Results 1 to 2 of 2

Thread: Ṭa án Úc cấm báo chí đụng đến tên 4 lănh đạo CSVN

  1. #1
    Member doisoente's Avatar
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    335

    Ṭa án Úc cấm báo chí đụng đến tên 4 lănh đạo CSVN

    Ṭa án Úc cấm báo chí đụng đến tên 4 lănh đạo CSVN


    Bốn ông này gồm 2 người đương quyền là Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, và Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng. Hai người đă về hưu là Nông Đức Mạnh (cựu tổng bí thư đảng CSVN) và Lê Đức Thúy (cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước).
    Bốn ông này gồm 2 người đương quyền là Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, và Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng. Hai người đă về hưu là Nông Đức Mạnh (cựu tổng bí thư đảng CSVN) và Lê Đức Thúy (cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước).

    Lệnh cấm nằm trong một văn bản của Ṭa Thượng Thẩm Úc đề ngày 19 tháng 6, 2014 bị tổ chức Wikileaks bật mí hôm 29 tháng 7, 2014 vừa qua nhưng không được nhiều người để ư cho tới mới đây.

    Tổ chức này đưa ra cả bản 'PDF' trên đó ṭa án cấm báo chí không được nêu tên tổng cộng 17 lănh tụ và quan chức chóp bu, đương quyền hay đă nghỉ hưu, của ba nước Indonesia, Malaysia và Việt Nam, khi đề cập đến tin tức vụ án hối lộ in tiền giấy nhựa polymer.

    Mục đích của lệnh cấm đưa tin, theo văn bản của Ṭa án Úc là “ngăn chặn tổn hại đến mối quan hệ quốc tế gây ra bởi việc phổ biến các tài liệu có thể gây tổn hại thanh danh của những người được nêu tên vốn không phải là đối tượng bị truy tố trong vụ án.”

    Lệnh cấm này có giá trị hiệu lực 5 năm kể từ ngày ra lệnh, trừ phi được băi bỏ.

    Bảy viên chức tại Note Printing Australia Pty Ltd (công ty in tiền của chính phủ Úc), và công ty môi giới dịch vụ in tiền Securency (vốn của RBA một nửa và tư nhân Anh quốc một nửa) bị kết án xong th́ ṭa án Úc đưa ngay ra lệnh cấm nói trên.

    Ngay sau khi vụ việc bị Wikileaks x́ ra, hôm đầu tháng, chính phủ Indonesia lên tiếng đ̣i Úc giải thích. Chính phủ Úc vội vàng đưa ra một bản tuyên bố nói rằng “cả hai ông tổng thống đương quyền và cựu tổng thống của Indonesia không là đối tượng của vụ án” tức không liên can nên báo chí bị cấm nêu tên.

    Nhà cầm quyền Hà Nội cho lệnh Bộ Ngoại Giao, hôm Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014, lên tiếng “yêu cầu Australia giải thích về lệnh kiểm duyệt liên quan vụ in tiền.”

    Theo Thông Tấn Xă Việt Nam, “Ngày 7 tháng 8, Bộ Ngoại Giao đă mời đại sứ Australia tại Hà Nội lên để trao công hàm phản đối về lệnh kiểm duyệt này. Công hàm của Bộ Ngoại Giao Việt Nam nêu rơ, Việt Nam cực lực phản đối việc Ṭa án Tối cao bang Victoria của Australia ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài trong đó có Việt Nam.”

    Hà Nội kêu rằng, “Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lănh đạo Việt Nam cũng như h́nh ảnh đất nước Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Australia giải thích nghiêm chỉnh lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật.”

    Chẳng đợi tới nhà cầm quyền Indonesia, CSVN đ̣i bạch hóa vụ việc, Wikileaks đă phổ biến văn bản của Ṭa Thượng Thẩm bang Victoria tại địa chỉ https://wikileaks.org/aus-suppressio...sion-order.pdf. (TN)

    Nông Đức Mạnh (giữa) và Nguyễn Tấn Dũng (phải), hai trong số 4 nhân vật mà ṭa án tiểu bang Victoria cấm báo chí không được nhắc tên. (H́nh: Getty Images)

    ( Người Việt )
    https://wikileaks.org/aus-suppressio...sion-order.pdf

  2. #2
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,690

    Sứ quán Úc phản hồi vụ tiền polymer


    Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối Lệnh kiểm duyệt của Tòa Tối cao bang Victoria, Australia, liên quan bê bối in tiền polymer cho Việt Nam, trong có nhắc tên một số lãnh đạo Việt Nam cao cấp, phía Australia đã có phản hồi.

    Ngày 7/8 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã mời Đại sứ Australia Hugh Borrowman lên để trao công hàm phản đối về lệnh kiểm duyệt này với lý do nó "xúc phạm danh dự cá nhân lănh đạo Việt Nam cũng như h́nh ảnh đất nước Việt Nam".

    Trong thông cáo ra một ngày sau đó, Sứ quán Úc nói đã ghi nhận thông tin về cuộc gặp giữa ông Borrowman và Bộ Ngoại giao Việt Nam.

    Thông cáo giải thích Lệnh kiểm duyệt, hay chính xác hơn là lệnh hạn chế công bố thông tin, được tòa án đưa ra nhằm không cho một số thông tin nào đó được công khai trước tòa.

    Tòa đại sứ nói Tòa án Tối cao bang Victoria không đưa lệnh này ra công khai đồng thời Úc coi việc vi phạm lệnh này là nghiêm trọng và đã chuyển cho cảnh sát điều tra.

    Thông cáo viết: "Chính phủ Australia đạt được lệnh kiểm duyệt [từ Tòa án] để ngăn ngừa việc công khai thông tin mà có thể dẫn đến việc hiểu rằng có sự liên quan đến tham nhũng của một số quan chức chính trị cấp cao cụ thể trong khu vực".

    "Chính phủ Australia cho rằng lệnh này là phương cách tốt nhất để bảo vệ các nhân vật chính trị cao cấp khỏi các sự ám chỉ không có cơ sở."

    Thông cáo cũng khẳng định việc nêu danh các nhân vật này trong lệnh kiểm duyệt không có nghĩa họ làm điều gì sai hay họ là đối tượng điều tra trong vụ Securency. Chưa thấy phía Việt Nam tuyên bố ghi nhận giải thích nói trên.

    Hôm 19/6, Ṭa án Tối cao bang Victoria, đã ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án in tiền polymer cho các nước như Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Lệnh kiểm duyệt này đã bị website Bấm Wikileaks rò rỉ hôm 29/7.

    Trong đó, tòa án cấm báo chi Úc đưa tin diễn tiến vụ án mà "hé lộ, ám chỉ, làm người đọc hiểu hoặc cáo buộc các cá nhân" trong danh sách đi kèm đã "nhận hối lộ hoặc có ý định nhận hối lộ hoặc các khoản tiền không đàng hoàng..."

    Lệnh này nhằm bảo vệ tên tuổi của nhiều lãnh đạo cao nhất ở các nước Đông Nam Á, gồm cả những vị đương kim và đã về hưu.

    Lệnh kiểm duyệt có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ban hành, được nói là có mục đích "hạn chế ảnh hưởng tới quan hệ đối ngoại của Australia" và "cần thiết để bảo vệ quyền lợi của Khối thịnh vượng chung trong lĩnh vực an ninh quốc gia".

    Trong bê bối in tiền polymer, quan chức cấp cao của một số quốc gia bị tố cáo là đã nhận hối lộ của nhà thầu Australia để cho các công ty đó thắng thầu. Một loạt quan chức các công ty con của Ngân hàng Trung ương Australia đã phải ra hầu tòa.

    Trong công hàm phản đối của mình chuyển cho Đại sứ Úc, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố "cực lực phản đối việc Ṭa án tối cao bang Victoria của Úc ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài trong đó có Việt Nam".

    "Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lănh đạo Việt Nam cũng như h́nh ảnh đất nước Việt Nam."

    "VN yêu cầu Úc giải thích nghiêm chỉnh lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật."

    Việc lệnh kiểm duyệt nêu danh một số nhân vật cấp cao bị cho là có thể gây hiểu lầm về một sự liên quan nào đó của họ, cho dù chính lệnh này cấm báo chí đưa tin.

    Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) và công ty Anh sáng chế ra công nghệ in tiền polymer từ những năm 1980. Úc bắt đầu in loại tiền này năm 1988 và lên kế hoạch thầu in loại tiền này cho các nước.

    Công ty Securency được lập ra năm 1996 với RBA là đồng chủ sở hữu. Tuy nhiên RBA nay đã bán hết cổ phiếu của Securency.

    Khoảng 30 quốc gia trên thế giới nay dùng tiền polymer, nhưng để đạt được hợp đồng, quan chức Securency bị cáo buộc đã dùng tiền hối lộ và các phương thức không hợp pháp khác.

    Cảnh sát Australia vào cuộc điều tra vụ này từ năm 2007. Cho tới nay một loạt quan chức Securency đã phải ra tòa và cáo buộc cũng nhắm vào một số quan chức nước ngoài.

    Đại tá an ninh Lương Ngọc Anh của Việt Nam cũng bị cáo buộc dàn xếp hợp đồng nhưng vụ của ông bị tòa bác do thiếu chứng cứ.

    Quá trình điều tra được nói còn đang tiếp tục


    * Source: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...lia_reax.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 14-10-2013, 09:42 PM
  2. Replies: 31
    Last Post: 14-07-2013, 02:48 AM
  3. Đảng CSVN: Từ thất bại đến thụt lùi ?
    By alamit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 17-03-2013, 12:26 AM
  4. Replies: 5
    Last Post: 27-10-2011, 06:31 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •