Page 22 of 29 FirstFirst ... 12181920212223242526 ... LastLast
Results 211 to 220 of 282

Thread: TƯỞNG NIỆM CA NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG , NGƯỜI HÙNG CHỐNG CỘNG

  1. #211
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    TƯỞNG NIỆM MC VIỆT DZŨNG (P1) .



  2. #212
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    TƯỞNG NIỆM MC VIỆT DZŨNG (P2) .



  3. #213
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cái chết của Việt Dzũng

    Tạp ghi Huy Phương

    “Chết không nghĩa là đă tắt hơi thở
    Sống đôi khi cũng có nghĩa chết ṃn.”
    (Chúc Thư - Huy Phương)


    Việt Dzũng đă thực sự bỏ chúng ta ra đi vào ngày Thứ Sáu, 20 Tháng Mười Hai, tại bệnh viện Fountain Valley, Nam California, ở tuổi 55. Chúng ta nghĩ rằng cái chết của Việt Dzũng là quá sớm nhưng cũng không là đột ngột, v́ bệnh tim của anh đă cho anh biết trước là có thể chết bất cứ lúc nào. Một người chết ở tuổi 55, vẫn thường được người đời cho là chết trẻ, nhưng thực sự sống thế nào cho có ư nghĩa, c̣n chiều dài của đời sống đôi khi chẳng nói lên được điều ǵ.




    Bàn thờ tại lễ Tưởng Niệm và Vinh Danh cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng tại đài truyền h́nh SBTN, Garden Grove, tối Thứ Sáu, 27 Tháng Mười Hai 2013.

    Với 38 năm, có thể nói từ tuổi trưởng thành, bắt đầu hiểu biết và từ lúc phải bỏ quê hương ra đi, cuộc đời của Việt Dzũng đă dài hơn nhiều cuộc sống khác, dù sống thọ đến tám chín mươi, nhưng “đa thọ” đôi khi cũng “đa nhục”. Với đôi chân bẩm sinh tật nguyền, không lành lặn, mạnh mẽ như đôi chân của chúng ta, chống đỡ nhờ đôi nạng, nhưng gần 40 năm qua, anh đă đi những đoạn đường dài nhiều lần gấp bội chúng ta, mà đă đến những nơi chúng ta chưa bao giờ đến được, hay nếu có, cũng chỉ là trong nỗi mơ ước. Phải gần Việt Dzũng để thấy những khó khăn những lúc anh ra sân khấu, hay phải bước lên bục cao, di chuyển bằng máy bay, cả lúc lên xuống xe, trong khi di chuyển hàng ngày trong những công việc và nơi chốn khác nhau, mới thấy sự nỗ lực không ngừng, mà không ai cũng có thể có được. Hơn nữa, anh chỉ có một nụ cười mà không có những nét cau có, giận dữ hay nặng ḷng v́ những điều bất như ư.

    Nước Mỹ đă có thể cho anh những phương tiện ưu đăi dành cho người khuyết tật, nhưng anh đă không thể nào sống trong sự an bài của số phận, và đă quyết chọn cho ḿnh một cuộc sống khác hơn, vững vàng, trong sáng, có lư tưởng và mạnh mẽ hơn tất cả những người mạnh mẽ.

    Nói đến tên Việt Dzũng, có lẽ chúng ta không cần phải ghép thêm một danh xưng đằng trước. Nhạc sĩ, ca sĩ, MC, xướng ngôn viên, kư giả, soạn giả, chủ bút một ṭa soạn báo chí hay điều hợp một chương tŕnh phát thanh, làm “host” cho một buổi hội luận trên đài truyền h́nh, kể cả tài đánh máy rất nhanh, ở địa hạt nào anh cũng tỏ ra một người xuất sắc, toàn mỹ.

    Việt Dzũng ra đi, như vậy, đă để lại rất nhiều thương tiếc cho tất cả mọi người Việt Nam trên thế giới, bất kỳ đó là Mỹ, Canada, Pháp, Việt Nam và cả bên trời Đông Âu, ở cả những nước vừa ra khỏi chế độ Cộng Sản. Đó là tất cả những người Việt có t́nh yêu với đất nước, quê hương trên khắp vùng đất thế giới. Phải nh́n những cụ già ngồi xe lăn, những gia đ́nh dẫn cả con cháu đến dự đêm tưởng niệm Việt Dzũng, một đêm cuối năm giá lạnh, trước đài truyền h́nh SBTN, thuộc thành phố Garden Grove; phải nghe những nhân vật chính quyền, tôn giáo, thành viên các đoàn thể trong cộng đồng cả Việt lẫn Mỹ, già hay trẻ, bày tỏ nỗi thương tiếc của họ đối với Việt Dzũng trên sân khấu Asia, mới thấy sự ra đi của anh là sự mất mát to lớn dường nào đối với tất cả mọi người.

    Phải mục kích đoàn người đông đúc viếng anh tại nhà quàn, thánh lễ di quan nơi nhà thờ, tại buổi tiễn đưa lần cuối anh về với cát bụi, mới thấy Việt Dzũng thân thuộc, gần gũi chừng nào trong ḷng tất cả mọi người, không biết họ là ai, tôn giáo nào, ở mọi lứa tuổi, ở bất cứ nơi nào đến đây. Nhưng, hơn hết, họ đều là những người yêu nước và đang nghĩ về quê hương, đất nước bên kia, cách chúng ta, những người đang sống lưu vong, nửa ṿng trái đất.

    Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy gia đ́nh, bạn bè và những người gần gũi, cộng sự của anh như Trúc Hồ, Minh Phượng, Nguyệt Ánh, những người đă cùng đứng với anh trên sân khấu như Ngọc Đan Thanh, Diệu Quyên, Thùy Dương, Nguyên Khang... không ngăn được ḍng nước mắt khi nói về anh, nhưng v́ sao cả những người ở xa, từ San Jose xuống, từ Riverside về, từ Los Angeles, San Diego đến, không hề quen biết, gần gũi anh, chỉ thấy nghe anh qua băng nhạc, làn sóng phát thanh hay băng tần truyền h́nh, v́ ngưỡng mộ, thương tiếc anh, cũng sụt sùi nhỏ lệ.

    Chúng ta có thể nói đây là cái chết gây xúc động nhất trong cộng đồng hải ngoại từ gần 40 năm nay, và Việt Dzũng quả là một tên tuổi quá lớn. Cái tên Việt Dzũng và những việc làm của anh đă làm cho trong nước kiêng dè và sợ hăi, khi họ không dám loan tin sự ra đi của anh. Nguyên tắc của truyền thông là phải loan tin sự thật, báo tin về một cái chết, dù là bạn hay thù, v́ sao phải im lặng? Việt Dzũng, người mà chính quyền trong nước đă đặt tên là “Tên Gangster Trên Sân Khấu Hải Ngoại” ra đi, hẳn là một niềm vui mừng lớn cho họ!

    Đây là một sự thật chúng ta không cần mở mắt lớn, cũng thấy rơ. Cộng Sản sợ hăi trước đám đông quần chúng thầm lặng đă đồng ư và thương yêu một người suốt bao nhiêu năm tranh đấu cho những người thấp cổ bé miệng ở quê hương, và sợ những tiếng nói, h́nh ảnh này đưa về tận nơi quê nhà.

    Gia đ́nh Việt Dzũng đă từ chối vinh dự phủ cờ cho anh và chúng ta tôn trọng quyết định này. Nhưng giả thử dù có được phủ lá quốc kỳ trên quan tài anh ngày ra đi, th́ Việt Dzũng, một người chưa hề có một ngày lính, cũng xứng đáng hơn biết bao nhiêu quân nhân đă bỏ anh em, bỏ bạn bè, được sống trên mảnh đất tự do này, đă trở về Việt Nam nhiều lần, chết già trên giường bệnh cũng được hưởng nghi thức ấy.

    Ngạn ngữ Pháp có câu: “Khi mới sinh ra đời, bạn khóc và mọi người xung quanh bạn đều mỉm cười. Hăy sống sao để khi nhắm mắt, bạn mỉm cười trong lúc mọi người quanh bạn khóc.” Việt Dzũng đă sống được một đời sống như vậy!

    Đây cũng là một cái tang chung và một tổn thất lớn của Asia và SBTN. Trong những năm gần đây Trúc Hồ đă mất Trầm Tử Thiêng, Nhật Ngân và bây giờ là Việt Dzũng! Những sự mất mát coi vậy mà rất khó thay thế.

    Cô Nhung và Hoàng Anh! Đời người hữu hạn. Xin hăy hănh diện mỉm cười khi mọi người đang khóc.

    Vĩnh biệt Việt Dzũng! Mấy ai đă được sống và chết như anh.


    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...7#.UsUB5tJDuSo

  4. #214
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Từ những góc khuất, Việt Dzũng

    Du Tử Lê

    Đó là sáng Thứ Sáu, ngày 20 tháng 12, 2013. Như thường lệ, chúng tôi gặp nhau ở café Tài Bửu. NH. Phương tiếp tục kể chuyện Phương Dung và đêm trước anh em tập trung ở nhà một bạn học cũ. NB. Ḥa nói về chuyến bay về phương đông, đă cận kề... Tôi hỏi thăm NL. Vỵ, tin Khánh Minh, sau khi người nữ có nhiều bài thơ khá tốt trong thời gian gần đây, té ngă, phải vào nhà thương, v́ một phần xương bánh chè bị bể. Và, Thiên Hương, cô chủ quán dài lâu của café Tao Nhân - Một thời là “địa chỉ đẹp”; điểm hẹn quen thuộc của nhiều sinh hoạt VHNT ở quận hạt Orange County nhiều thập niên, đang ở nhà thương, chưa có ngày về. Vỵ giải tỏa phần nào mối bận tâm của tôi bằng hai “short briefs”... Sau đó, Vỵ gọi cho Sơn, người bạn đời của Thiên Hương, khi tôi ngỏ ư muốn đi thăm Thiên Hương trong bệnh viện. Tôi nói, từng nằm bệnh viện nhiều ngày, tháng, nên rất hiểu giá trị của mọi cuộc thăm viếng... Vỵ gọi cho Sơn và, chuyển máy... Sơn kể, lần này, các bác sĩ phát hiện Thiên Hương bị một cục bướu đè lên ống dẫn mật. Đă mấy ngày qua rồi, nhưng bệnh nhân và thân nhân vẫn c̣n chờ kết quả các thử nghiệm, nhất là kết quả biopsy để biết bướu lành hay ưng thư, trước khi quyết định có cần giải phẫu? Sơn nói, Thiên Hương đang nằm ở Orange Coast Memorial Hospital, thành phố Huntington Beach, pḥng số...

    Chúng tôi chia tay nhau sớm, khi gió giở chứng, đem thêm nhiều lưỡi dao buốt giá, liếc qua, liếc lại thân thể chúng tôi, ngoài hành lang nhà hàng Tài Bửu. Tôi lái xe về, với nỗi buồn chẳng bao giờ có thể trở thành quen thuộc: Nỗi buồn cuối năm / Quê người / Nhẩm tính người c̣n, kẻ mất. Rồi luôn luôn câu hỏi cuối cùng ở tôi, vẫn là “khi nào tới phiên ta?”

    - Đó là lúc 10:50AM (vẫn Thứ Sáu 20 tháng 12, 2013), T. gọi cho tôi, báo tin Việt Dzũng không c̣n nữa!!! Khi tôi đang xếp hàng chờ trả tiền đổ xăng. Tai tôi ắp đầy những âm âm thanh nhọn hoắt... Câu nói ngắn của T. bị chẻ nát, thành những tiếng lạc lơng; giống như những dội sóng ́ ầm, đứt đoạn. Không có thật. Người đàn bà Mễ đứng sau quầy tính tiền tỏ dấu khó chịu thấy tôi không nói ǵ. Có thể chị ta không (hay đă) nhận ra vẻ thất thần trên mặt tôi!?!

    Cây xăng tôi dừng lại hôm đó, nằm ngay ngă tư Brookhurst và Trask. Chỉ cần chạy thêm vài trăm thước là đường Garden Grove, rẽ tay mặt, cũng chỉ vài trăm thước thôi, đài truyền h́nh SBTN nằm bên trái. SBTN, nơi Việt Dzũng phải lui tới hàng ngày, không chỉ một lần; đôi khi nhiều hơn, v́ nhu cầu công việc. Tôi nghĩ, chỗ tôi đứng, ṿi xăng tôi đang dùng, nhiều phần cũng là chỗ và ṿi xăng Việt Dzũng đă từng đứng. Từng dùng. Từng chờ đợi. Trong tôi, một ư nghĩ hoang tưởng vụt đến: Tôi nghĩ, biết đâu chốc lát sẽ có người đặt tay lên vai tôi. Nói, theo thói quen “Dzũng đây anh!” Và, “Cậu Út” (1) sẽ vẫn nụ cười trẻ thơ, gương mặt bụ bẫm, rất “babyface” nhấn mạnh: “Tin đồn đó anh. Dzũng chưa chết đâu! Dzũng c̣n nhiều việc phải làm mà anh...!”

    Cho tới khi rời cây xăng, vẫn không một bàn tay đặt lên vai tôi. Cũng chẳng có tiếng nói nào, dù th́ thầm với riêng tôi.

    -Đó là lúc 7 giờ tối (vẫn Thứ Sáu 20 tháng 12, 2013): Tôi không biết ḿnh đă nhận được bao nhiêu điện thoại?!? Khởi đầu là điện thoại của NH. Phương. Nhiều lần. Tôi biết Phương muốn nói ǵ. Tôi không nghe. Tôi không muốn nghe lại cái điệp khúc “Việt Dzũng mất rồi!” hay, “Việt Dzũng chết rồi!” đă lùng bùng trong tôi hơn nửa tiếng trước.

    Nhưng khi Nguyệt Hạnh, rồi Topaz Trần, Lê Văn Hào (Houston), Phiến Đan, Lâm Lư Trí, Trần Thu Miên (Boston)... Đỗ Vẫn Trọn, từ Việt Nam, Pleiku, Trần Thu Miên từ Boston, Mass... gọi... th́ tôi nghe. (2) Họ không gọi để thông báo hay, hỏi tôi có biết tin Việt Dzũng mất. Họ gọi để bày tỏ sự bàng hoàng, bất ngờ và, nỗi buồn quá lớn, trước sự “đi xa” đột ngột của Việt Dzũng.

    Ở từng vị trí quá khứ, mỗi người khua thức trong tôi, những cảnh đời mà, họ đă có chung với tôi và Việt Dzũng. Chúng như những ḥn than dĩ văng cháy bỏng và, nỗi muộn phiền là mặt bên kia của một thời rực rỡ!

    *

    C̣n tiếp...

  5. #215
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tiếng nói lạc giọng của Topaz Trần ném tôi trở lại những ngày đầu thập niên 1980s. Đó là những buổi tối, nơi pḥng khách căn nhà nhỏ đường Ranchero Way, Garden Grove, Việt Dzũng ôm đàn hát gần như tất cả những ca khúc có trong băng nhạc “Kinh Tỵ Nạn”. Chúng tôi sững người. Đứng tim. Khi Việt Dzũng hát bằng giọng của ḿnh, những ca khúc như “Một Chút Quà Cho Quê Hương”:

    “Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
    Anh đốt cuộc đời cháy ṃn trên ngón tay
    Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
    Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy.

    Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
    Chị may áo cưới hay chị may áo tang
    Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
    Em ăn cho ngọt v́ đời nhiều cay đắng.

    Con gởi về cho cha một manh áo trắng
    Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
    Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
    Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh b́nh.

    Em gởi về cho anh một cây bút máy
    Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh
    Gởi về cho mẹ dăm gói chè xanh
    Mẹ pha hộ con nước mắt đă khô cằn”. (3)

    Hay “Lời Kinh Đêm”:

    “Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm.
    Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dài.
    Ai có nghe thấu lời kinh khổ,
    Sao cúi mặt gục đầu ngủ quên.

    Trời mong manh ôi đời lênh đênh.
    Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ...
    Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
    Lời mẹ buồn giữa tiếng Nam-mô.

    Thuyền trôi xa về đâu ai biết
    Thuyền có về ghé bến tự do.
    Trời cao xanh hay trời oan nghiệt.
    Trời có buồn hay trời chỉ làm ngơ.

    Trời chơ vơ ôi người bơ vơ.
    Người vẫn ôm mảnh ván rũ mục.
    Lời kinh cầu từng hồi nấc nghẹn.
    Lời mẹ buồn giữa tiếng Amen.

    Người buông xuôi về nơi đáy nước
    Người có mộng một nấm mộ xanh.
    Biển ngây ngô hay biển man rợ
    Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ”. (4)

    Tôi nhớ, tôi đă yêu cầu Dzũng hát lại nhiều lần, hai ca khúc vừa kể. Riêng “Lời Kinh Đêm” Dzũng phải hát lại không dưới 3 lần.

    Tôi yêu tất cả những ca khúc của Dzũng trong “Kinh Tỵ Nạn” tới độ, hai ngày sau, tôi mời thêm một số bằng hữu tôi quư, trong số đó, có Topaz Trần, để nghe “Người buông xuôi về nơi đáy nước / Người có mộng một nấm mộ xanh / Biển ngây ngô hay biển man rợ / Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ”?

    Thời gian này, cũng là thời gian chúng tôi mới khởi sự thực hiện nguyệt san Nhân Chứng mà, linh hồn của phần kỹ thuật, sắp chữ bằng máy IBM (quả cầu, bỏ dấu tay) là Việt Dzũng.

    Thời gian này, quận hạt Orange County có rất ít nhà hàng. Một trong những nhà hàng thuộc hạng sang, là nhà hàng Pagoda, ra đời, tọa lạc gần ngă tư Harbor và Garden Grove. Một buổi trưa, Topaz Trần mời tôi đến ăn để ủng hộ chị Nicole, chủ nhà hàng. Ba ngày sau, tôi trở lại, cũng buổi trưa với Việt Dzũng, chị Nicole cho tôi biết, Topaz Trần dặn chị, bất cứ lúc nào tôi đến, th́ đừng lấy tiền và ghi vào “trương mục riêng của Topaz...” Tôi nhờ chị Nicole nói lại với Topaz, ngoài tôi, nếu có thêm Việt Dzũng th́ có OK? Ít tiếng sau, Topaz gọi cho tôi ở ṭa soạn, nói, ai chứ Việt Dzũng th́ Topaz vui lắm, để được mời vào “account” riêng của Topaz ở Pagoda.

    Đấy là thời khởi đầu huy hoàng của Topaz Trần trong lănh vực địa ốc. Đấy cũng là thời gian nữ kư giả Connie Chung của nhật báo Register (không biết có phải qua sự giới thiệu của Topaz?) ngỏ ư muốn phỏng vấn Việt Dzũng cho tờ Register. (5) Việt Dzũng nhận lời và chúng tôi “nhất trí” chọn Pagoda để Dzũng trả lời phỏng vấn với tư cách nhạc sĩ kiêm tổng thư kư ṭa soạn Nhân Chứng. V́, chúng tôi không muốn Connie Chung thấy được “thực trạng” nghèo nàn tới đáng xấu hổ của cái gọi là ṭa soạn Nhân Chứng, thuở đó.


    Chú thích:

    (1) “Cậu Út”, nickname Trương Trọng Trác (1940-2009) đặt cho Việt Dzũng khi chúng tôi tập trung quanh tạp chí Nhân Chứng rồi tuần báo Tay Phải, hồi đầu thập niên 1980. Trong anh em, Dzũng nhỏ nhất và, cũng đa tài, đa năng nhất, nên được mọi người cưng chiều nhất.

    (2) Trần Thu Miên kể, ngay từ những ngày đầu ở trại tỵ nạn Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas, Việt Dzũng và Trần Thu Miên đă có những buổi sinh hoạt văn nghệ “tự phát” liên tục...

    (3), (4) Nguồn: Wikipedia - Tiếng Việt.

    (5) Connie Chung (1946-) Sau đấy đă rời tờ Register, để trở thành cộng tác viên nổi tiếng của những hệ thống truyền h́nh lớn như NBC, CBS, CNN và MSNBC ở New York. Cho tới ngày về hưu, ba lần bà được trao giải Emmy dành cho những nhà báo xuất sắc nhất trong năm (Theo Wikipedia).



    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...7#.UsUC89JDuSo

  6. #216
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    363
    Việt Dzũng, Anh buồn Em ...
    Người Anh đồng môn Lasan Taberd của Em...


    <embed src="http://www.4shared.com/embed/4290655497/b022a35b" width="420" height="250" allowfullscreen="tru e" allowscriptaccess="a lways"></embed>
    Việt Dzũng, Anh buồn Em ... - Uyễn Diễm & Đại Dương

    Bài hát Kinh Hoà B́nh mà anh vẫn nghêu ngao hay hát theo ca đoàn tại nhà thờ Đức Mẹ Lavang Cincinnati Ohio hoặc nghe thấy trên Youtube... Anh thật sự chỉ thấy xúc động thật nhiều khi nghe từ chính giọng ca của em...Việt Dzũng ạ...
    Khi anh lướt vào trang mạng Viet Catholic để tưởng nhớ em và anh đă nghe lại bài hat Kinh Hoà B́nh do chính em hát với cả tâm hồn, câu hát làm cho anh cảm thấy bồi hồi và an ủi với chinh giọng ca của em...
    ...V́ chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
    Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời...

    Vâng, Việt Dzũng, Em hăy VUI SỐNG MUÔN ĐỜI dưới chân Chúa từ nhân và cùng anh nguyện cầu cho quê hương Việt Nam sớm có Tự Do , Công lư và Hoà b́nh thực sự.

    Rồi đây, sau khi em đă về cơi vĩnh hằng, ngọn lửa đấu tranh rực sáng của em vẫn ̣̣̣̣̣dược hải ngoại thắp sáng và chuyển mạnh mẽ hơn về VN. Anh sẽ cùng đồng bào tiếp tục bước chân của em cho đến ngày quang phục được quê hương, cho đến ngày ngụi dân Việt được sống trong tự do, dân chủ và phú cường như ước vọng của em và của toàn dân Việt Nam nói chung.

    Người Anh đồng môn Lasan Taberd của Em...

    Cincinnati, Ohio trong ngày Lễ Giáng Sinh 2013


    Việt Dzũng, Anh buồn Em ... - Uyễn Diễm & Đại Dương Giới thiệu
    Last edited by VongNgayXanh; 02-01-2014 at 07:49 PM.

  7. #217
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    363
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Gửi về Việt Dzũng dưới huyệt lạnh

    Đêm nay nghe tiếng pháo nổ , mà ḷng tôi không rộn ràng chút nào . H́nh ảnh Em với đôi nạng gỗ , khó khăn bước lên cái sân khấu dă chiến trong Đêm Thắp Sáng Niềm Tin , tổ chức tại New Orleans , mới 30 tháng 4 năm nào , gợi lên trong tôi bao kỷ niệm đấu tranh giữa chúng ta và chị Nguyệt Ánh .

    Đêm hôm ấy , Em hát không ngừng nghỉ . Cơ thể Em yếu đuối , nhưng tiếng hát Em mạnh mẽ , bay vút cao , quyện với tiếng hát của chị Nguyệt Ánh ,như những lời thúc dục , khiến đám trẻ tại đây , không dự định trước , cầm đuốc chạy theo nhau ṿng theo khán đài lộ thiên , làm không khí vận động trường như bừng sáng .


    Em c̣n nhớ không , Việt Dzũng ? Nhóm Thanh Niên Nam Nữ đă bị Em làm cho khí thế bừng lên , chúng cầm đuốc , vừa chạy , vừa hát theo tiếng Em và chị Nguyệt Ánh trên sân kháu , vang động cả một góc đường .

    Đêm hôm ấy , thành phố nhỏ này nhờ sự có mặt của Em và chị Nguyệt Ánh mà Đêm Tưởng Niệm Quốc Hận quy tụ được trên 2,000 người , một con số chưa từng có nơi đây . Anh Hoa Biển nói sẽ đem cuốn VCR đêm hôm đó , làm lại thành Video , để giữ được lâu hơn

    Đêm hôm ấy , đă quá nửa đêm mà bà con c̣n chưa muốn ra về . Bầu trời th́ sáng rực với trăng rằm và đèn pha từ sân vận động , nhưng sương xuống khá lạnh , Chị Nguyệt ánh đă bắt đầu co ro . Anh Hoa Biển tuyên bố bế mach để mọi người về nghỉ , hôm sau c̣n đi làm .

    Đêm hôm ấy , mọi người về " hậu cứ " của Anh Em Cao Đài . Tí nữa th́ quên , Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa cũng có mặt , và xuất sắc trong màn biểu diễn múa cờ theo tiếng trống . Bọn ḿnh quây quần bên mâm Crawfish , đặc sản của Louisiana mà chị Nguyệt Ánh đă cho biết trước là Việt Dzũng rất thích , vừa " nhậu " , vừa nói chuyện gần như suốt đêm .

    Đêm hôm nay , Chị Em ḿnh đă âm -dương xa cách . Dưới huyệt sâu , Em lạnh lắm phải không Việt Dzũng ? Viết đến đây , đoi mắt tôi đă nḥa . Thương cho Em vừa t́m được mái ấm gia đ́nh th́ đă phải đi xa ...

    Đêm hôm nay , Em nằm đó , nhưng hồn Em bay bổng về nơi Thiên Quốc , nơi không có gạnh tỵ , hờn ghen , oán thù .

    Bên tai tôi , vẫn c̣n văng vẳng tiếng ca đoàn hát từ trong Video Youtube . Em c̣n nhớ không , Việt Dzũng ?

    Bài hát tiễn đưa Em có lời như sau :

    1- Xin vĩnh biệt mọi người. Tôi ra đi lần cuối… không bao giờ trở lại. Hẹn nhau trong Nước Trời. Tôi đă nhận được lệnh ra đi. Xin chúc tôi may mắn anh em! Xin để lại anh em đôi lời yêu thương nhau măi măi anh em!

    2- Xin vĩnh biệt mọi người. Tôi ra đi lần cuối, không bao giờ trở lại. Hẹn nhau trong nước trời. Tôi đă nhận được từ anh em. Nhiều hơn là tôi đă trao cho. Xin để lại anh em mối t́nh, yêu thương nhau măi măi thay tôi!

    3- Xin vĩnh biệt mọi người. Tôi ra đi lần cuối,không bao giờ trở lại Hẹn nhau trong nước trời. Tôi đă choàng vào ṿng hoa tươi. Đă khoác vào chiếc áo tân hôn. Đây là giờ tôi đến với Người. Mang theo chỉ có mỗi con tim.

    4- Xin vĩnh biệt mọi người. Tôi ra đi lần cuối, không bao giờ trở lại. Hẹn nhau trong nước trời. Tôi đă nhận được từ nơi Chúa. B́nh an, niềm vui, với yêu thương: Xin để lại anh em tất cả. Ca lên đi khúc hát chia tay.


    Bài hát này , người ta hát thay cho lời Em nhắn , v́ Em không thể lên tiếng được . Rất tiếc , tôi không biết làm MP3 lên Vietland để mọi người có thể cùng nghe với Em : Bài hát tên là "Xin Để Lại Anh Em " của LM Nguyễn Sang , có thể nghe trong trang <http://www.keeng.vn/audio/Xin-De-Lai.../IUVB4YIS.html >

    Vâng , vĩnh biệt Việt Dzũng "Xin vĩnh biệt mọi người. Tôi ra đi lần cuối, không bao giờ trở lại. Hẹn nhau trong nước trời."

    Hẹn gặp lại Em trên nước trời .

    Hăy cầu cùng Chúa , cho nước Việt Nam ḿnh sớm có Công Bằng - Tự do -Bác Ái và Công Chính , Em nhé

    Một lần nữa , vĩnh biệt Em , Việt Dzũng , vĩnh biệt ....

    Tigon Lê

    Xin Để Lại Anh Em - Linh Mục Nguyễn Sang
    <a href="http://yourlisten.com/vong.ngayxanh/xin-li-anh-em-linh-mc-nguyn-sang" id="yl17060958">Musi c Hosting - Download Audio - Xin Để Lại Anh Em - Lin...</a><script src="http://yourlisten.com/embed.js?17060958" type="text/javascript" async></script>

  8. #218
    Member
    Join Date
    25-05-2011
    Posts
    257
    Sự ra đi của Việt Dzũng là một mất mát to lớn nhưng cũng đă chứng minh cho thấy sự đoàn kết chung sức chung ḷng của cộng đồng người Việt Quốc Gia khi hữu sự.
    Đa số thầm lặng đă cất lên lời nói bằng sự hiện hữu của ḿnh, qua lời ca tiếng nhạc, những lời tiếc thương cho một con người tử tế bao dung vừa nằm xuống như một biểu tượng anh hùng.

    Xin cảm ơn và Vĩnh biệt Việt Dzũng.

  9. #219
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vinh danh ca nhạc sĩ Việt Dũng, người chiến sĩ đấu tranh không súng đạn cho Tự Do Dân Chủ Việt Nam

    Việt Dzũng là một nghệ sĩ đa tài trong số không nhiều lắm những ca nhạc sĩ tại hải ngoại trên lănh vực quảng bá, hun đúc tinh thần chống cộng. Ai từng làm truyền thông, viết báo với khuynh hướng trên đều bị Việt Gian và tay sai trù đập. Cá nhân người viết nhận thấy VD (c̣n khá trẻ so với tôi!) ít ồn ào.

    Lời tác giả: Chúng ta trong hơn 10 ngày qua theo dơi tin tức trên báo chí, liên mạng đều có thể ghi nhận rằng đă có nhiều bài viết, emails và Video Clip đề cập đến một ca nhạc sĩ quen thuộc: Việt Dzũng. Sự ngưỡng mộ đối với Việt Dzũng rất nhiều, tuy nhiên cũng có một số ít v́ lư do nào đó đă lên tiếng mỉa mai, chỉ trích. Nhân dịp đầu năm 2014, là người chưa một lần gặp Việt Dzũng tôi mạo muội viết bài tạp ghi này để bày tỏ sự kính trọng tinh thần dấn thân, miệt mài đấu tranh của anh Việt Dzũng, dưới nhăn quan của riêng tôi: "Cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng là một chiến sĩ chống cộng không có số quân và vũ khí" !.

    Có thể v́ chủ quan qua nhận định, cá nhân người viết nếu vô t́nh đề cập đến vài dữ kiện t́nh cờ đụng chạm độc giả nào đó th́ mong hoan hỷ cho v́ đó không phải là chủ đích của bài tạp ghi này.
    Trân trọng cám ơn (LNC).

    Cali Today News -Ba ngày sau khi đi xa về th́ nhận được hung tin từ diễn đàn chuyển đến :" Ca nhạc sĩ Việt Dzũng đă ra đi hôm 20. December 2013", vài ngày trước Noel. Tôi thật sự bàng hoàng xúc động dù chưa một lần hân hạnh được gặp ca nhạc sĩ Việt Dzũng, có chăng chỉ biết qua những bích chương quảng cáo hay trong vai tṛ MC của Trung Tâm Asia, Youtube!

    Để tưởng nhớ đến người ca nhạc sĩ đấu tranh mà hầu hết người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại đều nghe biết, một Đêm Tưởng Niệm và Vinh Danh Việt Dzũng ở miền Tây Nam của nước Mỹ, do Trúc Hồ và Nguyễn Khoa Diệu Quyên của đài truyền h́nh SBTN phụ trách, MC Nam Lộc huớng dẫn chương tŕnh, gần như đă cô đọng được toàn bộ cuộc đời hoạt động cho tha nhân của ca nhạc sĩ Việt Dzũng. Rất tiếc là ở tận trời Âu xa xôi, nếu không thế nào tôi cũng tham dự để tiễn đưa Việt Dzũng (bắt đầu từ đây xin mạn phép được viết ngắn gọn VD hay cns_VD) lần cuối.

    Tuy nhiên theo thiển ư họ đă quên rằng hay chưa tự hỏi thế th́ so với VD họ đă làm được ǵ hơn Việt Dzũng trong quá khứ chưa hay chỉ dèm pha cho thỏa ḷng v́ không có bản lănh như VD, một ca nhạc sĩ, một nhà truyền thông, một nhà báo mà vũ khí chỉ là lời ca, tiếng hát, chuyển đạt tư tưởng chống chủ nghĩa cộng sản, kết án nội thù và hô hào chống ngọai xâm từ phương Bắc ?. Đừng quên rằng cuộc chiến hôm nay của người Việt tỵ nạn cộng sản chống cộng sản hiện tại không phải bằng vũ khí, bom đạn mà bằng "chính trị và vũ khí căn bản của chúng ta sau 30.04.1975 là truyền thông, báo chí, là những bản nhạc đấu tranh mục đích động viên đồng hương tỵ nạn, duy tŕ tinh thần chống cộng ".

    Việt Dzũng là một nghệ sĩ đa tài trong số không nhiều lắm những ca nhạc sĩ tại hải ngoại trên lănh vực quảng bá, hun đúc tinh thần chống cộng. Ai từng làm truyền thông, viết báo với khuynh hướng trên đều bị Việt Gian và tay sai trù đập. Cá nhân người viết nhận thấy VD (c̣n khá trẻ so với tôi!) ít ồn ào. Có thể nói VD là một nghệ sĩ hiền lành, nhỏ nhẹ, tận tụy với mọi người và nghề nghiệp. Cái nghệ sĩ tính đó, từ Việt Dzũng, tuôn chảy thành những ca khúc trữ t́nh thật đẹp, hoặc hàm chứa đầy đấu tranh tính được thể hiện trọn vẹn qua nhiều tác phẩm tràn đầy xúc cảm, với những lời nhạc nhẹ nhàng chải chuốt trong tiếc thương, nhưng không kém phần cứng rắng về nội dung.

    Khi sống, Việt Dzũng đúng là một nghệ sĩ tài hoa và sau khi Chết, Việt Dzũng đă được Tiếc Thương Như Một Anh Hùng.

    Theo tin trên Internet và báo chí tôi nghĩ rằng trong Đêm Tưởng Niệm Việt Dzũng rơ ràng không phải là vô cớ, hoặc cũng không phải v́ t́nh cảm, và có lẽ lại càng không phải v́ một giây phút bốc đồng khi mà hầu hết các nhân vật cầm đầu hành chánh, dân cử cấp liên bang, tiểu bang cũng như của một thành phố quan trọng vào bậc nhất tiểu bang California, phù trú và đông đúc lại đến tham dự Đêm Tưởng Niệm Và Vinh Danh ca nhạc sĩ Việt Dzũng với những lời phát biểu bày tỏ ḷng ngưỡng mộ, thương yêu Việt Dzũng, kèm theo lá Quốc Kỳ, ngoài Bảng Tuyên Dương, Tưởng Niệm, Vinh Danh của họ trao cho thân mẫu và hiền thê của VD. Chưa hết, rất nhiều Hội Đoàn, Tổ Chức, Đoàn Thể của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn ở khắp nơi, trong và ngoài nước Mỹ, thay nhau phát biểu cảm tưởng về Việt Dũng. Nghẹn ngào có, nước mắt có, cảm phục cũng có, và không thiếu yêu thương. Ngay cả ở Úc, Pháp ...cũng tổ chức những buổi tưởng niệm Việt Dzũng. Nói chung, VD được đa số ngưỡng mộ, gồm cả Mỹ lẫn Việt, suy niệm anh là một người có nhiều tâm huyết, nhiều công lao phục vụ cộng đồng, đất nước, dân tộc, không chỉ là Việt Nam, mà c̣n cả trên quê hương thứ hai của anh là Hoa Kỳ. Chừng đó đủ chứng minh cảm t́nh khán thính giả, đồng nghiệp và ca sĩ dành riêng cho ca nhạc sĩ Việt Dzũng!

    Chứng kiến những sự kiện trên khi xem h́nh ảnh Đêm Tưởng Niệm qua các Youtube dược phổ biến, khách quan mà nói phải nh́n thấy một điều :"Việt Dzũng vụt sáng lên như một nhân vật tầm cỡ, tuy là một ca nhạc sĩ nhưng với kích thước của một anh hùng không vũ khí trong tay. Một người chống cộng kiên tŕ, đầy tính vương đạo, xả thân cho đời, cho người, nhưng chẳng mong một đền đáp. Tiếc thay ca nhạc sĩ Việt Dzũng đă giă từ chúng ta khi tuổi đời c̣n quá trẻ, mới vừa 55 tuổi!.

    Con tiếp...

  10. #220
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ai đă từng nghe bài hát "Lời Kinh Đêm" th́ cũng phải công nhận lời hát lột tả tuyệt vời, chuyển tải cái thông điệp đầy bi thương ai oán, đầy thống của những người Việt tỵ nạn nhỏ bé, trên những con thuyền mong manh, chồng chềnh trong băo tố, tương lai mịt mờ. Những người Miền Nam sau 30.04.1975 liều chết, đặt cả sinh mạng ḿnh trong những cuộc vượt biển hăi hùng chỉ v́ hai chữ “Tự Do”, v́ không chấp nhận chế độ cộng sản tàn ác, gian manh nên đành phải quay lưng lại với quê hương, bỏ nước ra đi. Thông Điệp đó, Việt Dzũng không chỉ nói lên cho những người vượt biển t́m Tự do c̣n sống sót, mà anh c̣n nói hộ cho cả những người đă chết, những người không c̣n cơ hội nào để thông báo những khổ đau, oan khuất của họ đă trải qua sau ngày 30-4-1975, khi tận mắt nh́n thấy cộng sản Bắc Việt lừa dối người dân miền Nam, đẩy họ đi vùng kinh tế mới, lừa dối Quân Cán Chính vào những trại tù ngụy danh là "Trại cải tạo" mà đă có bao nhiêu người ra đi không có ngày trở về !

    Riêng nhạc phẩm "Một Chút Quà Quê Hương" có lẽ là bức thông điệp buồn đau của đất nước, của con người Việt Nam từ đó đến nay, đă được Việt Dzũng góp cùng những nhà Sử học chân chính ghi lại đầy đủ một thời đại của Việt Nam dưới chế độ Xă Hội Chủ Nghiă. Và Việt Dzũng không chỉ là người gửi thông điệp cho lịch sử bằng miệng mà anh c̣n đấu tranh miệt mài để làm sao, người người bừng tỉnh, phá cho tan cái “huyền thoại cộng sản” đó đi.

    Chắc có người sẽ nói là tôi muốn đánh bóng ḿnh qua bài tạp ghi này, nhưng mặc kệ. Nhân đề cập đến bản nhạc "Một Chút Quà Quê Hương" của ns_VD cho tôi được mở ngoặc ở đây chút xíu. Đối với csVN, gia đ́nh tôi thuộc diện "ngụy" đă gặp nhiều khó khăn nên tôi rất thích bài hát này khi được nghe vào thập niên 90. Lư do đơn giản nội dung bài hát phản ảnh khá nhiều hoàn cảnh của tôi vào cuối thập niên 90, trong những năm sau 30.04.1975..

    Lời hát chất chứa đầy thương yêu:

    Gửi về cho chị hộp diêm nhóm lửa
    Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương

    giống như cảnh "hoang lạnh với sương mù sớm mai" mà gia đ́nh chị tôi đă trải qua trong những tháng năm đi vùng kinh tế mới, khác xa với thành phố nhỏ chúng tôi từng sinh sống.

    Tương tự, tôi may mắn đi trước nên cũng cố gắng với khả năng ḿnh, tuy không đúng nhưng VD cất cao tiếng hát :


    Gửi về cho em chiếc nhẫn yêu thương
    Em bán cho đời t́m đường vượt biên

    nhưng bằng một phương thức khác đă tạo cơ hội cho em út tôi vượt biển t́m Tự Do và tạ ơn trời là đàn em, cháu của tôi may mắn sống sót, lần lượt đều đến được bờ Tự Do.

    Lời nhạc sau đây làm tôi xúc động nhiều nhất và rất ưa chuộng v́ phản ảnh rơ nét đối với cuộc sống tù tội của Ba tôi sau tháng Tư đen 1975 v́ chính tôi là người đă gởi liên tục trong vài năm nhiều loại thuốc- (khác điều không phải là những viên thuốc ngủ như VD viết!) - chỉ mua được ở nơi tôi đang sống cho ba tôi trị bịnh khi đang ở trong tù:

    Con gửi về cho cha vài viên thuốc ngủ
    Cha ru cuộc đời trong tử tù chung thân !

    Để rồi cuối cùng Ba tôi không qua khỏi cơn bạo bệnh và vĩnh viễn ra đi. Tôi nghĩ nếu miền Nam đừng mất th́ cơn bệnh của Ba tôi hay nhiều người khác chắc chắn chửa trị được v́ nền y tế, bệnh viện của Việt Nam Cộng Ḥa khá tân tiến với đầy đủ thuốc men, có nhiều bác sĩ giỏi và bệnh nhân được chăm sóc kỹ lưỡng.

    Để tưởng nhớ đến ca nhạc sĩ Việt Dzũng, xin giới thiệu cùng quư độc giả Link của bài hát Một Chút Quà Quê Hương do chính tác giả tŕnh bày:




    C̣n tiếp. ..

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 18
    Last Post: 06-05-2013, 05:27 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 18-03-2012, 06:31 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-08-2011, 03:22 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 08-06-2011, 06:13 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 04:35 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •