Page 3 of 9 FirstFirst 1234567 ... LastLast
Results 21 to 30 of 88

Thread: Triển Lăm Cải Cách Ruộng Đất : Tưng Bừng Khai Trương , Âm Thầm Đóng Cửa

  1. #21
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vài chuyện vụn vặt về Cải cách ruộng đất

    Nhân chủ đề về cải cách ruộng đất (CCRĐ) ồn ă mấy ngày nay, tôi cũng a dua kể lại vài chuyện vụn vặt được nghe lại từ những người thân trong gia đ́nh. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng, những người kể đôi lúc nhớ không hết hoặc nhầm lẫn, đôi khi cũng bị tam sao thất bản. Nên những ǵ tôi viết ra chỉ là nhớ lại một sự kiện mà thôi.

    Trong 4 thành phần phải “đào tận gốc, trốc tận rễ” của CCRĐ th́ nội ngoại gia đ́nh tôi có đủ cả. Chả là từ đời ông Sơ đến ông bác cả tôi 4 đời cha truyền con nối làm cai (chánh) tổng Trịnh, cố ngoại tôi là cai tổng Đan Nê, ông nội tôi trước là giáo chức của Pháp. Tổng ở quê tôi khá lớn (như tổng Trịnh hồi đó là 4 xă bây giờ, xă nào cũng có 2-3 làng), gần bằng một huyện nhỏ ở ngoài Bắc Bộ, nên cai tổng uy quyền và dĩ nhiên con cháu họ mạc được nhờ. Anh em họ hàng nội ngoại phần lớn đều có máu mặt và khá giả cả.

    Tuy nhiên, phần lớn đất đai và vị thế xă hội của gia đ́nh tôi đă bị mất sau năm 1945. Có lẽ v́ thế nên những người thân trong gia đ́nh tôi đă thoát chết, mặt dù đă bị bắt giam, đánh đập, đấu tố, thậm chí đă bị kết án.




    Người bị đội CCRĐ bắn đầu tiên ở làng tôi lại là ông chủ tịch xă.

    Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chính quyền nhân dân ở các địa phương được thành lập.

    Tổng được chia nhỏ thành các xă. Hồi đó, những người đứng đầu các xă như chủ tịch, phó chủ tịch, xă đội trưởng đều là thành phần có máu mặt theo kháng chiến cả. Chả địa chủ lắm tiền nhiều đất cũng cựu hào lư trong làng. Chứ bần nông, cố nông chân đất mắt toét, mù chữ làm cách mạng, làm cán bộ sao được. Ông chủ tịch xă tôi chắc là một người như thế. Nói theo phân loại trong CCRĐ th́ là thành phần địa chủ kháng chiến.

    Nghe kể lại rằng, thành phần cốt cán ở xă bị bắt và bị đấu tố hết. Và ông chủ tịch xă bị kết án tử h́nh và bị xử bắn đầu tiên. Người ta kể lại buổi hành quyết ông ở một đám ruộng đầu làng. Ông bị trói giật cánh khuỷu vào một cọc tre, bên cạnh một cái hố đào sẵn. Sau khi bắn xong, người ta đạp xác ông ấy xuống hố và lấp lại.

    Sau đợt sửa sai, ông chủ tịch xă được minh oan. Có thêm ai bị bắn nữa không th́ tôi không rơ, v́ khi nói đến chuyện này, các cụ chỉ kể lại chuyện ông chủ tịch xă mà thôi, và tôi cũng không tiện hỏi thêm.

    Quay lại chuyện gia đ́nh tôi. Ông bác cả bị bắt và đấu tố. Mặc dù đă từng là cai tổng, nhưng ông được xếp sau những thành phần cộm cán “có tội” với các ông bà nông dân nên chưa kịp kết án th́ sửa sai. Tuy nhiên, một thời gian dài bị bắt giam, đấu tố cũng gây kinh hoàng cho gia đ́nh. Hai người con lớn của ông phải trốn lên mạn ngược. Có chuyện người thân trong gia đ́nh đấu tố ông thế này thế nọ (chuyện này tôi được kể chi tiết, nhưng toàn người trong gia đ́nh cả, với lại các cụ đều đă khuất, nên không kể lại nữa).

    Ông cố ngoại tôi cũng như ông bác, bị bắt giam, bị đấu tố. Nghe kể là ông to béo, mà bị trói ở ngoài sân đ́nh giữa trưa nắng v́ các "ông bà nông dân" muốn "để cho cường hào địa chủ chảy bớt mỡ" đă hút của dân đi. Ông đă bị kết án, nhưng chưa kịp thi hành án th́ có lệnh sửa sai, và thế là thoát chết. Chuyện bên quê ngoại, tôi chỉ nghe kể chuyền lại, chứ không nghe trực tiếp.

    Ông nội tôi lúc đó là giáo viên. Sau năm 1945, mặc dù là giáo chức của Pháp, nhưng ông vẫn được sử dụng lại làm giáo chức của chính quyền mới. Hồi CCRĐ, ông tôi phải lên Cẩm Thủy mấy năm, đến khi sửa sai mới quay về. Chuyện ông tôi trốn được và không bị bắt cũng do học tṛ giúp. Họ nói với ông là ông có tên trong danh sách v́ bị quy là thành phần theo Quốc dân đảng, nên khuyên ông đi nơi khác. Thế nên ông tôi mới xin lên Cẩm Thủy dạy và thoát khỏi cuộc bắt bớ, đấu tố.

    Hồi đầu 199x, có mấy anh ở Hà Nội về thăm gia đ́nh tôi. Bố tôi nói là anh em họ mạc ǵ đó, nhưng mấy anh này lại mang họ Trần. Khi tôi thắc mắc th́ được giải thích là do CCRĐ nên vài người họ hàng nhà tôi phải trốn đi nơi khác và đổi tên đổi họ.

    Thế hệ hậu sinh như tôi, chỉ biết đến CCRĐ qua lời kể của những người đi trước. Sau này lớn lên, được đọc nhiều về sự kiện này với những mô tả chi tiết lẫn số liệu thống kê, mới thấy thật quá sức tưởng tượng. Có phải v́ thế nên mỗi lẫn tôi gặng hỏi, đặc biệt là về chuyện đấu tố trong gia đ́nh th́ người lớn thường lảng tránh. Cả chuyện ông chủ tịch xă bị bắn oan cũng ít được nhắc đến. Có lẽ ở lứa tuổi tôi, ở xă, rất ít người biết.

    Những sai lầm của CCRĐ đă bị lịch sử phán xét, và về cơ bản đă được bạch hóa (cho dù chính tắc hay ngoài lề), và coi như một sự kiện đau thương của dân tộc vậy.

    Nhưng hậu quả lớn nhất mà CCRĐ đă để lại cho hậu thế, là sản sinh ra một đám người sẵn sàng chà đạp lên đạo đức, luân lư và nhân tính của con người. Đă sản sinh ra một đám người ngu dốt, cực đoan, tàn bạo nhưng lại được quyền định đoạt mạng sống và sự tự do của những người khác.

    Đám người ấy, vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở và vẫn nhởn nhơ sống ở xă hội hiện tại!!!

    © 2014 Baron Trịnh

    http://bautx.blogspot.com/2014/09/va...l#.VBNOSMJdWSo

  2. #22
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bảo tàng mất điện là 'không b́nh thường'



    Triển lăm Cải cách ruộng đất ở Hà Nội bị hoăn vô thời hạn v́ 'sự cố điện'.

    Việc triển lăm chuyên đề của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam về cuộc Cải cách ruộng đất (từ 1946-1957) bị 'tạm đóng cửa' sau khi khai trương với lư do 'sự cố điện' là một điều 'không b́nh thường', theo một sử gia từ Hà Nội.

    Trao đổi với BBC hôm 12/9/2014, Giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nói:

    Điều kiện hạ tầng cũng không thể nói trước được điều ǵ, ở Việt Nam, chuyện điện đóm hỏng hóc th́ cũng không phải là đă giải quyết được triệt để.

    "Thế nhưng tôi thấy hiện tượng đó cũng hơi không được b́nh thường cho lắm, bởi v́ nếu như nó diễn ra ở một pḥng trưng bày mà nó b́nh thường, th́ ít người người ta để ư đến khía cạnh không b́nh thường,

    "Nhưng lại là cái pḥng sau khi mở ra khen chê rất nhiều, lại ra cái sự cố thiết bị điện như thế, th́ việc người ta đặt vấn đề là có cái ǵ hay không, th́ tôi nghĩ nó cũng là điều b́nh thường thôi trong cái gọi là tư duy lô-gíc. Thực hư thế nào, chắc cũng phải t́m hiểu thêm..."

    Vẫn theo sử gia này về mặt chuyên môn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hoàn toàn có đủ thẩm quyền và tư cách chuyên môn để trưng bày, triển lăm một chuyên đề như mới khai trương hôm 8/9/2014.

    Giáo sư Giang nói: "Nếu nói về tư cách để trưng bày một triển lăm chuyên đề, th́ Bảo tàng Quốc gia là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, v́ ở đó là nơi hợp lại của hai bảo tàng lớn có tính chất quốc gia của Việt Nam, một là Bảo tàng Lịch sử và hai là Bảo tàng Cách mạng, nhập lại thành Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

    "V́ vậy ở đấy lưu trữ các tài liệu, các văn kiện có tính chất tư liệu lịch sử, hiện vật, th́ về vấn đề này theo tôi là đầy đủ nhất của Việt Nam. Cho nên về mặt thẩm quyền để có thể tổ chức một triển lăm chuyên đề như thế, th́ hoàn toàn là tương xứng, là đủ tư cách, đủ điều kiện. Đấy là một vấn đề về tư cách cơ quan bảo tàng.

    "Thế nhưng mà đây lại là một vấn đề lịch sử, th́ nó lại có một nghĩa khác, tức là nó cần có một sự nghiên cứu mà theo tôi nó phải huy động chuyên gia của nhiều cơ quan nghiên cứu khác nữa, chứ không phải chỉ riêng cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng.




    150 hiện vật, tài liệu, ảnh, tư liệu lịch sử được trưng bày tại gian triển lăm rộng 320 mét vuông.


    "Trước đó tôi cũng chưa thấy một nghiên cứu theo tôi nghĩ là sâu sắc, hay được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng về mặt chuyên môn về triển lăm, như là tôi được biết... H́nh như chưa có được một sự nghiên cứu mà trong với sự phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khác có nhiều chuyên gia về giai đoạn lịch sử này, hay là sự kiện lịch sử này."

    "Theo tôi nghĩ, những người tổ chức chắc là muốn nhân sự kiện đó, giới thiệu đây là một sự kiện lịch sử rất đáng để cho nhân dân được biết, hoặc là giới thiệu để nhân dân hiểu thêm về sự kiện lịch sử này."



    C̣n tiếp...

  3. #23
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Có lư do khác?'


    Hôm 12/9, sau chưa đầy năm ngày mở triển lăm, ban tổ chức triển lăm bất ngờ đưa ra thông báo nói: "Hiện nay, Pḥng trưng bày chuyên đề "Cải cách ruộng đất 1946-1957" đang gặp sự cố điện, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tạm thời đóng cửa để sửa chữa, khắc phục.

    "Hệ thống trưng bày thường trực của Bảo tàng vẫn mở cửa phục vụ b́nh thường," thông báo này nói.

    B́nh luận về 'sự cố điện' khiến dừng triển lăm này của Bảo tàng, Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển, sử gia từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng có thể có hai lư do đằng sau sự việc.

    " Ông nói: "Tôi không biết nguyên nhân thực sự là cái ǵ, nhưng nếu phỏng đoán có thể có hai khả năng, một cũng có thể lư do về điện thực sự, ở Việt Nam cái này dễ có lắm, chứ không phải không có cái chuyện điện đóm bị mất nơi này, nơi kia, rồi phải có cái sửa chữa, bổ sung,

    "Đặc biệt hệ thống điện ở trong Bảo tàng không chỉ là điện thắp sáng, mà nó c̣n liên quan điện ở trong từng hiện vật, từng chỗ người ta cần phải chiếu màu sắc... Đấy có thể là một khả năng mà người ta đă công bố.

    "Hai là cũng có thể là lư do khác, thí dụ như có một số người nào đó đến xem cái này nhưng từ chuyện nọ xọ sang chuyện kia, lợi dụng việc này để đi làm việc khác, theo động cơ, mục đích cá nhân của ḿnh,

    "Và xét trong điều kiện người ta lợi dụng một cuộc trưng bày về một sự kiện, một vấn đề lịch sử để mọi người có thể am hiểu được, xuất phát ra, từ đó làm sản sinh ra những động cơ mang tính cá nhân, th́ điều đó th́ lại cũng không nên để cho nó tiếp tục diễn ra, và cũng có thể v́ lư do như vậy mà ngưoi ta tạm dừng, người ta chưa, không tiếp tục mở cửa nữa."


    'Không lường trước phản ứng'




    Cuộc triển lăm ngay lập tức thu hút sự chú ư của dư luận với nhiều khen chê khác nhau.

    Trước câu hỏi, liệu việc triển lăm bị ngưng giữa chừng có thể do Ban Tổ chức chưa lường trước được phản ứng của người dân và các giới với chủ đề 'một thời nhạy cảm, cấm kỵ' này, mà do đó, triển lăm có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới chính uy tín của Đảng và chính quyền hiện nay, PGS. TS Vũ Quang Hiển nói:

    "Nếu mọi người nghĩ theo hướng ấy, th́ tôi nghĩ nó không hoàn toàn ổn, v́ những chuyện đó có ǵ c̣n nhạy cảm nữa đâu.

    "Nó không nhạy cảm ǵ cả v́ biết bao công tŕnh khoa học chúng ta đă công bố rồi, rất nhiều công tŕnh nghiên cứu của Việt Nam đă công bố rồi,

    "Và bản thân Đảng cũng đă kiểm điểm sai lầm của Đảng trong 'Cải cách ruộng đất', đă đánh giá sai lầm và ra nghị quyết sửa sai.

    "Th́ tôi nghĩ rằng vấn đề này ṣng phẳng lắm rồi, c̣n ǵ nữa!"

    Cũng b́nh luận về ư này, Giáo sư Vũ Minh Giang nói:

    "Tôi cho rằng 'Cải cách ruộng đất' không phải là không có những nghiên cứu, không có những trao đi đổi lại ở trong giới học thuật đâu, thế nhưng mà đưa ra để giới thiệu với công chúng, mà ở đó, tôi qua đọc báo, th́ nhiều người trẻ c̣n không biết sự kiện này.

    "Việc đó theo tôi cần phải có một sự chuẩn bị, tôi không biết sự chuẩn bị đến đâu, nhưng hoàn toàn thông qua sự phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, th́ sự chuẩn bị có lẽ là chưa lường hết được việc giới thiệu ra công chúng th́ nó sẽ đem lại hiệu ứng thế nào.

    "Nếu theo nghĩa đó, có lẽ phải chuẩn bị kỹ hơn, c̣n sự kiện này, theo tôi nghĩ là cũng 60 năm cũng là đủ rồi, chứ không phải là sớm sủa ǵ đâu...

    "Tôi nghĩ rằng nhân năm chẵn, th́ việc tổ chức triển lăm này theo tôi cũng là một ư tưởng có thể chấp nhận được, thế nhưng vấn đề là chuẩn bị như thế nào," nguyên thành viên Hội đồng Lư luận Trung ương của Đảng Cộng sản VN nói với BBC.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...rm_views.shtml

  4. #24
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cuộc triển lãm đã gây ra nhiều tranh cãi ngay từ hôm khai mạc.

    Báo chí tiếng Việt trong và ngoài nước đã nói nhiều về cách trình bày hiện vật ở bảo tàng này.

    Có những ý kiến từ giới sử gia trong nước cho rằng cuộc triển lãm chưa đầy đủ.

    Một nguồn tin trong giới nghiên cứu cho BBC hay chiều tối 11/9 giờ Hà Nội rằng có tin nói Bảo tàng "đang tạm không tiếp đón người xem chiều nay để điều chỉnh lại".

    Cũng chưa rõ liệu cuộc triển lãm sẽ được điều chỉnh về kỹ thuật, ánh sáng hay nội dung thế nào và có mở trở lại không.

    BBC chưa liên lạc được với ban giám đốc bảo tàng qua điện thoại chiều tối hôm thứ Năm để tìm hiểu thêm sự việc.

    Sang ngày 12/9, Bảo tàng Lịch sử đăng biển báo nói có 'sự cố điện' chỉ riêng ở khu vực trưng bày chuyên đề 'Cải cách Ruộng đất', nhưng các phần trưng bày thường trực vẫn hoạt động bình thường.

    Khai mạc hôm 8/9, Bảo tàng đã trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957”.

    Gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu về Cải cách ruộng đất đă được lựa chọn, cho người xem thêm nhiều thông tin về Cải cách ruộng đất, theo đánh giá của giới quan sát.

    Nhưng cuộc triển lãm cũng bị phê phán đã không nhắc đến cụ thể "những sai lầm tả khuynh” nghiêm trọng để lại những tổn thất lớn cả về con người và tổ chức, gây đảo lộn đời sống xă hội ở nông thôn miền Bắc Việt Nam".

    Theo BBC

  5. #25
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trận lũ đau buồn

    Ngoài ra, cuộc triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội cũng trở thành nơi để khách đến xem, gồm các thế hệ già và trẻ "nhắc lại chuyện đau buồn" thời Cải cách Ruộng đất khi các vụ tố oan, bắn giết nông dân bị quy là "thành phần trên" đã xảy ra.

    Chẳng hạn, trang VnExpress mô tả chuyện một người xem có tuổi nghĩ gì về hiện vật:


    "Chỉ lên bức ảnh nông dân được chia lại ruộng đất, đằng sau là khẩu hiệu "Địa chủ hết đời, nông dân vạn đại", người đàn ông 74 tuổi quê Diễn Châu (Nghệ An) chia sẻ, giá như nó được sửa lại là "Địa chủ hết thời, nông dân vạn đại" với ư nghĩa khẳng định sự chấm dứt một thời kỳ áp bức của địa chủ nông thôn với nông dân th́ sẽ hay hơn,"

    "Không muốn nhắc lại khoảng thời gian buồn đau của gia đ́nh khi ông, cha đều bị đem ra đấu tố, ông ví "thời kỳ 1953-1956 như trận lũ quét qua nông thôn Việt Nam".

    Theo blog Xuân Diện, sáng nay 11.9.2014, bà con dân oan Dương Nội mặc áo thun với các dòng chữ đòi nhân quyền đă đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội để xem triển lăm Cải cách ruộng đất.

    "Đoàn người đi bộ đến bảo tàng, đứng trước cổng để xem các thông tin về cuộc triển lăm trưng bày về Cải cách ruộng đất. Lúc đó đă 11h trưa, bảo vệ nói đă hết giờ xem, hẹn bà con đến vào lúc 2h chiều. Bà con Dương Nội tản ra vườn hoa Cổ Tân gần đó để ăn và nghỉ trưa đợi đến giờ vào xem."

    "Đến hai giờ chiều, bà con vào thăm triển lăm th́ lực lượng bảo vệ triển lăm bắt dân cởi áo mới cho vào bảo tàng. Khi bà con cởi áo xong để vào th́ họ nói với bà con: Triển lăm Cải cách gặp sự cố về ánh sáng nên tạm đóng cửa", theo trang blog Xuân Diện.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._closure.shtml

  6. #26
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674



    Triển lăm CCRĐ – không trung thực hay quá sơ sài?


    Chân Như, phóng viên RFA
    2014-09-11
    RFA Việt ngữ

    Lần đầu tiên chính quyền CSVN cho công bố h́nh ảnh 60 năm cải cách ruộng đất 1946-1957 với 150 hiện vật, tư liệu, h́nh ảnh được trưng bày, mà theo chủ trương của cuộc triển lăm là để “cung cấp thông tin đa chiều về một giai đoạn lịch sử đặc biệt”.

    Liệu cuộc triển lăm này có thật sự đem lại cho người trẻ một nhận thức đúng đắn trong tiến tŕnh giải phóng dân tộc hay không. Và đó cũng là chủ đề cho diễn đàn tuần này cùng với sự tham gia chia sẻ của hai khách mời là anh Lê Dũng Vova và anh Nguyễn Văn Thạnh.

    Thiếu trung thực

    Chân Như: Theo chủ trương của cuộc triển lăm là “mong muốn cho thế hệ trẻ có một nhận thức đúng đắn hơn trong tiến tŕnh giải phóng dân tộc, là cơ hội để biết CCRĐ(cải cách ruộng đất) thực sự là như thế nào”. Vậy theo bạn những hiện vật được trưng bày có nói lên được đầy đủ mọi khía cạnh của Cải cách ruộng đất?

    Lê Dũng Vova: Tôi là người chơi cổ vật. Qua các nghiên cứu của cá nhân tôi về thời cải cách và quê nhà tôi là nơi có cuộc cải cách rất là lớn th́ thực ra cuộc triển lăm của Bảo tàng lịch sử trưng bày ra một số các hiện vật, những bức ảnh, những đồ dùng không đúng với bối cảnh lịch sử.

    Ví dụ họ làm ra những bức ảnh mà người ta thuyết minh là gia đ́nh ông ǵ đó ở Phú Thọ, ngày xưa kia làm thuê và bây giờ đoàn tụ. Gia đ́nh nông dân đó đang ngồi trong một căn nhà mà phải địa chủ thời đó mới có, rồi dùng những đồ dùng của địa chủ.

    Cái ảnh ông bố cởi trần kéo cày- hoàn toàn là những diễn viên diễn. Không đúng với nguyên lư, vật lư. Không đúng với bối cảnh. Cái cày đó gọi là cày 71 của nông cụ sản xuất, không phải là cày ch́a vôi của thời cải cách. Cải cách làm ǵ có áo may-o, những tấm áo dài của địa chủ có thêu hoa văn chữ thọ.

    Những tấm áo có hoa văn đó không có trong địa chủ. Nhà tôi năm đời làm áo dài cho vua quan và địa chủ mặc. Tôi đánh giá cái áo đó không phải. Tôi đồng ư là áo đó có thể phục chế giống hay gần gống nhưng anh phải thuyết minh là ảnh minh họa, đồ minh họa chứ không được thuyết minh là của ông địa chủ này, của ông địa chủ kia. Chất liệu vải thời đó chưa có những loại vải hiện đại như cái áo gấm vàng người ta đang treo ở đó.


    Sau khi đi xem về tôi đánh giá: họ trưng bày những cái đó mới chỉ phô bày ra một phần trong mười phần những hiện vật thể hiện thời cải cách. Lẽ ra họ phải trưng bày những đồ dùng của dân chúng không riêng ǵ những đồ dùng mà c̣n cả những h́nh ảnh đấu tố như thế nào. Bố mẹ tôi đă từng đi xem đấu tố, từng đi xem bắn địa chủ. H́nh ảnh trói địa chủ vào gốc cây, người ta lên đấu tố như thế nào, tát vào mặt địa chủ như thế nào th́ phải có hết.

    Đây là triển lăm ở qui mô Bảo tàng lịch sử quốc gia chứ không phải qui mô của huyện của xă. Anh ở cấp cao nhất phải trưng bày những cái trung thực với lịch sử chứ. Cuộc trưng bày triển lăm này c̣n có một ích lợi rất là tốt: cho các em giới trẻ chưa có khái niệm ǵ về cuộc CCRĐ có điều kiện để t́m hiểu ai là người làm cuộc CC (cải cách) đó; Tại sao có hàng mười mấy ngàn dân Việt Nam phải bị chết trong cuộc CC đó; Tại sao thu hết tài sản , ruộng đất mà c̣n bắn họ.

    Rất may tôi t́m hiểu CC từ năm tôi 10 tuổi. Tôi đă may mắn nói chuyện với người tham gia vào CC như ông Đặng Xuân Kỳ, con của ông Trường Chinh. Ông ta là người giúp ông Hồ làm cải cách. Ông Kỳ lấy bà Huấn người trong họ nhà tôi nên tôi đă đến nhà ông ta và t́m hiểu CC này rất là sớm. Tóm lại trong cái cuộc triển lăm này, tôi đánh giá là thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm, không dũng cảm mà c̣n mang tính bao biện cho sai lầm trong lịch sử của thế hệ người đi trước. Những cái ǵ Bảo tàng lịch sử làm hôm nay chỉ là một phần nhỏ và theo cá nhân tôi đánh giá th́ người ta đang làm với mục đích của họ không phải v́ tôn trọng lịch sử, trung thực với lịch sử.


    Nguyễn Văn Thạnh: Tôi đặt ra câu hỏi về cuộc triển lăm bởi v́ nó rất là lạ lẫm do CCRĐ là một sai lầm, một tội ác nhưng tại sao họ lại làm như vậy. Theo ư kiến cá nhân tôi th́ họ không triển lăm để giúp người dân tiếp cận một giai đoạn lịch sử một cách chân thật để rồi rút ra những bài học quí giá để phục vụ cho công cuộc kiến tạo đất nước.

    Tôi nghĩ động cơ để họ làm điều này có thể là hiện nay internet đă quá mạnh mẽ cho nên những điều lâu nay họ giấu được th́ bị bạch hóa ra. Nhất là khi tác phẩm Đèn Cù của một người có thời gian làm việc với các lănh tụ cao cấp là ông Trần Đĩnh đang được truyền đi với tốc độ chóng mặt. Do vậy động cơ để họ triển lăm là bao biện cho việc CC nhằm cho người dân biết CC là để giải quyết những bất b́nh trong xă hội, mang lại thành quả “Người cày có ruộng”.

    Tôi cũng thấy lạ là chủ đề triển lăm là nói đến những khổ sở của người dân trước CC và nói đến nếp sống của địa chủ xưa mà những tấm h́nh tôi cho là phục dựng chứ không đúng với tinh thần của giai đoạn lịch sử. Tôi nghĩ là không có ǵ lạ khi cuộc triển lăm chương tŕnh CCRĐ có những vấn đề không hoàn thiện như ư kiến như anh Lê Dũng vừa mới phân tích. Dẫu sao th́ tôi cũng khôn lên khi xem tổ chức triển lăm này.


    C̣n tiếp...

  7. #27
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sửa sai tới đâu?

    Chân Như: Đảng Cộng sản trong CCRĐ có lên tiếng công nhận là có lỗi và đă sửa sai. Tuy nhiên ḷng người dân th́ vẫn con nhiều oán than, v́ sao?


    Lê Dũng Vova: Trong cuộc triển lăm có h́nh ảnh cuộc họp của trung ương và khẩu hiệu của đảng nói về sửa chữa những sai lầm trong vụ CC. Ngày xưa, từ nhỏ đă được ông bà, bố mẹ nói cho nghe về việc sửa sai. Có những lần cuối cùng bắn địa chủ ở quê tôi th́ ông Hồ và những người giúp việc đă đi về kịp thời ngăn chặn cứu được vài người chưa bị bắn. Ông Hồ có khóc và có nói là các cấp dưới của chúng ta đă làm sai.

    Hôm qua tôi có được xem tư liệu có nói về việc sửa sai rất là ít, chỉ có hai bức ảnh. Trên thực tế, cuộc sống của chúng tôi ở vùng quê đă bị cải cách. Thế th́ những người anh em họ hàng của chúng tôi mà có bố mẹ bị qui là cải cách th́ thực tế sửa sai th́ phải xóa hết, đă lấy hết tịch thu hết tài sản của họ rồi nhưng sau này con cái của họ sau này thời bao cấp bị xét lư lịch, không được thi đại học, không được vào công chức nhà nước, không được đi bộ đội, không được đi công nhân.

    Trong phần xét lư lịch th́ ghi thành phần là địa chủ. Người ta có sửa sai đâu. Có sửa sai th́ phải coi người ta là công dân b́nh thường như những nhà không bị qui địa chủ. Như vậy sửa sai như thế nào? Những người đă bị bắn chết oan đă được đền bù như thế nào? Con cái người ta th́ đối xử như thế nào? Những việc làm mới là quan trọng. Anh nói, anh họp, anh in ra giấy những nghị quyết là những việc khác. Chúng tôi muốn nh́n thấy anh làm. Chúng tôi chưa nh́n thấy anh làm th́ chúng tôi thấy là anh chưa sửa sai. Điều đó là anh có tội với lịch sử, anh có tội với dân.

    Nguyễn Văn Thạnh: Tôi sinh ra ở miền Trung và không có cảm nhận sâu sắc như anh Dũng. Tôi có đọc Tiếng Vọng Trong Đêm của luật sư Nguyễn Mạnh Cương, trong đó luật sư có bài phát biểu nói về sai lầm của CCRĐ. Luật sư phân tích do tính pháp trị không có. Cần sửa đổi luật pháp để bảo vệ người dân tốt hơn. Tôi thấy phát biểu của luật sư hoàn toàn đúng đắn, thuyết phục và văn minh nhưng rồi số phận của luật sư hết sức là bi thảm. Ông c̣n bị rút phép thông công nữa.

    Qua tác phẩm Đèn Cù, tôi thấy những người kiên quyết không thực hiện sự sai lầm của đấu tố trong CCRĐ như họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, ông nhất quyết trả lời là ông không thể căm thù mẹ ông được. Chi bộ đảng cứ ép ông đấu tố mẹ ḿnh th́ ông không chịu. Sau này ông đúng nhưng không được trọng đăi. Trong khi đó ông Châu Văn Viên là người đấu tố mẹ ḿnh rất kinh khủng nhưng cuối cùng nhân vật này được thăng tiến đến hàm Thứ trưởng Bộ Nông ngiệp.

    Tất cả những cái đó cho những người hậu thế như chúng tôi thấy rằng chuyện sửa sai là chuyện không thành thật. Theo tôi nghĩ th́ đó là một thủ đoạn chính trị.

    Chân Như: Với thực trạng của Việt Nam hiện nay, th́ việc Cải cách ruộng đất đúng nghĩa để dân cày có ruộng có là vấn đề cấp bách không?

    Lê Dũng Vova: Trước hết là có hai nội dung. Nội dung thứ nhất là cuộc CCRĐ lần thứ nhất dựa trên luật CCRĐ do quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng ḥa thông qua trong khóa họp lần thứ III ngày 4 tháng 12 năm 1953. Tôi nghiên cứu rất rơ, từng ḍng, từng mục. Tôi chưa thấy ḍng nào ghi là phải mang các địa chủ ra bắn.


    Có thể cái đó chính là cái sai lầm mà ông Hồ và trung ương đảng phải họp để kiểm điểm và để rút kinh nghiệm. Vậy bây giờ có nên làm một cuộc CC để “dân cày có ruộng” lần thứ hai hay không. Xin thưa rằng, bây giờ nông dân Việt Nam đang rất là cực khổ, kể cả những người đang c̣n ruộng và những người đă mất ruộng đang đi khiếu kiện. Tôi thấy đầu rất khổ. Nhà tôi hiện giờ cũng c̣n ruộng. Quê nhà tôi không ai c̣n hào hứng để cấy lúa cả. V́ sao? Giá thành của hạt gạo, hạt thóc rất là rẻ trong khi đầu vào rất là đắt. Hằng trăm thứ phí hợp tác xă địa phương đang thu. Đấy là những người đang có ruộng mà c̣n khốn khổ như vậy. Những người c̣n đang mất ruộng và c̣n đang đi khiếu kiện để đ̣i ruộng, th́ c̣n khổ gấp hàng nǵn lần. Đói khổ, lang thang ngoài đường hàng tháng, hàng năm nay để đi kiện đi đ̣i ruộng của nhà ḿnh.

    Mục tiêu của chúng ta không phải là khẩu hiệu “Dân cày có ruộng”. Người dân đang có ruộng c̣n khổ. Những người mất ruộng c̣n điêu đứng hơn. Vậy th́ khẩu hiệu chúng ta để làm ǵ?


    Nguyễn Văn Thạnh: Với câu hỏi của anh th́ tôi cũng xin trả lời rộng thêm một chút: Trong bối cảnh lịch sử đó, theo tôi nghĩ chuyện CCRĐ là cần thiết bởi v́ chu tŕnh phát triển của loài người thịnh vượng rồi thối nát. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là cách làm. Ví dụ như ở miền Nam hay ở các nước khác có nền nông nghiệp như Nhật hay là Đài Loan họ cũng CCRĐ

    Tuy nhiên, họ không tiến hành theo cách man rợ như đối với những người theo chủ nghĩa cộng sản. Đó là họ qui định mức hạn điền mà mỗi người được phép sở hữu; C̣n lại là họ sẽ tức hữu, họ mua rồi trả cho một ít. Thậm chí họ c̣n rất là tử tế: họ tính lăi suất rồi đem ruộng tức hữu đó ra họ chia lại cho những người tá điền mà không có ruộng. Tất nhiên là họ không cho không mà họ bán. Tá điền không có tiền th́ họ bán chịu và họ thu lại bằng cách trả góp.

    Tôi nghĩ đây là cách làm hết sức văn minh và nhân bản. Ngay cả ở miền Nam người ta cũng tiến hành cái việc này và c̣n ghi trên cái bảng là “Xin cảm ơn sự hy sinh của các điền chủ”. CCRĐ là đúng để tạo ra công bằng cho người cày có ruộng, để họ sinh sống. Nếu mục tiêu của anh là người cày có ruộng th́ tại sao anh không lấy ruộng mà phải bắn người? Tôi nghĩ chuyện CCRĐ ở miền Bắc rất phức tạp.

    C̣n ư kiến thứ hai là hiện nay có cần một cuộc CCRĐ nữa hay không. Tôi nghĩ hoàn toàn không. Đúng là hiện nay t́nh trạng quan chức họ lợi dụng vào chuyện sở hữu toàn dân để họ chiếm hữu ruộng đất. Nếu mà bây giờ tiến hành CCRĐ th́ không có lợi ǵ hết v́ nền kinh tế bay giờ tiến lên đến mức làm trên ruộng đồng nữa mà là nền kinh tế công nghiệp. Chỉ c̣n khoảng 5-10% người dân làm nông nghiệp. C̣n lại làm công nghiệp dịch vụ và các ngành nghề sáng tạo khác.

    Không thể chia ra rồi mỗi người bám lấy một mảnh đất rồi suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Đó là nền kinh tế cách đây 50-60 năm. Giải quyết miếng ăn để tồn tại. Bây giờ là nền kinh tế toàn cầu hóa, hiệu quả, giàu có. Nếu mà có chăng đi nữa, Việt Nam cần quay lại đúng với giá trị phổ quát của loài người. Đó là thừa nhận quyền tư hữu ruộng đất của người dân và thừa nhận giao dịch buôn bán của người dân.

    C̣n những chuyện quan chức lợi dụng pháp luật hay người ta có những “nghệ thuật” để người ta chiếm ruộng đất th́ phải điều tra. Phải trả lại công bằng cho người nông dân. Sau khi trả lại công bằng rồi th́ phải tiến hành đo đạc, tiến hành cấp sổ đỏ cho họ và thừa nhận quyền sở hữu.

    Để làm ǵ? Để ruộng đất theo cơ chế thị trường sẽ tích tụ lại đối với những người sử dụng hiệu quả nhất để tạo ra sản phẩm cho xă hội. Người nào không có nhu cầu làm ruộng th́ lấy vốn đi làm việc khác. Đây là ư kiến của tôi.

    Xin cảm ơn những chia sẻ của anh Lê Dũng Vova và anh Nguyễn Văn Thạnh cho chủ đề rất đặc biệt của tuần này. Chân Như cũng cảm ơn quí thính giả đă lắng nghe xin kính chào và hẹn gặp lại !

    http://xuandienhannom.blogspot.com/2...uc-va-qua.html

    Nguồn: RFA Việt ngữ.

  8. #28
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhận xét của độc giả

    * 15:44 Ngày 12 tháng 09 năm 2014

    Trời xui đất khiến đi tổ chức triển lăm CCRĐ đâu ngờ nó phản tác dụng. Triển lăm chỉ làm sống dậy sự độc ác của CCRĐ chứ không thấy đâu cái hiệu quả của CCRĐ cho nông dân để thấy công của đảng. Bây chừ sợ quá phải đóng cửa với một lư do "sự cố điện".

    Sự cố điện mà thợ điện không sửa được sao? Đúng là mưu sự tại nhân thành sự tại thiên. Thiên định mà!



    * 19:26 Ngày 12 tháng 09 năm 2014

    Đó là oan hồn cuả hàng trăm ngàn người chết sai khiến bọn chúng đóng cửa . Nhưng không phải đóng cửa là xong đâu , hãy chờ những oan hồn trong cuộc CCRĐ long trời lở đất nầy bóp cổ vợ con cuả bọn chúng .


    *22:28 Ngày 12 tháng 09 năm 2014

    Kỹ sư và thợ điện cũa Đ ta c̣n đang " rút kinh nghiệm " và " sẽ " sửa sai đấy.


    * 17:06 Ngày 12 tháng 09 năm 2014

    Đến nguyên nhân đóng cửa triển lăm cũng lừa dối,thật thảm hại cho cái thể chế này....



    *19:21 Ngày 12 tháng 09 năm 2014

    Lúc c̣n nhỏ tôi có xem phim "Chúng tôi muốn sống", bị ám ảnh những đoạn giết người ghệ rợn, rồi tự an ủi ḿnh "đó là phim mà!". Đến khoảng năm 1987, lần đầu tiên ra Hànội được gặp một cụ bà (trạc 70) khi nói về cuộc sông cơ cực, cụ liền đem chuyện "ccrđ" ra so sánh; lúc ấy cụ đă nhiều lần vượt biên sang nước Lào để trốn. Khi "phong trào" lắng xuống cụ về lại HN th́ hầu hết những người trước đây có cuộc sống như cụ giờ không c̣n nữa... tự nhiên tôi nhớ lại bộ phim trước đây ḿnh đă xem mà nước mắt trào.


    * 21:54 Ngày 12 tháng 09 năm 2014

    quê tôi ở thôn mễ hạ, xă yên khang, huyện ư yên, tỉnh nam định. Tôi cũng thường nghe mẹ tôi kể về CCRD. Mẹ nói rằng thời CCRD họ giết oan rất nhiều người. Chuyện bi hài nhất là Mẹ kể về ông Hà là người theo cách mạng hoạt động chống Pháp, bị quy địa chỉ và bị xử bắn. Sau này sửa sai ông lại được phong làm liệt sĩ . Nhưng rồi vài ba năm sau người ta chuyển mộ ông ra ng̣ai không cho đặt ở nghĩa trang liệt sĩ và cũng không coi là liệt sĩ nữa. Mẹ nói thành phần tham gia đấu tố ṭan là những kẻ thất học và nói láo. Mẹ đọc câu vè thời đó
    "tám tháng nói điêu thành phần cốt cán
    tám năm hoạt động th́ phải gông cùm"

    Ng̣ai ông Hà, Mẹ nói c̣n rất nhiều người hiền lành khác bị giết oan do bị đấu tố vu khống. Nói tóm lại cần bạch hóa lịch sử để làm bài học cho thế hệ mai sau không nên phạm phải những sai lầm như vậy. Không nên che dấu sự thật làm ǵ. Cần xin lỗi chính thức những nạn nhân của cuộc CCRD, và sửa chữa những sai lầm của giai đoạn lịch sử này.


    *22:03 Ngày 12 tháng 09 năm 2014

    Ôi mẹ ơi ! Cuộc cải cách long trời lỡ đất đến nỗi ngành điện cũng bị đem ra đấu tố sao ta



    * 00:33 Ngày 13 tháng 09 năm 2014

    Tiếc quá ! Định chủ nhật đến xem để viết bài để viết bài "ca ngợi" mà lại đóng cửa. Thế đén bao giờ th́ hết "sự cố điện" hả mấy ông bộ văn hoá.

    Tôi săn sàng điều các con cháu (đều la thợ bậc cao ngành điện) đến sửa chữa, khắc phục sự cố miễn phí để triển lăm mở lại. Bộ ok không tôi cho các cháu đén liền. Đảm bảo chỉ 40 phút là khắc phục toàn bộ sự cố.


    * 10:00 Ngày 13 tháng 09 năm 2014

    Tôi đă nói ngay từ hôm khai khai mạc rồi. Ngu hết chỗ nói. Bây giờ đóng cửa cũng không cứu văn được t́nh thế. Các bạn trẻ đă có dịp t́m hiểu về tội ác cộng sản. Rất hoan nghênh triển lăm này.

    Nhưng các hiện vật và ảnh không đúng thời gian và c̣n dựng láo. Mấy thằng làm triển lăm lười không chịu thu tập ảnh chứ ai đời đi cày chỗ ruộng đă cuốc rồi.


    http://xuandienhannom.blogspot.com/2...uc-va-qua.html

  9. #29
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    DÂN LÀM BÁO : Triển lăm ‘cải cách ruộng đất’ chính thức ‘dẹp tiệm’


    Bạn đọc Danlambao - Cuộc triển lăm ‘cải cách ruộng đất’ đă chính thức bị đóng cửa vô thời hạn trước làn sóng phản ứng dữ dội của dư luận, đỉnh điểm là cuộc ‘vây hăm’ của hàng trăm nông dân Dương Nội trưa hôm 11/9/2014.


    Đến hôm nay, 12/9/2014, trước cửa bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) treo thông báo: “Hiện nay, pḥng trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946-1957” đang gặp sự cố điện, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tạm đóng cửa để sửa chữa, khắc phục.”


    Trong khi đó, các pḥng trưng bày khác được nói vẫn mở cửa b́nh thương, không có bất cứ ‘sự cố’ điện đóm nào xảy ra.


    Theo thông báo từ hôm khai mạc, cuộc triển lăm sẽ được kéo dài đến hết năm 2014.

    Hệ thống truyền thông nhà nước nói rằng cuộc triển lăm nhằm tuyên truyền cho thế hệ trẻ “có một nhận thức đúng hơn về cuộc cách mạng ruộng đất (1946 - 1957)”, mục đích là để “củng cố niềm tin, niềm tự hào về Đảng, Chính phủ”...


    Mặc dù được tuyên truyền và tổ chức rất 'hoành tráng', nhưng cuộc triển lăm ‘cải cách ruộng đất’ đă sớm dẹp tiệm trước cuộc vây hăm của hàng trăm nông dân Dương Nội hôm 11/9.


    Dù vậy, cuộc triển lăm dự kiến kéo dài trong 3 tháng đă phải chính thức đóng cửa sau đúng… 3 ngày.


    Đây quả là một thất bại thảm hại đối với bộ máy tuyên truyền của đảng cộng sản Việt Nam.


    Cuộc ‘cải cách ruộng đất’ thập niên 50 tại miền Bắc đă sát hại ít nhất 175 ngàn người dân vô tội. Thủ phạm đứng sau vụ diệt chủng khủng khiếp này không ai khác chính là Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, cùng với sự chỉ đạo từ cộng sản Nga - Tàu.




    Bạn đọc Danlambao
    danlambaovn.blogspot .com

  10. #30
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đảng cộng sản Việt Nam là đảng quá giỏi ?


    Ba đời nhà tôi kể từ ông nội trở đi. Nếu bỏ ngoài tai những ǵ đảng CSVN nói, mà nh́n đảng làm th́ tôi có thể nói đảng CSVN quá giỏi.


    - Giỏi nhận lệnh Tàu chệt trong vụ CCRĐ giết hàng trăm ngh́n người vô tội.


    - Giỏi đàn áp bắt bớ triệt tiêu trí thức vụ Nhân Văn Giai Phẩm


    - Giỏi lừa lọc lệnh hưu chiến trong 3 ngày Xuân Tết dân tộc. Đánh chiếm tỉnh thành đặc biệt là Huế. Dùng cuốc đập đầu, dùng dây điện trói chùm người dân vô tội để chôn sống Tết Mậu Thân. Giỏi làm thơ chúc Tết diệt chủng.


    - Giỏi chuyện “Ta đánh là đánh cho Trung quốc, cho Nga xô”. Giỏi nướng quân và dân vào cuộc chiến cơng rắn cắn gà nhà.


    - Giỏi rót pháo vào trường Tiểu học Cai Lậy tiêu diệt mầm non học tṛ. Giỏi xả súng ám sát, đặt ḿn giết dân, phá hoại đường sá cầu cống tác hại đời sống của dân.


    - Giỏi giữ dân, chận đầu không cho lối thoát bằng cách bắn pháo trực tiếp từ ngọn đồi xuống đoàn người gồng gánh chạy tránh vùng lửa đạn như đoạn đường trên Quốc lộ số 1 ở Quảng Trị mùa hè 72 mà báo chí đặt tên là Đại Lộ Kinh Hoàng.


    - Giỏi mở lối đánh tư sản mại bản miền Nam để cướp của chở về kho cho đảng. Giỏi ỉm và ém nhẹm 16 tấn vàng đem chia nhau.


    - Giỏi dựng nhà tù nhiều hơn trường học. Giỏi chế ra sách lược trả thù bằng cách đày đọa hàng triệu người khổ sai nơi rừng thiêng nước độc.


    - Giỏi lường gạt quân dân miền Nam tŕnh diện đi học tập 10 ngày. Để rồi gây cảnh gia đ́nh ly tán, chồng đi tù gọi là cải tạo rục xương, vợ bị đày đi khu kinh tế mới chẻ sỏi đá làm lều thời tiền sử. Giỏi tạo kế hoạch chụp mũ “phản động” để hôi của, mặc sức tịch thu đất đai tài sản.


    - Giỏi tráo trở in tiền đổi tiền, bần cùng hóa đời sống dân chúng, đồng thời để đảng giỏi kiểm kê cướp cạn vàng bạc, châu báu.


    - Giỏi phóng tay đốt sách vở, triệt tiêu văn hóa tiến bộ mà đảng gán tên là “tàn dư văn hóa”.


    - Giỏi ngụy biện Việt Nam Cộng Ḥa là bán nước. Thực sự không mất một tấc đất cho ngoại bang. Trong lúc chính công hàm Phạm Văn Đồng là bán nước.


    - Giỏi kinh doanh. Từ vô sản trở thành giai cấp thống trị, mặc sức vơ vét, cướp cạn giữa ban ngày, sử dụng tài nguyên đất nước làm của riêng.


    - Giỏi nghề đi họp hội nghị, kư dâng đất và biển cho quan thầy Trung cộng, để được họ lấy dù bao che, được giữ ghế ngồi cai trị. Giỏi che đậy không cho nhân dân biết.


    - Giỏi phản đối cho có lệ khi HD 981 xâm phạm lănh thổ. Giỏi điều động công an, quân đội đánh chiếm ngoạn mục Đầm Vươn. Giỏi cướp đất để dân oan khiếu kiện nằm chết đói trước công sở, để bà mẹ Nguyễn Thị Lài, Cái Răng cởi truồng phản đối. Giỏi làm giàu trên xương máu nông dân điển h́nh là Văn Giang, Dương Nội…


    - Giỏi đập phá nhà thờ Thái Hà, bẻ Thánh giá Đồng Chiêm. Giỏi bịt miệng cha Lư giữa toà. Giỏi quản thúc Ḥa Thượng Thích Quảng Độ. Giỏi ch́a cánh tay nối dài xâm phạm chỗ kín một số ni cô. Giỏi vứt bỏ chuông trống Bát Nhă, Lâm Đồng xuống ruộng.


    - Giỏi bắt ngư dân Lư Sơn, Thanh Hóa tự bảo vệ khi bị hải tặc Bắc Kinh bắt đ̣i tiền chuộc, đánh đập, giết chết, tịch thu ngư cụ. Giỏi dùng quân đội công an vào việc bắt người biểu t́nh yêu nước vào tù khi họ lên tiếng Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam. Giỏi dùng súng ống tàn sát, áp bức bóc lột con dân Việt. Giỏi lấy tay che mặt trời chế tạo món hàng trốn thuế tính giá giống cái kim sợi chỉ như vụ Điếu Cày. Giỏi chơi luật rừng đưa đầu gấu dàn cảnh gây trở ngại giao thông rồi bắt cái gai phải nhổ Bùi Thị Minh Hằng làm quà cho đặc sứ biếu thiên triều.


    - Giỏi phát triển kỹ nghệ bán gái ra nước ngoài, như Nguyễn Minh Triết khi đi chu du mời mọc “gái nước tôi đẹp lắm xin mời tới thăm”. Giỏi sắp xếp 118 cô gái trẻ cởi truồng cho 8 người Tàu chệt, Tàu Đài loan rờ mó kiểm tra để chọn làm vợ.


    - Giỏi đi cửa sau như Chủ tịch, Thủ tướng qua thăm các nước tư bản. Không thấy ai dám chường mặt đi cửa trước nh́n dân Việt đón chào. Giỏi mánh khóe chụp h́nh sau hậu trường rồi đem về nước rêu rao là kiều bào nhiệt liệt chào đón.


    - Giỏi chịu nhục khi trưởng đảng bị bà Tổng Thống Ba Tây hủy bỏ cuộc gặp gỡ, có lẽ v́ sợ lây độc cho dân chúng. Giỏi giảng kinh Các Mác tại trường đảng Cu Ba làm cả hội trường ngủ gục v́ ôm cái xă hội chủ nghĩa ăn mía trừ cơm xe tưa nửa thế kỷ rồi. Giỏi qú gối c̣ng lưng khi tiếp bè lũ 4 tốt,16 chữ vàng.


    - Giỏi điều hành kinh tế sập cái Vinaline nầy tới cái Vinashin khác, mặc cho dân trả nợ. Giỏi mở ṿng tay Bô xít để cái yết hầu Tây Nguyên cho Tàu bóp. Giỏi rước hàng chục ngàn lao động Tàu vào Vũng Áng trong lúc dân trong vùng không được làm rồi phải chạy ra nước ngoài gái làm đĩ, osin, trai làm lao công. Đảng giỏi trồng hạt giống đỏ từ đời cha tới đời con thay phiên nhau cai trị, tiếp tục nối đuôi thi công phát triển xây dựng lâu đài, biệt thự, cung điện riêng cho gia đ́nh, ḍng họ.


    - Giỏi xây mộ đài liệt sĩ Trung cộng, bỏ quên những người Việt Nam bỏ ḿnh hy sinh trong các cuộc chiến tranh biên giới, lănh hải, đảo biển.


    - Giỏi đo đạc cống hiến Bản Giốc, Tục Lăm và hàng ngàn cây số vuông nằm 6 tỉnh biên cương. Giỏi đi đêm, mật đàm như hội nghị Thành Đô. Giỏi giấu diếm tội buôn bán giang san để giữ địa vị cai trị.


    - Giỏi nhận kẻ thù cướp đất cướp biển, giết chết ngư dân đồng bào của ḿnh là anh em một nhà làm ǵ sai th́ đóng cửa dạy nhau.


    - Giỏi xách bị đi ăn mày tư bản lại dùng báo chí bêu xấu xă hội tư bản, trong lúc đưa con cháu tới đó học. Tâng bốc xă hội chủ nghĩa lên tận mây xanh, nhưng con cháu không ôm sách vở đi xứ đỏ như Trung cộng, Bắc Hàn, Cu Ba để học Mao, Kim Jong Ủn, Castro.


    - Giỏi chọn bệnh viện “đế quốc” John Hopkins Hoa Kỳ để chửa bệnh thay v́ đi Mút- cu, Bắc kống để khỏi bị tay trong tay ngoài chích lộn thuốc mà đi theo bác C.B địa chủ ác ghê.


    - Giỏi hô hào tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên XHCN, nhưng lại giỏi đi thụt lùi sau cả Cao Miên.


    - Giỏi tối ưu hơn cả là cố bám cái phao bơi quằn quại cô đơn trong cái ao tù bè lũ bành trướng dành cho để cựa quậy.


    - Giỏi dùng súng dí sau lưng để biến 800 tờ báo một chủ biên tập, viết theo một chiều đảng hoạch định sẵn.


    - Giỏi dùng công an “c̣n đảng c̣n ḿnh” tự do thủ tiêu người dân trong đồn rồi tạo chuyện tự tử để che đậy tội ác.


    - Giỏi trồng sâu tham nhũng từ thượng tầng trung ương tới địa phương. Nơi nào có mặt đảng cướp ruộng vườn, nơi đó có bà Nguyễn Thị Lài giơ cái trời cho để ai đó soi mặt, có Cấn Thị Thêu viết thư trong tù gởi ra trường hợp bị côn an thủ tiêu.


    - Giỏi giả nhân giả nghĩa v́ dân v́ nước. Nhưng thực tế là chiếm đoạt đất nước làm của riêng cho đảng cho Tàu.


    Đảng giỏi quá đến nỗi dân nghèo tuổi trẻ cái nôi xứ Nghệ từ cái thời ăn cá gỗ mặc quần thủng đít đi học a bờ cờ tới giờ nầy vẫn rách mồng tơi vũ như cẩn. Chỉ có đảng mới giỏi tô máu cho đỏ đít, giỏi ngậm vàng cho đầy miệng đại gia.




    Lê Hải Lăng
    danlambaovn.blogspot .com



    1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 11-09-2014, 07:09 AM
  2. Kiểu Cách hành xử cấp lănh đạo CHXHCNVN
    By alamit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 83
    Last Post: 05-03-2013, 03:20 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 03-08-2011, 08:56 PM
  4. Replies: 13
    Last Post: 18-03-2011, 10:31 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •