Page 10 of 29 FirstFirst ... 6789101112131420 ... LastLast
Results 91 to 100 of 282

Thread: TƯỞNG NIỆM CA NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG , NGƯỜI HÙNG CHỐNG CỘNG

  1. #91
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    363
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Audio của anh Vọng Ngày Xanh


    Cám ơn Vọng Ngày Xanh đă upload audio của Trưng Vương Bích Huyền

    Giọng nói của Bích Huyền hay quá .
    Hi...Tigon
    Chúc Năm Mới Nhiều Vui và An B́nh

  2. #92
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    363
    Việt Dzũng và tôi (Nguyễn Khanh, GĐ ban Việt Ngữ RFA)


    <iframe width="560" height="315" src="//www.youtube.com/embed/95qMMb4_nsc" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
    SBTN tưởng niệm Nhạc sĩ Việt Dzũng - Ông Nguyễn Khanh

    Đúng hẹn, tôi có mặt tại Radio Bolsa. Lúc đó anh Khúc Minh cũng vừa từ pḥng thu âm bước ra, đi đàng sau là chị Minh Phượng. “Dzũng hôm nay bịnh không đi làm”, chị Minh Phượng bảo, “cũng không thấy nó gọi nên em không biết sức khỏe thế nào rồi. Hôm nay anh Khanh phải làm việc một ḿnh”. Chị vừa nói xong, anh Khúc Minh bảo thêm “tôi thấy Dzũng nó bị bịnh nhiều lắm ông Khanh à” đi kèm với câu “sức khỏe không tốt, nó cứ phải nghỉ hoài à”.

    Chuyện Việt Dzũng thỉnh thoảng phải nghỉ bệnh không thể đi làm là điều tôi được nghe chính anh nói hồi tháng trước, khi hai anh em đứng hút điếu thuốc lá trước khi chia tay nhau. “Sức khỏe của em lúc này yếu lắm anh”, Dzũng vừa nói vừa nh́n tôi. “Việc làm th́ quá nhiều, việc muốn làm th́ chưa đi được bao xa”. Anh hít vội một hơi thuốc, đưa tay búng tàn ra băi đậu xe, bảo tiếp “anh em ḿnh c̣n quá nhiều việc phải làm, em không biết ḿnh có làm được hết hay không”.

    Tôi gặp Việt Dzũng lần đầu tiên hồi năm 1981 ở Washington D.C., lúc anh lên tham gia cuộc biểu t́nh kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và thế giới mở rộng ṿng tay đón thuyền nhân Việt Nam. Lúc đó anh đă là một nhạc sĩ nổi tiếng với những bản nhạc mà người Việt trong và ngoài nước ai nấy đều thuộc ḷng, c̣n tôi chỉ là một anh sinh viên sửa soạn ra trường với ước mở trở lại nghề dậy học. Phải thú thật cả 2 anh em không ai chú ư đến ai, chỉ bắt tay chào hỏi cho có lệ, và chính sau này cả Dzũng lẫn tôi đều nhiều lần bảo với nhau “không ngờ anh em ḿnh lại làm việc chung với nhau được 30 năm”.

    Điều giúp anh em chúng tôi gắn bó với nhau ngay từ lúc đầu là chuyện Dzũng học Đại Học Nebraska, “trường nay tôi cũng nộp đơn xin học nhưng họ không cho học bổng, bắt đóng tiền nặng quá nên tôi đầu hàng”. Tôi c̣n nhớ Dzũng hỏi “tại sao anh lại chọn Nebraska”, tôi trả lời lúc vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ, “nghe nói trường nổi tiếng là trường phải có hội football lớn, và Nebraska nằm trong tiêu chuẩn quan trọng đó”. Dzũng hỏi lại “thế anh có biết football không?”. “Biết chứ nhưng không nhiều, chỉ biết sơ sơ thôi”. Nói xong cả hai anh em cùng phá lên cười.

    Tối hôm đó ở nhà anh Nguyễn Lương Sơn, tôi may mắn được nghe Dzũng và chị Nguyệt Ánh cùng cất tiếng hát những bản nhạc viết về thuyền nhân cho đến những bài ca tranh đấu mang nội dung nhắc nhở những người may mắn đến được bến bờ tự do đừng quên những người không may c̣n ở lại, nhắn nhủ những người đă đi định cư đừng quên số phận của những người đang trên đường vượt biển hay đă đến được trại tỵ nạn. Không ai nói với nhau một lời, cả nhóm đều hiểu mỗi bài hát anh và chị Nguyệt Ánh cất lên là mỗi bài hát đánh thức lương tâm của con người, anh em chừng chục người chỉ biết lặng im ngồi nghe, hết người này đến người khác đưa tay vội vàng chùi nước mắt trong căn pḥng ngập khói thuốc lá. Cũng tối hôm đó, may mắn được ngồi cạnh chị Nguyệt Ánh và anh nên tôi được nghe hai người bàn chuyện cùng nhau đi một ṿng nước Mỹ và các châu lục khác. Kể từ hôm đó, người Việt tỵ nạn bắt đầu nh́n thấy chị Nguyệt Ánh và Việt Dzũng trên sân khấu.

    Phải hơn một chục năm sau ngày gặp nhau, anh em chúng tôi mới có dịp thật sự làm việc chung với nhau. Khởi đầu là ở Little Saigon Radio, khi anh Nguyễn Hữu Công gọi điện thoại nhờ tôi làm thông tín viên tại thủ đô, “người làm việc chung với cậu là Việt Dzũng”, anh Công cho tôi biết. Thật t́nh lúc đó tôi ngần ngại v́ dù đă biết nhau nhưng ở quá xa, làm sao có thể ăn khớp với nhau được, và lại tôi ngại làm việc với những người nổi tiếng lắm. Tôi nêu chuyện này với anh Công, anh trả lời “cậu cứ yên trí đi, Dzũng nó khéo lắm, biết đủ chuyện để có thể tán với cậu trên đài”.

    Lời nói với giọng đầy tự tin của anh Công giúp tôi thêm can đảm để nhận lời, bắt nhịp cầu truyền thanh nối liền miền Đông và miền Tây của nước Mỹ. Cũng phải nói luôn chính cái “khéo” của Dũng giúp tôi tŕnh bày vấn đề lưu loát hơn, và cũng nhờ Dzũng đưa ư kiến “anh em ḿnh làm thêm chương tŕnh thể thao hàng tuần chuyên bàn cá độ cà na” giúp tôi thật sự trở thành người miền Đông được thính giả miền Tây biết đến. Có lần tôi bảo với Dzũng “anh em ḿnh làm việc với nhau mỗi ngày nhưng chương tŕnh football là chương tŕnh được thính giả biết đến nhiều nhất”. Dzũng cười, bảo “không phải như vậy đâu anh. Chương tŕnh nào thính giả cũng thích cả, chính trị hay thể thao thính giả đều thích như nhau, miễn là ḿnh làm việc tận tâm, giúp họ nghe một bản tin quan trọng như đừng quá căng thẳng”.

    Làm việc với nhau ở Little Saigon Radio được vài năm th́ Dzũng cùng với một số bạn bè quyết định lập đài riêng mang tên Radio Bolsa, tôi được rủ sang làm việc chung. Ngày phát thanh đầu tiên của Đài không có tôi, gần một tuần lễ sau tôi mới góp tiếng. Tôi c̣n nhớ sau bản tin ghi từ D.C. về California, Dzũng gọi cho tôi để nói lời cám ơn, kèm theo đó là lời nhắn nhủ “anh đừng bỏ tụi em nghe”. Câu nói chân t́nh đó của Dzũng là một trong những động lực thúc đẩy tôi liên tục làm việc mỗi ngày với anh và với những anh em khác của Đài.

    Giữa tháng 11 tôi có việc phải sang California. Lần nào cũng như lần nào, đă sang tới nơi th́ bắt buộc phải ghé đài làm bản tin tại chỗ với Việt Dzũng. Cũng như thường lệ, chương tŕnh tin tức vừa xong an hem chúng tôi cùng nhau ra băi đậu xe hút thuốc lá. Hôm đó Dzũng bảo “năm nay là năm kỷ niệm 30 năm ngày anh em ḿnh chính thức làm việc với nhau, đồng thời cũng là kỷ niệm 20 năm ngày anh em ḿnh làm radio chung với nhau”. Tôi chưa kịp trả lời th́ Dzũng bảo luôn “lần tới anh sang đây, em sẽ đưa anh đi nhậu. Anh thích nhà hàng nào cứ cho em biết, gọi tất cả anh em, bạn bè đi nhậu chung cho vui”. Thời điểm hai anh em đồng ư với nhau: khoảng một tuần trước Lễ Giáng Sinh cho tới Tết Tây 2014, đồng ư hôm đó sẽ làm bản tin tổng kết cuối năm 2013 và sau đó “đi nhậu”.

    Đúng hẹn với Dzũng, tôi xuống Orange County vào ngày thứ Năm, sáng hôm sau (thứ Sáu 20 tháng Mười Một), tôi ghé Đài không thấy Dzũng. Ngồi làm bản tin lúc 9 giờ 40 với chị Minh Phượng vừa xong th́ thấy Cô Nhung -mẹ Dzũng- bước vào, tay xách theo 2 túi quà “bác mua tặng cho mấy đứa”. Tôi nghe rơ Cô Nhung hỏi mọi người “thế thằng Dzũng đâu” v́ chính Cô cũng không biết Dzũng ốm nằm ở nhà. Đưa quà xong, đứng lại nói chuyện chừng vài phút th́ Cô ra về, bảo với tôi “Cô về ghé nhà thăm em nó”, bảo thêm “lúc này nó hay mệt lắm anh ạ, hệ thống miễn nhiễm yếu lắm. Thế nào Cô cũng bảo với em nó là có gặp anh Khanh”.

    Rời Radio Bolsa, tôi ghé qua thăm một số bạn bè quen cũ nói dăm ba câu chuyện rồi lại lên xe định ghé một tiệm ăn nào đó kiếm khúc bánh ḿ gặm cho đỡ đói. Đi chưa tới nơi th́ điện thoại reo, chị Minh Phương khóc ̣a báo tin “Dzũng chết rồi anh Khanh ơi, anh chạy ngay vào nhà thương đi”.

    Tôi sững sờ khi nghe tin ḿnh không bao giờ muốn nghe. Không tin chuyện đó lại xảy ra v́ chỉ 2 ngày trước đó anh em chúng tôi c̣n làm bản tin ngày thứ Tư, cũng không ngờ chỉ trong chớp nhoáng mà ḿnh mất đi một người bạn, một người em, một đồng nghiệp đă gắn bó với nhau trong suốt mấy chục năm trời. Tôi bỗng dưng nhớ lại có lần bảo với Dzũng “ai cũng nói gặp nhau 1 lần đă là may, làm việc với nhau một ngày đă là quư, ít người có cơ hội làm việc với nhau mấy chục năm như anh em ḿnh”. Nghe vậy Dzũng cười trả lời “tại anh em ḿnh có duyên với nhau”, kể thêm “rất nhiều người hỏi em là anh em ḿnh có soạn bài trước hay không mà tung hứng ăn khớp quá. Em trả lời không th́ họ không tin, nên cuối cùng em bảo là có duyên nên anh với em mới tung bắt nhịp nhàng được như thế”.

    Vừa lái xe vào nhà thương, tôi vừa nghĩ đến những câu chuyện Dzũng và tôi trao đổi với nhau trong suốt 30 năm qua, nhớ lại ngày đầu tiên khi gặp nhau ở Virginia và lần cuối cùng đứng nói chuyện với nhau ở California. Nhớ như in ngày đầu thấy Dzũng chống cặp nạng hút thuốc lá Kool, bây giờ cặp nạng vẫn c̣n, dáng người mập hơn, thuốc lá th́ đă đổi sang thành Salem Light hoặc những loại thuốc lá bạc hà khác, nhớ có lần vừa hút thuốc vừa ho, Dzũng than “em hút thuốc nhiều quá nên cứ ho hoài”. Thương người bạn ḿnh, tôi nói đùa “tôi có biết mấy cô cả đời không bao giờ hút thuốc nhưng chỉ v́ lỡ dại hôn đứa hút thuốc nên mấy cô đó cũng thúng thắng ho đấy”. Nghe tôi nói xong, Dzũng cười vang ầm cả pḥng, bảo “ông anh này thiệt t́nh…”, và tiếp tục… hút thuốc.

    Tôi cũng nghĩ đến những ǵ Dzũng đă tận tụy làm cho mọi người -trong đó có tôi-, và những bản nhạc anh viết chạy thật nhanh trong đầu tôi, trong đó có những bản tôi may mắn được ngồi nghe anh vừa đàn vừa hát. Đó là những bài hát Dzũng đă viết cho chúng ta và tất cả chúng ta đều đă từng hát với nhau hay hát cho nhau nghe những bản nhạc đó. Tôi cũng nhớ đến bản nhạc rất quen thuộc của anh mà tôi và mọi người đều quen thuộc lẫn yêu thích nhất là bản “Một Chút Quà Cho Quê Hương”. Măi đến khi anh mất rồi, tôi mới chợt hiều chính anh là “món quà” quư báu nhất của quê hương.

    Tôi cũng tin rằng tất cả chúng ta đều đă có “duyên” được nghe anh hát, được hát nhạc của anh, được nh́n thấy anh đứng trên sân khấu làm MC, được nghe anh nói chuyện. Từ “duyên” sang “nợ”, tôi tin tất cả chúng ta đều nợ Dzũng một lời cám ơn, cám ơn anh đă dành hết những ǵ anh có cho chúng tôi. Đáng lẽ lời cám ơn đó chúng ta phải gửi đến anh từ lâu, nhưng bây giờ vẫn chưa muộn.

    Với cá nhân tôi, có c̣n điều ǵ để nói về Dzũng hay không? C̣n nhiều lắm. Tôi không bao giờ quên cứ mỗi lần không hài ḷng về tôi, Dzũng chỉ bảo “anh chơi như vậy th́ anh chơi với ai?”. Dzũng à, Dzũng bảo anh Khanh “đừng bỏ tụi em”, bây giờ Dzũng bỏ anh em mà không nói cả lời chia tay. Đă thế, Dzũng c̣n hẹn anh Khanh xuống đây làm một chầu nhậu đánh dấu 30 năm làm việc chung, chầu nhậu đó sẽ không bao giờ có chỉ v́ không c̣n Dzũng.

    “Dzũng chơi như vậy th́ Dzũng chơi với ai?”.

    Nguyễn Khanh

    http://baovecovang2012.wordpress.com...-viet-ngu-rfa/

  3. #93
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Anh ra đi mang theo HỒN NƯỚC

    Việt Dũng người con yêu của Tổ Quốc VN, đă ra đi trong muôn vàn bùi ngùi xúc động của đồng bào VN nơi hải ngoại và quê nhà, anh ra đi mang theo hồn nước . Hồn nước của một giống ṇi bất khuất, tha thiết với sự tồn vong của dân tộc ḿnh .

    Anh đă đi vào lịch sử trong tâm khảm của người đấu tranh cho vận nước, cho dân chủ và tự do, anh ra đi mang theo Hồn Nước . Hàng vạn giọt nươc mắt tưởng niệm đến anh, hàng triệu con tim Việt bùi ngùi .


  4. #94
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG




    Published on Dec 24, 2013

    Nhóm Thông Tín Viên SBTN Chính Trị - Xă Hội tại Oregon

    Tường Thuật: Ngọc Hoa - Thực Hiện: Lê Quang Trung (Nhóm Thông Tín Viên SBTN Oregon) Phóng sự Tưởng Niệm Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng vào lúc 12giờ trưa Thứ Bảy ngày 21 tháng 12 năm 2013 tại Diễn đàn Xă Hội Phong Trào Liên Kết Dân Chủ trên hệ thống Paltalk .

    Với sự tham dự của ông Trương Sĩ Lương - Phong Trào Phó Ngoại Vụ cùng một số Thành Viên - Cảm T́nh Viên Phong Trào Hưng Ca và các Thành viên Phong Trào Liên Kết Dân Chủ tham dự.

    Buổi Tưởng Niệm nhằm vinh danh và ôn lại những chẳng đường Đấu tranh cho Việt Nam Tự Do-Dân Chủ-Nhân Quyền của Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng trong suốt 38 năm qua.

    Các Phóng sự sắp tới do Nhóm Thông Tín Viên SBTN tại Oregon chủ trương xây dựng và yểm trợ mọi sinh hoạt của Cộng Đồng VN Oregon ngày vững mạnh, đoàn kết và cùng góp tiếng nói chung trong công cuộc đấu tranh cho Việt Nam được Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền. Nhằm đánh tan mọi âm mưu của cộng sản VN đang phân hóa các Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Hoa Kỳ.

  5. #95
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đồng hương ở xa Cali, tại Tacoma họp mặt cầu nguyện tưởng niệm ca nhạc sĩ Việt Dzũng



    Published on Dec 23, 2013
    Trong ngày thứ Bảy cuối tuần qua, tin Nhạc Sĩ Việt Dzũng từ trần đă là một tin buồn được đồng hương quan tâm và nói đến nhiều nhất với ḷng tiếc thương.
    Tại thành phố Tacoma -Wa một số đồng hương đă tụ họp để tưởng niệm và cầu nguyện cho người bạn trẻ đồng chí hướng từng cống hiến phần đời tị nạn của ḿnh trên 38 năm qua, từ ngày đặt bước chân tị nạn khi vừa 17 tuổi... Việt Dzũng luôn nhiệt thành cống hiến đến hơi thở cuối cùng vào ngày thứ Sáu 20-12-2013, hưởng dương 55 tuổi

    **
    Trong những năm qua, không chỉ tại California, trong công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ, mà ngay tại TB Washington, Tacoma, Seattle nhạc sĩ Việt Dzũng cũng từng tham gia các công tác đấu tranh . Dịp này những h́nh ảnh và các phóng sự SBTN từ Seattle các năm trước khiến cho nhiều người không ngăn được giọt lệ tiếc thương.

    Đồng hương và khán thính giả muốn được tham gia lễ tưởng niệm và tiễn đưa có thể liên lạc Ban Tổ chức qua: Chí Thiện: (Radio Bolsa): 714-418-2120 và qua email: ThienCN75@gmail.com

    Phái đoàn Tacoma, với anh Trần Minh được ủy thác đến Quận Cam tham dự lễ tưởng niệm cùng ngỏ lời phân ưu cùng tang quyến và những tổ chức ngươi Việt Quốc Gia phục vụ cộng đồng cùng với Trung Tâm Asia, Truyền h́nh SBTN Radio Bolsa mà ca nhạc sĩ Việt Dzũng cũng nổi tiếng là nhà hoạt động cộng đồng từng tham gia, cống hiến gần hết quăng đời cho đến hơi thở cuối cùng

    Phạm Hoài Hương và Phạm Bảo Đôn báo Người Việt Tây Bắc và chủ biên SBTN-WA tường tŕnh từ Tacoma- WA

  6. #96
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    In Memory of Anh VIỆT DZŨNG




    Published on Dec 23, 2013

    Cảm nghĩ của nhà báo LƯU DÂN, Linh mục PAUL VĂN CHI, Luật sư LƯU TƯỜNG QUANG và Chiến Sĩ VƠ ĐẠI TÔN về sự ra đi của VIỆT DZŨNG do SBTN Úc Châu thực hiện.

    Thành kính phân ưu tới Chị Bebe & gia quyến. Kính nguyện linh hồn Anh Việt Dzũng an nghĩ nơi đất Chúa.

    Toàn thể Anh Chị em SBTN Úc Châu.

    Kính mời quư khán giả đón xem phần (2) những phát biểu của đại diện Cộng đồng và đại diện các hội đoàn tại Úc Châu

  7. #97
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    23/12/13 - TIN ÚC CHÂU (Tưởng niệm Nhạc sĩ Việt Dzũng)



  8. #98
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    BBC :Việt Dzũng để cho đời lời Kinh Tị Nạn

    Cập nhật: 10:43 GMT - thứ tư, 25 tháng 12, 2013
    .
    Tôi rời Việt Nam vào ngày cuối tháng 4/1975 và đến được trại tị nạn ở Philippines.

    Ở đó buổi tối tôi hay ra nhà cḥi ngồi nghe một bạn trẻ, đi đứng mang theo đôi nạng, ôm đàn cất giọng trầm ấm hát những t́nh khúc của Trịnh Công Sơn, những lời ca quen thuộc mà nhiều người ngồi quanh thỉnh thoảng cũng cất tiếng hát theo.

    Thời gian tạm sống trong trại tị nạn không lâu, nhưng anh bạn trẻ cũng đă cùng nghệ sĩ La Thoại Tân đứng ra tổ chức văn nghệ giúp vui cho đồng bào ở đó.

    Đến Mỹ, vài năm sau tôi gặp lại anh cũng với đôi nạng, đứng trên sân khấu trước vài ngh́n khán giả ngồi kín Center for the Performing Arts ở San Jose.

    Hôm đó nghe anh hát và nhiều người đă rưng rưng nước mắt.

    Đó là h́nh ảnh Việt Dzũng trong ca khúc “Một chút quà cho quê hương” do chính anh sáng tác mà lời ca đă xoáy sâu vào tâm thức người tị nạn của những năm 1980-81, đă đưa nhạc anh vào ḷng người Việt.

    Sáng thứ Sáu 20/12/2013 Việt Dzũng đột ngột từ trần tại Little Saigon, nam California v́ bệnh tim, hưởng dương 55 tuổi.

    Tiếng hát và lời KinhTin anh mất gây bàng hoàng xúc động trong cộng đồng v́ hàng ngày giọng anh vang vang trên sóng phát thanh ở hai miền nam bắc California.

    Trong những tuần lễ trước đó anh c̣n tham gia các sinh hoạt từ thiện và tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Hè vừa qua anh lên San Jose cùng với Nam Lộc làm MC cho chương tŕnh gây quỹ giúp thương phế binh Việt Nam Cộng ḥa.

    Sinh ngày 8/9/1958 ở Sài G̣n, Việt Dzũng có tên khai sinh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng là con của cố bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, nguyên sĩ quan và dân biểu Quốc hội Việt Nam Cộng hoà.

    Mẹ là bà Nguyễn Thị Nhung, cựu giáo sư trường trung học Gia Long, Sài G̣n.

    Anh được biết đến nhiều nhất qua một số ca khúc viết trong những năm đầu cuộc đời tị nạn vào đầu thập niên 1980, khi làn sóng vượt biển đang lên cao và ở quê nhà những trại cải tạo học tập đọa đầy, những vùng kinh tế mới lầm than được dựng lên:

    Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
    Anh đốt cuộc đời cháy ṃn trên ngón tay
    Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
    Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy

    Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
    Chị may áo cưới hay chị may áo tang
    Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
    Em ăn cho ngọt v́ đời nhiều cay đắng

    Con gởi về cho cha một manh áo trắng
    Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
    Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
    Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh b́nh…


    C̣n tiếp...

  9. #99
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Lời ca là những trải nghiệm đau buồn của người Việt xa xứ, của thân nhân, bạn bè ở quê nhà. Những ca từ đă trở thành bất tử trong ḷng người hải ngoại cũng như trong trí nhớ của nhiều người tại quê nhà vào những năm đất nước c̣n khép kín và bài hát được các đài quốc tế chuyển về Việt Nam qua sóng phát thanh.

    Lời ca là nỗi ḷng của người ra đi gửi nhớ thương về quê nhà qua những thùng quà trong đó chứa đựng biết bao thương nhớ, ngọt bùi, đắng cay.

    Những sáng tác đầu của Việt Dzũng là về đời tị nạn, về hành tŕnh vượt biển chênh vênh trên sóng dữ, chao đảo giữa sống chết:

    Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm
    Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dài…

    Thuyền mong manh ôi đời lênh đênh
    Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ
    Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
    Lời mẹ buồn giữa tiếng Nam-mô…

    Trời chơ vơ ôi người bơ vơ
    Người vẫn ôm mảnh ván rũ mục
    Lời kinh cầu từng hồi nấc nghẹn
    Lời mẹ buồn giữa tiếng Amen

    Người buông xuôi về nơi đáy nước
    Người có mộng một nấm mộ xanh
    Biển ngây ngô hay biển man rợ
    Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ

    Khủng khiếp hơn khi con tàu lạc hướng, hết thức ăn và nước uống khiến người phải ăn thịt người để sống sót:

    Sáng dậy em điểm tâm bằng đôi con mắt

    Đêm về em ngậm ngùi gặm khúc xương tay

    Em hỡi em biển vẫn đầy

    Sao em uống máu cho ngậm ngùi chua cay…

    Việt Dzũng không chỉ viết lên nỗi đau hành tŕnh tị nạn mà c̣n những hoài niệm cố hương:

    Tôi muốn mời em về thăm lại Hà Nội xưa
    Cổ Ngư chiều đổ lá trong mưa buồn lưa thưa
    Tôi muốn mời em về thăm lại Sài G̣n xưa
    Duy Tân chiều say nắng uống môi nồng hương xưa

    Tôi muốn mời em về thăm lại căn nhà xưa

    Có mẹ ngồi đầu đó sợi tóc bạc đong đưa

    Tôi muốn mời em về, nhưng quê hương tôi quá xa
    Bên kia bờ Thái B́nh bao la…


    Và dù sống xa quê hương anh luôn hănh diện là người Việt và nhắn nhủ các bạn trẻ hăy nói lên niềm tự hào ḿnh là người Việt Nam:

    Này hỡi anh thanh niên sao gục mặt âm thầm

    Sao anh ngại không nh́n nhận gịng giống Lạc Long

    Này hỡi cô sinh viên sao ngại ngùng không lời

    Sao cô ngại không nh́n nhận đây nước Việt tôi

    Này hỡi dân tôi ơi xin rũ lời nghi ngại

    Xin vỗ ngực oai hùng nhận tôi là người Việt Nam

    Việt Dzũng có khiếu nhạc và thích sinh hoạt từ những ngày c̣n ở trường trung học Taberd Sài G̣n và đă đạt giải nhất thi đua văn nghệ của trường.

    Đến Hoa Kỳ anh đă sáng tác, tham gia ban nhạc đồng quê Mỹ – country music – và năm 1978 đoạt giải nhất trong một cuộc thi nhạc ở tiểu bang Iowa.

    Khi những ca khúc viết về người tị nạn Việt Nam của anh được rộng răi biết đến trong cộng đồng, cùng lúc với sự xuất hiện của nữ nhạc sĩ Nguyệt Ánh th́ Việt Dzũng và Nguyệt Ánh đă trở thành đôi song ca chuyên chở lời ca đấu tranh vào ḷng người hải ngoại:

    Em vẫn mơ một ngày nào

    Anh với em chung t́nh bạc đầu
    Trên quê hương nghèo, trong khu rừng già

    Trước mái nhà cờ vàng bay phất phơ

    Bên mái hiên ta ngồi chuyện tṛ

    Khoai nướng thơm hương t́nh ruộng đồng.
    Con thơ ngoan hiền, ê a đánh vần

    Vê en nờ (VN) là Việt Nam kiêu hùng…

    Những ca từ trong “Em vẫn mơ một ngày về” của Nguyệt Ánh đă được đôi song ca hát vang trong các sinh hoạt văn nghệ đấu tranh của người Việt hải ngoại từ thập niên 1980.

    Năm 1985 Việt Dzũng, Nguyệt Ánh cùng với một số nghệ sĩ khởi xướng Phong trào Hưng Ca, ôm đàn và đem tiếng hát đi khắp nơi trên thế giới để kêu gọi cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân Việt. Đă có 40 CD hùng ca của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh được phát hành và trong suốt ba thập niên qua đôi song ca đă quyết tâm tranh đấu chống cộng sản trên mặt trận văn hoá, văn nghệ.

    Giọng nói thân quen

    Ngoài sinh hoạt văn nghệ qua hơn 400 ca khúc, Việt Dzũng c̣n được biết đến qua lănh vực truyền thông.

    Anh từng làm việc trong nhiều toà báo như Người Việt, Nhân Chứng, Tay Phải, Việt Nam Thương Mại. Đầu thập niên 1990 anh làm xướng ngôn viên cho đài phát thanh Little Saigon Radio, năm 1996 lập ra Radio Bolsa và cùng với Minh Phượng đă trở thành những giọng nói thân quen trong cộng đồng.

    Cách làm truyền thông của anh không là đọc tin tức một cách đóng khung, mà có những khi vui đùa thân mật trong lúc đưa tin nên có sự gần gũi với thính giả qua sóng phát thanh.

    Anh cũng nổi tiếng qua vai tṛ em-xi, cùng với Nam Lộc, Thùy Dương, Orchid Lâm Quỳnh trong các chương tŕnh ca nhạc do trung tâm Asia sản xuất với nội dung gồm nhiều ca khúc viết về người lính Việt Nam Cộng ḥa, về hành tŕnh t́m tự do của người Việt.

    Những sản phẩm văn nghệ này bị nhà cầm quyền Hà Nội lên án là xuyên tạc đất nước và lo sợ nội dung có ảnh hưởng tâm lư với người trong nước.

    Việt Dzũng ra đi, anh để lại cho đời dấu ấn đậm nhất trong băng nhạc đầu tiên chủ đề “Kinh tị nạn” phát hành năm 1980 với 100 ngh́n bản đă được đón mua.

    Cuốn băng có “Một chút quà cho quê hương” và “Lời kinh đêm” với ca từ phản ánh một thời đau thương và đă măi măi đi vào ḷng người Việt.



    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/foru...uivanphu.shtml

  10. #100
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lời Mời thấy trên các trang FB :


    Xin Hăy Đến Tham Dự Lễ Tưởng Niệm Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng TaiTượng Đại Việt Mỹ Wetminster



    Đêm Lễ Tưỡng Niệm Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng

    Xin Kính Mời Quư Cô Chú Cùng Quư Bạn

    Xin Kính Mời Các Liệt Vị Thương Mến Anh Việt Dzũng ,

    Hăy đến tham dự Đêm Tưỡng Niệm, Hăy đến Thắp Nhang cho Anh Việt Dzũng tại Tượng Đài Việt Mỹ

    Lúc 8pm Thu Sau ngày 27-12-2013.

    Tai Tượng Đai Việt Mỹ

    14140 Old American Way

    Wetminster , CA 92683

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 18
    Last Post: 06-05-2013, 05:27 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 18-03-2012, 06:31 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-08-2011, 03:22 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 08-06-2011, 06:13 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 04:35 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •