-Trung Quốc thiếu trách nhiệm, Mỹ xét lại từ đầu

-Hà Nội hỏi thẳng: ‘Liệu có tin Mỹ được không?'

Đinh Quát/Người Việt

Quan hệ Washington-Hà Nội những ngày qua chứng kiến nhiều “động tác” khác lạ. Mới đây, nhiều chiến hạm của Mỹ đến thăm Việt Nam, và hải quân hai nước loan báo các hoạt động hợp tác chung. Những diễn biến này khiến nhiều người cho rằng, Mỹ đang muốn dùng các quốc gia trong khu vực để bao vây Trung Quốc. Một sự bao vây như vậy liệu có thật? Và nếu có thật, liệu biển Đông có nguy cơ dậy sóng? Người Việt ghi lại dưới đây quan điểm của Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy bộ môn Chính Trị và Bang Giao Quốc Tế tại Đại Học George Mason, Virginia, và cũng là giám đốc Chương Tŕnh Nghiên Cứu Đông Dương tại đại học này.


Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng. (H́nh: Đinh Quát/Người Việt)

Đinh Quát (NV): Trong bài thuyết tŕnh mới đây tại University of Sydney, Giáo Sư John Mearsheimer thuộc Đại Học Chicago, Hoa Kỳ, cho rằng: “Băo tố đang nổi lên khi Trung Quốc thách thức quyền lực của Hoa Kỳ tại Á Châu.” Xin được biết nhận xét của ông về nhận định của GS Mearsheimer?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ, v́ ông Mearsheimer được mời sang bên Úc để nói chuyện về vấn đề ngoại giao và quốc pḥng, về cán cân lực lượng ở vùng Thái B́nh Dương, và ông ấy đă đọc “White Paper,” tức “Sách Trắng,” của Úc có nhận định tương đối lạc quan về sự trỗi dậy của Trung Quốc, nên ông cảnh báo rằng Trung Quốc không thể nào có thể phát triển một cách ḥa b́nh được.

Trước kia, Bắc Kinh dùng khẩu hiệu “China's peaceful rise,” tức sự trỗi dậy ḥa b́nh. Điều này khiến nhiều người lo ngại, thành ra Bắc Kinh đổi lại thành “China's peaceful development,” phát triển ḥa b́nh. Nhưng, theo quan điểm của ông Mearsheimer, Trung Quốc không thể phát triển cách ḥa b́nh được, mà sẽ ngày càng có tính cách gây hấn hơn, hung hăng hơn, và như vậy Úc Đại Lợi phải chọn lựa và chuẩn bị cho t́nh huống chiến tranh có thể xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc.

NV: Liệu chiến tranh có thể xảy ra không, thưa giáo sư?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ, chiến tranh không xảy ra trong thời gian ngắn. Theo phân tích của báo chí Trung Quốc, chúng ta thấy họ biết rơ khả năng quân sự của họ thua xa Mỹ. Họ bảo, cần đe dọa Việt Nam, nhưng phải tránh Mỹ. Tôi nghĩ, sẽ không có đụng độ.

NV: Giáo sư nói trong thời gian ngắn không thể xảy ra chiến tranh. Trong dài hạn th́ sao?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tương lai xa th́ không ai có thể đoán được. Nếu Trung Quốc nhất định áp đặt quyền lợi của họ bằng vơ lực th́ chiến tranh khó có thể không xảy ra, bởi v́ khi Trung Quốc vẽ đường ranh giới của họ mà người ta gọi là “đường lưỡi ḅ” bao trùm 80% biển Đông hay là biển Trung Hoa, th́ rơ ràng họ xâm phạm thềm lục địa của rất nhiều quốc gia đồng thời có thể cản trở tự do lưu thông trên mặt biển của Mỹ.

Đô Đốc Robert F. Willard, tư lệnh Lực Lượng Thái B́nh Dương của Mỹ đă nói khu vực này “có tính cách sống c̣n với quyền lợi của Mỹ,” trong khi Trung Quốc cũng nói đây là quyền lợi “cốt lơi” của Bắc Kinh. Nên nhớ, khi người ta tuyên bố quyền lợi “cốt lơi” và quyền lợi “sống c̣n” th́ người ta có thể dùng vơ lực để giải quyết. Vậy th́, nếu Trung Quốc nhất định áp đặt chủ quyền trong “đường lưỡi ḅ,” trong tương lai, xung đột là khó tránh khỏi.

NV: Từ lâu, Bắc Kinh có thái độ lấn lướt tại biển Đông, nhưng lănh đạo Hà Nội luôn phản ứng nhẹ nhàng, thậm chí nhu nhược. Nay, sau khi Ngoại Trưởng Clinton tuyên bố tại Hà Nội về vai tṛ của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, th́ lập tức phía Hà Nội có luận điệu mạnh mẽ hẳn lên. Hà Nội đang nương nhờ Washington để đương đầu với Trung Quốc?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước cuộc Đối Thoại Shangri-La (Shangri-La Dialogue) và Diễn Đàn Khu Vực ASEAN (ASEAN Regional Forum) khi có lời tuyên bố mạnh mẽ của Ngoại Trưởng Hillary Clinton, giới lănh đạo Việt Nam, từ Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng, và Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng đă tuyên bố kiên quyết bảo vệ “bờ cơi và biển đảo của ḿnh.” Mới đây, Tướng Nguyễn Chí Vịnh của Hà Nội nói Việt Nam không đi theo Mỹ. Ông ta nói vậy nhưng chúng ta nhận thấy từ trước tới nay, Việt Nam có hai mối lo: thứ nhất là mối lo “diễn biến ḥa b́nh” của Mỹ; thứ hai là mối lo lấn lướt của Trung Quốc, ngày càng tăng. Hai mối lo đó khiến Hà Nội trong thế khó xử. Đến tháng 5, 2009 vừa qua, khi tới kỳ hạn Liên Hiệp Quốc đặt ra, Trung Quốc phải ngửa bài, tuyên bố chủ quyền của họ trong cả vùng biển Đông. Hành động đó của Bắc Kinh khiến cho Mỹ và Việt Nam có cùng một quan tâm chiến lược, là bảo vệ vùng biển đó.

NV: Bộ trưởng quốc pḥng Hoa Kỳ, Robert Gates tuyên bố Mỹ tái yểm trợ cho Kopassu, là đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Nam Dương. Có hay không, một chính sách Hoa Kỳ “be bờ” Trung Quốc?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nói một cách chính thức, chính quyền Mỹ thường tuyên bố rằng Hoa Kỳ không hề có ư định chặn sự trỗi dậy ḥa b́nh của Trung Quốc và chỉ muốn Trung Quốc là một “responsible stakeholder,” tức là một “đối tác có trách nhiệm.”

Đó là lập trường chính thức của Mỹ, nhưng gần đây chính sách đó không thành công bởi Mỹ hy vọng Trung Quốc giúp giải quyết một số hồ sơ rất nóng là vụ nguyên tử Bắc Hàn, nguyên tử Iran, vấn đề giải nhiệt toàn cầu rồi ngay cả việc đồng Nhân Dân tệ, nhưng không được đáp ứng thỏa đáng.

Về kinh tế, Trung Quốc cũng đă uyển chuyển một chút, c̣n về các lănh vực khác th́ Bắc Kinh không giúp ǵ cả. Do đó Mỹ phải thay đổi chính sách. Nhiều học giả và chiến lược gia Hoa Kỳ phàn nàn rằng chính sách của Tổng Thống Obama muốn cho Trung Quốc trở thành một đối tác có trách nhiệm đă hỏng rồi, nên cần phải xét lại từ đầu đến cuối, từ trên xuống dưới chính sách đó. Mỹ phải phản ứng lại, nếu không, sẽ bị Trung Quốc lấn lướt.

NV: Phải chăng việc Hoa Kỳ đưa một loạt chiến hạm vào Việt Nam cũng như tập trận liên tục với Nam Hàn là một cách để thế giới hiểu rằng vai tṛ “cảnh sát quốc tế” mà nhiều người nhắc đến là có thật, và đừng có mà đùa với Hoa Kỳ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, Madeleine Albright từng nói rằng Mỹ là quốc gia “không thể thiếu được.” Câu này chỉ có nghĩa đối với những vấn đề lớn trên thế giới, v́ Mỹ là siêu cường lớn nhất thế giới có sự hiện diên quân đội ở mọi khu vực, toàn cầu. Nếu không có sự tiếp tay của Mỹ th́ khó giải quyết những vấn đề ấy. Nhưng điều đó không có nghĩa Mỹ muốn làm “cảnh sát thế giới.” Cả ông Clinton, ông Bush, và ông Obama đều từ chối vai tṛ cảnh sát của thế giới. Đây là vấn đề cân bằng quyền lực, Mỹ là quốc gia mạnh nhất thế giới, lại là quốc gia hàng hải số một, thành ra họ bắt buộc phải kiểm soát tất cả các eo biển quan trọng trên thế giới.

Điển h́nh là vụ Bắc Hàn bắn tàu Nam Hàn. Vụ này khiến Mỹ có thái độ chứng tỏ rằng Hoa Thịnh Đốn không chấp nhận sự lấn lướt của B́nh Nhưỡng. Cuộc tập trận với Nam Hàn là nhằm biểu dương lực lượng cảnh cáo Bắc Hàn, đồng thời cũng nhắm vào Trung Quốc, v́ trước kia Mỹ hy vọng Trung Quốc giúp giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn, nhưng Trung Quốc không làm ǵ cả và Bắc Hàn th́ ngày càng hung hăng. Mỹ phải có thái độ là v́ vậy. Mới đầu, Trung Quốc phản đối nên Mỹ chỉ diễn tập ở phía biển Nhật Bản thôi, nhưng Mỹ nói sẽ diễn tập ở Hoàng Hải, dù Trung Quốc chống điều này.

NV: Liệu giới lănh đạo hiện nay tại Việt Nam có nh́n bài học năm 1975 của Việt Nam Cộng Ḥa để thấy rằng có lúc có thể bị đồng minh - nếu họ thật sự có một “đồng minh Hoa Kỳ” - xoay lưng?

Khó khăn là thế này: Nếu Trung Quốc tấn công những nước như Úc chẳng hạn, như Nhật, Phi Luật Tân, th́ Mỹ sẽ phản ứng lại ngay lập tức v́ Mỹ có hiệp ước liên minh quân sự với các nước này. C̣n đối với Việt Nam th́ Mỹ chưa có quan hệ đồng minh quân sự. Phản ứng hay không c̣n tùy thuộc vào t́nh huống.
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Họ rất quan tâm vấn đề đó. Trong hai buổi hội thảo ở Hà Nội tháng 7 vừa qua mà tôi có tham dự, họ đặt thẳng vấn đề liệu Mỹ có thể tin cậy được không, và họ kết luận không phải chỉ riêng Mỹ mà các quốc gia lớn đều như thế cả.

Chẳng hạn, năm 1954, các quốc gia lớn bán đứng Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa miền Bắc, thế rồi năm 1988, khi Trung Quốc tấn công lấy mấy ḥn đảo của Việt Nam, lúc bấy giờ hạm đội Nga đă có căn cứ ở Cam Ranh mà Nga chẳng làm ǵ cả. Thành ra, trong bài phát biểu của Tướng Nguyễn Chí Vịnh, ông ta nói phải củng cố sức mạnh của chính ḿnh trước, không thể tin tưởng vào người ngoài. Nói tóm lại, trong chính trị thế giới, ḿnh không đủ lực th́ ḿnh phải mượn lực của người khác. Đó là điều dễ hiểu, phải cân bằng quyền lực là đúng rồi, nhưng phải để ư đến lực lượng của ḿnh.

NV: Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến Việt Nam-Trung Quốc, theo đánh giá của giáo sư, cán cân lực lượng giữa hai bên ra sao?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nếu Trung Quốc tấn công thực sự th́ Việt Nam không thể nào đánh lại được. Sẽ thua.

NV: Trong t́nh huống đó, liệu có thể đoán được phản ứng của Hoa Kỳ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Rất khó đoán, v́ tùy thuộc vào t́nh huống. Lấy một thí dụ năm 1950, khi ngoại trưởng Mỹ là ông Dean Acheson đọc bài diễn văn vạch con đường pḥng thủ của Mỹ, ông vạch con đường đó ngoài Đài Loan và Đại Hàn. Đến khi đột nhiên xảy ra cuộc tấn công của Bắc Hàn vào Nam Hàn th́ chính sách Mỹ đổi lại và họ chống lại sự tấn công đó và can dự ào ạt vào vùng Á Châu. Thành ra chúng ta khó có thể nói được ngay mà phải tùy từng t́nh huống. Khó khăn là thế này: Nếu Trung Quốc tấn công những nước như Úc chẳng hạn, như Nhật, Phi Luật Tân, th́ Mỹ sẽ phản ứng lại ngay lập tức v́ Mỹ có hiệp ước liên minh quân sự với các nước này. C̣n đối với Việt Nam th́ Mỹ chưa có quan hệ đồng minh quân sự. Cho nên Mỹ sẽ phản ứng tùy thuộc t́nh huống.

NV: Cám ơn giáo sư đă dành thời gian cho chúng tôi.