Results 1 to 3 of 3

Thread: Xóa bỏ các Viện Khổng Tử ra khỏi Trường Học

  1. #1
    Member
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    865

    Xóa bỏ các Viện Khổng Tử ra khỏi Trường Học

    Xóa bỏ các Viện Khổng Tử ra khỏi Trường Học

    Quan Ngại Với Viện Khổng Tử Mới Thành Lập Ở Toronto

    Bởi: Omid Ghoreishi, Epoch Times16 Tháng Sáu, 2014Mục: Thế GiớiViết b́nh luận

    Công cụ ‘quyền lực mềm’* của Trung Quốc len lỏi vào các trường học ở Toronto.



    Ảnh chụp từ trang web SayNoToCI.ca được lập nên để phản đối Viện Khổng Tử của Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục Toronto. Những viện khổng tử gây tranh căi này được trợ cấp và kiểm soát bởi chính quyền cộng sản Trung Quốc. (Ảnh chụp/Đại Kỷ Nguyên)


    1 / 2


    Ảnh chụp trang web của Đại Học Thành Phố Hồ Nam ở Trung Quốc với tựa đề “Tuyển chọn giáo viên cho Viện Khổng Tử năm 2014 ở Toronto, Canada.” Một điều khoản trong đó là “các ứng viên sẽ được đánh giá để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về tư tưởng chính trị.” (Ảnh chụp/Đại Kỷ Nguyên)


    “Với các bằng chứng rơ rệt bên ngoài kia đă chỉ ra rằng bạn không nên có những thứ này, tại sao HQGT lại mang chúng vào đây,” Lewis thắc mắc.

    Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục Toronto (HQGT), hội đồng giáo dục lớn nhất Canada, đang xem xét việc đưa vào giáo tŕnh các chương tŕnh giáo dục được soạn thảo bởi chính quyền cộng sản Trung Quốc. Điều này đă làm một số phụ huynh lo ngại về những nội dung mà con cái họ sẽ học.

    Michael Lewis đang đi nhờ xe một người bạn dạo quanh Toronto th́ bất chợt anh nh́n thấy một tấm biển quảng cáo khai trương của một Viện Khổng Tử ở một ngôi trường địa phương vào tháng 9 tới.

    Là một phụ huynh có con đang theo học tại hệ thống trường công lập, Lewis trở nên ṭ ṃ và muốn t́m hiểu xem Viện Khổng Tử thực sự là cái ǵ, nên anh đă lấy điện thoại ra để tra cứu.

    Càng đọc về nó, anh càng thấy lo lắng hơn. Anh t́m thấy các báo cáo đưa tin về việc các Viện Khổng Tử đă bị đóng cửa ở một số trường đại học tại Canada.

    Mặc dù Viện Khổng Tử được tuyên truyền là có mục đích quảng bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc, nhưng chúng lại được các cơ quan t́nh báo cho là một trong các tổ chức được sử dụng bởi chế độ cộng sản Trung Quốc để mở rộng quyền lực mềm của nó. Các viện này được trực tiếp tài trợ và kiểm soát bởi chính quyền Trung Quốc.

    “Với các bằng chứng rơ rệt bên ngoài kia đă chỉ ra rằng bạn không nên có những thứ này, tại sao HQGT lại mang chúng vào đây,” Lewis thắc mắc.

    Lewis và những bậc phụ huynh có chung quan tâm khác, cùng với các tổ chức nhân quyền, đă tổ chức một cuộc mít tinh bên ngoài văn pḥng hội đồng giáo dục vào hôm thứ tư vừa qua để thúc giục nó ngừng thỏa thuận hợp tác với Viện Khổng Tử.

    Họ dán băng dính đen lên miệng, biểu thị cho chính sách kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc, mà đang t́m cách xen lẫn vào chương tŕnh giáo dục bên trong học viện.

    Tháng 12 năm ngoái, Hiệp Hội Giảng Viên Đại Học Canada (HGDC) đă phát hành một bản tuyên bố thúc giục các trường đại học và cao đẳng cắt đứt mối liên hệ với Viện Khổng Tử, nói rằng các viện này được “tài trợ và giám sát bởi chính quyền độc tài Trung Quốc.”

    “Họ hạn chế các cuộc thảo luận tự do về các chủ đề gây ra tranh căi và không nên có chỗ đứng trong khuôn viên trường theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc,” giám đốc điều hành của HGDC James Turk nói.

    Cả hai trường Đại học McMaster và trường Đại Học Sherbrooke đă cho đóng cửa các Viện Khổng Tử của họ, và Đại Học Manitoba đă từ chối một Viện Khổng Tử vào năm 2011, với báo cáo cho là do các quan ngại về vấn đề kiểm duyệt chính trị (lư do chính thức được trích dẫn là “các vấn đề hậu cần.”)

    Đại Học McMaster đă đóng cửa Viện Khổng Tử vào đầu năm ngoái do sự bất măn với chính sách thuê giáo viên của Viện Khổng Tử ở Trung Quốc. Đại Kỷ Nguyên đă đưa tin vào năm 2011 rằng Sonia Zhao, một giảng viên đến Canada từ Trung Quốc để làm việc tại Viện Khổng Từ McMaster, đă bị yêu cầu phải kư vào bản thỏa thuận hứa không được tập luyện Pháp Luân Công, cũng được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, vốn đang bị áp bức ở Trung Quốc và những người theo học th́ bị đàn áp.

    Hiện đang có Viện Khổng Tử ở 12 trường đại học/tổ chức giáo dục ở Canada. Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục Toronto là hội đồng giáo dục thứ ba thành lập một Viện Khổng Tử, theo sau hội đồng Edmonton và hội đồng Coquitlam.

    ‘Tôi đă cảm thấy ṭ ṃ về thương vụ này’


    Cuộc tranh căi xoay quanh Viện Khổng Tử cũng là một mối lo ngại của Howard Goodman, ủy viên ban quản trị quận Eglinton-Lawrence. Ông nghi ngờ nếu thật sự tất cả các thành viên của Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục Toronto đă có tất cả các thông tin cần thiết khi họ biểu quyết cho việc mở một Viện Khổng Tử.

    “Tôi muốn hiểu xem những mối quan tâm của trường đại học là ǵ, và tôi ṭ ṃ muốn biết về thương vụ mà chúng ta vừa kư kết,” ông nói.

    Vào tháng năm vừa qua, Goodman đă đệ tŕnh một bản kiến nghị lên hội đồng giáo dục thông qua ủy viên quản trị Howard Kaplan để có thể tŕnh bày thêm nhiều thông tin liên quan đến Viện Khổng Tử, qua đó chỉ trích thương vụ này hơn nữa trong bối cảnh các quan ngại từ Hiệp Hội Giảng Viên Đại Học Canada.

    Tuy nhiên, một phần trong bản kiến nghị có trích dẫn các mối quan ngại của Hiệp Hội Giảng Viên Đại Học Canada đă bị bỏ đi, và bản kiến nghị đươc biểu quyết là sẽ được trả lời vào tháng 11, tức là sau khi Viện Khổng Tử đă được khai trương.

    “Mong muốn của tôi là chúng tôi sẽ nhận được thông tin đó vào tháng 7,” Goodman nói.

    Mối quan tâm khác của Goodman là một điều khoản trong bộ yêu cầu đối với các ứng viên giảng dạy của Viện Khổng Tử được liệt kê trên trang web của Đại Học Hồ Nam ở Trung Quốc, trong đó ghi rằng “các ứng viên sẽ được đánh giá để đảm bảo họ đáp ứng các yêu cầu về mặt tư tưởng chính trị.”

    “Đây là một trong những thứ đă làm tôi thêm lo ngại,” ông nói

    Theo Lewis, điều khoản phân biệt như vậy đă là đủ để Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục hoăn hợp đồng với Viện Khổng Tử, v́ nó “đi ngược lại chính sách tuyển người của Hội Đồng và đạo luật nhân quyền của Ontario.”

    Lewis đă bắt đầu một cuộc vận động online, SayNoToCI.ca, để thu thập chữ kư nhằm ngăn chặn việc triển khai chương tŕnh này trong các trường học ở Toronto. Ông đă ngạc nhiên khi thấy Hội Đồng đă chủ động quyết định không t́m hiểu sâu hơn về cách thức hoạt động của những học viện này.

    “Việc không chỉ trích Viện Khổng Tử thật đi ngược với tính lôgic,” ông nói.

    Goodman nói rằng cuộc vận động đă đưa ra một số các câu hỏi và các vấn đề mà hội đồng cần phải trả lời.

    Các cuộc gọi đến hội đồng và văn pḥng vận hành Viện Khổng Tử để đề nghị một cuộc phỏng vấn đă không được phản hồi lại trong hạn chót. Chủ tích Hội Đồng Quản Trị Giáo Dục Toronto ông Chris Bilton nói sẽ không có thời gian cho một cuộc phỏng vấn cho tới cuối tháng 7 này.

    Ghi chú của người dịch:

    *Quyền lực mềm: là dùng khả năng giành được những thứ ḿnh muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những ǵ ḿnh muốn. Ngược lại với quyền lực mềm là quyền lực cứng, theo đó quyền lực được thực hiện chủ yếu bằng cách đe dọa (như sa thải, kỷ luật…) và mua chuộc (như tăng lương, thăng cấp), c̣n quyền lực mềm th́ đạt được những ǵ ḿnh muốn bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà ḿnh mong muốn. Đó là quyền lực mềm, thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục. Đối với một quốc gia, quyền lực mềm được tạo dựng trên 3 yếu tố: văn hóa quốc gia, giá trị quốc gia và chính sách của quốc gia đó.

  2. #2
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    Khổng Giáo ( Khổng Tử ) thiết lập chế độ cai trị dựa trên uy quyền . EX: Vua xử thần tử; thần bất tử bất trung. Phục xử tử vong, Tử bất vong bất hiếu : Vua ra lệnh cho bầy tôi phải chết; bầy tôi không chịu chết là mắc tội bất trung. Cha ra lệnh cho con phải chết; con không chịu chết là mắc tội bất hiếu.
    Uy quyền theo kiểu phi dân chủ này làm sao hợp với nền văn minh Tây Phương tôn trọng nhân quyền; thượng tôn pháp luật.Dẹp bỏ là phải

  3. #3
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Xét nho học phải xét cho kỹ cả hệ thống

    Quote Originally Posted by Nhân Dân Tự Vệ View Post
    Khổng Giáo ( Khổng Tử ) thiết lập chế độ cai trị dựa trên uy quyền . EX: Vua xử thần tử; thần bất tử bất trung. Phục xử tử vong, Tử bất vong bất hiếu : Vua ra lệnh cho bầy tôi phải chết; bầy tôi không chịu chết là mắc tội bất trung. Cha ra lệnh cho con phải chết; con không chịu chết là mắc tội bất hiếu.
    Uy quyền theo kiểu phi dân chủ này làm sao hợp với nền văn minh Tây Phương tôn trọng nhân quyền; thượng tôn pháp luật.Dẹp bỏ là phải
    Đó là xét có một mặt. Còn một mặt trái lại là Minh quân, lương thần, phụ từ, tử hiếu.
    Vua phải đáng ra vua, quan phải đáng ra quan ., cha phải hiền, con phải hiếu. Rồi tứ thư, ngũ kinh. KHổng nho khác với Tống nho. KHổng chủ trương nhân, Mạnh chủ trương nghĩa. Trình Di, Chu Hy chủ chương phục vụ đám cầm quyền, trọng nam khinh nữ.
    v.v. và v.v.
    Dẹp bỏ lầ phải . hi hi hi.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 15
    Last Post: 27-12-2012, 07:32 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 06-03-2012, 11:05 AM
  3. Replies: 9
    Last Post: 14-07-2011, 04:54 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 11-05-2011, 10:52 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •