Page 2 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 11 to 20 of 49

Thread: CHẾT – VÀ CÁC ĐỀ TÀI LÂN CẬN

  1. #11
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98

    SỰ MƠ HỒ CỦA BIÊN GIỚI “SỐNG” VÀ “CHẾT” (tiếp theo)

    Cám ơn bạn Mau_Than_68 đă đóng góp.

    Xin phép được tiếp tục với phần Sự Mơ Hồ giữa Biên Giới "Sống" và "Chết".



    (tiếp theo)

    Sự Tương Đối và Tính Từng Phần của Sự Chết theo Định Nghĩa Y Khoa

    Một định nghĩa đại cương thường dùng trong y khoa để xác định một người đă chết hay chưa là “chết là khi mọi chức năng quan trọng đă ngừng lại vĩnh viễn”.

    Càng ngày càng có thêm các kỹ thuật y khoa có thể, trên lư thuyết, thay thế hầu hết mọi bộ phận trọng yếu trong cơ thể con người. Dụng cụ y khoa ngày nay cũng có thể giữ cho một người bệnh mặc dù nằm trong trạng thái hôn mê nhưng vẫn c̣n “sống” măi hầu như vô thời hạn. Do đó định nghĩa sự chết theo y khoa không c̣n chính xác như ban đầu nữa. Ngày nay, sự “vĩnh viễn” nói trên thật ra chỉ xảy ra khi nào những máy móc hỗ trợ sự sống cho một bệnh nhân được vặn tắt đi. Sự chết trong trường hợp nầy do đó có lẽ nên được định nghĩa là “tùy theo bác sĩ định đoạt”.

    Nếu suy gẫm kỹ về những dữ kiện vừa tŕnh bày ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng sự chết theo định nghĩa y khoa của một người thường không hẵn là một hiện tượng tuyệt đối mà chỉ là một liên hệ tương đối giữa người nầy và một người, hay một nhóm người, khác. Có nghĩa là ông A chết khi ông đă được bác sĩ B (hay cùng các ông C, D, v.v. nào khác nữa) dựa vào sự quan sát, và tiêu chuẩn cũng như định nghĩa “chết” là ǵ, của họ để tuyên bố rằng ông đă chết.

    Như đă thấy, các tiêu chuẩn và định nghĩa về sự chết thay đổi theo thời gian và tŕnh độ hiểu biết y khoa. Đă có lúc một người được xem là chết khi họ chỉ cần ngừng thở. Sau đó, chỉ khi trái tim một người ngừng đập luôn th́ họ mới được xem là đă chết. Sau đó th́ người ta dựa vào phản ứng trong tṛng mắt của một bệnh nhân để quyết định họ đă chết chưa. Sau đó nữa, như hiện nay, một người được xem là chết khi không c̣n tín hiệu sống nào trong năo bộ của họ. Mỗi lúc kiến thức và kỹ thuật y học tiến triễn sẽ có những tiêu chuẩn và định nghĩa khác nhau được dùng để xác định sự chết. Điều nầy làm cho sự chết của một người trở thành một sự kiện tương đối và tùy thuộc vào phán xét của người khác.

    Sự tương đối nầy cũng được thể hiện trên giấy chứng tử của nhiều quốc gia. Trên giấy chứng tử, theo sau nơi để ghi chú lư do chết là hàng chữ “dựa trên kiến thức và sự suy luận chính chắn nhất của bác sĩ”. Khi đọc câu nầy người ta không khỏi có cảm giác sự chết chỉ là một quyết định chủ quan chớ không phải là một sự kiện tuyệt đối.

    Chúng ta cũng có thể thấy rằng sự chết của một người theo định nghĩa y khoa thường không phải là một quá tŕnh xảy ra trong tích tắc. Có thể nói là sự chết của một người thường xảy ra qua nhiều giai đoạn, hay có nhiều mức độ chết khác nhau. Và cũng có thể nói một cách khác nữa là sự chết có tính cách từng phần. Đó là tùy bộ phận nào trong cơ thể đă ngưng hoạt động rồi, và đă ngưng hoạt động vĩnh viễn không c̣n cách ǵ cứu chữa hay chưa. Thí dụ như ngay cả khi nói về “năo chết” th́ ngày nay người ta cũng phân biệt phần nào trong năo bộ đă chết và tầm mức trọng yếu của phần năo bộ đó trong việc sống c̣n và sinh hoạt của người bệnh ra sao. Do đó, trên lư thuyết, có thể tuyên bố rằng một tử thi “đang chết”, hoặc “không chết lắm”, hoặc có thể so sánh hai tử thi và nói rằng tử thi A hiện đă “chết nhiều hơn” tử thi B.

    (c̣n tiếp)

    Nguyễn Nhân Trí

  2. #12
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98

    SỰ MƠ HỒ CỦA BIÊN GIỚI “SỐNG” VÀ “CHẾT” (tiếp theo)

    (tiếp theo)

    Vùng Biên Giới giữa “Sống” và “Chết” ở Môi Trường Vi Mô


    Chúng ta cũng có thể nh́n thấy sự mơ hồ giữa “sống” và “chết” kể trên xảy ra ở những cấu trúc cơ bản nhất bắt đầu cho sự sống, đó là các tế bào và những cấu trúc nền tảng cấu tạo của chúng, đó là phân tử và nguyên tử.

    Có thể nói đây là vùng biên giới giữa sự “sống” và “không sống”. Ai cũng công nhận quy định chung sau đây: những vật thể như gạch, đá, sắt, nước, v.v. được xem là vô cơ (tức là không có sự sống), trong khi đó động thực vật được xem là hữu cơ (tức là có, hay liên quan đến, sự sống). Tuy nhiên tất cả vật chất, vô cơ cũng như hữu cơ, sống cũng như không sống, đều được tạo thành bởi những nguyên tử và phân tử. Khi những phân tử nầy kết hợp với nhau tạo thành các vật thể trên, chúng đều tuân theo các quy luật vật lư hóa học giống hệt nhau. Tuy vậy, khi lên đến một giai đoạn nào đó th́ tập hợp một số phân tử được xem là có sự sống trong khi một tập hợp khác lại không có sự sống. Thế th́ đường ranh giới chính xác thật sự giữa một vật thể có sự sống và một vật thể không có sự sống là ǵ?

    Tương tự như các vấn đề trong định nghĩa theo y khoa về sự chết của một người, kiến thức vật lư và sinh vật học ngày nay cho thấy không có một ranh giới chính xác rơ ràng giữa những vật thể “sống” và những vật thể “không sống” ở môi trường vi mô (nghĩa là nói về phân tử, nguyên tử). Khi khảo nghiệm tính chất và cấu trúc ở kích thước nầy,những vật thể “sống” cũng giống y như những vật thể “không sống”; ngoại trừ một điều là chúng được xếp đặt và vận hành một cách khác biệt nhau.

    Sự “sống” ở những kích thước nầy cũng hiện hữu ở nhiều mức độ khác nhau chớ không phải xảy ra ở một biến đổi rơ ràng đột ngột. Có nghĩa là khi quan sát thiên nhiên ở trạng thái cơ bản nầy, chúng ta không thể nào xác định được một lằn ranh rơ rệt để tuyên bố rằng “ở một bên đường ranh giới nầy không có sự sống và ở bên kia là nơi sự sống bắt đầu”. Chúng ta chỉ có thể thấy một “vùng” trung gian mơ hồ lẫn lộn trong đó có cấu trúc của những vật thể được xem là “sống” và những vật thể được xem là “không sống”.

    Chất liệu tạo thành cấu trúc cơ bản của sự sống là những hợp chất của carbon. Carbon là nguyên tố duy nhất trong tất cả hàng trăm nguyên tố thiên nhiên hiện hữu trong bảng phân loại tuần hoàn có khả năng tự kết hợp hàng ngàn nguyên tử lại với nhau để tạo thành những tập hợp rất lớn gọi là siêu phân tử. Các loại protein trong mọi sinh vật chính là một dạng của những siêu phân tử nầy.

    Protein là thành phần cơ bản trong cấu trúc của mọi sự sống. Cơ thể con người có hơn một trăm ngàn loại protein khác nhau. Nhưng điều nầy không có ǵ đặc biệt cả v́ tất cả mọi sinh vật khác cũng đều có cấu trúc tương tự. Và hầu như tất cả mọi sinh vật đều được tạo thành bởi các loại protein nói chung giống y hệt nhau. Hơn nữa ở tầng mức cơ bản nầy, protein của tất cả mọi sinh vật đều trải qua những quá tŕnh vật lư hóa học hoàn toàn giống nhau để sinh sản và vận hành.

    Người ta quan sát thấy rằng những protein cần phải kết hợp với nhau thành các tập hợp lớn đủ đến kích thước nào đó th́ chúng mới bắt đầu có thể vận hành như một vật thể được xem là có sự sống. Nói chung, kích thước tối thiểu nầy thường khoảng 5 ngàn đơn vị Angstrom. Một đơn vị Angstrom dài 1 phần 10 tỉ của một mét. Có nghĩa là 20 ngàn vật thể nầy nằm kế sát nhau sẽ chiếm một khoảng cách cỡ 1 cm, bằng bề ngang móng tay của một người lớn. Có thể nói là các vật thể nhỏ hơn kích thước tối thiểu nầy thường không có những sinh hoạt và cách vận hành được xem là của một sinh vật.

    Tuy vậy, có những vật thể nhỏ chỉ bằng 1/2 hay có khi 1/50 của kích thước tối thiểu kể trên nhưng vẫn mang một số các sinh hoạt và dấu hiệu của sự sống.

    Một thí dụ là vi trùng (virus). Vi trùng là những tập hợp cực kỳ cơ bản. Vi trùng cần phải lấy nguyên liệu và năng lượng từ bên ngoài cơ thể chúng để mới có thể tự sinh sản được; và do đó chúng tấn công và chiếm đóng tế bào của các vật thể sống khác để tước đoạt nguyên liệu và năng lượng nầy. Sau khi xâm nhập vào một tế bào khác, vi trùng sẽ đóng chiếm cơ cấu sản xuất các chất cần thiết của chủ nhà và biến đổi nó thành bộ máy chế tạo thêm ra nhiều vi trùng nữa. Nói cách khác, vi trùng không thể tự sinh sản được nếu không có sự hiện diện của các sinh vật khác. Tuy vậy, với những sinh hoạt và cách vận hành như vừa thấy, dù muốn dù không th́ chúng ta cũng phải nh́n nhận rằng vi trùng là một vật thể có sự sống.

    Một vật thể khác với kích thước “ngoại lệ” tuy không thể tự sinh sản nhưng vẫn thường được xem là một vật thể có sự sống, đó là hồng huyết cầu trong máu động vật (mặc dù nếu so sánh một cách nghiêm khắc th́ có thể nói rằng hồng huyết cầu mang ít “tính chất sống” hơn vi trùng). Một giọt máu nhỏ chứa đựng khoảng 5 triệu hồng huyết cầu. Chúng mang ô-xy từ phổi đến các bộ phận trong cơ thể. V́ chúng là một loại tế bào không có “nhân” nên không thể tự sinh sản được. Tuy vậy chúng vẫn không thể bị xem là không có sự sống. Trong thiên nhiên có vô số những sinh vật không sinh sản được (như giống la, là con của lừa và ngựa, và nhiều cá nhân trong loài người cũng vậy) nhưng không ai xem chúng là không có sự sống.


    (c̣n tiếp)

    Nguyễn Nhân Trí

  3. #13
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98

    SỰ MƠ HỒ CỦA BIÊN GIỚI “SỐNG” VÀ “CHẾT” (tiếp theo)



    Vùng Biên Giới giữa “Sống” và “Chết” ở Môi TrườngVi Mô (tiếp theo)

    Năm 1935, Wendell Stanley của học viện Rockefeller Institute ở New York rút nhựa của một số cây thuốc lá bị nhiễm bệnh để phân ly các vi trùng gây bệnh ra và cô đọng chúng lại thành một dạng tinh thể. Những tinh thể của loại vi trùng nầy có h́nh ốm dài và giống y hệt như dạng tinh thể của nhiều chất vô cơ khác, thí dụ như tinh thể đường ăn. Các tinh thể nầy có thể được nghiền nhỏ nát ra thành bột và chất giữ nhiều năm trong lọ kín. Cả hai loại bột đường và bột vi trùng nầy sau đó đều có thể làm cho “sống” lại và tự kết tinh lại thành dạng tinh thể ban đầu, tuy nhiên bằng hai phương pháp khác hẳn nhau. Chỉ cần pha nước rồi tiêm bột vi trùng vào một cây thuốc lá đang sống th́ chúng sẽ lập tức lan tràn khắp toàn cây và sinh sôi nẩy nở ra vô số vi trùng mới nữa. Trong khi đó với bột đường th́ người ta cần phải giữ nó ở một nhiệt độ cố định thích hợp trong một thời gian lâu trước khi các tinh thể đường có thể từ từ xuất hiện.

    Trong cả hai trường hợp trên đều có một hiện tượng “tái sinh” và tái sản xuất xảy ra, tuy nhiên cách thức tổ chức và vận hành của mỗi trường hợp rất khác biệt nhau. Sau khi được tái sinh và tái tạo lại dạng tinh thể nguyên thủy, số lượng đường không hề thay đổi so với khi nó c̣n là dạng bột. Trong lúc đó sau khi được chích vào cây thuốc lá sống, vi trùng từ dạng bột lập tức tác động bằng các phản ứng sinh hóa học chẳng những tạo nhiệt mà c̣n sản xuất ra các vi trùng mới với một số lượng vĩ đại. Lư do là v́ trong trường hợp bột đường chúng ta chỉ có một quá tŕnh phản ứng nhiệt động học kín (closed thermodynamic process) tức là hoàn toàn cô lập với môi trường chung quanh. Trong trường hợp vi trùng thuốc lá, chúng ta một quá tŕnh phản ứng nhiệt động học mở (open thermodynatic process) tức là có sự trao đổi vật chất, và do đó năng lượng, với môi trường chung quanh. Đây là điểm khác biệt chính yếu giữa các sinh vật có sự sống và các vật thể hữu cơ không có sự sống. Cả hai nhóm đều bị chi phối bởi những định luật sinh hóa lư học cơ bản giống nhau tuy nhiên cách áp dụng của các định luật nầy lên chúng lại rất khác nhau.

    V́ vậy, như đă nói ở trên, những vật thể như vi trùng hay hồng huyết cầu được xem là mang nhiều tính chất sống hơn chết là nhờ các cấu trúc phân tử của chúng được xếp đặt và vận hành một cách khác biệt so với những vật thể không có sự sống. Những cấu trúc và cách vận hành của chúng, nói chung, tuân theo những tŕnh tự, những thiết kế đă có sẵn và có khả năng thu nhận năng lượng từ bên ngoài vào để duy tŕ một mức độ trật tự cần thiết để chúng có thể tiếp tục hiện hữu và vận hành như một sinh vật. Những vật thể không có sự sống, hay những vật thể đă chết, không có các tính chất trên.

    (c̣n tiếp)

    Nguyễn Nhân Trí

  4. #14
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98

    SỰ MƠ HỒ CỦA BIÊN GIỚI “SỐNG” VÀ “CHẾT” (tiếp theo)

    Sự Bất Tử, T́nh Dục và Sự Chết trong Quá Tŕnh Tiến Hóa của Chủng Loại

    Ở gần trong vùng biên giới giữa chất hữu cơ và vô cơ c̣n có một dạng vật thể đáng kểnữa đó là vi khuẩn (bacteria).

    Không như vi trùng, vi khuẩn có đầy đủ các tính chất rơ ràng của một sinh vật. Do đó có thể nói vi khuẩn là một dạng sinh vật “cao cấp” hơn vi trùng. Vi khuẩn sống thích hợp nhất trong những môi trường ấm áp và ẩm thấp, tuy vậy chúng cũng có thể hiện diện ở hầu hết mọi nơi khác. Nhiều loại vi khuẩn sống không cần ô-xy, có những loại có thể sống trong nước nóng gần sôi và hầu như tất cả vi khuẩn đều có thể tồn tại vô thời hạn ở các nhiệt độ rất thấp dưới 0 độC. Một số loại vi khuẩn dùng ánh sáng mặt trời để sản xuất thức ăn và năng lượng (giống như thực vật), tất cả loại kháctiêu thụ chất hữu cơ để sống.

    Vi khuẩn làm cho các chất hữu cơ phức tạp trong thiên nhiênmục rữa đi và phân hủy thành những chất hữu cơ đơn giản. Vi khuẩn sẽ tiêu thụ một số những ǵ cần thiết và thải trả ra phần c̣n lại. Những sản phẩm hữu cơ đơn giản nầy cần thiết cho sự sống c̣n của nhiều sinh vật khác và thường không thể tự sản xuất được trong thiên nhiên nếu không nhờ có quá tŕnh tiêu hóa của vi khuẩn.

    Có thể nói là vi khuẩn hầu như bất tử. Sau khi trưởng thành (thường chỉ cần khoảng 20 phút), một vi khuẩn sẽ tách làm đôi tạo thành hai vi khuẩn mới có thể lập tức bắt đầu tiêu thụ thức ăn để lớn lên để lại tiếp tục tách đôi ra nữa. Trong môi trường lư tưởng, nếu không bị giết chết bởi hóa chất, hay bởi vi trùng, hay bởi bạch huyết cầu, v.v. th́ không có vi khuẩn nào chết cả. Chúng cứ tiếp sinh sản bằng cách tách đôi măi măi như thế. Đối với những cá thể đơn giản nhấtbiểu tượng cho sự sống nầy, sự chết không có ư nghĩa ǵ cả. Trong quá tŕnh tiến hóa ở đây, vật chất vô cơ vô sinh dường như chỉ cần bước một bước ngắn là đă đạt đến một sự sống tự tái tạo và tồn tại vĩnh viễn.

    Không chỉ có vi khuẩn, hầu hết các vi sinh thể gồm chỉ một tế bào đơn giản cũng đều sinh sản bằng cách tách đôi tương tự. Mỗi visinh thể mẹ tách đôi ra thành hai con gái, mỗi con mang đầy đủ các đặc tính cá biệt di truyền từ vi sinh thể mẹ. Cũng có những loạivi sinh thểthay v́ tách đôi th́ lại có thể tách ra mỗi lần thành nhiều con nhỏ khác nhau, và mỗi con vi sinh thể mới nầy hầu như có thể lập tức tiếp tục tách thêm ra thành nhiều con mới nữa. Đây là trường hợp kư sinh trùng protozoan sinh ra bệnh sốt rét. Chính khả năng sinh sản nhanh chóng cấp kỳ nầy gây ra sự bùng nỗ dân số cấp nhân với hàng tỉ các kư sinh trùng nầy tràn ngập đột ngột trong máu của bệnh nhân làm cho họ lên cơn sốt kịch liệt.

    Khi được sinh sản theo lối tự phân, mỗi vi sinh thể mới được tạo thành ra đều mang tất cả tính chất đặc thù của mẹ nó và các thế hệ trước nó. V́ không có ǵ và không cần ǵ để phải thay đổi cấu trúc nội tạng nên sự sinh sản theo lối nầy có lợi điểm lớn là xảy ra rất nhanh chóng. Tuy nhiên, điều nầy cũngcó một nhược điểm không nhỏ. Nếu có biến đổi ǵ thất lợi trong môi trường sống th́ tất cả mọi con vật có chung cấu trúc cơ thể giống hệt nhau có thể sẽ cùng bị ảnh hưởng xấu đồng loạt nhau. Và nếu sự thất lợi trên nghiêm trọng đủ th́ toàn thể các sinh vật trên có thể bị tiêu diệt chung cùng lúc với nhau.

    Quá tŕnh tiến hóa của chủng loại và sự tuyển chọn bởi thiên nhiên đưa đẩy sinh vật đến một lối thoát cho vấn đề trên. Đó là phương pháp sinh sản qua t́nh dục. Trong khi hầu hết tất cả vi khuẩn đều sinh sản theo lối tách đôi ra kể trên, một số ít vi khuẩn đi theo một con đường khác.Những vi khuẩn nầy đôi khi trao đổi các đơn vị căn bản của chất liệu di truyền trong người chúng với nhau. Thí dụ như khi quan sát vi khuẩn Escherichia coli (một loại vi khuẩn hiện diện rất nhiều trong ruột già con người) chúng ta có thể thấy hai loại: loại đực dài ốm và loại cái tṛn ngắn.Chúng ta thỉnh thoảng thấy một vi khuẩn đực mọc ra một cái ṿi dài đến gần một vi khuẩn cái và đâm cái ṿi nầy để tiêm một ít chất liệu di truyền vào trong thân con vi khuẩn cái. Diễn biến xảy ra khoảng 6 lần lâu hơn quá tŕnh sinh sản bằng cách tự phân đôi thường thấy.

    Các vi khuẩn được sinh ra từ con vi khuẩn cái kể trên đều mang một hỗn hợp các đặc tính của cả con vi khuẩn đực lẫn con vi khuẩn cái. Đây cũng là giai đoạn đầu tiên trong quá tŕnh tiến hóa chủng loại mà một sinh vật có cả cha lẫn mẹ (thay v́ chỉ có mẹ mà thôi như trong quá tŕnh tự phân của đa số vi khuẩn).

    Khi hai con vật đực và cái giao cấu với nhau, chúng đóng góp các tính chất đặc thù của chúng lại chung để tạo nên những con vật mới. Những con vật mới nầy có cấu trúc khác ít nhiều so với cha lẫn mẹ chúng. Phương pháp sinh sản qua t́nh dục nầy dần dần tạo thành nhiều cá thể khác biệt nhau trong mỗi thế hệ. Chính sự khác biệt nầy là một phương cách bảo vệ hữu hiệu nhất để một chủng loại không bị tiêu diệt đồng loạt nếu môi trường sống của chúng thay đổi xấu. Thí dụ như khi bị tấn công bởi một bệnh dịch truyền nhiễm, mỗi cá thể có khả năng đề khángkhác biệt nhau do đó toàn thể chủng loại sẽ có xác suất cao hơn để sống c̣n.

    Lợi thế trên, tuy vậy, phải trả bằng một giá không nhỏ. Đó là sự chết. Khi mỗi cá thể không c̣n tái tạo bằng cách tự tách ra vô hạn số lần nữa, chúng sẽ chỉ có thể tiếp tục sống hoài trong cùng một cơ thể cho đến khi già yếu đi rồi chết.

    Nói chungtrong nhiều môi trường sống, lối sinh sản qua t́nh dục vẫn có lợi điểm về sinh tồn hơn so với lối sinh sản bằng cách tự phân. Do đó, trong giai đoạn đầu của quá tŕnh tiến hóa của chủng loại, càng lúc càng nhiều sinh vậtđi theo con đường nầy và dần dần phát triển trở thành những sinh vật đa tế bào phức tạp như các động thực vật ngày nay.

    Tế bào trong cơ thể mọi sinh vật, trong đó có con người,cũng là một dạng cá thể cơ bản cao cấp và cũng sinh sản bằng phương pháp tự phân tương tự như vi khuẩn. Tuy trong mỗi sinh vật có nhiều loại tế bào khác nhau nhưng mỗi tế bào đều có chứa đầy đủ mọi chất liệu di truyền cần thiết để tái tạo và xây dựng thành tất cả các bộ phận trong cơ thể. Điểm khác biệt giữa các loại tế bào trên là chúng tự được kiểm soát và điều khiển bởi những chuỗi mă di truyền để có các nhiệm vụ và cách vận hành khác nhau.


    (c̣n tiếp)

    Nguyễn Nhân Trí

  5. #15
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98

    SỰ MƠ HỒ CỦA BIÊN GIỚI “SỐNG” VÀ “CHẾT” (tiếp theo)


    Khái Niệm của một Cá Thể và Vạn Vật Chung Quanh Nó


    Khi xét về một sinh vật đa tế bào th́ khái niệm và định nghĩa của một cá thể nhiều khi rất mơ hồ.

    Sinh vật học gia Claiborne Jones cho rằng rất khó định nghĩa một cách thỏa đáng và chính xác một cá thể là ǵ. Ông lấy thí dụ con ong mật không phải là một cá thể thật sự v́ một con ong mật không có khả năng sinh sản và không thể sinh tồn nếu sống độc lập một ḿnh nó. Trong khi đó một tổ ong hiện hữu, sinh hoạt và vận hành như một cá thể có sự sống. Tuy nhiên nếu như vậy th́ khi một con ong bị giết th́ chúng ta xem rằng con ong đó đă chết hay chỉ một phần nhỏ không đáng kể của cá thể “tổ ong” đă chết? Sự sống c̣n của cá thể tổ ong nầy lệ thuộc bao nhiêu vào sự sống c̣n các cá nhân ong? Cần phải lấy bao nhiêu con ong ra khỏi một tổ ong trước khi tổ ong đó được xem là chết?

    Sự mơ hồ trong khái niệm “cá thể” dẫn đến sự mơ hồ trong khái niệm “sống chết”. Thí dụ như nếu chúng ta có thể phá vỡ một tổ ong ra mà không làm chết một con ong nào cả mà chỉ đem tất cả chúng đi tản mát khắp mọi nơi trong rừng. Nếu mỗi tổ ong là một cá thể th́ khi tổ ong trên không c̣n tồn tại nữa th́ cá thể đó có được xem là đă chết hay không? Nếu tất cả các con ong đă bị tản mát vào rừng được thu nhận vào sống trong những tổ ong khác th́ tổ ong nguyên thủy của chúng được xem là đă chết hay vẫn c̣n sống? Nếu đă chết th́ tại sao tất cả các con ong của nó đều vẫn c̣n sống? Nếu c̣n sống th́ tại sao bản thân nó không c̣n tồn tại nữa?

    Những câu hỏi, những vấn đề về trường hợp tổ ong ở trên cũng tương tự với trường hợp con người. Mỗi người là một sinh vật độc lập riêng biệt, đồng thời cũng là một tập hợp hàng tỉ tế bào có sự sống riêng biệt của chúng. Khi định nghĩa về sự sống hay chết của một người th́ làm sao chúng ta có thể phân biệt được sự sống hay chết nào của cơ thể người ấy và sự sống hay chết nào của các tế bào trong cơ thể ấy?

    Chúng ta cũng có thể thấy sự mơ hồ về khái niệm và định nghĩa của một cá thể qua các thí nghiệm sau đây.

    Bọt biển (marine sponge) là những sinh vật đa tế bào rất nhỏ. Chúng sống chung cận sát bên nhau thành từng tập thể lớn có h́nh dáng cố định, sinh hoạt và vận hành như một cá thể riêng biệt. Những mảnh bọt biển (có khi nh́n giống như các khối san hô nhỏ) chúng ta thường thấy bày bán ở chợ chính là xác khô của những tập thể nầy. Nếu một mảnh bọt biển c̣n sống bị bầm nhỏ ra và bóp vắt qua một màng vải mịn th́ từng sinh vật bọt biển tí hon sẽ bị tách rời ra riêng biệt khỏi các láng giềng của nó. Tất cả các vi sinh thể nầy lúc bấy giờ chỉ là một khối lỏng sệt không có h́nh dáng nhất định. Tuy nhiên nếu để yên ít lâu, khối chất lỏng sệt của vô số từng vi sinh vật riêng biệt nầy sẽ tự động xếp đặtvà kết hợp với nhau để trở thành lại một mảnh bọt biển như lúc đầu.

    Người ta thí nghiệm dùng hai loại bọt biển có màu khác hẳn, một loại màu đỏ đậm Microciona prolifera và một loại màu vàng tươi Clona celata, và trộn lẫn hoàn toàn hai khối lỏng sệt của chúng với nhau. Sau 24 giờ đồng hồ, những vi sinh thể màu đỏ và màu vàng đă tự phối hợp nhau lại tạo thành hai khối bọt biển riêng biệt có hai màu đỏ và vàng giống như nguyên thủy. Vài câu hỏi được đặt ra ở đây. Thứ nhất, hai cá thể bọt biển riêng biệt nguyên thủyđă chết hay vẫn c̣n sống khi bị trộn chung thành một khối chất lỏng sệt? Thứ hai, nếu khối lỏng sệt lẫn lộn đỏ và vàng nầy được xem là c̣n sống th́ nó là cá thể nào? Đỏ hay vàng hay một cá thể mới? Thứ ba, ở thời điểm nào trong quá tŕnh tái tạo lại thành hai khối bọt biển giống như nguyên thủy th́ có phải mỗi khối ban đầu đă thật sự “tái sinh” trở lại? Và chúng ta giải thích thế nào về việc có lúc sau khi “tái sinh” th́ có một số tế bào màu nầy lẫn lộn vào và vẫn sinh sống b́nh thường trong khối bọt biển màu kia?

    Có người sẽ giải thích rằng mỗi khối bọt biển không phải là một cá thể thật sự mà chỉ là một cộng đồng tập thể của vô số các sinh vật tí hon. Tuy vậy, bác học sinh vật Mỹ Theodore Hauschka đă thí nghiệm tương tự với loài chuột, và không ai có thể phủ nhận rằng mỗi con chuột là một cá thể riêng biệt. Ông lấy các bào thai từ một con chuột cái lúc 13 ngày sau khi đậu thai và đem chúng đi nghiền nhỏ đến độ trở thành chất lỏng. Ông tiêm chất lỏng nầy vào bụng nhiều con chuột cái khác đồng giống và c̣n trinh. Số các chuột cái nầy lớn hơn hẳn so với số bào thai được dùng. Sau 5 tuần, trong bụng tất cả các con chuột cái nầy đều có những khối xương và thịt tương tự như những bào thai chuột đă lớn khoảng một tuần. Điều nầy cho thấy rằng các tế bào trong những bào thai ban đầu tuy đă bị phân tách ra riêng rẽ nhưng vẫn c̣n có khả năng tập hợp với nhau lại và phát triển thành những bộ phận của từng bào thai chuột. Nhưng câu hỏi ở đây là những bào thai chuột “mới” nầy có phải là những bào thai nguyên thủy hay không? Nếu phải th́ giải thích làm sao khi con số bào thai mới nầy lớn hơn con số bao thai ban đầu? Và chuyện ǵ đă xảy ra khi các bào thai nguyên thủy bị nghiền nát ra thành nước? Không phải là chúng đă chết rồi hay sao?

    (c̣n tiếp)

    Nguyễn Nhân Trí

  6. #16
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98

    SỰ MƠ HỒ CỦA BIÊN GIỚI “SỐNG” VÀ “CHẾT” (tiếp theo)


    Khái Niệm của một Cá Thể và Vạn Vật Chung Quanh Nó
    (tiếp theo)

    Như đă thấy, khi xét về một sinh vật đa tế bào th́ định nghĩa của sự chết trở thành rất phức tạp. Mỗi tế bào trong cơ thể một sinh vật đều là một cá thể có những vận hành và sinh hoạt riêng của nó. Đồng thời, tuy là một cá thể độc lập về lănh vực sống chết, mỗi tế bào cũng là một thành phần cơ bản của cấu trúc, thân thể và sự hiện hữu của một con vật. Có một quan hệ vừa tuyệt đối cách biệt vừa cực kỳ mật thiết giữa mỗi tế bào trong thân thể một cá nhân và chính cá nhân đó. Sự chết có thể xảy ra riêng rẽ đến một tế bàomà không hề ảnh hưởng đến cá nhân đó và ngược lại. V́ thế khi phát biểu rằng một cá nhân nào đó đă chết th́ phát biểu nầy chỉ có giá trị tương đối.

    Tất cả những vấn đề mơ hồ, phức tạp, tương đốivề sự sống chết giữa con người và tế bào cũng xảy ra ở kích thước của tế bào và các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên chúng. Những nguyên tử, phân tử cấu tạo thành một tế bào có thể bị hủy hoại v́ lư do ǵ đó nhưng không hề ảnh hưởng đến tế bào trên, và ngược lại.

    Từ đó chúng ta cũng có thể thấy một sự liên hệ rộng lớn và mật thiết giữa tất cả cá thể trong vũ trụ.

    Trong thiên nhiên, mọi sinh vật đều cần phải tiêu thụ nhiều sinh vật khác để thu lấy năng lượng cần thiết cho sự sống của ḿnh. Hiện tượng nầy dẫn đến việc các nguyên tử, phân tử cấu tạo thành những chất liệu có sự sống được luân chuyển trong vô số chu kỳ không ngừng nghỉ từ sinh vật nầy sang sinh vật khác. Cây lá hấp thụ chất dinh dưỡng từ các chất hữu cơ cũng như vô cơ trong đất, nước và năng lượng mặt trời. Sâu bọ ăn cây lá và rồi bị chim chóc ăn. Chim nhỏ bị chim lớn ăn thịt. Chim lớn bị các động vật khác như cáo, mèo ăn thịt. Các động vật trên v́ bệnh tật, tai nạn, v.v. chết nằm xuống bị các giun bọ tiêu thụ và tan rữa vào trong đất. Cây cỏ lại mọc lên ra từ đất. Những nguyên tử vật chất do đó được lưu truyền bất tận trong ṿng sinh tử liên tục từ vật thể nầy đến vật thể khác trong thiên nhiên.

    Nói cách khác, khi một sinh vật được cho là chết th́ một số các tế bào cấu tạo nên cơ thể sinh vật đó có thể vẫn c̣n mang sự sống. Ngay khi các tế bào nầy bị hư hủy đi th́ các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên chúng vẫn c̣n hiện hữu và luân hành từ sinh vật nầy sang sinh vật khác trong thiên nhiên.

    (c̣n tiếp)

    Nguyễn Nhân Trí

  7. #17
    Member mongem's Avatar
    Join Date
    06-04-2011
    Posts
    616
    Quote Originally Posted by Trí View Post

    Chất liệu tạo thành cấu trúc cơ bản của sự sống là những hợp chất của carbon. Carbon là nguyên tố duy nhất trong tất cả hàng trăm nguyên tố thiên nhiên hiện hữu trong bảng phân loại tuần hoàn có khả năng tự kết hợp hàng ngàn nguyên tử lại với nhau để tạo thành những tập hợp rất lớn gọi là siêu phân tử. Các loại protein trong mọi sinh vật chính là một dạng của những siêu phân tử nầy.

    Protein là thành phần cơ bản trong cấu trúc của mọi sự sống. Cơ thể con người có hơn một trăm ngàn loại protein khác nhau. Nhưng điều nầy không có ǵ đặc biệt cả v́ tất cả mọi sinh vật khác cũng đều có cấu trúc tương tự. Và hầu như tất cả mọi sinh vật đều được tạo thành bởi các loại protein nói chung giống y hệt nhau. Hơn nữa ở tầng mức cơ bản nầy, protein của tất cả mọi sinh vật đều trải qua những quá tŕnh vật lư hóa học hoàn toàn giống nhau để sinh sản và vận hành.

    Nguyễn Nhân Trí
    Căn bản của của sự sống là " nước " H2O , Không có Oxy không có Hydrogen tạo ra nước , tất cả sẽ trở thành vật chết , chứ không phải Carbon . V́ tất cả sự sống luôn mang hơn 50% là nước. Kể cả các sinh vật hiếm khí ( Anaerobic không cần Oxy ) , vi trùng thở bằng chất Sulfur trong các mỏ dầu hỏa , cũng cần có nước .

    Protein không mang mầm sống , nó chỉ là sản phẩm của phân tử nhỏ hơn DNA .

    DNA mới mang mầm sống , nên nó mới là cấu trúc của sự sống , một con virus chính là " chất hóa học sống " ; virus không tự sinh sản và có thể tồn tại cả trăm năm , cả ngàn năm . Đợi đén khi có môi trường thích hợp nó sẽ phát triển và sống lại . Nhưng Protein không có khả năng đó , protein bị tiêu hủy theo năm tháng. Không có Protein nào tồn tại trăm năm.

    Cho nên ngựi ta ra luật cấm " cloning " ( tái sinh nhân tạo ) các sinh vật đă tuyệt chủng thời khủng long. Như thế sẽ làm mất cân bằng môi trường , gây nguy hiểm cho mọi người chung quanh. Thí dụ lấy DNA của con voi mammoth t́m thấy ở Nga , cấy vào trứng của con voi hiện nay , sẽ sinh ra con voi mammoth , nhưng bị cấm.

  8. #18
    Member Nguyễn Nhân Trí's Avatar
    Join Date
    12-01-2012
    Posts
    98
    Quote Originally Posted by mongem View Post
    Căn bản của của sự sống là " nước " H2O , Không có Oxy không có Hydrogen tạo ra nước , tất cả sẽ trở thành vật chết , chứ không phải Carbon . V́ tất cả sự sống luôn mang hơn 50% là nước. Kể cả các sinh vật hiếm khí ( Anaerobic không cần Oxy ) , vi trùng thở bằng chất Sulfur trong các mỏ dầu hỏa , cũng cần có nước .
    Câu nói trên của bạn rất đúng. Tuy nhiên chỉ đúng về phương diện mọi sinh vật kể cả vi trùng cần có nước như là một nhiên liệu, một môi trường để nội tạng của chúng có thể vận hành và sống được.

    Ở đây tôi đang nói về một khía cạnh khác. Ở đây tôi đang nói rằng mọi sinh vật đều cần có các đơn vị cơ bản để xây dựng thành cơ thể của chúng (giống như cần có từng viên gạch để ghép lại thành một cái nhà). Các đơn vị cấu trúc cơ bản nầy là các loại protein. Và các loại protein trên chính là những siêu phân tử của carbon. Do đó tôi nói “Chất liệu tạo thành cấu trúc cơ bản của sự sống là những hợp chất của carbon”.


    Quote Originally Posted by mongem View Post
    Protein không mang mầm sống , nó chỉ là sản phẩm của phân tử nhỏ hơn DNA .

    DNA mới mang mầm sống , nên nó mới là cấu trúc của sự sống , một con virus chính là " chất hóa học sống " ; virus không tự sinh sản và có thể tồn tại cả trăm năm , cả ngàn năm . Đợi đén khi có môi trường thích hợp nó sẽ phát triển và sống lại . Nhưng Protein không có khả năng đó , protein bị tiêu hủy theo năm tháng. Không có Protein nào tồn tại trăm năm.
    Protein đúng là không mang mầm sống.

    Tuy vậy không như bạn nói, DNA cũng không mang mầm sống. DNA chỉ là một dạng phân tử có mang những mă hiệu di truyền đặc biệt có khả năng điều khiển và kiểm soát sự phát triển và vận hành của tế bào trong mọi sinh vật, kể cả vi trùng. DNA cũng không phải là cấu trúc cơ bản duy nhất của sự sống như bạn có vẻ đang nói. DNA là chất acid anucleic, chất nầy cùng với các dạng protein và các chất carbohydrate là 3 dạng siêu phân tử cần thiết để tạo thành mọi vật thể có sự sống. (http://en.wikipedia.org/wiki/DNA)

    Tôi xin nhấn mạnh, những dạng siêu phân tử trên “cần thiết để tạo thành mọi vật thể có sự sống”, tuy vậy tự chúng không mang mầm sống. Không có dạng phân tử nào mang mầm sống cả. Như tôi đă nói trong bài, khi đi từ những dạng phân tử vô sự sống nầy đến những vi trùng, những tế bào, những vi sinh vật có sự sống cơ bản nhất, chúng ta không thể nào t́m thấy một đường ranh giới rơ rệt phân chia giữa sự “không sống” và sự “sống”. Chúng ta chỉ có thể thấy sự sống xuất hiện dần dần ở từng mức độ khác nhau: từ các vật thể hoàn toàn không có sự sống đến các vật thể có một đôi chút phần nào mầm sống đến các vật thể được xem là có nhiều phần sống hơn nữa và dần dần cuối cùng là những vật thể được công nhận hoàn toàn là “sinh vật”.

    Có nghĩa là tuy khoa học ngày nay biết chắc cần phải có những chất liệu ǵ trong môi trường vi mô để sự sống có thể nảy sinh ra, người ta vẫn chưa xác định được rơ ràng “mầm sống” trong sự sống đó xuất phát từ đâu. Chính v́ sự kiện trên mà những khoa học gia chịu ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo hay Hồi Giáo cho rằng do Thượng Đế của họ mới có mầm sống nầy.


    Quote Originally Posted by mongem View Post
    Cho nên ngựi ta ra luật cấm " cloning " ( tái sinh nhân tạo ) các sinh vật đă tuyệt chủng thời khủng long. Như thế sẽ làm mất cân bằng môi trường , gây nguy hiểm cho mọi người chung quanh. Thí dụ lấy DNA của con voi mammoth t́m thấy ở Nga , cấy vào trứng của con voi hiện nay , sẽ sinh ra con voi mammoth , nhưng bị cấm.
    Tôi không hiểu tại sao bạn bắt đầu bằng chữ “Cho nên…” ở đây. Các vấn đề vừa nêu ra ở trên (nước hay carbon là căn bản của sự sống, protein có mầm sống hay không, DNA có mầm sống hay không) đều không liên quan ǵ đến luật cấm cloning.

    Người ta cấm cloning một phần v́ không ai bảo đảm được có nguy hiểm ǵ hay không cho môi trường sinh thái, như bạn nói. Tuy vậy lư do chính là v́ đa số chính trị gia nồng cốt trong chính quyền Mỹ đều là những người Thiên Chúa Giáo sùng đạo và họ phản đối không muốn thấy con người có thể làm công việc sáng tạo ra sự sống mà họ cho là chỉ có Thượng Đế mới làm được (“play God”).

  9. #19
    Member mongem's Avatar
    Join Date
    06-04-2011
    Posts
    616
    Quote Originally Posted by Trí View Post
    Câu nói trên của bạn rất đúng. Tuy nhiên chỉ đúng về phương diện mọi sinh vật kể cả vi trùng cần có nước như là một nhiên liệu, một môi trường để nội tạng của chúng có thể vận hành và sống được.

    Ở đây tôi đang nói về một khía cạnh khác. Ở đây tôi đang nói rằng mọi sinh vật đều cần có các đơn vị cơ bản để xây dựng thành cơ thể của chúng (giống như cần có từng viên gạch để ghép lại thành một cái nhà). Các đơn vị cấu trúc cơ bản nầy là các loại protein. Và các loại protein trên chính là những siêu phân tử của carbon. Do đó tôi nói “Chất liệu tạo thành cấu trúc cơ bản của sự sống là những hợp chất của carbon”.
    1 ) Nếu nói về thể chất có thể quan sát được , th́ Sự Sống là sự có khả năng tấi tạo hay tự tái tạo trong việc truyền giống , không có nước th́ không tái tạo được , nước do H2O chứ không phải Carbon tạo ra.

    Protein do 20 amino acid lập thành chuỗi tạo ra , cho nên Amino acid quan trọng hơn Protein. Protein là enzyme , là cơ thịt , là hormone . Nó không tạo ra xương ., không có xương thịt lấy đâu bám vào mà thành cơ thể .

    2 ) Nếu nói sự sống là qua các thể không quan sát được bằng mắt thường , th́ nó chính là năng lượng , năng lượng có thể chuyển dạng từ thể này qua thể khác . Các đầu bếp bỏ thêm chút xíu suy nghĩ vào năng lượng , th́ nó thành ... linh hồn .

    Linh hồn là loại năng lượng có bộ nhớ , có suy nghĩ , nó mang mầm sống dưới đủ mọi thể loại mà ai cũng biết : từ vi trùng , vi khuẩn tới thú vật , con người , cây cỏ. Khi một thể huỷ biến ( chết đi ) , tức là năng lượng chuyển sang dạng khác , chứ nó không tan biến , thí dụ : xác chết nuôi cây , cây nuôi người , v..v...

  10. #20
    Member mongem's Avatar
    Join Date
    06-04-2011
    Posts
    616
    Quote Originally Posted by Trí View Post
    Protein đúng là không mang mầm sống.

    Tuy vậy không như bạn nói, DNA cũng không mang mầm sống. DNA chỉ là một dạng phân tử có mang những mă hiệu di truyền đặc biệt có khả năng điều khiển và kiểm soát sự phát triển và vận hành của tế bào trong mọi sinh vật, kể cả vi trùng. DNA cũng không phải là cấu trúc cơ bản duy nhất của sự sống như bạn có vẻ đang nói. DNA là chất acid anucleic, chất nầy cùng với các dạng protein và các chất carbohydrate là 3 dạng siêu phân tử cần thiết để tạo thành mọi vật thể có sự sống. (http://en.wikipedia.org/wiki/DNA)

    Tôi xin nhấn mạnh, những dạng siêu phân tử trên “cần thiết để tạo thành mọi vật thể có sự sống”, tuy vậy tự chúng không mang mầm sống. Không có dạng phân tử nào mang mầm sống cả. Như tôi đă nói trong bài, khi đi từ những dạng phân tử vô sự sống nầy đến những vi trùng, những tế bào, những vi sinh vật có sự sống cơ bản nhất, chúng ta không thể nào t́m thấy một đường ranh giới rơ rệt phân chia giữa sự “không sống” và sự “sống”. Chúng ta chỉ có thể thấy sự sống xuất hiện dần dần ở từng mức độ khác nhau: từ các vật thể hoàn toàn không có sự sống đến các vật thể có một đôi chút phần nào mầm sống đến các vật thể được xem là có nhiều phần sống hơn nữa và dần dần cuối cùng là những vật thể được công nhận hoàn toàn là “sinh vật”.

    Có nghĩa là tuy khoa học ngày nay biết chắc cần phải có những chất liệu ǵ trong môi trường vi mô để sự sống có thể nảy sinh ra, người ta vẫn chưa xác định được rơ ràng “mầm sống” trong sự sống đó xuất phát từ đâu. Chính v́ sự kiện trên mà những khoa học gia chịu ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo hay Hồi Giáo cho rằng do Thượng Đế của họ mới có mầm sống nầy.
    Định nghĩa của " phân tử mang mầm sống " : Là " phân tử có khả năng tái tạo lại chính h́nh thể của nó , khi gặp môi trường thích hợp " . Th́ chỉ có DNA mang khả năng đó

    Phân tử không mang mầm sống , là những phân tử dù có gặp môi trường thích hợp , cũng không có khả năng tái tạo lại chính nó .

    Các khoa học gia là những người xông pha t́m ṭi môi trường thích hợp cho từng loại DNA , đó chính là " cloning " :

    - sự tái tạo vô tính cho tế bào ( thí dụ : Insulin ) ,

    - cho cây cỏ ( GMO = gene modified Organism ) ( thí dụ đậu nành (soy bean chất chống được bệnh Virus làm héo cây ) ,

    - cho thú vật ( thí dụ , bên Italy , họ lấy trứng của con ngựa cái , lấy DNA từ tế bào da bụng của chính con ngựa đó , cho thụ tinh vô tính , cấy trứng thụ tinh trở lại con ngựa cái , và đẻ ra chính con ngựa con giống nó , và thành công đăng trến báo khoa học . Như vậy con ngựa cũng là mẹ , cũng là con , cũng là chính nó . Quan trọng nhất , không cần ngựa đực , ngựa cái vẫn để ra ngựa con . Từ phát minh này , báo chí đăng ồn lên thế giưới tương lai không cần đàn ông , nhưng đàn bà vẫn đẻ được .

    - Bên Nam hàn , các khoa học gia , cloning con ḅ , ban đầu ḅ đẻ ra thiếu đầu , thiếu ngực , có con thiếu chân tụa như bị nhiễm phóng xạ , măi sau mầy ṃ ra , mới cloning được con hoàn hảo.

    V́ lư do đạo đức và lư do kinh tế , mọi người đều đồng ư , ra luật cấm xử xử dụng cho con người .

    V́ lư do đạo đức : - Nếu không thành công , đứa bé sinh ra dị dạng , thiếu tay , thiếu chân , hay điên khùng , không thể giết được như con vật , mà phải nuôi dưỡng suốt đời , ai gánh chịu kinh tế , không hăng bảo hiểm nào nhận bảo hiểm cloning.
    - Nếu thành công , ai sẽ là cha là mẹ đứa bé ( như trường hợp con gựa bên Italy ) . Nếu có những khoa học gia cuồng dâm , chỉ cloning ra toàn con gái , xă hội phải đối xử như thế nào. V..v..

    Báo chí đă đăng rùm beng , một khoa học gia Nam Hàn tuyên bố ông ta cloning con người . Tất cả khoa học gia bên Mỹ , bên Âu Châu theo dơi cả hai ba năm , v́ luật xứ họ cấm , nên họ sẵn sàng giúp tiền cho khoa học gia Nam Hàn cloning thử con người . Nhưng các chuyên gia tra vấn về phương cách , sau hai năm vẫn không tŕnh diện được kết quả , kể cả mầm trứng hay tế bào con gười . Cuối cùng tay khoa học gia Nam Hàn thú nhận là đă nói láo .

    Nói như thế -để hiểu , nhiệm vụ của khoa học gia là t́m ṭi phát minh những cái mới , họ không bao giờ bị ảnh hưởng bởi chính trị . Khi t́m được những cái mới , tŕnh bày ra công chúng , nhiệm vụ họ hoàn tất . Lúc đó các chính trị gia mới tập họp các nhà tôn giáo , nhân văn đạo đức , kinh tế gia , và quân sự , hỏi ư kiến về những phát minh mới do các khoa học gia t́m ra ; Nếu cho áp dụng vào xă hội , th́ phải ra luật như thế nào có lợi nhất cho xă hội.

    Nếu một khoa học gia không phát minh cái mới th́ chỉ là ...thợ.

    Thi dụ bom nguyên tử phát minh để hủy diệt , nhưng nhà máy điện xây ra với ứng dụng có ích cho xă hội .

    Cho nên dùng chính trị và tôn giáo để giải thích hành động của các khoa học là sai ngay từ căn bản . Nhiệm vụ của bác sĩ là chữa bệnh , nhiệm vụ của đầu bếp là nấu ăn , nhiệm vụ của khoa học gia là t́m ṭi phát minh , sáng chế .

    Họ được trả lương để làm chuyện đó , nếu làm không được th́ họ bị mất việc . C̣n quyết định xài như thế nào , đó là quyết định tổng hợp của các nhà tôn giáo , chính trị , quân sự , kinh tế .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 06-05-2013, 06:29 PM
  2. Replies: 7
    Last Post: 09-03-2013, 01:30 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 03-12-2012, 02:59 AM
  4. ÂN HẬN DO THIẾU HIỂU BIẾT & VỀ TÍNH DỤC thái san
    By ttv2007 in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 06:40 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 26-02-2011, 04:34 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •