Results 1 to 8 of 8

Thread: CHIẾN BINH GỐC VIỆT TRONG LỊCH SỬ

  1. #1
    Member
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    865

    CHIẾN BINH GỐC VIỆT TRONG LỊCH SỬ

    From: giaochi12@gmail.com
    To: giaochi12@gmail.com
    Sent: 8/14/2014 11:54:52 P.M. Pacific Daylight Time
    Subj: Fwd: [NhomTuHai] Fwd: Ảnh hiếm về binh lính người Việt trong Thế chiến I



    CHIẾN BINH GỐC VIỆT TRONG LỊCH SỬ
    Giao Chỉ - San Jose

    Thâm niên quân vụ
    Nếu một thanh niên gốc Việt gia nhập quân đội Mỹ vào đầu thập niên 80, ngày nay chiến binh này đă giải ngũ và có thể trải qua trên 30 năm quân vụ. Thâm niên c̣n hơn các đại tướng của quân lực Việt Nam cộng hoà

    Tháng 9 năm nay 2014 hội quân nhân Mỹ gốc Việt sẽ có dịp tuyên dương người lính thâm niên nhất trong 1 dạ tiệc tại Hotel Hilton thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Người đó là chuẩn úy chuyên viên bậc 5 Phạm Kim. Trong tài liệu mà viện bảo tàng Việt Nam ghi nhận được có 2 vị đại tá cũng trên 30 quân vụ nếu tính gồm cả thời VNCH và thời kỳ phục vụ trong đơn vị đồng minh. Đại tá Trần đ́nh Vỵ có trên 20 năm từ trung sĩ mà lên đại tá tại Việt Nam cho đến hơn 10 năm từ thiếu tá lên đại tá trong binh đoàn lê dương của Pháp. Y sĩ đại úy Nguyễn Dương của VNCH có hơn 10 năm tại Việt Nam lại thêm 20 năm trong quân đội Mỹ. Cấp bậc cuối cùng là đại tá quân y của lục quân. Cuộc đời của quư vị đă trải qua những kinh nghiệm rất lạ lùng đặc biệt. Quân đôi là một trường đời khác biệt và luôn luôn có nhiều thử thách. Họ là những người có được phần số nhưng biết nắm lấy cơ hội và đă hoàn tất trách vụ trong một thời gian rất lâu dài. Ngôn ngữ, thể chất, văn hóa, kỳ thị, cô đơn là những vấn nạn hàng ngày. Đời của quư vị là những chuyện cần đươc kể lại.

    Tham dự thế chiến thứ nhất
    Nói đến các chiến binh gốc Việt trong hàng ngũ đồng minh. Chúng ta phải đi ngược ḍng lịch sử t́m hiểu về chuyện 100 năm xưa khi thế chiến thứ nhất bùng nổ tại Âu Châu thàng 8-2014. Năm 1946 toàn quốc Việt Nam kháng chiến, trong tuổi thiếu niên gia đ́nh tôi tản cư về quê mẹ làng B́nh Hải, huyện Yên Mô , Ninh B́nh. Tôi theo học lớp nhất. Thầy giáo toán lấy 1 cô gái xinh đẹp trong làng. Cô giáo là con 1 bà góa có chồng được kể lại là đi lính Pháp đánh giặc Đức.

    Năm 1914 trong làng phải đề cử tráng đinh đi lính giúp nước Pháp. Anh tráng đinh này là 1 trong hàng ngàn binh sĩ An Nam tham dự đệ nhất thế chiến tại Âu Châu. Anh thanh niên quê B́nh Hải ra đi độc thân, nhưng thực ra đă để lại 1 thôn nữ có bầu thành ra bị coi là chửa hoang. Người chiến binh đó không bao giờ trở lại. Cô giáo họ Đặng vợ thầy dậy toán vẫn nhắc nhở măi về người cha biệt xứ. Trong làng sau này có vài người trở về trong hàng ngũ lính Liên hiệp Pháp sau khi thế chiến thứ nhất chấm dứt năm 1918. Nhưng cha cô giáo không thấy trở về.

    H́nh ảnh lính Việt trên chiến trường Âu Châu
    Mới đây trên mạng lưới điện toán phổ biến tràn ngập h́nh ảnh chiến binh Việt Nam tham dự thế chiến thứ nhất. Hăy tưởng tượng 100 năm trước, các thanh niên Việt Nam mặc quân phục nửa tây nửa ta. Chân quấn vải gọi là xà cạp, đầu đội nón chóp kiểu lính thú, cầm cây súng trường với lưỡi lê thật dài. Tất cả xuống tàu cập bến Marseille. Các chiến binh này tập trung thành các đại đội biệt lập trong binh đoàn Pháp tham dự các mặt trận từ Pháp, Bỉ, Hy Lạp và các quốc gia Âu Châu. Tất cả đều sinh hoạt bằng Việt ngữ, ăn cơm bằng đũa, hút thuốc lào. Do các thầy cai, thầy đội Việt Nam chỉ huy và liên lạc với các sĩ quan Pháp.


    Ảnh hiếm về binh lính người Việt trong Thế chiến I





    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mở màn Thế chiến I, xem lại một số h́nh ảnh về binh lính người Việt tham chiến trong thành phần Quân đội Pháp.

    Khi Pháp thực hiện việc xâm lăng và cai trị Việt Nam (khi đó họ gọi là An Nam), để b́nh định thêm các thuộc địa và gây chiến với nhiều quốc gia khác, lực lượng binh lính người Việt được chiêu mộ để phục vụ cho mục đích chiến tranh này, dấu chân của họ đă in khắp các chiến trường Âu Phi.

    Không thể tưởng tượng con số thanh niên Việt trong 4 năm 1914-1918 đă có đến gần 100,000 ngưởi tham dự đại chiến thế giới lần I tại Pháp.




    Tại cảng Lyon - Pháp,

    những binh lính


    Năm 1915, những người lính An Nam cập cảng Marseille cùng binh lính Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ I (CTTG I)

    En 1915, le port de Marseille, les soldats annamites et les soldats français ont participé à la Première Guerre mondiale (CTTG I)

    người Việt đầu tiên đặt chân lên đất Pháp để rồi từ đó ngang dọc Âu châu.




    Lính An Nam 'Vietnam) tại Saint-Raphael, đây là những người lính thiện chiến nhất trong chế độ bảo hộ Pháp




    Người Pháp dùng rất nhiều lính Việt tại chiến trường Ypres




    Năm 1914 - 1918 tại mặt trận sông Marne, binh lính An Nam trong các chiến hào




    Năm 1916, lính An Nam tại chiến trường Hy Lạp xa xôi



    Văn hóa Việt vẫn được những người lính mang theo tới tận trời Âu

    Một h́nh ảnh rất thuần Việt : hút thuốc Lào





    Nghĩa trang dành cho binh lính Đông Dương tại Gironde, nơi những người con đất Việt yên nghỉ


    Cimetière pour les soldats d'Indochine en Gironde, terre où le peuple vietnamien reposent en paix




    Lính An Nam thời đó đă chiến đấu dũng cảm tại mặt trận sông Marne miền bắc gần biên giới Đức. Tại đây 2 bên đồng minh và liên hiệp đă có cả trăm ngàn người thương vong. Lính viễn chinh An Nam cũng có nhiều hy sinh đáng kể. Hiện nay các tử sĩ gốc Việt được chôn cất tại các nghĩa trang dành cho lính Đông Dương tại Gironde, Gére và Udomista Albanie.


    Sau chiến tranh số c̣n lại được về quê cũ. Một số c̣n tiếp tục ở lại quân ngũ đến đệ nhị thế chiến. Phần lớn ở lại đất Pháp lập gia đ́nh và trở thành những cộng đồng Việt đầu tiên có mặt tại Âu châu. Trong thời gian từ 1914 đến 1918 tổng số chiến binh An Nam tại Âu châu là 100 ngàn người.

    H́nh ảnh tại nghĩa trang Gironde có mộ bia đề tên tử sĩ An Nam Đặng văn Thu, tôi không biết đây có phải là cha của vợ ông thầy dậy toán cũa tôi ở làng B́nh Hải gần 70 năm trước.

    Thời kỳ đó thanh niên Việt Nam đi lính cho Pháp tham dự đệ nhị thế chiến dường như hiếm có các sĩ quan. Giỏi lắm chỉ là ông cai, thầy đội hay lên đến quan quản tức là thượng sĩ đă là cao cấp lắm. Riêng có trường hợp đại úy phi công anh hùng của quân đội Pháp là ông Đỗ Hữu Vỵ con trai của tổng đốc Nam Kỳ Đỗ hữu Phương.

    Đại úy Đỗ hửu Vỵ rớt máy bay bị thương nên chuyển qua chỉ huy đơn vị lê dương và hy sinh tại mặt trận biên giới Đức.

    Ngày nay, người Việt tại Pháp không biết bao nhiêu người c̣n nhớ đến những người lính An Nam chiến đấu bên cạnh phe đồng minh trong thế chiến. Dường như chỉ c̣n 1 số rất ít quan tân đến đặt ṿng hoa tưởng niệm hàng năm. Công việc làm bia tưởng niệm và đặt hoa hàng năm vẫn chỉ c̣n trông cậy vào 2 vị chiến binh cao niên là bác sĩ Hoàng cơ Lân và đại tá Trần đ́nh Vỵ.

    Lính Mỹ hy sinh tại Âu châu cả đệ nhất và đệ nhị thế chiến với cả trăm ngàn quân. Hàng năm vẫn có các du khách Mỹ ghé đến tưởng niệm tại các nghĩa trang trên đất Pháp.

    C̣n về phần người Việt, ngay cả trong sử của người xưa cũng không ghi nhận, nói chi đến việc ghé thăm.

    Trong quân đội Mỹ
    Trăm năm trước, năm1914 là chuyện của thế chiến thứ nhất, bây giờ 100 năm sau 2014, chúng ta có các tin tức và hoàn cảnh mới.

    Ngày thứ bẩy 27-9-2014 tại thủ đô Hoa Kỳ với lá rụng mùa thu, hội quân nhân Mỹ gốc Việt VAAFA sẽ tổ chức đại hội lần thứ 4.

    Từ San Jose, nhân danh Việt Museum chúng tôi sẽ có 1 phái đoàn lên thủ đô tham dự.

    Ngoài việc hiện diện trong đêm dạ tiệc của VAAFA, chúng tôi sẽ phối hợp đi thăm viếng và đặt ṿng hoa tại các nơi sau đây.

    Đài kỷ niệm đệ nhất thế chiến, nơi ghi dấu các chiến binh Hoa Kỳ, đồng minh trong đó có cả chục ngàn lính Việt Nam hy sinh từ 100 năm qua.

    Kế tiếp là bức tường tưởng niệm 58 ngàn lính Mỹ hy sinh tại Việt Nam. Vào đến nghĩa trang Arlington phái đoàn sẽ ghé lại khu tử sĩ miền Nam có mặt trong nghĩa trang quốc gia của liên bang mà lúc đầu chỉ dành cho miền Bắc.

    Nhưng quan trọng hơn hết là phái đoàn sẽ đến thăm khu có phần mộ của 10 chiến binh Việt Nam Cộng Ḥa. Trong nhiều hoàn cảnh đặc biệt, cơ quan chung sự Hoa Kỳ đă đem di hài lính Việt Nam chung với tử sĩ Hoa Kỳ về thủ đô. Sau cùng các chiến binh VNCH đă nằm riêng ở 1 khu chiến sĩ đồng minh của Mỹ. Các chiến binh VNCH nằm ở đây đă nửa thế kỷ. Những bông hoa muộn gửi đến những người tử sĩ sẽ nhắc nhở đồng bào ta ở thủ đô lưu tâm đến mỗi kỳ lễ chiến sĩ trận vong.

    Trong các năm qua, 5.000 chiến binh Mỹ gốc Việt chiến đấu trên chiến trường Trung đông đă có 12 người hy sinh. Các tử sĩ khác chôn cất gần nơi gia đ́nh cư ngụ tại các tiểu bang. Riêng có 1 chiến binh chôn tại Arlington.

    Vào chiều ngày chủ nhật 28 tháng 9-2014 tại hội trường khu Eden của hội người Việt cao niên, chúng tôi sẽ có buổi nói chuyện về Việt Museum đă hoàn tất tại San Jose. Câu chuyện 100 năm người Việt mặc quân phục chiến đấu trong đệ nhất và đệ nhị thế chiến. Cuộc chiến đấu tại Việt Nam trong 21 năm từ 54 đến 75. và chuyên 5000 quân nhân gốc Việt hiện diện trong quân đội Hoa Kỳ. Trong mọi hoàn cảnh và ở bất cứ phương trời nào người Việt vẫn chứng tỏ nỗ lực làm tṛn nhiệm vụ.Thể hiện đặc tính truyền thống của dân tộc.Tại Pháp 100 năm trước có đại úy phi công Đỗ hữu Vỵ những năm sau cùng chiến đấu chống Đức trong binh đoàn Lê Dương. 80 năm sau có đại tá Trần đ́nh Vỵ cũng chỉ huy lính lê dương tại Pháp. Ngày nay chúng ta có chuẩn tướng Lương xuân Việt chỉ huy đơn vị khinh kỵ Hoa Kỳ. Dù ở phương trời Âu 100 năm trước hay ở đất Mỹ 100 năm sau th́ người lính gốc Việt cũng vẫn một ḷng quyết tâm đề cao ḍng giống Lạc Hồng. Đoạn văn sau cùng tướng Lương Xuân Việt đă đọc bằng Việt ngữ trong bài diễn văn nhận cấp bậc tại Texas.

    Thưa quư vị lănh đạo cộng đồng và các anh em quân lực Việt nam Cộng ḥa. Sự hiện diện của quư khách là một vinh dự cho gia đ́nh chúng tôi. Tôi biết có nhiều người phải lận đận đường xa đến tham dự. Nh́n những bộ quân phục ḷng tôi thật bùi ngùi, xót xa. Những người đă làm con tim tôi rung động về 3 chữ Danh dự, Trách nhiệm, Tổ quốc. Và ư nghĩa của lời dặn ḍ của cha ông để lại như: Nam quốc sơn hà, Nam đế cư...Di đại nghĩa, thắng hung tàn. Di chí nhân, dịch cường bạo. (Đem đại nghĩa, thắng hung tàn. Lấy chí nhân, thay cường bạo) Chính thân phụ tôi, là đồng đội của các anh, nên lúc nào nửa trái tim tôi cũng hướng về đất mẹ dù đă hơn 30 năm xa cách. Không có sự hy sinh xương máu của các anh th́ chúng tôi chắc chắn cũng không có ngày hôm nay. Tổ quốc măi măi ghi on. Vậy tôi xin các anh nhận cái chào của tôi...

    Trong lịch sử thăng cấp tướng, đây là lần đầu tiên 2 phút Việt ngữ đă được xử dụng. Ông nói cho chúng ta, cho người chiến binh VNCH và cho thân phụ của ông không c̣n nữa:

    Tại quê hương Việt Nam và trên thế giới, biết bao nhiêu anh hùng liệt nữ Việt Nam đă qua đi từ cả trăm năm. Nếu phải nói với tiền nhân bằng Việt ngữ, bạn sẽ t́m đến đâu và sẽ nói điều ǵ . . . .

  2. #2
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129
    Kính thưa bác,

    Quote Originally Posted by Đại Lăn
    ...
    Tham dự thế chiến thứ nhất
    ...
    Nói đến các chiến binh gốc Việt trong hàng ngũ đồng minh. Chúng ta phải đi ngược ḍng lịch sử t́m hiểu về chuyện 100 năm xưa
    ...
    Người chiến binh đó không bao giờ trở lại...
    H́nh như đây chỉ là cách viết an ủi cái quá khứ nô lệ -- thời đó đói nghèo, tha phương cầu thực, cách khác ǵ bây giờ "đi xuất khẩu lao động"!

    Súng ống mũ măo oai vệ chỉ là tiểu xảo "tiếp thị" thôi mà!

    Dân da màu thời đó, đâu được liệt vào hàng "CON NGƯỜI"!

    Những người An Nam Mít tội nghiệp này, qua đó, đâu được cầm súng bắn vào mấy ông Nhật Nhĩ Man!

    V́ dù sao họ cũng là dân da trắng với nhau -- dù đánh nhau nhưng đó cũng là chiến tranh giữa hai Giống Da Trắng Vĩ Đại Văn Minh: làm sao cho cái đám da vàng nô lệ bắn vào người da trắng được?

    Họ chỉ qua đó làm lao công chiến trường mà thôi!

    *
    * *

    Đọc được lâu lắm rồi: một ông thần An Nam nọ, bị bọn Đức bắt giam chung với quân Pháp. V́ nhỏ con, ổng chui rào đi lụm tàn thuốc của mấy Đức về cho Pháp Việt hút chung.

    Sau khi được trả tự do, ông sỹ quan Mẫu Quốc đối xử rất tốt, cho đi chu du Paris với ông ta!

    Ông An Nam này về làng kheo công trạng muốn nổ làng luôn.

    *
    * *

    Kính bác.

  3. #3
    Member
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    865
    Quote Originally Posted by daiviet_nguyen View Post
    Kính thưa bác,



    H́nh như đây chỉ là cách viết an ủi cái quá khứ nô lệ -- thời đó đói nghèo, tha phương cầu thực, cách khác ǵ bây giờ "đi xuất khẩu lao động"!

    Súng ống mũ măo oai vệ chỉ là tiểu xảo "tiếp thị" thôi mà!

    Dân da màu thời đó, đâu được liệt vào hàng "CON NGƯỜI"!

    Những người An Nam Mít tội nghiệp này, qua đó, đâu được cầm súng bắn vào mấy ông Nhật Nhĩ Man!

    V́ dù sao họ cũng là dân da trắng với nhau -- dù đánh nhau nhưng đó cũng là chiến tranh giữa hai Giống Da Trắng Vĩ Đại Văn Minh: làm sao cho cái đám da vàng nô lệ bắn vào người da trắng được?

    Họ chỉ qua đó làm lao công chiến trường mà thôi!

    *
    * *

    Đọc được lâu lắm rồi: một ông thần An Nam nọ, bị bọn Đức bắt giam chung với quân Pháp. V́ nhỏ con, ổng chui rào đi lụm tàn thuốc của mấy Đức về cho Pháp Việt hút chung.

    Sau khi được trả tự do, ông sỹ quan Mẫu Quốc đối xử rất tốt, cho đi chu du Paris với ông ta!

    Ông An Nam này về làng kheo công trạng muốn nổ làng luôn.

    *
    * *

    Kính bác.

    Những điều anh viết ở trên mang qúa nhiều mạc cảm và tự ty ,mặc cảm của kẻ nghèo ,tự tỵ của người dân một nước nhỏ Da Vàng ,chỉ mới Da Vàng anh đă mang qúa nhiều mặc cảm tự tỵ như vậy nếu Da Đen th́ chắc cũng xuống đường như mấy người Da Đen bên Pháp và bên Mỹ khi thấy TV chiếu cảnh Cảnh Sát đánh đập người Da Đen v́ tội giết người và ăn cắp ?c̣n nếu là Da Trắng th́ lại tự cao tự đại cho ḿnh là văn minh qúy phái có dân chủ nhân quyền như đám Da Trắng người Mỹ năm nào kết án âm ĩ một vị Tướng Lănh VNCH bắn vào đầu một tên việt cộng vừa giết hại hàng chục người trong cuộc tấn công vào thành phố của bọn việt cộng năm xưa ? Anh cũng có phần hơi đúng ,qủa có đúng là một cách ăn ủi nhưng không phải an ủi cái qúa khứ nghèo đói ,cái mắc " An Nam Mít" mà là an ủi cái thân phận " người Lính " chẳng phải ngày xưa mà cả bây giờ dù đă được đổi thay cách gọi là " Quân Nhân " cũng không chỉ an ủi "người lính " của " An Nam Mít " ngày xưa mà là của cả người Anh ,người Mỹ ,người Nga ,người Đức ,người Nhật ,.....của tất cả những ai đă từng mặc áo Lính ra chiến trường ở bất cứ nơi nào dưới bất cứ mầu cờ sắc áo nào . Không thể so sánh họ ,những "người Lính " của một nước này cầm súng đánh nhau cùng với một quốc gia khác ,dù là bị cưỡng bách hay t́nh nguyện là đồng nghĩa " xuất khẩu lao động " ,người xuất khẩu lao động nhận tiền thuê mướn của chủ đi sang nước người ta vào làm một chỗ nào đó ,thế là chấm dứt ,không c̣n ǵ để nói nữa ,không ai vinh danh kẻ làm công ,chẳng ai phản bội người làm thuê làm mướn ,c̣n Người Lính dù bị cưỡng bách hay t́nh nguyện tham gia vào một đội quân của một quốc gia nào đó mới chỉ là khời đầu của cuộc đời binh nghiệp ,họ có thể chết ngay trong trận chiến đầu tiên ,để lại những ấm ức đau thương cho bạn bè đồng đội ,họ có thể sống c̣n cho đến trận chiến cuối cùng trở về dưới tiếng hoan hô nồng nhiệt của dân chúng hai bên đường ,rồi sau đó lại bương chải t́m kiếm miếng ăn sinh sống qua ngày như cảnh đầu đường đại tá vá xe của bộ đội Việt cộng ,hay tức tưởi bị thờ ơ lănh đạm như những quân nhân Mỹ sau cuộc chiến Việt Nam trở về .Dù mầu da nào ,ở nước nào thời đại nào ,Người Lính từ cổ chí kim dù chiến đấu trong chính tổ chức quân đội của nước ḿnh hay trong tổ chức quân đội của nước khác cũng đều có những mục đích và nghĩa vụ của họ , họ có thể bị buộc phải chiến đấu cho những lănh chúa bạo quyền như thời Hy Lạp ,La Mă ,Mông Cổ ngày xưa hay cho các thể chế độc tài như phát xít Đức ,quân phiệt Nhật gần đây và bây giờ cho chủ nghĩa hoang tưởng "xă hội chủ nghĩa " cho lư tưởng tự do ,dân chủ ...th́ mỗi một Người Lính khi ở chiến trường họ biết phát huy khả năng chỉ huy ,biết ứng phó trong mọi ḥan cảnh để sống c̣n ,biết lăn xả vào lửa đạn để kéo một người đồng đội bị thương ,biết buồn tê tái lúc vừa mất một người bạn ,biết tức tối chửi ầm ỉ lúc xem báo thấy tin tức những chính trị gia ở thành phố ,những ca sĩ ,những cầu thủ ăn chơi hoang đàng ....biết nhiều thứ lắm ,cuộc đới của Người Lính trôi nổi theo vận nước vận dân vui sau cái vui của ṭan dân ṭan nuớc ,buồn trước cái buồn của ṭan nước ṭan dân và đau khổ nhọc nhằn th́ chỉ ḿnh Người Lính chịu hết ,làm sao so sánh đuợc với người xuất khẩu lao động hả anh ?
    Người Lính VNCH hănh diện v́ họ chiến đấu bảo vệ an ninh cho thôn xóm ,giữ ǵn đất nước và lư tưởng Tự Do chưa bao giờ Người Lính VNCH tuyên bố trung thành với một đảng phái ,một lănh tụ ,một chủ nghĩa mơ hồ xa xôi ,v́ thế măi măi Người Lính VNCH vẫn là niềm hănh diện của Dân Tộc Việt Nam .

  4. #4
    Member
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    865

    Đây là người phi công đầu tiên của VN (VNAF HISTORY)

    From: giaochi12@gmail.com
    To: giaochi12@gmail.com
    Sent: 8/16/2014 2:05:50 A.M. Pacific Daylight Time
    Subj: Fwd: Fw: Đây là người phi công đầu tiên của VN (VNAF HISTORY)

    Đây là người phi công đầu tiên của VN (VNAF HISTORY)

    Nguời lính gốc Việt trong lịch sử. Chuyện tiếp theo.
    Tuần qua chúng tôi phổ biến bài về người lính gốc Việt nhân dịp ghi dấu 100 năm đại chiến thế giới lần thứ nhất. Một số độc giả phê b́nh tại sao lại đề cao những người đi lính cho Pháp hay cho Mỹ. Những phần lớn rất tán thưởng. Các độc giả thân hữu vẫn thông cảm rằng con người không làm chủ được định mệnh. Hoàn cảnh đưa chúng ta ở vào những giai đoạn của lịch sử.. Không phải ai cũng là những nhà cách mạng. Phần lớn chỉ sống theo số mạng và nỗ lực đóng vai tṛ tốt đẹp nhất trong hoàn cảnh. V́ vậy 100 năm trước, chúng ta có đại uư phi công Đỗ hữu Vị trong hàng ngũ đồng ḿnh kỳ thế chiến số 1. Một trăm năm sau có vị tướng đầu tiên là công dân Mỹ gốc Việt. Đặc biệt một độc giả đă gửi tôi tài liệu và h́nh ảnh bổ túc cho câu chuyện đại úy phi công Đỗ hữu Vị. Xin chuyển tiếp để các bạn đọc. Đây là tài liệu quư giá về cuộc đời một thanh niên Việt Nam tốt nghiệp St. Cyr là trường vơ bị của Pháp danh tiếng nhất Âu châu
    Đồng thời tài liệu có kèm theo đoạn phim thời sự 2 phút trên truyền h́nh Pháp đưa ra nhân dịp 100 năm đệ nhất thế chiến.




    Đây là người phi công đầu tiên của VN , ông là con của Tổng Đốc Phương .
    Đỗ Hữu Vị trên đất Picardie – Do Huu Vi sur la terre Picarde






    Mời coi 1 Youtube ngắn (2 phút) về Đỗ Hữu Vị vừa được chiếu trên TV Pháp.

    Năm nay Pháp kỷ niệm 100 năm Thế chiến 1 nên có nhiều h́nh ảnh đặc biệt.

    Có lẽ ĐHV là người KQ VN đầu tiên !

    Ảnh Đỗ Hữu Vị (1881-1916) trên máy bay Blériot:





    Đây là địa điểm máy bay của Đỗ Hữu Vị bị rơi do băo cuốn năm 1915, tại làng Laffaux vùng Picardie nước Pháp. Họ vinh danh Ông và đặt tên Do Huu Vi cho con đường mới mở chạy qua khu vực này.


    tags: Chemin des Dames, Indochine, Laffaux, les poilus, Picardie
    Đỗ Hữu Vị trên đất Picardie
    © Mathilde Tuyet Tran, France 2012 – http://mttuyet.wordpress.com/
    Trong một buổi đi dạo tham khảo ở vùng Chemin des Dames, một chiến trận thảm khốc ác liệt của Đệ nhất thế chiến, t́nh cờ tôi thấy một tấm bảng quảng cáo có một con đường mang tên „Do Huu Vi“. Thế là chúng tôi vội vàng lái xe ngay đến con đường đó, cách khoảng mấy chục cây số.

    Hai thế hệ trước tôi chắc c̣n nhớ nhiều và biết rơ về người mang tên Đỗ Hữu Vị. Ḍng họ Đỗ Hữu làm quan dưới thời Pháp thuộc, là những cộng tác viên đắc lực, cao cấp của chính quyền thuộc địa. Đỗ Hữu Vị là con thứ năm trong số 11 người con của của tổng đốc Phương (Đỗ Hữu Phương) sinh 1881 (năm Tư), nên c̣n có tên là Đỗ Hữu Tư, chết năm 1916 tại khu vực vùng sông Somme, Pháp. (1)

    Theo một tư liệu của đại tá Maurice Rives với tựa đề là « Les militaires indochinois en Europe (1914-1918) » th́ khi Đức tuyên chiến với Pháp mở đầu trận Đệ nhất thế chiến khốc liệt, quân đội Đông Dương với lính bản xứ gồm có 23.930 người, trong đó có 13.373 lính đánh bộ, ngoài ra thành phần lính dự bị có 29.064 người, trong đó có 23.936 lính bản xứ. Tướng Joffre cho rằng người Đông Dương không đủ thể lực để đánh trận ở châu Âu. Nhưng đến năm 1915 khi lực lượng quân đội Pháp đă bị thiệt hại nặng nề trên các chiến trường châu Âu, chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương mới cung ứng nhân sự cho đại chiến thứ nhất. Từ năm 1915 cho đến 1918, Pháp đă huy động, chiêu mộ tổng cộng 93.411 người, trong đó có 43.430 lính chiến đấu, 9.019 y tá, 5.339 người phục dịch và hành chánh, 48.981 lính thợ chuyên nghiệp như thợ máy, thợ sơn, thợ da, thợ làm thuốc súng, vũ khí, lái xe, bác sĩ, kỹ sư, tải thương… và không chuyên nghiệp. Tính theo gốc tích, th́ có 24% người miền Bắc (Tonkin), 32% người miền Trung (Annam), 22% người miền Nam (Cochinchine) và 22% người Cam Bốt. Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan Pháp cho chi phí chiến tranh của Pháp. Thêm vào đó, 175 khẩu đại bác lên đường đi Marseille, hàng chục tấn hàng hóa các loại cũng được chuyển đi cung ứng cho chiến trường tại Pháp, thậm chí xe xích lô (pousse-pousse) cũng được gởi sang Pháp để tải thương. Nhân sự và vật liệu được chuyển qua đường châu Phi như Cameroune, Djibouti, Madagascar, Égypte…để sau đó đi tiếp về cảng Marseille. Đoạn đường di chuyển cực khổ đó đă làm cho một số người chết v́ bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp. Chính phủ bảo hộ tỏ ra quan tâm đến thành phần lính Đông Dương, cấp phát quần áo mùa đông, may cho « cai quan » (cái quần) không có nút, chỉ có giây thắt, phân phát trầu, cau, ớt và thành lập một xưởng làm nước mắm trên đất Pháp.

    Những người lính Đông Dương được các đồng đội « les poilus » (2) công nhận là dũng cảm, gan dạ, b́nh tĩnh và biết tổ chức. Nhiều người được thưởng huân chương « thập giá chiến tranh » và được xem là « anh hùng » của nước Pháp trong đại chiến thứ nhất. Đa số hy sinh trong lăng quên, xương cốt của họ c̣n ở Đài kỷ niệm Douaumont (l’ossuaire de Douaumont), hay ở nghĩa trang Géré và d’Udonista ở Albanie.

    Trong số những phi công đầu tiên của Pháp xuất xứ từ Đông Dương có Phan That Tao, Cao Đắc Minh, Felix Xuân Nha, Đỗ Hữu Vị, nhưng quan ba (đại úy), capitaine Đỗ Hữu Vị, được xem là anh hùng nổi tiếng nhất. Đến nỗi, nhà nước Pháp cho phát hành tem « Đỗ Hữu Vị ».
    Sau bậc trung học tại trường Janson-de-Sailly, một trường nổi tiếng vào bậc nhất nằm trong quận 16 của Paris, Đỗ Hữu Vị nhập trường sĩ quan Saint-Cyr vào ngày 01.10.1904. Năm 1906 Đỗ Hữu Vị ra trường với quân hàm thiếu uư (sous-lieutenant) trong binh đoàn Lê dương số 1 (1er régiment Etranger).
    Từ năm 1907 cho đến 1908, Đỗ Hữu Vị tham chiến tại Oujda Maroc, Casablanca và trong khu vực le Haut-Guir septentrional. Từ cuối năm 1908 cho đến 1910, ông tham chiến tại biên giới Maroc và Algérie.
    Ngày 10.12.1910, Đỗ Hữu Vị vào trường quân sự lái máy bay (l’école militaire de pilotage) và 11 tháng sau tốt nghiệp với chức vị trung úy phi công (lieutenant-pilote) nhận văn bằng số 649 (brevet n°649) của hội Aéroclub de France, thành lập năm 1898. Đỗ Hữu Vị gặp trung úy Victor Ménard và trở thành bạn cùng lái trong chuyến du hành nước Pháp trên không năm 1911. Năm 1912 Đỗ Hữu Vị thuyên chuyển đến Maroc và phục vụ đến năm 1913. Một con đường được đặt tên « Do-Hu » tại Casablanca. Năm 1914, Đỗ Hữu Vị trở về Saigon để học thực hành về một loại thuyền lướt trên mặt nước, chạy bởi động cơ cánh quạt máy bay do Charles de Lambert chế tạo (l’hydroglisseur Lambert) trên sông Cửu Long và sông Hồng. Nhưng khi đại chiến thứ nhất bùng nổ, Đỗ Hữu Vị trở về đơn vị chiến đấu tại Pháp. Năm 1915, trên đường trở về đơn vị sau một trận đánh, máy bay của Đỗ Hữu Vị rớt v́ bị băo cuốn, ông bị thương nặng gẫy cánh tay trái, hàm mặt và phần sọ bên dưới, hôn mê chín ngày, nhưng sống sót.
    Không được lái máy bay nữa, Đỗ Hữu Vị, với quân hàm đại úy, xin trở về quân đội Lê dương số 1, được phong chỉ huy đội quân số 7 (7ème compagnie) có khoảng từ 100 đến 300 lính, chiến đấu trên mặt trận vùng Somme, là mặt trận khốc liệt nhất thời ấy. Ngày 9.07.1916 vào lúc 16 giờ, trong một cuộc tấn công quân Đức trên địa bàn giữa hai làng Belloy-en-Santerre và Estrée, Đỗ Hữu Vị xung phong, bị trúng nhiều phát đạn, chết ngay trên trận tuyến. Đỗ Hữu Vị được chôn cất tại làng Dompierre thuộc vùng Somme. Năm 1921 người anh cả là quan năm Đỗ Hữu Chấn chuyển hài cốt về an táng trong phần mộ gia đ́nh tại Việt Nam. Từ đường ḍng họ Đỗ Hữu hiện nằm trên đường Điện Biên Phủ, Quận 3, c̣n gọi là Đền Bà Lớn.
    Ở Sài G̣n trước kia có một con đường mang tên Đỗ Hữu Vị, chạy từ bùng binh chợ Bến Thành đến chợ cũ, giáp đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ). Hiện nay, đường Đỗ Hữu Vị được đổi tên lại là đường Huỳnh Thúc Kháng ở quận 1. Tại Hà Nội, phố Đỗ Hữu Vị thời Pháp thuộc được đổi tên lại thành phố Cửa Bắc hiện nay. Một số trường học được mang tên Đỗ Hữu Vị, trong đó có trường Kỹ thuật Cao Thắng tại Saigon trước đây là trường máy Đỗ Hữu Vị.
    Con đường mới mang tên Do Huu Vi thuộc làng Laffaux vùng Picardie, Pháp, nơi phong cảnh núi đồi chập chùng, không cao lắm, nhưng lên dốc xuống dốc cũng đủ mệt. Nằm trong một khu vực dân cư mới xây dựng, đường Do Huu Vi, tuy ngắn, nhưng có ư nghĩa, v́ bên cạnh đó là một khu địa đạo, lô cốt cũ, chứng tích của chiến tranh đă qua. Quân Đức phải chọc thủng pḥng tuyến ở vùng này để tiến về Paris, nên xương máu của cả hai bên Pháp – Đức đổ xuống rất nhiều.

    Đường Do Huu Vi tại làng Laffaux, Picardie Pháp
    Đỗ Hữu Vị được nước Pháp vinh danh nhiều, cho đến hiện nay, v́ trong thời điểm Đệ nhất thế chiến ngành hàng không, nhất là không quân, chỉ mới phôi thai, nên những người phi công đầu tiên rất được thán phục, ngưỡng mộ. Blériot lái máy bay cánh quạt vượt biển Manche năm 1909. Năm 1913 Rolland Garros vượt biển Địa Trung Hải bằng máy bay. Năm 1914 Pháp chế tạo máy bay cánh quạt quân đội đầu tiên và sử dụng ngay trong đại chiến thứ nhất. Cho nên sự kiện Đỗ Hữu Vị, một người „An nam mít“, có bằng lái máy bay từ năm 1911 là một điều rất mới mẻ thời ấy và trong lịch sử không quân Pháp. Làng Laffaux là nơi máy bay của Đỗ Hữu Vị rớt xuống, chấm dứt sự nghiệp phi công của ông. MTT


    Đại úy phi công Đỗ Hữu Vị, France 1911 (Người đứng thứ hai bên trái)- Source Internet


    Loại máy bay Caudron G-3 trong Đại chiến thứ nhất, do Đỗ Hữu Vị lái. Nguồn: Internet


    Phiếu ghi nơi tử trận tại làng Dompierre (Picardie) năm 1915 của Đỗ Hữu Vị. Nguồn: Internet
    Chú thích:
    1. Theo „Tran Minh Canh” trên mạng.
    2. “Les poilus” (Những người lông lá) ư chỉ quân lính trong thời đại chiến thứ nhất ngày đêm ăn ngủ chiến đấu trong các dăy địa đạo, chiến hào, không thể có điều kiện vệ sinh, nên râu tóc mọc bù xù, hôi hám, dơ bẩn.

  5. #5
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Sự Nhục Nhă của một dân tộc nhược tiểu vẫn là Sự Thật Lịch Sử!

    Kính thưa bác,

    Cám ơn bác về sự con số, và những tài liệu về những người lính "đánh" mướn tội nghiệp này.

    Hai thằng da trắng đang choảng nhau, đâu có liên can ǵ đến đám dân nô lệ Tokinese, Cochinchinese và Annamese mà phải qua đó "giúp" cho Mẫu Quốc Đại Pháp! Nghèo đói nên phải tha phương cầu thực: đơn giản là vậy!

    -- Họ phải "đánh" ( cái này phải kiểm lại ) v́ chủ bắt vậy!

    Tô son trét phấn lên nỗi nhục -- càng làm cho nỗi nhục loang lỗ ra!

    Lịch sử nô lệ dù trơ trẽn, nhục nhă -- cũng phải tôn trọng sự thật!

    Ǵ th́ ǵ, khi Ngài Phạm Quỳnh qua viếng Mẫu Quốc Đại Pháp, cũng thấy Mẫu Quốc lập miếu thưởng công những người nô lệ Tokinese, Cochinchinese và Annamese đă chết lúc làm thuê cho Mẫu Quốc trên chiến trường -- Cụ Phạm cảm động lắm, rối rít cám ơn Quan Nhà Nước Đại Pháp, rồi vô shop tàu mua nhanh x/ś x/sà x/́ x/sụp khấn vái các oan hồn của những nô lệ Tokinese, Cochinchinese và Annamese tha phương cầu thực và bỏ mạng ở "trời Tây"!

    ( Mẫu Quốc Đại Pháp đăi nô lệ Tokinese, Cochinchinese và Annamese vẫn đẹp hơn bọn vẹm đăi Tokinese, Cochinchinese và Annamese của chúng! )

    -- Xem Pháp Du Hành Tŕnh Nhật Kư của Phạm Quỳnh.

    Kính bác.

  6. #6
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Tinh thần DÂN CHỦ cuả các thành viên ViệtLand thật tuyệt vời

    Quote Originally Posted by daiviet_nguyen View Post
    Kính thưa bác,

    Cám ơn bác về sự con số, và những tài liệu về những người lính "đánh" mướn tội nghiệp này.

    Hai thằng da trắng đang choảng nhau, đâu có liên can ǵ đến đám dân nô lệ Tokinese, Cochinchinese và Annamese mà phải qua đó "giúp" cho Mẫu Quốc Đại Pháp! Nghèo đói nên phải tha phương cầu thực: đơn giản là vậy!

    -- Họ phải "đánh" ( cái này phải kiểm lại ) v́ chủ bắt vậy!

    Tô son trét phấn lên nỗi nhục -- càng làm cho nỗi nhục loang lỗ ra!

    Lịch sử nô lệ dù trơ trẽn, nhục nhă -- cũng phải tôn trọng sự thật!

    Ǵ th́ ǵ, khi Ngài Phạm Quỳnh qua viếng Mẫu Quốc Đại Pháp, cũng thấy Mẫu Quốc lập miếu thưởng công những người nô lệ Tokinese, Cochinchinese và Annamese đă chết lúc làm thuê cho Mẫu Quốc trên chiến trường -- Cụ Phạm cảm động lắm, rối rít cám ơn Quan Nhà Nước Đại Pháp, rồi vô shop tàu mua nhanh x/ś x/sà x/́ x/sụp khấn vái các oan hồn của những nô lệ Tokinese, Cochinchinese và Annamese tha phương cầu thực và bỏ mạng ở "trời Tây"!

    ( Mẫu Quốc Đại Pháp đăi nô lệ Tokinese, Cochinchinese và Annamese vẫn đẹp hơn bọn vẹm đăi Tokinese, Cochinchinese và Annamese của chúng! )

    -- Xem Pháp Du Hành Tŕnh Nhật Kư của Phạm Quỳnh.

    Kính bác.
    Các góp ý cuả quý vị NMQ, ĐVN, và GC tuy mỗi ý diễn tả mỗi khiá cạnh khác nhau nhưng đều tuyệt vời trong tinh thần dân chủ.
    Chúng ta không thể gò bó trong tháp ngà với kiến thức, quan niệm do chính chúng ta khám phá tìm tòi ra, mà phải rộng mở ra thế giới bên ngoài để trao đổi và học hỏi. Do đó chịu ảnh hưởng hỗ tương, mạnh thắng, yếu thua. Con người chịu thân phận nhược tiểu , ở bầu bị tròn, ở ống bị dài theo khuôn mẫu, cho nên cá nhân phải kiến cơ nhi tác theo kiến nhân sinh ngắn ngủi.

    Cao bá Quát khi xưa đã than khi được đi xứ sang Singapore :
    - ...Bực mình khi ở xó nhà,
    Văn thơ chữ nghĩa chỉ là trò chơi.

    Các cụ Nguyễn Thái Học, Hàm Nghi, Duy Tân, Kỳ Đồng, Phan Bội Châu v.v. rồi các giáo chủ Cao Đài, Hoà Hảo, các nhà văn như Hồ Hữu Tường v.v. cũng muốn phát minh ra một nền quốc học mà không phải theo một triết thuyết ngoại lai nào hết. Nhưng thân phận nhược tiểu đâu có tự chủ được.
    - Đến vũ trụ và vạn vật cũng liên tục tăng trửơng và giao thoa chứ nói chi đến kiến thức và tư duy cuả loài người, một trong hàng triệu triệu sinh vật khác nhau.
    Vài lời thô thiển.
    Last edited by CảThộn; 23-08-2014 at 02:12 PM.

  7. #7
    Member
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    865
    Quote Originally Posted by daiviet_nguyen View Post
    Kính thưa bác,

    Cám ơn bác về sự con số, và những tài liệu về những người lính "đánh" mướn tội nghiệp này.

    Hai thằng da trắng đang choảng nhau, đâu có liên can ǵ đến đám dân nô lệ Tokinese, Cochinchinese và Annamese mà phải qua đó "giúp" cho Mẫu Quốc Đại Pháp! Nghèo đói nên phải tha phương cầu thực: đơn giản là vậy!

    -- Họ phải "đánh" ( cái này phải kiểm lại ) v́ chủ bắt vậy!

    Tô son trét phấn lên nỗi nhục -- càng làm cho nỗi nhục loang lỗ ra!

    Lịch sử nô lệ dù trơ trẽn, nhục nhă -- cũng phải tôn trọng sự thật!

    Ǵ th́ ǵ, khi Ngài Phạm Quỳnh qua viếng Mẫu Quốc Đại Pháp, cũng thấy Mẫu Quốc lập miếu thưởng công những người nô lệ Tokinese, Cochinchinese và Annamese đă chết lúc làm thuê cho Mẫu Quốc trên chiến trường -- Cụ Phạm cảm động lắm, rối rít cám ơn Quan Nhà Nước Đại Pháp, rồi vô shop tàu mua nhanh x/ś x/sà x/́ x/sụp khấn vái các oan hồn của những nô lệ Tokinese, Cochinchinese và Annamese tha phương cầu thực và bỏ mạng ở "trời Tây"!

    ( Mẫu Quốc Đại Pháp đăi nô lệ Tokinese, Cochinchinese và Annamese vẫn đẹp hơn bọn vẹm đăi Tokinese, Cochinchinese và Annamese của chúng! )

    -- Xem Pháp Du Hành Tŕnh Nhật Kư của Phạm Quỳnh.

    Kính bác.
    Anh ĐạiViệt_Nguyen nói đúng ,ở trên tôi cũng có nói là bài chủ viết để anh ủi những "người Lính" song không chỉ an ủi riêng "người Lính" An Nam Da Vàng mà thôi ,thân phận " người Lính " dù Da Vàng ,Da Trắng ,Da Đen hay Da Rằn Ri" ǵ cũng vậy ,giống nhau ,giống nhau trong nỗi thua thiệt ,cực khổ đuợc vinh danh th́ ít mà bóc lột phản bội th́ nhiều ."Người Lính " ở nước nào cũng thế lương bổng đă ít mà hy sinh th́ phải nhiều ,lúc chiến tranh ra trận trước lửa đạn nào bị thương bị chết bị bắt bị hành hạ đánh đập tra khảo đă đành mà khi động đất ,băo lụt ,thảm nạn xẩy ra ở đâu cũng gọi "người Lính " c̣n lúc thiên hạ đăi đàng tiệc tùng ôm gái đẹp gái xấu nhẩy nhót ,chơi bời th́ chẳng bao giờ mời gọi "người Lính " vé vào cửa của mấy sô hát đại nhạc hội này đại nhạc hội kia bằng cả tháng lương máu mồ hôi nước mắt của "người Lính " ,mấy cô gái đẹp gái xấu của thành thị thôn quê sẵn sàng đưa má đưa môi cho mấy chàng ca sĩ ,tuyển thủ thể thao muốn làm ǵ th́ làm chứ c̣n "người Lính " mà sớ rớ lại gần th́ chu chéo ,c̣n cấp chỉ huy ở hậu phương ,c̣n giới chính khách cầm quyền th́ khỏi nói coi "người Lính" là công cụ xử dụng cho quyền lợi cá nhân đảng phái của họ ,xử dụng xong th́ vất bỏ ,chết dấm dúi ở đâu cũng chẳng màng ,nhiều chuyện lắm kể ra không nổi ......nói như thế anh ĐVN thấy tôi bi thảm hóa thân phận "người Lính " phải không ? trái ngược với những ǵ tôi viết ở trên không ? bận đi làm lúc khác tân sự với anh nhiều .
    Thân .

  8. #8
    Member
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    865
    Một thí dụ về Thân phận "người Lính "


    “ ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI ...”

    From: giaochi12@gmail.com
    To: giaochi12@gmail.com
    Sent: 9/5/2014 1:47:58 A.M. Pacific Daylight Time
    Subj: Fwd: bai tuan nay Khong tim xac roi


    “ ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI ...”

    Giao Chỉ, San Jose.

    Văn tuyển chuyện đời thường 40 năm sau kể lại (1975-2015)

    Việt Museum San Jose phát hành, Giao Chỉ giới thiệu



    "Đi không ai t́m xác rơi" là tựa đề tập bút kư của Phạm Kha, cô em vợ đă bỏ hai năm đi t́m xác người anh rể thay chị ...

    Máy bay rớt năm 1966 tại Hố Ḅ, trong lănh thổ tỉnh Hậu Nghĩa. Anh phi công khu trục của không quân Việt Nam Cộng Ḥa nằm chờ 40 năm trong ḷng đất quê hương. Một chuyện MIA rất Việt Nam. Trải qua bao nhiêu gian nan. T́m được xác người phi công trẻ và mai táng lại ngay tại địa phương. Cả làng cộng sản Hố Ḅ đi đưa đám.

    Hàng năm cứ vào đầu tháng 7, thân nhân từ Hoa Kỳ lại trở về làm giỗ cho anh Bùi Đại Giang. Cán bộ, công an và dân làng cùng tham dự. H́nh ảnh chàng thanh niên Bắc Kỳ đi lính không quân “Ngụy Sài G̣n” in trên mộ bia đă làm rung động mọi người. Câu chuyện chia làm 20 phân đoạn. Chuyện thật mà hấp dẫn hơn tiểu thuyết. Giao Chỉ giới thiệu nhân dịp tưởng niệm 30 tháng 4 lần thứ 40. Cũng là 49 năm sau ngày phi công Bùi Đại Giang gẫy cánh, đi không ai t́m xác rơi…



    Di sản chiến tranh .
    Bài ca Không Quân Việt Nam hành khúc được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác ngay từ thời không quân Việt Nam chưa thành lập đă có những lời hết sức oai hùng nhưng cũng rất ai oán. “Đi không lo ǵ xác rơi.. !”Vào cuối thập niên 50, không quân Việt Nam Cộng Ḥa được thành lập tại miền Nam và mặc nhiên bài ca bất hủ của Văn Cao trở thành ca khúc chính thức cùng với hải quân hành khúc dành cho hải quân VNCH. Tuy nhiên, đă có một sự thay đổi. “Đi không lo ǵ xác rơi.. được hát thành “Đi không ai t́m xác rơi..

    Nói về những hy sinh to lớn của chiến sĩ phi công, thủ tướng Anh Quốc đă có một lần lên tiếng: “Chưa bao giờ một số đông đảo nhân dân Đảo quốc đă nhận sự hy sinh lớn lao của một số ít chiến sĩ như vậy." Ư ông nói đến những phi công Anh trong đệ nhị thế chiến đă hiên ngang chống trả với một số áp đảo không quân Đức quốc xă trên bầu trời thủ đô Luân Đôn.

    Trong chiến tranh tại Việt Nam từ 1954 đến 1975, lịch sử cũng đă ghi lại biết bao nhiêu gương hy sinh của phi công Việt Nam Cộng Ḥa. Mỗi cái chết đều là một câu chuyện nhưng khi chung sự đă xong th́ việc đi t́m xác rơi vẫn c̣n là đề tài măi măi về sau.

    Cuộc chiến nào rồi cũng đến ngày chấm dứt, nhưng vấn đề hậu chiến là nguồn cơn của nhiều nhu cầu phải giải tỏa. Sau khi kư hiệp định đ́nh chiến Paris 1973, vấn đề số một của Hoa Kỳ là giải cứu tù binh và t́m người mất tích. Hồ sơ đi t́m xác rơi của bộ quốc pḥng Mỹ mở ra trên khắp các quốc gia Đông Dương. Đă có cả trường hợp đặc biệt cùng với chiến binh Hoa Kỳ được đem về an táng chung tại nghĩa trang Arlington, tại thủ đô nước Mỹ. Tổng số có 10 chiến binh Việt Nam Cộng Ḥa chôn tại đây th́ có vào khoảng 6 người là phi công và chiến binh không quân.

    Riêng về việc đi t́m xác rơi của không quân Việt Nam th́ chưa có hoàn cảnh để thực hiện đầy đủ. Cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn tiến khốc liệt ngay sau khi thoả hiệp ḥa b́nh được công bố. Tiếp theo, sau 30 tháng 4-75 ngay cả nghĩa trang quân đội Biên Ḥa cũng không c̣n toàn vẹn. Chúng ta không c̣n miền Nam để tổ chức chính thức việc đi t́m xác rơi.



    Niềm đau tháng 7
    Bây giờ là cuối năm 2014, chúng tôi xin giới thiệu với quư vị câu chuyện đời phi công của một thanh niên trẻ Hà Nội đă sống và chết trên bầu trời miền Nam như thế nào.

    Tháng 7 năm 1954 thiếu niên tên là Bùi Đại Giang đă một ḿnh di cư vào Nam: Anh là học sinh Hồ Ngọc Cẩn rồi qua Chu Văn An. Tám năm sau chàng thanh niên Hà Nội gia nhập không quân Việt Nam Cộng Ḥa. Năm 1962 du học Hoa Kỳ. Về nước 1964. Tháng 7 năm 1966, trung úy phi công Bùi Đại Giang thuộc phi đoàn khu trục 514 từ căn cứ Biên Ḥa bay trên không phận Hậu Nghĩa B́nh Dương. Đó là phi vụ thường trực ngày chủ nhật. Máy bay rớt ở vùng trời Hố Ḅ. Hồ sơ không ghi rơ lư do. Thân tàu cắm sâu xuống vùng ruộng nước. Mũi tàu trong ḷng đất quê hương. Chỉ c̣n thấy đuôi con tàu trên mặt đất. Lúc đó Hố Ḅ là vùng đất tranh tối tranh sáng. Không quân không t́m được xác phi công. Cả bên cộng sản suốt bao năm cũng không biết người phi công trẻ tuổi Bắc Kỳ di cư đă sống chết ra sao và di hài ngày nay nằm ở chỗ nào?

    Đó là câu chuyện “Đi không ai t́m xác rơi.”
    Anh phi công đă ra đi vào tháng 7-1966 một ngày Chủ Nhật, lúc 12 giờ trưa. Tại sao lại 12 giờ trưa. Chúng tôi sẽ có câu trả lời. Thiếu niên di cư rời Hà Nội v́ hiệp định Genève kư tháng 7-54, anh chết tháng 7-1966. Tôi xin kể lại câu chuyện đi t́m xác Bùi Đại Giang hầu quư vị.



    BÚT KƯ PHẠM KHA :
    Câu chuyện bắt đầu như thế nào! Mùa xuân 1964 khi anh Giang thành hôn với cô gái Saigon, th́ cô em vợ Phạm Kha chỉ là bé gái nấp bên song cửa nh́n quang cảnh chị đi lấy chồng.

    Sau đó cả gia đ́nh ở chung một nhà, anh phi công trẻ Bắc Kỳ, cô đơn coi như ở rể. Bùi Đại Giang trở thành người anh trai của các em.

    Khi Giang mất tích, cô vợ trẻ mất tinh thần ôm đứa con dại. H́nh ảnh của người phi công ra đi không trở lại ghi sâu vào kư ức của cô bé Phạm Kha. Hơn 20 năm sau, cho đến đầu thập niên 90, cô Phạm Kha và gia đ́nh đă định cư yên ổn tại Orange County, nhưng vẫn c̣n nhớ đến phi vụ cuối cùng của người anh rể Bắc Kỳ. Cô nghĩ đến việc đi t́m xác anh, nhưng chỉ bắt đầu từ những tin tức mơ hồ vào năm 2003.

    Hoàn toàn cô đơn, không c̣n chính phủ, không có không quân, không có hội đoàn, cô bắt đầu suy nghĩ một ḿnh. Với hoàn cảnh gia đ́nh lợi tức rất trung b́nh, người phụ nữ tỵ nạn tự xoay sở để làm công tác gần như không ai có thể nghĩ đến chứ không nói ǵ đến chuyện hy vọng kết quả thành công. Chúng tôi biết được đầu đuôi câu chuyện và đă khích lệ tác giả viết thành một thiên bút kư. Tựa của tài liệu này sẽ cũng là câu hát nổi danh. “ ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI”



    Giới thiệu tác phẩm
    Cuốn sách gồm có 20 phân đoạn hết sức hấp dẫn và sống động. Câu chuyện kể từ đầu lúc chị em t́m hiểu về phi vụ cất cánh từ Biên Ḥa vào năm 1966. Cho đến khi trải qua bao nhiêu gian nan trở ngại t́m được xác anh hùng để cải táng với sự tham dự của dân làng và các cán bộ cựu thù. Xin hăy đọc qua các tựa đề của mỗi đoạn để thấy những diễn tiến ra sao:

    1-Nghĩa tử nghĩa tận. 2-Định mệnh đưa đường. 3-Đường lên Bến Súc. 4- Một nhà nhiều ư. 5-Ngổn ngang tâm sự. 6-Lại lên đường. 7-Saigon, năm Dậu. 8-Giao thiêp với chính quyền. 9-Đụng độ công an. 10-Vẫn c̣n gian nan. 11-Tiến thoái lưỡng nan. 12-Vẫn chưa sáng sủa. 13-Nản chí anh hùng. 14-Cầu khẩn tứ phương. 15-Tin vui giữa giờ tuyệt vọng.16- Lắm thầy nhiều ma. 17-Chiếc đồng hồ của người phi công. 18-Lễ an táng sau 40 năm. 19-Nhiệm vụ hoàn tất. 20-Cha con hội ngộ.



    Như vậy cô bé Phạm Kha nhận người anh rể vào gia đ́nh năm 1964 cho đến khi t́m được xác anh năm 2005 là 41 năm. Anh phi công Bùi Đại Giang bay phi vụ 1966 ghi là mất tích, để lại vợ và một con trai. Sự thật anh không hề mất tích. Mũi phi cơ đâm xuống ḷng đất Hố Ḅ thật sâu. Phần đuôi máy bay c̣n lại đă bị dân làng và bộ đội săn nhặt tiêu tan. Phần đầu máy bay đâm xuống quá xâu nên chẳng c̣n dấu vết. Việc đào bới được cũng chỉ là may mắn. Ai mà biết rằng sau khi đào sâu dưới ḷng đất, toàn bộ mũi tàu bay và cả buồng lái trong đó có anh phi công vẫn c̣n ngồi chờ hơn 40 năm. Một phần quân phục, giây ba chạc, dù thoát hiểm, phao cấp cứu, dao bay vẫn c̣n ôm ấp di hài Bùi Đại Giang bây giờ chỉ c̣n bộ xương. Phi cơ đâm thẳng xuống ḷng đất. Phi công chết ngay tức khắc. Đồng hồ bay c̣n gần nguyên vẹn những cây kim chỉ đúng 12 giờ trưa.

    Toàn bộ di vật được cô Phạm Kha trao tặng cho viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose. Tháng 7 năm 2010 chúng tôi thu xếp di vật dành riêng cho cho câu chuyện này trong một tủ kính ở khu không quân Việt Nam Cộng Ḥa. Trong đoạn cuối của câu chuyện, tác giả Phạm Kha có ghi lại vào năm 2006 đă đưa con trai của người phi công về làm giỗ cho cha tại nơi anh được cải táng. Quư vị có biết rằng, di hài vị tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh tự vẫn tại Lai Khê, đă được gia đ́nh đưa về an táng ở Sơn Tây. Nơi làng cũ của ông, hiện nay có thờ bài vị của Lê Nguyên Vỹ, được gọi tướng công Tư lệnh Sư đoàn Lai Khê của quân đội Saigon.

    Cũng như vậy, việc truy t́m và cải táng di hài phi công Bùi Đại Giang đă được dân làng tại Hố Ḅ rất tôn kính và v́ nể. Từ chính quyền xă ấp đến dân thường đều quan tâm câu chuyện cô gái Việt kiều về t́m xác anh rể. Mỗi năm, vào tháng 7, gia đ́nh từ Cali về Hố Ḅ làm giỗ, mọi người đều đến thắp nhang. H́nh anh phi công trẻ đẹp như thiên thần in trên mộ bia và đặt trên bàn thờ làm mọi người xững sờ xúc động.

    Năm nay, tháng 7 trở về, trên ngôi mộ của anh phi công phi đoàn 514 tại Hố Ḅ có người dân làng xa lạ thắp hương tưởng niệm. Tại viện bảo tàng Việt Nam San Jose cũng sẽ có một nén hương cho anh Bắc Kỳ Bùi Đại Giang. Nén hương tưởng niệm cho tháng 7-54 Genève cắt đôi đất nước. Rồi đến nén hương cho di tản 75, đất nước thống nhất đă 40 năm mà đau thương sao vẫn chưa thật sự hàn gắn.

    Ngoài Bùi Đại Giang, thanh niên Hà Nội chết trên không phận Hậu Nghĩa, B́nh Dương, nằm yên nghỉ tại Hố Ḅ. Ngoài Tướng Lê Nguyên Vỹ, chết tại Bến Cát nằm yên nghỉ tại Sơn Tây, c̣n bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa khác. Mười sáu ngàn tử sĩ ở lại nghĩa trang quân đội Biên Ḥa. Có anh bỏ xác bên Cam Bốt và Hạ Lào. Có anh nằm bên trại tù Thái Nguyên, Yên Bái. Có anh chôn chung với quân nhân Mỹ tại Arlington. Sau cùng có cả di hài tro bụi của lính Công Ḥa chôn chung với các phóng viên Hoa Kỳ tại News Museum, thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Nhưng có ai c̣n quan tâm là xác các anh đang ở nơi nào...


    Phi đoàn 514

    Phi đoàn 514 đồn trú tại Biên Ḥa là phi đoàn khu trục đầu tiên của Không quân Việt Nam. Năm 1966 là năm oan nghiệt. Mang huy hiệu Phượng Hoàng, phi đoàn đă mất 6 phi công kể cả thiếu tá Phi đoàn trưởng là Chế văn Nghĩa. Bùi Đại Giang cũng là một trong những phi công đă ra đi năm 66. Những hy sinh lớn lao của 514 đă đem cho đơn vị Phượng Hoàng 6 lần tuyên dương công trạng với giây biểu chương Bảo Quốc mầu đỏ. Trong chuyến bay định mệnh vào trưa ngày chủ nhật trên không phận Hố Ḅ, phi công Bùi Đại Giang đă bay với thiếu úy Phạm Xuân Thu. Giang ở lại và Thu đơn độc bay về Biên Ḥa. Mấy năm sau Thu cũng theo bạn trong chuyến bay “đi không ai t́m xác rơi”Một số phi công của 514 hiện nay vẫn c̣n ở San Jose là ông Nguyễn Quan Vĩnh và ông Nguyễn Đ́nh Lộc. Cho đến năm 75 các anh đă trở thành phi đoàn trưởng F5, nhưng vẫn không bao giờ quên được những ngày gian khổ với 514. Nếu có dịp về thăm mộ Bùi Đại Giang, các chiến hữu không quân Sài g̣n sẽ có công an dẫn đường và cán bộ địa phương chuẩn bị lễ cúng. Đó là câu chuyện về một người phi công của phi đoàn 514 ngồi chết trên ghế bay chờ đợi 40 năm mới được chôn cất. Đám ma nổi tiếng cả vùng v́ chỉ toàn dân Việt cộng đi đưa. Các di vật t́m thấy hiện trưng bầy tại Việt Museum San Jose. Câu chuyện này được giới thiệu nhân dịp 30 tháng 4, bốn mươi năm sau.


    Tác phẩm viết về Mia của Phạm Kha: “Đi không ai t́m xác rơi.”

    Giá ủng hộ 10 Mỹ kim kể cả cước phí, đề cho:



    IRCC

    3017 Oakbridge Dr.

    San Jose - CA 95121

    USA



    “ĐI KHÔNG AI T̀M XÁC RƠI”
    Tác phẩm viết về chuyện Mia Việt Nam của Phạm Kha Giá ủng hộ $10 us cả cước phí đề cho IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121. Email địa chỉ về giaochi12@gmail.com sẽ nhận được sách, trả tiền sau.



    Nhan duoc xin cho biet

    Cam on

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 9
    Last Post: 21-07-2013, 01:18 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-12-2012, 08:35 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 07-07-2012, 07:04 AM
  4. Replies: 6
    Last Post: 09-06-2012, 08:23 PM
  5. Replies: 28
    Last Post: 16-07-2011, 04:58 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •