Results 1 to 3 of 3

Thread: Wikileaks: vụ khủng hoảng “Cablegate”

  1. #1
    Phạm Đức Hải Đường
    Khách

    Wikileaks: vụ khủng hoảng “Cablegate”

    Sau vụ tiết lộ 251,287 trang tài liệu mật của Bộ ngoại giao Mỹ, Bộ tư pháp Úc đang ra lệnh cảnh sát điều tra hành động của Julian Assange, sáng lập viên trang web Wikilead có vi phạm luật Úc hay không, bởi lẽ Julian Assange là một công dân Úc.

    Tài liệu mật trên là các điện văn ngoại giao giữa Mỹ và các đồng ḿnh. Sự vụ đă được báo chí đặt tên là "Cablegate" .

    “Cable” là các bản điện văn, c̣n chữ “gate” được lấy từ “Watergate”. Sau vụ tai tiếng hay khủng hoảng Watergate, vụ nguyên tổng thống Mỹ Richard Nixon đặt máy thu âm để nghe trộm các cuộc họp bàn kế hoạch vận động tranh cử của đảng Dân Chủ tại khách sạng Watergate, giới truyền thông đă chộp luôn chữ “gate” để đặt tên đuôi cho các vụ khủng hoảng kiêm tai tiếng chính trị: Thời Ronald Reagan có vụ Irangate, thời Bill Clinton có vụ Whitwatergate và nay, dưới thời Barrack Obama th́ xảy ra vụ Cablegate.

    Phát biểu hôm thứ Hai, Tổng trưởng tư pháp Robert McClelland, Cảnh sát liên bang Úc (Australian Federal Police) đang thành lập toán đặc nhiệm tiến hành điều tra và “nh́n từ quan điểm của Úc th́ hành động của Assange có thể cấu thành tội phạm h́nh sự.

    Trước đây, từ tháng 7 vừa qua Bộ quốc pḥng Úc đă thành lập toán đặc nhiệm để điều tra sau khi Assange tung ra 400,000 trang tài liệu mật của Ngũ giác đài. Tuy nhiên lúc đó toán này chỉ có nhiệm vụ điều của việc tiết lộ tài liệu quân sự mật của Mỹ sẽ gây tác hại như thế nào với quân đội Úc tại Aghanistan. Và nhóm này đă kết luận rằng không có tác hại này gây ra, tuy nhiên Tổng trưởng quốc pḥng Stephen Smith cho rằng vụ tiết lộ tài lộ tài liệu lần này khác hẳn.

    Wikileaks và Julia Assange

    Wikileaks là một tổ chức truyền thông quốc tế đăng bộ tại Thụy Điển ra đời năm 2006 và chuyên đăng tải các tài liệu nặc danh và các thông tin ṛ rỉ từ các nguồn tài liệu chưa công bố và luôn giữ ǵn tính nặc danh của nguồn tin. Chỉ trong ṿng một năm sau khi ra mắt, website tuyên bố cơ sở dữ liệu của họ đă có hơn 1,2 triệu tài liệu.

    Website của tổ chức này được ra mắt vào năm 2006, do The Sunshine Press điều hành.

    Tổ chức này tự diễn tả tập hợp của những người Trung Quốc bất đồng chính kiến, các nhà báo, nhà toán học, và những nhà kỹ thuật của các công ty mới thành lập từ Mỹ, Đài Loan, Âu châu, Á châu và Nam Phi. Tuy nhiên đến tháng 7 năm 2010 tạp chí The New Yorker tiết lộ rằng công dân Úc Julian Assange, một hacker đă nhiều lần bị kết tội, chính là một trong ban điều hành gồm 9 thành viên và là người trực tiếp điều hành tổ chức như một giám đốc.

    Tháng 4 năm 2010, một đoạn video được đăng tải trên website có tên gọi “Vụ sát nhân nằm ngoài dự tính” đưa Wikileaks trở thành cổng thông tin chính cho các báo cáo, tài liệu và video nặc danh và chính xác từ các chiến trường xa xôi tại Iraq và Aghanistan. Sau đó, cũng vào tháng 7, Wikileaks đă công bố “Nhật kư Chiến tranh Afghanistan” với hơn 90.000 tài liệu về cuộc chiến tại Afghanistan trước đây chưa từng được biết đến.

    Ngày 22/10/2010 một loạt gần 400,000 tài liệu về cuộc chiến Iraq và được thế giới mô tả là “quả bom sự thật”. Và nay là 251,287 tài liệu mật của Bộ ngoại giao Mỹ.

    V́ tṛ chơi này nên Assange không có một đời sống b́nh thường, phải di chuyển giữa nhiều quốc gia và thường xuyên di chuyển.

    Assange sinh năm 1971 tại Townsville, Queensland, Australia, là con của một vợ chồng kinh doanh sân khấu, điều hành một gánh kịch lưu động. Chính v́ vậy nên từ nhỏ Asange đă rày đây mai đó theo gánh kịch của cha mẹ.

    Năm 1979 cha mẹ Assange chia tay và bà mẹ lấy một nhạc sĩ thuộc về nhóm nhạc Tân Thời Đại gây nhiều tranh căi. Hai người có một con và rồi đến năm 1982 lại chia tay, khi hai bên quyết liệt đ̣i giành quyền nuôi con –người em cùng mẹ khác cha với Assange- bà mẹ đă thầm lặng mang cả hai con ḿnh đến sống theo lối ở ẩn tại một nơi thật xa. Sau 5 năm như vậy, năm 1987, Asange mới rời mẹ bắt đầu cuộc sống tự lập.

    Tính ra suốt thời nhỏ Assange đă chuyển trường đến 12 lần, khi th́ học chính thức tại trường, khi th́ tự học và sau khi đă ghi danh tại hai trường đại học. Julian Assange học toán và vật lư tại Đại học Melbourne từ năm 2003 đến 2006, và năm 2005 đă đại diện trường này tại cuộc thi Vật lư quốc gia. Ngoài ra Assange cũng học triết và năo học. Theo diễn tả th́ nguồn kiến thức của Assange chủ yếu là do tự học, đọc rất nhiều sách khoa học và toán học.

    Từ thập niên 80 Assange là thành viên của nhóm tin tặc (hacker) "International Subversives" với bút hiệu "Mendax", từ lắp ghép từ tiếng Latinh có nghĩa là “sự nói láo cao quư” (nobly untruthful). V́ hoạt động này nên năm 1991 Assange đă bị Cảnh sát Liên bang Úc điều tra và xét nhà. Sau đó Assange bị cáo buộc đột nhập vào hệ thống điện toán của một đại học Úc, một công ty viễn thông tại Canada có tên Nortell và nhiều công ty khác. Năm 1992 Assange bị đưa ra toà và nhận 24 tội tin tặc, bị phạt 2,100 Úc kim.

    Về đời tư th́ năm 1989, Assange bắt đầu sống chung vớ bạn gái và mau chóng có một con trai. Tuy nhiên v́ măi say mê chúi mũi vào computer ăn cắp thông tin nên cô vợ đâm chán. Năm 1991, sau khi cảnh sát lục nhà và cáo buộc tội trên, cô vợ không hôn thú này quyết định ly thân và mang con theo. Assange sau đó kiện tụng để dành quyền nuôi con nhưng thất bại.

    Năm 1994, khi sống tại Melbourne, Assange sồng bằng nghề viết nhu liệu điện toán và thích phát triển các lại nhu liệu miễn phí, nổi bật là các chương tŕnh Strobe và PostgreSQL vào hai năm 1995 và 1996. Assange c̣n góp phần vào việc hoàn tất bộ sách xuất bản năm 1997: Underground: Tales of Hacking, Madness and Obsession (Bí mật: chuyện tin tặc, điên loạn và ám ảnh”.

    Assange c̣n viết nhiều nhu liệu độc đáo nhưng chẳng mâư ai biết đến, măi cho đến khi anh ta dở tṛ quậy với WikiLeaks. Như đă nói, WikiLeaks, thành lập năm 2006, trong đó Assange là một trong ban điều hành gồm 9 thành viên. WikiLeaks đă khiến Ngũ Giác Đài nổi giận khi công bố các tài liệu liên quan tới các cuộc chiến của Mỹ ở Iraq và Afghanistan.

    Tài liệu mật về chiến tranh Iraq

    “Quả bom sự thật Iraq” bùng nổ vào tháng 10 năm nay khi gần 400,000 trang tài liệu mật của Mỹ về cuộc chiến Iraq bị lộ.

    Để bảo đảm có số người xem tài liệu mật nhiều nhất, trang web Wikileaks đă khởi động tṛ tiếp thị bằng cách tung tin đồn trên mạng Internet, như đầu tiên loan tin sẽ công bố tài liệu mật về chiến tranh Iraq vào ngày 18-10, sau đó tung thông tin khá bí ẩn trên mạng xă hội Twitter về trang web Wikileaks bị tin tặc tấn công vào ngày 20-10.

    Ngày 22.10 WikiLeaks tung ra đến 391,832 trang tài liệu của quân đội Mỹ, nêu rơ chi tiết những vụ tra tấn và và sát hại dân thường tại Iraq thực hiện trong khi quân đội Mỹ đă không làm ǵ để ngăn chặn. Vụ ṛ rỉ thông tin này cũng bổ sung thêm 15.000 sinh mạng dân thường trong các vụ giết hại chưa từng được biết đến.

    Đáng nói là ngay sau khi trang web Wikileaks công bố tài liệu mật, các tờ báo khác thay v́ đưa tin nhanh th́ đă có sẵn tài liệu mật để đăng tải hoặc bài viết khai thác số liệu trong tài liệu mật. Điều này cho thấy trước khi công bố Wikileaks đă chuẩn bị một chiến dịch bí mật phối hợp với nhiều tờ báo lớn trên thế giới: chừng nào Wikileaks công bố, các báo sẽ đồng thanh phụ họa.

    Theo nhiều nguồn tin th́ từ đầu tháng 10, Wikileaks đă cử người liên hệ với hơn 10 tờ báo như The Guardian (Anh), Der Spiegel (Đức), New York Times (Mỹ), Le Monde (Pháp), các đài truyền h́nh Al-Jazeera (nói tiếng Ả Rập), Channel 4 (Anh), SVT (Thụy Điển), CNN (Mỹ), BBC (Anh), các tổ chức như Văn pḥng Báo chí điều tra (Anh), tổ chức Đếm xác Iraq, tổ chức Các luật sư v́ lợi ích công chúng. Theo thoả thuận th́ nếu muốn Wikileaks cung cấp tài liệu mật, các cơ quan này phải kư với Wikileaks điều khoản mật cam kết không tiết lộ ǵ hết trước ngày 22.10.2010.

    Khoảng 30 phút trước thời hạn chót, đài truyền h́nh Al-Jazeera công bố tài liệu mật và ngay sau đó báo The Guardian theo chân. Ng̣i nổ đă được châm lửa và các báo có trong tay tài liệu mật đồng loạt tung ra. Sau đó, trang web Wikileaks đă chính thức xác nhận bằng một cuộc họp báo vào sáng 23-10 tại London (Anh). Chính Julian Assange, người sáng lập Wikileaks, chủ tŕ họp báo.

    Các tờ báo trên phối hợp với Wikileaks để công bố tài liệu mật. Tuy nhiên nếu muốn xem toàn bộ tài liệu mật th́ phải vào trang web Owni.fr của Pháp bởi Công ty Owni đă hợp tác với Wikileaks đưa tài liệu mật đến với nhiều người xem nhất trên mạng.

    Owni là công ty mới mở ở Paris, hoạt động theo tiêu chí là phương tiện truyền thông độc lập chuyên về báo chí điều tra. Chính Owni nêu sáng kiến hợp tác với Wikileaks công bố tài liệu mật đợt đầu về chiến tranh Afghanistan hồi tháng 7. Trang web do Owni lập ra ở Thụy Điển (để tránh bị chính phủ Mỹ tóm gáy) công bố tài liệu mật của Wikileaks.

    Trong các tài liệu mật trên, Wikileak tiết lộ nhiều thông tin hấp dẫn. Thí dụ như viên trùm khủng bố Abu Musab al-Zarqawi bị bắt hụt và tiếp tục giết hại hàng trăm người.

    Tin cho hay năm 2005 khi binh sĩ Anh sắp bắt được nhân vật khủng bố khét tiếng này th́ máy bay trực thăng đang đuổi theo hết nhiên liệu, buộc phải bay về căn cứ. Binh sĩ Anh lùng sục Abu Musab al-Zarqawi từ trên không sau khi phát hiện xe hơi của trùm khủng bố đang tới gần thành phố Basra (Iraq) năm 2005. Trực thăng Lynx bám đuổi Zarqawi 15 phút th́ phải trở lại căn cứ không quân Shaiba để nạp nhiên liệu. Sau đó, binh lính Anh càn quét các ṭa nhà nghi ngờ Zarqawi ẩn náu nhưng trùm khủng bố đă mất hút.

    Zarqawi là bạn thân của Osama Bin Laden kể từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Sau khi các tay súng của Zarqawi hành quyết một con tin người Anh và 2 đồng nghiệp Mỹ năm 2004, đầu của nhân vật này được treo giải 25 triệu Mỹ kim

    Từ những tin đồn ấy, trang web Wikileaks đă buộc Ngũ Giác Đài phải có phản ứng. Tuần rồi, trước khi Wikileaks công bố tài liệu mật, lần đầu tiên chính phủ Mỹ phải công bố số liệu về các nạn nhân là thường dân ở Iraq, một số báo cáo về chiến tranh Iraq và lập một đội 120 người phụ trách xử lư hậu quả nếu Wikileaks công bố tài liệu mật.

    Áp lực do Mỹ tạo ra khiến Assange cảm thấy ngộp thở và đầu tháng 11 này cho hay ông có thể xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ. Tuy nhiên hiện nay ông đang bị rắc rối với cáo buộc hiếp dâm và phải tránh mặt.

    Tài liệu mật Bộ ngoại giao

    Cũng như lần công bố “Hồ sơ Iraq”, lần này Wikileaks cũng tiến hành chương tŕnh quảng cáo từ trước và trước ngày công bố 28.11.2910, chính phủ nhiều nước trên thế giới đă lấy làm lo lắng. Khi trăm ngàn bức điện ngoại giao với nội dung nhạy cảm có thể bị tiết lộ, nó có thể gây bối rối cho Chính phủ Mỹ về các nhận xét thẳng thẳn với các đồng minh, khiến các đồng minh đă “nói xấu” nhau với Mỹ phải lo ngại.

    Bộ ngoại giao Mỹ vội vă đến các cơ quan ngoại giao nước ngoài để trấn an những lo ngại về nguy cơ ṛ rỉ thông tin nhạy cảm của Mỹ. Đại sứ Mỹ tại Iraq James Jeffrey cho rằng WikiLeaks có ư định gây trở ngại cho cơ quan ngoại giao Mỹ ở Iraq.

    Quả thật, sau khi tin tức tung ra, Mỹ và nhiều đồng minh đă lâm vào t́nh thế lúng túng.

    Wikileaks tung ra hàng ngàn trích đoạn từ các tin điện văn của Bộ ngoại giao Mỹ, trong số đó có thư từ của một các nhà lănh đạo khối Ả Rập, như Quốc vương Saudi Arabia, trong đó ông hối thúc Mỹ nên tấn công Iran, yêu cầu Mỹ phải “đập đầu con rắn” và đánh dấu chấm hết cho chương tŕnh hạt nhân của nước này.

    Các thư từ bị ṛ rỉ bao gồm cả cũ lẫn mới, trong đó cũng có một văn bản từ năm 1989 của một viên chức ngoại giao Mỹ tại Panama City nói về các phương án dành cho lănh đạo Panama khi ấy là Manuel Noriega và nói rằng ông này luôn luôn thoát nạn. Nhà ngoại giao này không hề hay biết rằng chỉ một tuần sau đó, quân Mỹ đă tấn công và bắt giữ ông Noriega.

    Sau đây là những nội dung “nhạy cảm đáng chú ư:

    - Toà đại sứ Mỹ thật sự quan tậm về độ an toàn của kho nguyên liệu hạt nhân Pakistan.

    - Toà Đại sứ Đức khuyến cáo vào năm 2007 là không nên cấp trát bắt theo yêu cầu của CIA trong chiến dịch chống một công dân Đức vô tội trùng tên với nghi phạm dân quân bị bắt cóc và giam giữ tại Afghanistan.

    - Ngoại trưởng Hillary Clinton ra lệnh phải theo dơi các nhà lănh đạo Liên Hiệp Quốc.

    - Quan hệ rất thân mật giữa Thủ tướng Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ư Silvio Berlusconi.

    - Quan hệ giữa chính phủ Nga và các băng đảng tội phạm có tổ chức.

    - Trao đổi giữa Tổng thống Yemen với Tư lệnh Mỹ tại Trung Đông, Tướng David Petraeus về các cuộc tấn công căn cứ al-Qaeda ở Yemen, ông tổng thống hứa: "Chúng tôi sẽ nói bom là của chúng tôi, chứ không phải nhận từ Mỹ".

    - Mỹ đă thất bại trong việc ngăn chặn Syria cung cấp vũ khí cho quân Hezbollah ở Lebanon.

    - Chính phủ Trung Quốc sử dụng mạng lưới máy điện toán để thực hiện các vụ tấn công tin tặc.

    - T́nh trạng tham nhũng trong chính quyền Afghanistan, trong đó có việc một quan chức cao cấp mang tới hơn 50 triệu Mỹ kim tiền mặt đi công du nước ngoài.

    - Cách giải quyết số tù nhân khủng bố tại tù Vịnh Guantanamo: nếu giới ngoại giao Slovenia muốn gặp Tổng thống Barack Obama th́ phải tiếp nhận để cho một tù nhân tại đây định cư ở Slovenia.

    Chính phủ Mỹ cho rằng việc làm của Wikileaks đe dọa cho tính mạng của các nhân viên ngoại giao cũng như nhiều giới khác. Tuy nhiên Julian Assange, th́ đáp trả rằng đó là v́ nhà chức trách Mỹ đang lo sợ phải chịu trách nhiệm.

    Trong khi đó Dân biểu Cộng ḥa Peter King, thành viên của Ủy ban An ninh Quốc nội tại Hạ viện, cho rằng vụ tung ra các tài liệu lần này "cho thấy Assange cố t́nh gây thiệt hại không những cho cuộc chiến chống khủng bố mà c̣n làm hại tới sự an toàn của liên quân ở Iraq và Afghanistan." Theo ông th́ chính phủ Mỹ phải xem xét để liệt nhóm Wikileaks vào danh sách các tổ chức khủng bố.

    C̣n Bộ ngoại giao Pakistan lên án điều mà họ gọi là "việc công bố vô trách nhiệm các tài liệu nhà nước nhạy cảm."

    Tṛ tin tặc của nhóm Wikileaks đă làm chính phủ Mỹ lo lắng. Cả NGũ giác đài lẫn Bộ Ngoại giao và nhiều cơ quan khác đang t́m cách củng cố mức độ bảo mật của hệ thống điện toán của ḿnh nhằm ngăn ngừa những ṛ rỉ thông tin trong tương lai. Trong khi đó th́ chính phủ Nga cũng tức giận khi Wikileaks tung ra các thông tin “nhạy cảm” về nguyên thủ của ḿnh và lên tiếng cảnh cáo Assange là coi chừng.

    Bradley Manning: kẻ cấp tin

    Bradley Manning đă bị bắt tại Iraq vào tháng 6.2010 với cáo buộc chuyển thông tin mật cho Wikileaks. Manning, một người đồng tính 23 tuổi, bị xem là nghi can chính trong vụ cung cấp các tài liệu mật cho trang web WikiLeaks, tạo nên một “cơn địa chấn” trong dư luận thế giới.

    Hiện Manning đang bị giam giữ tại một căn cứ quân sự ở Quantico, bang Virginia để điều tra và chờ ra toà

    Manning chào đời tại một thị trấn nhỏ ở bang Oklahoma nhưng sau đó có thời gian về Anh ở xứ Wales hồi nhỏ v́ mẹ là người Anh. Manning đă học trung học tại thị trấn quê mẹ Haverfordwest, Pembrokeshire. Sống tại Anh cho tới năm 13 rồi trở về Mỹ sống cùng cha khi đang học lớp 6. Các bạn bè cùng lớp từng miêu tả Manning là “chuyên gia điện toán” v́ rất đam mê tin học.

    Bradley Manning nhập ngũ năm 2007 và nhờ rất giởi computer, đă được huấn luyện công tác quân báo và đưa ra chiến trường Iraq trong vai tṛ một chuyên viên phân tích t́nh báo, đồn trú tại căn cứ Hammer cách Baghdad, Iraq khoảng 65km về phía đông. Tới Iraq, Manning đă phàn nàn về cảm giác “cô đơn” khi sống trong môi trường quân ngũ và mỗi ngày đă bỏ ra 14 tiếng đồng hồ để t́m kiếm các thông tin mật và chuyển đến Wikileaks.

    Công việc của Manning cho phép anh ta được phép truy cập Hệ thống bảo mật thông tin t́nh báo SIPRNET mà các quân nhân Mỹ, các nhân viên dân sự và nhà thầu tư nhân sử dụng. Nhưng để nâng cao tay nghề Manning đă t́m cách liên lạc với Adrian Lamo, một hacker máy tính nổi tiếng tại Mỹ. Manning nói với Lamo rằng anh ta đă t́m thấy “những điều kinh khủng và không thể tin được” trên một tên miền công cộng chứ không phải trên một tên miền lưu trữ trong một pḥng bí mật ở Washington, DC. Manning c̣n khoe rằng anh ta đă sử dụng những chiếc đĩa CD tron để tải các tài liệu mật trong lúc đang giả vờ nghe các bài hát của ca sĩ Lady Gaga.

    Tuy nhiên Lamo đă thông báo cho FBI và cung cấp cho họ hàng loạt email liên lạc qua mạng giữa 2 người.

    Tháng 4.2006, WikiLeaks đă tung ra các video ṛ rỉ về các cuộc tấn công bằng trực thăng Apache của Mỹ năm 2007, làm 2 kư giả của hăng tin Reuters tại Iraq thiệt mạng. Ngay sau đó, tháng 5 Manning bị bắt hồi tháng 5 với cáo buộc tiết lộ thông tin mật quốc gia, một cáo buộc mà nếu bị khép tội có thể bị phạt tối đa 52 năm tù.

    Sau khi WikiLeaks công bố hàng trăm ngh́n dữ liệu về các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, Lầu Năm Góc miêu tả Manning là “kẻ t́nh nghi” trong cuộc t́m kiếm thủ phạm làm ṛ rỉ các tài liệu mật. Tuy nhiên WikiLeaks từ chối xác nhận sự đóng góp của Manning.

    Tứ bề thọ địch

    Úc đang điều tra và có thể Assange sẽ bị bắt và kết án tù nếu trở về Úc. Đi ḷng ṿng thế giới th́ nhất định Mỹ sẽ không để Assange yên, sẽ t́m cách trả thù, gây khó khăn. Trong khi đó th́ hiện tại anh ta c̣n khốn đốn v́ cáo buộc hiếp dâm tại Thụy Điển, nơi Wikileaks đăng bộ hoạt động.

    Ngày 19.11.2010 Viện Công tố Thụy Điển đă yêu cầu Toà án Stockholm ra lệnh truy nă công dân Úc Juilian Assange, nhà sáng lập trang web WikiLeaks với cáo buộc hiếp dâm, quấy rối t́nh dục và sử dụng vũ lực. Giám đốc Viện Công tố tố Thụy Điển Marianne Assange đă đến Thụy Điển hồi tháng 8 vừa rồi để xin cư trú tại đây v́ các máy chủ của WikiLeaks được đặt ở Thụy Điển, tuy nhiên đơn của ông đă bị từ khước vào tháng 10. Trong thời gian lưu lại nước này, Assange đă bị cáo buộc cưỡng hiếp và quấy rối 2 phụ nữ.

    Assange phủ nhận tất cả các cáo buộc trên và khẳng định các cáo buộc là một phần của chiến dịch bôi nhọ. Assange cho rằng ông và trang web WikiLeaks đang bị đưa vào tầm ngắm của các tổ chức t́nh báo từ Mỹ và các nước khác vốn giận dữ với việc ṛ rỉ nhiều tài liệu quân sự mật.

    Luật sư của Assange, Bjorn Hurtig, cho hay thân chủ của ông khẳng định vô tội. Ông Hurtig không tiết lộ Assange đang ở đâu nhưng nói thêm: “Sớm hay muộn ông ấy cũng phải tới Thụy Điển nếu vụ việc này tiếp diễn”.

    Tuy nhiên v́ Assange bỏ trốn, không ra tŕnh diện nên, theo yêu cầu của Thụy Điển, Cảnh sát Quốc tế đă đưa tên anh ta vào danh sách nghi can bị tầm nă.

    Thứ Ba tuần này Assange đă lên tiếng từ một căn hộ bí mật tại London, Anh. Assange khẳng định sẽ tiếp tục việc công bố những thông tin mật và sắp tới sẽ nhắm vàp những đại công ty toàn cầu, trước mắt sẽ là những tin mật của một ngân hàng Mỹ.

    Assange cũng than phiền là không quen với thời tiết tù mù tại Anh và đang bị cúm. Cùng ngày, thứ trưởng ngoại giao của Ecuador, tại vùng Nam Mỹ nóng cháy, đă lên tiếng tuyên bố cho phép Asange đến cư trú nếu muốn. Tuy nhiên Assange không phải là siêu nhân, muốn sang đó th́ phải đi máy bay: chưa ra khỏi phi trường đă đối phó với nguy cơ bị tóm cổ. Dẫu sao th́, ngay ngày hôm sau, tổng thống của nước này đă lên tiếng xác định: ông thứ trưởng chỉ hứng lên mời với tư cách cá nhân, đó không phải là chủ trương chính thức của Ecuador.

    Phạm Đức Hải Đường







  2. #2
    Hữu Kỷ - Nhật Minh
    Khách

    Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange trong thời gian tới có thể sẽ được trao tặng giải thưởng Nobel Ḥa B́nh

    Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange trong thời gian tới có thể sẽ được trao tặng giải thưởng Nobel Ḥa B́nh của người đại diện Văn pḥng Tổng thống Nga khi bàn luận về các vấn đề xung quanh Assange. Trước đó, thời báo Time danh tiếng của Mỹ cũng đă có ư định trao tặng danh hiệu “người của năm” cho nhà sáng lập WikiLeak đang bị giam giữ tại Anh này.

    Theo điều kiện, tiêu chuẩn của thời báo Time, “người của năm” là người có tác động, ảnh hưởng sâu rộng nhất đến các sự kiện quốc tế xảy ra trong năm. Danh hiệu này có thể được trao cho cá nhân hoặc tập thể.

    Sau khi ra tự thú tại sở cảnh sát ở thủ đô London của Anh, do bị từ chối bảo lănh nên hiện nay ông Assange đang phải tạm cách li hoàn toàn với thế giới bên ngoài ở một nhà giam đặc biệt tại Anh.

    Bên cạnh những thế lực phản đối hoạt động của ông Assange cũng như website của ông vẫn c̣n không ít các tổ chức xă hội, tổ chức phi chính phủ và cá nhân trên toàn thế giới vẫn ủng hộ ông. Họ đang t́m mọi cách để giúp đỡ ông Assange.

    Theo nhận định của giới chuyên gia, một trong

    là trao tặng cho ông giải thưởng Nobel Ḥa B́nh. Đây cũng là nhận định được tờ Quan điểm của Nga trích dẫn nguồn tin giấu tên từ điện Kremlia.

    Trong một tuyên bố gần đây, Tổng thống Nga Medvedev cũng chỉ ra rằng, những tiết lộ của WikiLeaks về Mỹ đă chứng tỏ sự “trơ trẽn” của ngoại giao Mỹ, đồng thời phản ánh thái độ của Washington với các quốc gia khác trên trường ngoại giao.

    Theo quy chế trao giải th́ các ứng cử viên có thể là bất cứ ai, từ thành viên của Ủy ban Nobel Na-uy, thành viên chính phủ và nghị viện các nước cho tới thành viên ṭa án trọng tài quốc tế ở Hague, những người đă từng đoạt giải Nobel Ḥa B́nh, thậm chí là ngay cả giáo sư khoa học chính trị, các nhà sử học, luật học và triết học.

    Hữu Kỷ - Nhật Minh
    (Theo Dni)




    Nga ủng hộ trao giải Nobel ḥa b́nh
    cho nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange




  3. #3
    Long
    Khách

    Bỏ phiếu bầu Julian trên báo Times 2010 là Người Hùng của Cả Năm 2010

    Quote Originally Posted by Julian View Post
    Hiện tại. Julian là điểm chính của sự săn đuổi toàn cầu, cả 2 lănh vực thể lực lẫn cái tác dụng. Những chính phủ khắp thế giới đang khát máu ông ta, các chính trị gia đang giận dữ về vụ pốt mới đây, và ngay cả quốc gia của chính ông cũng đang bỏ mặc ông cho đàn chó sói. Trên nét, WikiLeaks là trọng điểm của hàng loạt tấn công kiểu DDOS, lập pháp, và "ngay chóc" bọn bưng bô cho bọn tham nhũng đang tại vị muốn làm ông ta "im miệng".

    V́ thế Anonymous có cơ hội đánh trả cho Julian. Chúng tôi có cơ hội chống lại sự áp bức trong tương lai đang đi tới. Chúng tôi có cơ hội đánh trả cuộc chiến tranh tin học đầu tiên chưa từng đánh.
    1. Paypal là kẻ thù, DDOS'es sẽ được dự trù, nhưng hiện giờ th́ tẩy chay tất cả. Khuyến khích bạn bè gia đ́nh cùng tẩy chay
    2. Chuyển đi tất cả những tài liệu đă được tiết lộ càng nhiều càng tốt. Bỏ chúng vào trong máy của bạn, truyền đi những CD, làm những trang mạng tương tự (mirror), hay chuyển sang những máy khác bằng phương pháp "torrent". Mục đích cuối cùng là DNS - Domain Name Service (miền) bằng con người - 1 thứ mà chỉ có thể đóng lại bằng cách đóng tất cả nét.
    3. Bỏ phiếu bầu Julian trên báo Times 2010 là Người Hùng của Cả Năm. Trong khi điều này có thể không giúp ǵ cho cái chuyện ông làm, nhưng nó sẽ cần để cho ông được công chúng chú ư càng nhiều.

    http://tinyurl.com/2wb7ju8

    Bỏ phiếu bầu Julian trên báo Times 2010 là Người Hùng của Cả Năm 2010

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 12-12-2010, 11:11 AM
  2. Ong Chủ Wikileaks Ra Toà Ở London
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 11-12-2010, 03:31 AM
  3. Ông Chủ Wikileaks Bị Bắt Ở London
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 9
    Last Post: 10-12-2010, 11:06 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 07-12-2010, 10:09 AM
  5. Replies: 3
    Last Post: 07-12-2010, 09:19 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •