Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 40

Thread: Tường tŕnh từ Hà Nội / Saigon với h́nh ảnh - Video Lễ Tưởng Niệm 40 năm - ngày 74 Hải Quân V N C H vị quốc vong thân

  1. #21
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    “Đây là một khối đá mà chính quyền Hà Nội cho mang vào ngay dưới chân tượng đài vua Lư, rồi dùng máy xẻ đá cắt ngang cắt dọc để gây tiếng ồn và bụi khói bay mù mịt, ḥng ngăn cản lễ tưởng niệm được diễn ra trong sự trang nghiêm, thành kính”.


    Cuộc xô lấn đă diễn ra liền ngay đó, kèm theo một “sự cố” có thể nói là mới mẻ: có những kẻ cầm sẵn nơi tay một chiếc loa to với âm lượng phát hết cỡ, đứng lẫn vào đám đông chĩa thẳng tận tai bà con và nói một câu lặp đi lặp lại: “Mời đồng bào giải tán ngay không tụ tập ở đây để thợ đá c̣n thi công cho kịp tổ chức lễ Tết nguyên đán”.

    Người nói không thay đổi âm lượng và khuôn mặt lạnh tanh không biểu cảm, nói liên miên lặp đi lặp lại có mỗi một câu, nhưng âm thanh phát ra th́ xói vào tai với một cảm giác rởn người, nghe không ai chịu nổi. Chính tôi cũng đă bị chiếc loa ấy đẩy bật ḿnh đi mặc dù không có ai đẩy cả.

    Chắc đây là một mưu kế mới học được của “ông anh” rồi, ngay cả chiếc loa cũng rất đáng ngờ là họ mới thửa được của Tàu và đề thêm chữ CAND vào đấy. Nhưng điều mà kẻ sinh sự không ngờ tới lại chính là chiếc loa tội nợ đó, bởi nó là nguyên cớ làm bùng lên một cơn giận dữ đột nhiên không ai có thể lường.

    Lập tức những tiếng hô: “Đả đảo bọn tay sai bán nước”, “Đả đảo bọn tay sai của Tàu Cộng” vang dội lên, muôn người như một chĩa miệng trở lại sát vào mặt kẻ cầm loa hô tiếp theo nhau, và dồn dập không ngớt, khiến tôi quan sát thấy rơ kẻ này có lúc đă phải chùn. Sự nhục nhă h́nh như đă bắt anh ta dao động trong giây lát. Anh Dương Tường ghé tai tôi nói: “Tôi thấy thương cho anh ta quá anh ạ, anh ta phải muối mặt làm một việc mà chắc trong thâm tâm cũng tự thấy tởm cho chính ḿnh, nhưng lại không thể không làm”. Tôi gật đầu với anh, nhưng chưa kịp nói câu ǵ đă phải quay mặt lại ngay v́ sau một lúc có vẻ như bị ứ nghẹn, tiếng loa lại tiếp tục cất lên với cái giọng đều đều rởn người như trước. Người đọc loa vẫn không có động thái nào tỏ ra giận dữ song loa thỉ vẫn chĩa sát vào tai đám người đối diện một cách thách thức, buộc họ phải né người hoặc lui một bước. Giữa t́nh thế “giáp mặt” đang căng như vậy, kịch tính bỗng nhiên đă nảy sinh. Khi chiếc loa chĩa vào J.B. Nguyễn Hữu Vinh th́ anh đứng thẳng ngay người lại, nghiêm trang lật chiếc mũ phớt xuống, vểnh tai lên và nói: “Nào cứ phát lên, phát to lên, tôi sẵn sàng nghe đây”.

    Chiếc loa lần này đă không làm lay đảo được anh và mọi người nh́n anh hân hoan, cứ như một Lệnh Hồ Xung đang hiên ngang lâm trận và chiến thắng, đến nỗi một kẻ trẻ tuổi đi sát bên kẻ phát loa đă phải sấn đến cố dùng sức để ẩy con người gang thép đứng trước ḿnh làm cho anh ta xốn mắt, và đành giải quyết bằng sức mạnh cái điều mà anh phát loa bất lực hoàn toàn.

    C̣n tiếp...

  2. #22
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674



    Cuộc mít tinh trước tượng đài thế là không tổ chức được.

    Anh Toàn rút ra một tờ giấy bảo: “Có mấy câu tưởng niệm liệt sĩ đây định để anh đọc, nhưng c̣n làm thế nào mà đọc bây giờ”. Tôi cười bảo: “Cứ cất vào túi làm kỷ niệm cái ngày lịch sử hôm nay. Biết đâu đấy, sách giáo khoa Cánh Buồm sẽ in nó”. Vậy mà, người Việt thật là dẻo dai và ứng biến thật linh động.

    Trong khi nhiều người “tai mắt” đang bận ứng phó với những kẻ phát loa cùng một đám lầm lầm đi theo với khí thế của vai và cơ bắp ở phía gần bức tượng th́ ở một phía xa hơn, bà con đă nhân cơ hội tụ tập lại rất đông trước những bậc thềm đi xuống khoảng sân rộng nh́n ra mặt Hồ Gươm.

    Và thế là khẩu hiệu ở đâu rút ra liền, đủ loại đủ cỡ, trắng đỏ như bươm bướm:

    “Tẩy chay 16 chữ vàng và 4 tốt”,

    “Sang năm tới Hoàng Sa”,

    “Tổ quốc ghi công các anh hùng liệt sĩ”,

    có cả một băng rôn dài in h́nh liệt sĩ Ngụy Văn Thà trẻ trung với những lời trân trọng: “Đời đời nhớ ơn anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội”

    Phan Châu Thành đặt gậy sang một bên tay, rút từ trong xắc một tấm băng rất to màu xanh: “Đả đảo Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam – Quyết giành lại biển đảo của Tổ quốc” và mọi người cầm lấy giương cao lên.

    Không khí trang nghiêm của cuộc mít tinh bắt đầu.

    Mỗi tiếng hô dơng dạc “Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam”; “Các liệt sĩ Hoàng Sa đời đời bất diệt” th́ tiếng hô đế theo rền vang làm chấn động cả quảng trường kèm theo mỗi người một cành hoa trắng bọc nilon từ đâu giơ cao lên đều tăm tắp. Cứ như thế có đến 15 phút và sự phấn khích lan tỏa trên nét mặt của hầu như tất cả những ai đang hiện diện. Có lẽ đây chính là cao trào của buổi sáng hôm nay và chắc chắn cái thông điệp nén trong ḷng người dân Việt giờ đây đă có dịp phụt ra, bay đến tận tai Bắc Kinh.

    C̣n tiếp...

  3. #23
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    H́nh không cần chú thích :



  4. #24
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674











    Không ngờ phía những người biểu t́nh lại có được một thành công ngoài ư muốn, đám người cầm loa và những kẻ hộ vệ lật đật bỏ ngay việc đứng chắn trước tượng Lư Thái Tổ để phát loa, chia nhau chạy tới dẹp những người đang tụ tập và hô khẩu hiệu. Nhưng họ chỉ phí công. Mọi sự đă xong rồi. Người ta tản ra, người th́ quay trở lại phía tượng Lư Thái Tổ để dâng hoa, bấy giờ đám thợ cưa đá cũng đă biến đâu mất tăm không c̣n một bóng nào nữa, tha hồ cho đồng bào tự do đặt hoa và khấn vái; người th́ kéo ra phía con đường bao quanh Hồ Gươm chuẩn bị một cuộc biểu dương lực lượng như mọi lần.

    Đi đầu là các bà dân oan tay cầm ảnh cụ Hồ, dấn bước với gói bị lếch thếch. Chàng Ba Sàm cầm chiếc gậy inox lêu đêu đă kịp đi trước để quay cuộc diễu hành của bà con. Nhưng thế này th́ gay go to cho các chú chức năng. Đă thua trong cuộc đọ sức vừa qua, v́ sơ hở để cho đám đông vẫn cứ tập hợp để hô vang khẩu hiệu được, bây giờ mà lại để cho cuộc diễu hành thực hiện nữa th́ rơ là hai bàn thua trông thấy.

    Thế là kẻ cầm loa cùng đội ngũ bỏ luôn loa, kêu gọi nhau tất lực chạy theo đám diễu hành. Họ chạy băng giữa đường Đinh Tiên Hoàng, hùng hổ xông lên trước đoàn, đẩy bật đoàn trở lại. Sức mạnh cơ bắp vốn được dùng quen thuộc mọi lần nay mới có dịp phô ra không c̣n giấu giếm. Đối tượng bị co kéo trước tiên và có lẽ cũng là chủ yếu chính là đám các dân oan. Người nào cũng bị những bàn tay to lớn lôi giật, làm cho dúi dụi, cướp phá cả đồ đạc trên tay, phải hai ba người hè nhau co kéo với họ kể từ chiếc dép mới thoát.



    C̣n tiếp...

  5. #25
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Một đám côn đồ với trật tự xúm vào đánh mấy phụ nữ.

    Nh́n những người thấp bé mặt đen đủi, nhễ nhại mồ hôi, tôi cứ thầm hỏi: “V́ sao họ lại là đối tượng hàng đầu của an ninh trong một cuộc biểu dương lực lượng nhẳm bày tỏ ḷng yêu nước và mối thù không đội trời chung đối với lũ Tàu Cộng tàn bạo và vô cùng thâm hiểm thế nhỉ?”, “Họ là mối đe dọa thực sự của Đảng và Nhà nước đấy sao?”.

    Vừa đi vừa bần thần suy nghĩ mà thú thực tôi vẫn không sao t́m được lời giải cho ḿnh.

    Chốc sau, khi cuộc diễu hành đă bị giải tán, một thanh niên đă bị hai kẻ thường phục ép sát giải đi ngược trở lại phía vườn hoa Lư Thái Tổ, các bà dân oan mệt nhọc lê gót trở về, đi qua chỗ tôi và các anh Phạm Toàn, Dương Tường đang ngồi nghỉ trên một chiếc ghế đá quay mặt ra Hồ Gươm, một bà dừng lại than thở với chúng tôi:

    “Các anh ơi, mẹ c̣n ǵ nữa đâu. Con mẹ chết trận, nhà mẹ chúng cướp rồi. Bây giờ mẹ lấy đường làm nhà đi khắp từ Nam ra Bắc. Tiện gặp biểu t́nh đây th́ mẹ tham gia thôi”.

    Các anh Toàn và Tường an ủi mẹ, riêng tôi không hiểu sao chợt liên tưởng tới những cái chợ tại trung tâm Thủ đô Hà Nội, chúng cũng bị cướp đi một cách trắng trợn và thương tâm như cuộc đời của mẹ vậy.

    Chúng bị bán sạch, để cho những tay doanh nhân hám lời chiếm lấy làm của riêng xây trung tâm thương mại, không chừa một cái nào; c̣n dân th́ tất tật phải ra náu tạm tại các đường phố Phùng Hưng, hai bên bờ sông đường Láng, một vườn hoa gần đường Linh Lang, v.v. Nói chung cứ nơi nào náu được th́ náu với lời hứa rất ngon lành của những kẻ đứng đầu thành phố, rằng đấy chỉ là trú tạm, ít lâu nữa sẽ trở về khi khu chợ đă “đàng hoàng to đẹp hơn”.

    Nhưng rồi có bao giờ người buôn bán lại được trở về chốn cũ nữa đâu vỉ chợ đă biến thành của riêng, c̣n đường phố Hà Nội th́ vốn đă nhếch nhác lại nhếch nhác thêm một tầng nấc nữa. “Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng…”, sau này chắc khi viết lịch sử Thủ đô các ông Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc… sẽ phải tính điểm cho mấy ngài Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo, nhất định là thế. Họ đă có công giảm bớt đi được những đường phố vốn trước rất đàng hoàng mà nay th́ không bao giờ t́m thấy lại, trừ phi đẩy đám người buôn bán gọi là “tiểu thương” đang náu tạm ở những mái nhà lụp xụp kia gia nhập vào đám dân oan.

    Dám thế lắm. “Đất nước ngày nay có những người cứ phải đi phiêu lưu cùng trời cuối đất mà không biết đi đâu”, câu nói ấy của anh Hoàng Ngọc Hiến trong hội thảo kỷ niệm 35 năm văn học cách mạng ở đâu bỗng hiện ra ám ảnh tâm trí tôi.

    Sau khi đám dân oan ghé lại tâm sự vài câu rồi đi được một chốc, bỗng chúng tôi lại nghe tiếp một giọng nói quen thuộc phát ra từ phía sau lưng: “Mấy người đứng dậy đi ngay đi, đừng ngồi ở nơi này mà mất trật tự. Và nhớ là đừng có nghe Nguyễn Quang A. Trong khi tôi đây đi bộ đội th́ anh ta đi học nước ngoài”. Cái giọng không có loa mà không lẫn vào đâu được, đúng là anh cầm loa đối diện với bà con lúc năy trước tượng đài. Bây giờ anh ta mới bộc lộ cá tính thật.

    Anh Dương Tường cười bảo: “Cậu ta cứ tưởng mấy bố này không đi bộ đội mà chỉ có ḿnh cậu ta chắc. Thế mà lúc năy cứ thương cho cậu ta bị dân hành”. Các cô gái trẻ đệ tử anh Toàn vẫn giọng nhỏ nhẹ nói: “Đây là vườn hoa mà anh ta ăn nói cứ như ông tướng”. C̣n Anh Toàn đưa mắt nh́n theo bóng cậu ta:

    “Cậu ta đi nhanh quá chứ không th́ bảo ngồi ghé xuống đây chơi với bọn ḿnh ta đối thoại một lúc. Biết đâu có một mẫu người hay cho cuốn giáo khoa Cánh Buồm lấy làm đề tài được đấy”.

    Nhân anh Nguyễn Đông Yên và vợ đi qua chào, tôi cũng đứng lên gọi xe taxi, kết thúc một buổi sáng được chứng kiến những vở chính kịch và hài kịch xen lẫn nhau trong cái ngày cách đây đúng 40 năm 74 người con chân chính của đất nước Việt Nam đă ngă xuống giữa biển khơi v́ Tổ quốc. Chắc ngày ấy họ không thể đoán được 40 năm sau cái chết của họ lại có lắm chuyện đến là trớ trêu: kẻ hô hào rất nhiều về độc lập tự do – “không có ǵ quư hơn độc lập tự do” – th́ có hay đâu từ ḿnh lại nảy ṇi ra một “đàn hậu sinh” trở thành phường quyết liệt chống phá người yêu nước đến là trơ trẽn, c̣n người dân bên phía chiến tuyến đối lập với họ – những “ngụy quân” trong cách nói đầu cửa miệng một thời của các ông lănh đạo –, th́ cũng có hay đâu nay lại t́m thấy ở họ một niềm an ủi làm cho ḿnh thấy ấm ḷng.



    http://tienggoicongdan.com/2014/01/2...oa-ly-thai-to/

  6. #26
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    “Các anh ơi, mẹ c̣n ǵ nữa đâu. Con mẹ chết trận, nhà mẹ chúng cướp rồi. Bây giờ mẹ lấy đường làm nhà đi khắp từ Nam ra Bắc. Tiện gặp biểu t́nh đây th́ mẹ tham gia thôi”.

    Lời than thở của Mẹ liệt sĩ

    Sao Mẹ không đem cái bằng Mẹ Liệt Sĩ , đóng khung, mang theo khi đi biểu t́nh ?

  7. #27
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CA Hà Nội tiếp tục xua quân bắt bớ nhiều người


    Posted on 20/01/2014




    Danlambao
    – Lúc 08 giờ tối ngày 20/1/2014, nhiều người đă bị công an Hà Nội tổ chức bắt giữ khi đến nhà riêng của anh Phạm Văn Trội để thăm hỏi.

    Những người bị bắt gồm có TS Nguyễn Quang A, thầy giáo Vũ Mạnh Hùng, blogger Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Kim, Lê Hùng, cô Mai Thảo… Tất cả mọi người bị CA cưỡng chế thô bạo đưa về giam giữ tại trụ sở Ủy ban xă Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội.

    CA xă Chương Dương chính là lực lượng đă đánh đập ông Huỳnh Ngọc Tuấn tàn bạo hồi cuối tháng 12 năm ngoái, hậu quả trận đ̣n thù dă man của CA đă khiến ông Tuấn bị găy xương ức.


    Sau khi đến thăm gia đ́nh anh Phạm Văn Trội, lúc mọi người vừa ra đến đường th́ lập tức bị trên 30 công an bao vây, chặn bắt.

    Lấy lư do anh Phạm Văn Trội là “người do địa phương quản lư, ai đến thăm không xin phép chính quyền địa phương”, phía công an tiếp tục ngang ngược yêu cầu tất cả mọi người phải đi “làm việc làm rơ một số vấn đề”.

    Công an sau đó đă dùng bạo lực để cưỡng chế tất cả mọi người đưa về giam giữ tại trụ sở UBND xă Chương Dương.
    Hiện nay, lực lượng công an đă được huy động rất đông tại trụ sở ủy ban xă để chờ sếp an ninh cấp cao hơn đến làm việc.

    Trước đó, cuối tháng 12/2013, chính công an xă Chương Dương đă đánh đập nhiều người khi đến thăm gia đ́nh anh Phạm Văn Trội. Trong đó, nghiêm trọng nhất là trường hợp ông Huỳnh Ngọc Tuấn đă bị công an địa phương đánh găy xương ức.

    Thông tin vụ việc đang tiếp tục được cập nhật.



    CTV Danlambao
    danlambaovn.blogspot .com

  8. #28
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Lời bàn:
    Đây là trận biểu t́nh lần đầu tiên sau khi VC được vào nhân quyền liên hiệp quốc.

    Thấy hoàn toàn khác hẳn các trận biểu t́nh trước đó khi mà dân biểu t́nh bị ăn dùi cui, bị ném lên xe thùng như ném heo, bị đạp vào mặt, v.v...

    VC thế là bị kẹt cứng rồi với lá bùa trừ tà ma "nhân quyền LHQ".

    Cách đây mấy năm khi VC vào WTO th́ tui cũng đoán kinh tế VC sẽ suy thoái thê thảm chỉ v́ double-ziu-tí-ồ

    Thế là quí vị cứ tràn ra đường biểu t́nh v́ bất cứ lư do nào đó. VC sẽ không dám đàn áp mạnh. Khi đi nhớ mang theo smart mobile rồi quay phim chụp h́nh đưa liền online trên youtube. Có clips trên youtube th́ VC hết đường chối căi.

    Chúc quí vị chân cứng đá mềm.

  9. #29
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lễ tưởng niệm Hoàng Sa ‘bị cản trở’, người trong cuộc nghĩ ǵ?

    Thứ ba, 21/01/2014



    Người biểu t́nh xuống đường tưởng niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa tại Hà Nội với biểu ngữ ‘Tổ quốc ghi công, đời đời nhớ ơn anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội’.
    Tin liên hệ
    Người biểu t́nh Hà Nội tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng SaNhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiến Hoàng SaCùng kư tên phản đối Trung Quốc 40 năm đánh chiếm Hoàng SaNgười Việt kư thư yêu cầu đưa tranh chấp Hoàng Sa ra ṭa quốc tếHải chiến Hoàng Sa ‘nóng’ trên diễn đàn ở Đại học Harvard Hoàng Sa có vai tṛ thế nào với an ninh Việt Nam và khu vực?40 năm trận chiến Hoàng Sa nh́n lại Trung Quốc bác bỏ chỉ trích của Mỹ về qui định mới ở Biển Đông Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc ban hành qui định mới ở Biển ĐôngHội thảo về ḥa b́nh, an ninh sau 40 năm TQ chiếm Hoàng SaCỠ CHỮ - + VOA Tiếng Việt
    20.01.2014

    Hàng chục người đă xuống đường, tưởng nhớ 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa, hôm 19/1 tại trung tâm Hà Nội nhưng buổi lễ do người dân tự đứng lên tổ chức đă bị giải tán không lâu sau đó.

    Trong các bức ảnh được đăng tải trên các trang mạng xă hội, có thể thấy các biểu ngữ như ‘Tổ quốc ghi công, đời đời nhớ ơn anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội’, hay ‘nhân dân không bao giờ quên”.

    Nhiều đoạn video cho thấy những đám đông xô đẩy nhau giữa tiếng loa phóng thanh của lực lượng công an, nói rằng ‘một số cá nhân đă tuyên truyền, lôi kéo, tụ tập đông người, tổ chức các hoạt động gây phức tạp an ninh trật tự trên địa bàn thành phố”, và rằng “hoạt động tập trung đông người phải được sự đồng ư của cơ quan chức năng”.


    Tất cả những người dân đến để tưởng nhớ, không làm ǵ sai với luật pháp và hiến pháp Việt Nam cả. Tất cả những người dân đến để thắp hương, đặt những bông hoa để tưởng nhớ những người đă hy sinh...
    Sinh viên Lê Đức Hiền.Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, cán bộ Viện Hán – Nôm ở Hà Nội, kể lại với VOA Việt Ngữ rằng ông trông thấy rất đông an ninh, gấp đôi số người đến làm lễ tưởng niệm.

    Ông Diện cũng cho biết thêm rằng chính quyền Hà Nội đă ‘cho mấy công nhân đưa đến mấy viên đá rồi cưa làm cho bụi mù lên, gây ồn ào ở đó rồi th́ loa lên là đây là khu đang thi công’.

    “Lúc đó, mọi người vô cùng phẫn nộ, tôi cũng rất phẫn nộ. Tôi nói với một cán bộ an ninh A83, tức là an ninh văn hóa rằng cái người nào bày ra cái tṛ này tưởng là thông minh, nhưng mà thật ra cũng ngu xuẩn và đáng nhận được sự khinh bỉ của mọi người. Hành động đó ngay lập tức đă nhận được sự phản đối rất là quyết liệt của những người tham dự. Tôi th́ thấy đó là một tṛ hề của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội”.

    Nhà nghiên cứu về văn hóa Trung Hoa cho biết mọi người chỉ muốn ‘đứng xung quanh tượng đài Lư Công Uẩn, thắp hương, dâng hoa, rồi cúi đầu tưởng niệm các liệt sỹ đă hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 rồi tự giải tán và ra về’.


    Lực lượng công an dùng loa phóng thanh kêu gọi giải tán biểu t́nh.xLực lượng công an dùng loa phóng thanh kêu gọi giải tán biểu t́nh.
    Trong khi đó, anh Lê Đức Hiền, một sinh viên tham gia buổi lễ tưởng niệm, cho VOA Việt Ngữ biết anh bị câu lưu và đưa về đồn công an phường Lư Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    “Họ tịch thu tất cả điện thoại và yêu cầu kiểm tra hành lư. Họ lấy lư do rằng ‘tôi nghi ngờ anh t́nh nghi trong một vụ trộm cắp ở gần đấy’. Rồi họ lục soát hết tất cả đồ đạc của tôi. Họ đă thu giữ 17 quyển sách cẩm nang về quyền con người và một quả bóng bay về nhân quyền nữa. Sau đó họ có nhiều câu hỏi rất là vớ vẩn đối với tôi. Họ hỏi là tại sao lại đi tham gia những cái như thế này. Sau đó họ ngang nhiên đánh vào mặt tôi một cái, làm chảy máu mồm tôi”.

    VOA Việt Ngữ đă liên lạc với Công an phường Lư Thái Tổ nơi anh Hiền cho biết anh đă bị ‘đánh đập’, nhưng một đại diện của cơ quan này từ chối trả lời phỏng vấn.

    Anh Hiền cho rằng việc lực lượng an ninh cản trở người dân như vậy là ‘điều không hay’.

    “Tất cả những người dân đến để tưởng nhớ, không làm cái ǵ sai với luật pháp và hiến pháp Việt Nam cả. Tất cả những người dân đến để thắp hương, đặt những bông hoa để tưởng nhớ những người đă hy sinh. Những việc làm đó hoàn toàn không sai, và phía Việt Nam cần ca ngợi điều đó để tưởng nhớ những người đă hy sinh cho đất nước”.


    Cho dù là nhà nước tưởng niệm hay không tổ chức tưởng niệm th́ trong ḷng người dân, đối với chúng tôi, Hoàng Sa và những sự hy sinh đó vẫn nằm trong trái tim của chúng tôi...
    Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện.Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói với VOA Việt Ngữ rằng cuộc tưởng niệm nhằm nhắc nhở mọi người rằng ‘Hoàng Sa lúc nào cũng ở trong trái tim của những người dân yêu nước Việt Nam’.

    Nhà nghiên cứu này c̣n nói thêm rằng ‘việc ḥa giải, ḥa hợp dân tộc nên bắt đầu từ những việc nhỏ như ghi nhận sự hy sinh của các chiến sỹ Việt Nam Cộng ḥa từng ngă xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa’.

    “Cho dù là nhà nước tưởng niệm hay không tổ chức tưởng niệm th́ trong ḷng người dân, đối với chúng tôi, Hoàng Sa và những sự hy sinh đó vẫn nằm trong trái tim của chúng tôi, chúng tôi vẫn tưởng nhớ. Qua đây, chúng tôi muốn nhắc nhở đến một thông điệp là chỉ có thể thực hiện được ḥa giải, ḥa hợp dân tộc, nếu như nhà nước Việt Nam ghi nhận sự hy sinh này. Đấy là máu, xương của những người chiến sỹ Việt Nam, cho dù ở phía Việt Nam Cộng Ḥa, th́ đấy là sự hy sinh rất cần chúng ta tôn vinh và tưởng nhớ”.

    Chính phủ Việt Nam chưa công nhận 74 người ngă xuống trong trận chiến kéo dài từ ngày 17/1 tới 19/1/1974 là liệt sỹ.

    Sự kiện lịch sử hơn 40 năm trước hiện cũng chưa được đưa vào các sách sử.

    http://www.voatiengviet.com/content/...i/1833606.html

  10. #30
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngày tưởng niệm liệt sỹ Hoàng Sa và nỗi đau vong quốc


    Posted on 20/01/2014 by minhhieu90 Thế sự hồi đầu dĩ nhất không

    Giang sơn vô lệ khấp anh hùng[1]

    (Phan Châu Trinh)

    Sáng 19-1-2014, tôi ra sân tượng đài Lư Thái Tổ cùng những người dân yêu nước tưởng niệm 74 liệt sỹ đă hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa chống quân Trung Cộng xâm lược nhân sự kiện xảy ra cách đây 40 năm (19-1-1974 – 19-1-2014).


    Chưa đến 8g30 theo giờ hẹn trên mạng, công an mặc sắc phục (khoảng hơn chục người) và an ninh mặc thường phục (có dễ đến hơn trăm người, về sau c̣n đông hơn) đă đứng ṿng trong ṿng ngoài. Ngay trước tượng đài Lư Thái Tổ, h́nh như đang có căi cọ. Tôi đi vào th́ thấy lực lượng chức năng (không sắc phục) đang đuổi mọi người ra, lấy cớ là công tŕnh đang thi công. Ngó vào “công tŕnh đang thi công” th́ chỉ thấy mấy anh thợ đang xẻ đá. Những ḥn đá nhỏ, có ḥn chỉ lớn hơn nắm tay một chút và chẳng rơ xẻ như thế để làm ǵ. (Cho đến cuối buổi, khi người đi mít tinh đă về th́ cuộc “thi công” cũng ngừng luôn và mấy cục đá xẻ lung tung đó càng tố cáo cái tṛ lố không che đậy được ai).

    Tiếng loa ngày càng chói gắt mà người thét loa th́ không sắc phục, không cả mảnh băng đỏ, cho nên không rơ thuộc lực lượng nào, cấp bậc ǵ, thế mà lại có quyền giải tán mọi người ở nơi công cộng này.

    Lực lượng chức năng cứ dồn dần người dự mít tinh ra ngoài. Một số cố tụ lại hô được vài lượt “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” rồi cũng bị đẩy ra.

    Một nữ phóng viên Nhật Bản, có lẽ thấy tôi có khẩu hiệu chữ Hán “Nhất thốn sơn hà nhất thốn kim” (Một tấc đất của Tổ quốc là một tấc vàng – thơ Phan Bội Châu) mà muốn phỏng vấn tôi. Nhưng mà (thật xấu hổ), tôi phải trả lời: “I’ m very sorry, I don’t speak English”. Tôi vừa cố diễn đạt thứ tiếng Anh “giả cầy” vừa ra hiệu cho cô rằng, tôi sẽ t́m được ai đó có thể trả lời cô. Sau vài phút t́m kiếm, may quá, vớ ngay được bác Phạm Toàn. “Bác trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh được chứ?” “Được”. “Hay quá, bác ra đây với cháu”. Và bác Phạm Toàn trả lời bằng tiếng Anh rất lưu loát, hùng hồn.

    Ngoài mấy bác kiểu dân pḥng rất hăng trong việc giải tán cuộc mít tinh th́ so với các cuộc biểu t́nh gần đây, các lực lượng chức năng hôm nay không quá gây căng thẳng, thô bạo lắm. Có một số cậu thanh niên khi bị chất vấn họ chỉ biết đáp lại bằng ánh mắt buồn, trông cũng đáng thương. Tôi bảo: “Trung Cộng nó mà lấy xong nước ta th́ với những người như các cháu nó sẽ thịt trước cả chúng tôi đấy. Xưa nay có ai tha cho kẻ phản quốc bao giờ”. Có cậu bảo: “Thôi bác ơi, chúng cháu hiểu mà”. Chẳng biết cậu ta có hiểu thật không, hay là nói cho qua chuyện. Cũng có cậu lư lẽ rất “củ chuối”: “Có giỏi đi ra Hoàng Sa, Trường Sa đi”. Nhiều người nghe thế thét lên phẫn nộ. Tôi liền bước theo cậu ấy, định bảo “Thế cậu cấp phép cho chúng tôi đi nhé? (Đứng đây các cậu cũng không cho th́ không biết ai sẽ cấp phép cho chúng tôi ra Hoàng Sa, Trường Sa nhỉ?). Thế nhưng cậu ta miệng nói mà chân lủi nhanh, tôi chẳng muốn theo nữa.

    Lúc sắp ra về, chị Hồng Xuân phỏng vấn tôi về cảm tưởng của ḿnh hôm nay. Tôi nói nỗi buồn đau lớn nhất của tôi là nghĩ về dân tộc Việt Nam, từ một dân tộc anh hùng, hôm nay đă trở thành một dân tộc hèn nhát. Vừa nói đến đấy th́ một lăo già khoảng gần bảy mươi hung hăng xông đến chỉ mặt quát tôi: “Mày bảo dân tộc này hèn nhát à? Mày bảo dân tộc này hèn nhát à?”. Nếu không có mọi người xúm lại th́ có thể lăo ta đă đánh tôi rồi. Mọi ngườ́ xúm vào mắng lăo. Có ai đó bảo:

    - Ông bảo ông không hèn th́ ông hăy nói “Hoàng Sa là của Việt Nam. Nói đi, có dám nói Hoàng Sa là của Việt Nam không?”.
    Lăo già chưng hửng, t́m cách lủi. Về sau có người cho tôi biết lăo ta là một quận trưởng công an về hưu.

    Ra đến vỉa hè gặp một cậu thanh niên trẻ chạy đến “phỏng vấn”: “Hôm nay có cuộc ǵ ở đây mà lạ lùng vậy chú?”. Tôi bảo: “Cháu có biết cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 không?” “Dạ không”. “Thế cháu đă nghe nói đến vấn đề Hoàng Sa bao giờ chưa? “Dạ chưa hề nghe”. Lực lượng chức năng không sắc phục thấy hai người “tụ tập” lại đến xua đuổi. Tôi bảo cậu thanh niên: “Thôi thế cháu về vào mạng tự t́m hiểu lấy nhé. Cứ vào Goole đánh chữ Hoàng Sa là biết hết. C̣n nếu nói vài câu vắn tắt th́ là thế này: Năm 1974, nhà cầm quyền Trung Cộng tấn công QĐ. Hoàng Sa của Việt Nam. 74 chiến sỹ Việt Nam đă chiến đấu anh dũng và hy sinh nhưng không giữ được. Hôm nay nhân dân đến đây tưởng niệm 74 chiến sỹ ấy nhưng chính quyền không cho”. Cậu thanh niên “Vâng ạ” nhưng xem ra cậu chẳng có ư niệm mô tê ǵ hết”. Nhớ lại hôm 11-1 mới đây, trong cuộc tưởng niệm liệt sỹ Hoàng Sa do Trung tâm Minh triết Việt Nam tổ chức, cũng gặp một cháu sinh viên (học KHXH và NV) tương tự như vậy.

    Đi thêm vài bước gặp cậu an ninh đă từng làm việc với tôi sau một cuộc biểu t́nh năm 2012. Thấy cậu ta có vẻ thân thiện, tôi đứng lại nói chuyện. Đang giải thích cho cậu câu “Nhất thốn sơn hà nhất thốn kim” th́ lại bị đuổi tiếp, dù trong hai người có một là người của họ. Tôi bảo: “Em ạ, cái hôm ấy anh khá nóng nảy, không thể kiềm chế được v́ cuộc biểu t́nh vừa mới bị đàn áp khốc liệt, lại thêm hai chú chẳng hiểu ǵ cả mà cứ đ̣i dạy anh về cái gọi là “thế lực thù địch”. Hôm nay anh không nóng thế nữa. Nếu chú em đồng ư th́ anh em ḿnh sang bên mép hồ ngồi nói chuyện đi. Cậu ta đồng ư.

    Nhưng chỉ được vài phút th́ tôi đă không chịu nổi. (Chuyện này lúc nào có dịp kể sau). Hai bác cựu chiến binh Nguyễn Quốc Ân và Đào Việt Dũng thấy thế đến can ngăn, rằng thôi, có nói thế nào nữa th́ cũng vô ích, họ không thể hiểu được đâu.

    Một chút an ủi hôm nay có lẽ là tôi gặp lại nhiều cô bác, anh chị em quen thuộc, những người rừng rực ngọn lửa yêu nước thương ṇi, đă từng nhiều lần xuống đường phản đối Trung Cộng xâm lược: Các chị Nguyên B́nh (con gái cụ Nguyễn Trọng Vĩnh), Hiền Giang, Phương Bích, Hồng Xuân, cô Hạnh Tây Hồ,… những người phụ nữ mà tôi coi như các bậc anh thư của thời đại. Các bác trí thức lớn tuổi mà tài năng và đức độ cả nước đều biết đến: Phạm Toàn, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang A,… Các bác cựu chiến binh và các nhà báo dày dạn trong các cuộc đấu tranh v́ công lư xă hội và chủ quyền đất nước: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đ́nh Ấm, Nghiêm Việt Anh, Nguyễn Quốc Ân, Đào Việt Dũng, Nguyễn Hữu Vinh,… Và rất nhiều các anh, các bạn từ trung tuổi đến trẻ tuổi từng hăng hái xuống đường và cũng từng “nhẵn mặt an ninh”: Nguyễn Đông Yên, Ngô Nhật Đăng, Lê Thiện Nhân, Nguyễn Xuân Diện, Lă Việt Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Văn Phương, Tiến Nam, Tuấn Anh (Gió Lang Thang),… Hôm nay c̣n có cả nghệ sỹ Kim Chi, người từng từ chối làm hồ sơ để thủ tướng khen. Có LS. Hà Huy Sơn, người từng bào chữa cho rất nhiều tù nhân lương tâm. Và tôi bỗng ngậm ngùi xót thương cho những người không thể có mặt hôm nay: nhà báo Phạm Viết Đào, LS. Lê Quốc Quân, bạn Trương Ba Không, bạn Aduku. Người th́ đă bị kết án tù, người đang bị tạm giam chờ án, tất cả chỉ v́ yêu nước, phản đối Trung Cộng xâm lược mà thôi.

    Cũng thật cảm động khi thấy có cả một số bà con nông dân, dân oan tham gia. Biểu ngữ của họ thật ôn hoà, thật giản dị mà sâu sắc: “Tưởng nhớ những người con thân yêu của Tổ quốc đă ngă xuống trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược…”. Có bạn trẻ phàn nàn rằng do các bác nông dân làm “ồn ào” mà bị giải tán. Không phải thế. Bà con có phần xốc nổi, nhưng không phải lỗi ở bà con. Nhà cầm quyền đă có chủ trương kiên quyết giải tán là họ làm bằng được. Nếu cần tạo ra lư do “gây rối trật tự” th́ họ cũng làm ra được, khó ǵ đâu.
    Nhưng tất cả niềm an ủi trên vẫn không xua được nỗi đau buồn đè nặng suốt ngày hôm nay và có lẽ c̣n nhiều ngày sau nữa. Cái cảm giác từ mấy năm nay, rằng đất nước này như là không c̣n của ḿnh nữa, cho đến hôm nay thấy khá rơ ràng. Chỉ có việc tưởng niệm người chết v́ Tổ quốc c̣n không được th́ có cái ǵ c̣n là của ḿnh đâu? Hôm nay tôi đi khóc các liệt sỹ Hoàng Sa và việc mất Hoàng Sa nhưng hoá ra là hai lần khóc cho cái chết của các anh và của Tổ quốc. Chẳng lẽ mảnh đất ḿnh đang cư ngụ, con đường ḿnh đang đi, nếu gọi là “của ḿnh” th́ chỉ c̣n cái nghĩa là “nền đất cũ của cha ông xưa” hay sao?

    Tôi vốn không ưa than thở. Nhưng trong tâm trạng này xin quư độc giả cho tôi được than thở bằng bài thơ của cụ Đồ Chiểu dưới đây:

    Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông[2]

    Chúa xuân đâu hỡi có hay không?

    Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn

    Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng

    Bờ cơi xưa đà chia đất khác

    Nắng sương nay há đội trời chung

    Chừng nào thánh đế ân soi thấu

    Một trận mưa nhuần rửa núi sông.

    (19-1-2014)



    [1] Việc đời nh́n lại thấy chẳng c̣n ǵ

    Giang sơn không c̣n nước mắt để khóc bậc anh hùng.

    [2] Gió đông: gió từ phía đông báo hiệu mùa xuân đến, tượng trưng cho điều tốt lành



    http://tienggoicongdan.com/2014/01/2...dau-vong-quoc/
    Last edited by Tigon; 21-01-2014 at 09:53 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •