Results 1 to 2 of 2

Thread: Tranh Chấp Biển Đông : Góc nh́n từ phía Nga

  1. #1
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Tranh Chấp Biển Đông : Góc nh́n từ phía Nga


    Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đă được đưa tới vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam sau khi Tổng thống Mỹ Obama vừa kết thúc chuyến thăm châu Á và trước khi Tổng thống Nga thăm Trung Quốc.

    Giàn khoan bất ḥa


    TTCT - Cuối tháng 7-2014, trên cổng thông tin soyuz.by (của Liên bang Nga và Belarus), nhà phân tích cao cấp Gleb Shutov đă đăng bài “Giàn khoan bất ḥa” (1) phân tích các động thái của Trung Quốc trên biển Đông, phản ứng của các bên liên quan và lộ tŕnh hành động đề xuất cho phía Nga.

    Cuối cùng th́ giàn khoan Haiyang Shiyou 981 cũng đă rút đi sau hai tháng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nó đă rời khỏi vùng đảo Hoàng Sa... trên nền những tuyên bố gay gắt của Mỹ và sau khi Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết 412, nhấn mạnh rằng “là một cường quốc khu vực, Hoa Kỳ quan tâm đến tự do hàng hải trong khu vực”.
    Nghị quyết cũng yêu cầu Bắc Kinh phải phục hồi nguyên trạng vùng biển Đông. Mặc dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định việc dời giàn khoan về phía đảo Hải Nam “không liên quan đến các tác nhân bên ngoài”, nhưng muốn hiểu rơ nguyên nhân rút giàn khoan, sẽ đơn giản hơn nếu xem xét các nguyên nhân khiến Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
    Có thể liệt kê năm nguyên nhân chính:

    1) Kinh tế
    Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), vùng quần đảo Hoàng Sa không có các mỏ dầu khí lớn, và theo các dữ liệu địa chất th́ vùng này không có tiềm năng lớn cho việc khai thác dầu và khí đốt.
    Tuy nhiên, theo Tân Hoa xă, tổng kết công việc khoan thăm ḍ mới rồi, đại diện Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (CNPC) tuyên bố gần vùng quần đảo Hoàng Sa “phát hiện có dấu hiệu của mỏ dầu và khí đốt” (2).

    2) Địa chiến lược
    Biển Đông nối Đông Bắc Á và phía tây Thái B́nh Dương với Ấn Độ Dương, Cận Đông và châu Âu. Năm trong số mười tuyến đường hàng hải lớn của thế giới có nối kết với biển Đông. Các nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Trung Quốc phần lớn lệ thuộc vào các hải tŕnh đi ngang biển Đông. Trong 16 tuyến đường biển chiến lược gắn với biển Đông th́ có tới bốn eo biển ở biển Đông là Malacca, Lombok, Sunda và Ombai Wetar.
    Eo biển Malacca là băng thông thứ hai sau eo biển Hormuz. Số tàu chở dầu qua kênh này nhiều hơn ba lần số tàu chở dầu qua kênh Suez và nhiều hơn năm lần qua kênh Panama. 80% lượng dầu cung cấp cho Trung Quốc đi qua eo biển Malacca.
    Vị trí chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho phép kiểm soát các tuyến đường biển trong khu vực, thiết lập các đài rađa, trạm thông tin liên lạc và điểm tiếp nhiên liệu. Trung Quốc lại nhận phần lớn nhiên liệu qua đường biển. Mong muốn của Bắc Kinh kiểm soát vùng biển này được giải thích bởi nỗi lo Mỹ có thể phong tỏa biển đối với Trung Quốc.

    Tuy nhiên, toan tính của Trung Quốc không chỉ có tính pḥng thủ mà c̣n tấn công.
    Nhà nghiên cứu chiến lược Trung Quốc Li Guang Quan (Lư Quang Toàn) mô tả kế hoạch của Trung Quốc ở Thái B́nh Dương đă viết: “...mục tiêu của chiến lược Trung Quốc là pḥng thủ xa bờ... Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có một hạm đội có thể thực hiện thành công các nhiệm vụ trải dài đến tận “tuyến quần đảo thứ hai” với ranh giới kéo dài ít nhất 900 dặm về phía đông Đài Loan.
    Và đến năm 2050 Trung Quốc sẽ thành lập một hạm đội đại dương với tầm hoạt động vươn tới tận đảo Guam, nơi được gọi là “tuyến quần đảo thứ ba” (3)”.
    Như vậy hoạt động tích cực gần đây của Trung Quốc ở biển Đông là một phần của chiến lược biển tổng thể của Trung Quốc, theo đó đến năm 2050 hải quân Trung Quốc sẽ vươn tới tận hải giới của Mỹ.

    3) Kiểm tra sự sẵn sàng của Mỹ hỗ trợ các đồng minh trong khu vực
    ...Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đă được đưa tới vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam sau khi Tổng thống Mỹ Obama vừa kết thúc chuyến thăm châu Á, khiến có thể giả định Trung Quốc muốn chứng tỏ sẵn sàng mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Nó cũng là một thông điệp Trung Quốc gửi tới các đồng minh tiềm năng của Washington trong việc kiềm chế Trung Quốc...

    4) Trung Quốc và Nga không phải là anh em vĩnh viễn
    Xung đột trên biển Đông cũng diễn ra ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga V. Putin. Có thể giả định đây cũng là một thông điệp gửi tới Matxcơva. Trung Quốc muốn chứng minh họ có thể đảm bảo an toàn cho các tuyến hàng hải nhập khí đốt vào Trung Quốc, một điều hết sức quan trọng trên nền việc kư kết hợp đồng khí đốt 30 năm giữa Trung Quốc và Nga.
    Rơ ràng các nhà xuất khẩu dầu khí Nga đă đặt giá bán dầu khí cao cho Trung Quốc v́ có tính đến nguy cơ các tuyến đường vận tải biển này bị phong tỏa. Khi Trung Quốc đă chỉ cho Nga thấy nguy cơ tổn thương này không cao, đó có thể là một trong những nguyên nhân khiến hợp đồng dầu khí trên được kư kết trong những điều kiện có lợi cho Trung Quốc. Cần lưu ư là Bắc Kinh có thái độ rất tiêu cực đối với quan hệ đối tác chiến lược của Nga với Việt Nam.
    Gần đây, Nga đă bắt đầu chính sách “trở lại châu Á” gây phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ. Năm 2012, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đă đăng bài chỉ trích các kế hoạch của Nga củng cố vị thế ở châu Á - Thái B́nh Dương: “Chống trả một cách tuyệt vọng sự trở lại Đông Nam Á của Nga là không thể, nhưng cũng không được để cho tiến tŕnh này tự nhiên diễn ra...
    Nếu Nga vượt qua biên giới các lợi ích của Trung Quốc ở Đông Nam Á, chẳng hạn như khai thác dầu khí trong vùng biển đang tranh chấp giữa Trung Quốc với riêng rẽ từng nước Đông Nam Á th́ Trung Quốc sẽ mạnh mẽ tuyên bố quan điểm của ḿnh để tránh những đánh giá không chính xác của Matxcơva về quan hệ Nga - Trung trong bối cảnh các vấn đề của biển Nam Trung Hoa (biển Đông)”.
    Tháng 4-2013, Trung Quốc đă chỉ trích việc Nga cung cấp vũ khí cho Việt Nam và thương lượng về việc sử dụng vịnh Cam Ranh.
    Và vào tháng 5 năm nay, với việc đặt giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Nga, có thể Bắc Kinh muốn đặt ông Putin trước sự chọn lựa phức tạp giữa việc đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc và phát triển quan hệ đối tác Việt Nam - Nga.
    Cho đến nay, khác với Mỹ, Bộ Ngoại giao Nga khá kiềm chế khi nhận định t́nh h́nh ở biển Đông...

    5) Cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc
    Có những giả thiết rằng xung đột lănh thổ với các láng giềng chính là hậu quả cuộc đấu tranh giữa các phe phái lănh đạo Trung Quốc. Chẳng hạn như lập luận rằng năm 2012, cuộc tranh căi giữa Trung Quốc với Philippines năm 2012 về dải đá ngầm Scarborough bùng lên là do đấu đá giữa các phe phái Trung Quốc.
    V́ sao có giả thiết cuộc chiến trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đă dẫn đến sự căng thẳng trong quan hệ với Việt Nam? Có thể dựa vào những yếu tố sau:


    - Cuộc chiến giữa các bè phái và gia tộc là yếu tố cấu thành của văn hóa chính trị Trung Quốc, đặc trưng cho Trung Quốc thời phong kiến lẫn hiện đại.
    - Như M. B. Zhasayev (4) nhận xét, “đời sống chính trị của tầng lớp tinh hoa Trung Quốc từ thời Mao Trạch Đông đến nay... luôn phải t́m kiếm một điểm quân b́nh nào đó giữa các phe nhóm... Ư nghĩa đặc biệt trong cuộc chiến này là mũi tên chống tham nhũng, nó đă trở thành phương tiện yêu thích để loại bỏ các đối thủ chính trị”.
    - Có thể thấy sau đại hội đảng lần thứ 18 của Trung Quốc, trong bản giao hưởng của chính sách đối nội và đối ngoại ngày càng thường xuyên vang lên các nốt Pháp gia (*). Điều này cũng thể hiện cả trong quan hệ với các nước láng giềng cũng như trong xu hướng ngày càng nhiều quyền lực tập trung vào tay Tổng bí thư Tập Cận B́nh.
    Tập Cận B́nh tuyên bố nguyên tắc không khoan nhượng với tham nhũng, tấn công vào cả “ruồi lẫn hổ”. Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận B́nh được gọi là lớn nhất từ thời Mao Trạch Đông.
    - Dự kiến vào đêm trước của đại hội đảng 19, việc phân bổ cuối cùng các lực lượng trong ban lănh đạo đảng sẽ được đẩy mạnh, đại diện các phe nhóm cạnh tranh sẽ sử dụng các loại công cụ khác nhau, bao gồm cả xung đột với các láng giềng, để củng cố vị thế.


    Ít khả năng xung đột vũ trang

    Tuy vậy, ít có khả năng xảy ra một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc - Việt Nam trên biển Đông, ít ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. V́ sao?
    Có thể thấy nếu nổ ra chiến tranh th́ không chỉ Việt Nam, mà cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều không có lợi... Từ phía Trung Quốc, nhiều khả năng xung đột sẽ dẫn đến việc phong tỏa một phần hay toàn phần eo biển Malacca, gây trở ngại cho việc vận chuyển dầu: 80% dầu nhập vào Trung Quốc đi qua eo biển này. Chính v́ vậy mà Mỹ đang thảo luận học thuyết “bóp nghẹt” Trung Quốc bằng cách phong tỏa đường biển.
    Việc xây dựng những tuyến đường vận chuyển mới đ̣i hỏi một thời gian nhất định mặc dù việc này đang được Trung Quốc ráo riết tiến hành. Chưa kể thực lực hải quân Trung Quốc hiện vẫn c̣n thua sút Mỹ. Nếu Mỹ có tới 11 tàu sân bay th́ Trung Quốc chỉ có được năm hàng không mẫu hạm vào năm 2025.
    Về phía Mỹ, một cuộc chiến tranh trên biển Đông cũng không có lợi trong t́nh h́nh hiện nay. Có thể thấy qua việc thay đổi học thuyết pḥng vệ Mỹ: Việc thành lập hệ thống an ninh tập thể ở châu Á - Thái B́nh Dương sẽ giúp Mỹ chuyển bớt gánh nặng quân sự lên các vệ tinh, nhưng hệ thống này hiện vẫn chưa hoàn thiện, nên sẽ thiếu khôn ngoan nếu Mỹ bước vào một cuộc chiến với Trung Quốc trong t́nh h́nh này.

    Xung đột biển Đông và tiến tŕnh hội nhập kinh tế khu vực
    Liệu xung đột trên biển Đông có tác động thế nào đến các tiến tŕnh hội nhập kinh tế trong khu vực? Một trong những kế hoạch bảo vệ vai tṛ thống lĩnh của Mỹ ở khu vực là việc thành lập Quan hệ đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP).
    Khi c̣n là ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton từng nói về “kỷ nguyên Thái B́nh Dương của Mỹ” như sau: “Khuyến khích sự tăng trưởng và năng động của châu Á là lợi ích trung tâm và chiến lược của Mỹ. Những thị trường mới mở sẽ tạo cho Mỹ những cơ hội chưa từng có để đầu tư, buôn bán và tiếp cận công nghệ mới. Sự hồi phục kinh tế của chúng ta sẽ phụ thuộc vào việc xuất khẩu và năng lực của các công ty Mỹ tiếp cận thị trường tiêu dùng khổng lồ đang phát triển này của châu Á”.
    Cho đến nay, Trung Quốc là đối tác khá hấp dẫn của Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, thế nhưng những lo ngại về “mối đe dọa Trung Quốc” không phải là không có cơ sở, được xác tín thêm bởi những hành động xâm lược của Bắc Kinh đối với láng giềng, đă vô h́nh trung đẩy các quốc gia này về phía hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ TPP.
    Ngoài Việt Nam, các thành viên được đề nghị vào TPP c̣n có một số quốc gia Đông Á và Đông Nam Á khác, trong số này có Nhật, Malaysia. Có thể giả định rằng trong trường hợp Nhật và ASEAN tham gia TPP, việc hạn chế buôn bán với các nước này sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên kinh tế Trung Quốc, bởi sự phụ thuộc của kinh tế Trung Quốc vào các nước ASEAN và Nhật là khá lớn.
    Như cố vấn của Đại sứ quán Belarus tại Nhật, ông Sergey Terentyev, chỉ ra: “Những nghiên cứu tiến hành trong năm 2009 cho thấy, nói riêng, để xuất khẩu 100 đơn vị sản phẩm, Trung Quốc phải nhập 60 đơn vị các linh kiện tính theo giá trị. Gần 2/3 số hàng nhập khẩu của Trung Quốc sau khi xử lư được xuất khẩu và chỉ 1/3 dùng cho thị trường nội địa.
    Như vậy tính ra trong h́nh ảnh Trung Quốc như một nhà sản xuất toàn cầu hàng tiêu dùng, hết 2/3 là nhờ sự đóng góp của Nhật và ASEAN. Đó là chưa tính sự tham gia của Nhật và các nước khác trong sự phát triển kinh tế của Trung Quốc thông qua các khoản đầu tư và công nghệ”.

    (c̣n tiếp)
    Last edited by Lehuy; 25-08-2014 at 06:16 PM.

  2. #2
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Giàn khoan bất ḥa (tiếp và hết)

    “Bản đồ lộ tŕnh” cho nước Nga

    Từ những phân tích trên, có thể giả định:

    1) Mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc khiến Nga có nguy cơ mất đi đồng minh ở châu Á - Thái B́nh Dương, đẩy họ đến với Mỹ. Nếu Mỹ có thể thực hiện thành công kế hoạch khống chế sự bành trướng của Trung Quốc về phía nam, th́ có thể dự đoán sự mở rộng của Trung Quốc sẽ chuyển hướng về các lănh thổ Nga.

    2) Đồng thời có thể nhận thấy rằng trong trường hợp quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc, việc thực hiện các lợi ích của Nga trong khu vực châu Á - Thái B́nh Dương sẽ lệ thuộc vào ư muốn của Bắc Kinh. Nhiều khả năng Nga sẽ chỉ được (Trung Quốc) cho đến những vùng nào ở châu Á - Thái B́nh Dương có lợi cho Trung Quốc.
    Trên thực tế, đó là một hạn chế đáng kể sự tiếp cận chính trị của Nga đối với khu vực quan trọng về chiến lược, như được nêu trong “Các quan điểm chính sách đối ngoại của Liên bang Nga”, khu vực đang trở thành một trung tâm quyền lực kinh tế và chính trị thế giới mới.

    3) Để tránh bị bỏ qua bên lề, Liên bang Nga cần nhanh chóng sử dụng hiệu quả tối đa t́nh thế chính trị đối ngoại hiện nay để thực hiện các bước đi có lợi cho quốc gia. Không nên hi sinh nhiệm vụ củng cố các vị thế của Nga ở châu Á - Thái B́nh Dương cho quan hệ đối tác Nga - Trung.
    Tăng cường vị thế của ḿnh ở châu Á - Thái B́nh Dương, trở thành một “lực lượng thứ ba” trong khu vực này, Nga có thể chiếm một vị trí xứng đáng trên vũ đài quốc tế, vượt qua Mỹ và Trung Quốc.


    GLEB SHUTOV
    (Trung tâm nghiên cứu chính sách và chiến lược quốc tế Belarus)
    DUY VĂNlược dịch


    (*): Pháp gia là một trong bốn trường phái triết lư thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Pháp gia ở đây mang ư nghĩa “triết lư chính trị tán thành sự cai trị của pháp luật“. Tuy nhiên, quyền lựa chọn luật pháp để mang ra thi hành chỉ nằm trong tay hoàng đế. Đa số các nhà triết học và tư tưởng chính trị Trung Quốc có cái nh́n rất tiêu cực đối với Pháp gia, buộc tội nó tạo ra một xă hội chuyên chế.
    Nguồn:
    (1): soyuz.by/news/expert/7279.html
    (2): news.xinhuanet.com/english/china/2014-07/16/c_126757274.htm
    (3): dissercat.com/content/morskaya-politika-knr-na-sovremennom-etape
    (4): Tiến sĩ triết học xă hội người Mông Cổ, với công tŕnh về “Các truyền thống Pháp gia và Khổng giáo trong văn hóa chính trị Trung Quốc”

    http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan...n-bat-hoa.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 07-11-2012, 08:06 PM
  2. Replies: 4
    Last Post: 01-03-2012, 10:24 AM
  3. "Cuộc chiến" nh́n từ hai phía.
    By Vincent Le in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 27-09-2011, 02:48 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 22-03-2011, 01:12 PM
  5. Replies: 18
    Last Post: 10-09-2010, 11:22 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •