Page 2 of 7 FirstFirst 123456 ... LastLast
Results 11 to 20 of 69

Thread: TƯỞNG NIỆM 40 Năm Hải Chiến Hoàng Sa

  1. #11
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngụy Văn Thà



  2. #12
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Việt Nam cộng ḥa và hải chiến Hoàng Sa 1974 .





    Phim tài liệu của Việt Nam Cộng Ḥa làm khoảng 1 tháng sau Trận Hải Chiến Hoàng Sa vào ngày 14 tháng 2 năm 1974

    Đài Truyền H́nh Đồng Nai - Việt Nam lưu trữ và phát sóng.

  3. #13
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    BBC - Hải Chiến Hoàng Sa 1974 - Phỏng vấn phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại



  4. #14
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    KẺ SỐNG SÓT TỪ HỘ TỐNG HẠM NHẬT TẢO HQ10 TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA

    HS1/TP Vương Văn Hà

    Người về từ Hoàng Sa

    Gần hai mươi bảy năm qua, Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 đă và đang nằm yên giấc ngàn thu dưới ḷng biển Hoàng Sa mà nay Trung Cộng đă trắng trợn xâm chiếm. Từ bấy lâu nay, tôi đă tưởng những kỷ niệm đau buồn này đă đi vào quên lăng! Nhưng nay trước sự cổ vơ của các bạn trong Hải Quân, dù rằng chưa bao giờ tôi viết bất cứ một đề tài nào, nhưng nghĩ lại, là một trong những người trực tiếp tham dự trận chiến Hoàng Sa th́ cũng nên cố gắng ghi lại những sự kiện có thật mà ḿnh đă chứng kiến để rộng đường dư luận cùng tưởng niệm những chiến hữu HQ/VNCH đă dâng hiến thân ḿnh cho tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.

    Tôi được tân đáo đến Hộ Tống Hạm Nhật Tảo vào mùa hè đỏ lửa năm 1972 sau một thời gian phục vụ tại Giang Đoàn 54 Tuần Thám với cấp bậc Hạ Sĩ trọng pháo. Xuất thân khóa 53/TB Cam Ranh, SQ 70A706340. Ham Trưởng HQ 10 lúc đó là HQ Thiếu Tá Đức sau làm Hạm Trưởng HQ 17. Những ngày đầu trên chiến hạm thật khá vất vả đối với tôi v́ nếp sống quen thuộc từ các đơn vị chiến đấu như Giang Đoàn Thủy Bộ, Ngăn Chặn, Tuần Thám . . .nay phải bị g̣ bó nhiều về kỷ luật trên chiến hạm. Một phần cũng có mặc cảm về hải nghiệp c̣n bỡ ngỡ. Nhưng với thời gian tôi đă thích ứng rất mau. Khoảng gần một năm sau th́ thay đổi Hạm Trưởng.

    Tân Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà là một vị Hạm Trưởng được rất nhiều cảm t́nh của Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, và Đoàn viên trên chiến hạm. Nhiệm vụ chính của HQ 10 vẫn thường xuyên biệt phái cho Vùng I Duyên Hải với những cuộc tuần pḥng viễn duyên. Thỉnh thoảng có các cuộc yểm trợ hải pháo. Cứ mỗi lần yểm trợ hải pháo tôi thấy thích thú vô vùng v́ đă được sống lại với những kỷ niệm của các cuộc hành quân hồi c̣n ở giang đoàn.

    Tôi luôn luôn ở bên ổ trọng pháo 76. 2 ly mà sau này tôi rất quen thuộc. Công việc trên chiến hạm của tôi là đi ca đài chỉ huy, tu bổ chiến hạm, bảo tŕ cây 76.2 ly. Bản tính bẩm sinh đă hơi phóng túng và ngang tàng do đó tôi thường hay bị ông Quản Nội Trưởng là Thượng Sĩ TP Châu la rày ( Thượng Sĩ Châu là HSQ Huấn Luyện Viên của các khóa SVSQ). Trên chiến hạm lúc đó có hai phe: một bên là những người rất quen thuộc với các chiến hạm thuộc Hạm Đội, một bên là nhân viên từ các giang đoàn thuyên chuyển về do đó nhiệm vụ của ông Quản Nội Trưởng rất mệt nhọc để tạo nên bầu không khí hài hoà thông cảm. Dù vậy, với thời gian chúng tôi trở nên những người bạn thân thiết. Đời tôi nay đă quen với biển cả trùng dương, dù rằng đôi lúc cũng nhớ tới lục b́nh Cửu Long Giang hoặc Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây . . .

    Chuyến ra khơi lần cuối của HQ 10.

    Trời gần vào Xuân, Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 tháo dây rời bến Hải Quân Công Xưởng vào lúc xế chiều. Khí hậu Sài G̣n có phần nào mát mẻ, dễ chịu hơn. Chiến hạm từ từ chạy qua Bộ Tư Lệnh Hải Quân, với hàng dàn chào trong quân phục tiểu lễ trắng toát uy nghi. Quốc Kỳ, Chiến Kỳ của HQ 10 tung bay lộng gió. . . Tàu chạy ngang qua nhà hàng Majestic tráng lệ để lần lần rời xa Sài G̣n với đầy thương nhớ: gia đ́nh, người yêu và thành phố thân yêu quen thuộc. Cũng như mọi chuyến tuần dương, thời gian biệt phái công tác của HQ 10 từ tháng 11/73 đến cuối tháng 01/74.

    Sau hai tháng chu toàn nhiệm vụ, tàu được lệnh về căn cứ thuộc Vùng I Duyên Hải để bàn giao công tác cho Chiến Hạm thay thế là HQ 11.
    Mọi người trên chiến hạm ai cũng hân hoan ra mặt v́ sẽ được xum họp cùng gia đ́nh vợ con vào dip Xuân Con Cọp 1974. Hải Quân Đại Tá Trần Văn Triết đă lên tàu chúc chiến hạm về Saigon ăn Tết vui vẻ. Chúng tôi lănh lương và được đi bờ. Chia nhau từng nhóm nhỏ ra phố mua sắm quà Tết cho gia đ́nh. Có người lo gửi tiền về để ở nhà kịp sắm sửa lo Tết trước. Tôi và một số các bạn khác tung hoành trên các đường phố Đà Nẵng để tiêu khiển một vài chung lếu láo. Sau đó qua đường rày xe lửa nổi tiếng là khu vực nóng của Đà Nẵng. . . thế là thoải mái sau những ngày g̣ bó lênh đênh trên biển cả.

    Cuộc chơi nào cũng tàn, chúng tôi trở về tàu th́ chiến hạm lại được lệnh đi công tác khẩn cấp đặc biệt. Tôi vẫn b́nh tĩnh ph́ phà điếu thuốc nh́n sang bên kia sông thấy chiếc HQ 5 đang đậu tại cầu BTL/VIZH. Riêng HQ 10 đang đậu tại cầu tàu CCYT/ĐN. Chiến Hạm HQ 10 rời cầu tàu vào khoảng 2000H. Trên HQ 5 có sự hiện diện của HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc, Chỉ Huy Trưởng Chiến Dịch Hoàng Sa.

    Trên đài chỉ huy HQ 10, với không khí khác thường so với các cuộc tuần dương thường lệ. Máy truyền tin inh ỏi. Tiếng ra lệnh lập lại liên hồi khiến tôi có cảm tưởng chuyến công tác lần này rất quan trọng và khẩn trương. Tôi đi ca từ 20:00 giờ đến 24:00 giờ.

    Đài chỉ huy có sự hiện diện của Hạm Trưởng HQ Th/Tá Thà và Hạm Phó HQ Đ/úy Nguyễn Thành Trí cùng một vị sĩ quan đương phiên. Đoàn tàu vận chuyển theo đội h́nh hàng dọc. Đi đầu là HQ 5. Lúc này tôi có dịp quan sát trên khuôn mặt mọi người như có chuyện ǵ rất căng thẳng với chút ưu tư, lo lắng. Măn ca, như thường lệ, tôi trở về khu vực nghỉ ngơi. Sau một ngày mệt mỏi nên tôi đă ngủ một giấc ngon lành.

    Giật ḿnh vào lúc sáng sớm v́ tiếng c̣i gọi nhiệm sở tác chiến kéo lên như thúc giục. Tôi vội vă mặc nhanh quân phục chạy vào nhiệm sở tác chiến là khẩu 76.2 ly quen thuộc. Tại đây có HS/VC Trứ, HS/TP Hùng mập, TT/TP Đức, TS/TP Nam và Trưởng khẩu là HQ/Tr/Úy Đông. Mọi người ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu một mất một c̣n với bọn xâm lăng Trung Cộng. Về phía HQVN tôi thấy có các chiến hạm như sau: HQ5, HQ10, HQ4, HQ16. Hạm đôi của chúng tôi được chia làm hai toán. Toán 1 là HQ5 và HQ4; toán 2 là HQ10 và HQ16. Quan sát phía địch tôi thấy chúng có 4 chiến hạm, tôi nghĩ có lẽ là loại Constadt của Liên Sô? Phiá xa hơn xuất hiện thêm hai chiến hạm nhỏ có trang bị đại bác 57 ly không giật.

    Thấy bạn bè có vẻ căng thẳng tôi đă khích lệ họ và mời họ hút thuốc Captan cho lên t́nh thần và xuống nhà bếp lấy cháo trắng với thịt mỡ lên ăn tại chỗ cho đỡ đói v́ nhiệm sở từ sáu giờ sáng mà bây giờ đă hơn chín giờ.

    Không xa là quần đảo Hoàng Sa, mảnh đất ngoài khơi từ đời nào vẫn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trên đảo cây cỏ mọc không cao lắm, chim én bay lượn đày trời. Trần mây dày và thấp. Biển êm và rất oi bức. Ḷng tôi rất rộn ră, bị kích thích bởi ư chí chiến đấu chống kẻ thù xâm lăng, tôi tự nhủ khi được lệnh là đánh ch́m ngay chiếc tàu địch kế cận. . . Đang quan sát các tàu Trung Cộng th́ Hạm Trưởng ra lệnh tất cả các khẩu trọng pháo chĩa thẳng vào chúng. Nhờ ở sân trước với tầm nh́n khá xa, tôi thấy HQ16 đang ở bên HQ10. Trái lại HQ4 và HQ5 ở khá xa chúng tôi. Nếu tôi nhớ không lầm th́ đó là ngày 21/01/74 và giờ giấc th́ tôi hoàn toàn không nhớ rơ, chúng tôi được lệnh từ đài chỉ huy là trực xạ ngay vào các tàu Trung Cộng.
    Ngay từ phút đầu của cuộc hải chiến, trái đạn 76.2 ly từ khẩu hải pháo của HQ10 đă trúng ngay đài chỉ huy của tàu địch rồi tiếp theo là 10 trái nữa khiến tàu Trung Cộng mất đều khiển và quay ṿng ṿng ở phiá tả hạm của HQ10.

    Chiếc thứ hai, bên hữu hạm HQ10 đă dùng hỏa tiễn bắn vao hầm máy HQ10, cùng lúc thi các khẩu 37.2 ly nhả đạn vào đài chỉ huy của HQ10. Lần này th́ đến phiên HQ10 bị bất khiển dụng khiến cho tàu địch đă bị bắn ở phía tả hạm đụng vào tàu chúng tôi. Lợi dụng lúc HQ10 bị mất ưu thế, tàu địch đă dùng 37.2 ly bắn tiếp vào đài chỉ huy của HQ10 và khẩu 76.2 ly của chúng tôi.

    Sau những loạt đạn của địch, trước mắt tôi là cả một thảm kịch đau ḷng. Trên đài chỉ huy Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà đă hy sinh. Thượng sĩ vận Chuyển Lễ bị đạn vào đầu gục chết ngay tại tay lái. Hạm Phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng cùng các nhân viên giám lộ, vô tuyến khác. Riêng ở khẩu 76 ly 2 Trung Úy Đông trưởng khẩu hy sinh. TS/TP Nam, HS/TP Trứ, TT/TP Đức đều hy sinh tại vị trí chiến đấu. Chỉ ḿnh tôi vô sự. Ḷng tôi đau đớn vô cùng trước cảnh Hạm Trưởng, các Sĩ Quan và bạn bè chung quanh đă hy sinh không toàn thây!

    Trong khi đó th́ tàu địch quá sát tàu ta lại bắn xối xả vào. Đau đớn trong cảnh bất lực của minh, tôi ao ước như được ở giang đoàn, giá mà có vài trái M72 tôi sẽ đứng thẳng xơi tái ngay chúng nó. Ở phiá sân sau các khẩu Baufort 40 ly, 20ly vẫn c̣n đang nhả đạn oanh liệt tuy rằng một số đă bị thương và chết. Nhân viên cơ khí c̣n đủ sức từ hầm máy chạy lên lối đào thoát phía trước, tôi thấy người nào người nấy cũng bị cháy đen thui với thân ḿnh đày dầu, mỡ. Sau một hồi giao tranh th́ một con sóng đă làm tàu địch và HQ10 tách ra xa khoảng 50 mét.

    Tiếng súng đă êm bớt. Hạm Phó Trí mặt đầy máu đứng gần bè cấp cứu dơng dạc tuyên bố: " Hạm Trưởng đă hy sinh, tôi thay mặt Hạm Trưởng tuyên bố ra lệnh đào thoát". C̣n một ḿnh trên khẩu 76ly 2, tôi chạy nhanh đến hai bè bên hữu hạm, giựt bè rớt xuống và nhảy xuống biển.

    Bọn Trung Cộng đă không tôn trọng quy ước quốc tế tiếp tục bắn vào bè của chúng tôi và lần này tôi bị trúng thương ở chân trái nhưng cũng may nhờ mang đôi giầy chiến đấu ở giang đoàn nên không đến nỗi nặng lắm. Trong lúc nhảy xuống biển đào thoát, xương sống tôi đă bị đập vào thành bè đó là hậu qủa nặng nề nhất cho tôi tới ngày nay. Xương sống bị yếu gây thiệt tḥi cho cuộc sống của tôi ở hải ngoại.

    Dù bị thương nặng, cuối cùng Hạm Phó Trí cũng đă xuống được bè đào thoát. Tôi vớt được Trung Sĩ Vô Tuyến Tuấn, bị thương đang lềnh bềnh trôi xa bè. Lúc này tôi thấy 4 chiếc bè trên mặt biển và bọn Trung Cộng vẫn tiếp tục nhả đạn vào bè chúng tôi. Đạn văng tung toé trên mặt biển. Nhờ có chút kinh nghiệm trên chiến trường, tôi vội la lớn anh em chỉ để l đầu ti xíu để tránh đạn địch.

    Vào lúc này tôi không thấy hai chiếc HQ4 và HQ5. Chắc chắn cũng đang hải chiến với các tàu Trung Cộng khác. Riêng HQ16, phần sau lái bên tả hạm đă bị nghiêng. Tôi nghĩ có lẽ tàu Trung Cộng đă dồn hết hỏa lực để tấn công HQ10 v́ là chiếc khai hỏa đầu tiên và rất mănh liệt tấn công gây thiệt hại nặng nề cho chúng. Bốn chiếc bè đă được cột chặt vào nhau và rời xa tàu mẹ thân yêu đang từ từ ch́m vào ḷng biển. Buổi lễ thủy táng đầu tiên cho TS/VT Tuấn bị thương nơi đầu vào chiều tối đầu tiên của ngày đào thoát. Qua sáng hôm sau Hạm Phó Trí ra đi v́ vết thương qúa nặng.

    Đến đêm thứ hai th́ v́ sóng gió 4 chiếc bè đă bị đứt giây nối văng ra xa mỗi chiếc một nẻo. Thật đau đớn thay! Trên bè tôi vẫn c̣n một ít thực phẩm khô dù rằng đă bị mục nát và ít nước ngọt. Được vậy là do công ơn của Thượng Sĩ Lê, lúc nào ông cũng săn sóc để ư đến các bè cấp cứu. Tiếc thay ông đă ra đi ngay từ phút đầu. Trên bè tôi gồm có Thượng Sĩ Châu, TS/GL Vương Thương, HS Tuấn và một người nữa mà lâu ngày tôi không c̣n nhớ tên. Đến ngày thứ tư th́ TS'/GL Thương đă bắt đầu mê sảng v́ thiếu nước và không chịu nổi sức nóng kinh khủng ở giữa biển và Thương đă chết dù rằng trước đó anh không bị thương. Chúng tôi đă giữ xác anh trên bè một ngày nhưng v́ mùi hôi nên cuối cùng đă làm lễ thủy táng vào khoảng 17.00 giờ. Chúng tôi đă cầu nguyện và khấn vái anh:"là nghề nghiệp Giám Lộ, xin anh chỉ dẫn đường để được gặp tàu bạn".

    Đến khoảng 20.00 giờ, Thượng sĩ Châu đă bắt đầu quaù mệt mỏi. C̣n lại tôi và hai anh em khác nữa cũng gần trong t́nh trạng nửa tỉnh nửa mê. Bỗng như có vong hồn anh Thương cứu độ, tôi thấy một chiếc thương thuyền đang chạy từ đằng xa đă đổi hướng quay đầu về phía chúng tôi.

    Sau này tôi biết đó là chiếc tàu của Hoà Lan. Trời đă tối, tôi thấy mấy ngọn đèn pha chiếu vào bè chúng tôi và sau đó chiếc cano cấp cứu đă vớt chúng tôi lên tàu. V́ vết thương đă làm độc và quá mệt mỏi sau bốn ngày ba đêm ngâm trong nước biển, nên tôi đă ngất xỉu hồi nào không hay. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy tất cả mọi người trên thương thuyền đă tận t́nh giúp đơ lo lắng cho anh em HQ10. Các cô trên tàu đă cho chúng tôi dùng soup. V́ quá đói, thay v́ ăn uống từ từ, chúng tôi đă phạm sai lầm ăn uống quá nhiều nên thân nhiệt tăng lên cao rất nhanh. V́ quá nóng, Thượng Sĩ Châu lê vào pḥng tắm xối nước cho mát đă ngất xỉu và chết trong buồng tắm trên tàu. Riêng tôi cũng gần chết nhưng nhờ c̣n trẻ nên đă vượt qua được. Sau đó tàu Hoà Lan cũng vớt được các bè khác trong đó có Thiếu Úy Ngưu. Có lẽ Thiếu Úy Ngưu là người biết nhiều về cuộc vượt thoát này. Hiện ông đang ở Mỹ.

    Sau cùng th́ chúng tôi được chuyển sang HQ17 kể cả xác của Thượng Sĩ Châu đem về Đà Nẵng. Vào đến Căn Cứ Hải Quân Đà Nẵng, Chúng tôi được Đại Tá Thiện, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đón tiếp. Riêng tôi được chuyển đến Bệnh Viện Duy Tân Đà Nẵng để giải phẫu vết thương ở chân. Sau đó tôi được chuyển tiếp về Bệnh Viện Hải Quân Saigon đ́ều trị . Về huy chương, tôi được Chiến Thương Bi Tinh do Đô Đốc Trần Văn Chơn Tư Lệnh Hải Quân gắn. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh VICT ban tặng Anh Dũng Bội Tinh. Về đến Saigon được Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm gắn Hải Dũng Bội Tinh.

    Ngày nay khi viết lại những ngày này, tôi không khỏi bùi ngùi tưởng nhớ tới những người anh, người bạn đă dũng cảm hy sinh thân xác để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Xin ghi ơn những người đă vị quốc vong thân!

    Miền Nam Việt Nam lúc đó một mặt dù phảỉ chiến đấu cam go, và một ḿnh đương đầu với CSBV có cả một khối Cộng Sản Quốc Tế lớn lao đứng đằng sau, vẫn hiên ngang, can đảm bảo vệ chủ quyền đất nước mà trận Hoàng Sa là tiêu biểu. Những người Cộng Sản cầm quyền ở Việt Nam vẫn luôn luôn rêu rao, tuyên bố láo khoét là bảo vệ vùng đát, vùng biển, vùng trời của nước Việt, vậy mà không giám đả động ǵ tới quần đảo Hoàng Sa đă bị Trung Cộng, một đàn anh và cũng là một đồng chí của họ đă chiếm đoạt từ hai mươi bảy năm nay. Than ôi !


    HS1/TP Vương Văn Hà
    Paris

    http://www.trinhanmedia.com/2013/01/...-nhat-tao.html

  5. #15
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hải chiến Hoàng Sa 1974



  6. #16
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hải chiến Hoàng Sa 1974 trong kư ức một người lính biển




    Vào ngày 19/01/1974 tại quần đảo Hoàng Sa đă diễn ra một trận chiến đẫm máu giữa hải quân Việt Nam Cộng Ḥa và hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Theo tài liệu của bộ ngoại giao VNCH công bố cùng ngày này, th́ 8 ngày trước, ngày 11/01/1974 Bắc Kinh đột nhiên lên tiếng đ̣i chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc (văn kiện của Sài G̣n gọi là Trung Cộng) gọi là Tây Sa và Nam Sa.

    T́nh h́nh quần đâo Hoàng Sa bắt đầu nóng lên kể từ ngày 16/01/1974. Được Hoa Kỳ báo động là hải quân và không quân Trung Quốc xuất phát từ đảo Hải Nam tiến chiếm Hoàng Sa, Sài G̣n yêu cầu hạm đội 7 của Mỹ trợ sức nhưng hải quân Mỹ từ chối.

    Theo tuyên cáo của bộ ngoại giao Việt Nam Cộng Ḥa ngày 19/01/1974 th́ Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa đưa 4 tàu quân sự đương đầu với 11 chiến hạm của Trung Quốc.

    Thoạt đầu, hải quân Việt Nam kêu gọi tàu Trung Quốc rút khỏi hải phận của Việt Nam. Với một lực lượng đông gấp ba lần, Trung Quốc cho đổ quân lên các đảo Cam Tuyền, Quang Ḥa và Duy Mộng và liên tục khiêu khích quay mũi tàu đâm vào chiến đỉnh Việt Nam.

    Sáng ngày 19/01/1974, một hộ tống hạm của Trung Quốc loại Kronstadt bắn vào khu trục hạm Trần Khánh Dư mang số HQ-04. Để tự vệ, các chiến hạm Việt Nam phản pháo gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Quốc. Cuộc giao tranh tiếp diễn gây thiệt hại cho cả đôi bên.

    Tuyên cáo của bộ ngoại giao chính quyền Việt Nam Cộng ḥa so sánh hành động xâm phạm này của Bắc Kinh với những vụ thôn tín Tây Tạng, tấn công Ấn Độ và xâm chiếm Triều Tiên đe dọa ḥa b́nh Đông Nam Á và thế giới.

    C̣n theo hồi kư « Can trường trong chiến bại » của phó đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, tư lệnh vùng I duyên hải th́ diễn biến tại mặt trận có hơi khác một chút.

    Đích thân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh bằng giấy trắng mực đen với tư lệnh hải quân vùng I của miền Nam Việt Nam « bằng mọi cách » không để một tấc đất của tổ tiên mất vào tay giặc.

    Giai đoạn đầu, chỉ huy chiến trường là đại tá Hà Văn Ngạc kêu gọi Trung Quốc rời khỏi hải phận Việt Nam nhưng hải quân Bắc phương vẫn tiếp tục áp sát vào đội h́nh của phía Việt Nam. Trong thế yếu, đánh th́ chắc chắn là thua mà không đánh không được, vị chỉ huy Việt Nam đă quyết định ra tay trước bắn vào đài chỉ huy của soái hạm Trung Quốc. Trong trận đánh chớp nhoáng và không cân xứng này, hộ tống hạm Nhật Tảo bị đánh đắm, hạm trưởng là Hải quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà tử trận. Tổng cộng 58 quân nhân, gồm thủy thủ và lực lượng Biệt hải hy sinh tại Hoàng Sa.

    Nhân kỷ niệm 37 năm trận Hoàng sa, mời quư thính giả nghe lại lời kể của một người lính biển xạ thủ trọng pháo Vương Văn Hà trên hộ tống hạm Nhật Tảo. Ông là pháo thủ bắn phát đạn đầu tiên vào đài chỉ huy của khu trục hạm Trung Quốc. Hiện ông định cư tại Paris. Bài phỏng vấn được phát lần đầu vào ngày 19/01/2010.

    Kỷ niệm của xạ thủ Vương Văn Hà được ghi lại trong bài « Kẻ sống sót trong trận chiến Hoàng Sa » đăng trên tạp chí Lướt Sóng của Hội Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa, California năm 2001.

    Mất Hoàng Sa mất là bước đầu dẫn đến một mất mát to lớn khác : ngày 14/03/1988 Trung Quốc chiếm Trường Sa cũng qua một trận đánh không cân xứng. 74 chiến sĩ của Quân đội Việt Nam đă hy sinh (theo nguồn báo Nhân dân ngày 28/03/1988).

    Kể từ đó đến nay, ngư dân Việt Nam thường bị biến thành mồi ngon cho các vụ bắn giết, hà hiếp, bắc cóc đ̣i tiền chuộc mạng tại vùng biển xanh ngàn đời của Việt Nam.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...guoi-linh-bien

  7. #17
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA NĂM 1974



  8. #18
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa


    [1IMG]http://i42.tinypic.com/21ja8hj.jpg[/IMG1] HQ Đại Tá Hoàng Văn Ngạc

    Đại Tá Hà Văn Ngạc , Hải Đội Trưởng Hải Đội III Tuần Dương HQVNCH , người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 , đă đột ngột từ trần tại Dallas , Texas vào ngày 12/02/1999 , hưởng thọ 64 tuổi . Trong suốt 10 năm trước đó , chúng tôi ( Chủ Biên Nguyệt San Đoàn Kết ) liên lạc rất thường xuyên với Đại Tá Ngạc để yêu cầu ông viết về trận hải chiến Hoàng Sa , nhưng v́ nhiều lư do , ông vẫn do dự . Măi tới cuối năm 1998 , vào dịp Lễ Giáng Sinh , ông mới gửi tới Toà Soạn Nguyệt San Đoàn Kết bài « Tường Thuật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa » do chính ông viết nhân dịp kỷ niệm 25 năm trận đánh lịch sử này . Ngoài ra , ông cũng đă cho phép chúng tôi phỏng vấn và cung cấp nhiều h́nh ảnh hiếm có cùng những chi tiết qúi báu về vị trí của các chiến hạm tham chiến để Toà Soạn có thể sửa lại các phóng đồ về trận hải chiến cho thêm chính xác .

    Đúng 25 năm trước , vào mùa Xuân Giáp Dần năm 1974 , Hải Đội Trưởng Hà Văn Ngạc đă anh dũng chỉ huy các chiến hạm Hải Quân VNCH chận đánh quân xâm lăng Trung Cộng tại Hoàng Sa . Giờ đây , hương linh chiến hữu Hà Văn Ngạc vừa trở lại với Hoàng Sa để tiếp tục bảo vệ chủ quyền chính đáng của Tổ Quốc Việt Nam tại Biển Đông .

    Trần Đỗ Cẩm , Chủ Nhiệm Nguyệt San Đoàn Kết , Austin Texas

    * * *

    C̣n tiếp...

  9. #19
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đôi lời trước khi viết

    Đă 25 năm kể từ ngày tôi tham dự trận hải chiến Hoàng Sa , tôi chưa từng tŕnh bầy hay viết mô tả lại về trận đánh này , ngay cả có nhiều lần tôi đă thất hứa với các bậc tiên sinh yêu cầu tôi thuật lại chi tiết của cuộc đụng độ . Dù thắng hay bại , chỉ có một điều duy nhứt không thể chối căi được là các chiến hữu các cấp của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà trong trận hải chiến đă anh dũng chiến đấu bằng phương tiện và kinh nghiệm có trong tay để chống lại một kẻ xâm lăng truyền kiếp của dân tộc hầu bảo vệ lănh thổ của Tổ Quốc . Trước một thù địch có sức mạnh gấp bội , dù cuộc chiến có hạn chế hay kéo dài hoặc mở rộng , phần cuối là chúng ta vẫn phải tạm lùi bước trước các cuộc cường tập của đối phương để t́m kiếm một cơ hội thuận tiện khác hầu khôi phục lại phần đất đă bị cưỡng chiếm .

    Hôm nay nhân ngày Tết Kỷ Măo , tôi viết những gịng này để tưởng niệm anh linh các liệt sĩ đă hy sinh khi cùng tôi chiến đấu chống kẻ xâm lăng trên các mảnh đất xa vời của Quốc Tổ , một số đă vĩnh viễn nằm lại trong ḷng biển Hoàng Sa như để thêm một chứng tích lịch sử của chủ quyền quốc gia , một số khác đă bỏ ḿnh trên biển cả khi t́m đường thoát khỏi sự tàn bạo của người phương Bắc .

    Có nhiều chiến hữu Hải Quân đă từng hăng say viết lại một trang sử oai hùng của Hải Quân và toàn Quân Lực Việt Nam của nền Đệ Nhị Cộng Hoà , nhưng đă thiếu sót nhiều chi tiết chính xác mà vào những năm trước 1975 chưa được phép phổ biến , và cũng v́ phải lưu lạc khắp thế giới tự do nên các chiến hữu đó đă không thể liên lạc để tham khảo cùng tôi .

    Nhiều chi tiết về giờ giấc và về vị trí bạn và địch , cũng như tên họ của các cấp có liên hệ tới biến cố , v́ không có tài liệu truy lục , nên chỉ có thể viết vào khoảng gần đúng nhất . Tôi chỉ tường thuật trung thực những chi tiết theo khía cạnh của một người chỉ huy chiến thuật được biết và cũng mong mỏi các chiến hữu nào c̣n có thể nhớ chắc chắn các chi tiết quan trọng khác , tôi sẽ sẵn sàng tiếp nhận qua toà soạn này , để sửa lại tài liệu này cho đúng . (Đại Tá Hà Văn Ngạc )

    * * *



    « Tân Xuân Giáp Dần Hoàng Sa chiến
    Nam Ngư Hải Ngoại huyết lưu hồng »

    Hai câu thơ với lối hành văn vận theo sấm Trạng Tŕnh đă được truyền khẩu rất nhanh khi Hải đội Đặc nhiệm Hoàng Sa trở về tới Đà Nẵng vào sáng sớm ngày 20/04/1974 . Và câu thơ này do chính Hải Quân Đại Tá Nguyễn Viết Tân ( thủ khoa Khoá 5 của tôi ) lúc đó đang giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Sở Pḥng Vệ Duyên Hải , đọc cho tôi nghe . Từ ngày đó tới nay đă đúng 25 năm , và do sự khuyến khích của các bậc thượng trưởng của Hải Quân Việt Nam , những chi tiết về diễn tiến chưa tùng tiết lộ của trận hải chiến cần được ghi lại để làm chứng liệu lịch sử .

    Sau trận hải chiến , những ưu và khuyết điểm về chiến thuật và chiến lược của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà đến nay nếu nêu ra th́ sẽ không c̣n một giá trị thực tiễn nào để có thể làm những bài học cho những biến cố kế tiếp . V́ vậy một vài điều nếu có nêu ra tại đây th́ chỉ để ghi lại t́nh trạng và khả năng khi Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà khi đă phải đương đầu với Trung Cộng , là một quốc gia vào thời điểm đó , đă sẵn có một lực lượng hùng hậu về hải lục không quân gấp bội của Việt Nam Cộng Hoà .
    Một điểm hănh diện cho Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà lúc bấy giờ là đă không những phải sát cánh với lực lượng bạn chống lại kẻ nội thù là Cộng Sản miền bắc trong nội địa , lại vừa phải bảo vệ những hải đảo xa xôi , mà lại c̣n phải chiến đấu chống kẻ xâm lăng , đă từng biết bao lần dầy xéo đất nước trong suốt lịch sử lập quốc và dành quyền độc lập của xứ sở .
    So sánh với các cuộc hành quân ngoại biên vào các năm 1970-1971 của Quân Lực VNCH sang đất Kampuchia va Hạ Lào , th́ quân lực ta chỉ chiến đẵu ngang ngửa vơi Cộng Sản Việt Nam ẩn náu trên đất nước láng giềng mà thôi . Phải thành khẩn mà nhận rằng Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà ngoài nội thù c̣n phải chống ngoại xâm mà đă rất khó tiên liệu để chuẩn bị một cuộc chiến chống lại một lực lượng Hải Quân Trung Cộng tương đối dồi đào hơn cả chúng ta về phẩm cũng như lượng . Hải Quân Việt Nam ta đă có những gánh nặng về hành quân để yểm trợ lực lượng bạn và hành quân ngăn chận các vụ chuyển quân lén lút của Việt Cộng qua biên giới Miên Việt trong vùng sông ng̣i cũng như các vụ tiếp tế quân dụng của chúng vào vùng duyên hải .
    Trước khi đi vào chi tiết của trận hải chiến lịch sử này , chúng ta thử nhắc sơ lược lại cấu trúc nhân su của thượng tầng chỉ huy và của các đơn vị tham chiến của Hải Quân vào lúc biến cố :

    - Tư Lệnh Hải Quân : Đề Đốc Trần Văn Chơn
    - Tư Lệnh Phó Hải Quân : Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh
    - Tham mưu Trưởng Hải Quân : Phó Đề Đốc Diệp Quang Thuỷ
    - Tư Lệnh Hạm Đội : HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn
    - Tư Lệnh HQ Vùng 1 Duyên Hải : Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
    - Chỉ Huy Trưởng Hải đội tuần dương : HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc , ( Hải đội 3 ) và là sĩ quan chỉ huy chiến thuật trận hải chiến .
    - Hạm Trưởng Khu Trục Hạm HQ4 : HQ Trung Tá Vũ Hữu San
    - Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm HQ5 : HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh
    - Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm HQ16 : HQ Trung Tá Lê Văn Thự
    - Trưởng Toán Hải Kích đổ bộ : HQ Đại Uư Nguyễn Minh Cảnh .
    - Hạm Trưởng Hộ tống hạm HQ10 : HQ Thiếu Tá Nguỵ Văn Thà tử chiến trong trận 01/1974 ( truy thăng HQ Trung Tá )


    C̣n tiếp...

  10. #20
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lư do tôi đă có mặt tại Hoàng Sa

    Rất nhiều chiến hữu trong Hải Quân đă không rơ nguyên cớ nào mà tôi đă có mặt để đích thân chỉ huy tại chỗ trận hải chiến Hoàng Sa . Sự có mặt của tôi bắt nguồn từ khi tôi được Hội đồng Đô Đốc chỉ định tôi tăng phái cho Vùng I Duyên Hải khoảng từ cuối năm 1972 đầu 1973 . Lư do tăng phái của tôi đến Vùng I Duyên Hải tôi không được biết trước cho đến khi tôi tới Quân Khu 1 , tôi mới được biết nhiệm vụ chính của tôi là chuẩn bị một trận thư hùng giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Bắc Việt mà lúc đó , tin t́nh báo xác nhận là Cộng Sản đă được viện trợ các Cao Tốc Đĩnh loại Komar của Nga sô trang bị hoả tiễn hải hải ( surface to surface ) . Vào thời gian đó Hải Quân VNCH chỉ có khả năng chống đỡ thụ động loại vũ khí này . Cuộc hải chiến tiên liệu có thể xẩy ra khi lực lượng Hải Quân Cộng Sản tràn xuống để hỗ trợ cho quân bộ của chúng khi chúng muốn tái diễn cuộc cường tập xuất phát từ phía Bắc sông Bến Hải như vào ngày cuối tháng 03/1972 để khởi phát các cuộc tấn công suốt mùa Hè Đỏ Lửa 1972 .

    Tôi lưu lại Vùng I Duyên Hải chừng hai tuần lễ hầu nghiên cứu để thiết kế . Kế hoạch chính của cuộc hải chiến này là xử dụng nhiều chiến hạm và chiến đỉnh ( WPB và PCF ) để giảm bớt sự thiệt hại bằng cách trải nhiều mục tiêu trên mặt biển cùng một lúc . Song song với việc này là các chiến hạm và chiến đĩnh phải xử dụng đạn chiếu sáng và hoả pháo cầm tay như là một cách chống hoả tiễn thụ động . Ngoài ra Hải Quân cũng cần đặt ra sự yểm trợ của pháo binh của Quân Đoàn I để tác xạ ngăn chặn và tiêu diệt lực lượng Hải Quân Cộng Sản tại phía Bắc Cửa Việt trước khi họ tràn xuống phía Nam để đủ tầm phóng hoả tiễn .

    Sau khi đă thuyết tŕnh tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải cùng các Chỉ Huy Trưởng các đơn vị duyên pḥng và duyên đoàn , Tư Lệnh HQ Vùng I Duyên Hải chấp thuận kế hoạch và đưa kế hoạch lên thuyết tŕnh tai Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I . Buổi thuyết tŕnh tại BTL / Quân Đoàn I do đích thân Trung Tướng Ngô quang Trưởng chủ toạ , ngoài Tư Lệnh HQ Vùng I Duyên Hải c̣n có Đại Tá Hà Mai ViệtTrưởng Pḥng 3 Quân Đoàn , Đại Tá Khiêu hữu Diêu , Đại Tá Nguyễn Văn Chung Chỉ Huy Trưởng pháo binh Quân Đoàn và một số rất ít các sĩ quan phụ tá . Nhu cầu yểm trợ pháo binh cho cuộc hải chiến được chấp thuận ngay và Chỉ Huy Trưởng pháo binh Quân Đoàn hứa sẽ phối trí pháo binh , đặc biệt là pháo binh 175 ly để thoả măn kế hoạch của Hải Quân , khi được yêu cầu .

    Kể từ khi được chỉ định tăng phái , tôi thường có mặt tai Vùng I Duyên Hải mỗi tháng chừng hai tuần tuỳ theo công việc của tôi tại Hải đội , nhưng chưa lần nào Bộ Tư Lệnh HQ , Bộ Tư Lệnh Hạm Đội hoặc Vùng I Duyên Hải chỉ thị tôi phải có mặt trong vùng . Khi có mặt tại vùng tôi thường t́m hiểu t́nh h́nh tổng quát tại Quân Khu I cũng như đi hoặc tháp tùng Tư Lệnh HQ Vùng I Duyên Hải thăm viếng các đơn vị lục quân bạn cấp sư đoàn , lữ đoàn hay trung đoàn .

    Trở lại trận hải chiến Hoàng Sa , vào khoảng ngày 11/01/1974 , chỉ khoảng vài ngày sau khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Kissinger rời Trung Cộng , th́ đột nhiên Ngoại Trưởng Trung Cộng lại một lần nữa tuyên bố về chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng và Trường Sa . Tôi rất lưu ư tin này v́ tôi đă chỉ huy công cuộc đặt quân trú pḥng đầu tiên trên đảo Nam Yết vùng Trường Sa vào cuối mùa hè 1973 . Vài ngày sau , v́ Ngoại Trưởng VNCH Vương Văn Bắc c̣n bận công cán ngoại quốc , th́ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VNCH bác bỏ luận cứ của Trung Cộng và tái xác nhận một lần nữa chủ quyền của VNCH trên các quần đảo đó .

    Ngày 16/01/1974 , tôi từ Sài G̣n đi Vũng Tầu để chủ toạ lễ trao quyền chỉ huy Tuần Dương Hạm HQ5 Trần b́nh Trọng đang neo tại chỗ , cho tân Hạm Trưởng là Hải Quân Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh ( tôi không c̣n nhớ tên cựu Hạm Trưởng ) . Khi trở về Sài G̣n , lúc theo dơi bản tin tức hàng ngày của đài truyền h́nh th́ thấy Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc hùng hồn và nghiêm trọng khi tuyên bố chủ quyền của VNCH trên 2 quần đảo Hoàng và Trường Sa . Tôi thấy có chuyện bất ổn có thể xẩy ra tại Vùng I Duyên Hải nhất là Việt Cộng có lẽ được Trung Cộng hỗ trợ tạo ra t́nh thế rắc rối ngoài hải đảo để thu hút lực lượng của Hải Quân Việt Nam , và đương nhiên Cộng Sản sẽ lợi dụng để tràn xuống dưới vĩ tuyến 17 như đă dự liệu .

    Nên sáng sớm ngày 17 , không kịp thông báo đến Tư Lệnh Hạm Đội ; tôi lên phi trưởng Tân Sơn Nhứt và đến thẳng ngay Trạm hàng không quân sự . Tôi gặp ngay một vị Thượng Sĩ Không Quân trưởng trạm và nói là tôi cần đi gấp ra Đà Nẵng . Vị Thượng Sĩ tŕnh với tôi là danh sách hành khách đă đầy đủ cho chuyến bay và giới thiệu tôi gặp vị Trung Uư Phi Công Trưởng phi cơ C130 . Sau khi tŕnh bầy lư do khẩn cấp đi Đà Nẵng của tôi , vị Phi Công Trưởng trang trọng mời tôi lên phi cơ ngồi vào ghế phụ trong pḥng phi công .

    Đến Đà Nẵng khoảng 09 G sáng , tôi mới kêu điện thoại cho HQ Đại Tá Nguyễn Hữu Xuân , Tư Lệnh Phó Vùng cho xe đón tôi tại phi trường . Đến BTL/HQ Vùng I Duyên Hải tôi mới được biết chi tiết những ǵ đang xẩy ra tại Hoàng Sa , và được biết thêm là chiếc Tuần Dương Hạm HQ5 , mà tôi vừa chủ toạ trao quyền chỉ huy ngày hôm qua tại Vũng Tàu sẽ có mặt tại quân cảng vào buổi chiều tối cùng với biệt đội hải kích .

    Tư Lệnh HQ Vùng I Duyên Hải cũng cho tôi hay và giơ một tờ giấy nhỏ nói là ông có thủ bút của Tổng Thống vừa tới thăm bản doanh trước đây , nhưng tôi không hỏi về chi tiết cũng như xin xem thủ bút v́ tôi nghĩ đó là chỉ thị riêng tư giữa Tổng Thống và một vị Tướng Lănh . Vị Tư Lệnh này c̣n cho tôi hai chọn lựa : một là chỉ huy các chiến hạm ngay tại Bộ Tư Lệnh Vùng , hai là đích thân trên chiến hạm . Tôi đáp tŕnh ngay là : Tôi sẽ đi theo các đơn vị của tôi . Từ ngày được thuyên chuyển về Hạm Đội , không như các vị tiền nhiệm , tôi thường xa Bộ chỉ huy để đi theo các chiến hạm trong công tác tuần dương . Mỗi chuyến công tác , sự hiện diện của tôi đă mang lại cho nhân viên chiến hạm niềm phấn khởi sau nhiều ngày phải xa căn cứ . Tôi thường lưu ư các vị Hạm Trưởng đến việc huấn huyện nội bộ hoặc thao dượt chiến thuật với chiến hạm khác khi được phép .

    Đến khoảng buổi chiều th́ Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải c̣n hỏi tôi có cần thêm ǵ , tôi tŕnh xin thêm một chiến hạm nữa v́ cần hai chiếc khi di chuyển trong trường hợp bị tấn công trên hải tŕnh , chứ không phải v́ số lượng chiến hạm Trung Cộng đang có mặt tại Hoàng Sa . Chiếc Hộ tống hạm ( PCE ) HQ10 Nhựt Tảo đựơc chỉ định xung vào Hải đoản đặc nhiệm , với lư do chính là chiếc Hộ tống hạm này đang tuần dương ngay khu vực cửa khẩu Đà Nẵng nên giảm bớt thời gian di chuyển , chiến hạm chỉ có một máy chánh khiển dụng mà thôi . Ngoài ra vị Tư Lệnh HQ vùng c̣n tăng phái cho tôi HQ Thiếu Tá Toàn ( Ghi chú của Trần Đỗ Cẩm : HQ Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn , Khoá 11 SQHQ / Nha Trang ) , mà tôi chưa biết khả năng nên trong suốt thời gian tăng phái tôi chỉ trao nhiệm vụ giữ liên lạc với các Bộ Tư Lệnh cho vị sĩ quan này . Tôi dùng cơm chiều gia đ́nh cùng Tư Lệnh HQ Vùng tại tư thất trong khi chờ đợi Tuần Dương Hạm HQ5 tới . Sau bữa ăn , Tư Lệnh HQ Vùng đích thân đi bộ tiễn chân tôi ra cầu quân cảng . Sau trận chiến , vị Đô Đốc này có thổ lộ cùng tôi là ông đă tưởng đó là bữa cơm cuối cùng của ông với tôi . Như vậy là trận hải chiến đă dự liệu là sẽ có thể xẩy ra , và chắc vị Đô Đốc đă mật tŕnh về Tư Lệnh Hải Quân thường có mặt tại Bộ Tư Lệnh .

    Tuần Dương Hạm HQ5 rời bến khoảng 09 : 00 tối và tôi trao nhiệm vụ đi tới Hoàng Sa cho Hạm Trưởng HQ5 là vị Hạm Trưởng thâm niên hơn ( Ghi chú của Trần Đỗ Cẩm : HQ5 và HQ10 cùng đi Hoàng Sa , Hạm Trưởng HQ5 là Trung Tá Quỳnh thuộc khoá 11 SQHQ Nha Trang , thâm niên hơn Hạm Trưởng HQ10 là Thiếu Tá Thà thuộc khoá 12 SQHQ Nha Trang ) . Sự hiện diện của tôi trên chiến hạm này đă làm tân Hạm Trưởng , vừa nhậm chức 2 ngày trước , được vững tâm hơn v́ chắc tân Hạm Trưởng chưa nắm vững được t́nh trạng chiến hạm cũng như nhân viên thuộc hạ . Các chiến hạm đều giữ im lặng vô tuyến ngoại trừ các báo cáo định kỳ về vị trí .

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 24
    Last Post: 09-02-2012, 02:43 AM
  2. Replies: 42
    Last Post: 08-01-2012, 12:55 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 03-10-2010, 05:17 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 29-09-2010, 12:12 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •