Results 1 to 5 of 5

Thread: Lễ Trao Giải Nobel 2010 Tại Nauy

  1. #1
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    212

    Lễ Trao Giải Nobel 2010 Tại Nauy



    Đây là bài tường thuật tại nơi làm lễ trao giải Nobel .
    Xin lỗi quí vị, chúng tôi không phải nhà nghề phóng viên ...
    Cho nên viết bài đưa tin chậm . Xin lỗi quí vị quan tâm .
    Có h́nh ảnh sẽ gửi sau
    Chúc vui
    Vivi

    --------------------------

    CHIẾC GHẾ TRỐNG VÀ NGƯỜI TÙ VÔ TỘi

    Oslo, ngày 10 tháng 12. Trước ṭa thị sảnh, những bước chân đưa tôi đến gần hơn với chiếc ghế trống dành cho một người vô cùng đặc biệt ngày hôm nay. Một người Trung Quốc được vinh dự đoạt giải Nobel Ḥa B́nh- nhà hoạt động ly khai Lưu Hiểu Ba, nhưng trớ trêu thay anh vẫn bị tước mất tự do, tước mất quyền được đón nhận giải thưởng mà anh xứng đáng được trao.

    Đứng xếp hàng chờ đến phiên ḿnh trước toà thị sảnh cùng anh Nguyễn Đức Hóa, hội trưởng Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Nauy, tôi nhận thấy xung quanh ḿnh là những gương mặt quen thuộc của những nhà chính trị cấp cao của Nauy xen lẫn những gương mặt của những khách mời đến dự lễ. Không khí nhộn nhịp với những bài nhạc của đội kèn, và tiếng hô trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba của những nhóm ủng hộ đứng xa xa.
    Trước khi vào, mọi túi xách mang theo đều được kiểm soát qua máy, và mọi người đều phải đưa giấy mời có tên họ của ḿnh cũng như giấy chứng minh để cảnh sát kiểm tra xem có đúng người không. Sau khoảng 5 phút chờ đợi, tôi đă được đặt chân vào bên trong. Đập vào mắt tôi là những bông hoa trang trí kết rất đơn sơ mà nét đẹp hài ḥa thanh tú. Hội trường trao giải cho tôi cảm giác thật ấm cúng và nghiêm trang với những h́nh tạc của nhà sáng lập giải Nobel được đặt ở hai bên.
    Chúng tôi được hướng dẫn xuống lầu phía dưới treo áo khoác và chờ đến giờ khai mạc lễ trao giải Nobel cho năm 2010. Đứng lẫn lộn giữa những nhà chính trị gia lănh đạo Nauy và những gương mặt nổi tiếng, cả tôi và anh Hội Trưởng đều có cảm nhận là nơi đây, mọi người dù quyền cao chức trọng hay vô danh tiểu tốt đều được đối xử như nhau. Rất đáng để các nhà lănh đạo nước ta học hỏi.
    C̣n 5 phút nữa thôi th́ buổi lễ sẽ bắt đầu. Chúng tôi trở lại hội trường và tôi vô cùng xúc động khi thấy tấm h́nh của nhà ly khai Lưu Hiểu Ba đang được treo lên trang trọng giữa hội trường, nơi 7 chiếc ghế được dành cho sáu người trong Uỷ Ban Trao Giải Nobel Hoà B́nh và người đoạt giải.

    Thêm hai chiếc ghế danh dự dành cho nhà vua và hoàng hậu Nauy.
    Mọi người vào chỗ, cả hội trường hầu như không c̣n chỗ trống.
    Uỷ ban trao giải Nobel Ḥa B́nh từ từ tiến vào chỗ ngồi trong tràng pháo tay không dứt của những người tham dự.
    Marita Kvarving Sølberg mở đầu buổi lễ trao giải với giọng ca ngọt ngào làm lắng ḷng người nghe với bài nhạc «solveigs sang»
    Thorbjørn Jagland, chủ tịch Ủy Ban Nobel Hoà B́nh bắt đầu bài phát biểu của ḿnh trong không khí vô cùng nghiêm trang của thính giả. Sau khi tuyên bố giải thưởng được trao về nhà đấu tranh dân chủ Lưu Hiểu Ba và lư do Ủy Ban trao giải này cho ông, Jagland đă xin lỗi rằng người được đón nhận vinh dự hôm nay không thể có mặt ngày hôm nay, ông đang bị giam giữ tại nhà tù phía Đông bắc Trung Quốc, cả vợ và người thân của ông cũng không thể có mặt. Do đó hôm nay sẽ không có nghi lễ trao huy chuơng và bằng danh dự tại đây.
    Ông Jagland cũng nhấn mạnh rằng: chỉ việc này thôi cũng đă cho thấy sự cần thiết và thích hợp của giải Nobel Hoà B́nh năm nay. Và ông chúc mừng ông Lưu Hiểu Ba.
    Chiếc ghế trống dành cho người đoạt giải!
    Đây là lần đầu tiên trong 65 năm qua của giải Nobel Hoà B́nh mà chiếc ghế của người nhận giải phải bỏ trống. Trong bài phát biểu của ḿnh, ông Jagland đă nhắc lại nhiều trường hợp những người đoạt giải trước đây cũng bị ngăn cản không cho đến dự như Carl von Ossietzky- năm 1935, Andrej Sakharov năm 1975, Lech Walesa- năm1983, Aung San Suu Kyi -năm 1991.

    Ông Jagland cũng nhấn mạnh là những giải thưởng Nobel này không hề có ư muốn xúc phạm bất cứ ai, mà Uỷ Ban Nobel chỉ muốn truyền tải thông điệp về mối liên hệ giữa nhân quyền, dân chủ và hoà b́nh. Những giải thưởng nhắc cho chúng ta nhớ rằng những giá trị mà phần lớn trên thế giới có được là nhờ sự đấu tranh của những người đă hy sinh rất nhiều. Họ làm v́ người khác và ông Lưu Hiểu Ba là người xứng đáng được sự ủng hộ của chúng ta.
    Ông Lưu cũng nhờ vợ ḿnh nói lại là ông muốn dành giải thưởng năm nay cho những linh hồn đă hy sinh trong trận Thiên An Môn ngày 4.tháng 6, năm 1989. Và uỷ ban Nobel rất vui được làm theo ư ông.
    Tôi lắng nghe Jagland và thầm ngưỡng mộ khi ông nói về giá trị đích thực của mối quan hệ ḥa b́nh thật sự giữa các quốc gia với nhau không thể được tạo ra nếu thiếu yếu tố nhân quyền và dân chủ. Về sự thiếu quân bằng khi phát triển kinh tế mà thiếu tự do ngôn luận sẽ chỉ làm gia tăng tham nhũng và thói kiêu ngạo quyền lực. Ông cho rằng mỗi bộ máy quyền lực phải được cân bằng bằng sự kiểm soát từ nhân dân, tự do truyền thông và quyền chỉ trích của mỗi cá nhân.
    Jagland cũng nêu rằng Trung Quốc đă kư kết một số phê chuẩn của Liên Hiệp Quốc và ILOs về nhân quyền. Điều thú vị là Trung Quốc đă chấp nhận cơ chế giải quyết xung đột siêu quốc gia trong WTO.
    Ông c̣n nêu: “Hiến pháp của Trung Quốc bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Điều 35 của hiến pháp để rằng: "Công dân của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp và tự do hội họp, tự do biểu t́nh ." Điều 41 bắt đầu bằng:"công dân của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa có quyền chỉ trích và nêu quan điểm của họ trên bất kỳ cơ quan nhà nước và bất kỳ người đại diện chính phủ nào " .

    và dựa trên tất cả những điều này th́ Lưu Hiểu Ba hoàn toàn vô tội. Ông không làm điều ǵ sai trái, chỉ xử dụng quyền công dân của ḿnh mà thôi. Và ngược lại chính phủ Trung Quốc đang làm ngược lại những ǵ ḿnh đă cam kết.

    Kết thúc bài phát biểu của ḿnh, ông Jagland đặt huy chuơng và bằng danh dự vào chiếc ghế trống dành cho người thắng giải.
    Những tràng pháo tay vang dội cả trong lúc Jagland phát biểu và sau khi ông kết thúc.
    Tôi chưa từng được nghe bài phát biểu nào hay đến thế. Cả hội trường như cùng ̣a vỡ trong những tràng pháo tay không ngớt.
    Nhạc lại trỗi lên. Lynn Chang với tiếng violin êm dịu và réo rắt như muốn đưa những thông điệp này đến xa hơn, cao hơn.
    Khán pḥng lại im phăng phắc khi Liv Ullmann đọc bài viết của ông Lưu Hiểu ba «I Have No Emies.My Final Statement».
    Tôi không thể nhớ hết được cả bài nhưng tôi nhớ nhất là ông đă luôn lấy t́nh yêu thương để đáp lại những đàn áp, bất công ḿnh phải gánh chịu, ông không hề mang thù hận trong ḷng mà chỉ mang một t́nh yêu quê hương tha thiết với ước muốn cho một Trung Quốc tốt đẹp hơn. Một bài viết làm cả khán pḥng vô cùng xúc động. Tôi thích nhất điều ông viết rằng không có quyền lực nào có thể ngăn cản nổi khát vọng vươn đến tự do, khi người ta ngăn cản quyền tự do cũng là lúc người ta chà đạp quyền làm người và che giấu sự đi sự thật. Nươc mắt tôi rơi không kềm được và xung quanh nhiều người cũng đưa tay lau mắt. Hơn bao giờ hết tôi cảm nhận được giá trị của giải Nobel năm nay và cảm nhận được sự xứng đáng của người nhận giải. Từ giây phút này, ông đă trở thành một thần tuợng của tôi.
    Sau bài viết đầy xúc đông của chính người đoạt giải. Ca đoàn thiếu nhi của Den Norske Opera og Ballett đă hoàn thành nguyện uớc của ông với nhiều bài hát. Ông Lưu Hiểu Ba đă nhờ người truyền đạt lại uớc muốn này đến ban tổ chức. Ông ao uớc sẽ có một ca đoàn thiếu nhi hát trong lễ trao giải của ông, v́ đối với ông, thiếu nhi là thế hệ tuợng trưng cho tuơng lai. Ông luôn mong muốn một tuơng lai tốt đẹp hơn cho TQ nói riêng và mọi người nói chung nên ông rất chú trọng vào thế hệ mai sau.
    Buổi lễ đă kết thúc, nhưng những tràng pháo tay vang măi. Một buổi lễ trao giải Nobel lịch sử. Tôi thấy ḿnh thật may mắn và vinh dự được chứng kiến và tham dự cho sự kiện trọng đại và ư nghĩa như hôm nay. Và không khỏi hănh diện khi ḿnh được là một trong những người đại diện cho cộng đồng người Việt ở Nauy có mặt nơi đây để thể hiện sự ủng hộ và biết ơn nhà đấu tranh dân chủ Lưu Hiểu Ba. Trong khi đại sứ quán Việt Nam tại Nauy từ chối tham gia th́ tôi mong rằng sự hiện diện của ḿnh sẽ nói thay cho sự ủng hộ của bao người Việt ở hải ngoại cũng như trong nuớc đối với giải Nobel này.
    Khán pḥng thưa dần nhưng chiếc ghế trống vẫn giữ buớc chân tôi ở lại. Tôi đến gần hơn và tự hỏi
    cả thế giới sẽ nghĩ ǵ khi nh́n vào chiếc ghế trống ấy ?
    Riêng tôi, trong lúc nh́n vào chiếc ghế trống, tôi cảm thấy rất ḷng. Đau ḷng khi nghĩ đến ông Lưu Hiểu Ba và những người đă hy sinh hay vẫn trong ṿng tù tội chỉ v́ họ nói lên niềm khao khát tự do và một tương lai tốt đẹp hơn, chỉ v́ họ hy sinh quên bản thân ḿnh để mong muốn mang lại một sự thay đổi tốt hơn cho đất nước cho dân tộc ḿnh, chỉ v́ họ muốn quyền làm người phải thực sự được tôn trọng. Tôi đau ḷng v́ tôi nh́n thấy một chính quyền Trung Quốc độc tài mù quáng. Thay v́ song song với việc phát triển kinh tế, họ phải quan tâm hơn, bảo vệ quyền lợi của người dân, nhưng ngược lại, Trung Quốc đang chà đạp những giá trị đích thực để đem đến sự hùng mạnh cho một quốc gia. Tôi đau ḷng v́ khi một quốc gia tiêu cực như thế, cả thế giới này cũng bị ảnh hưởng dù ít dù nhiều. Và tôi đau ḷng hơn khi biết rằng hiện trạng quê huơng ḿnh cũng không hơn ǵ so với Trung Quốc.
    Nhưng chiếc ghế trống cũng mang lại cho tôi cảm giác hạnh phúc. Đó là tôi biết rằng những hy sinh lớn lao của những người không mệt mỏi đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ không bị mai một hay quên lăng. Những hy sinh đó vẫn được cả thế giới tâm. Bốn bức tường của nhà tù không đủ để ngăn cản sự đồng cảm và chia sẻ giữa những người đang hiện diện nơi này với những người đang ṃn mơi trong chốn lao tù.
    Chiếc ghế trống c̣n cho tôi hy vọng. Hy vọng về những điều tốt đẹp mà bao người đang hy sinh rất nhiều để đạt đến. Hy vọng rằng một ngày nào đó một trong những nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam cũng sẽ có được vinh dự ngồi vào chiếc ghế trống ấy.
    Hôm nay là một ngày ư nghĩa nhất trong đời tôi.

    Oslo 10.12.2010
    Nguyệt Minh

    --------------------------------

    Đây là bài đốt đuốc lúc 18 giờ của dân tại Nauy, đủ các giống dân định cư .
    Trong đó có người Việt đang sống tỵ nạn cộng sản Việt Nam tham gia .
    Có h́nh ảnh gửi sau
    ------------

    Buổi Rước Đuốc Mừng Khôi Nguyên Lănh Giải Nobel Ḥa B́nh


    Trong một bầu không khí nô nức nhân quyền, và dưới cái lạnh giữa mùa đông buốt giá, theo thăm ḍ của người tham dự có gần 1500 người hội tụ về tại Youngstorget, Oslo để cùng reo mừng ông Lưu Hiểu Ba nhận giải Nobel Ḥa B́nh, do Hội Ân Xá Quốc Tế tại Na Uy tổ chức, bắt đầu từ 18 giờ thứ Sáu, ngày 10 tháng 12 năm 2010.



    Ngoài đông đảo người dân bản xứ c̣n có các sắc dân khác như: Tây Tạng, Mông Cổ, các nhà đấu tranh cho dân chủ của Trung quốc v.v..., đặc biệt Cộng đồng người Việt Nam cũng chịu khó chịu lạnh góp mặt trong ngày thật lịch sử này.

    Trong 30 phút đầu tại Youngstorget, với đuốc cầm tay hoặc chân dung Khôi nguyên Lưu Hiểu Ban, đoàn người hô vang câu "Trả tự do cho Lưu Hiểu Ba!", đồng thời cùng đồng ca bài hát nói lên ước vọng tự do, dân chủ và nhân quyền cho Trung quốc. Sau đó lần lượt đại diện các nhóm yêu dân chủ và tự do, nhất các nhà dân chủ Trung quốc lưu vong lên diễn đàn phát biểu cảm tưởng của ḿnh. Ông Salil Shetty, Tổng Thư kư Hội Ân Xá Quốc Tế trong diễn văn kêu gọi, có đoạn ông nói: "...Chúng ta tổ chức cuộc diễn hành ngày hôm nay không chỉ dành riêng cho ông Lưu Hiểu Ba hiện ở trong chốn lao tù và vợ ông ta đang bị giam lỏng tại gia, mà cho cả hàng ngàn sinh viên đă bị bắn chết trong vụ Thiên An Môn vào năm 1989, cùng hàng ngàn người đang lâm cảnh tù tội tại bản địa v́ nói lên tiếng nói đ̣i tự do dân chủ cho đất nước...". Sau mỗi bài phát biểu, khẩu hiệu "Trả tự do cho Lưu Hiểu Ba" được hô vang trong ánh đuốc rực cháy làm ấm ḷng người tham dự.

    18 giờ 30 phút, đoàn diễn hành khởi động. Họ đi ngang qua các dăy phố Torggata, rẽ phải theo Kongensgata, băng ngang Gensen rồi đến Karl Johansgata. Đoàn diễn hành dừng chân trong công viên Quốc Hội, đứng chật cả lối đi dẫn tới trước Grand Hotel, là tụ điểm cuối cùng của buổi diễn hành. Nơi đây như khơi dậy một bầu không khí hân hoan vui nhộn của những Khôi Nguyên lănh giải những năm về trước. Nhưng năm nay, trên ban công của khách sạn này, cánh cửa vẫn im ĺm như ngóng chờ tin ông Lưu Hiểu Ba về đây vẫy tay chào mừng dân chúng, vị tân Khôi Nguyên vẫn biền biệt trong chốn lao tù cộng sản, và chân dung hiền ḥa nhưng đầy khí phách của ông Lưu Hiểu Ba được rọi lên chiếm cả mặt tiền từ lầu 2 đến lầu 5 của khách sạn đă gây sự xúc động khôn lường cho mọi người. Và có những giọt nước mắt nào trong đoàn diễn hành vô t́nh rơi xuống xót thương cho sự nghiệt ngă của người con ưu tú Lưu Hiểu Ba dưới chế độ độc tài Trung cộng.

    Buổi diễn hành kết thúc lúc 19 giờ 15 phút trong niềm hân hoan chia sẻ khát vọng dân chủ của người tham dự đối với nhân dân Trung Quốc.

    Kính
    Phạm Sĩ Việt
    Oslo 10.12.2010

    Vô đây xem h́nh
    http://my.opera.com/vivi00/albums/showpic.dml?album=55 33672&picture=834104 42
    Last edited by Vivi; 11-12-2010 at 07:59 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    212
    H́nh tại pḥng lễ Nobel






    Tại cửa vô pḥng


  3. #3
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    212
    H́nh Đốt đuốc cho Nobel 2010 tại Oslo






  4. #4
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Vụ phát giải Nobel và danh tiếng Bắc Kinh.

    -John Simpson- Chủ biên trang Thế giới, BBC News

    Chiếc ghế trống tại lễ trao giải Nobel Ḥa B́nh.

    Sự hiện diện của ông Lưu Hiểu Ba là bằng chiếc ghế trống, và đă làm thiệt hại cho quan hệ công chúng của Trung Quốc

    Có lẽ, nghĩ lại th́ Trung Quốc có thể đă hành xử khác.

    Nếu Trung Quốc đă không làm ầm lên về việc tặng giải thưởng Nobel Ḥa b́nh cho ông Lưu Hiểu Ba, th́ báo chí trên khắp thế giới đă không đến Oslo với số lượng lớn như vậy để tường thuật về buổi lễ này.

    Và nếu Trung Quốc đă không cố mạnh tay với các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Na Uy và thuyết phục họ đừng gửi đại sứ của họ tới dự buổi lễ, th́ Trung Quốc đă không lao vào cuộc tranh đua với châu Âu và Hoa Kỳ - một điều mà Trung Quốc sẽ không bao giờ giành chiến thắng.

    Vậy là chỉ có 16 quốc gia khác, nhiều nước trong số này phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc, đă tẩy chay giải thưởng này :

    Trung Quốc, Việt Nam, Kazakhstan, Nga, Venezuela, Cuba, Tunisia, Morocco, Sudan, Algeria, Ả Rập Saudi, Iraq, Iran, Ai CậpPakistan, Afghanistan, Sri Lanka.

    Một số nước đă đổi ư, như Serbia, cho thấy dấu hiệu rơ ràng của việc Châu Âu hoặc Mỹ mạnh tay ngược trở lại.

    Thật không khôn ngoan khi tham gia vào cuộc chiến ngoại giao ở mức độ công khai như vậy, trừ khi quí vị có khả năng giành chiến thắng.

    Và để cho Nga tham gia vào cuộc giằng co, đứng về phía một đất nước vốn bị chỉ trích nặng nề về các thành tích nhân quyền, th́ quả khó có thể coi đây là một ư tưởng hay.

    Có lẽ Trung Quốc đáng ra nên làm những ǵ Iran đă làm, khi giải Nobel Ḥa b́nh được trao cho nhà vận động v́ nhân quyền người Iran, Shirin Ebadi.

    Chính phủ Tehran lớn tiếng phàn nàn rằng họ bị xúc phạm, nhưng khi bà Ebadi đến Oslo để nhận giải thưởng của ḿnh, đại sứ Iran ngồi ở ngay hàng ghế trước vỗ tay tán thưởng.

    Việc làm đó đă xoa dịu hoàn toàn những vấn đề trong quan hệ công chúng của Iran.

    Sau đó, trong một cuộc lục soát tài sản của bà, cảnh sát Iran đă tịch thu huy chương Nobel bằng vàng đó. Tuy nhiên khi ấy th́ những rùm beng và nhận thức quốc tế đă dịu xuống từ lâu rồi.

    Sự vắng mặt đáng chú ư.

    Toàn bộ chuyện này là một thảm họa trong quan hệ công chúng của Trung Quốc.

    Biểu tượng của chiếc ghế trống gây thiệt hại lớn.

    Chế độ duy nhất trước đó từng có những áp đặt đối với Ủy ban Giải thưởng Nobel trong quá khứ là chế độ mà Trung Quốc sẽ không muốn bị so sánh với: đó là Phát xít Đức, Liên Xô cũ, Ba Lan dưới thời thiết quân luật và Miến Điện.

    Các yếu tố khác tại buổi lễ cũng làm tăng sự bối rối xấu hổ thêm nữa, chẳng hạn như dàn đồng ca trẻ em đă hát theo yêu cầu của chính ông Lưu Hiểu Ba. Ông đă t́m cách nói với vợ rằng ông muốn điều này xảy ra. Đối với Ủy ban Nobel, các em tượng trưng cho tương lai, không chịu những kiểm soát chính trị và sự can thiệp của cảnh sát.

    Mặc dù ở trong tù tại Trung Quốc, người ta vẫn cảm thấy có sự hiện diện của ông Lưu Hiểu Ba trong toàn bộ buổi lễ như thể chính ông đang ngồi đó.

    Lễ trao giải thưởng Ḥa b́nh đến tại một thời điểm khó xử cho giới lănh đạo Trung Quốc. Trong vài tháng rơ ràng có một trận chiến giữa các nhà lănh đạo chính trị hàng đầu Trung Quốc về việc liệu có cho phép một mức độ tự do ngôn luận lớn hơn hay không.

    Những người bảo thủ, vẫn c̣n nhớ nhờ có glasnost và cởi mở hơn mà đă giúp hạ bệ ông Mikhail Gorbachev tại Liên Xô vào năm 1991, th́ đ̣i không được thả lỏng kiểm soát những ǵ người dân có thể nói và viết.

    Phe bảo thủ chiến thắng.

    Có thời, các học giả tự do và chính trị gia lập luận rằng tự do ngôn luận hơn nữa sẽ giúp mở cửa đất nước nói chung và xoa dịu những căng thẳng xă hội ở Trung Quốc.

    Đó là một trận chiến mà phe bảo thủ cho đến nay vẫn thắng. Đường lối chính thức vẫn là ông Lưu Hiểu Ba là một người quậy phá, làm nguy hại tới tất cả những ǵ Trung Quốc đă đạt được bằng việc quay trở lại t́nh trạng hỗn loạn. Nhiều người Trung Quốc rơ ràng là đồng ư với điều đó.

    Nhưng điều quan trọng là không nên hiểu sai những ǵ đang xảy ra ở đây. Ông Lưu Hiểu Ba có thể không được phép ngồi dự lễ trao giải Nobel, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc cũng giống như tất cả các nước đă thực hiện chính sách bỏ ghế trống.

    Trung Quốc, tất nhiên, khác xa với nước Đức của Hitler. Và cũng không có ǵ giống với Liên Xô cũ.

    Tại sao Trung Quốc coi ông Lưu Hiểu Ba là mối đe dọa?

    * 1989: nhà hoạt động hàng đầu trong các cuộc biểu t́nh v́ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn; bị tù hai năm.

    * 1996: phát biểu chống lại hệ thống độc đảng của Trung Quốc; bị đưa đi trại cải tạo lao động ba năm.

    * 2008: đồng tác giả của Hiến chương 08, kêu gọi một hiến pháp mới, một hệ thống tư pháp độc lập và tự do ngôn luận.

    * 2009: bị tù 11 năm v́ tội lật đổ; phán quyết nói rằng ông "có mục tiêu lật đổ chế độ độc quyền dân chủ nhân dân và xă hội chủ nghĩa của nước ta. Những ảnh hưởng rất ác độc và ông là một tội phạm lớn."

    Công an chìm.


    Chúng ta đă thấy từ vụ Wikileaks trong những tuần gần đây, các quan chức Trung Quốc đă khó chịu như thế nào với các nước vốn đóng kín cửa như Miến Điện và Bắc Triều Tiên.

    Công chức dân sự cấp cao Trung Quốc có xu hướng khá tinh tế và rất có ư thức về nhu cầu có vị thế mới của Trung Quốc.

    Ngay cả cảnh sát mật của Trung Quốc cũng hiểu rằng thời đại đă khác, và rằng họ không thể hành xử như họ đă từng làm.

    Và nếu quí vị gặp các nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc, hầu hết trong số họ - thậm chí cả những người bị quản thúc tại gia - sẽ cho bạn biết họ nghĩ rằng mọi thứ đang dần trở nên tốt hơn, và cuối cùng họ sẽ thắng trong cuộc chiến ư thức hệ. Ông Lưu Hiểu Ba dường như cũng nghĩ như vậy.

    Để chính ḿnh bị đẩy vào một vị trí được thể hiện ở một cách nào đó là một người kế nhiệm các chế độ độc tài dă man của quá khứ là một tính toán sai lầm nghiêm trọng.

    Nó sẽ không giúp ǵ cho chỗ đứng của phe bảo thủ mà sự khó chịu và tức giận của họ với quyết định của Ủy ban Nobel đă thể hiện sôi sục trong thời gian qua.

    Có lẽ kinh nghiệm có được qua vụ việc giải Nobel này sẽ cung cấp những bài học quan trọng cho giới lănh đạo kế tiếp của Trung Quốc, mà có lẽ sẽ được công bố chính thức vào mùa thu năm 2012.

    Ông Lưu Hiểu Ba có thể phải ở lại trong tù thêm một thời gian nữa. Nhưng Giải Nobel Ḥa b́nh cũng có nghĩa là giới lănh đạo mới sẽ nh́n nhận ông là một nhân vật nổi bật trong phong trào bất đồng chính kiến.

    nguồn : nguoiviet online

  5. #5
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Không dự lễ trao giải Nobel, TT Phi bị báo chí nướng!

    Southeast Asia Sea
    DCVOnline – Tin AFP

    Manila, Phi Luật Tân – Báo chí Phi Luật Tân lên tiếng chỉ trích chính phủ của Tổng thống Benigno Aquino dữ dội trong hai ngày qua, họ lên án chính phủ Phi đă qụy lụy và cúi đầu tuân phục Trung Quốc khi Phi Luật Tân đă từ chối lời mời không tham dự buổi lễ trao giải Nobel Hoà b́nh ở Oslo, Na Uy.

    Sự vắng mặt của Phi Luật Tân ở buổi lễ nhằm vinh danh nhà bất đồng chính kiến người Trung Hoa ông Lưu Hiểu Ba hiện vẫn đang bị tù, đă bị chỉ trích như là một bằng chứng cho thấy ông Aquino đă không làm đúng những ǵ mà chính phủ ông đă công khai tuyên bố về sự quan trọng của nhân quyền.

    Tờ Thời báo Manila nói rằng tổng thống Aquino đă đánh đổi một sự “hy sinh đau đớn” về h́nh ảnh nhân quyền của nước Phi để thỏa hiệp với Trung Quốc v́ những lư do an ninh và kinh tế.

    Tối thiểu, báo chí lề trái của Phi Luật Tân có quyền đặt vấn đề "có hay không, cái thái độ cúi đầu tuân phục trước Bắc Triều" với ông tổng thống của họ. Nguồn: AP

    Tờ Ngôi sao Phi Luật Tân th́ cho rằng “sự vắng mặt của Phi… là một điểm xấu tệ hại cho một nước quán quân về nhân quyền và dân chủ ở châu Á.”

    Tuy nhiên, tờ Daily Inquirer hôm qua Chủ Nhật ngày 12 tháng Mười Hai cho hay quyết định không tham dự buổi lễ ở Osla là nhằm cứu lấy năm người Phi đang bị án tử h́nh ở Trung Quốc, theo viên chức nhà nước Phi.

    Tổng thống Benigno nói với báo Daily Inquirer quyết định không tham dự buổi lễ vinh danh nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba là một quyết định “mang tính lợi ích quốc gia chúng ta,” ám chỉ đến những người Phi Luật Tân đang bị kết án ở Trung Quốc.

    “Ích lợi chung mà chúng ta theo đuổi trước hết là nhằm cho những nhu cầu của công dân chúng ta,” báo Daily Inquirer thuật lại lời của ông tổng thống Aquino.

    Tờ báo này cho hay là ông Aquino đă viết thư cho Bắc Kinh xin tha tội cho năm người Phi Luật Tân bị án tử h́nh ở Trung Quốc v́ tội buôn lậu thuốc phiện. “Chính v́ lợi ích quốc gia mà chúng tôi đă không, ở lúc này, gởi người đại diện đến tham dự buổi lễ trao giải Nobel,” ông nói với báo Daily Inquirer trước khi buổi lễ xảy ra.

    Phát ngôn viên của tổng thống Phi Luật Tân ông Herminio Coloma và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phi xác nhận là tổng thống Aquino ám chỉ đến việc xin tha mạng cho năm người Phi.


    © DCVOnline

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Nobel Hoà B́nh 2010
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 1
    Last Post: 19-12-2010, 04:22 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 15-12-2010, 11:44 AM
  3. Video : The Nobel Peace Prize Award Ceremony 2010 (88 minutes)
    By VietNamQueHuong in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 14-12-2010, 11:13 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 10-12-2010, 01:48 AM
  5. Replies: 3
    Last Post: 10-10-2010, 02:54 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •