Halloween, người Việt c̣n gọi là “Ma lộ h́nh” hoặc “Hóa lộ quỉ”, được tổ chức vào chiều tối ngày 31 tháng 10 (October 31) cho tới 12 giờ đêm hàng năm. Các nước trên thế giới đă tổ chức lễ Halloween: Hoa Kỳ, Canada, Anh quốc, Ireland, Puerto Rico và New Zealand. Ngày lễ Halloween, trẻ em sẽ hoá trang trong những bộ trang phục giống ma quỷ, đi đến gơ cửa từng nhà, các cửa hàng để xin bánh kẹo.

H́nh tượng cho lễ Halloween: Tại Ireland và Scotland, thường dùng củ cải khoét rỗng ruột, bên ngoài khoét h́nh mặt quỷ, bên trong cắm một cây nến, tạo thành những chiếc đèn lồng để ghi nhớ các linh hồn oan khiên đang chịu tội. Những người ở Bắc Mỹ thường sử dụng bí ngô, v́ có sẵn và lớn hơn, nên khoét rỗng trong ruột dễ dàng hơn.

Trang phục và suy nghĩ về Halloween: Trang phục cho các em đi xin kẹo trong ngày lễ Halloween, có h́nh dáng giống như những quái vật, ma quỷ, bộ xương, phù thủy... Trang phục Halloween xuất hiện đầu tiên nơi các cửa hàng tại Hoa Kỳ khoảng năm 1930, khi kỹ thuật hoá trang đă phổ biến. Sở dĩ ngụy trang ḿnh có dáng dấp ma quỷ, là sự cần thiết để tránh khỏi những linh hồn tà ác làm hại. Linh hồn của ông bà tổ tiên liên hệ với gia đ́nh, th́ được vinh danh và mời vào trong nhà. Ngược lại các âm hồn độc hại, ma quỷ th́ sẽ ngăn chận không cho đột nhập vào nhà.

Trick-or-treating: “Trick” nghĩa là: đánh lừa, tṛ chơi tinh nghịch; “Treat” là tiếp đón, đối xử tử tế. Nhưng “Trick-or-treat” với lễ Halloween có thể hiểu: “cho kẹo hay bị ghẹo”. Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween. Là một thói quen mà các trẻ em vào đêm Halloween, đi từ nhà này đến nhà khác xin kẹo, đôi khi chúng hỏi: “Trick-or-treat (cho kẹo hay bị ghẹo)”. Những đứa trẻ sẽ nghịch ngợm, chọc phá chủ nhà hoặc tài sản của chủ nhà nếu không cho kẹo; các em có thể chọi trứng gà vào cửa vào tường của nhà, để bị dính dơ bẩn.

Tại Bắc Mỹ, kể từ năm 1950, phong tục Halloween trở thành tập tục. Chủ nhà (nhà riêng hay chung cư) đến lễ Halloween thường trang trí: bộ xương, mạng nhện... bằng nhựa hay giấy. Đa số chủ nhà để kẹo trong giỏ, rổ... để trước cửa, các em tự lấy hoặc chủ nhà trực tiếp cho các em.

Ngày nay, lễ Halloween, mỗi nhà thường trang trí cây đèn lồng làm bằng quả bí ngô (pumpkin). Mua quả bí ngô về khoét rỗng ruột, đẽo vỏ ngoài thành h́nh một cái mặt có đủ mắt mũi mồm để khi đốt đèn cầy (nến) bên trong, ánh sáng tỏa ra giống như cây đèn. Cây đèn làm bằng pumpkin trong ngày Halloween, được gọi là “Jack-o’-Lantern”.

Theo chuyện thần-thoại của Ái-Nhĩ-Lan, Jack-o’-Lantern thường gọi là Jack, Jack là người bần tiện và bủn xỉn, khi chết không thể lên thiên đàng, cũng không thể xuống địa ngục v́ Jack đă chế giễu quỉ sứ và diêm vương. Nên Jack trở thành cô hồn, không chỗ dung thân. Nhờ lễ Halloween, Jack có thể được vui chơi thoả thích, v́ người sống đă hóa trang thành ma quỷ, linh hồn Jack có chỗ trà trộn nhân ngày Halloween, khỏi bị cô đơn. Với ư nghĩa nhân bản này, ngày lễ Halloween, giống như ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch của Việt Nam, có thể xem như là ngày mà người hai cơi Âm, Dương hội ngộ trong niềm thương cảm.

Trong ngày lễ Halloween, người lớn nên có kế hoạch an toàn cho trẻ em, để tránh cho các em khỏi gặp rủi ro, nên cẩn thận:

a- Nên cho trẻ em ăn cơm chiều cho đỡ đói trước khi đi, để tránh bị đói và lạnh rét, dễ gây bị cảm. Khi xin được bánh kẹo, các em muốn ăn liền tại chỗ, phải kiểm soát, chắc chắn vỏ kẹo c̣n nguyên, mới được ăn, để tránh trường hợp người cho kẹo có ác ư. Các phụ huynh nên đi theo, nhớ mang đèn pin (flashlight) và chỉ đến nhà nào đèn c̣n sáng mà thôi.

b- Nên mặc đồ hóa trang gọn, khó bén lửa để tránh vấp ngă và khỏi bị cháy. Mặc quần áo thật ấm ở bên trong đồ hóa trang, nếu các em sống ở miền lạnh (như ở Bắc Mỹ...).

c- Trẻ em đi “trick-or-treating” ở những nhà trong xóm mà thôi. Không để các em đi riêng rẽ, có thể bị bắt cóc.

d- Chỉ đi vào nhà người ta bằng cửa trước, tránh dùng cửa sau hay cửa bên hông, để tránh các bất trắc có thể xảy ra.

e- Khi qua đường, phải quan sát và d́u dắt trẻ em, để tránh tai nạn bởi xe cộ có thể xảy ra.

Nguyễn Lộc Yên