Nhân năm 2014-Giáp Ngọ (Ngựa) th́ Phạm Thắng Vũ (PTV)xin có chút tản mạn về con ngựa. Thời đại hiện nay trong quân đội bất kỳ quốc gia nào ta cũng đều thấy ngoài phi cơ, tàu thuyền th́ c̣n có các phương tiện như xe (để chở quân lính), thiết giáp (vũ khí cơ động) nên con ngựa chỉ c̣n được sử dụng ở các miền quê, đồi núi để kéo xe, cày bừa hoặc cao hơn là trong các dịp như lễ duyệt binh, măn khóa quân trường, tuần tiễu trong các phố hẹp... mà thôi và chính v́ vậy ít người nghĩ con ngựa đă có vị trí rất cao hơn là các công việc hiện thời. Khi xe cơ giới, xe thiết giáp chưa có th́ ngựa là con vật không thể thiếu cho quốc pḥng của một nước. Theo PTV nghĩ th́ khi đó quốc gia nào muốn có một đạo quân mạnh th́ phải nhờ cậy vào giống ngựa v́ ngựa ngoài việc kéo xe vận chuyển th́ chúng c̣n là phương tiện di chuyển nhanh nhất cho người và lính (kỵ binh) cũng như khi giáp trận với đối phương. Con ngựa gắn liền với người lính (hay 1 viên tướng) là vậy và được gọi là chiến mă. Khi có chiến tranh xẩy ra, một đạo quân mạnh th́ đạo quân đó phải có nhiều kỵ binh (mỗi kỵ binh th́ phải có một con ngựa) cùng nhiều cỗ xe (cũng do ngựa kéo) chuyên chở quân lương cùng vũ khí. Nói cách khác, một quốc gia thời đó khi muốn đi xâm chiếm (hay bảo vệ nước ḿnh) th́ cũng phải cần có rất nhiều ngựa. Đế quốc Mông Cổ (từng tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14, và là đế quốc có lănh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người) thành h́nh cũng nhờ có các đạo quân kỵ binh mạnh nhất của thời kỳ đó. H́nh ảnh con ngựa gắn liền với lịch sử chiến tranh một cách lâu dài của loài người. Lưu Bang (ông vua sáng lập ra nhà Hán bên Tàu) vẫn thường tự phụ là nhờ có 10 năm sống trên lưng ngựa nên mới thu phục được cả giang san. H́nh ảnh một chiến mă đứng lặng yên bên xác của kỵ sĩ trong buổi chiều của băi chiến địa (trong truyện, phim) cũng hàm ư tương tự câu da ngựa bọc thây (mă cách khỏa thi) của gă tướng Mă Viện (Phục Ba Tướng Quân) thời Đông Hán, người đă dập tắt cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc và em bà là Trưng Nhị (năm 43) ở Nam Việt.

Rất nhiều chuyện kể về các con ngựa trong truyện Tàu (ai cũng biết cả rồi nên PTV không cần kể lại) như ngựa Đích Lô của Lưu Bị, ngựa Xích Thố của Lữ Bố và Quan Vân Trường (Tam Quốc Chí). Ngựa Bảo Nguyệt Ô Chùy của Uất Tŕ Cung, ngựa Thiên Lư Mă của Ngũ Vân Thiệu, ngựa Huỳnh Biêu Mă của Tần Thúc Bảo... rồi ngựa của Đường Tam Tạng cưỡi trong 17 năm đi thỉnh kinh nữa. Bên trời Tây th́ có ngựa thành Troy trong truyện thần thoại Hy Lạp (thiên anh hùng ca Ililade của thi hào Homere) hoặc con ngựa trắng thần thoại có 1 sừng trên trán hoặc có thể có 2 cánh trên lưng (trong văn hóa châu Âu). Con ngựa c̣n được đưa vào phim như phim War Horse, Kỵ Sĩ Không Đầu nữa...




Kỵ sĩ không đầu trong phim.

Riêng nước Việt ḿnh th́ có vài truyện liên quan đến ngựa như Con Ngựa Sắt của Phù Đổng Thiên Vương (một cậu bé ở làng Phù Đổng huyện Gia Lâm thuộc Hà Nội) đánh giặc Ân. Đại Việt sử kư toàn thư phần Ngoại kỷ toàn thư, kỷ Hồng Bàng thị cũng có ghi chép lại về Thánh Gióng. Theo đó th́ vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông bà lăo nghèo chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức thế mà họ vẫn chưa có con. Một hôm bà ra đồng thấy một vết chân rất to liền ướm thử xem thua kém bao nhiêu, không ngờ về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh được đứa bé trai khôi ngô tuấn tú. Kỳ lạ thay, đứa bé trai ấy lên 3 mà vẫn không biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cơi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi t́m người tài giỏi cứu nước. Sứ giả đến làng, đứa bé trai nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói:

- Mẹ ra mời sứ giả vào đây.

Sứ giả vào, đứa bé trai lại bảo:

- Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.

Sứ giả vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật đứa bé trai cần. Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, đứa bé trai lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đă căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui ḷng gom góp gạo thóc nuôi (đứa bé trai), v́ ai cũng mong giết giặc, cứu nước.

Khi giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Đứa bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thân thành một tráng sĩ ḿnh cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa sắt th́ ngựa sắt hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên ḿnh ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, lao vào chém. Giặc chết như rạ, roi sắt găy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc vỡ và giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi tan giặc rồi quay ngựa về nhà, dập đầu lạy mẹ cha, tạ ơn công nuôi dưỡng sinh thành rồi cưỡi ngựa đến núi Sóc th́ phi thẳng lên trời. Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn c̣n đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng 4 th́ làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia B́nh có mầu vàng óng là v́ do ngựa sắt phun lửa bị cháy mà ra. Những hồ ao có liên tiếp trong vùng là dấu chân ngựa sắt năm xưa để lại. Có 1 ngôi làng trong vùng tên là làng Cháy là do ngựa sắt khi thét lửa đă thiêu cháy nhiều nhà trong làng nên mới có tên như thế. Sau, đến đời vua Lư Thái Tổ (974-1028) th́ lại phong là Xung Thiên Thần Vương.











Các tượng Phù Đổng Thiên Vương (thánh Gióng).

Chuyện về ngựa Việt nữa là ngựa đá đánh giặc. Sử Việt chép vào thế kỷ thứ 13, dưới triều đại nhà Trần th́ nước ta đă 3 lần bị quân Mông Cổ sang xâm chiếm, nhưng cả 3 lần đó chúng đều thảm bại, phải từ bỏ mộng thôn tính nước Việt. Khi đă quét sạch quân Nguyên ra ngoài bờ cơi, vua tôi nhà Trần bèn đem bọn tướng giặc Mông Cổ bị bắt vào làm lễ hiến phù ở Chiêu Lăng (thuộc tỉnh Thái B́nh hiện nay). Khi thấy các con ngựa đá ở trước lăng, chân cẳng con ngựa nào cũng lấm đầy bùn đất th́ vua Trần Nhân Tông (1258-1308) cho rằng nhờ khí thiêng sông núi nên đến ngựa đá cũng ra trận và góp phần đánh thắng quân thù. Do đó vua đă xúc cảm làm hai câu thơ chữ Hán:

Xă Tắc Lưỡng Hồi Lao Thạch Mă
Sơn Hà Thiên Cổ Điện Kim Âu
(Ngựa Đá Hai Phen Pḥ Xă Tắc
Âu Vàng Muôn Thuở Giữ Sơn Hà).

Ngựa đá hai phen pḥ xă tắc dù quân Mông Cổ xâm chiếm nước Việt trong 3 trận đánh nhưng v́ chỉ 2 lần sau (năm 1284 và 1287) mới thực sự ác liệt. Trận đầu (năm 1257) th́ quân Mông Cổ mới thử thăm ḍ.

Phạm Thắng Vũ
Feb 01, 2014.