Page 172 of 174 FirstFirst ... 72122162168169170171172173174 LastLast
Results 1,711 to 1,720 of 1737

Thread: Những vấn đề đang xảy ra : Từ chuyện CHHV đến vụ Giàn Khoan của TC

  1. #1711
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thế lưỡng nan hậu giàn khoan Trung Cộng

    Ngay vào thời điểm tin tức về giàn khoan Trung Quốc trên truyền thông đang vỡ ̣a, có người đă lo lắng, sau khi giàn khoan HD-981 rút khỏi biển Việt Nam, liệu mọi chuyện, một lần nữa, rồi lại sẽ rơi vào im lặng như trước đây.

    Việc nhà nước (Việt Nam) hạn chế hay khuyến khích báo chí quốc doanh “xả stress”, sau một đợt “ngủ đông” kéo dài về cuộc 'xâm lăng toàn diện' Việt Nam của Trung Quốc, đặt ra những t́nh huống lưỡng nan cho cuộc đấu tranh ngoại giao và pháp lư tới đây.

    Nếu cuộc chạy “sô” lập trường dâng cao sẽ dẫn đến nỗi lo “chùm nho Bắc Kinh nổi giận”, nếu cái nồi hơi “phê Trung, đả Giàn” (phê Trung Quốc, đả Giàn khoan) hạ nhiệt th́ ngược lại, biết lấy ǵ “chống lưng” cho cuộc vận động dư luận đ̣i đảo cũng như đ̣i biển bị cướp và bị chiếm?

    'Pháo xịt ng̣i'

    Theo Tân Hoa xã, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi chiều 16/7 cho biết, việc chuyển giàn khoan là sự sắp xếp từ trước của các doanh nghiệp trên biển, chẳng liên quan ǵ tới bất cứ một nhân tố bên ngoài nào.

    Ư ông này “căi cối căi chầy”: Chúng tôi (tức Trung Quốc) rút trước một tháng so với dự kiến không phải v́ tính toán sai lầm và do áp lực quốc tế đâu nhé! Trung Quốc rút giàn khoan càng không phải v́ Tổng thống Obama đă có cuộc điện đàm (nóng) với Chủ tịch Tập Cận B́nh một ngày trước khi chúng tôi ra tuyên bố đâu nhé!?

    Đúng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă tiết lộ một phần của bí mật…

    Phần của bí mật đó là ông Obama đă nói ǵ với ông Tập sau hơn hai tháng Trung Quốc “múa gậy vườn hoang” khiêu khích, thách thức, hiếp đáp đối với một nước nhỏ (đang bị họ quở trách là “đứa con hoang đàng”)?

    Liệu Trung Quốc đă thật sự hoàn thành sứ mệnh “nắn gân dư luận”?

    Liệu Trung Quốc đă lănh đủ những thứ Trung Quốc đáng ra phải nhận?

    Sự trỗi dậy muộn màng của Trung Quốc trong một trật tự tương đối an bài bởi những thiết chế quốc tế về an toàn và tự do hàng hải mách bảo cho những thế lực nuôi cuồng vọng sắp xếp lại bàn cờ khu vực cũng như trên toàn cầu rằng, thời của họ chưa đến hoặc thời của họ đă qua

    Phép thử của những kẻ chủ xướng “Trung Hoa Mộng” khi nào thật sự mới kết thúc?

    Chẳng có ǵ bảo đảm, Trung Quốc sẽ không “tái xuất giang hồ”, đẩy “biên giới di động” trở lại vị trí cũ, hoặc sang một vị trí mới. V́ đường lưỡi ḅ “tham ăn háu đói” đâu chỉ ra đời từ thời Tưởng Giới Thạch.

    Nó là sản phẩm từ ngàn năm của điều được cho là “căn tính sói”, sản phẩm của năo trạng coi 14 nước láng giềng là man di của một “Trung Hoa quân chủ chuyên chế” (từ của GS Trần Ngọc Vương).

    Các lựa chọn


    Một nửa sự mờ ám chưa hẳn đă là sự mờ ám toàn phần. Người Việt, cả 'thủ lĩnh' lẫn 'thảo dân' sẽ c̣n mất nhiều công sức để phát hiện, để đối phó! Cơn sốt truyền thông hai tháng qua mới chỉ đủ để công luận qua “cơn ngái ngủ”.

    Có một sẽ có hai. Trong một t́nh huống rơ như ban ngày, Việt Nam là bậc thang đầu tiên để 'Thiên triều' đi xuống biển Đông Nam Á, từ đó trổ ra Thái B́nh Dương để ăn thua “đủ” với các cường quốc muốn giữ nguyên trạng.

    Nhưng rồi “sự trỗi dậy” ấy, cho dù bằng ḥa b́nh như đang quảng bá hay bằng chiến tranh như từng chuẩn bị, dường như cho thấy con sư tử già thức giấc quá muộn.

    Dẫu sao mặc ḷng, giờ đây ngồi tính lại hơn thiệt (cost and benefit), Trung Quốc đang nhận ra những sự thật không mấy ngọt ngào.

    Về phần thế giới, phải thấy các nhà b́nh luận có lư khi qua những vụ như vừa rồi đă khái quát nên một Trung Quốc “chưa giàu đă già”, “chưa hùng đă hung”.

    C̣n Việt Nam có thể đứng trước những lựa chọn nào?

    Thứ nhất, nhân cơ hội vừa qua, xác lập lại một tư thế mới trong bang giao với các nước láng giềng và thế giới, dù lớn hay bé, như giữa các quốc gia với nhau; thậm chí, nếu muốn, như giữa các thực thể địa - chính trị. Đây là cơ hội để Việt Nam có được một con đường thẳng và tương đối nhanh để đi tới hưng khởi.

    Thứ hai, trở lại “đường ray cũ” như một tập quán “bóng đè”, như một định mệnh của lịch sử. Việt Nam sẽ trở thành “trái độn” cho những xung đột có thể có giữa các thế lực lớn. Đây là con đường trở lại 'kiếp chư hầu', 'thuộc quốc' vốn đă quá bẽ bàng trong lịch sử.

    Đều là thành viên của Việt tộc, chúng ta phải hiểu tại sao Trần Hưng Đạo được dân phong Thánh, gọi là Đức Thánh Trần.

    Khi xă tắc lâm nguy th́ sự đồng thuận cao giữa triều đ́nh với thần dân, đặc biệt là giữa những nhân vật trọng yếu của triều đ́nh với nhau (mặc dầu trong đám ấy cũng có kẻ toan tính chuyện hàng giặc) là vô cùng quan trọng. Trần Hưng Đạo, v́ nước bỏ qua thù nhà, góp phần giương cao ngọn cờ đoàn kết dân tộc, đă lănh đạo hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.


    Không “há miệng chờ sung”Pháo Tàu tuy đă “xịt ng̣i” nhưng thuốc pháo c̣n nguyên.

    Và những ṿi rồng, những súng phun nước, thậm chí các dàn pháo đủ loại (Trung Quốc đă “lột truồng” để phóng đại thêm tính côn đồ) vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng.

    Lựa chọn của 'nạn nhân' trong trường hợp này khá hạn hẹp.

    Cũng c̣n may mà thế lưỡng nan không chỉ xuất hiện trong bang giao Việt-Trung.
    Thế lưỡng nan c̣n phản ánh cả ở tương quan giữa Trung Quốc với các nước khu vực và với các đại cường: “Lụt th́ lút cả làng”.

    An ninh của Việt Nam trở thành một bộ phận của an ninh khu vực, thậm chí toàn cầu. Tuy nhiên, cũng không thể “há miệng chờ sung”.

    Ngay giữa ngă ba đường, Việt Nam đă buộc phải chủ động tiến hành nhiều cuộc chinh chiến ngoài ư muốn để góp phần ngăn chặn thảm họa cho toàn khu vực.

    Và an ninh và phát triển cho Việt Nam, ḥa b́nh và công lư cho Biển Đông, đó là con đường mở ra ở phía trước, nhưng không phải là một sứ mệnh bất khả thi!

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/foru..._dilemma.shtml

  2. #1712
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    VN ‘nhắc Biển Đông’ với Bill Clinton

    Cập nhật: 09:40 GMT - thứ bảy, 19 tháng 7, 2014



    Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp ông Bill Clinton tại Hà Nội

    Chủ tịch nước Việt Nam cảm ơn Hoa Kỳ đă “ủng hộ” Việt Nam trong tranh căi giàn khoan với Trung Quốc, theo nội dung cuộc gặp với một cựu Tổng thống Mỹ tại Hà Nội.

    Ông Bill Clinton có chuyến thăm Việt Nam một ngày hôm 18/7 trong một phần chuyến thăm châu Á với chủ đề pḥng chống HIV/AIDS.

    Khi gặp xă giao các lănh đạo Việt Nam, ông đă được nghe và có b́nh luận về tranh chấp Biển Đông, theo tường thuật của Việt Nam.

    Thông Tấn Xă Việt Nam nói Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “hoan nghênh Thượng viện Hoa Kỳ đă có Nghị quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam”.Ông Sang cũng “bày tỏ cảm ơn Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ, các vị chính khách, các học giả và dư luận Hoa Kỳ đă có thái độ mạnh mẽ, ủng hộ Việt Nam”.

    Chủ tịch nước Việt Nam nhắc lại đề nghị Hoa Kỳ sớm dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, coi đây là "công việc quan trọng, cần thiết để khẳng định mức độ tin cậy lẫn nhau".



    Ông Bill Clinton cũng gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

    Trả lời ông Sang, ông Clinton nói “quan điểm của Hoa Kỳ là mong muốn xây dựng quan hệ hợp tác, gạt bỏ đối đầu giữa các nước, ủng hộ ḥa b́nh ổn định, phát triển thịnh vượng cho tất cả các quốc gia”, theo Thông Tấn Xă Việt Nam.

    Cũng theo nguồn Việt Nam, ông Clinton nhấn mạnh “các nước trong khu vực đều phải hợp tác với nhau; tránh t́nh trạng một nước lớn có thể ức hiếp các nước nhỏ khác trong khu vực”.

    Khi gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Clinton, theo Thông Tấn Xă Việt Nam, nói “chính phủ Mỹ, cá nhân ông cũng như bà Hillary Clinton luôn ủng hộ và thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông bằng biện pháp ḥa b́nh, theo luật pháp quốc tế”.

    Trong khi đó, trang web chính thức của Quỹ Clinton không đề cập các cuộc gặp lănh đạo Việt Nam của ông Clinton.

    Trang này chỉ tường thuật việc cựu tổng thống thăm Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xă hội số II (xă Yên Bài, Ba V́, Hà Nội), là nơi nuôi dưỡng những trẻ em bị nhiễm HIV.

    Trang Facebook của ông Clinton cũng chỉ đăng h́nh ảnh về cuộc gặp các trẻ nhiễm HIV ở Hà Nội.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._leaders.shtml

  3. #1713
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bể Đông và ông trách nhiệm

    19-07-2014

    1. Ngày 15/7, Tân Hoa xă đưa tin Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) thông báo đă hoàn thành xong công tác khoan trắc trên vùng đảo Tây Sa và giàn khoan 981 sẽ được chuyển tới làm việc ở đảo Hải Nam. Tại thời điểm này, trên biển Đông xuất hiện cơn băo Thần Sấm (Rammasun) đi thẳng vào vùng biển mà giàn khoan 981 hạ đặt.

    Báo chí trong nước đua nhau giật title câu view thông tin này, mạng xă hội cũng nóng lên không kém. Người cho rằng Trung Quốc rút giàn khoan để tránh băo, kẻ lại nói là đă khoan trắc xong nên dời đến vị trí mới. Người phân tích, kẻ trích dẫn, rất huyên náo.
    Sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông báo chính thức về việc trên. Một loạt quan chức và cựu quan chức phát biểu rất hùng hồn, như là họ đă biết trước việc Trung Quốc rút giàn khoan.

    Vài quan chức của Quốc hội nổ như pháo tép về biển Đông sau sự kiện này, đến mức báo chí giật title “bản lĩnh Quốc hội về biển Đông”, bởi kỳ họp thứ 7 của Quốc hội diễn ra trong thời điểm căng thẳng ở biển Đông. Bản lĩnh của Quốc hội được ông Giàu – Chủ nhiệm UB Kinh tế “dẫn lời” từ cử tri là: “bài khai mạc và bế mạc của Chủ tịch Quốc hội, công thư của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại“. C̣n ông Phúc – Chủ nhiệm Văn pḥng quốc hội th́ cho rằng đó là: “Quốc hội đă dành thời gian thảo luận sâu sắc, mạnh mẽ lên án hành động sai trái của phía Trung Quốc” và ra “Bản thông cáo số 2 của Quốc hội (ngày 21/5)“. Trong khi đó, mặc dù đă được Đại biểu quốc hội đề xuất, nhưng Quốc hội cho rằng, chưa cần thiết phải có một nghị quyết về biển Đông(!?).

    Phát biểu trước báo giới, ông Hà Lê – cục phó Cục kiểm ngư cho rằng: “Trung Quốc di chuyển giàn khoan v́ sức ép đấu tranh của các lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển”. Ông Lê Mă Lương – cựu tướng 1 sao đánh giá: “Đây là sự thành công về cuộc chiến về pháp lư, về ngoại giao của Nhà nước và Nhân dân Việt Nam”. C̣n ông Lê Kế Lâm – cựu Chuẩn đô đốc th́ cho rằng đó là kết quả của: “sự đấu tranh kiên cường, quyết liệt của dân Việt Nam dưới sự lănh đạo kiên cường của Đảng và Nhà nước Việt Nam”. Ông Lâm c̣n ví von việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép khiến “trời cũng không dung, người không tha”.

    Các nhà phân tích, nghiên cứu cũng đua nhau giải mă về hành động của Trung Quốc. Trả lời hăng tin BBC, ông Carlyle Thayer – giáo sư thuộc Học viện quốc pḥng Australia, nhà nghiên cứu hàng đầu về biển Đông cho rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan là để “lôi kéo Việt Nam vào con đường đàm phán song phương, ngăn chặn những thành phần trong Bộ Chính trị Việt Nam muốn tìm kiếm sự trợ giúp bên ngoài” trong thời điểm Thượng viện Mỹ ra nghị quyết về biển Đông và chuẩn bị diễn ra Diễn đàn An ninh khu vực (ARF). Ông Thayer nhấn mạnh: “Nếu Trung Quốc muốn đặt giàn khoan ở đó vô thời hạn thì Việt Nam cũng không làm gì được”.

    Có điều, sau gần 2 ngày giàn khoan 981 di chuyển, th́ nó đă dừng hẳn và ở cách vị trí cũ không xa. Có vẻ lư do tránh băo đă bị loại trừ, v́ vị trí mới vẫn nằm trong vùng của tâm băo. Báo Tuổi Trẻ giật title: “Giàn khoan 981 ngừng di chuyển, nằm sâu hơn trong biển Việt Nam”. Bài báo đă được gỡ xuống sau khi xuất bản chưa đầy một tiếng đồng hồ. Một loạt báo chí ăn theo nói leo về việc Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam vội vàng gỡ bài, sửa title hoặc sửa nội dung. Thậm chí cả bài phỏng vấn ông Hà Lê nói trên. Lại có một cuộc tranh luận mới gay gắt trên mạng xă hội về vị trí mới của giàn khoan 981 là ở khu vực biển của ai? Khi giàn khoan không c̣n nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhưng vẫn nằm trong khu vực quần đảo Hoàng Sa.

    Chuyện biển Đông và giàn khoan 981 là chuyện quốc gia đại sự, liên quan đến chủ quyền đất nước. Ấy mà từ quan chức, cựu quan chức đến truyền thông toàn “tát nước theo sự kiện”, mới thấy sự hèn hạ của một dân tộc tiểu nhược.

    Tiền nhân có câu: “Đánh được người mặt đỏ như vang, không đánh được người mặt vàng như nghệ”. Mặt vàng lâu nay đă mang, không bàn. Ấy thế mà vẫn vênh vang cái mặt đỏ khi người ta không buồn “đánh” mà quay đít bỏ đi.

    An-nam đang có mốt tin-tin chụp ảnh “tự sướng” khoe trên mạng.



    C̣n tiếp...

  4. #1714
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    2. Một bản kiến nghị được gửi lên trang web của Nhà Trắng đ̣i chính quyền của tổng thống Obama phải “đưa ra h́nh phạt hoặc yêu cầu VTV” phải cấm BLV Tạ Biên Cương v́ tội b́nh luận “nhảm” trong mùa world cup 2014.

    Về độ nhảm th́ chắc không cần phải nói.

    Nhớ cách đây hơn tháng, từ quan chức đến cần-lao, từ trí-thức-khả-kính đến bần-nông-ít-chữ hô hào nhiệt liệt kư tên lên trang này để đ̣i chính quyền của tổng thống Obama trừng phạt Tàu-khựa v́ đă hạ đặt trái phép giàn khoan 981 vào vùng biển của Việt Nam. Dĩ nhiên, đến tận bây giờ không có hồi âm.

    Mọi so sánh có thể là khập khiễng, nhưng xét trên chủ thể đối tượng, th́ việc kiến nghị Tổng thống Mỹ phạt Tạ Biên Cương và phạt Trung Quốc chả khác nhau là mấy. Thế mới thấy mấy cái kiến nghị của dân An-nam nhờ chính quyền quốc gia khác can thiệp chuyện nhà của ḿnh nhảm nhí và ngu dốt đến mức nào.

    Ngày trước, chuyện trong nước, từ chổi cùn rẻ rách cũng kêu lên tận Thủ tướng. Giờ, từ chuyện biển đảo đến cu con BLV bóng đá cũng kêu lên tận tổng thống Mỹ.


    Những kẻ hèn hạ thường không biết đến sự nhục nhă, là thế.


    3. Vụ vỡ đường ống nước từ nhà máy nước Sông Đà về Hà Nội của Vinaconex đến lần thứ 9 khiến từ quan đến dân thủ đô không khỏi bức xúc. Một công tŕnh liên quan đến đời sống hàng ngày của gần trăm ngh́n người dân, đă được cúp vàng về chất lượng xây dựng mà đến 9 lần vỡ ống th́ chắc chắn là chất lượng có vấn đề(?) và đơn vị trao cúp vàng kia cũng có vấn đề(?).

    Hệ thống cấp nước là công tŕnh công ích, được xây dựng bằng tiền ngân sách. Có nghĩa đây là tiền thuế của dân, được sử dụng để phục vụ lại dân. Thế nhưng tiền thuế th́ vẫn thu, nhưng sự phục vụ th́ chưa chu đáo.

    Vẫn những bài quen thuộc, quan chức chính quyền Hà Nội hùng hồn phản đối, phê phán, quy chụp trách nhiệm. Quan chức Vinaconex thanh minh, giải tŕnh, thậm chí c̣n phát biểu trước báo giới là “rất muốn xin lỗi nhân dân thủ đô”. Và tất nhiên, báo giới đ̣i phải t́m ra người chịu trách nhiệm về vụ việc, nhưng chính quyền Hà Nội lại cố né tránh. Nếu bị dồn quá th́ vẫn bài cũ đem ra sử dụng, trách nhiệm là của tập thể và lỗi là của thằng cơ chế.

    Hà Nội đang có kế hoạch đầu tư 1.000 tỷ đồng để xây dựng đường ống dẫn nước mới thay cho hệ thống đường ống đến 9 lần vỡ của Vinaconex. Thế nhưng, tiền ở đâu và đơn vị nào thi công vẫn chưa được công bố. Trong khi đó, dự án xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước sạch từ sông Đà giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư lên tới 4.000 tỷ đồng vẫn được Hà Nội chỉ định cho nhà thầu Vinaconex thực hiện.

    Dư luận không thể không đặt câu hỏi: V́ sao Vinaconex đang có nhiều bê bối trong dự án 1, dẫn đến gần 100 ngh́n dân thủ đô không có nước sinh hoạt vẫn được ưu ái đến như vậy? Và dĩ nhiên, người ta nghĩ ngay đến “lợi ích nhóm” và “chùm khế ngọt” của bên B. Vài năm nữa khi vận hành dự án 2 này, nếu có 9-10 sự cố vỡ đường ống như dự án 1, không biết khi đó trách nhiệm có là của tập thể và lỗi có là của thằng cơ chế nữa không?

    Bởi v́, An-nam vẫn chưa t́m ra, ai là ông trách nhiệm?

    http://www.basam.info/2014/07/19/278...g-trach-nhiem/

  5. #1715
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    AI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ T̀NH H̀NH ĐẤT NƯỚC HÔM NAY?

    July 18th, 2014

    Trong bất kỳ một cuộc lột xác thay đổi nào đều không tránh khỏi nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần. Mục tiêu tối thượng phải tránh được đổ máu làm hao tổn hiền tài và nguyên khí quốc gia. Muốn tránh được điều này, thay đổi thể chế, đoàn kết dân tộc và thực hiện dân chủ phải thực sự bắt đầu từ trong đảng. Câu hỏi đặt ra là Đảng chọn ǵ? Chọn quốc gia, dân tộc hay chọn duy tŕ quyền lănh đạo của nhóm thiểu số trong Đảng?

    Có thể nói chưa có lúc nào đất nước ta lại lâm vào cơn khủng hoảng ḷng tin, đường lối phát triển tù mù và t́nh trạng ngày càng lún sâu vào khủng hoảng toàn diện cùng với nguy cơ lớn từ phía Trung Quốc đe dọa độc lập và chủ quyền quốc gia. Từng đảng viên, đặc biệt là những đảng viên giữ trọng trách lănh đạo đất nước đều phải chịu trách nhiệm về t́nh h́nh đất nước hôm nay.

    Việt Nam đứng áp chót “quốc gia đáng sống”

    Theo công bố của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đứng thứ 124/125 đất nước được khảo sát, có nghĩa là áp chót, chỉ đứng trên Lybia – đất nước bất ổn ở Trung Đông.

    Bảng xếp hạng “Quốc gia đáng sống” dùng để đo những đóng góp của mỗi quốc gia cho hành tinh và nhân loại. Có 7 phương diện được xét đến đó là “đóng góp về khoa học công nghệ, về văn hóa, đóng góp vào ḥa b́nh và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và b́nh đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe từ văn hóa đến đóng góp để cái thiện hành t́nh và nâng cao sức khỏe cộng đồng”.

    Cũng theo bảng xếp hạng này, ba top đầu thuộc các nước Ireland, Phần Lan và Thụy Điển là các quốc gia tử tế nhất thế giới, người dân rất hạnh phúc và cởi mở.

    Chế độ toàn trị

    Khi tuyên thệ vào Đảng bất cứ người đảng viên nào cũng muốn cống hiến trí tuệ để dân giầu nước mạnh và xă hội văn minh. Nh́n rộng hơn, trên thế giới có quốc tế xă hội chủ nghĩa với 156 đảng, trong đó có khoảng 50 đảng cầm quyền hoặc tham gia cầm quyền đề xuất nhiều ư tưởng tiến bộ như quyền con người, mục tiêu thiên niên kỷ, nổi bật nhất là các nước Bắc Âu. Nhiều nước tiên tiến phát triển dựa trên 3 trụ đỡ là tam quyền phân lập, kinh tế thị trường và xă hội dân sự đă được thực tế chứng minh là đúng hướng.

    Lâu nay, lănh đạo nước ta vẫn ‘ngụp lặn’ ṃ mẫm t́m hướng đi không biết tương lai sẽ ra sao chẳng khác ǵ đưa cả dân tộc ra làm thí nghiệm như con chuột bạch khốn cùng. Đặt Hiến pháp cũng như luật pháp của một Quốc gia dưới cương lĩnh và các chỉ thị của Đảng Cộng sản dẫn đến chế độ toàn trị được thể hiện rơ ở mấy đặc trưng: một đảng duy nhất cầm quyền, một ư thức hệ thống trị, ba quyền hợp nhất (lập pháp, hành pháp và tư pháp), nhà nước cảnh sát, các tổ chức quần chúng chân rết nối dài, và có từng tầng lớp nhân dân bị coi là tội đồ.

    Vấn đề Đảng cầm quyền, về thực chất đă h́nh thành và được đặt ra từ sau Cách mạng tháng 8/1945. Từ đó đến nay, không rơ nhiệm vụ này đă được triển khai nghiên cứu ra sao cho đến nay là sau 70 năm mà vẫn chưa rơ th́ trách nhiệm thuộc về ai? Việc bố trí cán bộ lănh đạo các cơ quan Nhà nước ở cả ba hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp đều do Đảng quyết định (Ban chấp hành Trung ương hoặc Bộ Chính trị, Ban bí thư quyết định tùy theo chức danh). Nếu có bầu ở Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân th́ chỉ là hợp thức hóa quyết định của Đảng.

    Vừng ơi, hăy mở cửa ra

    Sự kiện Trung Quốc hạ giàn khoan HD 981 cùng với nhiều hành vi lấn chiếm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, liên tục bắt giữ ngư dân, cho tầu húc ch́m, phun ṿi rồng vào các tầu thuyền của ta, xuyên tạc sự thật, khinh miệt lănh đạo và dân tộc Việt Nam, bóc trần bộ mặt dă tâm, bành trướng đại Hán. Trong khi được quốc tế ủng hộ, toàn dân hỗ trợ lên án nhưng nhiều vị lănh đạo vẫn ảo tưởng, lú lẫn tin vào quan hệ “4 tốt và 16 chữ vàng”, lẩn tránh, cản trở, không dám kiện Trung Quốc ra ṭa án quốc tế. Bài học nhăn tiền là thái độ kẻ cả của Dương Khiết Tŕ Ủy viên quốc vụ Trung Quốc trịch thượng, quy cho “Việt nam quấy rối”; báo chí được coi là tiếng nói của Đảng cộng sản Trung Quốc kêu gọi Việt Nam “ đứa con đi hoang hăy sớm quay đầu về”, hoặc bí thư Quảng Đông gởi “danh mục công việc phải làm” cho Bộ Ngoại giao ta th́ bất cứ ai có ḷng tự trọng cũng thấy bị sỉ nhục.

    Thực tế đau ḷng này phơi bày sự yếu kém cả về vai tṛ trách nhiệm và năng lực lănh đạo của đảng và nhà nước trong thời gian qua. Người dân thừa hiểu lỗi tại ai v́ trách nhiệm trước hết thuộc Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương về t́nh h́nh nói trên và mong muốn họ vượt lên chính ḿnh để khắc phục các sai lầm đă gây ra.

    Trên mạng xă hội nhiều thông tin về lănh đạo Đảng và Nhà nước đă kư kết thỏa thuận Thành Đô năm 1990, về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, về kinh tế vv…Nhân dân là chủ đất nước và Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước theo Hiến pháp quy định cũng không được biết thực chất của nó là ǵ? Công khai, minh bạch những vấn đề nói trên là việc cần làm. Tất nhiên, nếu có một văn kiện nào đó giữa hai đảng, khi được công khai ra, mà nhân dân – dân tộc không chấp nhận, th́ văn kiện đó chẳng có giá trị pháp lư ǵ cả. Cho nên “Vừng ơi! Hăy mở cửa ra”!.

    Dân chủ trước hết phải từ trong Đảng


    Trong khoa học kỹ thuật cũng như khoa học xă hội có qui luật: “All models are wrong – Mọi mô h́nh đều sai” và ngay cả mô h́nh của Mác cũng không thoát khỏi quy luật này. Vì vậy, những người khôn ngoan, có trí tuệ không bao giờ giáo điều, cứng nhắc mà cần phải biết tận dụng cái đúng của tất cả mô hình (học thuyết) làm nền tảng cho tư tưởng chủ đạo cho mục tiêu “v́ sự nghiệp dân giàu nước mạnh xă hội dân chủ, công bằng văn minh”. Dân chủ ở đây, chúng ta không nói về mặt thể chế mà chỉ bàn về vấn đề xây dựng dân chủ trong xã hội, xây dựng dân chủ trong chính nội bộ Đảng. Dân làm chủ bằng cách gì và làm chủ như thế nào tạm gọi nôm na là “cơ chế” để đảm bảo cho người dân thực hiện và phát huy tinh thần dân chủ thì không ai biết, hoàn toàn mù mờ. Vì vậy, xây dựng dân chủ hay xây dựng cơ chế để phát huy và bảo vệ tinh thần dân chủ cũng giống như là xây dựng con đường đi hướng tới mục tiêu dân chủ là rất cần thiết.

    Vấn đề nhân sự rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của đổi mới, quyết định tương lai của dân tộc. Muốn có được nhân sự tốt, đáp ứng được yêu cầu của đất nước, cách làm tốt nhất là công khai, minh bạch trong đời sống chính trị, công khai các ư kiến chỉ đạo, trách nhiệm của từng thành viên Bộ Chính Trị .

    Ông Trường Chinh trong một bài phát biểu ở Hội nghị Trung ương khóa V trước thềm Đại hội Đảng lần thứ VI đánh giá công tác cán bộ phải trên nguyên tắc “gắn nắm việc với nắm người”, nghĩa là người chịu trách nhiệm về công việc phải là người có tiếng nói quyết định trong việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ.

    Ư kiến của ông Trường Chinh khiến Trưởng ban tổ chức Trung ương hồi đó bị chạm nọc v́ Ban Tổ chức của Đảng luôn muốn giữ vai tṛ quyết định trong công tác cán bộ, kể cả cán bộ của bộ máy nhà nước, nhưng Ban Tổ chức lại không phụ trách về công việc của Nhà nước. Đến nay, ư kiến của người “nắm việc” có được chú ư hơn khi tuyển chọn và đề bạt cán bộ, nhưng chưa phải có vai tṛ quyết định. Đấy là một trong những nguyên nhân khiến cho ở nước ta rất hiếm khi người phụ trách công việc bị xử lư khi công việc hư hỏng, hoặc có cán bộ dưới quyền làm bậy.

    Muốn lựa chọn được người tài giỏi có bản lănh, trí tuệ, uy tín ra giúp nước, trước hết phải thay đổi cách tuyển chọn nhân sự. Có ư kiến cho rằng, quy chế giới thiệu nhân sự cho đại hội Đảng khóa 12 sắp tới vẫn như cũ có nghĩa là cơ quan lănh đạo khóa trước đưa ra danh sách dự kiến cho đại hội bầu cử Ban chấp hành khóa sau. Lúc sinh thời, Ông Vơ Văn Kiệt đă phản đối cách làm này v́ cho rằng thiếu dân chủ mà phải tôn trọng quyền đề cử và ứng cử của các đại biểu tham gia đại hội Đảng. Ư kiến của ông Vơ Văn Kiệt là thiểu số nhưng nhiều đảng viên tin rằng nhận thức là cả quá tŕnh, nhất là trong thời đại tin học, thế giới phẳng th́ các đại biểu tham dự đại hội Đảng lần thứ 12 sẽ khẳng định vai tṛ, vị thế và quyền quyết định của chính ḿnh.

    Nh́n lại sự kiện B́nh Dương, Đồng Nai, Vũng Áng (Hà Tĩnh) vừa qua, gần ngh́n doanh nghiệp nước ngoài bị đốt, cướp phá không những tổn thất hàng trăm triệu đô la mà ngay cả uy tín của Việt Nam bị sứt mẻ nghiêm trọng, vậy mà cho đến nay không vị chức sắc nào ở địa phương bị kỷ luật, đặc biệt xuất phát nghiêm trọng nhất từ B́nh Dương!? Đơn vị quân đội chủ lực đóng gần B́nh Dương cũng không kịp trở tay trấn áp bọn bạo loạn có tổ chức mà người ta nói huỵch toẹt là có bàn tay của t́nh báo Hoa Nam? Chưa có nước nào cơ chế lại “chia ghế” phân chia quyền lực như ở Việt Nam. Tổng bí thư là Bí thư quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước là Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang, Thủ tướng lănh đạo Bộ Quốc pḥng, do đó khi có sự biến như B́nh Dương th́ ai là người trực tiếp ra lệnh? Nếu mà chờ ư kiến hội ư tập thể th́ c̣n ǵ là thời gian tính?

    Văn hóa tiếp thu phản biện xă hội của lănh đạo


    Một bài học sâu xa là văn hóa tiếp thu phản biện xă hội (cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ư kiến phản biện đa chiều). Không thể không đặt câu hỏi tại sao lănh đạo đất nước lại mắc quá nhiều sai lầm, hầu như đụng đâu, sai đấy, làm đâu, hỏng đấy! Quyết định càng lớn lại càng sai. Bên cạnh nhiều vị lănh đạo tầm nh́n, tư duy, năng lực hạn chế là đội ngũ tham mưu hỏng. C̣n chốt kiểm soát cuối cùng là phản biện xă hội th́ lại bị thù ghét th́ c̣n ai chỉ dẫn, góp ư cho ḿnh nữa. Chân lư của quyền lực đă thắng quyền lực của chân lư hết lần này đến lần khác. Không chỉ là văn hóa tiếp thu phản biện mà c̣n là văn hóa tự chịu trách nhiệm cá nhân.

    Các vị tướng lĩnh điển h́nh như Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Trọng Vĩnh và nhiều trí thức có tên tuổi đă nhiều lần góp ư tâm huyết của ḿnh gửi lănh đạo Nhà nước nhưng đều nhận được phản hồi bằng “im lặng’ đáng sợ! Đă đến lúc Đảng, Quốc hội và Chính phủ phải nhận thức được rằng những tiếng nói phản biện xă hội không c̣n là những tiếng đàn bầu thánh thót du dương v́ c̣n đâu những cánh đồng cỏ xanh non, những bờ xôi, ruộng mật, c̣n đâu những cánh rừng bạt ngàn Tây Nguyên vươn lên từ đất để bảo vệ đất. Những tiếng nói phản biện xă hội đang trở thành tiếng cồng, tiếng chiêng của Tây Nguyên hùng vĩ, là tiếng sóng gầm trong băo của biển Đông đang ôm ấp đất nước c̣ng lưng h́nh chữ S mảnh mai đầy đau thương, bất hạnh này. Tiếng nói phản biện là tiếng ḷng chắt lọc từ trí tuệ của các trí thức, người dân có trái tim hàng đêm nhỏ máu trước vận nước.


    Thay cho lời kết

    Ai chịu trách nhiệm trước t́nh h́nh đất nước hiện tại th́ quá rơ! Trên con đường phát triển đất nước và chấn hưng dân tộc, thay đổi và sẵn sàng thay đổi là thực sự cần thiết để trước hết là tồn tại và tiếp cận với những mục tiêu tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Không bao giờ có thứ ǵ là hoàn hảo. Mê muội, lú lẫn và lạc lơng là đồng nghĩa với cái chết theo cả hai nghĩa đen và bóng.

    Trong bất kỳ một cuộc lột xác thay đổi nào đều không tránh khỏi nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần. Mục tiêu tối thượng phải tránh được đổ máu làm hao tổn hiền tài và nguyên khí quốc gia. Muốn tránh được điều này, thay đổi thể chế, đoàn kết dân tộc và thực hiện dân chủ phải thực sự bắt đầu từ trong đảng. Câu hỏi đặt ra là Đảng chọn ǵ? Chọn quốc gia, dân tộc hay chọn duy tŕ quyền lănh đạo của nhóm thiểu số trong Đảng?


    http://www.basam.info/2014/07/18/277...-nuoc-hom-nay/

  6. #1716
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    “Phải t́m cách nhanh chóng thoát khỏi sợi dây tḥng lọng”

    "Với một láng giềng tham lam, trắng trợn như vậy, chẳng có lư ǵ để chúng ta phải tiếp tục nhún nhường. Người đứng đắn không bao giờ nhận anh em với quân trộm cướp, giết người”.

    18-07-2014

    Trung Quốc rút giàn khoan là chuyện đă được dự báo từ trước, nhưng chắc chắn lănh đạo nước này không dễ dàng từ bỏ mưu đồ bá chủ Biển Đông.

    Đây là nhận định của GS. Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trong cuộc trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam.

    Một mũi tên nhắm nhiều đích

    Như Báo Giáo dục Việt Nam đă đưa, tối 15/7 Trung Quốc tuyên bố đưa giàn khoan 981 về đảo Hải Nam. Hành động đó đă làm nảy sinh nhiều nghi ngại, liệu có phải là một âm mưu mới của nước láng giềng?
    GS. Nguyễn Minh Thuyết nhận định: “Trong suốt hơn 70 ngày hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc đă liên tục gây sự, tấn công các lực lượng thực thi pháp luật của ta. Tàu Trung Quốc c̣n đâm ch́m tàu cá của Việt Nam, và có hành vi vô nhân đạo ngăn cản công tác cứu hộ những ngư dân trên con tàu bị đâm ch́m.

    Trước sự phản đối kịch liệt của nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới, Trung Quốc vẫn ngoan cố sử dụng một lượng lớn tàu quân sự và máy bay để bảo vệ giàn khoan trái phép này. V́ vậy, chúng ta phải thấy rằng, việc họ rút giàn khoan vào thời điểm này là kết quả của những toan tính mới, chứ không phải v́ đă hiểu được một chút đạo lư hay thay đổi mưu đồ bành trướng thâm căn cố đế của ḿnh”.

    Theo GS Thuyết, Việt Nam có chính nghĩa, v́ nhiều bằng chứng lịch sử do chính giới và các nhà nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài công bố đă khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng điều đang gây nghi ngại và bất b́nh lớn nhất của các nước có liên quan là hành vi của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông và hậu quả của những hành vi này đối với tự do hàng hải trong khu vực. Đây là điều dễ thuyết phục nhất, dễ tập hợp nhất sự đồng t́nh, ủng hộ đối với lập trường chính nghĩa của nước ta.

    GS Thuyết phân tích, Trung Quốc rút giàn khoan 981 không phải chuyện lạ, bởi vào dịp tháng 7, tháng 8 thường có băo rất lớn. Giàn khoan của Trung Quốc sẽ không thể trụ vững trước băo lớn nên họ tạm thời kéo giàn khoan đến nơi an toàn, nhưng ẩn sau đó lại là âm mưu khác.

    Rút giàn khoan vào thời điểm ngay sau cuộc đối thoại chiến lược Mỹ – Trung và thời điểm Thượng viện Mỹ ra nghị quyết yêu cầu Trung Quốc trả lại hiện trạng như trước ngày 1/5/2014 ở vùng biển đă hạ đặt giàn khoan trái phép có thể cũng là một tính toán của Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng sự quan tâm của chính giới Mỹ và dư luận quốc tế.

    “Đối với Việt Nam, việc rút giàn khoan có thể nhằm củng cố lập trường “chủ ḥa” (nói cho đúng là “chủ … lùi”) ở một số người, tạo ưu thế cho lập trường này, để có chỗ dựa tiến lên “chơi ép sân” ở những bước tiếp theo.

    Dù với bất cứ lư do nào, việc Trung Quốc rút giàn khoan chỉ là tạm thời, bởi một khi họ đă đặt bành trướng lên thành quốc sách th́ không có chuyện ǵ họ không dám làm như thực tế hàng chục năm qua đă chứng minh. Nên nhớ là ngoài mục tiêu bành trướng lănh thổ, việc Trung Quốc đặt giàn khoan 981 và các giàn khoan khác trong tương lai c̣n nhắm tới mục tiêu xa hơn là đẩy lùi các cường quốc khác ra khỏi khu vực Đông Á và Đông Nam Á, một ḿnh xưng bá xưng hùng”, GS Thuyết nói.

    Đừng để bị ru ngủ

    Từ khi hai nước lập lại quan hệ b́nh thường, doanh nghiệp, hàng hóa Trung Quốc có điều kiện tiến vào thị trường 90 triệu dân của Việt Nam. Với lợi thế công nghệ cao hơn, hàng hóa đa dạng hơn, giá cả phù hợp với túi tiền người Việt Nam (phù hợp với cách đấu thầu của Việt Nam), lại giỏi “đi đêm” vận động, qua cả đường tiểu ngạch lẫn chính ngạch, doanh nghiệp, hàng hóa, nhân công Trung Quốc dần dần chiếm lĩnh gần như trọn vẹn thị trường này, thao túng thị trường này.

    “Chúng ta đừng để bị ru ngủ về việc Trung Quốc rút giàn khoan mà phải tỉnh táo để từng bước bớt lệ thuộc vào họ” – GS Thuyết nói.

    Dẫn ra hàng loạt vụ việc thương lái Trung Quốc gây rối ở thị trường Việt Nam, mà đau nhất là vụ hướng dẫn nông dân trộn bùn vào chè, rồi đem chè ấy đốt tại Thế vận hội Bắc Kinh trước sự chứng kiến của hàng ngh́n quan khách quốc tế, GS. Nguyễn Minh Thuyết chỉ rơ: Với một kẻ có nhiều thủ đoạn hèn hạ và xảo quyệt như vậy, lẽ ra chúng ta phải có ư thức ngăn chặn ngay từ đầu. Lâu nay dư luận nói nhiều về tác hại của con đường tiểu ngạch (nhập và xuất lậu hàng qua biên giới), nhưng làm cho kinh tế nước ta phụ thuộc vào Trung Quốc lại là … chính ngạch, qua những cuộc đấu thầu, những hợp đồng kinh tế kiểu thấy lỗ chổng vó vẫn làm và sự buông lỏng quản lư lao động phổ thông… Chắc chắn qua những vụ phá hoại kinh tế và vụ giàn khoan 981, Việt Nam ta phải nh́n nhận nghiêm túc về người láng giềng và về cách hành xử như dẫn đường cho kẻ cướp của người nhà ḿnh.

    GS Nguyễn Minh Thuyết đặt ra một loạt câu hỏi rất đáng phải suy ngẫm: V́ sao nhiều năm nay hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng, rồi thực phẩm độc hại dễ dàng tuồn vào thị trường Việt Nam? V́ sao thương lái Trung Quốc mặc sức gây rối ở nhiều tỉnh thành, dư luận, báo chí nêu đă lâu mà gần đây vấn đề mới được quan tâm? V́ sao lao động phổ thông Trung Quốc tràn ngập các khu công nghiệp, đại biểu Quốc hội cũng đă chất vấn, Bộ trưởng cúng đă hứa hẹn kiểm tra, giải quyết mà đến nay vẫn không có chuyển động ǵ? Rất nhiều công tŕnh ở Việt Nam đều do nhà thầu Trung Quốc thi công, có phải v́ giá của họ rẻ hơn không? Giá chào rẻ nhưng nảy sinh biết bao chuyện trong quá tŕnh thi công, rốt cuộc có rẻ thật không và có bảo đảm chất lượng không?.

    Trung Quốc có tích lũy ngoại tệ lớn, đang là chủ nợ của cả những nền kinh tế giàu có như Mỹ, châu Âu, chắc chắn họ cũng đă biến Việt Nam thành con nợ. Phải t́m cách nhanh chóng thoát khỏi sợi dây tḥng lọng này. Các cụ ta thường nói: Mạnh về gạo, bạo về tiền. Có độc lập và có thực lực về kinh tế th́ mới giữ vững được độc lập, chủ quyền.

    “Giàn khoan Trung Quốc đă tạm rút về. Nhưng các lực lượng chấp pháp của ta vẫn phải thường xuyên tuần tiễu, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ ngư dân. Tranh thủ thời gian “nghỉ giữa hai hiệp đấu” này, chúng ta phải tiếp tục củng cố hồ sơ, tranh thủ sự tư vấn của các chuyên gia quốc tế, chuẩn bị sẵn sàng kiện Trung Quốc ra ṭa án quốc tế nếu họ đưa giàn khoan quay trở lại các vùng biển của nước ta.

    Nếu chúng ta không có những phản ứng đủ mạnh để bảo vệ độc lập chủ quyền của ḿnh, th́ rất khó để cộng đồng quốc tế ủng hộ chúng ta. Với một láng giềng tham lam, trắng trợn như vậy, chẳng có lư ǵ để chúng ta phải tiếp tục nhún nhường. Người đứng đắn không bao giờ nhận anh em với quân trộm cướp, giết người”.


    http://www.basam.info/2014/07/18/277...ay-thong-long/

  7. #1717
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ư kiến người trong nước :

    V́ sao Trung cộng rút giàn khoan ṿa thời điểm nầy




  8. #1718
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Giàn khoan đi, vấn đề vẫn c̣n đó

    Tin Trung Quốc tuyên bố chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam dù sao cũng là tin tốt lành bởi Việt Nam đă nhiều lần lên tiếng cương quyết buộc Trung Quốc phải làm như thế.

    Thế nhưng giàn khoan 981 có ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng những vấn đề nó khơi lên vẫn c̣n ở đó, buộc chúng ta phải tiếp tục đấu tranh, cả trên mặt trận ngoại giao lẫn trong chiến lược lâu dài về kinh tế.

    Vấn đề đầu tiên là tuyên bố rất sai trái của Trung Quốc khi công bố chuyện di chuyển giàn khoan. Theo Tân hoa xă, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cho rằng đă phát hiện dấu hiệu dầu và khí đốt ở vùng họ khoan thăm ḍ nhưng tạm thời chưa cho khai thác v́ Bắc Kinh c̣n phải tổng hợp, phân tích và đánh giá những tài liệu về khu vực này. Họ tuyên bố cứ như thể đấy là vùng biển của họ, muốn làm ǵ th́ làm!

    Tuyên bố này cho thấy khả năng trong tương lai Trung Quốc cho giàn khoan trở lại hoạt động trong vùng biển của Việt Nam như họ từng làm trong hơn hai tháng qua là rất cao. Do vậy đây là thời gian chúng ta gấp rút chuẩn bị các phương án đối phó, kể cả việc kiện Trung Quốc ra ṭa như dự tính. Nói cách khác, việc Trung Quốc dời giàn khoan không làm thay đổi bản chất tham vọng muốn độc chiếm Biển Đông của nước này và do đó, chúng ta phải tiếp tục cảnh giác như thời gian giàn khoan nằm sừng sững trên vùng biển nước ta.

    Quan trọng hơn, kể từ lúc giàn khoan 981 cắm vào thềm lục địa của Việt Nam, nhiều người trong chúng ta mới sực tỉnh về nhiều khía cạnh; ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến khía cạnh kinh tế. Trong hơn hai tháng qua, hàng loạt nghiên cứu, tham luận, bài viết đă dần dần làm rơ nét mức độ phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế Trung Quốc như thế nào.

    Trước đó, cùng với các báo khác, TBKTSG đă có khá nhiều bài viết cảnh báo về tính chất bất tương xứng trong quan hệ kinh tế Việt-Trung, nhiều chuyên gia đă đưa ra những kiến nghị nhằm giảm bớt sự bất tương xứng này. Nhưng chỉ khi giàn khoan xuất hiện lù lù trên đất của chúng ta th́ những phân tích như thế mới mang tính cấp bách và mang tính cảnh báo cao độ. Ở đây có lẽ không cần lập lại các con số hay sự kiện về sự phụ thuộc này, từ cán cân xuất nhập khẩu, đến nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; từ các công tŕnh điện, hạ tầng cơ sở rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc đến hiện tượng lao động phổ thông Trung Quốc ở nhiều công tŕnh trên khắp cả nước.

    Vấn đề là cho dù giàn khoan 981 có ở đó hay rút về Hải Nam th́ câu chuyện bất tương xứng trong quan hệ kinh tế Việt-Trung vẫn c̣n đó; những nỗ lực để cân bằng trở lại mối quan hệ này vẫn cần đẩy mạnh chứ không hề lơi tay.

    Cái được trong hơn hai tháng qua là ư thức về sự cấp bách trong nỗ lực “không bỏ hết trứng vào một giỏ” để t́m nguồn nguyên liệu thay thế, chặt chẽ hơn trong khâu xét duyệt nhà thầu, nghiêm khắc hơn trong việc cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài đă được nâng cao trong mọi tầng lớp dân chúng, kể cả các quan chức và các địa phương.

    V́ thế, nhắc nhở cho nhau về chuyện giàn khoan rút đi, các vấn đề vẫn c̣n đó là một nhắc nhỏ cần thiết. Lúc đó những nỗ lực đấu tranh của các lực lượng chấp hành pháp luật trên biển, trên mặt trận ngoại giao… mới không uổng phí.


    http://haingoaiphiemdam.net/Gian-kho...n-con-do-16318

  9. #1719
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    DƯ LUẬN VIÊN VÀ CHỦ QUYỀN


    Ngày 2 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng lănh hải của Việt Nam. Khác với những hàng động gây hấn trước đây như cắt cáp, đánh ngư dân…, hành động đặt giàn khoan này chính thức là hành động xâm lược. Sự việc diễn ra đă hơn 2 tháng và từ chỗ biểu t́nh mạnh mẽ chống quân xâm lược, nay v́ nhiều lư do, tinh thần chống giặc của nhân dân cũng bắt đầu “nhạt” đi. Những tuyên bố “vang như chuông” vẫn c̣n đó nhưng rơ ràng cái không khí yêu nước không sục sôi… Góp phần vào việc “làm nguội” này không thể không nhắc đến … công lao của dư luận viên.

    Với những cuộc biểu t́nh rầm rộ đầu tiên, trong khi báo chí chính thống tranh thủ đăng rầm rộ th́ lực lượng dư luận viên im hơi lặng tiếng. Điều này thật ra cũng dễ hiểu v́ DLV nói chung là dốt nhưng lại rất khôn, ngồi ngóng hớt t́nh h́nh xem lănh đạo nói ǵ rồi mới hùa theo cho chắc. Họ đăng một vài bài cầm chừng, lên án Trung Quốc nhè nhẹ để chứng tỏ “tao cũng yêu nước”. May mắn cho DLV làm sao, đă có … những sự cố đáng tiếc xảy ra. Một số nhóm công nhân thiếu kiềm chế cộng với một vài tay giang hồ cóc ké lợi dụng biểu t́nh gây ra cướp phá, hôi của. Người tử tế có suy nghĩ không ai lại nói “Thấy chưa, biểu t́nh là gây ra bất ổn, cần phải cấm”. Nhưng DLV th́ ít người tử tế, nhất là có sự hậu thuẫn của tin nhắn “mọi người dân không tham gia biểu t́nh trái pháp luật ”, DLV lập tức phản pháo.

    DLV hỏi kháy “đi biểu t́nh vậy nếu có chiến tranh dám ra đánh không”? Bản thân tôi cảm thấy người hỏi câu này vừa tiểu nhân vừa ấu trĩ. Thứ nhất, đi biểu t́nh không có nghĩa là hô hào chiến tranh. Nó chỉ thể hiện ư chí rằng “nếu có chiến tranh, Việt Nam không sợ”. Thứ hai, chúng ta h́nh dung thế nào nếu có chiến tranh th́ DLV bắt các cụ già trên 70 tuổi như bác Huệ Chi, bác Phạm Toàn vác súng đánh v́ “tại mấy ông biểu t́nh”. Thứ ba, hỏi kháy như DLV th́ ở hội nghị Diên Hồng, khi các bô lăo hô “đánh”, quân đội nhà Trần bắt các cụ đánh giặc?

    DLV khác th́ thắc mắc “yêu nước có nhiều cách như nhắn tin gửi tiền, bổ sung chứng cứ HS-TS là của VN mà cứ phải đi biểu t́nh”? Ơ hay, đă nói “yêu nước có nhiều cách” th́ mỗi người có cách chọn khác nhau. Mà đâu phải cứ đi biểu t́nh là không nhắn tin gửi tiền đâu? Người đi biểu t́nh vẫn ủng hộ người nhắn tin gửi tiền, vẫn ủng hộ việc bổ sung bằng chứng. Không có ai đi biểu t́nh và “điên điên khùng khùng” hỏi “yêu nước có nhiều cách, sao không đi biểu t́nh mà cứ phải… nhắn tin gửi tiền”?

    DLV khác th́ hỏi theo điệu nhạc “ai cũng chọn việc biểu t́nh, ra đảo sẽ giành phần ai”? Hỏi ngang th́ trả lời cũng ngang luôn ““ai cũng chọn việc biểu t́nh, ra đảo sẽ giành phần…người ra đảo”. Có nghĩa là các chiến sĩ hải quân, những người được tin tưởng giao nhiệm vụ canh giữ biển đảo. Nếu lực lượng chưa đủ th́ tổng động viên, ai đủ sức khỏe, đủ điều kiện th́ đi. Hai chuyện này có dây mơ rễ má ǵ với nhau đâu mà “hát nhạc Trần Long Ẩn”. Mà cũng nhắc lại cho DLV biết là, ra đảo th́ gian khổ, c̣n biểu t́nh không nhẹ nhàng đâu. Bị đạp vào mặt, bị bắt về đồn đấy.

    Cũng liên quan chủ quyền nhưng ở phía nam. Số là ở Campuchia, có một Đảng chính trị đối lập với đảng cầm quyền nảy sinh ư định lại đ̣i lại một số khu vực ở Trà Vinh, An Giang. Một DLV sướng quá hỏi to “Nếu ở Campuchia chỉ có một đảng cầm quyền th́ đâu có chuyện ǵ, thấy cái tai hại của đa đảng chưa các con ḅ dân chủ”? Ô hô, cũng may là Campuchia nó đa đảng. Cái Đảng A đ̣i lại đất c̣n bị các Đảng B, Đảng C khác phản đối. Tưởng tượng Camphuchia do Đảng A cầm quyền duy nhất và vĩnh viện th́ lôi thôi to, lại dẫn đến chiến tranh. “Hiểu chưa con Beo dư luận viên”? Ngậm miệng ăn tiền th́ tốt hơn là ngậm máu phun người, DLV ạ!

    Chúng ta không dám mạnh miệng cho rằng nếu tiếp tục biểu t́nh như những ngày trước th́ Trung Quốc sẽ nhượng bộ.

    Nhưng sự thật là, kể từ khi người dân ngưng biểu t́nh th́ sự việc càng tệ hơn.

    - Trung Quốc chửi Việt Nam là đứa con hoang đàng.
    - Tàu đánh cá Việt Nam bị đâm ch́m.
    - Ngư dân bị bắt cóc.
    v.vv..

    Nguyễn Đại – tháng 7 / 2014


    http://haingoaiphiemdam.net/DU-LUAN-...HU-QUYEN-16368

  10. #1720
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    WOW...ĐẾ QUỐC MỸ KINH THẾ NHỈ...


    Ấy thế mà khi QH Hoa Kỳ ra nghị quyết thay QH VN, yêu cầu trả nguyên trạng trước ngày 1/5/2014, tức là yêu cầu Tàu Cộng rút em 981, th́ sau vài ngày cà cuống, cu dế lộn xộn CHND TH tuyên bố rút giàn khoan để....tránh băo.


    Mai Tú Ân

    Không kinh sao được khi cái tên trùm tư bản ấy hắt hơi một cái, qua bản Nghị Quyết biển Đông th́ ông anh nhớn vĩ đại của chúng ta, CHNH TH teo cha nó dế lại và vội vàng rút ngay em 981 không kèn không trống về...Lư do là tránh...băo.
    Sao lạ thế nhỉ? Đại ca 4 tốt của chúng ta vốn là vô địch thế giới từ xưa tới nay, lại đang Trỗi Dậy Không Ḥa B́nh, sắp tiến tới Số Một Thế Giới, đưa binh hùng tướng mạnh ra làm ḿnh mẩy để độc chiếm biển Đông, làm thế giới kinh sợ...

    Anh nhớn ấy lại chơi chiêu Triệt Quyền Đạo Giàn khoan 981 khiến cho các bác VN nhà ta sợ mất dế...CP th́ éo dám kiện, QH th́ éo dám ra Nghị Quyết, c̣n đội quân tiên phong th́ lặn không sủi tăm, đội quân anh Chiến th́ không thấy Chiến, dù bằng mồm...May có anh Giao th́ hăng tiết vịt hơn, có "lườm" cho kẻ thù một phát đến rách mặt...Thêm nữa là đẩy các em CS Biển ra chiến để rồi Chiến để Chạy, và xúi các em ngư dân ra bám biển quê hương để cảm tử, để Born to Die....Thế là hết thành tích 2 tháng rưỡi chống Tàu cộng của các bác nhà ta...Và kết quả là Tàu Cộng éo sợ, vưỡn bố láo như cũ...

    Ấy thế mà khi QH Hoa Kỳ ra nghị quyết thay QH VN, yêu cầu trả nguyên trạng trước ngày 1/5/2014, tức là yêu cầu Tàu Cộng rút em 981, th́ sau vài ngày cà cuống, cu dế lộn xộn CHND TH tuyên bố rút giàn khoan để....tránh băo. Cơn băo có tên băo USA...

    Hehe...công nhận đế quốc Mỹ kinh thật. V́ cái Quốc Hội HK ra nghị quyết biển Đông đó mới chỉ là những anh Thượng Viện, mà anh Thượng Viện trong QH HK th́ éo có quyền bằng anh Hạ Viện. Nghi Quyết của anh Thượng phần lớn không ràng buộc, không áp đặt và cho vui thôi.(ấy vậy mà có bi nhiêu đó QH của ta cũng éo làm được). Trong vụ NQ biển Đông này th́ cái QH của Đế Quốc ấy cũng chỉ là để khè Trung Cộng. Ấy vậy mà ông anh nhớn Trung Cộng mà các bác VN nhà ta định nấp cánh gà th́ teo mất cả bộ đồ ḷng, vội rút ngay em giàn khoan 981 khỏi biển VN nhanh như bị cướp. Thế mới thấy câu nói ni của rân rang hồ là có lư :"Khè được thiên hạ là bố thiên hạ rồi"

    Hehe....Đế quốc Mỹ muôn năm !

    MTA


    Facebook Mai Tu An



    http://haingoaiphiemdam.net/WOW-DE-Q...-THE-NHI-16367

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-11-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2012, 02:54 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 21-07-2011, 04:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •