Page 9 of 29 FirstFirst ... 567891011121319 ... LastLast
Results 81 to 90 of 282

Thread: TƯỞNG NIỆM CA NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG , NGƯỜI HÙNG CHỐNG CỘNG

  1. #81
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    363

    Chúng ta vừa mất đi một người con ưu tú của Tổ quốc: Việt Dzũng.

    ”Tưởng Niệm Ca Nhạc Sĩ Việt Dũng”.


    Chương tŕnh này Bích Huyền biên soạn từ bài viết của tác giả Duy Khiêm. Nhưng v́ xúc động quá nên đă quên không cảm ơn tác giả trong phần cuối.

    Xin thứ lỗi cho BH!

    Kính
    <a href="http://yourlisten.com/vong.ngayxanh/tng-nim-vit-dzng-bch-huyn" id="yl17057858">Embe d Music - Play Audio - TƯỞNG NIỆM VIỆT DZŨN...</a><script src="http://yourlisten.com/embed.js?17057858" type="text/javascript" async></script>

    Bích Huyền

    Nguồn: http://baovecovang2012.wordpress.com...ng-bich-huyen/

  2. #82
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022






    Xin chân thanh vinh danh :Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Miền Nam Cali đă quyết định làm lễ phủ Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Ḥa cho chiến sĩ Việt Dzũng .

    Trong giờ phút này tôi không biết nói ǵ hơn , như Chị Tigon đă viết : Anh đang nằm trong hộp lạnh , nhưng tất cả cả đồng bào Quốc nội và Hải ngoại một ḷng đâu tranh cho một Tổ Quốc Cộng Ḥa : Dân Chủ - Tự do -Công ly và Sự thật đang tưởng niệm và vinh danh Anh .
    Anh Việt Dzũng thân , nhơ ngày nạ , chung ta cùng nhau ăn sang , uong cafe tai thành phô Boston vùng Đông Băc Mỹ Quốc , Anh đă noi lên nỗi niềm một long đâu tranh cho Tổ Quốc Đât mẹ yêu dâu sach bong Quân thù .


    Ngày đo đang đên gần , th́ Anh đă ra đi .

    Chung tôi xin thề : sẽ làm tṛn uơc nguyện của Anh , đo cũng la uơc nguyện của Chung tôi và 93 triệu Đồng bào Quốc nội và Hải ngoại bao năm nay
    Xin Vĩnh biệt Anh

    Nguyễn Hùng Kiệt



    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 25-12-2013 at 03:04 PM.

  3. #83
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Việt Dzũng và tôi

    (Nguyễn Khanh, GĐ ban Việt Ngữ RFA)


    Posted on December 24, 2013 by Lê Thy


    Đúng hẹn, tôi có mặt tại Radio Bolsa. Lúc đó anh Khúc Minh cũng vừa từ pḥng thu âm bước ra, đi đàng sau là chị Minh Phượng. “Dzũng hôm nay bịnh không đi làm”, chị Minh Phượng bảo, “cũng không thấy nó gọi nên em không biết sức khỏe thế nào rồi. Hôm nay anh Khanh phải làm việc một ḿnh”. Chị vừa nói xong, anh Khúc Minh bảo thêm “tôi thấy Dzũng nó bị bịnh nhiều lắm ông Khanh à” đi kèm với câu “sức khỏe không tốt, nó cứ phải nghỉ hoài à”.

    Chuyện Việt Dzũng thỉnh thoảng phải nghỉ bệnh không thể đi làm là điều tôi được nghe chính anh nói hồi tháng trước, khi hai anh em đứng hút điếu thuốc lá trước khi chia tay nhau. “Sức khỏe của em lúc này yếu lắm anh”, Dzũng vừa nói vừa nh́n tôi. “Việc làm th́ quá nhiều, việc muốn làm th́ chưa đi được bao xa”. Anh hít vội một hơi thuốc, đưa tay búng tàn ra băi đậu xe, bảo tiếp “anh em ḿnh c̣n quá nhiều việc phải làm, em không biết ḿnh có làm được hết hay không”.

    Tôi gặp Việt Dzũng lần đầu tiên hồi năm 1981 ở Washington D.C., lúc anh lên tham gia cuộc biểu t́nh kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và thế giới mở rộng ṿng tay đón thuyền nhân Việt Nam. Lúc đó anh đă là một nhạc sĩ nổi tiếng với những bản nhạc mà người Việt trong và ngoài nước ai nấy đều thuộc ḷng, c̣n tôi chỉ là một anh sinh viên sửa soạn ra trường với ước mở trở lại nghề dậy học. Phải thú thật cả 2 anh em không ai chú ư đến ai, chỉ bắt tay chào hỏi cho có lệ, và chính sau này cả Dzũng lẫn tôi đều nhiều lần bảo với nhau “không ngờ anh em ḿnh lại làm việc chung với nhau được 30 năm”.

    Điều giúp anh em chúng tôi gắn bó với nhau ngay từ lúc đầu là chuyện Dzũng học Đại Học Nebraska, “trường nay tôi cũng nộp đơn xin học nhưng họ không cho học bổng, bắt đóng tiền nặng quá nên tôi đầu hàng”. Tôi c̣n nhớ Dzũng hỏi “tại sao anh lại chọn Nebraska”, tôi trả lời lúc vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ, “nghe nói trường nổi tiếng là trường phải có hội football lớn, và Nebraska nằm trong tiêu chuẩn quan trọng đó”. Dzũng hỏi lại “thế anh có biết football không?”. “Biết chứ nhưng không nhiều, chỉ biết sơ sơ thôi”. Nói xong cả hai anh em cùng phá lên cười.

    Tối hôm đó ở nhà anh Nguyễn Lương Sơn, tôi may mắn được nghe Dzũng và chị Nguyệt Ánh cùng cất tiếng hát những bản nhạc viết về thuyền nhân cho đến những bài ca tranh đấu mang nội dung nhắc nhở những người may mắn đến được bến bờ tự do đừng quên những người không may c̣n ở lại, nhắn nhủ những người đă đi định cư đừng quên số phận của những người đang trên đường vượt biển hay đă đến được trại tỵ nạn. Không ai nói với nhau một lời, cả nhóm đều hiểu mỗi bài hát anh và chị Nguyệt Ánh cất lên là mỗi bài hát đánh thức lương tâm của con người, anh em chừng chục người chỉ biết lặng im ngồi nghe, hết người này đến người khác đưa tay vội vàng chùi nước mắt trong căn pḥng ngập khói thuốc lá. Cũng tối hôm đó, may mắn được ngồi cạnh chị Nguyệt Ánh và anh nên tôi được nghe hai người bàn chuyện cùng nhau đi một ṿng nước Mỹ và các châu lục khác. Kể từ hôm đó, người Việt tỵ nạn bắt đầu nh́n thấy chị Nguyệt Ánh và Việt Dzũng trên sân khấu.

    Phải hơn một chục năm sau ngày gặp nhau, anh em chúng tôi mới có dịp thật sự làm việc chung với nhau. Khởi đầu là ở Little Saigon Radio, khi anh Nguyễn Hữu Công gọi điện thoại nhờ tôi làm thông tín viên tại thủ đô, “người làm việc chung với cậu là Việt Dzũng”, anh Công cho tôi biết. Thật t́nh lúc đó tôi ngần ngại v́ dù đă biết nhau nhưng ở quá xa, làm sao có thể ăn khớp với nhau được, và lại tôi ngại làm việc với những người nổi tiếng lắm. Tôi nêu chuyện này với anh Công, anh trả lời “cậu cứ yên trí đi, Dzũng nó khéo lắm, biết đủ chuyện để có thể tán với cậu trên đài”.

    Lời nói với giọng đầy tự tin của anh Công giúp tôi thêm can đảm để nhận lời, bắt nhịp cầu truyền thanh nối liền miền Đông và miền Tây của nước Mỹ. Cũng phải nói luôn chính cái “khéo” của Dũng giúp tôi tŕnh bày vấn đề lưu loát hơn, và cũng nhờ Dzũng đưa ư kiến “anh em ḿnh làm thêm chương tŕnh thể thao hàng tuần chuyên bàn cá độ cà na” giúp tôi thật sự trở thành người miền Đông được thính giả miền Tây biết đến. Có lần tôi bảo với Dzũng “anh em ḿnh làm việc với nhau mỗi ngày nhưng chương tŕnh football là chương tŕnh được thính giả biết đến nhiều nhất”. Dzũng cười, bảo “không phải như vậy đâu anh. Chương tŕnh nào thính giả cũng thích cả, chính trị hay thể thao thính giả đều thích như nhau, miễn là ḿnh làm việc tận tâm, giúp họ nghe một bản tin quan trọng như đừng quá căng thẳng”.

    Làm việc với nhau ở Little Saigon Radio được vài năm th́ Dzũng cùng với một số bạn bè quyết định lập đài riêng mang tên Radio Bolsa, tôi được rủ sang làm việc chung. Ngày phát thanh đầu tiên của Đài không có tôi, gần một tuần lễ sau tôi mới góp tiếng. Tôi c̣n nhớ sau bản tin ghi từ D.C. về California, Dzũng gọi cho tôi để nói lời cám ơn, kèm theo đó là lời nhắn nhủ “anh đừng bỏ tụi em nghe”. Câu nói chân t́nh đó của Dzũng là một trong những động lực thúc đẩy tôi liên tục làm việc mỗi ngày với anh và với những anh em khác của Đài.

    Giữa tháng 11 tôi có việc phải sang California. Lần nào cũng như lần nào, đă sang tới nơi th́ bắt buộc phải ghé đài làm bản tin tại chỗ với Việt Dzũng. Cũng như thường lệ, chương tŕnh tin tức vừa xong an hem chúng tôi cùng nhau ra băi đậu xe hút thuốc lá. Hôm đó Dzũng bảo “năm nay là năm kỷ niệm 30 năm ngày anh em ḿnh chính thức làm việc với nhau, đồng thời cũng là kỷ niệm 20 năm ngày anh em ḿnh làm radio chung với nhau”. Tôi chưa kịp trả lời th́ Dzũng bảo luôn “lần tới anh sang đây, em sẽ đưa anh đi nhậu. Anh thích nhà hàng nào cứ cho em biết, gọi tất cả anh em, bạn bè đi nhậu chung cho vui”. Thời điểm hai anh em đồng ư với nhau: khoảng một tuần trước Lễ Giáng Sinh cho tới Tết Tây 2014, đồng ư hôm đó sẽ làm bản tin tổng kết cuối năm 2013 và sau đó “đi nhậu”.

    Đúng hẹn với Dzũng, tôi xuống Orange County vào ngày thứ Năm, sáng hôm sau (thứ Sáu 20 tháng Mười Một), tôi ghé Đài không thấy Dzũng. Ngồi làm bản tin lúc 9 giờ 40 với chị Minh Phượng vừa xong th́ thấy Cô Nhung -mẹ Dzũng- bước vào, tay xách theo 2 túi quà “bác mua tặng cho mấy đứa”. Tôi nghe rơ Cô Nhung hỏi mọi người “thế thằng Dzũng đâu” v́ chính Cô cũng không biết Dzũng ốm nằm ở nhà. Đưa quà xong, đứng lại nói chuyện chừng vài phút th́ Cô ra về, bảo với tôi “Cô về ghé nhà thăm em nó”, bảo thêm “lúc này nó hay mệt lắm anh ạ, hệ thống miễn nhiễm yếu lắm. Thế nào Cô cũng bảo với em nó là có gặp anh Khanh”.

    Rời Radio Bolsa, tôi ghé qua thăm một số bạn bè quen cũ nói dăm ba câu chuyện rồi lại lên xe định ghé một tiệm ăn nào đó kiếm khúc bánh ḿ gặm cho đỡ đói. Đi chưa tới nơi th́ điện thoại reo, chị Minh Phương khóc ̣a báo tin “Dzũng chết rồi anh Khanh ơi, anh chạy ngay vào nhà thương đi”.

    Tôi sững sờ khi nghe tin ḿnh không bao giờ muốn nghe. Không tin chuyện đó lại xảy ra v́ chỉ 2 ngày trước đó anh em chúng tôi c̣n làm bản tin ngày thứ Tư, cũng không ngờ chỉ trong chớp nhoáng mà ḿnh mất đi một người bạn, một người em, một đồng nghiệp đă gắn bó với nhau trong suốt mấy chục năm trời. Tôi bỗng dưng nhớ lại có lần bảo với Dzũng “ai cũng nói gặp nhau 1 lần đă là may, làm việc với nhau một ngày đă là quư, ít người có cơ hội làm việc với nhau mấy chục năm như anh em ḿnh”. Nghe vậy Dzũng cười trả lời “tại anh em ḿnh có duyên với nhau”, kể thêm “rất nhiều người hỏi em là anh em ḿnh có soạn bài trước hay không mà tung hứng ăn khớp quá. Em trả lời không th́ họ không tin, nên cuối cùng em bảo là có duyên nên anh với em mới tung bắt nhịp nhàng được như thế”.

    Vừa lái xe vào nhà thương, tôi vừa nghĩ đến những câu chuyện Dzũng và tôi trao đổi với nhau trong suốt 30 năm qua, nhớ lại ngày đầu tiên khi gặp nhau ở Virginia và lần cuối cùng đứng nói chuyện với nhau ở California. Nhớ như in ngày đầu thấy Dzũng chống cặp nạng hút thuốc lá Kool, bây giờ cặp nạng vẫn c̣n, dáng người mập hơn, thuốc lá th́ đă đổi sang thành Salem Light hoặc những loại thuốc lá bạc hà khác, nhớ có lần vừa hút thuốc vừa ho, Dzũng than “em hút thuốc nhiều quá nên cứ ho hoài”. Thương người bạn ḿnh, tôi nói đùa “tôi có biết mấy cô cả đời không bao giờ hút thuốc nhưng chỉ v́ lỡ dại hôn đứa hút thuốc nên mấy cô đó cũng thúng thắng ho đấy”. Nghe tôi nói xong, Dzũng cười vang ầm cả pḥng, bảo “ông anh này thiệt t́nh…”, và tiếp tục… hút thuốc.

    Tôi cũng nghĩ đến những ǵ Dzũng đă tận tụy làm cho mọi người -trong đó có tôi-, và những bản nhạc anh viết chạy thật nhanh trong đầu tôi, trong đó có những bản tôi may mắn được ngồi nghe anh vừa đàn vừa hát. Đó là những bài hát Dzũng đă viết cho chúng ta và tất cả chúng ta đều đă từng hát với nhau hay hát cho nhau nghe những bản nhạc đó. Tôi cũng nhớ đến bản nhạc rất quen thuộc của anh mà tôi và mọi người đều quen thuộc lẫn yêu thích nhất là bản “Một Chút Quà Cho Quê Hương”. Măi đến khi anh mất rồi, tôi mới chợt hiều chính anh là “món quà” quư báu nhất của quê hương.

    Tôi cũng tin rằng tất cả chúng ta đều đă có “duyên” được nghe anh hát, được hát nhạc của anh, được nh́n thấy anh đứng trên sân khấu làm MC, được nghe anh nói chuyện. Từ “duyên” sang “nợ”, tôi tin tất cả chúng ta đều nợ Dzũng một lời cám ơn, cám ơn anh đă dành hết những ǵ anh có cho chúng tôi. Đáng lẽ lời cám ơn đó chúng ta phải gửi đến anh từ lâu, nhưng bây giờ vẫn chưa muộn.

    Với cá nhân tôi, có c̣n điều ǵ để nói về Dzũng hay không? C̣n nhiều lắm. Tôi không bao giờ quên cứ mỗi lần không hài ḷng về tôi, Dzũng chỉ bảo “anh chơi như vậy th́ anh chơi với ai?”. Dzũng à, Dzũng bảo anh Khanh “đừng bỏ tụi em”, bây giờ Dzũng bỏ anh em mà không nói cả lời chia tay. Đă thế, Dzũng c̣n hẹn anh Khanh xuống đây làm một chầu nhậu đánh dấu 30 năm làm việc chung, chầu nhậu đó sẽ không bao giờ có chỉ v́ không c̣n Dzũng.

    “Dzũng chơi như vậy th́ Dzũng chơi với ai?”.

    Nguyễn Khanh

    http://baovecovang2012.wordpress.com...-viet-ngu-rfa/

  4. #84
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tiếc Thương Việt Dzũng



    Việt Dzũng ĺa đời quá tiếc thương!(*)
    Cảm hoài người tận tụy quê hương
    Đâu đây giọng hát, đang rền rĩ!
    Thảng thốt, nghẹn ngào khó tỏ tường!

    ...

    Một ánh sao băng, măi tiếc thương!
    Nhớ anh yêu nước, thật kiên cường
    Ḷng trung phản phất, soi sông núi
    Mến mộ, ngậm ngùi nguyện nén hương!


    * * *

    Khí phách hào hùng, luôn tiếc thương!
    Tâm anh chống cộng, thật phi thường
    Bàng Quyên chưa diệt, sao ly biệt?!
    Tôn Tẫn kiên trung, măi vấn vương?!(**)

    ...

    Lưu luyến tài hoa, nghĩ tiếc thương!
    Nhớ anh, xa xót khắp muôn phương!
    Đấu tranh mạnh mẽ, đang ḥa hợp
    Nhiệt huyết vắng rồi, ai hỗ tương?!!!



    Ngày 20-12-2013
    Nguyễn Lộc Yên

    ____ ( * Xin phép anh Nguyễn Lộc Yên _ , được đăng lại bài thơ của anh ở đây , để thread này có đầy đủ những tài liệu về Việt Dzũng )_________

  5. #85
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Audio của anh Vọng Ngày Xanh


    Cám ơn Vọng Ngày Xanh đă upload audio của Trưng Vương Bích Huyền

    Giọng nói của Bích Huyền hay quá .

  6. #86
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    363
    Việt Dzũng Kẻ Mang Nặng Những Khổ Đau Cùng Đất Nước
    Hoàng Thu Dũng

    Vào những năm cuối thập niên 1970, do một người bạn làm kư giả lấy tin Nghị Trường, tôi thường theo anh đến Hạ và Thượng viện để săn tin. Nhờ vậy, tôi có dịp quen biết một vài Dân Biểu, Thượng nghị sĩ của cả hai phe, đối lập và thân chính quyền ở Sài G̣n lúc ấy. Trong số những người này, có bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy (thân phụ của Việt Dzũng). Thoắt đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đơn vị cuối tôi phục vụ tan hàng. Thất thểu trên đường về th́ gặp Hoàng Kim Quy, ông bàng hoàng hỏi sao cả hai c̣n ở đây? Hỏi thế nhưng cả ông và cả tôi, không ai trả lời nhau. Lướt qua t́nh h́nh, tôi được biết gia đ́nh bác sĩ Bảy đă đi rồi, chỉ c̣n thân mẫu và một người con trai của ông ở lại.

    Khoảng năm 1983 ǵ đó, anh Cao Thế Dung rủ tôi về D.C dự đại hội của Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Sau một thời gian sống trong trại cải tạo của Cộng Sản, được tha về và nhất là, vừa thoát chết trên đường vượt biên đến Mỹ, nay bỗng dưng gặp đủ mặt nào là các anh Viên Linh, Đỗ Ngọc Yến, Minh AP, Đính NY Times, Tuyết UPI, Phạm Trần VOA, Lê Thiệp Sóng Thần, Đinh Hiển Độc Lập v.v… nên khí thế ngất trời. Mừng rỡ đến lúc nào cũng có thể khóc được, v́ thấy quá khứ sờ sờ trước mắt, gần đến độ thật sự là ta đă sờ thấy nó chứ không c̣n thăm thẳm. Buổi tối tiền đại hội, tôi theo anh Cao Thế Dung đến dự buổi họp bỏ túi ở nhà Hoạ Sĩ Ngọc Dũng. Tại đây, tôi đă gặp Việt Dzũng.

    Việt Dzũng ít tuổi hơn tôi cả mươi, mười lăm năm. Tôi đă biết Dzũng phần v́ quen bác sĩ Bảy như trên đă nói, phần v́ lúc này, với những ca khúc nổi danh như Lời Kinh Đêm, Một Chút Quà Cho Quê Hương của anh, cùng Nguyệt Ánh với Em Vẫn Mơ Một Ngày Về, Đông Tiến, hay Nam Lộc với Vĩnh Biệt Sài G̣n, Phạm Duy với 1975 Ta Bỏ Nước Ra Đi ǵ đó, đă nổi tiếng trong Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn (CĐ/NVTN).

    <iframe width="560" height="315" src="//www.youtube.com/embed/6hOMeB_cg54" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

    Qua sơ giao là nhận ra nhau ngay. Tôi buột miệng hỏi Dzũng: “Dzũng c̣n trẻ mà sao nói y chang ḷng người vậy?” Dzũng cười, khuôn mặt bụ bẫm hiền lành kiểu “baby face”, vụt thoáng chút bâng khuâng, đáp: “Th́ mọi chuyện nó chềnh ềnh ra đấy, dân Việt ḿnh, ít nhiều ai không từng trải qua kinh nghiệm này, nhất là kể từ khi Miền Nam lọt vào tay Cộng Sản hả anh?!” Câu trả lời đầy vẻ “trưởng thành chính trị” ấy của Dzũng, khiến tôi có chút ngỡ ngàng, những tưởng sẽ như một ông nào đó, quen đao to búa lớn, là v́…thế này hay thế nọ, theo kiểu đánh VC ở chốn trà dư tửu hậu tại Sài G̣n năm xưa. Nói như vậy không phải là trách cứ hay mỉa mai, cũng dễ hiểu thôi, bởi thời gian đó, nhất là thời Đệ I Cộng Ḥa, Miền Nam vừa thoát khỏi ách Thực dân đô hộ mà không tốn một giọt máu nào, của lương dân và người yêu nước, cùng bối cảnh, về mọi mặt Kinh tế, Giáo Dục, Xă Hội, Văn Hoá, Văn Nghệ…, đang giống như một cô gái thanh xuân, phát triển căng tṛn, trong một thứ trật tự đầy nhân bản, đầy khai phóng mà vẫn giữ nguyên được “nếp nhà”, của một chế độ chính trị…tương đối tự do, độc lập. Được lănh đạo bởi con người, mà dẫu thương hay ghét, xét lại lịch sử, vẫn thấy là người đạo đức nhất, thanh liêm và đáng kính nhất, đó là Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.

    Rồi mới đây, trong mục Chuyện Tṛ với độc giả Người Việt Online, ngày 14 tháng Năm năm 2013 vừa qua, một độc giả hỏi “V́ sao năm 1975, Việt Dzũng mới 17 tuổi, nhưng động lực nào đă đưa anh làm việc chống Cộng như hiện nay?” Việt Dzũng đă khẳng định (đó là v́) “nghe được những trăn trở của đồng bào ḿnh”.

    Ba mươi năm, kể từ này đầu gặp lại Việt Dzũng ở D.C, nội dung và hướng đi của Việt Dzũng, một chàng trai trẻ coi như thế hệ thứ hai của những người tị nạn, vậy mà vẫn không hề suy suyển. Dẫu chung quanh anh, cuộc sống lao đi với tốc độ của ánh sáng, tạo nên bao thay đổi chập chùng.
    Những oan nghiệt khổ đau, những đắng cay trầm thống, dù nổi hay ch́m, khoác lên một đất nước hay một con người, thường mang theo một quy luật tất yếu, đó là, cùng tôi luyện, cùng hun đúc cho sức sống, sức đấu tranh quyết liệt để sinh tồn của cái đất nước và con người đó, ngày càng vững chăi lên. Chính v́ vậy mà Việt Dzũng đă thấm sâu vào bao đớn đau của đất nước chung, của thân phận riêng, đến nhuần nhuyễn, là một, để rồi mỗi tiếng anh ca, mỗi lời anh nói, mỗi việc anh làm, đều mang hơi hướm, cung điệu “tiếng ḷng” của mọi tầng lớp nhân dân và đất nước. Với những người anh, Việt Dzũng gửi về “dăm bao thuốc lá”, để…“đốt cuộc đời cháy ṃn trên ngón tay” trong lao tù Cộng Sản. Với Mẹ, anh gửi về cho bà một “chiếc kim may, để mẹ may hộ con quê hương quá đọa đầy” và rách nát. Với người chị đương độ tuổi xuân th́, nhưng đă bị dập vùi trong cuộc đổi đời nghiệt ngă, sau những cuộc đánh tư sản, kinh tế mới, mất nhà, mất cửa, phải vào thanh niên xung phong, đi làm lao công chiến trường, nhiều lần phải chết thay cho đội quân do đảng Cộng Sản lănh đạo, tiến đánh Căm Bốt, Việt Dzũng đă gửi về cho chị “dăm ba xấp vải, để chị may áo cưới hay chị may áo tang”. Với những người em Việt Nam bé bỏng, Việr Dũng gửi về cho các em “kẹo bánh” để các em ăn cho quên đời cay đắng. Nhưng bi thảm nhất, đau thương nhất, với người cha Việt Nam, anh gửi về “dăm viên thuốc ngủ” để cha uống cho dứt nợ ngục tù. Làm sao một chàng trai chưa đầy 30 tuổi, chưa từng nếm ngục tù đầy khắc nghiệt của đảng CSVN, lại hiểu được tâm trạng của phần đông những người tù cải tạo, đă nhiều lần muốn chết như thế? Nhất là sau ngày những trại cải tạo này, được chuyển qua sự quản lư của lực lượng gọi là “Công An Nhân Dân, Chỉ biết c̣n Đảng là c̣n ḿnh.” Rồi những ư nhạc, lời ca trong Mời Em Về, T́nh Ca Cho Nguyễn Thị Sài G̣n, Lời Kinh Đêm, Người Mẹ Dân Oan v.v…Việt Dzũng hầu như không bỏ quên ai hết. Hồn nhạc của anh không vắng mặt ai hết - trong cái tuyệt đại nhân dân Việt Nam đang khổ đau, đói khát nghèo nàn, sinh mệnh bấp bênh sống dưới chế độ XHCN, đầy sắt máu của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nay ông Thủ Tướng của họ lại thêm cái sắc lệnh cho Công An Nhân Dân được phép bắn bất cứ ai, chống lại đường lối đảng và nhà nước gọi là nhà nước XHCN của đảng và của ông ta, kể cả làm buồn ḷng “ông chủ” Trung Quốc, nước bảo kê quyền lực của họ.

    Nh́n vào bức tranh văn hóa, văn nghệ hôm nay trong Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn, số văn nghệ sĩ tài ba, tử tế, có liêm sỉ như Trầm Tử Thiêng, như Việt Dzũng v.v…vốn đă lưa thưa, nay lại càng ảm đạm. Điều này thể hiện rơ ràng qua câu tán thán của nhạc sĩ Nam Lộc, một bạn đồng hành của Việt Dzũng suốt hơn ba chục năm nay, nói với đài BBC Luân Đôn: “Việt Dũng, ‘Một Trái Tim Của Tự Do’, đă ngừng đập”.

    Nhưng thưa Nhạc sĩ Nam Lộc, chúng ta có nên như Dân Nam Phi sau cái chết của ông Mandela, rằng thay v́ thương tiếc, xót đau, chúng ta hăy ca hát, vui mừng v́ một nhạc sĩ trẻ của chúng ta, anh Việt Dzũng, kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước, đă được Thiên Chúa cất gánh nặng cho anh, và trao lại cho thế hệ trẻ sau anh gánh tiếp.

    Và Việt Dzũng, kẻ mang nặng khổ đau cùng đất nước, cũng được Đức Thích Ca lấy đó để tặng chúng ta một công án tu thân, rằng, hăy cố sống cho tử tế, danh vọng, tiền bạc, chân dài, chân ngắn rồi ra cũng sẽ tiêu tan, mục rữa, tan vào cát bụi v́ đời là vô thường. Việt Dzũng từ bỏ cuộc sống này, không phải là chết, mà là về với với cái “Không”. Anh Chi Em ơi, CĐ/NVTN ơi đừng khóc, đừng bi quan. Việt Dzũng, kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước của chúng ta không chết, anh chỉ về với nỗi nhớ khôn cùng của mỗi chúng ta.
    Hoàng Thu Dũng

    <iframe width="560" height="315" src="//www.youtube.com/embed/p9ZyIuY_pQo" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
    Lời Kinh Đêm - Tác giả: Việt Dzũng - Tiếng hát Hạt Sương Khuya
    Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm.
    Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dài.
    Ai có nghe thấu lời kinh khổ,
    Sao cúi mặt gục đầu ngủ quên.

    Trời mong manh ôi đời lênh đênh.
    Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ..
    Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
    Lời mẹ buồn giữa tiếng Nam-mô.

    Thuyền trôi xa về đâu ai biết
    Thuyền có về ghé bến tự do.
    Trời cao xanh hay trời oan nghiệt.
    Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ.

    Trời chơ vơ ôi người bơ vơ.
    Người vẫn ôm mảnh ván rũ mục.
    Lời kinh cầu từng hồi nấc nghẹn.
    Lời mẹ buồn giữa tiếng Amen.

    Người buông xuôi về nơi đáy nước
    Người có mộng một nấm mộ xanh.
    Biển ngây ngô hay biển man rợ
    Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ.


    Nguồn: Việt Dzũng Kẻ Mang Nặng Những Khổ Đau Cùng Đất Nước.

  7. #87
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Nếu ai đó bảo là đôi chân khuyết tật khiến anh phải dùng cặp nạng để di chuyển th́ Việt Dzũng đă biến khuyết điểm thân thể đó thành ưu điểm đặc biệt để trở thành một xướng ngôn viên tài giỏi, một người dẫn chương tŕnh- MC xuất sắc trong các buổi sinh hoạt ca nhạc chủ đề quê hương, tị nạn, đấu tranh.

    H́nh ảnh một MC với cặp nạng trên sân khấu thật đặc biệt, gắn liền với cái tên Việt Dzũng.

  8. #88
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Việt Dzũng : bỏ thuốc lá th́ đời mất một niềm vui.


    Mùa Hè năm nay, Việt Dzũng có mời tôi xuống để hát cho một chương tŕnh gây quỹ ủng hộ các nhà đấu tranh trong nước do đài SBTN tổ chức. Thấy anh đứng hút thuốc, tôi hỏi là bị bệnh tim sao không bỏ thuốc lá. Anh chỉ cười nhẹ bảo là nếu bỏ th́ đời mất một niềm vui. Anh kể rằng v́ đôi chân bị teo nên bác sĩ không thông tim được và anh nhờ tới Đông Y. Có ông thầy Tàu ở vùng Los Angeles bốc thuốc Bắc cho anh, và sức khỏe cũng tạm đỡ. Anh bảo rằng khi đem toa đến tiệm họ bốc thuốc đưa lại cho ông thầy coi th́ họ bốc không đúng cân lượng v́ các vị thuốc thuộc loại mắc tiền, mỗi lần uống thuốc bắc tốn bạc ngàn đô la.

    Tôi mới nói với Việt Dzũng rằng nếu anh đă tin Đông Y th́ nhân dịp này tôi giới thiệu một bằng hữu đang đứng bên cạnh cũng là một lương y tài giỏi, người này đă chữa cho tôi nhiều năm, và tôi cũng vừa bớt bệnh tim- một trong những lư do là cảm xúc mạnh quá. Nếu anh thích th́ cứ hẹn gặp bắt mạch, chẩn bệnh. Người có bệnh th́ phải vái tứ phương. Tây Y và Đông Y đều có cái hay của nó.

    Trung Tâm Asia năm nay vừa thực hiện chủ đề nhạc của Việt Dzũng, coi như là món quà nghệ thuật cho khán giả và đặc biệt dành cho tác giả. Nhân dịp này tôi muốn viết một bài về cuộc đời văn nghệ của anh, mặc dù quen biết nhau đă nhiều năm. Tôi hỏi là Việt Dzũng c̣n ước mơ điều ǵ chưa đạt th́ anh bảo là muốn làm nhạc phim. Câu chuyện c̣n lan man để tôi t́m ư tưởng cho bài viết. Nhưng bài viết vẫn chưa xong v́ anh quá nổi tiếng và đă có nhiều người viết về anh rồi.

    Tôi bày tỏ có ư định dời xuống quận Cam và Việt Dzũng khuyến khích rằng nên xuống tham gia với nhóm ca nhạc đấu tranh cho vui với anh em.

    Đó là lần gặp gỡ cuối cùng với Việt Dzũng. Trưa nay nghe bằng hữu điện thoại báo tin anh vừa mất khoảng 15 phút, tức là lúc 10 giờ 35 phút sáng Thứ Sáu 20 tháng 12, 2013. Các đài phát thanh loan tin tức th́, nhiều thính giả xôn xao, bàng hoàng. Tác giả ca khúc Một Chút Quà Cho Quê Hương đă giă từ cộng đồng Việt Nam nhiều nơi ở hải ngoại. Nhớ lại một thời bà con ào ạt gởi tiền gởi quà giúp thân nhân quê nhà, nhiều người lúc đó c̣n ở trong nước có nghe bài hát này và khi sang định cư họ kể cảm xúc của họ.

    Nhiều ca nhạc sĩ ra đi lứa tuổi 60, 70, 80 và có người 90, riêng Việt Dzũng vẫn c̣n hàng ngũ thập tri thiên mệnh; đối với thời xưa th́ tuổi thọ như vậy nhưng bây giờ ở Mỹ th́ vẫn coi là c̣n trẻ và trong lúc anh vẫn c̣n hăng say hoạt động. Anh ra đi hơi sớm để lại sự thương tiếc nồng nàn cho khán thính giả và bằng hữu khắp nơi.

    Mỗi con người sinh ra đều có điều kiện và giới hạn của họ. Vấn đề là mỗi người phải cố gắng sống và làm việc để phát triển hết mức khả năng của ḿnh. Việt Dzũng đă đạt tới đỉnh cao của cuộc sống, anh để lại một khuôn mẫu tuyệt vời về sự phấn đấu vượt qua nghịch cảnh và anh đă thành công.

    Trần Chí Phúc

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.UrqUsdJDuSp

  9. #89
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    .Tiếc thương Nhạc sĩ Việt Dzũng .




    Nhạc sĩ Việt Dzũng ra đi bất ngờ vào lúc 10g30 sáng 20 tháng 12,2013 để lại nhiều tiếc thương cho cộng đồng người Vệt Nam ở hải ngoại. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn cho phong trào tranh đấu tự do nhân quyền ở hải ngoại. Phóng sự ngắn do Pv Dân Huỳnh thực hiện.

  10. #90
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    363
    Trái Tim v́ TỰ DO đă ngừng đập - Nhạc sĩ Việt Dzũng


    <iframe width="560" height="315" src="//www.youtube.com/embed/6G_7vg070Wc" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
    Trái Tim v́ TỰ DO đă ngừng đập

    Nhạc sĩ Nam Lộc điểm lại những đóng góp cho Nghệ thuật và Cộng đồng Người Việt ở Hải ngoại của Nhạc sĩ Việt Dzũng

    Việt Dzũng là 'một thiên tài', một người sống và làm việc cần mẫn, chăm chỉ suốt đời 'v́ lư tưởng tự do cho cộng đồng, cho tha nhân và dân tộc', theo nhạc sỹ Nam Lộc, đồng nghiệp và thân hữu của người nhạc sỹ, ca sỹ vừa qua đời hôm 20/12/2013 ở Mỹ.

    Theo ông Nam Lộc, Việt Dzũng (1958-2013) chỉ có một mục đích sống đó là 'đóng góp cho nghệ thuật và đóng góp cho quê hương, đất nước', cũng như không ngừng lên tiếng giúp 'những người không thể lên tiếng bảo vệ ḿnh'.

    "Việt Dzũng ra đi là một sự mất mát rất lớn lao...", nhạc sỹ chia sẻ cảm xúc từ Hoa Kỳ.

    "Trước hết đối với cộng đồng, chúng ta mất đi một chiến sỹ luôn luôn tranh đấu cho tự do dân chủ và cho nhân quyền,

    "Những người thấp cổ bé miệng mất đi một tiếng nói mạnh mẽ đại diện cho ḿnh, đại diện cho những người muốn nói lên tiếng nói mà không nói được ở khắp mọi nơi trên thế giới,

    "Trung tâm Asia mất đi một người cộng tác, một người cố vấn ṇng cốt ở trong chương tŕnh, cá nhân tôi mất đi một người bạn thân t́nh mà tôi quư mến," ông nói với BBC hôm 21/12/2013.

    Thông cáo trên diễn đàn của Trung tâm Asia cho biết ông từ trần vào lúc 10 giờ 35 phút sáng ngày 20/12/2013, giờ địa phương, tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam.
    Ông được biết đến rộng răi không chỉ với vai tṛ là người dẫn chương tŕnh cho chương tŕnh ca nhạc của Trung tâm Asia mà c̣n bởi các hoạt động đấu tranh, cổ súy cho phong trào dân chủ trong nước.
    Phản ứng về việc ông Việt Dzũng ra đi, hôm 21/12, nhạc sỹ Nam Lộc, một thành viên từ Trung tâm Asia nhận xét ông Dzũng là 'một thiên tài', một người sống và làm việc cần mẫn, chăm chỉ suốt đời 'v́ lư tưởng tự do cho cộng đồng, cho tha nhân và dân tộc'.
    Theo ông Nam Lộc, nhạc sỹ Việt Dzũng chỉ có một mục đích sống đó là 'đóng góp cho nghệ thuật và đóng góp cho quê hương, đất nước', cũng như không ngừng lên tiếng giúp 'những người không thể lên tiếng bảo vệ ḿnh'.
    "Việt Dzũng ra đi là một sự mất mát rất lớn lao... Trước hết đối với cộng đồng, chúng ta mất đi một chiến sỹ luôn luôn tranh đấu cho tự do dân chủ và cho nhân quyền," ông nói với BBC từ Hoa Kỳ.
    "Những người thấp cổ bé miệng mất đi một tiếng nói mạnh mẽ đại diện cho ḿnh, đại diện cho những người muốn nói lên tiếng nói mà không nói được ở khắp mọi nơi trên thế giới,
    "Trung tâm Asia mất đi một người cộng tác, một người cố vấn ṇng cốt ở trong chương tŕnh, cá nhân tôi mất đi một người bạn thân t́nh mà tôi quư mến," nhạc sỹ Nam Lộc chia sẻ.

    Nhạc sỹ, ca sỹ Việt Dzũng

    Nguồn: Trái Tim ví TỰ DO đă ngừng đập BBC hôm 21/12/2013.

    CẢM NGHĨ CỦA MC NHẠC SĨ NAM LỘC VỀ SỰ RA ĐI CỦA NGHỆ SĨ VIỆT DZŨNG

    Kính thưa quư anh chị và các bạn.

    Trước hết tôi xin thành thật cám ơn sự thăm hỏi của quư anh chị và các bạn trong những giờ phút vừa qua, và xin phép được trả lời chung qua một vài ḍng tâm sự dưới đây:

    Sự ra đi bất ngờ của nhạc sĩ Việt Dzũng là một mất mất rất lớn lao đối với tôi khi mà người bạn đồng hành của ḿnh trong suốt hơn 30 năm qua trên con đường văn nghệ, vận động cho nhân quyền và tranh đấu cho tự do, dân chủ là nhạc sĩ Việt Dzũng đă không c̣n nữa. Tuy nhiên tôi thương anh ít hơn là thương những người quư mến anh c̣n ở lại trên cơi đời này, trong đó có tôi. Mặc dù đă phải ra đi ở độ tuổi c̣n trẻ, nhưng suốt hơn 50 năm qua, Việt Dzũng đă sống thật trọn vẹn và thật ầy đủ với những ǵ anh muốn làm cùng những điều anh muốn thực hiện. Sống với lư tưởng, với lương tâm và đem tâm sức cùng tài năng của ḿnh để phục vụ cuộc đời.

    V́ sức khỏe không được tốt cho nên Việt Dzũng cũng đă chuẩn bị tinh thần cho những điều bất trắc có thể xẩy ra. Và có lẽ cũng v́ thế nên khi có những biến chuyển về bệnh trạng, anh đă ra đi thật nhanh chóng, thật thản nhiên, chỉ để lại bao đau đớn, xót xa cho những người thương mến anh đang c̣n sống. Điển h́nh là chưa đầy 24 tiếng đồng hồ kể từ khi tin về sự ra đi của anh được loan truyền đă gây sự xúc động và bàng hoàng cho rất nhiều người. Hầu như điện thoại, text và email của tôi đă tràn ngập lời nhắn của những người thân hoặc những người chưa bao giờ tôi quen biết. Quư vị đă gọi từ khắp mọi nơi trên thế giới kể cả từ VN với những lời chia sẻ, nhắn gửi chân thành và những giọt nước mắt thiết tha dành cho Việt Dzũng.

    Một trong những điều may mắn và hân hạnh trong cuộc đời của tôi, là được đứng bên cạnh một người mà tôi luôn luôn ngưỡng mộ và quư mến từ bao năm qua cũng như được hoạt động cùng anh trong nhiều lănh vực. Nếu không có Việt Dzũng ở bên cạnh, nếu không có Việt Dzũng cố vấn, an ủi, khuyến khích th́ chắc tôi đă không hoàn thành được những ǵ mà ḿnh muốn và đă thực hiện.



    Việt Dzũng đă ra đi, nhưng tinh thần và lư tưởng phục vụ cho tha nhân, cho quê hương đất nước cùng ḍng nhạc của anh vẫn c̣n tồn tại và sẽ sống măi trong ḷng những người thương mến anh. Tôi chỉ buồn một điều là từ nay sẽ không c̣n ai chọc phá ḿnh trên sân khấu hay trước mặt khán thính giả nữa. Thằng em tôi nó đang ngủ thật b́nh yên!

    Nam Lộc

    December 21, 2013
    Một mùa Giáng Sinh buồn!

    <iframe width="560" height="315" src="//www.youtube.com/embed/L4RF5up6oNI" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
    Quân Lệnh Cuối Cùng
    Sáng tác Việt Dzũng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 18
    Last Post: 06-05-2013, 05:27 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 18-03-2012, 06:31 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-08-2011, 03:22 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 08-06-2011, 06:13 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 04:35 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •