Page 1 of 52 123451151 ... LastLast
Results 1 to 10 of 518

Thread: THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ UKRAINE

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ UKRAINE

    THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ UKRAINE



    T̀M HIỂU VẤN ĐỀ UKRAINE

    VRNs (2202.2014) – Úc Châu - Trong suốt 3 tháng qua, họ đă chiếm cứ công trường Maidan (Độc Lập) của thủ đô Kiev, và phần nào chiếm lĩnh toàn đất nước Ukraine. Họ lớn tiếng tuyên bố: “Chúng tôi chỉ rời khỏi nơi đây khi quư vị [đưa Ukraine] xích gần đến Cộng Đồng Âu Châu, khi quư vị thay đổi hiến pháp, khi quư vị điều chỉnh cơ cấu quyền lực của chính phủ.”




    Tại sao hàng ngàn người biểu t́nh đang đánh đổi mạng sống của họ cho sự khao khát thay đổi cơ chế chính trị? Và tại sao chính quyền Ukraine đă chống trả quyết liệt những đ̣i hỏi này?

    Hăy cùng t́m hiểu :


    1. V́ sao các cuộc biểu t́nh bùng phát?

    Nguyên do chính của các cuộc biểu t́nh là một hiệp ước thương mại với Âu Châu. Trong suốt một năm qua, Tổng Thống Viktor Yanokovych luôn cho rằng ông sẽ kư kết một hiếp ước mang tính chất lịch sử, hợp tác chính trị và thương mại với khối Liên Hiệp Âu Châu (EU). Tuy nhiên vào ngày 21.11.2013 ông quyết định đ́nh chỉ mọi cuộc thương thảo với EU.


    2. Hiệp ước này có giá trị ǵ?

    Hiệp ước “Hợp Tác Phương Đông” của EU với Ukraine sẽ tạo một liên hệ mật thiết hơn về chính trị và gia tăng hợp tác thương mại giữa Ukraine và các nước thuộc khối cộng đồng chung Âu Châu. Các nhóm ủng hộ bản hiệp ước cho rằng nó sẽ mở rộng biên giới cho các lănh vực thương mại và tạo môi trường hợp tác và canh tân đất nước.


    3. Tại sao Tổng Thống Yanukovych đổi chiều, thay đổi ư định?

    Có nhiều lư do, điểm chính là sự phản đối của Nga. Nga doạ nếu Ukraine kư bản hiệp ước, Nga sẽ trả đủa bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế với quốc gia láng giềng nhỏ bé này, cụ thể là tăng giá khí đốt thật cao [mà Ukraine đang lệ thuộc vào Nga]. Bằng ngược lại, nếu Ukraine xích gần vào quỹ đạo Nga, tham gia khối Liên Hiệp Thuế Quan (Custom Union) mà Nga chủ xướng, Ukraine sẽ được hưởng giá khí đốt cực kỳ thấp.



    Bà Yulia Tymoshenko, cựu Thủ Tướng phát biểu trước đoàn biểu t́nh ngày 22 tháng 2, vài giờ sau khi được trả tự do.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 25-02-2014 at 12:11 AM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    4. C̣n lư do nào khác?

    Có, ít ra là một lư do cá nhân. Tổng thống Yanokovych cũng phải đối đầu với một yêu sách chính từ Âu Châu [trong bản hiệp ước này] là phải trả tự do cho cựu Thủ Tướng Yulia Tymoshenko, đối thủ chính trị của ông. Cách đây hai năm, bà Tymoshenko đă bị tuyên án 7 năm tù với tội danh lạm quyền trong một vụ kư kết mua khí đốt với Nga. Đây là vụ án được nhiều giới cho là v́ âm mưu chính trị. Giới ủng hộ bà Tymoshenko đ̣i hỏi bà phải được [phóng thích] và đưa ra nước ngoài để trị bệnh.


    5. Rồi sao nữa?

    Rất nhiều người dân Ukraine phẩn nộ. Họ túa ra đường, biểu t́nh đ̣i Tổng Thống Yanukovych phải kư bản hiệp ước với Âu Châu. Con số người tham dự tăng dần, với các cuộc biểu t́nh diễn ra tương đương như cuộc Cách Mạng Cam của Ukraine vào năm 2004 (mà kết quả của năm 2004 là đă đánh bật Yanukovych khỏi vai tṛ Thủ Tướng vào thởi điểm đó.)


    6. Ai đang lănh đạo khối đối lập?

    Không phải chỉ một người mà hiện là một liên minh đối lập. Cá nhân nỗi trội nhất hiện nay là Vitali Klitschko. Klitschko là cựu vơ sĩ quyền anh (boxing) và lănh đạo Đảng Liên Minh Dân Chủ Canh Tân Ukraine (Ukrainian Democratic Alliance for Reforms party). Nhưng như đă nói, phe đối lập không phải chỉ một người hay một đảng phái mà là một thế liên minh của nhiều nhóm khác nhau.



    Tổng Thống Yanokovych.


    7. Tổng Thống Yanukovych phản ứng ra sao?

    Với một hành động càng đổ dầu vào lửa, ông ta bay đến Moscow gặp Tổng Thống Putin của Nga. Hai bên công bố Nga sẽ bảo lănh (mua lại) 15 tỷ Mỹ kim nợ của Ukraine và cắt giảm giá khí đốt mà Ukraine phải mua từ Nga. Và trong lúc các cuộc biểu t́ng không có chỉ dấu thuyên giảm, Yanukovych lại ban hành luật chống cấm biểu t́nh.


    8. Luật chống biểu t́nh này ra sao?

    Luật này ngăn cấm người dân không được đội mũ an toàn và mặt nạ trong các cuộc tuần hành, cấm không được dựng lều và sử dụng các máy móc âm thanh nếu không được phép của cảnh sát. Điều luật này khiến người dân quan ngại nó sẽ được dùng dể trấn áp các đoàn biểu t́nh, ngăn chặng quyền tự do phát biểu. Và các cuộc đụng độ diễn ra, đoàn biểu t́nh đă chiếm giữ Toà Đô Chính của thủ đô Kiev gần 3 tháng trời.


    9. Nhưng mà, điều luật này đă được huỷ bỏ?

    Đúng, dưới áp lực ngày càng gia tăng, các đại biểu quốc hội (trung thành với Tổng Thống Yanukovych) cuối cùng cũng phải nhượng bộ và huỷ bỏ điều luật này. Tuy nhiên đến lúc đó, đoàn biểu t́nh đă không c̣n ngừng lại ở chính điều luật cấm biểu t́nh này. Họ đă nhấn tới, đ̣i hỏi một điều to lớn hơn: phải cải tổ hiến pháp.


    10. Họ muốn hiến pháp cải tổ những ǵ?

    Đoàn người biểu t́nh đ̣i hỏi cơ chế quyền lực của chính phủ phải được thay đổi. Họ cho rằng Tổng Thống Yanukovych đang nắm quá nhiều quyền lực trong khi Quốc Hội th́ lại không.




    C̣n tiếp...

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    11. Chính quyền phản ứng ra sao?

    Vào cuối tháng Giêng (2014) Tổng Thống Yanukovych đưa ra một số nhượng bộ, trong đó Yatsenyuk, thủ lănh đối lập, sẽ được cho làm Thủ Tướng và với sự cho phép của Tổng Thống, Thủ Tướng có thẩm quyền giải tán chính phủ. Yanukovych cũng đề nghị để ông Klitschko (thủ lănh một đảng đối lập) giữ vai tṛ Phó Thủ Tướng. Ông ta cũng đồng ư sẽ có một uỷ ban lo việc thay đổi hiến pháp. Nhưng phe đối lập từ chối tất cả các nhượng bộ này.


    12. Tại sao phe đối lập từ chối?

    Theo họ, các nhượng bộ này từ phía Tổng Thống là chưa đủ, chưa thoả măn. Họ nói Tổng Thống Yanukovych chưa hề nới lỏng nắm tay quyền lực, ông ta cũng chẳng hề có động thái nào nhằm giảm thiểu những trấn áp của chính quyền trên đoàn người biểu t́nh. “Chúng tôi sẽ kết thúc công việc chúng tôi đă bắt đầu” tuyên bố của Yatsenyuk, một thủ lănh đối lập.


    13. Nhưng cuối tuần qua mọi việc dường như tốt đẹp hơn?

    Đúng. Vào Chủ Nhật 16 tháng 2, người biểu t́nh đă rời khỏi Toà Đô Chính Kiev, ngưng phong toả một con đường chính và rời khỏi một số toà nhà của chính phủ, để đổi lại việc chính quyền sẽ không truy tố tội h́nh sự với những người đă bị bắt giữ. Nhưng, các diễn biến “hoà giải” đó đă rời vào quên lăng cho đến ngày Thứ Ba (18 tháng 2).




    Đoàn người biểu t́nh tại thủ đô Kiev ngày 21 tháng 2.


    14. Tại sao? Chuyện ǵ xăy ra vào Thứ Ba?

    Phe đối lập tại Quốc Hội muốn đệ nạp một dự luật nhằm giảm thiểu quyền lực đang nằm trong tay Tổng Thống, và đ̣i huỷ bản hiến pháp hiện nay mà quay trở lại bản hiến pháp trước đó, năm 2004. Nhưng Chủ Tịch Quốc Hội đă ngăn cấm việc này. Và các cuộc đối đầu đẩm máu đă diễn ra trên đường phố.


    15. Ai chịu trách nhiệm cho các cuộc đối đầu đẩm máu này?

    Điều này tuỳ thuộc vào việc ai sẽ trả lời câu hỏi trên. Phe chính quyền th́ nói nhóm biểu t́nh bạo loạn. Ngược lại phe đối lập th́ cho rằng chính quyền phải chịu trách nhiệm. Cuộc đối đầu qua lại đă khiến 28 người thiệt mạng.




    Một người biểu t́nh bị thương đang được đưa rời khỏi hiện trường


    C̣n tiếp...

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    16. Chẳng lẽ không có một thoả thuận “ngưng chiến” giữa đôi bên?

    Có, phía chính quyền và đối lập đă đồng ư một cuộc “ngưng chiến” vào chiều tối Thứ Tư, nhưng nó cũng không được thực thi đầy đủ, và máu lại tiếp tục rơi vào Thứ Năm.


    17. Chuyện ǵ khiến đụng độ lại diễn ra?

    Súng đạn nổ ra vào Thứ Năm tại quảng trường Độc Lập, là nơi cứ điểm của đoàn biểu t́nh. Có ít nhất 20 người thiệt mạng. Hiện chưa rơ điều ǵ đă khiến súng đạn nổ ra. Và một lần nữa cả đôi bên đều đổ lỗi cho nhau. Phe chính quyền cho rằng những người biểu t́nh đă vi phạm thoả ước “ngưng chiến” và ngược lại phía đoàn biểu t́nh tố cáo chính quyền vi phạm điều này.


    18. Rồi sao nữa ?

    Các nhà ngoại giao quốc tế đang nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng. Hiện nay cũng đang có tin một số biện pháp trừng phạt (sanctions) từ cộng đồng quốc tế cũng đang được thảo luận.


    19. Liệu các trừng phạt này sẽ giúp giải quyết vấn đề?

    Giới nghiên cứu cho rằng các áp lực từ bên ngoài Ukraine sẽ khó tạo được ảnh hưởng đáng kể cho bối cảnh hiện nay, nhất là nếu phe quân đội Ukraine lâm trận và đứng về phía chính quyền.


    20. Vậy cuối cùng, thấy được ǵ qua sự kiện này?

    Các cuộc biểu t́nh diễn ra từ tháng 11 (2013) xoay quanh một hiệp ước thương mại đă nhanh chóng lan rộng thành một lư do to lớn hơn, đ̣i hỏi Tổng Thống Yanokovych phải giảm thiểu quyền lực của ḿnh, đ̣i hiến pháp phải thay đổi. Và kết quả là quốc gia Đông Âu này đang trải qua một cơn lốc biểu t́nh chống chính quyền, một h́nh ảnh mà Ukraine chưa từng thấy trong ṿng 10 năm qua.

    C̣n một vấn đề khác: Ukraine là quốc gia lớn nhất, về địa lư nó nằm phân cách giữa Nga và khối Liên Hiệp Âu Châu, về mặt chính trị Ukraine có thể là con bài trên bàn cờ chính trị giữa Nga và Tây phương. Âu Châu và Mỹ nghĩ rằng Nga đang thao túng quá nhiều ảnh hưởng trong khu vực, và tất nhiên Nga chống chế điều này.

    Một câu hỏi rộng được đặc ra là liệu t́nh h́nh Ukraine sẽ c̣n tồi tệ tới mức nào? Richard Haass, chủ tịch Hội Đồng Bang Giao Quốc Tế (Council on Foreign Relations, Hoa Kỳ) trả lời “theo suy đoán của tôi, vấn đề [tồi tệ] sẽ c̣n tiếp tục leo thang”.



    ———-

    [Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm, phỏng dịch từ bài báo “20 questions: What’s behind Ukraine’s political crisis?” của Saeed Ahmed. Greg Botelho và Marie-Louise Gumuchian, CNN.

    http://www.chuacuuthe.com/2014/02/uk...0-cau-hoi-dap/

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NGA-MỸ và khủng hoảng Ukraine

    Hơn một tuần qua, đợt bạo lực “tồi tệ nhất châu Âu kể từ cuộc chiến Balkans” đang diễn ra ở Kiev chiếm trọn nhiều mặt báo quốc tế.



    'Xin đừng lấy tôi', người Ukraine ôm bí ngô theo phong tục trả quà đính hôn tới Sứ quán Nga


    Đến ngày 21/2/2014, sau đợt quân đội dùng súng bắn tỉa giết người biểu tình và phe đấu tranh cũng bắn lại cảnh sát làm chừng 80 người chết cả hai phía, tình hình tuy tạm yên chờ bầu cử mới nhưng vẫn chưa rõ sẽ ra sao.

    Bức tranh Ukraine cũng không phải chỉ có hai màu đen trắng.

    Không thể nói phiến diện rằng phe biểu tình thì tốt, chính phủ thì xấu, châu Âu hay Hoa Kỳ luôn đúng và Nga thì sai bởi còn có nhiều yếu tố lịch sử, địa lý và dân tộc đan xen trong chuyện Ukraine.

    Trên thực tế biểu tình ở Ukraine chỉ là sự bùng phát ra ngoài của xung khắc nội bộ ở một xã hội đang đứng ở ngã ba đường.

    Giới trẻ và người dân phía Tây Ukraine hướng về EU, Hoa Kỳ nhưng láng giềng sát nách họ lại là Nga.

    Di sản của quá khứ cũng đang tiếp tục tác động đến tâm tư người dân ở quốc gia 45 triệu dân, thu nhập trên 3000 USD đầu người một năm này và thể hiện ra trong các đợt biểu tình.

    Địa chính trị Ukraine

    Mario Platero viết trên một tờ báo ÝIl Sole-24 Ore, đã mô tả chính xác câu chuyện Ukraine như sau:

    "Với ông Putin và Nga, việc kiểm soát toàn diện Ukraine là vấn đề chiến lược sống còn, với ông Obama và một nước Mỹ mệt mỏi năm 2014, Ukraine chỉ là một vấn đề xa xôi nên để cho các đồng minh châu Âu dính vào...”


    Cấm vận, một phương thức từng hữu hiệu với các nền kinh tế khép kín, có thể chỉ đẩy Ukraine nghiêng về phía Nga.

    Trong khi châu Âu thông qua cấm vận, Hoa Kỳ đã kiềm chế hơn và như các tiết lộ từ điện đàm ngoại giao của Mỹ, chính quyền Obama cũng không rõ ràng về chuyện ủng hộ ai trong phe đối lập.

    Thái độ của người Mỹ là hoàn toàn dễ hiểu.

    Rút kinh nghiệm từ chiến tranh cựu Bosnia và Kosovo, không phải cuộc can thiệp nào của Hoa Kỳ vào châu Âu gần đây cũng để lại ấn tượng tốt với tất cả.

    Mặt khác, quan hệ với Moscow vẫn luôn có tầm chiến lược hơn vùng Đông Âu và dù muốn dính líu, các quốc gia bên ngoài cũng không thể thay đổi các di sản lịch sử có từ lâu của khu vực ngoại vi nước Nga.

    C̣n tiếp...

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lịch sử còn tác động

    Dù Ukraine đã độc lập được hơn 20 năm, các dấu ấn lịch sử vẫn còn sâu đậm trong tâm trí người dân và có ảnh hưởng đến suy nghĩ của phe đối lập vốn luôn e ngại về tác động của Moscow.

    Nhắc lại lịch sử, ngay sau Cách mạng Bolshevik năm 1917, sự hình thành Cộng hòa Xô Viết Ukraine năm 1922 đóng vai trò quan trọng cho việc lập ra Liên Xô.

    Nhưng vựa lúa mì Ukraine cũng là nơi xảy ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa phái cộng sản và phe dân tộc chủ nghĩa Ukraine, dẫn đến các đợt trấn áp đẫm máu của Stalin với phú nông, địa chủ Ukraine.

    Nạn đói thời cộng sản do chính sách tịch thu lúa mì và khoai tây làm hàng triệu người dân Ukraine thiệt mạng.

    30 năm đàn áp liên tục của Stalin để làm chủ Ukraine để lại dấu ấn sâu đậm tới mức nhiều người ủng hộ phe đối lập tại Kiev nay vẫn tin rằng nếu thua cuộc ở Quảng trường Maidan, họ sẽ bị công an đến nhà lôi đi vào lúc nửa đêm như chuyện xảy ra trong thập niên 1930.

    Có một sự hiểu lầm rằng dân tộc Ukraine chia làm hai khu vực ngôn ngữ tiếng Ukraine ở phía Tây và tiếng Nga ở phía Đông.

    Trên thực tế, đa số người dân phía Đông chính là người Nga hoặc con cháu họ được Liên Xô đưa vào Cộng hòa Xô Viết Ukraine và tất nhiên họ không thể nào ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ukraine như những người dân Ukraine chính gốc ở phía Tây.

    Nhiều người vẫn nghĩ chủ nghĩa cộng sản tan rã ở Nga vì chính biến tại Moscow năm 1991 và cuộc đấu đá Yeltsin-Gorbachev nhưng thực ra cuộc bỏ phiếu độc lập của Ukraine tháng 12 năm đó mới là yếu tố quyết định xóa sổ Liên Xô về mặt biên giới.

    Hơn 90% người Ukraine khi đó đã bỏ phiếu chọn con đường độc lập khỏi Moscow.

    Ngày nay, người dân phía Đông có nhiều cảm tình với Nga nhưng người phía Tây tiếp tục nghi ngờ chủ nghĩa Đại Nga và muốn đi về hướng khác.

    Thời gian độc lập cũng quá ngắn, chưa đủ để gắn kết quốc gia và chỉ có thế hệ lãnh đạo gốc Liên Xô đầu tiên như Tổng thống Leonid Kravchuk còn khả năng dung hòa hai xu thế và nói chuyện được cả với châu Âu lẫn Moscow.

    Sau Cách mạng Cam 2004, các nhân vật chính trị Ukraine đều mang đầu óc khá bè phái, chỉ dựa vào một nhóm ủng hộ cụ thể mà thiếu khả năng liên kết cả nước.

    Chạm vào truyền thống




    Những người nói tiếng Nga ở Ukraine tiếp tục tôn thờ Stalin

    Khác biệt ngôn ngữ, văn hóa hai vùng Đông Tây đã bị đẩy lên cao khi ông Viktor Yanukovych lên làm tổng thống chủ yếu nhờ ủng hộ từ vùng người gốc Nga ở phía Đông.

    Ông đã phạm một sai lầm nghiêm trọng khi nhấn mạnh xung khắc vùng miền qua động tác bác bỏ một hiệp định liên kết với EU và nhận các khoản trợ giúp từ Moscow khiến phe đối lập cáo buộc ông là phản quốc.

    Với Moscow, Ukraine không chỉ là vùng đất lập quốc - người Nga tin rằng tổ tiên họ đến từ vùng Kiev - mà còn đóng vai trò hàng đầu trong dự án Phục hưng không gian Liên Xô cũ của ông Putin hiện nay.

    Nhưng biến động tại Ukraine đặt câu hỏi về tương lai của kế hoạch mà Nga theo đuổi.

    Với chính người Ukraine, có vẻ như trước mắt bất cứ một giải pháp chính trị nào cũng khó làm hài lòng các phe phái và dù có bầu cử mới, tình hình sẽ còn bất ổn.

    Châu Âu đã có kinh nghiệm đau thương về xung khắc dân tộc vì lý do lịch sử.

    Sau Chiến tranh Lạnh, giải pháp xóa nhòa các mâu thuẫn truyền thống là đưa tất cả các quốc gia và dân tộc vào dưới mái nhà chung châu Âu.



    Quan chức cao cấp của EU sang Ukraine nhằm thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình

    Nhưng với Ukraine, mức sống, trình độ kinh tế và khoảng cách xa khu vực trung tâm của châu Âu khiến lộ trình gia nhập EU nếu có cũng còn khá xa.

    Trang web của Ủy hội châu Âu mới chỉ xác nhận Ukraine là “quốc gia đối tác ưu tiên” với mục tiêu hướng tới “liên kết kinh tế và chính trị” thân thiết hơn.

    Trong khi đó, sự ủng hộ của Hoa Kỳ cũng còn rất chung chung và nước Nga thì sẽ mãi mãi ở bên cạnh, thậm chí ở cả bên trong Ukraine.

    Câu hỏi làm sao thoát khỏi ràng buộc của lịch sử và địa lý khiến chuyện Ukraine tiếp tục đáng quan tâm.

    Đây cũng là vấn đề chung tạo nhiều gợi mở cho không ít các quốc gia khác.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/blog...y_events.shtml

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đám đông chào đón bà Tymoshenko


    Cựu Thủ tướng Ukraine, bà Yulia Tymoshenko, được hàng ngàn ủng hộ viên phe đối lập chào đón tại Quảng trường Độc lập sau khi được trả tự do.

    Bà bị đau lưng và đă ngồi trên xe lăn để phát biểu trước đám đông.

    "Các bạn là những anh hùng, các bạn là những ǵ tốt đẹp nhất của Ukraine," bà nói với công chúng trước khi bật chảy nước mắt.

    Bà phát biểu sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych rời thủ đô Kiev và các dân biểu bỏ phiếu băi nhiệm ông.

    Nhưng bà Tymoshenko cảnh báo rằng những người biểu t́nh chớ nên nghĩ rằng công việc của họ đă hoàn tất.

    "Cho tới khi các bạn làm xong công việc này, và cho tới khi chúng ta đi tới hết con đường, không ai được quyền rời đi," bà nói. "Bởi không ai có thể làm điều đó, không một nước nào, không một ai có thể làm được những ǵ các bạn đă làm. Chúng ta đă xóa bỏ được căn bệnh ung thư này, khối u này."

    Tuy được nhiều người trong đám đông reo ḥ ủng hộ, nhưng bà không nhận được sự hậu thuẫn hoàn toàn của phe đối lập, phóng viên BBC David Stern tại Kiev nói.

    Trước khi bà bị vào tù, mức độ ủng hộ bà trong dân chúng đă giảm mạnh và nhiều người Ukraine nói bà một phần phải chịu trách nhiệm về t́nh trạng hỗn loạn trong những năm hậu Cách mạng Cam, và coi bà là một thành viên trong giới tham nhũng cao cấp tại Ukraine.

    'Ngày lịch sử'

    Hàng chục người đă khó chịu bỏ đi khi bà xuất hiện trên sân khấu và hô to bà không đại diện cho họ, phóng viên BBC Tim Wilcox tường thuật từ Quảng trường Độc lập.

    Bà Tymoshenko được trả tự do sau một kỳ biểu quyết của quốc hội hôm thứ Sáu, mở đường cho việc thả bà khỏi nhà tù.

    Đầu hôm thứ Bảy, bà rời bệnh viện ở thành phố miền đông Kharkiv, nơi bà bị canh giữ, và bay tới Kiev.

    Khi được trả tự do từ bệnh viện trại giam này, bà nói "Chế độ độc tài đă sụp đổ".

    Bà Tymoshenko bị kết án bảy năm tù từ năm 2011 v́ tội lạm dụng quyền lực và làm thâm hụt ngân sách trong vụ giải quyết tranh chấp khí đốt với Nga.

    Quốc hội Ukraine cho bỏ phiếu băi nhiệm Tổng thống Yanukovych và tổ chức bầu cử sớm vào ngày 25/5. Cuộc bỏ phiếu diễn ra chưa đầy một giờ sau khi ông Yanukovych tuyên bố không từ chức.

    Tuy nhiên, phát ngôn viên của ông Viktor Yanukovych nói ông không chấp nhận quyết định trên.

    Phóng viên của BBC ở Kiev gọi đây là 'một ngày lịch sử của Ukraine' với các diễn biến nhanh và đầy bất ngờ.

    Trước đó ông Yanukovych gọi sự kiện ở Kiev là một cuộc đảo chính.

    Trong một tuyên bố được phát trên kênh truyền h́nh ICTV của Ukraine được ghi h́nh từ trước, ông Yanukovych nói ông cần phải bảo vệ người dân và sẽ không quản công sức để kết thúc cảnh đẫm máu.

    Tổng thống cũng tuyên bố sẽ không rời khỏi Ukraine và ông không từ chức do ông được dân bầu lên một cách hợp pháp.

    Người biểu t́nh nay đă nắm kiểm soát phần lớn Kiev.

    Kênh truyền h́nh của quốc hội cũng cho chiếu cảnh lănh đạo của Berkut (đội đặc nhiệm cảnh sát của Bộ Nội vụ) và công an nói họ đứng về phía những người biểu t́nh.

    C̣n tiếp...

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Ông ấy không ở đây'



    Một nhóm người biểu t́nh diễu hành bằng chiếc xe tải của quân đội Ukraine

    Cuộc biểu t́nh nổ ra từ cuối tháng 11/2013 khi ông Yanukovych từ chối thỏa thuận thương mại quan trọng với khối Liên hiệp châu Âu để chọn lấy quan hệ thân cận hơn với Nga.

    Hôm thứ Năm 20/02, cảnh sát đă xả súng vào những người biểu t́nh đang chiếm cứ quảng trường Độc lập ở trung tâm Kiev. Bộ Y tế nói ít nhất 77 người thiệt mạng - gồm cả cảnh sát và người biểu t́nh - trong vụ đụng độ kể từ hôm thứ Ba.

    Tới nay là ngày thứ hai các đám tang người biểu t́nh thiệt mạng được tổ chức ở quảng trường.

    Phóng viên của chúng tôi nói không có dấu hiệu của lực lượng an ninh bên trong phủ Tổng thống, vốn vẫn được canh gác dày đặc, mặc dù một số nhân viên chính phủ vẫn tới làm việc.

    Người biểu t́nh đang đứng bên ngoài ṭa nhà và tỏ ra không tin lắm, ông nói thêm.

    "Ông ta [Tổng thống] không có ở đây, không một quan chức nào của ông ta, hay có liên quan trực tiếp tới chính quyền có mặt ở đây," Ostap Kryvdyk, một lănh đạo biểu t́nh nói.

    Người biểu t́nh nói họ bảo vệ ṭa nhà khỏi bị trộm cắp và phá hoại.

    Các phóng viên nói cảnh sát có vẻ đă bỏ các trạm trên khắp thành phố, trong khi đám đông tụ tập ở quảng trường Độc lập - hay c̣n gọi là khu Maidan - ngày càng đông lên.

    Các thỏa thuận chính trị được Tổng thống Yanukovych kư hôm thứ Sáu với các lănh đạo đảng đối lập sau khi các ngoại trưởng khối châu Âu làm trung gian.



    Người biểu t́nh đứng gác phủ Tổng thống đă bị cảnh sát bỏ mặc

    'Thỏa hiệp có lợi'

    Thỏa thuận vừa kư kết, được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Đức, bao gồm các điều khoản sau:

    *Hiến pháp năm 2004 sẽ được phục hồi trong 48 tiếng tới, và một chính phủ liên minh sẽ được thiết lập trong ṿng 10 ngày.
    * Việc sửa đổi hiến pháp nhằm cân bằng quyền lực giữa tổng thống, chính phủ và quốc hội sẽ bắt đầu ngay lập tức và phải được hoàn thành trước tháng Chín.
    * Một cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tiến hành trước tháng 12/2014, sau khi một hiến pháp mới được thông qua cùng các luật bầu cử mới.
    *Một cuộc điều tra những vụ bạo lực gần đây sẽ được tiến hành dưới sự hợp tác giám sát của nhà chức trách, phe đối lập và Ủy hội châu Âu.
    *Chính quyền sẽ không được phép ban hành tŕnh trạng khẩn cấp, chính phủ và phe đối lập sẽ tránh sử dụng bạo lực.
    *Cả hai bên sẽ phải nỗ lực hết sức để b́nh thường hóa đời sống ở các thành phố lẫn làng mạc bằng cách rút lực lượng khỏi những ṭa nhà chính phủ cũng như công cộng, ngưng phong tỏa đường phố, công viên và các quảng trường.
    * Vũ khí trái phép phải được giao nộp cho các cơ quan thuộc Bộ Nội vụ.

    Tổng thống Vladimir Putin nói với ông Barack Obama trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu rằng Nga muốn tham gia vào quá tŕnh thực hiện, một phát ngôn viên chính phủ Hoa Kỳ nói.

    Không lâu sau khi thỏa thuận được kư kết, Quốc hội Ukraine thông qua việc phục hồi Hiến pháp 2004, sẽ giảm bớt quyền hành của Tổng thống.

    Chỉ có một trong số 387 nghị sỹ có mặt bầu phiếu chống, trong đó có khoảng hơn mười nghị sỹ từ đảng của ông Yanukovych.

    Quốc hội cũng thông qua đạo luật ân xá cho những người biểu t́nh bị buộc tội liên quan tới bạo lực.

    Các nghị sỹ bầu cho việc thay đổi luật có thể dẫn tới việc thả bà Yulia Tymoshenko, đối thủ của ông Yanukovych.

    Bà Tymoshenko đă bị kết án bảy năm tù vào năm 2011 v́ tội lạm quyền. Tuy nhiên những người ủng hộ bà nói đây đơn thuần là cách ông Yanukovych loại bỏ đối thủ chính trị của ḿnh.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...t_office.shtml

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thân thế và sự nghiệp Yulia Tymoshenko


    Yulia Tymoshenko1960 – sinh ra tại Dnipropetrovsk, miền đông Ukraine
    Những năm 1990 – mở côngty kinh doanh năng lượng và trở nên giàu có
    1999-2001 làm việc trong bộ Năng lượng nhưng bất đồng với chính phủ Leonid Kuchma
    2004 – ứng viên do Kuchma đỡ đầu là Viktor Yanukovych thắng cử tổng thống nhưng kết quả bị cho là gian lận
    Cách mạng Cam do Tymoshenko và Viktor Yushchenko dẫn đầu đã lật đổ Yanukovych và là đòn giáng vào Nga
    2005 - Tymoshenko trở thành thủ tướng nhưng quan hệ với Tổng thống Yushchenko xấu đi
    2010 - Yanukovych thắng cử
    2011 – bị tù bảy năm do lạm quyền trong thỏa thuận khí gas với Nga
    Tháng Hai 2014 – ra tù




    ‘Người hùng của cuộc Cách mạng Cam’ ở Ukraine, bà Yulia Tymoshenko, vừa được trả tự do sau ba năm bị cầm tù.

    Người phụ nữ xinh đẹp, hoạt ngôn, từng dẫn dắt cuộc đấu tranh chống lại kết quả bầu cử năm 2004, bị kết tội hồi năm 2011 vì lạm dụng quyền lực khi thỏa thuận hợp đồng khí gas với Nga.

    Hợp đồng này bị cho là gây hại cho Ukraine và bà Tymoshenko bị án tù bảy năm.

    Bà luôn luôn khẳng định rằng các cáo buộc đối với bà đều là giả dối và do người mà bà đã giúp lật đổ năm 2004, ông Viktor Yanukovych, dựng ra.

    Ông Yanukovych quay lại cầm quyền sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010.

    Việc trả tự do cho bà Tymoshenko là kết quả của thay đổi trong luật hình sự mà Quốc hội Ukraine vừa biểu quyết thông qua như một phần trong thỏa thuận cho Liên hiệp châu Âu làm trung gian mà Tổng thống Yanukovych ký phê chuẩn hôm 21/2.

    Bà Tymoshenko lâu nay đã được cho như biểu tượng của phe đối lập Ukraine và các đồng minh của bà hy vọng bà sẽ sớm quay trở lại chính trường,

    Trong thông cáo trên website của mình, bà tuyên bố: “Nền độc tài đã sụp đổ”.

    Các luật sư của bà cho rằng nhà chức trách muốn cầm tù bà suốt đời. Bà còn bị buộc tội trốn thuế từ khi còn làm giám đốc một công ty năng lượng tư nhân những năm 1990.

    Trả tự do cho Tymoshenko là một trong các điều kiện đặt ra cho Yanukovych khi ông cân nhắc ký thỏa thuận thương mại và đối tác EU-Ukraine hồi tháng 11 năm ngoái.

    Bà bị bỏ tù năm 2011 và từng kêu gọi nhà chức trách cho phép bà sang một bệnh viện của Đức để các bác sỹ tại đó có thể chữa bệnh đau lưng mãn tính của bà.

    Vào tháng Tư 2013, Tòa án Nhân quyền châu Âu phán quyết rằng việc giam giữ Tymoshenko trước khi xét xử là bất hợp pháp, tuy chưa có quyết định gì về việc kết tội bà liên quan tới thỏa thuận khí gas năm 2009.

    Tòa này cũng không ủng hộ cáo giác của Tymoshenko là việc bắt giữ bà mang động cơ chính trị, cũng không xem xét tố cáo rằng bà bị ngược đãi và không được chăm sóc y tế ở trong trại giam.

    Đầu tiên bà bị chuyển tới nhà tù Lukyanivska, nơi bà bắt đầu bị đau lưng. Con gái của bà, Eugenia, lúc đó tuyên bố rất lo lắng cho mạng sống của mẹ.

    Cuối năm 2011 bà được chuyển tới một trại giam ở thành phố Kharkiv phía đông Ukraine. Tuy nhiên bệnh đau lưng của bà không thuyên giảm và các bác sỹ Đức nói bà phải được chăm sóc của chuyên khoa.

    Năm 2012 Tymoshenko tố cáo giám thị trại giam đã đánh bà khi bà từ chối không tới bệnh viện địa phương để chữa bệnh.

    Lúc đó bà đã tuyệt thực để phản đối. Nhà chức trách nói bà đã khai man.

    Cho tới lúc được trả tự do, Tymoshenko bị quản thúc tại một bệnh viện ở Kharkiv.



    Tymoshenko và Yuschenko là đồng minh trong cuộc Cách mạng Cam

    Cạnh tranh gay gắt

    Yulia Tymoshenko trở nên giàu có vào những năm 1990 khi lập một công ty năng lượng tư nhân và sau đó bắt đầu con đường chính trị.

    Bà bắt đầu được biết tới nhiều năm 2004 trong cuộc Cách mạng Cam, khi bà và đồng minh Viktor Yushchenko hô hào người dân xuống đường phản đối cuộc bầu cử bị gian lận có lợi cho ứng viên thân Nga Yanukovych.

    Tòa án Tối cao Ukraine đã chuẩn thuận khiếu nại của họ và liên minh màu Cam nắm chính quyền với nghị trình thân phương Tây và chống Nga.

    Tuy nhiên ngay sau khi bà Tymoshenko trở thành thủ tướng và ông Yushchenko làm tổng thống thì quan hệ giữa hai người bắt đầu trục trặc.

    Ông Yuschenko sa thải bà ngay cuối năm đó sau khi bà có mâu thuẫn với các đảng viên của ông.

    Tháng Chín năm 2007 bà được bổ nhiệm trở lại khi hai đảng nối lại quan hệ liên minh, nhưng bà và ông tổng thống vẫn tiếp tục cãi vã.

    Tình trạng này khiến chính phủ không đưa ra được phương cách gì khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vốn ảnh hưởng rất xấu tới Ukraine.

    Cử tri bắt đầu than phiền và tới cuộc bầu cử năm 2010 thì Cách mạng Cam chỉ còn là dĩ vãng. Ông Yushchenko giành được chưa đầy 6% số phiếu trong vòng đầu, xếp thứ năm.

    Trong khi đó Tymoshenko duy trì vị trí đứng đầu và lọt vào vòng hai để tranh cử với Viktor Yanukovych.

    Tuy nhiên uy tín của bà dường như đã sụt giảm và bà thất bại.

    Lúc đó bà cũng cáo giác là việc bỏ phiếu đã bị gian lận, nhưng các nhà quan sát nước ngoài công nhận kết quả bầu cử.

    Sau đó Quốc hội đã bỏ phiếu loại Tymoshenko khỏi vị trí thủ tướng cho dù bà đã nỗ lực đấu tranh để tại vị.

    Trở thành đối lập, bà lên tiếng cam kết sẽ chống Tổng thống Yanukovych tới cùng: "Chúng tôi sẽ bảo vệ Ukraine trước tai họa mới xảy ra với đất nước”.

    Thế nhưng nhiều phân tích gia cho rằng tai họa xảy ra từ khi các cuộc đấu đá chính trị giữa các phe phái đã khiến kinh tế Ukraine xuống dốc không phanh.


    C̣n tiếp...

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tài phiệt kinh tế

    Những người ủng hộ Yulia Tymoshenko luôn luôn dựng lên hình tượng bà như một nữ lãnh đạo cách mạng xinh đẹp, đấu tranh không mệt mỏi với tầng lớp lãnh đạo chính trị gân guốc và tham nhũng.

    Các cuộc tấn công của bà hướng vào giới tài phiệt vốn kiếm bộn tiền trong thời kỳ trước Cách mạng Cam, khi ông Leonid Kuchma nắm quyền, đã khiến bà được cảm tình của nhiều người Ukraine đang bất mãn vì trì trệ kinh tế và tham nhũng.

    Phe chỉ trích thì nhắm tới tài sản riêng của bà.

    Tymoshenko sinh năm 1960 tại thành phố công nghiệp Dnipropetrovsk, tại khu vực phía đông chủ yếu nói tiếng Nga, mà nay có nhiều cử tri ủng hộ Yanukovych.

    Bà có bằng kỹ sư và kinh tế và khi Liên Xô sụp đổ đã nhanh chóng nắm lấy các cơ hội làm ăn.

    Giữa những năm 1990 bà lập ra công ty Hệ thống Năng lượng Liên hợp Ukraine, làm công việc cung cấp khí gas cho nền công nghiệp Ukraine.

    Một số đánh giá cho rằng Tymoshenko lúc đó là một trong những người giàu nhất Ukraine, được mệnh danh là “Nữ hoàng khí gas”.

    Giống như nhiều nhà tài phiệt ở Ukraine, bà chuyển sang làm chính trị và tham gia chính quyền của Yushchenko thời kỳ 1999-2001, thúc đẩy cải cách năng lượng.

    Bà đã bất đồng với tổng thống lúc đó là Leonid Kuchma, bị giam một tháng vì nghi vấn tham nhũng. Từ đó Tymoshenko đặt mục tiêu lật đổ ông này với một chiến dịch mà cao trào là cuộc Cách mạng Cam.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl..._profile.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 28-10-2013, 08:02 PM
  2. HIỂM HỌA MẤT NƯỚCĐANG GẦN KỀ
    By alamit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 27
    Last Post: 23-02-2013, 10:54 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 27-11-2012, 12:49 AM
  4. KIẾN NGHỊ VỀ BẢN THÔNG BÁO CẤM BIỂU T̀NH
    By Cu Cường in forum Tin Việt Nam
    Replies: 11
    Last Post: 20-08-2011, 02:02 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 04-12-2010, 08:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •