Page 7 of 7 FirstFirst ... 34567
Results 61 to 69 of 69

Thread: TƯỞNG NIỆM 40 Năm Hải Chiến Hoàng Sa

  1. #61
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tưởng Niệm Chiến Sĩ Hoàng Sa : Trung Úy Nguyễn Văn Đồng

    Tưởng Niệm Trung úy Hải Quân Nguyễn Văn Đồng

    hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974





    HT Nguyễn (Danlambao) - Ngày 28 tết, tôi năm ấy 13 tuổi không c̣n nhỏ, nhưng cũng chưa lớn để hiểu mọi chuyện. Tôi kể lại những ǵ tôi c̣n nhớ về ngày ấy, khi anh trai tôi là trung úy hải quân Nguyễn Văn Đồng hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa.


    Sáng hôm ấy, như mọi năm, gần tết là việc làm đậu để bán của nhà tôi rất bận rộn. Mẹ tôi đị chợ từ sáng. Tôi dọn bếp xưởng xong, đang tắm th́ nghe thấy tiếng bà nội khóc từ ngoài cổng vào. Tôi vẫn ở trần mặc quần đùi chạy ra th́ thấy Hiệp, con trai chú Hy d́u bà nội đi vào, đi cùng là một anh lính HQ. Bà nội vừa khóc vừa nói anh Đồng mày chết rồi cháu ơi. Tôi sợ cũng khóc rống lên nhưng thật sự cũng không hiểu v́ sao lại có tin đó. Thực ra từ năm 1968, anh Đồng đi Vơ Bi Đà Lạt 4 năm, ra trường là vào hải quân ngay, nên hầu như không ở nhà. Thỉnh thoảng có lần về phép cũng không vào dịp Tết nên ấn tương trong tôi từ lúc 8, 9 tuổi là anh rất nghiêm. Mỗi lần về phép anh bắt chúng tôi học cả tiếng Anh và rèn chúng tôi lau quét nhà như trong lính. Vậy mà...


    Bố tôi lúc ấy chạy ra th́ anh lính báo miệng nói rơ anh Đồng hy sinh ngày hôm qua (19/1) ở Hoàng Sa, hiện thi thể đưa về quàn tại Tổng Y viện Duy Tân Đà Nẵng. Bố không khóc, ông cũng là lính mặc dù chỉ là lính văn pḥng đă giải ngũ nhưng ông hiểu sự t́nh. Đúng lúc ấy th́ chú Hy đến, chú chỉ là Hạ sĩ quan nhưng làm vận tải nên đă xin một chuyến xe quân đội cấp tốc đi ngay vào Đà Nẵng để nhận thi thể anh tôi. Cùng đi có chị gái tôi là chị Thu Hương.




    C̣n lại ở nhà, anh Chu tôi, cùng mấy bác hàng xóm chuẩn bị dọn dẹp sắp xếp để đón anh về. Gần trưa, mẹ tôi hay tin, vứt cả quang gánh bỏ buổi chợ chạy về nhà khóc con.


    Tôi cũng xin giải thích v́ sao tin báo tử lại về nhà chú tôi ở 3 LTĐ. Nguyên do là nhà tôi ở trong hẻm đường Hàm Nghi nên việc gửi thư rất khó khăn, anh tôi xin địa chỉ nhà chú Hy để tiện liên lạc. Do vậy khi anh hy sinh đơn vị đă cử người về đó báo tin.


    Đáng lẽ, như mọi năm nhà tôi cũng đang chuẩn bị đón Tết, vậy mà năm ấy toàn một màu tang tóc. Cành mai trắng (anh Minh cho) cũng được đem ra để ở ngoài sân. Ông Chính, người hàng xóm thuận tay định chặt cây mai vàng trồng chính giữa cửa nhà. Ông bảo trồng như thế xấu và cản trở việc tang lễ nhưng mẹ tôi khóc không cho chặt cây. Cả nhà tôi khóc và cùng ngồi chờ. Hàng xóm cũng ra vào và ngóng chờ.


    C̣n tiếp...

  2. #62
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Trưa hôm sau (29 Tết), xe đưa thi thể anh tôi về nhà.

    Tiếng khóc vang. Những người lính đi hộ tống khiêng quan tài anh tôi vào đặt giữa nhà. Cả nhà tập trung lại, hàng xóm cũng rất đông. Nắp quan tài mở ra, thân xác anh tôi đă được tẩm quấn vải trắng, khuôn mặt chừa lại nh́n như người đang ngủ. Anh vẫn rất đẹp trai như khi c̣n sống. Sau này, bố tôi kể lại khi vào nhà xác nhận thi thể anh, thấy anh chết nhưng thân thể vẹn toàn, chỉ có một vết thương cỡ một ngón tay ở thái dương nên quyết định cho tẩm liệm nhưng không đóng chặt nắp quan tài để về mở ra cho mọi người nh́n anh lần cuối.


    Buổi tẩm liệm bắt đầu, Trung tá Thông, Giang đoàn trưởng Giang đoàn 32 xung phong đóng ở Huế đọc diễn văn truy điệu và thừa ủy nhiệm tổng thống gắn lon truy thăng Đại úy, truy tặng Bảo quốc huân chương đệ ngũ đẳng và Anh dũng bội tinh nhành dương liễu. Từ lúc đó 2 bên quan tài luôn có 6 người lính trang phục chỉnh tề đứng nghiêm.


    Trung úy Phú, người cùng học VBQG Đà Lạt và rồi cùng chiến đấu trên HQ5 với anh Đồng kể lại: Lúc chiến sự nổ ra, anh Đồng là sỹ quan trưởng khẩu pháo lớn nhất và quan trọng nhất của tàu HQ 5 Trần B́nh Trọng. Anh chỉ huy trên pháo tháp và bắn cháy tàu Trung Cộng, HQ5 cũng bị bắn trả dữ dội. Khoảng 11 giờ, chiến sự ác liệt, thuộc cấp có vẻ nao núng th́ anh Đồng hét to "Không sợ, có chết tao chết trước”, vừa dứt lời th́ một phát đạn trúng pháo tháp, anh ngă xuống hy sinh cùng lúc có cả người lính xạ thủ. Có người kêu lên, thằng Đồng chết rồi và vài người khiêng xác anh xuống để vào vị trí quàn thi thể. Cuộc chiến tiếp tục. Chiều tối đó tàu được lệnh quay về Đà Nắng, nhờ vậy mà thi thể anh được về với đất mẹ không phải thủy táng. Anh Phú mang về trao kỷ vật cho gia đ́nh, một ít tiền, nhiều sách thơ văn của anh, một cái nhẫn Vơ Bị K25, một đồng hồ Seiko 5, và một cái ná dây thun, ít quần áo.

    Cả đêm hôm đó mọi người có mặt đều không ngủ.


    Sáng hôm sau, 30 Tết, lễ động quan và di quan đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Tang lễ diễn ra theo quân cách, 2 hàng lính hải quân, lục quân trang phục chỉnh tề tiễn đưa và khi hạ huyệt có bắn mấy phát súng chỉ thiên. Anh nằm lại ở nghĩa trang xă Thủy Phước, Tỉnh Thừa Thiên Huế bấy giờ.


    Cuộc đời anh dừng lại ở tuổi 26, tuy vậy anh cũng để lại nhiều kư ức. Năm 1968 anh là sinh viên Luật, tham gia Thanh niên thiện chí, có sáng tác thơ văn và hoạt động văn nghệ. Khi vào trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt, anh cũng là cây bút sung sức viết nhiều cho Đa hiệu và các tap chí Văn khác với bút hiệu TRẦM KHA. Anh có một tập thơ Đông Phương đă chuẩn bị xong nhưng chưa kịp in, bản thảo đưa về gia đ́nh, chiến sự năm 1975 bản thảo bị thất lạc.


    Năm nay, nhân 40 năm ngày anh mất, tôi viết lại những ḍng này để tiếc nhớ thương anh.


    HT Nguyễn
    danlambaovn.blogspot .com



  3. #63
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bài thơ của Hải Quân Trầm Kha - Nguyễn Văn Đồng:

    Khi thanh b́nh trở lại

    Trầm Kha - Tôi sẽ nhận người làm anh em. Đi xây những cây cầu đă sập. Những ngôi nhà đổ nát. Những thành quách điêu tàn. Tôi sẽ mời anh tắm lại ḍng sông. Không c̣n máu, không c̣n biên thùy ngăn cách. Trước khi cùng anh đi thăm những người đă chết. Thắp cho nhau nén hương ḷng muôn đời không tắt. Tưởng nhớ bạn bè xấu số vội ra đi...

    * * *



    Khi thanh b́nh trở lại

    Trầm Kha


    Có một sớm tôi mơ thanh b́nh trở lại,
    trên môi người t́nh bừng giọt nắng reo vui,
    trong mắt mẹ rỡ ràng đồng lúa mới,
    trĩu hạt vàng óng ánh dưới ban mai.


    Tôi sẽ rút phăng gươm chém cổ chai rượu mạnh.
    Mời bạn bè say uống mềm môi.
    Tôi sẽ đốt những cánh đồng rơm khô đă ải,
    cháy bừng bừng trên khắp cơi miền Nam.
    Mời mọi người, mời tất cả anh em,
    Cùng hít thở khói quê hương ngào ngạt.
    Trước khi xuôi chuyến tàu Nam Bắc,
    Đem thanh b́nh tặng quyến thuộc ngoài kia.


    Tôi sẽ chẳng mang theo hành lư,
    Ngoài những bài thơ ca tụng t́nh người.
    Cho bà mẹ khóc đón con trở lại
    Cho vợ hiền tức tưởi đợi chồng về.
    Cho cô gái ngỡ ngàng vui duyên mới,
    Cho trẻ thơ mừng rỡ được gần cha.
    Tôi sẽ đến từng nhà chung vui ngày mở hội
    Tặng bà con những cái nắm tay
    nụ cười thân ái.


    Cùng mọi người ca hát vui say
    Khúc hoan ca ngây ngất
    Lời tự t́nh Việt Nam thống nhất
    Đang dạt dào trong núi đá rừng cây.


    Tôi sẽ nhận người làm anh em
    Đi xây những cây cầu đă sập
    Những ngôi nhà đổ nát
    Những thành quách điêu tàn.


    Tôi sẽ mời anh tắm lại ḍng sông
    Không c̣n máu, không c̣n biên thùy ngăn cách.
    Trước khi cùng anh đi thăm những người đă chết
    Thắp cho nhau nén hương ḷng muôn đời không tắt
    Tưởng nhớ bạn bè xấu số vội ra đi.


    Sau hết từ giă mọi người
    Tôi về chung vui với người t́nh nhỏ
    Trong mái lá đơn sơ
    cùng người yêu mở một mùa hội mới
    uống chén rượu đào đón xuân trở lại
    Tôi sẽ kể em nghe
    Suốt quăng đời tôi mang tuổi chiến binh.




    Trầm Kha
    danlambaovn.blogspot .com

  4. #64
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Bài thơ của Hải Quân Trầm Kha - Nguyễn Văn Đồng:



    Sau hết từ giă mọi người
    Tôi về chung vui với người t́nh nhỏ
    Trong mái lá đơn sơ
    cùng người yêu mở một mùa hội mới

    Rât tiếc , giấc mơ đơn sơ của Trầm Kha không bao giờ trở thành hiện thực . Dù anh có " nhận người làm anh em." , chúng vẫn trả thù anh bằng những ngón đ̣n độc , và vẫn c̣n giam cầm anh , dù anh đă hồn ĺa khỏi xác .

    Hỡi những ai c̣n mơ ḥa hợp ḥa giải với Cộng Sản , hăy thức tỉnh kẻo muộn .

  5. #65
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bùi Tín :"Tôi cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước tôi từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hăy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc c̣n hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ.


    http://www.danchimviet.info/archives...h-liet/2014/01


    Quá muộn rồi ông ơi !

  6. #66
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Monday, January 13, 2014

    Người về Từ Đại Dương

    - Nguyễn Viết Kim



    Bài này được viết theo lời kể của 15 chiến sĩ Hải-quân thuộc Tuần Dương Hạm Lư-Thường-Kiệt (HQ.16) đổ bộ lên quần đảo Hoàng-Sa hôm 17-01-1974 để hạ cờ TC và dựng lại cờ của VNCH đă bị bọn TC xâm lược phá hủy.

    Sau trận hải chiến 19-01-1974 và khi bị phi cơ, các chiến sĩ này bị mất liên lạc với chiến hạm, do đó 15 chiến sĩ Hải-quân thuộc TDH. Lư-Thường-Kiệt đă rút ra khỏi đảo bàng bè cao su. Sau 10 ngày lênh đênh đói khát trên biển cả, 15 chiến sĩ này được ngư dân cứu thoát đưa về Quân Y Viện Qui-Nhơn, tuy nhiên có một người kiệt sức và hy sinh, 14 người c̣n lại trong t́nh trạng sức khỏe khả quan.

    LỆNH ĐỔ BỘ LÊN ĐẢO

    Ngày 17-01-1974, chúng tôi được lệnh đổ bộ lên quần đảo Hoàng-Sa với một nhiệm vụ rất ư là đặc biệt. Tâm trạng chúng tôi lúc này 15 người thật háo hức, không một ai lo sợ ǵ hết, mặc dù biết rằng đổ bộ lên đảo chắc chắn sẽ gặp trở ngại lớn, v́ hiện tại trên đảo đă có một số quân Trung Cộng lén đóng trên đó. Đây chính là một thử thách tinh thần to lớn, và chúng tôi biết rằng cuộc chạm trán này thật quan trọng, không những chỉ ảnh hưởng đến Quân Chủng Hải Quân mà c̣n cho cả 19 triệu dân Miền Nam ngàn đời không biết khuất phục.

    Bởi vậy, chúng tôi hết sức hâm hở, mặc dù biết rằng phải đối đầu với lực lượng rất hùng hậu. Đă là con cháu Hưng Đạo Vương Trần-Quốc-Tuấn, Quan-Trung, Lê-Lợi... mang gịng máu hào hùng bất khuất của tiền nhân, chúng tôi phải nối gót để tô đậm thêm cho những chiến tích lẫy lừng, Bạch-Đằng, Chương-Dương, Hàm-Tử... mồ chôn hàng vạn tinh binh Mông-Cổ. Giờ đây, thời gian đă cách xa hàng ngàn năm, nhưng chiến trường vẫn là kẻ thù xưa - Bọn Tàu đỏ xâm lược. Bởi vậy , chúng tôi háo hức, chúng tôi sôi máu, chúng tôi hănh diện khi cầm những lá cờ Việt-Nam vàng chói cấm lên đảo để tái xác định chủ quyền VNCH trên mảnh đất xa xôi nhỏ bé nhưng đầy thân yêu này.

    Cuộc đổ bộ bắt đầu, 15 đứa chúng tôi được hướng dẫn thật kỹ càng, khi gặp trường hợp giao tranh với lực lượng của bọn Trung Cộng, những lời dặn ḍ càng tránh gây hấn càng tốt, chỉ tự vệ khi thích đáng cũng như có chỉ thị mới được nổ súng.

    Để pḥng ngừa bất trắc, chúng tôi được trang bị vũ khí nhẹ, gồm súng phóng lựu, lựu đạn và súng cá nhân, máy vô tuyến và phao cá nhân.

    Những chiếc bè cao su được hạ thấp xuống từ Tuần Dương Hạm Lư-Thường-Kiệt. Chúng tôi bắt đầu rời tàu. Nh́n đồng hồ lúc này là 7 giờ 45 phút. Trời cũng vừa hừng đông. Mặt trời đỏ hồng từ dưới biển khơi chui lên thật đẹp. Chúng tôi có cảm tưởng mặt trời bị nhuộm máu. Máu sẽ đổ trong đó sẽ có máu của những người trai Việt hào hùng chống xâm lăng, bảo vệ lănh thổ yêu dấu của quê hương, và máu của bọn TC xâm lược sẽ đổ như cha ông của chúng ngày xưa trên sóng nước Bạch-Đằng, Chương-Dương, Hàm-Tử...

    Sóng dập dềnh tung bọt trắng xóa, chiếc bè cao su nhấp nhô, không đầy 10 phút, chúng tôi bắt đầu cuộc hành tŕnh.

    Những ánh mắt nh́n nhau ngời sáng, niềm tin tất thắng trong nụ cười. Chúng tôi cùng bắt tay thề sống chết có nhau. Nếu một người hay nhiều hơn trong toán bị hy sinh th́ bằng mọi giá những người c̣n lại sẽ ăn thua đủ cùng bọn hải khấu và cố gắng đưa thân xác trở lại với gia đ́nh.

    Trung úy L. trưởng toán kiểm qua một lượt quân số trước khi chúng tôi rời bè lên đảo. Mặt trời cao dần, ánh sáng thật rực rỡ, niềm tin chiến thắng càng bừng lên trong óc chúng tôi. Tay cầm những lá cờ phần phật trước gió, chúng tôi hăm hở bước trên đá và san hô lởm chởm. Khi đặt chân lên đảo, một vài ngư phủ (quân Trung Cộng trá h́nh) ra hiệu cho toán dừng lại nhưng chúng tôi vẫn bước đi và nh́n chúng bằng đôi mắt ngạo nghễ. Trung úy L trưởng toán căn dặn chúng tôi:

    - Các bạn nên thận trọng, đừng bao giờ nổ súng trước.

    Chúng tôi thi hành lệnh và vẫn lẫm liệt tiến bước. Một vài cọc sắt, một vài bảng gỗ có ghi chữ Tàu (do bọn TC mới đặt lên để tạo vết tích) bắt gặp, bị chúng tôi nhổ ngay, và thay vào đó là lá cờ Việt Nam. Lúc này chúng tôi cũng vừa nhận ra, ngoài chúng tôi c̣n có các đơn vị khác đang tiến vào như anh em Biệt Hải, các nhân viên chiến hạm bạn. Tinh thần chúng tôi lên thật cao. Trên đường đi, toán chúng tôi bắt gặp một số ngư phủ của TC nh́n chúng tôi bằng đôi mắt cú vọ như muốn ăn tươi nuốt sống. Chúng chưa có phản ứng ǵ th́ kệ chúng, chưa vội ǵ. Nếu chúng chửi bằng mồm th́ ḿnh chửi lại, tiếng chúng chúng nghe... và chúng tôi vẫn thản nhiên cấm cờ.

    Anh bạn mang máy truyền tin vẫn liên lạc đều với cấp chỉ huy ngoài chiến hạm. Cắm cờ quốc gia trên đảo, niềm hănh diện mọc lớn trong tâm hồn chúng tôi. Thân thể của mẹ Việt-Nam phải được nguyên vẹn. Đất đai của Việt-Nam phải vẹn toàn, một tấc đất cũng không thể mất vào tay bọn TC xâm lăng. Chúng tôi như đi ngược lại thời gian, anh em luôn miệng kể chuyện tiền nhân ta đánh Tàu, nào Ô-Mă-Nhi phải lủi như chuột, Thoát-Hoan phải chui vào ống đồng mới bảo toàn được tính mạng. Hùng khí cao lên ngất trời, chúng tôi nghỉ lúc này mà được giao tranh với địch th́ sướng biết mấy.

    Cắm hết số cờ có sẵn, chúng tôi chờ lệnh. Lúc này, chúng tôi vừa nhận ra trên trời cao, phản lực của địch gầm thét, ngoài biển khơi, tàu của TC xuất hiện. Chúng tôi kiểm soát lại vũ khí. Đạn đă lên ṇng, bây giờ dù cho quân số địch có đông đảo cỡ nào đi nữa, chúng tôi vẫn sẵn sàng nghênh chiến, ví dù 15 người chúng tôi có hy sinh, th́ ít nhất cũng phải có hàng trăm tên giặc phơi thây và chắc chúng phải kiêng nể.

    Thời gian lặng lẽ trôi qua, chúng tôi phải dùng lương khô tiếp tục chờ lệnh. Ngoài khơi, chiến hạm ta và chiến hạm TC cũng đang trong tư thế gh́m nhau. Chúng tôi vững bụng, nếu bọn TC không đổ quân lên đảo th́ đối với bọn lính TC, ngụy trang ngư dân, th́ chúng tôi cũng như các đơn vị bạn thừa sức chống trả.

    Một ngày trôi qua, b́nh minh lại rạng rỡ, chúng tôi tiếp tục dùng lương khô và chờ lệnh. Người hạ sĩ liên lạc máy cho biết là có mấy tàu lớn của TC đổ quân lên đảo Quang Ḥa. Ngoài ra, chiến hạm của ta cũng như của địch đang c̣n vờn nhau, chưa bên nào được lệnh nổ súng.

    GIỜ PHÚT QUYẾT LIỆT

    Ngày 19- 01, ngày lịch sử của trận thư hùng trên đảo đă tới. Chúng tôi được tin các chiến hạm của TC xâm lược ồ ạt vây kéo, với ư định nuốt sống những chiến hạm của ta, đồng thời, chúng cho đổ bộ thêm quân lên đảo.

    Khoảng 10 giờ hơn, chúng tôi nghe hải pháo nổ ầm ầm. Thật xa, chúng tôi nhận ra các chiến hạm đang nă hải pháo vào tàu địch. Tiếng súng lớn quen thuộc của chiến hạm cùng tiếng súng lạ của tàu địch khiến cả toán nôn nóng. Trung úy L ra lệnh cho chúng tôi b́nh tĩnh, kiểm soát lại súng đạn. Chúng tôi hồi hộp đợi chờ và tất cả đều thầm khấn vái Đức Thánh Trần phù hộ cho đoàn hậu duệ của Ngài lập lại những chiến công hiển hách ngày xưạ.

    Trên đảo đă có nhiều tiếng nổ, chúng tôi nhận ra vài đơn vị bạn đang giao tranh lẻ tẻ với địch và chúng tôi cũng nhận ra bọn TC đang đổ hàng chục đại đội lên đảo. Lúc này địch quân đông như kiến cỏ.

    Nhiệm vụ cắm cờ của chúng tôi đă hoàn tất, chúng tôi được lệnh rút ra khỏi đảo để hải pháo của ta bắn vào những vị trí đổ quân của địch.

    Thời gian này thật nghiêm trọng. Không một ai lo sợ cho bản thân, mà chỉ mong sao chiến hạm toàn thắng quân thù, v́ thủy thủ yêu con tàu như yêu chính bản thân ḿnh.

    Tiếng đạn vẫn nổ ầm ần rung chuyển cả mặt biển khơi. Hai bên đang dàn trận quyết sinh tử.

    Ra tới mép đảo, bè cao su chỉ c̣n lại một cái duy nhất. Trung úy L. cho biết cứ theo con sóng mà rút ra. Mười lăm người chỉ c̣n một chiếc bè quá nhỏ. Chiều dài khoảng 2 thước, chiều rộng chỉ 1 thước mà thôi. Một số người bơi giỏi th́ bám theo bè, c̣n những người khác ngồi trên bè, súng cầm tay, pḥng ngừa bất trắc.

    Chúng tôi đi dưới làn mưa đạn của bọn TC, một vài anh em cũng đă phóng lên mấy quả M.79 khi thấy bọn TC lấp ló.

    Chiếc bè xa dần bờ. Đột nhiên Trung úy L. la lớn khi ông vừa thấy một cột lửa khổng lồ trên biển khơi. Mọi người hồi hộp nh́n bóng dáng con tàu đang bị cháy. Lúc này 30 con mắt chúng tôi đều mở thật lớn, 15 trái tim hầu như ngừng đập. Rồi 15 khuôn mặt rang rỡ sáng ngời. Con tàu đang bốc cháy màu đen, đó là con tàu của bọn TC xâm lược. Chúng tôi vỗ tay thật lớn, reo ḥ thật to, gào lên hết sức hết hơi ḿnh để lấn át tiếng sóng của biển khơi như ngày xưa quân Nam đă reo ḥ trên Bạch-Đằng-Giang khi đánh tan tinh binh Mông Cổ.

    Chiến thắng đến rực rỡ như ánh sáng đang ngập tràn biển khơi. Trung úy L. kêu nhân viên mang máy truyền tin liên lạc với vị Chỉ-huy Chiến-trường và được biết chiến công này do chiến hạm của chúng tôi tạo nên. Trung úy L. đề nghị hát một bài. Bản "Việt Nam, Việt Nam". Tiếng hát rộn ràng trong nắng, vang vang trên một vùng biển khơi, tiếng hát đầy chân thành cảm động mà quên đi là tất cà đang phải vật lộn với gian nguy hiểm nghèo.

    Trung úy L. khích lệ Tinh thần anh em. Mọi người hăng hái tay chèo.

    Nắng lúc này thật gắt, bây giờ anh em mới cảm thấy khát và đói. Máy vô tuyến bị nước biển vào hư luôn. Sóng mỗi lúc một cao úp lên chiếc bè mong manh. Chúng tôi ướt như chuột lột. Tuy vậy anh em vẫn cố gắng tay chèo để vật lộn với thủy thần.

    THOÁT HIỂM

    Ngày lại ngày, trời nước vẫn mênh mông. Trời sáng rồi lại tối, tối rồi lại sáng... ban ngày chúng tôi phải chịu đựng với cái nắng cháy của mặt trời, da bị nứt nẻ, nước biển dính trên người đóng khô thành muối thật xót. Tối lại, cái lạnh cắt da đồng lơa với những cơn sóng phủ lên người làm mọi người tê dại. Không nước uống, không thức ăn và dù bây giờ có thức ăn đi nữa th́ có lẽ cũng không ai ăn nổi v́ đă kiệt sức.

    Biễn vẫn mênh mông, chúng tôi không c̣n đủ sức để nói với nhau một câu nào. Sáng rồi lại tối, ngày này qua ngày khác, chúng tôi tính là đă được tới ngày thứ chín. Mặt trời mọc rồi lại lặn thật b́nh thản, mặc 15 thân xác đang đi dần vào cỏi chết. Chúng tôi chỉ c̣n biết xin Thượng đế, Thánh tổ phù hộ. Đến ngày thứ 10, hầu như tất cả đều ngất đi v́ quá kiệt lực. Mắt chúng tôi chẳng c̣n thấy ǵ nữa, ngay cả tiếng sóng biển cũng chẳng nghe. Thân xác đă chịu đựng quá giới hạn con người. Nắng, gió, sương lạnh, và những cơn sóng lớn cùng thiếu thực phẩm và nươc uống đă khiến chúng tôi tuyệt vọng, chờ chết.

    Cho đến lúc chúng tôi tỉnh dậy th́ thấy ḿnh nằm trên một ghe chài của dân. Trong số 15 người, chỉ có một vài người ... mở mắt được, nhưng cũng chẳng nói được lời nào, chỉ lờ đờ nh́n, tuy nhiên vẫn c̣n đủ tinh thần nhận định là ..M̀NH C̉N SỐNG - ḾNH ĐĂ SỐNG.

    Khi được đưa về Quân Y Viện Qui-Nhơn, và được săn sóc th́ tất cả mới đươc hồi sinh lại, và trong số 15 người chúng tôi, có một bạn đồng đội đă quá kiệt sức nên tắt thở khi về bệnh viện... đó là Cố Hạ Sĩ Nhất Quản kho Nguyễn-Văn-Duyên.

    Bây giờ nằm trong Quân Y Viện nghĩ lại, chúng tôi không khỏi rùng ḿnh. Chúng tôi c̣n sống hôm nay có lẽ là nhờ Phật Trời, Thánh Tổ phù hộ, che chở cho những người con yêu của đất nước, đă chiến đấu cho sự sống c̣n của Tổ quốc cũng như cho chính nghĩa rạng ngời của một quốc gia nhỏ bé trước bọn TC bạo tàn xâm lược. Mười ngày lênh đênh trên biển cả với nắng cháy da, với sương lạnh cắt thịt, với những cơn sóng lớn nhồi cao cùng với 10 ngày không ăn uống mà chúng tôi vẫn c̣n sống quả là một phép nhiệm mầu.


    Nguyễn Việt Kim


    http://hqvnch.net

  7. #67
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa (Phần 2)




    Xin gửi tới quư độc giả phần hai chương tŕnh “Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa” với hai vị khách mời là Linh mục Đinh Hữu Thoại tại Ḍng Chúa Cứu Thế, Sài G̣n và Blogger Phạm Văn Hải tại Nha Trang. Như đă nói trong phần đầu, những cuộc phỏng vấn này nhằm “bày tỏ mong muốn xóa đi, hoặc ít ra cũng thu hẹp lại những ranh giới, khác biệt từ nhiều thành phần trong xă hội, về quá khứ, tuổi tác và chính kiến để có một cái nh́n trung thực, công bằng, biết tri ân với những người đă hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Để thấy được rằng, bất cứ một sự khác biệt nào cũng có thể vượt qua với một lư do chung, đó là Ḷng Yêu Nước”. Nội dung câu hỏi vẫn sẽ được giữ nguyên, chỉ thay đổi rất ít (nếu có) để phù hợp với từng người trong hoàn cảnh cụ thể.

    Trước tiên, xin cảm ơn Linh mục Đinh Hữu Thoại cũng như Blogger Phạm Văn Hải đă nhận lời cho cuộc phỏng vấn này. Xin Cha cũng như anh Hải cho biết hiểu biết của bản thân ḿnh về trận Hải chiến Hoàng Sa cách đây vừa tṛn 40 năm?


    LM Đinh Hữu Thoại: Đó là một cuộc chiến của Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa chống lại sự xâm lược của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Một cuộc chiến anh dũng của Hải quân VNCH. Tuy nhiên, v́ tương quan lực lượng không cân xứng nên chúng ta bị mất hai nơi này.


    Blogger Phạm Văn Hải: Đó là cuộc chiến xảy ra ở nhóm đảo Nguyệt Thiềm thuộc quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974. Hải quân VNCH đă thực thi sứ mệnh của người lính trấn giữ biên cương, nổ súng đánh đuổi quân Trung Cộng đang xâm phạm lănh hải và chiếm giữ các ḥn đảo thuộc Hoàng Sa. Cuộc đọ súng giữa 8 chiến hạm (mỗi bên 4 chiếc) diễn ra ngắn ngủi nhưng vô cùng khốc liệt và đẫm máu. Cả 8 chiến hạm đều bị trọng thương, mỗi bên bị ch́m 1 chiếc. Phía VNCH hy sinh 74 chiến sĩ, phía TC có khoảng 20 người đền mạng cho tội xâm lăng. Về kết quả giao tranh của 8 chiếc hạm, có thể nói là không phân thắng bại. Tuy nhiên, phía Trung Cộng nhờ có lực lượng tiếp viện đông hơn đă chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa, trong khi 3 chiến hạm c̣n lại của VNCH phải rút lui.

    Điều khó hiểu là nhà nước CHXHCN VN hầu như "lăng quên" cuộc chiến này trong suốt 39 năm qua, kể cả trong sách giáo khoa môn lịch sử Việt Nam.


    *Xin Linh mục cũng như anh Hải cho biết cảm nghĩ của ḿnh đối với sự hy sinh của 74 người lính hải quân VNCH?

    LM Đinh Hữu Thoại: Vô cùng cảm phục!

    Blogger Phạm Văn Hải: Đó là sự hy sinh cao quư. Không cái chết nào cao quư hơn là bỏ ḿnh v́ Tổ Quốc.

    Ngày nào Hoàng Sa chưa trở về với đất mẹ th́ mỗi người dân Việt Nam phải tự coi ḿnh vẫn c̣n mắc nợ sự hy sinh của 74 vị anh hùng bảo vệ Hoàng Sa.


    **Suy nghĩ của Linh mục và của anh Hải như thế nào về những người lính của cả hai bên chiến tuyến bảo vệ đất nước? Có sự khác biệt ǵ không giữa những người lính VNCH như trung tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của ông với những người lính QĐNDVN đă hy sinh ở chiến trường biên giới V-T vào năm 1979 và 1984?

    LM Đinh Hữu Thoại: Người Lính nói chung, dù ở chiến tuyến nào cũng đều chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và đảm bảo sự yên b́nh cho người dân.

    Blogger Phạm Văn Hải: Theo tôi, không có ǵ khác biệt. Không riêng ǵ những người lính VNCH hay người lính QĐNDVN, mà tất cả những người lính dưới các triều đại Đinh, Lư, Trần, Lê, Nguyễn... đều có chung một sự hy sinh cao quư: chết v́ Tổ Quốc Việt Nam.

    Chính v́ lẽ đó mà sự quên lăng các anh hùng tử sĩ Hoàng Sa suốt 39 năm qua là một sự bất công, nếu không muốn nói là có tội với người đă bỏ ḿnh v́ nước.


    ***Ngày xưa những người lính VNCH bị gán với từ “ngụy”, ngày hôm nay linh mục và anh nghĩ sao về điều đó ạ?

    Linh mục Đinh Hữu Thoại: Đó là sự miệt thị của những người cộng sản, tự cho ḿnh là “bên thắng cuộc” nên đối xử bất công với cả một chế độ. Cần phải có động thái “đính chính” và công khai xin lỗi những người đă bị xúc phạm, cho dù họ c̣n sống hay đă qua đời.

    Blogger Phạm Văn Hải: Thời đó (sau 1975), nhiều người dân miền Nam đă không chấp nhận danh xưng này. Cụ thể trong gia đ́nh tôi có người cô (chị của ba tôi) vẫn thường hỏi: - Ngụy là ǵ? Sao lại gọi là "ngụy"? Thật ra chuyện đánh tráo khái niệm và "hiếp dâm" ngôn từ của người CS không có ǵ lạ. Đâu riêng ǵ từ "ngụy", mà c̣n rất nhiều từ dùng sai, dùng theo kiểu áp đặt vô lối, chẳng hạn như "giải phóng miền Nam", "học tập cải tạo", "phản động"...


    ****Có nên vinh danh những người lính VNCH ở trận chiến Hoàng Sa năm 1974 không thưa Linh mục và Blogger PVH? Nếu có, Linh mục và anh Hải có sẵn sàng tham gia không?

    LM Đinh Hữu Thoại: Rất nên và cần phải làm. Luôn sẵn sàng tham gia.


    Blogger Phạm Văn Hải: Tôi nghĩ nên đặt câu hỏi là: Tại sao đến bây giờ họ vẫn chưa được vinh danh? (Trong phạm vi nước CHXHCNVN thôi, c̣n với người Việt trên khắp thế giới th́ họ đă vinh danh 39 năm nay rồi).


    *****những tương đồng hay khác biệt ǵ giữa những người lính ngày xưa hy sinh bảo vệ biển đảo và những công dân Việt Nam ngày nay xuống đường thể hiện ḷng yêu nước và phản đối TQ xâm lấn HS, TS và Biển Đông không thưa Cha cũng như anh Hải?

    LM Đinh Hữu Thoại: Tương đồng: bày tỏ ḷng yêu nước, chống xâm lược. Khác biệt: người lính th́ trực tiếp chiến đấu bảo vệ lănh thổ, lănh hải. Người dân bày tỏ bằng việc biểu t́nh ôn ḥa.

    Blogger Phạm Văn Hải: Điểm tương đồng là cả hai cùng đặt danh dự Tổ Quốc, chủ quyền Quốc Gia lên trên hết. C̣n điểm khác biệt là mức độ nguy hiểm của những người lính ngoài mặt trận cao hơn nhiều (có thể hy sinh mạng sống). C̣n những người biểu t́nh th́ chỉ ở mức bị bắt bớ, tù đày, sách nhiễu, gây khó công ăn việc làm, việc học...


    ******Đă 40 năm kể từ ngày 74 chiến sĩ VNCH hy sinh để bảo vệ biển đảo, ngày hôm nay Hoàng Sa vẫn bị chiếm đóng bởi TQ. Cần phải có những hành động, công việc cụ thể ǵ mà cá nhân mỗi chúng ta có thể thực hiện hay tham gia góp phần?


    LM Đinh Hữu Thoại: Kêu gọi ḷng yêu nước và t́m hiểu sự thật nơi người trẻ. Khích lệ và ủng hộ mọi việc bày tỏ yêu sách với TQ về sự xâm chiếm của họ.

    Blogger Phạm Văn Hải: Việc trước nhất là khôi phục tinh thần yêu nước, biết ơn người ngă xuống v́ Tổ Quốc. Sau đó là làm sao góp phần xây dựng một quốc gia cường thịnh, để lấy lại Hoàng Sa. Vấn đề này có vẻ hơi sâu xa rồi. (Làm sao để xây dựng một quốc gia cường thịnh trong xă hội độc tài tham nhũng, nhân sĩ trí thức bị ra ŕa, bọn bất tài kém đức lại chiếm số đông trong bộ máy điều hành đất nước?)


    *****Từ ngàn năm nay, qua bất kỳ thời đại nào, chế độ nào người dân VN ta đều thể hiện ḷng yêu nước nồng nàn. Thế nhưng hiện thời, trong khi một số thanh niên c̣n rất trẻ đă bất chấp hiểm nguy, thậm chí tù đầy để nỗ lực truyền bá sự thật lịch sử, nhất là sự thật về Hoàng Sa, Trường Sa về vấn đề toàn vẹn lănh thổ th́ có nhiều những bạn trẻ khác lại muốn chối bỏ sự thật lịch sử trong khi cũng “nhận” ḿnh là những thanh niên yêu nước? Linh mục và anh Hải nghĩ sao về thực tế này?

    LM Đinh Hữu Thoại: Tôi không có ḷng tin vào những bạn suy nghĩ theo kiểu “cộng sản”, v́ họ không tôn trọng sự thật, không làm theo sự thật mà chỉ theo “định hướng”, yêu nước theo định hướng. Nếu thật sự yêu nước, yêu tổ quốc ḿnh th́ điều đầu tiên phải làm được đó là tôn trọng lịch sử, tôn trọng sự thật. Và phải chứng minh được một điều rằng họ đang làm theo lương tâm, trách nhiệm chứ không phải theo phong trào, theo định hướng hay phụng sự cho một thể chế, một đảng phái hay chủ thuyết nào.


    Blogger Phạm Văn Hải: Ḷng yêu nước nằm trong đạo đức công dân. Đây là thời buổi đạo đức con người suy đồi nhất trong suốt chiều dài 4000 năm lịch sử. V́ thế ḷng yêu nước có thể nói là mong manh nhất.


    *****Dạ thưa, bốn mươi năm sau những thế hệ tương lai sẽ đánh giá và nghĩ ǵ về thế hệ (chúng ta) ngày hôm nay khi họ cùng chung nhau tổ chức Kỷ niệm 80 năm Hải chiến Hoàng Sa năm 1974?

    LM Đinh Hữu Thoại: Theo tôi, c̣n quá sớm để nói về điều này. Nhưng tôi tin lúc ấy mọi người dân VN được tự do bày tỏ ḷng yêu nước hơn ngày nay. C̣n bây giờ, tôi có linh cảm sẽ có những “con mắt h́nh viên đạn” theo dơi, ŕnh rập những người tổ chức kỷ niệm 40 năm Hải chiến HS năm 1974...

    Blogger Phạm Văn Hải: Tôi không mong có ngày kỷ niệm thứ 80 cho sự kiện này. Tuy nhiên nếu định mệnh lịch sử có trớ trêu đi nữa, th́ dẫu có 800 năm người dân Việt Nam cũng không được quên nghĩa vụ phải lấy lại đất Tổ, thế hệ này không được phải nhắc lại cho thế hệ sau.


    Xin cảm ơn Linh mục Đinh Hữu Thoại và Blogger Phạm Văn Hải.


    Phạm Thanh Nghiên
    danlambaovn.blogspot .com
    Last edited by Tigon; 16-01-2014 at 06:17 AM.

  8. #68
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mời gọi tưởng niệm tử sĩ VNCH hy sinh ở Hoàng Sa .



  9. #69
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đã bốn mươi năm con thầm đợi ba!



    Ts. Đặng Huy Văn (Danlambao) - Vào dịp đầu năm mới 2014, tôi t́nh cờ gặp lại một ngư dân đang buồn bă lang thang trên bến cảng Đà Nẵng. Anh này là người em họ một người bạn của tôi. Đến chơi nhà anh bạn, tôi đă t́nh cờ quen anh ta cách đây bảy tám năm. Anh ta cho biết, hiện nay cả đội tàu cá của anh đang tạm nghỉ ở nhà để dưỡng máy và chờ t́nh h́nh xem thế nào rồi mới dám ra khơi. V́ kể từ ngày 1/1/2014, muốn ra khơi đánh bắt cá là phải có giấy phép của chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quôc.

    Rồi anh kể, ba anh ấy ngày 19/1/1974 đă bị giặc Tàu đánh ch́m cùng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10, nhưng không t́m thấy xác nên má con anh ấy vẫn tin rằng, ba anh nay vẫn sống, có thể trên một ḥn đảo hoang nào đó giữa Thái B́nh Dương.


    Cũng v́ muốn t́m tin tức của người ba xấu số nên anh ta đă trở thành một ngư dân chuyên nghiệp đánh cá trên biển cả. Anh ấy hi vọng, ba anh sẽ quay trở về để cùng đồng đội của ḿnh đ̣i lại Hoàng Sa và đuổi hết bè lũ Lê Chiêu Thống thân Tàu ra khỏi nước nhằm giành lại độc lập tự do và Biển Đông cho Tổ Quốc. Anh ấy nói, cứ gọi tên anh là "một ngư dân Hoàng Sa".

    Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giặc Tàu cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 19/1/1974, tôi xin lược ghi lại vài ḍng tâm sự của người "ngư dân Hoàng Sa" đó và xin gửi tới những đồng đội của ba anh ấy đang sống trên khắp thế giới lời chúc Năm Mới 2014 Hạnh Phúc, B́nh An và luôn hướng ḷng về Tổ Quốc!


    (Viết theo lời tâm sự của "một ngư dân Hoàng Sa")



    Đã bốn mươi năm con thầm đợi ba!

    Đă bốn mươi năm
    Con thầm đợi chờ ba!
    Sát Tết Giáp Dần chia tay
    Chưa một lần ba trở lại
    Ngày đó con mới lên năm
    Cứ ngồi chờ ba, chờ măi
    Má bảo ba sẽ quay về
    Sao chưa thấy, thưa ba?

    Đêm đêm chờ tin
    Từ những tiếng tàu hụ khơi xa
    Với chút hi vọng mong manh
    Ba đă bị dạt vào đảo vắng
    Nhưng từ tháng tư năm 75
    Những con tàu rời bến cảng
    Măi măi không quay về
    Con vẫn đợi tin ba!

    Má và con chỉ biết rằng
    Ba đă chiến đấu giữ Hoàng Sa
    Nhưng giặc Tàu quá đông
    Đă bắn trúng HQ 10 bị đắm
    Con hi vọng ba bơi được ra xa
    Rồi bị lạc vào đảo vắng
    Như chú Rô Bin Xơn
    Ba từng kể con nghe
    Và mong một ngày gần đây
    Ba sẽ lại quay về!

    Từ năm lên 18
    Con đă theo tàu đi đánh cá
    Cùng những ngư dân ra khơi
    Để mong đợi tin ba

    Con từng theo tàu cá nhiều lần
    Ra quần đảo Hoàng Sa
    Mấy lần bị Trung Quốc đánh đuổi
    Phá hỏng tàu, cướp cá
    Một lần tàu của chúng con
    Bị dạt vào đảo đá
    Giữa muôn ngàn cánh chim
    Như ẩn hiện bóng h́nh ba!

    Trong sâu thẳm trái tim
    Con tin ba c̣n sống
    Có thể trên một ḥn đảo hoang
    Giữa biển Thái B́nh Dương
    Và trái tim ba
    Luôn hướng về đất cảng
    Vẫn yêu má và con
    Cùng nội ngoại thân thương!

    Ba ơi!
    Nơi đảo xa ba có nhớ nhà không?
    Ở quê hương má cùng con
    Quanh đời cứ làm thuê lầm lũi
    Nay già yếu má ở nhà trông cháu nội
    Con là ngư dân suốt tháng ngày
    Trên biển cả mênh mông
    Sao nay lũ giặc Tàu
    Cấm đánh cá Biển Đông?

    Theo con, Biển Đông
    Là của Việt Nam, chứ ba?
    Ngày ba c̣n ở nhà, ông nội vẫn
    Ra Biển Đông đánh cá
    Nay tàu của Trung Quốc rơ ràng
    Sao báo đảng gọi chúng là "tàu lạ"?
    Lạ ở chỗ nào
    Hay v́ đă cưỡng chiếm Hoàng Sa?
    Phá hoại kinh tế nước ḿnh
    Và hà hiếp dân ta?

    Vậy mà sao có người
    C̣n thân bọn Tàu cộng, hở ba?
    Hay họ là cánh tay nối dài
    Của kẻ thù truyền kiếp?
    Bởi Bắc Thuộc một ngàn năm
    Có ai người không biết?
    Mà c̣n rước giặc xâm lăng
    Về giày xéo mẹ cha?

    Xin ba hăy trở về với non nước quê nhà!
    V́ chỉ có ba và các đồng đội năm xưa
    Mới có thể cùng toàn dân cứu nước
    Bởi Lê Chiêu Thống thời nay
    Là tay sai quân xâm lược
    Nhằm ǵn giữ ngai vàng
    Bán rẻ núi sông ta!
    Như cách đây 56 năm
    Viết công hàm
    Dâng quần đảo Hoàng Sa!
    Sau năm 79
    Dâng Mục Nam Quan cho giặc
    Sau năm 2000 dâng Bô xít Tây Nguyên
    Cùng nhiều đất rừng Miền Bắc...

    Ba hăy về đây để nh́n h́nh ảnh xót xa
    Ôi! Những ông già lưng c̣ng
    Đứng hát Tiến Quân Ca!

    Hà Nội, 15/1/2014


    Ts. Đặng Huy Văn
    danlambaovn.blogspot .com

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 24
    Last Post: 09-02-2012, 02:43 AM
  2. Replies: 42
    Last Post: 08-01-2012, 12:55 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 03-10-2010, 05:17 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 29-09-2010, 12:12 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •