Page 170 of 174 FirstFirst ... 70120160166167168169170171172173174 LastLast
Results 1,691 to 1,700 of 1737

Thread: Những vấn đề đang xảy ra : Từ chuyện CHHV đến vụ Giàn Khoan của TC

  1. #1691
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lời Thiếu tướng Việt Cộng Lê Văn Cương , nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an :

    * việc Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển gần khu vực đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam chỉ là tạm thời , chúng ta không có ǵ phải vui mừng hay bàn tán nhiều về động thái đó của Trung Quốc

    * Đây chưa phải là kết thúc. Thời gian tới có thể Trung Quốc sẽ đưa thêm một hoặc nhiều giàn khoan mới ra, lúc đó chúng ta c̣n căng thẳng, mệt mỏi hơn .

    *việc Trung Quốc kéo giàn khoan về, chúng ta đừng nghĩ là một cuộc bỏ chạy của Trung Quốc. Ẩn đằng sau việc làm này có thể c̣n chứa đựng nhiều ư đồ nguy hiểm khác của nước láng giềng.

  2. #1692
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tin mới từ VOA :

    Đồng thời với việc rút giàn khoan,Trung Quốc thả ngư dân Việt Nam

    Trung Quốc rút giàn khoan gây tranh căi ra khỏi khu vực Việt Nam có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và thả 13 ngư dân Việt bị bắt giữ ở đảo Hải Nam về nước giữa những chỉ trích mạnh mẽ từ quốc tế lên án các hành động gây hấn của Bắc Kinh trong khu vực.

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 ngày 15/7 đă hoàn tất công tác thăm ḍ ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa ‘đúng kế hoạch.’

    Tập đoàn dầu khí quốc gia CNOOC của Trung Quốc loan báo rút giàn khoan về Hải Nam sau khi đă thăm ḍ ‘suôn sẻ’ và t́m thấy các dấu hiệu dầu khí tại vùng biển có tranh chấp. Các bước kế tiếp sẽ là phân tích những dữ kiện địa chất và đánh giá các lớp dầu khí.

    Chắc chắn là khó mà có ḥa b́nh lâu dài với Trung Quốc được, bởi v́ họ khoan được 1 mũi chỗ này rồi, họ sẽ khoan mũi thứ 2 ở chỗ khác. Không phải yên đâu, rồi họ sẽ làm những việc khác nữa...

    Nhà nghiên cứu Biển Đông Dương Danh Dy.Reuters dẫn nguồn tin từ lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam cho biết giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ đô la đang được di chuyển về tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc.

    Diễn tiến này xảy ra giữa lúc truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin 13 ngư dân Quảng B́nh, Quảng Ngăi bị Trung Quốc bắt giữ lần lượt hôm 23/6 và 3/7 đă được phóng thích.

    Khi đưa giàn khoan Hải Dương vào khu vực Hoàng Sa hồi đầu tháng 5 năm nay, Trung Quốc thông báo kế hoạch thăm ḍ của Hải Dương sẽ kéo dài tới giữa tháng 8.

    Chưa rơ lư do v́ sao giàn khoan chấm dứt thăm ḍ sớm trước 1 tháng theo hoạch định giữa lúc các áp lực quốc tế đả kích Trung Quốc không ngừng gia tăng và cơn băo Rammasun đang tiến thẳng vào Biển Đông sau khi tàn phá Philippines gây thiệt mạng ít nhất 10 người.

    http://www.voatiengviet.com/content/...m/1958680.html

  3. #1693
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhận định của các nhà phân tích quốc tế chuyên nghiên cứu về an ninh Đông Nam Á và Biển Đông

    * Giáo sư Carl Thayer



    Giáo sư Carl Thayer (trái) tại Hội nghị Biển Đông USCIS

    Giáo sư Carl Thayer từng công tác tại Học viện Quốc pḥng Australia, nhận định :

    Bởi v́ mùa mưa băo và để tránh một hành động mở ngơ. Quyết định của Trung Quốc rút giàn khoan sớm có động cơ chính trị nhằm ngăn Việt Nam tiến hành vụ kiện ra trước ṭa án trọng tài Liên hiệp quốc chống lại Bắc Kinh, ngăn Hà Nội xúc tiến các bước hợp tác an ninh với Mỹ. Hơn nữa, Diễn đàn ASEAN thường niên sắp diễn ra giữa lúc Hoa Kỳ đă tỏ dấu cho thấy sẽ có sách lược ngoại giao gây áp lực buộc Trung Quốc tuân thủ luật lệ quốc tế và ngừng các hành động khiêu khích. V́ vậy, Trung Quốc đang t́m cách thay đổi không khí vụ này, từ đối đầu trên biển chuyển sang hạ giảm căng thẳng. Tôi nghĩ sắp tới Bắc Kinh sẽ đẩy Việt Nam vào bàn thương lượng cấp cao để nói với thế giới rằng hăy thôi can thiệp vào vấn đề song phương giữa hai nước.”

    Trung Quốc đang t́m cách thay đổi không khí vụ này, từ đối đầu trên biển chuyển sang hạ giảm căng thẳng. Tôi nghĩ sắp tới Bắc Kinh sẽ đẩy Việt Nam vào bàn thương lượng cấp cao để nói với thế giới rằng hăy thôi can thiệp vào vấn đề giữa hai nước...
    Giáo sư Carl Thayer.Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ, Giáo sư Thayer nhấn mạnh rằng giàn khoan, chứ không phải chiến thuật bành trướng dành chủ quyền của Trung Quốc, ‘dịch chuyển’ và khuyến cáo rằng Bắc Kinh sẽ không ngừng các hành động lấn lướt đ̣i chủ quyền.

    Tuy nhiên, ông dự đoán với các động thái mới nhất này Trung Quốc sẽ thành công trong việc ngăn ư định của Việt Nam bắt tay với Philippines kiện tụng bản đồ ‘đường lưỡi ḅ’ của Bắc Kinh ở Biển Đông. Giáo sư Thayer nói tiếp:

    “Các lănh đạo của Hà Nội, rơ nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nói sẽ kiện Trung Quốc nhưng chờ thời điểm thích hợp. Bộ trưởng Quốc pḥng Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangri-la vừa qua tuyên bố việc kiện sẽ là phương án cuối cùng. Không có lư do để đâm đơn kiện nếu Trung Quốc lại mở lối các cuộc thảo luận với Việt Nam. Hà Nội có đưa vụ việc ra ṭa Bắc Kinh cũng không tham gia. Vậy th́ Việt Nam nếu có kiện chỉ thành công trong việc chứng minh với thế giới là họ muốn một cuộc dàn xếp quốc tế bằng các phương tiện pháp lư. Tuy nhiên, Việt Nam lưỡng lự không muốn làm điều đó v́ cân nhắc lợi-hại giữa việc kiện với việc ngồi lại đàm phán với Trung Quốc để hàn gắn lại mối bang giao và v́ Trung Quốc áp lực bất kỳ nước nào ủng hộ hành động kiện tụng của Philippines. Tôi nghĩ rằng lănh đạo Việt Nam sẽ chọn giải pháp thương lượng với Bắc Kinh.”

    Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Hà Nội từng nhiều năm làm việc ở Trung Quốc đồng ư với nhận định này.


    *Nhà nghiên cứu Biển Đông, Dương Danh Dy, nói với VOA Việt ngữ:

    “Theo tôi, khả năng kiện Trung Quốc th́ ít. Khả năng hai bên t́m cách để ḥa b́nh với nhau th́ nhiều hơn. Nói thế thôi chứ chắc chắn là khó mà có ḥa b́nh lâu dài với Trung Quốc được, bởi v́ họ khoan được 1 mũi chỗ này rồi, họ sẽ khoan mũi thứ 2 ở chỗ khác. Không phải yên đâu, rồi họ sẽ làm những việc khác nữa.”

    Khi c̣n tại chức, nói chuyện với một số anh em ngoại giao, nhiều lúc họ bảo ‘Sao mà chúng mày thế này thế kia, đối với Trung Quốc có vẻ nhượng bộ thế?’ Tôi bảo ‘Xin mời ông làm 3 ngày láng giềng với Trung Quốc trên đất liền như chúng tôi th́ các ông sẽ biết chơi với Trung Quốc mệt và khó chịu như thế nào'...
    Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lănh sự Việt Nam tại Quảng Châu.Ông Dy nói dù không thể bỏ qua các động thái xâm lược của Bắc Kinh, nhưng Việt Nam vẫn phải t́m giải pháp ḥa b́nh, bắt tay đối thoại với Trung Quốc để có thể ‘chung sống lâu dài’ với nước bạn láng giềng Trung Quốc. Ông Dy nói:

    “Trung Quốc và Việt Nam đă từng đánh nhau vỡ đầu, vỡ tai nhưng rồi vẫn phải ngồi với nhau. Làm láng giềng trên bộ với anh này khó lắm. Khi c̣n tại chức, tôi nói chuyện với một số anh em ngoại giao, nhiều lúc họ bảo ‘Sao mà chúng mày thế này thế kia, đối với Trung Quốc có vẻ nhượng bộ thế?’ Tôi bảo ‘Xin mời ông làm 3 ngày láng giềng với Trung Quốc trên đất liền như chúng tôi th́ các ông sẽ biết chơi với Trung Quốc mệt và khó chịu như thế nào.’”


    *Các chuyên gia phân tích cho rằng cứ ngồi xuống đàm phán với Trung Quốc sau các động thái xâm lấn dù biết trước rằng Bắc Kinh sẽ không ngừng lấn lướt sẽ đẩy Việt Nam vào vị thế tiếp tục bị tổn hại giữa bối cảnh quan hệ với nước láng giềng ‘4 tốt’ không dễ được ‘ḥa thuận’.

    * Nguyên Tổng lănh sự Việt Nam tại Quảng Châu nhận xét:


    Biểu t́nh chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 19/6/2014.xBiểu t́nh chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 19/6/2014.
    “Chắc chắn là như vậy. Theo tôi dự đoán, trong một thời gian khá dài sắp tới, quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, ai nghĩ đến chuyện sẽ ḥa thuận, tốt đẹp, ḥa hợp như xưa th́ không có chuyện đó đâu.”

    Tuy nhiên, vị cựu ngoại giao của Hà Nội nhấn mạnh Việt Nam chỉ thỏa hiệp v́ ḥa b́nh chứ không nhượng bộ chủ quyền:

    “Những cái về chủ quyền, độc lập dân tộc th́ không bao giờ Việt Nam nhượng bộ. Đứng về phương diện độc lập, chủ quyền th́ không bao giờ có sự thỏa hiệp, nhượng bộ. C̣n trong cuộc đấu tranh để đi đến b́nh thường hóa bằng biện pháp giải quyết ḥa b́nh để sống ḥa b́nh với nhau th́ phải có nhượng bộ chứ. Nói chung trong trường hợp đó, nước nhỏ hơn, yếu hơn phải có những sự thỏa hiệp, những sự nhượng bộ.”

    * Trong khi đó, trên thực địa, phóng viên Reuters có mặt tại hiện trường hôm 15/7 tường thuật rằng tàu Việt Nam vẫn bị các tàu Trung Quốc truy đuổi ra khỏi khu vực gần vị trí giàn khoan ở Biển Đông trong các cuộc rượt bắt hằng ngày theo kiểu ‘mèo đuổi chuột’.

    http://www.voatiengviet.com/content/...m/1958680.html

  4. #1694
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ Tư, 16/07/2014

    Sau khi rút giàn khoan, Trung Quốc sẽ làm ǵ ở biển Đông?

    Bắc Kinh hôm 16/7 thông báo di dời giàn khoan dầu về vùng biển gần đảo Hải Nam sau hơn hai tháng xảy ra đối đầu với Hà Nội, từng dẫn tới làn sóng bài Trung Quốc khắp Việt Nam.

    Các giới chức của Cục Kiểm ngư Việt Nam xác nhận việc Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền, đồng thời cho biết rằng hàng chục tàu bè được điều ra để ngăn chặn giàn khoan dầu này sẽ cập bờ để tránh băo.

    Chính quyền Bắc Kinh nói việc thăm ḍ dầu khí đă hoàn tất cùng với việc siêu băo Rammasun thổi tới biển Đông là các lư do dẫn tới việc rút giàn khoan trước thời hạn mà họ đặt ra là 15/8, chứ không phải do áp lực từ bên ngoài.

    Ông Vương Chấn, phó giám đốc Phòng Nghiên cứu Chính sách của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia của nước này, được dẫn lời nói rằng bất chấp sự phản đối ở Việt Nam, kế hoạch thăm ḍ đă được tiến hành ‘trơn tru’ và ‘hoàn thành đúng thời hạn’.

    Giới quan sát, trong đó có giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, cho rằng trận băo đă ‘đem lại cơ hội để Trung Quốc lùi bước’, tránh bị mất thể diện.

    Trong khi đó, một cựu giới chức ngoại giao Việt Nam lại cho rằng Trung Quốc có quyết định như vậy v́ chịu sức ép từ nhiều phía.

    .Ông Dương Danh Dy, cựu tổng lănh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nhận định: “Do thái độ của chính phủ và nhân dân Việt Nam rất là cương quyết, đ̣i Trung Quốc phải rút ra khỏi nơi họ đă lắp đặt giàn khoan và thứ hai là do được sự đồng t́nh của nhân dân trong khối ASEAN rồi sự đồng t́nh của nhân dân thế giới, đặc biệt trong đó có một số nước lớn nữa, nên Trung Quốc cảm thấy rằng là việc đó lợi không bù hại thành ra họ phải rút thôi. Trung Quốc th́ bao giờ họ cũng có lư do. Theo tôi được biết th́ họ nói là họ khoan 2 mũi cơ chứ không phải một mũi. Chuyện này theo tôi, đây chỉ là bước đầu thôi, chứ c̣n chắc chắn tôi biết rằng là từ nay trở đi Trung Quốc sẽ c̣n khoan thăm ḍ các nơi khác thuộc thềm lục địa và thuộc chủ quyền cũng như quyền tài phán của Việt Nam”.

    Trung Quốc thông báo đă phát hiện dầu lửa và khí đốt nhưng cần phải đánh giá dữ liệu thu thập được trước khi có quyết định về các bước đi tiếp theo.

    Trong cùng ngày Trung Quốc di chuyển giàn khoan, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đă lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ‘không tái diễn hành vi đặt trái phép giàn khoan’.

    Ông Dũng nói: "Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng sức mạnh tổng hợp và các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế; yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam".

    Trung Quốc luôn khẳng định địa điểm đặt giàn khoan dầu gây tranh căi thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước này.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 16/7 một lần nữa nói rằng Bắc Kinh mạnh mẽ phản đối việc Việt Nam cản trở hoạt động của giàn khoan.

    Trước câu hỏi là liệu căng thẳng Việt Trung có dịu đi sau bước đi mới nhất của Trung Quốc, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nhận định rằng ‘sẽ c̣n xảy ra nhiều chuyện c̣n xấu hơn nữa’ ở biển Đông.

    Ông Dy nói: "Chắc chắn khi mà có dịp th́ họ c̣n giở tṛ nữa và những bước sau của họ đều nguy hiểm hơn những bước trước. Ở biển Đông, trước đây họ làm những chuyện như chỉ cắt cáp và đâm tàu nhưng giờ họ đă đặt giàn khoan vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam".

    Tạm thời tôi cho rằng, việc này cũng có thể giảm áp lực vào Hà Nội trong thời điểm ngắn hạn, và quyết định này (dù là riêng của TQ hay là kết quả của những đàm phán giữa hai bên) rất có thể đă có chính ư định đó. Nhưng, về lâu dài, việc này không thay đổi chút nào thực thế là động thái của TQ đă yêu cầu Việt Nam cần một phương hướng mới.

    Tiến sỹ Jonathan London viết.Học giả này nói thêm: "Tôi đă đọc các tài liệu của Trung Quốc và họ nói rằng là họ sẽ chiếm đảo của Việt Nam, và thậm chí có nguồ
    n tin mà tôi đọc trên mạng của Trung Quốc c̣n nói rơ là chiếm một nửa Việt Nam, chứ không phải là họ để yên đâu".


    Viết trên trang Facebook, tiến sỹ Jonathan London, nhà nghiên cứu về Việt Nam tại Đại học Thành phố Hong Kong, viết: “Hôm nay nhiều người đang hỏi về ư nghĩa của việc TQ đă rút dàn khoan 981 và ư nghĩa của nó đối với phía Việt Nam. Chịu. Tạm thời tôi cho rằng, việc này cũng có thể giảm áp lực vào Hà Nội trong thời điểm ngắn hạn, và quyết định này (dù là riêng của TQ hay là kết quả của những đàm phán giữa hai bên) rất có thể đă có chính ư định đó. Nhưng, về lâu dài, việc này không thay đổi chút nào thực thế là động thái của TQ đă yêu cầu Việt Nam cần một phương hướng mới”.

    Thủ tướng Việt Nam từng tuyên bố có thể kiện Trung Quốc ra ṭa trọng tài quốc tế, nhưng giờ sau khi Bắc Kinh rút giàn khoan, chưa rơ liệu Hà Nội có c̣n xúc tiến hành động được coi sẽ làm mếch ḷng quốc gia láng giềng ở phương bắc hay không.

    Trước những ư kiến cho rằng vụ giàn khoan dầu để lại một vết nhơ khó xóa trong quan hệ Việt – Trung, cựu giới chức ngoại giao Dương Danh Dy nói rằng không phải vậy.

    Ông Dy nói: “Trung Quốc họ có thể làm những cái xấu hơn nữa cơ, chứ không phải chỉ có như thế, cho nên là nếu ai đó nói rằng vụ giàn khoan là một vết nhơ khó gột rửa th́ theo tôi không phải đâu. Năm 79, nó mang mấy chục vạn quân sang đánh mà rốt cuộc vẫn cứ phải sống ḥa hợp với nhau cơ mà”.

    http://www.voatiengviet.com/content/...g/1958782.html
    Last edited by Tigon; 17-07-2014 at 09:37 AM.

  5. #1695
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phạm Chí Dũng: V́ sao Bắc Kinh rút giàn khoan vào thời điểm này?

    Sau hai tháng hiện diện đầy sóng gió, hôm nay 16/07/2014 Trung Quốc đă cho rút giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông, đưa về khu vực đảo Hải Nam. Nhiều người thở phào nhẹ nhơm, nhưng cũng có nhiều ư kiến lo âu về khả năng chế độ bành trướng Bắc Kinh, với tham vọng không hề giấu diếm, sẽ quay trở lại với những chiêu tṛ mới.

    V́ sao Trung Quốc lại rút giàn khoan vào thời điểm này, sớm một tháng so với tuyên bố trước đây là sẽ hoạt động đến ngày 15/8 ? Chúng tôi đă đặt vấn đề này với nhà b́nh luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.

    RFI : Thân chào nhà b́nh luận Phạm Chí Dũng. Anh nhận xét như thế nào về sự kiện Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông ? Theo anh, Bắc Kinh đă đạt được những mục đích của họ hay chưa ?

    Nhà b́nh luận Phạm Chí Dũng : Trung Quốc có nhiều mục tiêu và kỳ vọng trong việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.

    * Ít nhất là họ gây áp lực với Hà Nội về những mục tiêu chính trị.

    *Thứ hai là gây áp lực về giao thương giữa Trung Quốc và Việt Nam. Họ muốn chiếm lợi thế nhiều hơn nữa trong tương lai, chứ không chỉ xuất siêu 23 đến 24 tỉ đô la một năm.

    * Thứ ba, họ đặt vấn đề về thăm ḍ, chào thầu dầu khí trên Biển Đông, thậm chí có thể lấn sang cả vùng lănh hải của Việt Nam.

    * Thứ tư là về quốc tế : mục tiêu của Trung Quốc là thử phản ứng của người Mỹ và phương Tây, kể cả của người Úc đối với vấn đề này. Nếu phương Tây chấp nhận h́nh ảnh Trung Quốc đương nhiên ngự trị ở Biển Đông, th́ lúc đó Trung Quốc sẽ đi tiếp những bước nữa, thực hiện chiến lược dài hơi là xâm lấn xuống khu vực biển phía Nam và có thể làm cho cả người Úc thiệt tḥi.

    Đó là khá nhiều mục tiêu của Trung Quốc, chưa kể họ giải quyết vấn đề nội bộ. Từ năm 2011, cứ khi nào « nội Hán », trong ḷng Trung Quốc xảy ra những xáo động về xă hội và chính trị bất lợi, th́ Bắc Kinh lại hướng dư luận của người Trung Quốc ra Biển Đông.

    Tuy vậy, việc giàn khoan Hải Dương 981 rút trước thời hạn 15/08/2014 một tháng, cùng với việc Trung Quốc bất ngờ thả 13 ngư dân Việt Nam, cho thấy một sự thay đổi về cách tính toán, cách nh́n và chiến thuật của Trung Quốc. Nhưng có lẽ nguyên do sâu xa khiến Trung Quốc thay đổi như vậy không phải là do tác động từ phía chính quyền Hà Nội, v́ trong thực tế th́ Hà Nội đă gần như không tạo ra được một áp lực ǵ.

    Ngay cả lời đề nghị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc đàm phán về vấn đề Biển Đông cũng bị ông Tập Cận B́nh từ chối. Quốc hội Việt Nam trong suốt một tháng trời ṛng ră họp vào giữa năm nay cũng đă không ra nổi một bản nghị quyết về Biển Đông. Và cũng chưa từng có một động thái ǵ về phía cơ quan ngoại giao hoặc quốc pḥng của Việt Nam để đ̣i người và tạo ra những ảnh hưởng, tác động quân sự đủ mạnh, để Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 hay ít nhất cũng hạn chế sự xuất hiện của tàu bè và máy bay quân sự ở khu vực Biển Đông.

    Như vậy lư do c̣n lại chỉ là áp lực của quốc tế.

    RFI : Anh có thể nói rơ hơn về tác động quốc tế ?

    Áp lực quốc tế tôi cho là càng ngày càng lớn dần. Và sự xuất hiện của giàn khoan Hải Dương 981 cũng như một số giàn khoan khác của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông đă làm cho người Mỹ khá bất ngờ. Có lẽ trước đây họ không nghĩ rằng Trung Quốc lại trở nên một vật cản lớn đến thế đối với chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái B́nh Dương của nước Mỹ.

    Nếu Trung Quốc trở thành một vật cản đủ lớn cho chiến lược xoay trục của Mỹ có thể sẽ thất bại, hoặc ít ra cũng đang gặp những tiền đề cho sự thất bại, về an toàn, an ninh hàng hải của Mỹ tại Biển Đông. Bên cạnh đó c̣n có thể ảnh hưởng tới dự án kinh đào Kra cắt ngang Malaysia vào năm 2020, và ảnh hưởng đến hàng loạt quốc gia ở khu vực Đông Á như Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Malaysia và cả Úc nữa.

    Vấn đề này ảnh hưởng tới khu vực Đông Á nói riêng và quốc tế nói chung. Từ khi giàn khoan Hải Dương 981 xuất hiện tại Biển Đông, các nước trong khu vực đă tự động liên kết, xích lại gần nhau, tạo ra một « liên minh quân sự » dù chưa chính thức.

    Cuối tháng Tư, khi Tổng thống Barack Obama đặt chân đến Manila, th́ giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Philippines đă h́nh thành ngay một Hiệp ước tương trợ quốc pḥng. Đó là điều mà tôi cho là chính giới Hà Nội đặc biệt đang thèm muốn chuyện này nhưng chưa có được !

    Khi đă có Hiệp ước tương trợ quốc pḥng, Philippines tiếp tục kiện Trung Quốc ra ṭa quốc tế, tiếp tục bắt giữ các tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng lănh hải của ḿnh. Cũng giống như Hàn Quốc đă từng bắt giữ tới năm trăm tàu cá của ngư dân Trung Quốc xâm phạm lănh hải. Đó là những phản ứng của quốc tế.

    Và vừa rồi vào tháng 6/2014, lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ của ḿnh, Tổng thống Barack Obama khi nói chuyện tại trường vơ bị lớn nhất của nước Mỹ là West Point, đă đề cập tới khả năng Mỹ điều động binh lực tới khu vực Biển Đông. Hàm ư là Hạm đội 7 có thể hỗ trợ các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, và có thể cả Việt Nam nữa.

    Vừa qua Thượng viện Mỹ cũng lần đầu thông qua bản nghị quyết số hiệu 412 về vấn đề xung đột Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc trở về nguyên trạng thời điểm trước tháng 5/2014. Đây chính là thời điểm mà Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông.

    Như vậy là đă có hàng loạt áp lực của quốc tế đối với Trung Quốc. Và ngay đầu tuần này đă diễn ra cuộc viếng thăm Hà Nội của một viên cố vấn đặc biệt Tổng thống Mỹ là ông Evan Medeiros. Điểm nhấn trong cuộc gặp này mặc dù chưa được tiết lộ một cách chính thức, nhưng đă đề cập tới một số vấn đề như nâng tầm quan hệ về quốc pḥng giữa hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ.

    Và nếu không có ǵ thay đổi, mọi chuyện diễn ra thuận lợi, có thể tháng 9 này ông Chuck Hagel, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ sẽ có chuyến làm việc tại Việt Nam. Sau đó có thể sẽ hướng đến một sự tương trợ - tuy chưa nâng thành mức hiệp ước, nhưng có thể là tương trợ ở một tầm mức nào đó của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Trước mắt là quan hệ giao lưu giữa Hạm đội 7 và Hải quân Việt Nam.

    Đó là những điều mà phía Trung Quốc không thể ngờ tới. Việc họ phải rút giàn khoan, v́ thấy bất lợi đối với họ. Họ đă làm cho phản ứng của phía Việt Nam lớn hơn những ǵ mà họ chờ đợi. Thậm chí cả những người như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng phải thay đổi giọng nói.

    Trước đây ông Nguyễn Phú Trọng luôn đề cập tới « 16 chữ vàng, 4 tốt » và quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, luôn khuyên cấp dưới cần phải kiên định giữ vững lập trường ḥa hiếu với « bạn tốt » Trung Quốc, nhưng gần đây ông đă phải nói tới việc chuẩn bị cho những t́nh huống xấu nhất. Có thể ngầm hiểu « t́nh huống xấu nhất » ở đây, không loại trừ đó là t́nh huống chiến tranh.

    Những phản ứng quốc tế, theo tôi đó là lư do sâu xa làm cho Trung Quốc phải thay đổi thái độ, kể cả thay đổi hành động trong thời gian vừa qua.

    RFI : Thưa anh như vậy mặc dù Hồng Lỗi tuyên bố không nên xem đây là một động thái rút lui, nhưng có lẽ trận băo Rammasun sắp thổi tới chỉ là cái cớ ?

    Băo Rammasun cấp 12, 13 thật ra không phải là quá lớn. Theo bản thiết kế đầu tiên, giàn khoan Hải Dương 981 cũng như những giàn khoan tương đương có thể chịu được siêu băo cấp 15, 16. Như vậy đây chỉ là cái cớ mà Trung Quốc đưa ra để giữ thể diện khi họ rút giàn khoan. V́ duy tŕ giàn khoan này ở khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông đă không c̣n hiệu quả như mong muốn của họ nữa.

    Họ gây ra những phản ứng về mặt xă hội đối với người Việt Nam, gây ra những phản ứng quốc tế, và đặc biệt phải tính đến vấn đề chi phí của giàn khoan.

    Một chuyên gia Singapore đă tính toán, Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc mỗi ngày đă phải chi ra khoảng 328.000 đô la chỉ để duy tŕ sự tồn tại của giàn khoan Hải Dương 981, chưa nói tới việc hoạt động. C̣n nếu tính luôn cả gần 100 tàu chiến, tàu kiểm ngư, tàu hỗ trợ quân sự của Trung Quốc thường xuyên lởn vởn xung quanh giàn khoan này, th́ con số chi phí mỗi ngày có thể lên tới hàng triệu đô la ! Như vậy mỗi tháng Trung Quốc phải chi tới khoảng 30 triệu đô la cho cụm giàn khoan Hải Dương 981.

    Đối với một đất nước Trung Quốc, dù có nền kinh tế được coi là đứng thứ nh́ thế giới, nhưng giới quan sát phương Tây vẫn phân tích rằng Trung Quốc thực sự ra chỉ là một « nước giàu, dân nghèo » mà thôi. Thu nhập b́nh quân đầu người vẫn chỉ ở mức trung b́nh thấp, chứ chưa thể so sánh được với Nhật Bản, Hàn Quốc…Thành thử bất lợi của Trung Quốc vừa qua đă thấy rơ, và đó là lư do mà Bắc Kinh phải rút giàn khoan trước thời hạn một tháng.

    RFI : Bên cạnh đó, việc duy tŕ giàn khoan và hàng loạt tàu bảo vệ cũng có nguy cơ gây leo thang xung đột bất ngờ ?

    Hoàn toàn có khả năng gây leo thang chiến tranh, trong trường hợp một sự cố xảy ra trên biển chẳng hạn. Chiến lược của cả hai bên là không hành động trước, hoặc không dùng tới vũ khí. Nhưng trong những va chạm th́ không ai có thể biết trước được việc ǵ. Và nếu một trong hai bên nổ súng trước, không biết chuyện ǵ có thể xảy ra !

    Tôi nhớ vào năm 1982 tại quần đảo Islas Malvinas ở châu Mỹ, cuộc chiến giữa Anh và Achentina đă xảy ra cũng v́ những lư do được coi là nhỏ nhặt. Một trong hai bên nổ súng trước, dẫn tới một cuộc chiến tranh kéo dài khoảng hai tháng trời. Cuộc chiến tranh tiềm ẩn trong tương lai giữa Trung Quốc và Việt Nam trên biển cũng có thể xảy ra từ những lư do như vậy.

    RFI : Giàn khoan Trung Quốc có lẽ cũng là sự kiện mà người Việt trong và ngoài nước đều hết sức chú ư…

    Có lẽ Bộ Chính trị của Trung Quốc đă quá chủ quan trong việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam. Họ không tính trước được phản ứng về mặt xă hội của người Việt. Họ chỉ tính được phản ứng của chính quyền Việt Nam. Và tôi nghĩ rằng có thể họ đă âm thầm nắm được, không chỉ phản ứng mà cả hành vi của một số giới chức trong chính quyền Việt Nam trước sự kiện Hải Dương 981 nói riêng và sự xâm lấn nói chung của Trung Quốc.

    Nhưng họ lại không tính được phản ứng của xă hội Việt Nam, mà biểu trưng là hàng loạt cuộc biểu t́nh ở Hà Nội, Saigon, sau đó lan sang Đồng Nai, B́nh Dương và cả Vũng Áng (Hà Tĩnh). Điều đó cho thấy người dân Việt Nam vẫn luôn luôn nung nấu một quá khứ ngàn năm bị Bắc thuộc, và họ không chấp nhận Bắc thuộc thêm một lần nữa ! Họ luôn sợ hăi việc Trung Quốc có thể xâm lấn Việt Nam, gây ra tất cả những khổ nạn cho người Việt. Chính v́ vậy đă liên tục diễn ra những làn sóng phản kháng của người Việt Nam.

    Cho đến nay, theo một cuộc thăm ḍ của hăng BBC World Service, có đến hơn 80% - chính xác là 84% người Việt Nam không thiện cảm với Trung Quốc. Nói cách khác, tôi cho là khá nhiều trong số 84% đó ghét Trung Quốc, và qua sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 th́ họ càng mang mối hằn thù. Điều đó hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc.

    C̣n về quốc tế, Trung Quốc cũng gặp rất nhiều bất lợi về mặt tâm lư xă hội. Chẳng hạn cũng theo kết quả khảo sát của BBC, ở Hàn Quốc chỉ có 32% là có cái nh́n tích cực đối với Trung Quốc, trong khi 56% mang tư tưởng ngược lại. Ở Nhật Bản, tỉ lệ ủng hộ Trung Quốc xuống tới mức thấp kỷ lục là chỉ có 3% !

    Trên toàn châu Á, số người coi Bắc Kinh là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực lên tới 73%. Ngay ở những nước phát triển như Anh, tỉ lệ nh́n Trung Quốc một cách tiêu cực cũng lên tới 49%, ở Úc 47%. Và đặc biệt ở Đức chỉ có 10% người dân Đức nh́n Trung Quốc với cặp mắt tích cực, trong khi đến 76% người Đức ghét cay ghét đắng Trung Quốc. Đó chính là những bất lợi rất lớn, làm cho Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia bị thiếu thiện cảm nhất trong thời buổi hiện nay trên thế giới.

    Đấy là về mặt xă hội. C̣n về mặt kinh tế, Trung Quốc cũng gặp những bất lợi nhất định. Mỗi năm Việt Nam phải nhập siêu từ Trung Quốc từ 23 đển 24 tỉ đô la. Dù con số này chỉ chiếm khoảng 1/20 trên tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc mà thôi, nhưng cũng sẽ trở nên đáng kể nếu như chiến tranh nổ ra khiến giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc bị ngưng lại hoàn toàn. Không chỉ Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng 10% GDP, mà Trung Quốc cũng sẽ bị thiệt từ 15 đến 18 tỉ đô la một năm.

    Chuyện thứ hai là hoạt động đấu thầu – và luôn luôn thắng thầu, thắng tới 90% các vụ đấu thầu, đặc biệt trong xây dựng, nhiệt điện của Trung Quốc – sẽ hoàn toàn phá sản.

    Thứ ba, các đầu tư nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam. Tuy rằng chưa phải là lớn so với các nước khác, mới chỉ giá trị khoảng 5 tỉ đô la mà thôi, nhưng sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp Trung Quốc - đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất gia công ngay tại Việt Nam để bán hàng Trung Quốc cho Việt Nam.

    Thứ tư nữa là một tháng rưỡi vừa qua, chính Bộ Công thương Việt Nam đă công bố rằng tỉ lệ người Việt dùng hàng Việt tăng hẳn lên so với tỉ lệ người Việt dùng hàng Trung Quốc – khá nhiều trước đây. Có nghĩa là tất cả những hàng hóa mang nhăn mác Trung Quốc, nhập khẩu từ Trung Quốc trở nên khó bán. Có thể chứng kiến điều đó, chuyện thường ngày tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ cũng như tại các siêu thị.

    Tâm lư người Việt ngán ngại dùng hàng Trung Quốc, các nhà nhập khẩu ngán ngại nhập khẩu hàng Trung Quốc bây giờ đang trở nên phổ biến. Chưa kể tới một tinh thần dân tộc « không sử dụng hàng Trung Quốc » cũng đang dần lan tỏa hơn. Đó là những thất lợi của Trung Quốc về mặt xă hội và kinh tế.

    RFI : Và h́nh như chính quyền Bắc Kinh cũng quên tính đến một điều là qua sự kiện chấn động vừa rồi, những người thân Trung Quốc bây giờ không dám lớn tiếng như trước ?

    Có một luồng dư luận sau khi xảy ra vụ B́nh Dương, Đồng Nai, Vũng Áng, cho rằng lực lượng thân Trung Quốc ở Việt Nam như vậy là quá đông, có thể dẫn tới chi phối hoàn toàn chính quyền ! Điều đó cũng đáng ngại thật, nếu nh́n vào hiện tượng ở B́nh Dương, Đồng Nai.

    Nhưng mà sau đó, khi Trung Quốc phải đột ngột thay đổi một số động thái như gần đây – thả ngư dân Việt Nam và rút giàn khoan Hải Dương 981, cũng như tạm ngưng một số hoạt động xâm lăng gây hấn đối với Việt Nam – có lẽ chúng ta cần nh́n lại vấn đề rằng: mọi chuyện chưa đến nỗi tuyệt vọng đối với dân tộc Việt Nam !

    Rằng lực lượng thân Trung Quốc – những người thân Trung Quốc và những người thậm chí được gọi là tay sai của Trung Quốc - chưa quá lớn để có thể lũng đoạn được toàn bộ nền chính trị cũng như nền kinh tế và các vấn đề xă hội ở Việt Nam.

    Ngược lại, sự lộ diện khá sớm của những người này thông qua những vụ bạo động ở B́nh Dương, Đồng Nai ; về nguyên tắc hoạt động ngầm th́ tất cả những người đă bị lộ mặt đều không c̣n giá trị sử dụng, và sẽ đặt Trung Quốc vào một t́nh thế là phải xem lại chiến thuật cài người vào Việt Nam trong thời gian tới.

