Results 1 to 8 of 8

Thread: Cờ vàng bay trên đỉnh núi Phú Sĩ 3,776m (Núi Fuji)

  1. #1
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,690

    Cờ vàng bay trên đỉnh núi Phú Sĩ 3,776m (Núi Fuji)







    Mục đích chánh của tôi đến Nhật lần này là leo lên đỉnh núi Phú Sĩ để giương cờ Vàng, cho nên tôi phải tận dụng mọi thời gian đầu của holidays, nhưng phải mất hai ngày tôi mới lên đến đỉnh núi v́ lư do thời tiết.

    Ngày thứ nhất là thứ Năm 10-07-2014, chúng tôi ba người gồm vợ tôi và đứa con út khởi hành từ nức số 5 trạm Subaru Line theo đường ṃn Yoshida Trail lên đỉnh núi lúc 6 giờ rưỡi sáng và hy vọng là đi hết chuyến đi trong ngày. Nhưng khi đến nức số 6 th́ mưa râm và bầu trời ảm đạm, vợ tôi phải trở lại. Tôi và con tôi tiếp tục, khi đến nức số 7, gần nữa đường lên núi th́ gió rất mạnh và trời chuyển mưa to. Mặc dầu chúng tôi biết trước bảo sẽ đến từ phía nam của nước Nhật.

    Ở trên núi cao th́ bị ảnh hưởng cơn bảo nhiều hơn, nhưng chúng tôi vẫn đi, có lẽ v́ muốn thực hiện sớm chuyến leo núi và có lẻ v́ chưa kinh nghiệm hay bị “điếc“. Đến nơi đây cha con tôi đành phải trở lại v́ quá nguy hiểm, hơn nữa có lệnh đóng đường lên đỉnh núi từ nức số 8. May thau khi chúng tôi vừa trở lại nức 5 th́ cơn mưa lớn bắt đầu trút xuống. Vợ tôi chờ chúng tôi dưới hành lang từ lâu, nhưng v́ sợ lạc nên chạy ra đón chúng tôi dưới cơn mưa. Đây là h́nh ảnh cảm động nhất khi tôi nghĩ lại.

    Ngày kế là ngày thứ Sáu 11-07-2014. V́ đang chờ cho thời tiết tốt nên đến 10 giờ 50 sáng tôi mới bắt đầu leo núi từ nức số 5 trạm Subaru Line lần ữa. Lần này, tôi quyết đi một ḿnh cho nhanh hơn v́ tôi dự trù phải trở lại nức số 5 trước 10 giờ tối và về đến khách sạn trước 11 giờ đêm. Nếu không kip th́ ngủ trong đêm ở các nhà nghỉ tại nức số 9, số 8, hay là nức số 7. V́ không đặt trước chổ ngủ nên tôi có thể ngủ dọc đường hay có thể ngủ dưới mưa, màn trời chiếu đất, gối đá.

    Sau cơn bảo th́ trời lại đẹp nhờ vậy mà tôi đến đỉnh núi sớm hơn khoảng 5 giờ rưỡi chiều. Tính ra hơn 6 tiếng rưỡi leo núi là ngoài khả năng của tôi. Đến được đỉnh núi h́nh như tôi không c̣n thấy mệt ǵ nữa v́ quá vui mừng. Thay v́ ngồi nghỉ lấy lại sức tôi vội vả bước nhanh đến trụ mốc cao bằng đá, lấy lá cờ Vàng trong túi, cột vào cây gậy làm cán cờ.

    Nhóm leo núi người Âu khoảng trên 10 người ngồi gần đó chăm chú nh́n tôi, ông già kỳ lạ dương cao cờ Vàng như sắp đi diễn hành, họ cười và vổ tay tán thưởng, làm tôi càng thêm tinh thần. Tôi cám ơn anh thanh niên giúp tôi chụp h́nh kỷ niệm tại cột mốc. Tôi giả từ mọi người rồi muốn chạy nhanh đến chổ khác để chụp h́nh cho kip giờ trở lại, nhưng đôi chân tôi chỉ bước đi nặn nề không muốn nổi. Cuối cùng tôi chụp được những tấm h́nh như tôi muốn, đặc biệt là cổng Trời tôi đặt tên và bên cạnh miệng núi lửa. Xin cám ơn những người giúp tôi chụp h́nh và tôi cũng giúp họ chụp những tấm h́nh lưu niệm cho chuyến leo núi.

    Tôi bắt đầu xuống núi lúc 6 chiều nh́n lại quanh không c̣n ai, tôi là người già cô đơn đi xuống cuối cùng. Đến nức 8.5 vừa nghỉ chân vừa mua quà kỷ niệm. Khoảng 5 phút sau tôi tiếp tục xuống núi. Nhờ người bán hàng lịch sự tận tâm chỉ cho tôi xuống bằng con đường khác, nếu không th́ tôi xuống bằng đường củ, sẽ chậm khó khăn và nguy hiểm hơn. Có thể bị trầy trụa nhiều và nếu về đến được khách sạn là may lắm.

    Xuống gần nức số 8 bầu trời cũng vừa sẩm tối nh́n lại sau lưng chẳng có một bóng đèn nào, nh́n lên bầu trời th́ thấy trăng chưa tṛn vừa ló dạng, tôi vui v́ có vầng trăng là bạn đồng hành. Tuy trời đẹp sau cơn bảo nhưng chỉ có hơn nữa vần trăng th́ không đủ sáng soi đường xuống dốc mà lại c̣n bị mây che, c̣n ánh đèn LED trên đầu của tôi chẳng đủ sáng và cặp mắt già đă đẩm ước mồ hôi. Tôi lột mắt kiếng cất kỷ vào túi nếu có té th́ chỉ lọi tay mà không bị mất thêm cặp kiến. Tôi ḍ dẩm xuống dốc khó khăn chậm chạp hơn, đôi gậy của tôi vừa chống, và cũng vừa dọ đường như người mù, tôi lại cảm thông cho người mù hơn bao giờ hết.

    So sánh với đường lên đỉnh là con đường dốc đá c̣n nhiều đoạn thiên nhiên dường như để thử thách. Qua khỏi nức số 7 đường lên đỉnh, cây cỏ không c̣n nữa mà chỉ toàn là cát đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau. Càng lên cao th́ dốc càng cao, càng phải dùng sức tàn nhiều hơn nên càng mệt đuối, có lúc tôi phải dùng hai tay giống như ḅ thế đứng cho an toàn. Càng lên cao th́ bị nhức đầu thêm v́ không khí loảng hơn, tôi phải dùng hai lon oxy giống như lon gas, nhờ đứa con chuẩn bị trước để trợ sức.

    Con đường đi xuống là con đường khác bắt đầu từ khoảng nức số 8, được mở rộng hơn theo h́nh dạng ngoằn ngèo để bớt nguy hiểm nên dể hơn, nhưng đi trong đêm mờ độc hành và lần đầu nên nguy hiểm cho tôi và dễ bị lạc hướng và sẽ đi đến khu khác bên kia đỉnh núi. Tôi phải cẩn thận v́ gia đ́nh tôi trông chờ, nhưng nếu bị lạc th́ tôi có dịp biết được thành phố khác, tôi không muốn đến thành phố khác một ḿnh trong đêm tối. Ư nghỉ khôi hài pha trộn với niềm vui v́ hoàn thành ư muốn,

    như làm tăng thêm sức mạnh và tự tin hơn. Mỗi lần thêm tự tin tôi bước xuống nhanh hơn th́ bị trượt, nhưng nhờ có ba lô phía sau lưng làm air bag, tôi không bị đập đầu và cũng không bị đau, tôi cảm thấy thú như là trượt tuyết, thích thú cũng giúp cho tôi bớt mệt, và cũng không sợ trong đêm mờ khi độc hành. Không sợ cũng có thể thói quen của thời lính c̣n lại trong tôi. V́ thế mà tôi cứ tiếp tục hành tŕnh.

    Xuống gần nức số 5 th́ tôi thấy từ phía xa, có hàng đèn nhỏ dài tiếp tục di chuyễn giống như con sâu ḅ lên đỉnh núi, đó là những người leo núi trong đêm. Tôi mới nhận ra không ai lên hay xuống núi trong đêm một ḿnh, chỉ có tôi đúng là điếc không sợ súng. Khi tôi trở lại nức số 5 lúc gần 9 giờ rưỡi tối th́ hàng người vẫn nối nhau đi lên có lẻ v́ ngày đẹp bắt đầu.

    Về đến khách sạn lúc 10 giờ 25 tối . Gỏ cửa pḥng, trong lúc vợ con đang bàn tán về tôi. Hai mẹ con ôm lấy tôi dù thân thể tôi c̣n đẩm mồ hôi, như mừng người về từ cuộc hành quân. Cảm giác đói bất chợt trở lại, v́ tôi chỉ ăn nhẹ và uống nước từ buổi sáng khi lên núi. Bửa ăn tối “khải hoàn“ bằng tô ḿ nóng và vài món nhậu do vợ tôi lo trước và dọn sẳn với chai rượu đỏ chưa khui mang từ bên Úc sang.

    Trước khi nâng ly, tôi thật cảm động và cám ơn em gái hậu phương và đứa con út lo cho Ba mọi thứ và ủng hộ tôi trong hành tŕnh có một không hai nầy. Tôi biết chính xác hơn : “ sau lưng người đàn ông thành Công nào, cũng có người đàn bà thành Phụng “, tôi nói tiếu. Thật sự bất cứ cuộc đấu tranh nào cũng phải có người hậu phuơng. Nâng ly lên, cánh tay bị đau, nh́n lại đang rướm máu, nhưng sau hai ly rượu mừng làm tôi quên đau và ngon giấc.

    Ư nghỉ của tôi giương cao cờ Vàng trên đỉnh núi Phú Sĩ.

    Đến Nhật lần này mục đích chánh của tôi là lên đỉnh Phú Sĩ để giương cao cờ Vàng. V́ nơi đây là nơi linh thiêng và nổi tiếng của Nhật và nhiều người muốn đến một lần trong đời. Tôi giương cờ Vàng chính nghỉa trên đỉnh cao, tượng trưng cho đ̣i hỏi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam ở mức cao nhất có thể được, đây cũng là dấu tín lạ từ trên cao tôi muốn gởi đến người Việt hải ngoại và trong nước và ngay cả bọn CSVN. Nơi đây cũng là nơi linh thiêng tôi dành một vài phút lắng động và cầu nguyện, tôi tin rằng các đấng Thần Linh và Thượng Đế sẽ nghe và đáp lại lời cầu nguyện của tôi người đến từ xa, cũng là nguyện vọng chánh đáng của những người Việt yêu nước.

    Tôi xin kính cẩn trước các đấng Thần Linh nơi đây và Thượng Đế trên cao. Cầu xin cho : “ Việt Nam sớm có tự do dân chủ. Công sản Việt Nam phải trả lại quyền cho Nhân Dân Việt Nam “.

    Lời cầu nguyện cũng là lời yêu cầu gởi đến đảng công sản Việt Nam.

    Kính thưa quư vị và các bạn.

    Tại sao người Mỹ cấm cờ trên mặt trăng, họ có lư do và cái quyết tâm của họ. C̣n cá nhân nhỏ bé của tôi có lư do riêng khi giương Cờ Vàng trên đỉnh Phú Sĩ như đă tŕnh bày. Khi ḿnh quyết định và với ư chí th́ sẽ đạt được mục tiêu. Có những thứ quá lớn đời ḿnh không làm được, nhưng ḿnh làm gương th́ đời sau đạt được. Cuộc chống cộng để có Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam có thể lâu dài hơn, nhưng nếu đời ḿnh không thắng, ḿnh làm gương th́ đời sau sẽ thắng. Nhưng sớm hay muộn là do cách của chúng ta làm, và do người có tâm có tầm lảnh đạo.

    Hiện nay chúng ta người Việt hải ngoại đang thiếu người lảnh đạo chung để gây thêm sức mạnh. Dù ai lảnh đạo và đấu tranh bằng cách nào nhưng phải đặt trên nền tảng công bằng lên trên hết. Công bằng là đạo đức mà đạo đức không có hận thù, không hận thù th́ sáng suốt, sáng suốt đưa tới tự tin làm tăng ư chí. Nếu chúng ta chống bằng cách đó chúng ta sẽ thắng. Nhớ lời dậy của tiền nhân : Đem chí nhân thay cường bạo ...Thêm bạn bớt thù. Vẫn luôn luôn là chân lư..

    Lê Văn Minh HQ21

    Ngày 22. 07.2014 tại Nhật. Kỷ niệm ngày lên đến đỉnh núi Phú Sĩ 11.07.2014

    * Source: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/covang/3720-3720

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cám ơn HQ/ Trung Úy Lê Văn Minh , Khóa 21 , đă làm được một việc đầy ư nghĩa

  3. #3
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083


    Tôi rất thích tấm h́nh này

  4. #4
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Tôi đă mất một người anh là biệt kích trong trận địa này, 1 thứ biệt kích thứ dữ được chuyển qua từ LLĐB Mỹ, mà anh không được vinh dự như những người đang nằm ở đây, v́ anh bị chết mất xác ở một chỗ nào đó, ác một điều là vợ và hai con anh không được chấp nhận cho di dân qua Mỹ, v́ họ đă không c̣n ǵ để chứng minh :mad:
    Tôi rất thương chị, v́ chị là hoa khôi thuở đó và anh là 1 chàng đẹp trai hiền nhất phố, không ai ngờ anh là dân LLĐB Mỹ, mặc quần áo đen với những cái móc để nhảy, là những ǵ tôi c̣n nhớ về anh mà anh dấu chỉ có gia đ́nh biết, hai người lấy nhau mà gia đ́nh chị không đồng ư v́ anh là thứ lính vào sinh ra tử

    Một người lính lang thang một ḿnh dù khi chết, nên h́nh ảnh anh luôn sống trong tôi, làm cho tôi có lối sống giống anh, người lính cô độc dù ngay trong chính ḷng đất mẹ nên tôi căm thù bất kể ai gán ghép tôi với VC, hoặc những thứ lèng èng như giẻ rách

    Last edited by pheng; 27-07-2014 at 04:05 AM.

  5. #5
    Member
    Join Date
    30-07-2011
    Posts
    513
    Một cuộc du lịch đầy cảm động va mang nhiều ư nghĩa của gia đ́nh tác giả.

  6. #6
    Member mongem's Avatar
    Join Date
    06-04-2011
    Posts
    616
    Lang thang thế giới bên kia đọc được hai bài đối đáp , nghịch đảo tư tưởng lẫn nhau , của hai người nổi tiếng : Nguyễn quang Duy tiến sĩ kinh tế ( tui phong ) và của Nguyễn hưng quốc cũng tiến sĩ ǵ ... đó ( tui quên ) .

    Nên đem về đây cho các bác ngâm cứu .
    ==================== ==================== =======

    Bài thứ nhất :

    Hai nhóm chính trong cộng đồng người Việt hải ngoại

    Nguyễn Hưng Quốc

    Tôi có vài người quen vượt biên sang Úc định cư mấy chục năm nay. Họ thuộc loại thành công, công ăn việc làm ổn định, tính t́nh rộng răi và vui vẻ. Họ chỉ có một vấn đề là: rất không ưa các du học sinh cũng như những người mới từ Việt Nam sang. Chưa bao giờ tôi hỏi họ lư do tại sao có tâm lư ấy. Nhưng tôi đoán là, dưới mắt họ, những người du học hoặc di dân mới ấy đều là con cháu tầng lớp cán bộ chuyên tham nhũng hoặc những người mới giàu xổi sau này, chỉ biết vơ vét tiền bạc từ bất cứ nơi nào có thể rồi ăn chơi trác táng, không biết quan tâm đến đồng bào và đất nước, dửng dưng trước sự đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông, v.v…

    Ngược lại, tôi cũng gặp không ít các du học sinh và những người mới di dân sang Úc có cái nh́n khá thiếu thiện cảm đối với lớp người tị nạn. Theo lời họ, phần lớn người tị nạn lớp trước thường có tâm lư bảo thủ, khư khư ôm chặt quá khứ chiến tranh trong ḷng, hay nói về chính trị, mà chủ yếu là chính trị theo kiểu đối kháng, không theo kịp với những sự thay đổi chóng mặt ở Việt Nam, v.v…

    Xin nhấn mạnh: Cả hai trường hợp trên, tôi nghe thấy khá nhiều, nhưng không phải là tất cả, thậm chí, cũng khó nói được là số đông, bởi lư do đơn giản: chúng ta chưa có một cuộc điều tra hay thống kê nào cả. Ở đây, tôi chỉ bàn vấn đề từ kinh nghiệm của một người có nhiều cơ hội tiếp xúc với cả hai nhóm tị nạn và du học cũng như di dân.

    Loại trừ những thành kiến hay tâm lư nghi kỵ nhau về phương diện xă hội, trong lănh vực chính trị, chúng ta cũng dễ dàng phát hiện những khác biệt giữa hai nhóm. Rơ nhất là qua vụ biểu t́nh chống Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào thềm lục địa Việt Nam. Ở các thành phố lớn tại Úc, thường có hai cuộc biểu t́nh vào hai ngày khác nhau: Một, của cộng đồng người tị nạn với cờ vàng ba sọc đỏ và một, của các sinh viên sang Úc du học, trong đó, có không ít người đă học xong và ở lại làm việc tại Úc, với cờ đỏ sao vàng. Cả hai đều chống Trung Quốc. Nhưng hai bên lại không thể nhập làm một chỉ v́ lá cờ.

    Tuy không thể biết chính xác mức độ khác biệt giữa hai nhóm tị nạn và di dân/du học ấy phổ biến đến độ nào nhưng, chỉ bằng kinh nghiệm và quan sát, chúng ta cũng có thể biết được mấy điều: Một, nó có thật; hai, nó có ảnh hưởng khá lớn trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh hưởng ấy có thể nhận ra ở nhiều phương diện. Về phương diện xă hội, cộng đồng thường chia thành các nhóm nhỏ, hiếm khi có được sự ḥa đồng và đoàn kết chặt chẽ. Về phương diện tâm lư, nó gây phân hóa, thậm chí, nghi kỵ giữa người Việt Nam với nhau. Về phương diện chính trị, chắc chắn nó làm suy yếu, hơn nữa, có thể vô hiệu hóa những nỗ lực tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam hoặc cho chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

    Đứng về phương diện nghiên cứu lưu vong học hay di dân học, thật ra, người ta không thấy có ǵ đáng ngạc nhiên cả. Những sự phân hóa và chia rẽ như vậy hiện diện trong mọi cộng đồng xa xứ. Chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Có điều, từ góc độ chuyên môn, chúng ta dễ thấy vấn đề một cách sáng rơ hơn, do đó, cũng tránh được những cách nh́n mang định kiến vốn dễ làm trầm trọng hóa vấn đề.

    Từ góc nh́n học thuật, chúng ta có thể chia cộng đồng lưu vong thành hai nhóm chính: nhóm lưu vong (diaspora) và nhóm xuyên-quốc gia (transnationalism).

    Hai khái niệm này, hiện nay khá phổ biến trong lănh vực nghiên cứu về di dân hay sắc tộc, vừa có điểm giống vừa có điểm khác nhau.

    Giống: Cả hai đều sống ngoài quê hương, đều bị ám ảnh về gốc gác và quá khứ, đều băn khoăn về vấn đề bản sắc, đều, với những mức độ nhiều ít khác nhau, bị kỳ thị và lạc lơng ở xứ người.

    Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai khái niệm này cũng không nhỏ.

    Khác, trước hết, ở lịch sử của từ: Trong khi lưu vong có gốc rễ tận thời cổ đại, với việc người Do Thái bị trục xuất khỏi quê hương của chính họ, hoặc gần hơn, với hiện tượng người Phi châu bị bắt bán làm nô lệ ở châu Âu trong mấy thế kỷ trước, từ xuyên quốc gia mới hơn, chỉ xuất hiện từ vài thập niên gần đây.

    Khác, ở lư do tha hương: Với người lưu vong, lư do chính là v́ chính trị, và phần khác, ít hơn, kinh tế; nhưng dù là v́ chính trị hay v́ kinh tế, việc quyết định ra đi của họ bao giờ cũng được xem như một thảm kịch, gắn liền với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa cộng sản hoặc chiến tranh khốc liệt, trong khi đó, xuyên quốc gia được h́nh thành chủ yếu từ lư do nghề nghiệp và kỹ thuật, gắn liền với xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô.

    Khác, ở tính chất: Lưu vong bao giờ cũng nặng màu sắc chính trị, trong khi đó, tính chất chính trị ở những người xuyên quốc gia, nếu có, cũng nhẹ nhàng hơn nhiều, không đủ trở thành một ám ảnh lớn, từ đó, định nghĩa bản sắc của họ.

    Khác, ở quan hệ, thứ nhất, quan hệ với quê gốc: trong khi, với những người lưu vong, quan hệ ấy ít nhiều cay đắng, có khi thù hận; với những người xuyên quốc gia, quan hệ ấy hoặc b́nh thường hoặc ở mức có thể ḥa giải được. Thứ hai, quan hệ với quê gốc ấy ảnh hưởng đến quan hệ với quê mới: với người lưu vong, bị đè nặng bởi kư ức tập thể, trong đó có khá nhiều kư ức đau đớn, người ta khó thoát khỏi quá khứ, và v́ khó thoát khỏi quá khứ nên việc hội nhập có nhiều trắc trở và trăn trở, trong khi đó, những người xuyên quốc gia, do tâm lư ít nhiều thanh thản, có thể về lại quê cũ bất cứ lúc nào nên quan hệ với quê mới cũng ít bị day dứt hơn.

    Nói một cách đơn giản hơn, trong khi những người tị nạn là lưu vong (dispora); những người sống ở hải ngoại với tư cách du học sinh hoặc di dân v́ lư do nghề nghiệp sau này là xuyên quốc gia (transnationalism).

    Hiểu và chấp nhận những cái khác ở trên sẽ có nhiều cái lợi: Thứ nhất, chúng ta sẽ thông cảm những người có tâm lư và cách nh́n vấn đề khác ḿnh. Thứ hai, chúng ta sẽ không đ̣i hỏi nhau một cách quá đáng, thậm chí, phi lư để vừa không vượt qua mâu thuẫn mà c̣n làm cho mâu thuẫn ngày càng trầm trọng thêm. Thứ ba, chúng ta sẽ trở nên khoan dung hơn, và khi mọi người đều khoan dung, cộng đồng sẽ trở thành mạnh mẽ hơn.

    (Blog Nguyễn Hưng Quốc).

  7. #7
    Member mongem's Avatar
    Join Date
    06-04-2011
    Posts
    616
    Góp Ư Tác Giả Nguyễn Hưng Quốc: Thêm Nhóm Thứ Ba Lúc Ẩn Lúc Hiện Trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại


    18/07/201400:00:00(Xem: 788)

    Tác giả :
    Nguyễn Quang Duy



    Trên diễn đàn Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) Tác giả Nguyễn Hưng Quốc vừa phổ biến bài “Hai nhóm chính trong cộng đồng người Việt hải ngoại”. Tác giả dựa trên lư thuyết chia cộng đồng người Việt hải ngọai thành hai nhóm chính: nhóm lưu vong và nhóm xuyên-quốc gia. Tác giả nhận xét một số hiện tượng như biểu t́nh cờ vàng, biểu t́nh cờ đỏ, đă đào sâu hơn những khác biệt dẫn đến tâm lư không ưa nhau, phân hóa, thậm chí nghi kỵ nhau… để đưa đến kết luận là hai nhóm cần hiểu và chấp nhận nhau. Xin xem bài viết để rơ hơn.

    V́ dựa trên lư thuyết tác giả chưa đề cập đến một nhóm thứ ba lúc ẩn lúc hiện trong các sinh họat của người Việt hải ngọai: nhóm cầm quyền Hà Nội. Thực tế hóa vấn đề bài viết này xin tŕnh bày một số sự kiện vừa xảy ra tại địa phương nơi tác giả Nguyễn Hưng Quốc và tôi, đang sống Melbourne, Victoria, Úc châu.

    Tại Melbourne cũng có hai cuộc biểu t́nh trước ṭa lănh sự Trung cộng phản đối việc giàn khoan HD-981 xâm lấn thềm lục địa Việt Nam.

    Theo Vietnamnet th́ chiều ngày thứ bảy 17-5-2014 có hơn 200 người Việt biểu t́nh trước ṭa lănh sự Trung cộng. Bản tin cho biết một trong 2 người đứng ra kêu gọi buổi biểu t́nh là cựu sinh viên du học Vũ Anh Minh.

    Trước đó ít hôm, ngày 14-5-2014 một lời kêu gọi biểu t́nh do một số người khác đứng tên (không có Vũ Anh Minh) đă được phổ biến trên một tờ báo địa phương. Trong số những người đứng tên có một người đă được báo trong nước đưa tin là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam và là Chủ tịch Hội Việt kiều tại thành phố Melbourne và Australia.

    Lời kêu gọi đă tạo ra một dư luận cuộc biểu t́nh do Ṭa Đại Sứ đứng ra tổ chức hay dấu mặt tổ chức.

    Cuộc biểu t́nh khác là vào ngày chủ nhật 18-5-2014 do Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Melbourne đứng ra tổ chức. Đây là một cuộc biểu t́nh tuần hành bắt đầu từ quảng trường Federation Square thuộc trung tâm thành phố Melbourne rồi tiến đến Ṭa Lănh sự Trung cộng. Sau đó đ̣an biểu t́nh quay lại trung tâm thành phố để tham dự một đêm thắp nến với sự hiện diện của Phật Giáo, Công Giáo, Cao đài Ḥa Hảo và Phật giáo Tây Tạng cầu nguyện cho quê mẹ sớm tự do và thái b́nh.

    V́ cuộc biểu t́nh này do Cộng đồng đứng ra tổ chức nên số người tham dự được cảnh sát ước tính lên đến trên 3,500 người. Con số này vượt quá xa con số ước tính ban đầu của Ban Tổ Chức. Trong chưa đến một tuần thông báo số người tham dự đă nói lên nỗi quan tâm đất, biển, đảo Việt Nam đang bị Trung cộng lấn chiếm trong cộng đồng người Việt tự do tại Melbourne.

    Cuộc biểu t́nh được rất nhiều bạn trẻ tham dự và trong số có rất nhiều du học sinh. Tôi được gặp hai bạn, sang Úc du học cách đây vài năm, nay định cư tại Úc, cũng xin tự nguyện tiếp tay phụ giúp Ban Tổ Chức. Hai bạn cho biết không tham dự cuộc biểu t́nh ngày thứ bảy 17-5-2014.

    Có bạn sinh viên du học tham dự biểu t́nh ngày thứ bảy 17-5-2014 cho biết các bạn c̣n gia đ́nh tại Việt Nam hay c̣n phải về thăm gia đ́nh tại Việt Nam, nên sợ và không có sự chọn lựa khác hơn. Tâm lư sợ hăi vẫn c̣n tồn tại trong sinh họat người Việt hải ngọai và nguyên nhân từ cái nhóm thứ ba, nhóm cầm quyền Hà Nội mà tác giả Nguyễn Hưng Quốc không nhắc tới.

    Sự ẩn hiện của nhóm cầm quyền Hà Nội gặp phản ứng ngược. Họ càng can thiệp th́ người Việt chống cộng càng trở nên chống cộng tích cực hơn. Những người Việt chống độc tài, như tác giả Nguyễn Hưng Quốc, cũng càng ngày càng trở nên dứt khóat hơn.

    Do nhóm cầm quyền Hà Nội nuôi dưỡng sự sợ hăi đă tạo ra những vùng cấm cộng sản tại hải ngọai. Trường Đại Học Victoria nơi tác giả Nguyễn Hưng Quốc đang dạy nằm ngay trung tâm Footscray, một vùng cấm cộng sản.

    Chắc tác giả Nguyễn Hưng Quốc c̣n nhớ ngày thứ bảy 25-9-2010, đă có tới 1,500 người Việt biểu t́nh với tiêu đề “Vinh Danh Cờ Vàng, Lên Án Việt Gian”. Bà con Việt đă đến tận văn pḥng của hai người để minh xác Footscray không chấp nhận Việt gian cộng sản. Những người này là những người đă đứng tên kêu gọi cuộc biểu t́nh ngày thứ bảy 17-5-2014.

    Trên Facebook gần đây xuất hiện những tranh luận về cờ vàng cờ đỏ và về phong trào “Selfie: China Get Out of Viet Nam”. Phong trào khuyến khích bạn trẻ chụp h́nh có ḍng chữ ”China Get Out of Viet Nam” để đưa lên Facebook. Dường như xuất phát và mục tiêu của phong trào là Melbourne, Úc châu. Những việc này đă tạo ra những tranh căi đánh lạc hướng sự thật sự nhúng tay của nhà cầm quyền Hà Nôi đă nêu trên.

    Có lập luận cho rằng lá cờ gắn liền với thể chế, khi thể chế thay đổi lá cờ cũng thay đổi và lá cờ đỏ hiện đang được thế giới chấp nhận. Điều này không sai nhưng gần 40 năm qua lá cờ vàng vẫn tồn tại và càng ngày càng được vinh danh trong cộng đồng người Việt tự do. Chọn một màu cờ là chọn một điểm chung để tập hợp lực lượng.

    Nhiều sinh viên du học chỉ biết đến lá cờ vàng khi đă rời Việt Nam. Điều này nói lên nỗi sợ hăi của nhà cầm quyền Việt Nam, họ sợ người dân tập hợp lực lượng dưới lá cờ vàng. Chính nỗi sợ hăi cờ vàng mà nhóm cầm quyền đă bắt, kết án và cầm tù Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên. Nhưng lại chính việc cầm tù hai bạn trẻ, lá cờ vàng lại càng được nhiều bạn trẻ tại Việt Nam biết đến.


    Ngày nay trên màn ảo lá cờ vàng đă xuất hiện cùng khắp Việt Nam. Ngày mai lá cờ vàng sẽ thực sự công khai xuất hiện mang dấu hiệu của ngày Việt Nam có tự do.

    Thóat Trung và Thóat Cộng là hai đề tài đang nhận được khá nhiều ư kiến khác nhau. Chọn lá cờ vàng là chọn việc thóat Cộng để có cơ hội thóat Trung.

    Lẽ đương nhiên mỗi cá nhân đều có quyền chọn cờ vàng, cờ đỏ hay một lá cờ thứ ba làm điểm hội tụ. Và lẽ đương nhiên trong cuộc đấu tranh vận động chính trị th́ tranh luận để đưa ra sự thực về màu cờ sắc áo là chuyện hết sức b́nh thường. Tranh luận là biểu hiện của sinh họat dân chủ. Có tranh luận mới hiểu và chấp nhận sự khác biệt. Việc ngăn cản, can thiệp và cấm đóan của những kẻ ẩn ḿnh mới chính là điều bất thường cần được giải quyết.

    Bài viết của tác giả Nguyễn Hưng Quốc đă thiếu hẳn nhóm thứ ba, nhóm cầm quyền Hà Nội, nhóm này lúc ẩn lúc hiện bất thường. Nhóm này xét cho cùng là nguyên nhân chính của phân hóa và nghi kỵ giữa người Việt Nam với nhau.

    Sống trong một xă hội đa nguyên, hiểu được sự thật, chấp chấp nhận sự thật và tôn trọng sự thật, người Việt chúng ta mới có thể sống ḥa đồng tôn trọng lẫn nhau. Nói một cách khác thóat Cộng chính là tiền đề để người Việt sống ḥa đồng tôn trọng lẫn nhau.


    Nguyễn Quang Duy

    Melbourne, Úc Đại Lợi

    17-07-2014

    (Viet Vung Vinh)

    http://www.thegioinguoiviet.net/show...139#post127139.

    ////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

    Lời bàn riêng : Chiến thuật chia để trị , phân rẽ , tách riêng và trấn áp , thường được áp dụng trong các cách hành văn của dư luận viên có sổ hưu nhà nước , áp dụng một cách giống nhau trên mọi diễn đàn chính trị .

    Các bác dễ dàng nhận ra sự thiếu sót của các từ ngữ cố xếp đặt sao cho " không màu đỏ " th́ cũng trở nên " màu hồng " :

    Luôn mở đầu với câu văn dân " tỵ nạn chính trị " xa quê lâu nên không c̣n bắt kịp thời đại hiện nay ở Việt Nam , nên dân " tỵ nạn chính trị " thường xa rời tực tế bám đúng hiện t́nh chính trị thay đổi của nhà nươc ...

    Moá !!! Nay là thế kỷ của máy bay , từ Úc về VN mua chỉ có 600 đôla . Ở Úc ăn cơm tối xong , ngậm cây tăm lái xe ra phi trường , là 8 tiếng sau có mặt tại Việt Nam ; Chứ đâu phải 1945 thời cụ Phan bội Châu , từ Pháp về Việt Nam phải để dành sáu tháng lương , mới mua được 1 vế tầu thuỷ. Mỗi lần đi tầu thuỷ là hết cả cơ nghiệp .

    Chưa kể thời đại Internet , video phone , skype , quay cảnh online , real time video , chat trực tiếp với bà con ở Việt Nam , kẻ cả show hàng trực tiếp trên mạng , đón khách ngay tại phi trường .

    Chứ đâu giống như thời Tây thuộc , một lá thư gởi từ Pháp về Việt Nam mất sáu tháng . Thế mà có những người ráng học thuộc bài cũ , với cách lư luận cũ kỹ của thời Pháp thuôc , mót lại từ trong sách lư luận .
    Last edited by mongem; 30-07-2014 at 12:08 PM.

  8. #8
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Thôi th́ chúng ta cứ đoàn kết về một mối, màù cờ Vàng đi .

    Nếu không, th́ cứ mạnh đèn nhà ai nấy sáng mà sống .

    Lỗi màu cờ bị chia rẽ là do tại ai ? Là lỗi hồ chí minh .

    Này nhé !

    Tại sao những kiều bào Cuban sống ngoài Cuba (chẳng hạn như dân Mỹ gốc Cuban) mà vẩn dùng màu cờ Cuba cùng với màu Castro dùng (dĩ nhiên họ khg thích và chống chế độ CS Castro rồi)

    Bỡi lẽ dể hiểu khi Castro thay đổi chế độ Tư Bản Cuba vẩn xài lại màu cờ củ x́ của Cuba nào có sáng chế ra màu cờ ǵ mới lạ đâu ..

    C̣n VN th́ sao !

    Nuớc VN đang ṭan vẹn lănh thổ có màu cờ Vàng, tự nhiên có cha căn chú kiết tên hcm nào đó chạy ra cướp chính quyền Trần trọng Kim rồi sáng lập ra một chính phủ loai Lâm Thời ,tới chiến thắng DBP vô bàn hội nghị "chịu đèn" chia VN ra làm hai .Từ cái ngày bầy đàn nón cối hcm vào Hanoi tiếp thu 1954 là ḷi chành ra cái màu cờ mới, gọi nôm na là cờ một Sao Vàng Phúc Kiến .

    Phải chi hcm tiếp thu Hanoi với cùng màu cờ Vàng với vài chi tiết khác để phân biệt trên dưới VT17 (Như nước Úc có màu cờ gốc UK bên trên góc trái) v́ miền Nam lúc đó chọn giữ nguyên xi bản Original màu cờ Vàng của nuớc VN nguyên chữ S trước đó ,th́ thiên hạ Việt ở HN ngaỳ nay sẽ giống như thiên hạ Cuban ở HN chỉ chống thể chế Commies thôi, chớ màu cờ th́ khg chống (v́ có cùng màu Original của nó) .

    Dân Nga cũng vậy màu cờ tam sắc gốc có từ thời xa xưa Nga Hoàng ,dân Nga khg chống chớ cái loại biểu tượng búa liềm trên nên đỏ lói bắt buộc phaỉ dẹp tiệm ..Bắt buộc phaỉ tuyên bố "Bankruptcy". Nếu khg, th́ theo lệ làng dân Nga sẽ chống đối hoài hoài, dài dài ..

    Lich sử chứng minh họ chống đối ngầm từ lúc Bolshevicks thành công giết Nga Hoàng tới cuối cùng chờ đến thập niên 90 của thế kỷ trước th́ thành công. Màu cờ nước Nga đươc trả lại chổ củ original .

    Chưa kể nh́n màu cờ 1-SVPK là thấy mùi dính lẹo với Trung rồi th́ c̣n bầy đặt đ̣i cầm nó đứng trước Đại sứ Quán chệt đ̣i "thoát Trung" cái quái ǵ đây ... (cũng như cầm màu cờ Úc & Tân tây Lan phất lên đ̣i thoát tụi Ăn lê UK & Commonwealth th́ làm sao thoát đây ? ..V́ bản thể màu cờ của nó đă có mùi dính chùm, dính có dây có nhợi với tụi Ăn-lê rùi, nh́n cờ Mẽo mới thấy liền tức khắc mùi thoát Ăn-lê rơ ràng đó)

    Trong khi đó màu cờ Vàng hoàn ṭan khác biệt với chủ nghĩa CS ,cứ tự nhiên để nó bay phất phới trước DSQ tụi chệt cộng th́ tụi CC nội nh́n màu cờ Vàng khg thôi,là biết hiểu ư ngay muốn nói cái ǵ rồi khỏi cần đọc băng-rôn / bích chương biểu t́nh .
    Last edited by Viet xưa; 31-07-2014 at 06:33 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cờ Vàng Bay Trên Đỉnh Fansipa – VN
    By Nhân Dân Tự Vệ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 12-11-2013, 01:50 AM
  2. Replies: 19
    Last Post: 12-01-2012, 12:15 AM
  3. Cờ Vàng Trên Nón An Toàn Và Trên Áo Khoác
    By anhTS in forum Tin Việt Nam
    Replies: 8
    Last Post: 11-09-2011, 08:50 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •