Page 1 of 7 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 69

Thread: TƯỞNG NIỆM 40 Năm Hải Chiến Hoàng Sa

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    TƯỞNG NIỆM 40 Năm Hải Chiến Hoàng Sa

    TƯỞNG NIỆM 40 Năm Hải Chiến Hoàng Sa




    Chúng ta hăy tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, tưởng niệm 40 năm ngày quần đảo thân yêu của đất mẹ mất vào tay quân thù, tưởng niệm linh hồn 74 người lính đă chết, bằng cách của chúng ta.

    Hăy t́m đến với gia đ́nh, thân nhân của các binh sĩ tử trận để giúp đỡ họ, tỏ ḷng tri ân họ, và hăy viết về họ - những mảnh đời không thể bị lăng quên.

    Hăy viết về Hoàng Sa và cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của đất nước. Hăy vạch ra những điều mà hàng chục năm nay, chúng ta không được biết, không được nghe nói, không được đề cập, v́ chúng “nhạy cảm”, về quốc pḥng, về quan hệ Việt-Trung trên mọi khía cạnh chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lịch sử...

    Các bạn hăy viết và cùng chia sẻ những suy nghĩ, tâm t́nh của các bạn, những thông tin, câu chuyện các bạn có được liên quan đến hải chiến Hoàng Sa 1974, với Dân Làm Báo. Xin gửi về địa chỉ: lienlacdanlambao@gma il.com

    *

    Vào những ngày tháng giêng của 40 năm về trước, Biển Đông đă dậy sóng trong một biến cố giữa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, mà không một người Việt yêu nước nào có thể quên.

    Đó là trận hải chiến Hoàng Sa, kéo dài từ ngày 17 đến ngày 19/1/1974, cũng là những ngày sát Tết Nguyên Đán Giáp Dần.

    Tư tưởng Đại Hán, đầu óc tham lam của Trung Quốc khiến chính quyền Trung Hoa ḍm ngó biển đảo của nước láng giềng từ rất lâu. Lịch sử c̣n ghi lại, ngay cả khi c̣n các cố vấn Trung Cộng c̣n đang sát cánh bên “đàn em” Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa để chỉ đạo cuộc cải cách ruộng đất “long trời lở đất”, th́ Trung Quốc đă có dă tâm xâm chiếm Hoàng Sa và đă cướp được một phần Hoàng Sa, tranh thủ khi quân đội thực dân Pháp rút khỏi quần đảo này (năm 1956).

    Ngày 11/1/1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam Cộng Ḥa chiếm đóng lănh thổ Trung Hoa. Sau đó, Việt Nam Cộng Ḥa ra tuyên bố bác bỏ những cáo buộc đó, đồng khởi khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Để củng cố và bảo vệ chủ quyền, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa quyết định thiết lập một sân bay trên quần đảo Hoàng Sa.

    Nhưng ngày 16/1/1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa thăm ḍ một số đảo của Hoàng Sa, th́ khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc.

    Giao tranh khốc liệt nổ ra vào buổi sáng và trưa ngày 19/1. Bầu trời Sài G̣n u ám chiều 19 và những ngày sau đó khi hay tin Hoàng Sa thất thủ, 74 người lính Việt Nam Cộng Ḥa hy sinh v́ chủ quyền đất nước.

    Đó đă là cuộc chiến không cân sức của Việt Nam Cộng Ḥa trước một kẻ thù hung bạo, với một đồng minh Hoa Kỳ quay lưng, ngoảnh mặt, và một nửa đất nước khi ấy - tức là Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa - im lặng, không phản ứng. Họ đă chiến đấu trong cô đơn.

    Sự cô đơn sẽ tiếp tục và c̣n nặng nề hơn trong những năm sau ngày 30/4/1975, khi hai miền thống nhất và Việt Nam Cộng Ḥa được gắn nhăn “ngụy quyền”. Lịch sử bị viết lại hoặc bị tẩy xóa. Tên tuổi những người từng chiến đấu và hy sinh cho chủ quyền đất nước bị cố t́nh đẩy vào lăng quên, bởi lẽ họ thuộc về “phía bên kia”.

    Và cũng chẳng phải chỉ riêng họ. Cùng với việc Việt Nam-Trung Quốc b́nh thường hóa quan hệ và đảng cộng sản Việt Nam chọn con đường dựa dẫm vào “bạn vàng” phương Bắc để “ǵn giữ chủ nghĩa xă hội” hay là lợi ích của đảng, đến cả chiến tranh biên giới 1979, rồi hải chiến Trường Sa 1988 cũng có nguy cơ bị xóa nḥa.

    Tấm màn bưng bít, cuối cùng, chỉ bị xé bỏ nhờ Internet.

    Bạn đọc Dân Làm Báo thân mến,

    Chúng ta hăy đừng chờ đợi những buổi lễ tưởng niệm hoành tráng của nhà nước Việt Nam, nơi mà giới chức giữ một thái độ thậm thụt, vừa tưởng niệm người đă khuất, vừa rón rén quan sát thái độ của “bạn vàng-đồng chí tốt”.

    Chúng ta hăy đừng chờ đợi những diễn văn theo mẫu của các quan chức nhà nước, mà chúng ta đều đă biết trước là sẽ chẳng chứa đựng thông tin ǵ song nếu có tờ báo nào “xé rào” đăng tải được, th́ cả báo giới lẫn người đọc đều xuưt xoa như thể đó là một hành động anh hùng!

    Chúng ta hăy đừng chờ đợi những phong trào “tri ân” rầm rộ do các cơ quan Nhà nước tổ chức, mà sự tôn trọng và giúp đỡ thực chất cho thân nhân những người đă khuất không biết được bao nhiêu.

    Chúng ta hăy tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, tưởng niệm 40 năm ngày quần đảo thân yêu của đất mẹ mất vào tay quân thù, tưởng niệm linh hồn 74 người lính đă chết, bằng cách của chúng ta.

    Hăy t́m đến với gia đ́nh, thân nhân của các binh sĩ tử trận để giúp đỡ họ, tỏ ḷng tri ân họ, và hăy viết về họ - những mảnh đời không thể bị lăng quên.

    Hăy viết về Hoàng Sa và cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của đất nước. Hăy vạch ra những điều mà hàng chục năm nay, chúng ta không được biết, không được nghe nói, không được đề cập, v́ chúng “nhạy cảm”, về quốc pḥng, về quan hệ Việt-Trung trên mọi khía cạnh chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lịch sử...

    Các bạn hăy viết và cùng chia sẻ những suy nghĩ, tâm t́nh của các bạn, những thông tin, câu chuyện các bạn có được liên quan đến hải chiến Hoàng Sa 1974, với Dân Làm Báo. Xin gửi về địa chỉ: lienlacdanlambao@gma il.com

    Dân Làm Báo sẽ đăng tải các bài viết của các bạn trong chuyên đề “Tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa” của thôn ta, bắt đầu từ hôm nay cho đến hết ngày 20/1/2014.

    Cảm ơn các bạn.


    http://danlambaovn.blogspot.com/2014...l#.UsdKdtJDuSo
    Last edited by Tigon; 06-01-2014 at 06:20 PM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    * Hai Bài Báo Của Tuổi Trẻ Online : 40 Năm Hải Chiến Hoàng Sa

    Thứ Sáu, 3/1/2014

    “40 năm đă trôi qua, nhưng chúng tôi không thể nào quên được trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Nhiều đồng đội của chúng tôi đến giờ vẫn c̣n lại dưới đáy sâu vùng biển này. Thân xác và hương hồn những người lính Việt đă ḥa với cát đá, sóng gió đại dương để măi măi khẳng định rằng nơi này chưa một ngày nào chia ĺa Tổ quốc...”.


    TT - Ngày 11-1-1974, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Kèm theo những lời tuyên bố vô căn cứ, Trung Quốc phái nhiều tàu đánh cá vơ trang và tàu chiến xâm nhập hải phận Hoàng Sa.


    Ngày hôm sau 12-1-1974, ngoại trưởng Việt Nam cộng ḥa (VNCH) Vương Văn Bắc đă cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc. Đồng thời, Bộ tư lệnh hải quân VNCH khẩn cấp tăng cường chiến hạm tuần tiễu tại vùng biển Hoàng Sa.

    Đổ bộ, cắm cờ và khiêu khích

    Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải, viết trong hồi kư: “Vào ngày 15-1-1974, tuần dương hạm Lư Thường Kiệt (HQ16), hạm trưởng là trung tá Lê Văn Thự, được lệnh đưa địa phương quân thuộc tiểu khu Quảng Nam và nhân viên khí tượng ra Hoàng Sa để thay thế toán đang ở ngoài đó hết nhiệm kỳ. Cùng đi c̣n có hai sĩ quan công binh đi theo tàu để nghiên cứu việc tu sửa lại cầu tàu tại Hoàng Sa và một người Mỹ tên Gerald Kosh xin đi để biết đảo Hoàng Sa... Khi chiến hạm vừa khởi hành, tôi được báo cáo từ Hoàng Sa là thấy một vài ghe đánh cá xuất hiện rất gần bờ tại đảo Pattle. Tôi liền chuyển tin tức đó cho chiến hạm HQ16”.

    Sáng 16-1, đến đảo Pattle (Hoàng Sa), HQ16 cho bốn nhân viên cơ hữu dùng xuồng chở sáu người trong đoàn công binh lên đảo do thiếu tá Hồng chỉ huy và trong khi chờ đoàn công binh trở lại tàu, hạm trưởng HQ16 “thấy trên đảo Quang Ḥa bốn năm người ăn mặc như thường dân, có người ở trần, đi lại gần một dăy nhà đang cất dở dang”. Hạm trưởng Thự liền hỏi bộ chỉ huy và được biết trên đảo này không có “quân ta”.

    Đến trưa 16-1-1974, HQ16 lại thấy “một chiến hạm Trung Quốc xuất hiện trong vùng”. Trung úy Đào Dân, sĩ quan phụ tá trên HQ16, ra lệnh đánh tín hiệu nhưng tàu lạ im lặng. Ông viết trong hồi kư: “Tôi liền hội ư với hạm trưởng và khai hỏa đại liên 30 li cố ư đuổi nó ra khỏi vùng đảo nhưng tàu lạ vẫn không nhúc nhích”. HQ16 tiến gần hơn khoảng 500m th́ thấy rơ lá cờ Trung Quốc. Một mặt HQ16 báo cáo về bộ chỉ huy, một mặt dùng tay, cờ và loa phóng thanh tiếng Hoa “yêu cầu ra khỏi hải phận Việt Nam”. Lúc đó tàu Trung Quốc không trả lời, nhiều người lên boong tàu, “đa số mặc quần cụt, áo thun, một số mặc quân phục”. Măi một lúc lâu, tàu Trung Quốc cũng lên tiếng “yêu cầu ngược lại”. Đồng thời, “nhiều tàu cá xuất hiện cạnh đảo Money và hàng trăm lá cờ Trung Quốc cắm rải rác dọc bờ cát trắng”.

    Trước t́nh h́nh đặc biệt nghiêm trọng này, trung tá Thự phải báo cáo về bộ tư lệnh hải quân và xin được tăng viện. Khu trục hạm Trần Khánh Dư số hiệu HQ-4, do trung tá Vũ Hữu San làm hạm trưởng, được lệnh khẩn cấp hành quân ra Hoàng Sa.

    40 năm đă trôi qua, cựu thượng sĩ Trần Dục hiện đang sống ở Huế vẫn không thể quên được cuộc hành quân đặc biệt này. “Khoảng giữa tháng 1-1974, khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư sắp hoàn thành nhiệm vụ tuần tra biển vùng 1 và chuẩn bị vào bờ. Đang tính toán lên bờ Đà Nẵng sẽ mua sắm quà tết ǵ cho gia đ́nh th́ bất ngờ nhận nhiệm vụ mới ở Hoàng Sa. Anh em binh sĩ, thủy thủ đoàn chưa rơ t́nh h́nh nhưng đoán nhiệm vụ rất quan trọng. Bởi tết nhất rồi mà c̣n phải hành quân khẩn cấp chắc chắn phải có lư do quân sự”. Ông Dục lúc ấy là quản trưởng có trách nhiệm thay mặt hạm trưởng sắp xếp, điều động toàn bộ nhân sự trên tàu.


    Cuộc hành quân lúc 0 giờ

    Công tác chuẩn bị của khu trục hạm Trần Khánh Dư rất gấp rút. Buổi chiều, hạm trưởng San lên bờ họp trong khi bộ phận c̣n lại hối hả tiếp liệu, lương thực, đạn dược... Khoảng nửa đêm 16-1, tàu quay mũi rời Đà Nẵng hướng ra Hoàng Sa. Ngoài binh sĩ cơ hữu, tàu chở thêm một trung đội biệt hải do đại úy Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy. HQ-4 là chiến hạm thuộc lớp hiện đại nhất thời điểm ấy của hải quân VNCH nên tốc độ khá cao. Khoảng trưa 17-1, khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư đă gia nhập với tuần dương hạm HQ16 Lư Thường Kiệt có mặt từ trước.

    Tư lệnh vùng 1 duyên hải Hồ Văn Kỳ Thoại “chỉ định trung tá Vũ Hữu San giữ chức vụ chỉ huy chiến thuật (OTC-officer in tactical command) phân đội hoạt động vùng Hoàng Sa, gồm tuần dương hạm Lư Thường Kiệt (HQ16) và khu trục hạm Trần Khánh Dư”. Trung úy hải quân Đào Dân kể: Vừa nhập vùng, HQ-4 hành động ngay. HQ-4 từ phía nam đảo Money chạy lên, HQ16 từ đảo Pattle chạy xuống kềm chặt hai chiếc tàu Trung Quốc vào giữa. Hai bên đấu khẩu nhau. Cuối cùng HQ-4 nổ máy đâm thẳng tàu địch đuổi nó ra khơi”.

    Là một trong những sĩ quan thường xuyên có mặt trên đài chỉ huy cùng hạm trưởng San, cựu trung úy Phạm Ngọc Roa (hiện sống ở Lâm Đồng), phụ tá sĩ quan hải hành, kể: “Hạm trưởng San là một người thẳng thắn và nóng tính, sẵn sàng thực hiện ngay việc ḿnh xác quyết là đúng. Trung tá San lệnh dùng cờ, quang hiệu lẫn loa phát tiếng Việt, Trung, Anh để đuổi tàu Trung Quốc. Lúc đầu tàu Trung Quốc c̣n im lặng, đậu ĺ. Sau đó họ cũng trả lời dối trá lại đây là vùng chủ quyền Trung Quốc, yêu cầu tàu VNCH phải rời ngay lập tức. Hai bên vờn nhau măi không giải quyết được ǵ, trung tá San cảnh báo, rồi ra lệnh bẻ lái ủi thẳng vào chiếc tàu giả trang ngư nghiệp 407 của Trung Quốc theo hướng đẩy ra xa đảo. Mũi khu trục hạm Trần Khánh Dư cao lớn hơn, chồm lên đè bể một phần buồng lái chiếc tàu 407 làm nó và một chiếc gần đó hoảng sợ, phải lùi ra xa.

    Ông Dân mô tả “Trước thái độ quyết liệt của HQ-4, tàu địch bỏ chạy về phía nam của hai đảo Duy Mộng và Quang Ḥa. Sau khi đuổi hai tàu địch, HQ-4 đổ bộ khoảng 20 người nhái lên đảo Money dẹp cờ Trung Quốc, cắm cờ VN. C̣n HQ16 chuẩn bị đổ bộ 15 nhân viên cơ hữu lên đảo Robert do trung úy Lâm Trí Liêm chỉ huy. Toán này mang vũ khí đầy đủ, lương thực khô vài ba ngày”.

    Thượng sĩ giám lộ Lữ Công Bảy trên HQ-4 kể: “Trung đội biệt hải lên đảo Vĩnh Lạc không phát hiện ǵ ngoài vài nấm mộ h́nh như mới đắp, không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi chữ Trung Quốc với ngày sinh và chết mấy chục năm trước. Các chiến sĩ biệt hải được lệnh đào bới các nấm mộ lên, chẳng thấy xương cốt ǵ cả. Đây là những nấm mộ ngụy tạo...”.

    Đêm 17 rạng 18-1 là đêm cực kỳ căng thẳng. Phía Trung Quốc tiếp tục tăng cường lực lượng và cố t́nh khiêu khích. Các chiến hạm của họ tiến sâu vào lănh hải Hoàng Sa. Tàu HQ-4 và HQ16 dùng tín hiệu cảnh cáo: “Đây là lănh hải của Việt Nam. Yêu cầu các ông hăy rời khỏi đây ngay!”. Phía Trung Quốc đáp trả rằng Hoàng Sa là của họ!

    TRẦN NHẬT VY - QUỐC VIỆT

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/P...tml#ad-image-0
    Last edited by Tigon; 04-01-2014 at 06:51 AM.

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    40 năm Hải chiến Hoàng sa - Kỳ 2: Tăng viện, tái chiếm đảo


    03/01/2014 09:17 (GMT + 7) TT -

    “Sáng 18-1-1974, t́nh h́nh Hoàng Sa nóng như thùng thuốc nổ. Chiến hạm TQ được điều đến thêm. Chiến hạm VN từ Đà Nẵng lao ra. "


    CENTER][/CENTER]


    Mọi người trên tàu đều sẵn sàng ở nhiệm sở chiến đấu. Binh sĩ các khẩu đội pháo phải ăn cơm tại chỗ. Đi vệ sinh cũng chỉ từng người để có thể tác xạ lập tức” - 40 năm đă trôi qua, cựu thượng sĩ Trần Dục, quản trưởng khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư, vẫn không ḱm được sự xúc động khi nhắc lại khoảnh khắc ấy.

    Tăng viện

    Trước diễn biến Trung Quốc điều thêm chiến hạm cao tốc, Bộ tư lệnh hải quân VN cộng ḥa đă tăng cường khẩn cấp hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 và tuần dương hạm Trần B́nh Trọng HQ-5.

    Tối 17-1, tàu HQ-10 khởi hành trước, sau đó HQ-5 cũng từ Đà Nẵng quay mũi tàu hướng ra Hoàng Sa. Khoảng 3g15 ngày 18-1, hai chiến hạm gặp nhau ở tọa độ cách hải đăng Tiên Sa khoảng 8 hải lư về hướng đông. Trung tá Phạm Trọng Quỳnh là hạm trưởng tuần dương hạm HQ-5. Trên tàu c̣n có mặt đại tá Hà Văn Ngạc, hải đội trưởng hải đội 3 tuần duyên, nên HQ-5 là soái hạm, và đại tá Ngạc là quyền chỉ huy cao nhất. Tàu này cũng chở thêm biệt đội hải kích 49 người của đại úy Trần Cao Sạ chỉ huy. Tàu HQ-10 do thiếu tá Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng.

    Trong bốn chiếc, hộ tống hạm Nhật Tảo yếu nhất. Thủy thủ cơ khí Trần Văn Hà, nhân chứng trở về sau trận hải chiến, hiện sống ở Bạc Liêu, kể: “Chiến hạm Nhật Tảo đă kết thúc chuyến tuần tra vùng 1, vào cảng Tiên Sa để chuẩn bị sửa chữa lớn, nhưng v́ nhiệm vụ Hoàng Sa nên lại quay mũi ra biển. Mọi người vừa lên bờ chưa kịp ăn xong bữa cơm lại có lệnh đi ngay. Có người về trễ, nhảy với theo tàu, bị rớt xuống nước phải kéo lên”.

    Hành quân ra Hoàng Sa, soái hạm HQ-5 Trần B́nh Trọng không thể giảm tốc độ chờ HQ-10 Nhật Tảo nên một ḿnh tiến lên trước. Khoảng 15 giờ ngày 18-1, HQ-5 đă vào khu vực quần đảo Hoàng Sa, nhập chung đội h́nh tác chiến với HQ-4 và HQ-16 đang đối đầu với lực lượng Trung Quốc. Trong hồi kư Tường thuật hải chiến Hoàng Sa được viết lại vào năm 1999, đại tá Hà Văn Ngạc kể: soái hạm HQ-5 đến ḷng chảo Hoàng Sa đă thấy lực lượng biệt hải đổ bộ trên tàu HQ-4 và HQ-16 đang kiên cường trấn giữ các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, Duy Mộng. Phía đảo Quang Ḥa, tàu TQ đang lờn vờn bên ngoài.


    Căng thẳng trước ngày N


    Đại tá Ngạc quyết định lực lượng hải quân VN sẽ phô trương uy lực, bố trí đội h́nh tiến thẳng theo hàng dọc. Ông Ngạc viết: “Bốn chiến hạm (theo các ghi chép th́ nửa đêm 18-1 HQ-10 mới tới do máy phụ đă hư) đều tập trung trong vùng ḷng chảo quần đảo Hoàng Sa và hải đoàn đặc nhiệm đă h́nh thành. Nhóm chiến binh của HQ-4 và HQ-16 đă đổ bộ và trương quốc kỳ VN trên các đảo Cam Tuyền (Robert) do trung úy Lê Văn Dũng chỉ huy, đảo Vĩnh Lạc (Money) do trung úy Lâm Trí Liêm chỉ huy và Duy Mộng (Drummond) từ mấy ngày qua vẫn giữ nguyên vị trí. Sau khi quan sát các chiến hạm của TQ lởn vởn phía bắc đảo Quang Ḥa (Duncan), tôi quyết định hải đoàn sẽ phô trương lực lượng tiến về đảo Quang Ḥa. Bốn chiến hạm hàng dọc tiến về đảo Quang Ḥa, nơi các chiến hạm TQ đang tập trung”. Ông Ngạc viết tiếp: “Chừng nửa giờ th́ hai chiến hạm TQ loại Kronstadt mang số hiệu 271 và 274 phản ứng bằng cách chặn trước hướng đi của hải đoàn. Hai chiến hạm nhỏ hơn số hiệu 389 và 396 cùng hai ngư thuyền ngụy trang 402, 407 vẫn nằm sát đảo Quang Ḥa. Chiếc 271 liên lạc bằng quang hiệu và HQ-5 nhận công điện bằng Anh ngữ: “These islands belong to the People Republic of China...”. Tôi cho gửi ngay một công điện khái quát như sau: “Please leave our territorial water immediately”.

    Thượng sĩ giám lộ Lữ Công Bảy (hiện sống tại TP.HCM) kể: “8 giờ sáng, HQ-4 được lệnh đổ bộ trung đội biệt hải lên đảo Cam Tuyền và cũng phát hiện những ngôi mộ giả như ở đảo Vĩnh Lạc”. Toán đổ bộ, sau khi hạ cờ TQ cắm cờ VN, đă t́m địa thế thích hợp để pḥng thủ”. Đến 11 giờ, đài khí tượng và quân đồn trú đảo Hoàng Sa báo cáo có hai tàu đánh cá vũ trang mang cờ TQ xâm nhập và tiến đến gần đảo Hoàng Sa.

    HQ-4 và HQ-16 được lệnh tiến về đảo Hoàng Sa. Khi đến gần tàu đánh cá vũ trang, HQ-4 dùng tín hiệu cảnh cáo và đuổi đi, nhưng cả hai cố t́nh khiêu khích. HQ-4 tiến thẳng đến một tàu. Thượng sĩ Lữ Công Bảy cho biết: “Thấy trên tàu có khoảng 30 thuyền viên mặc đồng phục màu xanh dương đậm, trang bị hai thượng liên và rất nhiều AK47. Khu trục hạm HQ-4 quyết định áp sát để đuổi. Hai bên đánh... vơ mồm nhưng không tác dụng. HQ-4 lùi ra dùng mũi tàu ủi thẳng tàu TQ. Mũi HQ-4 và neo vướng vào cửa và hành lang pḥng lái làm găy hành lang và cong cửa pḥng lái của tàu TQ. HQ-16 cũng quyết liệt như vậy.

    Trước thái độ cương quyết của hải quân VN, tàu TQ vội vàng tháo lui. Đêm 18 rạng 19-1, tàu cá vũ trang TQ vẫn tiếp tục tiến gần đảo Hoàng Sa và khiêu khích. HQ-4 phải dùng kèn hơi thật lớn và đèn hồ quang rọi thẳng vào đội h́nh, tàu TQ mới rút. Ông Đào Dân nhớ lại: “Buổi tối chỉ có HQ-16 giữa ḷng chảo các đảo với quân số hơn 100 người. HQ-4 và HQ-5 trở về phía nam đảo Quang Ḥa và Duy Mộng. Khoảng 10 giờ tối, HQ-10 mới tới nhập với HQ-16 trở thành phân đội 1 do trung tá Lê Văn Thự, hạm trưởng HQ-16, chỉ huy”.

    Ông Trương Văn Liêm, sĩ quan phụ tá hạm phó HQ-5, nhớ lại: 1g45, tất cả sĩ quan đều có mặt. Hạm trưởng ra lệnh: “Chỉ thị đổ bộ vào sáng sớm, tất cả phải sẵn sàng ở nhiệm sở tác chiến toàn diện lúc 4 giờ sáng”.

    QUỐC VIỆT - TRẦN

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/P...chiem-dao.html

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Trung tá hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San - Ảnh tư liệu

    Sáng 17-1, theo nhà nghiên cứu Trần Đỗ Cẩm, “HQ16 quay lại đảo Cam Tuyền thấy hai tàu Trung Quốc vẫn c̣n đó. Ngoài ra, gần đảo Vĩnh Lạc (Money) lân cận cũng có tàu Trung Quốc xuất hiện với hàng trăm lá cờ Trung Quốc cắm rải rác dọc băi cát trắng. Hạm trưởng HQ16 liền báo cáo “hai tàu cá Trung Quốc không tuân lệnh của chiến hạm VNCH ra khỏi lănh hải VN và xuất hiện hai tàu chở quân của Trung Quốc đến gần đảo và trên bờ có cắm nhiều cờ của Trung Quốc”. Nhận được báo cáo, đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ra lệnh cho HQ16 đổ bộ nhân viên cơ hữu lên đảo Vĩnh Lạc để triệt hạ cờ Trung Quốc.

    Trung tá Thự cho một toán đổ bộ gồm một trung úy và 14 đoàn viên của chiến hạm trang bị M79 và súng cá nhân lên bờ bằng xuồng cao su để nhổ hết cờ Trung Quốc mới cắm và thay bằng cờ Việt Nam.

    Các chiến hạm Việt Nam tăng viện, được lệnh phải giành lại các đảo vừa bị quân Trung Quốc đổ bộ xâm chiếm.

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/P...tml#ad-image-0
    Last edited by Tigon; 04-01-2014 at 06:53 AM.

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đại tá Hà Văn Ngạc đă gửi một công điện thượng khẩn đến các hạm trưởng vào lúc 11g30 đêm 18-1-1974:

    - Nhiệm vụ: Hành quân thủy bộ cấp tốc chiếm lại đảo Quang Ḥa.

    - Thi hành: Đường lối ôn ḥa, nếu địch khai hỏa kháng cự th́ tập trung hỏa lực tiêu diệt địch.

    - Kế hoạch: Hai chiến hạm HQ-4 và HQ-16 có nhiệm vụ yểm trợ lực lượng đổ bộ bằng cách bám sát hai chiến hạm Kronstadt 271 và 274. Nếu địch khai hỏa th́ hai chiến hạm này sẽ nổ súng tiêu diệt. HQ-4 đổ bộ biệt hải từ phía tây đảo Quang Ḥa và yểm trợ hải pháo cho lực lượng đổ bộ. Chiến hạm này cũng canh chừng các tàu nhỏ và tàu giả trang đánh cá Trung Quốc.

    - Ngày N là ngày 19-1, giờ H là 6 giờ sáng.

    - Quy luật khai hỏa được căn cứ trên hai trường hợp: Nếu địch khai hỏa trước sẽ phản ứng bằng hỏa lực cơ hữu tiêu diệt càng nhiều càng tốt, ưu tiên hỏa lực vào các chiến hạm quan trọng như Kronstadt hoặc các tàu lớn. Nếu địch tỏ vẻ ôn ḥa, sẽ dè dặt và cảnh giác tối đa với phản ứng ôn ḥa tương ứng, đồng thời tiến hành nhiệm vụ tái chiếm đảo Quang Ḥa bằng thương lượng, sau đó cắm quốc kỳ lên đảo...

    T́nh h́nh Hoàng Sa được tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải Hồ Văn Kỳ Thoại báo cáo khẩn cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhân chuyến kinh lư miền Trung. Ông Thoại kể: “Sau khi nghe tôi tŕnh bày, tổng thống Thiệu lấy bút giấy ra viết liên tục trong khoảng 15 phút. Sau khi viết xong, ông gọi tôi đến ngay trước mặt ông và yêu cầu tôi đọc mấy trang giấy đó. Tổng thống Thiệu nói: “Anh Thoại đến đây và đọc trước mặt tôi đây, có ǵ không rơ ràng cho tôi biết ngay từ bây giờ”. Trên đầu trang giấy có mấy chữ “chỉ thị cho tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải”. Sau khi trao thủ bút cho tôi, tổng thống Thiệu hỏi các vị tướng lănh bộ binh hiện diện có ư kiến ǵ không. Không ai trả lời. Ông nói tiếp: “Chúng ta không để mất một tấc đất nào cả”.

    Chỉ thị này ghi rơ: “T́m đủ mọi cách ôn ḥa mời các chiến hạm đối phương ra khỏi lănh hải VN. Nếu họ không thi hành th́ được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này và nếu họ ngoan cố th́ toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự toàn vẹn của lănh thổ VN”. Phần sau, yêu cầu thủ tướng chính phủ “dùng mọi phương tiện để phản đối với quốc tế về sự xâm phạm lănh hải VN”. Đồng thời yêu cầu “thủ tướng Khiêm và các đại sứ VN tại các quốc gia trên thế giới phải lên tiếng và tŕnh bày rơ ràng về chủ quyền trên các hải đảo Hoàng Sa là thuộc chính phủ VNCH”.

    (Trích hồi kư Hồ Văn Kỳ Thoại)

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tưởng niệm tại Paris 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa



    Bốn trong số các chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa đă tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974 (DR)

    Năm nay là đúng kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa ( 17-19/01/1974 ) giữa Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa với hải quân Trung Quốc. Mặc dù các chiến sĩ Hải quân VNCH đă chiến đấu anh dũng, nhưng do tương quan lực lượng bất lợi, nên họ đă không thể bảo vệ được Hoàng Sa, để quần đảo này lọt vào tay Trung Quốc.

    Như mọi năm, ngày thứ Bảy 04/01 tới, Hội Hải quân và Hàng hải Việt Nam Cộng Ḥa tại Pháp sẽ tổ chức Lễ tưởng niệm các chiến sĩ đă hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa (từ 14 đến 18 giờ, tại nhà thờ Saint-Hyppolite, Avenue de Choisy, Paris 13ème ).

    Xin mời quư vị nghe phần phỏng vấn ông Đặng Vũ Lợi, Hội trưởng Hội Hải quân và Hàng hải Việt Nam Cộng Ḥa:

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2014...chien-hoang-sa

    Click vào link để nghe trong RFI

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Seattle: Lễ Tưởng Niệm Hải Chiến Hoàng Sa đánh dấu 40 năm lịch sử -

    Trước thềm năm mới Giáp Ngọ, trong tháng Giêng năm nay, một số buổi lễ và biểu t́nh đánh dấu 40 năm hải chiến Hoàng Sa sẽ được long trọng tổ chức tại Seattle

    Liên lạc Ban Tổ chức:

    NT Hứa Yến Lến, NS Phan Rang: 206-335-3891, BS Nguyễn Xuân Dũng: 253-473-7081, NT Huỳnh Văn Phước: 206-484-4445, NT Trần Bá Hạnh: 206-241-0456, NS Đinh Hùng Chấn: 206-458-5938, Tổ Đ́nh Việt Nam: (206) 779-6875

    Lễ Giỗ Trận Hoàng Sa lần thứ 40 (năm 2014) tại Tổ Đ́nh Việt Namvào lúc 2pm Chúa Nhật 19-1-2014. Tương tự Seattle nơi sẽ diễn ra lễ tưởng niệm năm thứ 40 vào ngày Chúa Nhật 19-1. Một buổi lễ tưởng niệm và biểu t́nh sẽ diễn ra tại Chùa Cổ Lâm vào một ngày hôm trước sẽ diễn ra vào trưa ngày 18-1-2014

    Liên lạc Ban Tổ chức:

    NS Phan Rang: 206-335-3891

    - See more at: http://www.nvnorthwest.com/2014/01/0....KqM1u0Wi.dpuf

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    BIỂN CỦA QUÊ HƯƠNG



  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhật kư đời tôi-nhạc sửa lời chống Tàu Cộng




    Vào những ngày này 40 năm trước, Trung Quốc đă sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tại thời điểm đó, Quân đội Việt Nam Cộng ḥa đang làm chủ hợp pháp quần đảo Hoàng Sa nên đă ra sức chống trả, kết quả là 74 người lính VNCH đă vĩnh viễn nằm xuống để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ Quốc. Hôm nay, có lẽ chúng ta cần dành riêng những giây phút để tưởng niệm 74 người lính VNCH đă anh dũng hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, và cũng không quên rằng, quần đảo này mặc dù hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ, nhưng đó là một phần lănh thổ của Việt Nam...Năm 1956, lực lượng hải quân của Chính quyền Sài G̣n tiếp quản các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi Pháp rút quân về nước.

    Năm 1956, Sở Hầm mỏ, kỹ nghệ và tiểu công nghiệp miền Nam tổ chức một cuộc khảo sát với sự giúp đỡ của hải quân của Chính quyền Sài G̣n trên 4 đảo: Hoàng Sa (Pattle), Quang Ảnh (Money), Hữu Nhật (Robert), Duy Mộng (Drumond).

    Ngày 22-10-1956, Chính quyền Sài G̣n đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.

    Ngày 13-7-1961, Chính quyền Sài G̣n đặt quần đảo Hoàng Sa, trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, vào tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xă lấy tên là xă Định Hải, trực thuộc quận Hoà Vang và đặt dưới quyền một phái viên hành chính.

    Từ 1961 đến 1963, chính quyền Sài G̣n lần lượt cho xây bia chủ quyền ở các đảo chính của quần đảo Trường Sa như: Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây, v v...

    Ngày 21-10-1969, Chính quyền Sài G̣n sáp nhập xă Định Hải vào xă Hoà Long cũng thuộc quận Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam.

    Tháng 7-1973, Viện Khảo cứu nông nghiệp thuộc Bộ Phát triển nông nghiệp và điền địa Sài G̣n tiến hành khảo sát đảo Nam Ai (Nam Yết) thuộc quần đảo Trường Sa.

    Tháng 8-1973, với sự hợp tác của Công ty Nhật Maruben Corporation, Bộ Kế hoạch và phát triển quốc gia Sài G̣n tiến hành khảo sát phốt phát ở quần đảo Hoàng Sa.

    Ngày 6-9-1973, Chính quyền Sài G̣n sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai, Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xă Phước Hải, Quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy....Ngày 16/1/1974, Chính quyền Sài G̣n đă ra tuyên bố với những bằng chứng rơ ràng về pháp lư, địa lư, lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo. Đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài G̣n đă đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để ngăn chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa của lực lượng vũ trang Trung Quốc nhưng với thái độ ôn hoà, kiềm chế.

    Ngày 18/01/1974, Trung Quốc tăng viện thêm quân, chiến hạm tới quần đảo Hoàng Sa.

    Ngày 19/01/1974, Trung Quốc và Việt Nam Cộng hoà đă có trận hải chiến ở khu vực đảo Quang Hoà...Trận hải chiến chỉ diễn ra trong ṿng 30 phút. 74 binh sỹ Việt Nam Cộng ḥa đă hi sinh.

    Ngày 20/01/1974, Trung Quốc đă điều động thêm máy bay oanh tạc các đảo VNCH đóng giữ. Tính đến thượng tuần tháng 02/1974, Trung Quốc đă tạm chiếm quần đảo Hoàng SA và thiết lập căn cứ quân sự tại đây....Hành động dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc đă vi phạm Điều 2 của Hiến chương LHQ. Trước các hành động đó, các nước như Liên Xô, Hà Lan, New Zealand, Indonesia..., các tổ chức quốc tế như Tổng Liên đoàn Lao động thế giới, các lực lượng thanh niên Italia, Hội đồng công dân Australia, Viện Nghiên cứu xă hội Australia, Ủy ban Đại học Australia bảo vệ Đông Dương,...đă lên tiếng phản đối hành động xâm lược lănh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc. Đồng thời, cũng trong năm 1974, HĐBA LHQ đă thông qua Nghị quyết 3314 định nghĩa về hành vi xâm lược bằng vũ lực.

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người con của biển






    Lời 1:

    Ngụy Văn Thà, Ngụy Văn Thà ơi!
    Đă bao lâu? Bốn mươi chẵn năm rồi.
    Từ ngày anh đi vào ḷng biển cả.
    Nhưng gương trung liệt ngời sáng măi trong tôi.
    Ngụy Văn Thà ơi!
    Có thể nào quên sáng ngày hôm ấy.
    Giữa chốn ṿng vây lửa mù mịt cháy.
    Ánh mắt sáng ngời ngập những hờn căm.
    Cùng đồng đội thân yêu tay không rời súng.
    Bởi trái tim anh thắm màu trung dũng.
    Sống v́ sơn hà và chết v́ Việt Nam ta.
    Dù đến ngàn năm tên anh vẫn ngời sáng.
    Cùng với quê hương đón mặt trời ló dạng.
    Sóng vỗ thân tàu thẳng tiến về Hoàng Sa.

    Lời 2:

    Ngụy Văn Thà, Ngụy Văn Thà ơi!
    Anh vẫn nơi đây, đứng giữa biển trời.
    Đoàn tàu anh đi trên làn nước biếc.
    Mang theo căm hờn nhằm hướng đảo xa xôi.
    Ngụy Văn Thà ơi!
    Tiếng vọng ngày xưa vẫn c̣n lưu luyến.
    Anh vẫn c̣n đây trên đầu trận tuyến.
    Thét lớn tiếng ḷng bạt vía địch quân.
    Nhằm kẻ thù kia hiên ngang từng loạt pháo.
    Chẳng chút phân vân, chết v́ hải đảo.
    Máu nhuộm sơn hà và máu nhuộm biển quê ta.
    Từng phút, từng giây tôi nghe, nghe biển hát.
    Biển hát ru anh, gió cùng ḥa dào dạt.
    Sóng vỗ thân tàu thẳng tiến về Trường Sa.
    Sóng vỗ thân tàu thẳng tiến về Hoàng Sa...

    (Nhạc và lời: Hải Thanh)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 24
    Last Post: 09-02-2012, 02:43 AM
  2. Replies: 42
    Last Post: 08-01-2012, 12:55 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 03-10-2010, 05:17 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 29-09-2010, 12:12 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •