Chuyện Sài G̣n và ḍng tiền trốn chạy từ Trung Quốc

Bài báo của Ông Alan Phan một người từng sống và làm ăn lớn tại Sài G̣n trước năm 1975 và cũng là một người có cái lạc quan tin tưởng như hàng triệu người Việt Nam rằng “Mỹ đời nào bỏ Việt Nam sau khi đă đầu tư tiền, người và công sức quá lớn?” ,ông cũng như hàng triệu người Việt Nam đă thất vọng nhưng Ông đă học đuợc một bài học để đời rút kinh nghiệm cho những thành công sau này của ông trên lănh vực thương trường khác ,c̣n chính hàng triệu người Việt Nam chúng ta có nhớ đuợc ǵ về những lần lẫn của chúng ta đưa đến mất Miền nam Việt Nam hay không nhỉ ?



Ḍng Tiền Chạy Trốn…Từ Trung Quốc
Bởi: Tiến sĩ Alan Phan17 Tháng Chín , 2014Mục: Ư KiếnViết b́nh luận



(Ảnh Economist)

Chuyện cũ của Alan ( cũng là kinh nghiệm đau thương của người Việt Nam )

Vào khoảng 1974, tôi là một doanh nhân trẻ đang lên như diều gặp gió của thương trường Saigon. Tự tin, lạc quan, năng nổ và không bao giờ nghĩ rằng thời đại vàng son sẽ chấm dứt đột ngột. Mặc dù quanh tôi, những bạn bè đại gia và chính trị gia đang bàn về những thỏa hiệp ngầm của Mỹ khi Nixon qua Tàu, và theo họ, “hoàng hôn” của Việt Nam Cộng Ḥa đang dần tới. Họ âm thầm chuẩn bị chuyển tiền, tài sản, gia đ́nh…ra nước ngoài, t́m chỗ hạ cánh an toàn. Tôi th́ lăng xăng mua lại các tài sản này với giá rẻ, nghĩ rằng họ ngu, “Mỹ đời nào bỏ Việt Nam sau khi đă đầu tư tiền, người và công sức quá lớn?”…

Cho đến khi nằm nghe sóng biển ŕ rào ở đảo Guam ngày 30/4/1975, tôi mới nhận ra là ḿnh “ngu” nhất xứ. Trong túi chỉ có 600 đô la, vừa được ông bạn Đại Tá Mỹ móc cho, tôi nh́n về lục địa Mỹ bên kia bờ Thái B́nh, với một vợ một con mới lên ba, nghĩ về tương lai mà ngán ngẫm cho sự chủ quan dốt nát của ḿnh.

Tôi vừa trở lại Shanghai sau mấy năm vắng bóng. Trung Quốc 2014 sao có chút ǵ quen thuộc như Saigon 1974. Sau 40 năm, lịch sử có lập lại với những người bạn đại gia và chính trị gia Trung Quốc ? Phần lớn nghĩ rằng trận chiến chống tham nhũng của Tập Cận B́nh chỉ là một tranh dành quyền lực để vét chuyến tàu chót và ai thắng ai thua th́ cũng không ảnh hưởng ǵ đến khúc rẽ của Định Mệnh. Dù con số thống kê chính thức đă minh xác sự kiện “chạy trốn”, nhưng chỉ khi ngồi yên tĩnh với bạn bè trong những khu vườn hay pḥng ốc cô lập, tôi mới được chia sẻ và nắm bắt về tổng quan của vấn đề. Một câu theo kiểu Mỹ, “It’s huge” (Nó lớn lắm).

Chuyện con số
Trước hết, hăy nh́n qua những số liệu trên các mạng truyền thông.

Theo một nghiên khảo của Hurun Consulting Group tại Shanghai, có 64% nhà giàu tại Trung Quốc đă và đang lên kế hoạch để xin di cư ra nước ngoài. Nhà giàu được định nghĩa là có tài sản hơn 12 triệu RMB (hay khoảng 1.8 triệu USD). Điểm đến mong ước? Mỹ (52%), Canada (21%), Úc (9%) và châu Âu (7%). Hai phần ba số người trên sẵn sàng bỏ quốc tịch Trung Quốc.

Trong 5 năm vừa qua, nhà đầu tư Trung Quốc đă đổ 18 tỷ USD vào địa ốc Mỹ và 8 tỷ chỉ trong 2013. Theo Wealth Insight qua tin của CNBC, người Trung Quốc hiện đang nắm giữ 685 tỷ USD trị giá tài sản tại nước ngoài (không tính đến những đầu tư chính thức của công ty quốc doanh hay tư doanh của Trung Quốc có giấy phép).

Một nguồn tin được Wall Street Journal và Bloomberg khai thác gần đây là sự kiện giá nhà ở Shanghai xuống gần 7% trong 3 tháng qua. Lư do là các quan chức và cựu quan chức đang bán đổ bán tháo nhà đất để chạy trốn cuộc thanh trừng đang diễn ra do Tập Cận B́nh khởi xướng.

Dĩ nhiên, tất cả số liệu ghi trên là những rút tỉa từ báo cáo chính thức qua hệ thống tài chánh ngân hàng. Luật Trung Quốc chỉ cho một cá nhân đem ra khỏi nước số tiền ngoại tệ tối đa là 50,000 USD. Đó là tảng băng nổi. Nếu cộng thêm sự chuyển dịch từ hệ thống ngân hàng ngầm, đường giây bang hội, xă hội đen và quan hệ thương mại, ḍng tiền chạy trốn (capital flight) thực sự có thể lớn gấp ba.

Chuyện xưa và nay
Sau khi lang thang theo chân tập đoàn đầu tư Eisenberg khắp Trung Quốc vài năm (1976 đến 1979), tôi quay lại Shanghai vào 1995 (6 năm sau biến cố Thiên An Môn) với tiền đầu tư riêng của công ty ḿnh. Trung Quốc vẫn chưa thay đổi nhiều. Ngoài Portman Ritz-Carlton, không đâu có thể t́m được ly cà phê ngon đúng điệu. Mỗi buổi sáng, sau breakfast (bữa sáng), tôi phải tiếp hơn một chục doanh gia, xếp hàng đưa business plan (kế hoạch kinh doanh) xin gọi vốn. Ngày nào cũng mệt nhoài sau bữa ăn tối. Đôi khi c̣n phải làm việc với các phụ tá cho đến nửa khuya.

Chỉ 12 năm sau, cuộc sống của những doanh nhân thuộc thế hệ đầu tiên đó đă thay đổi: nhiều người đi tù, nhiều người thành đại gia tăm tiếng. Sau bữa sáng, tôi và phụ tá phải tự quay điện thoại để xin cuộc hẹn; và chúng tôi trở nên người phải đi săn mồi. Phần lớn tiếp tôi v́ t́nh nghĩa cũ: những đại gia mới giàu của Trung Quốc không c̣n cần đến tiền của tư bản Mỹ nữa. Họ thẳng thắn giải thích: một, tiền tích tụ trong nội địa từ các quỹ và ngân hàng Trung Quốc khá dồi dào và điều kiện giải ngân cũng dễ dàng theo quan hệ; hai, các công ty của họ có nhiều bí mật tiềm ẩn từ những quan chức chống lưng, họ không thể ”minh bạch và trung thực” theo yêu cầu quốc tế. Họ chỉ làm việc với các siêu ngân hàng Âu Mỹ khi cần một số tiền rất lớn và chỉ làm với những đối tác có những tài sản trí tuệ mà họ cần học hỏi.

Trong chuyến đi gần nhất, 2014, mọi thứ lại thay đổi. Tôi đến Shanghai để thăm vài bạn cũ, không có ư định làm ăn ǵ. Và cũng chẳng báo cho ai hay. Tuy nhiên, nhiều đại gia nghe tin, cho người đến khách sạn rước tôi đi gặp. Lần này, họ muốn tôi tư vấn về sự an toàn của “ḍng tiền chạy trốn” bên Mỹ và những nơi trú ẩn khác. Xin nói ngay là tôi không biết hay liên quan ǵ đến việc chuyển tiền ra nước ngoài; thực sự, các đại gia này đều có đường giây kín đáo và quyền lực ngầm để làm chuyện này dễ dàng. Họ cũng không cần đến những loại visa nhập cư như EB5 của Mỹ. Họ có đầy đủ mọi loại hộ chiếu cho ḿnh và vợ con, từ Monaco đến Thụy Sĩ hay Canada.

Họ muốn nghe tôi nói về cách để ḍng tiền của họ, khi đă đến Âu Mỹ, sẽ được đầu tư như thế nào để có ROI (return on investment – lợi nhuận đầu tư) khả quan nhất; làm thế nào để tránh những thất thoát chặt chém từ các nhà quản lư Mỹ; làm thế nào để tránh những soi mói của báo chí hay cơ quan tài chính Mỹ; nên đầu tư vào kênh nào để có một danh mục đầu tư (portfolio) cân bằng; làm thế nào để vấn đề thừa kế êm đẹp; tạo một chiến lược M&A (mua bán và sáp nhập) ra sao để phát triển kinh doanh tại Mỹ và tái đầu tư vào những thị trường mới nổi; những ngành nghề nhiều triển vọng và tăng trưởng nhanh trong 20 năm tới; những đ̣n bẫy quan trọng để gia tăng cường độ thu nhập…cũng như những vụn vặt khác về đời sống của một gia đ́nh “tỷ phú” tại Mỹ.

Nói tóm lại, họ tin rằng một người có học, ở Mỹ từ 1963, lại là một người bạn lâu năm…như tôi th́ có thể coi như một nguồn thông tin miễn phí đáng tin cậy…không như những “thằng” luật sư hay tư vấn khác, chỉ làm v́ “fees” (lệ phí) (cho thấy cái tư duy của người Trung Quốc , giàu hay nghèo, đều thích miễn phí).

Đằng sau nhung lụa
Đùa chút thôi, chứ một lần, nghe ông bạn tâm t́nh trong quán bar M, nh́n xuống The Old Bund…

“Tôi không biết là kinh tế Trung Quốc đến lúc nào th́ vỡ trận? Nhanh hay chậm, nhưng chắc nó sẽ đến. Có quá nhiều bất cập và scandals (những bê bối) đang được dấu kín bởi nhiều phe quyền lực mà sẽ được phơi bày trong các cuộc tranh chấp. Dù mang tiếng là tỷ phú, nhưng tôi biết ḿnh chỉ là con tốt thí, cá nằm trên thớt, và tai họa luôn đe dọa.”

Tôi hơi lạ v́ người đàn ông mới qua tuổi 50 đang ở trên “đỉnh cao” của giới thượng lưu Shanghai sao c̣n mệt mỏi hơn ông già Alan?

“Tôi đă cho gia đ́nh qua Mỹ định cư rồi. Chỉ c̣n một thân một ḿnh và chỉ cần 30 phút thông báo là tôi biến khỏi Shanghai. Chúng tôi bỏ đi nhưng vẫn yêu xứ sở này vô cùng. Không khí, thực phẩm nhiễm độc, người dân ngu xuẩn và vô văn hóa, quan chức tham lam và ăn cướp…nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện quan trọng là với những người giàu có, quyền thế như chúng tôi mà c̣n cảm thấy bất an thường trực…th́ người dân nghèo túng ngoài kia sẽ thấy thế nào. Một ngày gần đây, sức ép sẽ làm vỡ tung nắp đậy…và như anh hay nói…God help us!!! (Có trời mới giúp chúng ta!!!)”

Con sông Huangpu dưới kia vẫn trôi nhanh và tàu bè vẫn qua lại tấp nập. Du khách vẫn lăng xăng chụp h́nh và xả rác. Nhưng có ai để ư đến ḍng sóng ngầm cuồn cuộn ngay dưới mặt sông? Như con rồng của lịch sử đang sẵn sàng trỗi dậy để xóa bàn cờ làm lại?

Tiến Sĩ Alan Phan hiện là sáng lập viên của Alan Phan Associates (APA) có trụ sở tại California và Hồng Kông. APA chuyên về hoạt động M&A liên lục địa và tư vấn chiến lược kinh doanh toàn cầu cho các công ty đa quốc. Trước đó, T/S Phan điều hành quỹ Viasa Fund tại Hồng Kông chuyên đầu tư vào thị trường Trung Quốc (2002-2008). Ông cũng là sáng lập viên và CEO của nhóm công ty Hartcourt. có 7 công ty con về IT tại Trung Quốc (1995- 2002). Ngoài vai tṛ một doanh nhân với 43 năm trải nghiệm khắp thế giới, ông c̣n là tác giả của 11 cuốn sách về kinh tế, xă hội của các thị trường mới nổi; và viết bài cho các tờ báo uy tín trong và ngoài nước.
Quan điểm của bài viết này là ư kiến của riêng tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Thời báo Đại Kỷ Nguyên.