    RFI : Như vậy theo anh việc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một thất bại của Trung Quốc. Nhưng theo nhận xét của nhiều người, không chỉ giàn khoan Hải Dương này, mà Bắc Kinh sẽ c̣n đưa nhiều giàn khoan đến vùng biển Việt Nam, có những hành động khiêu khích quyết liệt hơn ?

    Sau sự kiện rút giàn khoan Hải Dương 981 trước thời hạn một tháng, tôi cho rằng Trung Quốc sẽ không mạo hiểm đưa nhiều giàn khoan vào khu vực Biển Đông nữa. Tại v́ điều đó kém hiệu quả về một số mặt như chúng ta đă phân tích.

    Thay vào đó, họ thay đổi chiến thuật. Họ chuyển từ chiến thuật đưa giàn khoan vào khiêu khích ở Biển Đông bằng chiến thuật, theo tôi là có thể bắt người. Chiến thuật bắt người đă được Trung Quốc sử dụng rất phổ biến từ 2002 đến nay.

    Mặc dù tới nay chưa có một thông tin đầy đủ, chính xác nào của các cơ quan Việt Nam về việc ngư dân Việt và thường dân Việt bị xâm hại, bắt giữ bởi Trung Quốc, nhưng gần đây rất đáng sửng sốt là thông tin này lại được đưa ra bởi một người mang hai quốc tịch là ông André Menras, có tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết.

    Ông đă có một thống kê riêng, là từ năm 2002 đến nay đă có tới 2.000 ngư dân Việt Nam trở thành nạn nhân của Trung Quốc. Trong đó đến 30 ngư dân bị chết, 500 ngư dân bị bắt giữ và gần 150 tàu thuyền của Việt Nam bị đánh ch́m. Đó là những con số mà các cơ quan Việt Nam chưa bao giờ công bố một cách đầy đủ.

    Đây là chiến thuật nằm ḷng của Trung Quốc, những tiền lệ trong quá khứ để tạo ra những tiền lệ trong hiện tại và tương lai. Tôi c̣n cho rằng trong thời gian tới, Trung Quốc không chỉ bẳt người trên biển mà c̣n trên đất liền. Việt Nam phải hết sức cẩn thận, tỉnh táo và kiên quyết đối phó, trong trường hợp ngư dân bị bắt.

    Vừa rồi 13 ngư dân ở Quảng B́nh và Quảng Ngăi bị Trung Quốc bắt giữ khi họ đang đánh cá - được coi là trên vùng lănh hải Việt Nam, mà loanh quanh một thời gian các cơ quan Việt Nam vẫn chỉ đi xác định tọa độ mà thôi, không có một động thái kiên quyết nào cả.

    Họ chỉ biết khuyên dân là cứ mưu sinh, bám biển đi, nhưng cuối cùng không ai bảo vệ họ. Chính những người có trách nhiệm bên Kiểm ngư cũng đă trả lời là « chúng tôi không đủ lực lượng để theo dân ». Nếu không phải là Kiểm ngư theo dân th́ lực lượng Hải quân của Việt Nam ở đâu ? Bộ Quốc pḥng cũng im tiếng. Và cứ diễn ra t́nh trạng tái đi tái lại là ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ.

    Nếu Trung Quốc bắt mà không thả th́ sẽ như thế nào ? Đó là điều mà Việt Nam phải tính tới ! Và đó sẽ là những hành động khiêu khích của Trung Quốc trong tương lai – tôi cho là tương lai gần, đối với Việt Nam. Họ có thể bắt người làm con tin để gây áp lực, đổi chác lấy những việc khác.

    RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà b́nh luận Phạm Chí Dũng ở Saigon, đă nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2014...-thoi-diem-nay

  6. #1696
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bản tin video tối 16-07-2014




    Tân Hoa Xă dẫn lời ông Hồng Lỗi người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết việc rút giàn khoan do đă “hoàn thành tác nghiệp” sau khi đă thu một số dữ liệu về địa chất. Giàn khoan được rút về đảo Hải Nam. Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng việc rút giàn khoan ḥan toàn nằm trong kế hoạch và không bị bất cứ một yếu tố nào từ bên ngoài.

  7. #1697
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tiếp theo sẽ là ǵ?

    2014-07-16

    Tối 15 tháng 7 Trung Quốc tuyên bố chính thức rút giàn khoan HD 981 ra khỏi đảo Tri Tôn thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Động thái này ngay lập tức được phản ứng tích cực từ nhà nước Việt Nam, tuy nhiên để có một chiến lược đối phó cho những ǵ sắp tới vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.

    Phải đặt trọng tâm chiến lược lâu dài

    Sau khi nghe tin, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và biểu dương các cơ quan chức năng, cơ quan thực thi pháp luật trên biển đă biểu thị thái độ và trách nhiệm cao trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam. Cùng lúc người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải B́nh lên tiếng yêu cầu Trung Quốc không tái diễn đem giàn khoan vào vùng biển Việt Nam trái phép một lần nữa để bảo đảm an ninh trên biển Đông.

    Đó là hai phản ứng nhanh nhất của chính phủ về động thái rút giàn khoan HD 981 về Hải Nam với tuyên bố từ Trung Quốc là nhiệm vụ giàn khoan đă hoàn tất chứ không phải do bất cứ áp lực nào từ bên ngoài kể cả cơn băo Thần Sấm đang ầm ầm tiến đến trong 24 giờ sắp tới.

    Tuy nhiên, là người có kinh nghiệm rất nhiều trong khi đàm phán biên giới với Trung Quốc, TS Trần Công Trục nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ cho rằng không thể đánh giá một cách khái quát về hành động rút giàn khoan mà phải đặt trọng tâm vào chiến lược lâu dài mà Trung Quốc đă và đang theo đuổi:

    Có thể nói rằng tất cả các động thái về giàn khoan này khi họ hạ đặt và hai là di chuyển, rút đi chỉ là động thái tùy theo t́nh huống để họ xử lư, v́ tất cả các điều đó họ đă sắp xếp trong chiến lược đă tính sẵn rồi không có ǵ thay đổi đâu. Theo tôi bản chất của nó cho dù có những biến đổi nào đó cũng chỉ là mang tính ứng phó tạm thời mà thôi.”

    Dù tạm thời hay không, vần đề giàn khoan của Trung Quốc sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều lần nữa là điều chắc chắn. Những thay đổi có tính chiến thuật không phải là điều đáng mừng nhất là tự ru ngủ ḿnh bằng cách vuốt ve ḷng tự ái dân tộc là một hành động không những nguy hiểm đối với dư luận quốc tế mà c̣n gây ra tâm lư tự măn không đáng có trong t́nh h́nh nguy nan trước mắt.

    Chuyên gia về Biển Đông, Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quân sự Australia cho biết nhận xét của ông:

    “Việc rút giàn khoan này có vẻ làm dịu bớt căng thẳng và tôi cho rằng rằng đây là thời điểm mà Bác Kinh và Hà Nội ngồi xuống trao đổi về quan hệ hai nước và đây là tiền đề có ảnh hưởng đến những động thái phải làm trong tương lai. Trung Quốc đă đưa hàng trăm tàu bao gồm tàu chiến vào trong khu vực này là điều mà chỉ một hoặc hai nước có đủ khả năng buộc họ phải dừng lại, v́ vậy Việt Nam nên tận dụng cơ hội này để làm dịu t́nh h́nh và t́m hiểu thêm về Trung Quốc để có phản ứng thích hợp trong tương lai. Việt Nam cần t́m thêm sự ủng hộ của quốc tế để biến vấn đề thành quốc tế hóa điều mà Trung Quốc không muốn đá động tới.”

    C̣n tiếp...

  8. #1698
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mỹ có thay đổi chiến thuật?

    Chiến thuật mèo vờn chuột mà báo chí quốc tế đang nêu ra cho thấy Trung Quốc muốn đặt Việt Nam vào thế chạy theo đuôi và không thể thoát ra sự kềm chế của họ bằng sức mạnh quân sự. Những cuộc gặp gỡ mới nhất giữa hai đô đốc tư lệnh hải quân Trung Mỹ, cộng với cuộc tập trận mang tính quy mô vừa qua tại Hawaii giữa hai nước là một dấu hỏi rất lớn trong giới quan sát Biển Đông. Đến nỗi có người đưa ra câu hỏi liệu có phải Mỹ thay đổi chiến thuật đối với Trung Quốc hay không.

    Giáo sư Carl Thayer từng được cho là có lo âu cho một cái bắt tay sau hậu trường trong chính sách mới của hai nước, đă xác định với chúng tôi như sau:

    “Tôi tin rằng người ta đă diễn dịch lời của tôi không chính xác. Ư tôi muốn nói nếu nh́n vào những ư kiến của dư luận qua cách mà cả hai nước Mỹ Trung cùng nhấn mạnh tới chính sách “ngoại giao tập trận” (Mil to Mil relation) là một bước tiến của Mỹ kể từ năm 1989 khi họ cố dàn xếp một vụ tập trận song phương nhưng không đạt được. Cho đến vụ va chạm trên không giữa máy bay EP 3 của Mỹ và chiến đấu cơ Trung Quốc vào năm 2001 trên đảo Hải Nam.

    Những ǵ tôi muốn nói là Trung Quốc đưa ra đề nghị tập trận chung nằm trong ư muốn tiếp cận Trung Quốc của Mỹ. Đây là ưu tiên hàng đầu và cũng là mục tiêu Mỹ nhắm tới và v́ vậy tôi quan tâm rằng nếu mối quan hệ “tập trận” này được xây dựng chặt chẽ hơn nó có thể sẽ uốn cong những quyết định của Mỹ, đặc biệt trong trường hợp Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ.”

    T́nh h́nh tạm dịu là cơ hội để Việt Nam tập trung hơn trong nhiều vần đề mà trước nhất vẫn là cố gắng vận động sự đồng thuận của quốc tế. Tiếng nói nhiều nước sẽ cộng hưởng và hiệu ứng của nó sẽ lớn hơn gấp nhiêu lần của một số ít. Hai nữa là thường xuyên điều động các đơn vị cảnh sát biển, kiểm ngư làm công tác bảo vệ tại khu vực mà giàn khoan vừa rút sẽ vô hiệu hóa ư đồ chiếm giữ bằng sự hiện diện thường xuyên mà Trung Quốc cố t́nh áp đặt. Về vấn đề này, TS Trần Công Trục cho biết:

    Các đơn vị này được thành lập ra là để làm cái việc đó cho nên không phải v́ chuyện Trung Quốc đưa giàn khoan mới phải làm c̣n khi họ rút rồi th́ thôi, lại rút về. Tôi cho là không phải như vậy. Họ phải luôn luôn thường trực để bảo vệ. Dĩ nhiên c̣n phụ thuộc vào yếu tố, vào khả năng, về trang thiết bị lực lượng nhưng điều quan trọng là nhiệm vụ các đội ngũ này là anh phải luôn luôn thường trực để bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của ḿnh trên các vùng biển được xác nhận thuộc về vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.”

    Tuy nhiên, sự đồng thuận cao nhất của Chính phủ và Đảng cộng sản mới là điều cốt lơi trong việc chống lại sự áp đặt của Trung Quốc. Rất nhiều nhà quan sát quốc tế nhận xét rằng Bộ chính trị Việt Nam hiện nay đang lưỡng lự trước vấn đề Trung Quốc và đây là yếu huyệt của Hà Nội trước sự sống c̣n của dân tộc. TS Trần Công Trục lư giải những nhận xét này như sau:

    “Nói như vậy không phải là một điều đáng ngạc nhiên, bất kỳ một xă hội nào dù có văn minh, tiến bộ đến đâu cũng đều tồn tại điều đó. Vấn đề quan trọng là phải xử lư những mâu thuẫn đó như thế nào và nó phải thể hiện vào lúc chúng ta gặp sự cố, t́nh huống mà liên quan đến tất cả lợi ích chung của chúng ta cũng như của cộng đồng mà chúng ta đang sống trong khu vực của quốc tế.”

    Việt Nam không có một động thái nào ở cấp cao nhất là điều mà Trung Quốc đă dự kiến trong chiến lược lấn chiếm Biển Đông của họ. Cởi bỏ chướng ngại to lớn này không ai khác hơn là đảng và chính phủ Việt Nam trước khi băo đi và giàn khoan khác lại kéo tới.


    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...014144526.html

  9. #1699
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRUNG CỘNG RÚT GIÀN KHOAN

    July 17th, 2014

    Về đánh giá của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh rằng “Trung Quốc rút giàn khoan v́ biết Hội nghị trung ương sắp triệu tập để bàn riêng về t́nh h́nh Biển Đông và quyết định có kiện Trung Quốc ra ṭa án quốc tế hay không” th́ tôi không nghĩ như vậy.

    *Thứ nhất, Trung Quốc không hề ngại Hội nghị trung ương của ta qua hành động đưa giàn khoan vào trước khai mạc Hội nghị trung ương 9 có 6 ngày.

    * Thứ hai, Trung Quốc không sợ kiện, Philippine kiện họ ra ṭa từ lâu đâu có giải quyết được chuyện ǵ!?


    Có 3 nhóm nguyên nhân khiến Trung Quốc rút giàn khoan.

    Nhóm thứ nhất là do sự đấu tranh từ trong nước. Tôi không tin Trung Quốc rút giàn khoan bởi nhóm này v́ nếu thế, Trung Quốc đă không đưa giàn khoan vào ngay từ đầu, ngoại trừ đường lối chính phủ Việt Nam có sự thay đổi.

    Tôi không tin Trung Quốc rút giàn khoan là sự “thành công về cuộc chiến về pháp lư, về ngoại giao” khi lănh đạo nhà nước ta từng đề nghị gặp gỡ hàng chục lần, Trung Quốc không thèm đoái hoài, chỉ tiếp có 1 lần.

    Tôi không tin Trung Quốc rút giàn khoan là do sợ khi Việt Nam không dám kiện.

    Tôi không tin Trung Quốc rút giàn khoan là thắng lợi của Việt Nam trên thực địa khi trong suốt thời gian họ chiếm đóng trên biển Đông cho tới lúc ra về, họ không ngừng đâm đuổi lực lượng chấp pháp và ngư dân chúng ta chạy té khói.

    Nhóm thứ hai là sự hỗ trợ từ bên ngoài. Đây là nhóm nguyên nhân chiếm được ḷng tin.

    Tôi tin động thái ngoại giao con thoi giữa Việt Nam và Philippine từ sau hôm xuất hiện giàn khoan có giá trị.

    Tôi tin việc đoàn Nghị sĩ Thượng viện, Hạ viện Hoa Kỳ liên tục đến Việt Nam trong thời gian gần cùng với sự xuất hiện khẩn trương, huyền bí của đại diện – trợ lư đặc biệt của tổng thống Mỹ có giá trị.

    Tôi tin việc sửa hiến pháp cho phép Nhật Bản pḥng vệ tập thể, hỗ trợ khi nước bạn bè khi bị tấn công có giá trị.

    Tôi tin việc bỗng nhiên Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tuyên bố Úc sẽ đương đầu với Bắc Kinh bởi nhiều lư do mà một trong số đó được hăng truyền thông Fairfax Media dẫn lại rất sắc nét “Trung Quốc không tôn trọng kẻ yếu” có giá trị.

    Tôi tin việc Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết về biển Đông với 100% số phiếu – điều cực hiếm có giá trị.

    Tôi tin việc nhiều quốc gia văn minh trên thế giới lên tiếng phản đối, bênh vực Việt Nam trong suốt thời gian Trung Quốc xâm lấn có giá trị.

    Việc Việt Nam bỗng tuột khỏi quỹ đạo điều khiển và Trung Quốc khiến thế giới đối đầu chiếm nhiều khả năng là lư do rút giàn khoan. Có thể Trung Quốc hi vọng động thái này buộc Việt Nam nghĩ lại, tính toán đưa mọi việc trở về cũ – trước thời điểm 2/5.

    Nhưng những thông điệp vừa qua từ phía nhà cầm quyền Việt Nam cho thấy mọi việc có vẻ đă trở nên quá muộn.

    Nhóm thứ ba là thiên nhiên. Trung Quốc rút giàn khoan để tránh băo. Hăy nhớ trước khi rút Trung Quốc đă tuyên bố “sẽ đánh giá các dữ liệu thu thập được” và sẽ căn cứ vào đó để thực hiện “quyết định các bước tiếp theo”.

    Một điều cần nhớ nữa là Trung Quốc không chỉ sử dụng giàn khoan vào mục đích t́m dầu mà tối quan trọng, giàn khoan là “lănh thổ quốc gia di động”. Cho nên “dữ liệu thu thập được” chưa hẳn là vấn đề có giá trị trong ư đồ bành trướng này.

    Không thể phủ nhận công lao của băo trong việc Trung Quốc rút giàn khoan sớm hơn dự kiến. Điều này có thể coi như ông trời đă giúp Việt Nam có thêm thời gian để quyết định các giải pháp, đối sách tối ưu để độc lập chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ bền vững.

    Rất mong lănh đạo Việt Nam nh́n ra để tận dụng!

    Nguồn: FB Hoang Nguyen Van


    http://www.basam.info/2014/07/17/276...n/#more-133385

  10. #1700
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    B́nh luận sau khi Trung Cộng rút giàn khoan :

    Thói quen khó bỏ của Cộng Sản Việt Nam

    17/07/2014

    Ngay từ lúc cái giàn khoan HD-981 c̣n ở vùng biển VN, đă có người tưởng tượng rằng một ngày nào đó Tàu quyết định rút giàn khoan đi nơi khác, và tác giả một cách hài hước cho rằng lúc đó sẽ có một số quan chức VN xuất hiện trên báo chí nói đó là một thắng lợi của VN.

    Tưởng chỉ là chuyện giả tưởng, ai dè nó lại là sự thật. Khi giàn khoan mới rút đi được một ngày, đă có quan chức kiểm ngư tuyên bố rằng “Tôi cho rằng Trung Quốc di chuyển giàn khoan v́ sức ép đấu tranh của các lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển; trên nhiều mặt trận khác họ đều rơi vào thế bị động, cô lập”.

    Phải nói đó là một tuyên bố rất … khó nghe. Trong suốt thời gian giàn khoan HD-981 ở vùng biển của VN, các nhóm “chấp pháp” VN có gây được tác động nào đâu. Mỗi lần tàu kiểm ngư hay tàu cảnh sát biển ra ngoài đó là bị tàu của Tàu xua đuổi, đâm húc gây hư hại nghiêm trọng. Nếu không bị đâm va, th́ tàu của VN cũng phải trốn chạy loanh quanh trên vùng biển của ḿnh.

    Tàu của VN chẳng những rất nhỏ so với tàu của Tàu, nhưng c̣n rất cũ kĩ. Lực lượng kiểm ngư qua lời của chính ông cục trưởng c̣n không bảo vệ được ngư dân th́ nói ǵ đến chuyện gây sức ép cho Tàu cộng. Tàu kiểm ngư không có cách ǵ đến gần giàn khoan do các tàu của Tàu cộng dàn ngang bảo vệ, th́ làm ǵ tàu kiểm ngư VN có khả năng gây áp lực cho giàn khoan. Ấy thế mà vị quan chức đó nói lấy có lấy được rằng giàn khoan HD-981 phải rút đi v́ sức ép của các lực lượng chấp pháp VN!

    Người khác th́ suy luận rằng giàn khoan rút đi là một thắng lợi về ngoại giao của VN. Thật ra, ngoại giao VN có làm nhiều trong trường hợp này, nhưng tác động th́ không rơ mấy. Những bài báo tranh luận trên báo chí phổ thông chắc chắn chẳng có tác động ǵ đến giàn khoan. Những nỗ lực ngoại giao cấp cao đều chẳng dẫn đến đâu. Dương Khiết Tŕ sang VN cũng chẳng có một thoả thuận nào. VN nói về nộp hồ sơ phản đối Tàu th́ Tàu đă làm trước! VN nói sẽ kiện Tàu cộng ra toà án quốc tế, nhưng cho đến nay th́ việc làm đó chắc sẽ không thành hiện thực. Nói tóm lại, hoạt động ngoại giao th́ có đấy, nhưng tác động th́ không rơ ràng, nếu không muốn nói là không hiện hữu. Ngay cả 13 ngư dân VN bị Tàu bắt, ngoại giao VN đă làm ǵ ngoài việc nhờ Tàu … xác định toạ độ!

    Tàu cộng rút giàn khoan v́ họ đă đạt được mục tiêu, chứ không phải v́ sức ép của các lực lượng chấp pháp VN, và càng không do áp lực ngoại giao của VN. Dĩ nhiên, VN phải tuyên bố là Tàu không được đưa giàn khoan vào biển VN. Nhưng nếu ngay ngày hôm nay, Tàu cộng tuyên bố kéo giàn khoan khác vào vùng biển VN th́ phía VN cũng chẳng làm ǵ được để ngăn chận họ. VN không có nhiều lựa chọn để đối đầu với Tàu, và đó là một thực tế.

    Có thể tiên đoán rằng sau giàn khoan sẽ đến ngư dân là nạn nhân của Tàu cộng. Chúng sẽ cho tàu tuần tra trong vùng biển mà chúng cho là của Tàu. Chúng sẽ tăng cường ngăn chận ngư dân ta đánh cà và bắt bớ ngư dân, như là một phát biểu về chủ quyền của họ đối với vùng biển bao bọc bởi bản đồ 9 đoạn. Theo tôi nghĩ, bản đồ này chính là nguồn cội của tất cả nguồn cội về xung đột giữa Tàu và các nước trong vùng. Ngày nào bản đồ này chưa được vô hiệu hoá, ngày đó ngư dân VN vẫn c̣n khổ và sẽ có nhiều giàn khoan được hạ đặt vào vùng biển của VN.

    Nguồn: FB Nguyen Tuan


    http://anhbasam.wordpress.com/2014/0...o/#more-135937

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-11-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2012, 02:54 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 21-07-2011, 04:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •