Results 1 to 6 of 6

Thread: Bàn về chính trị

  1. #1
    ôi giời ơi
    Khách

    Bàn về chính trị

    Mô h́nh dân chủ là mô h́nh thống trị hiện nay trên thế giới, đến nỗi có một học giả từng nhận xét nó đang và sẽ là sự tận cùng của lịch sử, là đại diện của văn minh và thước đo của tiến bộ cho mỗi quốc gia.

    Tuy nhiên hơn 20 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, nếu nh́n lại sự độc tôn của mô h́nh dân chủ, không thể không nhận thấy những điểm c̣n hạn chế nếu không nói là sai lầm nghiêm trọng của nó. Thực ra để có được cái nh́n này, một phần rất lớn là nhờ sự trỗi dậy của Trung Quốc, một quốc gia gần như duy nhất dám đi ngược lại với thế giới văn minh và đă đạt được những thành tựu đáng kể. Thực tế đó cho phép người ta quan sát và rút ra những bài học có giá trị.

    Điều đầu tiên là không thể phủ nhận những thành tựu đáng kể ngày nay phần lớn là do chế độ chính trị dân chủ mang lại.

    Dân chủ là nơi mà người dân có thể dùng quyền lực của ḿnh (thường thông qua lá phiếu) để quyết định chính sách và người lănh đạo của một khu vực. Điểm này có một lợi thế rất lớn, đó là nó tạo áp lực lên chính sách và giới lănh đạo phải phục vụ mục đích của người dân, là tỉ lệ đa số của quốc gia.

    Dân chủ giúp tránh được sự quan liêu, bởi v́ quyền lực được chia sẻ cho người dân, với số lượng tai mắt lớn hơn nhiều bất ḱ lực lượng chính phủ nào như cảnh sát, an ninh, thanh tra,.. Điều này giúp giảm chi phí và bộ máy nhà nước cồng kềnh không hiệu quả, bởi v́ sự theo dơi của người dân là v́ quyền lợi của chính họ, khác với sự theo dơi và giám sát của các cơ quan chính phủ thường có mục đích khác.

    Dân chủ cũng giúp những cá nhân ưu tú trong xă hội nắm được quyền lực một cách nhanh chóng và sử dụng quyền lực đó độc lập với các lănh đạo trước đó. Nếu xác suất để có cá nhân xuất chúng là ngẫu nhiêu th́ dân chúng sẽ có xác suất phát sinh nhân tài trong các lĩnh vực cao hơn nhiều so với bất ḱ một bộ phận thiểu số nào chẳng hạn con quan, con vua, hoặc con cái giai cấp lănh đạo.. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đa số cá nhân xuất sắc đều xuất thân b́nh thường, đa số các tỉ phú, nhà khoa học, nghệ sĩ,.. đều đi lên từ con số 0. Dân chủ giúp thành phần này tiếp cận quyền lực nhanh chóng và góp phần định hướng xă hội, ngược với phục vụ lănh đạo như trong các thể chế do một thiểu số cầm quyền. Đây là sức mạnh rất đáng kể của mô h́nh dân chủ.

    Ngược lại, dân chủ cũng có nhiều hạn chế. Người Việt Nam có câu dân gian nghĩa là dân th́ gian manh. Điều đó phần nào đúng cho tất cả các lănh thổ và sắc dân trên thế giới. Rất nhiều cá nhân ưu tú của thế giới có nhận xét là đám đông th́ thường lười biếng, ngu dốt, ích kỉ, thiển cận, hèn nhát,.. đại khái là nhiều tính xấu. Nhận xét này đến từ tôn giáo, các nhà triết học, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh hay lănh đạo thành công. Có đôi khi v́ lí do ngoại giao hay tế nhị họ không nói hẳn ra, nhưng bất ḱ ai có chút thành công đều có thể dễ dàng nh́n thấy các tật xấu đó ở đám đông.

    Bởi v́ đơn giản, thành công hay tiền bạc không phải tự nhiên mà đến. Thường chỉ có một số nhỏ có ư chí, nghị lực, đầu óc để đạt đến nó. Bởi v́ nếu đám đông dân chúng có ư chí, nghị lực, đầu óc, dũng cảm, th́ điều đơn giản nhất là họ phải chiến đấu với chính hoàn cảnh của họ trước, và đa phần dân số phải là triệu phú, tỉ phú, các nhà khoa học hoặc nghệ sĩ thành công. Nhưng không, ngược lại, đa phần đám đông lười biếng (không phải cứ làm việc nhiều là chăm chỉ, lười biếng có nghĩa là lười biếng trong tư duy, lười biếng trong ư chí), hèn nhát (không dám làm khác, nghĩ khác so với xă hội), chính v́ vậy đám đông không thành đạt. (Có những người lao động nặng nhọc nhưng thật sự là họ lười tư duy và nhát gan, có những người sẵn sàng đánh nhau bằng đao kiếm nhưng không dám đối diện với sai trái của chính ḿnh hoặc xă hội, đó là thiếu dũng cảm).

    Chính v́ lẽ trên, khi quyền lực được chia đều cho kẻ ngu lẫn người khôn, bằng nhau, và người ngu chiếm đa số, th́ đó là một thảm hoạ cho tổ chức đó. Thử tưởng tượng những công ty lớn như Apple có thành công được như ngày hôm nay nếu nó chia đều quyền quyết định cho từng cá nhân trong công ty, mỗi người bằng nhau bất chấp là ai? Bất ḱ công ty nào làm ăn như vậy sẽ sớm dẹp tiệm

    Chế độ dân chủ dẫn tới một nghịch lư là, để nắm quyền lực, anh phải thoả măn đám đông. Nhưng những điều làm hài ḷng đám đông chưa chắc có lợi cho quốc gia, hoặc có lợi cho những người có quyền lực ngầm như giới tài phiệt, đầu tư,.. cũng chính là có lợi cho quốc gia ở một khía cạnh nào đó. Điều này dẫn tới giới làm chính trị thường được coi là gian dối, lừa đảo, thất hứa, bởi v́ nếu anh không hứa hẹn với đám đông những điều họ thích th́ chắc chắn anh thất cử, nhưng nếu anh thực hiện những điều anh đă hứa khi tranh cử th́ đôi khi anh lại là một thằng ngu. Bởi v́ như đă nhận xét, đám đông không thực sự thông thái, không thực sự biết điều ǵ nên hay không nên cho một quốc gia. Làm chính trị đồng nghĩa với dối trá đă trở thành standard chung trên thế giới

    Như thế đặt quyền lực quốc gia vào tay dân chúng đồng nghĩa với đặt quyền lực vào trong sự tham lam, ngu dốt, ích kỉ. Điều này có thể nh́n thấy ở ngay cả những quốc gia tự nhận là văn minh nhất như Hoa Ḱ, dân chúng hút thuốc phiện và can dự vào chính sách an ninh, ngoại giao và quốc pḥng của quốc gia, WTF??? Hoặc như Marx nói, đối với ḷng tham th́ dù để bán cái tḥng lọng để treo cổ chính anh ta th́ nhà tư bản cũng bán.

    Đó là đối với các quốc gia tương đối văn minh. Thử tưởng tượng điều ǵ sẽ xảy ra ở các quốc gia không văn minh khi tôn giáo vẫn c̣n cai trị? Như Ấn Độ là một quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới, nhưng một bộ phận dân Ấn tham lam, ngu dốt, dối trá, háo danh, mê tín, hủ tục và lạc hậu. Nếu những người này làm chủ đất nước th́ đất nước sẽ đi về đâu? Nếu không có sức ép từ các quốc gia văn minh phương Tây th́ có lẽ các quốc gia dân chủ tôn giáo đều sẽ là thảm hoạ, khi dân chủ chỉ là diễn kịch, như Parkistan, Afghan, Iraq, Indo,..

    Vậy có phải dân chủ là nguồn gốc của văn minh và tiến bộ? Từ đâu xuất phát những mâu thuẫn trên, khi th́ dân chủ là niềm tự hào, là biểu tượng và sức mạnh quốc gia, trong khi tại nhiều nơi, nó là rào cản không nhỏ cho chính sự phát triển? Đâu mới thật sự là nguồn gốc thật sự của văn minh, tiến bộ và thịnh vượng?

    Để hiểu được điều này, chúng ta cần quan sát kĩ ngay cả những quốc gia giàu có và văn minh nhất hiện nay, như Hoa Ḱ. Phải chăng Hoa Ḱ là một nước hoàn toàn dân chủ? Không phải. Hoa Ḱ là một quốc gia cộng hoà, trong đó quyền lực được chuyển giao dựa vào một giao kèo, e.g hiến pháp, bởi v́ những nhà lập quốc hoa ḱ hiểu rơ thảm hoạ và trí tuệ của đám đông cũng như thảm hoạ của một chính quyền trung ương đầy quyền lực. Họ muốn giới hạn cả hai điều đó, với những quyền được ghi trong hiến pháp mà dù đám đông có muốn cũng không thể thay đổi được. Điều đó cho thấy sự thành công của Hoa Ḱ không chỉ là nhờ dân chủ, mà sâu xa hơn, cái gốc của nó, là nhờ trí tuệ của một thiểu số nhỏ đă viết nên hợp đồng liên bang, i.e hiến pháp Hoa Ḱ, đă định hướng cho toàn bộ nền dân chủ phải đi theo.

    Để hiểu về trí tuệ, chúng ta cần phải hiểu về một khái niệm, nhân quả, là một khái niệm được chấp nhận rộng răi trong khoa học và kiến thức thực tế. Nhân quả nghĩa là một sự kiện sẽ dẫn theo các sự kiện khác có tính ràng buộc với nó, đó là các luật của tự nhiên mà con người quan sát thấy nhưng không thay đổi được. Các quy luật này diễn ra ở nhiều mức độ, từ các hệ thống rất nhỏ như nguyên tử, cho đến các hệ thống rất lớn như các ngôi sao, thiên hà, từ các hệ thống vô cơ như đất đá cho đến các hệ thống sinh vật hoặc xă hội phức tạp như quân đội, chính quyền, an ninh,.. Trí tuệ là sự nhận biết các quy luật đó đúng như nó diễn ra trong tự nhiên.

    Có những người có trí tuệ về các hệ thống rất nhỏ, họ có thể trở thành nhà khoa học lượng tử, hoặc dược sĩ,.. v́ họ nắm và hiểu biết được các quy luật vận hành của các hệ thống nhỏ. Có những người có trí tuệ về âm thanh, h́nh ảnh, họ biết phối hợp âm thanh như vậy sẽ khiến cảm giác như vậy xuất hiện, cảnh quay như vậy sẽ khiến khán giả thích thú, h́nh ảnh như kia sẽ khiến khán giả chán ngán,.. như vậy th́ họ có thể viết nhạc viết kịch làm phim,.. bởi v́ họ phân biệt được sự khác nhau của các con đường khác nhau (trong lĩnh vực của họ).

    Tương tự như vậy, trong lĩnh vực chính trị và quản lư quốc gia, những nhà lập quốc hoa ḱ quan sát lịch sử diễn ra trước và xung quanh họ, và rút ra các nhận xét, việc này dẫn đến kết quả này, việc kia dẫn đến kết quả nọ,.. có điều dẫn đến kết quả xấu, có điều dẫn đến kết quả tốt Với hiểu biết đó họ cố gắng ngăn chặn những điều không tốt và khuyến khích những điều tốt đẹp xảy ra. Và họ không phải nh́n 1 năm, 2 năm, hay 10 năm 20 năm, họ có tầm nh́n cho hàng trăm năm hay là toàn bộ lịch sử về sau. Hiến pháp mà họ viết ra đứng bên trên quyền lực của đám đông, bởi v́ họ hiểu rằng đám đông không hẳn là luôn luôn đúng. Chính hiểu biết đó đă tạo chỗ dựa cho lịch sử Hoa Ḱ phát triển.

    Ngược lại, tại sao Hoa Ḱ thích đem dân chủ đến cho các quốc gia khác? Ngoài lư tưởng của họ ra, th́ người Mĩ c̣n biết rằng đối với các chính phủ dân bầu sẽ dễ chi phối hơn nhiều, v́ họ luôn có thể chi phối từ dưới lên, mua các dân biểu, mua chính trị gia,.. và tác động lên chính sách của quốc gia đó. Điều này thuận lợi hơn nhiều ở các quốc gia dân chủ so với các quốc gia không dân chủ đối nghịch.

    Bởi v́ dân chúng luôn tham lam, chỉ nh́n thấy cái lợi trước mắt nên ư thức rất hạn chế. Dân chúng luôn muốn những chính sách dễ dăi, nhiều lúc là vô lí, như lấy của người giàu chia cho người nghèo, làm ít hưởng nhiều, lương cao công việc dễ dàng.. Nếu đám đông được thoả măn mọi đ̣i hỏi và yêu cầu một cách vô điều kiện và thiếu cân nhắc sẽ là thảm hoạ của quốc gia, với bất ḱ quốc gia nào.

    Như vậy có thể thấy rằng, nguồn gốc của văn minh và thịnh vượng, không phải đến từ dân chủ. Cái gốc của mọi vấn đề, luôn nằm ở trí tuệ của mỗi cá nhân, sự hiểu biết về lợi ích và tác hại lâu dài mà mỗi hành động hay sự kiện có thể mang đến. Bởi v́ người Trung Quốc phần nào nh́n thấy những vấn đề của họ, nên họ dù không áp dụng mô h́nh dân chủ, vẫn mang lại được những thành công đáng kể, bởi v́ họ thấy được vấn đề của họ và giải quyết nó dựa trên trí tuệ (dù rằng trí tuệ chưa hoàn hảo vẫn c̣n hơn niềm tin tôn giáo siêu h́nh). Người lănh đạo Trung Quốc biết rằng cái ǵ có lợi và cái ǵ có hại cho họ, ít ra là vậy, đó là trí tuệ. Điểm đáng học hỏi của họ là dám đi khác, làm khác, nghĩ khác chứ không bắt chước máy móc.

    Trong tự nhiên có nhiều nguồn sức mạnh. Có sức mạnh xuất phát từ ḷng tin, như những chiến binh Hồi giáo sẵn sàng ôm bom, họ cũng chinh phục được những lănh thổ rộng lớn. Có sức mạnh xuất phát từ ư chí, như sự quyết tâm, không lùi bước theo đuổi mục đích, như những người cộng sản quyết tâm thống nhất lănh thổ.. Tuy nhiên, trong tất cả các sức mạnh, trí tuệ đứng hàng đầu. Nhờ có trí tuệ, con người nhỏ bé yếu ớt có thể thống trị muôn loài, đánh bại quân địch hung hăn và đông đảo hơn, cũng như phát triển đất nước thịnh vượng. Nếu một đất nước không có những cá nhân có trí tuệ, th́ đất nước đó sẽ suy yếu, ngược lại, nó sẽ phát triển mạnh mẽ và thống trị các quốc gia khác, như Hoa Ḱ là một ví dụ.

    Điểm quan trọng không phải là bắt chước một cách máy móc các mô h́nh đi trước, mà là thực sự quan sát một cách khác quan để hiểu được sự vận hành của tự nhiên. Đó mới là nguồn gốc thực sự của văn minh, tiến bộ mà loài người đạt được. Đó cũng chính là nguồn gốc của những thành công mà mỗi cá nhân có thể đạt được trong cuộc sống của chính ḿnh.

  2. #2
    ôi trời
    Khách

    Lẽ phải

    Bạn mod nào đổi hộ title ra "về chính trị", định viết vài bài về chính trị nói chung, thanks trước

    Quy luật của tự nhiên không ai chống lại được, chỉ có hai con đường, hoặc là chấp nhận nó, hoặc là chống lại nó. Con đường thứ nhất là con đường của trí tuệ, con đường thứ hai là con đường của ngu dốt, mê muội, sai lầm.

    Điều đó cũng đúng trong xă hội loài người. Có những hành động/ sự kiện sẽ mang lại điều tốt đẹp, có những hành động/ sự kiện sẽ mang lại điều xấu, quan trọng là hiểu biết rơ những điều này.

    Một câu hỏi được đặt ra, như thế nào là điều tốt đẹp? Mọi người đều mưu cầu hạnh phúc, vậy hạnh phúc là điều tốt đẹp cho mỗi cá nhân, và một tập thể càng nhiều cá nhân sống hạnh phúc là điều tốt đẹp cho tập thể đó. Mục đích chính của tổ chức và quản lư xă hội/ nhà nước là nên tạo điều kiện và bảo vệ để các cá nhân sống dưới sự quản lư đó được hạnh phúc.

    Như vậy, có thể định nghĩa rằng, lẽ phải là những thứ giúp cho một cộng đồng được sống hạnh phúc và yên ổn lâu dài.

    Định nghĩa này có hơi khác với một số quan điểm cho rằng, tự do là mục đích và lư tưởng của xă hội cũng như cá nhân. Quan điểm tự do khá là phương Tây, xuất phát và được cổ vũ ở phương Tây. Nó hơi khác với quan điểm châu Á về sự hài hoà trong xă hội. Sự khác biệt là không nhiều, v́ để sống hài hoà và hạnh phúc, cá nhân và xă hội cần có những tự do nhất định, ngược lại sự tự do cũng giúp/ đảm bảo các cá nhân có thể theo đuổi mục đích cá nhân một cách tốt hơn. Tuy nhiên định nghĩa này nhắm vào tính mục đích một cách chính xác và rơ ràng hơn so với sự theo đuổi tự do một cách mù quáng, và trong một số trường hợp, tự do không mang lại một xă hội hài hoà và hạnh phúc. Ví dụ như các cá nhân không được sở hữu vũ khí một cách tự do, bởi v́ điều đó khiến kiểm soát trong xă hội rất khó khăn, dù anh không làm hại ai chỉ đơn giản là sở hữu để chơi/ sưu tập, nhưng sẽ có một số người sử dụng nó để làm hại, nên đa phần các xă hội đều hạn chế sở hữu vũ khí.

    Mục đích của các tổ chức nhà nước và xă hội là đảm bảo lẽ phải được thực thi/ bảo vệ lẽ phải. Định nghĩa về lẽ phải cũng hơi khác khái niệm công lư theo cách hiểu thông thường, khi công lư mang hàm ư công bằng, e.g mắt đền mắt, răng đền răng, trả thù và kết án. Định nghĩa về lẽ phải mong muốn một con đường hài hoà và mở hơn, dù trái với quan niệm thông thường, e.g chấp nhận khác biệt và "bất công", chẳng hạn mọi người sinh ra vốn không b́nh đẳng, và nên phối hợp với nhau thay v́ tranh giành và đ̣i hỏi b́nh đẳng một cách máy móc.

    Xă hội phương Tây chú trọng cạnh tranh, nhưng theo tôi, xă hội c̣n nên phối hợp với nhau nữa. Chẳng hạn các xă hội phương Tây thường phân chia phe phái khi tranh cử, và các phe phái được sử dụng như là các công cụ để mặc cả, ngáng đường hoặc phân chia quyền lực. Quá tŕnh này có lợi thế nhưng cũng có tác hại không nhỏ, và điểm sai lầm nhất của quá tŕnh này là nó làm cho giá trị của các ư tưởng/ đề án, phụ thuộc nhiều vào phe phái hơn là giá trị của chính ư tưởng/ đề án đó.

    Ở đây chúng ta có thể xem xét một quá tŕnh khác, quá tŕnh họp hành của một công ty, trong đó các quá tŕnh/ kế hoạch trái ngược nhau có thể được đem ra thảo luận, nhưng mọi người không đối đầu nhau, bởi v́ mọi người đều được lợi khi công ty thành công, ngược lại nếu chống lẫn nhau th́ mọi người đều thiệt hại. Công ty được coi như lợi ích chung chứ không phải đảng phái. Và các kế hoạch được dựa trên bản thân kế hoạch chứ không phải những ai đứng đằng sau ủng hộ nó, dù một kế hoạch tốt do một cá nhân đưa ra nó cũng có thể được toàn công ty ủng hộ. Ngược lại tư duy bè phái sẵn sàng ngáng đường lẫn nhau dù đảng đối lập thực sự có ư muốn tốt đẹp.

    Làm sao để nền chính trị không có tư tưởng đảng phái? Khi có một sức mạnh lớn hơn sức mạnh đảng phái làm chỗ dựa cho quốc gia. Khi các cá nhân tiến thân trên con đường chính trị bằng chính khả năng của anh ta chứ không phải v́ đồng đội và mối quan hệ của anh ta.

    Theo tôi một nền chính trị không đảng phái (hoặc hạn chế tư tưởng đảng phái) sẽ là một nền chính trị tốt hơn mô h́nh phương Tây hiện nay. Một nền chính trị trọng về thực chất, các nguồn lực nên được tập trung cho cái ǵ cần làm, nên làm như thế nào hơn là đầu tư tô vẽ, quảng cáo và tranh giành quyền lực.

    (c̣n tiếp)

  3. #3
    ôi trời ơi
    Khách

    Tư duy nô lệ

    Tư duy nô lệ là thứ tư duy tôn sùng bên ngoài một cách sai lầm. Thường người lao động chân tay hay có tư duy nô lệ v́ họ đứng tận cùng trong nấc thang xă hội, nên khó có cái nh́n đúng đắn về hiện thực xă hội

    Một điều cần nhận thức rơ là, ngay cả những người đứng ở trên đỉnh của thế giới, như tổng thống Mĩ, giám đốc CIA,.. đều không thể có cái nh́n đúng đắn về hiện thực xă hội. Lí do là, hầu như bất ḱ ai, đều bị giới hạn bởi vị trí của ḿnh, và hiện thực là một lượng thông tin khổng lồ rất khó nắm bắt kịp thời và phân tích đầy đủ. Hơn nữa có rất nhiều rào cản tự nhiên và cố ư được tạo ra khiến sự nắm bắt và phân tích càng trở nên khó khăn, ví dụ người ở vị trí cao sẽ khó mà hiểu cách suy nghĩ của người nghèo khổ, đó là một rào cản tự nhiên, hoặc các nhà nước đều bảo mật các thông tin nội bộ, đó là một rào cản cố ư đối với việc nắm bắt và phân tích thông tin.

    Điều này ít người biết, nhất là những người ở các nấc thang dưới cùng trong xă hội, nên họ thường có thái độ tin tưởng mù quáng đối với tầng lớp trên, cho đến khi vỡ mộng để biết rằng, hoá ra tầng lớp trên cũng chỉ là như vậy. Thái độ này có thể gặp ở rất nhiều dạng, e.g chính phủ Mĩ, quân đội Mĩ ghê gớm lắm có thể abc xyz.. Chẳng hạn quân đội Mĩ có thể tấn công và tiêu diệt quân đội Nga/ Trung Quốc dễ dàng bằng máy bay stealth hoặc bắn hạn phi đạn của Nga/ Trung Quốc trong mọi cuộc tấn công.

    Nó cũng thường thể hiện dưới dạng các thông tin truyền miệng kiểu như người Israel ghê gớm lắm, người Nhật ghê gớm lắm có thể/ đă từng abc xyz.. Thực tế thường hoàn toàn khác hẳn với tưởng tượng của tầng lớp hạ đẳng này, nhưng trong giấc mơ của ḿnh, họ vẫn thường h́nh dung ra ḿnh là người biết rơ mọi thứ v́ họ nghe nói/ đọc được ở đâu đó, như đọc sách chính trị từ nhỏ chẳng hạn.

    Khi đă có tư duy nô lệ th́ mọi suy nghĩ đều bị giới hạn trong thế giới của nô lệ, bởi v́ người nô lệ không biết thế giới bên ngoài như thế nào.

  4. #4
    ôi giời ơi
    Khách

    Bàn về tự do và dân chủ

    Nếu theo quan điểm vô thần dựa trên lịch sử, th́ không có ǵ là thiêng liêng trong cuộc đời này. Con người, cũng chỉ là một loài động vật, tiến hoá từ các bộ lạc thô sơ săn bắt hái lượm, lên các tổ chức nhà nước và chính quyền hiện đại.

    Thế giới vốn vô chủ, không thuộc về ai, không có biên giới quốc gia lănh thổ. Con người sống lanh thang trên các mảnh đất dần dần xác lập chủ quyền đối với các khu vực, nhưng đều là do tự họ xác lập, thường là dựa vào vũ lực.

    Không có bất ḱ ai có đủ tư cách để trao cho ai bất ḱ quyền ǵ, như chủ quyền đối với một khu vực.. Trước đây người ta thường phải viện đến các lí do thiêng liêng để trao chủ quyền, ví dụ trao quyền lực của một vị vua cho ai đó, các lí do này thường liên quan đến tôn giáo, như thay trời, mệnh trời, do chúa trời ban cho,.. để hợp thức hoá quyền lực. Thời gian sau đó, khi các thế lực và lí lẽ tôn giáo bị suy yếu trước hiểu biết khoa học, người ta chuyển sang dựa vào các quyền tự nhiên, do tự nhiên sinh ra, nhưng thực tế chẳng có tự nhiên nào ban cho bất ḱ ai quyền lực ǵ.

    Con người thực ra không có quyền tự do, bởi v́ chẳng có ai cho họ quyền đó. Con người thực ra cũng không có chủ quyền đối với lănh thổ. Có thể nói các chính phủ dân chủ đầu tiên hầu như đều cướp đoạt quyền lực từ một thế lực thống trị trước đó, ví dụ từ các thế lực phong kiến, vua chúa,..

    Chủ quyền thường là một hệ thống phong tục có tính kế thừa, không có bản chất thiêng liêng mặc định nào cả (e.g do thần thánh ban cho, do tự nhiên ban cho, hoặc sinh ra là có sẵn..) Tuy nhiên, chủ quyền nên được tôn trọng v́ nó tránh cho xă hội loài người những tranh chấp và chiến tranh không cần thiết, cũng như tạo điều kiện để xă hội phát triển. Đây là quan điểm chủ quyền dựa trên lẽ phải, không phải v́ thần thánh ban cho anh quyền cai trị, cũng không phải v́ tự nhiên trao cho anh quyền tự do, mà v́ ở một mức độ nào đó, theo truyền thống lâu đời, công nhận các quyền như vậy có vẻ là cách tốt nhất cho loài người

    Nếu chúng ta chấp nhận rằng, tự nhiên không ban cho ai quyền tự do, cũng như chủ quyền, th́ dân chủ không phải là một h́nh thức thiêng liêng và bắt buộc phải có, bởi v́ không có ai trao cho mỗi người dân quyền lănh đạo quốc gia.

    Như vậy, dân chủ chỉ nên là một h́nh thức xác định quyền lực trong khu vực không có chủ quyền. C̣n nếu thực thi dân chủ ở một khu vực có chủ quyền, ví dụ một khu vực do nhà vua đang cai trị, đó thực chất là một sự ăn cướp. Nhưng đối với xă hội hiện đại, ăn cướp dựa vào các lí do cao cả có lẽ được chấp nhận và ủng hộ???

    Xét đến tận cùng, th́ quyền lực chỉ là sự thoả thuận giữa các bên, và ai dám trả giá bao nhiêu cho cái ǵ? Nhà vua có chủ quyền do lịch sử để lại, nhưng nếu ông ta áp bức người dân quá mức, và người dân dám hi sinh để tranh đấu, th́ có thể quyền lực sẽ thuộc về người dân. Nhưng nếu cứ như vậy, nếu một bên không công nhận quyền lực của bên kia là lật đổ, th́ sẽ không có lợi ích lâu dài mà chỉ có chiến tranh liên miên.

    Khi gạt bỏ hết những sự mặc định thiêng liêng, th́ nên lấy căn cứ nào để phân định? Căn cứ tốt nhất để phân định là dựa vào lẽ phải, nghĩa là dựa vào quy luật nhân quả, theo con đường nào là tốt nhất cho tất cả các bên, th́ nên theo con đường đó.

    Khi đó, tự do không phải v́ tự nhiên ban cho con người quyền tự do, mà v́ nếu không cho con người tự do, th́ họ sẽ bực tức khó chịu phá hoại đến người khác, phá hoại cộng đồng, hoặc sức lao động sáng tạo của họ suy giảm, hoặc.. Cũng vậy, dân chủ không phải v́ con người sinh ra là có quyền quyết định vận mệnh quốc gia, mà v́ quyền lực khi được chia ra cho người dân có những tác dụng tích cực (đă nói từ bài đầu tiên)

    Theo cá nhân tôi, th́ quan điểm phân định dựa vào lẽ phải này là quan điểm tận cùng, nghĩa là sẽ không có quan điểm hay cơ cở nào tốt hơn, vững chắc hơn, đúng đắn hơn về việc xác định các mối quan hệ trong xă hội. Khi dựa vào lẽ phải, th́ không phải cứ là dân th́ đ̣i dân chủ, tự do, cũng như không phải cứ là người cai trị th́ muốn làm ǵ th́ làm. Tất cả nên dựa vào nhân quả để xác định đâu là điểm tốt nhất cho tất cả các bên.

    (c̣n tiếp)

  5. #5
    ôi giời ơi
    Khách

    dân chủ, tự do, sở hữu và quyền con người

    Như đă nói, nếu nh́n chính xác vào lịch sử, th́ không có một thế lực thiêng liêng nào (thiên chúa, thần thánh, tự nhiên,..) ban tặng cho con người bất cứ cái ǵ (dân chủ, tự do,..). Đây là sự thật.

    Con người từng sống như thú rừng, dần dần h́nh thành nên những cộng đồng, tổ chức nhà nước và luật lệ. Trong quá tŕnh đó, sở hữu có lẽ là một trong những tư tưởng được h́nh thành rất sớm và xuất phát một cách tự nhiên của con người. Sở hữu là có khả năng tác động đến một vật (được sở hữu) tuỳ theo ư muốn cá nhân.

    Ư niệm về sở hữu có lẽ đă xuất phát ngay từ loài thú, khi các con thú đánh dấu lănh thổ, và bảo vệ lănh thổ đó trước các con khác, như tấn công, hay đuổi chúng đi. Có thể thấy rằng sở hữu là do tự nhận (self claim), không phải do các thế lực thiêng liêng ban tặng (tự nhiên, thần thánh, lẽ phải,..) và đối với tự nhiên, sở hữu được công nhận bằng khả năng bảo vệ tài sản được sở hữu, chẳng hạn một con thú bị một con thú mạnh hơn chiếm lănh thổ th́ nó phải bỏ đi nơi khác kiếm ăn, chứ nó chẳng thể kiện ai được.

    Quy luật đó cũng được nh́n thấy ở xă hội loài người. Con người sở hữu một cái ǵ đó (chẳng hạn quả táo do họ hái về, đất do họ khai hoang), do họ tự nhận (quả táo, đất đai vốn là tự nhiên, chẳng thuộc về ai), và được cộng đồng công nhận. Phong tục này giúp con người có thể chung sống với nhau mà không dẫn đến đối đầu, nó giúp lao động phát triển v́ thành quả lao động phần nào được bảo vệ.

    Sở hữu được coi là quyền do xă hội công nhận, nghĩa là trong xă hội đó, điều đó được công nhận và bảo vệ. Sở hữu không phải là một quyền tự nhiên, bởi v́ nếu nó là một quyền tự nhiên th́ không ai có thể xâm phạm được (chẳng hạn tự do tư tưởng không ai có thể xâm phạm được). Phần lớn lịch sử chứng minh xă hội loài người là cá lớn nuốt cá bé, cướp bóc, tàn sát trên quy mô quốc gia và quốc tế là minh chứng cho thấy sở hữu không phải là quyền tự nhiên.

    Có thể nói, bản chất của sở hữu rất sâu xa và thiêng liêng đối với con người, v́ sở hữu gắn liền với sinh tồn, là mồ hôi nước mắt và máu, ranh giới giữa sống và chết, giữa khát vọng giàu có sung sướng hạnh phúc và nghèo đói nguy hiểm khổ sở. Chính từ quyền sở hữu, mà có khái niệm dân chủ. Dân chủ nghĩa là người dân có quyền quyết định, đồng nghĩa với làm chủ, đồng nghĩa với sở hữu (lănh thổ). Không thể có quyền đối với thứ anh không sở hữu, đây là common sense.

    Nếu mảnh đất thuộc về chủ đất, những người đến thuê nhà không thể đuổi chủ đất đi và tự xác nhận ḿnh là chủ và có quyền quyết định luật lệ trên khu đất đó. Tuy điều này không phải là chân lư tuyệt đối luôn đúng (lịch sử cho thấy ai mạnh là chủ), nhưng nó là lẽ phải được công nhận và nên được công nhận. Trong lịch sử, chủ đất chính là vua, và cư dân có thể coi là người thuê đất. Nếu nh́n ở góc độ này th́ vương quyền hoặc các thể chế phi dân chủ có thể hoàn toàn hợp pháp *, và thậm chí trong lịch sử đa phần các chế độ hợp pháp là phi dân chủ. (* hợp pháp nghĩa là hợp với lẽ phải)

    Từ đó có thể nói, quyền sở hữu đứng trên dân chủ, và đứng trên tự do. Anh/ chị không thể dắt chó mèo vào khu đất thuê, nếu chủ đất không đồng ư, không thể ăn mặc, đi đứng nói năng làm ồn bán hàng mở hội, tụ tập theo ư ḿnh trên đất có chủ, nếu chủ đất không đồng ư. Đó là giới hạn của tự do, và quyền sở hữu đứng trên tự do. Cũng không thể v́ người dân ở đó không đồng ư với luật lệ của chủ đất mà có quyền tự đặt luật theo ư ḿnh. Không có tự do và dân chủ nếu không có sở hữu.

    Theo tôi, chỉ có một thứ quyền đứng trên quyền sở hữu, đó là quyền con người. Anh không thể v́ người khác vào khu vực sở hữu của anh mà anh có quyền làm bất cứ thứ ǵ với họ, như đánh đập vô cớ, cướp bóc hăm hiếp, hay bắt họ thay đổi niềm tin tôn giáo..

    Chữ quyền ở đây được dùng theo nghĩa đó là lẽ phải, nên được công nhận và bảo vệ. Quyền không phải là một thứ tuyệt đối bất khả xâm phạm. Nếu không được sức mạnh công nhận và bảo vệ, chẳng có quyền nào tự nó đứng vững được. Như vậy ở đây có một nhu cầu, là lẽ phải cần được sức mạnh công nhận và bảo vệ. Nếu không có sức mạnh, lẽ phải chỉ là câu truyện sci fi dạng best seller..

    V́ lẽ phải, các quyền nên được công nhận và bảo vệ, và có thứ tự ưu tiên. Quyền được ưu tiên hơn sẽ áp đặt lên quyền ít được ưu tiên hơn:
    1/ Quyền con người, con người nên được đối xử khác biệt, không nên coi như tài sản, nô lệ, vật sở hữu,.. nên được ưu tiên nhất.
    2/ Quyền sở hữu, ăn vào máu con người từ ngàn đời, sẵn sàng dẫn tới chiến tranh và đối đầu ở mức độ khốc liệt nhất. Bảo vệ quyền sở hữu có ư nghĩa sống c̣n đối với sự phát triển của xă hội
    3/ Dân chủ và tự do, những quyền này mang tính trí thức và có lịch sử ngắn hơn nhiều so với quyền sở hữu. Và những quyền này rất hay bị các thế lực thù địch lợi dụng :D (Việt Nam nói đất đai là sở hữu toàn dân, nghĩa là công nhận dân chủ, không phải quân chủ)

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt th́ các quyền tự do và dân chủ có thể được coi như quyền con người với thứ tự ưu tiên cao nhất.

  6. #6
    ôi giời ơi
    Khách

    Nhà nước và sự công bằng

    Rơ ràng lịch sử phát triển là nhờ các cá nhân xuất chúng hơn là nhờ đám đông. Những nghiên cứu khoa học, phát minh làm thay đổi cuộc sống của con người từ việc lao động tay chân qua sử dụng máy móc sản xuất quy mô lớn đều đến từ một số nhỏ cá nhân, c̣n nếu chỉ trông đợi vào đám đông th́ có lẽ đến giờ loài người vẫn không biết đến điện là ǵ, làm việc 12 giờ một ngày dưới trời nắng vẫn không đủ ăn. Cho đến cả sự thành công của các lực lượng nhân danh đám đông cũng đ̣i hỏi giới elite lănh đạo, như Mao Trạch Đông, lănh tụ của cách mạng Trung Hoa là một thiên tài chính trị, cho đến cả khi mất quyền lực vẫn đủ khả năng đánh bại mọi đối thủ chính trị khác. Người như vậy mà không làm vua th́ mới lạ.

    Có một điều khá rơ ràng là các cá nhân xuất sắc, dù trong bất kể lĩnh vực nào, một khi leo lên đỉnh cao rồi, thường có xu hướng chặt đứt cái thang đă giúp ḿnh leo lên, nói nôm na là để độc quyền. Làm người thật khó mà cưỡng lại được cái ư muốn đó, nghĩa là không làm ǵ hoặc làm rất ít và hưởng rất nhiều, và hầu như cuộc chiến của giới elite cũng là cuộc chiến để giành độc quyền, bất kể trong chính trị hay kinh tế, để giành quyền lực. Và bởi v́ giới elite, dù bất kể họ xuất thân từ đâu, nhưng họ được tự nhiên ban cho các khả năng hơn người, nên đám đông khó mà có thể chống lại họ. Hợp pháp hay bất hợp pháp, họ có thể đặt ra luật hoặc diễn giải luật pháp theo ư có lợi cho ḿnh.

    Điều này tích tụ lại qua nhiều thế hệ có thể tạo nên một hệ thống hoàn toàn hợp pháp nhưng có thể nói là bất công cho đa số. Chính v́ vậy cách mạng nổ ra, khi mà người ta bất cần lí lẽ nữa, và bởi v́ lí lẽ để mà làm ǵ khi mà thực tế là người ta có thể làm như vậy? Có lẽ chính v́ vậy mà quyền con người ra đời, bởi v́ con người khác con vật là họ có thể tổ chức lại đấu tranh vũ trang, họ có thể nói, fvck u, I don't give a sh!t. Nếu các con lợn có khả năng làm được điều đó, tức là tập hợp lại đấu tranh vũ trang có hiệu quả th́ có lẽ sẽ có quyền con lợn. Điều đó cho thấy các quyền không phải tự nhiên ban cho, nếu anh không đấu tranh để giành lấy nó, để người khác tôn trọng lợi ích của anh, th́ anh không có ǵ cả.

    Khi đám đông giành lấy quyền lực, nó cũng thể hiện một điểm yếu cố hữu, đó là đám đông không biết cách sử dụng quyền lực. Có thể ví dụ thế này, trong một cuộc chiến, ngay cả những người lính chiến đấu, là những người có khả năng phải chết, mà họ c̣n không có khả năng thay đổi kế hoạch tác chiến, v́ một lợi ích chung của cả trận đánh. Tuy nhiên, những người không có kiến thức về quân sự, chính trị, những người suốt ngày chơi bời, dùng chất kích thích, bia rượu, lại có khả năng tác động lên toàn bộ trận chiến bằng quyền lực của đám đông. Nh́n từ góc độ quản lư quân sự, đây là một điều không thể chấp nhận được, nó gia tăng các yếu tố ngẫu nhiên và mạo hiểm vào việc ra quyết định. Ở đây không c̣n là tương quan lực lượng giữa ta và địch, mà c̣n phải tính đến sở thích của dân chúng nữa.

    Giới chính trị và quân sự cũng dần dần thích nghi với điều đó, các kế hoạch chính trị và quân sự được tính đến cả phản ứng của dân chúng. Tuy nhiên điều này chưa gặp những thử thách lớn, vd như chiến tranh với một đối thủ khôn ngoan và biết lợi dụng các điểm yếu tại mọi lĩnh vực của đối phương, hoặc chiến tranh với một đối thủ ngang tầm. Và ngay trong cả các chiến dịch với các đối thủ kém hơn hẳn, các yếu tố dân sự đă cho thấy làm giảm hiệu quả và gia tăng đáng kể chi phí. Những chiến dịch rất tốn kém cả nhân mạng và tiền bạc sau cả chục năm hầu như không kết quả.

    Như vậy có thể thấy khá rơ ràng là, việc nghiêng về thái quá một bên nào đều không tốt. Nếu quá coi trọng giới elite cũng không tốt, bởi v́ đến một mức nào đó, giới elite sẽ ngừng lao động và có khả năng phá hoại nhiều hơn. Họ sẽ gia tăng địa vị của ḿnh không phải bằng cách tạo ra giá trị mới mà bằng cách lợi dụng sức mạnh của ḿnh để chiếm lĩnh giá trị người khác làm ra, có ngu mới không làm như vậy. Mua đắt bán rẻ, lợi dụng lợi thế về vốn và thị trường để ép giá, hoặc là bất kể thứ ǵ để bóp chết đối thủ tiềm năng từ trong trứng, để người khác phải làm việc thay cho họ. Thực ra điều đó không phải là không có hại cho chính họ, bởi khi họ dừng việc gia tăng sức cạnh tranh th́ khi cần đến sự cạnh tranh thực sự, họ thường nhanh chóng bị sụp đổ. Điều này có thể gặp ở bất cứ lĩnh vực nào, từ kinh tế, chính trị, quân sự, khi các sức mạnh độc quyền tưởng như không ǵ lay chuyển nổi bỗng dưng nhanh chóng sụp đổ, những tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh bỗng nhiên phá sản và vỡ nợ, những đạo quân đông đảo dễ dàng thất bại thảm hại trước kẻ thù, bởi v́ họ vốn chỉ quen với bắt nạt kẻ yếu hơn ḿnh, tuy nhiên đó là một đề tài khác.

    Ngoài ra th́ trong mắt của giới elite, đám đông rất rẻ mạt, nhiều khi kể cả khi họ diễn thuyết đứng về phe đám đông. Nhưng thật khó để một người thất nghiệp nghèo nàn có giá trị trong mắt một chính trị gia giàu có và quyền lực dù ông ta có nói như vậy. Khi coi trọng giới elite, có thể là thảm hoạ của đám đông, tướng nướng quân như rác để giành chiến thắng, chính trị gia bán rẻ và bóc lột dân chúng để giành thành tích, và họ coi như vậy mới là sự khôn ngoan của giới elite. Khi đó, nếu không phải chính đám đông, ai sẽ bảo vệ chính họ?

    Ngược lại, việc quá coi trọng quyền lực của đám đông cũng không phải tốt đẹp ǵ. Thực tế cho thấy tại nhiều nơi, có thể dẫn tới thế bế tắc hoàn toàn về chính trị. Đám đông th́ thường là rẻ tiền (cheap) và có thể bị mua chuộc dễ dàng và giới lănh đạo có thể bán lợi ích quốc gia để mua lá phiếu đám đông, và đám đông chấp nhận điều đó. Họ chấp nhận tương lai của họ mất đi bằng một vài lợi ích trước mắt, chính v́ vậy họ mới là đám đông, trong khi giới elite th́ ngược lại, họ chấp nhận mất lợi ích trước mắt nếu miếng bánh lâu dài là lớn hơn. Ư chí, sự kiên nhẫn, sự khôn ngoan không có ở đám đông, cả một đạo quân lớn có thể bị thảm sát bởi một lực lượng nhỏ nếu đạo quân đó không có người biết làm tướng. Các tập đoàn lớn có thể phá sản dễ dàng, đâu phải bởi v́ họ không có nhiều người lao động, mà bởi v́ họ thiếu người lănh đạo.

    Lẽ phải có vẻ nằm ở đâu đó giữa các thái cực. Đến đâu là vừa đủ cho đám đông, đến đâu là có lợi cho giới elite, đến đâu là có lợi ích chung cho tất cả, đây là một bài toán cần giải bằng khoa học chứ không phải là một tṛ chơi quyền lực và diễn thuyết để mua lá phiếu. Talk is cheap, dù có nói hay đến đâu nhưng bài toán thực tế là vậy, và có lẽ bài toán đó chỉ có thể được giải nhờ giới elite, không bao giờ có thể giải đáp bằng sức mạnh của đám đông.

    (c̣n tiếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •