Page 2 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 11 to 20 of 40

Thread: Tường tŕnh từ Hà Nội / Saigon với h́nh ảnh - Video Lễ Tưởng Niệm 40 năm - ngày 74 Hải Quân V N C H vị quốc vong thân

  1. #11
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Biểu t́nh phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng tại Sài G̣n




    Published on Jan 18, 2014

    CTV Danlambao - Sáng ngày 17/1/2014, khoảng 30 dân oan các tỉnh đă tập trung tại khu vực công viên trước cổng dinh Độc Lập để tưởng niệm 74 tử sỹ VNCH đă hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Bà con dân oan đa số là phụ nữ lớn tuổi c̣n mang theo biểu ngữ có nội dung "Phong trào Dân oan Tranh đấu" - một phong trào vừa được thành lập hồi cuối tháng 12, năm 2013. Bên cạnh là một tấm biểu ngữ in ḍng chữ:

    "Chế độ Hà Nội hèn nhát, không dám lên tiếng phản đối Trung Cộng chiếm đảo Hoàng Sa.
    Phản đối công hàm bán nước Phạm Văn Đồng.
    Nhân dân Việt Nam ghi ơn gương anh dũng của cố trung tá Ngụy Văn Thà và các tử sỹ Hoàng Sa 1974".

    Chị Trần Ngọc Anh, người từng bị CA đánh nhập viện cách đây nửa tháng cho biết: Buổi tưởng niệm sáng hôm 17/1/2014 là hoạt động của các thành viên Phong trào Dân oan Tranh đấu nhằm ghi ơn 74 tử sỹ đă hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, đồng thời cũng để tố cáo chế độ cộng sản hèn hạ, bán nước qua công hàm Phạm Văn Đồng 1958.

    Theo lời chị Ngọc Anh, trước đó có khoảng 100 dân oan tập trung tại khu vực công viên trước Dinh Độc Lập, nhưng đă bị công an xe lẻ và giải tán. Dù chỉ c̣n lại khoảng 30 người, nhưng bà con vẫn quyết định thực hiện cuộc biểu t́nh.

    Dân oan Trần Thị Ngọc Đa, cũng là thành viên của Phong trào Dân oan Tranh đấu kể lại: Khi mọi người vừa giăng biểu ngữ và hô khẩu hiệu chưa được bao lâu th́ công an lập tức lao đến giằng xé biểu ngữ với thái độ hung bạo.

    Một viên côn an mật vụ lớn tiếng chửi bới: "ĐM chúng mày, đi kiện không lo đi kiện mà đi làm chính trị hả?", "Giờ này mà mày c̣n dám nhắc đến Việt Nam Cộng Ḥa hả?"

    Chị Ngọc Anh và nhiều bà con dân oan liên tục bị xô ngă, cướp xé biểu ngữ và đàn áp trong gần 40 phút. Khi công an chuẩn bị bắt mọi người lên xe, chị Ngọc Anh liền cầm hai chiếc dép lên tay, dọa sẽ liều chết nếu công an giở tṛ thô bạo. Trước sự đoàn kết của bà con dân oan, công an mật vụ đă buộc phải ngừng tay không dám bắt người.

    Dân oan Trần Thị Ngọc Đa cho biết, trước đó, khi bị công an tra khảo về việc thành lập Phong Trào Dân oan Tranh đấu, công an cũng đe dọa về việc tham dự buổi lễ tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa vào ngày 19/1.

  2. #12
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Công an Thanh Hóa túm cổ, quật ngă một cụ già .



    Ui cha , anh công an này mạnh c̣n hơn Lư Tiểu Long , quật ngă tới ...một bà già lận

    Qua những video clip từ VN , tui thấy sao công an Nhà nước Việt Cộng sao nhiều hơn lợn con

  3. #13
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đi tưởng niệm Hoàng Sa, bị côn đồ đạp vào lưng

    (VienDongDaily.Com - 18/01/2014)




    Quỳnh Như trong chiếc áo tưởng niệm cuộc hải chiến Hoàng Sa. (Facebook)

    SÀI G̉N - Lúc 11 giờ đêm thứ Bảy ngày 18/1/2014, cô Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như đă bị một toán công an sắc phục đủ loại kéo đến sách nhiễu, khám xét nhà riêng tại địa chỉ 23/15 Đồng Xoài, quận Tân B́nh.


    Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như, 35 tuổi, được biết đến với tên gọi khác là Thạch Thảo, là chị ruột của Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha, hai bạn trẻ từng bị CSVN bắt giam v́ kêu gọi chính quyền đối đầu với Trung Cộng để bảo vệ lănh thổ ở Biển Đông. Tại thời điểm công an đến nhà khám xét, trong nhà chỉ có hai mẹ con gồm có Quỳnh Như và con gái 12 tuổi.


    Trước đó, vào tối cùng ngày, Quỳnh Như đă đi sinh hoạt cùng câu lạc bộ bóng đá No-U Sài G̣n và tham gia các buổi tưởng niệm 40 năm Hải Chiến Hoàng Sa.


    Trên facebook cá nhân cô chia sẻ một bức ảnh, trong đó Quỳnh Như mặc áo dài, kèm theo một dải băng màu xanh với hàng chữ “Việt Nam - Hoàng Sa – Trường Sa” treo trước ngực. Đây là nguyên nhân chính khiến cô trở thành đối tượng để lực lượng công an muốn sách nhiễu, trả thù.


    Kết thúc các hoạt động tưởng niệm, trên đường về đến nhà, Quỳnh Như bất ngờ bị một kẻ côn đồ đạp vào lưng khiến chị suưt bị ngă xe.


    Khi vào nhà được một lúc th́ bất ngờ một đám đông an ninh ô hợp đủ mọi thành phần kéo đến đ̣i khám xét nhà. Viện lư do 'kiểm tra nhân khẩu,' đám đông công an liên tục uy hiếp hai mẹ con chị, đồng thời lục lọi mọi ngơ ngách trong nhà.


    Sau khi khám xét khắp nơi không thu được ǵ, nhóm công an này đă thu giữ giấy chứng minh nhân dân của Quỳnh Như, đồng thời yêu cầu cô thứ Hai 20/1 lên cơ quan để 'giải quyết.'


    Trước đó, vào sáng thứ Bảy cùng ngày, bà Nguyễn Thị Kim Liên – mẹ Quỳnh Như đă trở về đến phi trường Tân Sơn Nhất sau một chuyến đi Mỹ nhiều ngày. Đây là chuyến đi nhằm kêu gọi quốc tế hỗ trợ đ̣i trả tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam, trong đó có Đinh Nguyên Kha – con trai bà Liên đang bị kết án 8 năm tù giam.


    Ngay khi đặt chân trở lại Việt Nam, bà Liên đă lập tức bị an ninh sân bay Tân Sơn Nhất chặn lại sách nhiễu. Tuy nhiên, gia đ́nh bà Liên gồm có chị Quỳnh Như, Đinh Nhật Uy và đông đảo các blogger Sài G̣n đă chờ sẵn bên ngoài để gây áp lực. Nhờ vậy mà an ninh sân bay Tân Sơn Nhất buộc phải để bà Liên ra ngoài trong ṿng tay chào đón của mọi người.


    Vụ sách nhiễu gần đây nhất đối với mẹ con Quỳnh Như cho thấy thủ đoạn trả thù của công an đối với gia đ́nh Đinh Nguyên Kha. Từ ngày Kha bị bắt, cả gia đ́nh anh đều dấn thân đấu tranh, lên tiếng đ̣i lại lẽ công bằng. Đinh Nhật Uy – anh trai Kha sau khi ra khỏi tù vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ với chương tŕnh tri ân các chiến sĩ Hoàng Sa do nhóm No-U Sài G̣n tổ chức.


    Sau trận khủng bố giữa đêm, Quỳnh Như viết trên facebook:


    “Giữa đêm con gái đang ngủ mà công an đến đầy nhà, đi từ dưới đất lên sân thuợng, kiểm tra từng pḥng. Con gái tỉnh ngủ sợ run người v́ không biết chuyện ǵ đang xảy ra. Nh́n con mà ḿnh cảm thấy có lỗi, có lỗi v́ đă sinh con ra trong cái xă hội tệ hại này. Có lỗi v́ để con phải sống trong lo sợ. Công an đi rồi, con gái ôm mền qua pḥng mẹ nói với mẹ: công an có đến nữa mẹ nhớ kêu con dậy.”



    http://www.viendongdaily.com/di-tuon...-iTSydT6l.html

  4. #14
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Việt Vùng Vịnh :Hà Nội: buổi tưởng niệm trận Hoàng Sa 1974 bị giải tán

    Vào khoảng 9 giờ sáng hôm nay 19 tháng Giêng năm 2014, trong dịp kỷ niệm 40 ngày mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc một số người đă tập trung trước tượng đài Lư Thái Tổ với ư định biểu t́nh nhằm vinh danh 74 chiến sĩ đă hy sinh cũng như nêu cao tinh thần chiến đấu của trận hải chiến này.

    Lúc 9 giờ 30 chúng tôi được nhà giáo Phạm Toàn một người trong nhóm biểu t́nh đă đến tượng đài rất sớm, ông cho biết:

    Sáng nay nhóm Cánh Buồm có 4 người đi ra tượng đài Lư Thái Tổ đầu tiên, ra từ lúc 8 giờ lúc ấy chưa có ai đến cả chỉ có an ninh đến thôi. Sau đó th́ tập trung nhiều nhưng ḿnh không ước lượng được bao nhiêu người. Có hai mảng, một mảng là người Hà nội c̣n mảng thứ hai là dân oan các tỉnh kéo về tham dự hôm nay, trong đó có một chị về từ B́nh Phước, có hai mẹ con cùng về. An ninh nó dùng loa nó cứ bảo hôm nay đang thi công rồi sau đó nó dùng những máy khoan chọc lổ cạnh tượng đài nó chọc ba lổ rồi bỏ đó. Sau đó th́ dân oan kéo ra tới Tràng Tiền th́ bị nó dùng dùi cui nó đánh nên giải tán sau đó.

    Vài ngày trước đây khi nguồn tin về các cuộc mít tinh sẽ được tổ chức nhân ngày kỷ niệm Hoàng Sa một nhóm blogger đă gợi ư về một cuộc tập trung bày tỏ thái độ của người dân đối với sự xâm lược của Trung Quốc khi đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974

    Trước ngày kỷ niệm, một công văn của Uỷ Ban Tuyên Giáo Trung ương đă yêu cầu chính quyền thành phố Hồ Chí Minh và tât cả báo chí không được phổ biến hay tổ chức cho ngày này.

    Tại Đà Nẵng buổi tŕnh diễn về cuộc chiến Hoàng Sa tuy đă được chuẩn bị công phu nhưng cuối cùng cũng bị huỷ bỏ.

    Hoạt động gần như duy nhất đă được tiến hành đúng như sự chuẩn bị trước đây về kỷ niệm ngày mất Hoàng Sa là của Câu Lạc Bộ Nguyễn Văn B́nh do nhà nghiên cứu biển đông Nguyễn Đ́nh Đầu đứng ra tổ chức với sự tham gia của nhiều người quan tâm trong đó một số lớn là các nhân sĩ trí thức có nghiên cứu về vấn đề Biển Đông cũng như trận hải chiến này.

    http://vietvungvinh.com/2013/index.p...-hoi&Itemid=82

  5. #15
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Một viên đá bị cắt, những tiếng loa, và mấy cái đầu rỗng

    Posted by basamnews on January 20th, 2014

    Phạm Toàn

    Ghi chép Chủ nhật 19-1-2014

    Cuộc gặp gỡ sáng hôm nay, chủ nhật 19 tháng 1 năm 2014, để tưởng niệm 74 chiến sĩ liệt sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, đă diễn ra thật là… vui, vui đến tức cười. Mới đầu, thấy ḿnh cười cợt, cũng chợt nghĩ thật là thất thố trước anh linh những người đă hy sinh mạng sống cho đất nước. Sau rồi nghĩ lại, th́ thấy nếu các anh hùng được chứng kiến cảnh nhà cầm quyền phô trương những cái đầu rỗng của họ qua năng lực tổ chức những tiếng loa và tiếng máy khoan… cắt chơi vào một ḥn đá, cốt phá phách cuộc tưởng niệm, có lẽ các anh cũng phải… cười theo luôn.


    Tôi xin kể thong thả, lần lượt, thấy đâu kể đó, nhớ ǵ kể nấy, kể hầu các bạn vắng mặt, và kể như một lời tôi đang khấn vong linh các anh, cả 74 anh ở trận Hoàng Sa lẫn 64 anh ở trận Gạc Ma – những người anh em bà con ruột rà chung của mỗi người dân Việt c̣n có liêm sỉ.

    Tâm trạng riêng tôi là sự phập phồng chờ đón cuộc tưởng niệm ngày 19 tháng 1 năm 2014 này. Tôi tự nhủ ḿnh sẽ phải có mặt trong cuộc lễ.

    Những cuộc " xuống đường” nhiều lần trước tôi không dám tham gia, v́ tôi không thể đi bộ nhanh, càng không thể chạy, hễ vận động nhanh là nghẹt thở, mà không vận động nhanh th́ làm sao tránh khỏi bị lôi sang trại giam nhân quyền ở Lộc Hà? Hơn tám chục tuổi đời, ngồi ôm máy tính làm việc dài hơi th́ vẫn được, nhưng nỗ lực cơ bắp là điều rất khó. Nhưng lần tưởng niệm này, tôi có những niềm tin để h́nh dung một cuộc gặp gỡ của đông đảo đồng bào mà không bị gọi là “tụ tập đông người” – ít ra người ta cũng phải biết nghĩ đến những đồng bào của ḿnh đă chết, ít ra cũng phải biết nghĩ để biến nỗi đau Hoàng Sa (và Gạc Ma) thành một giá trị gắn kết dân tộc, ít ra th́ cũng phải biết lắng nghe những tiếng nói khoan thai để ngay cả những kẻ thất học cũng có dịp học thày không tày học bạn. Không! Lần này chắc chắn là không có đàn áp! Khỏi cần chạy! Khỏi sợ nghẹt thở!

    Một sự t́nh cờ xảy đến: tối 16 tháng 1 năm 2014, tôi được mời là một trong ba diễn giả của buổi mạn đàm nhân kỷ niệm 30 năm ngày ra đời bộ phim “Chuyện tử tế” của nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy. Bữa đó, khi kết thúc sự kiện, nhà thơ Dương Tường nói vui “đợi chủ nhật này, xem anh nào tử tế”. “Chủ nhật này” theo văn cảnh lời Dương Tường, đó là cuộc tưởng niệm 40 năm giặc Tàu lưu manh và ma mănh cướp trắng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Để coi, bên biểu dương ḷng yêu nước và “bên kia”, bên nào tử tế. Và thế là, ngay lập tức nhóm Cánh Buồm hẹn nhau ai ở Hà Nội, sáng sớm chủ nhật, sẽ đến cất xe ở nhà Dương Tường rồi cùng đi bộ ra địa điểm tưởng niệm ở chân tượng đài Lư Thái Tổ.

    Cá nhân tôi rất muốn có dịp để mấy em trong nhóm biên soạn sách giáo khoa cùng đi dự lễ tưởng niệm. Cũng là điều tốt nếu các em chứng kiến một hành xử dân chủ và lịch sự, do đó mà biết tôn trọng những người tới dâng hương đồng bào yêu nước đă ngă xuống ở Hoàng Sa (và Gạc Ma). Càng tốt hơn nữa, nếu các em thấy những điều chướng tai gai mắt… Lư do chỉ đơn giản thế này thôi: các em quá trong trắng, các em cũng đỗ đạt này nọ đấy, nhưng một đời đi học là một đời bị bưng bít, nên các em có quá ít thông tin để có thể trưởng thành đầy đủ. Những đầu óc “trên mây” ấy khó có thể đi tiếp con đường cải cách giáo dục như nhóm từng mơ ước.

    Chúng tôi đến nhà Dương Tường lúc mới hơn bảy giờ. Tường đă dậy rồi và đă ăn sáng rồi. Sự lạ! Cậu chàng thường làm việc đến gần sáng rồi ngủ dậy rất muộn! Nhưng hôm nay th́ khi mọi người tới, cậu đă đóng bộ rồi.

    Tường định pha nước, nhưng tôi ngăn lại. Tôi bảo, nên đi sớm trước khi người ta giở tṛ. Chưa kể là, ḿnh nên đến sớm để quan sát mọi điều, cho bơ là một cuộc học hỏi tại chỗ. Vừa vặn một em trong nhóm phóng xe tới. Em cho biết, “ở khu vực sứ quán Khựa chúng nó bố trí đông lắm, nên ra sớm thôi, kẻo các ngả đường có thể bị bịt”. Thế là chúng tôi xuất hành.

    Chúng tôi đi chầm chậm dọc đường Tràng Tiền rồi ra vườn hoa Chí Linh. [COLOR="#FF0000"]Chúng tôi lên thẳng chỗ tượng đài và thấy một bà cụ đang quét các ngóc ngách ở chân tượng. Quét xong, cụ nh́n chúng rôi ra vẻ tạm biệt và chống gậy con cón ra đi. Tôi giữ tay cụ, hỏi tuổi. Cụ bảo “hơn chín mươi rồi, ngày nào cũng ra đây quét chân tượng”. Lát nữa, chính tôi cùng những người đến tưởng niệm mỗi người một bông cúc trắng có băng đen in chữ tưởng niệm Hoàng Sa cũng đặt hoa tại chân tượng này nơi bà cụ không tên tuổi đă quét dọn sạch sẽ. Và khi cuộc lễ tưởng niệm c̣n chưa kết thúc, th́ lại có hai người đàn bà trẻ hơn nhiều, vội vă đến đây “quét dọn”. Một trong hai người đàn bà trẻ tuổi ấy nói với người kia như ra lênh, “quét mẹ nó hết đi”. Thật lạ lùng! Bà cụ già hơn chín mươi tuổi lưng c̣ng kia chắc chắn không phải là sản phẩm của nền giáo dục xă hội chủ nghĩa. C̣n hai chị này: họ ăn lương của ai để làm công việc súc phạm anh linh những liệt sĩ đă bỏ ḿnh cho họ được ăn nói hỗn hào?[/COLOR] Một xă hội khuyến khích những mụ công dân thủ đô có tâm hồn eo hẹp đến vậy, bảo làm sao không đẻ ra những quái thai có học vị bác sĩ Y khoa tên là Cát Tường?

    Mở màn cho cuộc vui cười ra nước mắt là một ông quăng dăm chục tuổi. Anh ta đeo một chiếc loa, tay cầm micro, đến sát chúng tôi khi đó mới chỉ có dăm bảy người quây quần tṛ chuyện, lần lượt dí loa vào tận mặt chúng tôi để “mời các anh các chị đi chỗ khác, ở đây sắp thi công”. Được hỏi lại, anh ta chỉ vào sợi dây điện màu vàng nằm dưới nền gạch hoa, “đấy, chúng tôi sắp thi công”. Và rồi sau đó chừng dăm bảy phút th́ họ “thi công” thật. Bụi đá bay mù mịt v́ vừa cắt đá vừa cho cái máy phải gió ǵ đấy thổi cho bụi tung lên. Cùng lúc đó, cả chục cái loa di động cũng sa sả gí sát mặt đồng bào đến dự lễ tưởng niệm mà buông những lời lẽ với âm lượng tra tấn. Đấy là một h́nh thức tra tấn chứ c̣n ǵ nữa? Tra tấn bằng cách bắt nghe tiếng ồn cùng những lời lẽ khó nghe. Tra tấn là như thế, chứ c̣n ǵ nữa?

    Thấy cái anh gọi loa đó cứ quanh quẩn gần bên, tôi nói đùa, “anh là người Tàu phải không? Quảng Đông hay Quảng Tây?” Mọi người cười ồ lên.

    Anh ta đi sang nhóm bên cạnh tôi. Nghe có tiếng người hỏi anh ta, “hôm nay anh được trả mấy trăm?” Có anh c̣n rút ra tờ năm trăm ngàn giơ trước mặt anh ta nữa. Không nghe thấy lời nói đùa, chỉ thấy tiếng cười rộ.

    Một máy quay video giơ cao trên đầu nhóm người đang vui cười này. Tôi tin chắc đoạn băng này sẽ sớm được phát trên một trang mạng nào đó của những người yêu nước.

    Nếu coi đoạn băng đó, xin bà con chú ư tới vẻ mặt vô cảm của người gọi loa kia. Và của tất cả những người gọi loa đồng bọn với anh ta.

    Nhà thơ của nhóm chúng tôi b́nh luận thiệt chí lí, “cả đêm qua, bộ tham mưu chắc là mất ngủ để nghĩ ra cái mẹo con nít này” – những cái đầu rỗng đang được trưng ra trước công chúng! – và trưng ra giữa thủ đô yêu dấu vào một sớm chủ nhật trời quá đẹp!

    Vào một sớm chủ nhật trời quá đẹp, được thấy rơ một bọn độc chiếm quyền làm bẩn thủ đô của chúng ta. Nh́n hành tung của chúng ngăn cản việc tưởng niệm các chiến sĩ đă hy sinh khi Hoàng Sa thất thủ, có thể đoán biết chúng là hạng người thế nào. Cá nhân tôi th́ đă xác định lập trường v́ biết rơ bọn chúng từ lâu rồi. Dẫu sao, sớm chủ nhật Mười Chín Tháng Giếng Hai Ngàn Không Trăm Mười Bốn này, chúng ta vẫn kỷ niệm được dù không trọn vẹn ngày Hoàng Sa thất thủ và cũng vẫn dâng được hương hoa tới những liệt sĩ đă lưu danh muôn đời cho Tổ quốc, cho dù các anh có bị gán ghép là “NGỤY”.

    Chưa kể là sớm chủ nhật hôm nay tôi c̣n làm thêm một công việc vô cùng tử tế: dắt mấy em trong nhóm soạn sách Cánh Buồm ra đường để các em chứng kiến những việc làm thay cho thói quen nghe những lời nói – và kể từ nay chắc là các em sẽ xóa cho tôi cái án treo gọi tôi là phần tử cực đoan.

    http://basam.info/2014/01/20/2247-mo...g/#more-126104
    Last edited by Tigon; 20-01-2014 at 01:30 PM.

  6. #16
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phỏng vấn người tham dự lễ tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa




    Gió Lang Thang phỏng vẫn bạn Nguyễn Hồng Kỳ (Facebook Lương Tâm) từ Vinh, họa sỹ Trần Thạch Linh về buổi tưởng niệm và tri các chiến sỹ Việt Nam Cộng Ḥa hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.


    Phút thứ 1.14 Nguyễn Hồng Kỳ :"Qua sự kiện này , em thấy chính quyền của VN nó rất hèn , nó sợ .Không biết nó sợ cái ǵ ? Sợ khi anh em đến tưởng niệm ...."

    Anh phóng viên thấy em này nói bạo quá , có lẽ sợ nguy hiểm cho em , nên cắt ngang sang phỏng vấn người khác ...

  7. #17
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    RFI :Hà Nội : Tập hợp tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ở Hoàng Sa


    Hôm nay, 19/01/2014, đúng 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa, khoảng hơn 100 người, trong đó có hàng chục nhà hoạt động, đă tập hợp tại thủ đô Hà Nội để kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa, tri ân những chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa đă hy sinh tại Hoàng Sa, đồng thời phản đối Trung Quốc xâm lược.

    Cuộc biểu t́nh đă diễn ra ở khu vực tượng đài Lư Thái Tổ bất chấp sự ngăn cản của công an. Theo các h́nh ảnh được đăng trên các trang mạng, những người biểu t́nh đă mang theo các khẩu hiệu như "Tổ Quốc ghi công - Đời đời nhớ ơn các Anh hùng bảo vệ Hoàng Sa 19/1/1974", "Đời đời nhớ anh anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội", hoặc « Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam ».

    Bị công an xua đuổi hoặc phá rối bằng các loa phóng thanh cực lớn, đoàn người biểu t́nh sau đó đă di chuyển về phía bờ hồ để tiếp tuần hành, trước khi giải tán. Đây là cuộc biểu t́nh phản đối Trung Quốc đầu tiên trong năm nay.

    Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay từ Hà Nội, nhà báo độc lập Nguyễn Hữu Vinh mô tả cách thức mà công an phá rối cuộc tập hợp ở Hà Nội và cho biết là những người tham gia tưởng niệm rất phẫn uất trước hành động của công an :

    Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh

    Nghe audio : http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2014...inh-o-hoang-sa

    Trận hải chiến Hoàng Sa đă diễn ra từ ngày 17 đến 19/01/1974. Mặc dù các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa đă chiến đấu anh dũng, nhưng do tương quan lực lượng bất lợi, họ đă không thể bảo vệ được quần đảo Hoàng Sa. Tổng cộng 74 chiến sĩ đă hy sinh trong trận này.

    Theo ghi nhận của AFP, tuy có nhiều bài nói về kỷ niệm 40 trận hải chiến Hoàng Sa, nhưng báo chí chính thức của Việt Nam không hề loan tin về cuộc tập hợp tưởng niệm hôm nay ở Hà Nội.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2014...inh-o-hoang-sa

  8. #18
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Saigon phải tưởng niệm Hoàng Sa trong lặng lẽ : Chính quyền lúng túng trước Trung Quốc ?




    Buổi lễ đơn sơ tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa - Trường Sa tại Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh, Saigon ngày 18/01/2014.

    Thụy My


    Tại Saigon, không có hoạt động nào hôm nay 19/01/2013 để kỷ niệm 40 năm trận hải chiến bi tráng, sau buổi lễ tưởng niệm các chiến sĩ đă hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa, tổ chức tại Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn B́nh ở số 43 Nguyễn Thông chiều qua.


    Tham dự buổi lễ có khoảng 100 người trong đó có giáo sư Tương Lai, nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng, tiến sĩ Phạm Chí Dũng…Đặc biệt c̣n có sự hiện diện của hai bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh và Ngô Thị Kim Thanh, vợ góa của các sĩ quan Việt Nam Cộng Ḥa trong trận hải chiến Hoàng Sa là Ngụy Văn Thà và Nguyễn Thành Trí.

    Theo những h́nh ảnh trên mạng, gian pḥng diễn ra buổi lễ không có một băng-rôn nào về Hoàng Sa – Trường Sa, mà chỉ có những ḍng chữ viết mờ nhạt, rất khó đọc trên tường « Tưởng niệm, tri ân & cầu nguyện cho các đồng bào & chiến sĩ đă bảo vệ biển đảo », và chữ « Hoàng Sa – Trường Sa » ở phía dưới gần như không đọc nổi.


    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2014...truoc-trung-qu
    Last edited by Tigon; 20-01-2014 at 02:10 PM.

  9. #19
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    RFA :Thực hư tưởng niệm Hoàng Sa và chiến tranh Việt-Trung?

    Nam Nguyên, phóng viên RFA


    Mặc dù dư luận có nhiều hoài nghi, nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă ghi điểm khi ông cho biết Chính phủ lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1974) và 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979-chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Hơn nữa Thủ tướng c̣n chỉ đạo đưa các vấn đề này vào sách giáo khoa.(Đừng tin những ǵ VC nói )

    Trích lời Thủ tướng cũng bị gỡ?

    Hai bản tin trên mạng chiều 30/12/2013 của Thanh Niên Online và Việt NamNet có trích lời Thủ tướng về vấn đề liên quan sau đó đă bị gỡ xuống. Đây chính là điều gây ra những nghi vấn. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đă có những phát biểu rất đặc biệt, trong dịp ông đến thăm Hội Khoa học Lịch sử ở Hà Nội vào buổi chiều cuối năm.

    Dù đă bị gỡ xuống, nhưng các thông tin này đă được sao chép đầy trên mạng. VietnamNet trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc đưa chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa vào sách giáo khoa : “Đấu tranh bảo vệ chủ quyền là vấn đề khác, bằng các giải pháp ḥa b́nh, c̣n lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật”. Trong khi đó Thanh Niên bản điện tử chạy tít lớn với dẫn nhập: “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao đang lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979-chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.”

    Trả lời Nam Nguyên vào tối 2/1/2014, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xă hội Dân sự nói rằng, vị thế của Việt Nam khiến cho chính phủ Việt Nam hiện tại và mai sau đều cần có chính sách hữu hảo với Trung Quốc nhưng Việt Nam phải giữ sự tự chủ của ḿnh. Ông nói:

    “Kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa là việc rất nên làm và rất tốt bởi v́ đấy là một sự kiện lịch sử và người dân Việt Nam phải được ghi nhớ. Tất nhiên là quan hệ với Trung Quốc có thể căng thẳng nhưng mà ḿnh cần có cách làm phù hợp, hoặc là kỷ niệm sự kiện 1979 chẳng hạn. Đă là sự kiện lịch sử th́ phải luôn luôn được kỷ niệm ở trong mức độ tùy hoàn cảnh từng thời gian. Nhưng lăng quên những sự kiện ấy là một tội đối với dân tộc.”

    Nhà báo Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng thư kư báo Doanh Nghiệp hiện nghỉ hưu ở TP.HCM cho biết đă đọc được thông tin liên quan trên báo mua ở sạp. Ông nói:

    “Theo tôi những vấn đề như Hoàng Sa Trường Sa, nếu mà tin trên mạng bị gỡ xuống là có thể do phản ứng ngoại giao mà những cơ quan chức năng của Chính phủ đề nghị những tờ báo mạng đó gỡ xuống…Những bản báo in rồi th́ làm sao thu hồi được, mà cũng không nên thu hồi một cách trắng trợn như vậy bởi v́ đây là một sự thật lịch sử do Thủ tướng một quốc gia nói, không phải sự vu cáo hoặc lăng mạ một vùng lănh thổ hoặc quốc gia nào đó. Thủ tướng tuyên bố ‘sự thật là sự thật, lịch sử là lịch sử’ một công dân của một quốc gia có ḷng tự trọng nói về một hoàn cảnh của quốc gia ḿnh đó là điều đáng quí trọng.”

    Mâu thuẫn nội bộ?

    Các trang mạng xă hội bày tỏ nhiều hoài nghi, các nhà báo công dân nhắc lại sự kiện trong quá khứ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thường đưa ra các phát biểu chính trị vào những thời điểm thích hợp để vực dậy uy tín đă mất do điều hành kinh tế thất bại.

    Nhiều người tự hỏi là những kế hoạch kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa thất thủ và 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố, có phải là một chủ trương nhất quán của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng hay không.

    TS Nguyễn Quang A nêu ra hai giả thiết:

    “Giả thiết thứ nhất ông Thủ tướng thực ḷng nói như thế và muốn làm như thế. Nhưng mà ở trong nội bộ lănh đạo, thí dụ Tổng Bí thư hay lực lượng khác lại cản trở ông ấy. Giả thiết này nó phản ánh sự mâu thuẫn nội bộ, nếu mà nó đúng như thế th́ tôi nghĩ cũng là chuyện b́nh thường và qua mấy hội nghị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề kiểm điểm người về vấn đề kỷ luật này khác th́ chúng ta thấy là sự mâu thuẫn nội bộ đă bộc lộ không cần phải che dấu nữa. Nếu giả thiết này đúng th́ tôi nghĩ người dân nên ủng hộ những người có tư tưởng tiến bộ cải cách thí dụ trong trường này là ông Thủ tướng.

    Giả thiết thứ hai là ông ấy chỉ nói như vậy thôi để lấy ḷng dân, củng cố uy thế của ḿnh trong hàng ngũ lănh đạo. Ở trường hợp giả thiết thứ hai th́ tôi nghĩ là một điều rất tồi tệ…không thể b́nh luận và không thể biết sự thật thế nào.”

    Trở lại buổi viếng thăm Hội Khoa học Lịch sử chiều cuối năm ở Hà Nội, Theo VietnamNet, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rơ là kỷ niệm sự kiện biên giới phía Bắc, Hoàng Sa th́ phải tổ chức thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này.”

    Như vậy đối với sự kiện Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến đánh bại Hải quân VNCH ngày 17/1/1974, Hà Nội sẽ nh́n nhận thế nào đối với 74 chiến sĩ trận vong trong đó có Hạm trưởng Thiếu tá Ngụy Văn Thà đă chết theo con tàu của ḿnh. TS Nguyễn Quang A nhận định:

    “Quân đội ở dưới bất kỳ chế độ nào cũng là để bảo vệ quốc gia. Những chiến sĩ VNCH đă hy sinh trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa là những anh hùng của dân tộc Việt Nam này. Tôi nghĩ là bất luận chính thể nào cũng phải trân trọng và tôn vinh những người như thế. Khi mà một chính phủ, một chế độ không làm được điều ấy th́ trong người dân người cũng làm việc đó, có lúc th́ âm thầm có lúc th́ công khai. Những chuyện ấy rất là b́nh thường và lịch sử nhân dân Việt Nam sẽ luôn luôn ghi nhớ những người ấy như là những người con thân yêu của đất nước.”

    Trong cùng ư nghĩa mà TS Nguyễn Quang A vừa chia sẻ, nhà báo Nguyễn Quốc Thái nhắc lại sự kiện 27/7/2011 tại Saigon, lúc đó Câu lạc bộ Phao Lô Nguyễn Văn B́nh tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc, phía Tây Nam và Hoàng Sa Trường Sa. Ông Nguyễn Quốc Thái phát biểu:

    Hôm đó tôi nhớ có bà quả phụ Ngụy Văn Thà đến dự. Việc Hoàng Sa bị đánh chiếm, lịch sử đă ghi nhận, báo chí toàn cầu đă ghi nhận không thể phủ nhận được. Giải thích bằng cách nào th́ cũng phải hiểu rằng đó là một phần lănh thổ Việt Nam bị nước ngoài xâm chiếm. Ngày đó là một ngày lịch sử chúng ta tưởng niệm th́ chẳng có ǵ chúng ta phải sợ hăi. Tôi rất khinh những người sợ hăi khi nói đến những vụ xâm chiếm của nước ngoài, xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Đất nước bị xâm chiếm th́ phải lên tiếng, phải bảo vệ và t́m cách lấy lại. Tôi không biết lấy lại bằng cách nào nhưng điều đó không thể thiếu vắng trong tâm khảm của chúng ta mỗi ngày.”

    Những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội Khoa học Lịch sử chiều 30/12/2013 ở Hà Nội về việc tổ chức kỷ niệm sự kiện Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 17/1/1974, lúc đó thuộc chủ quyền VNCH, cũng như kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 mà hàng vạn liệt sĩ đă bị lăng quên được mô tả là một sự thay đổi tư duy hợp ḷng dân. Nhưng lời nói có đi đôi với việc làm hay không th́ phải chờ thời gian trả lời.

    http://www.rfa.org/vietnamese/progra...014073650.html

  10. #20
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Một buổi sáng giàu kịch tính tại vườn hoa Lư Thái Tổ

    Đọc những lời “có cánh” của ông Dương Danh Dy trên BBC người ta cảm thấy có quyền hy vọng rằng năm nay buổi lễ tưởng niệm chẵn 40 năm Hoàng Sa mất về tay cướp biển Trung Cộng chắc phải có cái ǵ khác. Sao lại không nhỉ, dầu không nói ra th́ như thông lệ, ai mà chẳng biết Nhà nước đă bật “đèn xanh” cho các báo được đề cập đến câu chuyện Hoàng Sa. Mà ǵ chứ động đến những điều đă từng ứa máu trong trái tim mỗi người về quyền bảo vệ độc lập thiêng liêng của Tổ quốc th́ phải biết, nói bao nhiêu và trong bao nhiêu ngày cho vơi cạn được! Bài vở phong phú mấy đi nữa cũng không thể nào gọi là vừa. V́ thế mới có hiện tượng các tờ báo đă rộ lên đưa tin, viết bài, khiến một người từng trải như ông Dương Danh Dy không khỏi khấp khởi trong bụng. Chúng tôi đều trong tâm trạng đó.

    Rồi lại có lá thư tha thiết của ông Nguyễn Khắc Mai gửi đến các vị lănh đạo đất nước, mong một lễ tưởng niệm được diễn ra suôn sẻ và đầy xúc động trong sự “đồng thuận” giữa hai bên, dân chúng và nhà cầm quyền. Ai có ḷng với dân với nước mà không mong như thế, không tưởng tượng trước trong đầu ḿnh một h́nh ảnh “mỹ măn” như thế. Một lễ tưởng niệm thật trang nghiêm, lại có sự góp mặt của ít ra cũng một vị lănh đạo ở cấp nào đó, thôi th́ không phải tối cao đi nữa ít ra cũng là đại biểu cho Hà Nội chẳng hạn, sẽ giải tỏa đi biết bao điều gây nên hố ngăn cách ngày càng sâu từ mấy chục năm qua, và là cơ hội ngàn vàng để thực hiện cái điều mà Hà Nội từng tuyên ngôn cao giọng cũng đă suốt mấy chục năm, kể từ đầu thập niên cuối thế kỷ XX cho đến tận hôm nay, nhưng vẫn chỉ là chuyện “bọt mép”: chuyện ḥa giải ḥa hợp giữa những lực lượng khác chính kiến với nhau do cuộc chiến bi thảm gây nên song chưa có cơ hội hàn gắn, trái lại càng thêm nứt rạn bởi những chính sách tệ hại mà “bên thắng cuộc” đă độc đoán thi hành.
    Cố nhiên việc các báo đột nhiên im re từ hai ngày trước lễ kỷ niệm cũng đă cho ta ngửi thấy một cái ǵ đó có vẻ là bất thường. Dù sao, đă là hy vọng ấp ủ trong ngần ấy năm trời ai mà chịu để nguội tắt. Đó chính là những ǵ ám ảnh trí óc tôi trong buổi sáng mát lạnh ngày Chủ nhật 20-1 tôi ngồi trên xe ôm đi ra bờ Hồ Gươm. Dúng 8 giờ rưỡi tôi xuống xe sát mép vườn hoa Chí Linh. Nh́n về phía tượng đài Lư Thái Tổ thấy người đă tập hợp rất đông, dàn thành một hàng về phía trái bức tượng, c̣n khắp công viên th́ người đứng lố nhố và khuôn mặt nào như cũng có vẻ tươi tỉnh, trong ḷng đột nhiên thấy bừng lên một niềm vui rạng rỡ. Lại thêm có cái ǵ như khói trắng từ dưới tượng đài bốc lên che mờ cả pho tượng. Ô, thế ra người ta đốt nhang nhiều đến thế kia ư? Hay đây là một thứ pháo xịt mua của các cửa hàng Tàu, đốt lên cho thêm long trọng? Nghĩ thế, tôi náo nức bước nhanh lên các bậc cấp và đi về phía tượng đài.

    Và tôi đă… hoàn toàn vỡ mộng. Người biểu t́nh quả đến rất đông, mới 8 giờ rưỡi mà đă có trên một trăm, đủ cả mặt quen và lạ. Nào Nhóm Cánh Buồm với nhà giáo Phạm Toàn dẫn đầu, có các đệ tử đi sát theo sau. Nào nguyên Viện trưởng IDS Nguyễn Quang A với chiếc blouson nhung nâu vàng cũ quen thuộc và khuôn mặt quắc thước bởi một vết sẹo ở dưới g̣ má trái rất đặc trưng cho tính cách của anh. Nào nhà văn Dương Tường đôi mắt long lanh và lớp râu cằm trắng lởm chởm sáng nay chưa kịp cạo. Nào Ba Sàm cầm một cây sào inox trên là chiếc camera treo lủng lẳng nhằm thâu tóm tất cả quang cảnh đang sôi động trước mắt. Nào Thượng tá Nguyễn Văn Cung hai tay hai máy, không nói chỉ cười v́ bận bịu tác nghiệp. Nào Nguyễn Xuân Diện chạy hết phía này sang phía nọ, mắt nh́n như muốn điểm xem có thiếu ai không. Rồi Nguyễn Lân Thắng, Đào Tiến Thi, Lê Anh Hùng, Bích Phượng, Hà Thị Xuân, Lă Việt Dũng…, đặc biệt Phan Châu Thành, người bạn cao lớn khỏe mạnh hôm trước c̣n tặng tôi cuốn cẩm nang Hoàng Sa Trường Sa hôm nay đă phải chống gậy đi rất khó khăn nhưng dáng bộ vẫn mạnh mẽ. Hai anh em ôm lấy nhau, cái ôm nồng nhiệt như đang ôm Hoàng Sa trong tay ḿnh. C̣n anh chị em đội bóng NoU th́ đứng khắp nơi, đâu cũng nh́n thấy. Lại có cả rất nhiều dân oan với ảnh cụ Hồ đen trắng thời kháng chiến chống Pháp vừa đi vừa giơ lên ngang ngực như cho người ta biết ḿnh không bao giờ quên câu khẩu hiệu “Người cày có ruộng” ông cụ nói thuở nào – có bà ở tận B́nh Dương xa xôi cũng ở trong đoàn người này – mà điểm phân biệt họ với dân Hà Nội là cái dáng lam lũ, lếch thếch, nước da đen xạm v́ dầu mưa dăi nắng. Đoàn người c̣n tiếp tục lũ lượt kéo tới, lát sau đă thấy vợ chồng GS toán học Nguyễn Đông Yên, anh chị ấy bị chậm chân một chút v́ cứ tưởng buổi lễ sẽ cử hành trước tượng đài “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh” nên quanh quẩn đàng ấy khá lâu.

    Nhưng tất cả cái khối người đông đảo ùn ùn kéo đến và hăm hở từ xa đều đột nhiên vỡ mộng như tôi, v́ ai cũng như ai, bị ách cả lại chừng 20 mét trước tượng đài Lư Thái Tổ. Một tốp thợ đá đang chia nhau ngồi lầm lỳ cưa xẻ những phiến đá lớn nhỏ xung quanh tượng đài (mà chốc sau, khi đă văn cuộc tôi đi quanh nh́n ngó mới biết các phiến đá họ cưa chỉ là cưa để lấy bụi nên ném vương văi khắp nơi, hằn sâu lằn ngang lằn dọc như những chú chó đá há miệng cười trong truyện cổ tích, đến là khôi hài). Th́ ra đám bụi bốc lên rất cao che mờ cả bức tượng mà vừa đến đầu đường tôi cứ tưởng là khói hương nghi ngút, chính là đám bụi đá do những người thợ đá “hành nghề không đúng lúc” này đây. Chúng tôi đưa mắt nh́n nhau: một mưu kế đáng gọi là “kịp thời” nhưng cũng đáng gọi là “cùng kế” của đám bộ máy chức năng, cốt để cản trở buổi lễ mà họ cầm chắc là sẽ rất xúc động – mà sự xúc động của ḷng dân th́ chính là điều bất lợi với nhà cầm quyền nếu nó được tổ chức trọng thể. Dĩ nhiên, với người đă đến đây tưởng niệm th́ bụi đá đâu có thấm ǵ. Người nào cũng hăng hái bước tới, sẵn sàng xông qua đám bụi không ngại lấm lem quần áo để áp sát tượng đài. Th́ đă có đây rồi: một đám người mặc thường phục chờ sẵn làm thành hàng rào đẩy họ bật trở lại. Tôi nh́n lướt đám người lặng thinh mà bặm trợn: áo xanh cứt ngựa, áo xanh lá cây năm nay không có nhiều, có thể nói so với mọi năm là một con số không đáng kể, ngay trên khu vực tượng đài chỉ độ mươi lăm cậu là cùng. Nhưng kẻ khoác áo thường phục th́ đông vô kể, đông hơn hẳn người biểu t́nh. Mới vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc có khác, bộ mặt của đội quân chức năng đă được cố t́nh “trang trí” lại cho hợp với t́nh thế mới, tuy rằng các xe cảnh sát vẫn đậu nhan nhản ở các ngả đường và vẫn phát oang oang những lời không có ǵ khác trước: “Đồng bào hăy giải tán ngay, không tụ tập đông người ở vườn hoa… lợi dụng vấn đề nhân quyền làm cho t́nh h́nh phức tạp…”.



    “Chúng cho thợ mang máy cưa xẻ đá ngồi ngay trước tượng đài, gây tiếng ồn và bụi bay mù mịt, bảo là khu vực đang thi công… mặc dù chả có cái ǵ cần xây sửa ở chỗ này!”.



    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 21-01-2014 at 02:17 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •