Page 54 of 174 FirstFirst ... 44450515253545556575864104154 ... LastLast
Results 531 to 540 of 1737

Thread: Những vấn đề đang xảy ra : Từ chuyện CHHV đến vụ Giàn Khoan của TC

  1. #531
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Con đường nào cho Việt Nam để gỡ thế bí?

    Thứ bảy, 31/05/2014

    Trong bài phát biểu tại Philippines mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu đích danh Trung Quốc là kẻ “vi phạm luật pháp quốc tế”, “xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển”, “đe doạ nghiêm trọng hoà b́nh, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông." Sau đó, trong cuộc tiếp xúc với báo chí, ông khẳng định: "Chúng tôi luôn mong muốn có ḥa b́nh, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ ḥa b́nh, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.”

    Nghe những lời tuyên bố hùng hồn ấy, rất nhiều người ở Việt Nam cảm thấy an tâm, và nhiều người đặt hết sự tin tưởng vào Nguyễn Tấn Dũng; họ hy vọng, qua ông, đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam sẽ lănh đạo đất nước vượt qua những thách thức hiểm nghèo trong hiện tại.

    Tôi cũng hy vọng vậy, nhưng tiếc, tôi lại không thể tin tưởng và an tâm. Tôi không thể không nhớ giữa năm 2011, lúc tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên tiến sâu vào hải phận Việt Nam, cắt dây cáp ngầm của tàu thăm ḍ dầu khí được hải quân Việt Nam bảo vệ, giới lănh đạo Việt Nam cũng lên tiếng một cách cứng rắn như vậy.

    Tàu hải giám Trung Quốc ở ngoài khơi tỉnh Phú Yên hôm 26/5/2011xTàu hải giám Trung Quốc ở ngoài khơi tỉnh Phú Yên hôm 26/5/2011

    Ngày 7/6, khi đến thăm huyện đảo Cô Tô, Chủ tịch nước (lúc ấy) Nguyễn Minh Triết khẳng định: "Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc luôn ḥa b́nh, hữu nghị, ổn định nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức ḿnh để bảo vệ vùng biển đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đă hi sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày nay. V́ vậy, chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển đảo."

    Ngày 8/6, tại Nha Trang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh căi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa." Đồng thời, ông khẳng định: “Nhân dân Việt Nam có đủ ư chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ ǵn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của ḿnh."

    Rồi sao nữa? Sau đó, chả có ǵ xảy ra cả. Tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền trên con đường lưỡi ḅ của họ; tiếp tục sách nhiễu các tàu đánh cá Việt Nam; tiếp tục bắt nạt chính quyền Việt Nam; và mới đây nhất, đưa giàn khoan HD-981 vào ngay thềm lục địa Việt Nam. Trong suốt thời gian ấy, dân chúng vẫn tiếp tục bị cấm biểu t́nh, những người tiếp tục kiên cường lên tiếng chống Trung Quốc vẫn bị bôi nhọ, hơn nữa, c̣n bị bắt bớ và bỏ tù. Không có ǵ thay đổi, từ cả hai phía: sự hung hăn và ngang ngược của Trung Quốc cũng như sự bất động đầy nhu nhược của Việt Nam.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).xThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

    Bây giờ Nguyễn Tấn Dũng cũng lặp lại những ǵ chính ông đă nói và Trương Tấn Sang cũng lặp lại những ǵ người tiền nhiệm của ông, Nguyễn Minh Triết, đă nói. Xin lưu ư một điều: trong cả biến cố tàu B́nh Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp vào ngày 26 tháng 5 và ngày 9 tháng 6 năm 2011 cũng như hiện nay, Nguyễn Phú Trọng vẫn im thin thít. Ông không hề phát biểu bất cứ điều ǵ cả. Chỉ có tin đồn là ông xin qua Trung Quốc để gặp Tập Cận B́nh hai lần nhưng không được. Vậy thôi. Không ai nghe được từ ông bất cứ một lời phát biểu nào. Trong khi đó, trên nguyên tắc, chính ông, với tư cách Tổng bí thư đảng, có quyền lực hơn hẳn cả Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Vậy mà ông lại im lặng.

    Mai này, nếu có ai đó hỏi Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang tại sao Việt Nam không chịu kiện Trung Quốc ra trước toà án quốc tế hoặc không t́m kiếm sự giúp đỡ của các nước khác trong thế trận đương đầu với Trung Quốc, không chừng lúc ấy, cả ông Sang và ông Dũng sẽ lại than thở: Đảng chưa cho phép!

    Rồi thôi. Đâu lại vẫn vào đó. Việt Nam lại để mặc cho Trung Quốc lấn từ từ. Từ từ. Hơn nữa, nếu chính quyền Việt Nam làm thật những điều họ nói th́ họ có thể làm được ǵ?

    Trước hết, về phương diện quân sự, với ngân sách quốc pḥng chỉ bằng 1 phần 60 của Trung Quốc, người ta dễ dàng nhận thấy Việt Nam hoàn toàn không phải là đối thủ của Trung Quốc. Không nên dùng cuộc chiến biên giới năm 1979 để vớt vát niềm tin. Trung Quốc bây giờ không phải là Trung Quốc lúc ấy và Việt Nam bây giờ cũng khác hẳn những năm sau 1975, lúc lực lượng pḥng không c̣n rất mạnh khiến Trung Quốc phải e dè không dám sử dụng không quân và cũng là lúc từ bộ đội đến tướng lĩnh đều dày dạn kinh nghiệm chiến đấu.

    Bây giờ th́ về mọi mặt, Việt Nam đều ở thế yếu. Nếu chiến tranh bùng nổ, liệu có nước nào sẵn sàng ra tay để cứu Việt Nam? Nước duy nhất Việt Nam có thể hy vọng là Mỹ. Nhưng Mỹ chả có lư do ǵ để giúp Việt Nam khi Việt Nam chưa phải là một người bạn thân thiết của Mỹ. Hơn nữa, nếu chính phủ Mỹ muốn giúp, Quốc hội Mỹ chưa chắc đă đồng ư. Nếu Quốc hội đồng ư, dân chúng Mỹ chưa chắc đă đồng t́nh. Nếu dân chúng Mỹ không đồng t́nh, chính phủ Mỹ cũng đành thúc thủ.
    x

    Về phương diện pháp lư, gần đây, một số người trong giới lănh đạo Việt Nam úp úp mở mở về việc họ có thể kiện Trung Quốc ra trước ṭa án Liên Hiệp Quốc. Trên các diễn đàn mạng, hầu như mọi người đều hoan nghênh sáng kiến ấy. Nhưng theo tôi, đó là một công việc phức tạp mà chính quyền Việt Nam cần phải cân nhắc thật kỹ.

    Lư do, rất đơn giản:
    1.Nếu Trung Quốc thua kiện và bị ṭa ra án lệnh phải rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa Việt Nam, hoặc xa hơn, rút quân ra khỏi đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa và không được cho các tàu hải giám quấy nhiễu các tàu đánh cá Việt Nam th́ chắc chắn Trung Quốc sẽ phớt lờ án lệnh ấy, và, cũng chắc chắn, sẽ chả có ai dám làm ǵ Trung Quốc.
    2.Nhưng nếu v́ lư do nào đó, ví dụ v́ cái công hàm do Phạm Văn Đồng kư ngày 14 tháng 9 năm 1958, toà án ra phán quyết Việt Nam thua th́ chắc chắn Việt Nam sẽ phải tuân theo án lệnh ấy, ngay cả việc thừa nhận con đường lưỡi ḅ ngang ngược của Trung Quốc. Nếu Việt Nam kháng cự lại án lệnh ấy, Trung Quốc càng có thêm lư do chính đáng để tấn công Việt Nam. Lúc ấy, sẽ chả có ai dám bênh vực Việt Nam cả.
    Trong trường hợp thứ nhất, thắng trước ṭa, nhưng thật ra, Việt Nam chỉ thắng về phương diện tuyên truyền. Trong trường hợp thứ hai, Việt Nam thua trắng tay.

    Như vậy, Việt Nam có thể làm điều ǵ?

    Chính quyền Việt Nam hay nói đến biện pháp giải quyết xung đột bằng ngoại giao. Ừ, th́ cũng được. Nhưng nên nhớ điều này: Trên bàn hội nghị, một nhà ngoại giao giỏi là người có một thứ vũ khí ǵ đó mạnh hơn đối phương. Đừng hy vọng ǵ Việt Nam có thể dùng ngoại giao để giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông khi Việt Nam rơ ràng là đang ở thế yếu, rất yếu. Đừng hy vọng. Vô ích.

    Cuối cùng, biện pháp duy nhất Việt Nam có thể làm được là chuẩn bị chiến tranh để chiến tranh không xảy ra. Bằng cách nào? Chỉ có một cách: Sử dụng sức mạnh của quần chúng. Bằng cách nào? Chỉ có một cách: Cho phép dân chúng bày tỏ ḷng yêu nước và sự căm ghét ngoại xâm của họ, và tạo nên sự đoàn kết thực sự giữa chính quyền và dân chúng để Trung Quốc thấy là họ không thể khuất phục dân tộc Việt Nam bằng các biện pháp quân sự.

    Điều duy nhất khiến Trung Quốc có thể e dè trước Việt Nam không phải là tài trí của giới lănh đạo, sự tối tân của vũ khí hay sự thiện chiến của quân đội Việt Nam (thật ra, hầu hết bộ đội Việt Nam, từ lính đến tướng, đều không có hoặc có rất ít kinh nghiệm chiến trường!) mà chính là con người Việt Nam vốn nổi tiếng bất khuất.

    Bởi vậy, đàn áp dân chúng, không cho dân chúng biểu t́nh là một cách giấu giếm sức mạnh lớn nhất của ḿnh: Đó là một quyết định dại dột.

    http://www.voatiengviet.com/content/...i/1924422.html
    Last edited by Tigon; 01-06-2014 at 10:21 AM.

  2. #532
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vết nhơ ô nhục của bọn VNDCCH

    đăng trên tờ báo Nhân Dân của bọn chư hầu tay sai Việt Cộng

    ngày 22 tháng 9 , 1958




  3. #533
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    " Nhà cầm quyền Việt Nam hay nói đến biện pháp giải quyết xung đột bằng ngoại giao. Ừ, th́ cũng được. Nhưng nên nhớ điều này:

    Trên bàn hội nghị, một nhà ngoại giao giỏi là người có một thứ vũ khí ǵ đó mạnh hơn đối phương. Đừng hy vọng ǵ Việt Nam có thể dùng ngoại giao để giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông khi Việt Nam rơ ràng là đang ở thế yếu, rất yếu. Đừng hy vọng. Vô ích.

    Biện pháp duy nhất Việt Nam có thể làm được là chuẩn bị chiến tranh để chiến tranh không xảy ra. Bằng cách nào? Chỉ có một cách: Sử dụng sức mạnh của quần chúng.

    Bằng cách nào?

    Chỉ có một cách: Cho phép dân chúng bày tỏ ḷng yêu nước và sự căm ghét ngoại xâm của họ, và tạo nên sự đoàn kết thực sự giữa chính quyền và dân chúng để Trung Quốc thấy là họ không thể khuất phục dân tộc Việt Nam bằng các biện pháp quân sự.

    http://www.voatiengviet.com/content/...i/1924422.html

  4. #534
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Việt Cộng – Trung Cộng ‘khẩu chiến’ về công hàm Phạm Văn Đồng

    29.05.2014

    Hà Nội mới lên tiếng ‘kiên quyết bác bỏ những phát biểu sai sự thật của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc’ sau khi bị Bắc Kinh cáo buộc ‘xuyên tạc lịch sử, bác bỏ thực tế và nuốt lời’ liên quan tới quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, c̣n Việt Nam gọi là Hoàng Sa, cũng như về công hàm Phạm Văn Đồng.

    Trong email trả lời VOA Việt Ngữ, Bộ Ngoại giao Việt Nam thêm một lần nữa khẳng định ‘chủ quyền không tranh căi của ḿnh đối với quần đảo Hoàng Sa’.

    Người phát ngôn Lê Hải B́nh nói: “Trung Quốc đă sử dụng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đă vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, việc chiếm giữ bằng vũ lực không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa”.

    Tuyên bố của ông B́nh được đưa ra hôm 27/5 một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói rằng một cuộc họp báo của Việt Nam, trong đó có đề cập tới công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, là ‘lố bịch và nực cười’.

    Ông Tần nói thêm rằng ‘trước giữa những năm 1970, phía Việt Nam đă công khai và chính thức thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa thuộc về Trung Quốc’, và rằng ‘năm 1956, các giới chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao việt Nam đă nói rơ với Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam rằng quần đảo Tây Sa là thuộc Trung Quốc’.

    Người phát ngôn này tuyên bố:

    “Năm 1958, chính phủ Trung Quốc thông báo rằng vùng lănh hải của nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lư và chỉ rơ rằng nguyên tắc này áp dụng đối với từng tấc đất của Trung Quốc, trong đó có quần đảo Tây Sa. 10 ngày sau thông báo trên, Thủ tướng Việt Nam lúc đó là Phạm Văn Đồng đă gửi một công hàm tới Thủ tướng Chu Ân Lai và bày tỏ rằng phía chính phủ Việt Nam thừa nhận và tôn trọng thông báo của chính phủ Trung Quốc về lănh hải”.

    Trong một cuộc họp báo 3 ngày trước đó ở Hà Nội hôm 23/5, Việt Nam cho rằng Trung Quốc đă ‘viện dẫn sai lệch’ công thư của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Bắc Kinh năm 1958.

    Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, nói rằng công thư của ông Đồng ‘hoàn toàn không đề cập tới vấn đề lănh thổ cũng như là chủ quyền, và không đề cập tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’.

    “Nội dung công thư chỉ ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lănh hải 12 hải lư, và đồng thời chỉ thị cho các cơ quan của Việt Nam tôn trọng giới hạn 12 hải lư mà Trung Quốc tuyên bố. Việc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập tới hai quần đảo này, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng phù hợp với thực tế lúc đó, là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 và thuộc quyền quản lư của Việt Nam Cộng ḥa mà được Pháp chuyển giao trên thực tế năm 1956, phù hợp với hiệp định Geneve năm 1954 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia”.

    Trong khi đó, ông Tần Cương lại nói rằng ‘bấy lâu nay, các tài liệu chính thức, sách giáo khoa và bản đồ của Việt Nam đều cho thấy quần đảo Tây Sa thuộc về Trung Quốc’ và nói thêm rằng Việt Nam ‘có một mức độ khả tín thấp’.

    Báo chí trong nước đă cho đăng toàn văn công hàm Phạm Văn Đồng, trong đó có đoạn:

    “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.

    Tiến sỹ Tạ Văn Tài, luật sư và cựu giảng viên trường luật Harvard, cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng ‘không có hiệu lực pháp lư’:

    “Nó chỉ là một tuyên bố đơn phương, cho nên nó không có giá trị của một hiệp ước nhượng đất là cái thủ tục bó buộc theo hiến pháp năm 1946 của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, áp dụng vào thời điểm 1958 bởi v́ rằng khi ông Đồng tuyên bố, ông không thể nhân danh chủ tịch nước, mới là người có quyền kư hiệp ước về nhượng đất. Và ngay cả Chủ tịch nước Hồ Chí Minh cũng phải có nghị viện, tức là quốc hội, phê chuẩn hiệp ước th́ mới có giá trị. Vả lại, khi đọc kỹ th́ thấy rằng công hàm đó chỉ nói về việc công nhận 12 hải lư lănh hải của Trung Quốc. Hồi đó nó [Trung Quốc] đ̣i cái đó v́ họ ngại cái hạm đội đi sát vào Trung Quốc từ eo biển Đài Loan, nhất là từ hai đảo Kim Môn và Mă Tổ mà Trung Hoa Dân quốc kiểm soát. Thành ra nó chỉ có hiệu lực thừa nhận 12 hải lư, chứ không phải nói đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Luận cứ thứ hai, ông Đồng không đại diện cho miền nam Việt Nam là quốc gia riêng biệt. Có hai quốc gia thời đó theo tiêu chuẩn quốc gia là Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Việt Nam Cộng ḥa. Hiệp định Geneve đă giao việc quản lư hai quần đảo đó cho miền nam Việt Nam th́ ông Đồng không có đủ tư cách ǵ mà nói về vấn đề hai quần đảo đó, nhượng đất hai quần đảo đó”.

    Ông Tài nói thêm rằng nếu đôi bên không thể ‘tiếp tục căi lư’ trên các diễn đàn quốc tế th́ vụ việc cần phải được đưa ra Ṭa án Quốc tế.

    Nhưng chuyên gia luật này cũng cho rằng việc kiện ra ṭa ‘rất khó’ v́ Bắc Kinh từ trước tới nay ‘không đồng ư ra ṭa nên chỉ c̣n đánh nhau trên mặt trận ngoại giao mà thôi’.

    Những người bất đồng chính kiến ở hải ngoại bấy lâu nay dùng công hàm này để cáo buộc Hà Nội đă thực hiện điều họ gọi là ‘bán nước’, nhưng phía Việt Nam luôn bác bỏ điều này.

    Sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của ḿnh, đẩy hai nước láng giềng vào thế đối đầu, giới lănh đạo Việt Nam đă có các tuyên bố được một số nhà quan sát cho là ‘không kiêng nể’ khi nói về mối quan hệ với Bắc Kinh.

    http://www.voatiengviet.com/content/...g/1925103.html

  5. #535
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    VN xích lại gần cựu thù Hoa Kỳ, Nhật Bản giữa lúc tranh chấp Biển Đông leo thang

    Thứ bảy, 31/05/2014

    Giới phân tích nói xung đột lănh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam đang đẩy Hà Nội xích lại gần hơn với Washington và các đồng minh của Mỹ trong khu vực, kể cả Nhật Bản và Philippines.

    Theo bản tin của tờ South China Morning Post, những giải pháp của Hà Nội bị hạn chế giữa lúc họ đang cố gắng lôi kéo sự chú ư của quốc tế, và cùng lúc không muốn phương hại tới quan hệ với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc, một đối tác quan trọng về ư thức hệ và kinh tế.

    Tờ báo dẫn lời Giáo sư Li Ming jiang của Đại học Quan hệ Quốc tế Singapore, nói rằng trong ngắn hạn Việt Nam và Hoa Kỳ có khả năng tăng cường hợp tác quân sự. Nhưng về lâu về dài, các vấn đề như t́nh h́nh nhân quyền tại Việt Nam sẽ ngăn cản nỗ lực tạo dựng một quan hệ đối tác bền chặt hơn.

    Việt Nam cũng đang chuẩn bị chung kết một thỏa thuận để Việt Nam nhận thêm tàu tuần tiễu của Nhật. Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă lên tiếng ủng hộ Hà Nội trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ The Wall Street Journal mới đây.

    Sáng thứ Sáu, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă rời Nhật Bản lên đường sang Singapore để dự hội nghị an ninh ba ngày. Theo dự kiến, tại đây ông sẽ đưa ra h́nh ảnh một nước Nhật như một lực đối trọng với sức mạnh đang tăng của Trung Quốc trong khu vực.

    Các hăng tin AFP, Kyodo và AP tường thuật rằng trong một bài diễn văn quan trọng đọc vào tối hôm nay, Thủ Tướng Abe sẽ vạch ra viễn kiến của ông về những ǵ mà Nhật Bản có thể đóng góp cho nền ḥa b́nh toàn cầu.

    Các giới chức Nhật cho biết tại hội nghị Singapore, Thủ Tướng Abe cũng sẽ giải thích v́ sao Nhật Bản đang tái xét những hạn chế về pháp lư đă được áp đặt bởi Hiến Pháp chủ ḥa của nước ông, trong bối cảnh t́nh h́nh an ninh đang thay đổi.

    Thủ Tướng Abe sẽ gặp Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Chuck Hagel hôm nay, thứ Sáu, trong khi Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Onodera sẽ gặp Bộ trưởng Hagel vào ngày thứ Bảy.

    Các cuộc họp cấp cao diễn ra giữa lúc trong nội địa Nhật Bản đang có tranh căi gay gắt hơn về liệu Nhật Bản có nên hành xử quyền tự vệ, và sửa đổi chính sách chủ ḥa của Nhật Bản sau thời chiến, hay không.

    Các động thái của Nhật Bản nhằm tháo gỡ các hạn chế để có khả năng bênh vực các đồng minh bị tấn công quân sự đang gây nhiều quan ngại tại Trung Quốc và Nam Triều Tiên.

    Bất cứ cuộc tranh căi nào giữa Tokyo và Bắc Kinh cũng sẽ thu hút sự chú ư tại hội nghị an ninh Singapore, trong bối cảnh các chiến đấu cơ Trung Quốc mới đây đă áp sát một cách bất thường các máy bay của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản trên Biển Hoa Đông.

    Nguồn: cctv.com, cnn.com, theglobeandmail.com

    http://www.voatiengviet.com/content/...g/1926029.html

  6. #536
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    VN xích lại gần cựu thù Hoa Kỳ, Nhật Bản giữa lúc tranh chấp Biển Đông leo thang

    Thứ bảy, 31/05/2014

    Giới phân tích nói xung đột lănh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam đang đẩy Hà Nội xích lại gần hơn với Washington và các đồng minh của Mỹ trong khu vực, kể cả Nhật Bản và Philippines.

    Có c̣n " CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC " theo gương Boác Cáo Hồ nữa không ?



  7. #537
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Youtube mới hôm nay

    TRUNG QUỐC CÓ TẤN CÔNG VIỆT NAM VÀO THỜI ĐIỂM NÀY?





    Published on May 31, 2014
    Last edited by Tigon; 01-06-2014 at 01:20 PM.

  8. #538
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG MỘT CHỨNG LƯ ĐỂ TRUNG CỘNG CƯỚP HOÀNG SA





    Published on May 20, 2014

    CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG MỘT CHỨNG LƯ ĐỂ TRUNG CỘNG CƯỚP HOÀNG SA, TRƯỜNG SA VÀ HẢI PHẬN VIỆT NAM

  9. #539
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    TRUNG QUỐC CÓ TẤN CÔNG VIỆT NAM VÀO THỜI ĐIỂM NÀY?


    Phạm Chí Dũng - Quân đội Trung Quốc không ngừng được hiện đại hóa, với ngân sách quốc pḥng sẽ tăng mỗi năm gần 20%.Đă gần một tháng, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hiện diện tại vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Hàng trăm tàu quân sự trong đó có những tàu hộ vệ tên lửa và tàu cá giả dạng của Bắc Kinh, cùng với máy bay trinh sát hàng ngày hung hăn tấn công, đe dọa các tàu Việt Nam.

    Trong lúc Biển Đông dậy sóng, những h́nh ảnh trên mạng cũng hé lộ việc Trung Quốc rầm rộ chuyển quân về phía biên giới Việt-Trung.

    Các động thái này khiến mọi người không thể không đặt ra câu hỏi : Liệu chế độ Bắc Kinh sẽ lại tấn công quân sự vào Việt Nam như đă tiến hành vào năm 1979?

    RFI Việt ngữ đă đặt vấn đề này với nhà b́nh luận Phạm Chí Dũng, cựu sĩ quan quân đội ở Saigon.

    RFI : Thân chào nhà b́nh luận Phạm Chí Dũng. Vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đă làm nổi sóng dư luận, với một câu hỏi thẳng thừng, mà về phương diện quân sự là thứ bậc cao nhất trong pḥng vệ quốc gia: Liệu Trung Quốc có tấn công quân sự Việt Nam vào thời điểm này? Nhận định của anh ra sao? Nhà b́nh luận Phạm Chí Dũng : Tất nhiên chiến dịch hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc trên vùng lănh hải của Việt Nam không c̣n mang tính chất như những vụ khiêu khích và gây hấn thông thường như trước đây. Tính chất lần này nghiêm trọng hơn nhiều và cho thấy rơ ràng đây là một bước đi có tính toán của Bắc Kinh, nằm trong một giai đoạn ngắn hạn nhằm phục vụ cho một chiến dịch trung hạn lấn chiếm lănh thổ Việt Nam.

    Do đó, không phải vô cớ mà những quốc gia gần gũi về lănh hải với Việt Nam ở khu vực Biển Đông như Nhật Bản, Philippines và cả Hạm đội 7 của Hoa Kỳ vốn chỉ liên quan gián tiếp, đă phải bắn tín hiệu thực sự lo ngại về động thái mở rộng bành trướng của Trung Quốc. Rồi hẳn nhiên một lần nữa - nhưng lần này nghiêm túc hơn nhiều, cả dư luận lẫn giới quan sát Việt Nam và quốc tế đều muốn t́m lời giải cho việc Trung Quốc có thể tấn công Việt Nam vào thời gian này hay không.

    Trước hết, chúng ta hăy xem xét những bất lợi đối với chính thể Trung Quốc nếu họ tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Việt Nam. Theo tôi, có ít nhất một số bất lợi rất đáng kể có thể xảy ra đối với Trung Quốc.

    Từ sau cuộc chiến tranh lạnh Mỹ - Liên Xô, thế giới đă tiến vào kỷ nguyên hội nhập và thỏa hiệp với nhau về nhiều mặt, trong đó nổi trội là phương diện buôn bán thương mại song phương và đa phương. Tương quan như thế khiến không một quốc gia có ảnh hưởng nào dám chịu thiệt lớn chỉ đổi lấy cái lợi nhỏ. Một trong số ít những cuộc chiến tranh chấp hải đảo gần đây nhất xảy ra vào năm 1982 giữa người Anh và Achentina ở quần đảo Malvinas, nhưng cũng kết thúc chỉ sau vài tháng. Một chi tiết đáng chú ư là Anh luôn được xem là một trong những nước lớn ở châu Âu và nằm trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Rơ ràng Luân Đôn đă không dám phiêu lưu quân sự.

    C̣n ở châu Á, Trung Quốc cũng được coi là nước lớn, dù chưa được xếp vào loại siêu cường như Mỹ và Nga. Nhưng Trung Quốc cũng có chân trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và đó là lư do để có thể cho rằng bất kỳ hành động gây hấn hoặc xâm lược nào từ phía Bắc Kinh cũng làm ảnh hưởng đến đại cục địa - chính trị trên thế giới mà các siêu cường khác không thể bỏ qua. Những vụ Trung Quốc gây hấn với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hay với Philippines về một số đảo nhỏ đă lập tức gặp phải phản ứng mạnh mẽ của không chỉ các quốc gia này mà với cả cộng đồng quốc tế.

    Trừ Nhật có lực lượng pḥng vệ bờ biển đủ mạnh, Philippines đă phải tính đến việc t́m kiếm một quan hệ tương trợ quốc pḥng với người Mỹ để chống lại ư đồ xâm lăng từ Bắc Kinh. Vào tháng 5/2014, họ đă đạt được kết quả khả quan khi thiết lập được hiệp ước tương trợ quốc pḥng với Washington, do vậy sẽ hợp thức hóa sự có mặt của Hạm đội 7 của Hoa Kỳ ở vùng lănh hải Philippines bất cứ khi nào Trung Quốc gây hấn.

    Hậu quả mà Bắc Kinh không tính kỹ trước khi hành động xâm chiếm biển đảo chính là chỗ này. Tức là họ đă khiến một số nước nhỏ trong khu vực đang nổi lên khuynh hướng liên kết với nhau theo cách Phong trào không liên kết vào nửa cuối thế kỷ 20 và t́m đến sự trợ giúp của người Mỹ để hạn chế rủi ro. Xu thế này cũng đang diễn ra với Việt Nam.

    Ngay sau vụ việc giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, chúng ta có thể thấy là giới lănh đạo Việt Nam, cho dù một số trong đó vẫn thề thốt “mười sáu chữ vàng” với Trung Quốc, nhưng đă không c̣n dám xem thường hiểm họa ngoại xâm trước mắt và tương lai mất nước không c̣n quá xa. Và bất chấp tiếng nói hết sức yếu ớt của 3/4 bộ tứ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng ê-kíp của ông đă t́m đến mối liên minh không chính thức đầu tiên với Philippines và sau đó có thể là một mối quan hệ quân sự ở mức độ nào đó với Hoa Kỳ.

    Trung Quốc chưa dám tấn công vào thời điểm này

    RFI : Theo anh, hoạt động gây hấn của Trung Quốc gây ảnh hưởng thế nào đến chính sách Biển Đông của Hoa Kỳ ngay vào thời điểm này?

    Nếu không can thiệp mà để cho Trung Quốc tự tung tự tác, Mỹ sẽ gặp bất lợi lớn về tự do hàng hải, an toàn hàng hải ở Biển Đông và do đó có thể sẽ bị phá sản phần lớn chính sách xoay trục sang châu Á - Thái B́nh Dương của Mỹ. Ai cũng biết rằng Biển Đông có vị trí như một cửa ngơ cho giao thương hàng hải và nếu cần có thể khống chế hoạt động quân sự của cả khu vực phía Nam và các nước xung quanh. Hiện nay cuộc đua lớn nhất giữa Trung Quốc và Mỹ chính là điểm xung yếu này. Do vậy nếu bị Trung Quốc qua mặt ở Biển Đông, mục tiêu an toàn hàng hải của Mỹ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, vai tṛ của Hạm đội 7 cũng có không ư nghĩa đủ lớn, làm cho chính sách của Mỹ về bảo vệ an ninh thế giới và cũng là an ninh của công dân Mỹ sẽ lạc điệu.

    Lời bắn tiếng về mối liên kết “đối tác chiến lược” với Việt Nam của Tư lệnh quân đội Mỹ ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương Locklear là một minh chứng khá hoàn hảo về việc người Mỹ hoàn toàn không bỏ qua ư đồ phong tỏa Biển Đông của Trung Quốc. Mới đây lần đầu tiên từ khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Barack Obama đă phải tuyên bố “sẽ điều binh đến Biển Đông” nếu t́nh h́nh nơi đây có thể xung đột quân sự.

    Chúng ta đang nhận ra rằng người Mỹ không quá câu nệ vào quan hệ làm ăn với Trung quốc, bất chấp quốc gia đông dân nhất thế giới này là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ với giá trị buôn bán hàng năm lên đến 600 tỉ USD. Thậm chí ngược lại, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về tín dụng, nợ xấu, ngân hàng, làn sóng thoái vốn của giới đầu tư nước ngoài, thị trường xuất khẩu, do vậy Trung Quốc phải cần đến các đối tác thương mại như Mỹ và Tây Âu hơn là phương Tây cần đến họ.

    Kẻ nào quá tham lam sẽ bị cộng đồng tẩy chay. Cũng như h́nh ảnh suy yếu của nước Anh vào năm 1982 trong cuộc tranh chấp quần đảo Malvinas với Achentina, những năm gần đây Trung Quốc đă trở thành một trong những quốc gia bị oán ghét nhất trên hành tinh này. Nếu mạo hiểm gây ra một cuộc chiến tranh dù chỉ quy mô nhỏ trong khu vực, Trung Quốc sẽ bị đại đa số quốc gia trong Liên Hiệp Quốc quay lưng và sẽ bị cô lập. Đó chính là điều mà chủ nghĩa Đại Hán phải tính đến một cách rất nghiêm cẩn, cho dù tham vọng bành trướng của họ lớn đến mức nào.

    RFI : Trong lịch sử, người Việt Nam luôn sẵn sàng chống lại đến cùng tham vọng xâm lược của Trung Quốc, kể cả sau một ngàn năm Bắc thuộc. Anh có cho rằng lịch sử sẽ lặp lại nếu chiến tranh Trung - Việt nổ ra vào thời gian tới?

    Có những dấu hiệu rất cần chú ư và lượng giá. Nếu Trung Quốc đă rất tự tin kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Việt Nam th́ từ sau khu xảy ra vụ bạo động ở B́nh Dương, Đồng Nai và cuộc xung đột dẫn đến chết người ở Hà Tĩnh, các cơ quan tuyên giáo và báo đảng ở Trung Quốc, kể cả Hoàn Cầu Thời Báo là tờ báo hung hăng nhất, đă có vẻ lắng tiếng khá đột ngột. Giả thiết nêu ra là Bắc Kinh đă không tính đúng và đủ về phản ứng của người dân Việt Nam đối với bước đầu xâm lăng của họ, cho dù có thể họ đă lường trước và c̣n có thể “điều khiển” được phản ứng của giới lănh đạo cầm quyền Việt Nam.

    Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ chủ nghĩa Đại Hán nô dịch được đất nước này như một chư hầu trọn vẹn. Sau hàng loạt triều đại lịch sử kháng Trung thành công như từ thời Hai Bà Trưng, Đinh, Lê, Lư và Hậu Lê, những cuộc xâm lược gần nhất của Trung Quốc chỉ là sự tồn tại rất ngắn ngủi của đội quân hai chục vạn của triều đ́nh nhà Thanh ở Thăng Long vào cuối thế kỷ 18. Hoặc là sự tồn tại ngắn ngủi không kém của đội quân cũng hai chục vạn người của Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1945. Và ngắn ngủi nhất là lực lượng lên đến sáu chục vạn người của Trung Quốc nhưng bị thiệt hại đến 10% quân số trong cuộc tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam vào năm 1979.

    Lịch sử và ưu thế kháng chiến đă nghiêng về Việt Nam, đó là điều hiển hiện. Biện chứng lịch sử cũng cho thấy các chế độ chính trị Trung Hoa luôn sai lầm khi đánh giá thấp tinh thần phản kháng của người dân và quân đội Việt Nam, đặc biệt vào những bối cảnh mà họ cho là triều chính Việt Nam đang phân hóa và rối loạn như hiện thời.

    Nhưng cũng chính yếu tố rối loạn nội bộ mà Trung Quốc tưởng như một ưu thế để có thể gây áp lực với Hà Nội lại khiến nảy sinh xu hướng công khai hóa quan điểm ngả sang phương Tây của một nhóm không nhỏ các chính khách Việt Nam. Tôi cho đây chính là một bất lợi lớn đối với Trung Quốc khi phần lớn, nếu không nói là tất cả giới lănh đạo Việt Nam đă như tỉnh ra, ngộ ra bản chất thật của mối quan hệ “Bốn Tốt” với Trung Quốc là như thế nào. Cùng lúc, bất cứ quan chức Việt Nam nào cũng phải tính đến tương lai cho cá nhân họ nếu chủ hàng trước Trung Quốc. Tương lai ấy cùng lắm cũng chỉ là “ngựa xe vài cỗ, quân hầu lơ thơ” nếu Việt Nam bị biến thành chư hầu của người bạn phương Bắc đầy dă tâm.

    Một bất lợi khác là nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam vào thời điểm này sẽ khiến cho một bộ phận quan chức “thân Trung” bị lộ diện và sẽ bị cô lập. Truyền thống người Việt xưa nay không thể chấp nhận những Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống, và nếu những nhân vật tái thế thời hiện đại này bị cô lập quá sớm, Trung Quốc sẽ không c̣n nhiều cơ hội để thực hiện chiến thuật mua chuộc, không chế lănh đạo để sau đó bắt toàn bộ giới lănh đạo Việt Nam phải phụ thuộc vào ư chí của Bắc Kinh.

    RFI : Thế c̣n bất lợi về hiệu quả kinh tế nếu Trung Quốc xâm lược Việt Nam?

    Đây là câu hỏi khó trả lời nhất đối với Trung Quốc. Câu hỏi này cũng dẫn đến một câu hỏi tiếp nối là Trung Quốc tấn công Việt Nam sẽ được lợi ǵ, nếu thiệt hại về kinh tế của họ là khó có thể bù đắp được?

    Trong lịch sử buôn bán hai chiều với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều nhất. Ít nhất 35% nguyên liệu dùng cho sản xuất của Việt Nam phải nhập khẩu từ Trung Quốc, và cơ cấu này đang gây khó rất lớn cho việc Việt Nam tham gia vào TPP, ứng với một điều kiện không thể thay đổi của TPP là Việt Nam phải chuyển đổi vùng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài TPP như Trung Quốc về các nước trong khối TPP.

    Chỉ từ sau năm 2000 đến nay, giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đă tăng chẵn 100 lần, và hiện thời Việt Nam đang phải nhập siêu từ 23-24 tỉ USD hàng năm từ Trung Quốc. Đó là một sự mất cân xứng quá lớn và làm lợi rất nhiều cho Trung Quốc. Cũng cho đến nay, Trung Quốc có gần 940 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 5 tỉ USD…
    Những giá trị thương mại và đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam cho thấy họ có khá nhiều việc

    Cũng rất có thể sẽ xảy ra một làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc và càng làm khó cho sự tồn vong của giới đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam. Minh chứng mà chúng ta có thể thấy là sau vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, ở nhiều vùng và từ một doanh nghiệp lớn đến một bà bán tạp hóa ở chợ, tâm lư ngán ngại nhập hàng Trung Quốc là khá phổ biến. Mặc dù cho tới nay chưa có một chiến dịch nào về tẩy chay hàng Trung Quốc được công bố chính thức, nhưng rơ ràng một số mặt hàng Trung Quốc vẫn bị coi là ẩn chứa rủi ro độc tố như thực phẩm, nhựa… đă bị giảm đáng kể sức tiêu thụ.

    Với không ít bất lợi như vậy, tôi cho rằng Trung Quốc sẽ chưa dám mạo hiểm tấn công Việt Nam ngay vào thời điểm này.

    RFI : Nhưng hiện thời vẫn đang có thông tin có thể xảy ra chiến tranh, chẳng hạn như một tờ báo Hàn Quốc đưa tin về việc có đến 300.000 quân Trung Quốc đă áp sát biên giới Việt - Trung?

    Tôi cho rằng tin tức đó chỉ đơn giản là chiến tranh tâm lư, do chính Trung Quốc tung ra trên mạng Internet và cho vài tờ báo nước ngoài. Thậm chí c̣n có tin đồn về lực lượng quân đội Trung Quốc dùng để tấn công Việt Nam lên đến hơn 500.000 người, hoạch định sẽ công chiếm Việt Nam trong đúng một tháng, và chiến tranh có thể diễn ra ngay vào mùa hè này, thậm chí vào tháng Sáu năm 2014…

    Bao giờ cũng vậy, trước hoặc sau mỗi hành động gây hấn, Bắc Kinh đều sử dụng tối đa loa phóng thanh một chiều nhằm mục đích gây nhiễu. Một chuyện khá khôi hài khác là giữa hai nhà nước Trung Quốc và Việt Nam đang diễn ra một trận khẩu chiến mà dân Hà Nội gọi Bắc kinh là “Chí Phèo”, c̣n Trung Quốc lại coi Việt Nam là nhân vật “AQ” trong tiểu thuyết của nhà văn Lỗ Tấn…

    Thực ra tôi không để ư đến hoạt động này nhiều. V́ điều đơn giản mà chúng ta có thể rút ra là nếu Trung Quốc thực sự có kế hoạch gây xung đột quân sự hoặc tấn công tổng lực Việt Nam, để giữ yếu tố bất ngờ trong khai chiến, họ đă không cần phải khẩu chiến theo kiểu cù nhầy, hoặc tung thông tin giả quá hung hăn để tạo tin đồn và gây xáo trộn đời sống chính trị ở Việt Nam. Một dẫn chứng khác cũng dễ thấy là nếu Trung Quốc có ư đồ tấn công quân sự, họ đă không phải dùng lại các tiểu xảo và chơi xấu, như dùng “tàu lạ” - từ mà một số báo nhà nước ở Việt Nam cho đến giờ này vẫn chưa thể chui ra khỏi chăn - để đâm húc tàu cá Việt mà đă gây ra hai cái chết cho ngư dân ở Quảng Ninh vừa qua.

    Theo tôi, sẽ chẳng có một hành động mạo muội xứng đáng nào từ phía Trung Quốc ngay vào thời điểm này. Kể cả hiện tượng họ rút công nhân Trung Quốc đang làm việc ở Hà Tĩnh về nước hay sơ tán chuyên gia cũng chỉ là động tác tâm lư nhằm gây áp lực với Bộ Chính trị Việt Nam mà thôi.

    Khi nào Trung Quốc có thể tấn công Việt Nam?

    RFI : Nếu Vậy theo anh, Trung Quốc sẽ thực sự tấn công Việt Nam trong những điều kiện ǵ và vào lúc nào?

    Trung Quốc chỉ tấn công Việt Nam nếu hội tụ các điều kiện: kinh tế khủng hoảng, xă hội rối loạn, nội bộ chính trị phân hóa đủ sâu và có thể tan vỡ, sức chiến đấu của quân đội giảm sút mạnh. Và cũng phải thêm một điều kiện không thể thiếu: giới kinh tài Trung Quốc đủ sức chi phối và lũng đoạn phần lớn một số ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

    Hiện thời, nền kinh tế Việt Nam đang dợm bước chân vào khủng hoảng và tất cả chỉ c̣n chờ thời gian. Bất ổn xă hội cũng đang mau chóng chuyển thành rối loạn xă hội và có thể dẫn đến khủng hoảng xă hội. Nếu đến năm 2016-2017, kinh tế Việt Nam thật sự rơi vào khủng hoảng th́ tất yếu xă hội sẽ khủng hoảng theo. Khủng hoảng xă hội cộng hưởng với khủng hoảng kinh tế hầu như chắc chắn sẽ dẫn đến khủng hoảng chính trị. Đó là điều kiện cần và cũng là điều kiện đủ của một dân tộc trong vận khí suy vong.

    Trong trường hợp đó, tôi không hy vọng là quân đội Việt Nam c̣n duy tŕ được khả năng sẵn sàng chiến đấu như những năm trước. Và đó sẽ là cơ hội vàng để nếu muốn và không quá bị chi phối bởi sự cô lập của quốc tế, Trung Quốc có thể nuốt gọn Việt Nam trong một kế hoạch quân sự với tỉ lệ ba chọi một.

    RFI : Tại sao anh lại cho rằng Trung Quốc cần huy động quân đội ba chọi một, anh có thể giải thích cụ thể thêm được không ?

    Xuất phát từ chiến thuật biển người truyền thống của họ.

    Trong chiến dịch xâm lược biên giới năm 1979, toàn bộ lực lượng kể cả hậu cần và dự bị của Trung Quốc là 600.000 quân. Trong khi đó, Việt Nam chỉ chủ yếu đối phó bằng lực lượng quân sự địa phương và một bộ phận lực lượng bộ đội chính quy. Có những trận đánh ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, thông báo quân sự hồi đó cho biết tỉ lệ đối kháng giữa quân Trung Quốc và bộ đội Việt Nam lên đến 5/1 và 10/1. Tuy thế, cuộc chiến vẫn kết thúc với thất bại của người Trung Quốc, chiến dịch xâm lược đó đă chấm dứt với 60.000 thi hài của lính Trung Quốc.

    C̣n bây giờ, có những thông tin nghiên cứu cho biết tuy xét về số lượng, Việt Nam là quốc gia có lực lượng quân đội hùng hậu nhất khu vực Đông Nam Á với khoảng nửa triệu bộ đội chính quy và khoảng 5 triệu quân dự bị, nhưng quân đội Trung Quốc lại duy tŕ số lượng đông thuộc loại nhất trên thế giới, cùng chi phí quân sự đứng thứ hai chỉ sau Mỹ.

    Đó là ưu thế để một khi phát động chiến tranh, Trung Quốc sẽ dễ dàng huy động ít nhất nửa triệu quân từ các tập đoàn quân ở Vân Nam và Quảng Tây, chưa kể hạm đội Nam Hải. Thậm chí tôi cho rằng với chiến thuật biển người được duy tŕ từ cuộc chiến tranh Triều Tiên những năm 1950, Trung Quốc có thể huy động một lực lượng tăng thiết giáp gấp nhiều lần Việt Nam. Ngay cả với xe tăng họ T của Liên Xô cũ, Trung Quốc cũng có nhiều tăng T72 trở lên, trong khi Việt Nam vẫn chủ yếu là tăng T54, T55.

    RFI : Một số chuyên gia đánh giá rằng ưu thế quân sự của Trung Quốc có thể tỏ rơ trên mặt biển, nhưng c̣n trên đất liền th́ sao?

    Đúng là Trung Quốc chỉ c̣n thiếu tàu sân bay. C̣n về quân chủng hải quân, họ có đủ các loại tàu, kể cả tàu ngầm lớp kilo. Họ vẫn tự hào và khoe khoang là chỉ riêng hạm đội Nam Hải của họ đă có thể làm chủ cả mặt biển Đông.

    Trong khi đó, địa h́nh duyên hải Việt Nam có lợi thế kinh tế và du lịch là trải dài, nhưng trong chiến tranh điều đó lại thường là nhược điểm v́ có thể bị đối phương từ biển đánh úp bất cứ điểm bố pḥng mỏng manh hoặc sơ hở nào.

    Tuy nhiên, đánh trên bộ th́ lại khác hẳn. Dù được trang bị vũ khí và khí tài quân sự tối tân và có vẻ được đánh bóng về khả năng thiện chiến, nhưng quân đội Trung Quốc luôn đi sau Việt Nam khoảng một phần tư thế kỷ về trải nghiệm và kinh nghiệm trận mạc. Đă sáu chục năm qua quân đội Trung Quốc không thực sự chiến đấu, trong khi bộ đội Việt Nam chỉ mới kết thúc chiến tranh tại chiến trường Campuchia từ cuối thập kỷ 80. Sự so le thời gian như thế cho thấy phản xạ tác chiến của bộ đội Việt Nam vẫn cao hơn binh lính Trung Quốc.

    Thêm vào đó, nếu tấn công quân sự theo hướng xẻ dọc qua các vùng biên giới phía Bắc về Hà Nội, quân đội Trung Quốc sẽ vấp phải địa h́nh rừng núi hiểm trở mà lực lượng tăng thiết giáp của họ khó ḷng phát huy được hiệu quả tác chiến chiến thuật. Đến lúc đó, có thể Trung Quốc mới được nếm trải chiến thuật chiến tranh du kích của người Việt Nam lợi hại như thế nào.


    Trong hầu hết các cuộc kháng Trung trong lịch sử, người Việt đă không bao giờ bỏ trống hậu phương địch quân, đặc biệt tại những vùng sơn cước. Theo tôi, trong trường hợp Trung Quốc tác chiến trên bộ dù với tỉ lệ ba chọi một, xác suất chiến thắng của họ vẫn chỉ là năm ăn năm thua. Họ cần phải chú ư là bộ đội đặc công của Việt Nam rất thiện chiến.

    Nhưng đó chỉ mới là về sức kháng cự của quân đội Việt Nam. C̣n nếu nhà nước Việt Nam đủ hồi tâm để biết cách huy động sức dân th́ một cuộc chiến tranh nhân dân sẽ được h́nh thành, và đó là điều đáng sợ nhất đối với bất cứ một cường quốc xâm lược nào.

    RFI : Nếu một cuộc chiến tranh tổng lực chưa được Trung Quốc phát động vào thời điểm này, họ có thể làm những ǵ tiếp theo vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981?

    Họ sẽ trở lại bài bản của những cuộc gây hấn và khiêu khích từ ít nhất năm 2011 đến nay. Nghĩa là tạo mọi khó khăn đối với ngư dân Việt Nam, dùng tàu cá hoặc tàu hải giám chủ động va chạm hoặc đâm ch́m và có thể dẫn tới tử vong cho ngư dân Việt. Trên bộ, họ có thể tiếp nối chuỗi khiêu khích bằng những cuộc xung đột vũ trang quy mô nhỏ và có thể dẫn đến sát thương bộ đội Việt Nam. T́nh h́nh quấy rối như thế cũng có thể tương tự những ǵ mà lực lượng Khmer Đỏ gây ra ở biên giới Tây Nam đối với thường dân Việt Nam vào năm 1978.
    Theo tôi, ư đồ của Trung Quốc là chờ đến năm 2016-2017, khi t́nh h́nh Việt Nam xấu hẳn, họ sẽ tấn công theo kịch bản Nga - Crimée. Cần lưu ư là khác hẳn Việt Nam, thế mạnh hiện thời của Trung Quốc là quyền lực tập trung vào một cá nhân là Tập Cận B́nh, và Trung Quốc vừa thiết lập quan hệ tay đôi với Nga.

    Tuy nhiên, không phải Trung Quốc luôn rảnh tay để hành động. Bản thân Trung Quốc cũng gặp nhiều rắc rối: kinh tế có xu hướng suy thoái, phản kháng xă hội dâng cao, các khu vực tự trị Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông gia tăng bất ổn. T́nh h́nh đó gần như tương tự với không khí xă hội Trung Hoa vào lúc triều đ́nh Măn Thanh xua hai chục vạn quân do Tôn Sĩ Nghị làm chủ tướng tràn vào Thăng Long trước một Lê Chiêu Thống đi bằng đầu gối.

    Do vậy, họa xâm lăng Trung Quốc vẫn có một hy vọng được giải tỏa phần nào bởi chính nguy cơ tan ră từ bên trong của nền kinh tế và do đó của chế độ độc đảng Bắc Kinh thiên về đàn áp như hiện nay. Nếu nguy cơ này được xác nhận th́ Trung Quốc dù có gây chiến tranh với Việt Nam cũng nằm trong t́nh trạng bị suy yếu đáng kể chứ không thể gọi là mạnh mẽ.
    Vấn đề c̣n lại là giới lănh đạo chủ chốt ở Việt Nam có làm được ǵ để hạn chế hiểm họa từ Trung Quốc trong vài năm tới.
    Nguyễn Tấn Dũng là nhân tố duy nhất?

    RFI : Để đối phó với họa ngoại xâm ngày càng hiển hiện, anh có hy vọng nào vào giới lănh đạo Việt Nam hiện thời?

    Nếu không xét đến những gương mặt chính khách chưa xuất hiện, trong tất cả những gương mặt hiện nay và trong khoảng hai năm tới, tôi chỉ hy vọng vào một nhân tố duy nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng hy vọng này cũng chỉ mới manh nha và c̣n rất chập choạng.

    Cơ sở để có thể có đôi chút hy vọng vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là bởi ông ta đang trong t́nh thế phải “cứu nhà, cứu nước”. Nước mất th́ nhà tan. Nhưng muốn cứu nhà th́ trước hết và dù muốn hay không cũng phải cứu nước.

    Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981, có vẻ ông Nguyễn Tấn Dũng đă dứt khoát hơn trong chính sách chuyển hướng xoay trục sang phương Tây. Để đối chọi với Trung Quốc, trước mắt người Việt cần ít nhất sự hỗ trợ của Hạm đội 7 của Mỹ, sau đó là một bản hiệp ước tương trợ quốc pḥng với Hoa Kỳ, như kết quả mà Philippines đă vừa đạt được. Và cuối cùng, tốt nhất Việt Nam trở thành một đồng minh quân sự với Hoa Kỳ như trường hợp Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Tuy nhiên, cần chân thật mà nói rằng hy vọng duy nhất vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất có thể chỉ là một đốm lửa sớm nở tối tàn. Từ khi nhậm chức thủ tướng vào năm 2006 đến nay, ông Dũng đă đưa ra khá nhiều lời cam kết trước quốc dân đồng bào, nhưng thời gian sau những lời hứa đó lại chỉ là một khoảng trống thất vọng mênh mông.

    C̣n bây giờ, khi nước đă đến chân và không thể không nhảy, người dân Việt đang chờ đợi những hành động cụ thể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như tiến hành thủ tục kiện Trung Quốc ra ṭa án quốc tế, đưa ngay Luật Biểu t́nh vào đời sống để người dân có cơ hội phản kháng Trung Quốc, chứ không chỉ bằng vài câu tuyên bố có vẻ cảm tính và sẽ bị trôi ngay vào lăng quên nếu không làm ǵ cả.


    http://benthangcuoc.blogspot.com/201...t-nam-vao.html

  10. #540
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    T́m được dầu khí nơi giàn khoan HD981

    Theo bản tin vừa nghe được từ XNV Vũ Kiểm , Đài TV Hồn Việt , th́ công nhân đă t́m được dầu khí nơi giàn khoan HD 981 .
    Chung quanh giàn khoan , trong lúc Trung Cộng xó hàng trăm tàu lớn bảo vệ Giàn Khoan , VC chỉ đem ra những tàu " kiểm ngư" be bé . Chưa biết 2 bên đang chơi game ǵ với nhau

    Nhưng điều chắc chắn là đă thấy dầu , th́ TC sẽ không rút về , và nguy cơ chiến tranh giữa 2 " người bạn tốt " rất có thể xảy ra .


    Last edited by Tigon; 01-06-2014 at 02:16 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-11-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2012, 02:54 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 21-07-2011, 04:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •