Tại sao Cộng Sản giết Phạm Quỳnh?
GS. Trần Gia Phụng



Việt Minh cộng sản đă giết Phạm Quỳnh (1892-1945) hai lần: Lần thứ nhất hạ sát, che giấu và phi tang thân xác ông tại Huế năm 1945. Lần thứ hai, bóp méo lịch sử, viết sai lạc về Phạm Quỳnh, nhằm hủy diệt luôn sự nghiệp và thanh danh của ông. Một câu hỏi cần được đặt ra là lúc đó Phạm Quỳnh đă rút lui khỏi chính trường, tại sao cộng sản lại giết Phạm Quỳnh, trong khi cộng sản không giết Trần Trọng Kim và toàn bộ nhân viên nội các Trần Trọng Kim, là những người đang c̣n hoạt động? Câu hỏi nầy cần tách ra làm hai phần để dễ t́m hiểu:

Thứ nhất

Từ khi đến Trung Hoa hoạt động năm 1924, Hồ Chí Minh, điệp viên của Đê Tam Quốc tế Cộng sản, lúc đó có tên Nguyễn Ái Quốc, Lư Thụy, đă chủ trương “giết tiềm lực”. Giết tiềm lực là tiêu diệt tất cả những cá nhân có khả năng tiềm tàng mà không chịu theo chủ nghĩa cộng sản hay đảng Cộng Sản, có thể sẽ có hại cho đảng Cộng sản trong tương lai. Những người nầy về sau có thể sẽ hoạt động chính trị và có thể sẽ gây trở ngại, gây nguy hiểm cho sự phát triển của cộng sản. Nạn nhân danh tiếng đầu tiên của chủ trương giết tiềm lực của Hồ Chí Minh là Phan Bội Châu (1867-1940). Theo hồi kư của Trần Huy Liệu, sau khi Nhật đầu hàng, người Pháp nhảy dù xuống Huế, liền hỏi ngay đến Bảo Đại, Phạm Quỳnh và những người cộng tác với Pháp trước đó.

Nhiều người cho rằng việc người Pháp muốn kiếm cách liên lạc với cựu hoàng Bảo Đại và Phạm Quỳnh (v́ lư do ǵ không được rơ) vô t́nh đă làm cho VM lo ngại, sợ rằng một khi người Pháp trở lui, Pháp sẽ nhờ Phạm Quỳnh và những người đă từng làm việc với Pháp như Ngô Đ́nh Khôi giúp Pháp lật ngược thế cờ, đưa cựu hoàng trở lại cầm quyền.

Do đó VM vội vàng “mời” cựu hoàng Bảo Đại rời Huế ngày 4-9-1945, ra Hà Nội làm cố vấn chính phủ, để cách ly cựu hoàng với cố đô, chiếc nôi của nhà Nguyễn, đồng thời cách ly cựu hoàng với những cận thần cũ. V́ vậy VM giết ngay các ông Phạm Quỳnh, Ngô Đ́nh Khôi ngày 6-9 để trừ hậu hoạn.

Thứ hai

Khi cướp chính quyền, VM đă chủ ư giết một số người trong đó có Phạm Quỳnh. Việt Minh chủ ư giết Phạm Quỳnh v́:

1. Phạm Quỳnh muốn xây dựng nền quân chủ lập hiến tại nước ta, và cho rằng cộng sản là “nạn dịch” gây bất ổn xă hội. (...) Phạm Quỳnh muốn xây dựng nền quốc học trong khi Việt Minh muốn phổ biến chủ nghĩa cộng sản.

2. Ở trong nước, Phạm Quỳnh tiêu biểu cho giới trí thức làm văn hóa, theo chủ nghĩa dân tộc, lập trường quốc gia, bất bạo động, dấn thân hoạt động chính trị. Việt Minh giết Phạm Quỳnh để đe dọa, uy hiếp và khủng bố tinh thần giới trí thức hoạt động văn hóa trên toàn quốc. Đây là lối mà người xưa gọi là “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” (giết một người, mười ngàn người sợ).

3. Đối với nước ngoài, Phạm Quỳnh là người được Pháp ủng hộ và rất có uy tín trên chính trường Pháp. Với đường lối ôn ḥa, ông c̣n có thể được cả Nhật, Trung Hoa (lúc bấy giờ do Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng cầm quyền), Anh, Hoa Kỳ chấp nhận hơn là đường lối cực đoan theo Liên Xô của Hồ Chí Minh.

4. Hồ Chí Minh muốn chụp lấy ngay thời cơ tạo ra do khoảng trống chính trị sau tối hậu thư Potsdam vào cuối tháng 7-1945, nên chủ trương tiêu diệt tất cả những người nào có khả năng tranh quyền với Hồ Chí Minh, để cho ở trong cũng như ngoài nước thấy rằng chỉ có một ḿnh Hồ Chí Minh mới xứng đáng lănh đạo đất nước. Phạm Quỳnh đă từng là thượng thư bộ Lại, đứng đầu triều đ́nh Huế. Đặc biệt những điều ông viết về tương lai thế giới mà ông đưa ra từ 1930 trong bài “Nước Nam sẽ ra sao năm mươi năm sau?" đều đă diễn ra đúng theo ông tiên liệu, như mối đe dọa của Nhật Bản, nạn dịch cộng sản, xung đột Thái B́nh Dương, đại hỏa hoạn ở châu Âu [thế chiến 2]. Nhờ thế mà uy tín Phạm Quỳnh lên rất cao.

Phạm Quỳnh có uy tín và tư thế lớn đối với dư luận trong và ngoài nước, là một trong những người có thể trở thành đối thủ đáng ngại của Hồ Chí Minh, nên Hồ Chí Minh quyết tiêu diệt Phạm Quỳnh để tránh trở ngại về sau.

5. Phạm Quỳnh bị giết ngày 6-9-1945. Hồ Chí Minh cướp chính quyền ngày 2-9-1945, ra lệnh “mời” Bảo Đại ra Hà Nội, và Bảo Đại rời Huế ngày 4-9-1945. Như thế có nghĩa là Hồ Chí Minh đă về Việt Nam, đă cướp được chính quyền, đă nghĩ đến cựu triều đ́nh Huế, đến việc đưa Bảo Đại ra Hà Nội, vậy chắc chắn Hồ Chí Minh không thể quên hay không biết chuyện Phạm Quỳnh. (...) Giết xong Phạm Quỳnh, cộng sản tính việc hủy diệt luôn h́nh ảnh sáng chói của nhà văn hóa Phạm Quỳnh, tức giết Phạm Quỳnh lần thứ hai. (...)

Sau năm 1954, rồi 1975, chính đảng Cộng sản Việt Nam đă nhập cảng và áp dụng một cách máy móc chính sách văn hóa Mác, Mao và kinh tế chỉ huy rập theo khuôn Liên Xô và Trung Cộng, đă làm cho Bắc Việt rồi cả Việt Nam suy kiệt về mọi mặt cho đến ngày nay mà chưa t́m ra lối thoát.

Nếu nói rằng: Phạm Quỳnh hợp tác với Pháp để mưu cầu chủ quyền cho Việt Nam, bảo vệ quyền lợi của quốc gia là làm tay sai cho ngoại bang, c̣n Hồ Chí Minh và đảng cộng sản theo Nga Hoa, bán đứng quyền lợi đất nước, th́ không phải là tay sai ngoại bang? Nếu nói rằng Phạm Quỳnh hợp tác công khai với Pháp, viết bài tŕnh thuật rơ ràng các hoạt động của ông là phản quốc, trong khi Hồ Chí Minh làm gián điệp cho Đệ tam Quốc tế Cộng sản, cầu viện Trung Quốc và Liên Xô là không phản quốc?

Nếu nói rằng Phạm Quỳnh viết bài quảng bá học thuật Âu tây, đề cao tư tưởng dân quyền của Voltaire, Montesquieu, Rousseau là không có tinh thần dân tộc, c̣n cộng sản phổ biến tư tưởng Marx, Lenin, và nhất là chủ nghĩa Stalin th́ gọi là ǵ? Phạm Quỳnh dịch thơ Corneille, Racine là bồi bút, c̣n Tố Hữu làm thơ gọi Stalin là ông nội, “thương cha thương mẹ thương chồng / thương ḿnh thương một thương ông thương mười”, th́ không bồi bút?

Nói cho cùng, nếu Phạm Quỳnh chỉ là người học tṛ b́nh thường của Voltaire, Montesquieu hoặc Rousseau th́ cũng đáng mừng cho dân tộc Việt Nam, v́ tư tưởng của các nhà học giả Pháp nầy là ánh sáng soi đường cho nhân dân toàn thế giới xây dựng nền tự do dân chủ phân quyền pháp trị.

Trong khi đó Hồ Chí Minh là “một người học tṛ trung thành của Các Mác và V. I. Lê-nin” (...), và nhất là người học tṛ xuất sắc của Stalin, th́ thực tế lịch sử đă chứng minh rằng đó là hiểm họa độc tài đen tối khốc liệt nhất từ trước đến nay trong lịch sử Việt Nam.

Ngày nay, sau những biến động đảo điên của thời cuộc, mọi người nên công tâm t́m hiểu Phạm Quỳnh và nh́n lại sự nghiệp của ông. Trước ngă ba đường vào đầu thế kỷ 20, giữa cựu học, Tây học, và tân học, Phạm Quỳnh chọn con đường tân học, cải tiến và hoàn chỉnh văn học Quốc ngữ để làm phương tiện xây dựng quốc học, vừa bảo vệ quốc hồn quốc túy, vừa bồi đắp thêm bằng cách du nhập những tinh hoa văn hóa nước ngoài.

Chủ trương ḥa nhập văn hóa (acculturation) của Phạm Quỳnh xét cho cùng rất quư báu và cần thiết cho đất nước, v́ nếu chỉ mải mê tranh đấu chính trị và quân sự, mà không xây dựng nền văn hóa dân tộc dựa trên quốc hồn, quốc học và quốc văn, th́ người Việt vẫn bị tŕ trệ trong sự nô lệ tinh thần. Những đóng góp của ông trong việc phát triển nền văn chương Quốc ngữ thật lớn lao. Những vấn đề văn chương, triết lư tổng hợp đông tây ông đă viết, những ư kiến do ông đưa ra trong các bài báo, kể cả những ư kiến ông tranh luận về truyện Kiều, về Nho giáo, vẫn c̣n có giá trị. Giấc mơ của Phạm Quỳnh về quốc học, quốc hồn lại càng cần được cổ xúy làm nền tảng giáo dục tinh thần cho mọi người Việt Nam ngày nay ở trong cũng như ở ngoài nước. Phạm Quỳnh là nhà văn hóa lớn của Việt Nam thời hiện đại.

Về chính trị, Phạm Quỳnh viết nhiều tiểu luận bằng tiếng Việt cũng như bằng tiếng Pháp để tranh đấu thực hiện lư tưởng chính trị của ông. Nhiều người thường đồng nghĩa nền quân chủ với phong kiến hoặc thực dân, nên cho rằng quan niệm quân chủ lập hiến của Phạm Quỳnh là thủ cựu. Cần phải chú ư là Phạm Quỳnh chủ trương bất bạo động. Ông chọn thể chế quân chủ lập hiến với hy vọng thúc đẩy Việt Nam chuyển biến một cách ôn ḥa trong trật tự.

Phải tránh vơ đũa cả nắm, và phải rơ ràng như thế mới hiểu được tâm trạng cùng sự can đảm của những nhà trí thức, trong hoàn cảnh éo le của đất nước, dấn thân hoạt động chính trị, phụng sự dân tộc, nhất thời đă bị hiểu lầm sau những cơn lốc tranh chấp chính trị kéo dài trên quê hương yêu dấu, trong đó Phạm Quỳnh là trường hợp điển h́nh nhất.

Trần Gia Phụng
__._,_.___