũng phải mang một quốc tịch mà họ không thể từ khước.
    Last edited by Nhân Dân Tự Vệ; 27-10-2013 at 12:46 AM.

  7. #7
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    Phản ứng trái ngược của Đài Bắc và Bắc Kinh

    Kư giả David Hotham, thông tín viên của tờ London Times tại Sài G̣n nhận định:

    "Những người Hoa quê ở miền Nam Trung Quốc bị thu hút di cư sang Nam Việt bởi những ruộng đất màu mỡ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhờ cần cù và giỏi kinh doanh, nên họ nắm giữ gần như độc quyền ngành xuất khẩu gạo và nhiều ngành thương mại khác... Họ thành lập những trường học dạy tiếng Hoa riêng cho con em họ, những bệnh viện riêng, những bang hội để bảo vệ quyền lợi của người đồng hương, nắm giữ những quyền lợi kinh tế quan trọng và một sự tự trị thương mại, nhờ đó họ trở thành một cộng đồng gần như độc lập.

    T́nh trạng này dĩ nhiên không làm người Việt hài ḷng, và từ ngày người Pháp không c̣n nắm quyền, t́nh thế trở nên căng thẳng hơn. Ông Diệm làm tan ră trong chốc lát các cơ cấu thương mại của người Hoa thêm vào đó những thay đổi sâu rộng trong hệ thống thương mại Pháp, càng làm cho nền kinh tế tại Nam Việt vốn đă chao đảo, càng thêm suy sụp.

    Sắc lệnh này c̣n đánh vào số nửa triệu người Miên sống tại các tỉnh miền Tây, và như vậy có thể dẫn tới việc chính phủ Nam Vang có hành động trả đũa nhắm vào số hàng trăm ngàn Việt kiều sinh sống tại xứ Chùa Tháp. Quyết định trên gây ra một không khí bất măn tại Sài G̣n, không phải chỉ đối với giới Hoa kiều trực tiếp bị ảnh hướng. Số 300.000 người Hoa không sinh đẻ tại Việt Nam có thể sẽ phải từ bỏ nghề nghiệp của họ, hoặc t́m một phương cách né tránh luật pháp như nhờ một người Việt đứng tên môn bài thế.

    Người Hoa từ ngàn xưa tự xem ḿnh thuộc một dân tộc thông minh nhất thế giới, nên cảm thấy bị xúc phạm khi bị bắt ép phải nhập tịch một quốc gia bị họ xem là chậm tiến và là một nước chư hầu cũ của họ trong những thế kỷ trước. Họ không thể nào cảm thấy an ḷng trước luận điệu của Nhu cho là đă dành một đặc ân cho họ qua việc họ được gia nhập cơ cấu chính trị trong nước.”

    Chính phủ Đài Loan tỏ ra "lo ngại" đối với quyết định này và cho triệu hồi vị đại diện ngoại giao tại Sài G̣n về nước để tham khảo ư kiến. C̣n chính phủ Bắc Kinh, trong khi vẫn xem mọi người Hoa sống ở nước ngoài là công dân Trung Quốc, th́ lại im tiếng.

    Những lo ngại của D.Hotham là có cơ sở. Tại Sài G̣n, vào thời điểm ấy, giá gạo bỗng tăng vọt, và điều này được xem như là hàn thử biểu chính trị của châu Á. Hệ thống phân phối hoàn toàn bị tê liệt. Đảng Cần lao Nhân vị của Ngô Đ́nh Nhu, với 70.000 thành viên chụp lấy hệ thống buôn bán của người Hoa, sẵn sàng tịch thu tất cả những ǵ có lợi cho họ.

    Sắc lệnh nói rơ là người Hoa được lệnh phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc rời khỏi lănh thổ Việt Nam mà không mang theo vốn liếng ra đi, những của cải và những cửa hiệu mà những người Hoa không mang theo được, trở thành miếng mồi ngon cho những người em của Tổng thống.

    Chính phủ Bắc Kinh không phản đối để bênh vực đồng bào họ tại Nam Việt, v́ các biến cố diễn ra và v́ những Hoa kiều tại Việt Nam một số là những nhà tư sản, những con buôn chỉ cốt làm giàu nghĩa là không thích hợp với chủ nghĩa xă hội.

    Phản ứng đầu tiên của những Hoa kiều bị tước mất tài sản là lư luận như sau: Diệm là người của Hoa Kỳ, và Đài Loan là đàn em của Hoa Kỳ, vậy th́ nên yêu cầu Đài Loan can thiệp với Hoa Thịnh Đốn để Diệm ngưng hành hạ người Hoa tại Nam Việt. Những Hoa kiều tại Chợ Lớn sau đó buồn rầu nhận ra rằng những dân tộc đặt dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, không đoàn kết trong một đại gia đ́nh.

    Tháng 6.1956, Đài Bắc yêu cầu Hoa Thịnh Đốn can thiệp để Diệm ngưng các biện pháp gắt gao nhắm vào Hoa kiều tại Việt Nam. Đài Loan với diện tích chật hẹp của một ḥn đảo, không có khả năng cho nhập cư hàng trăm ngàn Hoa kiều tại Nam Việt, đáp lại thỉnh cầu của Đài Bắc, Hoa Thịnh Đốn chỉ ra lệnh cho Tưởng Giới Thạch là đừng làm cho t́nh h́nh thêm rối ren, và đừng có xen vào việc này. Đây là. một đ̣n mạnh đánh vào uy tín của Đài Bắc.

    (http://www.vnmilitaryhistory.net/ind...11179.120;wap2)
    Last edited by Nhân Dân Tự Vệ; 27-10-2013 at 12:47 AM.

  8. #8
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Xin lưu ư hai đoạn này cuả bài trên để thấy nguyên nhân tại sao TT Diệm buộc Hoa kiều phải nhập quốc tịch Việt Nam

    Người Hoa từ ngàn xưa tự xem ḿnh thuộc một dân tộc thông minh nhất thế giới, nên cảm thấy bị xúc phạm khi bị bắt ép phải nhập tịch một quốc gia bị họ xem là chậm tiến và là một nước chư hầu cũ của họ trong những thế kỷ trước


    Chính quyền Diệm xem các cộng đồng người Hoa tại Đông Nam Á như là các đạo quân thứ năm của Bắc Kinh
    Last edited by Nhân Dân Tự Vệ; 27-10-2013 at 01:05 AM.

  9. #9
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Bằng chứng Hoa Kiều là đạo quân thứ năm cuả Bắc Kinh và coi thường chính quyền Cộng Sản Việt Nam

    Ngày 30-4-1975, Hoa kiều trong Chợ Lớn đă không chào đón bộ đội Bắc Việt bằng cờ đỏ sao vàng mà bằng cờ cộng sản Trung hoa với h́nh Mao Trạch Đông.

    ( http://tusach.mobi/4.sach-lich-su/81...-quanh-moi.htm )

    Trong rừng cờ đỏ năm sao vàng là những bức chân dung nhưng không phải của Hồ Chủ tịch . Họ trương h́nh Chủ tịch Mao Trạch Đông ( Mao Zedong ) đón quân đội Nhân dân Việt Nam

    (http://my.opera.com/MIENNAMVIETNAM/b...an-hoa-viet-ii)
    Last edited by Nhân Dân Tự Vệ; 27-10-2013 at 06:40 AM.

  10. #10
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    20 năm sau. Cộng Sản Việt Nam thời Lê Duẩn thân Nga mới theo đường lối cuả TT Ngô đ́nh Diệm để chống hiểm hoạ Hán hoá

    Hành động thách đố đầu tiên của chính quyền cộng sản Hà nội đối với Trung hoa là việc bắt Hoa kiều phải nhập Việt tịch nếu không sẽ mất hộ khẩu và khẩu phần mua lương thực năm 1976. Lúc đó ở Trung hoa, đảng cộng sản c̣n đang bận thanh trừng nội bộ và tranh chấp quyền hành nên không phản ứng mạnh. Năm sau, khi t́nh h́nh hai nước trở nên gay go, Việt nam âm thầm trục xuất những người gốc Hoa sống ở những địa phương sát biên giới...
    ............Việt nam công khai đưa ra toà những gián điệp Trung hoa bị bắt như Lư Nghiệp Phu, Trần Hoạt, Trần Trường Giang. Những người này khai là họ đă hoạt động theo chỉ thị của Trần Chí Phong, Đại sứ Trung hoa tại Hà nội. Đồng thời, Việt nam bắt đầu cho in và phổ biến rông răi những tác phẩm của Vương Minh, một đối thủ cũ của Mao Trạch Đông trong thời kỳ đảng cộng sản Trung hoa mới thành lập. Những cán bộ từng có nhiều quan hệ với Trung hoa như Hoàng Văn Hoan, Uỷ viên Trung ương đảng, Chu Văn Tấn, tư lệnh quân khu 1, cựu Bộ trưởng quốc pḥng, Lê Quảng Ba, Phó Chủ tịch Quốc hội, Lư Ban, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương

    (http://tusach.mobi/4.sach-lich-su/81...-quanh-moi.htm)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 14-08-2012, 05:08 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 03-08-2012, 11:47 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 18-07-2011, 08:16 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 06-02-2011, 06:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •