Results 1 to 5 of 5

Thread: SÁU MƯƠI NĂM CHIA CẮT : VIẾT CHO NGÀY 20 THÁNG 7

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    SÁU MƯƠI NĂM CHIA CẮT : VIẾT CHO NGÀY 20 THÁNG 7

    Sáu mươi năm chia cắt

    Viết cho ngày 20 tháng 7 (1954-2014)

    Với tin tức thời sự biển Đông hiện nay, nếu đất nước vẫn c̣n chia hai ngả Bắc Nam, có thể là giải pháp tốt đẹp nhất để đương đầu với tham vọng Trung Quốc. Chia cắt 54 quả thực là thảm họa, nhưng thống nhất 75 là c̣n khốn nạn hơn. Để hoàn thành công cuộc gọi là “Giải phóng miên Nam”, Việt Cộng đang phải trả nợ bằng cả núi sông. V́ câu chuyện thời sự hôm nay, chúng ta cùng nhớ lại chuyện hôm qua. 60 năm trước cũng vào ngày tháng này, người Việt di cư lần thứ nhất.




    Tháng 7 năm 2014 có gợi nhớ cho người Việt tỵ nạn chúng ta một chút kỷ niệm nào không? Cách đây 60 năm vào tháng 7 năm 1954, Hiệp Định Genève chia đôi đất nước. Hôm nay, từ hơn nửa thế kỷ và một đại dương xa cách, xin có đôi lời ghi lại. Trước hết là một số sử liệu, nhắc lại một lần vào cuối cuộc đời.

    Tháng 9-1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh, Thế chiến thứ II chấm dứt chính thức trên mặt trận Thái B́nh Dương. Hồ Chí Minh lănh đạo đảng cộng sản tuyên bố Việt Nam độc lập. Người Pháp trở lại Đông Dương.

    Ngày 19 tháng 12-1946, toàn quốc kháng chiến. Vào những ngày của mùa Thu khói lửa năm xưa, tất cả thanh niên Việt Nam đều đứng lên đáp lời sông núi. Phạm Duy đă viết lời ca như sau: Một mùa Thu năm qua, cách mạng tiến ra đất Việt, cùng ngàn vạn thanh niên vung gươm phá xiềng. Lúc đó tôi mới hơn 10 tuổi. Tuổi măng non thơ dại và hào hứng biết chừng nào. Vào thời gian này, không ai biết ǵ về quốc cộng. Người ta nói rằng: Khi cách mạng mùa Thu, anh 20 tuổi, anh không theo kháng chiến, anh không phải là người yêu nước. Và tôi là cậu bé con của trường Cửa Bắc, Nam Định cũng bắt đầu học bài học yêu nước nồng nàn.

    Hà Nội tản cư, sinh viên học sinh gia nhập tự vệ thành mang dấu hiệu sao vàng tham dự vào trung đoàn thủ đô. Trong Nam các thanh niên tiền phong Sài G̣n cầm gậy tầm vông hợp đoàn chống Pháp.

    Cho đến ngày nay, tất cả các vị cao niên 75 và 80 tuổi trở lên chắc hẳn c̣n nhớ rất nhiều về mùa Thu khói lửa năm xưa của thời kỳ 1946. Rồi tiêu thổ kháng chiến, rồi tản cư, rồi về Tề, biết bao nhiêu là ngôn ngữ đặc thù của cả một thời thơ ấu.

    Ba năm sau, tháng 3-1949, vua Bảo Đại từ Hương Cảng trở về. B́nh minh của phe quốc gia mới bắt đầu nở hoa cay đắng trong ṿng tay của quân đội Liên Hiệp Pháp.

    Cuộc chiến vẫn tiếp tục trên toàn thể đất nước vào năm 1950. Một năm nhiều dữ kiện. Tháng giêng, Trung Cộng công nhận cộng sản Việt Nam. Tháng 2, Hoa Kỳ công nhận Việt Nam Quốc Gia. Tháng 3, Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp tại Đông Dương. Tháng 6, toán cố vấn Mỹ đầu tiên đến Việt Nam.

    Tiếp theo hai năm 1952 và 1953, cường độ chiến cuộc gia tăng mănh liệt.

    Rồi đến năm 1954 định mệnh. Tháng 5-1954, Điện Biên Phủ thất thủ, hội nghị Genève về Đông Dương khai mạc. Tháng 6-1954, ông Ngô Đ́nh Diệm từ Mỹ về nước. Tháng 7-1954, Genève quyết định chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17, trên con sông Bến Hải giữa nhịp cầu Hiền Lương.

    Và cái ngày định mệnh của cả dân tộc là ngày 20 tháng 7-1954. Anh, Pháp, Tàu v.v… kư vào hiệp ước cùng với phía cộng sản Việt Nam. Hoa Kỳ và Việt Nam quốc gia không kư.

    Thủ tướng Pháp đương thời hứa với quốc dân là hiệp định phải kư xong nội ngày 20 tháng 7-1954. Họp bàn đến nửa đêm chưa xong. Đồng hồ pḥng nghị hội cho đứng chết lúc 12 giờ khuya. Tiếp tục họp đến sáng hôm sau. Kư xong rồi cho đồng hồ chạy lại. Ngoại trưởng Việt Nam là cụ Trần Văn Đỗ khóc v́ đất nước chia đôi ngay tại hội nghị.

    Từ Hà Nội một số sĩ quan Quốc Gia Việt Nam cùng sĩ quan Pháp tham dự hội nghị Trung Giá để quy định việc đ́nh chiến. Các đơn vị Pháp và tiểu đoàn khinh quân Việt Nam âm thầm rút khỏi Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hóa, Nam Định để lại sự hoảng loạn đau thương cho nhiều giáo khu Việt Nam tự trị.

    Tại miền Bắc, Pháp và phe quốc gia có thời hạn tập trung 80 ngày tại Hà Nội, 100 ngày ở Hải Dương và 300 ngày tại Hải Pḥng. Tại miền Nam, bộ đội tập kết tại Hàm Tân 80 ngày, B́nh Định 100 ngày và Cà Mau 300 ngày.

    Ngày nay bao nhiêu người trong chúng ta c̣n nhớ đến thời kỳ tập kết ở miền Nam và di cư của miền Bắc. Bộ đội miền Nam trước khi ra đi đă phát động chiến dịch gài người ở lại nằm vùng và phong trào lập gia đ́nh ồ ạt để hẹn ngày trở lại hai năm sau hiệp thương và tuyển cử. Trung úy Giao Chỉ tham dự hành quân tiếp thu Cà Mau thấy người cộng sản tập kết chào nhau với bàn tay x̣e hai ngón hẹn gặp lại sau hai năm, kèm theo khẩu hiệu: Ra đi là chiến thắng, ở lại là vinh quang. Kháng chiến miền Nam ra Bắc để lại những người đàn bà mang bầu trong thôn xóm và súng đạn chôn sau vườn.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 19-07-2014 at 09:34 AM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trong khi đó ở miền Bắc cộng sản cố sức cản đường không cho lính quốc gia di tản và ngăn chặn cuộc di cư vĩ đại từ tháng 8-1954. Nhưng phe Quốc Gia vẫn có đủ một triệu người ra đi.

    Trung úy Vũ Đức Nghiêm, tốt nghiệp khóa 1 Nam Định đă di cư vào Nam cùng đơn vị và gia đ́nh lúc ông hơn 20 tuổi. Từ Phát Diệm, ông đi cùng Tiểu đoàn Khinh quân 711 về Hải Dương rồi rút về miền Nam.

    Đại úy Lê Kim Ngô di tản trường Công Binh từ Bắc vào Nha Trang và tham dự hành quân tiếp thu B́nh Định. Cả hai ông Vũ Đức Nghiêm và Lê Kim Ngô về sau đều có dịp trở về đất Bắc trong lao tù cộng sản trước khi qua định cư tại Hoa Kỳ.

    Cũng trong đợt di cư theo gia đ́nh công giáo, thanh niên Phạm Huấn 17 tuổi c̣n nhớ măi về Hà Nội của tuổi hoa niên. Sau khi kư hiệp ước Paris, thiếu tá VNCH Phạm Huấn có dịp trở về trong phái đoàn chính thức để viết nên tác phẩm “Một ngày tại Hà Nội” vào năm 1973. Sau đó ông Phạm Huấn lại một lần nữa từ biệt Sài G̣n năm 1975. Ngày 7 tháng 7-2004, tôi và đại tá thiết giáp Hà Mai Việt vào thăm Phạm Huấn tại Nursing Home của bác sĩ Ngăi ở khu Tully, San Jose. Sinh năm 1937, người thiếu niên Hà Nội trở thành sĩ quan trẻ trung của Sài G̣n vẫn c̣n là vị cao niên trẻ nhất của Nursing Home. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm.” Phạm Huấn nói rằng nếu có ngày các ông lấy lại được Sài G̣n th́ tôi cũng sẽ chơi một chuyến xe lăn về quê cũ. Ông qua đời tại San Jose và chưa một lần trở lại Việt Nam. Nhưng từ tháng 7-1954 cho tới tháng 7-2014 ngày tháng cũng xa rồi mà mộng ước cũng xa rồi. Phạm Huấn và nhà thơ Hoàng Anh Tuấn đều lần lượt ra đi từ San Jose bỏ cả mưa Sài g̣n lẫn mưa Hà Nội. Cuối tháng 5-2014, Hà Mai Việt trở lại San Jose ra mắt tác phẩm Cỗi rễ cuộc chiến Việt Nam, khởi sự từ miền Bắc. Chẳng biết c̣n ai nhớ được nguồn cơn.

    Năm 1954, có cô bé 15 tuổi lên máy bay một ḿnh đi theo gia đ́nh người bạn để vào Nam t́m tự do. Mồ côi mẹ, cha ở lại đi t́m con trai rồi kẹt luôn. Cô bé tên là Nguyễn Thị Chinh và sau này chuyến đi đă đem đến cho miền Nam một đệ nhất minh tinh gọi là Kiều Chinh. Chuyến đi của Kiều Chinh 1954 từ biệt Hà Nội đầy nước mắt chia ly trong t́nh phụ tử. Năm 1975, Kiều Chinh lại một lần nữa từ biệt Sài G̣n trong một chuyến bay trắc trở ṿng thế giới giữa lúc thủ đô miền Nam hấp hối.

    Và cũng vào năm 1954, một cô bé 9 tuổi Nguyễn Thị Lệ Mai xuống tàu di cư vào Nam. Sau này cô trở thành ca sĩ tiêu biểu của cuộc chiến lầm than, một đời lưu vong trong một kiếp trầm luân. Tên của người ca sĩ 40 năm hát rong trên khắp địa cầu là Khánh Ly. Tuần vừa qua cô về hát lần đầu trên sân khấu Hà Nội. Trải qua 40 năm là biểu tượng chống Cộng bằng ca từ hải ngoại, ngày nay cô đứng hát t́nh ca cho những khán giả chưa từng quen biết nhưng hết mực yêu thương.

    Và cùng với Vũ Đức Nghiêm, Lê Kim Ngô, Phạm Huấn, Kiều Chinh, Lệ Mai c̣n có Bùi Đức Lạc cũng là thành phần Bắc Kỳ di cư đến tạm trú ở khu Phú Thọ Lều để đến 75 th́ trở thành người di tản mang màu áo pháo binh Dù.

    Năm 1972 trong nước mắt Hạ Lào, Bùi Đức Lạc nghe Khánh Ly nức nở, đă nói rằng trận liệt mất đường về không phải v́ Mỹ bỏ mà tại v́ nhạc Trịnh Công Sơn.

    Một người khác gốc Phát Diệm đă sớm trở thành dân di cư Hố Nai rồi chuyển qua vượt biên với một vợ 9 con tiếp tục b́nh tĩnh làm báo hàng ngày tại San Jose. Đó là Kư C̣m –Vũ B́nh Nghi.

    Tại sao miền Bắc lại di cư tỵ nạn? Tại sao miền Nam lại di tản vượt biên? Truyền thống của dân Việt là muôn đời sống với lũy tre xanh, với mồ mả tổ tiên, với làng xóm. Vạn bất đắc dĩ phải ra đi mang tiếng tha hương cầu thực nhưng rồi vài năm lại trở về. Quốc văn giáo khoa thư thủa nhỏ đă ghi rằng chỉ có chốn quê hương là đẹp hơn cả.

    Trung úy Phan Lạc Tuyên khi tham dự hành quân tiếp thu tại B́nh Định đă viết nên bài nhạc bất hủ. Anh về qua xóm nhỏ, em chờ dưới bóng dừa. Nắng chiều lên mái tóc, t́nh quê hương đơn sơ. Nhưng chính tại miền quê đơn sơ ở Bồng Sơn này suốt 20 năm chưa bao giờ yên tiếng súng.

    Khi người cộng sản nổi dậy với một cuộc chiến toàn diện khốc liệt và quá độ đă triệt tiêu hoàn toàn mọi sự ḥa giải trong t́nh tự dân tộc. Đầu tiên là các dân thành thị, trí thức, tiểu tư sản và tôn giáo phải bỏ Kháng Chiến về thành. Tiếp theo là bỏ miền Bắc di cư vào miền Nam.

    Năm 1954, người Bắc vào Nam đă đánh thức con rồng Sài G̣n tỉnh giấc. Qua những khác biệt ban đầu rồi chuyển đến thời gian ḥa hợp. Miền Nam bắt đầu khởi sắc từ ẩm thực đến văn chương báo chí. Từ văn nghệ đến kinh doanh. Và sự ḥa hợp không hề có biên giới.

    Đại úy Lê Công Danh, gốc công tử Cần Thơ đứng đón di cư ở bến nhà Rồng đă bế luôn cô Bắc Kỳ nho nhỏ tóc demi garson về làm áp trại phu nhân.

    Trung úy công binh Nghiêm Kế, dân chơi Hà Nội phải lên tận Biên Ḥa xứ Bưởi cưới cô Bé về làm chính thất, sống 20 năm ở các trại gia binh với 8 đứa con lần lượt ra đời.

    Trung úy Giao Chỉ đi chiến dịch Đinh Tiên Hoàng phải xuống tận Rạch Giá để rước về người đẹp xứ Kiên Giang. Sau hơn 50 năm t́nh cũ, chàng mới nhận ra rằng không phải chỉ Đà Lạt mới có hồ than thở, mà ở miền Hậu Giang cũng có khá nhiều.

    Những ông sĩ quan trẻ Bắc Kỳ xấp ngửa vào Sài G̣n đều đem về mỗi ông một cái hồ than thở. Qua đến Hoa Kỳ nàng vẫn c̣n than thở qua Cell Phone…

    Sau những đoạn trường 1954, th́ tiếp đến câu chuyện t́nh Bắc duyên Nam trên mọi lănh vực. Tất cả cùng nhau xây dựng xong nền Cộng Ḥa với một đạo quân đẹp đẽ biết chừng nào.

    Cho đến năm 1975 và rồi đến tận ngày nay là 2010, người Việt vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi. Từ di tản đến vượt biên, vượt biển, đoàn tụ, HO, con lai.

    Tại sao chúng ta lại rời bỏ quê hương?
    Một lần đi là một lần vĩnh biệt.
    Một lần đi là hết lối quay về.

    Năm 1954, khi ra đi dân Bắc Kỳ di cư ít có hy vọng trở về chốn cũ. Bài ca “Hướng về Hà Nội” được hát nỉ non suốt ngày đêm trên Radio. Cho đến khi chính phủ sốt ruột phải ra lệnh cấm. Những cánh bưu thiếp liên lạc Bắc Nam rời rạc được một vài tháng rồi cắt đứt sau hai năm xa cách.

    Qua thập niên 60, Hà Nội mở đường dây Ông Cụ, đưa cán bộ vào Nam xây dựng hạ tầng cơ sở và dựng nên cuộc chiến mà ngày nay chính cựu đảng viên cộng sản Dương Thu Hương cũng nhận xét là một cuộc chiến sai lầm, hy sinh quá nhiều sinh mạng và tiềm lực của cả hai miền đất nước.

    Hôm nay, nhân dịp ghi dấu 60 năm cuộc hiệp định Genève chia đôi đất nước, chúng ta cùng suy ngẫm về ḍng sinh mệnh đă đưa đẩy người Việt lưu vong. Sẽ không thể có được câu trả lời coi như là chân lư cho một vấn nạn lịch sử.

    Trong cuộc sống hàng ngày, biết bao nhiêu là điều bí ẩn không hề có đáp số. Tại sao có người hạnh phúc và có người đau khổ? Tại sao có người bị hy sinh và có người tồn tại? Tại sao có người thành công và có người thất bại? Những ngày tháng lịch sử như 20 tháng 7, như 30 tháng 4 chỉ là những dấu ấn trong ḍng sinh mệnh của một dân tộc, của một cộng đồng. Đó là ngày của cay đắng nở hoa.

    Mới đây các quốc gia văn minh nhất của nhân loại Tây phương kể cả Nga, Đức, Anh, Pháp, Canada, Úc, Mỹ và nhiều nước khác cùng dự lễ kỷ niệm 60 năm đổ bộ Normandie. Bây giờ chúng ta cũng là công dân của một xứ sở văn minh là Hoa Kỳ, hăy cùng nhau nhớ về ngày lịch sử 20 tháng 7 của 60 năm về trước, ghi dấu lịch sử là một cách hành xử của con người văn minh.

    Một lần nữa xin nhắc lại 20 tháng 7-1954, 60 năm về trước hiệp định Genève chia đôi đất nước. Một triệu người miền Bắc di cư vào Nam. Tại sao người Việt lại rời bỏ quê hương? Câu hỏi đó dành cho quư vị.

    Tiếp theo từ 30 tháng 4-1975 cho đến nay, trên hai triệu người Việt lần lượt ra đi. Tại sao người Việt lại rời bỏ quê hương? Câu hỏi đó cũng dành cho quư vị.

    Tại sao quư vị lại ra đi? Và trong kỳ tới, chúng tôi trở lại với một đề tài khác.

    Tại sao lại trở về? Tại sao lại không trở về? Trở về quê hương. Câu hỏi cho cả đời người. Câu hỏi cho cả một thế hệ. Điều này có đúng với người Việt lưu vong hay không?

    Nhà thơ Đỗ Trung Quân đă viết

    “Quê hương, mỗi người có một
    Như là chỉ một mẹ thôi…”


    Điều này có đúng với người Việt lưu vong hay không?

    Hay là như Vũ Hoàng Chương đă than thở:

    “Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
    Quê hương ruồng bỏ, giống ṇi khinh.”


    Có thực sự đau thương như vậy không?

    Chúng ta ra đi đem theo quê hương, hay là chúng ta ra đi bỏ lại quê hương?

    Với con đường an cư lạc nghiệp ở xứ này, phải chăng chúng ta đang sống hạnh phúc với quê hương mới?


    Giáo sư Elie Wiesel, người Mỹ gốc Do Thái sinh trưởng ở Romania, nạn nhân của nạn diệt chủng Holocaust được cứu sống lúc 16 tuổi. Nhập tịch Hoa Kỳ năm 1963. Đoạt giải Nobel về Ḥa B́nh năm 1986, Ông đă nói rằng: “Nơi nào tôi sống có tự do và hạnh phúc, nơi đó chính là quê hương.”

    Xin đón coi và tham dự văn nghệ 60 năm, đêm giă từ Hà Nội, chủ nhật 20 tháng 7-2014 tại San Jose

    © Giao Chỉ

    © Đàn Chim Việt

    http://www.danchimviet.info/archives...ia-cat/2014/07

  3. #3
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    Sáu mươi năm...

    Qua thập niên sáu mươi,Hà nội mở đường dây tên tướng cứơp, đưa đám du côn, mạt hạng ,sắt máu vào cướp phá và giết hại nhân dân Miền Nam.

    Sự thật lịch sử là đất nước thì có khi thịnh lúc suy. Khi Đất nước tới thời mạt thì sinh ra lũ buôn dân bán nước và chúng gây đại họa cho cho toàn Dân Non nước chứ chẳng có vấn nạn lịch sử nào.
    Ai, thế lực nào chia đôi đất Nước.
    vì ý đồ gì, vì tham vọng gì?
    Đã sáu mươi năm qua mà chửa thông, chửa rõ.
    Còn đi tìm vấn nạn, vấn nan... nực cười.

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chúng ta ra đi đem theo quê hương, hay là chúng ta ra đi bỏ lại quê hương ?
    Câu trả lời c̣n tuỳ tâm trạng của mỗi người .

    Tôi không dám nói thay cho thiên hạ , mà chỉ bày tỏ nỗi niềm đang có trong ḷng ḿnh

    Với tôi , không phải chỉ 2 lần " ra đi" như mọi người , mà kể như 3 lần :

    -1946 cùng gia đ́nh ông bà , cha mẹ , gom hết tiền của , bỏ Hà Nội lên vùng Việt Bắc ( Thái Nguyên , Tuyên Quang ...) đi kháng chiến theo lời kêu gọi của Việt Minh , như bao người yêu nước khác ....

    Rồi khi Việt Minh lộ rơ là tay sai của Cộng Sản Quốc Tế , một nửa gia đ́nh trốn về lại Hà Nội , một nửa tiếp tục con đường đă chọn

    Để năm 1954 , gặp lại nhau một lần ngắn ngủi , rồi Quốc / Cộng ngăn cách

    - 1954 , v́ Bà Ngoại và Bác tôi muốn gặp lại những con cháu đă " theo cách mạng Mùa Thu " , nên ở lại Hà Nội chờ họ về . Măi tới tháng 10 mới vào Hải Pḥng , sau một bữa tiệc đoàn tụ / chia tay nảy lửa giữa những người Quốc Gia và Cộng Sản . Tôi c̣n nhớ cậu tôi đă bảo Mẹ tôi " Nếu chị đă có ư định cầm súng bắn em , th́ đừng trách em phải bắn lại chị " . ( Nhưng rồi năm 1985 , khi Mẹ tôi đi Mỹ đoàn tụ với tôi , th́ chính Cậu Mợ ấy lại ra phi trường đưa tiễn với một bó hoa hồng thật lớn )

    - 1975 : một nửa họ hàng c̣n lại , chia đôi thêm 1 lần nữa : Một số ra hải ngoại , một số ở lại v́ không có phương tiện ra đi

    Từ từ , qua các cuộc bảo trợ dưới mọi h́nh thức , hầu như thành phần Quốc Gia đă có mặt hết ở hải ngoại .

    Trên đầu chúng tôi là Lá Cờ Vàng Chính Nghĩa , bên cạnh là ông bà -cha mẹ-con cháu . Bước ra vườn sau là vườn cà , nương rau , giàn mướp ...

    Chúng tôi ra đi đă mang theo quê hương!

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cựu sinh viên Hà Nội kỷ niệm 60 năm di cư

    WESTMINSTER, California (NV) - Một buổi hội ngộ kỷ niệm 60 năm di cư của các cựu sinh viên Hà Nội và Đại Học Xá Minh Mạng Sài G̣n vừa được tổ chức tại nhà hàng Royal Restaurant & Banquet, Westminster, sáng hôm Chủ Nhật, 20 Tháng Bảy.



    Khách tham dự ngày hội ngộ kỷ niệm 60 năm di cư

    Đông đảo đồng hương, đa số là gốc “di cư 54” đă đến tham dự.

    Đứng ra tổ chức lần đầu tiên tại hải ngoại về biến cố lịch sử chia đôi đất nước năm 1954, dù chỉ trong phạm vi cựu sinh viên, là các cựu sinh viên Nguyễn Tư Mô (giáo sư), Lưu Trung Khảo (giáo sư), Đoàn Thanh Liêm (luật sư), Nguyễn Ngọc Kỳ (giáo sư), Bùi Duy Đào, Nguyễn Tiến Đạt (luật sư), Chu Bá Bằng và Trần Đức Hiếu.

    Vào lúc 11 giờ sáng, mọi người đến tham dự đă có mặt đông kín nhà hàng. Không khí thật cảm động với những h́nh ảnh tay bắt mặt mừng được gặp nhau lại sau ngày tản lạc 30 Tháng Tư, 1975. Bao nhiêu tâm tư vời vợi từ ngày di cư 1954 khi mái tóc c̣n xanh đến nay ai nấy đă đi gần trọn đường đời h́nh như được gói trọn trong cuộc hội ngộ lần đầu tiên này.

    Từ vị giáo sư trọng tuổi Trần Ngọc Ninh, nhà văn Doăn Quốc Sỹ đến lớp thê hệ kế tiếp như Giáo Sư Trần Huy Bích, nhà văn Trần Phong Vũ, ai nấy đều như sẵn sàng dàn trải những kỷ niệm di cư trong biến cố lớn của đất nước và dân tộc vào 60 năm trước.

    Trong không khí vui tươi nồng ấm t́nh ly hương đến hai lần, MC Nguyễn Đ́nh Cường đă thay mặt ban tổ chức gửi lời chúc mừng đến mọi người tham dự và giới thiệu Giáo Sư Lưu Trung Khảo lên có ít lời về ư nghĩa của buổi hội ngộ này.

    Trước hết, ông khảo sơ lược về Hiệp Định Geneva 1954 chia đôi đất nước giữa thực dân Pháp và Cộng Sản Việt Nam. Hiệp định này đă khiến gần cả triệu người dân miền Bắc phải bỏ cửa bỏ nhà di cư vào miền Nam, miền đất tự do trong đó có hàng ngũ sinh viên Việt Nam tại Hà Nội.

    Theo Giáo Sư Khảo th́ số sinh viên này, dù chỉ là vài trăm người, nhưng là “mũi dùi xung kích trên nhiều lănh vực chính trị, văn hóa giáo dục xă hội và cung cấp cho quốc gia (một đất nước Việt Nam tự do độc lập mới h́nh thành là Việt Nam Cộng Ḥa) những cán bộ cột trụ cho chế độ về đủ mọi lănh vực hành chánh, quân đội, y tế...”

    Vẫn theo ông, cuộc di cư vĩ đại này đă làm “thay đổi bộ mặt xă hội Việt Nam lúc bấy giờ.” T́nh Bắc duyên Nam nảy nở, ngôn ngữ trở nên phong phú hơn. Cuộc sống được an b́nh với một chính thể mới có tự do, độc lập thật sự. Tiếc thay cuộc sống ấy đă bị CSVN phá hoại dẫn đến biến cố đau thương 30 Tháng Tư, 1975 khiến những người dân di cư này lại phải một lần nữa ra đi t́m đất sống. Nay được gặp lại nhau trong một cuộc hội ngộ như thế này cũng “Chén chú chén anh chén tôi chén bác, cuộc tỉnh say say tỉnh một vài câu” để nh́n lại một giai đoạn lịch sử rút tỉa vài kinh nghiệm mà truyền lại cho con cháu.

    Tiếp lời, Giáo Sư Nguyễn Tư Mô, một trong những thành phần của Tổng Hội Sinh Viên Hà Nội, kể về một vài kỷ niệm trong những ngày di cư ấy. Theo ông, chỉ vào cuối Tháng Tám, 1954, sinh viên đại học Hà Nội mới biết chắc chắn là có cuộc di cư vào Nam. Các sinh viên đă được chuyển ra khỏi Petit Lyceé đưa ra phi trường Gia Lâm chuyển vào Sài G̣n. Tới nơi, họ được đại diện của chính quyền là Bác Sĩ Tôn Thất Cần đưa vào Dinh Gia Long gặp Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm.

    “Hà Nội ơi, có ngày về không...” Luật Sư Nguyễn Tiến Đạt thể hiện tâm t́nh của sinh viên di cư năm 1954



    “Hà Nội ơi, có ngày về không...” Luật Sư Nguyễn Tiến Đạt thể hiện tâm t́nh của sinh viên di cư năm 1954

    Giáo sư cho biết, “Tôi c̣n nhớ phái đoàn của chúng tôi lúc ấy có ba anh em là tôi, anh Trần Thanh Hiệp và một người nữa. Thủ tướng đă khích lệ tinh thần anh em sinh viên và hứa giúp đỡ. Khi Đại Học Xá Minh Mạng khánh thành ngày 12 Tháng Hai, 1955, chúng tôi được chuyển về đây và tôi được anh em bầu làm đại diện. Từ đó đến nay, đă 60 năm qua, bao nhiêu vật đổi sao dời, mà gặp lại được nhau hôm nay quả là điều thật vui vào cuối đời.”

    Bác Sĩ Tôn Thất Niệm, một sinh viên miền Trung theo học y khoa tại Hà Nội và lấy một cô gái Bắc, Hà Nội, lên kể một vài kỷ niệm ngày di cư.

    Bác Sĩ Niệm kể lại gian truân trong những ngày đầu tại nơi tạm trú là đại học y khoa trên đường Testard, Sài G̣n, đă bị các sinh viên ở đây tỏ ư không bằng ḷng có sự hiện diện của sinh viên Hà Nội. Và đến cả Giáo Sư Đại Học Trần Văn Đệ cũng tỏ ra bất thân thiện khi nói rằng (bằng tiếng Pháp v́ ông đă quên tiếng Việt) các anh hăy tự lo, đứng có nói rằng tôi giúp không được!

    Bác Sĩ Niệm c̣n kể một câu chuyện thứ hai là trong những sinh hoạt của tập thể sinh viên Hà Nội di cư luôn luôn có những người thiên tả, thân cộng, phá hoại để làm mất sự tin tưởng của chính quyền. T́nh trạng ấy đă khiến anh em quyết tâm phải làm một cái ǵ để bảo vệ tập thể sinh viên di cư. Thế là Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam được thành lập dù có nhiều chống đối của những sinh viên miền Nam thân cộng (v́ không sáng suốt mà ra khỏi cái hào quang kháng chiến chống Pháp mà người cộng sản miền Bắc đă lừa mị lợi dụng toàn dân trong cuộc chiến tranh chống Pháp vừa qua) và các sinh viên miền Nam nhiều người c̣n bị ảnh hưởng bởi chính sách chia rẽ thâm độc của thực dân Pháp là Nam Kỳ là một quốc gia riêng (Nam Kỳ Quốc). Nhưng Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam cũng đă được thành lập. Luật Sư Nguyễn Văn Chúc là chủ tịch đầu tiên cùng điều hành tổng hội với hai ông Nguyễn Tư Mô và Lưu Trung Khảo, và những sinh viên có tinh thần chống cộng cao.

    Dù ba diễn giả kể lại những kỷ niệm ngọt bùi trong cuộc di cư 1954 của sinh viên Hà Nội nghe lại rất cảm động, nhưng cũng không áp đảo được tiếng chuyện tṛ râm ran mọi chốn trong nhà hàng. Không phải là không tôn trọng các diễn giả mà là do cái t́nh tự hội ngộ lần đầu tiên của các sinh viên Hà Nội và Đại Học Xá Minh Mạng Sài G̣n quá thắm thiết nên gặp nhau cứ không dứt được những chuyện cũ, quên cả chung quanh.

    Nhưng khi Luật Sư Nguyễn Tiến Đạt lên nhắc lại những hoạt động tích cực của anh em sinh viên di cư lúc ấy qua những sinh hoạt văn hóa xă hội bằng một giọng hùng hồn cuốn hút th́ không khí đă dần yên lặng trở lại để thưởng thức chương tŕnh văn nghệ “Hướng Về Hà Nội,” nỗi niềm day dứt của tâm trạng sinh viên Hà Nội khi di cư vào Nam lúc bấy giờ.

    “Tôi xa Hà Nội khi lên mười tám khi vừa biết yêu...” cả hội trường nhà hàng đă rầm rộ tiếng vỗ tay đồng t́nh với người hát là Luật Sư Nguyễn Tiến Đạt trong một tiết mục văn nghệ thi nhạc giao duyên với ái nữ Thúy Hằng của ông.

    Chương tŕnh ca nhạc tiếp sau phần Hồi Niệm Di Cư 1954 là những ca khúc nhớ về Hà Nội nhu Hướng Về Hà Nội, Chu Nguyệt Ánh ca, hay Hà Nội Ngày Tháng Cũ, Vơ Ngọc Vân ca. Cũng không thiếu phần kịch, một phong thái sinh hoạt văn nghệ vào cuối năm của sinh viên học sinh Hà Nội trước 1954. Kịch ngắn “Hận Nam Quan” và nhạc cảnh Hội Nghị Diên Hồng đă kết thúc buổi hội ngộ đầu tiên và kỳ thú này.

    Nhắc lại những ngày tháng đầu tiên di cư, không chỉ giới sinh viên Hà Nội là gặp phải những chống đối, kỳ thị từ một vài thành phần sinh viên thân cộng hay những sinh viên c̣n bị lóa mắt v́ cái hào quang kháng chiến chống Pháp mà chưa nh́n ra cái lơi cộng sản trong đó. Cả người dân miền Bắc khi ra khỏi cái “Tàu Há Mồm“đặt chân lên bến Bạch Đằng cũng đă gặp ngay một vài biểu hiện chống đối khinh rẻ với những câu hỏi: “Ngoài đó độc lập rồi, dzô đây làm chi?!” Nhưng chính những sự việc như thế đă làm cho sinh viên Hà Nội nói riêng và toàn dân di cư 54 nói chung đă nỗ lực trong cuộc sống mới để xây dựng nên nền Đệ I Cộng Ḥa với những phát triển rực rỡ về văn học nghệ thuật, về giáo dục, y tế xă hội và quân sự...

    H́nh ảnh Giáo Sư Nguyễn Sỹ Tế, khi ấy cũng là sinh viên Hà Nội di cư, ôm từng chồng báo sinh viên đi bán rong trên đường Catinat vào những năm đầu di cư để nỗ lực phổ biến quan điểm lập trường chủ trương về một đất nước Việt Nam tự do, độc lập, dân chủ đă là một trong những chứng cứ rơ rệt cho sự quyết tâm xây dựng của giới sinh viên Hà Nội cũng như của khối người di cư năm 1954.

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...3#.U9JFE-NdWSo

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 10-05-2013, 02:50 AM
  2. Replies: 18
    Last Post: 06-05-2013, 05:27 PM
  3. Replies: 18
    Last Post: 04-12-2012, 12:38 AM
  4. Replies: 24
    Last Post: 28-07-2011, 02:18 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 17-03-2011, 01:20 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •